Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Gương Các Thanh Niên Iu Tú :d
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
tdna
Hoàng Thanh Trang dự giải cờ vua đặc biệt ở Indonesia
user posted image

http://tintucvietnam.com/The-Thao/2004/2/35986.ttvn

Bạn Trang tuy sống ở Hung từ bé nhưng nói tiếng Việt hay như người HN ,ngoài tài đánh cờ và học hành xuất sắc bạn còn hát hay ,đập bóng bàn và cầu lông giỏi và làm MC dẫn chương trình rất xịn .
Bạn cũng hiền lành và dễ gần .Bạn chưa có người yêu
Thật đúng là thanh niên VN ưu tú . clap.gif clap.gif
yuyu
Chả biết Tdna đã gặp cô bé này chưa, chứ anh không tin lời giới thiệu của chú sp_ike.gif Nói chung con gái mà giỏi đánh cờ không hay. Vì Con gái chơi môn này, lúc nào cũng đăm chiêu thế nó già người đi, ấy là chưa kể có khi lại có nam tính nữa ...
tdna
Xuân Bắc: 'Tôi thích nhất vòng một của phụ nữ'
user posted image

Diễn viên Xuân Bắc.
"Đã là phụ nữ thì phải có những đường cong tự nhiên vốn có, chứ cứ phẳng phiu như cái ti vi màn hình phẳng thì chán chết. Tôi cũng không thích những phụ nữ có nét đẹp tiềm ẩn của đàn ông", Xuân Bắc nói về các tiêu chuẩn chọn người yêu.

- Anh thích được phụ nữ khen như thế nào?

- Nhỏ con nhưng nhanh nhẹn.

- Anh từng nói là không thích người yêu làm việc nhiều, vì sao vậy?

- Nhiều người bảo tôi nói như vậy là ích kỷ nhưng thực tế không phải vậy. Tôi chỉ nghĩ rằng đã là đàn ông mà phải để vợ khổ thì hèn lắm.

- Người yêu của anh cũng là diễn viên, nếu anh không để cô ấy làm việc nhiều để khẳng định tên tuổi thì sự nghiệp mình thì sự nghiệp của cô ấy sẽ ra sao?

- Trong nhà chỉ nên có một người nổi tiếng thôi, hai người nổi như nhau rất dễ dẫn đến "Đường anh anh đi, đường tôi tôi đi"

- Có nghĩa là anh thích vợ sống lệ thuộc vào mình?

- Không phải, vợ tôi cũng đi làm để mở mang đầu óc dù số tiền kiếm được chỉ đủ mua một thỏi son hay một cân muối cũng vẫn phải đi làm. Nhưng nếu đi làm để trang trải nợ nần, lo việc đại sự thì không được.

- Hiện tại, anh có sống được bằng diễn hài?

- Sống được và còn cười được, phải nói rằng hài kịch đã góp phần cải thiện đời sống của tôi, từ ăn rau lên ăn thịt, nhưng không vì thế mà tôi béo lên.

- Anh nghĩ gì khi có ý kiến cho rằng Xuân Bắc hét giá cát-xê cao?

- Bất kỳ nghệ sĩ nào cũng phải có giá của họ, khán giả mua vé không đơn giản để xem nghệ sĩ biểu diễn, đôi khi đến chỉ vì cái tên, bầu show kinh doanh thì nghệ sĩ cũng có quyền ra giá lắm chứ. Nhưng tôi là người ra giá hợp lý, diễn cho các cháu, tôi chỉ lấy 500.000 đồng hoặc miễn phí cũng vô tư. Nhưng khi đã có nơi mời, treo băng rôn và bán vé thì phải đủ tiền mới làm.

- Đủ là bao nhiêu?

- Điều đó thì bí mật nhưng chắc cũng như diễn viên Đức Khuê nói: "Ở đời phải biết mình là ai".

- Anh nghĩ sao khi có ý kiến cho rằng diễn hài nhiều sẽ mất đi vẻ đạo mạo của người đàn ông?

- Đừng lấy một vài hiện tượng được quan sát rồi đưa nó lên thành một định luật phổ quát, đã có không ít cô gái bảo rằng, trông tôi manly lắm và tôi tự hào về điều đó.

- Anh tự nhận xét về mình như thế nào?

- Về hình thức là xấu nhưng có duyên, nhìn kỹ sẽ thấy những nét đẹp tiềm ẩn. Bản chất là vui vẻ, cởi mở, say công việc, coi gia đình là mục tiêu cao nhất để "chiến đấu" và sẵn sàng đánh nhau khi có thể. Tôi hận hạnh nhận mình là người lém lỉnh, bắng nhắng nhưng nói tục thì không.

- Trên gương mặt của mình, anh thấy không hài lòng nhất ở nét nào?

