Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Phê bình điện ảnh
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
minimalist
Đức Kôn
Thư gửi Hội Điện Ảnh Việt Nam về việc khủng bố và đe doạ qua điện thoại


Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ðộc lập – Tự do – Hạnh phúc


Kính gửi: Ban chấp hành Hội Ðiện Ảnh Việt Nam
Ðồng kính gửi: Ban Chấp hành Hội Ðiện Ảnh TP.HCM


Tôi là Ðức Kôn, sinh năm 1944, Hội viên Hội Ðiện Ảnh Việt Nam, Hội viên Hội Ðiện Ảnh TP.HCM, xin trân trọng trình bày và đề nghị với quý Hội một vụ việc sau đây:

Ngày 20/6/2004, lúc 17 giờ 37’,27’’ đột nhiên tôi nhận được “tin nhắn” qua điện thoại di động với nội dung thật khả ố, đầy tính chất đe dọa và lăng mạ: “Ðịt mẹ mày Kôn ơi. Mày coi như sắp hết rồi!”. Tôi vô cùng xót xa và kinh ngạc, bởi trước hết, tôi không biết người gửi “tin nhắn” này là ai, chỉ đọc được số điện thoại di dộng là 84903429593. Khi tôi gọi lại số điện thoại trên (0903429593), người ấy hỏi ngay: “Mày là thằng Ðức Kôn đấy à? Tao là tổ sư của điện ảnh đây, là công an bảo vệ văn hóa đây...”. Vẫn chưa nhận ra là ai, tôi nói: “Anh là ai tôi không biết, về chuyện gì mà anh lăng mạ, đe dọa tôi bằng “tin nhắn” tôi cũng không hay... Nếu có chuyện gì về nghề nghiệp, về phê bình thấy cần nói lại, anh cứ việc viết, cớ sao lại làm cái trò vô văn hóa như vậy?” Người ấy tiếp tục chửi rủa với những lời quá thô tục và đe dọa tôi: “Ðịt mẹ mày Kôn ạ... Tao đéo cần tranh luận, và sao cãi lại với chúng mày... Mày “chê” súng đạn trong phim Ký Ức Ðiện Biên à? Thì tao sẽ cho mày biết thế nào là súng đạn... Mày coi như hết rồi.” Ðến lúc này thì tôi có thể khẳng định kẻ “nhắn tin tặc” kia chỉ có thể là người của phim Ký Ức Ðiện Biên – bộ phim không chỉ riêng tôi, mà công luận rộng rãi cũng đã lên tiếng về sự lãng phí hàng chục tỉ đồng của dân của nước, do phim làm chẳng ra sao cả và không có người xem – nhưng cụ thể là ai thì vẫn chưa rõ. Sau đó người này vẫn tiếp tục “nhắn tin” chửi rủa: “Mày cho rằng bộ phim Ký Ức Ðiện Biên là kém, là lãng phí tiền của nhà nước thì tao cho rằng sự tồn tại của mày là sự lãng phí tiền của nhân dân”. “Mày khá đấy, tao đánh giá mày thấp hơn cơ, thằng tiến sĩ nhà quê ạ. Vô phúc cho mày gặp tao bây giờ, hẹn sớm gặp mày. Ðịt mẹ và vợ mày. Huy Voi (tất cả có 5 tin).

Thưa quý Hội, một nghệ sĩ (lại còn tự xưng là “công an bảo vệ văn hóa”) không thể có hành động bỉ ổi và lưu manh như thế. Họ không chỉ lăng mạ tôi mà thực chất còn là một hành động khủng bố những người làm công tác phê bình. Với tư cách là Hội viên Hội Ðiện Ảnh, tôi trân trọng đề nghị quý Hội tìm cho ra kẻ “nhắn tin” lăng mạ và khủng bố kia, để báo động chung. Với tư cách là Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam, tôi cũng tha thiết chờ đợi các cơ quan ngôn luận và thông tin đại chúng cần công khai hóa kiểu “tin tặc” trên nhằm nhận diện những kẻ du thủ du thực đê tiện, góp phần ngăn chặn những hành động bôi bẩn và phá hoại môi trường văn hóa nói riêng và an ninh xã hội nói chung. Và cả luật pháp nữa, có tác dụng gì chăng trước hành động lưu manh trắng trợn này.

Thành phố Hồ Chí Minh 21/6/2004
Kính đơn,

T.S Ðức Kôn



Nguồn: Tạp chí Điện Ảnh TP.HCM, 05.7.2004

trích: talawas
Ubu
Muốn tìm một tay như thế này thì không khó lắm, vì số di động đã biết rồi. Nhưng mà chắc là một thằng sinh viên hay là dân thôi, chưa chắc đã là bọn làm phim.
Cái phim Điện Biên ấy nghe nói đầu tư lớn nhưng mà đòan làm phim cũng tranh thủ ăn không ít. Nghe nói có cảnh quay ở Paris nhưng cô diễn viên chính không đi được, mặc dù vậy cả đòan làm phim vẫn bay sang Paris để du lịch bằng tiền đầu tư cho phim. ohmygod.gif Gì chứ cứ khỏang 20 chiến sĩ sang Paris thì cũng hết đến nửa tỉ rồi là ít. w00t.gif
yuyu
Thái độ ứng xử này là có thật đấy Bu ạ. Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận...Chính anh đã có kinh nghiệm về chuyện này rồi, và không chỉ cá nhân anh, mà cả tập thể Hội Liên Hịêp Văn Học Nghệ Thuật Việt Nam cũng đã từng hơn 1 lần có kinh nghiệm về thái độ kiểu như thế này của ngành An Ninh Văn Hoá, trong những Hội Nghị " chấn chỉnh " tư tưởng ( Tất nhiên, ở chỗ công khai thì không có những ngôn từ thô tục như vậy, nhưng thái độ đe doạ, khủng bố tinh thần thì trắng trợn và thô bạo y như vậy ) ( dùng chữ khủng bố tinh thần là rất chính xác, vì chiến thuật chính là gây sợ hãi )Vì họ không coi những người làm Văn Hoá ra gì cả, nhưng vì ngành Văn Hoá-Tư Tưởng lại rất quan trọng ( chả thế mà phải có hẳn một Ban chuyên về lĩnh vực này, trực thuộc Ban Bí Thư, tức là quyền cao hơn cả cấp Bộ, vốn trực thuộc Chính Phủ ), nên chỉ có thể nói một cách ngắn gọn : " Chúng ta là những nạn nhân ". ( Ở chỗ riêng tư, cung cách ứng xử mất dạy, vô văn hoá của những cán bộ an ninh văn hoá này, chẳng những áp dụng với những người ngang vai phải lứa, mà ngay cả với những người đáng tuổi cha, chú của họ., họ cũng không tha...tất nhiên là trong những trường hợp "có vấn đề".... Đến nỗi một nhà văn tài hoa, ngang và ngông như Nguyễn Tuân phải thú nhận " tôi sống sót đuợc đến hôm nay là do học được chữ " Sợ " ...)

Chúng ta cũng không cần đi sâu vào đề tài này làm gì cho đau lòng, nhức đầu, lại mất vui trên diễn đàn nhỏ bé này.....nếu muốn ta hãy thử tìm hiểu khái niệm " totalitarianism" thì sẽ hiểu sự thật đau lòng đó là gì ...?
Hoang Yen
Nếu chuyện đó có thật thì đáng buồn quá, nhưng tôi hy vọng đó chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh thôi. Một thái độ cục cằn xấc xược như vầy làm sao có thể đại diện cho ai?
yuyu
QUOTE(Hoang Yen @ Jul 10 2004, 04:58 PM)
Nếu chuyện đó có thật thì đáng buồn quá, nhưng tôi hy vọng đó chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh thôi. Một thái độ cục cằn xấc xược như vầy làm sao có thể đại diện cho ai?

Giá mà có cái gọi là "nồi canh" thì cũng có thể thông cảm được. Nhưng đây chỉ là "nồi sâu" thôi. Thử hỏi trên thế giới này, ở đâu có cái gọi là " công an văn hoá " ? Nhiệm vụ của họ là gì vậy ?
Hoang Yen
Từ từ để báo chí điều tra xem cái tên Huy Voi kia là ai, có khi chỉ là một thằng ba trợn thôi bác yuyu ạ. Công an chắc họ không làm cái trò hề ấy đâu!
Tiểu Vũ
QUOTE(yuyu @ Jul 10 2004, 08:05 PM)
Đến nỗi một nhà văn tài hoa, ngang và ngông như Nguyễn Tuân phải thú nhận " tôi sống sót đuợc đến hôm nay là do học được chữ " Sợ " ...)

