Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Giá Cả ở Hà Nội Có đắt Không?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
root
Theo báo VNEXPRESS

Hà Nội thuộc top 30 thành phố đắt nhất thế giới


2 đô thị lớn của Việt Nam đều "đắt đỏ".
Hà Nội được xếp vào một trong những thành phố có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất thế giới năm 2004, đứng 29/144 trong bảng xếp hạng. Trong khi đó, TP HCM nằm ở vị trí 36, theo kết quả điều tra của Cơ Quan Tư Vấn Nguồn Nhân Lực (Mercer) có trụ sở tại 41 nước.

Hà Nội được xếp đứng ngay sau Berlin, trên nhiều thành phố lớn khác như Đài Bắc, Quảng Châu, Chicago, San Francisco.

Kết quả điều tra 144 thành phố trên khắp thế giới cũng cho thấy, Tokyo của Nhật Bản vẫn là thành phố đắt đỏ nhất thế giới. Tiếp theo là thủ đô London của Anh (tăng 5 bậc), Matxcơva (Nga), Osaka (Nhật Bản), Hong Kong, Geneva (Thuỵ Sĩ), Seoul (Hàn Quốc).

"Năm 2004 có nhiều thay đổi lớn về thứ hạng của các thành phố do sự biến động trên thị trường tiền tệ thế giới, đặc biệt là đồng đôla Mỹ và euro", Marie-Laurence Sepede, nhà nghiên cứu cao cấp của Mercer nói. Theo ông, các thành phố của Mỹ không đứng trong top 10 do đồng đôla yếu. New York, thành phố đắt đỏ nhất nước Mỹ, chỉ xếp thứ 12, giảm 2 bậc so với năm ngoái. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tại các thành phố ở châu Âu tăng do đồng euro lên giá hơn 11% trong vòng 6 tháng qua.

Chi phí sinh hoạt tại các thành phố của Australia và New Zealand tăng mạnh cũng do đồng tiền của các nước này tăng giá. Sydney (Australia) nhảy từ thứ 67 năm ngoái lên thứ 20 trong năm nay và Auckland (New Zealand) nhảy 35 bậc lên thứ 80.

Thành phố Asuncion của Paraguay và Montevideo (Uruguay) được đánh giá là thành phố có chi phí sinh hoạt thấp nhất thế giới trong năm 2004.

Các nhà điều tra đã đưa ra 200 tiêu chuẩn cho việc đánh giá này tại mỗi thành phố, trong đó gồm chi phí nhà cửa, lương thực, quần áo, điện nước, giao thông và dịch vụ vui chơi giải trí.

Click vào đây để xem danh sách các thành phố xếp theo chi phí sinh hoạt.

http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doan...C850/Page_1.asp
netwalker
Phải công nhận bây giờ giá cả ở Hà Nội và Sài gòn đắt thật!

Về Việt nam tiêu tiền mà như bị "mất cắp". Nếu sinh hoạt bình thường tằn tiện thì OK chứ nếu sống theo tiêu chuẩn bên này thì đắt gấp 10 lần.
root
Bác Net liệu có thể phân tích rõ hơn là tại sao lại đắt gấp 10 lần không? Tiêu chuẩn sinh hoạt bên đó cụ thể là thế nào vậy?
M
đúng rồi, siêu đắt. Đắt lên nhanh tới mức em phát hỏang.
netwalker
QUOTE(root @ Mar 24 2005, 07:53 AM)
Bác Net liệu có thể phân tích rõ hơn là tại sao lại đắt gấp 10 lần không? Tiêu chuẩn sinh hoạt bên đó cụ thể là thế nào vậy?



Để phân tích cái này, đầu tiên chắc phải hỏi sinh hoạt cơ bản của con người là gì?

- Ăn
- Mặc
- Ở
- Đi lại

nói về tiêu chuẩn sinh hoạt :

- Tối thiếu cũng phải ăn no, mặc ấm có mái nhà che thân, có phương tiện đi lại

- Tốt hơn, ăn ngon, mặc đẹp, nhà cho ra nhà, có đầy đủ tiện nghi, các phòng riêng biệt, có xe tốt

- Tốt hơn nữa, ăn ngon và có sự lựa chọn, một tuần đi ăn ngoài nhà hàng vài lần, đồ ăn là đồ sứ hoặc pha lê đắt tiền, sở hữu căn nhà cao, cửa rộng, nhà lầu, xe hơi đắt tiền

- Tốt hơn nữa hay xa xỉ thì nhà phải ở khu hạng sang đắt tiền, nằm trên bãi đất rộng, có sân vườn, trong rừng, trên đồi hoặc ngoài biển, đi du lịch hàng năm, có du thuyền, máy bay riêng chẳng hạn, v....v

Để việc so sánh dễ dàng hơn, có lẽ tôi bắt đầu từ Việt nam. Nước Việt chúng ta, vì những hoàn cảnh khách quan, chủ quan không thuận lợi mà nhiều năm liền, dân tộc chúng ta ăn không đủ no, áo không đủ mặc, nhà cửa thì chật chội, nhiều người sống trong một căn phòng hoặc nhà cấp 4, lợp tạm, có khi nhiều thế hệ sống chung trong một căn phòng mười mấy mét vuông. Khi trong nhà có người lập gia đình riêng, cưới vợ, lấy chồng, sinh con, đẻ cái, họ cũng vẫn sống trong căn phòng đó, khu vực của họ là chiếc giường được ngăn cách với phần còn lại của căn phòng bằng chiếc ri đô ( curtain). Ăn uống thì khỏi nói rồi, lúc trước gạo, nước mắm phải xếp hàng để lĩnh tiêu chuẩn với hệ thống tem phiếu, chuyện cơm độn bo bo, ngô, khoai, sắn không hiếm. Xe đạp Peugoit là biểu tượng của sự giàu sang. Tôi kể chuyện này có thể có một số bạn 8X bảo thằng cha này ba xạo nhưng nếu các bạn về hỏi lại cha mẹ, ông bà sẽ được nghe họ kể ra sao. Việc đưa ra hình ảnh này không phải là để nói xấu Việt nam mà để so sánh sự khác biệt về tiêu chuẩn sống, vì vậy các chú GATO hoặc Pro. Extremist đừng có post bài bảo tôi phản động.

Kể từ sau Đổi Mới, kinh tế Việt nam khá dần, cuộc sống người dân cải thiện, tiêu chuẩn sống được nâng cao. Tiêu chuẩn sống ở thành thị bây giờ có lẽ là ăn ngon, mặc đẹp.