- Ghét nhất là cái nhân trung hơi ngắn, làm tôi không thể để râu được, nhưng trên khuôn mặt tôi cũng có cả cái đẹp nhất. Chính vì soi từ bản thân mình nên tôi hay nói với người yêu: Đừng bao giờ hỏi anh cô gái nào đẹp nhất, anh luôn nhìn thấy cô gái nào cũng có những cái nhất, nếu anh được phép lựa chọn, anh sẽ chọn nhiều cô nhất.
(Theo Đẹp)

To bác yuyu : em cũng có đến nhà bạn Trang vài lần .Hồi đầu mới gặp hồi hộp vinh sự tự hào cực thế ,hu hu ,mình được nói chuyện với người nổi tiếng hihihi. w00t.gif
Ubu
Anh Xuân Bắc này trả lời rất hay. v.gif
NotAvailable
Các câu trả lời của anh Bắc rất đậm đặc chất Việt Nam nhé, nhất là từ câu "nhỏ con nhưng nhanh nhẹn" trở đi.
tdna
Học sinh lớp 6 mượn ngày 8/3 để... tỏ tình

Thay mặt ban chấp hành thanh niên thôn VNE ,anh nhiệt liệt biểu dương các em lớp 6 .Các em xứng đáng là thế hệ thiếu sinh quân kế bước các anh .Hậu sinh khả úy ,anh chưa hôn được chị nào nhưng các em thì đã .1 lần nữa anh xin hoan hô và nêu gương các em .

(VietNamNet) - "Cô ơi, bao nhiêu một bông hồng này?" - tiếng nói vừa cất lên, lập tức tất cả những người đang xúm quanh hàng hoa phải tò mò quay lại. Thì ra, đó là một cậu bé, trạc chừng 12 tuổi, tay nắm chặt tờ 2.000 đồng. Chị hàng hoa ngạc nhiên: "Cháu mua tặng mẹ hoặc cô giáo thì phải mua cả bó chứ sao lại một bông?". Cậu bé ngượng nghịu, lí nhí: "Không, cháu tặng... bạn gái".

Khi HS lớp 6 "tỏ tình"


Bông hoa "tỏ tình" của cậu học sinh lớp 6.
Trường hợp nói trên không phải là chuyện hiếm xảy ra trong ngày 8/3. Sáng tinh mơ, cháu tôi (học lớp 4, trường Tiểu học K.G, Hà Nội) cũng vào hỏi xin tiền mua thiếp tặng bạn. Nó giải thích là muốn tặng bạn gái lớp trưởng vì bạn ấy vừa xinh, vừa học giỏi lại có "lắm đứa con trai thích". Nghe giọng điệu hồn nhiên của nó, tôi không nhịn được cười: "Thế cháu tặng thiếp cho bạn ấy để làm gì?". Cháu tôi bẽn lẽn thú nhận: "Vì, vì.,. vì cháu cũng thích bạn ấy"!

Tôi suýt té ngửa vì lời thú nhận ngập ngừng của đứa cháu mới chỉ mười tuổi nên tìm cách hỏi thêm. Sau một hồi ấp úng, cháu kể: "Trong lớp cháu có ba - bốn "đôi" thích nhau. Các bạn ấy toàn là con nhà giàu, diện lắm. Cháu cũng thích bạn lớp trưởng nhưng chắc là... "muộn" rồi vì hôm trước cháu thấy bạn ấy và bạn Th. cầm tay nhau. Hồi cháu học lớp 1, cháu còn biết bạn Thế Anh thơm bạn Hoài Thu ở ngoài gốc phượng nữa cơ". Làm gì có chuyện nhố nhăng đó - tôi cật vấn. Nó tròn xoe mắt, ra sức chứng minh: "Dì không tin hỏi bà mà xem, hồi đó cháu còn mách cả với bà nữa đấy. Cô giáo chủ nhiệm cháu cũng thấy nhưng cô chỉ cười rồi bảo: "Bạn bè cùng lớp phải thương yêu nhau là đúng rồi, có gì mà xôn xao cả lên".

Nghe tôi thuật lại, cô Vũ Thị L, chủ nhiệm lớp 6 một trường THCS ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, than phiền: "Mới đây, tôi vừa phải "xử" bốn vụ "yêu đương", trong đó có hai đôi cùng lớp và hai đứa nữa kết giao với các bạn lớp trên. Tất cả đều do phụ huynh phát hiện rồi hốt hoảng "cấp báo" với giáo viên chủ nhiệm...".

Đôi bị phát hiện đầu tiên là T. và N.: hôm đó, mẹ cháu N. đến tìm cô giáo, đưa lá thư đối phương đang tán tỉnh con gái, giọng vừa căm phẫn vừa hốt hoảng đề nghị cô "xét hỏi" hai đứa. Tra hỏi mãi, cuối cùng cháu N. thú nhận là đã "yêu" bạn L. từ ngày 10/10 năm ngoái, đến nay đã viết tổng cộng... 13 lá thư. Cô giáo L. yêu cầu hai cô, cậu học trò nộp tất cả thư từ qua lại trong suốt thời gian qua, rồi bắt hứa chấm dứt trò yêu đương nhăng nhít.

Với "đôi" thứ hai là M. và H. thì sự thể có vẻ nghiêm trọng hơn. Lá thư cuối cùng mà H. đáp lại M. chẳng may rơi vào tay mẹ. Trong đó có đoạn: "M. ơi, bạn đừng hôn tớ nữa. Bạn đã hứa với tớ là từ nay sẽ không hôn, chỉ cầm tay và vuốt má thôi mà ...". Vừa đưa tang chứng cho cô giáo với vẻ mặt đau khổ, kinh hoàng, mẹ cháu H. vừa tức giận đề nghị được gặp bố cháu M. để giải quyết dứt điểm vụ việc. Không tin nổi con trai mình có thể làm những chuyện động trời như thế, bố cháu M. một mực cãi: "Chắc có đứa nào xui con tôi viết nhăng viết cuội thế chứ nó mới 12 tuổi ranh, vắt mũi chưa sạch, nói gì đến chuyện yêu đương". Nhưng rồi, khi cậu con trai bị triệu đến để đối chất "ba mặt một lời" và thú nhận: tất cả những lá thư đó đều do con viết, ông bố gần như khuỵu xuống.

