Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Các Bác Giúp Em Với ạ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Pages: 1, 2, 3
lxdini
Em phải làm tiểu luận quân sự thứ 7 này phải nộp thầy. Nhẽ ra mọi sự sẽ hết sức đơn giản nếu thầy không nói trước cả lớp là các em nên kiếm thêm vài tấm ảnh minh họa. Híc, bà con xem có thể giúp em mấy cái ảnh về các loại máy bay tên lửa của Mĩ sang VN nhà mình, rùi các kiểu vũ khí công nghệ cao gì gì đó hiện nay không ạ. Gấp gấp lém rùi ạ (ông bà nhà mình bảo là nước đến chân mới kêu gào hàng xóm, chứ em chả nhảy đâu, vì nhảy cũng chả được ạ) stretcher.gif read.gif iswear.gif cry1.gif cheers.gif
Isu
Lấy cái tên chính xác máy bay
Rồi vào google.com
Sang tab image
cắm từ khóa vào, ra cả đống.
Isu
Ví dụ một cái hình B52 tớ lấy được sau khi dùng cụm từ khóa

+vietnam +war +bomber

http://images.google.com.sg/images?hl=en&l...tnam+war+bomber

(cái trang này có nhiều phết
http://www.danshistory.com/varms.shtml)
baphi_cr
Vào forum của TTVNOL, box Kỹ thuật quân sự nước ngoài có nhiều hình đẹp, bài viết hay về đủ loại vũ khí
lxdini
http://www.danshistory.com/varms.shtml)
Hụ hụ bác isu oi, cái trang này em vào thì nó báo là cái gì mà html not found cry1.gif Còn cái máy bay thế là khá ổn, nó sẽ ổn hơn nếu có bài thuýết trình về chức năng. Nhưng chắc cái vụ này là bịa được ạ.
Còn nếu muốn tìm hiểu về xe tăng thì key word là tank đúng không ạ blushing.gif (xấu hổ quá, vì em chả biết tiếng anh chuyên ngành quân sự đâu)
stupid.gif lala.gif
To baphi_cr: lợnxinh sẽ cố gắng tìm hiểu ở trang web đấy. Nhưng hình như ở đấy không có viết về vữ khí Mỹ ở VN cũng như VN làm như thế nào để thắng những vũ khí công nghệ cao thời đấy ...
Hì, baphi_cr có thể cố gắng xem giúp lợn xinh không, cảm ơn nhìu nhìu lém lém laugh1.gif leuleu.gif
Phó Thường Nhân
Mỹ "thua" ở VN không phải vì lý do vũ khí. Tôi để chữ THUA trong ngoặc vì nếu nó thua thật sự, thì phải như Liên Xô đánh Đức Quốc xã hay Mỹ đánh Nhật chẳng hạn. Đó là phải chiếm đóng được đất nước họ, chi phối được kinh tế chính trị của nó về lâu dài. Ở VN chỉ là một cuộc chiến tự vệ. Chính vì thế mà có một từ rất chính xác chỉ bản chất cuộc chiến : Kháng chiến (resistance) không phải là chiến tranh (Guerre, War). Hiện nay người ta dùng tràn lan từ "chiến tranh VN". Nhưng đây là thuật ngữ đúng cho người Mỹ hơn là cho người Việt. Dùng chữ "chiến tranh VN" có nghĩa là đặt VN và Mỹ tương đương nhau. Cả hai đều có lỗi trong cuộc chiến. Nhưng thực tế, thì chẳng bao giờ Việt Nam tự động đánh Mỹ cả, cuộc chiến cũng xẩy ra trên đất VN. Như vậy chữ Thua ở đây phải được hiểu là đối phương không đạt được mục đích của mình. Không phải là thua hoàn toàn, là bại trận. Cũng như chiến tranh VN phải được hiểu là Kháng Chiến.
