Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: VIẾT VỀ CÀ PHÊ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Sức Khỏe & Ẩm Thực
Pages: 1, 2
Milou
VIẾT VỀ CÀ PHÊ

Nguyên Nguyên

Ngày nay ở khắp nơi trên thế giới nhất là giới trẻ tuổi, người ta có khuynh hướng uống cà phê nhiều hơn uống trà nhưng sách báo viết về cà phê, “nghệ thuật” uống cà phê, hãy còn rất ít so với sách viết “nghệ thuật uống trà”. Ở các nước Á Châu như Nhật và Trung Quốc sách báo về uống trà có thể lên đến hằng trăm. Ngay ở tiệm sách nhỏ của Chùa Nan Tien (Nam Thiên) tại Wollongong - khoảng 70 cây số về phía Nam của thành phố Sydney - du khách cũng có thể thấy ở các giá sách bày bán trên dưới 10 quyển sách khác nhau nói về trà. Thậm chí còn có một hai dĩa CD-Rom dùng để quảng bá các loại trà và nghệ thuật uống trà. Trong tiếng Việt những truyện đề cập đến thú uống trà cũng không ít, chẳng hạn như bài viết của nhà văn tiền chiến Nguyễn Tuân, truyện “Những chiếc ấm đất” trong quyển “Vang Bóng Một Thời”. Truyện kể một người nhà giàu thường sai người giúp việc đi múc nước giếng ở một cái chùa cách nhà cả mấy cây số để dành nấu nước uống trà. Đến lúc ông ấy lỡ vận nghèo sa sút phải đi ăn xin - một ngày nọ vào chùa xin cơm. Lúc ấy sư ông đang dùng trà nên tiện mời người ăn mày cùng dùng trà. Người ăn mày khép nép ngồi xuống đón tách trà do sư ông cho. Nhấp xong một hớp nước trà, ngẫm nghĩ giây lâu người ăn mày nói với sư ông rằng: “Bẩm Thầy con nghĩ trong ấm trà có vỏ trấu”. Sư ông kêu tiểu đồng rót hết trà trong chiếc ấm đất ra xem thì thấy quả nhiên có một vỏ trấu lẫn lộn trong xác trà. Cũng có một quyển sách Việt nào đó viết rằng người xưa thường thu nhặt những giọt sương đọng trên lá sen trong hồ để dùng làm nước đun pha trà. Thật là kiểu!! Trong khi đó sách về cà phê, nhất là bằng tiếng Việt gần như không có gì hết. Tuy vậy, cà phê đã len lỏi chút ít vào âm nhạc Việt qua bản nhạc trứ danh “Cô hàng Càphê” của nhạc sĩ Canh Thân. (Chắc có lẽ cùng thời với bản nhạc Frank Sinatra cho lăng xê vào năm 1946 mang tên “The Coffee Song”).

Sở dỉ có hiện tượng khác nhau trong việc ca tụng giữa trà và cà phê là vì, theo nhiều giả thuyết, trà được “phát minh” bởi các nhà Sư ở Trung Quốc rất lâu đời và dính liền với việc thiền định của các bậc tu hành. Truyền bá qua nhân gian trà là thứ giải lao chính của người Đông Phương qua hàng chục thế kỉ. Khi chủ khách gặp nhau trong một chuyến viếng thăm xã giao, chủ thường mang trà ra mời khách, rồi thói quen đó đã trở thành phương thức xã giao của hầu hết các dân tộc trên thế giới. Trong khi đó cà phê chỉ mới được tìm ra trên dưới 10 thế kỷ thôi - và chỉ được giới thiệu qua Âu Châu vào khoảng thế kỷ 16. Sau đó Càphê mới chính thức đến Á Châu theo với các đoàn quân Âu Châu đi xâm chiếm tìm thuộc địa vào vài thế kỉ trước. Theo như cụ Vương Hồng Sển, trong khi người Đông Phương ngày trước giải lao bằng “trà nóng” thì người Tây Phương lại giải lao chính bằng những loại nước “lạnh”, như các loại nước ngọt, nước trái cây, bia, v.v..
Milou
Trà và cà phê có điểm thật giống nhau - đó là rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới dùng các từ để chỉ trà và cà phê đều có lối phát âm giông giống nhau, giống như các thứ từ như BA và MÁ. Một từ nữa cũng có tính cách “phổ cập” trong phát âm là BIA. Nghĩa là khi ta ở Đức hay ở InĐô, ở Pháp hay ở Mỹ, ở Taiwan, ở Nhật, . . . nếu ta thèm Càphê, Trà hay Bia ta cứ việc ra dấu muốn uống và cứ nói đại tiếng Việt Càphê, cà phê, cà phê hay trà, trà, trà, hoặc bia, bia, bia,. . . chắc chắn sẽ có người hiểu được “thương hại” đem những thứ đó ra cho ta uống giải khát cho qua cơn thèm thuồng hay cơn “ghiền”. Càphê được phiên âm từ “tiếng Tây” café, tiếng Anh gọi là coffee, tiếng Đức Kaffee, tiếng Ý caffè - tất cả có lẽ bắt nguồn từ tiếng Thổ Nhị Kì là kaveh (v đọc gần như f) hoặc tiếng Á-rập là kawah, hay gọi trại đi tên xứ tìm ra cà phê đầu tiên là Kaffa thuộc xứ Abyssinia (tức Ethiopia ngày nay).

Ngày trước, ở các nước thuộc khối Thịnh Vượng Chung của Vương Quốc Anh như Anh quốc, Úc, Hongkong và Tân Tây Lan, v.v. , người ta thường có thói quen uống trà - thường loại trà nâu như Lipton - pha với sữa tươi. Sữa dùng để làm dịu bớt vị chát của trà. Tại các công sở hay các công ty lớn khoảng 10giờ sáng và 3 giờ trưa có một phụ nữ pha trà (tea lady) với xe đẩy đi đến tận các bàn giấy làm việc rót và hầu trà cho các các xếp và nhân viên. Uống trà buổi sáng (Morning tea) và trà buổi chiều (afternoon tea) thường thường được kèm theo một vài mẫu bánh bít-qui cho thấm giọng. Tại gia đình vào những ngày cuối tuần, người ta vẫn giữ thói quen uống morning tea và afternoon tea, nhưng trịnh trọng và ngon hơn ở sở làm nhiều. Lí do giản đơn là các bà nội trợ có thì giờ hầu trà cho gia đình. Uống trà tại nhà hay ở tại các quán trà dưới phố ở mức trịnh trọng “cao cấp” được gọi là Devonshire tea. Đó là uống trà với sữa tươi (và đường hay không tùy người) kèm theo một loại bánh mì ngọt (có nhiều bột nổi) phết bơ và mứt gọi là scone. Bây giờ người ta thỉnh thoảng vẫn tìm thấy Devonshire tea ở các quán trà và cà phê tại các thành phố nhỏ do người Úc chính cống làm chủ. Ở Sydney tại vài shopping centre như Westfield cũng có những quán trà, cà phê vẫn bán Devonshire tea. Nhưng bây giờ theo mốt thời đại họ còn liệt kê thêm “Devonshire coffee” trên bản thực đơn nữa. Trước 1975 người ta có thấy bán trà chế thêm sữa theo kiểu Ăng Lê tại Đà Lạt ở một hai “tiệm nước” của người Hoa khu gần chợ. Có thể mấy chủ tiệm người Hoa này đã từng ở Hongkong một thời gian hấp thụ được phong cách uống trà của người Anh tại đó rồi du nhập sang Đà Lạt chăng.

Morning tea và afternoon tea với các tea-lady tại các công sở ở Úc và Tân Tây Lan dần dần biến mất vào khoảng giữa thập niên 80. Đó là lúc các máy tự động pha trà và cà phê với sữa bột - thường gọi là Café Bar - được tung ra thị trường. Thịnh hành được chừng 10 năm, các máy café-bar pha chế cà phê và trà tại chỗ này bị giời mộ điệu trà và cà phê tẩy chay nhanh chóng khi phong trào uống cà phê “thứ thiệt” khắp thế giới rầm rộ lên và lên nữa, lên hoài vào đầu thập kỉ 90. Việc tẩy chay các thứ máy pha cà phê và trà tại chỗ cũng là điều bắt buộc phải xảy ra với lý do các thứ cà phê, trà pha sữa bột và đường này uống vào thường đâm ra “nóng nảy” bởi có lẽ các pha chất bột này có quá nhiều chất hoá học, và nhất là mùi vị quá xa lìa với các tách trà và cà phê “thứ thiệt”. Tuy nhiên ngày nay các máy pha trà và cà phê này vẫn còn được trọng dụng tại các cơ xưởng, xí nghiệp.
Milou
Nước Mỹ xuất khẩu nhiều nhất những gì liên quan đến máy điện toán và nhưng lại nhập khẩu cà phê nhiều nhất. Mỗi năm nước Mỹ nhập khẩu khoảng 4 triệu tấn cà phê hạt xanh trị giá chừng 3.5 tỉ đôla Mỹ, và tính bình quân mỗi người Mỹ tiêu thụ cở 5kg cà phê mỗi năm. Mỗi ngày trên thế giới người ta tiêu thụ khoảng 2.5 tỉ tách cà phê mà người Mỹ đã uống đến 1/5 tức là 500 triệu tách mỗi ngày. Phẩm chất và mùi vị cà phê người ta uống ở mỗi nước thường khác biệt với nhau và thông thường người nước nào cũng cho cà phê hay bia của họ là ngon hơn cả. Người Nhật uống cà phê khác với người InĐô, cà phê người Ý uống khác với cà phê người Thổ Nhị Kì, người LiBăng, và của người Mỹ chắc chắn khác với của người Úc. Lí do chính của sự khác biệt này là việc pha trộn các loại hạt cà phê khác nhau theo các tỉ lệ, và cách pha cà phê, khác biệt sẽ được đề cập đến ở phía sau. Ở miền Nam Việt Nam khoảng cuối thập niên 1950 cà phê cũng còn chịu nhiều ảnh hưởng cách uống cà phê của người Pháp. Có nhiều tiệm cà phê nhỏ trong thành phố Sàigòn pha cà phê rất đậm đà thơm ngon. Ngay cả mấy “tiệm nước” của người Hoa “phé nại” tức cà phê sữa, hay cà phê đá họ làm uống cũng được được. Có tiệm bỏ vào tách cà phê sữa hay đen nóng một muỗng bơ Bretelle làm tách cà phê trở nên thơm tho mùi béo. Có người nhúng bánh dầu chá quảy vào cà phê sữa để ăn, giống như người Pháp thường chấm bánh mì croissant vào cà phê vậy.

