Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Đạo Phật Trong Âm Nhạc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Milou
Đạo Phật Trong Âm Nhạc
trao đổi với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn Thích Tâm Thiện thực hiện

Có người phát biểu rằng, những bản nhạc của anh thường mang đậm triết lý nhà Phật? Xin anh vui lòng cho biết ý kiến của mình.

TCS: Tôi là một Phật tử ở trong một gia đình có tôn giáo chính là Phật Giáo. Từ những ngày còn trẻ tôi đã đọc kinh và thuộc kinh Phật. Thuở bé tôi hay đến chùa vì thích sự yên tĩnh. Có những năm tháng nằm bệnh, đêm nào mẹ tôi cũng nhờ một thầy đến nhà tụng kinh cầu an và tôi thường đi vào giấc ngủ êm đềm giữa những câu kinh đó. Có thể vì một tuổi trẻ đã có cơ duyên đi qua những cổng nhà Phật nên trong vô thức, bên cạnh những di sản văn hóa Đông Tây góp nhặt đuợc còn có lời kinh kệ vô tình nằm ở đấy.

"Một cõi đi về" có thể nói là một bài hát thuyết phục được cả hai "thế giới" trẻ và người lớn tuổi, xin anh cho biết về bối cảnh để bài hát này ra đời?

TCS: Như tôi đã nói ở trên, thuở nhỏ tôi thích đến chùa vì sự tịch lặng thanh khiết. Càng lớn tôi càng ít đi chùa và gần đây hầu như không có nhu cầu đó nữa. Lý do đơn giản là tôi đã may mắn tìm thấy sự yên tĩnh đó ở trong bản thân mình. Vì thế khi viết bài hát "Một cõi đi về" và nhiếu bài tương tự như thế, tôi không phải nhờ đến một bối cảnh ngoại giới nào cả. Đó chỉ là một bài thơ nhỏ tôi muốn hát về một cảnh giới mà trong mỗi người ai cũng có. Từ hư vố đến cuộc đời. Và từ cuộc đời trở về lại với hư vô. Đi - về là một lộ trình quen thuộc của cuộc sống mà ai cũng phải trãi qua. Đó là một trò chơi vừa vui thú vừa ngậm ngùi mà tạo hóa đã bày ra cho con người và cho cả vạn vật. Một người bạn thân là nhà văn khi nghe bài này đã nói với tôi: nghe bài này mình không còn cảm thấy sợ chết nữa. Đó chỉ là một ý kiến. Điều tôi thành thật rất vui là giới trẻ có vẻ cũng thích bài hát này. Tôi rất muốn nghe những ý kiến của họ.

Anh có thể cho biết những kinh gnhiệm của mình về Phật Giáo? Một tôn giáo như htế nào? Đặc biệt là trong lãnh vực văn học nghệ thuật hay âm nhạc v.v...

TCS: Không hiểu sao, những năm gần đây tôi thường nghỉ về Phật Giáo như một tôn giáo mang nhiều tính hiện sinh nhất. Bắt đầu bằng chữ sát-na, một đơn vị thời gian siêu nhỏ. Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác. Với tôi đó cũng là Thiền, là một cách sống đích thực. Tôi vẫn tiếp tục thực tập cách sống như thế hằng ngày.

Tôi đang cố gắng quên Phật Giáo như một tôn giáo. Tôi muốn đó là thứ triết học siêu thoát mà ai cũng cần phải học, ngay cả những người thuộc tôn giáo khác. Mỗi người phải nỗ lực để xây dựng cho bằng đuợc một ngôi chùa tĩnh lặng trong lòng mình và nuôi lớn Phật tính trong chính bản thân thành một tượng đài vững chắc. Nó sẽ giúp cho ta nhìn thế giới khác đi, nhìn cuộc sống khác đi. Với tôi Phật Giáo là một triết học làm cho ta yêu đời hơn chứ không phải làm cho ta lãng quên cuộc sống.

Anh có hành Thiền mỗi ngày không? Và thường anh bằng cách nào để vươn đến đỉnh cao trong hứng cảm sáng tác? Đạo Phật có giúp gì việc đó không?