Chúng ta cũng không cần đi sâu vào đề tài này làm gì cho đau lòng, nhức đầu, lại mất vui trên diễn đàn nhỏ bé này.....nếu muốn ta hãy thử tìm hiểu khái niệm " totalitarianism" thì sẽ hiểu sự thật đau lòng đó là gì ...?

Sợ là phải, nhà văn tài hoa đến đâu mà dính vào guồng máy chính trị (ở đâu cũng thế) đều hỏng. Nhẹ thì thui chột tài năng. Nặng thì hỏng về nhân cách. Nói thật đọc một số bài của cụ Tuân thời những năm 70s mà thất vọng. Không phải thất vọng vì tài văn của cụ mà thất vọng về góc nhìn. Nguyễn Tuân rất hay ở nét ngang tàng nhưng sau một thời gian cọ xát với chính trị sự ngang tàng trở nên hẹp hòi đi một chút, tiểu khí đi một chút. Tương tự như thế là trường hợp của Xuân Diệu. Không ai phủ nhận được tài phê bình hiếm có của Xuân Diệu, bởi bản thân ông là một thi nhân đúng nghĩa, với những cảm nhận phi thường mà chỉ thi nhân mới có. Thế nhưng đọc bài viết của Xuân Diệu bình truyện Kiều (nhân dịp Nguyễn Du được thế giới công nhận là đại thi hào) thì thật chối quá. Chối là chối với góc nhìn của người cầm bút bây giờ, còn với thời đó thì là một sự bình thường hiển nhiên. Bình truyện Kiều, tác phẩm của những giá trị nhân văn và nghệ thuật bất hủ qua mọi thời thế, mà sao thi nhân Xuân Diệu phải liên tục đối chiếu với thời hiện tại, so sánh cơ chế phong kiến với cơ chế hiện tại. Mấy chục năm trước người ta có thể nhìn nhận mấy chục trang bình văn đó là xuất sắc. Nhưng đến bây giờ thật thà mà nói thì chúng đã trở nên lạc lõng và theo tôi là đáng xấu hổ. Theo quan điểm của tôi, người nghệ sĩ kẻ bảo vệ cuối cùng cho những giá trị nhân văn và nghệ thuật vốn bất biến qua thời thế. Khi mà nghệ sĩ phải hôn chân thời thế để tồn tại thì anh không còn là nghệ sĩ nữa rồi.

Nhưng phải công nhận là sức mạnh của thời thế có thể làm cho cá nhân trở nên nhỏ bé đáng thương. Đã ai xem tác phẩm điện ảnh Bá Vương Biệt Cơ từng sôi sục công chúng Trung Quốc một thời chưa nhỉ? Đúng là khốc liệt. Một nghệ sĩ tuồng đầy khí phách và ngang tàng, ngang tàng tới mức một thân đứng ra che chở một cô gái điếm trước một lũ côn đồ, ngay cả súng ống, lưỡi lê của phát xít Nhật cũng coi khinh bằng nửa con mắt. Thế mà khi tư sản và địa chủ bị đem ra đấu tố thì anh ta sợ. Run lập cập lúc bị học trò mình hỏi cung. Quả là một thời đại đáng nhớ. Đáng phục là ngừơi Trung Hoa có những tác phẩm điện ảnh để khắc họa lại con người của họ trong quá khứ còn chúng ta thì không. Phải chăng sự kiểm duyệt của họ không gay gắt và triệt để như chúng ta. Phải chăng người Trung Quốc dũng cảm dám nhìn thẳng vào thực tế để nói tọac ra bản chất còn chúng ta thì không?

Tôi nghĩ có thể những lý do trên một phần đúng. Nhưng có lẽ nguyên nhân chính là chúng ta bị nhồi sọ quá lâu. Lâu đến nỗi mình cho như thế là hiển nhiên, bình thường, và phủ định như thế là nhồi sọ. Ví dụ thế này. Cách người ta giảng dạy ở nhà trường khiến học sinh lẫn lộn hòan tòan giữa những giá trị chính trị tạm thời và những giá trị nghệ thuật bất hủ. Đơn giản như một đề văn thi đại học năm nay yêu cầu học sinh phân tích bài Chiều Tối trong tập Nhật Ký Trong Tù. Bài thơ có giá trị nghệ thuật của nó nhưng chắc chắn là trung bình 50% một bài bình văn "bình thường" sẽ phải nói về tính chính trị, về bối cảnh chính trị. Thẳng thắn mà nói, sự nhập nhằng và thói tuyên truyền văn hóa ảnh hưởng sâu rộng tới hiểu biết và cảm thụ văn hóa của thế hệ chúng ta. Ngay cả thế hệ cha anh, thày cô nữa. Họ dạy chúng ta những điều mà họ cho là tự nhiên. Phân tích thơ Hồ Chủ Tịch mà không bình phẩm vài câu, có khi cả trang về con người cá nhân tác giả thì người ta sẽ nhìn bạn như một sự quái dị. Chúng ta đã được giáo dục một cách dị dạng. Những giá trị văn hóa đã bị bóp méo. Cách hành xử với các giá trị văn hóa nhiều nơi nhiều chỗ cũng hòan tòan bị bóp méo. Thực tế sinh động hòan tòan chứng minh điều ấy.
Hoang Yen
Cái này còn do ảnh hưởng của trình độ dân trí thấp nói chung nữa Tiểu Vũ ạ, guồng máy chính trị cũng từ dân ra chứ đâu, có những điều ai cũng cho như thế là đúng mà không bao giờ đặt dấu hỏi. Hy vọng dân trí ngày càng mở mang sẽ giúp khẳng định những chân giá trị. Người nghệ sĩ sẽ được tự do trong sáng tác.
minimalist
bạn hoàng yến nói 100 % toàn câu ngoan! mà nghe cũng thấy đúng! giỏi giỏi!!
Hoang Yen
À bác minimalist ơi, tôi vừa làm một trắc nghiệm với TLW, BBT ở đấy họ cũng làm việc khá nghiêm túc đấy, nghĩa là họ sẽ không để nó biến thành cái chợ đâu. Hy vọng (lại hy vọng) tình hình sẽ ngày một sáng sủa hơn.
minimalist
"trắc nghiệm" = ?

ý kiến của tôi về vụ Đức Kôn: tay gọi điện chửi rủa chắc không phải người của "ký ức...". vì nếu đúng thì ngu xuẩn quá. dọa thế thì chỉ hại mình!

nhưng ngược lại, có lẽ cũng không nên hy vọng nhiều ở đỗ minh tuấn et al.
Hoang Yen
QUOTE(minimalist @ Jul 11 2004, 11:53 PM)
"trắc nghiệm" = ?


À, chỉ là một phép thử nhỏ thôi, bác ạ.
Hoang Yen
Nhóm PV ANTGCT
Vụ án đằng sau phim Ký ức Điện Biên

Bộ phim Ký ức Điện Biên của đạo diễn Đỗ Minh Tuấn đã ra mắt khán giả Việt Nam. Phải thú thực là nhóm phóng viên ANTGCT hầu hết chưa được xem bộ phim này. Chính vì thế, chúng tôi chưa có một nhận xét nào về bộ phim. Việc khen chê một tác phẩm nghệ thuật là chuyện bình thường Phim Ký ức Điện Biên cũng có lời khen, tiếng chê. Nhưng bây giờ, không còn chuyện khen chê nữa mà chuyện xảy ra lại giống như một vụ án.

Ngày 5-7-2004, Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh có công văn số 31/ĐA/TP do NSND Huy Thành ký gửi cho Công an TP Hồ Chí Minh. Nội dung công văn đó như một lời kêu cứu:

“Ban Chấp hành Hội Điện ảnh TP HCM vừa nhận được đơn của ông Đức Kôn, nhà lý luận phê bình, tiến sĩ nghệ thuật học, hội viên Hội Điện ảnh TP HCM trình bày về việc ông bị đe dọa và lăng mạ bằng “tin nhắn” qua điện thoại di động. Chúng tôi xin gửi kèm theo đây đơn của ông Đức Kôn, để báo cáo sự việc lên Công an TP HCM, mong các đồng chí nghiên cứu và xem xét áp dụng các biện pháp nghiệp vụ cần thiết theo pháp luật, giúp đỡ ông Đức Kôn trước những lời đe dọa của người giấu mặt tự xưng là Huy “voi”. Xin cám ơn sự giúp đỡ của các đồng chí”.