Vụ yêu đương thứ ba bị vỡ lỡ là do chính cô giáo chủ nhiệm phát hiện, khi cậu trong đội Sao Đỏ đưa hộ lá thư của cậu bé lớp trên gửi bạn N. trong lớp. Lá thư có đoạn: "N. ơi, em có yêu anh không? Anh đã yêu em từ tháng 11 nhưng giờ gần đến ngày 8/3 mới dám nói. Nếu đồng ý yêu anh, cuối giờ chiều nay, đợi anh ở nhà xe nhé. Đừng lỡ hẹn đấy...". Thật khó tin, đây lại là lời lẽ của những học sinh lớp 6, lớp 7!

Sau một hồi "liệt kê" dẫn chứng, cô L kết luận: "Nói chung, bọn trẻ bây giờ rất dễ tiếp thu, học đòi những việc xấu khiến chúng trở nên hư hỏng. Một phần vì chúng phát triển giới tính quá sớm, phần khác là do gia đình thiếu quan tâm, giáo dục".

Ngăn chặn hay giáo dục?

Những chuyện nói trên không phải là hiện tượng cá biệt trong giới học trò ngày nay. "Không hiểu sao bọn trẻ bây giờ biết yêu đương và bắt chước người lớn được nhanh như vậy" - Nguyễn Thành Hưng, sinh viên năm cuối trường ĐH Ngoại thương Hà Nội nhận xét. Hưng còn cho biết: cách đây bốn năm, đứa em họ của cậu, học lớp 9, sau khi nhận được cú điện thoại của bạn gái vào lúc 2 giờ sáng đã lập tức lấy xe máy, "mượn" điện thoại di động của bố phi xuống nhà "nàng", lảng vảng chờ gặp tặng quà thì bị công an Hà Đông hiểu lầm, tóm vào đồn. Hôm sau, bố mẹ nó phải xuống bảo lãnh, làm chứng mới được thả về. Khi bị cật vấn chuyện quan hệ tình cảm, cu cậu còn ra dáng "hiệp sĩ": "Con yêu và sẽ bảo vệ V. đến cùng, bố mẹ đừng can thiệp"!

So với hàng loạt vụ xì-căng-đan ầm ĩ chốn học đường như quan hệ nam nữ vì tò mò, nạo phá thai tuổi vị thành niên, sinh con ngoài mong đợi... thì chuyện yêu đương của các em nhỏ học lớp 6 tuy chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng như lo sợ của các ông bố, bà mẹ, thầy cô giáo nhưng cũng đủ để các em học hành sút kém, lúc nào cũng trong trạng thái "ngơ ngơ ngác ngác". Thậm chí, theo lời kể của cô L., có học sinh lớp 7 trường cô, vì bị "tấn công" mạnh quá, đã hốt hoảng về "méc" với bố mẹ, nhờ can thiệp.

Thông thường, khi phát hiện được những chuyện bí mật yêu đương của con cái, các bậc phụ huynh đều nổi giận, tìm đủ biện pháp để chấm dứt. Mẹ cháu H. "mắm môi" tuyên bố với cô giáo: "Nếu chuyện còn tái diễn, tôi sẽ... lột truồng nó để cho nó cảm thấy nhục mà chấm dứt". Còn mẹ cháu L. thì không giấu nổi lo lắng: "Xin cô giáo hãy cảnh cáo chúng trước toàn trường để răn đe không cho làm những điều xằng bậy khác...".

Cô L. cho rằng, nếu áp dụng hai biện pháp trên thì sẽ không chỉ gây tổn thương đến tâm hồn các em mà còn làm các em sợ hãi, tê liệt mọi cảm xúc khi đến tuổi trưởng thành. Vì thực chất, nguyên nhân sâu xa khiến các em học đòi yêu đương quá sớm như trên một phần xuất phát từ sự thiếu quan tâm, giáo dục của bố mẹ. "Học sinh trường tôi chủ yếu xuất phát từ gốc nông thôn, mấy năm gần đây do phong trào "đô thị hoá" nên được gia đình được đền bù, giải toả, mất nghề làm nông, sinh ra nạn cờ bạc, trộm cắp hoặc khá hơn thì phải ngồi chợ kiếm sống. Họ không có điều kiện hoặc không thèm quan tâm đến con cái, thậm chí còn làm gương xấu cho chúng." - cô L. nói.

Bạn đọc thân mến, bạn sẽ ứng xử thế nào nếu "nhóc" nhà bạn là một trong hai vai của màn "yêu sớm" như thế?

Hay là bạn cũng có một... "case study" (tạm dịch là "trường hợp điển cứu") liên quan đến hiện tượng này của các "nhóc" nhà mình. kèm theo giải pháp mà bạn đã hay đang áp dụng?


