Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Đại Tướng Võ Nguyên Giáp
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
minh_minh
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...0&ChannelID=120

Võ Nguyên Giáp: người "chiến sĩ" số 1

Mỗi lần trở lại Điện Biên Phủ, tôi tới nghĩa trang liệt sĩ dưới chân đồi A1 thắp nén hương tưởng niệm những người đồng đội đã nằm lại đây. Đứng trước rất nhiều ngôi mộ không có tên, tôi hình dung ra anh chiến sĩ trẻ tới chiến trường giữa trận đánh, chiến đấu bên những người đồng đội chưa kịp biết tên mình và mình cũng chưa kịp biết là ở đơn vị nào..."(*)

“Ải thẩu dú Điện Biên! Ải thẩu dú Điện Biên!”. Người dân Điện Biên gọi ông là “Ải thẩu”, từ tiếng Thái dành cho người mà họ kính yêu nhất. Chuyến đi Điện Biên Phủ hôm 17-4 vừa qua là chuyến đi được nôn nao chờ đợi của Đại tướng. Đã 50 năm qua Điện Biên Phủ là một cái gì đó thật thiết tha trong lòng ông.

Năm 2001, nhân sinh nhật lần 90 của mình, có hai người khách từ Điện Biên Phủ được Đại tướng mời về Hà Nội. Đó là hai cụ Bạc Cầm Bóng và Lò Văn Nhay, hai người giúp việc thời Đại tướng ở Sở chỉ huy Mường Phăng. Cụ Bóng về đến Hà Nội, vừa bước vào được Đại tướng đón bằng tiếng Thái: “Hoọt lươn te điều ti noọng căn - Về đây là nhà, đừng khách sáo nhé”. Cụ Bóng chỉ còn biết ôm lấy vị tướng già mà khóc.

Hai ngày trước chuyến đi lên Điện Biên. Hà Nội mưa. Đại tướng hỏi: “Cậu định viết về tôi?”. Ông đưa ra tờ Le Monde, số mới nhất, in chân dung ông trên trang bìa và dòng chữ Ma Victoire (Chiến thắng của tôi)”. Ông than phiền: “Tại sao họ lại viết như vậy!”. “Điện Biên Phủ là chiến thắng của cả dân tộc, cậu đừng viết về tôi”. Cựu tổng giám đốc Thông tấn xã, ông Đỗ Phượng, kể: Có lần Thông tấn xã muốn xuất bản một bộ sách ảnh về ông, nhưng khi xin ý kiến, ông không chịu. Đại tướng nói: “Có biết bao anh hùng đã hi sinh, một tấm ảnh để lại cũng không có…”. Thăm Điện Biên Phủ, nơi những chiến thắng đang được cố gắng tái hiện, vẫn thấy ở khóe mắt ông nước mắt.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh năm 1911 tại thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình.

Tướng Giáp kể: “Ông ngoại tôi vốn là một lãnh binh theo nghĩa quân Cần Vương, mỗi khi Tây về làng bà ngoại lại phải bỏ mẹ tôi vào quang thúng gánh chạy”. Những năm học ở Trường Quốc học Huế, cậu Giáp học rất xuất sắc, thường tới nhà cụ Phan Bội Châu đàm đạo và được cụ Phan cho mặc sức sử dụng kho sách của mình. Giáp cũng chơi thân với thầy giáo Đặng Thai Mai. Con gái cụ Mai, bà Đặng Bích Hà, sau này là phu nhân đại tướng, kể: “Ba tôi lớn hơn nhà tôi một giáp, nhưng hai người là bạn vong niên, rất thân nhau”.

Năm ông 16 tuổi, người Pháp đuổi học anh Nguyễn Chí Diểu, một học sinh hơn Giáp 3-4 tuổi. Giáp khởi xướng một cuộc bãi khóa để phản đối. Vì sự kiện ấy Giáp bị đuổi học, về làng. Anh Nguyễn Chí Diểu đến An Xá tìm Giáp: “Chúng tôi đã lập Đảng Tân Việt”. Giáp bảo: “Tôi đi với anh”. Tham gia Đảng Tân Việt, Võ Nguyên Giáp góp phần tích cực đưa Tân Việt tham gia Đông Dương Cộng sản đảng. Vừa hoạt động cho Đảng, vừa viết báo Tiếng Dân, vừa tự học. Tháng 10-1930, Giáp bị bắt cùng với thầy Đặng Thai Mai và nhiều người khác, trong đó có Nguyễn Thị Quang Thái, em gái nữ sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Hơn một năm sau ra tù, thầy Mai bị đuổi khỏi Trường Quốc học, về Vinh sinh sống và hoạt động, Giáp ra theo. Năm thầy Mai ra Hà Nội dạy học ở Trường Thăng Long, Giáp cũng ra Hà Nội, vừa dạy sử ở Thăng Long, vừa tự học lấy bằng cử nhân luật và kinh tế. Năm đó, cô con gái cưng của thầy Mai, Đặng Bích Hà, mới chỉ lên bốn, lên năm.


