Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: con đường tiếp tục đổi mới của đất nước ta
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
yuyu
Một số suy nghĩ về con đường tiếp tục đổi mới của đất nước ta

Phan Đình Diệu - Giáo sư, Viện Đại học Quốc gia Hà Nội


(Đề cương phát biểu ý kiến theo yêu cầu của chương trình khoa học KX.10 do Ban tổ chức Trung ương chủ trì)



--------------------------------------------------------------------------------

Theo yêu cầu của chủ nhiệm chương trình KX.10 về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế" trong thư đề ngày 18/8/2004, tôi sẽ xin trình bày một số ý kiến, suy nghĩ trên cơ sở tìm hiểu và nghiên cứu những phát triển gần đây về những tiến bộ trong khoa học, tư tưởng, trong nhận thức về kinh tế, xã hội,… để nhìn nhận về sự nghiệp đổi mới của chúng ta hiện nay và những đòi hỏi tiếp tục đổi mới trong giai đoạn sắp tới.
Sau đây là đề cương tóm tắt của những ý kiến và đề xuất dự định được trình bày:



I. Sự cần thiết có một khung mẫu (1) mới cho tư duy về vấn đề tiếp tục đổi mới.

Từ đầu công cuộc đổi mới vào giữa thập niên 1980, ta đã nhận thức đúng đắn rằng yếu tố đầu tiên có ý nghĩa quyết định đối với đổi mới nói chung phải là đổi mới tư duy, và trên thực tế, một khung mẫu mới về tư duy đã được hình thành, bao gồm việc phát triển một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, và xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, dưới sự lãnh đạo của toàn diện và tuyệt đối của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với khung mẫu mới về tư duy đó, trong gần hai thập niên qua, đất nước ta đã vượt qua được tình trạng khủng hoảng toàn diện trong thời kỳ 1980 -1990, từng bước phát triển kinh tế theo hướng thị trường với tốc độ tăng trưởng tương đối cao, giữ được môi trường chính trị xã hội ổn định cho sự phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân được cải thiện.

Hiện nay, trước các yêu cầu của cuộc sống, đòi hỏi phải tiếp tục mạnh mẽ hơn nữa sự nghiệp đổi mới để đưa đất nước tiếp tục tiến lên, tôi nghĩ ta phải tập trung nghiên cứu hai loại vấn đề sau đây:

khung mẫu tư duy "mới" (mà nay đã trở thành cũ) được mô tả như trên đây đã có gì không còn thích hợp, thậm chí cản trở sự phát triển tiếp tục hiện nay, mà ta phải sửa đổi, từ bỏ hoặc thay thế;
những phát triển gần đây về khoa học (tự nhiên và xã hội), về tư duy và nhận thức, cùng những chuyển biến to lớn trong đời sống kinh tế và xã hội của thế giới đã cung cấp cho chúng ta những hiểu biết mới gì có thể giúp chúng ta hình thành môt khung mẫu mới cho tư duy về việc tiếp tục đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế? Một khung mẫu mới cho tư duy phù hợp với tư duy khoa học hiện đại, với sự phát triển của thế giới hiện đại, cũng sẽ là thích hợp với yêu cầu tiếp tục phát triển của đất nước ta, nếu sớm được hình thành sẽ có tác động tiếp tục dẫn đường cho đất nước ta đi nhanh hơn theo hướng mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", hội nhập vào cộng đồng quốc tế.

II- Những điều bất cập trong khung mẫu tư duy hiện nay

Trong những năm gần đây, yêu cầu khách quan của sự phát triển kinh tế xã hội đã biểu hiện ngày càng nhiều những xung đột với khung mẫu tư duy mà ta xác định từ đầu cho công cuộc đổi mới. Ta đã và đang giải quyết những xung đột có một phần bằng sự nhượng bộ, đặc biệt về các chính sách kinh tế và hội nhập quốc tế, và một phần khác bằng những biện pháp cứng rắn, độc quyền trong những vấn đề chính trị, tư tưởng. Cả sự "nhượng bộ" nửa vời và sự cứng rắn độc quyền đều không thể tiếp tục tạo môi trường thuận lợi và ổn định cần thiết cho phát triển. Để đất nước được tiếp tục đổi mới và phát triển theo xu hướng hội nhập vào dòng biến chuyển hiện nay của thời đại, ta cần phân tích và nhìn rõ những điều bất cập trong khung mẫu tư duy hiện nay, mà cụ thể là:

Sự cố tình mập mờ trong cách hiểu khái niệm "xã hội chủ nghĩa" đã tạo nên nhiều lẫn lộn và không nhất quán trong các chủ trương và hành động thực tế. Nếu mục tiêu "xã hội chủ nghĩa" được hiểu là "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" thì hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển khách quan của đất nước ta, và cũng phù hợp với quan niệm chung trên thế giới về "xã hội chủ nghĩa" cho thế kỷ 21 với mục tiêu "dân chủ, bình đẳng và đoàn kết". Nhưng nếu vẫn hiểu theo kiểu cũ, '"xã hội chủ nghĩa" là một thể chế xã hội của chuyên chính vô sản, bảo đảm cho thắng lợi của giai cấp vô sản trong đấu tranh giai cấp, có một nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung dựa trên sự công hữu hoá (và tập thể hoá) tư liệu sản xuất, do một Đảng Cộng sản lãnh đạo với một ý thức hệ thống trị là chủ nghĩa Mác-Lênin,… thì toàn bộ sự phát triển của thế giới trong thế kỷ 20, và đặc biệt là sự sụp đổ của "phe xã hội chủ nghĩa" vào cuối thế kỷ đã chứng minh là cách hiểu đó về "xã hội chủ nghĩa" đã thực sự lỗi thời, không còn sức sống và thích hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của cuộc sống nhân loại.
Về phát triển kinh tế, sự níu kéo giữa hai xu hướng hoàn thiện dần cơ chế thị trường theo thông lệ quốc tế để hội nhập và xu hướng bảo vệ cái gọi là "định hướng xã hội chủ nghĩa" đang tiếp tục gây những cản trở và khó khăn cho việc phát triển và hoàn thiện nền kinh tế thị trường, làm cho nền kinh tế của ta tuy đã có nhiều nét khởi sắc, nhưng vốn còn non yếu, sẽ càng dễ bị sụt giảm về chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh, như kết quả của một cuộc điều tra quốc tế vừa qua đã chứng tỏ. Việc nền kinh tế nước ta chưa được công nhận là nền kinh tế thị trường cũng tiếp tục gây trở ngại cho sự phát triển và hội nhập.
Về đời sống chính trị - xã hội, các quyền tự do dân chủ cơ bản của người dân vẫn chỉ được "tôn trọng" trên văn bản giấy tờ, chứ chưa được tôn trọng sự trên thực tế, quyền tự do ứng cử và bầu cử được thực hiện một cách hình thức, những điều này trong xã hội người dân không phải là không biết, chỉ có điều là do sợ mà chưa dám nói ra đó thôi. Cũng không phải ngẫu nhiên mà nước ta được xếp hạng gần chót bảng trên thế giới về tự do báo chí (61/68), và cũng ở loại kém về minh bạch (102/146), (tức tham nhũng nặng), theo kết quả điều tra của tổ chức Nhà báo không biên giới và tổ chức minh bạch quốc tế, tôi nghĩ ta cũng cần chú ý đến những đánh giá đó để mà suy ngẫm nghiêm túc về chất lượng nền dân chủ của chúng ta. Ai cũng biết sự yếu kém về dân chủ đó là hê quả tất yếu của chế độ một Đảng độc quyền lãnh đạo (toàn diện và tuyệt đối) với sự thống trị chính thức của một ý thức hệ tư tưởng (chủ nghĩa Mác-Lênin). Nếu ta tiếp tục duy trì một thể chế chính trị như vậy thì vẫn sẽ không có tự do tư tưởng, tự do bày tỏ ý kiến và phê phán, do đó không thể phát huy tiềm năng trí tuệ của đất nước trong một giai đoạn mà ta thường nói trí tuệ là nguồn lực chủ yếu nhất của phát triển.

III- Những đề xuất chính cho một khung mẫu tư duy mới.

Từ những nhận định nói trên, ta thấy rõ ràng cần điều chỉnh khung mẫu tư duy của chúng ta, hay đúng hơn, hình thành một khung mẫu tư duy mới cho việc tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới để đưa đất nước ta tiến nhanh hơn trên con đường "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", hội nhập với thế giới. Một khung mẫu tư duy như vậy được căn cứ vào một số nhận thức chủ yếu sau đây:

Không thể phát triển nền kinh tế thị trường một cách lành mạnh năng động, sáng tạo của nó, nếu bị đặt dưới sự chỉ đạo của một "định hướng xã hội chủ nghĩa". Điều này, về lý luận đã được nhiều nhà kinh tế học lỗi lạc (như J.Kornai) phân tích một cách sâu sắc, và về thực tiễn đã được chứng minh bởi sự thất bại của Nga và nhiều nước xã hội chủ nghĩa trước đây như Hung, Ba lan, Tiệp khắc, những nước đã từng muốn phát triển một nền "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" mà cuối cùng đều phải từ bỏ.

Một nền kinh tế thị trường không nhất thiết phải gắn liền với một chế độ tư bản chủ nghĩa. Các chế độ tư bản đã được thiết lập trên nền tảng của kinh tế thị trường. Nhưng nền kinh tế thị trường phát triển đến giai đoạn hiện đại, khi mà các yếu tố đổi mới công nghệ liên tục và hoạt động quản lý kinh doanh trở thành các yếu tố quyết định, thì như nhà kinh tế học J.Schumpeter đã chú ý từ giữa thế kỷ 20, kẻ đóng vai trò chủ yếu trong nền kinh tế thị trường hiện đại là tầng lớp doanh nhân, và các nhà doanh nghiệp không phải là một giai cấp theo nghĩa xã hội học. Vai trò đó của tầng lớp doanh nhân tiếp tục được khẳng định và củng cố trong giai đoạn hiện nay, khi mà đổi mới công nghệ và quản lý kinh doanh càng có ý nghĩa cưc kỳ quan trọng, khi mà nền kinh tế thị trường trên thế giới đang chuyển đến giai đoạn của nền kinh tế thông tin và tri thức toàn cầu hoá. J.Schumpeter phát hoạ doanh nhân là những người… có tầm nhìn, có năng lực nhìn nhận sự vật sao cho thực tiễn sẽ phải thừa nhận và xác đáng, có năng lực tác động lên người khác, là người sáng tạo không ngừng, có ước mơ và ý chí của kẻ quyết tâm chiến thắng. Tất nhiên, đó có thể chưa phải là phẩm chất của mọi doanh nhân cá thể, nhưng là những phẩm chất của người doanh nhân nói chung trong thời đại chúng ta. Điều này có thể khẳng định, nếu ta đối chiếu với hầu hết các doanh nhân thành đạt trên thế giới gần đây, kể cả nước ta. Tầng lớp doanh nhân không phải là một giai cấp, lại càng không phải là bộ phận của giai cấp tư sản, do đó cũng không gắn bó với một nền "dân chủ" tư sản nào đó, mà mong muốn có một nền dân chủ thực sự làm bà đỡ cho mọi tài năng đổi mới và sáng tạo.
Mô hình chủ nghĩa xã hội theo chủ nghĩa Mác-Lênin mà ta thường gọi là "chủ nghĩa xã hội khoa học", thực sự mang đậm dấu ấn "tư duy khoa học" trong thời đại thống trị của chủ nghĩa duy lý và cơ giới luận, phân tách thế thành hai mặt mâu thuẫn đối lập và xem sự phát triển phải là kết quả của cuộc đấu tranh "ai thắng ai" giữa hai mặt đối lập đó. Mô hình đó đã bị thực tiễn bác bỏ, tuy nhiên mục tiêu về chủ nghĩa xã hội "tự do, công bằng, đoàn kết" vẫn là một mơ ước của nhân loại. Một mô hình khác của chủ nghĩa xã hội là chủ nghĩa xã hội dân chủ, từng bị phê phán là tay sai của chủ nghĩa tư bản, kẻ phản bội bằng cách mạng vô sản, đã chứng tỏ là có sức sống hơn, và trong chừng mực nào đó đã thành công ở các nước Bắc Âu và có ảnh hưởng to lớn đến thế giới ngày nay. Ta thấy rõ ràng là các nước Phần lan, Thuỵ điển, Na uy, Đan mạch vẫn luôn đứng đầu về chất lượng sống, xã hội trong sạch, có tự do dân chủ nhất trong thế giới hiện đại. Bước sang thế kỷ 21, các lược lượng tiến bộ trên thế giới, tập hợp xung quanh Quốc tế xã hội, vẫn đang tiếp tục tìm con đường cho một chủ nghĩa xã hội của thế kỷ 21 với mục tiêu "tự do, công bằng, đoàn kết", chắc chắn sẽ có vai trò quan trọng trong sự phát triển của nhân loại, rất đáng được chúng ta quan tâm.
Từ nửa sau của thế kỷ 20 đến nay, chúng ta đang được chứng kiến một cuộc cách mạng mới trong khoa học, đưa đến cho loài người một cách nhìn mới, một cách hiểu mới về nhiều vấn đề của tự nhiên, của sự sống, cũng như của sự phát triển kinh tế xã hội. Đối tượng nhận thức của chúng ta là những hệ thống vô cùng phức tạp, trước đây ta chỉ có thể tìm hiểu qua những mô hình đơn giản với một số ít quan hệ đã được qui giản cho thích hợp với tư duy cơ giới, nên chỉ mới hiểu được chúng một cách sơ lược. Ngày nay, với tư duy hệ thống và với nhiều phương pháp, công cụ của khoa học hiện đại, ta đã có thể nghiên cứu các đối tượng đó với những mô hình gần với thực tế hơn; một trong những mô hình như vậy là các hệ thống thích nghi phức tạp, đó là những hệ thống gồm nhiều tác tử tương tác với nhau qua các quan hệ thường là phi tuyến, hình thành nên nhiều vòng phản hồi bên trong hệ thống cũng như với môi trường, có cả phản hồi âm và phản hồi dương, có tác động duy trì hoặc phá vỡ trật tự hiện có. Sự phát triển của hệ thống, tức là việc tăng trình độ tổ chức và trật tự của hệ thống, hình thành bởi một tiến trình tiến hoá tạo nên những thuộc tính hợp trội (emergent) được thực hiện bằng các cơ chế thích nghi qua các tương tác của hệ thống. Tiến hoá qua cơ chế thích nghi không chỉ biểu hiện bằng cạnh tranh sinh tồn và chọn lọc tự nhiên, mà còn bằng hiệp tác và cùng phát triển. Chính cái đa dạng của tiến hoá này tạo nên sự phong phú và giàu có của cuộc sống. Các hệ thống kinh tế và xã hội là những hệ thích nghi phức tạp, trong các hệ thống đó, các yếu tố được coi là đối lập không chỉ có kiểu đấu tranh "ai thắng ai", mà thông qua những tương tác có tính hợp trội còn có thể tìm được khả năng hiệp tác để đạt tới trạng thái "thắng -thắng", tức là cả hai đều thắng. Hiện nay, ta đang cố gắng phát triển kinh tế thị trường, tôn vinh doanh nhân, "xây dựng giai cấp công nhân", chắc không nhằm đi đến một cuộc đấu tranh giai cấp "ai thắng ai" trong tương lai, mà hy vọng trong tiến trình phát triển sẽ luôn tim được khả năng hiệp tác "thắng-thắng", vì lợi ích của mình và của đất nước.
Khoa học hệ thống đang còn phát triển. Và ta hy vọng là những thành tựu tương lai đầy hứa hẹn của nó sẽ giúp ta hiểu thấu đáo hơn các vấn đề phát triển kinh tế xã hội mà chúng ta quan tâm.