Bây giờ chúng ta thử so sánh giá cả một số mặt hàng trong những tiêu chí nêu trên nhé.

Đầu tiên là Ăn - uống - Thực phẩm:

Thực phẩm ở Việt nam có thể nói vừa đắt, vừa không có tiêu chuẩn, bảo đảm vệ sinh gì cả. Ví dụ giá gà sống là VND 40,000/kg, khoảng $2.5/kg. Trong khi giá thịt gà làm rồi, chế biến sẵn, cắt miếng, sạch sẽ ở Bắc Mỹ ( Mỹ và Canada) chỉ có giá trung bình khoảng $1.5/kg ( giá gà nguyên con làm rồi nhưng chưa cắt khúc phân loại là $3-$5/con từ 3-8kg/con), giá thịt gà cắt và phân loại là $1,5/kg thịt đùi ( quarter leg), $3/kg thịt lườn. Giá thịt bò đắt hơn gấp 2 đến 3 lần. Giá thịt bò ở đây nhiều lúc mua sale chỉ $2/kg và tất nhiên có bán hạ giá vẫn phải bảo đảm chất lượng bởi nếu người tiêu dùng bị làm sao có thể kiện nhà sản xuất hoặc siêu thị lấy một khoản tiền đền bù khá lớn. Còn ở Việt nam, ăn có ngộ độc thì dáng chịu và đành đổ tại số đen đủi w00t.gif Giá hải sản ở Việt nam còn đắt hơn nữa, giá cá hồi ( salmon) ở Bắc Mỹ trung bình khoảng $7/kg, ở Việt nam là $30/kg. Giá tôm sú cỡ 10-20 ( tức là cứ 1kg tôm thì có từ 10 đến 20 con. Đây là tôm sú loại to) ở đây khoảng $18/kg, ở Việt nam là VND900,000 khoảng $60/kg. Giá cua bể cũng tương tự kiểu vậy, tôm hùm thì đắt hơn gấp nhiều lần. Một con tôm hùm loại 1kg ở đây khoảng $20/con, ở Việt nam là $120/con.

Mặc - tiêu dùng

Nếu chỉ nói là mặc bình thường thì không nói, quần áo Việt nam khá rẻ nhưng nếu có tiền một chút hoặc sống ở thành thị thì không ít thì nhiều cũng phải mua một vài món đồ của Thái lan, hàn xẻng, hongkong, trung quốc để mặc. Nếu có tiền hơn thì muốn mặc đồ hiệu. Một cái quần Levi's loại phổ thông, phổ cập cho mọi người ở bên này, mua sale có gái $10 cái, về Việt nam là vài chục đô, chưa kể đến các hiệu cao cấp như Giorgio Armani, D&G, Versace, Hugo Boss, v....v.

Một bọc giấy toilet của Thailand ở Việt nam là VND250,000 ( $18) trong khi ở đây loại silk toilet paper chỉ có $10/bọc. Tất nhiên nếu thích dùng loại VND3000/cuộn chưa dùng đã rách, lại cứng như giấy nhám hoặc dùng báo với giấy cũ thì không nói làm gì.

Các đồ gia dụng khác cũng đắt, một cái điện thoại wireless 900 Mhz có giá hơn triệu, loại 2.4Ghx là 2 triệu đến 5 triệu, 5.8Ghz là VND8-15 triệu ( cả $1000) trong khi loại này ở đây chỉ có $200. Lò vi ba, vi sóng ( microwave) ở đây có thể mua $30/cái loại đơn giản về Việt nam có giá cả triệu, loại $200 ở đây thấy bán gần ngàn. Đã thế hệ thống bảo hành cực kỳ kém, mua rồi không được trả lại, nếu muốn mua chỗ uy tín, có bảo hành thì giá đắt gấp rưỡi ( ví dụ như vào VINCOM), nếu mua ở mấy tiệm ngoài lề đường Hai Bà Trưng thì "bảo hành sáu tháng có nghĩa là sáng tháo"



Nếu muốn mua một căn nhà mặt tiền khoảng 100m vuông ở khu vực Hàng Bông, Hàng Ngang, Hàng Đào bây giờ hãy chuẩn bị khoảng $2 triệu trở lên. Đợt Tết vừa rồi tôi về, giá một căn biệt thự Pháp cổ ở Ngô Quyền được chuyển nhượng với giá $8 triệu.

Tiêu chuẩn ở của một gia đình 4 người, 2 vợ chồng và 2 đứa con, ở đây là một căn nhà 3 phòng ngủ, 1 phòng khách, 1 phòng bếp, phòng ăn và 1-2 nhà tắm, chỗ đậu xe cho 2 chiếc. Nhiều gia đình sống trong những căn nhà có phòng khách rộng khoảng 300m vuông, bếp và phòng ăn rộng 200m vuông, phòng ngủ Master bedroom khoảng 100m vuông, với phòng tắm lớn có bồn tắm sủi và phòng xông hơi, có walk-in closet to đẹp rộng rãi như cửa hàng quần áo thời trang. Toàn bộ diện tích ở khoảng 3 đến 5 nghìn sq.ft. xây trên mảnh đất rộng cả ha. Có nhiều gia đình người Việt ở Cali sống trong những căn nhà như vậy, và thị trường nhà đất Cali khá nóng bỏng nhưng căn nhà như thế ở Cali có giá trung bình từ $1 đến $3 triệu ( tất nhiên có những căn nhà hàng chục triệu nhưng nó khủng khiếp). Nếu bê những căn nhà này về việt nam hoặc xây một căn nhà tương tự ở Việt nam sẽ có giá khôảng $10-$15 triệu là ít nhất.

Xe cộ- phương tiện đi lại

Giá một cái xe Landcruise V8 ở Bắc Mỹ khoảng $50,000, ở Việt nam gần 2 tỷ, loại V6( sáu máy lắp hình chữ V) ở Bắc Mỹ gọi là 4runner, Việt nam sản xuất bản cả tỷ. Một chiếc Mercedes V8 ( 8 máy) E-500 ở Bắc Mỹ được chào bán $57,000 http://autos.yahoo.com/newcars/mercedesben..._e500sedan_2005 nhưng dân mua xe thường chỉ mua với giá khoảng $53,000. Ở Việt nam có giá khoảng 2 tỷ đến 2 tỷ rưỡi và tất nhiên chẳng có bảo hành gì cả, trong khi xe mua ở Bắc Mỹ thường được bảo hành 5 năm hoặc 100,000 miles. Để mua những xe như thế này muốn mua cũng không phải có ngay, nếu có mà không mua ngay, có người khác mua mất vì vậy nếu nó có xước xát thì cũng phải chịu chứ không có cái khác để thay thế hoặc lựa chọn.