Bên tượng đài chiến thắng Điện Biên Phủ trên đồi A1
Năm 1929, 18 tuổi, lần đầu tiên tướng Giáp ra Hà Nội. Một người đồng chí của ông ở Tân Việt, ông Nguyễn Văn Tạo, dẫn ông ra Cửa Bắc, thành Hà Nội để nhìn hai vết đạn đại bác của Pháp đánh dấu thành Hà Nội thất thủ. Tướng giữ thành Hoàng Diệu tự sát. PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc dạy học ở Thăng Long, ông Giáp hay đến nhà chơi. Ông thường nói về tinh thần yêu nước và quá khứ anh hùng. Ông vẫn thường dẫn học trò ra đê Giảng Võ coi mộ Francis Garnier; ra Cầu Giấy chỉ cho học sinh mộ Henri Rivière để nung nấu họ tinh thần chống Pháp”.

Nhà văn Hữu Mai, người gần gũi và đã từng chấp bút một số hồi ký của tướng Giáp, nói: “Hồi đó, trước tàu đồng súng lớn của giặc Tây, mất nước như là một định mệnh của các nước yếu. Lịch sử trước đó chưa từng có nước phương Đông nào phá được một đồn Tây. Nhưng đến Điện Biện Phủ thì nước yếu VN đã phá được cả một tập đoàn cứ điểm”. Điện Biên Phủ đã đi vào lịch sử bằng chính chiến thắng trước người Pháp chứ không chỉ đi bằng sự tuẫn tiết như Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương… Và, không biết có phải là “một sự an ủi của lịch sử” mà tướng Giáp, sau khi chỉ huy trận Điện Biên Phủ, đã về sống trên con phố mang tên vị tướng Hoàng Diệu tuẫn tiết.
minh_minh
Lần ra Hà Nội năm đó (1929) của Giáp là để bàn với chi bộ Vinh và Hà Nội tổ chức cho nữ đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai đi thoát ly. Theo lời kể của chị Hồng Anh, con gái Tướng Giáp: “Chính vào dịp này, cha tôi lần đầu tiên nghe nhắc đến cái tên Nguyễn Thị Quang Thái, cô em gái trẻ, thông minh và rất xinh của Nguyễn Thị Minh Khai. Trong chuyến tàu cha tôi trở lại Huế, tới Vinh thì gặp mẹ tôi lên tàu, cùng với một nữ sinh Đồng Khánh. Lúc đó mẹ tôi mặc áo dài, tóc để xõa, da trắng, gương mặt sáng. Nhưng điểm gây ấn tượng với cha tôi nhất là đôi mắt”. Năm 1935, họ cưới nhau. Năm 1940, Võ Nguyên Giáp và Phạm Văn Đồng được tổ chức đưa sang Vân Nam. Giáp chia tay với người vợ trẻ Nguyễn Thị Quang Thái khi họ vừa có Hồng Anh, con gái đầu lòng. Đó là lần chia tay cuối. Sau khi Giáp ra đi, Nguyễn Thị Quang Thái bị Pháp bắt và năm 1944 chết trong nhà tù.

PGS Đặng Bích Hà kể: “Lúc đó (1946) gia đình tôi ở Sầm Sơn, chính phủ thân Nhật mời cha tôi giữ một chức bộ trưởng. Cha tôi không nhận. Ông chuyển ra Hà Nội. Anh Giáp tìm tới thăm”. Năm ấy, Võ Nguyên Giáp đã không khỏi ngỡ ngàng vì Đặng Bích Hà lúc này không còn là một cô bé con nữa. Cô đã bước sang tuổi 19, đẹp và hưởng trọn tinh thần giáo dục của người cha, giáo sư Đặng Thai Mai. Mối tình của họ đã đưa bà theo ông lên chiến khu, sinh cho ông thêm hai cô gái, và đúng năm 1954 sinh hạ người con trai thứ nhất, đặt tên là Võ Điện Biên. Các con ông, kể cả người con gái đầu Võ Hồng Anh, phần lớn sống quây quần bên ông trong một ngôi nhà có vườn rộng nhưng đồ đạc thì hình như đã có từ rất lâu rồi.


