Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Evan Bị đóng Cửa?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Mr. Smith
Hôm nay định vào Evan xem có gì hay ho không thì không còn thấy link trên Vnexpress. Tớ thử search trên google thấy có địa chỉ http://evan.vnexpress.net/ nhưng vào thì thấy trống trơn. Trang này như thế là bị đóng cửa rồi phải không nhi?
Hoang Yen
Từ tuần trước tôi vào đã không được rồi. Nếu không phải là đóng để nâng cấp, sửa chữa, biên tập, hoặc do vấn đề kỹ thuật, thì không biết đóng vì lý do gì. Có ai biết rõ giải thích hộ thì tốt quá.
Hoang Yen
Ô, vào cái link sau thì lại thấy được rồi:

http://evan.com.vn/Functions/WorkContent/?...D=41&WorkID=994

laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif
lananhhanoi
Các anh chị đúng là chả để ý, nó thông báo đổi địa chỉ mới mà: http://evan.com.vn/
yuyu
Hì, tìm được bài cũ này, đọc lại thấy buồn cười...Bây giờ mà vẫn còn những tư duy ngu xuẩn kiểu này :

Quản lý xuất bản trên Internet cần được đưa vào luật

Trong phiên họp chiều 29/5 của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khoá XI, Chính phủ đã trình Quốc hội về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất bản. Báo cáo thẩm tra dự luật trên nhấn mạnh: "Đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu xây dựng một điều luật có tính chất, nguyên tắc về vấn đề này (quản lý xuất bản trên Internet), tạo cơ sở pháp lý cho Chính phủ quy định cụ thể vào những thời điểm thích hợp". Thực tế, tình trạng xuất bản trên mạng Internet một cách bừa bãi là vấn đề đang làm nóng dư luận. Trong khi, việc xử lý lại rất yếu ớt.
*Mỗi ngày... vài chục xuất bản phẩm.
Chỉ cần nhấn chuột vào địa chỉ các trang web, như evan, tienve, talawas... là có thể thấy vô số những "tác phẩm" có nội dung nhảm nhí, rẻ tiền, thậm chí những truyện có nội dung kích động bạo lực, kích dục, đề cao lối sống suy đồi. Trong khi ngành chức năng lo tìm kiếm giải pháp ngăn không cho người sử dụng truy cập vào những trang Web trên (điều này rất khó thực hiện) thì vấn đề xuất bản trên Internet lại để buông trôi. Nếu xuất bản tác phẩm thông thường phải qua nhiều khâu kiểm duyệt, in ấn, phát hành với quy định cụ thể được đưa vào Luật Xuất bản thì xuất bản trên mạng không tuân theo nguyên tắc nào cả. Ai cũng có thể tung lên mạng những tác phẩm rất... giời ơi, với một chu trình cực kỳ đơn giản của thời đại "công nghệ thông tin".
Có thể kể đến những "tác phẩm", như "Cơn đau thắt giữa hai đùi" (Nguyễn Viện) "Vậy thì đẻ đi" (Trần Tiến Dũng), "Lỗ thủng lịch sử" (Nguyễn Hữu Hồng Minh), "Nói trong vận hành ý thức sự giới hạn của ý chí" (của Phan Bá Thọ)... Từ những câu gọi là thơ (có vần) khiến người chưa "miễn dịch" phải rùng mình vì sự bẩn thỉu, bậy bạ, bệnh hoạn, những câu chuyện sáng tác chớp nhoáng về các "mối tình" của tuổi mới lớn... đến những truyện của nhà văn hẳn hoi, nhưng là những truyện mang nội dung cực đoan, lệch lạc, có ảnh hưởng xấu đến xã hội đã bị cấm phát hành bản in nay tự do lên mạng. Đơn cử như cuốn truyện "Tuổi 20 yêu dấu" của Nguyễn Huy thiệp, nếu không bị cấm, có lẽ chỉ in và phát hành ở mức 1000 bản. Nhưng do bị cấm và được xuất bản bằng con đường Internet đã có được hàng triệu người đọc. Rất nhiều xuất bản phẩm, trong đó có cả "tiểu thuyết" được tung lên mạng trước sự bó tay của cơ quan kiểm duyệt. Những câu thơ đại loại như: Tôi quen thỉnh chữ từ dưới đáy quần/từ gót giầy cao của phụ nữ... nhan nhản trên mạng. Và còn nhiều câu thơ, mẩu chuyện tục tĩu hơn mà chúng tôi không thể đưa lên mặt báo. Những trang web loại như trên đã đạt kỷ lục trong các thời điểm khác nhau về số lượng người truy cập. Bây giờ không phải là những thông tin, hình ảnh xấu mà người truy cập lấy xuống từ các trang Web của nước ngoài mà chính là những "tác phẩm" bậy bạ "made in Viet Nam" hẳn hoi; Trong đó có những trang Web do người ở hải ngoại thực hiện (tienve, talawas), có trang Web do người Việt ở VN thực hiện (evan).