Tiến sĩ Đức Kôn đã gửi bản sao photo công văn nói trên kèm thư của ông gửi Báo Công an Nhân dân. An ninh thế giới Cuối tháng cũng nhận được tài liệu tương tự Trong thư viết tay, tiến sĩ Đức Kôn kể lại việc ông bị một người mang tên Huy “voi” gửi tin nhắn lăng mạ và đe dọa tính mạng ông. Theo công văn của Hội Điện ảnh TP HCM và thư của tiến sĩ Đức Kôn thì sự việc có phần nghiêm trọng. Ai là người gửi những tin nhắn khủng khiếp này? Tiến sĩ Đức Kôn gần như khẳng định người gửi những tin nhắn kia phải là người có liên quan đến những người làm phim Ký ức Điện Biên. Vậy những người làm phim này là ai? Chúng tôi và hầu hết những người theo dõi báo chí viết về bộ phim này chỉ biết được hai người quan trọng nhất trong những người làm ra bộ phim là nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát và đạo diễn Đỗ Minh Tuấn. Trước khi tìm hiểu ai đã gửi những tin nhắn kia, chúng ta hãy tìm hiểu nguyên nhân của việc xuất hiện những tin nhắn đó. Lý do là sau khi bộ phim Ký ức Điện Biên ra mắt khán giả, tiến sĩ Đức Kôn đã viết bài phê bình bộ phim này. Theo tiến sĩ Đức Kôn, đấy là toàn bộ lý do của những tin nhắn. Vậy thì có nhiều khả năng những tin nhắn kia được “chế tạo” từ một trong những người liên quan đến bộ phim.

Đối tượng “nghi vấn” đầu tiên phải là đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn vì ông là linh hồn bộ phim. Chúng tôi không cần hỏi ông Đỗ Minh Tuấn nhưng chúng tôi tin rằng ông Đỗ Minh Tuấn không làm việc này. Đối tượng “nghi vấn” thứ hai là nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh, tác giả kịch bản phim Ký ức Điện Biên. Đó là một phu nữ duyên dáng và lịch lãm với những câu thơ của chị lúc nào cũng da diết yêu thương. Với một người phụ nữ như thế, chị không có khả năng “chế tạo” loại “bom tin nhắn” kiểu mới như vậy. Vậy thì ai? Thật dễ dàng trả lời là Huy “voi”, vì người nhắn tin xưng danh là Huy “voi”. Nhưng Huy “voi” là ai? Chúng tôi chưa nghe tên một đạo diễn, phó đạo diễn, nhà văn, nhà biên kịch, nhà quay phim hay diễn viên có tên như vậy. Hay Huy “voi” chỉ là một khán giả yêu phim Ký ức Điện Biên quá, yêu đạo diễn, nhà thơ Đỗ Minh Tuấn quá và yêu nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát quá mà khi đọc được những lời phê bình của tiến sĩ Đức Kôn thì không kìm được sự tức giận. Hay Huy “voi” là một người thân nào đó của nhà thơ, nhà biên kịch Nguyễn Thị Hồng Ngát hay nhà thơ, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn vì thương người thân của mình làm ra một tác phẩm lại bị phê bình như thế mà nhắn tin, gọi điện cho tiến sĩ Đức Kôn. Tất nhiên, chúng tôi chỉ cần gọi đến số điện thoại đã nhắn tin cho tiến sĩ Đức Kôn thì biết ngay Huy “voi” là người như thế nào. Nhưng thú thực, tuy là những phóng viên của ANTGCT chúng tôi vẫn cứ sờ sợ khi gọi đến số điện thoại của Huy “voi”. Vì chúng tôi không biết Huy “voi” là ai. Cứ nghĩ đến lời nói qua điện thoại của Huy “voi” là chúng tôi đã hoảng lên rồi. Việc đâu có cơ quan chức năng giải quyết, mình mon men đến làm gì (?!)

Chúng tôi ngỡ có thể lặng im mà quên đi chuyện này. Nhưng như thế là rũ bỏ chức năng của nhà báo. Cuối cùng, một nhà báo trẻ nhất và có vẻ “liều” nhất của chúng tôi đã gọi điện cho Huy “voi”.

Ôi, tưởng ai, hóa ra là một họa sĩ, họa sĩ của phim Ký ức Điện Biên: Anh tên là Vũ Huy. Họa sĩ Vũ Huy bảo các anh gọi cho tôi như thế là hơi muộn đấy. Tuy muộn, nhưng anh vẫn đến Tòa soạn ANTGCT để nói về những tin nhắn và lời nói qua điện thoại của mình. Khi anh xuất hiện, chúng tôi mới hiểu vì sao anh có biệt danh là Huy “voi”. Vì anh to lớn khác thường với người Việt Nam chúng ta hiện nay. Chỉ cần anh đeo đôi găng đen thì không ai không nghĩ anh là một võ sĩ đấm bốc. Đúng thật, nếu ông họa sĩ này vung tay thì đám phóng viên bé nhỏ chúng tôi sẽ bay lên tận nóc nhà Tòa soạn. Cái biệt danh của anh chúng tôi cũng đoán mò thôi. Nếu không phải xin anh đừng đánh bom “tin nhắn”, đừng vung tay và càng không nên dùng súng đạn thật.

Khi đã khá bình tĩnh trước thân hình của anh, chúng tôi mới hỏi anh vì sao anh có thể nhắn những cái tin như thế. Nhất là khi anh cũng là một nghệ sĩ? Họa sĩ Vũ Huy nói (ở đây chỉ là lời anh Huy tường thuật lại):

“Khi tôi đọc bài báo của anh Kôn viết không dừng lại ở mức phê bình. Tôi gọi điện cho anh Kôn và đầu tiên tôi xưng em vì anh Kôn sinh năm 1944 còn tôi sinh năm 1955, tôi nói anh Kôn ơi, em là họa sĩ điện ảnh. Em tham gia làm bộ phim đó. Tại sao anh lại nặng lời thế. Anh Kôn hỏi anh là ai? Tôi nói tôi là thế này, thế này. Anh Kôn nói ngay: Chúng mày làm phim ẩu lắm... Tôi nói anh không nên nói như thế. Phim này Ban Tư tưởng - Văn hóa đánh giá là tốt, nhiều báo chí đánh giá là tốt. Chúng tôi đã làm phim với tất cả tinh thần và sức lực của chúng tôi. Anh Kôn liền bảo... (ANTGCT xin lỗi họa sĩ Vũ Huy và bạn đọc khi không in những câu này của tiến sĩ Đức Kôn). Anh Kôn đã gọi điện và nhắn tin cho tôi nhiều lần (chúng tôi lại xin lỗi không dùng cụ thể cụm từ mà tiến sĩ Đức Kôn nhắn tin tới họa sĩ Vũ Huy. Nhóm PV). Còn câu anh viết, tôi xưng là tổ sư của điện ảnh và là công an văn hóa là vu cáo. Tôi là họa sĩ làm sao lại xưng mình là tổ sư điện ảnh. Anh Kôn viết thế để lôi những người già đáng kính của điện ảnh vào cuộc Tôi chẳng có lý do gì mà xưng là công an văn hóa. Mục đích của anh Kôn là để lôi công an vào cuộc. Những câu nói đến súng đạn hay tổ sư, công an văn hóa không phải là tin nhắn mà là sự vu khống của anh Kôn. Tôi không khủng bố anh Kôn. Những tin nhắn của tôi không có tính chất khủng bố. Chính tin nhắn của anh Kôn mới là khủng bố. Anh Kôn gọi cho tôi, dọa nạt tôi... Còn về anh Kôn, các anh nên tìm hiểu con người này và các bài viết của anh Kôn về điện ảnh lâu nay thì các anh sẽ hiểu.”