Việc Mỹ không đạt được mục đích của mình là do vũ khí của Mỹ không phù hợp với một cuộc chiến tranh du kích, vận động chiến. Chiến trường không có mặt trận. Nó cũng là một cuộc chiến tổng lực "vừa đánh vừa đàm", không đơn thuần là vũ khí kỹ thuật. Chính vì thế mà trong nhưng trường hợp chiến trường là thành thị, như chiến dịch Mậu Thân 68, hay chiến dịch Đông Xuân năm 72 khi phải tiến hành chiến tranh kiểu cổ điển ở Huế hay Thành cổ Quảng Trị thì Mỹ thắng. Ngược lại nếu Mỹ mở các chiến dịch như Lam sơn 719 năm 1971 đánh ra đương mòn Hồ chí Minh, hay các cuộc càn quét vào vùng Tây Ninh, Lộc Ninh năm 1967 thì nó lại thất bại.
Nhưng nhờ có vũ khí hỏa lực mạnh, đặc biệt là không quân, nên số thiệt hại của Mỹ và quân đội Việt Nam cộng hòa nhỏ hơn rất nhiều so với thiệt hại của quân giải phóng và bộ đội.
Về vũ khí. Lục quân Mỹ dùng súng M16 , có xe bọc thép lội nước M113. Xe tăng của Mỹ là loại M41, M48. Xe M113 được Mỹ chế tạo đặc biệt cho chiến trường Miền Nam. M41,M48 là loại xe tăng thông dụng của quân đội Mỹ. Ngoài ra còn có trực thăng đủ các loại. Từ loại Chinook để chở quân đến loại trực thăng được dùng để chống du kích, có trang bị đại liên, rốc két, có khi có cả lưới để bắt người nữa. Nhưng tôi không nhớ tên.
Về không quân, một phần hạm đội không quân chiến lược Mỹ được chuyển sang chở bom thường (thay cho Bom hạt nhân). Đây là trường hợp của B52. B52 có nhiều loại. Loại tham chiến chủ yếu ở VN là loại G,H. Về không quân chiến thuật, thì trước năm 1968 chủ yếu là F105. Sau đó là F4. Máy bay F4 được gọi là "con ma", còn F105 được gọi là "thần sấm". Hình như đó là từ dịch tên của chính người Mỹ đặt cho nó. Ngoài ra còn có máy bay không người lái do thám (tiền thân của loại drone hiện tại), rồi máy bay chỉ điểm A10. Rồi còn có cả F111, được gọi là máy bay "cánh cụp, cánh xoè", do nó có thể gập cánh lại được như máy bay B1, B2 hiện giờ của Mỹ. Về các loại bom Mỹ sử dụng từ bom thường đến bom bi rồi bom Na pan. Từ năm 1972, Mỹ cũng sử dụng bom có điều khiển bằng Laser.
Về hải quân, Mỹ đưa gần hết hạm đội 7 vào tham chiến. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là chi viện hỏa lực cho mặt đất. Như trong trận thành cổ Quảng Trị.