IV- Suy nghĩ về con đường tiếp tục đổi mới của nước ta

Từ những nhận thức và suy nghĩ như được trình bày trên đây, tôi xin mạnh dạn đề xuất của vài biện pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp đổi mới đã đi được một chặng đường dài của đất nước ta.

Phát triển dầy đủ kinh tế thị trường và hoàn thiện cơ chế thị trường theo thông lệ quốc tế cho nền kinh tế nước ta. Có lẽ ở đây điều mấu chốt chỉ còn ở một số vấn đề như thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân và thực hiện quyền bình đẳng kinh doanh của mọi doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, xoá bỏ các đặc quyền (phi lý) của các doanh nghiệp Nhà nước, khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao và tri thức, hoàn chỉnh sớm hệ thống luật pháp về kinh tế theo chuẩn mực của kinh tế thị trường. Có các giải pháp minh bạch hoá và chống tham nhũng cùng các tiêu cực khác.
Xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân chủ. Trong nhiều năm qua ta đã xây dựng được một hệ thống luật pháp khá đầy đủ về tổ chức Nhà nước, về các luật dân sự và hình sự. Vấn đề quan trọng nhất ở đây là thật sự tôn trọng các quyền tự do dân chủ mà Hiến pháp và pháp luật đã qui định, đặc biệt là các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do báo chí, tự do lập hội, tự do ứng cử và bầu cử, là những quyền dân sự rất nhậy cảm, thước đo dễ nhận thấy của một xã hội dân chủ. Nếu các quyền này được thật sự tôn trọng, và một xã hội dân sự được phát triển, thì tôi tin rằng xu hướng đồng thuận xã hội sẽ được xác lập và tăng cường, đời sống văn hoá tinh thần của đất nước ta sẽ được đơm hoa kết quả, góp phần không nhỏ vào cuộc sống văn minh của đất nước. Như vậy, về bản chất, Nhà nước ta sẽ trở thành một Nhà nước xã hội chủ nghĩa dân chủ.
Còn một vấn đề khó nói nhất là về vai trò lãnh đạo của Đảng. Trong gần hai thập niên qua, ở cương vị lãnh đạo, Đảng ta đã giữ được cho đất nước ổn định để thực hiện giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới. Đến nay, sự nghiệp đổi mới đòi hỏi những nội dung mới và chất lượng mới, để tiếp tục giữ vai trò lãnh đạo của mình thì bản thân Đảng phải có những đổi mới cơ bản, rõ ràng lý luận về chủ nghĩa cộng sản và về chủ nghĩa xã hội theo học thuyết Mác-Lênin không còn thích hợp với đòi hỏi mới của cuộc sống nữa. Nhiều Đảng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ và ở nhiều nước khác trong thời gian qua đã chuyển thành các Đảng xã hội dân chủ, và sau một thời gian "khủng hoảng" đã trở lại là một lực lượng chính trị quan trọng trong sự phát triển mới. Tôi hy vọng là Đảng sẽ tự biến đổi thành một Đảng xã hội dân chủ để lãnh đạo nước ta thành một nước xã hội chủ nghĩa dân chủ, như vậy thì cả vấn đề giữ quyền lãnh đạo cho Đảng và tạo ra một nền dân chủ của xã hội đều được giải quyết một cách trọn vẹn, và do đó, nước ta sẽ sớm thực hiện được mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh", hội nhập vào quốc tế. Nếu không được như vậy, tức là Đảng vẫn kiên giữ nguyên như hiện nay, thì vì quyền lợi của dân tộc, Đảng phải tôn trọng quyền dân chủ, kể cả quyền lập đảng, của xã hội, và ta sẽ có một chế độ đa đảng hoạt động trong phạm vi luật pháp.
Trước sau gì thì một nền dân chủ cũng phải là đa nguyên thôi, vì đa nguyên luôn luôn là điều kiện cần của dân chủ, đó là điều mà cả về lý luận lẫn thực tiễn ta không có cách gì có thể bác bỏ được.

Phan Đình Diệu

--------------------------------------------------------------------------------------
(1) Ở đây, xin tạm dùng thuật ngữ "khung mẫu" để dịch tiếng Anh "paradigm", và do đó, "khung mẫu tư duy" là tương ứng với "paradigm of thinking".
TanNg
Trời ơi, Paradigm trong trường hợp này dịch là "lối", "lối tư duy" nghe đỡ choáng hơn "khung mẫu tư duy", mà khung mẫu người ta hay dùng cho từ pattern, hoặc đôi lúc là metaphor.
yuyu
QUOTE(TanNg @ Dec 26 2004, 05:37 PM)
Trời ơi, Paradigm trong trường hợp này dịch là "lối", "lối tư duy" nghe đỡ choáng hơn "khung mẫu tư duy", mà khung mẫu người ta hay dùng cho từ pattern, hoặc đôi lúc là metaphor.

"lối" tức là có một con đường, "khung mẫu" tức là có một cái đích. Một con đường ắt phải có cái đích. Vậy thì dịch là "Lối tư duy " hay " khung mẫu tư duy " cũng vậy thôi. Vả lại, từ ngữ ở đây không quan trọng. Ý Tưởng mới quan trọng. Được Ý thì nên quên Lời đi.
Ý tưởng quan trọng nhất trong bài viết trên của giáo sư Phan Đình Diệu là ông công khai đề cập đến vấn đề lâu nay còn là cấm kỵ trong giới truyền thông chính thống : đó là vấn đề Dân Chủ - Đa Nguyên. Điều mà Đảng ta, nếu thực sự có thiện tâm với đất nước, không thể nào lảng tránh mãi được.
Phó Thường Nhân
Bác Phan Đình Diệu là một trí thức lớn (theo như tôi hiểu) ở ngay VN mà sao nói như mê ngủ nhỉ. Giả dụ một người ở nước ngoài mà nói như thế thì còn hiểu được, còn một người ngồi ngay ở Hà nội nói như vậy thì thật chán, vì tôi cảm tưởng hình như ông không hiểu thực tế VN, không hiểu chủ nghĩa Mác, cũng không hiểu khó khăn của một nước đang phát triển. Tóm lại có lẽ ông tiếp tục làm chuyên gia may tính Minsk (đây là một loại máy tính Nga sản xuất với licence của IBM vào những năm 70) thì tốt hơn. Còn những chuyện dân chủ dân chiếc thì để cho các tầng lớp 3x,4x, 5x nói thì hợp hơn.
Phân tích hết cả cái bài viết dài dòng ít í kia thì mệt quá, mà tôi cũng không có hứng, chỉ nói mấy điều nhận xét sau.
1. Về tình hình kinh tế VN, chẳng nhẽ ông không hiểu VN trong thực tế là một nước hoàn toàn theo chủ nghĩa tư bản "man rợ", nói hoa mỹ hơn thì đó là một thứ liberalism toàn thể. Tại sao lại thế ? vì hệ thống pháp luật vẫn chưa thật sự hoàn thiện, con người vẫn còn thói quen "quản lý hành chính", luật lao động có cũng như không. Thế cho nên ngoại trừ đi làm cho những tổng công ti lớn như Hàng không, Bưu điện, Dầu khí, hay dậy học, thì còn "mầu mỡ" chứ còn nếu làm cho tư nhân (không liên doanh), thì nếu có tí tài năng nên mở riêng hãng tự sống. Không thể so sánh nó với chủ nghĩa xã hội dù là thứ chử nghĩa xã hội cào bằng ngày xưa càng không phải chủ nghĩa xã hội dân chủ welfare state kiểu Bắc Âu. Điều mà VN cần vươn tới cũng không phải là chủ nghĩa xã hội Bắc Âu, vì mọi điều kiện xã hội, văn hóa, kinh tế đều hoàn toàn xa lạ mà là mô hình Đại Hàn, Đài loan. Nhưng mô hình này gần với văn hóa VN hơn. Người ta cũng có thể học cả Trung Quốc. Còn chuẩn thì không thể không lấy Mỹ. Tóm lại dù nói bất cứ cái gì, mô hình kinh tế VN vẫn là mô hình liberal. Kinh tế thị trường, nhà nước pháp quyền. Dù có muốn dùng từ gì, khẩu hiệu gì đi nữa.
2. Chủ nghĩa Mác không chỉ đơn giản là "đấu tranh giai cấp", "chuyên chính vô sản". Chủ nghĩa Mác còn có một mặt nữa mà ít người để í tới, đó là sự can thiệp "định hướng" của nhà nước trong kinh tế. Trong thực tế ngay cả thời kỳ Liên xô cũ kinh tế vẫn là một thứ tư bản nhà nước. Đây là điều ngấm ngầm trong cái ý "phát triển chủ nghĩa xã hội trong một nước" của Lê Nin. Cái sai của nó (bắt đầu từ Staline) là không dùng cơ chế thị trường để điều tiết, không dùng pháp luật để quản lý. Thay vào đó người ta làm kế hoạch, dùng cưỡng chế hành chính. Ở Trung Quốc từ thời Đặng Tiểu bình cho đến nay, sở dĩ Trung Quốc phát triển được đến thế vì nó biết khôn khéo dùng nhà nước kích thích, chỉ đạo kinh tế. Về mặt lý thuyết, phát triển đến một mức độ nào đó thì sự can thiệp trực tiếp của nhà nước sẽ có hại. Nhưng điều này chỉ đúng với những nước cực phát triển trong G7, còn VN thì chưa đạt đến trình độ đó. Còn xa lắm.
3. Cái mác "kinh tế thị trường" do Tây Âu và Mỹ đặt ra không phải là cái bằng chứng tỏ sự phát triển kinh tế. Đây là một thủ thuật mà họ dùng để không chế các nước khác, lấy đó làm cơ sở chu sự bảo vệ mậu dịch. Nó không có cơ sở khoa học mà thực chất là sự phản ánh tương quan lực lượng, liên quan nhiều tới quan hệ chính trị quốc tế hơn là một sự công bằng, khoa học. Người ta có thể tìm hiểu xem những chuẩn của cái mác này là gì để tham khảo, nhưng nếu cứ cắm đầu theo nó thì người ta sẽ đi thằng vào ... chủ nghĩa thực dân mới. Cái khó ở đây là làm thế nào có một cơ chế formel để tuân thủ điều này, nhưng lại phải có cơ chế kín ở bên trong để bảo vệ quền lợi dân tộc (kiểu bằng mặt, không bằng lòng). Ông Diệu không đưa ra được, cũng không hiểu được những điều này. Đó là những điều tối quan trọng với một nước đang phát triển. Một nước đang phát triển có khó khăn nội tại, và khó khăn bên ngoài. Muốn làm gì cũng phải để ý cả hai, chứ hô hào "dân chủ dân sinh" rỗng tuếch như cái loa của các nước phát triển thì chỉ là một sự nô lệ trí thức không hơn không kém. Dù ông có cái mác "đại trí thức"
yuyu
QUOTE
Tóm lại có lẽ ông tiếp tục làm chuyên gia may tính Minsk (đây là một loại máy tính Nga sản xuất với licence của IBM vào những năm 70) thì tốt hơn. Còn những chuyện dân chủ dân chiếc thì để cho các tầng lớp 3x,4x, 5x nói thì hợp hơn.
.