TCS: Tôi có cách hành Thiền riêng. Không có giờ nhất định. Và thậm chí cũng không nghĩ là mình đang làm việc Thiền. Đó chỉ là một cách sống. Và sống Thiền trong mỗi sát-na. Ngồi trước một ly rượu hay trước một nhan sắc cũng vậy. Điều này hơi vi phạm giáo luật Phật Giáo, nhưng tôi là kẻ trần tục nên cứ tự cho phép mình như thế. Vả lại có nhiều con đường dẫn đến với Phật như gõ mõ tụng kinh, thắp hương cầu nguyện, tại sao tôi lại không dùng một phương tiện quen thuộc và gần gũi với mình nhất là ly rượu? Hơn nữa tôi không quan niệm tìm đến với Phật tính trong cõi riêng mình. Đó là quê hương, là chiếc ngai Phật.Tôi ngồi. Phật sẽ tràn ngập tôi và tôi sẽ tràn ngập Phật. Như một lũ con dũng mãnh đầy phù sa, mang theo trong nó những gì có thể nuôi dưỡng được cho một cõi "Ngộ" ra đời. "Thấy" và "Biết" và từ đó làm nảy sinh một nụ cười tủm tỉm, một thoáng cười "hàm tiếu" là La Joconde của Léonard de Vinci mới có thể trong muôn một so sánh được.

Cuối năm 1995 tôi có viết được một bài hát mà tôi rất thích và bạn bè ai cũng thích. Đó là bài "Sóng về đâu". Bài này lấy cảm hứng từ câu kệ "Gaté Gaté. Paragaté. Parasamgaté. Bodhi Savaha".

Tôi đang đi tìm một cách biểu hiện mới. Muốn vậy, khi sáng tác, tôi phải lãng quên hiện hữu này để đi vào một thực tại, một thực tại phiêu bồng, ở đó không có những xung đột trần tục của chữ nghĩa và những lý luận ngõ cụt không đâu.

Tôi đang tập hành Thiền về sự lãng quên. Lãng quên những gì không cần thiết cho đời và cho chính bản thân mình.

Câu hỏi cuối cùng: "Làm sao em biết bia đá không đau, ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau". Anh có thể cho biết sự đồng cảm, cảm thức của mình khi hát lên điều đó?

TCS: Mỗi sự vật, mỗi đồ vật, dù nhỏ dù lớn đều có hai giá trị, Valeur en soi và Valeur puor soi. Tôi nhìn viên sõi từ ngày này qua tháng nọ và bỗng dưng tôi có cảm giác là nó cũng có một thân phận và một nỗi buồn vui riêng của nó. Tôi là hạt bụi và nó là viên sõi có khác gì nhau đâu. Nếu tôi có thể buồn vì một đóa hoa tàn thì vì sao tôi không thể cảm cảnh vì một viên sõi lẻ loi này không có một viên sõi khác nằm cạnh bên.

Xin cám ơn nhạc sĩ
babanbun
Nhà em vừa hôm qua cũng xem một đoạn thời sự lói về đạo Phật trong âm nhạc . Là thầy Thích Chân Quang sáng tác và làm đạo diễn và các Phật tử hát những bài hát đó , lội dung về thiên nhiên , bảo vệ môi trường........... Nghe xịn hơn là mấy bác nhạc sĩ nhà ta sáng tác ,hay ra phết , nhưng không hiểu trong đạo Phật nhà ta có âm nhạc , ca hát không nhẩy ? trumpet.gif trumpet.gif iswear.gif iswear.gif lala.gif lala.gif lala.gif
phatastic
Theo mình hiểu, chanting (dịch là gì nhỉ? ) là một trong những phương pháp tu tập Phật. Trong đạo Phật thường có những câu kệ ngăn ngắn để cho người ta chant (tạm gọi là hát vậy). Những câu hát này thường ngắn, lặp đi lặp lại. Khi hát, người ta gửi vào đấy sự biết ơn và lòng yêu thương của mình đối với Mother Earth, và đại loại là vậy. Nghe nói là tác dụng của những âm tiết phát ra khi hát lên là rung động (vibrate) những cơ quan cần thiết trong cơ thể.

