Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Lối Sống và Suy nghĩ Của Giới Trẻ Ngày Nay Trong Vùng Á
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Milou
Lối Sống và Suy nghĩ Của Giới Trẻ Ngày Nay Trong Vùng Á Châu

Quỳnh Liên


Tạp chí Asia trong số kỹ niệm 25 năm ngày tờ báo đến tay độc giả, ký giả Jose Manuel Tesoro đã thực hiện loạt bài đặc biệt về giới trẻ ngày nay tại các nước Á châu. QL xin lược thuật để quí vị cùng am tường.

Ký giả Tesoro đã đơn cử câu chuyện của một cô gái Nam Hàn trong vấn đề hôn nhân như sau. Sohn Hyan Joo năm nay 26 tuổi, là người trẻ nhất trong số bốn người con gái và là người duy nhất trong nhà chưa lập gia đình. Theo như truyền thống Nam Hàn cô hoàn toàn giữ im lặng khi mẹra lệnh hoặc lo toan việc cưới hỏi cho cô. Cô theo mẹ đến nhà hàng để gặp người mà bà muốn cô tiến đến hôn nhân, sau khi mẹ cô và mẹ củøa người đàn ông ngồi cùng bàn bước ra khỏi nhà hàng, Sohn phá vỡ sự yên lặng và nói rằng: "Tôi thành thật xin lỗi. Tôi hiện đang có nghề nghiệp, và hôn nhân là điều tôi chưa nghĩ đến. Sỡ dĩ tôi đến đây là vì tôi không thể trả lời không với mẹ tôi. Tôi hy vọng anh hiểu cho". Người đàn ông thắp điếu thuốc và như không tin vào tai mình, cuộc hẹn hò do cha mẹ sắp xếp chưa bắt đầu thì đã đến hồi kết cuộc.

Sohn, cũng như nhiều người trẻ khác trong vùng Á châu - độc thân và thành công trong nghề nghiệp - đều ưu tiên cho những gì như cô vừa trình bày với người đàn ông mà cô gặp, có nghĩa là đặt sự nghiệp lên trên hôn nhân, cho dù điều này có làm cho cha mẹ cô bị tổn thương đi chăng nữa.

Đối với giới trẻ trong lứa tuổi 25, 26 ngay cho dù ở Seoul hay Singapore, Bắc Kinh hoặc Bombay, hạnh phúc cá nhân là điều ưu tiên hàng đầu của họ. Khi phải đương đầu với sự chọn lựa trong xã hội thì câu hỏi đầu tiên hiện ra trong đầu họ không phải là "Gia đình tôi muốn gì?" hoặc là "Việc gì tốt nhất cho xã hội?" mà có thể sẽ là " Trong vấn đề này thì tôi được hưởng gì?". Theo Li Jianguo, 25 tuổi, phụ tá kỹ sư tại một công xưởng ở Trung Quốc phát biểu thì: " Tôi muốn làm theo ý thích của mình. Tôi không quan ngại cho lắm về những quan niệm của xã hội". Dường như giới trẻ ngày nay thường có khuynh hướng suy nghĩ như vậy. Nhưng cách đây không bao lâu, 25 là lứa tuổi thanh niên có thể gia nhập đội ngũ phục vụ chế độ thuộc địa hoặc lực lượng chống đối chế độ này; hoặc là lứa tuổi đã ổn định vàlập gia đình. Và đối với phái nữ, 25 là lứa tuổi làm vợ, làm mẹ và quán xuyến việc nhà.

Giới trẻ ngày nay được tự do theo đuổi giấc mơ đời mình, mà đa số giấc mơ đó là có được sự sung sướng về vật chất và tiện nghi, hơn là đặt nặng vấn đề có con cái hoặc xã hội. Diane Ho, nhân viên điều hành ngân hàng tại Singapore, hiện nay 26 tuổi phát biểu rằng: "Hầu hết các bạn của tôi đều có nghề nghiệp vững vàng và đối với họ, giàu có là điều ưu tiên hàng đầu". Ilwellyn March, 24 tuổi, phụ trách hướng dẫn nghệ thuật sân khấu đứng gần đấy nói thêm vào: " Trong đó có tôi, tôi chạy theo tiền tài, xe cộ, thẻ tín dụng, điện thoại cầm tay, bạn gái, cùng là áo quần hiệu Armani".

