Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Hỏi Một Chút Về Khu Tự Trị Tây Bắc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Sóng
Ngày truớc có nghe về khu tự trị Tây Bắc, nhưng ko rõ thông tin lắm. Có lần gửi lên trên mạng TTVN bị cụ rùa khóa luôn.
Nay mong các bác giải đáp về diện tích, khu vực địa lý,..... Khu tự trị tồn tại đến năm nào thì bị xóa bỏ....
root
Sau khi giải phóng miền bắc năm 54, có 2 khu tự trị được thành lập là Việt Bắc và Tây Bắc. Cái này là học theo mô hình của TQ một cách máy móc: bên nước nó Tân Cương, Tây Tạng ở xa lại bị đồi núi cách trở nên mới phải cho quy chế tự trị. Đến tháng 12 năm 75, mình bỏ quy chế tự trị ở những khu vực này và thành lập tỉnh.
Sóng
Mãi mới đuợc một nguời trả lời. Bộ các bác ko có thông tin cụ thể hơn à.
Phó Thường Nhân
Chắc người ta để ý đến Tây Bắc, và coi nó là "kị húy" vì hình như (nói hình như vì tôi chỉ thấy 1 lần báo Pháp đưa thông tin sơ sơ có vài dòng) hiện tại có những chuyện lộn xộn liên quan đến việc di dân, trong đó chủ yếu là người Hmong để xây dựng một nhà máy thủy điện mới ở Sơn la. Một phần câu chuyện có lẽ liên quan đến việc bồi thường không thỏa đáng (bộ máy hành chính ăn hối lộ ??), một phần nữa có lẽ liên quan tới việc đòi "độc lập" của sắc tộc này. Cũng như ở Tây Nguyên có phun rô, thì người Hmong cũng mong muốn có một nhà nước nằm vượt lên trên biên giới hai nước Lào-Việt. Ở Lào theo quan niệm "chính thống" thì người Lào gồm 3 sắc tộc gồm có Lào Thượng (Hmong), Lào Lùm (người Thái), và một sắc dân nữa gọi là Lào gì thì tôi không nhớ, nhưng họ có cùng gốc với nhóm người Khạ (Vân kiều, Mạ) ở Trường sơn. Trong thực tế thì bộ máy hành chính là của người Lào lùm,lịch sử chính thống của Lào cũng là của các tiểu quốc Lào Lùm. Nhưng từ thế kỷ 18, thì vùng Bắc Lào cũng như Bắc Việt Nam đă có người Hmong du cư tới từ Trung quốc, và trở thành nhóm người chính ở vùng này. Cũng như ở Tây nguyên, người Hmong không chịu "đồng hóa", và hiện tại là những đối tượng mầu mỡ cho các nhóm truyền đạo tin lành bí mật. Họ không chịu theo tin lành chính thống của nhà nước. Các người truyền đạo tin lành thường đến từ Philipine. Hội truyền đạo thường là của Mỹ (Baptist, Methodist, Evangilist) ở vùng bible belt (các bang miền Nam USA). Nhìn sơ như vậy thì sẽ thấy mọi chuyện phức tạp thế nào. Ở đây có đủ các nhân tố lịch sử, văn hóa, tôn giáo, chính trị để thành một điểm nóng. Chỉ có điều nó chưa đủ nóng vì có lẽ người Hmong đa số ở Trung Quốc (có khoảng 4 triệu người ở Vân Nam, Quỳ châu). Và không có nước nào (VN, Lào, TQ) muốn có "cuộc đấu tranh giành độc lập" xẩy ra cả.
Quay lại chuyện lịch sử Tây Bắc. Cư dân thiểu số đông nhất là người Thái và Hmong, trong đó người Thái là cư dân đến sớm hơn (khoảng từ thế kỷ thứ 8 đến thứ 11, cùng đồng thời với sự bành trướng của nhà nước Nam chiếu ở Vân Nam Trung quốc. Quân Nam chiếu đã từng chiếm Giao Châu, Đại La 10 năm trời, nhà Hán phải sai Cao Biền sang đánh dẹp mới giữa được). Người Thái đă đồng hóa nhiều các bộ tộc bản địa ở vùng này. Ví dụ như người Thái đen có thể coi là người bản địa bị thái hóa. Văn hóa Thái cũng ảnh hưởng đến người Mường, một tộc người anh em của người Việt. Trên khắp vùng du cư của người Thái, họ đều lập nên các tiểu quốc Thái, từ vùng đông Bắc Miến điện (người San), Thái Lan (Ayuthai), đến Lào (tiểu quốc Viên chăn, rồi Xiêng khoảng, rồi Sầm nưa, rồi Luông phra băng), rồi Tây bắc Việt Nam. Các tiểu quốc Thái này có thể coi thành 3 liên minh lớn (confederation) : Lan Na (vùng đông bắc Thái với thủ phủ là Chiêng Mại), Xip song phan na (tiếng Thái là vùng đất có 12000 thửa ruộng) trung tâm là Viên chăn, vùng trung lưu sông Mê công, cuối cùng là "18 châu thái" bao gồm cực nam Vân Nam TQ, cực đông bắc Lào và Tây bắc VN. Trong 18 châu Thái ấy thì Tây bắc VN chiếm bao nhiêu châu, tôi không rõ. Thời phong kiến, chắc chắn nhất là từ thời chúa Trịnh, thì nhà nước VN (đang ngoài)"cai quản" 4 vùng: Tây bắc, Luông phra băng, Sầm nưa, Xiền khoảng. Để chữ "cai quản trong nháy nháy" để nói là không có sự cai trị trực tiêp, mà chỉ có sự thần phục. Còn vùng đất này vẫn có chúa của họ, được chính quyền VN phong chức Thổ ty, thổ hào. Dòng họ cuối cùng cai trị vùng Tây bắc là Đèo Văn Trì, cho tới năm 1954. Từ thời Minh mạng, thì vùng Tây bắc được chia thành tỉnh. Luông phra băng vẫn theo chế độ thần phục, Sầm nưa, Xiêng khoảng trở thành Trấn Ninh. Lúc Pháp xâm lược, nhà nước VN xuy yếu. Các phần Trấn Ninh, Luông Pra băng được Pháp gộp thành Lào. Vùng Tây bắc vẫn thuộc VN như một tỉnh, có công sứ Pháp cùng cai trị. Dòng họ Đèo văn Trì (tôi không rõ là đời ông hay đời bố) có hưởng ứng cần vương đánh Pháp. Nhưng đến Đèo văn Trì thì ông ta quy phục Tây, nhận chức tước của Tây và vào cả làng Tây nữa. Sau năm 1945, với chính sách chia để trị, thì Pháp mới vực dậy "nhà nước Thái" ở đây định lập nhà nước Thái Mèo. Như vậy việc thành lập khu Tự trị Tây Bắc sau này có lẽ không đơn giản là bắt chiếc TQ đâu
yuyu
Theo tôi thì chuyện này không liên quan gì đến Tin Lành hịên nay, cũng như thời thực dân Pháp xa xưa. Chuyện này liên quan đến vấn đề chống Tầu thời anh Ba thì đúng hơn.