Nguyệt Minh
Sóng
Báo nào mà dở hơi thế nhỉ? Tất nhiên việc tỏ tình lúc 10 tuổi là điều ko nên rồi, nhưng mà coi nó là tội lỗi thì vô cùng buồn cười.
10 Tuổi thì cũng là những năm truớc dậy thì, bắt đầu có sự tò mò về giới tính. Ngày xưa hồi tớ 10 tuổi cũng thích vài bạn, nhưng chưa viết thư kiểu này. Nhưng tớ thấy điều đó hòan tòan bình thuờng.
Tốt nhất là nên giáo dục cho các em học sinh cách quan hệ và giao tiếp giữa các bạn khác giới, còn yêu đuơng thì 10, 11 tuổi sao yêu đuơng đuợc.
Mr. Smith
Hồi xưa tớ nhớ thì lớp 6 thì học sinh đã biết thích nhau rồi. Lớp 7,8 thì nhiều hơn nhưng phải đến lớp 9 mới có một vài đôi gì đó. Bọn trẻ con bây giờ trưởng thành sớm thật. Mình hình như cũng biết thich con gái từ hồi lớp 7 thì phải.
tdna
Thích nhau thì nói làm quái gì .Em bắt đầu thích cầm tay các bạn gái chính thức là năm lớp 2 (và đã thành công tooth.gif )
Tuy nhiên hun nhau như bọn nó thì em chưa .Răng thì bị sâu ăn đen thui , lại sún như chuồng bò buổi sáng ,quần thì không có dây chun vừa chạy vừa kéo cho khỏi tuột ,hun thế nào mà hun . serenade.gif serenade.gif serenade.gif . Nhưng phải đợi đến năm lớp 12 em mới dám viết thư tình . Nói thư tình chẳng biết đúng hay sai tại cũng chỉ viết cho vui ,mục đích trong sáng ,ai dè con bé kia nó viết lại nhiều quá nên em sợ vã mồ hôi vội vàng cắt đứt quan hệ clap.gif clap.gif .Cụ thể :
scared.gif shuriken.gif
NotAvailable
Case study 1. Cháu bạn em. Con trai. 6 tuổi vào lớp 1.
-Ở trường cháu có nhiều bạn gái không?
-Nhiều lắm, cháu có đến 6 vợ.
-Cháu với các bạn chơi trò gì?
-Cháu ôm hôn các vợ của cháu.
-Thế các bạn ấy có nói gì không?
-Các bạn ấy xúm lại... đánh cháu.
Cháu này em thấy rất có triển vọng các bác ạ, nhất là kết thúc cuộc trò chuyện cháu phát biểu nguyên văn là:
-Cháu thích gái lắm!
Penelope
Em đọc bài báo này mới biết Nguyễn Ngọc Tư có tuổi thơ thương như vậy.

"Tháng Thanh niên" - Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2003:

Nguyễn Ngọc Tư: Nhà văn của xóm rau bèo rose.gif

user posted image
Nguyễn Ngọc Tư

TT - Ở cái xóm Bà Điều, xã Lý Văn Lâm (Cà Mau) toàn rau bèo này vẫn chưa ai biết Ngọc Tư - con nhỏ sớm tối hái rau ra chợ ngày nào - lại được bình chọn là một trong số 10 gương mặt trẻ tiêu biểu của VN. Lại còn tiêu biểu trong lĩnh vực văn vẻ... nên càng khó biết. Chỉ có Tư là thầm cảm ơn chuỗi ngày nghèo khó đã giúp cô vốn sống, nghị lực để trở thành một nhà văn trẻ ở vùng đất mũi cuối cùng của Tổ quốc

Tuổi thơ nghèo chữ

Tuổi thơ tan trường, chân trái chưa bước vào nhà thì chân phải đã đòi bước ra. Ra luống cần, mồng tơi... Có hôm nó đi đâu rồi về nhà với cánh tay trầy xước rướm máu, má định đánh đòn con nhỏ cái tội đánh lộn với tụi con trai. “Vì tụi nó ỷ đông định lấy mấy trái xoài con xin mang về cho ngoại”. Nó nói thế thương mười lần hơn chứ đòn roi gì nữa!

Bà mẹ hay thương thầm con tuổi ăn tuổi học mà sớm tối lặn hụp với đám rau nên người đẹt ngắt, hầu như lúc nào trên tay cũng có dấu xước vì cắt rau khứa, có hôm gánh nước bị vỏ ốc múc luôn một lõm thịt gót chân cà nhắc cả tháng trời. Nó vẫn cắn răng bám luống rau.

Ngay lúc nhà chật vật thì ông ngoại bị tai biến liệt giường, thế là má kêu: “Tư ơi! Thôi con nghỉ học ở nhà lo hái rau, chăm sóc ông ngoại nghe!”. Tư chỉ năn nỉ một lần: “Má cho con học thêm một tuần nữa thôi”. Những buổi học cuối cùng cứ ngắn dần và rồi cuộc đời học sinh của Tư kết thúc. Chín năm đến lớp thế cũng đã đủ, Tư tự an ủi và bù đắp cho mình bằng những trang nhật ký... Thấy con có khiếu văn chương, cha Tư động viên: “Nghĩ gì viết nấy, viết điều gì con đã trải qua”.

Ba truyện ngắn đầu tay của Tư viết về tình bạn ở đồng quê đã được cha đem gửi thử ở tạp chí Văn Nghệ Bán Đảo Cà Mau. Cả ba đều được đăng báo. “Con nhỏ học hành dở dang này viết được đó”. Ông Tổng Biên tập vừa nói vừa xoa đầu Tư dặn dò: “Viết nữa đi con!”. Thế là ngày xuống ao, ra liếp rẫy, tối về Tư lại viết say sưa.

Mọi người khuyên Tư nộp hồ sơ vào tạp chí Văn Nghệ Bán Đảo Cà Mau thử việc. Năm ấy tách tỉnh, thiếu nhân sự, Tư được chọn vào làm văn thư và học việc phóng viên. Viết tin, viết bài, lại viết truyện ngắn. Hôm cơn bão số 5 ập vào đất Mũi, Tư tất tả đi thực tế đến cửa biển Khánh Hội, sông Đốc, đất Mũi...