Từ sau 75 cho đến giữa thập kỉ 90, cà phê Việt Nam kiểu “cái nồi ngồi trên cái cốc” bị pha trộn với bắp rang đen nên mùi vị gần như bị mất mát hết. (Nhưng cũng đừng mừng rằng Việtnam đã phát minh ra lối dùng bắp rang để thay thế cà phê. Thật ra vào khoảng đầu thế kỉ 18, bắp rang và nhiều thứ hạt hay đậu khác như hạt lúa mì (wheat), hạt lúa mạch (barley), và rể cây lá diếp (chicory) đã được người thường dân dùng thay cà phê tại nước Phổ (tiền thân của nước Đức) khi vua Frederick đặt ra luật buộc giấy "hành nghề" chế biến cà phê chỉ dành riêng cấp cho giới quý tộc mà thôi. Lối dùng rể cây lá diếp rang đen để pha hay thay thế cà phê vẫn còn được thông dụng tại một vài nước ở Âu Châu). Gần đây Việt Kiều nước ngoài gửi về cho bà con họ hàng bên Việt Nam các máy làm cà phê espresso và cappuccino nên ở các tỉnh miền Hậu Giang cũng có tiệm bán cà phê espresso như ở các nước tiền tiến hiện nay. Khách sạn nổi của Úc một thời cặp bến ở sông Sàigòn có lẽ là nơi đầu tiên đã giới thiệu tách càfê cappuccino vào Việt Nam. Sự thịnh hành của cà phê trở lại tại Việt Nam có lẽ đi theo với cái mốt của thời đại trên toàn cầu (bắt chước người Mỹ!!) và cũng do ở sự khôi phục của ngành trồng trọt cà phê và xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Theo tài liệu gần đây Việt Nam trong năm 1999 đã xuất khẩu 400 ngàn tấn cà phê ra nước ngoài, đứng hàng thứ 8 trong các quốc gia xuất khẩu cà phê trên thế giới (nước sản xuất nhiều cà phê nhất là Ba-Tây (Brazil) quê hương của cầu thủ vô địch bóng đá Pélé), và trong năm 2000 số lượng xuất khẩu có thể tăng lên gấp đôi tức là cở 800-900 ngàn tấn. Càphê thường chỉ thích hợp với khí hậu nhiệt đới và cao nguyên nên đồn điền trồng trọt cà phê tại Việt Nam tập trung ở Lâm Đồng, Pleiku và nhất là ở Buôn-Mê-Thuột.

Cây cà phê thuộc giống Jasmine (tức cây bông lài hay hoa nhài) cao chừng 3-12 thước. Thời gian từ lúc trồng cây cho đến khi có trái từ 2 đến 5 năm. Thường người ta hay tỉa cây cà phê cho cây không được cao quá 3-4 thước để tiện việc hái trái. Trái cà phê lúc chín thường màu xanh vàng cở trái dâu tây nên được gọi là trái dâu cà phê. Mỗi trái có hai hột cà phê ở bên trong, và hột cà phê mới chính là cội nguồn của tách cà phê thơm ngon mà ta uống hằng ngày, nhất là vào lúc ăn điểm tâm buổi sáng. Hột cà phê có màu xanh ngã vàng lúc chưa được rang hay nướng. Càphê xuất hiện từ bao giờ vẫn là một bí ẩn chưa được các nhà nghiên cứu đồng ý với nhau. Nhưng địa điểm khám phá ra cà phê chắc chắn là vùng Trung Đông. Có rất nhiều truyền thuyết về việc khám phá ra cà phê. Một truyền thuyết thịnh hành nhất nói rằng ngày xưa ở xứ Abyssinia (bây giờ là Ethiopia) nằm ở phiá Đông Bắc Châu Phi có một anh chàng chăn dê tên Kaldi. Vào một ngày nọ Kaldi chợt để ý mấy con dê sau khi ăn vào một vài trái dâu xanh vàng đâm ra nhảy nhót tưng bừng và kêu “be-he” lung tung. Kaldi bắt chước ăn dâu đó và tự nhiên thấy trong người tỉnh táo và sảng khoái lạ thường. Từ đó anh ta có thói quen hái dâu đó ăn mỗi khi đi chăn dê. Một vài thầy tu ở một tu viện gần đó biết được chuyện này và chế biến thêm một chút nữa bằng cách đun trái dâu với nước nóng để uống vào mỗi buổi tối, và càng ngày càng dùng nhiều nước dâu này vì họ thấy dễ tỉnh ngủ, giúp họ thức đêm lo chuyện cầu nguyện và kinh kệ. Một truyền thuyết khác kể rằng cũng tại xứ Kaffa thuộc Abyssinia ngày xưa nữ hoàng Sheba (đọc theo tiếng Pháp là Saba - như trong phim Vua Solomon và Nữ hoàng Saba do Yul Brynner và Gina Lolobrigida thủ vai chính) đã khám phá ra trái dâu cà phê và đã đem sang nước Do Thái gần đó để tặng người yêu là vua Solomon để ăn cho được thêm sáng suốt.
Milou
Dần dà về sau người Trung Đông mới nghĩ ra cách rang và nghiền nát hạt cà phê trước khi đun và uống nóng pha với mật ong. Càphê được hâm mộ nhanh chóng ở Trung Đông có lẽ do ở việc cấm đoán uống rượu của đạo Hồi, vì thật ra chỉ có một thứ giải lao khác rượu và gây sảng khoái trong lúc và sau khi uống là cà phê mà thôi. Cũng may mắn cho cà phê trong giai đoạn phát triển ban đầu là lúc đó đế quốc Ottoman (tiền thân của nước Thổ Nhị Kì bây giờ) đang rất hùng mạnh và bành trướng thuộc địa và ảnh hưởng khắp vùng Trung Đông và Nam Âu Châu. Chính ra ngày nay người Thổ Nhị Kì và người Á Rập nói chung (nhất là người LiBăng) vẫn giữ ít nhiều lối pha nấu cà phê ngày trước. Họ đun sôi "bột cà phê" trong một cái ấm không nấp bằng đồng thau hay nhôm và giữ cặn cà phê ở phía dưới ấm. Y như người ta thường thấy trong các phim cao bồi kiểu John Wayne uống cà phê giữa đêm trên núi đồi có nhiều tảng đá lớn. Càphê của họ rất đậm đặc và hơi đắng, được rót ra trong những chung nhỏ như người Á châu thường dùng để uống trà. Uống cà phê xong họ ưa uống thêm một li nước lạnh để tráng miệng. Uống cà phê kiểu này cũng rất phổ thông đối với người Hi Lạp, bởi lí do dễ hiểu là Hi Lạp cũng đã từng bị đế quốc Ottoman đô hộ trên 400 năm. Những ai muốn tìm thưởng thức hương vị cà phê đậm đặc loại này có thể đến các khu vực đông người Trung Đông sẽ được thoả mãn và ra về lòng thơ thới hân hoan. (Ở Sydney, các khu vực như Auburn, Lakemba hoặc Arncliffe đều có những tiệm người Trung Đông bán cà phê loại này). Sự bành trướng ảnh hưởng của đế quốc Ottoman đã đem cà phê qua mạn Âu Châu từ khoảng thế kỷ 15-16. Sang đến Ý, Áo, Pháp rồi Anh Quốc cà phê đã được chế biến qua nhiều năm tháng thành một thức uống độc nhất vô nhị ngang hàng hoặc trên cả rượu bia. Nhất là ở khía cạnh mậu dịch quốc tế, bởi cà phê thường được trồng trọt và sản xuất ở các nước nhiệt đới, để rồi xuất khẩu mạnh mẽ sang các nước lạnh thuộc vùng ôn đới. Trong khi đó bia thường là sản phẩm địa phương, nước nào cũng có bia ngon của nước đó - chỉ trừ một vài ngoại lệ mà thôi, như Heineken của Hoà Lan, Budweiser của Mỹ, San Miguel của Phi Luật Tân, và Kirin của Nhật.

Thế nhưng, trước khi cà phê trở thành thức uống hàng đầu của nhân loại và cà phê hạt thành một mặt hàng trên thị trường thế giới như dầu hoả, thép, gạo, ... tiến trình phát triển của cà phê không được suông sẻ và êm đẹp như những thứ giải lao khác như trà, bia và ngay cả ... Coca Cola (!) và tiến trình đó đã từng liên hệ mật thiết đến đấu tranh và ... cách mạng!!