Không có nơi nào trên thế giới ngày nay giới trẻ lại thích làm giàu nhiều như tại Trung Quốc. Kể từ khi Đặng Tiểu Bình công bố vào đầu thập niên 1980 rằng: "Giàu có là vinh quang", ông đã đưa ra lời mời gọi có sức thu hút giới trẻ Trung Quốc, chẳng khác nào một điệp khúc đầy mê hoặc trong bản nhạc thời trang. Yangfan Chen, 29 tuổi bỏ việc làm mỗi năm 24,000 tại ngân hàng để theo học ngành Master Business Administration (Quản Trị Hành Chánh) tại Trường Đại Học Bắc Kinh. Theo Chan thì : " Tôi muốn mình tự làm chủ công ty của mình hoặc sẽ được thăng quan tiến chức. Tôi ôm ấp giấc mơ rằng mình sẽ được giàu có hơn. Theo tôi thì có thế lực vẫn hay hơn là một người bình thường có tâm tính dễ mến".

Kartokeya Sharma, một ký giả 25 tuổi tại New Delhi phát biểu rằng: " Tôi muốn dốc toàn lực vào lãnh vực chuyên môn của mình. Từ đó tôi có thể nắm bắt cơ hội, di chuyển từ nơi này sang nơi khác và thậm chí có thể kiếm việc trong môi trường rộng rãi, bao quát hơn".

Nhiều người trong giới trẻ Trung Quốc du học ngoại quốc để lấy mảnh bằng đại học, vì họ nghĩ rằng khi đạt được bằng đại học tại ngoại quốc nhất là tại Hoa Kỳ, họ sẽ được kính trọng hơn vàø sẽ thành công hơn. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết đều trở về, họ trở về không phải vì lòng kiêu hãnh dân tộc mà là vì: " Chúng tôi trở về bởi vì tại đây có nhiều cơ hội trong lãnh vực kinh tế, nếu như tại đây không có cơ hội thì chúng tôi sẽ đi nơi khác". Paul Zheng, một nhà thầu trong lãnh vực internet tại Bắc Kinh trả lời như vậy.

Thế nhưng còn những vấn đề khác thì sao? Chẳng hạn như tự do, công bằng? Khi đưa những vấn đề này trở thành lý tưởng trong xã hội, thì giới trẻ tại Á châu có ý kiến không đồng nhất với nhau. Theo lời Chantana Uresuan, 25 tuổi làm việc tại Băng Cốc thì: "Không cần thiết phải quan tâm đến lãnh vực cơ hội bình đẳng, lý do là vì không có sự công bằng trong xã hội". Nhưng Budiman Sudjatmiko, một người lãnh đạo Đảng Dân Chủ Nhân Dân thiên tả tại Jakarta thì nói rằng: "Những gì tôi muốn là mọi người lấy lại được nhân cách và chung hưởng hòa bình. Tôi muốn họ hiểu rõ rằng một cuộc sống tốt đẹp không phải là một cuộc sống đồng nhất vơiù tiền tài và danh vọng".

Khairy Jamaluddin, 25 tuổi tại Malaysia nói rằng: " Chúng tôi muốn được tự do bày tỏ suy nghĩ của mình và theo đuổi mục đích của chúng tôi. Vấn đề ở đây là những thế hệ lớn tuổi cho rằng chúng tôi đưa ra những yêu cầu như vậy là muốn làm cách mạng". Trong khi đó thì thế hệ lớn tuổi lại cho rằng giới trẻ ngày nay đã được hưởng nhiều đặc quyền, chẳng hạn như vấn đề bình đẳng về phái tính, phụ nữ ngày nay được quyền theo đuổi những giấc mơ và tham vọng của họ chẳng khác gì nam giới. Giới chức Trung Quốc ngày nay phải liên tục đối phó với những thay đổi trong xã hội, và vì tin tưởng rằng bận bịu với chuyện làm giàu, giới trẻ sẽ không trù tính chuyện làm cách mạng, cho nên họ chẳng màng đến những lới phát biểu của giới trẻ tại các quán rượu hoặc rạp xi-nê, nhưng theo Yan Fong, một giáo viên vườn trẻ thì: "Quí vị không được quyền tự do phát biểu những quan điểm chính trị của mình, ngoài chuyện đó ra thì quí vị có quyền nói bất cứ quan điểm nào khác".