Mỹ cũng sử dụng vũ khí hóa học. Như chất độc mầu da cam. Đây là ý tưởng của MacNamara, tổng tư lệnh quân Mỹ ở VN lúc đó, nhằm mục đích hủy diệt hoàn toàn rừng nhiệt đới VN. Có thời Mỹ cũng xây hàng rào điện tử ở Quảng Trị. Nhưng do đường Hồ Chí Minh đi qua Lào nên nó vô hiệu.
Như vậy trên chiến trường miền Nam, Mỹ đã sử dụng tất cả mọi loại vũ khí. Có cả vũ khí mà công ước quốc tế cấm như bom bi, bom Napan. Trừ bom hạt nhân.
Phó Thường Nhân
Về kỹ thuật, phía VN có những thành công sau:
1. Xây dựng được một hàng rào lửa bảo vệ đồng bằng sông Hồng, bao gồm tên lửa SAM II và các loại súng pháo phòng không từ loại nhỏ như súng trường đến đại liên 12,7mm và các loại pháo khác mà tôi không nhớ hay không biết tên. Nhưng nếu ai xem các phim tài liệu thì nhất định sẽ thấy súng trường, tên lửa SAM, và đại liên 12,7mm. Chính cái hàng rào lửa này đã hạ được cả B52. Nhưng kỹ thuật như thế nào thì tôi không rõ. Có người nói là do cải tiến tên lửa SAM II, người khác lại nói là phá được nhiễu, biết chính xác được trên màn hình ra đa tín hiệu nào là B52. Người khác lại nói do bắn chùm, bắn lợp...v...v...
2. Bảo vệ đường mòn Hồ Chí Minh. Trong đó có việc phá các cây nhiệt đới. Cây Nhiệt đới là các ra đa do thám của Mỹ, có những rơ le có tác dụng phát hiện nguồn nhiệt, hay sắt thép, hay A mô ni ắc (dấu hiệu có người qua hay ô tô chở hàng). Lúc đầu loại cây này gây thiệt hại lớn, sau đó người ta đã tìm được một cách chống đơn giản là buộc chụm các ăng ten của nó vào nhau, huặc vứt nó ra chỗ khác rồi đổ nước tiểu trâu bò vào gần đó. Hay đơn giản hơn nữa là tháo pin nó ra đem về nghe đài.
3. Chống bom điều khiển laser. Lúc này Mỹ chưa có hệ thống định vị GPS như bây giờ, cho nên nó phải có một cái máy bay khác đi trước hướng dẫn bom. Như vậy phải tìm mọi cách bắn cái máy bay chỉ đường này trước. Một cách khác là đốt khói, hun khói gần các địa điểm Mỹ sẽ bắn phá. Giống như người I rắc đổ dầu hỏa ra đốt để bảo vệ Bagdat vừa rồi. Nhưng tôi không rõ hiệu quả nó như thế nào. Có lẽ cách chống hiệu quả nhất là lắp đặt cầu phao, hay cầu ngầm (cầu chìm ở dưới nước). Lúc này là lấy tinh thần, bắp thịt thắng vũ khí của hàng vạn thanh niên xung phong và dân các làng quanh đó. Một trong những địa điểm đó là cầu Hàm rồng (Thanh Hóa) và Ngã Ba Đồng Lộc (Quảng bình)
tdna
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 24 2003, 09:49 AM)
Ngã Ba Đồng Lộc (Quảng bình)