Trong chừng 5-10 thế kỷ đầu tiên sau khi cà phê được khám phá, người Á Rập “dấu nghề” trồng trọt và chế biến cà phê rất kĩ. Người Âu châu sang trung đông làm ăn buôn bán không được bén mảng đến các nơi trồng trọt cà phê, và hạt cà phê chỉ được xuất khẩu sau khi đun nóng hoặc rang lên để làm chết đi cái mầm gieo giống ở đất khách. Vào thế kỉ thứ 16, các tiệm cà phê bắt đầu mọc lên như nấm tại Trung Đông - trung tâm thánh địa của Hồi giáo, và dân ghiền cà phê thường tụ tập ở các tiệm này để bàn chuyện thời sự cũng như những chuyện thế thái nhân tình. Điều này đã làm cho nhà cầm quyền địa phương đâm ra khó chịu (vì những giáo đường không được đông đúc bằng các tiệm cà phê) và nghi kị việc dân uống cà phê có thể tụ tập làm chính trị, để rồi họ ra lệnh đóng cửa các tiệm cà phê đó. Mặc dù có lệnh cấm đoán, dân hâm mộ cà phê vẫn lén lút tụ tập uống cà phê lậu sau nhà để rồi ít lâu sau người ta phải cho mở cửa tiệm cà phê trở lại. Được phát triển sang Âu Châu theo với sự bành trướng của đế quốc Ottoman, cà phê lại một lần nữa bị sự nghi ngờ của Vatican và giới lãnh đạo Cơ Đốc giáo. Tục truyền rằng trước khi các tiệm cà phê được mở tại Ý rất lâu, một số tu sĩ thuộc hàng giám mục và tổng giám mục đã vào Vatican gặp giáo hoàng Clement VIII (1535-1605) xin giáo hoàng cấm chỉ giáo dân không được uống cà phê viện lí do rằng cà phê là sản phẩm của quỉ sứ Satan, uống vào tức là bán linh hồn cho quỉ. Trước khi thực hiện quyết định không bao giờ sai của mình, Giáo hoàng tìm uống thử một tách cà phê và Người thấy mùi vị cà phê rất “đúng điệu” và từ đó lí luận rằng với mùi vị thơm tho kích thích nhẹ nhàng như vậy cà phê chắc chắn không phải là “phó sản” của quỉ, và giáo hoàng đã đi ngược với yêu cầu của các linh mục đó chính thức cho phép người Công giáo được uống cà phê như ai. Lan tràn sang Anh quốc các tiệm cà phê ở thế kỉ 17 cũng là nơi tụ họp của các chủ thương thuyền hay các thương gia đến đó để nghe ngóng tin tức chừng nào tàu bè chở hàng của mình sẽ cặp bến, và cũng để buôn bán các chính sách bảo hiểm. Hãng bảo hiểm lớn nhất nhì thế giới Lloyd của Anh quốc đã xuất hiện cùng một lượt với những tiệm cà phê trên toàn cõi nước Anh vào thời đó. Cũng vào thời này người Anh “phát minh” ra từ TIP tức là tiền thưởng cho hầu bàn, hầu khách sạn, mà tiếng Việt thường gọi là tiền “Boa” hay “Bo”, bắt nguồn từ “tiếng Tây” là Pourboire. TIP được viết tắt từ “To Insure Promptness” (T.I.P.) tức là “Để Bảo Đảm cho Việc Phục Vụ Nhanh Chóng”. Thời đó các tiệm cà phê có treo ngay ở cửa vào một cái hộp bằng đồng trên có ghi “To Insure Promptness” để “ẩm khách” nào muốn được phục vụ nhanh chóng thảy vào đó một vài đồng xu nhỏ. “To Insure Promptness” sau đó được gọi tắt là Tip, và trở thành từ thông dụng trong Anh ngữ để chỉ tiền “Boa”.
Milou
Càphê đã liên hệ mật thiết với cách mạng ở chỗ trước khi dân Paris kéo nhau đi phá ngục Bastille vào năm 1789, họ đã tụ tập làm một “đêm không ngủ” tại tiệm cà phê Foy. Ở Mỹ cũng vậy, dân thành phố Boston đã tập họp tại một tiệm cà phê vào năm 1773 để thảo luận kế hoạch thành lập Boston Tea Party (Hội Trà Boston) dẫn đến cách mạng Mỹ về sau. Sở dỉ người Mỹ ngày nay uống cà phê nhiều hơn uống trà là vì vào những năm trước cách mạng Vương Quốc Anh đánh thuế rất nặng trên nhiều món hàng tại thuộc địa Mỹ - trong đó có trà. Dân thuộc địa ở Mỹ chống đối việc này rất mãnh liệt và vào năm 1773 một số người dân Boston lén lên một số tàu Anh đang đậu ở cảng khiêng các thùng và bao bố trà lớn thảy hết xuống biển. Từ đó họ tẩy chay trà và tìm đến cà phê. Càphê tự nhiên trở thành thức uống của người Mỹ “yêu nước”, và các thuộc địa của Pháp và Hoà Lan ở Trung Mỹ và vùng Caribbean sẵn sàng cung cấp cà phê cho Mỹ, một thị trường có tiềm năng tiêu thụ lớn và cũng là một thuộc địa lớn của Anh quốc đang trên đà vùng lên.

Có tất cả độ 70 các thứ giống cây cà phê, nhưng có 2 giống cà phê chính là cà phê ARABICA và cà phê ROBUSTA và cà phê chúng ta uống thường pha trộn 2 giống cà phê chính đó với nhau. Càphê Arabica chính là cà phê nguyên thủy xuất xứ từ Ethiopia, còn cà phê Robusta chỉ mới được tìm ra vào thế kỉ 19 rồi lan tràn sang thị trường quốc tế vào sau thế chiến thứ 2. Khoảng 3 phần 4 cà phê sản xuất trên thế giới thuộc loại Arabica, còn Robusta được trồng trọt nhiều nhất tại In-đô-nê-xia rồi đến BaTây (Brazil). (Việt Nam có trồng cả Arabica lẫn Robusta). Robusta dễ trồng hơn nhưng có mùi vị đắng hơn Arabica. Tuy nhiên Arabica thơm ngon hơn và ít chất caffeine (cà phê-ín) hơn Robusta. Chất caffeine là một loại chất kiềm thiên nhiên có trong một số các loại hạt và lá, điển hình là cà phê, trà và hạt cacao (cocoa) dùng làm chocolate (sô-cô-la). Chất caffeine là một chất kích thích quan trọng cho hệ thần kinh - nó có tác dụng làm giảm mệt, giúp tỉnh táo và cũng mang tính chất lợi tiểu (diuretic). Chất caffeine được pha chế vào nhiều dược phẩm thông dụng nhưng dùng nhiều cũng có hại là gây mất ngủ, và có thể tim đập nhanh hơn mà không cần đối tượng tình yêu trước mặt. Trong tiếng Việt chất caffeine chính là “tác giả” nguyên thủy của loại trà mang tên theo kiểu nói lái bình dân là trà "Thái Đức". Trong vài chục năm gần đây có phong trào pha chế cà phê gột tẩy đi chất caffeine này ngay khi còn trong trái dâu cà phê. Càphê đó gọi là Decaffeinated coffee tức là cà phê đã khử chất caffeine, thường gọi tắt là decaf. Việc khử chất cà phê-ín cũng đem lại cho các nhà nghiên cứu nhiều công việc làm và đã có đến hàng trăm bằng phát minh sáng chế đã được đăng kí “pa-tăng” (patent) khắp nơi trên thế giới về việc khử chất caffeine trong cà phê. Cũng có loại cây cà phê được ươm ghép không có chất cà phê-ín nhưng bao nhiêu mùi vị thơm tho của cà phê đều bị biến mất. Tuy nhiên gần đây, vào năm 1994 một hãng kĩ sư sinh hoá tại California đã đăng kí một tiến trình gây giống cây cà phê “sans caffeine” mà vẫn giữ được mùi vị độc đáo của cà phê arabica. Hiện loại cây này đang được trồng thí nghiệm tại Hạ Uy Di và chắc cũng cở năm 2002 trở đi người ta mới có thể uống thử loại cà phê phi cà phê-ín này. Ở một mặt khác việc xử dụng chất cà phê-ín có vẻ càng ngày càng được hâm mộ. Nhiều loại nước ngọt thịnh hành ngày nay đều có chứa chất cà phê-ín này. Điển hình là Coca-Cola, Dr Pepper (hình như Dr Pepper chỉ có đường và chất cà phê-ín mà thôi), và ngay cả một vài thứ li-mô-nát như Mountain Dew và Mello Yello. Rất nhiều thứ nước ngọt mới ra đời sau này mang danh là nước ngọt mang đến “năng lượng” hay bồi dưỡng “năng lực” cho người uống thật ra chỉ là nước đường hoà với chất cà phê-ín mà thôi.