Riêng mình thì thấy, chanting có những tác dụng khác vd như là giúp luyện thở. Thở cũng là 1 phương pháp luyện tập Thiền. Khi ta chant, độ dài và độ lên xuống của những câu kệ quy định nhịp thở và độ sâu của hơi thở. Khi hát 1 câu kệ lên khoảng 20 lần, thì cũng như là ta đang luyện tập 1 nhịp thở đó trogn 20 lần.

Một điều nữa là kô chỉ trong chanting mà ngay cả trong ca hát bình thường, khi mình hát lên 1 bài nào đó, tâm trí của người hát bỏ hết tất cả và chỉ tập trung vào bài hát thôi. Cái đó giúp ích cho tập Thiền đó. Bởi vì,

QUOTE
Phải biết sống hết mình trong mỗi sát-na của thực tại. Từ mỗi cái ăn, cái uống, cái đi đứng, nắm ngồi. Không làm công việc này mà nghỉ đến công việc khác.


Cái này là tớ thấy sao nói vậy thôi, chứ kô biết chị em phụ nữ nghĩ thế nào. Phụ nữ thì có tài làm được nhiều việc khác cùng một lúc. Biết đâu lại vừa hát iswear.gif , vừa suy nghĩ xem chiều nay đi shopping ở đâu clap.gif , vừa ôn lại mấy phương pháp bác Net chỉ điểm khi XXX read.gif

Có lần mình được nghe tăng đoàn và thầy Thích Nhất Hạnh chant vài bài. Phải nói đúng là phê như nghe rock + cafe đá đậm cheers.gif Lời hát rất mộc, bình thường, kô chút gì giả cổ, giả văn, giai điệu cũng hiện đại, nhưng lại có thể đem lại cảm giác "tươi mát" w00t.gif


Ở trên là âm nhạc trong đạo Phật. Quay trở lại đạo Phật trong Âm nhạc, ngoài Trịnh Công Sơn, Phạm Duy cũng có những bài Thiền ca rất hay. Nhưng lời nhạc Phạm Duy dễ hiểu hơn Trịnh 1 bậc.

Mời các đọc lại bài này của Phạm Duy

Đưa Em Tìm Động Hoa Vàng
nhạc Phạm Duy
thơ Phạm Thiên Thư

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì thôi đừng ngại mưa mau
Đưa nhau ra tới bên cầu nước xuôi
Sông này đây chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông
Nhớ xưa em chửa theo chồng
Mùa Xuân may áo, áo hồng đào rơi
Mùa Thu em mặc áo da trời
Sang Đông lại khoác lên người áo hoa

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng nhớ nhau
Thôi thì em chẳng còn yêu tôi
Leo lên cành bưởi khóc người rưng rưng
Thôi thì thôi mộ người tà dương
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi
Nhớ xưa em rủ tóc thề
Nhìn trăng sao nỡ để lời thề bay
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ (1)

Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say
Thôi thì thôi để mặc mây trôi
Ôm trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Thôi thì thôi chỉ là phù vân
Thôi thì thôi nhé có ngần ấy thôi
Chim ơi chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rơi rụng giữa giang hà
Mai ta chết dưới cội đào
Khóc ta xin nhỏ lệ vào thiên thu


Thái Thanh ca:
(1) Đành như cánh bướm đồi tây lững lờ

Lời thơ của Phạm Thiên Thư,
http://chuaphatquang.com/dua_em_tim_dong_hoa_vang.htm

Hic, nhiều hình ảnh hay đẹp thế, bị bỏ ra cũng tiếc thiệt.
voldo
Bài hát của Phạm Duy lấy từ mấy khổ sau từ bài thơ của Phạm Thiên Thư

7
Ừ thì mình ngại mưa mau
Cũng đưa anh đến bên cầu nước xuôi
Sông này chảy một dòng thôi
Mây đầu sông thẫm tóc người cuối sông

