Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Một Vài Chú ý Cho Thanh Niên Mới Du Học
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Ubu
1. Thuê bao Internet, di động.
Ở Đức hiện nay có rất nhiều dịch vụ cung cấp internet, điện thoại, di động, bảo hiểm .v.v. khác nhau. Hiện nay giới sinh viên- nhất là sinh viên mới sang nghe nhau thi nhau dùng các kiểu ARCOR hay EINS&EINS với các lọai quảng cáo như :"DSL tốc độ cao, dùng miễn phí 24/24, tốc độ 9xx KB/s, 1GB một tháng, giá 10Euro" .v.v. và .v.v. Nhưng thực chất của những câu chuyện ấy là thế nào?

Ở Đức- Deutsche Telekom là hãng duy nhất độc quyền tòan bộ về các đường truyền sử dụng điện thoại, di động, internet v.v. và v.v. T-online chính là một dịch vụ của hãng này. Vì thế- bất cứ một hãng cung cấp internet, dịch vụ di động, điện thoại nào khác cũng phải thuê bao lại từ Deutsche Telekom, kể cả AOL (của Mỹ) hay các lọai ba lăng nhăng lít nhít ARCOR, 1&1.... Vì thế- giá internet của T-online thực chất là rẻ và rất đảm bảo. Ví dụ nếu thuê bao DSL "FLAT RATE" của T-Online thì chỉ cần phải trả 55Euro/tháng (đã có kèm cả cứớc điện thọai rồi) và có thể để internet 24/24, down load không hạn chế. Thuê của T-online kiểu này thì không bao giờ bị lừa. Tức là thuê của các hãng khác thì dễ hoặc hầu như sẽ bị lừa. Tại sao?

Các hãng khác vì phải thuê lại của D-Telekom đường cung cấp internet, mobile (handy- tiếng Đức) cho nên chúng nó phải nghĩ ra rất nhiều kiểu Tarif (phương án) khác nhau. Ví dụ bọn ARCOR sẽ đưa ra 5 Tarife khác nhau bao gồm:

i) DSL, tốc độ 768kb/s, một tháng limit là 500 MB down load. Giá là 15Euro. Hợp đồng 1 năm một.
ii) DSL, ....................., một tháng limit là 1GB .................., giá là 25 Euro .------------------------
...........

Nhìn thì tưởng là nó rẻ hơn dùng T-online rất nhiều, và có vẻ cũng hợp lý hơn- vì nhiều chú cứ nghĩ là "mình chẳng dùng bao nhiêu internet, thuê T-online làm gì cho đắt đỏ." v.v. Nhưng thực chất những bọn như ARCOR là bọn giật chỗ này vá chỗ kia và thường là bao giờ hàng tháng người thuê cũng phải trả nhiều hơn số tiền 15 Euro hay 25 Euro tarife ấy (chưa kể là các lọai tarife này còn chưa cộng thuế 16% nữa). Có thể vài tháng đầu không sao, nhưng đến tháng thứ 3, 4 là đột ngột giấy biên lai gửi về lên tới một con số khổng lồ. Tớ có mấy người bạn dùng ARCOR- chưa biết người ta dùng kiểu gì nhưng chỉ biết có tháng có người phải trả tới 500Euro, có người gần 500Euro với một cái giấy biên lai chằng chịt, rất khó hiểu đối với người Việt, và cũng chả có cách gì để cãi lại được. Không đóng thì ra tòa, ra tòa thì chắc chắn thua, lại phải trả thêm tiền luật sư, mà không trả thì hoặc là Abschiebung lên máy bay về nước, không thì vào tù ngồi .v.v.


==> Kinh nghiệm 1: Ở các nước tư bản cóc cụ như Tây Âu, Bắc Mỹ thì cái gì cũng có giá của nó (ở VN có thể khác), tham rẻ thì chỉ có chết đau.
Ubu
2.) Lậu vé tàu, mượn thẻ tàu đường dài (ở Đức là BAHNCARD).