Sự gia tăng nhảy vọt trong việc tiêu thụ cà phê trong vòng 20 năm qua có thể được giải thích bằng nhiều lí do và nguyên nhân như sau.
Milou
Thứ nhất trong một hai thập kỉ vừa qua văn hoá Mỹ và lối sống của người Mỹ - tuy thường thiên nhiều về vật chất - đã trở thành một loại văn hoá tràn ngập và chế ngự toàn cầu. Cũng giống như sự tràn ngập văn hoá của đế quốc La Mã ngày xưa - hễ người Mỹ sinh sống làm sao và ăn uống những thứ gì thì người nước khác hình như phải cóp cho được - dù tàng ẩn sâu xa trong tiềm thức - thì mới tỏ được rằng ta đây cũng tiến bộ như Mỹ chứ chẳng phải vừa. Điển hình là computer, phim ảnh Hollywood và MacDonald”s. Ở đâu người ta cũng phải dùng những máy điện toán mà tiêu chuẩn được phát minh hay xếp đặt từ Mỹ. Những phát minh về internet và cách mạng điện toán hiện đang tiếp diễn dài dài cũng đã xuất phát từ Mỹ. Gần như trong bất cứ thành phố lớn nào trên thế giới cũng có MacDonald. Giống như câu nói ngày xưa “Mặt trời không bao giờ lặn trên Đế Quốc ANH”, ngày nay người ta có thể nói “Mặt trời không bao giờ lặn trước tiệm ăn MacDonald!!”. Phim ảnh cũng vậy, hình như không có Tivi hay rạp hát nào trên thế giới (có lẽ trừ một vài rạp hát chiếu phim Ấn Độ bắt chước phim Mỹ!) mà không có trình chiếu phim ảnh sản xuất từ Mỹ. Nói như kiểu trên, “mặt trời sẽ không bao giờ mọc và đêm sẽ không bao giờ tàn trên thế giới vì loài người hãy còn mãi mê chưa xem xong phim của Hollywood”. Mỹ mới thật sự là đỉnh cao của trí tuệ loài người, và ở đó người ta thường uống cà phê để trí tuệ luôn luôn được cao thêm lên!! Lí do thứ hai là lí do “stress”. Sự biến chuyển của kinh tế và kĩ thuật trên toàn cầu trong 1-2 thập kỉ vừa qua đã gây ra một dạng thức nhân dụng rất r” nét: nhân công bị sa thải nhiều và những người còn giữ được việc làm phải làm việc nhiều giờ hơn và căng thẳng hơn. Căng thẳng và bận rộn thường xuyên trong công việc đã đưa họ tìm đến tách cà phê, mà đương nhiên họ sẽ đòi hỏi cà phê càng ngày càng đậm đặc và thơm ngon hơn. Lí do thứ ba bắt nguồn ở sự phát minh ra máy pha cà phê espresso. Máy pha cà phê được “phát minh” trong dạng thô thiển vào giữa thế kỉ 19 và được người Ý phát triển tiếp rồi hoàn hảo nó trong suốt thế kỉ 20. Espresso trong tiếng Ý mang í nghĩa như Express trong tiếng Anh, nghĩa là “làm thật nhanh” - tức là cho nước sôi tiến nhanh tiến mạnh xuống một lớp bột cà phê nén rồi qua màn lọc xuống tách cà phê đã hâm nóng. Pha cà phê như vậy mới thật đúng điệu và hơn tất cả những phương thức pha cà phê có từ trước đến giờ kể cả kiểu “cái nồi ngồi trên cái cốc” do người Pháp giới thiệu sang Việt Nam, và đặc biệt hơn xa cà phê hoà tan hay cà phê “uống liền” (instant coffee) đã được phát minh trong thập niên 1950. (Càphê hoà tan được biến chế bằng cách nấu trước một nồi cà phê đậm đặc - rồi cất nó lên như cất rượu, xong rồi hấp hoặc đông lạnh lại dung dịch đậm đặc cà phê đó - làm cho dung dịch khô lại thành những bột cà phê sẵn sàng hoà tan lại với nước nóng.) Ngày nay tất cả các tiệm cà phê đàng hoàng đều phải thiết bị máy pha cà phê espresso. Lí do thứ tư do ở phong trào di cư rầm rộ do ở chiến tranh và biến động chính trị ở nhiều nơi trên thế giới xảy ra trong 20 năm qua, mà những nơi đó (trừ Trung Quốc trong vụ Thiên An Môn) người di dân đã từng uống cà phê nhiều hơn là uống trà. Sang đến quốc gia mới và định cư rồi, người di dân phải tìm ra công ăn chuyện làm và một trong những việc họ thích làm là tự mở cho mình một thương vụ nhỏ để tự mình làm chủ lấy mình. Tiệm cà phê là một trong những thương vụ họ có thể nghĩ tới. Đặc biệt bởi di dân từ các nước Âu Châu rồi Á Châu và Trung Mỹ chỉ xảy ra ở Úc trong vòng 50 năm qua, so với di dân từ các nước không nói tiếng Anh sang Mỹ từ nhiều thế kỉ trước, nhiều nhà báo cũng như người viết đều đồng í với nhau rằng cà phê ở Úc đúng điệu hơn và đi trước cà phê ở Mỹ khoảng 30 năm, mặc dù Mỹ dùng cà phê nhiều hơn Úc và lâu năm hơn Úc. Lí do giản đơn là sự gia nhập của di dân và hình thành xã hội mới ở Úc trong 2-3 thập kỉ qua đã đi đôi hay xảy ra cùng lúc với việc phổ cập hoá của “vấn đề” cà phê. Ở Melbourne có khu Carlton, ở Sydney lúc đầu có khu Leichhardt, Paddington và Surry Hills chuyên bán các tách cà phê trứ danh của Ý. Bây giờ thì ở Melbourne, hay Sydney hay Brisbane ở đâu và ở đường phố nào của các khu phố chính CBD cũng có các tiệm cà phê đúng điệu espresso có bàn ghế bày ra vỉa hè lề đường như ở Âu châu - và bán luôn cả thức ăn trưa của Ý như pasta, bánh mì sandwich kiểu foccacia hay bánh mì Thổ nhị Kì. Những tiệm cà phê này rất đông khách vào giờ ăn trưa và tiền sang nhượng một thương vụ như vậy có thể từ $150000 đến $500000 như chơi. Cà phê thông thường ở Mỹ thường giống như cà phê ở MacDonald dùng chung với sữa UHT để lâu được chưá trong các chung plastic nho nhỏ. Nó là cà phê “chưng lâu” chứ không phải espresso. Tuy vậy Mỹ cũng có một chuỗi mạng tiệm cà phê trứ danh là Starbucks (xuất phát từ Seattle vào đầu thập kỉ 1970), hiện đang bành trướng rất mạnh mẽ sang Á châu và Úc. Càphê Starbucks mới thật đúng điệu là cà phê espresso nhưng nếu so với một vài tiệm cà phê đặc thù của người Ý tại Sydney và Melbourne thì Starbucks cũng chỉ ngang ngữa thôi chứ chưa chắc đã hơn. Nhớ mấy hôm Thế vận hộI Olympics 2000 tại Sydney chính các hiệu Starbucks phải đặt riêng hãng máy bay chở sang Sydney hàng chục tấn cà phê Mỹ vì họ sợ du khách từ Mỹ đến chịu không nổi cà phê “quá đắng” của Úc.

Muốn uống cà phê ngon, tách cà phê phải được hâm nóng trước khi rót cà phê vào đó. Bởi vậy người ta thường thấy các tách được sắp xếp từng chồng ngay phiá trên máy pha espresso, tức là phía trên nồi nước nóng dùng để pha cà phê, để hấp thụ được chút ít nhiệt từ nồi nước sôi. Y hệt như ăn phở tại các tiệm phở ngon, người ta thường để bánh phở, thịt vào một bát đã được hâm nóng sẳn rồi mới chan nước dùng vào, trước khi “trang hoàng” bát phở với hành ngò và rau thơm, v.v.. Không kể đến cà phê hoà tan, nguyên tắc chính của việc pha cà phê theo kiểu espresso là phải cho một dòng nước sôi dưới sức ép cao chảy xuyên qua một lớp cà phê vừa nhuyễn thật nhanh, rồi xuyên qua màn lọc xuống tách cà phê. Nếu bột cà phê xay ra hãy còn lớn hạt thì sự tiếp xúc giữa nước sôi và cà phê sẽ không được trọn vẹn, cà phê sẽ thiếu đi mùi vị thực thụ và không được thơm ngon. Ngược lại nếu xay bột cà phê quá nhuyễn, nước sôi sẽ thấm qua cà phê lâu hơn, làm hoà tan mọi chất trong bã cà phê làm cho tách cà phê trở nên đắng và chát mùi khét. Trước khi cà phê espresso được thịnh hành có chừng hai ba loại bình lọc cà phê tại nhà. Đó là các loại như - loại “pít-tông”, - loại cà phê xuyên qua giấy lọc, - loại của Ý dùng nước sôi bắn xịt ngược lên phía nấp rồi khi nước đổ xuống sẽ xuyên qua một cốc cà phê với đáy có những lỗ nhỏ, - loại “cái nồi ngồi trên cái cốc” (xin viết tắt là CNNTCC) tức cà phê phin (filtre - lọc). Loại “pít-tông” pha cà phê chung với nước sôi khi pít tông nằm gần miệng bình. Độ chừng vài ba phút khi cà phê đã hoà tan với nước sôi người ta mới từ từ ấn cái pít tông xuống dưới nén chặt cà phê vào phía đáy của bình, và nước cà phê sẽ thoát qua những lỗ của pít tông trở lại lên phía trên. Càphê này uống cũng tạm được với bí quyết là phải rót cà phê ra tách cho hết để tránh tình trạng cà phê “chưng” lâu trong bình. Càphê xuyên qua giấy lọc uống có lẽ được nhất so với espresso. Càphê CNNTCC cũng giống như cà phê lọc giấy nhưng bị khuyết điểm là cà phê này pha riêng cho từng cá nhân và thường bị nguội lạnh khi cà phê đã lọc xong. Tuy vậy nó cũng câu giờ cho “ẩm khách” có thể ngồi lâu để hàn huyên tâm sự.
Milou
Để kết thúc xin tạm liệt kê một vài thứ cà phê espresso hiện đang rất thông dụng cho dân ghiền.