Riêng câu này tôi thấy nhận thức của bác hỏng .
Tại sao ông Phan Đình Diệu lại không nên nói về Dân Chủ ?
" Quốc Gia Hưng Vong, thất phu hữu trách " , huống chi ông Phan là một sĩ phu, một đại trí thức lại không nên bàn về Dân Chủ ? Bác thử cắt nghĩa cho tôi tại sao ?
Còn cách viết miệt thị " dân chủ, dân chiếc " cho thấy bác không thiện chí khi bàn về dân chủ.
Phó Thường Nhân
À, nói như ông Phan Đình Diệu thì đúng là "dân chủ dân chiếc" thật chứ còn gì nữa. Bác yuyu không thấy ông ấy đang vẽ tranh "hàng chợ" à. Trong khi với hiểu biết như của ông ấy thì ông ta phải có tranh "bản quyền" có nghĩa là phân tích sâu sắc hơn chứ. Đọc xong bài của ông ta, bác có thấy điều gì mới mẻ thú vị gợi mở cho người ta hơn không. "Đại trí thức", "đại sĩ phu" mà nói chỉ được đến thế có phải là đáng buồn không ? có phải là "dân chủ dân chiếc" không ? Tôi buồn hộ cho ông Phan Đình Diệu chứ không buồn cho dân chủ.
Cuối bài ông ta kết luận "cần đa nguyên". Thực ra điều này có ai phản đối gì đâu. Vấn đề ở đây không phải là cần hay không cần mà là lúc nào (timing) và làm sao ? Phân tích quan hệ giữa phe đối lập và cầm quyền nói ở trên thì đứa trẻ con cũng nói được. Có gì là đặc biệt. Vậy đằng sau cái đối lập kia là cái gì ? thế lực nào ? tại sao họ phải tham chính ? vai trò của phe đối lập đạt đến mức độ nào (có nghĩa là giữa vai trò opposition và cooperation giữa đối lập và cầm quyền phải ra sao) ? Giữa nhất nguyên và đa nguyên thì đa nguyên có lợi gì có hại gì ?
Để trả lời những câu hỏi trên thì người ta phải "ngâm cứu" lịch sử, chính trị của Tây Âu và Mỹ. Người ta có thể tự nghiên cứu nếu là hoby tay trái, nếu thật sự nghiêm túc. Tốt nhất là được đào tạo qua các trường đại học của họ. Ông Diệu tôi nghĩ, chắc ra nước ngoài cũng chỉ đi phất phơ cưỡi ngựa xem hoa chứ không thể có điều kiện, thời gian nghiên cứu nó sâu sắc. Vì chuyên ngành của ông ta là tin học. Cách ông ta nói về Bắc Âu làm tôi nghĩ tới điều đó. Hiện nay, nhóm người nào ở VN được đào tạo ở Tây Âu, Mỹ nếu không phải là nhóm 3X,4X. "Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách", nhưng có nhiều cách có tránh nhiệm, biết thì nói, không biết thì thôi. Nói như ông Diệu thì để cho lớp 3x, 4x nó nói có tốt hơn không chính xác hơn không?
Riêng tôi thì không phải là sĩ phu mà chỉ là người thường (thường dân), thấy viết ngứa tai buồn cười thì nói chứ tôi chắng có ý định "thù nghịch dân chủ" gì cả.
yuyu
Bác Phó, thực ra lâu nay, khi động đến những vấn đề này, bác luôn luôn dùng mấy ngụy biện quen thuộc như " ở đâu cũng thế ", " Việt Nam có đặc thù riêng, không thể giống ai được ", hoặc lảng tránh vấn đề, lái vấn đề lạc hướng v.v...Nếu tôi cứ tiếp tục phân tích, đả phá nữa thì vừa mệt, vừa mất hoà khí mà đâm ra lạc đề, lại thành ra đấu tố bác, trong khi tôi post bài của ai lên thì muốn mọi người phân tích, tranh luận về những vấn đề mà người ấy đưa ra, vạn bất đắc dĩ mới tranh luận về chính người ta. Chắc bác cũng hiểu rõ thái độ tranh luận nghiêm túc là như vậy. Vật tại sao ta không tranh luận về những vấn đề mà ông Phan Đình Diệu đưa ra, mà lại cứ xoáy vào những chuyện râu ria về bản thân ông ấy ?

Tôi có cảm tưởng bác không đọc kỹ ông ta gì cả, mà chỉ phản xạ như cái máy, hễ nói đến dân chủ là lập tức có sẵn mấy ngụy biện quen thuộc tương ra, thành thử cái post đầu của bác chả ăn nhập gì đến những vấn đề ông Phan đưa ra.
Những vấn đề ấy, theo tôi có mấy điểm chính sau :
1/ Công cuộc Đổi Mới do Đảng ta phát động và lãnh đạo, đã đi đến giai đoạn cần phải tiếp tục đổi mới toàn diện và triệt để hơn nữa, tức là đổi mới về chính trị.
2/ Cần phải Chính Danh, không thể cứ tiếp tục mập mờ "treo đầu dê bán thịt chó " mãi được.
3/ Dân Chủ, không có gì là cao xa, khó khăn hết : Trước hết phải là thực hiện những quyền Tự Do Cơ Bản đã ghi trong Hiến Pháp, đó là các quyền Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Báo Chí, Hội Họp, Biểu Tình, Lập Hội, Ra Báo, Lập Nhà Xuất Bản v.v...
4/ Sau cùng Dân Chủ, kiểu gì cũng phải đi đến Đa Nguyên.

Những vấn đề này cũng đã đánh số rất mạch lạc trong bài viết của ông. Và đó là những vấn đề rất cơ bản, nếu không muốn nói là những vấn đề sống còn của đất nước ta và chính vận mệnh của Đảng ta hiện nay. Vậy tại sao ta không bàn thẳng vào những vấn đề này, lại" bỏ bóng đá người " , không những thế lại còn cho là những vấn đề trẻ con ? ( Tôi thấy bác rất dở khi ngụy biện và lảng tránh những vấn đề cơ bản, bằng cách giảm nhẹ tầm quan trọng, " trẻ con hoá " những vấn đề chết người như vậy )

QUOTE
Cuối bài ông ta kết luận "cần đa nguyên". Thực ra điều này có ai phản đối gì đâu. Vấn đề ở đây không phải là cần hay không cần mà là lúc nào (timing) và làm sao ? Phân tích quan hệ giữa phe đối lập và cầm quyền nói ở trên thì đứa trẻ con cũng nói được. Có gì là đặc biệt. Vậy đằng sau cái đối lập kia là cái gì ? thế lực nào ? tại sao họ phải tham chính ? vai trò của phe đối lập đạt đến mức độ nào (có nghĩa là giữa vai trò opposition và cooperation giữa đối lập và cầm quyền phải ra sao) ? Giữa nhất nguyên và đa nguyên thì đa nguyên có lợi gì có hại gì ?


Đúng, những vấn đề này không có gì mới, nhưng rất mới ở chỗ ông đã dám công khai nói ra trong môi trường chính thống hợp pháp, mà từ trước đến nay, giỏi lắm chỉ là các bài viết của các cán bộ, nhân sĩ viết bí mật, lan truyền không chính thức. Bác đọc kỹ xem Đề cương phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Ban tổ chức Trung ương chủ trì ! Mới quá chứ ?
Xưa nay làm gì có chuyện này ?
Nói Đa Nguyên, Đa Đảng với Ban Tổ Chức Trung Ương mà không sợ mất đầu à ? bangin.gif Chẳng hiểu các cụ lớn nhà mình có mưu mô gì hay không là đồ tể đã "buông dao thành Phật " cả rồi mà dám cho con dân bàn chuyện chết người ( đối với các cụ ) này ?

Chính trong hoàn cảnh đó, ông không thể nào viết được nhiều hơn rõ hơn ngoài những điều mà trẻ con cũng biết.
Làm sao ông ta có thể giữa chốn công khai mà dám phân tích các "thế lực phe phái" ....nọ kia mà không bị tống vô tù ? Mình phải hiểu tình huống tế nhị đó chứ ?
Ngay cả cái cách hành văn có vẻ chân thành, ngây thơ đó, cũng là do hoàn cảnh bắt ông phải như thế, chứ còn muốn viết mạnh hơn, sắc hơn, chỉ cần một sinh viên cũng thừa sức, hà tất phải cỡ như ông ?
Nếu bác cho rằng như thế là đáng buồn " cho trí tuệ của ông " hay cho chuyện ông nói đến chỉ là " dân chủ, dân chiếc " thì chính tư duy của bác mới đáng buồn, vì hoặc là bác chẳng chịu hiểu gì hoàn cảnh của ông ta, hoặc là bác miệt thị phong trào dân chủ hoá đất nước.

QUOTE
Để trả lời những câu hỏi trên thì người ta phải "ngâm cứu" lịch sử, chính trị của Tây Âu và Mỹ. Người ta có thể tự nghiên cứu nếu là hoby tay trái, nếu thật sự nghiêm túc. Tốt nhất là được đào tạo qua các trường đại học của họ. Ông Diệu tôi nghĩ, chắc ra nước ngoài cũng chỉ đi phất phơ cưỡi ngựa xem hoa chứ không thể có điều kiện, thời gian nghiên cứu nó sâu sắc. Vì chuyên ngành của ông ta là tin học. Cách ông ta nói về Bắc Âu làm tôi nghĩ tới điều đó. Hiện nay, nhóm người nào ở VN được đào tạo ở Tây Âu, Mỹ nếu không phải là nhóm 3X,4X.

Bác lại còn phải dạy khôn ông ta nữa ? Vả lại nếu quan niệm Trí Thức là phải đến tận nơi, xem tận mắt mới nói được thì tôi không hiểu bác trình độ thế nào ?
Nếu nói vậy thì đến các bậc Đại Trí cũng biết quái gì về Thế Giới mà dám phán về Thế Giới, vì các vị ấy có đi đến đâu ?
NGoài ra nói về Bắc Âu để làm gì ? Ông Diệu nói về Dân Chủ ở Việt Nam cơ mà ?

Tóm lại, một lần nữa tôi nhắc lại, bác luôn dùng ngụy biện kiểu tầm thường hoá, nhảm nhí hoá, trẻ con hoá, đánh lạc hướng v.v....những vấn đề rất cơ bản về công cuộc dân chủ hoá đất nước.
Tạm thế đã....
Nếu bác có thiện chí, thì tôi sẽ thảo luận tiếp....
yuyu
QUOTE
Người ta có thể tìm hiểu xem những chuẩn của cái mác này là gì để tham khảo, nhưng nếu cứ cắm đầu theo nó thì người ta sẽ đi thằng vào ... chủ nghĩa thực dân mới. Cái khó ở đây là làm thế nào có một cơ chế formel để tuân thủ điều này, nhưng lại phải có cơ chế kín ở bên trong để bảo vệ quền lợi dân tộc