Vụ án bây giờ đã chuyển sang một hướng khác. Họa sĩ Vũ Huy công nhận anh có nhắn những tin như thế. Còn tiến sĩ Đức Kôn thì sao? Nếu đúng như họa sĩ Vũ Huy kể lại những lời nói của tiến sĩ Đức Kôn về chiến thắng Điện Biên Phủ thì tiến sĩ đã làm chúng tôi đau lòng và thất vọng quá. Vai trò của chiến thắng Điện Biên Phủ đối với tự do của một dân tộc bị nô lệ và sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân quan trọng như thế nào thì không chỉ người Việt Nam mà nhân loại đã biết. Chúng tôi không cần thiết phải nói lại. Sự thật về những nhận định nói trên của tiến sĩ Đức Kôn như thế nào chúng tôi chưa dám khẳng định. Các cơ quan chức năng sẽ trả lời điều này. Nhưng cuộc “đấu” nhau phải thừa nhận là quá thiếu văn hóa giữa một người là tiến sĩ và một là họa sĩ thì đấy là sự thật mà bạn đọc đã biết. Họa sĩ Vũ Huy “đấu” tiến sĩ Đức Kôn thì tiến sĩ Đức Kôn cũng “đấu” lại. Điều ấy mới là điều chúng ta quan tâm nhất. Phim có thể dở nhưng Điện Biên Phủ mãi mãi vinh danh, là niềm tự hào của dân tộc chúng ta. Tiền có thể mất, nhưng văn hóa thì không được mất! Cho đến lúc này, chúng tôi chỉ biết kêu lên như vậy mà thôi.



Nguồn: Báo An ninh thế giới cuối tháng, số 36, tháng 7.2004
grass
Nói chung hồi xưa tớ cũng đọc An ninh thế giới xem các chuyện giật gân lá cải kiểu nhà thơ Huy Cận kiện con trai vì lấn chiếm nhà (hí hí), nhưng bài này thì lá cải quá và ngô nghê quá, không thể chấp nhận được.

Sau 1 đoạn giới thiệu tuồng chèo về anh họa sỹ, anh nhà báo chuyển mũi dùi sang anh Đức Kôn, rằng thì là rất thất vọng về anh Kôn nếu những gì anh họa sĩ nói là đúng sự thật. Tìm mỏi mắt không thấy trích dẫn thực ra anh họa sỹ nói là anh Kôn nói gì. Đọc 1 lúc thì loằng ngoằng hiểu là hình như anh Kôn thiếu tôn trọng với chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đọc lại bài phê bình của anh Kôn, ngoài việc bảo bộ phim rất chuối (và nghe nói là rất chuối thật), anh vẫn thể hiện đúng mức sự tôn trọng của anh đối với chiến thắng lịch sử. Nên nếu anh có thiếu tôn trọng, thì chỉ có anh biết và anh họa sỹ biết. Bây giờ anh này bảo có, anh kia bảo không, chả có nhân chứng vật chứng gì, thì biết tin ai? Không biết tin ai thì lu loa lên là ôi tôi thất vọng về anh này quá thì hơi bị buồn cười.

Chả biết anh Voi kia dấm cho anh Báo này cái gì mà viết bài dở hơi nhà quê thế không biết.

Nói chung tớ không (và không định) xem phim nên không có ý kiến gì về phim, về các ý kiến phê bình, tớ thấy có bác Đặng Nhật Minh là phê bình ngắn gọn và dễ hiểu nhất: ưu điểm duy nhất của phim là ra đúng dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng ĐBP, hí hí.
Phó Thường Nhân
Tiếc là tôi không xem được phim này, vì tôi muốn xem sau 50 năm, cái nhìn về Điện biên Phủ có gì khác không ? Nhưng bù lại cũng down được bộ phim tài liệu của Karmen mà đài truyền hình Vn phát để xem, cũng như được xem trên kênh 5 truyền hình của khối tiếng Pháp (Francophonie) một bộ phim tài liệu của họ làm về nhà điện ảnh Xô viết này, trong đó cũng có những đoạn nói về Điện Biên Phủ.
Làm phim về đề tài lịch sử rất khó, nhất là một sự kiện lịch sử quen thuộc. Nhưng tôi không hiểu, tại sao người ta không làm phim truyền hình. Phim truyền hình vừa rẻ hơn, lại có thể phổ biến sâu rộng, hợp với việc kỷ niệm một sự kiện. Còn việc làm phim nhựa, thì nên để nó là đề tài ấp ủ của ai đó có hoài bão có sáng tạo một nền điện ảnh sử thi VN có lẽ tốt hơn.
Tôi cũng không rõ ông Đức Kôn phê bình cái gì, nhưng người ta cũng không thể lấy cớ đây là một đề tài lịch sử để không được phép phê phán nghệ thuật của bộ phim. Ngược lại ở VN người ta hay lẫn lộn, theo thói thường phê tác phẩm thành chửi đời tư tác giả, móc máy nhau ra kiểu hàng tôm hàng cá nên cũng không rõ các tuyệt chiêu của các bác ở đây thế nào
Nếu tôi không nhầm thì quay phim hiện đại không nhất thiết đi đâu cũng phải lôi diễn viên chính đi. Tài năng dựng phim phần nhiều thể hiện qua montage (hihi, không biết tiếng Việt gọi là cái gì. Đại khái người ta quay đủ thứ, đủ cảnh rồi sau đó mới vào studio điện ảnh ghép hình, ghép cảnh, dựng thành phim, cái này gọi là montage). Thậm chí 1 diễn viên có thể đóng 2 nhân vật, ví dụ là anh em sinh đôi chẳng hạn. Tôi con thấy cả việc diễn viên đóng trên phông trắng, với nhân vật tưởng tượng, ví dụ phim có thú vật hay hoạt hình, rồi sau đó mới có chuyện ghép. Đi sang Paris một chuyến quay cảnh cũng không phải là chuyện gì quá đáng, có khi nó còn rẻ hơn dựng trường quay cảnh Paris. Ngược lại nếu phim làm dở, không có hiệu quả nghệ thuật, thì chẳng những việc đi Paris mà đi ra ngay Thanh Xuân ở Hà nội cũng là một sự phí phạm.
Hoang Yen
QUOTE(grass @ Jul 22 2004, 12:25 AM)

Đọc lại bài phê bình của anh Kôn, ngoài việc bảo bộ phim rất chuối (và nghe nói là rất chuối thật), anh vẫn thể hiện đúng mức sự tôn trọng của anh đối với chiến thắng lịch sử. Nên nếu anh có thiếu tôn trọng, thì chỉ có anh biết và anh họa sỹ biết. Bây giờ anh này bảo có, anh kia bảo không, chả có nhân chứng vật chứng gì, thì biết tin ai? Không biết tin ai thì lu loa lên là ôi tôi thất vọng về anh này quá thì hơi bị buồn cười.


Đọan này Grass nói đúng, chuyện chỉ có hai anh với nhau, bây giờ ầm ĩ lên mỗi anh cãi một đằng thì bố ai mà biết được, tẹo tớ tìm post cái bài viết của anh Voi, cũng chuối nốt taz.gif Các đấng nam nhi cẩn thận khi cãi nhau, trong cơn hăng máu phát ngôn bừa bãi laugh1.gif rồi quên béng boxing.gif đột nhiên có thể bị kiện cáo hoặc bị khép tội quan điểm, tư tưởng...như chơi laugh1.gif taz.gif

Nhưng tớ hơi nghi là anh Kôn muốn rùm beng cái chuyện củ chuối này lên để quảng cáo cho đồng bào biết về cái bài phê bình của anh và về sự dở của bộ phim, bởi vì sau vụ này ối người tìm đọc cái bài ấy pirate.gif

Nói chung chán chẳng muốn bàn chuyện này, trót quan tâm giờ thấy hối tiếc cry1.gif
Hoang Yen
L.T.S: Ngày 19-07-2004, họa sĩ Vũ Huy, hội viên hội Điện ảnh Việt Nam đến Tòa soạn Văn Nghệ Trẻ yêu cầu đăng bức thư ngỏ gửi đạo diễn, NSND Huy Thành, Tổng thư ký Hội Điện ảnh Việt Nam. Để rộng đường dư luận và tôn trọng đề nghị của tác giả, VNT xin đăng bức thư này.




Vũ Huy
Trở lại bộ phim “Ký ức Điện Biên”(Thư ngỏ gửi ông Huy Thành)


Thưa ông, qua báo chí, tôi được biết ông đã nhân danh Tổng thư ký Hội Điện ảnh TP Hồ Chí Minh gửi một công văn khiếu nại đến sở CATP Hồ Chí Minh và Bộ Công an về việc ông Đức Kôn - tiến sĩ nghệ thuật học (?), hội viên Hội Điện ảnh TP đã bị “khủng bố” và “đe dọa” bằng nhắn tin trên điện thoại di động, vì ông này đã phê bình bộ phim Ký ức Điện Biên. Tôi, họa sĩ Vũ Huy, công tác tại Hãng phim truyện Việt Nam, họa sĩ chính của phim Ký ức Điện Biên, chính là chủ nhân của số máy di động mà ông Đức Kôn ghi trong lá đơn kiện in trên báo Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, cũng là người được ông Kôn gán cho các danh xưng “tổ sư của điện ảnh”, “an ninh văn hóa” và “lưu manh”, “đê tiện”, “vô văn hóa” v.v. Tôi viết thư này cho ông nhằm nói rõ sự thật và cấp thêm những tài liệu để ông hiểu thêm sự việc từ cương vị của ông.