Đại tướng Võ Nguyên Giáp và thượng tướng Trần Văn Quang, nguyên cục trưởng
Cục Tác chiến chiến dịch ĐBP, ở hầm chỉ huy của tướng De Castries

Một người có nhiều năm làm việc ở tổng hành dinh (nơi lãnh đạo ta chỉ huy cuộc kháng chiến chống Mỹ) thiếu tướng Lê Phi Long, cục phó Cục Tác chiến, nói: “Tôi đã thử rất nhiều lần và thấy không đủ sức để viết nổi chân dung của ông, tướng Giáp”.

Khi phân công trong Đảng, Bác Hồ nói: “Việc quân sự giao cho chú Giáp”. Bác Hồ cũng đã từng cử Võ Nguyên Giáp sang Trung Quốc học quân sự. Nhưng trên đường đi, Chiến tranh Thế giới thứ hai đưa người Pháp ở chính quốc vào thế thua, Bác thấy thời cơ tới nên gọi ông trở lại. Từ đó ông không có thêm cơ hội để học qua bất cứ một trường lớp quân sự nào. Nhà sử học Dương Trung Quốc, một người làm việc khá nhiều với tướng Giáp, nói: “Có lẽ những năm dạy sử ở Trường Thăng Long đã hình thành nên tư duy quân sự của ông”.

Thiếu tướng Lê Phi Long cho rằng: “Ngoài tài năng còn có một yếu tố quan trọng khác, ông là một người có đầu óc thực tiễn ghê gớm, luôn tổng kết trong thắng trong bại để tìm ra cách đánh mới”. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng đã quyết định thay đổi cách đánh từ “đánh nhanh, thắng nhanh” sang “đánh chậm, thắng chắc”. Một quyết định mà theo GS Phan Huy Lê, trở thành nhân tố làm nên Điện Biên Phủ. Một quyết định mà theo thượng tướng Lê Trọng Tấn, nếu không đưa ra thì toàn bộ lực lượng của ta đã bị “phơi áo” trong lòng chảo Điện Biên rồi. Nhưng quyết định đó không chỉ là kết quả của “11 ngày đêm trăn trở”. Theo thiếu tướng Lê Phi Long, kể từ tháng 5-1953 sau trận Nà Sản, Đại tướng đã quyết định thành lập một tổ nghiên cứu 24 người nằm trong rừng lim khu căn cứ Định Hóa để “chuẩn bị lý luận đánh tập đoàn cứ điểm”.

Tướng Giáp là vị tổng tư lệnh trực tiếp chỉ huy hai cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi cuối cùng. Cả hai cuộc chiến ấy ông đều có một “cơ duyên” với thượng tướng Lê Trọng Tấn. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đơn vị do tướng Lê Trọng Tấn chỉ huy đã cắm cờ trên nóc hầm tướng De Castries. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, lúc đầu “cánh quân chủ yếu” được xác định là Quân đoàn III, đánh từ Tây nguyên. Nhưng cuối cùng, “Cánh duyên hải” của tướng Lê Trọng Tấn, sau khi nhận được mệnh lệnh “thần tốc” trực tiếp từ tướng Giáp, đã tiến thẳng vào Sài Gòn cắm cờ trên dinh Độc Lập vào trưa 30-4. Tướng Giáp kể lại rằng vào cái buổi trưa lịch sử ấy, sau khi ra nốt những mệnh lệnh cuối cùng để giải quyết chiến trường, ông đã rời tổng hành dinh, lặng lẽ đi bộ ra bờ hồ. Có lẽ đó là những giây phút hạnh phúc nhất của ông.

Năm 1975, giải phóng miền Nam. Năm 1977, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thôi đảm trách bí thư Quân ủy trung ương và bộ trưởng Bộ Quốc phòng, những chức vụ mà ông được giao kể từ năm 1946. Năm 1982, ông thôi giữ chức ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1983, ông kiêm nhiệm chủ tịch Ủy ban Quốc gia về sinh đẻ có kế hoạch. Cũng trong năm 1983 ấy, ông về quê, rồi đi bộ ra chợ Tréo ở huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Đến giữa chợ, ông hỏi: “Bún chợ Tréo chấm ruốc, giờ có còn ngon không?”. Mấy người dân quê nghe, òa khóc.

