Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Hà Nội Bị Cắt điện
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4
Phó Thường Nhân
Hì hì,
Chỉ có giải pháp là lên chùa Dâu ở Bắc ninh, rước tượng Phật Pháp Vân Pháp Vũ ( nhưng đừng rước Pháp Điện) về Hà nôi làm lễ cầu mưa như vua Lý vua Trần ngày xưa thôi. no.gif

Trước mắt như vậy là không có giải pháp kỹ thuật. Vì sai lầm này đã có từ trước trong việc lập kế hoạch sản xuất điện. Làm sao trong vòng 1,2 ngày mà chữa được.
Cái sai lầm là chỉ tập trung làm Thuỷ điện mà không có một nguồn điện khác, ví dụ như Nhiệt điện để trợ giúp. Về xu hướng tập trung làm thuỷ điện là đúng, nhưng hiện tại với sự thay đổi thời tiết khí hậu thế giới đến chóng mặt, không kể việc người TQ sẽ xây dựng nhưng nhà máy thuỷ điển khác trên thượng nguồn, dù có không làm trên thượng nguồn sông Đà đi nữa vẫn có thể có ảnh hưởng tới hệ thông thuỷ văn của cả khu vực. Như vậy nếu không có kế hoạnh bổ trợ Nhiệt điện, thì tình trạng này không thể giải quyết dứt được.
Nhưng nhiệt điện thì làm nhiệt điện nào Than, Dầu hay Nguyên tử. Có lẽ là nên dùng Than. Mặc dù đó là một thứ nhiệt điện bẩn, nhưng dễ sử dụng, mà mua nhà máy cũng không phải là đắt, vì đó là một công nghệ thông dụng. Đẹp nhất là dùng điện nguyên tử, nhưng kỹ thuật, cách làm việc đã đủ bảo đảm chưa, hay vẫn cẩu thả thì khác nào ôm quả "Tchenobil" vào người.
root
Mất điện à? Chuyện bình thường thôi mà. Người ta đã dự báo từ 2 năm trước là 2005 sẽ hạn nặng, thiếu nước chạy thuỷ điện. Các nhà máy nhiệt điện thì không buồn chuẩn bị, còn đường dây 500kV mạch 1 đã gần quá tải đến nơi. Xây mạch 2 cho đường dây này cũng phải đến mùa lũ điện mới ra ngoài HN được. Nhưng cứ yên tâm một điều là các cơ quan chính phủ và nhiều khu vực ưu tiên vẫn có điện đàng hoàng 24/24. Các siêu thị cửa hàng ở quận Hoàn Kiếm vẫn trưng đèn sáng rực, chạy máy lạnh vù vù, có ảnh hưởng gì đâu?

Mấy hôm vừa rồi ở chỗ tớ bị cắt điện lại có thời gian ngồi tán chuyện. Bây giờ có một số khu vực mới xây dựng, toàn là kiểu nhà hộp kín mít. Hầu như nhà nào biết chuyện nhà ấy chứ không hay ngồi ra trước cửa buôn chuyện như hồi xưa nữa. Từ nhà nọ muốn sang nhà kia là cứ phải bấm chuông gọi cửa, chứ không ai mở cửa suốt ngày cho làng xóm qua chơi tự nhiên cả. Có một em gái khá xinh ở cách nhà mình chừng 20m mà đã 2 năm kể từ khi chuyển về đó mình chỉ biết được mỗi tên của bố em này laugh.gif Tình làng nghĩa xóm không thấy gắn bó như hồi bao cấp. Hồi ấy thì đầu phố có nhà mổ gà ăn thì cuối phố chắc cũng biết chuyện, không bế quan toả cảng như bây giờ ! Mấy năm rồi mới lại có cảnh nhà nhà mở cửa bắc ghế ra ngồi trước bậc thềm nói chuyện từ nhà nọ vọng sang nhà kia, vui đáo để...
Vante_Sellenberg
Dân tình mình hiện đang tranh cãi nhiều về chuyện có nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân không. Sau lần mất điện này chắc số người phản đối chẳng còn bao nhiêu.

Trời oi nóng khó chịu lắm, chả muốn làm cái gì cả. Ăn cơm cũng chả buồn nhai, em cứ chan canh vào rồi nuốt chửng scared.gif Mà Hà Nội hiện đang có dịch sốt, nhìn ông anh họ nằm sốt mà thương furious.gif