Thưa ông,

Chuyện bắt đầu từ khi tôi được đọc bài Xem Ký ức Điện Biên-BỊ TRA TẤN TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI của ông Đức Kôn. Bài báo đã in riêng chữ đậm đoạn sau đây: “Đành rằng, gà nào, trứng ấy’ nhưng từ một kịch bản mong manh, thậm chí vớ vẩn như thế, lẽ nào không nhận ra để rồi ai đó lại có thể moi được hàng chục tỷ đồng tài trợ để rồi xây dựng một bộ phim… khó xem đến như vậy? Rồi ai sẽ là người trả lời và chịu trách nhiệm lãng phí tệ hại này?!” Cố tình đặt một phủ định khắc nghiệt cho kịch bản phim, đặt ra một câu hỏi có vẻ đầy “trách nhiệm”, Đức Kôn đã cố tình phớt lờ một thực tế là ai cũng biết là ở nước ta một kịch bản phim được đưa vào sản xuất bao giờ cũng được đánh giá, cân nhắc một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng thông qua ba bốn Hội đồng. Đầu tiên là Phòng biên kịch của Hãng phim, sau đó là Hội đồng nghệ thuật và Ban giám đốc Hãng phim, rồi đến Hội đồng duyệt của Cục Điện ảnh gồm các giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ và các nhà quản lý. Sau khi, bổ sung sửa chữa có khi đến ba bốn lần, kịch bản mới được Hội đồng duyệt trình lên Bộ Văn hóa để Bộ xem xét ra quyết định đưa vào sản xuất. Những phim đặt hàng như Ký ức Điện Biên quy trình còn phức tạp hơn, kịch bản phải xin ý kiến Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Văn phòng Chính phủ, thậm chí tham khảo cả các cơ quan quân đội và tài chính.

Kịch bản phim Người hàng binh có đoạn viết: “Kịch bản phim thể hiện thành công ý tưởng lớn, cắt nghĩa một cách chân thực, sinh động nguồn gốc sức mạnh của dân tộc Việt Nam trong trận quyết chiến ở Điện Biên Phủ năm 1954. Đó là sức mạnh của ý chí Việt Nam, ý chí không có gì quý hơn độc lập tự do, sức mạnh của trí tuệ Việt Nam, sức mạnh của lòng nhân ái, khoan dung, tổng hòa thành sức mạnh văn hóa Việt Nam và sức mạnh này đã được thể hiện sinh động ở những người chỉ huy, những người chiến sĩ, những người dân công… Đây là kịch bản phim tốt, đáp ứng kịp thời công tác tuyên truyền kỉ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”. Công văn số 3611/CV/TTVH của Ban TT – VH Trung ương gửi Thủ tướng Chính phủ do ông Phó trưởng ban Nguyễn Văn Thông kí ngày 22 tháng 9 năm 2003 viết: “Ban tư tưởng- Văn hóa Trung ương có ý kiến như sau: Đây là một bộ phim có nội dung tốt, đáp ứng với công tác tuyên truyền cho nhiệm vụ chính trị, trực tiếp phục vụ lễ kỉ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Một kịch bản được cả một tập thể có trách nhiệm xem xét nghiêm túc và đánh giá như vậy, thế mà ông Đức Kôn cho rằng “kịch bản mong manh, thậm chí vớ vẩn”. Thái độ phủ nhận hằn học của ông Đức Kôn nếu chỉ là ý kiến cá nhân nói ở đâu đó thì không sao, nhưng tạp chí Điện ảnh TP Hồ Chí Minh lại đăng lên, nhấn mạnh gieo vào công chúng rộng rãi thái độ hoài nghi về sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước ta trong công tác tư tưởng – văn hóa, đánh giá thấp trình độ của tất cả các cơ quan Đảng và Nhà nước có trách nhiệm duyệt kịch bản này.

Bộ phim Ký ức Điện Biên đã hoàn thành đúng thời hạn, được công chiếu vào đúng lễ kỉ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, được hơn 20 tờ báo trong cả nước như Nhân dân, Lao động, Phụ nữ Việt Nam, Văn nghệ trẻ, Tuổi trẻ, Thanh niên, Thể thao văn hóa, Tin tức, Sài gòn giải phóng, Người lao động, Đài truyền hình Trung ương, Đài tiếng nói Việt Nam v.v… có bài đánh giá tốt, khẳng định phim có giá trị giáo dục truyền thống đối với khán giả trong và ngoài nước, đặc biệt là khán giả trẻ. Các đại biểu Quốc hội xem tối 17-5 cũng đã có những đánh giá rất tích cực với bộ phim. Đến nay bộ phim đã phục vụ trên hai triệu khán giả trong cả nước và vẫn đang tiếp tục chiếu ở nhiều tỉnh thành. Tôi đã dự buổi ra mắt phim ở Điện Biên Phủ và một số buổi chiếu ở Hà Nội cho hàng ngàn khán giả. Đến bây giờ tôi vẫn không thể quên được những kỷ niệm đẹp khi nhìn thấy những niềm vui của khán giả đủ mọi lứa tuổi, nhất là các cựu chiến binh, các bà con ở Điện Biên. Họ đã nồng nhiệt, hân hoan bắt tay cám ơn và phát biểu trước ống kính truyền hình khen ngợi bộ phim.

Vậy mà Đức Kôn viết bài với tít lớn Xem Ký ức Điện Biên-BỊ TRA TẤN TỪ ĐẦU ĐẾN CUỐI thóa mạ bộ phim và những người làm phim, thể hiện một thái độ của hằn học đầy ác ý. Đức Kôn không chịu nổi những hình ảnh và âm thanh tái hiện lại những cuộc chiến đấu và chiến thắng của quân đội ta. Ông càng không thể chịu nổi cách mà chúng ta đã và đang làm trong việc giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ. Chính vì thế mà ông viết bằng một giọng mỉa mai: “Như đã biết, một học sinh phổ thông cũng đã được dạy rằng, đại loại: “Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là một trong những chiến công chói lọi nhất trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước của dân tộc Việt Nam ta, xứng đáng được coi như Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa của thế kỷ hai mươi”, là “Thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và cũng là thắng lợi của tất cả các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới” (Hồ Chủ tịch). Chiến thắng Điện Biên Phủ “Lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” v.v. và v.v.”

Với cách hành văn châm biếm, với các cụm từ “Như đã biết”, “được dạy rằng”, “đại loại”, “v.v. và v.v…”, Đức Kôn muốn độc giả thấy rõ sự khó chịu của ông ta đối với cách chúng ta kỷ niệm và ôn lại các chiến thắng lịch sử của dân tộc. Và cuối cùng không thể chịu đựng được nữa, Đức Kôn lộ nguyên hình: “Vâng, bom đạn, lửa khói, chết chóc, máy bay gầm rú đinh tai nhức óc đến ngột ngạt, nhàm chán suốt từ đầu đến cuối bộ phim. Để làm gì vậy?! Vả lại, chiến trận nào mà chẳng thế, đâu chỉ là chiến dịch Điện Biên Phủ?! Xem phim có cảm giác bị tra tấn…”. Với hai chữ “chết chóc”, Đức Kôn đã đánh đồng sự hi sinh anh dũng của quân đội ta với cái chết của binh lính Pháp. Nhiều khán giả thấy chiến trận dàn dựng chân thực ấn tượng như thật thì thích, cho là phim làm giống ngày xưa, tái hiện được những gian khổ và khốc liệt của của cuộc chiến đấu mà bộ đội mà nhân dân ta đã trải qua khiến họ thấy xúc động, tự hào với cha anh. Nhưng riêng ông Kôn thấy bị tra tấn. Đó là cách cảm nhận cá biệt và bệnh hoạn của ông, bộc lộ não trạng của người ngoài cuộc. Trước đây, ông cũng có cảm giác bị tra tấn khi xem Hạn hán và cơn mưa của Ea Sola nên nhiều người ca ngợi còn riêng ông viết bài chửi rủa. Trong các bài viết của Đức Kôn luôn bộc lộ thái độ coi thường sự lãnh đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước, dường như chỉ ông mới nhìn rõ vấn đề, chỉ mình ông mới bức xúc, còn tất cả đều “sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi” như đầu đề một bài báo chửi phim Lọ lem hè phố của ông. Không biết với thái độ như vậy, ông sẽ nói những gì với sinh viên khi đứng trên bục giảng?