Trên đây là so sánh số liệu trên cùng một loại mặt hàng, theo tiêu chí sinh hoạt ăn, mặc, ở, đi lại. Ngoài ra, cần phải nói thêm rằng, thu nhập bình quân đầu người của Việt nam thấp hơn Bắc Mỹ gấp 10 lần. Nếu tính GPA bình quân đầu người của Việt Nam là $3000 và của Mỹ là $36000 thì đã thấy là giá cả sinh hoạt sẽ bị tăng thêm 10 lần nữa. ( con số cập nhật có thể lấy ở web site của World Bank và IMF)


Các thông tin trên là do chính tôi tham khảo mua bán trong đợt Tết vừa rồi về thăm nhà, sắm sửa, đi chợ mua bán. Lâu rồi không nấu ăn cho Mẹ già, cho nên có lẽ cũng có những bias, là tôi muốn mua đồ ngon về nấu cho Mẹ ăn, đưa Mẹ đến những nhà hàng tốt, sang trọng để Mẹ thưởng thức . Một bias khác mà có thể có đó là tôi có thể bị mua đắt hơn những người khác đi chợ hàng ngày ở Việt nam nhưng tôi nghĩ cái bias này cũng nhỏ vì tôi thường đi chợ cùng với Mẹ cho vui và muốn hỏi Mẹ thích ăn gì, mua gì.


Tất nhiên mỗi con người có một tính cách riêng và lối sống riêng, có người thích sống thoải mái, phóng khoáng có người tiết kiệm, có người thích hưởng thụ, người kham khổ, tằn tiện, vì vậy nhu cầu của mỗi người một khác và nhận định của mỗi người vì vậy cũng có thể khác đi.


Any question?
chipchipchip
QUOTE(netwalker @ Mar 24 2005, 02:48 PM)
QUOTE(root @ Mar 24 2005, 07:53 AM)
Bác Net liệu có thể phân tích rõ hơn là tại sao lại đắt gấp 10 lần không? Tiêu chuẩn sinh hoạt bên đó cụ thể là thế nào vậy?



Tất nhiên mỗi con người có một tính cách riêng và lối sống riêng, có người thích sống thoải mái, phóng khoáng có người tiết kiệm, có người thích hưởng thụ, người kham khổ, tằn tiện, vì vậy nhu cầu của mỗi người một khác và nhận định của mỗi người vì vậy cũng có thể khác đi.


Any question?

Hôm nọ em Bu có hỏi:

- Thu nhập của mọi người là bao nhiêu/ tháng và bao nhiêu tiền thì "đủ" để sống ở VN?
- confused1.gif :whatt:
root
Chào bác Net, bài phân tích của bác rất hay. Tôi cũng xin có mấy ý kiến như sau:

Các mặt hàng ở VN có 2 loại: trong nước tự sản xuất và nhập khẩu. Những cái mà trong nước tự làm được thì giá rẻ, còn nhập khẩu thì giá cao hơn ở nước ngoài là tất nhiên rồi vì còn phải có thuể má rồi thì tiền vận chuyển vào đấy nữa. Cần phải phân biệt rõ 2 loại đó để khỏi nhầm lẫn và có thể đánh giá chính xác hơn.

Về thực phẩm và hàng nhu yếu phẩm, hầu hết trong nước đã đáp ứng đủ yêu cầu, mặc dù về tiêu chuẩn vệ sinh thì phải công nhận là hơi yếu kém. Tuy nhiên thổ dân có thể khắc phục được bằng cách mua hàng của những mối quen, những người bán hàng có uy tín hoặc vào siêu thị (giá không đắt hơn bên ngoài). Hơn nữa, thực phẩm VN thí dụ thị bò, thịt gà ngon hơn ở Mĩ rất nhiều. Giá của bác Net đưa ra ở Mĩ là giá thịt công nghiệp nhão nhoét, ăn chán lắm, có người đã ví là ăn thịt bên đó không phân biệt được là bò hay lợn vì mùi vị tương đương nhau. Thí dụ thịt gà công nghiệp làm sẵn ở VN cũng chỉ có 20.000đ, chưa tới 1.5$, đâu có đắt? Tôm sú loại to cũng chưa đến 200.000 đ/ kg, chắc bác Netwalker bị chém rồi (vì là Việt Kiều, bị thổ dân cắt cổ là tất nhiên). Nếu hải sản ở VN đắt thì Mĩ đã chẳng đến nỗi phải kiện cá kiện tôm !

Thêm vào đó giá rau quả thì ở VN lại rẻ hơn hẳn, chất lượng cao đến mức không ngờ. Rau quả đều rất tươi ngon, mùi vị tách bạch rõ ràng. Những món như tiết canh, thịt vịt thịt chó mà không có rau gia vị thì giảm 90% chất lượng. Các loại ớt, hạt tiêu, chanh... đều có vị trí rất quan trọng, nhưng ở Tây thì không có được hương vị đó. Có người còn phải mang ở nhà đi hành và tỏi khô để sang bên đó trồng vì hành và tỏi Mĩ không có mùi. Nói chung về ẩm thực thì chỉ đáng ngại về mặt vệ sinh thôi, nhưng về độ ngon và giá thành thì tôi đánh giá rất xuất sắc ! Vấn đề kiểm định thực phẩm thì đành phải tạm chờ mấy năm nữa cho cơ chế quản lý phát triển, sẽ tự khắc có thôi.

Đối với hàng may mặc, tôi cũng đánh giá rất cao, không chỉ về giá thành mà còn về chất lượng. Tôi có một cô bạn người Phần Lan sang VN, thấy mặc cái áo quen quen, mới hỏi xem có phải cô ấy mới mua ở VN không? Thì ra là cô bạn đó đi chọn mua mãi ở siêu thị bên ấy, mới có được một chiếc áo khoác ưng ý, giá lại phải chăng, tất nhiên là made in VN rồi. Hãng giày nổi tiếng Nike cũng đặt hàng gia công tại VN, sau đó gắn thương hiệu rồi bán giá cao gấp bội. Mặt hàng quần áo chủ yếu phục vụ chị em nên thị hiếu là thích mua theo thương hiệu, thích mua của đắt để khoe, chứ chất lượng thì cũng chẳng hơn gì.