Cảnh làng quê hoang tàn, cảnh cụ bà khóc con đời ngư phủ hẩm hiu… đã thành ký sự Nỗi niềm sau cơn bão dữ. Tư bảo đọc lại ký sự này thấy mình viết hơi… sên sến, nhưng đây là tác phẩm đầu tay cô đoạt giải ba báo chí của tỉnh năm 1997.

Viết là viết!

“Được giải thưởng qui ra lúa hổng là bao nhưng đã cho mình chút hy vọng là nếu mình ráng có thể viết tốt hơn” - Tư giải thích. Cái “công nghệ” cho ra đời hết tác phẩm này đến tác phẩm khác của cô được khẳng định là rất... đơn giản: viết là viết, bất kỳ lúc nào, không sắp đặt, không bố cục, cứ thế đoạn sau cuốn theo đoạn trước. Viết gần gũi như chính đời thường ăn nói, đi đứng thô thô kệch kệch của cô.

Viết như đang trong tâm trạng của nhân vật, của chính đất đai hào sảng Cà Mau này. Sau một chùm năm truyện ngắn Nỗi buồn rất lạ, Lý con sáo sang sông, Chuyện cùa Điệp, Ngọn đèn không tắt, Ngổn ngang - Tư như cảm thấy mình đã nói hộ được ước mơ của người dân nghèo khó vùng quê, nói ra những yêu lầm yêu lỡ yêu không thành cũng từ cái nghèo mà ra. Những nhân vật, cốt truyện tủn mủn ấy không hề có một nguyên mẫu nào trước đó, cứ đi cứ tìm như bắt sâu đuổi gà trong luống rau nhà mình mà thành tác phẩm... bỏ quên.

“Tôi mà không hò không giục thì nó đã quên phéng đi rồi. Chuyện hay như thế mà nó bỏ xó đi đâu suốt ngày không biết, hạn thi cũng sắp hết rồi”. Về cơ quan sau chuyến thực tế dài ngày, Tư nghe chú Hai Tổng Biên tập hối thúc gửi truyện dự thi, ra đến bưu điện thì đã sát ngày hết hạn cuộc thi “Văn học tuổi 20” do Nhà xuất bản Trẻ và Báo Tuổi Trẻ tổ chức. “Gửi thì gửi, chỉ mong khuyến khích ai ngờ “ẵm” luôn giải nhất - 20 triệu đồng”.

Năm 2001, cũng chùm truyện ngắn ấy Tư đoạt giải B của Hội Nhà văn VN, rồi giải cho tác giả trẻ nhất của Ủy ban toàn quốc Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật VN. Bao nhiêu bằng khen, tiền thưởng có được Tư đều đem về cho má, má cũng chẳng khen chẳng chê chỉ nói mỗi câu: “Mày tả bà già trong truyện sao giống tao quá. Phải chi được học lên đại học chắc bà già trong truyện sẽ khá hơn phải hôn con?”.

Hôm tôi ghé nhà Tư - ở chợ phường 1, TP Cà Mau - hàng xóm đã ngủ sớm, chỉ có Tư còn lọc cọc viết lách. Vào nhà chưa kịp ngồi, Tư đã chặn đầu: “Có tiêu biểu gì đâu anh! Mình nói chuyện nhỏ coi chừng thằng nhóc thức, mới vừa bú ngủ mà!”. Nhưng mới 27 tuổi đã được kết nạp vào hội nhà văn, làm mẹ, làm vợ, viết hăng say chẳng lẽ là không tiêu biểu?!

Cuộc sống đời thường của Tư diễn tả chỉ là “sáng đạp xe đưa con đi nhà trẻ, trưa nội trợ cá rau, không văn vẻ văn vùng gì ráo”. Báo chí cứ vặn vẹo: “Sao viết văn mà lấy chồng chi sớm?”. Tư cũng giải thích thật thà: “Có gia đình cách nay bốn năm, chồng là anh thợ bạc - cuộc hợp hôn không hẹn mà có... hạnh phúc. Mình nghĩ chuyện viết văn là chuyện của cả đời, còn đường chồng con cũng song trùng cả đời đấy thôi! Quan trọng là không để có chồng mà xuống dốc ”.

Mà đúng là người ta vẫn thấy Tư lên dốc. Không viết truyện thì viết báo, dư luận ai chẳng biết Tư là người có “hàng bán chạy” trong các tờ báo xuân từ Nam chí Bắc?! Viết báo xuân không cần chữ “xuân” trong đó, thậm chí yêu thầm, yêu lén và cả những chuyện của người nông dân “nổi dậy” đòi quyền được canh tác sản xuất nhưng gặp khó khăn cũng đăng được trên báo xuân. Viết là viết mà!

Tư cắt ngang: “Thôi hết chuyện nói rồi!”. Là thôi. Chỉ cho địa chỉ e-mail: ngngoctucm@hcm.vnn.vn và hứa bao giờ tập truyện ngắn Nước chảy mây trôi - Nhà xuất bản Văn Nghệ in xong sẽ tặng tôi một quyển. Tập truyện gồm 20 câu chuyện về tình đời tình người Nam bộ lúc thăng lúc giáng như lục bình trôi nhưng ẩn chứa khát vọng đổi đời. Chắc cũng giống như chuyện “con nhỏ” Nguyễn Ngọc Tư của ấp Bà Điều này đã thầm lặng với mơ ước được sống, được học, được vươn lên...