Nhưng nhiều lúc cũng hay ra phết, mấy bác ạ. Tối hôm trước mất điện, em ra ngồi ngoài cửa, nói chuyện với con bé hàng xóm vừa đi chơi về. Lâu lâu không để ý đến con bé, tự dưng hôm nay thấy nó có cái răng khểnh trông duyên tệ. Đang bày mưu tính kế , sắp sửa túm được tay nó thì tự dưng lại có điện. Chán, thằng cha EVN chỉ được cái phá đám là giỏi. Thôi, vào nhà ngủ laugh.gif
Phó Thường Nhân
Ngay ở Pháp, là nơi họ dùng chủ yếu điện nguyên tử (2/3 khối lượng điện), tức là nó khá phổ thông, không phải là cái gì quá ghê gớm. Mặc dù vậy mỗi lần đi ngang qua một nhà máy điện hạt nhân tôi vẫn rờn rợn.
Từ hồi tôi đi học đại học đến này cách đây cả vài chục năm, không có khoá lưu học sinh đi học nước ngoài nào mà không có người học về nguyên tử. Không kể đào tạo trong nước. Không hiểu những người này giờ "tan biến" đi đâu, làm nghề gì. Mặc dù vậy, tôi vẫn tin là người Việt đủ trình độ để tiếp nhận công nghệ nguyên tử. Cái đáng lo không phải ở chỗ ấy.
Cái đáng lo là trong vấn đề xây dựng. Tôi không ở VN, nhưng cho đến nay không thấy công trình nào ở cỡ quốc gia mà không thấy nói bị trục trặc, công trình xuống cấp trước thời hạn. Từ cái sân thể thao Mỹ đình, cầu chui Văn Thánh, rồi xây dựng dân dụng... Những công trình này dù sao cũng không phải là những công trình có độ nguy hiểm cao. Ngược lại để rò rỉ một nhà máy điện nguyên tử thì có nghĩa là bye bye mảnh đất ấy cả 100 năm về sau. VN đất chật người đông, giả dụ có mấy cái sa mạc như I ran thì còn đỡ. Xây rồi, có khi chưa chạy đă xuống cấp gây tai hoạ thì không thể ngồi nhìn nhau cười trừ như với Mỹ đình Văn Thánh được đâu.
Vậy sao trong khi những hiểm hoạ trong quản lý như tham nhũng, hối lộ, vô trách nhiệm , tuy tiện còn chưa giải quyết được dứt khoát mà đã hò reo xây nhà máy điện nguyên tử thì một là nói cho vui, đánh vào cái lòng tụ trọng dân tộc, hai là có lẽ vô trách nhiệm không hiểu biết gì cả.
In love we trust
QUOTE(Phó Thường Nhân @ May 25 2005, 05:45 PM)
VN đất chật người đông, giả dụ có mấy cái sa mạc như I ran thì còn đỡ. Xây rồi, có khi chưa chạy đă xuống cấp gây tai hoạ thì không thể ngồi nhìn nhau cười trừ như với Mỹ đình Văn Thánh được đâu.


cười tốt chứ bác, dân mình vốn tính xuề xòa mà, những đại nạn như SARS, cúm gà cúm vịt mình còn chả sợ, vẩy tay một cái là vi rút chết hết, dân mình còn trộn cả phooc-môn với đồ ăn còn chả chết, há lại sợ mấy thanh uranium ? tomato.gif
netwalker
Đúng vậy! Tôi có mẹ già ở Việt Nam. Đọc báo thấy mất điện, sợ nóng nực ảnh hưởng đến sức khoẻ người già, gọi điện về thỉnh an mẹ, cụ bảo khu nhà mình không bị cắt điện, được ưu tiên. May quá!


Vấn đề nhà máy điện hạt nhân, đúng là không đùa được đâu, liên quan đến vận mệnh dân tộc, quốc gia là đằng khác. Vì có hàng trăm thứ rủi ro khi dính dáng đến điện hạt nhân.

Cho dù người Việt không có tự thiết kế vì không đủ khả năng, thuê Tây thiết kế, tư vấn, xây dựng cũng vẫn nguy hiểm nếu bị ăn cắp vật tư.

Đến cái sân vận động Mỹ Đình chẳng có gì to tát mà còn phải thuê chuyên gia nước ngoài quản lý công trình (chú Trung Quốc, nhiều khi cũng lại là người Việt sang Trung Quốc mở công ty để lấy danh) rồi còn như vậy. Mấy dự án dầu khí cũng sử dụng công ty tư vấn Nga, rồi công ty Nga để người Việt rút ruột, một loạt nhà chung cư, căn hộ cao cấp, cao tầng bây giờ phát hiện là móng không có tí thép nào. Thảm nào dân nghiện không đi ăn trộm thép ở mấy công trình xây dựng đó vì chắc biết bị lấy trước rồi cho nên ra vặn ê cu cầu cống.

Đúng là mua nhà căn hộ cho dù hạng sang ở Việt Nam vẫn nguy hiểm, mất điện thế này thì những nhà ở lầu trên cùng, loại đắt ở phương Tây, nhưng ở Việt Nam là hiểm hoạ w00t.gif

Cho dù là dùng vốn vay nước ngoài, hoặc sử dụng dạng BOT ( Build- Operate- Transfer => Xây dựng - Vận hành -Chuyển giao) để thu hút đầu tư nước ngoài thì khi Tây vận hành thu lợi nhuận chắc sẽ cố gắng bảo dưỡng để bảo vệ nguồn vốn đầu tư nhưng đến khi chuyển giao cho Việt Nam là cha chung không ai khóc ngay. Lúc nào sướng thì bảo dưỡng để quay lên TV đài báo, còn sau đó sẽ lấy tiền bảo dưỡng, bảo trì mua xe hơi, đầu tư vào vài mảnh đất đứng tên vợ con, thế là dân tộc hứng chịu hậu quả ngay.