Nếu tôi nhớ không lầm thì sau 1955, 2 khu này thoạt kỳ thuỷ được mang tên Khu Tự Trị Thái - Mèo gồm 3 tỉnh vùngTây Bắc: Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và Khu Tự Trị Tày - Nùng gồm 6 tỉnh phía Bắc : Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.
Sau quốc hội khoá II thông qua Hiến Pháp 1960, thì 2 khu này mới mang tên chính thức là Khu Tự Trị Tây Bắc và Khu Tự Trị Việt Bắc.
Lúc quan hệ Việt - Hoa còn hữu hảo thì chưa có vấn đề gì, vì vốn các dân tộc Dao (Mèo ), Thái , Tày, Nùng, Sán Dìu v.v...từ trong lịch sử lâu đời đã có quan hệ rất gần gũi với các đồng bào của họ ở bên kia biên giới , qua liên hệ huyết thống, thông gia, ngôn ngữ v.v...( họ cưới gả cho nhau, nói hiểu được tiếng của nhau ...) và thời phong kiến, vấn đề hành chính nhiều khi bấp bênh, lúc thuộc triều đình Trung Hoa, lúc thuộc triều đình Việt Nam quản lý...trong khi đó, chính người Hoa cũng sang sinh sống ở Việt Nam rất đông.

Nhưng sau 1975, do chính sách thân Mockba, chống Bắc Kinh của phía VN, thì vấn đề ngày càng nảy sinh. Sau đại hội Đảng IV (12.1976) nhóm thân Tầu bị loại dần ra khỏi TW ( Hoàng Văn Hoan, Chu Văn Tấn, Lê Quảng Ba .... ) Chu Thượng Tướng vốn là người Tày, lúc bấy giờ đứng đầu khu tự trị Vịêt Bắc, Lê Quảng Ba chủ nhiệm Uỷ Ban Dân Tộc của quốc hội đều mất chức ...( Tướng Chu được mệnh danh là " Hùm Xám Bắc Sơn" , là một trong 2 người cầm đầu Khởi nghĩa Bắc Sơn 22.9.1940 cùng với Phùng Chí Kiên, lập ra Cứu Quốc Quân, sau trở thành Vệ Quốc Quân trong CM-8-45, nhưng thân Tàu, nên hồi 78 bị thất sủng ) sau Quốc Hội thống nhất năm 1977 đổi tên nước thành CHXHCNVN thì 2 khu tự trị trên mới chính thức bị xoá sổ. ( Bác Nông Đức Mạnh bắt đầu lên từ dịp này.... Sau vào TƯ từ chân chủ nhiệm UB Dân Tộc Quốc Hội )
Tóm lại, vấn đề 2 khu Tự Trị này, liên quan đến hàn thử biểu của quan hệ Việt - Trung, sau 1975 .....chứ không liên quan đến vấn đề Tin Lành hịên nay hay Thực Dân trước kia...
Sóng
Quan điểm của bác Phó hay thật.
Bác Yuyu cũng có quan điểm khá hay. Nhưng điều quan trọng hơn là em muốn hiểu thông tin về hai khu tự trị đó. Và ko hiểu tại sao nó ít đuợc nhắc đến vậy. Thậm chí là số lần em đuợc đọc đến cái chứ "khu tự trị" vẫn chỉ đếm trên đầu ngón tay.
yuyu
Thực ra khu tự trị Tây Bắc chẳng có tội tình gì. Chỉ vì người ta muốn dẹp khu tự trị Việt Bắc để chặt bỏ vây cánh của bác Chu và xoá bỏ trước mối hậu hoạ nội gián của Băc Kinh, nên Tây Bắc cũng bị dẹp. Vả lại, sau khi thống nhất đất nước thì khuynh hướng tập quyền cũng gia tăng. Nếu để 2 khu tự trị trên tồn tại thì sẽ dẫn đến đòi hỏi lập khu tự trị ....Tây Nguyên ....rất rắc rối. Vì thế , qui chế hành chính cấp tỉnh và tỉnh trực thuộc trung ương được ban hành ngay từ quốc hội thống nhất sau 1975. Đến 1977, qui chế khu tự trị bị bãi bỏ hẳn và người ta không muốn nhắc đến nó nữa vì những lý do chính trị như trên, chứ không phải lý do hành chính....
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.