QUANG VINH

Để chút nữa em post truyện "Nước chảy mây trôi" bên topic của chị Lan Anh nha. rose.gif
tdna
clap.gif clap.gif Em đang định post lên thì chị Oshin đã hành động clap.gif clap.gif
Bạn Tư quá giỏi ,hoan nghêng hoan nghênh . rose.gif
(lời nhận xét về những chị em đã có chồng bao giờ cũng ngắn gọn laugh1.gif devil2.gif saddam.gif tooth.gif )
tdna
Johnny Trí Nguyễn - diễn viên thế thân người Việt ở Hollywood

Nguồn : http://www.tintucvietnam.com/Xem-An-Choi/2...04/3/39404.ttvn

user posted image
Johnny Trí Nguyễn
Lần theo bài báo nước ngoài có nhắc đến tên võ sinh Johnny Trí Nguyễn (khi giới thiệu một võ đường wushu ở Nam California) và qua nhiều bạn bè tại Mỹ, chúng tôi đã liên lạc được với anh chàng đẹp trai, can đảm và đa tài này. Anh - gọi nghệ sĩ Nguyễn Chánh Tín bằng chú - đang là một stunt man (người đóng thế thân) trong nhiều phim nổi tiếng của Hollywood.
Dù viết chữ Việt "khó hơn viết chữ Anh", song Johnny Trí (Nguyễn Chánh Minh Trí) rất vui vẻ kể chuyện kiếm sống bằng nghề "đưa lưng cho người ta đánh", hay "đùa" với độ cao, tốc độ... khi thế thân các diễn viên chính nổi tiếng.
- Johnny Trí có thể kể về một chút tuổi thơ của mình?
- Em sinh năm 1974 ở Bình Dương, nhưng chỉ còn nhớ là hồi nhỏ từng tắm mưa, nặn đất sét ở Trung An (gần Mỹ Tho) và ăn bột chiên, đốt pháo ở Sài Gòn. Em sang Mỹ năm lên 9.
- Trí học võ từ khi nào? Nghề nghiệp chính hiện nay?
- Em bắt đầu học võ lúc 11, 12 tuổi, học từ Liên Phong quyền, Aikido, Hồng Gia cho đến Thái Cực quyền, nhưng gần 10 năm qua chỉ chú trọng đến wushu và đã 2 lần được chọn vào đội tuyển wushu Mỹ dự thi giải thế giới. Gần đây, em quyết định không theo đuổi ngành ca hát nữa, dành thời gian cho điện ảnh. Nghề đóng thế thân vẫn là chuyện "cơm cháo".
user posted image
Vài nét về Johnny Trí Nguyễn)
Johnny Trí Nguyễn (giữa) với các diễn viên chính Anne Hathaway và Hugh Danay trong phim Ella Enchanted.
(Những kỹ năng đặc biệt: võ thuật, bóng rổ, cưỡi ngựa, bơi lội, xe hai bánh, trượt tuyết, bắn súng, đàn guitar.
- Đã tham gia đóng thế thân, vai phụ các phim: Cradle 2 the crave, The master of disguise blacke, Spider man I, II, Collateral, Ella Enchanted, Nudity Required... và nhiều phim truyền hình, các clip vidéo âm nhạc, một số liveshow và phim quảng cáo. )


- Trí có biết Việt Nam mình rất có tiếng về wushu ở Đông Nam Á không?