Cái này thuộc địa bàn Hà Tĩnh gì đó ,ko phải chổ chúng em
tdna
Em lợn muốn tìm súng ống thì vào Box kỹ thuật quân sự nước ngoài bên TTVN ,ở đó thứ gì cũng có
http://www.ttvnol.com/forum/f_115/?0.8373746
lxdini
laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif Chính xác ra thì ngã ba Đồng Lộc ở Hà Tĩnh ạ.
Nếu nói rằng VN đã thắng M trong khi M đã sử dụng những vũ khí tối tân nhất thời bấy giờ, chắc ta phải nhắc đến vụ bắn rơi máy bay B52 của chúng ta. Việt Nam đã tìm cách khắc phục vụ làm nhiễu rada của B52, bằng cách nào thì em chưa nắm được ạ. ..... Bác Phó Thường Nhân có thể nói rõ hơn cho em về khoản thắng được các vũ khí của M không ạ. Nhất là vụ xe tăng VN nhập lúc đó là loại phế thải của TQ í ạ. Em đã đọc ở đâu đó nội dung này, nhưng bây giờ lại không tìm lại được tài liệu đấy.
Tham lam hơn một chút, bà con cho em hỏi VN bây giờ có những vũ khí gì được gọi là theo kịp thời đại này không ạ no.gif no.gif no.gif confused1.gif confused1.gif
Phó Thường Nhân
Có lẽ đấu kỹ thuật, chiến thắng bằng kỹ thuật thì chỉ có trận đánh B52 vào mùa đông năm 1972 thôi. Nhưng tôi không biết kỹ thuật nó như thế nào. Có người nói máy bay B52 ném bom cũng chính là máy bay thả nhiễu, như vậy trên màn hình ra đa, nhiễu sẽ tỏa thành một hình chóp, mà cái đỉnh của nó chính là máy bay B52. Nhưng tôi nghĩ có lẽ không đúng. Vì màn hinh ra đa hình tròn, các vị trí được định vị bằng tọa độ. Nó không giống như nhìn lên bầu trời một cách bình thường. Mà chẳng nhẽ người Mỹ lại dại đến thế. Có người lại nói đó là do cải tiến tên lửa SAM II, cắt cánh, hay lắp thêm tầng cho nó đạt được trần bắn cao hơn. Nhưng bình thường một tên lửa SAM II cũng có thể đạt tới độ cao của B52, chỉ có điều nó không còn chính xác nữa. Lại có người nói, đấy là do bắn tên lửa từng chùm một. Nhưng tất cả chỉ là tin đồn, chứ tôi chưa được đọc một tài liệu nào nghiêm chỉnh cả.
Nhiễu của B52, là từng chùm giấy bạc, giống như giấy bạc bọc trong bao thuốc lá. Nó được cắt tua rua, nhỏ độ bằng gói mì gói Vi phong. Tôi đã từng nhặt chơi. Sau mỗi đêm B52 vào, thì sáng hôm sau ngoài đồng đầy những cái nhiễu ấy. Nhiều vô kể. Tiếng máy bay B52 cũng khác máy bay thường, nó u u như cối xay gió, tiếng rất đều. Nghe một cái là biết ngay. Khác với các loại thần sấm ,con ma thường có tiếng nổ giật cục như sấm. Người ta hay bảo tôi đấy là do nó tăng tốc, vượt hàng rào âm thanh. Chẳng biết có đúng không.