Kỹ thuật tiên tiến cũng đã giúp đời sống giới trẻ Á châu được dễ dàng hơn. Nhiều người trong lứa tuổi này được sinh ra không lâu trước thời máy điện toán và hệ thống videogame được đưa vào thị trường. Họ còn quá trẻ để nhớ cuộc chiến Đông Dương, nhưng đủ lớn để hưởng thụ những tiện nghi máy móc. Internet ngày nay có đủ các loại giải trí, thông tin, cũng như cơ hội tìm việc làm. Shiba Satoko, 24 tuổi, làm nghề trợ giáo tại Tokyo nói rằng: " Kỹ thuật ngày càng được cải tiến, do đo ùchúng tôi có thể biết được những thông tin trên bình diện rộng rãi hơn, cũng như chúng tôi có nhiều cơ hội và tự do lựa chọn hơn". Kỹ thuật cũng đã làm cho giới trẻ Á châu được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Deepak Chaturvedi, 25 tuổi, một nhà sản xuất phim ảnh truyền hình tại Ấn Độ đã phổ biến phim của mình trên websites, và theo lời anh thì: " Tôi cảm thấy rằng khán giả khắp nơi chờ đợi những người làm phim trẻ như chúng tôi". Lambert Chong, cũng 25 tuổi, làm việc cho một công ty nhạc tại Đài Loan thì cho rằng: "Âm nhạc là một lãnh vực trải rộng cả thế giới, và chúng tôi hiện đang sản xuất DVD và VCD để âm nhạc có thể đến với tất cả mọi người ở mọi nơi".

Giới trẻ ngày nay đang đứng trước những đổi thay, và điều này đã ảnh hưởng đến suy nghĩ của họ. Điều này cũng chẳng có gì là lạ, vì nói cho cùng, đâu có gì dễ hơn là tự lo cho bản thân mình, khi mà những yếu tố khác như : xã hội, môi trường, văn hóa, kinh tế, và ngay cả ngôn ngữ, biến chuyển không ngừng. Theo lơì Khajorpat Sompapim,một sinh viên tốt nghiệp tại Băng Cốc thì: " Điều làm tôi quan tâm nhiều nhất là thành công trong nghề nghiệp. Nhưng với nền kinh tế trì trệ như hiện nay, có được việc làm là điều chủ yếu".