8
Ngày xưa em chửa theo chồng
Mùa xuân em mặc áo hồng đào rơi
Mùa thu áo biếc da trời
Sang đông em lại đổi dời áo hoa

9
Đường về hái nụ mù sa
Đưa theo dài một nương cà tím thôi
Thôi thì em chẳng yêu tôi
Leo lên cành bưởi nhớ người rưng rưng

12
Con chim chết dưới cội hoa
Tiếng kêu rụng giữa giang hà xanh xao
Mai anh chết dưới cội đào
Khóc anh xin nhỏ lệ vào thiên thu

14
Đêm dài ươm ngát nhụy hoa
Chim kêu cửa mộ trăng tà gõ bia
Em ơi rũ tóc mây về
Nhìn trăng nỡ để lời thề gió bay

15
Đợi nhau tàn cuộc hoa này
Đành như cánh bướm đồi tây hững hờ
Tìm trang lệ ố hàng thơ
Chữ xưa quyên dục bây giờ chim di

22
Thì thôi tóc ấy phù vân
Thì thôi lệ ấy còn ngần dáng sương
Thì thôi mù phố xe đường
Thôi thì thôi nhé đoạn trường thế thôi

41
Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say

Đoạn này phải chăng nói về Thiên Chúa giáo?

52
Tiếng chim trong cõi vô cùng
Nở ra bát ngát trên rừng quế hương
Tiếng em hát giữa giáo đường
Chúa về trong những thánh chương bàng hoàng

Trong bài thơ có ảnh hưởng lớn từ tinh thần Phật Giáo nhưng phải chăng hồn cốt của nó là tinh thần Đạo giáo?
Phó Thường Nhân
Chắc có mỗi câu

"Ngày xưa có gã từ quan
Đem thân vào động hoa vàng gửi thây"

là đúng với tâm linh phật giáo nhất laugh1.gif leuleu.gif

Chẳng hiểu nhà thơ lấy cảm hứng từ đâu. Nhưng nghe ra thì giống cảm hứng chuyện Từ Thức lên tiên.

Phật giáo tự nguyên thuỷ không có nhạc. Vì nó không phải là tôn giáo kiểu trói buộc người ta vào khuôn khổ. Nếu trói buộc người ta vào khuôn khổ thì mới cần tới lễ nhạc để tuyên truyền vận động. Đạo Phật bản thân cần người ta tự ngộ, biến thành nhận thức của mỗi người. Như vậy có lẽ một bản nhạc, một tác phẩm tuỳ theo độ cảm nhận Phật giáo của tác giả mà có hơi hướng đạo Phật đúng hơn là được sử dụng để tuyên truyền Phật giáo.Có thể gọi một tác phẩm như thế là tác phẩm Phật giáo được không ?

Ở Miền Nam VN, từ những năm 60, cũng có người sáng tác nhạc phật giáo. Việc tuyên truyền Phật giáo bằng nhạc như vậy có lẽ chịu ảnh hưởng của Thiên chúa giáo. Theo lý, người theo Thiên chúa có Thánh Ca thì Phật giáo cũng phải có Phật Ca. w00t.gif

Một điều nữa là có nhiều người lên chùa làm lễ cưới. Cái này cũng có lẽ do ảnh hưởng của Thiên chúa.

Nhưng nhạc của Phạm Duy thì có lẽ không phải là nhạc Phật, mà chỉ là nhạc "động hoa vàng" thôi. Tôi thì tôi nghĩ Phạm Duy ảnh hưởng nhiều của đạo Vũ Trọng Phụng trong Số đỏ.
Army_yuyu
Trong bài Những gì đem theo vào cõi chết của Phạm Duy có câu

Rồi mai đây tôi chết
Trên đường vào cõi Niết
Tôi sẽđem theo với tôi
Những gì đây

Từ cõi Niết không biết có liên quan gì đến nhà Phật không, tuy nhiên trong bài hát này của Phạm Duy, câu sắc là không, không là sắc, những quan niệm sống là phu du có rất nhiều ảnh hưởng của đạo Phật
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.