Caffè espresso: tức là cà phê đen, còn gọi là short black. Nước nóng đun trong máy espresso được bơm nhanh qua một lớp cà phê đã được nén trong một cái chung bằng thép không rỉ. Phía dưới chung thép là một lớp lưới mỏng dùng để lọc lại xác cà phê. Caffè espresso thường được hầu tiếp trong một tách nhỏ. Một biến dạng của espresso gọi là ristretto chứa nhiều cà phê hơn espresso. Ở Mỹ người ta thường dùng chanh với espresso bằng cách ma xát múi chanh chung quanh rià của tách trước khi uống. Nghe đâu lính GIs Mỹ mang cái trò chà chanh trên miệng cốc cà phê từ Ý về sau Chiến Tranh thứ 2, bởi họ không hiểu mô tê rằng ở Ý trong thời gian chiến tranh ly tách không được rửa sạch nên người ta dùng chanh để chùi miệng cốc!!

Cappuccino: đây là cà phê thông dụng nhất hiện nay trên thế giới. Tên cappuccino xuất phát từ dòng các thầy tu capuchin bởi cà phê cappuccino có màu sắc giống như chiếc áo có mũ của dòng tu này. Cappuccino gồm có cà phê đậm espresso phía dưới và barista (tức người pha cà phê) sẽ thêm vào một lớp sữa bọt dày ở trên. Sữa bọt này tạo nên bằng cách cho tia hơi nước nóng mạnh quậy và đánh bọt trong một bình sữa tươi. Phía trên mặt sữa bọt nóng của tách cappuccino, barista thường rắc rắc vào một tí bột sô-cô-la hay bột quế cho thêm thơm tho.

Caffè mocha tức là cà phê pha lẫn với bột sô-cô-la.

Flat white tức café au lait: cà phê sữa gọi theo ViệtNam. Đúng điệu sữa phải nóng, và có thể dùng sữa bọt quậy bởi tia hơi nước nóng như cappuccino nhưng lúc chế sữa nóng vào tách phải dùng muỗng gạn lọc lại chất bọt sữa phía trên. Dân ghiền thường kêu strong flat white, tức cà phê sữa với nhiều cà phê và đậm đặc hơn bình thường. Một số người Trung Đông họ rất kị thấy việc người Việt thường dùng sữa đặc có đường để pha cà phê sữa. Lí do chỉ là tập quán và bởi có lẽ họ cho rằng sữa đặc có đường chỉ dùng để làm bánh ngọt mà thôi. (Có lẽ họ sẽ còn khó chịu hơn nữa khi thấy người Hongkong hiện nay ưa dùng trà pha chung với cà phê và sữa Carnations).

Caffè latte tức là sữa cà phê: cà phê espresso rất ít nhưng sữa nóng thì nhiều. Càphê latte rất phổ thông ở Mỹ và không đậm đặc bằng flat white hay cappuccino.

Macchiato tức caffè espresso ít sữa: đây là một biến dạng của espresso, giống y như espresso nhưng cho vào tách vài ba giọt sữa nóng ở phía trên. Có một vài tiệm cà phê ở Sydney (khu Surry Hills hay Kings Cross) người barista rất kiểu là trước khi phục vụ khách một tách macchiato, họ dùng rượu cồn đốt cháy một hột cà phê đen rồi thảy vào tách. Hạt cà phê hãy còn cháy xèo xèo trong khi họ đặt tách cà phê lên bàn.

Kiểu hơn nữa người ta có thể uống cà phê pha thêm mùi vị khác nữa. Đó là những mùi vị từ những chai si-rô pha chế cho cà phê như si-rô quả hạnh (almond), sirô vanille, sirô quế, sirô cam, sôcôla, sirô quả phỉ (hazelnut), v.v...

Hôm nay trời trở lạnh, xin cho tôi một tách cappuccino.

Nguyên Nguyên (Sydney)
Hưng
Sang Ý uống cà fê, công nhận ngon. Uống kiểu Đức Mỹ cái chén to bằng cái cốc nước lọc, nhoãng toẹt, tởm.
nxt.ptc
Em tham gia với các bác chút. Hôm trước buồn tình em ngồi uống cà fé 1 mình. Đang nghĩ vẩn vơ em vớ được câi list của Trung Nguyên. Người ta định nghĩa cà phê Chồn Cáo gì đó nhìu quá em không có nhớ hết nhưng có 1 điều em đọc thấy lạ nên gọi 1 em phục vụ lại hỏi về cách chấm sao của cà phê Trung Nguyên. Nó cũng như cái sao mà các bác đeo dưới nick ấy. Ví dụ cà phê Chôn nếu dùng nóng với sữa thì được 5*. Hay theo kiểu cà phê sành điệu( chả biết có sành điệu thật không ) thì số 3 phải uống đen đá mới ngon , mới là 5*. Em hỏi cô gái phục vụ đó cô ta chẳng biết gig cứ nói vì người thưởng thức thấy thế. Em buồn cười quá mới nói : Anh cũng đang thưởng thức đây nhưng anh thấy số 3 phải uống với sữa mới ngon thì sao? Cô ta lại không trả lời được.
Bác nào là dân uống cà phê thứ thiệt giải đáp dùm em cái. Quả thật là em thấy hợp là uống chứ không hiểu nguyên tắc pha thật. Nếu là trà thì còn biết đôi chút chứ cà phê thì chịu luôn cho dù uống cũng biết ngon nhưng hổng có biết pha. Các bác giúp 1 chút nha!
FR
Những quán cà phê Hà Nội


"Văn hóa cà phê" từ lâu đã trở thành bình dị trong nếp sống người Hà Nội. Nhưng dưới con mắt người ngoại quốc, nó có thể được khám phá với những nét độc đáo. Bạn sẽ thấy cảm nhận đó qua bài viết của nữ ký giả Katherine Zoepf đăng trên New York Times.

Lúc đầu bạn sẽ không tìm ra nơi đó đâu. Nằm ép mình giữa hai cửa hàng vải lụa trên một đoạn đường đông đúc của phố Hàng Gai, cuối một lối đi chật hẹp dẫn tới khu vườn nhỏ ở sân sau nhà, quán cà phê Phố Cổ cho cảm giác về một khám phá mới, dù bạn tới đây lần đầu hay lần thứ 50.

Vài cư dân Hà Nội biết tới nó như một quán cà phê bí mật, một ốc đảo hầu như tách biệt hẳn với những đường phố đông nghẹt xe máy của khu phố cổ. Những chiếc bàn thấp đặt cạnh mấy chậu hoa sen. Những con bồ câu Nhật Bản với đôi chân lông lá và đuôi xòe hình rẻ quạt thản nhiên len lỏi giữa đám bàn ghế. Bộ sưu tập nghệ thuật của chủ quán treo trên những bức tường. Những tấm bạt đã bị nước mưa làm hoen bẩn. " Nước làm màu đậm thêm", người chủ quán nói. Nửa buổi sáng, quán cà phê vắng teo, trừ mấy nhóm cụ già đánh cờ bên ly cà phê của họ.

Quán Phố Cổ là một trong những điểm bán cà phê ngon nhất Hà Nội. Không như phần còn lại của châu Á - một lục địa uống trà nói chung, một vùng đất nhạt thếch với những gói Nescafé hòa tan dành cho du khách phương Tây thích loại cà phê Java, Việt Nam có một nền văn hóa cà phê khác hẳn Italy. Cùng với kiến trúc thời thuộc địa và bánh mì đũa được bán ở các góc phố, cà phê là một trong những tàn tích dễ chịu nhất mà những năm đô hộ của người Pháp để lại.

Bỏ qua vấn đề giao thông, nhịp sống ở đây vẫn từ tốn và hầu như người Việt nào bạn gặp, bất kể già trẻ, giàu nghèo, đều có một quán cà phê mà họ ưa thích, nơi họ có thể bỏ ra hàng giờ để chuyện gẫu, hút thuốc lá và nhấm nháp một ly cà phê sữa đá thật đậm và ngọt (cà phê phin đặt trên một ly cao với đá đập nhỏ và sữa đặc có đường). Đó là cách pha cà phê thông dụng ở đây với giá 20 đến 40 cent cho một ly (3.000-6.000 đồng - TS).

Đó là một loại văn hóa cà phê kiềm chế: Không có những chiếc dù phô trương, không có những chiếc bàn đặt nhô ra lề đường. Ngắm người qua lại không phải là mục tiêu của nó. Quán cà phê tiêu biểu của Hà Nội là một khung cảnh nhỏ, thường chỉ là một mặt tiền cửa hàng với bức mành tách biệt khỏi đường phố. Khu phố cổ của Hà Nội - 36 phố phường, mà hồi thế kỷ 13, mỗi phố đều được đặt tên theo phường hội buôn bán những loại hàng của họ - đều là những cơ sở kinh doanh nhỏ của các gia đình.

Bên trong những quán cà phê này, như cà phê Quỳnh ở phố Bát Đàn, thường tối tăm - trái với ánh nắng nhiệt đới ở bên ngoài. Mỗi tách cà phê là một thứ xa xỉ nhỏ có thể chấp nhận tại một xứ sở mà lợi tức gia đình hằng năm xấp xỉ 300 USD. Những cư dân của Hà Nội tới các quán cà phê để trốn cái nóng ban ngày, để thư giãn, và để nhấm nháp một tách cà phê đắng pha ngọt lịm của thành phố.