Tôi đề nghị bác là từ nay cất cái ngụy biện mà tôi cho là rất bậy bạ này đi. Bọn độc tài, trên con đường phá sản ý thức hệ ( mà vốn là phản dân tộc ) chỉ còn cách bám víu vào chủ nghĩa dân tộc và luôn biện minh cho địa vị độc tài của họ bằng sứ mạng " bảo vệ quyền lợi dân tộc " (sic )
Cái rất bậy của ngụy biện này là cứ làm như có dân chủ là làm mất chủ quyền dân tộc ! (sic). Dân Chủ chính là cách tốt nhất để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
Nhân Dân không có quyền thì Dân Tộc làm gì có quyền ?
Một chính thể không do Dân bầu ra, thì họ đại diện cho ai ? làm sao có thể chắc chắn là họ bảo vệ chủ quyền Dân Tộc, chủ quyền Đất Nước, tức là chủ quyền Nhân Dân - mà không phải là chủ quyền của chính họ?
Thực tế đã cho thấy chế độ độc tài Việt Nam đang ngày càng đi đến chỗ sẵn sàng bán rẻ chủ quyền dân tộc và thực chất đã ít nhất 3 lần bán rẻ chủ quyền dân tộc và cả lãnh thổ, lãnh hải để bảo vệ chiếc ghế ích kỷ của họ ( 1950, 1974, 2000).
Nhân đây cũng nói thêm luôn đến ngụy biện cần tránh là hễ cứ nói dân chủ là gắn với hỗn loạn và nghiễm nhiên đồng hoá độc tài là ổn định !
Cực kỳ bậy bạ !
Thực ra muốn có ổn định thực sự phải có Dân Chủ thực sự. Ngược lại Độc Tài hoặc Dân Chủ giả hiệu chỉ có ổn định giả tạo và chắc chắn sẽ dẫn đến Hỗn Loạn thực sự và cuối cùng là Sụp Đổ chẳng chóng thì chầy, vì đó là qui luật đã được tổng kết từ hàng nghìn năm lịch sử....
Phó Thường Nhân
Chế độ dân chủ, với những yêu cầu và giải trình của nó như hiện tại, mới chỉ được thực hiện ở phương Tây từ những năm sau đại chiến thế giới thứ 2. Mà nó cũng được đưa vào rất từ từ. Lấy ví dụ ở Pháp là một nước dân chủ điển hình, thì việc bãi bỏ kiểm duyệt đài, ti vi, các phương tiện truyền thông mới có từ những năm 80. Cũng thời kỳ này, cơ quan công an renseignements généraux, thường gọi tắt là RG mới từ bỏ chức vụ mật thám chính trị (police politique). Như vậy để có được những chuẩn dân chủ hiện tại, phương Tây cũng mất rất nhiều thời gian. Người ta thường có khuyết điểm là lấy những thành tựu hiện tại của phương Tây làm chuẩn, tưởng như « ngàn năm lịch sử » nó đã thế. Đấy là một sai lầm rất lớn về nghiên cứu. Việc phổ cập thể chế dân chủ phương Tây, coi nó như một cái norm của thế giới cũng mới chỉ bắt đầu từ những năm 90. Nó được phương Tây áp dụng ở châu Phi trước, vì ở những nước này phụ thuộc nhiều vào các cường quốc thực dân cũ. Kết quả là chiến tranh sắc tộc tương tàn, kinh tế hầu như không phát triển. Tiếp đó các nước Đông Âu và Liên Xô cũng áp dụng mô hình này. Nếu ở Đông Âu kết quả tương đối khả quan, thì ở Nga nó dẫn tới sự suy thoái nghiêm trọng. Ngay ở Đông Âu là nơi có kết quả khả quan nhất, dân chủ cũng không diệt được tham nhũng, cũng không biến các nước này thành con rồng con hổ về kinh tế, cải thiện đời sống. Cho đến nay, chỉ có 2 nước thành công trong qua trình dân chủ đó là Đại Hàn và Đài loan. Ở hai nước này, dân chủ đã mang đến cho họ các giá trị thặng dư (plus value) về xã hội mà không gây ảnh hưởng tới kinh tế. Vì thế muốn nghiên cứu dân chủ, thì đây là 2 điển hình cần xem xét đầy đủ. Để cho đủ, người ta cũng phải nghiên cứu kỹ lưỡng những nước mà chế độ dân chủ không hoạt động tốt như Philipine, Cam pu chia.... Muốn làm việc nghiêm túc, khách quan thì phải như thế, chứ không thể hô hào kiểu kích động dân chúng được. Một người đã tự nhận mình là trí thức thì lại càng phải làm như thế.
Nếu nói thuần tuý về triết học, thì mô hình dân chủ phương Tây hiện đại bắt nguồn từ các học thuyết về khế ước xã hội và utilitarism Pháp-Anh-Mỹ. Trong đó phần triết học Anh-Mỹ (Lock, Bentham,Sigwick, Mill, Rawls..) là chính. Khởi điểm của nó là những mô hình khép kín, một xã hội « tự thân vận động » không có sự can thiệp của bên ngoài. Khi xét đến các kết luận họ rút ra cũng vậy. Ở trong nhưng mô hình này, không có vấn đề chủ quyền, vốn không được họ đề cập tới. Một điểm quan trọng khác nữa của các học thuyết này, là tư duy « nguyên tử » (atomique), trong đó một xã hội được họ quan niệm như một tập hợp những « nguyên tử ». Mỗi nguyên tử phải tự thân vận động cho lợi ích riêng của mình, và lúc cần thiết thì tập hợp lại theo hình thức « hợp đồng » để tạo ra cái gọi là công cộng (publique). Để bảo đảm cho các « nguyên tử » tồn tại đó là nguyên tắc bất di bất dịch về tư hữu. Ở VN, những điều này hoàn toàn xa lạ cả từ truyền thống và cách thức con người cư xử trong xã hội, chứ đừng nói tới nhà nước. Sự bảo đảm về tư hữu tới rất gần đây hoàn toàn không có, hiện tại đã có luật nhưng người ta chưa có thời gian để những luật đó trở thành « tục » hành xử. Ví dụ, hiện tại « sổ đen sổ đỏ » về tư hữu sử dụng đất đai, vốn là một việc rất thường tình mà còn chưa làm xong.
Như vậy từ những luận chứng bắt nguồn từ triết học « dân chủ » mà tôi khi nói tới « dân chủ » ở VN tôi luôn để ý tới hai điều mà lý thuyết này thiếu đó là vấn đề chủ quyền và vấn đề văn hoá truyền thống (nói rộng ra là những điều kiện đặc biệt của một nước).
Về cái gọi là « tham luận về chiến lược phát triển đất nước của ông Diệu », Tôi nghĩ ông ta đã nhầm khi coi dân chủ là điều kiện bắt buộc để phát triển. Trong khi thực tế thế giới , lại chứng tỏ là nếu không dùng đúng nó lại phá hại kinh tế, kéo người ta đi lùi. Ngay trong khi nói về dân chủ, ông ta cũng có một cái nhìn rất hạn chế, rất bề ngoài về dân chủ. Người ta không thể biện bạch vì nói trước Trung ương nên phải nói kiểu « trẻ con » được, vì nếu đã giỏi thì dù có trình bầy đơn giản nó vẫn phải toát lên được chiều sâu của tư tưởng. Cung một nét vạch đơn sơ, cái vạch của đứa trẻ con và một hoạ sĩ đại tài kiểu như Monet nó vẫn phải khác nhau chứ.
yuyu
Một lần nữa tôi lại phải vạch trần luận điệu ngụy biện của bác. Nói đúng hơn là luận điệu của phe phản động, bảo thủ, mà bác chỉ là người nhắc lại, chứ thực ra tôi vẫn tôn trọng bác.
Đó là ngụy biện " các nước dân chủ-công nghiệp phương Tây phải trả qua 200,300 năm phát triển mới đạt đến các thành tựu như ngày nay ".
Đúng.
Điều đó không ai phủ nhận được. Và cũng đúng là Dân Chủ, Phát Triển là một quá trình lâu dài, không thể một sớm, một chiều mà có ngay được.
Dục Tốc Bất Đạt ! Đúng.
Nhưng những điều đó hoàn toàn không có nghĩa là Phàm hễ muốn đạt đến trình độ đó, nhất thiết phải trải qua 200 năm phát triển. Những dân tộc mở đường , đi đầu ở phương Tây phải trải qua ngần ấy thời gian vì họ phải mầy mò, gặp bao thử thách trắc trở, vòng vèo, rồi mới đi vào xa lộ chính. NHững nước đi sau, hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm để tránh những vết xe đổ của những nước đi trước để bước vào xa lộ chính nhanh hơn rất nhiều. Nhân loại phải qua 2000 năm mới tìm ra định luật vạn vật hấp dẫn, nhưng một học sinh chỉ mất 2 tháng để tiếp thu định luật ấy.
Nếu không rút ngắn được khoảng cách thì học tập làm gì, đọc sách làm gì. Nếu không rút ngắn được khoảng các chính sách " đi tắt đón đầu ", " công nghiệp hoá Việt Nam trong 20 năm" nữa là Bậy hay sao ?
Đấy là trên lý thuyết.
Hãy nhìn thực tế. 20 năm trước Hàn Quốc vẫn còn là một nước thế giớ thứ 3. Vậy mà ngày nay họ đã vươn lên hàng top 10 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới và trong nhiều lĩnh vực công nghê cao hoặc tích lũy tư bản, đã ngang tầm của Pháp, hoặc thậm chí vượt Pháp ( công nghệ đóng tầu ). Không những thế họ còn đạt được một nền dân chủ đa nguyên ổn định và bền vững ?
Trung Quốc thì sao ? Tại sao 20 năm trước nghèo đói thế mà bây giờ phát triển thế ? Tại sao Đài Loan, Hongkong có dân chủ mà Trung Quốc lại không ?
Cùng một dân tộc, cùng một nền tảng văn hoá và dân trí. Tại sao Nam Hàn, Đài Loan có dân chủ mà Bắc Hàn, Trung Quốc lại không ?
Tại vì Dân Trí Bắc Hàn, Trung Quốc thấp ? Vậy ai làm cho nó thấp đi ? Tiến lên CNXH để ngu dân đi hay sao ?

Rõ ràng đó là những luận điệu cực kỳ bậy bạ, xỉ nhục nhân dân. Chỉ có thể gọi bằng một chữ "ĐỂU"
yuyu
Trở lại vấn đề Việt Nam.
Chúng ta đồng ý là Việt Nam còn ở trình độ thấp ở nhiều mặt.
Nhưng hiển nhiên không ai có thể bảo là Việt Nam là một nước bán khai, mọi rợ " không đủ trình độ để được độc lập " như luận điệu bậy bạ của bọn thực dân cách đây 70 năm.
Ấy vậy mà 70 năm sau, bọn phản động, bảo thủ dám bảo rằng " dân trí Việt Nam còn thấp chưa đủ trình độ để thực hiện Dân Chủ ".
Rõ ràng đấy là những luận điệu rất bậy bạ , giống hệt bọn thực dân ngày xưa.
Không những thế, chúng cũng lặp lại luận điệu của bọn thực dân, vu cáo các chiến sĩ đấu tranh vì dân chủ là " quân phiến loạn " và ru ngủ nhân dân giống hệt thực dân ngày xưa " đồng bào hãy giữ sự yên ổn mà làm ăn , để nhà nước bảo hộ lo công cuộc khai hoá, chớ nghe theo quân phiến loạn ..." ( trích Sử Ký giáo khoa thư - 1939).
Tóm lại.
Chúng ta cần phải xác định rõ.
Tất cả những luận điệu trì hoãn, bôi nhọ phong trào dân chủ hoá Việt Nam đều là những luận điệu ngụy biện, đểu giả, chỉ nhằm mục đích duy nhất là ru ngủ nhân dân và bảo vệ quyền lợi ích kỷ của bọn phản động, phản dân hại nước, có tội với lịch sử.
Chúng ta đều hiểu rằng Việt Nam hoàn toàn có thể tiến đến một chế độ Dân Chủ - Pháp Quyền , Đa Nguyên Chính Trị và phát triển thực sự ổn định bền vững, như các dân tộc Đông Nam Á, vì các điều kiện đã quá đủ và chúng ta đã quá bị chậm chễ so với các nước trong vùng.
Tất cả vùng Đông Nam Á lạc hậu, chỉ còn Việt Nam, Miến Điện và Lào là còn lẹt đẹt chìm đắm trong chế độ độc tài phản động, trong khi ngay cả những nước kém phát triển hơn ta như Cambodge, Afghanistan cũng đã giành được chế độ Dân Chủ .
Dân Chủ Hoá Việt Nam không phải là điều gì mới mẻ. Nó đã được khởi xướng ngay từ đầu thế kỷ 20 với những chí sĩ yêu nước như Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu với tinh thần " phục hưng dân tộc " " bồi dân trí , chấn dân khí, phục dân sinh ", nó được đề ra ngay từ năm 1918 với bản Yêu Sách 8 điểm nổi tiếng của Nguyễn Ái Quốc mà ngày nay đọc lên vẫn còn tính thời sự khi ông đòi cho dân ta được các quyền Tự Do Cơ Bản như Tự Do Ngôn Luận, Tự Do Ra Báo, Lập Hội, Biểu Tình, đòi thả các Chính Trị Phạm .....v.v...
Và ngay từ 1945 , chủ tich Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng
" Dân Tộc Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập " Và sự thực dân tộc ta đã chứng minh cho thế giới thấy rằng, chúng ta đủ trình độ Dân Trí để " giữ vững quyền Tự Do và Độc Lập ấy ".
Vì vậy, "một dân tộc đã gan góc chống thực dân mấy mươi năm nay....dân tộc đó phải đựoc độc lập " thì ngày nay " dân tộc đó phải được Tự Do và Dân Chủ ".
Cuộc đấu tranh để Dân Chủ Hoá nước nhà ngày nay chính là nối tiếp và hoàn thành cuộc đấu tranh giành Độc Lập, Tự Do trước kia.
yuyu
TRở lại vấn đề bài viết của ông Phan Đình Diệu.
Ông đề cập trươc hết đến vấn đề tối quan trọng hiện nay.
Đó là :
1/ Cần phải tiếp tục Đổi Mới toàn diện và Triệt Để hơn nữa. Tức là Đổi Mới Chính Trị.
Cách đây 17 năm, nhờ Đổi Mới Tư Duy Kinh Tế, Đảng ta đã thoát hiểm hoạ sụp đổ và đất nước ta thoát hiểm hoạ " xuống hố cả nút " do thực hiện chính sách kinh tế ngu xuẩn cũng của Đảng ta đề ra. Đó là một điều may mắn cho dân tộc ta.
Tuy nhiên, rõ ràng là " đồng sàng dị mộng" .
Trong khi đối với nhân dân Việt Nam và cùng thời gian ấy, đối với Nhân Dân Liên Xô, Đông Âu và thế giới việc xoá bỏ hệ thống XHCN phản động và các nhà nước Toàn Trị, Độc Tài tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại là một cuộc cách mạng có tính chất Chiến Lược, thì đối với Đảng ta, đó chỉ là hành động Chiến Thuật, nhằm cứu vãn sự sụp đổ, câu giờ và níu kéo quyền lợi của bộ phận phản động bảo thủ trong Đảng, chứ hoàn toàn không phải là vì quyền lợi Tổ Quốc lên trên hết.
Chính vì thế, trong 17 năm qua, vẫn có một bộ phận phản động, bảo thủ vừa Đổi Mới vừa Run, Đổi mà không Mới. Cái họ quan tâm duy nhất không phải là Nhân Dân mà là quyền lợi ích kỷ của họ. Họ công khai ra mặt chống Diễn Biến Hoà Bình, trong khi Diễn Biến là Qui Luật Vận Động của Thế Giới không thể nào cưỡng lại được và Hoà Bình là hình thức Diễn Biến Tốt Nhất cho Đất Nước và Dân Tộc ta, thì họ không cần quan tâm.
Chính vì vậy mới đẻ ra những chính sách và hình thức đầu Ngô, mình Sở mâu thuẫn chéo ngoeo như Kinh Tế Thị Trường theo định hướng XHCN và Chính Quyền Cộng Sản, Kinh Tế Tư Bản.
Những định hướng mâu thuẫn như nước với lửa, cái Nọ chỉ chực Phủ Định cái Kia
Đó thực chất chỉ là những đường lối Đểu.
Đó chỉ là những chính sách Láu Cá, Métamorphose, biến hình, đổi mầu tạm thời để thoát hiểm của con tắc kè , chứ không phải là một đường lối chiến lược quang minh, chính đại cho cả một quốc gia phát triển lâu dài bền vững, và thực chất chỉ nhắm mục đích tối hậu là duy trì quyền lợi ích kỷ của một thiểu số phản động bảo thủ trong Đảng, chứ toàn thể nhân dân và một bộ phận lớn đảng viên, cán bộ có Lương Tri và Yêu Nước, Tiến Bộ đều hiểu là không thể nào tiếp tục những Đổi Mới nửa vời và giả hiệu như vậy được nữa.
Đảng ta đã thoát hiểm và đã phần nào lấy lại được uy tín với nhân dân. Đảng ta đã cưỡi lưng hổ trong công cuộc Đổi Mới khônng thể bàn lùi được nữa và thực sự Xã Hội ta đã tiến lên một bước quyết định, đang đi đến chỗ thay đổi về Chất.
Đó chính là bối cảnh mà ý tưởng thứ nhất của tiến sĩ Phan đã đề ra. Đó là Cải Tổ Chính Trị.
Malchik
Tôi không biết Yuyu đang sống ở đâu, bao nhiêu tuổi, nhưng tôi đoán Yuyu là người Miền Bắc và sinh sau những năm 60. Và theo tôi hiểu, như thế Yuyu cũng không có quá nhiều điều mất mát do chế độ Cộng sản tước đoạt… Mà cái tôi hiểu Yuyu bị tước đoạt đi đó là ý thức hệ tư tưởng. Và hiện tại theo tôi hiểu Yuyu là người theo khuynh hướng Tự do và Dân chủ. Yuyu đăng đàn để đấu tranh và tuyên truyền cho tự do và dân chủ. Nhưng cũng theo tôi nhận thức (có thể nhận thức của tôi là nông cạn) Yuyu là người chưa thực sự hiểu thế nào là Tự do và Dân chủ theo đúng tinh thần của nó, mà cái Yuyu đang nói chỉ là những cái nói lại những thứ đã đăng đầy trên mạng hải ngoại. Những thứ đấy, như một lần cách đây không lâu, cũng trong chủ đề của Yuyu về Tố Hữu tôi đã nói, nó chỉ là thứ chính trị rẻ tiền hàng tôm hàng cá. Và chắc cũng là sản phẩm của tầng lớp mà theo định nghĩa của Yuyu bây giờ, hạ lưu và đểu cáng, vì cũng theo định nghĩa của Yuyu thì tầng lớp trí thức phải quân tử, cao thượng… Nếu đã quân tử và cao thượng thì không làm những điều tiểu nhân, tầm thường là chửi bới, cạnh khóe, móc máy. Quân tử, cao thượng là phải dùng cái tâm để thu phục lòng người, phải vạch được đường hướng vì lợi ích chung của dân tộc, chứ không phải lợi ích cá nhân, lợi ích của một bộ phận xã hội.