Đại tướng từng nói với tôi: “Tôi là một người lạc quan. Dù trong tình huống nào tôi cũng không thấy buồn phiền”. Những người sống và làm việc nhiều năm với ông đều có nhận xét như vậy. Nhà văn Hữu Mai nói: “Ngay cả khi sóng gió nhất, ông vẫn bình thản như không”.

Theo lời kể của chị Hồng Anh với nhà báo Lương Bích Ngọc: “Sau những giờ làm việc liên tục, ba tôi thư giãn bằng cách chơi đàn piano. Mấy năm gần đây ba tôi tập thiền và đi bộ nhiều”. Nhưng hơn cả những điều có thể diễn đạt bằng chữ là uy nghi không thể che giấu được của ông. Tôi muốn nhắc lại điều tôi đã từng viết trên Tuổi Trẻ: Cao hơn cả mọi nghi lễ, người dân và các chiến sĩ đã đón ông bằng tất cả lòng ngưỡng mộ khôn tả. Lòng ngưỡng mộ, chắc chắn không chỉ của một thế hệ này.

“Với 30 năm làm tổng tư lệnh và gần 50 năm tham gia chính sự ở cấp cao nhất, ông đã tỏ ra là người có phẩm chất phi thường trong mọi lĩnh vực của chiến tranh; khó có một vị tướng soái nào có thể so sánh với ông trong việc kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính qui ở trình độ cao... Cuộc đời của ông Giáp gắn liền với chiến đấu và chiến thắng, đã làm ông trở thành một trong những thống soái lớn của tất cả các thời đại”.

(Ký giả người Anh Peter Macdonald trong cuốn Giap, les deux guerres d’Indochine)

“Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại”.

(Nhà sử học Mỹ Cecil Curry trong cuốn Victory at any cost)
Tiểu Vũ
Cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp có đủ cả sự bi tráng của đất nước trong một trăm năm đổ lại đây. Số phận lạ lùng đưa người giáo viên thành vị tổng chỉ huy quân đội cho một dân tộc nhược tiểu, để rồi đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới. Nhưng chiến tranh kết thúc không có nghĩa là cuộc chiến cam go ngay bên trong cốt tuỷ của đất nước đã kết thúc. Vị tướng già vẫn chưa chịu yên nghỉ đâu.
minh_minh
Cụ Giáp chính là người khởi xướng việc thành lập giải Vifotech dành cho cho các thành tựu khoa học kỹ thuật .
Quê cụ Giáp rất nổi tiếng về việc chăn nuôi vịt ( vịt thả ngoài đồng ) , sắn ở đó cũng ngon . Cụ về quê bảo : Ông thèm trứng vịt lộn quê mình quá , mấy con luộc cho ông ăn với .
Cụ ăn hết quả thứ nhất , định ăn thêm quả thứ 2 nhưng ông bác sĩ riêng nhất định không cho .
Nhiều năm sau khi về thăm quê cụ lại đòi ăn sắn , nhưng ăn đến củ thứ 2 thì ông bác sĩ lại không cho .

Có chuyện rất đau lòng mà kẻ thù đã gây ra đối với phần mộ của cụ thân sinh cụ Giáp . Nhưng chuyện ấy nhạy cảm , ít ai biết
Vante_Sellenberg
QUOTE
Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại


Đọc cái này cứ thấy làm sao ấy. Đành rằng tướng Giáp vĩ đại thật, nhưng làm gì đến mức thế này. Nhà sử học gì mà tuỳ tiện, phát ngôn ẩu thế. Tôn vinh quá đà có khi lại mang tác dụng ngược ấy chứ, nhất là sách viết cho toàn thế giới đọc.

Về trận ĐBP thì có nhiều chuyện nhỏ nhặt nhưng ý nghĩa lớn lắm. Như chuyện chiếm hầm De Castries xong, thu dọn chiến trường, vì xác tử sĩ nhiều quá dọn ko xuể, một chiến sĩ ta ko khiêng mà kẹp 2 chân một tử sĩ kéo đi. Việc bị phát hiện, chiến sĩ đó bị kỉ luật nặng.

Hay như chuyện tất cả mộ liệt sĩ trên A1 đều khuyết danh...