Còn chuyện giấy toalet thì cũng khá hài hước, tôi thường chỉ dùng loại 1200đ là đã tốt lắm rồi. Nếu dùng loại 3000đ thì quả là đẳng cấp, chất lượng siêu hạng. Có lẽ bác Net mua nhầm giấy rởm nên mới bị như vậy, lúc nào bác về VN tôi sẽ biếu 1 cuộn 3000đ để dùng thử ngay xem thế nào nhé?

Tuy nhiên, cũng phải công nhận một điều là các sản phẩm công nghệ cao phải nhập khẩu thì nước ta phải chịu mua đắt cũng là đúng, bởi trong nước chưa sản xuất được (thí dụ lò vi sóng, ô tô...) Những cái đó thì nguyên vật liệu phải nhập khẩu rất nhiều, cách linh kiện hầu như chưa đủ trình độ nội địa hoá. Giá cả nhà đất thì cũng chưa quản lý được, nên để xảy ra tình trạng đầu cơ, gây ra nhiều cơn sốt đất. Nhưng xét cho cùng, thì hiện nay đại bộ phận nhân dân đã có thể ăn no mặc ấm, thế là tạm ổn. Còn về chất lượng cuộc sống giàu sang thì đành phải chờ thêm một thời gian nữa. Nước nghèo nào khởi đầu cho sự nghiệp phát triển cũng phải chịu đôi chút thiệt thòi như vậy cả (như Hàn, Nhật, Đài, ... nửa thế kỉ trước)
netwalker
Root hơi mang cái khẩu vị cá nhân vào trong bài viết. Đúng vậy, nếu chúng ta nhìn theo khía cạnh khẩu vị của chúng ta thì chẳng có gì ngon bằng đồ ăn Việt nam cả vì cả đời chúng ta, từ trong bụng mẹ đã ăn những đồ ăn đó, cũng như người Ấn độ sẽ nói chỉ có cà ri của họ là ngon, các đồ ăn khác là vứt đi.

Thật ra, vì mình là người Việt cho nên mình cho rằng ăn thịt gà phải dai mới ngon, thịt gà bở là không ngon, v...v. Nhưng nếu Root xem các chương trình quảng cáo của các hãng kinh doanh thực phẩm phương Tây hay KFC chẳng hạn, quảng cáo miếng thịt gà bao giờ cũng thường là hình ảnh cái lườn gà trắng, bở, xốp. Nếu áp dụng hình ảnh quảng cáo này ở Việt nam chắc chẳng ai thèm ăn KFC w00t.gif . Thật ra, ở Bắc Mỹ cũng có những loại thịt gà giống Việt nam, dân Việt ở đây thường gọi là gà farm và cũng thường hay mua gà đó luộc, và các chợ Việt cũng thường hay bán gà đó. Ngoài ra, nhiều ra đình Việt thường mua con gà công nghiệp loại cả 10 kg/con có giá có $5/con và mua về chỉ để ninh lấy nước dùng, sau đó ném con gà vào sọt rác, vì họ không thích ăn thịt gà bở. Nếu tính ra thì chỉ có VND7000/kg.


Khi chúng ta, phân tích so sánh trên bình diện thế giới, chúng ta không thể đem các yếu tố khẩu vị cá nhân vào được vì như vậy sẽ phiến diện và sẽ không bao giờ so sánh được hết cả. Nếu làm vậy chắc chắn sẽ không bao giờ có cái gọi là ISO, cũng như cái bảng so sánh để VNExpress copy lại đăng lên đó.


Nói về chất lượng và uy tín:


Đúng là có nhiều mặt hàng may mặc ở Mỹ có gắn nhãn mác sản xuất tại Việt nam hoặc Trung Quốc nhưng những mặt hàng đó thường nằm dưới sự kiểm soát về chất lượng của nước ngoài. Đây là một ví dụ khác về chất lượng và uy tín của Việt nam trên thương trường thế giới. Một công ty Mỹ nhập đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Bắc Mỹ, chuyến hàng đầu tiên thí điểm lấy một số lượng nhỏ, chất lượng tuyệt vời đúng theo mẫu mã thảo thuận. Công việc kinh doanh tốt, công ty Mỹ đặt hàng số lượng lớn hơn. Công ty Mỹ có người Việt làm chủ và rất hiểu cung cách kinh doanh của Việt nam vàcho nên đã có cảnh cáo trước là liệu có làm được ngần ấy hàng, trong thời gian đó và đảm bảo chất lượng đó. Phía công ty kia khẳng định chắc chắn như đinh đóng cột. Cuối cùng, hàng giao chậm và chất lượng thì lờm vì làm ẩu cho kịp chuyến hàng. Chuyến hàng đó lỗ và tất nhiên ảnh hưởng đến công việc kinh doanh của cả hai bên.

Vì vậy, nếu Root bảo là phải đi mua đồ ăn ở chỗ người quen, v...v thật ra cũng không đảm bảo bởi vì cái người quen bán đồ ở chợ đó họ cũng đi mua lại từ các mối bán xỉ, và các mối bán xỉ này cũng lại đi mua lại của các đầu nậu. Đó là kênh phân phối hàng hóa kiểu chợ búa Việt Nam. Một khi hàng hóa khan hiếm hay có trục trặc trong kênh phân phối ví dụ như một chú bán xỉ do chơi đề thua lỗ, nợ ở chỗ lấy hàng quen biết cho nên không đến đó lấy nữa mà chuyển chỗ khác, hoặc lấy hàng lởm để giao, để "cày tiền", v....v, hoặc bất kỳ lý do gì đó làm kênh phân phối này bị vỡ, sẽ ảnh hưởng đến giá cả và chất lượng hàng hóa. Nói một cách đơn giản khác là cái bà bán lẻ mà Root quen biết không có khả năng kiểm soát kênh phân phối đó cũng như chất lượng của hàng hóa, chính vì vậy mà ở Việt nam không có bảo hành. Nếu khách mua bị đau bụng, hoặc bị lây dịch bệnh chắc chắn không có khả năng kiện nhà cung cấp. Vì hàng hòa không có đóng nhãn mác của nhà sản xuất hay kênh phân phối.