Đêm cái máy bay B52 cháy rơi xuống đầu đường Hoàng Hoa Thám, phía Ngọc Hà, tôi có được chứng kiến từ xa. Lửa cháy đỏ một góc trời như hoàng hôn. Chỗ tôi sơ tán cách Hà nội khoảng 15 km mà còn thấy như vậy.
Tôi không quan tâm lắm về các loại vũ khí, nên không biết biết rõ lắm đâu.
Xe tăng được quân đội VN sử dụng ít lắm. Suốt cuộc chiến 20 năm mà chỉ có mấy trận. Nguyên do có lẽ là địa hình để sử dụng nó không thuận tiện. Một chiếc xe tăng cũng không thể tự hành quân ròng rã trên đường mòn Hồ chí Minh vào chiến trường được, mà phải được chở bằng xe tải. Không kể nhiên liệu nữa. Sự xuất hiện của xe tăng thường chỉ có tính chất tâm lý. Còn suốt cuộc chiến, gánh nặng đều nằm trên vai lục quân dép lốp, chân đất. Khoảng từ năm 1972 trở đi, mới có chuyện xe tải chở quân vào chiến trường. Đến khoảng năm 1974,1974 thì chở quân bằng xe là thông dụng. Lúc này do Mỹ đã rút khỏi chiến trường VN, còn quân đội VNCH thì không đủ hỏa lực không quân để đánh nữa, nên có thể hành quân giữa ban ngày.
Xe tăng được sử dụng đầu tiên là T38 rồi T54,T55. 38, 54,55 là mô đen tính theo năm sản xuất. Theo như tôi biết thì các xe tăng này phần lớn được sản xuất ở nhà máy xe tăng Stalingrad (bây giờ là Volgagrad) Liên Xô. Không phải xe Trung Quốc. Không biết có ai đã xem bộ phim Stalingrad của nhà điện ảnh Pháp (tự nhiên quên mất ông ta). Trong đó có cảnh đánh nhau giành đi giật lại trong một nhà máy, đấy chính là nhà máy này. Khởi đầu đó là nhà máy sản xuất máy cầy.
Trận đầu có xe tăng tham gia có lẽ là trận Khe Sanh năm 1967. Rồi sau đó là vào năm 1972 trong chiến dịch Quảng Trị. Năm 1974, xe tăng được đưa vào miền đông Nam bộ trong trận Lộc ninh. Xe tăng chỉ được dùng rộng rãi hơn, từ năm 1975, do việc hình thành các đại đoàn chủ lực bao gồm Tăng, pháo, pháo phòng không và bộ binh. Cách thức đánh có gì đó hơi giống với chiến thuật Mỹ đánh I rắc vừa rồi, chỉ thiếu có bom định vị, không quân, trực thăng, và tất nhiên là nó nghèo đạn dược hơn rồi. Việc hợp đồng binh chủng này được thể hiện cao nhất vào năm 1979 trong chiến dịch Cam pu chia. Ngược lại trong chiến tranh biên giới năm 1979 với Trung quốc không có sự tham gia của xe tăng.
Việc mua tăng Trung quốc thải hồi, thì tôi không biết.
lxdini
QUOTE(lonxinhdini @ Sep 24 2003, 09:50 PM)
Tham lam hơn một chút, bà con cho em hỏi VN bây giờ có những vũ khí gì được gọi là theo kịp thời đại này không ạ  no.gif  no.gif  no.gif  confused1.gif  confused1.gif

