Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Biến Cố 1.11.1963 : 40 Năm Nhìn Lại
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
yuyu
Bài trích từ diễn đàn Dac Trung

::: Bảo Vũ (ABC Radio) :::

Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại (Phần I)



Hôm nay, cách đây đúng 40 năm, vào ngày mùng 2 tháng 11 năm 1963, cuộc đảo chính tại Sài Gòn, thủ đô Việt Nam Cộng Hòa đang bước vào những giờ phút cuối cùng. Cũng trong ngày hôm nay, người cầm đầu nền Đệ Nhất Cộng Hòa, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng người em, Cố Vấn Chính Trị Ngô Đình Nhu bị thảm sát.

Trong chương trình Thời Sự Chủ Nhật đặc biệt tuần này và tuần tới với chủ đề “Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại” của Ban Việt Ngữ Đài Phát Thanh Úc Châu, Bảo Vũ mời quý vị nghe phát biểu của một số nhân vật từng một thời góp phần, trực tiếp hoặc gián tiếp vào cuộc đảo chính như cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, Hòa Thượng Thích Tâm Châu, cựu Đại Sứ Bùi Diễm, v.v.

Thêm vào đó, trong chương trình đặc biệt này, cựu Trung Tá Vương Văn Đông, người từng thực hiện cuộc đảo chính bất thành hôm 11 tháng 11 năm 1960 cũng lên tiếng nhận định về con người và chế độ của ông Ngô Đình Diệm.

Trong mục Thời Sự Chủ Nhật đặc biệt này, quý vị sẽ có cơ hội được nghe tiếng nói của ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kiêm phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân. Ông Bùi Tín nhận định về cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, và so sánh nhà lãnh đạo miền Nam với nhà lãnh đạo miền Bắc, cố Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

Bất cứ ai tìm hiểu về tình hình chính trị miền Nam đều phải công nhận rằng Ngô Đình Diệm là một nhân vật lịch sử độc đáo có thể gây rất nhiều tranh luận. Lịch sử chắc chắn sẽ nhìn nhận và phán định công cũng như tội của ông một cách đúng đắn và công bình.

Trong lúc này, mặc dù 40 năm đã trôi qua, thế nhưng khá nhiều nhận định vẫn còn gần như giữ y những nét sôi nổi ngày nào. Dù bênh hay chống ông Diệm và chế độ của ông, mọi người ai ai cũng phải công nhận rằng, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, miền Nam đã ngay lập tức rơi vào tình thế hỗn loạn triền miên với bao cuộc đảo chính, chính lý liên tiếp diễn ra.

Chiến tranh mở rộng và miền Bắc đã ào ạt tung quân vào miền Nam để rồi vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, Trung Tướng Dương Văn Minh, người cầm đầu cuộc đảo chính hôm mùng 1 tháng 11 năm 1963 để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đã đầu hàng quân đội cộng sản miền Bắc.

Trớ trêu thay, nhân vật cao cấp nhất của quân đội miền Bắc có mặt tại dinh Độc Lập lúc ông Dương Văn Minh, Tổng Thống cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa đầu hàng hôm 30 tháng Tư năm 1975 lại chính là Đai Tá Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Bùi Tín.

Bây giờ, trong mục Thời Sự Chủ Nhật đặc biệt có chủ đề “Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại”, trước hết mời quý vị nghe phát biểu của cựu Trung Tá Vương Văn Đông, người từng thực hiện cuộc đảo chính bất thành hôm 11 tháng 11 năm 1960.

Nên biết, ông Vương Văn Đông xuất thân khóa 2 trường võ bị Đà Lạt. Trước ngày đảo chính, ông từng là Tư Lệnh Phó Liên Đoàn Nhảy Dù, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 7. Sau đó ông về Trường Đại Học Quân Sự làm Giám Đốc lớp Tiểu Đoàn Trưởng và lớp Tham Mưu.

Ong từng theo dự các lớp huấn luyện tại Trường Tham Mưu ở Paris, Pháp, lớp Trung Đoàn Trưởng ở Sài Gòn. Khóa huấn luyện sau cùng ông tham dự trước khi đảo chính là lớp Chỉ Huy Và Tham Mưu ở Lavenworth, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ.

Trước câu hỏi “Xin cho biết cảm nghĩ của ông lúc đó, hồi năm 1960, về ông Ngô Đình Diệm và chế độ”, từ thủ đô Paris, Pháp Quốc, cựu Trung Tá Vương Văn Đông phát biểu như sau:

CỰU TRUNG TÁ VƯ NG VĂN ĐÔNG: Tôi có những lý do để thực hiện cuộc đảo chính ông Diệm.
Tôi nghĩ rằng sau Hiệp Định Genève, Việt Nam có hơn hai năm hòa bình và có cơ hội hãn hữu để cải tổ toàn diện guồng máy hành chánh do Thực Dân để lại.
Nhưng chế độ ông Diệm đáng lẽ dùng cơ hội tốt đẹp đó để thiết lập chế độ thực sự dân chủ, pháp trị, thì gia đình ông đã thi hành chính sách triệt hạ những đoàn thể quốc gia hay những người dân chủ không cùng đường lối.

Để thực hiện cái đó, để củng cố địa vị, chế độ của ông Diệm bắt nhân viên, guồng máy chánh quyền hay quân đội phải học tập chủ thuyết Nhân Vị; không khác gì Cộng Sản bắt mọi người học chính trị.

Chế độ còn đưa ra chính sách tố cộng, bắt giữ, giam cầm, thủ tiêu bừa bãi tất cả những ai nghi là đối lập, là cộng sản hay kháng chiến cũ. Gia đình ông Diệm dần dần đi tới tác phong của một chế độ chuyên chế gia đình trị. Là một người ở ngoài Bắc di cư vào, bỏ đất Bắc di cư vào Nam, hy vọng có được chế độ dân chủ thực sự để cho miền Nam khỏi rơi vào tay cộng sản thì tôi lại gặp một chế độ chuyên chế khác.

Về ông Diệm thì thật ra, theo quan niệm của tôi, ông Diệm chỉ là một vị quan lại lỗi thời, tàn dư của một chế độ quân chủ. Nhờ hoàn cảnh chính trị đất nước, ông Diệm đã nắm được chính quyền. Thật ra, theo tôi ông Diệm không hiểu gì về tình hình chính trị đất nước, xa rời quần chúng.

Ngoài ra có thể nói, lúc đó ông ta coi những đối tượng có thể đe dọa chế độ (nguy hiểm) hơn là sự đe dọa của cộng sản. Những đối tượng đó là những thành phần quốc gia không theo chủ trương của ông.

Theo tôi, sự khủng bố do ông Diệm gây ra đã dồn những người quốc gia, dân chủ, dồn dân chúng, dồn những người kháng chiến cũ đến chỗ chống đối.

Theo tôi, đó là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất ổn về mặt chính trị. Tình trạng bất ổn đó đã tạo cơ hội cho chánh quyền miền Bắc và Hoa Kỳ trực tiếp can thiệp vào nội bộ miền Nam mỗi ngày một sâu rộng hơn. Chiến tranh leo thang để rồi đưa đến kết quả là ngày 30 tháng Tư năm 1975.

BẢO VŨ: Kể từ ngày ông đảo chính tới nay đã 43 năm và ông Diệm đã nằm xuống 40 năm rồi. Bây giờ khi nhìn trở lại ông Diệm thì cảm nghĩ của ông về ông Diệm như thế nào ?

CỰU TRUNG TÁ VƯ NG VĂN ĐÔNG: Hơn 40 năm sau, tôi không thay đổi quan niệm trước đó của tôi về chế độ Nhân Vị, tức là chế độ của ông Diệm.
Tức là, nếu hiện bây giờ vẫn có những điều kiện như lúc đó, và cái đường lối chính trị cũng như lúc đó, thì tôi cũng lại sẽ làm lại một cuộc đảo chính như vậy.
Dĩ nhiên nó có những cái điểm khác như vấn đề tổ chức , vấn đề dùng người, vấn đề kết nạp người sẽ cẩn thận hơn.
Tôi không thay đổi ý kiến gì về chính sách của ông Diệm hết.

BẢO VŨ: Và nếu phải so sánh giữa chế độ của ông Diệm với chế độ của ông Hồ Chí Minh thì ông thấy hai chế độ như thế nào ?

CỰU TRUNG TÁ VƯ NG VĂN ĐÔNG: Cũng có dư luận cho rằng dù sao thì chế độ của ông Diệm cũng còn hơn chế độ công sản. Điều đó thì theo tôi cũng có phần nào đúng.
Nhưng mà chúng ta không thể nào đem một chế độ chuyên chế để so sánh với một chế độ độc tài khác, khắc nghiệt hơn; để rồi vừa lòng với cái chế độ thứ nhất. Theo tôi, bổn phận của chúng ta là làm sao cho đất nước có một chế độ công bình, tôn trọng tự do và nhân phẩm của con người.

LỜI DẪN: Một số người cho rằng cuộc đảo chính ngày mùng 1 tháng 11 năm 1963 đã không thể diễn ra; hoặc nếu diễn ra thì cũng đã diễn ra theo những chiều hướng khác, nếu không có sự tham dự của một trong những nhân vật quan trọng nhất lúc bấy giờ là Thiếu Tướng Tôn Thất Đính, Tư Lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định.

Từ California, Hoa Kỳ, ông Tôn Thất Đính cho biết cảm nghĩ của ông về chế độ và con người Ngô Đình Diệm như sau:

CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH: Tôi nhận thấy là cựu Tổng Thống Ngô Đình Diệm là một người yêu nước và là một con người xứng đáng là một nhà lãnh đạo.
Kiếm được người quốc gia như Tổng Thống Ngô Đình Diệm thì chắc là hoàn toàn không có rồi.
Nhưng chỉ tiếc rằng trong thời gian qua, cũng chỉ vì cái sự ưu ái gia đình quá, quá nể gia đình mà gây ra những xáo trộn trong gia đình cũng như gây ra những xáo trộn về ngoại giao cũng như về quân đội.
Trong khi đó Phật Giáo chỉ là một cái điểm cuối … (NGHE KHÔNG RÕ: BV) Chính quyền nào đụng tới tôn giáo đều có những sự khó xử và dễ gây ra những sự xúc động quốc tế. Vì thế dù tôi không đảo chánh thì cũng sẽ có cuộc đảo chánh khác; không do người này thì do phe phái khác chủ động.

BẢO VŨ: Thưa ông, có một số người ở miền Nam nói rằng nếu không lật ông Ngô Đình Diệm thì sớm hay muộn đất nước cũng rơi vào tay cộng sản ?

CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH: À, vấn đề đó như thế này:

Đã có một vài sự kiện xảy ra trong thời kỳ đó. Đó là, xuyên qua Ủy Hội Quốc Tế, chính quyền đương thời (Ngô Đình Diệm) đã có sự tiếp xúc với Bắc Việt để tìm sự hòa hợp, để tìm lối thoát, để chống đối lại người Mỹ.
Vì thế những người đó thấy rằng nếu không đảo chánh thì đất nước sẽ rơi vào tay cộng sản. Những người đó nghĩ rằng hòa hợp hòa giải với cộng sản là không được.

BẢO VŨ: Thưa ông, ông có nghĩ rằng chính phủ Ngô Đình Diệm là một chính phủ đàn áp tôn giáo, đàn áp Phật Giáo ?

CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH: Cái sự này thì mình chỉ thấy sự kiện thôi.
Sự kiện là có bắt bớ, sự kiện là đã có các nhà tu bị giam. Dù mình có nói đàn áp hay không đàn áp thì cái sự kiện đó đã xảy ra và quốc tế đã công nhận.
Tôi nghĩ rằng, đó chỉ là một giọt nước. Phật Giáo đã nhảy vào trong cuộc để đứng lên thì phải có sự đàn áp. Vì vấn đề an ninh, sự đàn áp sẽ xảy ra; bắt buộc phải xảy ra.
Tôi nghĩ rằng một chính quyền nào mà đã động tới tôn giáo, như chính quyền hiện hữu của cộng sản hiện nay, khi động tới tôn giáo thì họ cũng sẽ sụp đổ.

BẢO VŨ: Bây giờ nhìn trở lại 40 năm, ông thấy thế nào về cuộc đảo chính đó.
CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH: Chính chúng tôi là người đứng ra chủ trương, chúng tôi có kế hoạch giữ ông Diệm lại mà đưa ông Nhu ra (nước) ngoài đúng theo như ước muốn của mọi người cũng như của ngoại quốc.
Nhưng tiếc thay, cuộc đảo chánh đã không thành. Không thành là vì sao ?
Sau cuộc đảo chánh đã có sự chia rẽ, giành giựt. Làm một cuộc đảo chánh mà không có kế hoạch để bảo vệ an ninh. Đảo chính thành công, nhưng cách mạng không được thể hiện như ước muốn. Đó là sự đau lòng nhất của tôi.

Mãi mãi trong 40 năm và (sau này ) ở hải ngoại, khi nghĩ lại tôi cũng cảm thấy ân hận vì mình cũng có tội; vì mình đã làm kế hoạch mà không hoàn thành kế hoạch để bảo tồn tính mạng cho nhà Ngô.
Tôi ân hận rằng đã không bảo vệ được cho gia đình nhà Ngô.
Tôi ân hận rằng mặc dù đã đảo chánh, thế nhưng kế hoạch bị sơ xẩy để có kẻ lợi dụng sát hại sát hại cả gia đình nhà Ngô.
Tôi không ân hận về cuộc đảo chánh, nhưng tôi ân hận về cuộc cách mạng đã không thành. Đảo chánh để đi tới cách mạng; thế mà cách mạng đã không thành.

LỜI DẪN: Một trong những câu hỏi quan trọng mà cho đến giờ này vẫn chưa có có câu trả lời thỏa đáng.

Câu hỏi đó là: “Ai đã ra lệnh giết ông Diệm, ông Nhu ?”

Sau 40 năm, vẫn chưa một ai lên tiếng xác nhận mình hoặc phe nhóm của mình, đã ra lệnh hạ sát ông Ngô Đình Diệm và người em Ngô Đình Nhu.

Sau đây là phát biểu của ông Tôn Thất Đính về vấn đề này:

CỰU TRUNG TƯỚNG TÔN THẤT ĐÍNH: À, vâng. Vấn đề này thì dễ trả lời quá.
Cái đó (chủ trương giết hai ông Diệm Nhu) là chủ trương của ông Dương Văn Minh.

Ông Dương (Văn Minh) giết chứ còn ai giết nữa. Người giết là một sĩ quan tùy viên thân tín của ông Minh.
Chỉ có ông tư lệnh mới có thể ra lệnh cho sĩ quan tùy viên. Chỉ có Dương Văn Minh. Không có một tướng nào có thể ra lệnh cho Nhung được hết.

Ông Nhung chỉ làm theo chỉ thị của người tư lệnh của mình là Đại Tướng Dương Văn Minh thôi. Nhưng mà người đã nằm xuống, chuyện đã qua, tôi để lịch sử phán xét.

Tôi nghĩ rằng trong đó có những màng lưới chính trị xui đẩy vào, áp đặt phải thanh toán nhà Ngô.

LỜI DẪN: Nên biết sáng ngày mùng 2 tháng 11, từ nhà thờ Cha Tam, Đại Uy Đỗ Thọ, tùy viên ông Diệm, theo lệnh ông gọi điện về Bộ Tổng Tham Mưu, nơi phe đảo chính dùng làm tổng hành dinh, để xin các tướng lãnh đảo chính cho xe vào đón ông Diệm và ông Nhu về Bộ Tổng Tham Mưu.

Trong số những người đi đón có Đại Uy Nguyễn Văn Nhung, tùy viên đồng thời là cận vệ Tướng Dương Văn Minh.
Khi hai ông Diệm và Nhu bị đẩy vào xe M 113 thì trên xe đã có sẵn Đại Uy Nhung. Đoàn xe chạy về Bộ Tổng Tham Mưu. Trên đường đi, hai ông bị giết.

Bây giờ, trong chương trình đặc biệt mang chủ đề Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại, chúng tôi mời quý vị nghe ông Bùi Tín, cựu Đại Tá kiêm phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân. Viên chức cao cấp miền Bắc này nhận định về người lãnh đạo miền Nam ra sao ?

Ông Bùi Tín phát biểu như sau:



CỰU PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÙI TÍN: Ông Ngô Đình Diệm là một nhân vật lịch sử.
Với thời gian 40 năm nhìn lại, người ta mới có thể nhìn rõ hơn. Người ta có nhiều ý kiến rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau về nhân vật lịch sử này.
Có người cho là ông ta là nhân vật hoàn toàn tiêu cực. Đặc biệt là những đánh giá ở Hà Nội thì cho đến nay Hà Nội vẫn cho rằng ông là con người phản động, tay sai của Mỹ, c ủa Pháp, v.v...
Đặc biệt, có một số người nữa, như Phật Giáo chẳng hạn, thì coi ông như một đối thủ, một người đã đàn áp tôn giáo. Còn trong những anh em gọi là quốc gia cũ thì có những đánh giá khác nhau: Người thì phê phán kịch liệt; nhưng người thì cũng ca ngợi.

Đối với tôi, tôi thấy rằng ta cần phải có một cách nhìn rất công bằng với lịch sử.

Tôi suy nghĩ về nhân vật này bởi vì tôi biết ông Ngô Đình Diệm ngay từ khi tôi còn nhỏ.
Năm 1933 khi ông Bảo Đại trở về nước trực tiếp chấp chính và làm việc cải tổ nội các thì ông Ngô Đình Diệm được cử làm thượng thư bộ Lại, tức là đứng đầu nội các Nam Triều gồm có 6 vị thượng thư.
Ong cụ thân sinh ra tôi là thượng thư bộ tư pháp cũng cùng thời gian đó.Về sau này ông Diệm lên làm Thủ Tướng và làm Tổng Thống và đến năm 1963 thì ông chết trong cuộc đảo chính bi thảm ngày mùng 1 tháng 11 năm 63.
Khi nhìn lại tất cả các tài liệu, tôi cho rằng ông Diệm là một người yêu nước, một người đã từng chống Pháp. Mà do chống Pháp cho nên ông ta làm Thượng Thư Bộ Lại chỉ có 3 tháng thì ông ta xin từ chức.
Mà nguyên nhân xin từ chức thì bây giờ theo tôi tìm hiểu, chính là vì ông ấy muốn chính phủ Pháp phải giao lại cho chính phủ Nam Triều các quyền nội trị ở BắcKỳ y như ở Trung Kỳ theo như quy định của Hiệp Định Patenôtre (ký hồi năm 1884). Nên biết sau này, (vào năm 1887,) người Pháp đã sửa chữa lại Hiệp Định Patenotre.
Đòi hỏi thứ nhì của ông Diệm là ông đòi Pháp phải để cho Viện Dân Biểu Trung Kỳ và Viện Dân Biểu Bắc Kỳ phải có nhiều thực quyền hơn.

Hai đề nghị này bị người Pháp phản đối cho nên ông Diệm đã từ chức. Khi ông từ chức thì tất cả anh em trong nhà không ai bằng lòng.

Từ các ông anh là ông Ngô Đình Thục, ông Ngô Đình Khôi, cho tới những người em như Ngô Đình Luyện, Ngô Đình Cẩn, Ngô Đình Nhu, v.v. đều phản đối.

Nhưng mà ông ấy kiên quyết từ chức. Ong Diệm đã treo ấn từ quan với thái độ rất khẳng khái.

Sau này khi ông ấy chết thì tôi được biết là chính người Mỹ đã quyết định loại bỏ ông ấy. Tất nhiên là Mỹ không chủ trương giết một cách tàn ác như thế đâu.
Thế nhưng Mỹ muốn rằng ông Diệm phải từ bỏ người em Ngô Đình Nhu và nhất là cô em dâu là Lệ Xuân, là người rất là khó chịu và làm mất uy tín của ông.

Thế nhưng ông đã không nghe, và ông đã giữ nguyên cả ông Nhu và giữ nguyên cô Lệ Xuân cho nên Mỹ quyết định thay.
Tôi nghĩ đấy cũng là thái độ rất ngay thật.

Nguyên nhân là ông ấy không muốn cho Mỹ đưa nhiều quân vào, không muốn mở rộng chiến tranh ra. Tôi nghĩ đấy là một thái độ rất tiến bộ, rất có lợi cho dân tộc.

Do đó tôi coi ông Ngô Đình Diệm là một con người yêu nước.