Yuyu đấu tranh cho tự do, được quyền tự do ngôn luận, tự do nói lên ý kiến của mình, thế mà hơn một lần Yuyu yêu cầu bác Phó từ bỏ quan điểm mà theo Yuyu cho là “ngụy biên”!!! Tự do ngôn luận, theo tôi hiểu, là ai cũng có quyền nói lên quan điểm của mình, và cùng tranh luận để đi đến đích cuối cùng là chân lý.

Còn tôi cũng muốn hỏi Yuyu, thực sự ở đâu trên thế giới này có tự do và dân chủ? Nước Mỹ chăng? Không nói thì ai cũng biết, nơi đó có Tự do - Dân chủ kiểu cao bồi. Dân chủ theo tiêu chuẩn của Mỹ là Đạo đức giả, và các tiêu chuẩn kép… Dân chủ được thúc đẩy, song sẽ không thể tiến hành điều đó nếu đưa những người Hồi giáo chính thống (tất nhiên là được dân bầu) lên nắm chính quyền. Không được phép phát triển, và phổ cập vũ khí ở Iran và Iraq, nhưng không phải là Israel. Nhân quyền là vấn đề được đề cập ở Việt Nam, Trung Quốc, nhưng không được đề cập ở Arab Saudi. Còn cuộc xâm lược đất nước Cowet đầy dầu lửa được lên án mạnh mẽ, còn ở Bosnia thì không.

Trở lại chuyện Hà Nội, tại sao Hà Nội phải thanh lịch, tại sao người Hà Nội lại phải hơn người các vùng miền khác. Tại sao lại phải miệt thị giữa thành thị và nông thôn, giữa những trí thức và những bố Cu – mẹ Đĩ? Con người được quyền Tự do – Bình đẳng – Bác ái, được quyền Mưu cầu Hạnh phúc cơ mà. Thế thì người thành thị, cũng như người nông thôn, đều có quyền được sống ở nơi mà họ cho là đem lại hạnh phúc. Họ có quyền ngang nhau với mảnh đất là Tổ quốc của họ. Còn vấn đề phong tục văn hóa họ đem đến miền đất mới là điều không thể tránh khỏi. Nếu những người Hà Nội chính gốc, có bản lĩnh thì phải giữ được bản chất của mình, chứ không phải cùng hòa theo lối đểu giả, trọc phú… học theo lối đểu giả trọc phú để cư xử với đời và rồi coi ai cũng như ai, đểu giả - trọc phú cả lượt.

Nhắc cho Yuyu nhớ thêm, những bài hát của Đoàn Chuẩn (sinh năm 1924) được viết trong khoảng 10 năm từ 1947 đến 1958, chủ yếu là để luyến tiếc, hướng về Hà Nội, thành phố xa xôi. Còn ông Vũ Trọng Phụng thì nếu tôi nhớ không nhầm chết vào năm 1949 khi mới ngoài 20 tuổi. Cho nên có thể nói, hai ông này cùng sống và viết về Hà Nội của cùng một thời gian. Ngoài Vũ Trọng Phụng ra còn có Nguyễn Công Hoan, viết về Hà Nội với Đồng hào có ma, Răng con chó của nhà Tư sản… và Người ngựa, ngựa người. Đến cave còn sang trọng, áo dài, nức nước hoa…Đọc những cái đấy có lẽ Yuyu sẽ hiểu phong độ, lịch lãm của những công tử nhà giầu, đi Vespa, phóng Vedette, không phải người nào cũng như nhau. Thời nào cũng có hay có dở, có người tốt kẻ xấu, có người giữ được mình và người đánh mất mình phải không?

Còn Yuyu đem những chuyện của những năm 60 ra để nói về ý thức hệ. Nực cười cho Yuyu khi những điều đó mọi người đều nhận thấy là sai lầm và từ bỏ từ lâu. Và giờ nhắc đến nó như là chuyện ấu trĩ, buồn cười. Bố mẹ tôi cũng là nạn nhân của những sai lầm đó. Mẹ tôi còn có cả một tủ những bộ áo dài thời con gái xếp gọn trong vali. Một đôi lần cụ có giở ra, nhưng cụ cũng mỉm cười độ lượng, không hằn học, không oán trách ai cả. Ai cũng có sai lầm và cái chính là nhận ra nó và sửa chữa. Đó là những sai lầm nhất định của từng thời kỳ lịch sử. Nếu xét như Yuyu, thì cùng thời kỳ đó, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc thời kỳ này cũng đạt đến đỉnh cao, chính là sản phẩm của thiên đường Tự do và Dân chủ Anh – Mỹ. Về một mặt nào đó chủ nghĩa phân biệt chủng tộc còn kinh tởm hơn những cái phân biệt quần áo, giầy dép, nhà thơ, phấn son… Bởi giữa một bên là con người với con người, cởi trần truồng như nhau, và một bên là những đồ vật phụ tùng đi kèm con người…

Tôi cũng đã một lần nói, tôi không phải là người ủng hộ cộng sản 100%, nhưng tôi dám tự nhận mình là một người yêu nước, yêu tổ quốc. Các cụ có câu Quan nhất thời, dân vạn đại. Chế độ nào không hợp lòng dân thì sẽ suy vong, nhưng Tổ quốc thì không. Và để đánh giá đúng một sự vật thì nên nhìn hai chiều, nhìn nhận một con người, một dân tộc, một quốc gia, nên đánh giá công bằng giữa công và tội. Là một người biết suy nghĩ, thì nên nghĩ bằng chính lý trí của mình, đừng nghĩ bằng đầu của người khác và nói những điều người khác nói.
yuyu
Nói ở đây hơi thì lạc đề, nhưng thôi, tiện đâu nói đó ...

Bạn Malchik lại tiếp tục một ngụy biện rất phổ biến hiện nay là " Mỹ nó cũng thế " ....? Tại sao lại cứ phải ngụy bịên như vậy ?
Đất nước ta chưa có dân chủ thì cứ biết là chưa có dân chủ và phải đấu tranh để giành lấy , tại sao cứ lôi các nước khác vào ? Chẳng nhẽ thằng hàng xóm nó học dốt, chơi bời thì mình cũng bỏ sách không học chăng ? Họ không có dân chủ, ta cũng không có dân chủ , hoà cả làng chăng ?
Ấy là chưa kể cứ mong học được 1% nền dân chủ của Mỹ cũng tốt chán. Nhưng cứ mỗi lần như vậy lại đi tranh luận về dân chủ Mỹ vừa mệt vừa lạc đề. Vì mình đang bàn về dân chủ ở Việt Nam cơ mà ?

( Đấy chính là lý do tôi phải nhắc bác Phó cất ngụy biện so sánh kiểu đó đi, cũng như ở đây tôi lại phải nhắc bạn điều đó, vì nó lặp lại rất phổ biến, làm tranh luận bị mệt và lạc đề. Nhớ là đang nói về Việt Nam nhé ?)

Còn bạn bảo cái dân chủ "hàng tôm hàng cá " lại là nói bậy rồi, mà cái này tôi đồ rằng bạn bị điều kiện hoá, nói như cái máy. Vì hiện nay các thế lực phản động rất sợ hãi dân chủ, nên một trong những chiêu thức cản phá của họ là miệt thị và dùng một ngụy bịên rất phổ biến là " hải ngoại "
Nhưng dân chủ là ai nói ?
Trước hết chính là chủ tịch Hồ Chí Minh, trong lời cuối cùng của Di Chúc, Người viết : " điều mong muốn cuối cùng của tôi là toàn đảng, toàn dân ta đoàn kết, phấn đấu , xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ , giàu mạnh và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới ". Và đó cũng là chủ trương của đảng ta trong 12 chữ vàng ! " Dân giàu nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ".
Phải chăng đấy là hàng tôm hàng cá ?
Dân Chủ cũng là đòi hỏi của những cán bộ đảng viên cao cấp tiến bộ trong đảng , của nhân sĩ trí thức và học sinh sinh viên nhiều thế hệ dưới mái trường XHCN.
Tóm lại Dân Chủ là đòi hỏi cấp thiết của toàn đảng, toàn dân ta, trừ bọn phản động, bảo thủ. Bạn đứng ở phía nào ?
v.v....
Thứ 2 tôi biết ngay bạn hiểu nhầm hoặc cố xuyên tạc là miệt thị giai cấp hoặc phân biệt đối xử v.v....
Cái này nhầm hoàn toàn.
Cần phân biệt Người Nông Dân và Tư Tưởng Nông Dân. Những người cùng đinh và tư tưởng hạ lưu.
Ở đây tôi muốn nói về tư tưởng nông dân, tư tưởng hạ lưu. Nhưng tư tưởng này nhiều khi không nhất thiết phải ở người nông dân mà có cả ở những người ở tầng lớp cao, thậm chí ở ngôi vua. Cần phân biệt rõ điều này.
Vì thế tôi phê phán tư tưởng nông dân ( thói hám danh, sĩ diện, khoe khoang, có tí tiền là nhặng xị, sở thích thấp hèn v.v.....) và Ý Thức HệcCông - Nông ( đấu tranh giai cấp, cướp đoạt, coi thường sở hữu và sáng tạo ) chứ không phải phê phán những người nông dân.

QUOTE
Tôi cũng đã một lần nói, tôi không phải là người ủng hộ cộng sản 100%, nhưng tôi dám tự nhận mình là một người yêu nước, yêu tổ quốc. Các cụ có câu Quan nhất thời, dân vạn đại. Chế độ nào không hợp lòng dân thì sẽ suy vong, nhưng Tổ quốc thì không.