Hì, mọi người xem đã giúp thì giúp cho trót ạ.
Cái vụ xe tăng phế thải của TQ không phải là VN mua, mà la xin được ạ. Mà phế thải cũng chả đúng lắm, vì VN mình vẫn dùng mấy cái xe tăng đấy đi chiến đấu đàng hoàng, đại để là cũng thu được nhiều thắng lợi lắm ạ. Chuyện đọc lâu em quên mất rùi cry1.gif cry1.gif
mth
Trận đầu tăng xuất hiện là làng Vây bác Phó ạ
baphi_cr
QUOTE
To baphi_cr: lợnxinh sẽ cố gắng tìm hiểu ở trang web đấy. Nhưng hình như ở đấy không có viết về vữ khí Mỹ ở VN cũng như VN làm như thế nào để thắng những vũ khí công nghệ cao thời đấy ...
Hì, baphi_cr có thể cố gắng xem giúp lợn xinh không, cảm ơn nhìu nhìu lém lém  laugh1.gif  leuleu.gif


Sao lúc đầu hỏi hình ảnh thôi, giờ lại thêm cái vụ phân tích làm sao để thắng. Cái này chắc phải sang box Lịch sử - Văn Hóa bên TTVN
lxdini
Hu hu, vì lợn xinh mới xem kỹ lại đề tiểu luận. Híc, mệt quá. Em cũng đã hòm hòm xong rùi. Em cảm ơn bà con nhé, khao bà con mỗi người ly bia nào cheers.gif cheers.gif cheers.gif (Mỗi người một ly bia thôi, không được uông nhiều hơn đâu đấy clap.gif thumbup.gif shuriken.gif )
Phó Thường Nhân
To tdna,
Đúng rồi, tôi viết không cẩn thận nên gây sự nhầm lẫn.Khe Xanh là một cụm tập đoàn cứ điểm, giống như ở Điện Biên Phủ. Làng Vây là một cứ điểm trong cái cụm tập đoàn phòng ngự ấy. Đánh Khe Xanh là cả một chiến dịch trong đó có nhiều trận. Hình như trận mở đầu là trận Làng Vây. Như vậy nói xe tăng được sử dụng lần đầu tiên trong trận Làng Vây (chiến dịch Khe Xanh) thì chính xác hơn.
Nhưng sau đó thì không thấy nói gì tới xe tăng nữa. Theo suy nghĩ của tôi, thì chắc sử dụng xe tăng không có tác dụng lắm do địa hình địa vật, cũng như xe tăng không thể chống được máy bay trực thăng, vốn là thế mạnh của Mỹ. Vì thế chiến thuật được sử dụng tiếp sau lại là đào hào giao thông tới sát cứ điểm, và dùng pháo phòng không ngăn chặn không cho Mỹ tiếp viện bằng đường không. Đường bộ thì không dùng được, vì cụm tập đoàn phòng ngự này nằm sâu trong căn cứ địa của quân giải phóng. Sở dĩ Mỹ lập căn cứ này vì họ muốn cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh. Từ tất cả những lý do đó, mà báo chí phương Tây hay so sánh chiến dịch Khe Xanh với chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhưng trong cuộc đụng độ này, nếu Mỹ không đạt được mục đích cắt đứt đường mòn Hồ Chí Minh, thì họ cũng không bị thất bại như Pháp ở Điện biên Phủ. Nguyên nhân là do sức mạnh hỏa lực và cơ động của họ.
Toàn bộ quân lính của họ, đều được bưng đi kịp thời. Hỏa lực không quân của Mỹ cũng gây thiệt hại lớn cho quân giải phóng, làm cho quân đội nhân dân VN không thể tiến hành tổng tấn công đánh dứt điểm được.
Toàn bộ các cuộc đụng độ với Mỹ đều kết thúc theo kiểu này. Có nghĩa là đến phút cuối cùng thì hai bên đều bỏ đi, bất phân thắng bại. Cũng chính vì thế mà Mỹ nói họ không thua một trận đánh nào. Nhưng mục đích của họ không đạt được. Hình ảnh "Mỹ sa lầy ở VN" là như vậy.
Điều này khiến cho tôi khi đọc lịch sử VN chống Mỹ, cảm thấy mọi chuyện không rõ ràng, không có structure. Nếu kháng chiến chống Pháp có 3 giai đoạn rõ ràng : phòng ngự, cầm cự, phản công. Thì trong kháng chiến chống Mỹ tình trạng dằng dai kéo dài đến tận ngày Mỹ rút quân khỏi VN vào năm 1973. Cuộc tổng phản công sau đó năm 1975 không phải là với người Mỹ mà là với quân đội VNCH.
À, còn ai muốn nhìn chiến dịch này từ phía bên kia, để biết người lính Mỹ bình thường thấy nó thế nào thì hình như đó là cảnh phim Platoon của Oliver Stone. Những ngọn đồi ở đây được họ gọi là Hamburger Hills (xay thịt người).
yuyu
QUOTE
Khe Xanh  là một cụm tập đoàn cứ điểm, giống như ở Điện Biên Phủ