Cũng như nhiều thứ khác ở Việt Nam, tách cà phê có một lịch sử cay đắng lẫn ngọt bùi. Chính những chủ thuộc địa người Pháp ở Đông Dương đã thành lập các đồn điền cà phê đầu tiên ở Việt Nam, vào cuối thế kỷ 19, bóc lột sức lao động rẻ mạt của nông dân địa phương. 90 năm về trước, những quán cà phê nằm rải rác trên đường phố Hà Nội chủ yếu dành cho những người ngoại quốc giàu có...

Ở mọi góc phố, người ta đều dễ dàng nhận thấy những tầng kiến trúc của 990 năm lịch sử Hà Nội. Những cái cổng chùa cổ bị át bởi những "nhà hầm" mới chật hẹp. Những biệt thự đang sụp đổ của khu Pháp (cũ) đã được biến thành những tòa đại sứ hoặc khu chung cư cho nhiều gia đình. Những con đường với hai hàng cây quanh hồ Hoàn Kiếm được trang trí bằng các bảng tuyên truyền kêu gọi đủ điều khác nhau, như tham gia vào việc học của con cái, phòng chống HIV/AIDS.

Mặc dù bạn khó tìm được một tiệm Starbucks ở Việt Nam, nhưng không thiếu gì những thứ khác ở các quán cà phê của Hà Nội. Ngoài 4 món cà phê thông dụng - đen nóng, đen đá, sữa nóng và cà phê sữa đá, được cung cấp tại bất cứ quán cà phê nào - còn có cà phê trứng. Đây là một loại cà phê nóng, đập quả trứng sống vào đó, có hoặc không có sữa, vị hơi giống bánh trứng, nhưng có thêm mùi. Cộng với đường, thực tế đó là một bữa ăn. Tôi ưa thích món này ở Cà phê 129, đầu phía nam đường Mai Hắc Đế, một trong những đường phố nhiều quán ăn nhất của Hà Nội.

Cà phê chồn nổi tiếng, đúng như tên gọi của nó. Những nhà trồng tỉa lựa ra những hạt cà phê tốt nhất của mỗi vụ mùa, và lấy cho chồn ăn. Hạt cà phê được thu thập sau khi con chồn tiêu hóa, rồi được xay và pha như thường lệ. Có vẻ như hệ thống tiêu hóa của con chồn làm điều gì đó bí mật cho những hạt cà phê, khiến chúng trở nên dịu hơn và đậm đà hơn bất cứ loại cà phê nào khác.

Tôi đã phải mất vài tháng mới đủ can đảm uống thử cà phê chồn tại cà phê Trung Nguyên, gần trụ sở của Ủy ban Nhân dân Hà Nội, ngay phía đông hồ Hoàn Kiếm, dưới áp lực của một người bạn mới tới thăm. Món đồ uống quả thật dịu, nhưng nó có một vị xạ hương thoang thoảng mà tôi chỉ có thể cho rằng đó là mùi chồn. (Câu chuyện con chồn tiêu hóa hột cà phê rồi thải ra "cà phê chồn" vốn là một truyền thuyết được ưa thích. Thực tế, loại "cà phê chồn" hiện nay có bán ở Hà Nội được sản xuất bình thường như các loại khác, chỉ khác ở cách chế biến mà thôi - TS).

Kể từ năm 1996, hàng dãy quán cà phê Trung Nguyên, một dây chuyền toàn quốc đầu tiên ở Việt Nam, đã bung ra khắp thủ đô. Chúng được trang trí với hình của những ngôi sao điện ảnh, và ngày cũng như đêm, chật cứng những học sinh chạy theo thời trang. Người Hà Nội phàn nàn rằng các cửa tiệm trước kia chỉ phục vụ một món cà phê nay phải đa dạng hóa thực đơn của họ, cung cấp những món khác - như sô đa chanh hoặc nước dừa chẳng hạn - để cạnh tranh.

Nhưng những quán cà phê nhỏ hơn, có tính truyền thống hơn vẫn san sát, và chúng là những địa điểm hấp dẫn để một du khách tới đây lần đầu có thể nếm trải một chút gì đó trong cuộc sống thường ngày của người Việt. Và khi bạn lang thang ở khu phố cổ Hà Nội giữa hơi nóng hầm hập của buổi trưa, khi khói xe máy và giao thông trở nên quá đáng, bạn hãy bước vào một quán như vậy.

Hãy để mắt bạn làm quen với ánh sáng, và tìm một cái bàn có thể nhìn ra đường. Có thể bạn sẽ thấy những bức ảnh gia đình trên các vách tường, cũng có thể có một tấm lịch chúc mừng năm mới đã trầy sát. Và trên quầy phía sau thường là những vật dụng pha cà phê, những lon Coca-Cola, Sprite xếp gọn ghẽ thành hình kim tự tháp, những chai bia Tiger, lọ Ovaltine, bình thủy tinh lớn đựng sirô mơ, thuốc lá Vinataba, kẹo trái cây Juicy Fruit và kẹo cao su Doublemint trong những hộp nhỏ quay tròn.

Một em nhỏ sẽ đem ra một thực đơn. Rồi bạn có thể gọi: "Cho tôi xin một cà phê sữa đá".

Nguyễn Nhật dịch
LHP
Tham gia chút nhở:

Theo tôi được biết thì Vietnam hiện là nước xuất khẩu cà-phê đứng thứ 2 trên thế giới rồi đấy (chỉ sau Brasil) chứ không phải thứ 8 như Milou nói đâu (có thể do Milou dựa vào những tài liệu hơi…cũ rồi chăng?).
Ở Vietnam có trồng cả 2 loại Cà-phê: Robusta & Arabica.
Tại các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ, Miền Đông Nam bộ thì chủ yếu là trồng Cà phê Robusta. Cà-phê Arabica thì thường trồng nhiều ở các nông trường tại Nghệ An (miền Bắc) nhưng số lượng không đáng kể so với Robusta trồng ở miền Nam.

Đã có những thời điểm (trong năm 2000) mà cà-phê Vietnam nhiều quá, không bán (xuất khẩu) được vì giá cà-phê trên Thế giới “rớt” quá => giá bán được < USD 300.- per Metric Ton giao FOB (Free On Board) Hochiminh city port, dân trồng cà-phê ở Daklak, Lâm Đồng phải chặt bỏ khá nhiều cà-phê để…trồng cây khác. Tại thời điểm đó người dân bán 2kgs cũng chưa đủ để trả tiền…1 ly cà-phê Trung Nguyên “số 8” (cà-phê “chồn”)! Khi đó giá bán 1kg cà-phê “xô” - tức là cà-phê chưa sơ chế qua sàng để phân loại (Robusta loại 2 là 90% trên sàng 13; loại 1 là 90% trên sàng 16, số còn lại phải trên sàng 13. Có một số khách hàng yêu cầu Loại 1 phải là trên sàng 18) chỉ là VNĐ 4,000.- đến VNĐ 4,500.- trong khi giá 1 ly “số 8” là VNĐ 10,000.-

Trong năm 2000 đó, Chính phủ Vietnam đã phải bỏ ra vài ngàn tỷ VNĐ để thu mua cà-phê cho dân và tạm trữ….chờ giá lên, nếu không thì diện tích trồng cà-phê sẽ bị giảm đi khá nhiều đó.

Trong thời gian đó, khi xuất khẩu cà-phê thì thay vì đóng 1 container = 18,000 kgs (300 jute bags x 60kgs/bag net each) thì thường phải bỏ hết jute bags (bao đay) mà dùng máy “thổi” luôn cà-phê vào….1 bao lớn, dạng lưới P.E trong container (tất nhiên là phải được khách được khách hàng chấp nhận) để tiết kiệm được chút chi phí cho bao bì (1 jute bag đóng được 60kgs cà-phê có giá khoảng VNĐ 6,500.-) và công bốc xếp (cũng nằm trong giá thành mà), container đóng hàng kiểu này lại có thể được…21,000 kgs cơ đấy => chi phí cho việc đóng hàng chia trên đầu tấn (Metric Ton) sẽ giảm đi, nếu xuất khẩu được số lượng lớn thì số tiền đó là đáng kể đấy.
LHP
Nói thêm luôn về chuyện uống cà-phê và quán cà-phê ở Hanoi một chút nha:

Cà-phê “chồn” mà là “chồn xịn” thì ít lắm. Tôi có người quen ở Buôn-mê-thuột (Daklak) nhưng với người thật thân và quí lắm He cũng chỉ biếu 0.5 – 1kg mà thôi vì đó đúng là “đặc sản” đấy. Còn cái thứ cà-phê “chồn” của Cà-phê Trung Nguyên bán trên khắp Vietnam là “chồn đểu” thôi, vì thực chất chỉ là dùng hương liệu và kỹ thuật sao tẩm trong khi rang xay, chứ nếu là “chồn xịn” cả thì e rằng cả Vietnam hay cả châu Á, thậm chí cả thế giới cũng không đủ chồn để ăn và thải ra lượng cà-phê “chồn” lớn đến như vậy để cho chúng ta thưởng thức trong mấy năm gần đây đâu!