Trở lại vấn đề giá cả,

Đúng là Việt nam bị kiện bán phá giá tôm ở Mỹ nhưng nếu từ mệnh đề đó mà suy ra rằng tôm bán ngoài chợ ở việt nam rẻ hơn ở Mỹ thì không đúng. Khi kinh doanh buôn bán số lượng lớn có giá khác với bán lẻ nhiều. Ví dụ, khi tôi kinh doanh đồ hiệu ở Việt nam, mỗi chuyến hàng về, tôi đánh 1000 cái quần bò chẳng hạn, tôi sẽ bán xỉ cho các cửa hàng khác với giá $35/cái, mặc dù trong các cửa hàng của tôi hay các cửa hàng kia có giá bán khoảng VND 1triệu. Cửa hàng khác có thể bán giá dưới VND1 triệu nhưng cửa hàng tôi sẽ không bao giờ vì vậy mà số lượng bán buôn sẽ tốt. Khi bán buôn tốt, mình lấy hàng nhiều hơn, giá thành lại rẻ đi nhiều hơn nữa. Đó là kinh doanh. Hàng hóa ở Mỹ thì hay thấy bán đại hạ giá và chất lượng vẫn đảm bảo. Đúng món hàng đógiá lúc trước là đắt gấp nhiều lần. Ở Việt nam bây giờ cũng thấy có bán đại hạ giá nhưng là theo kiểu vẫn hàng hóa đấy nhưng tăng giá lên gấp đôi rồi bán giảm giá 50% w00t.gif Đúng là nghệ thuật. Điều khác nữa, ở Bắc Mỹ thường vào dịp Noel, cuối năm, là mùa sale hay còn gọi là mùa shopping vì các cửa hàng thường giảm giá để bán càng nhiều hàng càng tốt, lấy số lượng là chính, còn ở Việt nam càng vào Tết hàng hóa càng đắt đỏ. Nếu người tiêu dùng kêu ca, sao đắt thể, cửa hàng sẽ giải thích là Tết mà em! w00t.gif


Như ở bài trước tôi đã nói, ở đây mình chỉ phân tích so sánh giá cả thôi, còn Việt Nam dù có như thế nào chăng nữa thì cũng vẫn là quê hương đất nước mình. Nhưng không phải vì vậy mà mình lại mất khả năng phân tích thấu đáo và khách quan. Đúng là vì do nhiều hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan mà như vậy nhưng theo tôi cái bản so sánh đó là khá đúng. Đời sống sinh hoạt ở Việt nam khá đắt đỏ.
Milou
Chưa đọc hết bài Net mới viết nhưng vừa nghe một đệ tử cáp tráp theo hầu báo cáo là có một chú SV du học từ VN sang, dí mắt vào lưng các cô SV Việt Kiều ăn mặc hợp thời trang là " , không phải hàng hiệu!" (May thía hôm nay có 5 thứ hàng hiệu "brandname" trên người mình.)_
root
Bài viết của bác Net cũng có ý đúng, nhưng cũng có chỗ cần phải bàn thêm:

Đúng là tôi suy nghĩ theo kiểu người VN, khẩu vị VN nên cũng có ít nhiều hơi hướng cá nhân thật. Nhưng bác đã bao giờ đi nuôi gà chưa? Loại gà công nghiệp lớn và tăng trọng cực nhanh, trong khi gà ta lớn rất chậm. Điều đó quyết định đến giá thành: đa số gà ở chợ VN là loại 40.000đ /kg tức là loại hiệu quả kinh tế thấp, nhưng thịt lại dai. Vì vậy muốn đánh giá xem gà đắt hay rẻ thì phải lấy loại 20.000 đ/ kg làm chuẩn mới đúng.

Về chất lượng và uy tín: đúng là cung cách làm việc ở VN chưa chuyên nghiệp lắm. Tuy nhiên, khi các nhà đầu tư nước ngoài vào, ngoài việc chuyển giao công nghệ, họ còn mang lại cả những phương pháp quản lý hiện đại nữa. Dần dần cách doanh nhân nội địa cũng sẽ học và làm theo cách này, đảm bảo uy tín cho nền sản xuất nước nhà. Bằng chứng là các loại thực phẩm chế biến, các loại hàng hoá tiêu dùng hàng ngày như bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu,... và nhiều đồ gia dụng và văn phòng phẩm khác của VN hiện đang chiếm lĩnh áp đảo thị trường nội địa. Những thứ đó là thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày, cần phải đầu tư phát triển trước. Khi nào có nhiều vốn sẽ tiếp tục đầu tư đến những mặt hàng công nghệ cao, cần nhiều chất xám hơn. Ấy gọi là kế “lấy ngắn nuôi dài” của những người khởi nghiệp từ đồng vốn ít ỏi. Trong thời gian chờ đợi, người dân trong nước đành phải dùng hàng nhập khẩu với giá cao vậy (thí dụ ô tô, xe máy, máy vi tính, ...)

Còn cái vụ mua hàng của mấy bà bán lẻ, thì chỉ là một cách tương đối để khắc phục trong tình trạng công tác kiểm tra chất lượng chưa tốt thôi. Ở VN có cái hay là những bà bán lẻ mà tôi quen thì lại cũng đồng thời là nhà sản xuất luôn, chứ không cần phải thông qua kênh phân phối nào cả. Trong điều kiện còn nhiều khó khăn, đành phải chọn những giải pháp quá độ vậy ! Nếu thích mua nhiều thì vào siêu thị, giá cũng chẳng đắt hơn ở ngoài. Nhưng vấn đề là thói quen mua sắm: đỗ xe ở giữa chợ rồi mua luôn sẽ tiện hơn là gửi xe rồi đi vào một dãy hàng dài chỉ để mua mỗi con gà !

Một điều nữa là thu nhập của người VN trung bình 3000USD là tính theo sức mua tương đương, chứ thực tế chỉ độ khoảng 500-600USD / năm thì mới đúng. Chính vì vậy, giả sử như bác Net có 36.000$/ năm, lại sang VN công tác theo một dự án nào đó. Thế rồi bác lấy 36.000$ đó để tiêu xài ở VN thử xem, chả sướng hơn vua ấy chứ? Thống kê của VNEXPRESS không hiểu lấy theo chuẩn nào, giá đắt là chỉ đắt với những sản phẩm nhập khẩu và cũng ảnh hưởng nhiều nhất đến những đối tượng như nông dân hoặc những công chức có thu nhập trung bình như tôi chẳng hạn...

(đoạn lý luận về kiện tôm rồi lại chuyển sang quần bò giảm giá của bác lộn xộn quá, tôi chưa hiểu)
yuyu
QUOTE
đúng rồi, siêu đắt. Đắt lên nhanh tới mức em phát hỏang.