P/S: Tdna kể chuyện mộ phụ thân tứơng Giáp đi. Tớ chỉ nghe phong phanh rằng cụ bị Pháp bắn, nhưng ko rõ chuyện mộ phần ra sao
SyncMaster
QUOTE(Tiểu Vũ @ May 11 2005, 08:59 PM)
Cuộc đời đại tướng Võ Nguyên Giáp có đủ cả sự bi tráng của đất nước trong một trăm năm đổ lại đây. Số phận lạ lùng đưa người giáo viên thành vị tổng chỉ huy quân đội cho một dân tộc nhược tiểu, để rồi đánh bại hai cường quốc lớn của thế giới. Nhưng chiến tranh kết thúc không có nghĩa là cuộc chiến cam go ngay bên trong cốt tuỷ của đất nước đã kết thúc. Vị tướng già vẫn chưa chịu yên nghỉ đâu.
*



hai cường quốc đó là những nước nào thế hả bác ? sử sách ghi nhận Đại tướng Võ Nguyên Giáp như là người anh cả của quân đội nhân dân Việt Nam và là người đã đại phá quân Pháp (nói thế cho nó giống như Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại phá quân Nguyên khi xưa), còn trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước vai trò của Đại tướng là cố vấn là chính.
minh_minh
Đồng chí Van nên đọc tài liệu của nước ngoài viết về cụ Giáp . Người VN thường nói về cụ Giáp 1 cách quá khiêm tốn , ít ra là khiêm tốn hơn người tây
Vante_Sellenberg
Những gì người nước ngoài viết chỉ để tham khảo thôi. Còn để đánh giá về tướng Giáp thì phải nhìn vào những gì cụ làm được chứ. Mà đứng thuần tuý về mặt quân sự mà nói thì những gì tướng Giáp làm được có phải là tớ không biết đâu. Nếu như nói như nhà sử học kia về tướng Giáp
QUOTE
Ông không chỉ trở thành huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20 và một trong những thiên tài lớn nhất của tất các thời đại


thì E. Rommel, Gh.K.Jukov của TK 20 vứt đi đâu. Tớ bảo ông ấy cuồng ngôn là ở chỗ ấy
minh_minh
Tớ ghét nhất là 1 cái tính của người VN mà đồng chí Van này là 1 ví dụ . VN có những cái rất hay , rất tốt , rất vĩ đại nhưng lại không chịu nhìn nhận nó hoặc hạ thấp nó đi . Trong khi những cái đâu đâu ở trời tây thì lại tâng nó lên , mặc dù chẳng hiểu biết gì về nó mấy . Đặc điểm của người VN là vậy , nên hèn đớn đi , mãi vẫn theo sau đít thằng tây , lúc nào cũng nghĩ mình phải đuội hơn nó , nó là tây thì vĩ đại hơn mình .

Van nên biết là Zhukov có số phận giống với Võ Nguyên Giáp . Sau chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc thì ông bị gạt ra ngoài rìa lịch sử , chẳng mấy quyển sách lịch sử của Nga viết về ông với những gì mà ông xứng đáng được nhận . Việc này khiến nhiều thế hệ người Nga và cả châu Âu nói chung ko biết nhiều về Zhukov . Sau khi ông chết năm 74 thì người ta mới bắt đầu tôn vinh .
minh_minh
Ờ , mà trong văn chương cũng vậy . Bây giờ Van thử dịch 1 tác phẩm bất kỳ của anh gì gì bên Mỹ , bên Pháp . Van ghi rằng tác giả : John Bravo , người dịch Van và rồi Van gửi báo , được đăng ngay Van à . Nhưng cũng với tác phẩm dịch đó , Van ghi bên dưới nó là của Van , tác giả là Van thì tớ dám cá với Van là người ta sẽ không đăng nó đâu .
Vante_Sellenberg
QUOTE
Tớ ghét nhất là 1 cái tính của người VN mà đồng chí Van này là 1 ví dụ . VN có những cái rất hay , rất tốt , rất vĩ đại nhưng lại không chịu nhìn nhận nó hoặc hạ thấp nó đi . Trong khi những cái đâu đâu ở trời tây thì lại tâng nó lên , mặc dù chẳng hiểu biết gì về nó mấy . Đặc điểm của người VN là vậy , nên hèn đớn đi , mãi vẫn theo sau đít thằng tây , lúc nào cũng nghĩ mình phải đuội hơn nó , nó là tây thì vĩ đại hơn mình .



Đồng chí tdna này có một cái tính mà tớ cũng không thích. Đó là trong việc nhìn nhận một vấn đề thuộc về lịch sử, đồng chí để tình cảm xen vào quá nhiều.

Ở đây, tdna có hiểu ý tớ không: Tớ nói rằng, xét thuần tuý về mặt quân sự thì ĐT Võ Nguyên Giáp không đến mức trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỉ 20, như lời ông sử học khỉ gió gì đó phát biểu. Đồng chí nhớ nhé, chỉ xét về mặt quân sự thôi đấy nhé.