Ông Diệm là một con người học hành xuất sắc từ nhỏ; bởi vì năm 28 tuổi ông đã là tri huyện của Hải Lăng.
Đã thế, học trường Hậu Bổ ra, ông ấy đứng thứ Nhất. Thế rồi ông làm Tuần Phủ, tức đứng đầu cả tỉnh Phan Thiết từ năm mới 30 tuổi.

Sau này, khi vào Huế, ông làm Thượng Thư Bộ Lại, tức là đầu Triều, năm có 32 tuổi, tức là trẻ nhất trong tất cả các vị thượng thư.

Ông là người có thái độ ngay thật như thế; cho nên, công bằng mà nói, tôi nghĩ lịch sử cần đánh giá ông Diệm là một con người vì dân tộc, một con người yêu nước chân chính.
Tuy nhiên ông có những nhược điểm như xây dựng gia đình trị, như chưa hiểu tất cả những giá trị của dân chủ, v.v. Theo tôi nghĩ đấy là những khiếm khuyết của ông Diệm.

KẾT: Thưa quý thính giả, quý vị vừa nghe phần đầu loạt bài đặc biệt 2 kỳ với chủ đề Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại.

Chủ Nhật tuần tới, một số nhân vật khác như Hòa Thượng Thích Tâm Châu, cựu Đại Sứ Buì Diễm,v.v sẽ lên tiếng về vấn đề này. Mục Thời Sự Chủ Nhật của Đài Phát Thanh Uc Châu tới đây chấm dứt. Bảo Vũ xin kính chào và hẹn gặp quý vị vào tuần tới.



XIN LƯU Ý QUÝ THÍNH GIẢ: VÌ THỜI LƯỢNG PHÁT THANH CÓ GIỚI H N, CHƯ NG TRÌNH QUÝ VỊ ĐANG NGHE NGẮN H N CHƯ NG TRÌNH QUÝ VỊ ĐANG XEM.
yuyu
::: Bảo Vũ (ABC Radio) :::

Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại (Phần II)



Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại (Phần Hai)
Sunday, 9 November 2003
Producer: Bảo Vũ



Tổng Thống Ngô Đình Diệm, người khai sinh chế độ Đệ Nhất Cộng Hòa của Miền Nam Việt Nam là người có công hay có tội đối với đất nước Việt Nam ?

Nhận định của các nhân vật từng liên hệ hoặc nghiên cứu về cuộc đảo chính 1.11.1963 và những hệ lụy của nó, sẽ góp phần giúp chúng ta nhận định về vấn đề vừa nêu.

Trong phần nhì của chương trình Thời Sự Chủ Nhật của Đài Phát Thanh Uc Châu với chủ đề “Biến Cố 1.11.1963: 40 Năm Nhìn Lại” trước hết Bảo Vũ xin mời quý vị nghe quan điểm của ông Bùi Diễm, cựu đại sứ Việt Nam Cộng Hòa tại Hoa Kỳ từ cuối năm 1966 cho tới cuối năm 1972. Sau đó, từ năm 1973 tới năm 1975 ông là Đại Sứ Lưu Động.

Nên biết, trước đó ông Bùi Diễm là Bộ Trưởng Phủ Thủ Tướng dưới thời chính phủ Phan Huy Quát.

Thưa quý thính giả, dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa, ông Bùi Diễm là người bênh hay chống đối chế độ Ngô Đình Diệm. Mời quý vị nghe ông phát biểu như sau:

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: Lúc đó tôi thuộc vào lớp người chống chế độ của ông Diệm. Dưới thời ông Diệm tôi đi dạy học. Tôi thuộc vào lớp những người chống chế độ của ông Diệm. Tôi chống ông Diệm trong suốt cả thời ông Diệm.

BẢO VŨ: Bây giờ 40 năm nhìn trở lại, ông nghĩ về con người Ngô Đình Diệm như thế nào ạ.

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: Thực sự ra mà nói thì mặcdù tôi thuộc lớp người chống chế độ ông Diệm, nhưng mà tôi cũng phải thành thực công nhận rằng, ông ấy là người yêu nước. Ong ấy là người trong sạch.

Ong đã đóng góp nhiều cho việc xây dựng miền Nam thành một quốc gia khá quy củ, nền nếp, uy tín; không thua kém gì những nước khác trong cùng một hoàn cảnh vừa thoát khỏi nền cai trị của Đế Quốc, vừa mới lấy lại nền độc lập.

BẢO VŨ: Ông nhận định như thế nào về chế độ Ngô Đình Diệm.

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: Về chế độ Ngô Đình Diệm thì tôi nghĩ rằng, ông Ngô Đình Diệm quan niệm cai trị đất nước của ông quá chật hẹp, lỗi thời; và theo cá nhân của tôi, hoàn toàn phản dân chủ.
Chế độ của ông Diệm không dành chỗ cho những người ngoài gia đình và giới thân cận với ông. Vì vậy những người yêu nước khác khó có cơ hội để đóng góp vào việc xây dựng đất nước trong thời gian đó.

BẢO VŨ: Thưa ông, theo ông, ông Diệm có phải là nhân vật được Mỹ đưa về hay không ?

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: Vào khoảng thời gian ông Diệm được bổ nhiệm làm Thủ Tướng, tôi đang có mặt tại Pháp; và lúc đó một đôi lần tôi cũng có gặp Cựu Hoàng Bảo Đại.
Theo tôi nghĩ ông Diệm được bổ nhiệm là do sự cấu tạo của nhiều yếu tố, vừa quốc tế, vừa nội bộ chính trị của miền Nam. Tôi theo dõi ông Bảo Đại thì thấy ông ấy thường bổ nhiệm những thủ tướng theo từng giai đoạn.
Ảnh hưởng của Pháp nhiều thì ông ấy tìm người thân Pháp. Còn nếu ảnh hưởng Pháp hết rồi, như vào thời điểm Hiệp Định Genève 1954, thì ông lại tìm người khác.

Thành thử ra nếu nói rằng ông Diệm được bổ nhiệm làm Thủ Tướng, là vì ông được nhiều người Mỹ ủng hộ thì cũng đúng một phần. Nhưng đấy không phải là hoàn toàn sự thực.

Đặc biệt là thế này: vào năm 1992, khi qua Pháp, tôi có đến thăm Cựu Hoàng Bảo Đại và tôi cũng đặt câu hỏi y như là Đài (Phát Thanh Uc Châu) vừa hỏi tôi.

Cựu Hoàng Bảo Đại trả lời tôi là, thái độ của Mỹ (đối với ông Diệm) vào thời kỳ đó cũng không được rõ rệt.

Tuy nhiên ông Bảo Đại quyết định chọn ông Diệm là vì ông cho rằng trong số những nhân vật làm chính trị ở miền Nam, ông Diệm là người rõ rệt không dính dáng gì đến người Pháp trong những năm về sau này.

Vì vậy cho nên Cựu Hoàng Bảo Đại quyết định chọn ông Diệm, vì Cựu Hoàng cho rằng có thể người dân dễ ủng hộ ông Diệm hơn là ủng hộ những người khác.

Đấy là những lời rõ rệt mà Cựu Hoàng Bảo Đại nói với tôi về trường hợp của ông Diệm.

BẢO VŨ: Thưa ông, theo quan điểm của một số người trước đây từng sống tại Việt Nam Cộng Hòa, thì họ nói rằng cuộc đảo chính ngày mùng 1 tháng 11 năm 1963 là một điều hết sức cần thiết, bởi vì nếu không lật ông Diệm sớm, thì đất nước cũng sẽ sớm rơi vào tay Cộng Sản. Ong nghĩ như thế nào về nhận định đó ?

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: Tôi cho rằng mỗi lần mình nói đến chiến tranh Việt Nam thì có đến hàng trăm câu hỏi được đặt ra. Ví dụ như : “Nếu thế này hay thế khác thì tình hình sẽ biến thể ra sao ?”

Những loại câu hỏi này thì khó có câu trả lời; nhưng riêng về giả thuyết mà Đài (Phát Thanh Uc Châu) vừa nêu ra thì tôi không đồng ý.

Vì tôi cho rằng vào lúc đó, vào thời điểm đó, cán cân lực lượng giữa miền Nam và miền Bắc cũng không đến nỗi quá chênh lệch. Riêng về mặt quân sự thì miền Bắc cũng không hoàn toàn có lợi thế như nhiều người tưởng tượng.

BẢO VŨ: Thưa ông, ông là người chống đối chế độ Ngô Đình Diệm. Vậy ông có bị chế độ bỏ tù hay không ?

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: Không, tôi không bị tù gì cả nhưng tôi có rất nhiều người bạn bị tù vì họ chống đối chế độ của ông Diệm lúc bấy giờ. Riêng cá nhân tôi thì tôi không bị tù vì chống đối chế độ của ông Diệm.

Về việc những người trong tổ chức mật vụ của chế độ theo dõi tôi thì tôi chắc là có

BẢO VŨ: Thưa ông, chế độ của ông Diệm có biết rõ ông là người chống đối chế độ hay không ạ ?

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: À, cái đó (chuyện tôi (Bùi Diễm) chống đối chế độ thì rõ quá rồi còn gì nữa. Cái chuyện đó thì rõ quá, thì chắc quá rồi còn gì nữa.

BẢO VŨ: Nhưng mà tại sao mặc dù ông chống đối chế độ Ngô Đình Diệm mà theo như lời ông nói, ông chống rất rõ ràng, Vậy mà tại sao chế độ Ngô Đình Diệm lại không bỏ tù ông? Như vậy là thế nào ạ ?

CỰU Đ I SỨ BÙI DIỄM: À, cái đó ( cái chuyện chế độ Ngô Đình Diệm không bỏ tù) thì nhiều chứ.

Bởi vì về cái chuyện chống chế độ thì không phải bất kỳ người nào chống chế độ cũng bắt bỏ tù. Những người nào nặng tội thì bị chế độ bắt vào tù; còn những người chỉ chống về phương diện tư tưởng không mà thôi thì cũng không việc gì.

LỜI DẪN: Một trong những yếu tố quan trọng, ít nhất là về mặt nổi, đưa tới sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm là yếu tố Phật Giáo.

Sau đây, chúng tôi mời quý vị nghe phát biểu của Hòa Thượng Thích Tâm Châu, trước đây là Chủ Tịch Uy Ban Liên Phái Bảo Vệ Phật Giáo, từng tranh đấu chống đối chế độ Ngô Đình Diệm trong biến cố 1963.

Sau đó là Hòa Thượng là Viện Trưởng Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đầu tiên.

Hiện nay Hòa Thượng Thích Tâm Châu là Thượng Thủ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới.

Khi chúng tôi hỏi: “Ong Diệm và chế độ của ông có đàn áp tôn giáo hay không ?” Từ Canada, Hòa Thượng Thích Tâm Châu trả lời:


H.T. THÍCH TÂM CHÂU: Năm 1963 một số người ở miền Trung bị cưỡng bách bỏ Phật Giáo theo Thiên Chúa Giáo.

Khi đó tôi đang là Phó Hội Chủ Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam. Chính tôi đã đệ trình các đơn khiếu nại lên Tổng Thống cũng như lên Quốc Hội Việt Nam Cộng Hòa kỳ đó.

Cho nên tôi có thể nói được rằng, đối với cụ Diệm, vấn đề coi như một nhà nho học; nhưng những tay chân bên dưới lợi dụng chính quyền, do đó đưa tới quá đà về vấn đề tín ngưỡng. Cho nên Phật Giáo cũng bị tai hại.
Vì thế nên khi có vụ cấm treo cờ Phật Giáo thì vụ tranh đấu 1963 mới xảy ra.

BẢO VŨ: Thưa Thầy, bây giờ 40 năm nhìn trở lại sau khi ông Ngô Đình Diệm đã mất. Nhận định của Thầy về con người Ngô Đình Diệm và về chế độ Ngô Đình Diệm như thế nào ?

H.T. THÍCH TÂM CHÂU: Đối với riêng ông Ngô Đình Diệm thì ông cũng là một người đáng kính. Nhưng về phần chế độ thì thực sự chế độ bị những tay chân ở dưới, nhất là bị ông Ngô Đình Thục thao túng.



LỜI DẪN: Cũng nhân vấn đề Phật Giáo, mời quý vị nghe quan điểm của một nhà nghiên cứu, Tiến Sĩ Phạm Lễ.

Nên biết ông Phạm Lễ có 3 bằng tiến sĩ: thần học, y khoa và phật học.


Trong số những tác phẩm ông viết, có cuốn Trả Lại Chỗ Đứng Cho Vũ Trọng Phụng Trong Nền Văn Học Việt Nam; Cây Cầu Dọc, nhận định về chủ nghĩa cộng sản và cuốn The Dynamic system of Vietnamese Buddhism (Tính Năng Động Trong Triết Học Phật Giáo Việt Nam).

Ông hiện đang viết cuốn Trả Lại Danh Dự Cho Tổng Thống Ngô Đình Diệm Và Cố Vấn Ngô Đình Nhu, dự định xuất bản vào năm 2004.

Tiến Sĩ Phạm Lễ hiện đang dạy y khoa tại đại học Paolo Altos, tiểu bang California.

Khi chúng tôi hỏi: “Ông Ngô Đình Diệm và chế độ của ông có đàn áp tôn giáo, nói rõ hơn là đàn áp Phật Giáo hay không ?” Tiến Sĩ Phạm Lễ cho biết:

T.S. PH M LỄ: Về vấn đề đàn áp Phật Giáo thì chế độ Ngô Đình Diệm không đàn áp Phật Giáo.
Khi biến cố vào tháng 8 năm 1963 nổ ra, tôi là người được đứng ở đằng sau hậu trường.
Cái quả bom nổ ở Đài Phát Thanh Huế là do ông Trung Úy Scott của tình báo Hoa Kỳ dùng 'remote control' cho nổ từ xa. Vì thế, Thiếu Tá Đặng Sĩ sau này đã bị oan.

Tôi xin khẳng định, tôi là người Phật Tử. Pháp danh của tôi là Tâm Như. Đây là pháp danh do cụ Hòa Thượng Tâm Châu đặt cho tôi tại Việt Nam.

Gia đình tôi, bà mẹ tôi và cô tôi là một trong những người đã cúng đất làm Chùa Từ Quang trên đường Phan thanh Giản của cụ Hòa Thượng Tâm Châu.

Thành thử ra, là một người Phật Tử, đứng trước một sự kiện lịch sử, chúng tôi phải nói cho nó đúng. Đó là: Tổng Thống Ngô Đình Diệm không có đàn áp Phật Giáo. Sự đàn áp Phật Giáo, phong trào Phật Giáo hồi đó nổ ra là do Mỹ dựng lên.

BẢO VŨ: Thưa ông, nhưng mà cho đến giờ này, một số người vẫn cho rằng, ông Ngô Đình Diệm và chế độ của ông là chế độ đàn áp Phật Giáo, vậy ông nghĩ như thế nào ?

T.S. PH M LỄ: Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Bởi vì, thật ra, người ta hay cả vú lấp miệng em.
Trong giai đoạn lịch sử như vậy, một mặt ta phải lo đối phó với Cộng Sản, một mặt lại có nội thù ở bên trong, thì thử hỏi làm sao mà yên được. Mỹ lúc đó muốn đổ quân vào VN, nên Mỹ mới dựng ra phong trào đó.
Một trong những người làm tay sai trong phong trào đó, tức là người thực hiện đường lối vu họa cho gia đình ông Ngô đình Diệm về tội đàn áp Phật Giáo chính là ông Thích Trí Quang.
Ông Thích Trí Quang là ai ? Ông Thích Trí Quang là Phạm văn Bồng, tức là tên tình báo nằm vùng.
Sau năm 1975 tới bây giờ, chúng ta có thấy Thích Trí Quang xuống đường nữa không ? Và bây giờ Thích Trí Quang có nói gì không ? Nhất là trong mùa này, gọi là mùa pháp nạn. Các vị tu sĩ Phật Giáo, Công Giáo và Tin Lành ở VN đang bị đàn áp. Thế mà ông Thích Trí Quang có dám xuống đường nữa không ? Và ông ấy có tuyên bố gì không ?
Đi ngược lại dòng lịch sử, chúng ta sẽ thấy rằng, ông Ngô Đình Diệm đâu có đàn áp Phật Giáo. Bởi vì, chính ông Ngô Đình Diệm là người mỗi một năm đều cung cấp cho Chùa Xá Lợi 300.000 đô la qua tay ông Quốc Vụ Khanh Mai thọ Truyền.
Còn ở ngoài miền Trung thì gia đình ông Ngô Đình Diệm cứ Mùng Một Tết là vào Chùa Từ Đàm lễ. Gia đình ông Ngô Đình Diệm là Công Giáo mà lại vào Chùa Từ Đàm Lễ, thì lễ cái gì vào ngày Mùng Một đó ? Thưa, lễ bố ông Ngô Đình Diệm ở trong đó, tức là vong linh của cụ Ngô Đình Khả ở trong Chùa Từ Đàm.

LỜI DẪN: Bây giờ mời quý vị nghe quan điểm của một nhà nghiên cứu khác về chế độ Ngô Đình Diệm. Đó là Tiến Sĩ Hoàng Ngọc Thành.

Nên biết ông từng từng tham gia kháng chiến chống Pháp từ năm 46 tới tháng 12 năm 54 mới về thành khi hiệp định Geneve được ký.

Ông từng lấy tiến sĩ Sử tại Hoa Kỳ và sau đó, trước năm 1975, là giáo sư diễn giảng và Trưởng Ban Sử Địa Đại Học Sài Gòn và thuyết giảng tại một số trường đại học ở miền Nam.
Ông Hoàng Ngọc Thành cũng soạn nhiều sách về chính trị và bang giao quốc tế.

Khi qua Mỹ, Tiến Sĩ Thành đi dạy học, đồng thời tiếp tục công trình nghiên cứu sử và viết 2 quyển bằng tiếng Anh, và quyển Những Ngày Cuối Cùng Của Tổng Thống Ngô Đình Diệm bằng tiếng Việt.

Trước câu hỏi “Với tư cách là một nhà sử học, theo ông chế độ Ngô Đình Diệm có phải là một chế độ độc tài hay không ?”, Tiến Sĩ Hoàng Ngọc Thành phát biểu như sau:

T.S. HOÀNG NGỌC THÀNH: Chính quyền Ngô Đình Diệm là một chính quyền mạnh. Tuy nhiên, nếu gọi đó là chính quyền chuyên chế hay độc tài thì chính quyền Ngô Đình Diệm chỉ là chính quyền độc tài nửa vời mà thôi.

BẢO VŨ: Như vậy là ông công nhận chế độ Ngô Đình Diệm là một chế độ độc tài phải không ạ ?

T.S. HOÀNG NGỌC THÀNH: Tôi có thể nói đó là một chế độ mạnh. Chứ không phải là chế độ độc tài theo kiểu như phát xít hay là độc tài theo kiểu cộng sản.

BẢO VŨ: Thưa ông, ông có thể vui lòng giải thích thêm cho thính giả của Đài (Phát Thanh Uc Châu) về vấn đề ông vừa nói là “nửa vời”. “Nửa vời” là như thế nào ạ ?

T.S. HOÀNG NGỌC THÀNH: Nửa vời là đừng có gì chống đối chính quyền thì thôi. Chứ ngoài ra, người dân muốn sinh sống, muốn làm gì thì làm, miễn là trong vòng phạm vi pháp luật thì thôi. Kể cả những người xưa kia đi kháng chiến chống Pháp về; như chúng tôi đó, chúng tôi vẫn được tự do, được đi học hành này nọ. Cho nên chính quyền Ngô Đình Diệm dù có tính cách mạnh, tính cách chuyên chế cũng có nhiều điểm rộng rãi tự do.

BẢO VŨ: Thưa ông, với tư cách là một nhà sử học, ông thấy người dân dưới chế độ Ngô Đình Diệm nhìn về chế độ như thế nào ?

T.S. HOÀNG NGỌC THÀNH: Khi ông Diệm cầm quyền thì người ta chỉ trích nhiều.
Sau khi ông Diệm đổ, tình hình miền Nam rất hỗn loạn, và những người chỉ trích ông Diệm không làm được gì cả, thì người dân thấy rằng chính quyền Ngô Đình Diệm là chính quyền khá hơn nhiều, hơn những chính quyền kế tiếp.
Miền Nam thời Ngô Đình Diệm có chủ quyền, chứ sau này, sau khi Ngô Đình Diệm đổ thì thực chất miền Nam trở thành một thuộc địa của Hoa Kỳ.

Những người chỉ trích ông Diệm bất lực thì thực ra họ đã không làm được gì hết.