Nhận xét của Bu, tuy là cảm tính nhưng rất đúng.
Khi nói tới khái niệm "đời sống đắt đỏ" thì chúng ta không nên quên phải luôn có 2 thông số đi liền với nhau là "giá cả " và "thu nhập". Nếu chỉ có 1 thông số thì không thể có khái niệm có ý nghĩa về mức sống.
Vì thế mấy post của Net và Root tuy đưa được những con số cụ thể về giá cả, nhưng lại không nói lên được điều gì có ý nghĩa về sự đắt hay hay rẻ, mặc dù trong vài trường hợp, nếu giá cả ở Mỹ cũng tương đương ở Việt Nam thì cũng đủ hiểu Việt Nam là "siêu đắt " nếu so với mức thu nhập ở Mỹ.
Đa số chúng ta thường thiếu những kiến thức cơ bản về tóan thống kê nên những so sánh thường hết sức sai lầm vì chỉ dựa trên phương pháp induction một cách phiến diện qua một vài trường hợp cụ thể hoặc môi trường sống lân cận, hoặc chủ yếu là dựa vào cảm tính. Như cách so sánh của Root về chuyện thịt gà ngon, rau cỏ có mùi vị đậm của Việt Nam hoặc tôm cá hải sản bị kiện vì bán phá giá, để chứng tỏ giá tôm cá Việt Nam rẻ v.v....cho thấy cậu này không hiểu gì về kinh tế mà còn mắc bệnh "ếch ngồi đáy giếng " họăc chỉ "nghe hơi nồi chõ ".
( Thịt gà ở phương Tây có nhiều lọai. Nếu mua gà nuôi ở trang trại nông thôn thì rất ngon, thịt gà ri VN không thể sánh nổi, rau thơm, hành ngò, của Tây không có gì kém mùi vị Việt Nam. Việt Nam duy nhất chỉ có Vải Thiều, Nhãn Lồng Hưng Yên là vô địch. Còn tất cả các lọai quả khác và hoa đều kém xa Pháp, Mỹ về chất lượng, đến mức nhìn những quả cam táo, nho, lê, xoài .... hay hoa hồng, hoa cúc ở Việt Nam có thể nói là xấu thảm hại. Thậm chí cả những thực phẩm quốc hồn như gạo ( gồm cả gạo nếp, gạo thơm ) nước mắm, mắm tôm, đậu phụ, giò chả v.v....đều không bằng ở Pháp, Mỹ, mặc dù cũng nhập từ Việt Nam hoặc Thái Lan...( riêng đậu phụ, giò chả làm tại chỗ ) Điều đặc biệt mới xuất hiện là rau Muống Việt Nam cũng kém rau muống Pháp, Mỹ, đấy thực là một nghịch lý ! tưởng cũng nên biết rằng hiện nay rau muống được trồng tại Mỹ, Pháp chứ không phải nhập khẩu. Bánh cốm, bánh gai, bánh khúc làm tại Pháp ngon hơn nhiều bánh cốm, bánh gai Yên Ninh 11 Hàng Than Hà Nội. ...Đấy là chưa kể phở Hà Nội bây giờ kém xa phở Cali...Còn phở Sài Gòn miễn bàn vì quá tồi )
Muốn có một nhận xét tương đối khách quan thì ít nhất phải là một người như Net, nghĩa là khi rời Việt Nam đã trưởng thành và sống ở nước ngòai cũng cả chục năm. Còn những người rời Việt Nam khi còn nhỏ quá, hoặc ngược lại chưa hề ra nước ngoài, hay mới chỉ ra nước ngoài theo kiểu "cưỡi ngựa xem hoa " dưới 5 năm thì chưa thể có những nhận xét xác đáng một cách toàn diện.
Riêng kinh nghiệm bản thân tôi thì cứ phải ít nhất sống ở Việt Nam đến 25 tuổi đã từng đi làm " ra trường danh lợi vinh liền nhục " và ít nhất sống ở nước ngoài trên 10 năm , đã từng biết đến quĩ An Sinh Xã Hội, đã từng đi làm, từng thất nghiệp, từng làm chủ, từng làm tớ v.v...mới có thể có một nhận xét xác đáng về cuộc sống ở 2 nơi này.
Nhưng kinh nghiêm cá nhân ta chưa bàn. Vì điều đó phụ thuộc vào mỗi người, ta chỉ dùng để tham khảo khi cần thiết.
Ở đây ta nên bàn trên tinh thần khoa học, nghĩa là dựa vào những con số thống kế khách quan mà ai cũng có thể kiểm chứng được.
Chỉ có như vậy, ta mới có được một khái niệm tương đối chính xác về mức sống, giá cả sinh họat ở Việt Nam.
Và điều này quả đúng như nhận xét của Bu, Việt Nam là "siêu đắt".

Chúng hay lấy mấy con số thống kê của World Bank tháng 8-2004 :
http://devdata.worldbank.org/external/CPPr...ietnam&PTYPE=CP
GDP của Việt Nam năm 2003 là 39,2 tỉ USDs, bình quân đầu người là 480 USDs/năm.

Trong khi GDP 2003 của Mỹ là 10.900 tỉ USDs và bình quân đầu người là 37.610 USDs/ năm.
http://devdata.worldbank.org/external/CPPr...States&PTYPE=CP
Nghĩa là thu nhập trung bình của người Mỹ gấp hơn 78 lần người Việt Nam.

Thì với mức giá cả như hiện nay ở Việt Nam ( trên các thông số căn bản nhu yếu về Ăn - Mặc - Ở - Đi lại ), có nhiều mặt hàng giá cả Việt Nam đắt hơn Mỹ ( như giá nhà đất, xe ô tô, viễn thông ), đắt ngang ( như một số lọai thực phẩm, quần áo... ) hoặc chỉ rẻ hơn vài lần như đa số các giá cả, dịch vụ khác ..... thì Việt Nam quả là " Siêu Đắt ".


Nhưng không nên so với Mỹ vì chênh lệch thu nhập quá lớn.
Ta hãy thử so với Nam Hàn, là nước có tầm vóc địa lý, hòan cảnh lịch sử hiện đại chia cắt và chiến tranh như Việt Nam cũng thấy :
http://devdata.worldbank.org/external/CPPr...C+Rep.&PTYPE=CP
GDP 2003 của Hàn Quốc 605,3 tỉ USDs, bình quân đầu người 12.020 USDs/năm. Nghĩa là thu nhập dân Nam Hàn cũng gấp 25 lần dân Việt Nam, thì cũng đủ thấy Việt Nam và Nam Hàn ở 2 "giai cấp" khác hẳn nhau.