Câu này tôi phải trích nguyên văn, vì một lần nữa bạn lại chứng tỏ mâu thuẫn với lời bạn viết khi không suy nghĩ bằng cái đầu của mình mà suy nghĩ theo tuyên truyền máy móc.
Vì sao ?
Đây là một tuyên truyền nhồi sọ rất phổ biến đối với lớp trẻ, hễ mỗi khi có ai nói điều gì động đến địa vị độc tôn của giới phản động, bảo thủ là họ lôi " Tổ Quốc " ra . Tại sao phải hô hoán lên là tôi yêu nước, khi có người nói đến dân chủ ? Mà thực ra Yêu Nước chân chính ngày nay là phải đấu tranh vì một đất nước Dân Chủ, Tiến Bộ, chống độc tài, phản động và những âm mưu ngu dân , trì hoãn , níu kéo, cản phá Diễn Biến Hòa Bình, vì đó là con đường phát triển tất yếu và tốt nhất cho đất nước ta.
Điều ngụy biện này tôi cần phải vạch trần ra, vì giới trẻ bị nhồi sọ bởi quan niệm "yêu nước là yêu chế độ ", một sự nhập nhằng đánh lận con đen rất bậy bạ. Ỏ bên TTVN tôi đã dẫn chứng một lần, một người yêu nước chân chính là đồng chí Trường Chinh, đồng thời là một người ghét chế độ và công khai kêu gọi nhân dân đấu tranh lật đổ chế độ khi ông viết :
" Lấy cán bút làm đòn xoay chế độ, mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền ."
Chỉ cần một ví dụ thôi là chân lý đã rõ. Yêu nướq chỉ gắn với chế độ khi chế độ dân chủ, tiến bộ, vì nhân dân, nhưng nếu chế độ phản dân, hại nước thì ngược lại.
Cũng cần phải nói rõ thêm là hiện nay. Đảng và Dân đã hoàn toàn tách xa nhau. Đảng hiện nay trở thành giai cấp thống trị, còn tệ hại hơn thực dân, phong kiến ngày xưa. Ngay trong Đảng cũng chia thành 2 nhóm. Một nhóm Tiến Bộ, Yêu Nước muốn cải tổ chính trị, mở rộng dân chủ, một nhóm phản động, bảo thủ và manh nha phản quốc, muốn duy trì chế độ độc tài để bảo vệ quyền lợi ích kỷ...ngồi lên đầu nhân dân và pháp luật.
Tóm lại là gì ? bạn vẫn còn bị nhiều mặc cảm, ảnh hưởng nhồi sọ, và ngụy biện ( những điều này tôi cũng từng bị y hệt như vậy, vì ai trong chúnh ta cũng từ cái lò giáo dục đó mà ra )
Điều khác là hiện nay tôi đã thoát ra được lớp hoả mù đó và nhận được đâu là chân lý, tất nhiên chỉ là tương đối, nhưng không phải là không có.
" Chế độ nào không hợp lòng dân thì sẽ tiêu vong, nhưng tổ quốc thì không ".
Thấy chưa ? Cái bị nhồi sọ là "Tổ Quốc thì không " , đã ai nói gì đâu mà cứ lôi Tổ Quốc ra để hô hoán ?
Còn " sẽ tiêu vong".... đó là qui luật, nhưng phải có đấu tranh, không phải cứ ngồi đấy đợi mà có và nhất là không phải cứ run như cầy sấy không dám động đến những vấn đề dân chủ. Phải nói là giới phản động, bảo thủ rất thành công khi nhồi sọ lớp trẻ luôn luôn run sợ khi phải động đến chúng. Tại sao thanh niên ta không đàng hoàng, tự do, mạnh mẽ như thanh niên các nước, nói đến những vấn đề cao quí, hệ trọng của quốc gia cứ phải rào trước, đón sau, nguỵ biện lên, ngụy biện xuống ?
Vấn đề rất rõ ràng minh bạch : Cần phải dân chủ hoá đất nước. Và đây là vấn đề của nhân dân cán bộ, đảng viên ngay trong đảng, của nhân dân trong nước, không phải vấn đề của nước nào khác hay đồng bào hải ngoại. Đó là vấn đề của chúng ta ngày hôm nay. Làm thế nào để Dân Chủ hoá đất nước ? Hãy vứt bỏ các ngụy biện đi Hãy nói mạnh bạo và tự do. Đấy chính là một quyền Tự Do Cơ Bản đấy. Nếu bạn thấy sợ không dám nói, thì rõ ràng vấn đề nghiêm trọng rồi . Bạn có đồng ý với tôi thế không ?
Malchik
Đúng là nói ở đây thì hơi lạc đề, khi mà đầu tiên chỉ là hai cái bánh xe, lái sang tình yêu tình báo, rồi lái sang văn hóa đểu cáng, và bây giờ là Tự do và Dân chủ. Tôi không có ý định tranh luận về Tự do và Dân chủ, nếu tranh luận về vấn đề này, tôi đã post bài vào topic về ông Phan Đình Diệu…

Tôi không có ý nói chúng ta không có quyền đấu tranh cho Tự do và Dân chủ. Và tôi cũng không có ý nói “Mỹ cũng thế…” mà tôi chỉ hỏi: Ở đâu trên thế giới này thực sự có Tự do và Dân chủ? Để muốn nói đến Tự do và Dân chủ vẫn chỉ là cái đích hướng đến của con người. Đã là đích hướng đến thì có nhiều con đường để đi đến đích, có người đi nhanh, có người đi chậm, có người tiến, có kẻ lùi…

Và tôi cũng không nói: dân chủ “hàng tôm hàng cá” - mà tôi chỉ nói cách làm chính trị của những web hải ngoại là hàng tôm hàng cá, là thứ rẻ tiền… Mong Yuyu hiểu đúng và đừng chẻ chữ, bẻ cong ý của tôi.

Và tôi cũng chưa đọc được một bài nào của web hải ngoại nói rằng họ sợ dân chủ, mà chỉ đọc được họ đang đấu tranh đòi tự do và dân chủ. Nếu có bài nào nói thế, mong Yuyu gửi cho tôi đường link, tôi cám ơn nhiều lắm.

Còn giữa phản động, bảo thủ, đảng và dân. Tôi trả lời bằng một câu cũ rích: Tôi đứng về lẽ phải. Mà đứng trên quan điểm Tự do và Dân chủ, tôi nghĩ không có phản động, mà chỉ có đối lập. Khi bạn viết những dòng này, thì tôi lại không hiểu Yuyu đứng về phía nào? Tự do – Dân chủ hay độc đảng lãnh đạo?

Đúng là tôi đã hiểu nhầm bạn không có ý miệt thị giữa thành thị và nông thôn mà bạn chỉ có ý phân biệt giữa tư tưởng nông dân, hạ lưu… Đúng là một tư tưởng tương đối phổ biến của xã hội Việt Nam ngày nay. Nhưng bạn cũng biết đấy, một Nông muốn lên làm Sỹ thì không thể một sớm một chiều thành ngay Sỹ, mà phải qua một thời gian học hỏi. Như bạn tám đời Hà Nội gốc mà còn bị môi trường biến đổi làm cho không có giọng chuẩn Hà Nội, bị người khác chê không phải người Hà Nội, thì những kẻ Nông, ngàn đời nông dân, dĩ nhiên họ không thể sớm chiều thành ngày người thanh lịch, tư tưởng của kẻ Sỹ ngay được. Cần cho họ thời gian. Và nếu họ là những người thực sự cầu tiến, tôi nghĩ họ sẽ học hỏi được, con cái họ sẽ học hỏi được… Cần có một cái nhìn nhân bản, bác ái, bao dung hơn…

Tiện đây, tôi cũng muốn nói thêm một chút. Yuyu khen những ngôi nhà của Pháp xây là nên nã, sang trọng, quý phái, bất hủ… những ngôi nhà khác xây là hạ lưu, Ivan Nga ngố, Tầu Mao.Kiến trúc cũng là một loại hình nghệ thuật, nó có triết lý riêng của nó. Nhưng nó cũng có một câu triết lý cũ rích, muôn đời: Nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh. Với người Pháp, nhà là để đẹp, với người Nga nhà để ở… Mỗi thời kỳ sẽ để lại dấu ấn và tạo nên lịch sử kiến trúc Hà Nội. Và cũng nhắc để Yuyu nhớ, để có những ngôi nhà đẹp, sang trọng, quý phái, bất hủ… người Pháp đã phá kinh thành Thăng Long một cách có hệ thống và triệt để. Chỉ giữ lại có mỗi cổng thành phía Bắc như một tượng đài của chiến thắng của họ, còn với người Hà Nội thì đó là vết thương sâu hoắm của nỗi nhục mất nước. Dông dài như thế để nói rằng, muốn sang trọng quý phái cũng phải mất rất nhiều, trả giá rất nhiều mới có được, mà đôi khi cái mất còn quý giá hơn cái được.

Còn vấn đề Đảng và Dân, nhận thức và đấu tranh, tôi không muốn tranh luận với Yuyu ở chủ đề này thêm, nó sẽ đi quá xa cái chúng ta đang nói đến. Mà tôi cũng không nghĩ tôi chưa dám mạnh bạo nói về Dân chủ và Tự do. Có lẽ tôi sẽ xem xét thêm về lời khuyên của Yuyu.
yuyu
Trời ơi, anh bạn Malchik của tôi, càng nói càng chứng tỏ bạn ngây thơ và bị nhồi sọ nhiều quá read.gif laugh1.gif
Ví dụ từ "phản động " bạn đọc nhưng không hề hiểu ý tôi viết gì, dù nó rõ ràng mười mười, vì trong óc của bạn đinh ninh đó là một từ xưa nay những người cộng sản vẫn dùng để miệt thị những người chống cộng và nói chung là bất cứ ai không đồng quan điểm với họ.
Ở đây tôi xin bạn đọc lại kỹ và động não. Tôi dùng từ phản động để chỉ chính những người người cộng sản bảo thủ và độc tài chứu không phải ai khác bạn rõ chưa ?
Vì phản động đúng nghĩa của nó là " chống lại vận động " , hiểu nôm na là những kẻ chống lại qui luật khách quan, chống lại cách mạng, chống lại tiến bộ.
Ngày nay, với sự thay đổi lớn lao trên toàn thế giới, nhưng người cộng sản bảo thủ chính là các thế lực phản cách mạng và phản động nhất trê thế giới. Thực ra cũng không phải đợi đến nay đâu, mà từ khá lâu rồi. Phong trào cộng sản đã bị cho là một phong trào phản cách mạng vì nó đi ngược lại cuộc cách mạng dân chủ, nhân quyền đã đề ra từ cách mạng Pháp 1789, nhằm quay lại thiết lập một chế độ độc tài lạc hậu nhất và tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Đó là chế Toàn Trị. Chế độ này còn tồi tệ hơn cả chế độ Phát Xít, vì nó thủ tiêu hoàn toàn các Quyền Tự Do Cơ Bản và Xã Hội Dân Sự....Nhưng vấn đề này quá dài, quá phức tạp, nếu có hứng, chúng ta sẽ thảo luận ở topic khác.
Còn vấn đề ngụy biện, tôi đưa câu " Mỹ cũng thế ...." trong ngoặc kép là để để nêu điển hình một loại ngụy biện rất giống nhau, trong đó có ngụy biện của bạn đưa ra ở dạng " Trên thế giới làm gi ở đâu có dân chủ ? ..." bạn thực sự là ngây thơ và có lẽ chưa bao giờ tranh lụân kiểu này, tôi thì trái lại quá mỏi tay mỗi khi phải phê phán nó.
Khổ thật cho trí tuệ Việt Nam sao lúc nào cũng pảhi ngụy biện ? Ông Hà Sĩ Phu nói rất đúng : " Hà Nội là thủ đô của ngụy biện " .
Cứ cho là không ở đâu có dân chủ đi ( mà thực ra điều này là ngụy biện rất bậy bạ , vì hầu khắp thế giới đã và đang tiến đến dân chủ, nhưng thôi không tranh luận vì mệt quá, và lạc đề, ta đang nói về Việt Nam cơ mà ) thì tại sao Việt Nam lại không thể có dân chủ ?
Bộ, nếu khắp thế giới đều là thuộc địa thì Việt Nam không được đấu tranh giành độc lập hay sao ?
Cậu có thấy cái thảm hại của ngụy biện này không ?

Cái chuyện kể công, kể tội Pháp lại là một tâm lý ngụy biện AQ, có lẽ chúng ta cũng không nên tranh cãi mất nhiều thì giờ.
Nhà Pháp xây đẹp thì biết là xây đẹp. Ta cần phải học tập. Nhà Nga xây xấu thì biết là xây xấu, ta cần phải phê phán.
Không nên ngụy biện kiểu AQ : Pháp xây đẹp, nhưng nó đã phá nhiều thứ của ta ( kiểu nó có tội thì cũng không nên ca ngợi nó )
Nga xây xấu, nhưng cũng có công dụng của nó ( nếu thế học kiến trúc, thẩm mỹ làm gì ? Cứ chém to kho dừ ăn cũng sống được người hà tất phải bày vẽ nghệ thuật ẩm thực ? )