Còn về Jukov với Con cáo sa mạc Rommel thì tớ đọc khá là nhiều. Đồng chí đừng có nói là tớ không biết mà nói bừa.

Tớ là người VN, tớ cũng thích VN phải nhất, phải hơn lắm chứ. Nhưng sự thật có đúng như lời ông sử học nói không? Nếu sự thật đúng là như thế thì tớ sẽ vui lòng chấp nhận lời nhận xét của tdna về bản thân tớ. Chỉ cần đồng chí tdna chứng minh thôi
minh_minh
Tớ buồn cười nhất là hồi phổ thông , làm văn , thỉnh thoảng cần chêm vào bài 1 vài câu danh ngôn cho nó thuyết phục và tăng thêm độ nặng cho các đánh giá , nhận định .Tớ chẳng biết được mấy câu nên ngồi bịa . Bịa xong thì phải gắn cho nó 1 cái tên tác giả cho oai phong và ... uy tín scared.gif . Nếu ghi là Tố Hữu , Thạch Lam , hay Đoàn Giỏi thì không khoái , thầy cô không đánh giá cao mấy , vì mấy ông Tố Hữu , Thạch Lam , Đoàn Giỏi là người VN mà . Tớ nhớ tớ bịa ra 1 câu như thế này : Lao động là sức mạnh lớn nhất của loài người (T. Balavski ) . Cô giáo khen lấy khen để . Tớ về kể lại với ông già tớ nghe : Ba ơi , ba biết T. Balavski nghĩa là gì không ba ? T là "tầm bậy" còn Balavski chính là " ba láp " ( ba láp là từ chỉ những điều láo toét , tầm bậy tầm bạ - thường được người miền Trung và cả miền Nam dùng:aaaa: ) . Hậu quả là tớ bị phụ thân tớ quát cho 1 trận gần chết vì tội .... bố láo , dám chế nhạo cả thầy cô giáo laugh.gif laugh.gif laugh.gif
Vante_Sellenberg
Để có thể khẳng định về thiên tài quân sự số 1 của tướng Giáp trong thế kỉ 20 thì cần phải tìm hiểu về các danh tướng khác trong thế chiến thứ 2 như Jukov, Truicop (LX), Rommel, Guderian (Đức). Bao giờ đồng chí tdna đọc nhiều về sử chiến tranh thế giới thứ 2, về các danh tướng trong thời kì đó thì đồng chí khắc so sánh để rút ra kết luận. Chỉ cần đọc về các kĩ thuật vận động xe tăng của Guderian, các lí luận về quân sự mà ông ta rút ra trong chiến tranh thì đồng chí sẽ thấy đầu óc của ông ta như thế nào, khả năng quân sự của ông ta ra sao trong một chiến trường rộng lớn như thế.....

Mà thôi, đáng lẽ tớ không nên nói nhiều như thế. Đây là topic để tôn vinh đại tướng cơ mà, nói nhiều có lẽ vô duyên mất. Chỉ có điều tớ vốn không chịu được những lời đao to búa lớn, không có thực chất.
minh_minh
Cái vĩ đại của VNG là thế này Van này ( tớ nhắc lại lời của 1 học giả về quân sự của tây [ ừ , lại tây , thằng tây nó nói bao giờ cũng có sức nặng hơn 1 thằng VN laugh.gif ) ] ) : Ông Giáp vĩ đại bởi ông không chỉ là 1 sĩ quan chỉ huy xuất sắc ngoài chiến trường mà còn là 1 nhà hoạch định kế hoạch chiến tranh kiệt xuất .

Cái vĩ đại của 1 người làm tướng là ở chổ đó Van ạ . Ngày xưa Hạng Vũ khinh nghiệp võ thuật là vì vậy . Hạng Vũ nói , nếu học thành võ sĩ thì chỉ có thể đánh được 1 hoặc vài người . Hạng Vũ muốn học cách để đánh thắng vạn người . Muốn đánh giá người làm tướng là phải biết câu nói ấy của Hạng Vũ .