BẢO VŨ: Thưa ông, một trong những luận điểm được những người chống đối chế độ Ngô Đình Diệm đưa ra là, đó là một chế độ gia đình trị, ông nghĩ như thế nào về vấn đề đó ?

T.S. HOÀNG NGỌC THÀNH: Cái lời chỉ trích đó có đúng phần nào. Nhưng mà chỉ trích thì dễ, chứ sau này những người chỉ trích không làm được gì cả. (Họ) không làm được chút gì để mà có thể so sánh với thành tích của chế độ Ngô Đình Diệm, chế độ bị chỉ trích là độc tài, là gia đình trị.

Cho nên, chỉ trích thì dễ mà làm thì khó.

BẢO VŨ: Thế còn vấn đề đàn áp tôn giáo, nói rõ hơn là vấn đề đàn áp Phật Giáo, chế độ Ngô đình Diệm có phải là một chế độ đàn áp Phật Giáo hay không, thưa ông ?

T.S. HOÀNG NGỌC THÀNH: Chúng tôi đây là người Phật Giáo nhiều đời. Thời Ngô Đình Diệm, chúng tôi mới dạy trung học. Sau 64 đến 68 mới đi học về ngành Sử.

Chúng tôi thấy chế độ Ngô Đình Diệm cũng có một số sai lầm, thí dụ tại sao không hủy bỏ Đạo Dụ Số 10 coi Thiên Chúa Giáo là một tôn giáo, Phật Giáo là một hội đoàn. Đó là một sai lầm.

Nhưng về vụ Phật Giáo ở Huế, thì đó là sự vụng về của chính quyền, và một số tăng sĩ Phật Giáo muốn lợi dụng việc này để biến thành một sự tranh đấu chính trị.

Cuộc đấu tranh đó, trong bóng tối, có sự vận động, sự giật giây của chính quyền John F. Kennedy nữa. Chứ còn bảo là có chính sách đàn áp (Phật Giáo), thì tôi không nghĩ rằng, chính quyền Ngô Đình Diệm có chính sách đàn áp Phật Giáo.

BẢO VŨ: Ban nãy ông nói rằng, những người lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm đã không thể làm được những gì như là ông Ngô Đình Diệm đã làm, và ông khi nói về vấn đề độc tài, thì ông nói rằng, chế độ Ngô Đình Diệm quả cũng độc tài một phần nào, và theo lời ông là “độc tài nửa vời”. Vậy thưa ông, nếu so sánh giữa chế độ Ngô Đình Diệm với chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, tức chế độ của miền Bắc, thì ông thấy như thế nào ?

T.S. HOÀNG NGỌC THÀNH: Sự thật mà nói, chế độ miền Bắc là chế độ chuyên chế độc tài toàn diện. Đó là cái địa ngục.
Còn chế độ Ngô Đình Diệm, dù có bị chê bai chỉ trích là độc tài, không cởi mở, gia đình trị, người dân còn dễ chịu, dễ sống được.

Đời này chỉ có sự tương đối thôi, đâu có tuyệt đối như mọi người muốn. Chỉ trích thì dễ. Những người chỉ trích ông Diệm sau năm 63 có làm được gì đâu.


LỜI DẪN: Nhiều người Việt Nam, đặc biệt những người từng sống tại miền Nam trước năm 1975 thường có sự liên tưởng giữa biến cố 1.11.63 với biến cố 30.4.1975.

Thực ra hai biến cố này có liên quan với nhau hay không ?

Mời quý vị nghe đoạn phỏng vấn Cựu Trung Tướng Tôn Thất Đính, nhân vật khi cuộc đảo chính nổ ra là Tư Lệnh Quân Đoàn 3 kiêm Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật kiêm Tổng Trấn Sài Gòn Gia Định.

BẢO VŨ: Thưa ông, có nguời nói là biến cố 30 tháng Tư năm 1975 là hậu quả trực tiếp của cuộc đảo chính ngày mùng 1 tháng 11 năm 1963. Có đúng hay không ? Theo ông ?

CỰU T.T. TÔN THẤT ĐÍNH: Vâng. Vì mình chia rẽ. Sau cuộc đảo chánh quân đội bị chia rẽ thì là hậu quả của nó là đúng rồi đó. Câu anh nói (biến cố ngày 30 tháng Tư năm 1975 là hậu quả trực tiếp của cuộc đảo chính ngày mùng 1 tháng 11 năm 1963) là đúng đó.



LỜI DẪN: Đó là nhận định của Tướng Tôn Thất Đính. Tuy nhiên, khi chúng tôi nêu câu hỏi như sau: “Biến cố năm 1963 có phải là con đường dẫn tới biến cố 30 tháng Tư năm 1975 hay không ?”

Hòa Thượng Thích Tâm Châu trả lời như sau:

H.T. THÍCH TÂM CHÂU: Thực ra không phải. Không phải như vậy.
Đấy là cái thế. Mình phải nhớ rằng đất nước Việt Nam khi đó vẫn phải chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Khi phong trào phản chiến ở Mỹ lan rộng và vì vấn đề quyền lợi chính trị của họ cho nên họ chủ trương để làm sao rút lui ra khỏi đất nước Việt Nam.
Dù ông Diệm có còn, hay ông nào có còn, thì thực sự khi Mỹ muốn bỏ mà mình không có đủ năng lực thì vẫn bị như thường; chứ không phải là do biến cố 63 mà tạo ra (biến cố 30 tháng Tư năm 75.)

LỜI DẪN: Tất cả những nhân vật đưa ra nhận định mà quý vị vừa nghe đều là những người từng ở miền Nam trước năm 1975.
Bây giờ, mời quý vị nghe phát biểu của ông Bùi Tín, cựu Đại Tá Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa kiêm cựu Phó Tổng Biên Tập báo Nhân Dân.
Khi chúng tôi xin ông Bùi Tín so sánh cố Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm và cố Chủ Tịch Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh thì ông cho biết:

CỰU PHÓ TỔNG BIÊN TẬP BÙI TÍN: Đối với tôi, tôi thấy là khi phải so sánh thì kể ra là khó; bởi vì mọi sự so sánh nhân vật này với nhân vật kia đều là khập khiễng cả.
Thế nhưng mà ông đã đặt ra vấn đề so sánh, thì tôi cũng có thể nói lên những ý nghĩ chân thật của tôi. Hai ông, Ngô Đình Diệm và Hồ Chí Minh, mỗi người đều có một kiểu, một tinh thần yêu nước khác nhau.

Hai ông có cả một quá trình đối lập nhau và sau này là kẻ thù của nhau. Thế nhưng nhìn chung lại để so sánh thì tôi thấy thế này:

Về vấn đề yêu nước mà có lợi cho đất nước, thì tôi nghĩ ông Hồ Chí Minh đã đưa học thuyết Mác Lê Nin về mà cho đến nay nhiều người vẫn còn sùng bái.

Theo tôi, học thuyết đó không ích lợi lắm, thậm chí còn có tai hại cho đất nước vì dẫn đến chiến tranh.

Bởi vì cơ bản của học thuyết Mác Lê Nin là đấu tranh giai cấp. Cơ bản của học thuyết này là cổ súy bạo lực. Chính cái đó là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh.

Cho đến bây giờ, có những em sinh viên ở Hà Nội cho tôi biết là trong Đại Hội 6, khi nhìn lên Hội Trường Ba Đình người ta thấy có cái ảnh lớn nhất là ảnh ông Mác và ông Lê Nin. Khi nhìn thấy như vậy, người ta vẫn không hài lòng, không hiểu lắm.
Khi ông Hồ sắp chết, ông ấy viết di chúc thì ông viết là ông “đi theo cụ Mác, cụ Lê Nin”
Bây giờ càng ngày càng có nhiều người, ngay cả những người ở trong nước, nhìn nhận ra rằng chủ nghĩa Mác Lê Nin là học thuyết không phải đem lợi, mà thậm chí đem lại tai hại cho đất nước.
Do đó, nếu so sánh về yêu nước thì tôi nghĩ rằng ông Hồ Chí Minh đã đi vào con đường không được đứng đắn lắm.
Thế còn về nhân cách, về lòng trung thành với đất nước, về tinh thần dân tộc; đặc biệt về tinh thần dân tộc, tôi nghĩ ông Hồ Chí Minh không có tinh thần dân tộc lắm đâu.
Cho nên ông mới đi lấy những học thuyết ngoại lai về, mà theo tôi, những học thuyết ngoại lai này rất không có lợi cho đất nước
Còn về tinh thần dân tộc của ông Diệm thì rõ ràng là ông chống lại việc người Mỹ đưa quá nhiều quân vào và đưa bom đạn vào.
Tôi nghĩ rằng đấy là tinh thần dân tộc.
Ong ấy chống Pháp, và ông ấy đòi lại cái quyền cai trị Bắc Kỳ cho chính phủ Nam Triều.
Đấy là một thái độ rất dân tộc.
Thêm điều nữa là trong vấn đề đạo đức, về đạo đức thì đúng là người ta thường so sánh hai ông về chỗ hai ông đều không có vợ, đều không có con (CƯỜI)
Nhưng thật ra thì bây giờ, bao nhiêu tư liệu lịch sử ở Quảng Châu, ở Bắc Kinh, ở Pháp, ở Moscow đều nói rõ là ông Hồ Chí Minh có cưới vợ đàng hoàng. Bà vợ ông Hồ là bà Tăng Tuyết Minh ở Quảng Châu.
Ngoài ra ông Hồ cũng có đủ các thứ: ông có người yêu ở Nga, ở Đức, ở Pháp và nhất là ông chung sống với bà Nguyễn Thị Minh Khai nữa.
Và thậm chí là hình như, và gần như là đã xác định, là ông Hồ có cả con riêng nữa.
Tôi nghĩ rằng, ông Hồ là con người không thành thật, và không phải là một nhà hiền triết, hy sinh toàn bộ mọi thứ như là người ta nói.
Tất nhiên, có vợ có con là chuyện bình thường, nhưng mà cái nghiêm trọng là cái sự che dấu sự thật, tô vẽ mình như là một nhà hiền triết tuyệt đối, không có dính líu gì đến thê nhi.
Tôi nghĩ rằng, đó là những cái ông Hồ Chí Minh không bằng được ông Ngô Đình Diệm.
Ông Ngô Đình Diệm là một con người, tuy không phải tu hành nhưng ông quả là một nhà chân tu.
Ông Diệm không có vợ, không có con, không có chuyện tửu sắc, v.v.
Tôi nghĩ rằng, đứng về mặt đạo đức Á Đông thì rõ ràng về mặt đó, tôi tôn trọng ông Ngô Đình Diệm hơn ông Hồ Chí Minh.

KẾT: Thưa quý thính giả, chắc chắn những nhận định của các nhân vật quý vị vừa nghe sẽ còn tiếp tục gây tranh luận; vì bản thân Tổng Thống Ngô Đình Diệm và chế độ của ông cũng đã là vấn đề gây ra vô vàn tranh luận, thậm chí tạo biết bao chia rẽ giữa không những người Việt chúng ta mà nơi cả người ngoại quốc.

Một ngày kia, khi những đám mây mù thiên kiến, thù hận, ủng hộ cũng như chống đối theo quyền lợi hoặc theo cảm xúc có tính cách giai đoạn, nhất thời qua đi, con người Ngô Đình Diệm và chế độ của ông sẽ được lịch sử phán định một cách vô tư và công bằng.
Mr. Smith
Đọc loạt bài này thấy bác Bùi Tín càng ngày càng đi vào con đường hạ tiện. Giờ đã đến mức lôi cả chuyện đời tư của Hồ Chí Minh ra để tìm cách hạ thấp Hồ Chí Minh xuống và nâng Ngô Đình Diệm lên, chẳng khác gì mấy chú viết báo lá cải ở hải ngoại. Chả nhẽ ở Pháp kiếm sống lại khó khăn thế sao mà lại phải đóng vai Chí Phèo?
Triệu Vân
Bùi Tín là con của cụ Bùi Bằng Đoàn .Cụ Hồ viết :xem sách chim rừng vào cửa đậu ....để tặng cụ Đoàn
Bùi Tín trước đây tưởng mình cũng sẽ là Boris Enxin và Việt Nam cũng sẽ như Liên Xô nên đào nhiệm qua Pháp trở mặt .
Đáng tiếc ,những bài viết của Bùi Tín chỉ làm cho những kẻ ít học cả tin .Còn với những người biết điều ,đọc xong họ chỉ cười khẩy .
yuyu
Theo mình, một thái độ thẩm tin của người "có học " là không nên quan tâm về đời tư theo kiểu lá cải của bất cứ ai. Kể cả người đưa tin lẫn người " bị " đưa tin.
Vấn đề là nếu nguồn tin đó có cơ sở và cần thiết để chúng ta đánh giá, hoặc thẩm định một con người, một vấn đề hay sự kiện, thì ta cứ ghi nhận, không thành kiến...Nhưng tin hay không là chuyện khác.
Chủ đề chính là mình muốn bàn về con người Ngô Đình Diệm như thế nào ? Nghĩa là con người chính trị của ông ta chứ không phải đời tư kiểu lá cải giật gân, rẻ tiền ....
Vậy thì ông Ngô Đình Diệm là người như thế nào và có vai trò gì trong lịch sử Việt Nam hiện đại ? Đấy là điều chúng ta mới nên quan tâm.
Hiện nay mình chưa có thì giờ nhiều. Tạm khất, xin các bác cứ tựnhiên ... read.gif cheers.gif
Phó Thường Nhân
to yuyu,
Đối với tôi thì ông Ngô Đình Diệm là một người hết sức bình thường. Ông Diệm vốn xuất thân trong một nêng giáo dục Nho giáo nửa vời, do ông được người Pháp đào tạo qua trường Hậu bổ, chứ không qua ngạch học chính quy thi cử kiểu Nho giáo. Ông được làm quan do người Pháp đặt luật tương đương giữa ngạch thi cử Nho giáo cũ và hệ đào tạo của họ. Như vậy ông Ngô Đình Diệm được làm quan là theo kiểu cổng chui, đường hẻm. Tóm lại nếu ông Diệm không có người Pháp, thì không thể làm quan được. Việc từ quan của ông cũng không có gì đặc biệt. Đấy là phép sử thế thường của người việt chịu ảnh hưởng Nho giáo. Nhà ông giầu có, theo Pháp,không đi làm cũng sống sung sướng. Ông cũng chẳng bị trù giập gì. Trong hoàn cảnh như vậy, thì việc từ quan hay không không phải là quyết định quan trọng của đời người. Nếu xét về con người đạo đức Nho giáo thì ông Diệm không thể bằng các tấm gương như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh. Ông như vậy chỉ là một con người theo văn hóa Nho giáo bình thường.

Ông Diệm còn có một điều đặc biệt là một linh mục. Vì thế chuyện ông không có vợ là chuyện bình thường. Không thể so sánh với chủ tịch Hồ Chí Minh được. Nếu chủ tịch Hồ chí Minh không có gia đình theo như chính sử, thì bởi vì hoàn cảnh, sự bắt buộc, do hoạt động cách mạng, do "bị" tôn sung cá nhân, do lắt léo chính trị. Cái bi kịch đó mới đáng làm cho người ta suy ngẫm, trân trọng. Còn ông Diệm, con nhà danh giá ở Huế, có thế lực. Ông lấy vợ hay không là do ông, do gia đình ông. Điều đó không nói lên một tư cách nào cả.
Ngược lại ông Diệm còn có nhiều tính xấu kiểu "cậu ấm" mà tôi không chấp nhận được.
1. Ông là một người yếu đuối, hoàn toàn bị gia đinh chi phối.
2. Ông không có hoạt động gì chứng tỏ ông có là một leader. Chính điều đó khiến ông chỉ có thể tin cậy được vào gia đinh ông. Việc này cộng với tính yếu đuối bị gia đình lấn át đã dẫn đến việc gia đình trị của họ Ngô.

Ông là một nhà chính trị tầm thường. Ông Diệm có tất cả điều kiện để xây dựng một nhà nước hiện đại. Ông được sự ủng hộ của cường quốc lớn nhất, ông được thừa hưởng vùng đất giầu có trù phú nhất, ông được kế thừa một bộ máy hành chính thuộc địa, có họ thức, có kinh nghiệm. Điểm xuất phát của chính quyền ông rất thuận lợi.
Nhưng ông không phát huy được những thuận lợi đó, tiến tới chia rẽ tôn giáo Phật-Thiên chúa.
Chính quyền của ông diệm là một chính quyền độc tài. Mà ông còn là một nhà độc tài tồi. Nếu ông là một nhà độc tài giỏi như Pắc Chung Hi, hay Tưởng Giới Thạch là những người dùng sức mạnh nhưng đạt được một cái gì đó, thì tôi vẫn có thể chấp nhận được. Nhưng sự độc tài của ông chỉ dẫn đến sự lạm dụng quyền ực của gia đình riêng ông không đem lại lợi ích gì cả.
Còn tại sao chính quyền ông Diệm chỉ là độc tài nửa vời như ông Bùi diễm nói, không phải là ông Diệm tốt. Đơn giản là ông bị người Mỹ kiềm chế. Người Mỹ đánh mấy con ngựa một lúc. Ông Diệm chỉ là một con trong số đó. Mỹ không cho ông Diệm làm, thì ông ta phải chịu. Còn lúc ông Diệm "gân" lên định chống lại, thì Mỹ hạ gục ngay.
Sự kiện 1.11.1963 cho thấy chính quyền ông Diệm không độc lập, phụ thuộc. Nó cũng cho thấy người Mỹ dùng cách gì để kiềm chế người khác, nước khác.

Một điểm duy nhất ông Diệm hơn những chính trị gia miền Nam lúc đó, có lẽ là ông không ham tiền, vơ vét vào túi riêng. Nhưnh chỉ điều đó không thì không đủ để người ta phục được.
clicker
"Ông Diệm còn có một điều đặc biệt là một linh mục." Vì thế chuyện ông không có vợ là chuyện bình thường. Không thể so sánh với chủ tịch Hồ Chí Minh được.
Biết thì nói, không biết dựa cột mà nghe .
Phó Thường Nhân
To clicker,
Vậy ông Ngô Đình Diệm không phải là linh mục ?

Trong những gì mà các cựu chính khách VNCH nói qua nói lại, có một điều tôi không hiểu. Nếu chế độ ông Diệm tuyệt vời như thế, thì sao các tướng lĩnh Sài gòn lại lật đổ ? Nếu chế độ ông Diệm hoàn toàn không đàn áp phật giáo lại bảo trợ cho họ thì tại sao phật tử lại bất bình ?
Như vậy chế độ ông Diệm bị một "bàn tay vô hình" lật đổ. Bàn tay vô hình đó từ đâu ra. Tất nhiên có câu đáp án được để sẵn "cộng sản nằm vùng". Đây cũng chính là điều bà Nhu hùng hồn tường trình trước quốc hội Mỹ, và người ta đã không tin. Quốc hội Mỹ không tin được điều đó từ những năm 63, mà bây giờ vẫn còn có người hùng hồn nhắc lại cái giả thuyết đó thì cũng lạ.
Còn lại tại sao quân đội VNCH lại lật đổ ông Diệm thì không thấy ai trả lời cả. Với tôi thì bàn tay vô hình đó chính là người Mỹ. Theo quan niệm của tôi thì người Mỹ kiểm soát ông Diệm bằng 3 cách:
1. Thông qua cố vấn trực tiêp.
2. Thông qua quân đội. Mỹ đã trực tiếp nắm quân đội VNCH, qua mặt chính quyền Ngô Đình Diệm. Cho đến lần đảo chính cuối cùng thì hai anh em ông Diệm, đường cùng, không còn biết trông cậy vào ai nữa, chỉ còn nước vào giáo đường cầu chúa.
3. Gây nội loạn, ví dụ như ủng hộ phong trào người Thượng li khai FULRO, và chính họ cũng ngầm ủng hộ phong trào Phật giáo nữa.
Nắm như thế là quá chặt rồi, còn cựa đi đâu được nữa. Tùy từng lúc mà họ dùng chiêu khác nhau. Lúc đánh giáo phái, vốn thân Pháp thì sức ép của Mỹ và cố vấn là đủ. Lúc không nghe lời thì đảo chính. Đảo chính hụt thì kết hợp nội loạn với đảo chính.
Quân đội VNCH bị người Mỹ kiểm soát chặt là điều rõ ràng. Còn họ ngầm kích phong trào phật giáo, là một dạng mượn gió bẻ măng. Nhà nước của ông Ngô Đình Diệm ưu đãi Thiên chúa giáo, tự đặt mình vào thế kẹt. Tự đặt bẫy cho mình. Người Mỹ lợi dụng điều đó đổ thêm dầu vào lửa.
Nếu chế độ ông Diệm bị lật đổ chỉ vì người Mỹ muốn, thì cái nhà nước đó là nhà nước gì ?
clicker
Những giờ định mệnh

Các tài liệu phát hiện gần đây cho thấy Hoa Kỳ đã hoạch định cuộc đảo chánh lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm kể từ năm 1961, khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ chối không cho Hoa Kỳ đổ quân vào Việt Nam để mở rộng chiến tranh, và biến cố Phật Giáo vào tháng 5 năm 1963 được coi là một cơ hội tốt nhất để Hoa Kỳ thi hành quyết định của mình. Cuộc đảo chánh này đã được cơ quan CIA hoạch định rất chu đáo từng chi tiết, không để một kẻ hở nào. Ấy thế mà Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã thoát ra được khỏi Dinh Gia Long chỉ một thời gian ngắn sau khi cuộc đảo chánh bắt đầu. Nếu Tổng Thống Ngô Đình Diệm không chống lại các kề hoạch phản công và không quyết định ra trình diện, cuộc đảo chánh rất khó thành công.

Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Trần Văn Đôn cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã ra khỏi Dinh Gia Long, Lucien Conein, người điều khiển trực tiếp cuộc đảo chánh, đã hỏi: “Hai ông ấy đi đâu? Phải bắt lại cho kỳ được, vì rất quan trọng”.

Trong cuốn “Việt Nam 1954 - 1975, Những sự thật chưa hề nhắc tới”, hai tác giả Hoàng Lạc và Hà Mai Việt cho biết khi hay tin ông Diệm và ông Nhu đã rời khỏi Dinh Gia Long, nhóm đảo chánh hết sức lo sợ. Tướng Minh kéo Tướng Là tới và bảo: “Toa đừng có lo, Moi đã tiên liệu rồi, Trung Tá Nguyễn Cao Kỳ đã chuẩn bị sẵn sàng hai Dakota C47 bên Liên Đoàn Vận Tải để chúng ta và gia đình đi khỏi nơi này nếu cần”.

Sau khi cuộc đảo chánh kết thúc, Tòa Đại Sứ Mỹ và cơ quan CIA đã mở một cuộc điều tra để xem vì sơ hở nào mà hai ông Diệm và Nhu đã thoát ra được khỏi Dinh Gia Long. Ông Adams, Đệ Nhất Tham Vụ của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Saigon đã đích thân đến gặp ông Cao Xuân Vĩ, người có mặt trong Dinh Gia Long khi cuộc đảo chánh xẩy ra, để điều tra về vụ này. Ông Cao Xuân Vĩ cho biết lúc đó ông chỉ trả lời qua loa, nói rằng ông chỉ là kẻ thừa hành, không biết gì nhiều về chuyện này.

Nay một trang sử đen tối của đất nước đã được lật qua, ông Cao Xuân Vĩ đã tiết lộ cho chúng tôi đầy đủ những chi tiết về cuộc ra đi khỏi Dinh Gia Long của ông Diệm và ông Nhu đã làm Tòa Đại Sứ Mỹ và cơ quan CIA hoảng sợ. Tuy nhiên, trong phạm vi một bài báo, chúng tôi chỉ trình bày những nét chính. Toàn bộ chi tiết của vụ này sẽ được chúng tôi trình bày đầy đủ trong bộ “Những bí ẩn lịch sử đàng sau cuộc chiến Việt Nam” Quyển II.

Để độc giả dễ nắm vững vấn đề hơn, trước hết chúng tôi xin lược qua kế hoạch tổ chức đảo chánh của CIA, sau đó sẽ trình bày vể vụ Tổng Thống Ngô Đình Diệm và ông Ngô Đình Nhu rời Dinh Gia Long.

1.- CIA XEM GIÒ XEM CẲNG

Sau khi cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963 kết thúc, nhiều người lầm tưởng rằng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Lê Văn Kim và Đỗ Mậu là những nhân vật chủ chốt cầm đầu cuộc đảo chánh đó. Phật Giáo đã cử phái đoàn đi quàng vòng hoa cho Tướng Tôn Thất Đính và Tướng Trần Văn Đôn. Những nghĩ như thế là lầm.

Cuộc đảo chánh ngày 11.11.1960 do Đảng Đại Việt chủ mưu là một sự trắc nghiệm để CIA biết ai là những kẻ trung thành với Tổng Thống Ngô Đình Diệm và tìm cách biến họ thành những tay sai của CIA trong việc lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Ông Ngô Đình Nhu không ngờ được chuyện này.

Khi cuộc đảo chánh này xẩy ra, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh đang giữ chức Thư Ký Thường Trực Quốc Phòng ở Phủ Tổng Thống. Tướng Khánh đang ở nhà, nghe tin có đảo chánh, đã chạy vào Dinh Độc Lập. Thấy cửa đóng, ông leo qua hàng rào để vào. Tổng Thống Ngô Đình Diệm phong cho Tướng Khánh làm “Tư Lệnh Toàn Quyền” để thương lượng với phe đảo chánh.

Tướng Nguyễn Khánh ra hỏi Trung Tá Vương Văn Đông, người đang chỉ huy cuộc đảo chánh: “Mấy anh muốn gì?”. Trung Tá Đông cho biết muốn thay đổi chính phủ, trao chính quyền lại cho quân đội. Tướng Khánh vô trình ông Diệm và ông Nhu rồi trở ra cho biết Tổng Thống đã đồng ý và mời các tướng lãnh đến họp ở Bộ Ngoại Giao để bàn chuyện thay đổi chính phủ. Trong khi đó Tướng Khánh lại xúi ông Diệm kêu gọi Đại Tá Trần Thiện Khiêm đem Sư Đoàn 7 ở Mỹ Tho về giải cứu thủ đô. Nhờ sự câu giờ của Tướng Nguyễn Khánh, Đại Tá Trần Thiện Khiêm đã đem quân về giải vây Dinh Độc Lập. Tướng Nguyễn Chánh Thi, Trung Tá Vương Văn Đông và một số người tham gia đảo chánh đã phải bỏ chạy qua Cam-bốt. Những người liên hệ khác kẹt lại đã bị bắt.

Sau vụ này, Thiếu Tướng Nguyễn Khánh được thăng lên Trung Tướng và cho giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH, rồi đi làm Tư Lệnh Quân Đoàn II, còn Đại Tá Trần Thiện Khiêm được thăng lên Thiếu Tướng, cho giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân. Vợ Tướng Khiêm được bầu làm Dân Biểu Quốc Hội, luôn đi cạnh bà Ngô Đình Nhu. Biết ông Diệm và ông Nhu tin tưởng Tướng Khánh và Tướng Khiêm, CIA móc nối ngay.

Người thứ ba được CIA chú ý là Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, vì đây là một sĩ quan có khả năng đang được ông Ngô Đình Nhu đánh giá cao và xây dựng để cho giữ những chức vụ quan trọng sau này. Đại Tá Thiệu lại đã theo Đạo Công Giáo khi lấy một bà sơ người Mỹ Tho xuất dòng, nên càng được ông Nhu tin cậy hơn. Năm 1957, Đại Tá Thiệu được cho đi học một khóa chỉ huy và tham mưu tại Command and General Staff College ở Ft. Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ. Năm 1959 được đi tu nghiệp tại Okinawa, Nhật Bản, và năm 1960 trở lại Hoa Kỳ học về võ khí mới ở Fort Bliss. Đây là cơ hội tốt để CIA móc nối.

Cuối năm 1960 Đại Tá Thiệu trở về Việt Nam, được Ông Ngô Đình Nhu tạm thời cho làm Tham Mưu Trưởng Bộ Tư Lệnh Hành Quân do Tướng Dương Văn Minh đang làm Tư Lệnh. Đây là một tổ chức mới được lập ra để cho Tướng Minh “ngồi chơi xơi nước”, vì Đoàn Công Tác Đặc Biệt vừa khám phá ra Tướng Minh đã liên lạc và chứa chấp hai tên tình báo Việt Cộng trong đó có người em là Thiếu Tá Dương Văn Nhựt, một cán bộ cao cấp do Hà Nội gởi vào liên lạc. Ông Diệm không muốn đưa vụ tai tiếng này ra ánh sáng nên chỉ tìm cách cô lập Dương Văn Minh mà thôi.

Năm 1962, có lẽ do sự sắp xếp của CIA, Đại Tá Thiệu đã xin gia nhập Đảng Cần Lao để được ông Nhu tin tưởng hơn. Trong kế hoạch xây dựng Ấp Chiến Lược để cô lập Việt Cộng, Đại Tá Thiệu đã có nhiều ý kiến rất xuất sắc nên được ông Nhu khen ngợi.

Khi Tổng Thống Diệm quyết định giải tán Bộ Tư Lệnh Hành Quân và đưa Tướng Minh về làm “Cố Vấn Quân Sự” của Tổng Thống, một chức vụ hữu danh vô thực, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu được cử đi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh ở Huế. Đầu năm 1963, khi thấy tình hình lộn xộn, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã đưa Đại Tá Thiệu về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 đóng ở Biên Hòa. Đại Tá Thiệu được ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu trao nhiệm vụ giải cứu thủ đô khi có đảo chánh. Ông Nhu không hề hay biết Đại Tá Thiệu là người của CIA.

Tướng Đôn không được cả ông Diệm lẫn ông Nhu tin dùng lắm vì cho rằng “ăn chơi quá”. Những người thân cận với ông Ngô Đình Cẩn đã cho biết vào năm 1962, Tướng Đôn đã ra Huế và vào xin ông Ngô Đình Cẩn cho theo đạo Công Giáo. Ông Cẩn nói rằng việc theo đạo là việc của Giáo Hội Công Giáo. Nếu muốn theo đạo, cứ việc tới gặp Linh mục Đỗ Bá Ái, tuyên úy quân đội. Sau khi nói chuyện với Tướng Đôn, Linh mục Đỗ Bá Ái đã phán ngay: “Anh này nhiều vợ quá, không theo đạo được!”

Tướng Đôn cũng không được CIA tin dùng vì quá thân Pháp. Nhưng lúc đó Tướng Đôn đang giữ chức Tư Lệnh Lục Quân, nên CIA phải dùng. CIA dự trù khi sắp làm đảo chánh, họ xúi Tướng Lê Văn Tỵ, Tổng Tham Mưu Trưởng, đi Hoa Kỳ chửa bệnh mấy tháng, thế nào Tổng Thống Ngô Đình Diệm cũng sẽ cử Tướng Đôn làm Quyền Tổng Tham Mưu Trưởng, vì không còn ai hơn. Mọi việc đã xẩy ra đúng như vậy.

Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn đã mô tả ông ta như là sếp sòng trong cuộc đảo chánh ngày 1.11.1963, mọi sự đều do ông ta hoạch định và chỉ đạo. Nhưng sự thật không phải như vậy. Tài liệu cho thấy, trong các quyết định quan trọng, Tướng Đôn không hề được tham dự, như quyết định giết ông Diệm chẳng hạn. Quyết định này chỉ có Lucien Conein, Trần Thiện Khiêm và Dương Văn Minh biết mà thôi.

2.- CIA LẬP KẾ HO CH ĐẢO CHÁNH VÀ GIÀNH QUYỀN LÃNH Đ O MIỀN NAM

Trong một cuộc phỏng vấn mới đây, Tướng Nguyễn Khánh đã tiết lộ rằng khi Hoa Kỳ quyết định lật đổ ông Diệm, người đầu tiên được Lucien Conein bàn hỏi không phải là Tướng Dương Văn Minh hay Tướng Trần Văn Đôn, mà là Tướng Trần Thiện Khiêm. Lucien Conein, Tướng Khiêm và Tướng Nguyễn Khánh đã họp với ông Al Spera, cố vấn Bộ Tổng Tham Mưu, để bàn định việc này. Sau khi bốn người bàn định xong những việc phải làm, Lucien Conein mới tiếp xúc với Tướng Trần Văn Đôn để yêu cầu Tướng Đôn phối hợp với Tướng Khiêm lập kế hoạch đảo chánh. Khi kế hoạch được Cabot Lodge duyệt y mới giao cho Tướng Dương Văn Minh thực hiện dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Lucien Conein và Tướng Khiêm. Lực lượng chính dùng để đảo chánh là Sư Đoàn 5 của Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu ở Biên Hòa. Các tướng Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân và Tôn Thất Đính chỉ là kẻ thừa hành. Đại Tá Đỗ Mậu chỉ được dùng để sai vặt.

Ngoài ba nhân vật chủ chốt là Nguyễn Khánh, Trần Thiện Khiêm và Nguyễn Văn Thiệu, CIA còn móc nối được với hầu hết những nhân vật khác được ông Diệm và ông Nhu tin cậy như Bác Sĩ Trần Kim Tuyến, ông Trần Quốc Bữu, Đại Tá Phạm Ngọc Thảo, Đại Tá Dương Ngọc Lắm, v.v.

Ba nhân vật then chốt nói trên cũng được Hoa Kỳ dùng để điều hành miền Nam Việt Nam sau khi lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim... chỉ là những con bài thí. CIA đã tạo ra cuộc chỉnh lý ngày 30.1.1964 để loại các con bài thí này, đưa những người đã được họ tuyển chọn lên nắm chính quyền để thực hiện kế hoạch đưa quân Mỹ vào Nam Việt Nam, mở rộng chiến tranh để thực hiện các cuộc đấu thầu quốc phòng. Lúc đầu, Hoa Kỳ định đặt Tướng Khánh làm Quốc Trưởng còn Tướng Khiêm làm Thủ Tướng. Nhưng Tướng Khánh cho rằng làm Quốc Trưởng chỉ là làm bù nhìn, nên tìm cách đẩy Tướng Khiêm ra ngoại quốc để kiêm luôn chức Thủ Tướng, tình hình rối loại mới xẩy ra. CIA dùng Phạm Ngọc Thảo làm đảo chánh để loại Tướng Khánh rồi đưa Nguyễn Văn Thiệu lên thay. Tướng Nguyễn Cao Kỳ cũng chỉ là một con bài thí, được Cabot Lodge dùng để dẹp tan phong trào Phật Giáo mà CIA đã dựng lên để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm, nay đã trở thành kiêu binh. Về sau, phong trào Phật Giáo đã được dùng như một lực lượng phản chiến để đưa quân Mỹ ra khỏi Việt Nam.

Khi tình hình bắt đầu ổn định, Tướng Khiêm được đưa về làm Bộ Trưởng Nội Vụ rồi từ đó lên làm Thủ Tướng muôn năm. Nhìn lui nhìn tới, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm bị lật đổ, miền Nam luôn được đặt dưới quyền lãnh đạo của các nhân viên tình báo Mỹ: Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu và Trần Thiện Khiêm.

3.- TÌNH HÌNH TRONG DINH GIA LONG KHI CUỘC ĐẢO CHÁNH BẮT ĐẦU

Sáng 1.11.1963, để cầm chân Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho các tướng hội họp để tổ chức đảo chánh tại Bộ Tổng Tham Mưu, Đại Sứ Cabot Lodge đã dẫn Đô Đốc Harry D. Felt, Tư Lệnh Thái Bình Dương, vào thăm ông Diệm. Sau cuộc viếng thăm, ông Diệm có mời ông Cabot Lodge ở lại để nói chuyện thêm. Trong khi nói chuyện, ông Diệm có hỏi ông Lodge rằng nghe tin sắp có đảo chánh, có đúng như vậy không. Ông Lodge nói rằng ông không hề nghe tin đó, nếu có nghe ông sẽ báo tin cho Tổng Thống biết ngay, và quả quyết Hoa Kỳ không đồng ý một cuộc đảo chánh như vậy.

Trong khi Đại Sứ Cabot Lodge gặp ông Diệm, CIA cho Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, vào gặp và nói chuyện với ông Ngô Đình Nhu để cầm chân ông này. Đại Tá Thiệu đã hỏi ông Nhu rằng có nghe tin gì về đảo chánh không. Ông Nhu cho biết không có tin gì mới cả.

Chiếu 31.10.1963, theo lệnh của Lucien Conein, Đại Tá Nguyễn Văn Thiệu đã điều động 2 trung đoàn của Sư Đoàn 5, một tiểu đoàn pháo binh và một chi đoàn thiết giáp, nói là đi hành quân ở Phước Tuy, nhưng khi đến ngả ba xa lộ Biên Hòa và quốc lộ 15 đi Vũng Tàu, các đơn vị này được lệnh dừng ở đó đợi lệnh.

Sáng 1.11.1963, Thiếu Tá Nguyễn Bá Liên, cháu của Đỗ Mậu, Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến, ra lệnh hai tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến là Tiểu Đoàn 1 của Đại Úy Trần Văn Nhựt và Tiểu Đoàn 4 của Đại Úy Lê Hằng Minh đi hành quân ở núi Thị Vãi, Ba Rịa, rồi bất thần đưa về Saigon tiến chiếm Tổng Nha Cảnh Sát, Bộ Nội Vụ, Nha Truyền Tin và đài phát thanh Sài Gòn. Còn Tướng Mai Hữu Xuân đưa tân binh quân dịch ở Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung về chận các ngả vào Sài Gòn.

Đến 1 giờ trưa, Đại Tá Thiệu bất thần ra lệnh cho cả hai trung đoàn di chuyển về Saigon, một trung đoàn đóng ở Phú Lâm, còn một trung đoàn đóng ở ngả tư Hàng Xanh để ngăn chận quân cứu viện từ ngoài tiến về giải cứu Sài Gòn. Bản doanh của Bộ Tư Lệnh Tiền Phương Sư Đoàn 5 được đặt tại Trường Đại Học Sư Phạm ở đường Cộng Hòa.

Lúc 1 giờ 30, tiếng súng bắt đầu nổ ran tại một vài nơi ở Sài Gòn. Ông Cao Xuân Vĩ, Tổng Giám Đốc Thanh Niên, đã gọi cho Ngô Đình Nhu tại Dinh Gia Long để hỏi thăm tin tức. Ông Nhu bảo ông Vĩ đi quanh một vòng xem tình hình như thế nào. Ông Vĩ lái xe đi một vòng rồi vào báo tin cho ông Nhu biết tình hình vẫn yên tỉnh. Ông Nhu hỏi: “Chúng nó lấy lực lượng nào để đảo chánh?” Ông cho biết sáng nay Đại Tá Thiệu mới đến đây nói chuyện và báo cáo tình hình vẫn yên tỉnh.

Trung Tá Lê Như Hùng, Tham Mưu Trưởng Biệt Bộ tại Phủ Tổng Thống đặc trách liên lạc với quân đội, được gọi đến Dinh Gia Long để liên lạc với những đơn vị có nhiệm vụ bảo vệ Sài Gòn. Trung Tá Hùng đã liên lạc ngay với Tướng Trần Thiện Khiêm ở Tổng Tham Mưu và Tướng Tôn Thất Đính ở Quân Đoàn III, hai nơi này cho biết Tướng Khiêm và Tướng Đính đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu. Trung Tá Hùng gọi cho Đại Tá Thiệu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, ở đây cho biết Đại Tá Thiệu đang đi hành quân. Trung Tá Hùng quay qua gọi cho Đại Tá Hồ Tấn Quyền, Tư Lệnh Hải Quân, nhưng không ai trả lời. Ông Ngô Đình Nhu không hề biết Đại Tá Quyền đã bị lực lượng đảo chánh giết chết. Trung Tá Hùng liền gọi Đại Tá Lê Quang Tung, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt. Ở đây trả lời Đại Tá Tung đi họp ở Tổng Tham Mưu. Ông Nhu cũng không biết Tướng Dương Văn Minh đã ra lệnh cho Đại Úy Nguyễn Văn Nhung đem Đại Tá Tung ra sau Nghĩa Trang Bắc Việt thủ tiêu rồi.

Trong khi đó, ông Cao Xuân Vĩ gọi cho Tổng Nha Cảnh Sát nhưng không liên lạc được, vì nơi đây đã bị Thủy Quân Lục Chiến chiếm. Ông liền liên lạc với Trung Tá Phước, Phó Đô Trưởng Nội An. Trung Tá Phước cho biết tình hình vẫn yên tỉnh. Ông đã gọi ông Bửu Thọ, Tổng Giám Đốc Đài Phát Thanh Sài Gòn, và dặn nếu quân đảo chánh xâm nhập, phải cho phá đài phát thanh ngay.

Trước tình trạng này, Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã điện thoại cho Đại Sứ Cabot Lodge cho biết ông vừa nghe tin có đảo chánh và xin ông Đại Sứ cho biết tin đó có đúng không. Đại Sứ Lodge trả lời rằng xin Tổng Thống cứ yên tâm, không hề có chuyện đó. Nếu có tin gì, ông sẽ cho Tổng Thống biết ngay.