Thưa ông,

Bài báo thô lỗ, cay nghiệt và hằn học của ông Kôn đã xúc phạm hàng ngàn người nỗ lực làm phim, xúc phạm nhiều tổ chức Đảng và Nhà nước trong đó có nhiều binh chủng quân đội, nhiều bộ, nhiều địa phương đã hết lòng giúp đỡ đoàn làm phim. Diễn viên chính Kiều Anh đã khóc khi xem bài báo đó. Trong bài viết ông Kôn có hỏi “Ai là người sẽ trả lời?” vấn đề ông đặt ra. Tôi nghĩ một bài báo lệch lạc và ác ý như vậy hẳn sẽ được người có trách nhiệm trả lời. Nhưng chờ gần một tháng không thấy ai lên tiếng, tôi buộc phải nhận lấy trách nhiệm trả lời này. Tôi gọi điện thoại cho ông Đức Kôn, định trao đổi cho ông hiểu sự nỗ lực và nghiêm túc của chúng tôi. Thế là tôi trở thành nạn nhân của sự chửi rủa. Bao nhiêu lý luận, bao nhiêu bực tức với “ai đó” ông Kôn trút cho tôi, với những lời lẽ cay nghiệt như trong bài báo. Ông xúc phạm bộ phim, xúc phạm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và xúc phạm cá nhân tôi bằng cả những lời tục tĩu, thô bỉ nhất.

Phần tiếp theo của câu chuyện ông và hàng ngàn độc giả cả nước cũng đã biết. Tôi cho rằng giữa tôi và ông Kôn chỉ là chuyện riêng giữa hai người đàn ông với nhau, từ chỗ khác ý đến cãi nhau, xỉ vả nhau, chửi bới nhau. Khi ở gần, người ta có thể chửi bới hết cỡ vào mặt nhau, thậm chí rủa nhau chết đi là chuyện bình thường. Khi ở xa, người ta phải dùng điện thoại để bộ lộ sự tức giận của mình. Khi đã hết tiền hoặc bị đối phương tắt máy thì người ta dùng nhắn tin. Vậy mà ông Kôn kiện tôi, cắt xén, xuyên tạc và vu cáo cho tôi là “khủng bố”, “lưu manh”. Tờ báo của các ông chạy tít lớn giật gân “Vì sao tiến sĩ Đức Kôn bị dọa giết?” Các ông không hiểu thế nào là chửi nhau, thế nào là khủng bố hay các ông cố tình làm kiểu giật gân để bán báo và thanh toán đồng nghiệp?

Sau đó, đơn kiện của ông Kôn được tạp chí Điện ảnh TPHCM và một số báo khác đăng tải. Việc đăng nguyên cả số điện thoại của tôi với những lời bình luận và kết luận thiếu vội vã, thiếu khách quan và đầy kích động của tòa soạn cũng đã khiến tôi phải mất hàng ngàn cú điện thoại và nhắn tin. Chia sẻ có, ca ngợi có và chửi rủa, nhục mạ, đe dọa cũng có. Nhiều tin nhắn mang nội dung chính trị và hình sự rất nghiêm trọng. Hiện tôi còn lưu tất cả trong máy, nhưng chưa phải lúc công bố những tin nhắn ấy.

Tôi có gọi điện vào hỏi báo Điện ảnh TP Hồ Chí Minh sao lại đăng bài khẳng định như vậy trước khi điều tra nghiên cứu thì ông Phạm Thùy Hân - Trưởng ban biên tập nói thẳng rằng tờ báo của Hội các ông có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi của hội viên. Tôi nói tôi cũng là hội viên hội điện ảnh, thì ông Nhân nói tờ báo thuộc Hội điện ảnh TP Hồ Chí Minh nên hội viên phía Nam đưa đơn thì ông ta in, thích kiện thì đi mà kiện. Ông Nhân còn nói nhiều điều không thể chấp nhận được. Ngày 7/08/2004 tôi viết đơn gửi lên các cơ quan có thẩm quyền để trình bày sự việc. Tôi cũng chẳng kiện ai, khiếu nại ai, kể cả ông Đức Kôn. Bởi lẽ tôi quan niệm rằng quan điểm chính trị, tư tưởng của ai, là quyền tự do cá nhân của họ. Chuyện xích mích giữa tôi và ông Kôn là chuyện riêng. Không vì thế mà mình tố cáo, lên án ông Kôn và cũng không vì thế mà gây thêm chuyện lộn xộn, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự của xã hội. Đến bây giờ tôi vẫn giữ quan điểm như vậy.

Thưa ông Huy Thành,

Tôi xin lỗi các độc giả và các đồng nghiệp của tôi ở phía Nam đã bị phiền lòng vì những gì tôi đã góp phần gây ra làm họ hiểu lầm. Tôi cũng mong ông trong cương vị cảu mình tiếp tục làm rõ việc này, đừng bỏ dở giữa chừng bất cứ lý do gì. Ông nên bổ sung thêm các tư liệu trong lá thư này vào các công văn mà ông lại sắp gửi đi các nơi. Không nên chỉ dừng lại ở sự việc “Vì phê bình phim Ký ức Điện Biên mà Tiến sĩ Đức Kôn dọa giết”. Chắc chắn các công văn của ông nhờ thế mà thuyết phục hơn.

Xin gửi tới ông lời chào chân trọng.

Hà nội, ngày 18-07-04.


Nguồn: Văn Nghệ Trẻ số 30 (25.07.2004)
grass
Hí hí, đây là cảm nhận phim của bạn phanxine bên Yxine đây.

Liệu người hàng binh, nay đã đổi tên thành Ký ức điện biên, có là một phim hay?

thành thật đành nói: hông

Liệu người hàng binh có là một phim dở?

Rộng lượng mà nói: hông

Xứng đáng với 16 tỉ không?

Câu trả lời quen thuộc: hông

Một phim mang nhiều tính nghệ thuật, nào múa Ea sola, nào nghệ thuật sắp đặt, nào kỹ xảo hình tượng?

Vẫn đành nói: hông

Vậy tui nên nói gì bi giờ?

*
**
Sau một đêm nằm ngủ, đủ tỉnh táo, tui xin được tường thuật về cảm giác khi coi phim Đi lòng vòng trên Điện Biên ( cái tựa phim này do một đạo diễn khác đặt hehehe )

1. Phim dàn dựng công phu

Quả thật, bộ phim dàn dựng khá công phu, với sự huy động diễn viên quần chúng rất đông cùng vũ khí đầy rẫy. Wow, xem sửng sốt luôn nhé. Mấy pha cháy nổ ăn đứt Hà Nội 12 ngày đêm ( dĩ nhiên, phim này 16 tỉ, phim kia có 7 tỉ à ). Đã nhất là mấy cái máy bay bay vù vù, phẳng lì, dẹp lép, giống mấy cái miếng gì bay qua, không phải máy bay Lửa cháy thì nhìn dzui lắm, giống như là bom nguyên tử ở Hiroshyma.

2. Nhưng mà cẩu thả vô cùng

Ánh sáng bộ phim này sai bét nhè, xem kinh lắm. Ban đêm cũng như ban ngày, cứ sáng trưng cả lên. Bóng đổ thì tứ hướng, cứ như bật đèn ( thì đúng rồi ). Độc đáo nhất, đạo diễn muốn khán giả hiểu rõ hơn về công tác làm ánh sáng cho phim nên đã không ít lần quay luôn mấy cái đèn chiếu sáng vô trong phim!!!

3. Kỹ xảo

Là thứ để đem ra phô trương và lấy tiền nhà nước nhưng chẳng hề ăn nhập gì mấy so với mạch phim. Đoạn cuối phim, tui muốn té xỉu vì cười và xấu hổ với màn kéo bè trên sông Seine...