Bấy giờ nói cụ thể dễ hiểu hơn thì ví dụ lương tối thiểu ở Việt Nam hiện nay là khỏang 19 USD (290.000 VND) , trong khi lương tối thiểu ở Pháp (SMIG) là 1500 $ ( 1200e ).
Ở Việt Nam, theo như mẹ tôi thông kê, thì mỗi tháng phải chi khỏang 38 USD ( 600.000 VND) mỗi người cho việc ăn uống ( chiếm 200% luơng tối thiểu, một nghịch lý ), trong khi ở Pháp hay Mỹ chỉ phải tốn khỏang 150$( chiếm 10% lương tối thiểu ).

Tất nhiên bình quân đầu người hay lương tối thiểu chỉ là con sô đại trà để có một khái niệm tổng quát tương đối về mức sống.
Trên thực tế, sự phân chia rất không đồng đều. Sự phân hóa giàu nghèo là cực lớn.
Nhưng do ở các nước phương Tây có mạng lưới an sinh xã hội rất tốt, nên không có ai thu nhập dưới 6000 USD/ năm ( tức khỏang 500USD/tháng ) ( tiền RMI hoặc Welfare đi từ 500-750USD/tháng )
Trong khi ở Việt Nam có một số người thu nhập rất cao, thường bằng cách bất chính, thì tuyệt đại bộ phận nhân dân ở nông thôn, miền núi không có nổi thu nhập 365USD năm, nghĩa là dưới 30USD/ tháng, hay nói một cách thời thượng là " dưới 1USD/ ngày " . Chúng ta lại không có hệ thống an sinh xã hội để nâng đỡ người nghèo, khiến cảnh " người ăn không hết, kẻ lần không ra " phơi bầy đầy rẫy ngay trước mắt...
Hiện tượng người dân Việt Nam hiện nay ở nông thôn kiếm không nổi 15.000 đồng 1 ngày tức dưới 1USD rất phổ biến. Chỉ cần rời khỏi Hà Nội, Sài Gòn 30km-50 km đi về vùng nông thôn ngọai thành là sư nghèo khổ bầy ra trước mắt. Thậm chí ngay ở nội thành cũng bắt gặp đầy rẫy những người dân nghèo khốn khổ sống bằng các nghề bới rác, bán báo, đánh giày v.v....
Khi chúng ta lên mạng viết những dòng này, phần lớn đều thuộc thành phần khá giả, họăc ít ra cũng sống ở một môi trường có mặt bằng thu nhập cao hơn nhiều bình quân cả nước ( tức là Hà Nội, Sài Gòn ), thậm chí sống ở nước ngoài, vì vậy sự nhận xét qui nạp thường sai lầm với mặt bằng thu nhập chung của cả nước.
Chúng ta thấy bản thân chúng ta khá giả, gia đình chúng ta khá giả và môi trường xung quanh chúng ta cũng tương đối khá giả - từ đó dễ có nhận xét cảm tính sai lầm về mức sống chung của cả nước .
Thực tế, mức sống đó thấp hơn nhiều sự đánh giá cảm tính của chúng ta, nếu dựa theo các con số thống kê khách quan....
yuyu
Ở Việt Nam chỉ có một thứ thật sự là rẻ đó là giá nhân công hoặc mở rộng hơn là giá nhân phẩm. Bạn chỉ cần 200 ngàn đồng 1 tháng ( 10euro )cũng có thể thuê được 1 oshin đến nhà bạn hầu hạ như đầy tớ. Bạn cũng chỉ cần bỏ ra ngần ấy tiền hoặc rẻ hơn nữa để mua nhân phẩm một cô gái còn trong trắng ....
yuyu
Chúng ta hãy lấy một ví dụ thời thượng là nhà đất.
Lương trung bình công chức Việt Nam thuộc lọai khá cứ cho là triệu rưỡi, làm tròn là 100 đô. Giá một căn nhà ở Hà Nội, Sài Gòn, "1trệt 2 lầu" diện tích mặt bằng 50m², cứ cho khiêm tốn tròm trèm là 1ti'rưỡi, làm tròn là 100.000 đô. Vậy phải có 1000 tháng lương mới mua nổi căn nhà đó, nghĩa là phải đi làm hơn ...83 năm ! mới đủ số tiền đó.
Trong khi lương trung bình ở Pháp là 3000usd và giá căn nhà như vậy với mặt bằng rộng tối thiểu gấp 3 đến 10 lần ( vì không có lọai maison mà diện tích đất chỉ có 50m²) là 300.000usd. Nghĩa là người công chức Pháp chỉ cần 100 tháng lương hay hơn 8 năm làm việc là đủ mua căn nhà đó !
Như vậy giá nhà đất ở Việt Nam quả là "siêu đắt" so với thu nhập lương thiện của người dân.

Vì thế ở phương Tây đa số người lao động đều có thể mua nhà bằng cách trả góp, vì giá nhà chỉ ngang với thu nhập của họ trong khỏang 10 năm làm việc.
Trong khi Việt Nam giá nhà đất so với thu nhập như vậy, đắt ít nhất gấp 10 lần phương Tây và thường tương đương với 100 năm tiền lương. Vậy làm sao người Việt Nam có thể mua nhà bằng con đường lương thiện ?
Sóng
QUOTE(yuyu @ Apr 10 2005, 05:17 PM)
Ở Việt Nam chỉ có một thứ thật sự là rẻ đó là giá nhân công hoặc mở rộng hơn là giá nhân phẩm. Bạn chỉ cần 200 ngàn đồng 1 tháng ( 10euro )cũng có thể thuê được 1 oshin đến nhà bạn hầu hạ như đầy tớ. Bạn cũng chỉ cần bỏ ra ngần ấy tiền hoặc rẻ hơn nữa để mua nhân phẩm một cô gái còn trong trắng ....