Đại khái như thế.
Ngoài ra tớ thấy kiến thực lịch sử văn hoá của cậu có vẻ quá yếu. Khi khác sẽ bàn. Nhưng nói sơ qua cho cậu biết. Kẻ phá Kinh Thành Thăng Long chính là Vua Gia Long chứ không phải thực dân Pháp.
Thực dân Pháp cũng có phá mất nhiều di tích lịch sử quí giá ( như tháp Báo Thiên ) nhưng họ cũng có nhiều đóng góp lớn cho văn hoá Việt Nam và có thể gọi là ân nhân văn hoá. Một trong những " ân nhân văn hoá lớn nhất là họ đã mở trường Mỹ Thuật để đưa Việt Nam thoát khỏi tà đạo bước vào con đường nghệ thuật chân chính của thế giới " (câu này là chính hoạ sĩ Tô Ngọc Vân, hiệu trưởng trường Mỹ thuật nói thế ) và nhiều ân nhân văn hoá khác nữa. Rất nhiều, tôi chưa có thời gian kể hết.
Ngoài ra có lẽ cậu sẽ giật mình, khi biết rằng kẻ phá hoại lớn nhất các di tích lịch sử văn hoá chính là ....nhà nước ta ! Có thể kể vô số công trình văn hoá nổi tiếng bị chế độ ta phá trụi như điện Càn Thành, Điện Cần Chánh ( khu cung điện đẹp nhất giành cho Vua ở và làm việc trong Cấm Thành Huế ) nay chỉ còn bãi đất trống, không thể khôi phục, Đàn Nam Giao (di tích vô cùng quí giá nơi các vua Quang Trung, Gia Long và toàn triều Nguyễn làm lễ Lên Ngôi vè Tế Trời ) , chùa Bách Môn( 100 cửa ) trên Phú Thọ, nay hoàn toàn thất truyền ......Nhiều đình chùa , tượng, văn bằng, sắc chỉ, v.v....Nhưng cái phá huỷ lớn nhất là phá huỷ nền tảng văn hoá truyền thống nông thôn khi đưa quan hệ đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa Mác Lê Nin vào Việt Nam....cái này là các nhà văn hoá lớn nói thế, chứ không phải ai khác ....Nhưng quá dài, xin để dịp khác. Đại khái thế thôi đã. ...Tớ lại bận rồi .....
Phó Thường Nhân
Đây là chủ đề nói về « văn minh xe hai bánh ở VN, có hay không ? » chứ đâu phải nói về dân chủ dân chiếc. Dù sao tôi cũng chỉ ra hai điều mà theo tôi bác yuyu nhầm.
1.Trong các bài viết của Hồ chủ Tịch có rất nhiều từ « dân chủ ». Nhưng ở đây nó không dùng để chỉ « dân chủ tư sản, đa nguyên, đa đảng » là điều bác đang cố gắng tuyên truyền, mà dùng để chỉ hai cái. Cái thứ nhất về mặt nhà nước đó là chuyên chính vô sản người ta thường gọi là « nền dân chủ mới » (nouvelle démocratie), hay « dân chủ nhân dân »(démocratie populaire). Mô hình của nó là kinh tế quản lý hành chính, không thị trường như ở Đông Âu và Liên Xô cũ. Ý nghĩa thứ 2 của nó là tổ chức đảng « tập trung dân chủ » (centralisme démocratique) theo mô hình đảng cách mạng của Lê Nin. Ý nghĩa thứ nhất Hồ Chủ Tịch dùng trong thực tế không còn được dùng ở VN hay bất cứ nơi đâu trên thế giới nữa. Ý nghĩa thứ 2 Hồ Chủ Tịch dùng cho đảng cộng sản VN người ta đã hoàn toàn đạt được. Đảng cộng sản VN là đảng duy nhất trong các đảng cộng sản trên thế giới có dân chủ trong đảng, nó thể hiện qua việc « lãnh đạo tập thể », không có tệ sùng bái cá nhân (vì sùng bái một người đã mất là Hồ chủ Tịch thì trong thực tế nó không có ý nghĩa gì cả, chỉ có tính tượng trưng), hoạt động của đảng được thể chế hoá (institutionalisé) có đại hội bầu bán thường kỳ. Điều này đã làm cho đảng cộng sản VN khác xa các đảng cộng sản còn nắm quyền như ở Bắc Triều Tiên hay Cuba, nhưng lại rất gần với Trung Quốc. Điều này cũng dẫn tôi đến nhận xét là ở VN không phải là chế độc độc tài(Régime dictatorial) mà là một chế độ cứng rắn (Régime Autoritaire). Tóm lại trong cái giải quang phổ về chế độ, nhìn theo con mắt phương Tây với một cực « Dân chủ, đa nguyên, đa đảng » và cực kia là « độc tài, quân phiệt », thì chế độ ở VN nằm ở giữa.
2.Đảng cộng sản VN theo tôi, không phải là một giai cấp. Nếu bác yuyu chịu khó « điền dã » một tí thì sẽ thấy một đảng viên bình thường ở VN không có đặc quyền đặc lợi gì cả. Hình như ở VN có khoảng 1 triệu đảng viên trên số dân 82 triệu. Nếu thực sự có 1 triệu dân sống sung sướng (do đặc quyền đặc lợi) trong tổng số 82 triệu người thì nền kinh tế của VN có lẽ phải có sức mạnh tương đương với Thái lan (PNB VN 32tỉ Đô, Thái lan 350 tỉ đô). Muốn có đặc quyền đặc lợi thì điều kiện đảng viên chi mới là điều kiện cần, thường được sử dụng như chứng minh thư trong sạch. Điều kiện đủ là phải có quyền. Không phải cái cửa quyền nào cũng có thể làm giầu được, mà phải là những cửa liên quan tới sản xuất và thương mại. Hiện tại ở VN, người ta cũng không bắt buộc phải vào đảng thì mới giầu được. Điều quan trọng là phải có quan hệ. Các mối quan hệ có thể đạt được thông qua « hối lộ », « ăn chia ». Các mối làm ăn này thường thông qua các quan hệ gia đình, bạn hữu hơn là quan hệ đồng chí. Nếu đặc quyền đặc lợi không hoàn toàn được quyết định bởi tấm thẻ đảng, thì tại sao lại có thể coi đảng cộng sản là một giai cấp ? Trở lại quá khứ « xa xôi » 30 năm về trước, một người đảng viên bình thường là người phải chịu gian khổ nhất. Tôi biết không ít chuyện trong chiến trường, người ta từ chối không muốn vào đảng. Vì vào đảng sẽ phải sung phong đi đầu và chịu chết trước. Ngay cả việc được đi học đại học bằng lý lịch, ngoại trừ loại « con ông cháu cha » (không phải là do có thẻ đảng) phần còn lại cũng phải là thương binh, bộ đội, may mắn thoát chết mới có được « đặc quyền » đó.

Như vậy hình như vì cố gắng muốn tuyên truyền, mà bác đã bỏ qua rất nhiều nhận xét khách quan.
yuyu
Lạc đề hẳn rồi (lỗi là tại chú Malchik khơi ra ) , nhưng cóc cần laugh1.gif
Nói thực với bác Phó là tôi rất buồn cười khi đọc topic trên của bác. Tôi với bác tranh luận với nhau, đôi khi có thể gọi là đàm đạo với nhau mấy năm nay, biết nhau quá rõ, từ ngày ở bên TTVN, mà bác bảo tôi tuyên truyền thì thực chết cười ? Dù có nói chuyện Đại Chiến Thế Giới ở đây thì cũng chỉ là nói cho vui, vậy mà bác có thể nghĩ được đến như vậy ?
Tôi có cảm tưởng bác như một người khác hẳn ( vừa giống một (thằng ) cán bộ tuyên huấn đọc sách tuyên truyền vừa giống một cậu học sinh bị nhồi sọ, sợ sệt khi nghe những điều trái với giáo điều nên sợ bị tuyên truyền ? )
Tại sao lại có thể nghĩ được ? Chết cười ?
Thứ nhất, những điều bác gọi là Dân Chủ Nhân Dân, Dân Chủ Tập Trung này nọ v.v....đều là luận điệu tuyên truyền cũ rích mà tôi ( và chúng ta ) đã được /bị học( nhồi sọ ) mười mấy năm dưới ghế nhà trường XHCN.
Đến bây giờ mà bác còn tin thì thật lạ ? ( vì thế tôi bảo bác vừa giống cán bộ tuyên huấn nói như vẹt, vừa giống học sinh ngây thơ, sợ sệt ngây ngô )

QUOTE
Cái thứ nhất về mặt nhà nước đó là chuyên chính vô sản người ta thường gọi là « nền dân chủ mới » (nouvelle démocratie), hay « dân chủ nhân dân »(démocratie populaire).

Cái câu quan trọng nhất tiếng Tây thì bác lại không viết :
Chuyên Chính Vô Sản = Dictature du Prolétariat . Dịch đúng nhất phải là = Độc Tài Vô Sản.
Sở dĩ từ 50 năm nay người ta dịch là Chuyên Chính vì người ta muốn tránh chữ Độc Tài. Có thể nói một phần nào cái lắt léo của từ vựng Hán và Việt đã làm đã làm những đảng Độc Tài tồn tại được ở Việt Nam và Trung Quốc, trong khi, vì chữ Dictature đối với Tây nó độc tài quá, nên họ không thể đứng vững được ở phương Tây.
Nói xây dựng Dân Chủ trên nền Độc Tài thì không khác nào nói xây dựng Tự Do trong chế độ Nô Lệ.
Đã Dân Chủ là phải Dân Chủ với Tất Cả Mọi người không trừ 1 ai, tại sao lại phân ra Dân Chủ Vô Sản, hay Dân Chủ Tư Sản ?
Chỉ có thể nói Hoặc là Dân Chủ, hoặc là không có dân Chủ. Cũng như nói Hoặc là Trinh Tiết, hoặc là không có Trinh Tiết , chứ làm gì có thứ "Trinh Tiết 80%" ?
Cái cách phân chia ra các loại dân chủ rồi vu khống Dân Chủ Tư Sản, là dân chủ cho thiểu số, và tuyên truyền Dân Chủ Nhân Dân là dân chủ cho đa sô là luận điệu bịp bợm không thể nào nghe lọt tai được. Thế mà bác còn tuyên truyền làm gì ra đây ?

QUOTE
Điều này cũng dẫn tôi đến nhận xét là ở VN không phải là chế độc độc tài(Régime dictatorial) mà là một chế độ cứng rắn (Régime Autoritaire)

Câu này chứng tỏ hoặc là bác không hiểu thế nào là độc tài hoặc là bác cố tình ngây thơ.
Đúng là chế độ Việt Nam không phải là chế độc độc tài, nhưng nó còn là bậc thầy của chế độ độc tài.
Đó là chế độ Toàn Trị ( Totalitarisme ).
Chế độ Toàn Trị là một chế độ " Độc Tài Hoàn Hảo " nhất, tức là nó vượt xa chế độ độc tài về mức độ quản lý nhà nước.
Vì chế độ độc tài chỉ nắm chẳt chính quyền, nhưng chế độ toàn trị còn nắm chặt xã hội và chế độc toàn trị cộng sản còn nắm chặt cả đời sống tinh thần, thậm chí tâm linh, tức là độc tài ở mức độc hoàn hảo nhất, khủng khiếp nhất. Chế độ Toàn Trị siêu việt hơn tất cả các chế độc tài khác ở chỗ :
1/ Đảng lãnh đạo toàn, diện triệt để và duy nhất ( trong khi chế độ độc tài vẫn có đa đảng, chỉ có không được nắm quyền, không được tham gia tuyển cử như Miến Điện, như Chile, Indonexia và phần nào Nam Hàn, Đài Loan trước kia )
2/ Không có xã hội dân sự ( cái này chế độ độc tài phải gọi bằng cụ ): trong xã hội Toàn Trị, tất các các tổ chức dân sự như Thanh, Phụ, Lão , Ấu, nghề nghiệp, đoàn thể, tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, tâm linh v.v.....tất thảy đều nằm dưới quyền quản lý của nhà nước và không một tổ chức, hội hè nào được phép thành lập nếu nhà nước không quản lý được. Thậm chí ngay cả một hội hiếu hỉ chuyên lo ma chay cho các cụ xuống lỗ, nếu chưa được một tô chức chính quyền quản lý cũng không được phép thành lập.
Điều đó thật kinh khủng.
3/ Hoàn Toàn không có tự do báo chí.
Tuyệt đối không được phép xuất bản một tờ báo tư nhân nào.
Và đặc biệt là sự tồn tại hệ thống kiểm soát, kìm kẹp và qui định tư tưởng thông qua một tổ chức do Đảng đích thân nắm : đó là Ban Văn Hoá - Tư Tưởng Trung Uơng.
Đây là điều kinh khủng nhất mà chế độ Phát Xít cũng chịu thua. và do đó nó làm chế độ Toàn trị trở thành mô hình Độc Tài hoàn hảo nhất, kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại.
Toàn Trị, nghĩa là Nhà Nước Cai Trị Hoàn Toàn, Nhà Nước Bao Trùm Toàn Bộ các hoạt động xã hội, không chừa một kẽ hở nào cho nhân dân và không có xã hội dân sự.
Chính vì thế hoàn toàn không có dân chủ.
Nhân Dân hoàn toàn không có quyền gì tham gia quản lý, giám sát, bàn bạc công việc quản lý nhà nước. Nhân dân cũng hoàn toàn không có quyền đề cử, ứng cứ, bão miễn hay thay đổi chính quyền. Mọi việc đều do Đảng sắp đặt hoặc thông quan các cơ quan ngoại vị của Đảng sắp đặt.
Chúng ta có thể thấy rõ mô hình như sau :
Nhân Dân làm Chủ, Nhà Nước Quản lý, nhưng Đảng lãnh đạo, thành thử Quốc Hội và Chính Phủ hoàn toàn chỉ là bù nhìn của Đảng.
Đảng lãnh đạo, nhưng nhân dân không bao giờ được bầu ban lãnh đạo Đảng. Ngưới có quyền lực nhất nước là Tổng Bí Thư nhưng không bao giờ do dân bầu.
Cơ quan có quyền lực mạnh nhất nước , quốc hội cũng phải hỏi ý kiến ( ví dụ vụ có nên di chuyển nhà quốc hội có nên bảo tồn di tích Hoàng Thành Thăng Long v.v....) là Bộ Chính Trị, nhưng Nhân Dân hoàn toàn không có tí quyền gì để bầu cử giám sát , phế truất hay thay đổi nhân sự Bộ Chính Trị.
Tóm lại, "nhân dân làm chủ" ở chỗ nào ? Dân Chủ ở chỗ nào ?

QUOTE
2.Đảng cộng sản VN theo tôi, không phải là một giai cấp. Nếu bác yuyu chịu khó « điền dã » một tí thì sẽ thấy một đảng viên bình thường ở VN không có đặc quyền đặc lợi gì cả. Hình như ở VN có khoảng 1 triệu đảng viên trên số dân 82 triệu. Nếu thực sự có 1 triệu dân sống sung sướng (do đặc quyền đặc lợi) trong tổng số 82 triệu người thì nền kinh tế của VN có lẽ phải có sức mạnh tương đương với Thái lan (PNB VN 32tỉ Đô, Thái lan 350 tỉ đô).