*Sự cần thiết được luật điều chỉnh.
Hiện nay, cũng do chưa có luật nên việc ‘sản xuất" các "tác phẩm" kể trên cứ tự do phát triển. Các chủ trang web, những tác giả viết truyện, làm thơ, bình loạn văn học, phát ngôn bừa bãi như một nhà "phê bình văn học" trên mạng Internet không phải chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý. Luật Xuất bản đã quy định: Tác giả phải chịu trách nhiệm về nội dung tác phẩm do mình sáng tác, nếu vi phạm các quy định của Luật Xuất bản sẽ phải bồi thường về danh dự, vật chất... thậm chí có thể bị khởi tố hình sự, tuỳ theo mức độ vi phạm. Lẽ ra, các tác giả đưa tác phẩm lên mạng cũng phải tuân thủ các quy định trên. Nếu là các tác phẩm mới, phải được cơ quan quản lý về xuất bản thẩm định, cho phép. Nhưng việc còn đứng ngoài luật của các xuất bản phẩm trên mạng Internet đã khiến tình trạng trên ngày càng lan rộng, phổ biến, tác động đến nhiều đối tượng, tầng lớp xã hội, đặc biệt là HSSV.
Ông Trần Chính, Vụ phó Vụ Văn hoá của Quốc hội khẳng định:Qua tổng kết 10 năm ngành Xuất bản và thực tế đi cơ sở thẩm tra dự án Luật Xuất bản (sửa đổi, bổ sung), UB Văn hóa, Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội nhận thấy cần phải sớm đưa việc xuất bản trên Internet vào phạm vi điều chỉnh của luật. Cục Báo chí đã được giao nhiệm vụ quản lý thông tin trên mạng Internet và hiện đang xúc tiến đề án về vấn đề này. Nhưng dù mức độ thành công của đề án đến đâu thì đó cũng chỉ là dưới luật. Trong khi đó, muốn quản lý lĩnh vực nhạy cảm và phức tạp này cần xây dựng một điều luật có tính chất nguyên tắc, tạo cơ sở cho Chính phủ quy định vào một thời điểm thích hợp.
Nhiều đại biểu Quốc hội cũng bày tỏ sự bức xúc trước tình trạng xuất bản bừa bãi trên mạng Internet, nhưng chưa có giải pháp khắc phục và nhất trí với việc cần đưa vấn đề trên vào phạm vi điều chỉnh của Luật Xuất bản.
Sự tham dự sâu rộng của Internet vào đời sống xã hội và nảy sinh những tác động nhiều chiều là vấn đề cần được quan tâm đúng mức, kịp thời đứng ở góc độ quản lý. Đặc biệt là việc ngăn chặn phát tán, truyền bá những sản phẩm văn hoá độc hại, không lành mạnh. Bởi nếu việc này không làm được, thì công tác ngăn chặn, xử lý văn hoá "đen" bằng các con đường khác cũng vô tác dụng. Một tác phẩm bị thu hồi, cấm bán trên các sạp sách có thể ngay lập tức tung lên mạng cho hàng triệu người đọc. Một nhà phê bình văn học, đã tỏ ra bức xúc: Có những tác phẩm không một NXB nào dám in thì lại được tung lên mạng! Đây là tình trạng báo động về sự đầu độc của văn hoá đen mà giới trẻ là nạn nhân chủ yếu. Vấn đề quản lý các trang văn học trên mạng hiện nay chỉ được làm tốt, trên cơ sở điều chỉnh của Luật Xuất bản, theo đó các chủ trang Web, các tác giả có thể bị xử phạt nặng về các hành vi vi phạm .
Rõ ràng, đưa vấn đề xuất bản Internet lên mạng, thực sự là vấn đề mà đông đảo người dân, các nhà quản lý giáo dục, Văn hoá mong muốn. Và sự lập trật tự trong vấn đề xuất bản trên mạng Internet cũng là điểm nhấn quan trọng trong việc ngăn chặn, hạn chế các tiêu cực khác thuộc về mặt trái của Internet.

Trịnh Vĩnh Hà -
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.