Cà-phê Trung Nguyên thường chia làm 8 loại, đánh số từ 1 đến 8 giá cũng tăng dần theo thứ tự từ nhỏ tới lớn, nghĩa là “số 8” - tức cà-phê “chồn” sẽ đắt (mắc) nhất, nếu cùng số thì rẻ nhất là cà-phê đen, rồi đến cà-phê đá (Ice), cà-phê sữa và cà-phê sữa đá. Nếu là Đại lý “xịn” của Cà-phê Trung Nguyên thì những số đó (từ 1 đến 8 ) được dập ngay trên “phin” (Filtre) để khách có thể tự biết mình có được dùng đúng loại mình gọi và trả tiền hay không.

Hi hi, “Bạn sẽ thấy cảm nhận đó qua bài viết của nữ ký giả Katherine Zoepf đăng trên New York Times.” ? Người Việt Nam mà phải “cảm nhận” chuyện quán cà-phê và uống cà-phê ở đâu ngon (tại Hanoi) qua…cái bài viết của một nữ ký giả người nước ngoài hay sao? ;)

Cái “gu” của (đa số) người Vietnam chắc là phải khác cái “gu” của người nước ngoài chứ. Các nước Âu – Mĩ cũng nhập khẩu cà-phê nguyên liệu từ các nước xuất khẩu cà-phê (trong đó có Việt Nam, và Việt Nam thuộc Top 5 trên Thế giới về số lượng cà-phê xuất khẩu đấy) rồi về chế biến theo “gu” của những người tiêu dùng trên đất nước họ. Có thể tôi không phải người “sành điệu”, nhưng thú thực tôi uống mấy thứ cà-phê Ý, Đức,v.v… thấy…dở ẹc, thua xa cà-phê…Việt Nam.

Ai đã từng uống cà-phê ở Hanoi từ nhũng năm thuộc thập niên 70 (…Thế kỷ trước) thì chắc sẽ biết đến những quán cà-phê “Vang bóng một thời” như Cà-phê “Hói” (nằm trên đường Bà Triệu, đoạn gần ngã 5), cà-phê Lâm “toét” (đường Nguyễn Hữu Huân, đoạn gần phố Hàng Bạc), Cà-phê Nhân (Ngõ Hàng Hành; chứ không phải số 9 Láng Hạ bây giờ đâu nhé), Cà-phê “trứng” của Giản (đường Hàng Gai, đoạn ngay gần Hàng Đào),v.v…

Cái quán Cà-phê Phố Cổ thì mới có sau này thôi, nó nằm ở đường Hàng Bông (nếu nói Hàng Gai thì phải nói là Hàng Gai “nối dài”), có vườn nhỏ, chim chóc, cây cảnh, non bộ và nước chảy,… tuy cảnh trí có đẹp hơn quán khác nhưng Cà-phê ở đó thì…chả ngon (theo ý tôi và một số người Việt Nam khác). Cà-phê Quỳnh ở Bát Đàn (bên dãy chẵn, tôi không nhớ chính xác số nhà, chỉ nhớ quán đó gần đối diện với hàng Phở 49 Bát Đàn) là nhà của nữ diễn viên Như Quỳnh (từng đóng vai chính trong 1 số phim Vietnam trước đây), chất lượng Cà-phê cũng…tương tự như Cà-phê Phố Cổ mà thôi! (nghĩa là nếu chỉ để thưởng thức cà-phê thì tôi sẽ không vào những quán đó đâu!)

Hi hi, chỉ nói vài câu vậy thui kẻo lại mang tiếng hay chê những cái có thể nhiều người khác thích.
Mà thực ra sở thích của mọi người có phải ai cũng giống ai đâu, nhở.
FR
[quote author=LHP link=board=4;threadid=264;start=10#1902 date=1029353552]
Nói thêm luôn về chuyện uống cà-phê và quán cà-phê ở Hanoi một chút nha:


Hi hi, “Bạn sẽ thấy cảm nhận đó qua bài viết của nữ ký giả Katherine Zoepf đăng trên New York Times.” ? Người Việt Nam mà phải “cảm nhận” chuyện quán cà-phê và uống cà-phê ở đâu ngon (tại Hanoi) qua…cái bài viết của một nữ ký giả người nước ngoài hay sao? ;)



[/quote]

Bác LHP thật có lý. Thú thực là em xa Hà nội cũng hơi lâu lâu, có về được thì cũng vội vàng, chẳng có thời gian mà đi nhâm nhi coffee ở đâu cả, mặc dù đó là thú vui của em. Lần vừa rồi về HN, tụi bạn kéo đi uống cà phê Trung nguyên, em chả hiểu Trung nguyên là cái gì. Tới lúc nhân viên tiệm cà phê ra hỏi dùng số mấy thì em lại càng tịt, có biết số má là cái khỉ gì đâu! Đứa thì khuyên số này, đứa thì bảo số kia, lại còn "phang" thêm cái từ "sành điệu" làm em cảm thấy mình vô cùng dốt nát, vô cùng "lúa"! Thế rồi đại khái em cũng uống cà phê sữa đá, số 3 thì phải, cũng ngon ngon. So với thứ cà phê loãng toẹt và chua loét bên này thì đúng là "xịn" quá rồi. Nhưng lại thấy nó không có cái vẻ đậm, đắng và sâu, không có cái "chất" cà phê của cà phê Lâm và Nhân em đã từng được thưởng thức năm 97. Hình như cái kiểu pha cà phê thủ công, hơi bẩn bẩn ở cà phê Lâm ngày ấy, cái quán chật chội, tối tối, chỉ rặt những cái ghế cũ rích, thấp tì, trên những khoảng tường mốc meo có treo nhiều bức tranh rất hay, rất "cổ" ấy làm cho cà phê Lâm có một sắc thái riêng rất thú vị. Đã nhâm nhi cà phê là phải những chỗ ấy mới "phê". Em chỉ tiếc là chưa có dịp tìm hiểu thêm về những quán cà phê của Hà nội. Rất cám ơn bác LHP. Khi nào em về, bác cố gắng dành chút thời gian bổ sung kiến thức cho em, cả về lý thuyết lẫn thực tế được không? Tack bác trước nha (là thanh-kiu đấy, tiếng Đức thì phải).
nxt.ptc
Cà phê Hói bây giờ quả là đổi khác rồi đúng là cơ chế thị trường đã buộc người ta thay đổi. Khách của cà phê Hói không còn thuần như trước cũng hết rồi thú bưng ly cà phê ra trả tiền ngay và không câu nệ câu nói của chủ quán. Mà bác Hói chủ quán mất cũng đã khá lâu. Nay nếu muốn uống cà phê HN cũ giờ quả là hiếm. Bác nào đã từng qua phố Triệu Việt Vương xô bồ sẽ thấy nhớ huơng vị cà phê xưa. Nay theo em biết vẫn còn cà phê Thái ở đầu phố uống cũng được.
Cà phê Giảng bố còn uống được, cà phê Giảng con trên đường Đinh Tiên Hoàng hình như cũng không còn và chỉ dành cho hs-sv.
Thôi nếu không quá câu nệ thì uống Trung Nguyên, còn cầu kỳ muốn có chút thanh tao hay tìm cà phê HN cũ : Lâm, Giảng, Nhân, Thái, Hàng Cá vẫn còn chút hương xưa.
LHP
"Kể từ năm 1996, hàng dãy quán cà phê Trung Nguyên, một dây chuyền toàn quốc đầu tiên ở Việt Nam, đã bung ra khắp thủ đô." ???

Tôi hơi nghi ngờ về tính xác thực của câu trên.
Nếu tôi nhớ không nhầm thì cuối năm 1999, khi tôi vào Saigon (HCMC) thì ngay ở Saigon cũng chưa có nhiều điểm bán Cà-phê Trung Nguyên đâu (có lẽ chưa có tới 10 quán Cà-phê Trung Nguyên nữa đó!). Tôi nghĩ Cà-phê Trung Nguyên phát triển mạnh từ năm 2000, đầu tiên là ở HCMC, sau đó mới ra Hanoi đấy, lúc đầu Hanoi chỉ có quán Cà-phê Trung Nguyên tại 2 địa điểm là: 1 tại phố Thể Giao (trước đây gọi là Phố 325 thì phải) và 1 tại Bờ Hồ (đường Đinh Tiên Hoàng), sau đó mới phát triển thêm nhiều nữa và có cả ở các tỉnh, thành phố khác ở miền Bắc.

Hồi năm 2000 tôi vào HCMC thì hay uống Cà-phê Trung Nguyên ở 1 quán trên đường Sư Vạn Hạnh nối dài (Quận 10), quán này nằm ngay ngã 3 (mà trong HCMC thì Trung Nguyên thường chọn những địa điểm khá đẹp, thường là có 2 mặt tiền), chỉ đơn giản là vì quán đó rất gần nơi tôi làm việc chứ chắc Cà-phê Trung Nguyên ở quán đó cũng không khác gì với Cà-phê Trung Nguyên ở quán khác đâu, có khác chăng là khi tôi uống Cà-phê ở quán đó thì (có thể chỉ là ngẫu nhiên) thường được nghe một số bản nhạc or bài hát mà tôi thích.

Ở Hanoi thì tôi hay uống Cà-phê Trung Nguyên ở quán 29 Trần Hưng Đạo, lý do như trên.

Ở Huế thì cũng có uống Cà-phê Trung Nguyên nhưng tôi không nhớ địa chỉ vì cũng ít có dịp về Huế, lại là do 1 thằng em (con cô ruột tôi) đưa đi, tôi ngồi sau xe nên không nhớ chính xác đường.