Sinh viên sang đây thường tiếc tiền, nên đi lậu vé cũng nhiều. Cứ tính ra một tháng mà trót lọt, thì bớt được độ 40Euro tiền tàu. Tuy nhiên nếu bị bắt 1 lần trong 1 tháng, thì không những bị phạt từng đó tiền, mà còn phải mua một cái vé cũng từng đó tiền nữa. Hiện nay bọn Deutsche Bahn đang đói, cho nên kiểm tra vé khá thường xuyên (hàng ngày)- vì thế các thanh niên mới sang nên cẩn thận.

Tuy nhiên vấn đề nguy hiểm nhất lại là việc mượn thẻ tàu đường dài để được giảm giá 25% (hoặc 50% hoặc 100% tùy lọai thẻ).
Sinh viên sang đây thường điếc không sợ súng, cứ nghĩ là có mượn thẻ của ngừơi khác có khi Tây nó cũng chả nhận ra mặt mình với mặt bạn mình ở trên cái Bahncard khác nhau gì, rồi thì bị bắt cũng chỉ nộp phạt vài chục là cùng mà không biết là một trong những hành động bị phạt nặng nhất ở Đức là hành động lừa đảo, dối trá. Ở Đức nếu có làm sai, trốn vé tàu thì chỉ bị bắt mua lại vé, phạt ít tiền là nhiều. Nhưng nếu mượn thẻ Bahncard của người khác, thì rất có thể bị Abschiebung về nước và ghi tên trong sổ đen ở Đức- vĩnh viễn không bao giờ được phép đặt chân quay trở lại nữa, bất kể dưới hình thức nào, kể cả ngọai giao hay công vụ. Ở Berlin hồi trước có một anh sinh viên đang học sắp xong, mượn thẻ của bạn để đi- lúc bị bắt đã bị đưa ra tòa và bị đuổi về nước, cấm cửa vĩnh viễn không được quay lại Đức- thế là cũng dang dở luôn việc học hành, mặc dù là con nhà có thế lực, giàu có ở VN.


==> Kinh nghiệm 2: Các lọai vé tàu, tiền vào bảo tàng .v.v. nên mua, đóng cho cẩn thận.
Ubu
3. Tranh chấp, kiện tụng, tai nạn xe cộ, bị tai nạn, bảo hiểm .v.v.

Ở những nước tư bản lớn thì việc tranh chấp, kiện tụng, ra tòa là chuyện cơm bữa. Nó cũng đơn giản như là việc ra ủy ban nhân dân phường ở VN xin giấy chứng nhận hộ tịch, hộ khẩu thường trú thôi. Cho nên KHÔNG CÓ GÌ PHẢI SỢ!. Tâm lý của người ở VN mới sang là cứ cái gì dính đến tòa án, ra tòa là coi như "khổ, khổ tôi chưa chết đến nơi rồi, tôi có làm gì nên tội nên tình cơ chứ!" .v.v. Ở đây- để được đi tù không phải dễ- trừ khi có tội gì rất nặng, hoặc là phải cố để được vào tù thì mới được vào. (người VN có nhiều chú còn cố để đựơc đi tù ở đây vì vừa có tivi xem, có phòng riêng để ở, vừa được ăn ngon vỗ béo, không bao giờ bị đánh đập, hành hạ .v.v.. devil2.gif - ra tù chú nào cũng béo tốt, trắng trẻo phây phây). Nếu có thằng Tây nào muốn kiện mình, thì cũng đừng có dúm dó vào để bị nó bắt nạt rồi tống tiền mình. Ra tòa thì ra tòa, chuyện đấy ở đây là chuyện vặt, nhắc lại là chuyện vặt.