Câu này rất buồn cười, bác nói cứ như trẻ con hoặc vờ ngây thơ, trong trắng .
Đây chính là cái chỗ " Đểu" nhất đây.
Đúng là đa số đảng viên thường, cũnng như quần chúng. và cả vài trăm đảng viên cao cấp , thậm chí Bộ Chính Trị, bề ngoài cũng không có gì hơn lắm so với quần chúng.
Trên danh nghĩa là như vậy.
Nhưng cái chết người , cái " cực đểu " nó là ở chỗ này :
" Đất đai là sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý ".
Mà nhà nước là do Đảng lãnh đạo, hay nói thật thà ra, nó chính là Đảng. Chính vì vậy úm ba la, Đảng trở thành đại địa chủ, đại tư sản, lớn nhất trong lịch sử. Đảng giàu hơn cả vua ngày xưa. Vì ngày xưa vua cxung chỉ làm chủ thiên hạ phần đất công mà vẫn phải dừng lại ở phần đất " chùa ". Đất của các đình chùa ngày xưa là của Phật , bất khả xâm phạm . Nhưng ngày nay thì không. Dân hoàn toàn không có quyền sở huữ đất mà chỉ có quyền "sử dụng " đất. Đó chính là một luật "cực đểu "chưa từng có trong lịhc sử của chế độ Toàn Trị.
Chính vì thế, tuy trên danh nghĩa chính thức, các quan đảng chỉ có lương vài triệu tháng, tức khoảng vài trăm đô, nhưng trên thực tế họ cực kỳ giàu, vì mọi tài sản quốc gia tiềm tàng đều nằm trong tay họ và có cả 1001 phép úm ba la để "chiếm công vi tư" mà không người dân nào làm gì được. Cho nên nạn tham nhũng và xa hoa cực kỳ đã trở thành quốc nạn cướp phá tài sản quốc gia. Chỉ 1ví dụ Lương Quốc Dũng , riêng tiền " bồi dưỡng "cho nạn nhân như kiểu tiền tiêu vặt rút túi ra cững 1tỉ đồng, tương đương 64 ngàn đô ? Thử hỏi lương vài trăm đô tháng thì tiền đâu ra ? Còn mấy biệt thự hàng chục triệu đô thì tiền đâu ra ? Thành uỷ đi xe 5 tỉ, nhập 78 xe phục vụ hội nghị, sau bán, mà giá mỗi xe vài trăm ngàn đô , tiền đâu ra ?
Một thằng Mai Thanh Hải nghiện hút vô học, nhưng con quan nhảy vào chễm chệ trong Bộ Thương Mại, đi máy bay như đi chợ, thay xe ô tô xịn như thay áo ? Bill Gate cũng chào thua. Tiền đâu ra ?
Mà cũng dễ tính. GDP cả nước Việt Nam chỉ cỡ 35 tỉ đô. Thế mà có nhiều cán bộ giàu có hàng triệu , thậm chí cả tỉ đô, hàng trăm ngàn met vuông đất, hàng chục biệt thự lớn nhỏ, tiền nội coi như giấy lộn cho con gấp tàu bay chơi, chưa kể tiền gửi banque ngoại quốc, mua nhà nước ngoài, thì đủ biết họ chiếm đoạt tài sản quốc gia kinh khủng thế nào
Cho nên, nói mỏi tay quá, bác cứ xem báo thì có cả hàng ngàn vụ tham nhũng, lãng phí, cướp phá tài sản quốc gia ....mới chỉ là phần nổi của tảng băng, mà đã thế ......bảo sao mà họ cấu kết với nhau nắm quyền chặt thế và sợ dân chủ thế ?
Tôi không thể hiểu nổi bác nghĩ thế nào trong hoàn cảnh này mà có thể nhìn một cách ngây thơ thế, nếu không muốn bảo bác là một con vẹt tuyên huấn, cứ tỉnh bơ trước sự giàu có sự giàu có cực kỳ bất thường và đểu giả của một số sâu mọt ngày nay ?
Malchik
Đúng là càng ngày càng lạc đề quá xa so với hai cái bánh xe ban đầu.

Tôi thực sự là một người dốt kiến thức Lịch sử, tôi chẳng bao giờ nhớ được các sự kiện chính xác, và chỉ nắm được sơ qua lịch sử các triều đại Việt Nam, nên luôn khâm phục những kiến thức Lịch sử của Yuyu. Nhưng Yuyu luôn là người đẩy chủ đề đi quá xa so với ban đầu. Ở đây tôi không hề khẳng định sự xấu đẹp của các công trình kiến trúc để học tập và phê phán, cũng không hề đổ hết tội phá thành Thăng Long cho người Pháp, mà tôi chỉ nói họ là người phá một cách có hệ thống và triệt để. Và tôi cũng mới chỉ đưa ra để làm ví dụ về sự trả giá cho cái quý phái, sang trọng của Hà Nội. Yuyu không nên chẻ chữ, bẻ ý của tôi.

Lại dông dài một chút, tôi là người làm về xây dựng, nên tôi có chút ít hiểu biết về các giá trị kiến trúc. Tôi thừa nhận kiến trúc người Pháp xây là đẹp, là bất hủ. Kiến trúc thời gian sau 54 ở Hà Nội là xấu, bất hợp lý và không có công trình nào tiêu biểu. Nhưng nếu Yuyu đọc qua Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Yuyu có lẽ hiểu thêm hơn về nghệ thuật kiến trúc nói riêng, và nghệ thuật nói chung. Muôn đời, người nghệ sỹ luôn khao khát làm ra những công trình đẹp, để lại cho muôn đời, thế nhưng khi cơm không đủ ăn, áo đủ mặc thì đẹp để làm gì, hoa mỹ để làm gì, bầy vẽ nghệ thuật ẩm thực để làm gì….?? Yuyu chắc cũng quá hiểu thời kỳ đó khó khăn đấy như thế nào, thiết nghĩ không cần nhắc lại thêm. Còn tôi cũng không biết Yuyu đã sang Nga xem những chàng Ivan ngố tổ chức không gian kiến trúc chưa? Nhưng theo tôi, những gì các chàng Ivan làm được cũng có thể sánh cùng người Pháp.

Yuyu nhắc nhở tôi về sự ngụy biện nhà hàng xóm dốt, nhà mình đốt sách. Thế mà ở đây Yuyu lại cũng đi vào lối mòn đấy khi nói rằng vua Gia Long phá thành Thăng Long, chính quyền Cộng sản đốt đền chùa miếu mạo, thì người Pháp cũng phá có sao đâu? Và Yuyu cũng AQ khi nói rằng, người Pháp phá thành Thăng Long, nhưng cũng truyền dậy, khai phá văn minh cho người Việt nhiều lắm…

Như ở trên tôi đã nói, công – tội phải minh bạch, không thể lấy công để biện minh cho tội. Đấy mới là ngụy biện.

Còn về từ “phản động”. Tôi một lần nữa phản đối cách lập luận chẻ chữ, bẻ cong ý người khác của Yuyu. Tôi không định nghĩa thế nào là phản động. Mà tôi chỉ nói, trên quan điểm Tự do – Dân chủ thì không có khái niệm phản động. Có thể tôi nông cạn chưa thấu hiểu hết thế nào là Tự do – Dân chủ. Tôi chỉ hiểu nôm na. Tự do: tức là tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do thành lập hội, tự do tôn giáo. Nếu như thế tôi là một người bảo thủ, tôi có quyền nói lên chính kiến bảo thủ của mình, có quyền nhóm họp những người bảo thủ như mình, và phản đối những ý kiến đối lập. Còn Dân chủ, nhân dân có quyền quyết định ủng hộ ai. Nếu đa số ủng hộ tiến bộ, thì tất nhiên hội nhóm bảo thủ của tôi sẽ tự tiêu vong. Không hiểu môm na thế có đúng không? Và thực tế tôi cũng mới chỉ được “nhồi sọ” lực lượng phản động chống phá cách mạng Việt Nam, chứ chưa nghe thấy các thế lực phản động chống phá nước Mỹ Tự do – Dân chủ.

Trong cách lập luận, Yuyu luôn vòng vèo, lúc đứng về bên này, lúc đứng về bên kia, nên tôi đã hỏi Yuyu, thực ra Yuyu đứng về phía Tự do – Dân chủ hay đứng về phía độc Đảng chuyên chính? Yuyu chưa trả lời tôi thắc mắc này.

Nhân đây, sau một hồi tranh luận với Yuyu và cả những giải thích của bác Phó thường dân, dẫn tôi đến một hoài nghi. Thực sự Tự do – Dân chủ là gì? (Mong Yuyu đừng đem bài viết Dân chủ là gì ra). Và thực sự Tự do – Dân chủ có phải là mục đích hướng tới của loài người không? Và Tự do – Dân chủ đã phải là một mục tiêu tốt đẹp nhất chưa, hay còn nhiều mục tiêu khác tốt đẹp hơn? Và những người đang đấu tranh cho Tự do – Dân chủ kiểu như Yuyu có phải thực sự mong muốn một sự tốt đẹp cho xã hội Việt Nam không? Hay chỉ lấy đấy là phương tiện để biện minh cho mục đích nào khác? (Tôi đã tưởng tôi hiểu được mục đích khác, nhưng hóa ra Yuyu đã làm cho tôi nhận ra tôi đã hiểu nhầm)
Phó Thường Nhân
Bác yuyu dạo này có vẻ nóng tính quá nhỉ. Bác ạ, khi tôi tôi giải thích nghĩa « dân chủ » của Hồ Chủ Tịch, tôi chi muốn nói là bác đã xử dụng nhầm thôi, vì cái « dân chủ » mà Hồ chủ Tịch nói không phải là cái « dân chủ » bác định nói. Tôi chỉ nhắc lại cái định nghĩa, mà theo đó Hồ chủ Tịch đã dùng, nếu điều đó giống như « tuyên huấn » thì cũng không có gì đặc biệt, vì đây là định nghĩa « dân chủ » mà bác cũng như tôi đều từng ở miền Bắc và đều từng được học. Điều đó có nghĩa là bác cũng phải biết. Nếu bác biết mà bác lại dùng nhập nhằng thì có phải là bác không khách quan và « tuyên truyền » không ? Tôi nói tuyên truyền ở đây là muốn nói, bác bất chấp sự chính xác, khách quan chỉ cần nói cho hợp với một « định kiến » có sẵn từ trước.
Về các thể chế, điều bác nói là đúng trong trường hợp nhà nước nắm toàn bộ việc điều hành kinh tế,xã hội. Nhưng ngay trong trường hợp ấy, thực chất nó vẫn chỉ là một thứ Tư bản nhà nước. Hiện nay ở VN làm gì còn kinh tế quốc doanh thuần tuý, 60% PNB là từ kinh tế tư nhân. Chính vì thế mà những điều bác nói không chính xác nữa. Xét về mặt lý thuyết, concept, tôi không hiểu dân chủ như bác. Với tôi dân chủ là tiếng nói của những thành phần kinh tế. Tôi đã từng đề cập tới nó khi tranh luận với chú minimalist thì phải. Với tôi dân chủ đạt tới trình độ Âu-Mỹ, là hệ quả của kinh tế thị trường phát triển tới một mức độ nào đây. Dân chủ thể hiện nhu cầu thông tin chính xác trong quan hệ sản xuất thị trường hàng hoá, vì trong một nền kinh tế thị trường, do không có sự chỉ huy tập trung, mà người ta cần phải có thông tin chính xác thì mới hoạt động được. Mức độ đầu tiên của dân chủ phải đạt được là nhà nước pháp quyền, quản lý theo luật, bảo vệ tư hữu. Thứ đó mới tới dân chủ chính trị. Điều này giải thích tại sao những nước như Nga, Cam pu chia, Philipine ứng dụng dân chủ thất bại. Ở Nga nhà nước pháp quyền chưa vững, luật pháp lỏng lẻo, có luật chưa chắc xã hội đã hoạt động theo luật, vì cái « tục » quản lý hành chính còn nặng. Điều nay đã dẫn tới sự hình thành các oligarche, và sau các oligarche là các thế lực nước ngoài. Xã hội rối loạn, kinh tế đi xuống,vì các oligarche chỉ hoạt động vì lợi ích cá nhân và lợi ích của người nước ngoài không quan tâm tới lợi ích trong nước. Với tôi, đây là một thứ chủ nghĩa thực dân mới. Ở Cam pu chia thì còn tệ hơn, vì chẳng những nhà nước pháp quyền không có, mà cái đế kinh tế cũng không. Hiện tại theo như báo express của Pháp nói, thì không nơi nào chính quyền có nhiều bộ trưởng như ở Cam pu chia. Các chức vụ chính quyền người ta có thể mua. Mua một chức vụ trưởng khoảng 11000 đô. Như vậy, do không có kinh tế tư nhân mạnh, nhà nước trở thành nghề kinh doanh duy nhất. Và tại sao họ phải có nhiều bộ trưởng như thế là vì có nhiều đảng, phải ăn chia đều. Một đảng ăn một, 2 đảng ăn gấp hai lần. Nhà nước Cam pu chia hiện tại, về thực chất hoạt động không khác nhà nước Phù Nam, tổ tiên của họ (và một phần của VN nữa) là bao, mặc dù nó có cái vỏ dân chủ. Cái lý thuyết dân chủ đa đảng chống tham nhũng, phát triển kinh tế không chính xác cho các nước đang phát triển. Như vậy ở các nước này, vội vàng thực hiện đa nguyên, đa đảng thực chất là đi đầu xuống đất.
Tôi đồng ý với bác việc ở VN bộ chính trị, trung ương đảng có thể quyết định mọi việc mà không qua nhà nước, không qua « dân ». Nhưng ở VN bộ chính trị, trung ương đảng không phải là một người. Về mặt thực tế nó giống như một thứ « thượng nghị viện » ở phương Tây (senat). Điều duy nhất khác là nó tham gia qua nhiều vào các công việc hành chính thường ngày, vốn là việc của nhà nước, và mối quan hệ giữa nhà nước, đảng, chính phủ không rõ ràng chưa có thể chế (institutionalisé) để đưa nó vào khuôn. Hiện nay nó mới chỉ là cái « tục ». Đây là điều đáng nhẽ ông Phan Đình Diệu có thể yêu cầu, nhưng ngược lại các chiến sĩ yêu dân chủ ở VN và ở nước ngoài do quá yêu văn hoá phương Tây muốn VN thành một Na uy, hay Thuỵ Điển không nhìn thấy. (phải mở nguặc để nói thêm, nếu không bác yyuu sẽ nghĩ tôi nói cạnh khoé, trong khi tôi chỉ có ý đùa cợt. Cái điều thiếu ở những người hô hào dân chủ VN là họ không tìm hiểu kỹ về dân chủ phương Tây trong những cái nguắt nghéo của nó, và họ cũng không hiểu rõ VN, không hiểu rõ xã hội VN. Tôi không dám nói tôi hiểu rõ hơn họ, nhưng có điều chắc chắn là tôi không có ảo tưởng như họ. Và chính vì tôi muốn nếu có dân chủ, phải là một nền dân chủ thực như ở các nước phát triển Âu Mỹ, chứ không phải là một thứ dân chủ què quặt ở Cam pu chia mà tôi phản đối cái dân chủ của họ).
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.