- Dạ biết, họ chơi hay lắm, đặc biệt là các cô gái. Em đã gặp đội tuyển wushu Việt Nam khi cùng dự giải thế giới tại Rome (Ý) năm 1997. Em đã trở thành phiên dịch bất đắc dĩ khi đi shoping cùng đoàn sau khi thi. Em lại tái ngộ với đoàn ở giải thế giới tiếp theo năm 1999 tại Hồng Kông. Năm 2000 em về Việt Nam, lại gặp nhau ở Hà Nội và TP.HCM.
- Những phim nổi tiếng của Mỹ mà Johnny Trí đã đóng thế vai?
- Em đóng trong nhiều phim. Trong phim Spider man (Người nhện) 1, em đóng thế nhân vật Green Goblin ở hai trận đánh giữa người nhện và Goblin. Còn trong Cradle 2 the grave, em đóng vai sát thủ (hitman), cảnh đụng xe đã để lại cho em một vết sẹo, và đóng một màn đánh nhau với Lý Liên Kiệt (nói đúng hơn là bị anh ấy đánh cho te tua !).
Vài nét về Johnny Trí Nguyễn
- Những kỹ năng đặc biệt: võ thuật, bóng rổ, cưỡi ngựa, bơi lội, xe hai bánh, trượt tuyết, bắn súng, đàn guitar.
- Đã tham gia đóng thế thân, vai phụ các phim: Cradle 2 the crave, The master of disguise blacke, Spider man I, II, Collateral, Ella Enchanted, Nudity Required... và nhiều phim truyền hình, các clip vidéo âm nhạc, một số liveshow và phim quảng cáo.
Trong Spider man 2, em là một trong 4 người thế thân cho người nhện. Em thường "thế thân" ở những cảnh đánh đấm. Gọi là "thế thân" cũng không chính xác lắm vì Tobey Maguire ghét mặc bộ đồ trong cảnh này. Qua bộ phim, em có dịp cộng tác với Dion Lam (người Hồng Kông, chuyên gia biên đạo phim hành động, người đã cộng tác với các phim Matrix). Đây là phim nhiều thử thách, em phải mất hai tháng luyện tập cảnh đánh nhau trên dây. Ngày nào đi làm cũng có thể bị gãy xương như chơi. Chuyện gì đến sẽ phải đến, có một ngày sau khi diễn xuất hơn chục lần đu dây, em đã quá đà bị va vào một thanh sắt ở phim trường, tòng teng ba mươi mấy feet trên cao, thấy máu thấm ra mặt nạ nhỏ xuống đất. Bạn em chở đi nhà thương may bảy mũi, bữa sau... lại đi làm tiếp.
- Đã có vai thế thân nào làm cho Johnny Trí sợ chưa?
- Bất cứ vai thế thân nào cũng gắn liền với sự thương tổn cơ thể, có khi mất mạng. Em chỉ bị ám ảnh khi đóng trong Thời Hùng Vương 18 (do cộng đồng người Việt ở Mỹ thực hiện). Em đóng cảnh rơi từ mái nhà trên (tầng 26) xuống mái nhà dưới (tầng 2) rồi tiếp đất. Lần diễn đầu tiên em đứng lên quá sớm, đạo diễn bắt làm lại và em bị "đo ván" ở lần thứ hai.
- Lương diễn viên thế thân như thế nào? Vấn đề an toàn và bảo hiểm có được coi trọng?
- Lương của diễn viên thế thân khá lắm, cao hơn diễn viên phụ. Khó nói chính xác là bao nhiêu vì khi phim tiếp tục phát hành DVD, chiếu trên tivi, họ sẽ gửãi thêm tiền (residual), có phim được truy lĩnh như thế nhiều gấp 2 - 3 lần lương chính. An toàn là vấn đề hàng đầu, bảo hiểm đầy đủ, nhưng nếu 100% an toàn thì ai cần "stunt man" nữa?
- Em có ước mơ sẽ trở thành diễn viên chính trong các phim hành động của Hollywood
- Tại sao không?

Theo Thanh Niên
chic chik
Hôm nay đi chơi gặp anh Bình Minh người mẫu iu tú, chẹp, sao mà cao thía. Trai sắc!
Về nhà lại đọc được tin này. Gái tài!

Một SV VN được 5 trường ĐH Anh, Mỹ tuyển thẳng làm nghiên cứu sinh


Trần Phương Ngọc Thảo
Mặc dù đến tháng 6-2004 mới thi tốt nghiệp, Trần Phương Ngọc Thảo, cô sinh viên năm cuối chuyên ngành kinh tế Trường Đại học Oxford (Anh) đã được 5 trường đại học hàng đầu của Anh và Mỹ chấp nhận tuyển thẳng làm nghiên cứu sinh tiến sĩ (Ph.D).

Đó là 2 trường tại Hoa Kỳ: Harvard, North Westhern và 3 trường tại Anh: Cambridge, LES (London Economic School) và Oxford. Đặc biệt, hai trường đại học nổi tiếng thế giới là Oxford và Harvard còn dành cho Thảo suất học bổng toàn phần trong suốt khóa học. Dịp này, Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF cũng đã có lời đề nghị tài trợ học bổng cho khóa học của Ngọc Thảo.

Sinh năm 1984, nhà ở Gò Vấp, TPHCM, cô học sinh Trường Nguyễn Du năm nào, từng 5 lần đoạt giải Trạng nguyên Lương Thế Vinh do quận 1 tổ chức, đã chọn Trường Đại học Harvard để học tiếp (với học bổng toàn phần là 50.600 USD).

Theo Sài Gòn Giải phóng

Thế này thì thành ra 24 tuổi đã xong tiến sĩ Havard rồi à, kinh quá cry1.gif
netwalker
Em này sau khi học xong rồi cũng ở lại Mỹ làm cho IMF hoặc World Bank hoặc mấy quỹ đầu tư, tương hỗ ở Boston, New York. Nếu cứ đà học này, giữ GPA cao, có những nghiên cứu thực tiễn chắc chắn trước khi ra trường đã có vài chỗ offer chào mời rồi. Package chắc cũng không dưới $70 ngàn/năm rồi.

Chính Phủ mình thì không cần người như vậy vì có về cũng không biết nhét vào đâu, chẳng lẽ bảo đi rót nước pha trà cho các sếp, thôi thà để nó ở Mỹ gửi đô la về làm giàu đất nước hoặc ít nữa, Việt Nam có cần đàm phán đáo hạn nợ còn có vài chuyên viên tay trong để lobby censored.gif Thôi không nói nữa. censored.gif w00t.gif
netwalker
Mấy hôm trước cũng gặp mấy em vừa chuyển từ châu Âu và Úc sang. Người Việt mình công nhận cao thủ phết, nêu skhong đi thẳng được cũng biết dùng Úc và châu Âu làm bàn đạp để vào các trường Top của Mỹ, vừa được bao ăn, bao ở, bao học, tiền tiêu rủng rỉnh, nếu tiết kiệm một chút còn có thể gửi về nhà. Sau khi học ở châu Âu hoặc Úc mà có điểm số cao, rất dễ xin học bổng ở Mỹ, dễ hơn rất nhiều từ Việt Nam, riêng chuyển chuyển đổi điểm phẩy hệ thập phân sang GPA đã thiệt thòi rồi.
chic chik
Học Havard về thì ở nhà có chị gì xinh đẹp lắm, giờ làm thư ký chủ tịch nước ấy bác net.
Sáng nay em cũng đọc cái phóng sự về anh Minh giám đốc tiếp thị Pepsi thấy cũng ngộ ngộ vì thấy promotion của anh này chẳng giống cái khuôn mẫu học giỏi thông thường của người Việt chút nào.
netwalker
QUOTE(chic chik @ Apr 10 2004, 11:27 PM)
Học Havard về thì ở nhà có chị gì xinh đẹp lắm, giờ làm thư ký chủ tịch nước ấy bác net.
Sáng nay em cũng đọc cái phóng sự về anh Minh giám đốc tiếp thị Pepsi thấy cũng ngộ ngộ vì thấy promotion của anh này chẳng giống cái khuôn mẫu học giỏi thông thường của người Việt chút nào.