4. Diễn xuất

Cô Mây thì già hẳn so với hai anh bạn diễn. Khi cô đóng bị điên, thấy mệt vô cùng. Khi cô vừa hát vừa khóc, mấy đứa con nít trong rạp cười ré lên khiến mọi người xung quanh, dù lịch sự, cũng không thể nín cười được. Hai diễn viên nam đóng hồn nhiên, dễ chịu. Các diễn viên phụ nổi bật nhất là ông Túc rất đáng yêu và thú vị.

5. Kịch bản

a. Chiến thắng Điện Biên Phủ có được là nhờ anh hàng binh Bernard vẽ sơ đồ đồi A1?

b. Cho dù quân đội ta có khoan hồng, dung tha đến đâu, cũng không thể nào chấp nhận chuyện để một cô gái nhỏ bé đi vào rừng cùng một anh hàng binh to xác. Cô gái này không có một vũ khí nào trong tay cả. Tin tưởng tuyệt đối anh ta đến thế ư?

c. Trận chiến quyết định tấn công đồi A1 chỉ được tiến hành sau khi hai người thủ lĩnh đứng tán gẫu với nhau. Một người nói: mấy quân đoàn kia đánh trận nào cũng thắng, mình đánh 3 tuần chưa thắng. Người kia đáp: hay là mình đào hầm. Người này đáp: đào hoài chán quá à. Người nọ lại nói: kệ, cứ đào đi. Vậy là đào, không cần lên kế hoạch gì cả...

d. Sau khi cho nổ xong đồi A1, quân ta tấn công, tự nhiên anh chỉ huy đang chạy bị bắn ba phát, chết, trong khi mấy người xung quanh anh chạy nhởn nhơ rất hào hứng. Anh ta chết lãng nhách, khán giả cười phá lên, chẳng mảy may xúc động. cái chết của bộ đội ta không gây chút xúc động nào. trong khi đó, cái chết của anh Jack Paris, bạn của Bernard, lại khiến người ta xúc động vì anh Bernard vô cùng đau khổ và chạy đi tìm bạn.

e. Nhân đạo. Có lẽ đó là ý tưởng của người làm bộ phim này. Để thể hiện sự dung thứ của người VN, họ đã viết một đoạn phim hài hước như sau: trong thời hiện đại, đích xác là năm 1998, ông Bernard già về VN và chứng kiến cảnh nhân dân VN ủng hộ đội tuyển Pháp vô địch World Cup mà không hề quan tâm gì đến chuyện Pháp đã từng đóng chiếm VN. Bạn thấy nhân dân ta độ lượng không?

f. Các nhân vật thì thừa thãi. Chẳng hạn vợ chồng con trai ông Bạo. Chẳng hạn cái lý do cho cô Vân, cháu ông Bạo bị điên. Cô này bị điên vì lo leo khỏi hành lang để lượm hoa ban giấy mà ông bố mình vứt đi để thay hoa huệ lên bàn thờ của mẹ, cô con gái vì biết bà mình thích hoa ban trèo lấy nên bị té. Sau khi té thì bị điên, chứ tay chân không gãy. Cái lý do bị điên kệch cỡm như thế để tạo điều kiện cho ông Bernard trả ơn đưa cô Vân sang Pháp (thật ra chủ yếu cho đoàn phim sang Pháp, chứ cô Vân có được sang đâu?). Vậy thà đẩy cô Vân này té lầu lần nữa để tỉnh lại, theo đúng môtip phim HK cho rồi. Cô này bị điên mà thay đồ miết, cứ xuất hiện là mặc đồ mới. Nhìn bị điên đóng giả tạo chẳng khiến ai thương cảm mà thấy phản cảm vô cùng.

g. Dĩ nhiên khi cô Vân không được sang Pháp thì mấy cảnh ở Pháp vô duyên tệ. Chả mang ý nghĩa gì. Chỉ là quay cảnh đẹp Pháp cho vui. Tội nghiệp, nước Pháp hoành tráng thế mà cái sân khấu diễn múa của cô Vân học bé tẻo teo.

[bhj. Và kể cả những màn cho bà con hát quan họ đứng bên mấy xác chết cũng vớ vẩn. Suy nghĩ rằng, có những thứ đó vào sẽ đẩy tầm nghệ thuật của phim lên chắc? Vậy mai mốt làm phim, tôi cứ đặt tranh Mona Lisa, cứ đem tượng Venus, cứ bỏ hội hoạ Picasso vô trong mấy khung hình của mình thì hẳn phim tôi là nghệ thuật cấp cao!!!

Chẳng lẽ phim không có gì xem?

Có.

May thay, đây là phim xem cũng được, không xem cũng được. Bạn không thấy bực bội. Một phim tầm thường. Nhưng vẫn có những điểm sáng. Tôi thích nhất là cảnh ngâm chân. Mây và Bạo ngâm chân. Rồi Bernard vào ngâm chân. Ba cặp bàn chân ngại ngùng. Dễ thương lắm.

Tôi thấy tiếc. Tiếc vì lẽ ra, nếu bộ phim xoáy sâu vào tâm lý của ba nhân vật chính thay vì hô hào khẩu hiệu, thay vì loè bịp thiên hạ bằng mấy trò kỹ xảo, thì phim sẽ hay biết mấy. Chỉ cần chuyện 3 người đi từ Điện Biên về hậu cứ, trên đường đi cũng đã lắm chuyện hay ho giữa ba con người, ba cách sống, ba lối suy nghĩ, ba thân phận, ba vị trí có những điểm chung và xung khắc. Nhưng người viết kịch bản có lẽ không đủ sức để làm chuyện đó. Bởi nội chuyện họ cứ để ba người đi một đoạn lại ngồi nghỉ, nấu nước, hun khói đốt lửa giữa thời bom đạn, máy bay thả bom ầm ầm là đủ thấy mắc cười rồi...
yuyu
Còn đây là số phận của Tượng Đài Điện Biên. Úm ba la...mới có ba bẩy hăm mốt ngày...???.!!!
Chỉ riêng sự kiện đã tự nói quá đủ, có lẽ không cần bình luận. Tuy nhiên ta hiểu từ chuyện chửi bới người phê bình phim Ký Ức Điện Biên đến sự sụt lở của Tượng Đài Điện Biên là một chuỗi các sự kiện có liên quan mật thiết với nhau, có cùng một logic và có cùng một nguyên nhân....


Thứ bảy, 31/7/2004, 10:54 GMT+7

Tượng đài Điện Biên Phủ hỏng vì các bên làm ẩu

http://vnexpress.net/Vietnam/Xa-hoi/2004/0.../3B9D4FCD/6.jpg

user posted image
Kè đá số 1 sạt lở.

"Chúng tôi cũng có lỗi là đã chọn phương án thiết kế móng kè sân hành lễ theo phương thức lệch tâm. Bình thường thì chấp nhận được, nhưng trên địa hình đồi núi và trên nền đất mượn thì nguy hiểm", kiến trúc sư Lê Hiệp, người chủ trì phần thiết kế tượng đài cho biết.

- Lỗi của nhà thiết kế là gì, thưa ông?

- Tôi đã chấp nhận “đề bài” của bên A là thiết kế một sân hành lễ có diện tích 300 m2. Mà trên đồi chật chội, muốn đủ diện tích phải “gạn” từng mét vuông đất. Và phải chọn phương án để “gạn” được nhiều mặt bằng nhất là làm móng lệch tâm.

Lẽ ra nó đã có thể “thọ” được lâu hơn nếu thi công cẩn thận và bờ kè được lèn đất nện chặt và trồng cỏ để tránh bị nước mưa xâm thực và bào mòn (như thiết kế ban đầu) chứ không phải được lát đá phiến 60x60 để đội giá thành như hiện nay. Thật may là nó sạt lở sớm như vậy mà chưa có ai bị làm sao, nói dại chứ lỡ mà có chuyện đổ tường chết người thì không biết hậu quả sẽ đến đâu

- Theo kết luận chuyên môn thì toàn bộ phần tượng đài chỉ được khảo sát bằng... bốn mũi khoan dưới chân móng tượng, còn tất cả vị trí khác không hề được khảo sát. Vậy mà ông vẫn thiết kế?

- Vì người ta yêu cầu tôi. Thật ra, theo Luật xây dựng, trách nhiệm của KTS là chỉ từ cos 0-0 trở lên trên mặt đất mà thôi, còn toàn bộ phần chìm dưới mặt đất là thuộc về kỹ sư kết cấu.