Khe Sanh chứ bác Phó ? Bởi vậy sau mới có người nói đùa Khe Sanh lại thành Khe Tử vì chết nhiều người quá ở cả 2 bên ( nếu không đã thành Khe Đỏ sad1.gif sad1.gif iswear.gif ! ) Ở mặt trận Quảng Trị còn trận Ái Tử nữa. Các cụ bảo đó là điềm giời định trước, ai bảo không đặt tên là Ái Sanh lại gọi là Ái Tử nên mới chết nhiều người thế ? iswear.gif iswear.gif sad1.gif ?

Còn tôi nghe nói những chiếc xe tank đầu tiên của miền Bắc được chuyển vào đây bằng ....đòn gánh ! thumbup.gif laugh1.gif
Vâng, bỏi vì để giữ bí mật vào phút chót, thì các bộ phận của một chiếc tank được tháo rời ra thành từng mảnh nhỏ, chuyển đến hậu cứ gần nhất thuộc vùng rừng núi phía Tây tỉnh Quảng Trị. Từ đó, các mảnh này được dân công " gánh " ra mặt trận rồi lắp ráp tại chỗ dưới các hầm ngầm hoặc chiến hào ! laugh1.gif Không biết thực hư thế nào, nhưng rõ là Mỹ không phát hiện được, cho đến khi chạm trán bất thình lình với những chiếc T34, T54 như từ trên trời rơi xuống, tuy cổ lỗ sĩ nhưng cũng rất đáng gờm ! laugh1.gif Nếu quả đúng như vậy thì thật là một kỳ công đáng ghi vào sách kỷ lục Guiness ! read.gif clap.gif
tdna
clap.gif clap.gif clap.gif Phạt bác Phó tội nói sai chữ S với X ,đọc 10 lần clap.gif clap.gif clap.gif
Sờ nặng (S) là sờ chim
Sờ chim là sung sướng
Sờ nhẹ (X) là sờ bướm
Sờ bướm là xấu xa
shuriken.gif shuriken.gif shuriken.gif shuriken.gif clap.gif clap.gif clap.gif clap.gif clap.gif
yuyu
QUOTE
Điều này khiến cho tôi khi đọc lịch sử VN chống Mỹ, cảm thấy mọi chuyện không rõ ràng, không có structure. Nếu kháng chiến chống Pháp có 3 giai đoạn rõ ràng : phòng ngự, cầm cự, phản công.


Sao bác Phó lại bảo là chiến tranh chống Mỹ không có structure ?

Tất nhiên chiến lược của ta nhằm bẻ gẫy chiến lược của Mỹ , nên nó chỉ định hình sau khi Mỹ đã bầy thế trận .
Này nhé :
Thời kỳ 1960-1964 là chống Chiến Tranh Đặc Biệt.
Thời kỳ 1965 - 1968 là chống Chiến Tranh Cục Bộ ở miền Nam và Chiến Tranh Phá Họai ở miền Bắc.
Thời kỳ 1969-1972 là chống học thuyết Việt Nam Hóa Chiến Tranh của Nixon ....

THế là có structure đàng hòang chớ sao bác lại bẩu là không ? read.gif read.gif

Cơ mà mấy cái này nếu triển khai ra nói thì dài lắm mà cũng chán nữa sad1.gif , thôi để khi khác lúc nào hứng lên thì lập topic mới nhé .... laugh1.gif
Toanli
Chúng tôi óanh Mỹ
Đúng như lời tiên đóan
trước thế trận
kẻ thù ngạo nghễ
mạnh hơn chúng tôi ngàn lần về sắt thép đạn bom...

Chúng tôi thắng
bởi niềm tin vô tận
bởi sau lưng là cả dẫy Trường Sơn
bởi cánh rừng dẫu lắm đạn bom
người trước ngã, người sau tiến

sau lưng chúng tôi không chỉ là chúng tôi
là cả một niềm kiêu hùng dân tộc.
Bây giờ nghĩ lại làm sao nói được
ai đã đi qua cái chết thế nào

Chúng tìm Tôi
Tìm và tận diệt
trên cánh tai bèo có đôi mắt xanh sao.
Nếu tôi biết - tôi sẽ chết- sống thế nào
ai đóan được bào thai ngày thống nhất?

Tôi đã úp mặt xuống cỏ,
trận đánh không cân sức
kẻ thù đến từ trên cao
bon tròn xóay- mười bốn trái trên đầu mầu đỏ
Tôi - vì bạn bè nòng súng dẫu chẳng hề nhìn rõ
trái bom thù : Hề chi. Bắn ! mùi máu bùn cay tận tới bây giờ

Chúng tôi thắng - kẻ thù tới từ xa
Nuớc Mỹ. Giầu không hề biết làm người du kích
lấy đỏan binh chúng tôi làm trường trận.
Kẻ từ xa tới là tới từ đất chết
lũa thành dầy xây tự lòng
cha mẹ dạy chúng tôi

Nghệ An. Hà Tĩnh em ơi
xác thân dầm, nuớc bơi bơi máu hồng
copn đường đỏ mận tím bầm
quên sao thuớc đất ván giải đường cho bầy con ra trận

kẻ thù trên cao
mà không bao giờ thấy
cuộc chiến thánh thần
cuộc chiến của nhân dân...
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.