Luơng oshin giờ ít nhất kể cả bao ăn bao ở thì cũng phải khoảng 500 đổ lên đến 700 một tháng.
Luơng mua "trinh" ko duới 2 tr.
Còn loại 200 của bác yuyu là loại tàu nhanh và hàng kém phẩm chất.
LeVu
HN thì em ko được rõ , có ra nhưng toàn được anh em bà con dẫn đi bao cho nên chẳng phải lúc nào trả tiền cả nên chưa thấy quan tài chưa đổ lệ . SG thì đắt , cách đây mấy năm ra bờ sông SG uống mấy li nước , có thêm mấy cái ghế xiêu vẹo đỡ mông, lúc sau 4 ly nước ( cam ) hết 80 ngàn . Nhưng cũng chưa nhằm nhò gì , có chổ ly cà phê còn hết 70 ngàn dù chưa em út gì trơn trọi ohgirl.gif
Tiêu tiền thì không ngán , ngán nỗi lúc nào cũng có cảm giác mình bị lừa bị hớ nên thấy bực bực .
LeVu
À có chuyện cu bạn em . Chú học xong lớp 12 , đi xe vô ĐN để thi đại học . Xe dừng nghỉ tạm , hình như tại Huế hay Quảng Trị gì đó , chú vô quán ăn dĩa cơm . Sau hỏi bao nhiêu , nó bảo 30 ngàn .Mồm chúng bảo mặt chúng gầm gừ , lại thêm có 2 thằng to như bò mộng dạo qua dạo lại 2 bên .Chú đành rút tiền ra trả . Tới nơi , chú ấm ức quá kể lại cho bọn em nghe . Cả lũ cười đau cả bụng , trêu chú là ăn " cơm dĩa ôm " . Hỏi là chắc vừa ăn vừa có các em đến nắn bóp cho nhỉ ?? Thảo nào mà 30 ngàn , bọn anh chỉ ăn hết có 5-6 ngàn thôi , chú sang thế ?? clap.gif . Kinh nghiệm là ăn gì cũng phải hỏi giá trước , không thì chết oan có ngày .

Em cùng thằng bạn vào ĐN , xe dừng 1 quán ở Quảng Trị , chúng nó quây xe lại bắt ăn trong ấy . Em không biết liền đi ra , 1 thằng lôi cổ em lại . Cú quá quay lại nện luôn cho nó 1 phát . Thằng bạn cũng xông vô , thế là sau bị chúng nó rượt chí chết . Sau cùng có dân quân ra cứu nhưng phải bỏ nguyên 2 cái túi trên xe mà không dám quay lại lấy ( cũng may là ngoài sách vở ra thì cũng không có gì đáng giá ) . Sau phải bắt xe khác vào .
babanbun
w00t.gif Thế cho lên................ nhà các bác về làng ta uống lước làng ta , ăn bún làng ta thumbdown.gif khỏi đi đâu xa cho ló tốn tiền v.gif Các bác nhẩy laugh1.gif laugh1.gif
Ai bún đêêêêêê !!!!!!!!!!!!!!!
Ai bún làooooooooooooo!!!!!!!!!!!!!!! trumpet.gif trumpet.gif
Mitdac
QUOTE(yuyu @ Apr 10 2005, 08:17 PM)
Ở Việt Nam chỉ có một thứ thật sự l�  rẻ đó l�  giá nhân công hoặc mở rộng hơn l�  giá nhân phẩm. Bạn chỉ cần 200 ng� n đồng 1 tháng ( 10euro )cũng có thể thuê được 1 oshin đến nh�  bạn hầu hạ như đầy tớ.
Bạn cũng chỉ cần bỏ ra ngần ấy tiền hoặc rẻ hơn nữa để mua nhân phẩm một cô gái còn trong trắng ....
*



Em nghĩ, cái đầu chỉ có tính tương đối, cái sau là không tưởng. Còn nếu bác yuyu mà tìm được cái món ấy, với giá ấy, em xin vái dài no.gif
Dân làng Ven
hƠ....thấy giá cả cũng bình thường thôi mà,tôi đã từng ở Hn 5 năm từ năm 99--2004 nên thấy cũng OK,cuộc sống ở SG tôi thấy cũng rất ổn,tất nhiên có những thứ khá là đắt đỏ nhưng tôi nghĩ vẫn chấp nhận được,còn cái rẻ nhất như yuyu nói là nhân fẩm thì có lẽ đúng,đúng với những người bỏ ra 10 euro để mua được 1 cái nhân fẩm trong trắng lởm
ThụyVũ
QUOTE(Sóng @ Apr 11 2005, 01:02 AM)
QUOTE(yuyu @ Apr 10 2005, 05:17 PM)
Ở Việt Nam chỉ có một thứ thật sự là rẻ đó là giá nhân công hoặc mở rộng hơn là giá nhân phẩm. Bạn chỉ cần 200 ngàn đồng 1 tháng ( 10euro )cũng có thể thuê được 1 oshin đến nhà bạn hầu hạ như đầy tớ. Bạn cũng chỉ cần bỏ ra ngần ấy tiền hoặc rẻ hơn nữa để mua nhân phẩm một cô gái còn trong trắng ....

Luơng oshin giờ ít nhất kể cả bao ăn bao ở thì cũng phải khoảng 500 đổ lên đến 700 một tháng.
Luơng mua "trinh" ko duới 2 tr.
Còn loại 200 của bác yuyu là loại tàu nhanh và hàng kém phẩm chất.
*




Em phải công nhận là giá cả ở Hà Nội quá đắt, đặc biệt là 2 năm trở lại đây. Một ngày tiêu hết 50k là chuyện rất bình thường. Nói các bác lại thấy buồn cười, em ở nhà sống phải tằn tiện, nhưng sang Bangkok, tiêu cực kỳ thoải mái; hàng hoá vừa đẹp vừa rẻ, đồ ăn thức uống thì ngon.
Bây giờ nghĩ đến chuyện vào SG chơi, tính rẻ ra, vẫn thấy đắt hơn sang Sing hay Thái nghỉ cuối tuần, nếu bay bằng đường không. Không một cái gì không mất tiền, có ngày riêng tiền gửi xe cũng mất đến mấy chục nghìn.
Tất nhiên, nói thì nói thế, nhưng "khéo co thì ấm"; mẹ em không tin nổi là bữa trưa em phải ăn với mức giá 20k; trong khi học sinh của bố thì vẫn ăn bữa cơm 1500 đồng. Nhiều lúc nghe mẹ kể mà phát ngượng, nhưng mà, mỗi nơi mỗi khác, biết làm sao.

Còn cái giá mua "trong trắng" kia, thông tin cập nhật mới nhất của bọn phòng em là 10k (10 nghìn đồng) cũng có, đáng sợ thế scared.gif . Gái đi xe phân khối càng cao, đuôi càng cong (kiểu SH, @,...), trình độ học vấn càng khá, gia đình càng tử tế thì giá tiền càng đắt, cỡ từ 100$ trở lên. Các bác cứ liệu đường mà cẩn thận! leuleu.gif
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.