Lúc 2 giờ 30 chiều, đài phát thanh bổng im lặng. Ông Vĩ liền gọi đến đài phát thanh, nhưng không ai trả lời. Có lẽ lúc đó Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống đang giao tranh với Thủy Quân Lục Chiến, vì đang nghe tiếng súng ở phía đó. Tổng Thống Ngô Đình Diệm liền gọi lại cho Đại Sứ Lodge lần thứ hai. Đại Sứ Lodge cầm điện thoại lên ngay. Tổng Thống Diệm cho biết ông đã nghe tiếng súng, yêu cầu ông Đại Sứ cho biết tin tức. Ông Lodge quả quyết không có chuyện gì xẩy ra cả. Tổng Thống Diệm yêu cầu ông Lodge liên lạc với cơ quan MACV xem sao. Ông Lodge vẫn quả quyết không có chuyện gì xẩy ra.

Lúc 4 giờ 45, đài phát thanh Sài Gòn bắt đầu loan tin Quân Đội đã đứng lên lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm. Hội Đồng Tướng Lãnh yêu cầu ông Diệm từ chức và cùng ông Nhu rời khỏi Việt Nam.

Khi biết chắc một số tướng lãnh đã đứng ra làm đảo chánh, ông Nhu bảo Trung Tá Hùng gọi cho Liên Binh Phòng Vệ Phủ Tổng Thống, xem tình hình ra sao. Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham Mữu Trưởng Liên Binh Phòng Vệ cầm điện thoại trả lời và cho biết Trung Tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tư Lệnh Liên Binh, đã đi họp tại Bộ Tổng Tham Mưu nhưng không thấy về. Về tình hình, Thiếu Tá Duệ trình rằng Thủy Quân Lục Chiến đã chiếm đài phát thanh và bắt đầu bắn vào thành Cộng Hòa. Trung Tá Hùng yêu cầu Thiếu Tá Duệ cho biết tình hình của Liên Binh Phòng Vệ, Thiếu Tá Duệ cho biết Liên Binh có khoảng 2 tiểu đoàn gồm khoảng 1500 quân, chia ra thành 6 đại đội, đang đóng rãi rác ở Sở Thú, thành Cộng Hòa, Dinh Độc Lập và vườn Tao Đàn. Ngoài ra, Liên Binh còn có một Liên Chi Đoàn Thiết Giáp, một Đại Đội Phòng Không và một Đại Đội Truyền Tin. Ông Nhu ra lệnh cho Thiếu Tá Duệ thay Trung Tá Khôi chỉ huy Liên Binh.

Trung Tá Hùng gọi điện thoại cho Thiếu Tá Phạm Văn Phú, Chỉ Huy Trưởng Liên Đoàn 77 thuộc Sở Liên Lạc và hỏi có quân không. Thiếu Tá Phú cho biết không còn đại đội nào cả, vì trong những tuần qua, Bộ Tổng Tham Mưu đã ra lệnh giao các đại đội của Liên Đoàn cho Tướng Tôn Thất Đính xử dụng vào các cuộc hành quân.

Khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm, ông Ngô Đình Nhu và ông Cao Xuân Vĩ đi xuống hầm trú ẩn ở dưới Dinh Gia Long, Thiếu Tá Duệ gọi đến và yêu cầu cho mở cuộc hành quân tiến chiếm Bộ Tổng Tham Mưu. Sau đó, Thiếu Tá Phạm Văn Phú gọi vào cho biết có một đại đội biệt kích mới đi hành quân trở về. Anh Đại Đội Trưởng đề nghị cho mở cuộc hành quân vào Bộ Tổng Tham Mưu xúc hết các tướng đảo chánh. Theo kế hoạch của anh, một đơn vị của Liên Binh Phòng Vệ sẽ đánh nghi binh lên mặt tiền Bộ Tổng Tham Mưu, còn anh sẽ dẫn đại đội của anh đánh bọc hậu phía sau, tiến vào bắt hết các tướng đảo chánh. Ông Cao Xuân Vĩ trình các đề nghị này lên Tổng Thống Diệm thì Tổng Thống Diệm quát tháo om sòm và nói: “Tôi là Tổng Tư Lệnh Quân Đội, tôi không thể ra lệnh cho quân đội đánh quân đội được. Hãy để quân đội đi đánh Việt Cộng”.

Sau khi Tổng Thống Ngô Đình Diệm từ chối dùng quân sự để chống đảo chánh, ông Cao Xuân Vĩ nghĩ rằng có thể dùng lực lượng quần chúng để chống đảo chánh. Ông liền gọi cho ông Trần Quốc Bửu, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Công, một đảng viên Đảng Cần Lao, nhưng không ai trả lời. Ông Vĩ lại gọi cho ông Lê Mỹ, người lãnh đạo các công nhân khuân vác ở thương cảng Sài Gòn, nhưng cũng không gặp. Sau này ông mới biết ông Trần Quốc Bửu đã hợp tác với CIA.

Khoảng 5 giời chiều, Tổng Thống Ngô Đình Diệm gọi điện thoại cho ông Cabot Lodge lần thứ ba, cho biết một số tướng lãnh phản loạn đang họp ở Bộ Tổng Tham Mưu để làm đảo chánh lật đổ chính phủ. Ông yêu cầu ông Lodge cho biết quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ về cuộc đảo chánh này. Ông Lodge nói rằng ông cũng có nghe tiếng súng nổ, nhưng không biết hết sự kiện. Vã lại, lúc này là 4 giờ sáng ở Hoa Thịnh Đốn, chính phủ Mỹ không thể có một quan điểm.

Ông Vĩ điện thoại cho Trung Tá Phước ở Tòa Đô Chánh, yêu cầu dời bộ tham mưu tiền phương vào trung tâm xã hội ở Đại Thế Giới, Chợ Lớn. Sau đó ông cùng với ông Ngô Đình Nhu tìm một giải pháp. Lúc đầu, ông Vĩ đề nghị để Tổng Thống Diệm lại trong Dinh, còn ông và ông Nhu ra khỏi Dinh để có thể giải cứu cho nhau. Nhưng Tổng Thống Diệm bác ngay. Ông Diệm sợ ông Nhu khi rời khỏi ông sẽ bị giết. Ông Nhu đề nghị cả hai cùng đi. Ông Diệm liền hỏi: “Đi mô?” Trước hết, ông Nhu đề nghị đến ẩn náu tại Tòa Khâm Sứ của Tòa Thánh Vatican ở đường Hai Bà Trưng. Ông Diệm trả lời không được. Theo ông, không nên gây khó khăn cho Tòa Thánh. Ông Nhu đề nghị tới Tòa Đại Sứ Úc. Ông Diệm bảo đừng tin vào những Tòa Đại Sứ Tây Phương. Ông Nhu đề nghị đến Tòa Đại Sứ Nhật, ông Diệm bảo Nhật không có tốt với mình đâu, ông đã có quá nhiều kinh nghiệm với Nhật rồi. Cuối cùng, ông Nhu đề nghị đến Tòa Đại Sứ Đài Loan. Ông Diệm cho rằng mình mới ban hành nhiều biện pháp đối với người Hoa, bây giờ đến đó coi sao được. Nói tóm lại, ông Diệm không muốn rời Dinh Gia Long nên tìm cách bác bỏ các đề nghị của ông Nhu.

Ông Cao Xuân Vĩ đề nghị với ông Nhu hoặc đi lên Cao Nguyên với Tướng Nguyễn Khánh, hoặc đi xuống miền Tây với Đại Tá Bùi Dinh. Ông Nhu bảo ông Vĩ đi xem tình hình xem như thế nào. Ông Vĩ lái xe đi một vòng thì thấy không thể đi đường bộ được, vì quân đảo chánh đã chận ở Phú Lâm và cầu xa lộ Biên Hòa rối. Ông Vĩ nghĩ rằng có thể đi bằng ghe xuống miền Tây, nhưng trong khi chờ đợi tìm ghe để đi, phải rời khỏi Dinh Gia Long ngay lập tức. Ông Nhu vào trình với ông Diệm rằng phải ra khỏi Dinh Gia Long, vì tình thế rất nguy hiểm. Ông Diệm nói rằng làm Tổng Thống không thể đi trốn được. Ông Nhu giải thích rằng mình không đi trốn, đây chỉ là “dịch cư” để bảo đảm an ninh rồi trở về lại mà thôi. Ông Nhu thuyết phục ông Diệm rằng trên nguyên tắc, một cuộc đảo chánh nếu trong 48 giờ không thành công, sẽ thất bại. Mình chỉ rời khỏi Dinh một thời gian thôi. Ông Diệm làm thinh.

Bổng ông Cabot Lodge gọi đến nói rằng ông lo cho sự an toàn của Tổng Thống. Ông nói nếu ông có thể làm gì cho sự an toàn của Tổng Thống, xin cứ gọi ông. Ông Diệm liền trả lời: “Tôi đang cố gắng tái lập trật tự”.

Như vậy, khi ở Dinh Gia Long, Tổng Thống Diệm đã gọi ông Cabot Lodge tất cả ba lần, và ông Lodge đã gọi cho Tổng Thống Diệm một lần. Nhưng trong hồ sơ, ông Lodge nói ông Diệm chỉ gọi cho ông một lần mà thôi. Trong cuốn “Lodge in Vietnam” bà Blair có cho biết khi cuộc đảo chánh bắt đầu, ông Lodge đã ra đứng ngoài hành lang điều khiển, để những mệnh lệnh của ông không bị ghi băng!

4.- ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!

Sau khi nói chuyện với ông Cabot Lodge, ông Diệm cho gọi ông Nhu vào và bảo: “Đi thì đi!” Chuyện xẩy ra quá bất ngờ nên ông Cao Xuân Vĩ trở tay không kịp. Ông liền gọi điện thoại cho Trung Tá Phước bảo đem đến Tòa Đô Chánh ngay một chiếc xe. Trung Tá Phước tưởng ông Vĩ cần xe chờ đồ nên cho Đại Úy Hưng lái một chiếc xe fourgonnette (xe chở hàng nhỏ - truck) đến. Ông Vĩ bảo tắt máy xe rồi cùng Đại Úy Hưng đẩy băng qua đường Pasteur, vào cửa bên hông của Dinh Gia Long. Khi xe đến, ông Vĩ vào báo cho ông Diệm và ông Nhu biết. Ông Diệm bảo Đại Úy Bằng lên lấy chiếc cặp cho ông. Khi ra xe, ông Diệm lầu bầu: “ĐI NHƯ RI LÀ MẤT NƯỚC!”. Không ngờ lời nói đó đã trở thành một lời tiên tri!

Vì xe fourgonnette là loại xe chở hàng nên ở thùng sau không có ghế ngồi, nhưng hai ông cũng bước lên và ngồi giữa sàn xe. Đại Úy Bằng muốn đi theo, nhưng Đại Úy Đỗ Thọ, cháu Đỗ Mậu, tình nguyện đi. Ông Cao Xuân Vĩ vội chạy vào Dinh lấy cái nệm cho hai ông ngồi, nhưng khi trở ra thì xe đã chạy mất rồi. Lúc đó là khoảng 7 giờ 30 tối. Xe ra ngả đường Pasteur, xuống đường Lê Lợi, qua đường Trần Hưng Đạo, đến Đồng Khánh rồi vào khu Đại Thế Giới, nơi đặt bộ tư lệnh tiền phương của Trung Tá Phước. Ông Cao Xuân Vĩ gọi cho ông Mã Tuyên, một Tổng Bang Trưởng của người Hoa và là Thủ Lãnh Thanh Niên Cộng Hòa ở Chợ Lớn, nhờ tìm nơi tạm trú cho Tổng Thống. Ông Mã Tuyên nhận lời ngay, mặc dầu ông chưa bao giờ gặp mặt ông Diệm và ông Nhu.

Không ai biết Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã rời Dinh Gia Long, ngoài Đại Úy Bằng, nên mọi người cứ tưởng ông Diệm và ông Nhu vẫn còn ở trong Dinh. Ông Cao Xuân Vĩ gọi ông Lê Mỹ ở thương cảng mua thực phẩm tiếp tế cho các binh sĩ trong Dinh trước khi ra đi. Lúc đó, lực lượng trong Dinh có một Đại Đội An Ninh Phủ Tổng Thống do Thiếu Tá Huỳnh Văn Lạc chỉ huy. Bên ngoài, Liên Binh Phòng Vệ do Thiếu Tá Nguyễn Hữu Duệ, Tham Mưu Trưởng, và Thiếu Tá Phan Văn Hưởng, Tham Mưu Phó chỉ huy. Sau này Tướng Nguyễn Văn Thiệu nói rằng nếu ông Diệm không trình diện, phải có ít nhất 3 trung đoàn mới có thể chiếm được Dinh Gia Long.

Thu xếp xong công việc, ông Cao Xuân Vĩ vào Đại Thế Giới thì ông Diệm và ông Nhu đã vào nhà Mã Tuyên rồi.

5.- TỰ QUYẾT ĐỊNH SỐ MỆNH

Ông Cao Xuân Vĩ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng Thống và ông Cố Vấn đang ở trên lầu. Ông Cao Xuân Vĩ nói với ông Mã Tuyên rằng không thể ở đây lâu được vì thế nào cũng sẽ bị phát hiện. Phải tìm một nơi nào an toàn hơn. Ông Mã Tuyên liên lạc với những người Hoa rồi cho biết đã tìm được hai kho hàng trống ở Bến Bình Đông và đang cho dọn dẹp sạch sẽ. Ông Cao Xuân Vĩ dự trù vào lúc 6 giờ sáng, khi giờ giới nghiêm chấm dứt, sẽ cho xe đưa Tổng Thống và ông Ngô Đình Nhu đến đó.

Sau này ông Mã Tuyên cho biết, suốt cả đêm hai ông không ngủ, cứ gọi điện thoại cho hết chỗ này đến chỗ kia, và bàn định công việc. Đúng 6 giờ sáng, khi vừa hết giờ giới nghiêm, ông Cao Xuân Vĩ đến nhà Mã Tuyên thì ông Mã Tuyên cho biết Tổng Thống và Cố Vấn đã đi vào xem lễ ở nhà thờ Cha Tam, cuối đường Đồng Khánh.

Sau này người ta được biết ông Diệm nhất định không chịu đi theo kế hoạch của ông Cao Xuân Vĩ. Ông nói rằng “Ninh thọ tử bất ninh thọ nhục” (Thà chết chứ không chịu nhục). Theo ông, “Tổng Thống không có đi trồn”! Ông ra lệnh cho Liên Binh Phòng Vệ buông súng rồi gọi điện thoại báo tin cho ông Cabot Lodge biết ông bằng lòng từ chức và đi ra ngoại quốc. Trước khi tin cho các tướng đảo chánh biết, ông đến nhà thờ để dự lễ và cầu nguyện. Ông Diệm không ngờ quyết định này là quyết định chấm dứt cuộc đời của ông. Trong cuốn “Việt Nam Nhân Chứng”, Tướng Trần Văn Đôn cho biết, Lucien Conein, người điều khiển trực tiếp cuộc đảo chánh, đã nói với các tướng đảo chánh bằng tiến Pháp: “On ne fait pas d'omelette sans casser les oeufs.” Người ta không thể làm món trứng rán mà không đập bể những cái trứng. (trang 228)

Quyết định này của ông Diệm cũng là quyết định về số phận của miền Nam Việt Nam. Sau khi ông Diệm bị lật đổ, người Mỹ đã nắm chủ quyền tại miền Nam Việt Nam và dùng miền Nam làm công cụ phục vụ quyền lợi của tư bản Mỹ. Trong tác phẩm “President Kennedy, Profile of Power”, sử gia Richard Reeves đã ghi lại như sau:

“Người Mỹ, vì các mục tiêu thực tế, đã cai quản đất nước. Các tướng lãnh Việt Nam cười trước các máy quay phim, nhưng lo lắng và chờ đợi tiền và chỉ thị từ Washington, thủ đô mới của miền Nam Việt Nam.” (trang 651)

Cũng có nhận định tương tự, trong cuốn “The Vietnam War, 1945 - 1990”, Marilin B. Young nói rằng ông Diệm đã làm hỏng chính sách của Hoa Kỳ về phương diện chiến thuật nên được Hoa Kỳ thay thế bằng một nhóm tướng lãnh. Khác với ông Diệm, họ lệ thuộc vào Hoa Kỳ và vì thế sẵn sàng theo những lời cố vấn.

Những nhân viên tình báo của CIA như Nguyễn Khánh, Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm và Đặng Văn Quang, được Hoa Kỳ đưa ra lãnh đạo miền Nam, đã để mất chủ quyền quốc gia, đưa miền Nam đến ngày 30 tháng 4 năm 1975

Lữ Giang
Mr. Smith
Ông Diệm không phải là linh mục nhưng là người rất sùng đạo, từng sống vài năm trong một tu viện ở Mỹ và có ý định trở thành linh mục chính thức nếu như sự nghiệp chính trị không thành. Nhưng tạo hóa (và người Mỹ) xoay vần đã khiến đạo Thiên chúa mất đi một vị linh mục còn nước Việt Nam cộng hòa có thêm một vị tổng thống.
Về cái chết của ông Diệm, hiện nay vẫn không biết chính xác ai là người ra lệnh. Có người cho là tướng Minh, người cho là tướng Xuân. Viên đại úy (hay là thiếu tá) Nhưng người bị nghi ngờ là trực tiếp giết ông Diệm (trong xe lúc đó có nhiều người không ) về sau cũng bị thanh toán.
Còn về phía người Mỹ, người ta cho rằng việc đảo chính được sự ủng hộ của Bộ ngoại giao Mỹ và CIA cụ thể là sự chỉ đạo của Cabod Lodge và Lucien Conein, nhưng lại bị phía quân đội Mỹ phản đối. Không biết cái chết của ông Diệm hoàn toàn là do ý đồ của một vài tướng lĩnh (tức là người Mỹ hoàn toàn không hay biết và không hoàn toàn khống chế được họ) hay là có sự đồng tình hoặc gợi ý từ một số người Mỹ và cụ thể là những người này là ai (có thể là CIA hoặc một số thế lực vốn muốn làm mất uy tín của Kennedy chăng- quan hệ của Kennedy và CIA vốn hoàn toàn không dễ chịu và bản thân Kennedy cũng gánh chịu một cái chết còn mờ ám hơn ông Diệm một thời gian ngắn sau).
Tôi nghĩ ông Diệm là một người có tinh thần dân tộc, một số người còn nói rằng Hồ Chí Minh từng nói "ông ta yêu nước theo cách của ông ta" nhưng thông tin này không có gì là đảm bảo (Hồ Chí Minh cũng từng cứu ông Diệm vì cha ông ta và của bản thân ông ta được tiếng là thanh liêm và có tinh thần dân tộc). Việc người Mỹ không hoàn toàn điều khiển được ông Diệm cũng cho thấy phần nào tinh thần dân tộc của ông ta, rất khác với những con rối bù nhìn sau này như Khánh, Kỳ, Thiệu.
Nhưng ngoài hai điểm là tinh thần dân tộc (ở một mức nào đó thôi) và thanh liêm thì tôi không hề thấy ông ta có điểm gì đáng kể để có thể so sánh với một nhân cách lớn và một thiên tài như Hồ Chí Minh. Ngô Đình Diệm mang điển hình của một ông quan phong kiến được đưa lên ngôi vua trong thế kỷ 20, thiếu tầm nhìn xa, coi trọng hình thức, hành xử mang cảm tính cá nhân và cũng không có tài năng đáng kể.
Yến xào
Bác Matrix cần lưu ý là cha ông Diệm bị Việt Minh giết (trước khi ông gặp Bác Hồ năm 45 ) .Anh của ông Diệm là Thục ,giám mục Sài Gòn
yuyu
QUOTE(Yến Thanh @ Nov 22 2003, 02:17 AM)
Bác Matrix cần lưu ý là cha ông Diệm bị Việt Minh giết (trước khi ông gặp Bác Hồ năm 45 ) .Anh của ông Diệm là Thục ,giám mục Sài Gòn

Chú nhầm rồi, anh cả ông Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khôi, mới bị Việt Minh giết ngày 28.12.1945. Lúc bấy giờ ông Diệm cũng đang bị giam tại Hà Nội. Nhưng sau đó được thả ra. Giai thoại kể rằng chính cụ Hồ bật đèn xanh bằng một câu vắn tắt : "đã giết anh người ta rồi thì nên thả người ta ra ".
Còn thân phụ của ông Ngô Đình Diệm là Ngô Đình Khả, là một vị quan thanh liêm và yêu nước. Làm phụ chính đại thần dướ triều Thành Thái, ông ủng hộ chủ trương chống Pháp của vị vua trẻ và ngầm liên kết với Kỳ Ngoại Hầu Cường Để và tổ chức Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu....
Cùng với Nguyễn Hữu Bài, 2 ông được nhân dân và sĩ phu biểu dương bằng câu ngạn ngữ " Đầy vua không Khả, đào mả không Bài "
( Năm 1907, chính quyền thực dân Pháp bày trò lấy thỉnh nguyện thư đày vua Thành Thái sang châu Phi, bắt các quan đại thần trong Cơ Mật Viện ký, Ngô Đình Khả là người duy nhất không chịu ký. Năm 1913 Khâm Sứ Mahé bắt các các quan đại thần ký vào quyết định khai quật lăng vua Tự Đức, ông Bài cũng phản đối, không chịu ký )
Sau vụ này, ông Khả bị thực dân Pháp trù dập, giáng chức 3 cấp, rồi đẩy về hưu non. Ông mất năm 1923, nên không có chuỵên bị Việt Minh giết.