Tôi thường thích uống Cà-phê hơn uống Trà (người Bắc gọi là...nước Chè), cũng không rõ vì sao nữa, cũng có thể do tôi có nhiều thời gian sống ở trong miền Nam chăng? (mặc dù tôi sinh ra và lớn lên tại Hanoi)
Phó Thường Nhân
Việt Nam bây giờ đứng số 2 về sản xuất cà phê, nên ngay cả thị trường chứng khoán thế giới bán cà phê ở Luân đôn, cũng lấy cà phê VN làm tiêu chỉ (Standard).Đây là một trong những sự kiện trên thị trường thương mại Quốc tế.
Quả thực ở VN, uống cà phê có thể gọi là một nghệ thuật. Tuy mới, mà cũng không kém nghệ thuật Trà. Cà phê uống ở VN ngon và khác xa cà phê bên châu Âu. Ở đây người ta hay uống cà phê tan, chẳng có mùi vị gì cả. Cũng không có cảnh trầm ngâm bên một cốc cà phê, phỉ phèo điếu thuốc, ngẫm nghĩ sự đời. Thường thì họ uống cà phê sau bữa ăn trưa,mục đích là để cho tỉnh ngủ. Nếu không về công sở mà gật gù, ngồi chờ tiêu cơm thì cũng phiền. Uống cà phê buổi sáng cũng nhằm mục đích như vậy. Uống xong là tất tả đi làm. Ai lười, thích ngủ rốn như tôi, thì nhịn đến sở mới lấy một cốc cà phê sẵn ở trong máy, nếu thích thì mua thêm một cái bánh ngọt, chấm vào cà phê mà ăn.
Nhiều hãng bên châu Âu, đặc biệt các hãng Mỹ, Đức thường cung cấp cà phê không mất tiền cho nhân viên. Họ khôn chán. Chi phí chẳng bao nhiêu,vì uống nhiều chỉ tổ "say", tay chân bủn rủn, lại xót bụng. Nhưng nó giúp mình tỉnh táo để làm việc.
Tôi thích cà phê vì sự tiện lợi của nó, hợp với tác phong công nghiệp. thế thôi. Còn tôi mê uống trà hơn, nhưng phải có thời gian.À còn cái anh cà phê Thổ , Li băng kia, uống chán chết. Nó thơm hơn anh cà phê tan một tí, nhưng họ pha cà phê mà như là mình pha Trà, nên uống một ngụm cà phê, thì nó lẫn cả cặn vào mồm. Mất hết cả thú vị. :P
nxt.ptc
"Kể từ năm 1996, hàng dãy quán cà phê Trung Nguyên, một dây chuyền toàn quốc đầu tiên ở Việt Nam, đã bung ra khắp thủ đô." ???
Em cũng đồng ý với suy nghĩ của bác Phú. Em ở SG từ năm 96-2000 và cũng chịu khó đi uống cà phê SG. Buổi sáng dân SG có thói quen uống cà phê phin và cho đến năm 1999 em mới thấy những quán cà phê Trung Nguyên đầu tiên ( hình như nằm trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa thì phải ?). Nhưng thực ra điều đó không quan trọng vì bây giờ Trung Nguyên thực sự đã chiếm 1 thị phần đáng kể ở VN cho dù cà phê Nam Nguyên, Phúc Ban Mê hay Trung Hà cũng đã có thời muốn dành lại thị phần.
Nếu bác nào đã uống cà phê MN thì điều dễ nhận thấy nhất là cà phê MN rất ít khi pha sãn mà luôn mang phin ra để khách hàng tự do chờ đợi và thêm đường. Ngược lại ở MB trừ 1 số quán cà phê HN xưa và Trung Nguyên còn đa số cà phê đều pha sẵn bằng máy nên rất khó uống. Muốn chắc ăn đều phải yêu cầu.
Ngay cả cà phê Trung Nguyên bây giờ chất lượng cũng không còn như ngày đầu. Rất nhiều nơi theo em biết thì đá dùng cho cà phê không còn là đá tinh khiết ( làm từ nước tiệt trung đóng chai ). Nguyên tắc của cà phê đá là đá phải rất già và viên to vừa phải. Nhân viên Trung Nguyên bây giờ cũng không còn được đào tạo chu đáo như xưa. Khi trước có lần uống cà phê Trung Nguyên lạ lẫm về hương vị của nó em hỏi nhân viên quán thì biết họ đã được học cách pha, cách tư vấn ... Bây giờ nhân viên nhặt từ chợ lao động quá nhiều.
Milou
Rồi đến "hương cà phê thơm trong giấc ngủ...". Ly cà phê và gã thi sĩ là 1 quyến luyến không rời, chẳng nói năng gì với nhau, nhưng vẫn khơi được rất nhiều tâm sự. Ở đây, trong thơ Xuân Diệu thì ly cà phê bỗng dưng...vĩ đại hơn, vì ly cà phê có...nghĩa vụ quốc tế :

Ai lại cà phê nở rất tươi
Lao xao hoa trắng bạt ngàn thôi
Trong xanh như sắc hoa nhài vậy
Mà một mùi hương thoảng nhẹ người
Đông Hiếu nông trường còn trẻ ghê
Nghe đồn Đông Hiếu lắm cà phê
Rờn rờn lá ánh, ánh dương biếc
Đã mọc trên làn lá trẩu che
Tưởng ở nơi đây lúc chín cà
Nghìn tay thoăn thoắt hái như hoa
Đầy tay, đầy giỏ, đầy vai nữa
Một sắc hồng Arabica
Nâng tách cà phê pha rất thơm
Vị đời có lẽ cũng tăng hơn
Gửi đi nước bạn đang băng tuyết
Một ít hương mặt trời Việt Nam.

Phan Thịnh, 7/95
mth
Hơi cực đoan một tẹo dưng tôi cho là đi nói đến cafe ở Hn mà nhắc đến Trung nguyên với cả Cafe Phố là hỏng. Không biết là Trung nguyên thì nguyên gốc Buôn Me Thuột uống thê nào chứ ra HN có lẽ nó đã chuyển thành 1 lọai thức ăn nhanh, một lọai nước giải khát đúng hơn là cafe. CÙng thể lọai với Trung Nguyên có thể nhắc đến Nhân ở chỗ Hành Hành. Bây giò ngõ Hàng hành chuỷen thành ngõ Hàng cafe thì hợp lý hơn. Có lẽ theo tôi nhắc đến cafe ở HN chỉ có những quán cafe cũ mà ngon của HN như Giảng ở Hàng Gai hay là Thái ở Triệu Việt Vương hoặc là Hàng Cá, ở chỗ Hàng nón cũng có 1 quán dưng mà tôi quên mất tên rồi. Ở mà cũng lạ thật cứ nhắc đến Giảng là sao mọi người lại nhắc đến cafe trứng nhỉ, nó đâu phải là cái đặc sắc nhất. Mà là cafe đen bình dị thôi, cùng với cả cái vị trí nó làm nên cái đặc điểm riêng của cafe Giang. Tối đông àm 1 tách đen nóng của chú Đức, dăm ba điếu Vina với thằng bạn thân tán đủ thứ chuyện trên đời :laugh.gif Phê vật vã. Cafe Mai ở chỗ Hòa Mã cũng tạm được, cafe Lâm khong biết hồi đầu thế nào chứ tôi thấy nó uống chán. Cafe của bọn Tây uống nhạt tọet dưng mà chả hiểu sao lại rất tỉnh ngủ, công nhận với bác Phó là nhiều cái lọai đó chỉ tổ mệt. Sáng làm 1 cốc ở máy là tỉnh queo chả bù ở nhà tối dẫn người yêu lên Giảng uống cafe về vẫn ngáy pho pho ???.
Tự dưng thấy nhớ HN quá :(
LHP
QUOTE
Ờ mà cũng lạ thật cứ nhắc đến Giảng là sao mọi người lại nhắc đến cafe trứng nhỉ, nó đâu phải là cái đặc sắc nhất. Mà là cafe đen bình dị thôi, cùng với cả cái vị trí nó làm nên cái đặc điểm riêng của cafe Giang.


Theo ý kiến cá nhân tôi (ah, và 1 số bạn bè) thì có lẽ là do Cà-phê đen bình dị của Giảng thì…không bằng Cà-phê đen (cũng bình dị) của mấy quán khác như Cà-phê Hói, Cà-phê Lâm, Cà-phê Nhân hồi đó, nhưng cà-phê trứng thì mấy quán kia lại…không có ! => Hồi đó, nếu đi uống cà-phê đen thì tụi tui thường…không đến Cà-phê Giảng mà sẽ đến 1 trong các quán nói trên, còn hôm nào thích uống cà-phê trứng thì dù có đến các quán kia cũng không có nên đương nhiên là sẽ đến Cà-phê Giảng.

Cà-phê Nhân ở ngõ Hàng Hành thì ông bố died lâu rùi, bây giờ là Cà-phê Nhân con thôi (mà là con gái đấy, Ms. H. này là bạn học của 1 cô bạn tôi, các bạn lớp cũ của She thường vẫn quen gọi her là chị H. “lùn”). Cơ sở vật chất của quán thì có khá hơn xưa nhưng chất lượng cà-phê thì…hì hì, hình như…ngược lại (Hi hi, xin lỗi Ms. H. nếu Ms đọc được những dòng này, nhưng…tôi quen nói thật cảm nhận của mình). Tuy nhiên, bù vào đó thì chủng loại mặt hàng lại phong phú hơn nhiều so với thời ông bố, và quán hiện vẫn làm ăn khá phát đạt, khách tương đối đông.
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Sức Khỏe & Ẩm Thực
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.