VN có rất nhiều tướng giỏi , nhưng họ chỉ nổi tiếng ở các trận đánh . Võ Nguyên Giáp không chỉ có thế . Thắng ở 1 vài trận đánh không có nghĩa là thắng cả cuộc chiến . Thậm chí lép vế hơn trên chiến trường trong vài trận đánh vẫn có thể lợi thế hơn đối phương ở 1 phương diện khác .
Ông Giáp được mệnh danh là " ngọn núi lửa phủ tuyết " bởi trí tuệ ông thường làm cho kẻ thù choáng váng và làm quỵ ý chí của họ . Trước ông từng nói với người Pháp 1 câu sau và họ đã choáng váng :" Chúng tôi có thể không thắng ,nhưng trong mọi trường hợp , các ông không thể thắng " . Nói được như vậy bởi trong đầu VNG đã có sẵn 1 sách lược cho toàn cuộc chiến tranh rồi .

Tính đến thời điểm rút quân năm 72 , người Mỹ vẫn không chịu thừa nhận là họ thua về các trận đánh , về quân sự , nhưng họ phải công nhận đã thua trên bàn cờ hoạch định sách lược cho chiến tranh . Cái mà Kissinger phải phục ông Giáp là ở chổ đó .

Tớ không hạ các ông Zhukov , nhưng nên khách quan công bằng với Võ Nguyên Giáp . Nếu nói ông Giáp vĩ đại bởi kéo pháo ra hay kéo pháo vào ở ĐBP thì quả thật là chưa biết gì ông ấy
Mr. Smith
Nhận định của giới sử học trong nước và nước ngoài về tướng Giáp cũng không giống nhau. Các nhà sử học và tướng lĩnh nước ngoài đều công nhận là tướng Giáp giỏi nhưng cho rằng ông nướng quân, sẵn sàng hy sinh quân lính để đạt mục tiêu chiến thắng (ngay tiêu đề cuốn sách có lời trích dẫn ca ngợi tướng Giáp mà các bạn đang tranh luận- Victory at all costs- cũng phản ánh nhận định này). Đi sâu hơn, trong giai đoạn 45-46 khi ông đang làm Bộ trưởng Nội vụ, ông cũng được nhận định là một trong những người hard-line nhất bên phía Việt Minh, trái ngược với sự nhũn nhặn và chủ trương hoà hợp với các phe phái khác của chủ tịch Hồ Chí Minh. Hoặc các trận Mậu Thân 68, Quảng Trị 72 cũng đều được cho là công trình của tướng Giáp. Có tác giả còn nói là tướng Nguyễn Chí Thanh phản đối tướng Giáp trong vụ Mậu Thân 68 và chỉ sau cái chết của vị tướng này thì tướng Giáp mới tiến hành được cuộc Tổng tiến công này.
Các nhận định trên trái ngược với nhận định của giới sử học Việt Nam trong thời gian gần đây trong đó tướng Giáp được xem là vị tướng tiết kiệm xương máu chiến sĩ nhất và là người không đồng tình với nhiều mục tiêu, kế hoạch trong Mậu Thân 68 hay Quảng Trị 72, trong khi tướng Nguyễn Chí Thanh và TBT Lê Duẩn được coi là những kiến trúc sư chính của hai chiến dịch này.
minh_minh
Em đọc thấy Vn nói Nguyễn Chí Thanh và Lê Duẩn ủng hộ cho 1 cuộc tấn công cấp tập năm 68 , còn ông Giáp thì không . Lê Duẩn ủng hộ nhiệt liệt điều ấy sau 1 vụ bí mật thị sát tình hình miền Nam . Xung quanh cái chết của tướng Thanh thì cũng chưa biết được ( mới đây nghe có chuyện đã tìm thấy xác ), nhưng người ta vẫn nói là ông Thanh trong 1 chuyến thị sát tình hình miền Nam thì đã bị pháo dập ( pháo bên kia ) . 68 tuy Bắc Việt lép vế và chịu thiệt hại nặng nhưng vẫn thắng trên toàn cục , chí ít cũng đã tạo nên 1 bước ngoặt và cách nhìn mới ( kể cả chính của dân Mỹ và chính quyền Mỹ ) về cuộc chiến và là nguyên nhân chính làm họ phải rút quân năm 72
NguoiVN
QUOTE(minh_minh @ May 12 2005, 03:12 PM)
Tớ ghét nhất là 1 cái tính của người VN  mà đồng chí Van này là 1 ví dụ . VN có những cái rất hay , rất tốt , rất vĩ đại nhưng lại không chịu nhìn nhận nó hoặc hạ thấp nó đi  . Trong khi những cái đâu đâu ở trời tây thì lại tâng nó lên , mặc dù chẳng hiểu biết gì về nó mấy . Đặc điểm của người VN là vậy , nên hèn đớn đi , mãi vẫn theo sau đít thằng tây , lúc nào cũng nghĩ mình phải đuội hơn nó , nó là tây thì vĩ đại hơn mình .