( Mình vừa viết một bài dài nhưng chưa kịp post lên thì bị trục trặc, mất sạch , tiếc quá, thôi mai viết lại, bây giờ đành đi ngủ vậy ) laugh1.gif
yuyu
Bài này viết lại đâm lộn xộn và hơi lệch pha. Thôi kệ ....

Bài báo " Những giờ định mệnh " của ông Lữ Giang ( còn có bút danh khác là Tú Gàn ) là một cây viết khá nổi tiếng ở Hải Ngoại về những nhận xét sắc xảo " móc họng ", vì thế ông không được lòng ai, dù là phe chống cộng hay thân cộng. Nhưng theo tôi điều đó không quan trọng. Điều đáng chú ý là ông có một tư duy độc lập, không bị thiên kiến theo phe nào nên có nhiều điểm có thể coi được. Điều đó cần thiết hơn.
Theo tôi thì chúng ta nên cố gắng nhìn lịch sử bằng con mắt của một nhà khoa học , hay ít ra thì cũng bằng con mắt của người có văn hoá , điềm đạm, bình thản, tránh quá khích. Ngay cả đối với những vấn đề lịch sử cận, hiện đại còn tranh cãi, cũng nên nhìn như vậy... Tựa như chúng ta bình thản gọi 2 kẻ cựu thù của nhau - 2 vị anh hùng là vua Quang Trung và vua Gia Long vậy.
Vì thế tôi tán thành cách xưng hô của bác Phó dùng các danh xưng chính thức để gọi tên các phe và các nhân vật chính trị trong giai đoạn lịch sử vừa qua, tỷ như ta gọi đồng thời chủ tịch Hồ Chí Minh và tổng thống Ngô Đình Diệm. Tránh dùng các danh từ xách mé để gọi bất cứ bên nào. Chúng ta có chính kiến , nhưng không áp đặt và cũng không nên chịu sự áp đặt chân lý của bất cứ ai. Chúng ta cần phải suy nghĩ độc lập và tôn trọng mọi suy nghĩ khác.
Một chút ý kiến về con người cá nhân của cố chủ tịch Hồ Chí Minh và cố tổng thống Ngô Đình Diệm.
Theo tôi thì cả 2 cụ đều có điểm giống nhau là mang nặng tư duy Nho giáo. Nếu có khác chỉ là khác cái vỏ bề ngoài, đó là cụ Ngô thì có vẻ Nho " quí tộc " còn cụ Hồ thì có vẻ Nho " bình dân ", hay nói đúng hơn là cụ Hồ " mị dân" giỏi hơn cụ Ngô.
Thường, theo quan điểm Nho giáo, người ta hay đánh giá một con người theo 2 mặt Tài và Đức.
Về Tài chính trị thì hiển nhiên cụ Hồ là người giỏi nhất trong các chính khách Việt Nam của thế kỷ 20 rồi. Nói như học giả Hoàng Xuân Hãn, về mặt tài năng chính trị, cụ Hồ là " bậc thầy ", đó là một từ rất đắc địa, thiết tưởng không có gì phải bàn cãi.
Tuy nhiên về mặt Đức, nếu xét theo tiêu chuẩn Nho giáo thì chúng ta còn phải xem xét lại ....
Theo tôi thì 2 cụ còn một đặc điểm khá giống nhau nữa là cả hai đều là những người yêu nước, dù theo những kiểu khác nhau, đều biết sử dụng phương tiện cho mục đích nhưng đều ít nhiều là nạn nhân của phương tiện ấy. Chúng ta không mang thành bại luận anh hùng, nhưng cuộc đời của 2 cụ đều là những bi kịch theo những kịch bản khác nhau ...

Về biến cố bi thảm ngày 1.11.1963, theo tôi muốn tiếp cận được với sự thật, cần phải có một cái nhìn bao quát ra phạm vi thế giới. Tôi nghĩ là vụ giết hại Ngô Đình Diệm có liên quan đến vụ ám sát Kennedy và chính sách đối ngoại mềm dẻo , thân thiện đối với Liên Xô của tổng thống Kennedy. Bên Nga lúc đó là thời kỳ Khruchev - thời kỳ hoàng kim của Liên Xô và phe XHCN - mặc dù bắt đầu có sự rạn nứt Xô – Trung, nhưng vẫn là một thời kỳ mà Liên Xô đang có những bước tiến ngoạn mục về các mặt kinh tế, văn hoá, khoa học, kỹ thuật , công nghệ, nhất là trong lĩnh vực thám hiểm không gian , có những lúc vượt Mỹ về một sô mặt. « Chào 61 đỉnh cao muôn trượng » như sự hồ hởi của nhà thơ Tố Hữu, phản ánh rất đúng tình trạng lúc đó…Đó là thời kỳ « xét lại », Liên Xô đưa ra chính sách « chung sống hoà bình » , « thi đua kinh tế » xem « ai thắng ai » ? Trong lúc đó thì sau vụ Vịnh Con Lợn và cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba, ( 11-1962) giới tư bản Mỹ cảm thấy nguy cơ đe dọa của CNCS đang kề cận. Ở đông nam Á thì các phong trào cộng sản ngày càng lớn mạnh , ngay Indonexia dưới thời tổng thống Soukarnocũng có chính sách thiên tả, thân thiện với VNDCCH. Ở châu Phi một loạt nước độc lập ra đờI …" 3 dòng thác cách mạng" có vẻ như đang ào ạt dồn CNTB đến chân tường ....Trong lúc đó thì tổng thống Kennnedy lại có chủ trương đưa Mỹ rút chân ra khỏi Việt Nam.
Trong 9 giả thuyết đưa ra về vụ ám sát Kennedy, có giả thuyết khả tín nhất ( do thẩm phán Jim Garrison đưa ra trong cuốn « Sur les traces des assassin » - Lần Theo Dấu Vết Của Những Kẻ Sát Nhân ) đó là những tập đoàn Quân Sự - Công Nghiệp Hoa Kỳ muốn chấm dứt chính sách hoà hoãn với Liên Xô và can thiệp mạnh hơn vào miền Nam Việt Nam để chặn đứng sự bành trướng của CNCS. Trong lúc đó thì nội bộ phe XHCN bắt đầu rạn nứt thành 2 phe, kể từ sau Hội Nghi 81 đảng CS và CN quốc tế họp ở Moscou năm 1960. Phe theo Liên Xô, chủ trương chung sống hoà bình với tư bản, phe theo Trung Quốc chủ trương ngược lại. Trong nội bộ đảng Việt Nam cũng bị chia như vậy…( Trong đó chủ tịch Hồ Chí Minh được coi là thuộc phái ôn hoà...Theo giai thọai thì vào dịp Tết Quí Mão 1963, Hồ chủ tịch, thông qua linh mục Lê Hữu Từ, có gửi tặng Ngô tổng thống một cành đào của miền Bắc )
Trong bối cảnh này tổng thống Ngô Đình Diệm lâm vào thế kẹt, trên đe dưới búa. Một mặt, ông không muốn người Mỹ nhúng tay sâu hơn vào nội tình Nam Việt Nam, muốn hoà hoãn với miền Bắc, nhưng một mặt ông phải lo đối phó với phe chủ chiến của miền Bắc. Nói cách khác, tổng thống Ngô Đình Diệm là một chướng ngại cho cả 2 phe chủ chiến của Hoa Kỳ và Việt Nam , muốn dứt điểm bàn cờ miền Nam Việt Nam bằng quân sự.

Về mặt tài năng chính trị của ông Ngô Đình Diệm tôi không nghĩ là kém, chẳng qua là ông không gặp "thiên thời" mà thôi . Vả lại không thể so sánh với các ông Pak Chung Hy hay Tưởng Giới Thạch, vì nhìn trên phạm vị rộng thì phe Quốc Gia Việt Nam không phải là đối thủ của phe Cộng Sản như ở Triều Tiên hay Trung Quốc. Do đó, trong cuộc thi đua " yêu nước " phe cộng sản đã giành được độc quyền này và đẩy phe quốc gia vào thế kẹt, như lời nhận xét của cựu đại sứ Bùi Diễm trong cuốn hồi ký chính trị " Gọng kìm lịch sử " : " Nhìn vào hoàn cảnh của người quốc gia lúc đó, hay sau này, thì đây là cả một thế kẹt. Đúng lúc phải đấu tranh chống ngoại xâm thì họ lại bị đẩy vào đường hợp tác với ngoại quốc : và đó là điều không dễ gì giảng giải cho quần chúng ..."

Vì thế, với độ lùi về thời gian tạm đủ và với những thực tiễn sinh động, nhìn các lân quốc như Nam Hàn, Đài Loan,.... ta thấy chế độ VNCH thời tổng thống Ngô Đình Diệm lúc đầu tuy là độc tài, nhưng nó có cơ chế để tiến đến dân chủ giống các lân quốc Đông Nam Á khác đó là cơ chế Pluralism....
Mr. Smith
Hi hi, không muốn bàn tiếp với bác yuyu về chuyện đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vì như thế sẽ sa đà vào một vấn đề rất nhạy cảm. Chỉ xin nhắc lại quan điểm của em là Hồ Chí Minh là một nhân cách lớn, dù từ góc độ nào nhìn nhận đi nữa.
Chữ "thiên thời" của bác yuyu thật khó hiểu. Ông Diệm được người Mỹ giao cho ghế tổng thống, lãnh đạo cả miền Nam trù phú và rất được lòng dân trong giai đoạn đầu. Nhất là sau khi ông ta dẹp giáo phái, thống nhất miền Nam thì đã có quá nhiều điều kiện để đưa miền Nam phát triển cả về mặt kinh tế và chính trị. Nhưng với bản chất hẹp hòi và chế độ cầm quyền gia đình trị, tiêu diệt những người kháng chiến cũ, gây mâu thuẫn tôn giáo... bản thân ông ta đã tự đưa mình vào chỗ diệt vong. Nếu so sánh với một Nam Triều Tiên của Pak Chung Hy nghèo nàn lạc hậu, có lẽ còn ít điều kiện hơn Nam Việt Nam thì rõ ràng ông Diệm không phải là một chính khách giỏi. Phe quốc gia ở Nam Hàn cũng chưa bao giờ là mạnh về cả quân sự lẫn chính trị, kinh tế, nên nhớ rằng quân đội Bắc Hàn chỉ mất vài ngày là tràn ngập bán đảo Triều tiên. Sai lầm của ông Diệm là quá quan tâm tới việc tiêu diệt các phe phái chống đối dù là cộng sản, Việt Minh hay quốc gia và ngúng nguẩy với người Mỹ mà không quan tâm tới việc xây dựng một quốc gia giàu mạnh, tự chủ (chưa nói đến dân chủ vội làm gì). Đó là xét trên phương diện Nam Việt Nam, còn trên phương diện dân tộc mà nói thì ông Diệm chính là người đã ngăn cản Hiệp thương thống nhất, đẩy đất nước vào 20 năm chiến tranh.
Có thể ông Diệm có một chút "đức" theo quan điểm Nho giáo, một chút "tài" của một chính trị gia tận dụng được phần nào cơ hội của thời thế. Nhưng cũng chỉ vậy thôi, ông ta chẳng thể nào có thể trở thành một "anh hùng" đầy bản lĩnh để có thể so sánh với Quang Trung hay Gia Long được.
yuyu
Hì, Matrix, anh đưa ví dụ Gia Long, Quang Trung chỉ là một gợi ý về cách xưng hô trung tính, bình đẳng đối với các nhân vật lịch sử đối nghịch nhau thôi chứ không có ý so sánh 2 cụ này với 2 cụ kia. Vả lại cũng là thói quen thôi, chứ trên diễn đàn này không cần thiết, vì mọi người đều xưng hô rất chừng mực.
Thiên thời đây anh muốn nói ông Ngô Đình Diệm không gặp thời. Tuy lúc đầu ông được người Mỹ ủng hộ, nhưng sau ông lại thành chướng ngại, không những vì ông tương đối có tinh thần độc lập (và đôi lúc trong nội bộ trở thành độc đoán ) mà còn vì tình thế đã thay đổi. Phe diều hâu đang thắng thế khắp nơi.... (Hôm nay nhằm đúng ngày kỷ niệm 40 năm Kennedy bị ám sát, lại có thêm một giả thuyết xanh rờn nữa là thủ phạm không ai khác là ...phó tổng thống Johnson và đằng sau ông ta là các thế lực diều hâu ?) Bên Liên Xô cũng chỉ chưa đầy 1 năm sau thì Khruchev bị Breznev hạ bệ . Các chủ trương hoà hoãn, ngưng thử vũ khí nguyên tử, thi đua kinh tế, chung sống hoà bình v.v...bị ngâm dấm. Thế giới lại bước vào thời kỳ đối đầu, căng thẳng giũa 2 siêu cường....Còn ở Việt Nam thì sau Hội Nghị CT đặc biệt 9.1964, cụ Hồ, cụ Giáp và phái chủ hoà coi như không còn nắm quyền quyết định nữa.
Ngoài ra phải nói là phe quốc gia Việt Nam là một lực lượng chính trị rất yếu, không phải là đối thủ của phe cộng sản như Trung Hoa Dân Quốc hay Đại Hàn Dân Quốc. Phe này tập hợp một cách vội vã, chắp vá, đã không có tổ chức mạnh, lãnh tụ giỏi, cơ sở quần chúng rộng... lại không có chủ thuyết đắc nhân tâm.( Học Thuyết Nhân Vị của ông Ngô Đình Nhu dựa trên triết thuyết của triết gia Pháp Emmanuel Mounier, pha trộn với những tư tưởng tâm linh của Mạnh Tử, vốn chỉ dành cho giới trí thức - lại không được trí thức ủng hộ - làm cho Đảng của ông trở thành cô hồn )
Còn nguyên nhân chiến tranh thì không phải chỉ ở thời điểm ấy, nó đã khởi phát từ 1945 , nếu không muốn nói là trước cả đó nữa .....Nhưng có lẽ ta không nên bàn đến nữa ...
Cuối cùng, nguyên nhân thất bại của ông Diệm một phần nữa cũng là do tính cứng nhắc vừa độc đoán, lại vừa hơi Nho gàn của ông ta mà ra.
Nhưng điều quan trọng vẫn là ông Diệm không được chữ Thời....
Phó Thường Nhân
À, hóa ra ông Ngô Đình Diệm chưa phải là linh mục. Cám ơn Matrix cheers.gif

Tôi nghĩ bác yuyu nhầm khi so sánh các sự kiện ở Mỹ, Liên xô với ở miền Nam. Các sự kiện ở Mỹ, Liên Xô nó diễn ra trong nội bộ nó, không có sự can thiệp giật dây của nước ngoài. Theo như những gì bác clicker dẫn, tôi thấy CIA muốn làm gì ở miền Nam thì làm. Quyền lực thực tế như vậy là ở trong tay Mỹ, cho dù nó là bộ ngoại giao Mỹ, CIA, hay lầu năm góc, rồi Kenedy..v..v.. thì nó cũng là Mỹ. Cái câu nói "Đi như ri là mất nước" của ông Diệm, nếu đúng như thế, thì thật là một bi hài kịch. Vì ông có bao giờ có nước đâu mà mất. Đúng hơn là ông có ảo giác có nước, có ảo giác độc lập chủ quyền thì đúng hơn.

Tôi cũng nghĩ như Matrix, điểm xuất phát của chính quyền ông Diệm cao hơn rất nhiều so với chính phủ Việt nam dân chủ cộng hòa. Ông ta cũng không phải động tai động chân mất công mất sức gì mà được ngồi ngay vào ngay vàng. Nếu đấy không phải là thiên thời thì là cái gì. Thất bại của ông Ngô là chính do ông ta gây ra.
Ông ta đã làm đảo lộn xã hội miền Nam với các chính sách cải cách điền địa, rồi luật chống cộng, sát cộng bắt đầu vào năm 1959, vẫn được biết như luật 10-59. Nếu ông ta biết cách thu phục lòng dân, không bị một định kiến về tôn giáo, một định kiến chính trị làm mù quáng, thì mọi chuyện có lẽ sẽ khác. Như vậy ông Diệm hoàn toàn không có tài. Mỗi người ở vào một trách nhiệm, không chỉ có quyền mà còn phải giải quyết được những vấn đề mà ở vào vị trí đó người ta phải giải quyết. Đáng lẽ giải tỏa được nó, thì những chính sách của ông ta càn làm nó phức tạp, khó khăn lên.

Nói về Nho giáo. Cái Nho giáo của ông Diệm là Nho giáo bảo thủ, phong kiến,không phải là quý tộc. Nếu ông Diệm có một chút tư cách Nho giáo cá nhân, mà người nào bị ảnh hưởng của Nho giáo cũng có, thì việc "tề gia, trị quốc" của ông hoàn toàn hỏng. Trong hai vấn đề cực kỳ quan trọng này, ông Diệm chỉ có một lô gic thứ bậc, phân biệt sang hèn, phân biệt tôn giáo là điều tệ hại của đạo Nho, còn cái tinh túy của nó (Nhân, Trí, Dũng) ông đâu có có. Như vậy nếu coi ông là một nhà Nho có lẽ cũng không đủ hoàn toàn tư cách.