Nhưng riêng về bệ tượng thì tôi xin đảm bảo là có thể yên tâm được, vì tuy chỉ có bốn lỗ khoan nhưng đáy móng tượng đã được đào sâu xuống hết lớp đất mượn là 5,9 m, qua lớp đất nền 7 m nữa, tất cả là 13 m, đáy móng cũng đã được loe ra đến 16x10 m nên không thể xảy ra sự cố gì được

user posted image
Kiến trúc sư Lê Hiệp.


- Vậy theo ông, chuyện lún nứt sạt lở ở bờ kè và mặt sân hành lễ là không nghiêm trọng?

- Rất nghiêm trọng đối với một công trình tầm cỡ và nhạy cảm như thế này, nhưng trong xây dựng đây là sự cố ở phần phụ của công trình và có thể khắc phục được. Giải pháp thì tôi sẽ lên Điện Biên và cùng bàn với các bên liên quan, nhưng theo tôi, tốt nhất là lúc này đừng nên động đến nữa, bây giờ đụng vào không cẩn thận rất dễ chết người.

Tôi nói hết sức nghiêm chỉnh! Hãy để nó lún hết mức có thể trong mùa mưa này, sau đó dỡ ra và làm lại từ đầu, theo đúng trình tự khoa học cần phải có: có nghĩa là khảo sát lại, thiết kế lại và thi công lại. Chắc cũng phải mất hơn hai năm mới xong.

- Đó có phải là thời gian tối thiểu cần có để hoàn thành một công trình ở tầm cỡ như vậy?

- Vâng, tối thiểu. Vậy mà chúng tôi chỉ có không đầy nửa năm để làm tất cả. Lẽ ra chỉ nguyên việc khảo sát và làm móng bờ kè nếu làm đúng quy trình kỹ thuật thì cũng phải đến tháng sáu vừa rồi mới xong. Vậy mà toàn bộ công trình lại bị ép tiến độ phải xong trước tháng năm.

Từ lúc làm đã được “bật đèn xanh” là làm tạm thì tất nhiên nảy sinh tâm lý làm bừa, làm ẩu. Ai cũng nghĩ ẩu một tí không sao, rồi đằng nào cũng phải làm lại cơ mà, tất cả cùng ẩu thành ra nỗi này...

- Nếu làm lại được bờ kè thì đã có thể yên tâm công trình?

- Không đâu, phần nguy hiểm nhất không phải là phần lún nứt sạt lở mà mọi người nhìn thấy - tôi xin nhắc lại đó chỉ là kiến trúc phụ thôi - mà chính là ở bản thân bức tượng. Chính xác hơn là ở phần liên kết giữa tượng đồng và bệ tượng bằng bêtông.

Tôi có đề xuất phương án liên kết là tạo những khoảng lõm hình bán nguyệt trên mặt bệ, trong đó để khung thép chờ với kích thước 15x15cm. Khi đặt tượng lên sẽ đổ bêtông để bảo vệ kết cấu thép, đảm bảo liên két vững. Nhưng cuối cùng lại chọn phương án liên kết chỉ bằng bản thân trọng lượng của phần tượng ở trên. Nói thật là tôi không tin tưởng và tôi cảm thấy rất nguy hiểm.

- Tương lai, trước những công trình “chào mừng” kiểu như thế này, liệu có ai trong giới có đủ can đảm từ chối hay là vẫn nhận - làm tạm - sự cố - sửa chữa... như thế này?

- Trước kia tôi cũng đã có lần đủ can đảm từ chối. Đó là khi công trình “đài tưởng niệm liệt sĩ Bắc Sơn” (đối diện quảng trường Ba Đình) của tôi được Bộ Xây dựng chọn thi công gấp rút để chào mừng Đại hội Đảng 8.

Ông Ngô Xuân Lộc khi ấy làm bộ trưởng bảo tôi: “Làm gì mà kỹ tính thế. Nhanh lên, thời cơ có một không hai. Làm gì có ai có công trình được cả Bộ Chính trị đến cắt băng khánh thành”. Lúc ấy tôi còn đủ nhiệt huyết và tự trọng nghề nghiệp để kiên quyết từ chối: “Không xong được đâu anh ạ. Công trình ở giữa thủ đô, làm ẩu thế nào được”. Sau Đại hội Đảng gần một tháng rưỡi công trình mới hoàn thành.

Nhưng đối với tượng đài Điện Biên Phủ tôi không từ chối được bởi vì có rất nhiều người cần đến sự đồng ý của tôi để công việc được thuận buồm xuôi gió. Lãnh đạo thì cần công trình kỷ niệm, kỹ sư, công nhân thì cần việc làm. Mà tôi không làm thì cũng có người khác nhận thiết kế.

Nghĩ cũng buồn thật, không phải không có lúc lương tâm lên tiếng: hôm đang làm kè có mặt ông Trần Chiến Thắng - thứ trưởng Bộ VHTT - tôi cũng đã khuyến cáo về việc làm nhanh làm ẩu cho kịp tiến độ, ông Thắng cũng đã nhận ra sự nguy hiểm, nhất trí ngay và nhắc mọi người: “Quan trọng nhất là chất lượng, thời gian chỉ là một yếu tố phải lưu ý thôi”. Nhưng ông thứ trưởng nói rồi về HN, không để lại văn bản chữ ký gì, mà hằng ngày bao nhiêu là sự hối thúc...

Ngày 29/7, đoàn kiểm tra Bộ VH-TT cùng với đại diện Sở VH-TT tỉnh Điện Biên, đã kiểm tra công trình tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.

Trên các bức tường chắn đất bằng đá xây (kè K1, K2, K3, K5, K6 tổng chiều dài khoảng 235 m) có nhiều vết nứt, nhiều vị trí bị lún, kẽ nứt rộng nhất 4 cm, vị trí lún sâu nhất đến 30 cm, các tuyến kè đều bị nghiêng ra ngoài, độ nghiêng trên đỉnh kè đã tách khỏi vị trí ban đầu đến 10 cm...

Toàn bộ mặt sân dưới chân tượng (trừ diện tích thuộc sàn mái khu đón tiếp và khu vệ sinh công cộng) được đắp bằng đất cấp phối sỏi suối hiện đã bị lún, võng, có chỗ lún sâu xuống so với vị trí ban đầu tới 50 cm. Qua khảo sát bằng máy và mắt thường, móng, bệ tượng và tượng đài không thấy có hiện tượng lún, nứt, nghiêng. Các hạng mục khác của toàn bộ công trình chưa thấy hiện tượng gì xảy ra...

Nguyên nhân gây lún, sụt, sạt lở kè: công tác khảo sát cho bước thiết kế kỹ thuật còn sơ sài, thiếu tài liệu khảo sát địa chất, thiếu thiết kế chi tiết, thiếu chỉ dẫn cụ thể chưa bám sát qui phạm. Khi thiết kế còn thiên về mặt kiến trúc, mỹ thuật, ít tính đến mặt kết cấu chịu lực. Thi công quá gấp gáp, vội vàng, phần đắp đất nền sân chưa kịp lu lèn theo qui trình qui phạm. Thi công tường kè chưa đảm bảo độ đặc chắc, chêm chèn chưa kỹ”.

Đoàn kiểm tra Bộ VH-TT yêu cầu nhà thầu thiết kế, nhà thầu thi công có trách nhiệm phối hợp cùng với Trung tâm kiểm định xây dựng - Bộ Xây dựng và Trung tâm Chuyển giao công nghệ, quản lý nước và công trình thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khẩn trương nghiên cứu thực địa, khảo sát chi tiết cụ thể địa hình, địa chất thiết kế bổ sung để khắc phục hệ thống kè và sân hành lễ một cách triệt để, bền vững lâu dài với phương án tối ưu nhất và hiệu quả nhất, báo cáo chủ đầu tư và các cơ quan chức năng xem xét để khắc phục trong thời gian sớm nhất.

Công tác khảo sát địa hình tại khu vực công trình đã bắt đầu từ ngày 30/7, 31/7 sẽ khảo sát địa hình.


(Theo Tuổi Trẻ)


Nhời bàn : Tài sản quốc gia, tiền bạc của nhân dân tiếp tục bị phung phí hoặc bị sâu mọt đục khoét, mọi tiếng nói trung thực, tiếp tục bị bịt miệng hoặc khủng bố, đe doạ....Tất cả đều cùng một nguyên nhân. ...
Chỉ biết sau những chiến thắng vĩ đại của dân tộc, thì rút cục, cuối cùng Nhân Dân là người Đại Bại.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.