Với sự thiếu gắn bó trong các lãnh vực chuyên biệt và dốc lòng vào việc kiếm tiền và danh vọng. Liệu giới trẻ ngày nay có thể nào chối bỏ tất cả những gì mà thế hệ cha ông đã xây đắp hay không? Câu trả lời một phần tùy thuộc vào thế hệ đi trước. Nếu như họ làm việc để xây dựng một xã hội có nhiều cơ hội cho giới trẻ, cho giới trẻ những hy vọng rằng ở lại đất nước để xây dựng, và phát triển khu vực sẽ đưa đến thành công mà họ mong muốn, và rồi giới lãnh đạo ngày nay sẽ đặt nền tảng cho tương lai Á châu. Nhưng đó là tất cả những gì mà họ có thể làm được. Tương lai không do họ quyết định mà là tùy thuộc vào giới trẻ.
traucau
Tôi không cho đây là một quan điểm chung của giới trẻ châu Á. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là quan điểm của một số ít người thuộc giới trẻ châu Á mà thôi. Tác giả viết bài này hoàn toàn không đưa ra khái niệm thế nào là giới trẻ. Giới trẻ theo cách hiểu của tôi là toàn bộ những người từ 18 tuổi tới 40 tuổi. Theo cách nhìn thiển cận của mình thì tôi thấy ở châu Á hiện giờ khoảng cách giữa giàu và nghèo đang vô cùng lớn. Theo suy nghĩ nông cạn của mình thì tôi cho rằng sự phân cấp xã hội này không thể đem tới tiếng nói chung, tôi lại nghĩ là trong thanh niên châu Á hiện giờ cũng có rất nhiều luồng tư tưởng, mỗi luồng mang một màu sắc rất riêng, rất có cá tính.
"... Người vinh quang mơ ước địa đàng, người gian nan mơ ước bình thường, làm sao đến gần hi vọng cuộc vui chung ?..." Tôi rất thích những câu hát này của Trịnh Công Sơn. Tôi cũng là một thanh niên châu Á, quan điểm của tôi không giống quan điểm mà ký giả JMT nhắc tới. Để trình bày ra đây, tôi xin mượn tiếp mấy câu hát tiếp theo của bác Trịnh "... Đường hôm qua tôi thấy được rồi, đường hôm nay tôi đã cùng ngồi, có gì vui ? Đường tương lai xin nhắc từ đầu, cùng anh em trên khắp địa cầu, hãy gần nhau..."
Phó Thường Nhân
Đúng rồi, không thể nói những điều tác giả bài báo này viết là tượng trưng cho tất cả thanh niên Châu Á được. Cùng lắm nó chỉ đại diện được cho một thiểu số "Ăn nên làm ra", và được "Âu Hoá" thôi. Nhưng cũng có điều Tác giả nói đúng là những giá trị cá nhân ngày càng được đề cao ngay ở Châu Á. Chỉ nhìn lối sống của thanh niên Hà nội, Sài gòn trong quan niệm tình yêu, vợ chồng, gia đình,mốt quần áo tôi thấy ta càng ngày càng xích lại gần một lối sống chung "Toàn cầu" không biết có đúng không ?
Còn thanh niên "không muốn làm cách mạng" cũng dễ hiểu, vì điều đó đâu còn là "xu hướng thời đại nữa". Các chủ nghĩa lớn đã xụp đổ, không còn sức quyến rũ,cái thay thế thì không có.Cái cần thiết bây giờ là sống làm sao cho đúng. Còn nói thanh niên không quan tâm đến đời sống xã hội cũng không phải. Sự thu hút của TTVNOL nói lên điều đó. Chỉ tiếc là .... ;D
Abaddon
Người phương Tây họ làm cái gì mà họ thật sự thích, người thích kiếm tiền, người thích an nhàn, có người không thích làm gì hết, ngồi ăn thất nghiệo, dân châu Á bản tính thích đua đòi thì đúng hơn là thích làm giàu.
owl
Những cảm tưởng của mình khi đọc topic này là:
1. Bài báo kia nghe có vẻ nhiều dẫn chứng nhưng lại chả hề thuyết fục, vì không thể đại diện cho toàn bộ thanh niên Châu Á và cũng ko hiểu độ xác thực của 1 series dẫn chứng được bao nhiêu. Hơn nữa, đọc bài viết thì dài mà thực ra lại chả nhất quán gì, mỗi khổ là 1 ý nhưng xem ra có vẻ chả thống nhất gì với cái mở đầu và kết luận, đúng không ạ? tự nhiên lúc đầu nói giới trẻ thích làm theo ý mình, rồi cuối cùng lại cho 1 câu "dốc lòng kiếm tiền và danh vọng" (đấy là minh cũng chỉ đọc sơ vì không có kiên nhẫn đọc kỹ)...ý chả ăn nhập -> nghe dàn trải. Mà cũng chả hiểu tác giả định đơn thuần nêu lên thực tế hay muốn nói lên suy nghĩ chủ quan hay lại muốn kết hợp cả đôi mà đọc nó cứ nửa đực nửa cái.
2. "dân châu Á bản tính thích đua đòi thì đúng hơn là thích làm giàu. " Bạn Abađon nói câu này thì hỏng quá. Bạn hình như cũng là dân châu Á?

Vài lời mạo muội, quả thực mình thấy bài báo này rất dở , nhất là với tư cách làm 1 chuyên đề cho số báo đặc biệt, có ai đồng ý không ạ?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.