Trong tầng lớp "tân Nho" ở miền Nam, tôi nghĩ cụ Nguyễn Hiến Lê, cụ Giản Chi, cụ Sơn Nam, cụ Nguyễn Đăng Thục mới xứng đáng được gọi là Nho gia.
yuyu
Không ý tôi nói là ông Diệm mang nặng tư duy Nho giáo chứ đâu bảo ông là nhà Nho ? Mà cái tư duy Nho giáo này là những tư duy tiêu cực đó là tư tưởng phong kiến gia trưởng, độc đoán, độc tôn và cứng nhắc ...tôi mới dùng một chữ quen thuộc đắc địa là hủ Nho mà ? Chứ còn lâu ông Diệm mới có thể gọi là nhà Nho theo nghĩa quân tử như các học giả kia đuợc.
Còn cái chuỵên ông được ăn cỗ sẵn kia mới chính là cái tôi nói " không có thiên thời ". Thời là cái mà cụ Hồ đã giải thích rất hay là " lạc nước 2 xe dành bỏ phí, gặp thời 1 tốt cũng thành công ". Nghĩa là ông Diệm là một người quốc gia chân chính và có chí hướng, nhưng ông xuất thế vào cái lúc mà trào lưu nationalisme đang thoái trào ở châu Á trước trào lưu communisme. Vì thế cho dù đặt vào tay ông cả cơ đồ ông cũng không thể giữ được. Huống chi bên Trung Hoa, phe quốc gia còn lớn mạnh và chính thống hơn hẳn phe cộng sản lúc đầu, có chính đảng, có học thuyết có lãnh tụ giỏi mà còn thất bại trước phe cộng sản thì bên Việt Nam làm sao thoát khỏi qui luật ấy. Cái thiên thời này, một lần nữa lại ứng nghiệm qua sự sụp đổ của Liên Xô vàkhối XHCN Đông Âu. Khi đó trào lưu cộng sản lại đi vào thoái trào nên dù có cả một cơ ngơi đồ sộ vẫn sụp đổ như thường dù không bị ai đánh. Tức là thiên thời là một khái niệm tuy có vẻ siêu hình, nhưng nó chỉ là qui luật vận hành của lịch sử xã hội. Ai bắt nhịp đúng và qui luật ấy thì " 1 tốt cũng thành công " còn ai đi chệch " 2 xe đành bỏ phí " là nghĩa như vậy. Tất nhiên thiên thời là điều kiện cần, tối cần, nhưng chưa đủ, ngoài thiên thời nó còn địa lợi và nhân hoà là các yếu tố hỗ tương nữa. Nam hàn và Đài Loan sở dĩ tồn tại và thành công vì học còn đựoc 2 yếu tố kia hỗ trợ. Vả lại như tôi đã nói ở trên, đó còn là do tương quan lực lượng ở Trung Hoa và Cao Ly khác ở Việt Nam, thậm chí khác rất xa....
Mr. Smith
Nói về con người Nho giáo của Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm cũng có một điểm thú vị về cách xưng hô. Năm 1945, Hồ Chí Minh về nước và người ta gọi ông bằng nhiều cách gọi khác nhau: Mọi người gọi ông là Cụ, một tiếng tôn xưng ảnh hưởng của Nho giáo chú trọng tới tuổi tác và địa vị xã hội, là anh, xưng tôi với những người ảnh hưởng bởi giáo dục của Pháp-tự do, bình đẳng, bác ái, là đồng chí đối với những người cộng sản. Để dung hòa Đông- Tây với những sự khác biệt ấy, Hồ Chí Minh đã lựa chọn danh xưng Bác- chú với những người ít tuổi hơn và Cụ- tôi với những người nhiều tuổi hơn, không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, thành phần.
Đây chỉ là môt việc nhỏ nhưng cũng thể hiện tầm cỡ chính khách và tinh thần đoàn kết dân tộc của HCM.
Ngô Đình Diệm thì khi lên làm tổng thống vẫn muốn mọi người xưng hô với mình như khi ông ta làm Thượng thư trong chế độ Bảo Đại: Bẩm cụ, xưng con.... -một cách xưng hô đặc sệt Nho giáo phong kiến và không làm hài lòng những người theo tư tưởng phương Tây.
yuyu
Trích từ Diễn Đàn - Forum

40 năm sau, nhìn lại :

1963 ( phần 1)


Nguyễn Ngọc Giao


Lịch sử Việt Nam hiện đại có những cái mốc quan trọng. 1945, " chín năm làm một Ðiện Biên " 1954, chín năm sau là 1963... Rồi lịch sử như tăng tốc, 1968, 1972-73 theo nhịp nhiệm kì tổng thống Mĩ, trước khi đi trước chặn đầu cuộc bầu cử năm 1976 bằng cái mốc 1975.

Trong những cái mốc lớn ấy, 1963 có một vị trí đặc biệt. Trước hết vì những sự kiện dồn dập, phức tạp đã diễn ra.

Thật vậy, nhắc tới tình hình cách đây 40 năm đúng, chắc chắn mọi người nghĩ ngay tới phong trào đấu tranh chống chính quyền Ngô Ðình Diệm, mà biểu hiện nổi bật trong kí ức là phong trào Phật tử, với hình ảnh không thể nào quên : thượng toạ Quảng Ðức an toạ ở ngã tư Lê Văn Duyệt - Nguyễn Ðình Chiểu (Sài Gòn) trước khi châm lửa tự thiêu.
Dư luận thế giới còn bàng hoàng, chưa kịp nhận thức được hết ý nghĩa của hành động siêuphàm ấy, đã kinh ngạc và ghê tởm khi nghe Bà Nhu muốn thay trò " dóc mía " bằng trò " nướng chả ", để rồi chuyển sang phẫn nộ trước cuộc đàn áp đẫm máu đêm 20.8. Và tiếp theo là cuộc thay ngựa giữa dòng ngày 1.11 với cái chết thê thảm của hai anh em Diệm - Nhu, cái chết đã được báo trước trong bức điện mật ngày 24.8 của Nhà Trắng gửi đại sứ Henry Cabot Lodge.

Kích thước Shakespeare của vở bi kịch lịch sử, ba tuần sau, đạt tới cực điểm mới trong cái chết của John F. Kennedy. Tiếp theo, như mọi người đều biết : cuộc " cách mạng " tháng 11.63 mau chóng hiện nguyên hình trong cái đèn cù của các cuộc đảo chính liên tiếp ; cuộc " chiến tranh đặc biệt " mà Kennedy đã liên tục tăng cường (từ dưới 10 000, số cố vấn quân sự Mĩ ở miền Nam cuối năm 1963 đã lên tới 20 000), tới Johnson, đã leo thang thành " chiến tranh cục bộ "...

40 năm đã trôi qua, những đam mê cuồng nộ có thể sâu lắng, nhường chỗ cho cái nhìn tỉnh táo, và những trải nghiệm chủ quan lại có thể làm sống động những hiểu biết khách quan mới. Và những hiểu biết khách quan đang được tích luỹ qua nghiên cứu của các nhà sử học trên thế giới trong thời gian qua, khi họ phỏng vấn các chứng nhân, đối chiếu nhân chứng với các tư liệu mà các kho văn khố quốc gia, cơ quan và cá nhân đang lần lượt được mở ra ở Washington, Paris, Moskva, Warszawa... hoặc hé mở ở Hà Nội, Bắc Kinh...

Ðọc qua một số các công trình nghiên cứu được công bố, có thể thấy những sự kiện nhắc lại ở trên là phần nổi, quan trọng, nhưng chỉ là một bộ phận của một chuỗi dài những sử kiện quan trọng dồn dập xảy ra trong năm 1963 ở Việt Nam và liên quan đến Việt Nam.

Xin đơn cử vài thí dụ để minh chứng :

ngày nay, các tài liệu nội bộ của Mỹ đã xác nhận tầm quan trọng của trận Ấp Bắc : ngày 2.1.1963, tại một ấp nhỏ cách Mỹ Tho 20 km, một đơn vị du kích của Mặt trận dân tộc giải phóng đã đánh bại một lực lượng đông gấp 5 lần của quân đội Việt Nam cộng hoà, với ưu thế tuyệt đối áp đảo về cơ động (trực thăng, xe cơ giới), hoả lực và vũ khí, với sự chỉ huy thực sự của đại tá John Paul Vann và sự chỉ đạo sâu sát của cả tướng Paul Harkins. Ðầu năm 1963, khi trận này xảy ra, hai bên đều tuyên truyền thắng lợi, hai nhà báo Mỹ sau này trở nên những tên tuổi của báo chí Mỹ (N. Sheehan và D. Halberstam) nêu rõ ngay đây là thất bại nặng nề chính quyền Diệm và của chiến lược " CI " (chống nổi dậy) của chính quyền Kennedy, song phải nói lúc đó dư luận vẫn bán tin bán nghi. Ngày nay, rõ ràng trận Ấp Bắc đã mở đầu cho sự phá sản của " chiến tranh đặc biệt " và " quốc sách ấp chiến lược ".


Nói rộng hơn, các hồ sơ lưu trữ của Nhà trắng và Bộ ngoại giao Mỹ được công bố trong 20 năm qua (sau Hồ sơ Lầu năm góc bị phanh phui năm 1971) cho thấy : lực lượng quân sự của MTDTGP (chủ yếu là lực lượng tại chỗ) năm 63 tăng gấp đôi so với năm 61, rạn nứt bắt đầu hiện ra trong bộ máy chính quyền và quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam, giữa Mỹ và chính quyền Ngô Ðình Diệm (một dự thảo kế hoạch thay thế Diệm được soạn thảo từ tháng 4.63, trước cuộc đàn áp Phật tử tháng 5 ở Huế), mâu thuẫn gay gắt giữa báo chí Mỹ và bộ máy chính trị - quân sự Mỹ ở Việt Nam.


Từ tháng 7.62, ông Lê Duẩn, trong một lá " thư vào Nam " (gửi ông Nguyễn Văn Linh) đã nhấn mạnh khả năng Mỹ thừa nhận thất bại của " chiến tranh đặc biệt " và chấp nhận " chính phủ liên hiệp " ; sang năm 1963, De Gaulle đưa ra đề nghị " trung lập hoá miền Nam Việt Nam " và bước đầu chuẩn bị lực lượng (ở Pháp cũng như ở Sài Gòn). Tại Sài Gòn, khi đã quá muộn, tập đoàn Diệm-Nhu mới tìm cách liên lạc với Hà Nội (thông qua Maneli, đại sứ Ba Lan ở Uỷ hội Quốc tế), không rõ với thực tâm tìm kiếm một giải pháp " giữa người Việt với người Việt " hay chỉ nhằm hù Mỹ.


Lịch sử đã diễn ra như thế nào, mọi người đều rõ : tại Washington, tuy những tiếng nói đòi " rút đi trong danh dự " bắt đầu cất lên ở Quốc hội Mỹ, những hoài nghi do dự đã lộ ra trong nội bộ, nhưng chính quyền Johnson chọn con đường leo thang (mà thực sự Kennedy đã khởi xướng) ;
tại Hà Nội, năm 1963 kết thúc bằng Hội nghị Trung ương lần thứ 9 của Ðảng Lao động Việt Nam (mà một báo cáo mật của CIA thừa nhận sự độc lập đối với Bắc Kinh và Moskva) : để đương đầu với sức mạnh ghê gớm của Hoa Kỳ, ÐLÐVN về đối ngoại, chọn lựa con đường " trung tuyến " giữa Liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ sự ủng hộ tối đa của hai nước " anh em " đang và sẽ trở thành kẻ thù của nhau, song về đối nội, não trạng và thực tiễn của ÐLÐ hai thập niên sau đó, mang nặng dấu ấn của chủ nghĩa Mao (tuy không bao giờ đạt tới mức " cách mạng văn hoá ").


Những dữ kiện quốc tế và quốc nội, ngày nay nhìn lại, hầu như đã tất yếu quy định tiến trình của cuộc chiến tranh ở Việt Nam từ cuối năm 1963. Nhưng mặt khác, người ta không thể không đặt ra những câu hỏi bắt đầu bằng chữ " nếu ". Nếu xu hướng sớm thấy thất bại mạnh hơn ở Nhà Trắng, nếu ý đồ mong muốn " chính phủ liên hiệp " của phía Việt Nam có thể được thông báo một cách " hiển ngôn " cho phía Mỹ (một điều hơi không tưởng nếu ta nhớ tới cuộc tranh chấp Xô-Trung)...

Không ai có thể viết lại, càng không thể làm lại, lịch sử bằng những chữ nếu. Song xem xét các giả thiết là một cách soi sáng các dữ kiện lịch sử và hiểu rõ quá khứ. Ðiểm lại những hiểu biết hôm nay về năm bản lề 1963, có lẽ chỉ cần nhấn mạnh một điều : nếu kho lưu trữ ở VN chưa được mở ra cho các nhà nghiên cứu, và ngày nào chưa thực sự có nghiên cứu lịch sử hiện đại ở Việt Nam, thì lịch sử Việt Nam hiện đại vẫn còn là độc quyền của sử gia nước ngoài và " ký ức quốc gia " của dân tộc ta còn đắm chìm trong cõi u minh.

Nguyễn Ngọc Giao
yuyu
Trích từ Diễn Đàn - Forum

40 năm sau, nhìn lại (phần 2)

1963 : tìm hiểu cuộc " đi đêm " giữa Sài Gòn và Hà Nội


Nguyễn Ngọc Giao

40 năm qua, những cuốn sách và những bài báo đề cập đến các sự kiện năm 1963 thường rải rác nói tới những cuộc tiếp xúc bí mật giữa hai chính quyền Sài Gòn và Hà Nội. Thực hư ra sao, tiếp xúc tới mức nào, ý đồ của các bên hữu quan là gì, và các cuộc tiếp xúc có tác động tới diễn biến tình hình hay không, đó là những câu hỏi mà bài này tìm cách trả lời bằng cách đối sánh các chứng từ với nhau, và đối sánh chúng với những hồ sơ lưu trữ một phần đã được giải mật trong những năm qua.

Những huyền thoại

Ðể phân biệt thực hư, trước hết hãy thanh lí một số huyền thoại có tính chất hư cấu.

Trước hết là một cuộc gặp giữa ông Ngô Ðình Nhu và ông Phạm Hùng (uỷ viên Bộ chính trị Ðảng Lao động Việt Nam, phó thủ tướng chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) năm 1963. Một nhà sử học (1) đã khẳng định có cuộc gặp này và viện dẫn hồi kí của William Colby. Ông trùm CIA viết gì trong hồi kí ?
" Mấy năm về sau, tôi nghe kể từ một tướng lĩnh cao cấp Nam Việt Nam, một người lãnh đạo cuộc đảo chính chống Diệm và Nhu (...). Viên tướng này khoe đã nghe nói rằng, tuy ông ta không chứng kiến trực tiếp, đúng là năm 1963 Nhu đã gặp Phạm Hùng, người lãnh đạo nỗ lực Cộng sản ở miền Nam " (2).

W. Colby là giám đốc Cục tình báo CIA từ 1973 tới 1976. Ở thời điểm 1963, ông ta làm vụ trưởng Vụ Viễn Ðông của CIA sau 3 năm liền làm thủ trưởng chi nhánh CIA ở Việt Nam (1959-62). Năm 1968, Colby trở lại Việt Nam với hàm đại sứ, cố vấn bên cạnh tướng Westmoreland, cho tới năm 1971.

Tóm lại, Colby là một tay trùm tình báo lão luyện, có hơn 10 năm kinh nghiệm về Việt Nam, có khả năng và quyền tham khảo các hồ sơ lưu trữ của CIA. Vậy mà, một cuộc gặp giữa hai nhân vật hàng đầu của chế độ Việt Nam cộng hoà và chế độ Việt Nam dân chủ cộng hoà, ông ta chỉ " nghe " một người " nói " là " đã nghe nói ".

Cũng phải nói thêm, Colby kể lại cuộc gặp này với mục đích nhét vào miệng ông Phạm Hùng một câu khâm phục ấp chiến lược để kết thúc chương sách nói về kế hoạch này (kế hoạch mà Ngô Ðình Nhu coi là " quốc sách ", và Colby khiêm tốn khoe chính ông ta mới là cha đẻ của nó).

Ông trùm tình báo cũng đủ tinh khôn để viết thêm một câu thận trọng :
" Giai thoại này có thể là chuyện bịa ". Không biết Colby muốn nói ông tướng " bịa " ra cuộc gặp, hay chính ông đã " bịa " ra ông tướng.
Nhưng bịa là cái chắc. Bịa tồi nữa kia : năm 1963, người lãnh đạo Trung ương cục miền Nam là ông Nguyễn Văn Linh, tiếp theo (từ 1964 đến 1967) là ông Nguyễn Chí Thanh, sau khi tướng Thanh từ trần, ông Phạm Hùng mới vào Nam đảm nhiệm chức vụ này.

Một huyền thoại nữa là : cuộc đảo chính ngày 1.11.1963 nhằm ngăn chặn một sự thoả hiệp giữa chính quyền Diệm-Nhu và đối phương. Một trong những người khẳng định dứt khoát điều này là tướng Ðỗ Mậu (trước đảo chính là đại tá, phụ trách an ninh quân đội) :

" Âm mưu thoả hiệp với chính quyền CS Hà Nội của chế độ Diệm là một trong những động cơ quan trọng, nếu không nói là động cơ quan trọng nhất, thúc đẩy quân đội cùng với toàn dân đứng lên làm cuộc cách mạng 1-11-63 để ngăn chận và trừng phạt dòng họ Ngô Ðình dâng miền Nam cho Cộng Sản " (3).

Ðây là một câu văn đậm đà tính chất tuyên ngôn (cách mạng, quân đội cùng với toàn dân...) không mấy quan tâm tới sự thật lịch sử. Nó cũng tương tự như tuyên bố của tướng Tôn Thất Ðính, bộ trưởng nội vụ, mấy ngày sau cuộc đảo chính. Chỉ cần đưa ra vài nhận xét :

* Tác giả không nằm trong hạt nhân đầu tiên của cuộc đảo chính (gồm các tướng Dương Văn Minh, Trần Văn Ðôn, Lê Văn Kim). Còn Tôn Thất Ðính, người được Diệm cử làm tổng trấn Sài Gòn, mãi tới những ngày chót mới tham gia đảo chính sau khi bị " khích tướng " (không được tổng thống cử làm bộ trưởng nội vụ và được nhóm đảo chính hứa hẹn).

* Trong các cuộc tiếp xúc của ba tướng này với người của CIA (Lucien Conein, Rufus Phillips...) được đại sứ Cabot Lodge uỷ nhiệm để xúc tiến đảo chính (từ tháng 7 đến ngày 1.11.1963), mục tiêu ngăn chận chính quyền Diệm-Nhu " thoả hiệp với Cộng sản " không hề được bên nào nêu ra (4).

* người duy nhất nêu vấn đề này lên là tướng Nguyễn Khánh (tư lệnh Quân khu II) trong cuộc gặp nhân viên CIA ở Pleiku ngày 26.8.1963 để thoái thác hành động, " còn chờ động thái của Nhu đối với Hà Nội " (5). Hai tháng sau, Nguyễn Khánh tham gia cuộc đảo chính mà không đả động gì tới " động thái của Nhu " nữa. Phải đợi đến cuối tháng giêng năm 1964, nghĩa là 3 tháng sau cuộc đảo chính thành công, Nguyễn Khánh mới đưa tin Mai Hữu Xuân và nhóm " trung lập thân Pháp " chuẩn bị đảo chính để xin Mĩ bật đèn xanh cho chính ông ta lật nhóm Dương Văn Minh (6). Như vậy, có thể giả định có căn cứ rằng câu chuyện " lá bài trung lập ", điều đình với " cộng sản " đối với tướng Khánh chỉ là cách nói để vừa lòng Mĩ.

* quan trọng hơn cả, hồ sơ lưu trữ của Nhà trắng và Bộ ngoại giao Mĩ đều cho thấy : khả năng chính quyền Diệm - Nhu " thương lượng bí mật với Hà Nội " tuy một hai lần được nêu lên trong các dự thảo kế hoạch phòng hờ, nhưng không bao giờ được coi là hiện thực và không hề là nhân tố (dù là thứ yếu) được nêu lên trong các cuộc thảo luận quyết định đảo chính kéo dài suốt ba tháng 8-9-10 năm 1963.

Lửa và khói

Như vậy là câu chuyện ông Ngô Ðình Nhu tiếp xúc trực tiếp và bí mật với " phía bên kia " cũng như câu chuyện chính quyền Diệm-Nhu muốn bắt tay với miền Bắc để đòi Mĩ rút đi (hoặc rút bớt) chỉ là những huyền thoại được tạo dựng sau đó nhiều tháng và nhiều năm, với những mục đích khác nhau, nhưng cũng dễ lí giải.

Tuy nhiên, tục ngữ Việt Nam có câu không có lửa sao có khói. Thế mà, từ đầu năm 1963, và nhất là trong suốt mấy tháng hè, Sài Gòn và đặc biệt giới ngoại giao ở Sài Gòn xôn xao những lời đồn và những " tin mật " về các cuộc tiếp xúc qua trung gian của đại sứ Pháp Roger Lalouette, khâm mạng Toà Thánh Vatican Salvatore d’Asta, đại sứ Ấn Ðộ Ram Godurdhun, chủ tịch Uỷ hội quốc tế (cơ quan do Hiệp định Genève 1954 đặt ra) và nhất là Mieczyslaw Maneli, đại sứ trưởng đoàn Ba Lan trong Uỷ hội.

user posted image
Mieczyslaw Maneli

Chưa ai khai thác hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao Ấn Ðộ để biết đại sứ Ram Godurdhun cụ thể đã làm gì. Qua các công trình nghiên cứu đã xuất bản cho đến nay, dường như sự đóng góp của ông tóm gọn vào hai việc :

* cùng với đại sứ Pháp Lalouette thúc đẩy ông Ngô Ðình Nhu liên lạc với chính quyền miền Bắc, và đề nghị đại sứ Ba Lan (một nước xã hội chủ nghĩa) đóng vai trung gian (dưới đây sẽ nói về vai trò này).

* kể lại rằng trong một cuộc tiếp kiến, chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với ông ta về ông Ngô Ðình Diệm (bằng tiếng Pháp) : " Il est, à sa manière, un patriote " (Ông ấy yêu nước theo kiểu của ông ta) – (dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích thái độ của miền Bắc).