Nhưng phần cần chú ý là gì? Là thằng LUẬT SƯ. Hầu hết bọn luật sư ở Đức coi người nước ngòai như rác- và nói chung- vì bản chất nghề nghiệp- chúng nó chỉ quan tâm đến tiền: liệu tiền án phí mình đã đóng đủ chưa, vụ này thì được bao nhiêu. Vì luật ở Đức là bất kể có giúp cho thân chủ thắng kiện hay thua kiện, thì bọn luật sư vẫn được ăn khỏang 10% giá trị vụ kiện, cộng với số lần, số thời gian chúng nó phải tiếp mình nữa .v.v. Kinh nghiệm của bản thân tớ mấy lần đi dịch hộ vài người phải đi gặp luật sư là: Thậm chí hồ sơ vụ kiện của đa số người VN bọn luật sư Đức có khi mình đã nộp cho nó vài tháng rồi nó cũng chưa thèm đọc. Tới lúc có buổi hẹn gặp nhau rồi nó mới thèm đọc (nhưng tiền thì nó vẫn cứ lấy- ví dụ 500Euro vì mình đã nộp hồ sơ ở chỗ nó 1 tháng chẳng hạn), và nói chung là chúng nó coi người VN không khác chó là mấy- coi dân mình tòan như trẻ chưa biết chữ. Chúng nó nói lọan xạ một lúc rồi giải tán.. Vì thế, nếu phải kiện tụng thì nên gặp những thằng luật sư mình định thuê trước, nói chuyện với từng thằng một xem thái độ, tác phong của chúng nó thế nào. Cứ ù ù cạc cạc nó nói gì cũng gật lấy gật để là tiền mất tật mang chắc chắn- vừa thua kiện- mất tiền cho tòa án, cho bên thắng kiện, lại còn mất tiền cho thằng luật sư của mình nữa.

Vấn đề tiếp theo là bảo hiểm. Sinh viên mình thường liều, tíếc một ít tiền nên có tìm bảo hiểm nào thật rẻ, thậm chí là các lọai bảo hiểm không tòan phần, nên rất nguy hiểm. Ở Đức không giống ở Mỹ. Ở Mỹ bảo hiểm nhân sự- nhất là cho sinh viên thường chỉ là không tòan phần (có lẽ là rẻ tiền hơn, sinh viên thường thích mất ít tiền và chủ quan về sức khoẻ của mình).
Ở Đức thì bảo hiểm thường là tòan phần và vào bệnh viện sẽ được đối xử cực kỳ tử tế. Kinh nghiệm của bản thân tớ là bác sĩ Đức nói chung rất rất dễ chịu (ít nhất là so với bác sĩ VN), các em Y tá cũng rất xinh và dịu dàng. Phục vụ hết sảy. blushing.gif
Vì thế, đừng bao giờ chủ quan chỉ đóng bảo hiểm không tòan phần- vì khi mình chẳng may bị bệnh hay tai nạn chẳng hạn- vào bệnh viện hãng bảo hiểm chỉ trả 1 phần, phần còn lại mình phải tự trả thì chết có khi còn sướng hơn. Ví dụ nếu nằm bệnh viện 1 tháng, phải mổ dạ dày chẳng hạn, mà phải trả 70% số tiền viện phí, thuốc men, chi phí ca mổ .v.v thì có khi phải đứt vài chục ngàn Euro là thường!!!.

===>Kinh nghiệm 3: Không đùa với sức khoẻ, vì không thể biết lúc nào gặp tai nạn, bệnh tật. Đóng bảo hiểm tòan phần còn quan trọng hơn thuê được nhà tốt, hoặc quan trọng hơn thuê được đường internet rẻ. Đi luật sư thì phải chọn mặt mà gửi vàng, không thì chắc chắn tiền mất tật oan.
Sóng
Này Bu, còn lậu vé tàu trong thành phố. Kiểu như muợn vé kì của sinh viên khác sài đỡ chẳng hạn?
Một kinh nghiệm cho những sinh viên mới sang là nếu có số cố định thì nếu gọi về VN nên bấm số 01015 truớc, gọi về VN rẻ nhất 30cent một phút thì phải(vào số cố định) ví dụ 0101500844........
Còn nếu muốn tra gọi số nào rẻ nhất thì có thể tham khảo
www.billiger-telefonieren.de
www.billiger-surfen.de
Sóng
À luôn tiện nói kinh nghiệm của tớ nhé.
Có nguời bạn nghi bị đau ruột thừa, đưa vào bệnh viện khám. Bọn Đức kiểm tra lên kiểm tra xuống. 3 ngày sau thả ra vì ko phải là đau ruột thừa. Viện phí mới chỉ hết có gần 1000Eu thôi.
Cho nên nếu đóng thì nhớ đóng viện phí đầy đủ. Nhớ là phải xem kĩ tarif và hình thức bảo hiểm, kể cả của bọn tư nhân(rẻ hơn của nhà nuớc) và của nhà nuớc.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.