Đúng vậy, có rất nhiều người học Harvard và các trường xịn ở đây về làm cho chính phủ nhưng mà cuộc đời của phần lớn những người này được sắp đặt trước rồi.

Anh bảo đảm, nếu em là con cấp Thứ trưởng, Bộ Trưởng trở lên xin học bổng dễ lắm, em thích học bổng của Nga, Trung Quốc hay Mỹ đều được. Nhất là Mỹ bây giờ đang rất muốn một loạt COCC được đi du học Mỹ, và có học lằng nhằng cũng vẫn tốt nghiệp, rồi sau này sẽ về "con vua thì lại làm vua", nếu đến thế hệ đó nên làm lãnh đạo, các chính sách đối ngoại với Hoa Kỳ sẽ thay đổi rất nhiều.

Ngay như những sự việc nội bộ tỏng chính phủ chẳng qua là xung đột giữa hai tầng lớp, một êkíp là tốt nghiệp Hoàng Phố và các trường nổi tiếng khác của TQ và một số kia là tốt nghiệp ở Nga về. Hy vọng sau này có thêm Mỹ sẽ xôm tụ lắm censored.gif

Anh học ở đây anh biết mà! censored.gif và tất nhiên cũng có nhiều người giỏi thật sự, họ có đủ các điều kiện, có tài, có trí, có cơ hội.

Còn nếu em nếu không phải "born in purple" và phải phấn đấu rất vất vả để có được cái học bổng, rồi phải chạy nhảy từ quốc gia này sang quốc gia khác, gia đình ở Việt nam cũng hy vọng, trông mong vào em, em sẽ có suy nghĩ khác lắm.

Thôi không nói nữa, kẻo nhạy cảm quá! censored.gif w00t.gif
netwalker
À quên, nhắn với bạn nào muốn có bằng cấp của Harvard có thể theo học những khóa học mùa hè ví dụ như tiếng Anh trong Ngoại giao chẳng hạn ( Summer course hoặc Extensive Course of English ) Thế là sau vài tháng chắc chắn có cái bằng của Harvard về treo cho oách. w00t.gif

Lúc trước, Lam Trường cũng sang đây học trường nhạc nổi tiếng Berkley, báo chí viết ầm ĩ, và nếu ai ở đây sẽ biết đấy là đâu w00t.gif
Mr. Smith
Như thế là năm nay Khoa Kinh tế Harvard sẽ có thêm người nữa học PhD rồi. Hiện nay đang có Đỗ Quốc Anh (trước học ở Polytechnique) học năm thứ 2 PhD. Nhưng em này trẻ thế, 20 tuổi đã đi học PhD rồi, chắc học sớm 1 năm (ĐH ở Anh chỉ 3 năm).
Em lại nghĩ khác bác Netwalket, chính Việt Nam bây giờ đang cần những người như thế này để có thể tạo nên một tầng lớp technocrat lãnh đạo đất nước. Còn nếu các đồng chí này khi tốt nghiệp rồi làm cho IMF, WB để đàm phán trở lại với chính phủ Việt Nam thì em thấy nghi ngờ khả năng lobby bên trong lắm, có thể là sẽ có một ít cảm tình cho đất nước nhưng vẫn phải hành xử theo đúng các nguyên tắc vì cái chỗ ngồi của mình nữa chứ (mà nếu khởi điểm có vào IMF, WB thì cũng chỉ là tốt đen thôi- đến chủ tịch mấy tổ chức này thì chủ yếu cũng là do bọn Mẽo chỉ định hết).
Nếu những người này về, rồi tham gia đại diện cho chính phủ mình trong những công việc giao dịch, hợp tác, đàm phán phía bên kia chẳng phải là tốt hơn sao.
Như Thái Lan đã có một ông bộ trưởng làm Tổng thư ký WTO và một ông khác đang định tranh cử Tổng giám đốc IMF. Các ông này đều làm việc trong bộ máy chính quyền của Thái. Nếu sau khi tốt nghiệp PhD ở Mỹ, họ làm việc mang tính chuyên môn cho bọn "cá mập" WTO, IMF thì chắc chắn là chẳng bao giờ họ có khả năng ngoi lên được những vị trí như vậy rồi. Ở Việt Nam ví dụ như ông Lê Đức Thúy là một quan chức thực sự có năng lực cũng từng được tu nghiệp một thời gian ở Harvard (tất nhiên trường hợp ông này thì hơi khác rồi).
Tất nhiên vấn đề đãi ngộ là một chuyện khác. Nhưng thực ra mức lương $70 K một năm ở Mỹ cũng đâu phải là cao, thua mức lương của một kỹ sư IT có được một công việc tương đối tốt vào thời gian vài năm trước.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.