Vai trò của khâm mạng d’Asta dường như cũng không đi xa hơn việc " biên đạo " cho cái bắt tay giữa Ngô Ðình Nhu và Maneli trong cuộc chiêu đãi chiều ngày 25.8.1963 của quyền ngoại trưởng Trương Công Cừu (thay thế Vũ Văn Mẫu từ chức sau cuộc tấn công chùa chiền của các Lực lượng đặc biệt đêm 20.8). Ðại sứ của Vatican còn phải tập trung vào việc điệu tổng giám mục Ngô Ðình Thục về Roma và làm những động tác cần thiết để dư luận không (hay bớt) đồng hoá Giáo hội Roma với " chế độ Công giáo gia đình trị đàn áp Phật giáo ".

Ồn ào và kì lạ hơn cả là Roger Lalouette, đại sứ Pháp ở Sài Gòn. Như đã nói ở trên, Lalouette đã thúc đẩy đồng sự Ba Lan đặt vấn đề với Hà Nội và khuyến khích Ngô Ðình tiếp Maneli. Việc này đòi hỏi sự kín đáo tối thiểu, nhất là ở thời điểm mà dư luận rất chú ý tới tuyên bố của tướng De Gaulle.

Tổng thống Pháp long trọng yêu cầu " nước ngoài " chấm dứt can thiệp quân sự ở Việt Nam, mọi giải pháp phải dựa trên các nguyên tắc độc lập, thống nhất và " trung lập ".
Nói De Gaulle là nói " ma lực của ngôn từ ". Và khi lời nói không có lá bài tương xứng thì " ma lực " chỉ có thể xuất hiện khi ở trên chiếu bạc, các tay chơi đã cạn túi hoặc muốn đổi luật chơi. Ở Việt Nam năm 1963, tình huống đó chưa xảy ra.

Nên tuyến bố ngày 29.8 của lão tướng chỉ nhằm " prendre date " (đánh dấu thời điểm). Ngày hôm sau, Alphand, đại sứ Pháp ở Washington, thừa nhận Pháp trước mắt " không có giải pháp nào " để đề nghị cả (7).

Hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao Pháp cho thấy các " hoạt động môi giới " của đại sứ Pháp dường như đều là những " sáng kiến cá nhân " không xin phép, thậm chí không báo cáo (thí dụ như việc ông đã tự tiện đưa đồng liêu của mình là Tổng đại diện Pháp ở Hà Nội (ghé Sài Gòn nghỉ hè) tới gặp ngoại trưởng Trương Công Cừu). Lại ồn ào nữa (một loạt bài báo Mĩ nói tới vai trò " môi giới trung lập hoá " của ông xuất hiện đầu tháng 9.63), nên ngày 10.9, Lalouette bị ngoại trưởng Couve de Murville triệu về Pháp (8).

Vai trò trung gian giữa chính quyền hai miền rốt cuộc chỉ còn một mối : đại sứ Ba Lan Maneli. May thay cho các nhà sử học, Maneli là một nhà luật học, được chính quyền Ba Lan cử vào Uỷ hội quốc tế với tư cách một luật gia chứ không phải là với tư cách cán bộ chính trị hay ngoại giao.

Sau hai nhiệm kì ở Việt Nam, ông trở lại giảng dạy ở Trường đại học Warzsaw. Vì những bài giảng và bài viết không " đúng lập trường xã hội chủ nghĩa " ông bị cách chức rồi di cư sang Mĩ dạy học ở Queens College (New York). Cho nên, Maneli không phải là một người " vượt màn sắt chọn tự do ", viết sách vì " căm thù cộng sản từ trong máu " hay/và làm vừa lòng Mĩ. Chứng từ của ông (9) do đó là một tài liệu đáng tin cậy, ít nhất là đáng tin cậy như một chứng từ trung thực (và cũng như mọi chứng từ trung thực, nó cần được kiểm chứng).

Maneli cho biết trong một cuộc gặp thủ tướng Phạm Văn Ðồng và bộ trưởng ngoại giao Xuân Thuỷ (đầu tháng 7.63) : " Tôi hỏi nên làm gì nếu Ngô Ðình Nhu mời tới nói chuyện. Họ trả lời ngay lập tức : nhận gặp và lắng nghe. Tôi lại hỏi họ có muốn tôi nói gì (với Nhu). Họ trả lời : ‘Tất cả những gì đồng chí biết về lập trường của chúng tôi trong sự trao đổi và hợp tác kinh tế và văn hoá (giữa hai miền). Một điều chắc chắc là : Mĩ phải rút đi. Trên cơ sở chính trị ấy, chúng tôi có thể thương lượng bất cứ điều gì’". Maneli hỏi thêm về khả năng một chính phủ liên hiệp ở miền Nam hay một hình thức liên bang Bắc Nam, ông Ðồng trả lời (có mặt chủ tịch Hồ Chí Minh) : " Trên cơ sở độc lập và chủ quyền của Việt Nam, mọi điều đều có thể thương lượng. Hiệp định Genève đã đặt ra nền tảng pháp lí và chính trị : không có căn cứ hay quân đội nước ngoài trên lãnh thổ đất nước chúng tôi. Như thế, chúng tôi có thể đi tới thoả thuận với bất luận người Việt Nam nào " (10).

Trở vào Sài Gòn, Maneli đợi Lalouette và d’Asta sắp xếp cuộc gặp Ngô Ðình Nhu. Như đã nói trên, họ bắt tay nhau lần đầu trong cuộc chiêu đãi ngày 25.8 (ngày hôm đó, sinh viên Sài Gòn xuống đường phản đối cuộc tấn công chùa chiền 20.8, Cabot Lodge xuất hiện tại cuộc chiêu đãi nhưng chưa chính thức là đại sứ vì chưa trình quốc thư ; tin đồn sẽ có đảo chính ngày 1 hay 2.9).

Ngày 2.9 (Quốc khánh Việt Nam dân chủ cộng hoà !), Ngô Ðình Nhu tiếp riêng Maneli tại văn phòng ở dinh Gia Long. Như các cuộc hội kiến khác của anh em Diệm-Nhu với bất luận người nước nào, phần lớn thời giờ dành cho lời độc thoại tràng giang đại hải. Ông Nhu nói những gì, phần dưới sẽ nói tới, nhưng riêng về vấn đề hiệp thương, thì theo chứng từ của đại sứ Ba Lan, ông ta chỉ vỏn vẹn hai ý :
1. "Tôi không phản đối đàm phán và hợp tác với miền Bắc, và như ông biết, nhiều nhà ngoại giao phương Tây đã đề nghị với tôi. Ngay trong những trận giao tranh tàn ác nhất, người Việt Nam cũng không quên ai là người Việt, ai là ngoại quốc. Nếu có bắt đầu đối thoại trực tiếp, thì có thể tiến tới xích lại gần. Và Uỷ hội quốc tế - cũng như bản thân ông - sẽ có thể đóng vai trò tích cực ở đây ",

2. " Trong tương lai gần, tôi không dự liệu điều gì có thể dẫn tới nói chuyện trực tiếp, nhưng sớm muộn có thể sẽ hé ra khả năng "
(11).

Vỏn vẹn có thế thôi, và đó là lần cuối cùng đại sứ Ba Lan gặp Ngô Ðình Nhu. Xin nhắc lại, đó là ngày 2.9.1963. Nghĩa là N-60 : đúng 2 tháng sau, anh em ông Diệm và ông Nhu bị bắn và đâm chết trong chiếc xe thiết giáp M.113. Sự thật, số phận của họ đã được định đoạt gần mười ngày trước đó, trong bức điện mang số 243 (ngày 24.8.63) của Bộ ngoại giao Mĩ gửi Sứ quán ở Sài Gòn (xem một bài sau).

Nhìn từ Hà Nội

Tiếc rằng hồ sơ lưu trữ về năm 1963 ở Hà Nội vẫn chưa được mở ra cho các nhà nghiên cứu (một thủ đô đồng bệnh bí mật nữa là Vatican). Tập Thư vào Nam của ông Lê Duẩn tập hợp những lá thư của bí thư thứ nhất Ðảng cộng sản VN gửi Trung ương cục Miền Nam trong thời gian 1961-1975, là một cứ liệu quý báu, nhưng có một lỗ hổng lớn : 1963-1964. Các tài liệu mật của Trung ương cục mà Mĩ bắt được và bắt đầu công bố chủ yếu cũng chỉ đề cập tới đấu tranh vũ trang và chính trị, nhưng không nói gì tới các cuộc tiếp xúc (gián tiếp hay trực tiếp). Báo cáo của CIA cho biết nhiều lần Ngô Ðình Nhu khoe có liên lạc với tướng này tướng nọ của Quân giải phóng, nhưng rõ ràng là bịa đặt để " trộ " CIA (và trộ không thành).

Tuy nhiên, lá thư của ông Lê Duẩn gửi ông Nguyễn Văn Linh tháng 7.1962 (ngay sau Hiệp định về chính phủ liên hiệp ở Lào), đối chiếu với những tuyên bố chính thức, cho phép ta hình dung ra những nét lớn trong nhận định và chủ trương của lãnh đạo ÐCS :

" Trong quá trình phát triển của chiến tranh, nếu đánh lâu dài mà không thể thắng được ta, thì đến một lúc nào đó, có khả năng Mỹ phải thay Diệm hoặc buộc phải thương lượng với ta và chấp nhận chính phủ liên hiệp. Nhằm chủ động đón khả năng đó, ta nên liên hệ với những nhân sĩ tiến bộ có uy tín, có cảm tình với cách mạng, nhưng chưa bị lộ với địch, để sử dụng vào việc đấu tranh lập chính phủ nhiều thành phần sau này (Phải thuyết phục họ tìm cách bề ngoài có quan hệ với Mĩ, nhưng phải hết sức giữ bí mật cho họ vì có thể họ sợ quan hệ với Mĩ sẽ mất uy tín, và bị ta hiểu lầm) " (12).

Rõ ràng là sau hội nghị Genève về Lào (1962), ÐCS coi chính phủ liên hiệp là khả năng tối ưu cho một giải pháp ở miền Nam, mặc dầu không thể coi giải pháp Lào là một " mô hình " :

" Tình hình miền Nam nước ta có khác với Lào. Vấn đề đặt ra ở đây là phải hạn chế sự can thiệp ngày càng tăng của đế quốc Mĩ, là không cho địch biến ‘chiến tranh đặc biệt’ thành ‘chiến tranh cục bộ’, mở rộng chiến tranh ra cả nước, và ta phải biết thắng địch trong ‘chiến tranh đặc biệt’, trong phạm vi miền Nam " (sđd, tr 62).

Hồ sơ lưu trữ của Bộ chính trị ÐCSVN chắc sẽ mang lại nhiều tình tiết thú vị, bất ngờ. Nhưng về cơ bản, ngay từ bây giờ, có thể nhận định không mấy sai lầm là, năm 1963 :

* lãnh đạo ÐCSVN muốn hạn chế mức tham chiến của Mĩ và mong muốn đi tới giải pháp chính phủ liên hiệp

* nắm mọi vận hội đàm phán với chính quyền Ngô Ðình Diệm trong chiều hướng ấy, hay ít nhất, làm tất cả để khoét sâu những mâu thuẫn giữa chính quyền này (hay chính quyền nào thay thế nó) và chính quyền Mĩ.


user posted image
Ngô Ðình Nhu

Nhìn từ Washington

Lúc đó, và bây giờ càng thấy rõ hơn : chính quyền Kennedy (mặc dầu đã có những đề nghị của thượng nghị sĩ Mike Mansfield, đại sứ Mĩ ở New Delhi Charles Bohlen... ) và sau ngày 1.11.63, chính quyền Johnson, tuy không thống nhất về mức độ tham chiến, hoàn toàn nhất trí trong quyết tâm " chiến thắng" (Win the War). Ðối với họ, một giải pháp " chính phủ liên hiệp " (mặc dầu Kennedy đã phải chấp nhận ở Lào) chỉ là " đầu hàng cộng sản " một cách trá hình. Cái ý chí ấy, phải tới năm 1968 mới bị bẻ gãy.

Năm 1963, ý chí " Counter Insurgency " (đập tan chiến tranh giải phóng) còn nguyên vẹn. Và nguyên vẹn là niềm tin vào những báo cáo thắng lợi quân sự, kế hoạch ấp chiến lược thành công của tướng Harkins và Bộ chỉ huy Mỹ gửi về Washington (phải đến tháng 12.1963, Nhà Trắng mới bắt đầu hiểu ra rằng ấp chiến lược đã sụp từng mảng lớn, rằng tình hình quân sự đã " xấu đi nghiêm trọng " không phải từ cuộc đảo chính 1.11, hay từ mùa hè, mà từ đầu năm 1963, cụ thể là từ trận Ấp Bắc (2.1.1963) (13).

Nhìn từ Dinh Gia Long

Cái nhìn về tình hình, Nhà Trắng hoang tưởng một, thì dinh Gia Long hoang tưởng mười. Nhà báo chủ chiến tới cùng, người ủng hộ chính quyền Ngô Ðình Diệm tới giờ chót, là Jo Alsop, tới Sài Gòn đầu tháng 9.63 với mục đích " giải độc dư luận Mĩ về vụ Phật giáo và những thông tin bi quan về quân sự " đã không tin nổi tai mình khi nghe ông Nhu " nói toạc rằng mình mới là ông chủ thực sự của chính phủ Việt Nam trong khi ông ta không còn nhận thức gì được nữa về cái thế giới ở bên ngoài Dinh Gia Long ", và càng tá hoả hơn khi ngồi nghe ông Diệm độc thoại (14).

Ta hãy nghe ông Ngô Ðình Nhu độc thoại trước mặt đại sứ Ba Lan Maneli trong cuộc gặp ngày 2.9.1963 :

" Tôi tiến hành một cuộc chiến tranh mà mục đích là chấm dứt chiến tranh một cách vĩnh hằng ; tôi chiến đấu chống Cộng sản thực sự là để kết liễu chủ nghĩa tư bản duy vật. Tạm thời tôi buộc phải hạn chế tự do để rồi mang lại tự do dưới dạng thức vô hạn của nó. Tôi củng cố kỉ luật cũng là để đi tới mục tiêu bãi bỏ những ràng buộc bên ngoài của nó. Tôi tập trung hoá Nhà nước là để dân chủ hoá và giải tập trung Nhà nước. Ông thấy đó, tôi là môn sinh của Hegel về biện chứng pháp ".

" Người Mĩ và Việt cộng tưởng đâu rằng ấp chiến lược chỉ đơn thuần là những cơ cấu quân sự, chiến thắng rồi, không cần nữa, sẽ dẹp đi. Cả Mĩ lẫn Việt cộng đều nhầm cả vì họ đi từ những tiền đề duy vật chủ nghĩa. Ấp chiến lược là định chế cơ bản của nền dân chủ trực tiếp. Một khi phát triển và đơm hoa kết trái rồi, ấp chiến lược sẽ là những hạt nhân thực thụ của tổ chức quốc gia, còn Nhà nước thì, như Marx nói, sẽ tiêu vong ".

Cố nhiên, cũng như nhà báo Mĩ Alsop, ông đại sứ Ba Lan Maneli " không tin nổi tai mình ", sợ mình nghe lầm, hay là ông " đặc cố " lỡ miệng dùng ngôn ngữ mác-xít. Thấy người đối diện trố mắt ngạc nhiên, Ngô Ðình Nhu phải nhắc lại, nhấn mạnh hơn :

" Ðúng như vậy đó. Tôi đồng ý với kết luận cuối cùng của Marx : Nhà nước phải tiêu vong – đó là điều kiện cho sự toàn thắng tối hậu của dân chủ. Lẽ sống của tôi là làm sao để tôi trở thành không cần thiết nữa " (15).

Mọi bình luận về lời trường thiên độc thoại trong bầu không khí siêu thực ấy lại càng thừa. Có cần thêm, là một thông tin : ngay chiều hôm đó, Ngô Ðình Nhu thông báo cho Mĩ về cuộc gặp Maneli.
Cũng như ông là người tung ra tin đồn, hôm nay là " thương lượng bí mật với Bắc Việt ", mai là " điều quan trọng là tách Việt cộng khỏi ảnh hưởng Bắc Việt ".

Bộ trưởng Phủ tổng thống Nguyễn Ðình Thuần thố lộ với sứ quán Mĩ là Nhu hút thuốc phiện. Sau này, tướng Trần Văn Ðôn phủ nhận. Không biết ai đúng, chỉ biết chắc là ông Nhu say sưa với những chiến thắng tưởng tượng vừa bày ra những mưu ma chước quỷ để hù mấy ông tướng đang rục rịch đảo chính và làm săng ta với Mĩ bằng câu chuyện " đi đêm " với Hà Nội. Ði đêm thì có ngày gặp ma.

Không đi đêm mà mộng du thì có ngày thành ma. Ðó là ngày 2.11.1963. Sau đó ít hôm, Cabot Lodge nói với nhà báo David Halberstam : " Nếu hai anh em nhà ấy còn sống, thì ta sẽ kẹt chứ ? Bất cứ thằng cha căng chú kiết phản động nào trên thế giới cũng sẽ mang ra xài để phá ta " (16).

Nguyễn Ngọc Giao


user posted image
Cả ngày chủ nhật 27.10.1963, Ngô Ðình Diệm mời đại sứ Henry Cabot Lodge đi kinh lý và chuyện trò. Hôm sau (ảnh trên) họ khánh thành Lò nguyên tử Ðà Lạt.

Bốn ngày sau, nổ ra cuộc đảo chính.

Sự thật, số phận của anh em họ Ngô đã được quyết định trong một chỉ thị Washington gửi Cabot Lodge từ ngày 24.8 (xem một bài sau).


--------------------------------------------------------------------------------

(1) Vũ Ngự Chiêu, Tướng Dương Văn Minh và Ðệ Nhất Cộng Hoà http://www.giaodiem.com/doithoaiIII/vnchieu_two.htm

(2) William Colby, The Lost Victory, Contemporary Books, Chicago, 1989, tr. 102-103 ; có thể tham khảo bản tiếng Pháp Vietnam histoire secrète d’une victoire perdue, Perrin, Paris, 1992, tr 118.

(3) Hoành-Linh Ðỗ Mậu, Việt Nam Máu lửa quê hương tôi, Tác giả xuất bản, Hoa Kỳ, 1987, trang 665).

(4) Hồ sơ lưu trữ Bộ ngoại giao Mĩ : Foreign Relations, 1961-1963, Volume III, Vietnam, January-August 1963 (có thể tham khảo trên mạng ở trang http://www.state.gov/r/pa/ho/frus/kennedyjf/iii/ )

(5) Hồ sơ đã dẫn, tài liệu số 294.

(6) Ðiện của chi nhánh CIA Sài Gòn gửi CIA trung ương ngày 28.1.64 (xem http://www.state.gov/r/pa/ho/frus/johnsonlb/i/ )

(7) Bị vong lục về cuộc gặp giữa quyền ngoại trưởng Ball và Alphand, đại sứ Pháp tại Washington, 30.8.1963. Xem tài liệu số 28 trên http://www.state.gov/r/pa/ho/frus/kennedyj...yjf/iv/8202.htm

Của đáng tội, mùa xuân 1963, chính phủ Pháp cũng đã kín đáo chuẩn bị lá bài Trần Văn Hữu và để tiện bề tranh thủ một số nhân sĩ Việt Nam ở Pháp, đã trục xuất (không công bố) bác sĩ Nguyễn Khắc Viện. Những hồ sơ lưu trữ đã được giải mật của Phủ tổng thống và Bộ ngoại giao cho thấy một vài động tác, nhưng xem ra cũng thuộc loại " lực bất tòng tâm ".

(8) Ellen J. Hammer, A Death in November / America in Vietnam, 1963, E. P. Dutton, New York, 1987, tr. 232. Không nên dùng bản dịch Việt ngữ xuất bản tại Mĩ, sai và thiếu nhiều.

(9) Mieczyslaw MANELI, War of the Vanquished, translated from the Polish by Maria de Görgey, Harper & Row, New York, 1971.

(10) Báo cáo ngày 10.7.63 gửi về Bộ ngoại giao Ba Lan và Sứ quán Liên Xô ở Hà Nội, sđd. tr. 127-128.

(11) sđd, tr. 146.

(12) Lê Duẩn, Thư vào Nam, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1985, tr.65.

(13) Xem hồ sơ đã dẫn của Bộ ngoại giao Mĩ, tháng 12.1963.

(14) Joseph Alsop, In the Gia Long Palace, báo New York Herald Tribune, September 20, 1963 (in lại trong cuốn Reporting Vietnam, Part One, The Library of America, 1998, tr. 92).

(15) Maneli, sđd, tr. 145-146.

(16) Neil Sheehan, L’innocence perdue, Seuil, Paris, 1990, tr. 312 (nguyên tác tiếng Mĩ : A Bright Shining Lie, Random House Inc., New York, 1988).
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.