Van nên biết là Zhukov có số phận giống với Võ Nguyên Giáp . Sau chiến tranh thế giới lần 2 kết thúc thì ông bị gạt ra ngoài rìa lịch sử , chẳng mấy quyển sách lịch sử của Nga viết về ông với những gì mà ông xứng đáng được nhận . Việc này khiến nhiều thế hệ người Nga và cả châu Âu nói chung ko biết nhiều về Zhukov . Sau khi ông chết năm 74 thì người ta mới bắt đầu tôn vinh .
*


--------
dau phai nguôi vietnam nao cung nghi Tay hay ta kem dau bac leuleu.gif the bac di sau dit thang Tay a? thumbup.gif
Mr. Smith
Tướng Thanh ngày xưa bị phao tin là B52 thả bom chết nhưng giờ đây gần như mọi nguồn từ trong nước tới hải ngoại và Tây đều nói là ông chết đột xuất ở Hà Nội sau một cơn tai biến về tim mạch ngay hôm trước khi vào Nam thị sát tình hình.
minh_minh
Anh thất vọng về chú nguoivn . Chú là người Việt Nam mà không đánh nổi chữ Việt cho nó có dấu ( mặc dù nhiều lần anh đã thấy chú đánh được chứ ko phải ko đánh được ) . Chú không tôn trọng nổi cái tiếng mẹ đẻ của chú thì làm được cái gì mà bày đặt hơn hay thua tây .
Tiểu Vũ
Những người giỏi thật thì không cần ca ngợi quá nhiều. Các nhà sử học công nhận với nhau rằng tướng Giáp là một trong những nhà quân sự tài ba nhất, thế là đầy đủ rồi. Xưng tụng lên thành người tài nhất trong những người tài đâm ra mất hay đi.

Vẫn có những nguồn phê bình tướng Giáp, thậm chí cả với chiến dịch Điện Biên Phủ. Tuy nhiên ai cũng có sai sót. Cái đáng phục ở Võ Nguyên Giáp là khả năng đánh giá trước tình hình. Ví dụ giai đoạn sơ khai của cuộc kháng chiến chống Pháp, khi người Việt còn chưa có kinh nghiệm gì đáng kể về chiến tranh hiện đại, nhưng vị tổng chỉ huy đã tính toán trước được Hà Nội và Hải Phòng có thể phòng thủ trong bao lâu. Suốt cuộc kháng chiến, quân ta hầu như luôn ở thế chủ động chính là nhờ khả năng hoạch định tình hình chính xác này của ông.
Tương tự như thế trong cuộc chiến với Mĩ, quân đội miền Bắc luôn khôn ngoan đi trước tình hình. Sự thất bại của Mậu Thân phần lớn là từ nguyên nhân khách quan. Miền Bắc đã quá tin tưởng vào sự ủng hộ của dân chúng mà thực ra là không nhiều như họ tưởng. Dân chúng được kỳ vọng sẽ xuống đường trở thành động lực chính lật đổ chính quyền miền Nam. Điều đó không xảy ra. Một yếu tố nữa giúp người Mĩ sống sót trong chiến tranh Việt Nam chính là từ lực lượng không quân áp đảo. Khe Sanh đã gần như một sự lặp lại của Điện Biên Phủ nếu người Mĩ không lật ngược tình hình bằng vũ khí chiến lược B52. Có thời điểm vòng vây của quân miền Bắc chỉ còn cách lính Mĩ chưa đầy 100m trước khi bị phá bởi thảm bom dày đặc.

Sự nướng quân thì gần như thành đặc điểm cố hữu của các vị tướng. Khi cần giành một mục tiêu chiến lược thì dù mất mát hi sinh vẫn phải chấp nhận. Bởi vậy chuyện binh đao luôn là bất đắc dĩ, phương án cuối cùng khi không còn cách nào khác. Cuộc chiến tranh chống Mĩ, chính tướng Giáp là người không nhiệt tâm cổ suý. Ông bị mất điểm trong mắt Lê Duẩn và bị cô lập dần dần.

Tuy nhiên dù sao khi đã bị đẩy vào chiến tranh, người cầm quân phải có trách nhiệm chiến thắng đối phương, không thể khác được. Và tướng Giáp đã làm được điều ấy. Dù cuộc chiến có thể tang thương, không ai thực sự thắng lợi, nhưng trách nhiệm với toàn quân, tướng Giáp đã làm trọn vẹn.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Quán nước đầu làng Ven > Thư viện làng Ven > Người Việt Nam
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.