Chưa kẻ các yếu tố rủi ro khách quan khác mà xảy ra ngay cả đối với các công trình nguyên tử được bảo dưỡng nghiêm ngặt như khủng bố ( mặc dù an ninh Việt Nam tốt nhưng không thể loại trừ khả năng, chú Tàu muốn chơi Việt nam hoặc thế lực khác, nó rót vào đấy một phát là khác gì chuyển sẵn thuốc nổ vào trong bụng mình rồi khai hoả), thiên tai, v...v.

Đến việc xây dựng nhà máy nhiệt điện chạy khí đốt mà còn bê bối, mở rộng điều tra là thối đành phải bịt lại xử lý nội bộ nữa là.

Nói tóm lại, ai mà vì mất điện một hai ngày rồi đồng ý xây dựng điện hạt nhân thì ...... w00t.gif
Chitto
Không biết khu nào bị cắt nhiều?

Có lẽ chỗ tớ là dính trấu nhiều nhất.

Gần 10 ngày nay là thường xuyên mất rồi. 3 ngày mất buổi chiều, tiếp theo 3-4 ngày mất buổi sáng. Rồi đến 4 ngày gần đây thì căt cả sáng lẫn chiều.

Tệ nhất là hôm kia, mất từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối.

Được cái cũng không ở nhà ban ngày, toàn vào trong trường làm việc. Nhưng trưa và chiều cũng có hôm bị cắt, về nhà cũng chưa có, thế là lang thanh phố.

Mà cắt điện thì nước cũng mất luôn. Hàng quạt nan bán chạy như tôm tươi. Lâu lắm mới thấy cảnh cầm cái quạt nan quạt phành phạch, hay đáo để.
Malchik
Nếu suy như các bác nói thì suy cả ngày không hết. Tớ chỉ nói một ý nhỏ các bác đang tranh cãi, ấy là sự nguy hiểm của điện hạt nhân so với các ngành năng lượng khác. Tớ làm thử một phép so sánh nhỏ về mức độ nguy hiểm.

Hiện tại Việt Nam đang khởi động dự án thuỷ điện Sơn La. Một dự án rất lớn, công suất là 2500MW (thuỷ điện Hoà Bình là 2000MW). Chi phí đầu tư cỡ 2.5tỷ USD (tỷ giá năm 1997 chưa kể phát sinh, lên đến 3tỷ là chuyện bình thường). Nếu như các bác đang suy tính thì sự nguy hiểm của thủy điện Sơn La không kém nhà máy điện nguyên tử.

Về mặt rút ruột trong quá trình xây dựng là tương đương (Nhà máy điện nguyên tử dự tính là 3-4 tỷ).

Yếu tố bảo dưỡng thì đứng về mặt kỹ thuật, nhà máy điện nguyên tử sẽ phải có kỹ thuật cao hơn. Nhưng sẽ được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức quốc tế. Có các công ước quốc tế hẳn hoi, và dĩ nhiên VN không thể một mình một luật chơi trong việc bảo dưỡng. (Nó giống như việc bảo dưỡng máy bay vậy, phải đủ tiêu chuẩn an toàn nhất định).

Về yếu tố an ninh - khủng bố. Các nhà máy điện nguyên tử cũng giống như các đập thủy điện đều đã tính toán đến các yếu tố này trong thiết kế. Nhưng nếu giả sử điều này có xẩy ra, sự so sánh sẽ khập khiễng. Một đập thuỷ điện, giả sử Hòa Bình hoặc Sơn La vỡ, chắc chắn một điều là cả đồng bằng sông Hồng cuốn phăng ra biển Đông trong chớp mắt. Còn nổ một nhà máy điện nguyên tử thì nguy cơ ảnh hưởng lại lâu dài đến thế hệ sau. Nhưng ở đây tớ khẳng định là không có chuyện "nổ" một nhà máy điện nguyên tử là nổ bum một phát như bom nguyên tử sp_ike.gif. Mà chỉ là chuyện thất thoát phóng xạ ra ngoài.

Tác động đến môi trường thì các nhà máy nhiệt điện ai cũng biết rồi, thủy điện thì tưởng là ít, nhưng thực ra cũng là rất nhiều. Nó làm thay đổi sinh thái cả một vùng rộng lớn, chưa kể đến các yếu tố thủy văn...v...v.

Một thông tin nữa là hiện tại Trung Quốc đang khởi động dự án xây dựng một lúc 20 nhà máy điện nguyên tử ở các tỉnh phía Nam. Thế nên, yếu tố an toàn phóng xạ trong khu vực sẽ giảm xuống rất nhiều.

Tớ lại có một câu hỏi đặt ra. Hiện tại các bác ngồi đây đều là người trẻ, khoảng 10-20 năm nữa chính các bác là những người nắm giữ các chức vụ quan trọng. Giờ trong người các bác đang có một bầu nhiệt huyết nóng bỏng, muốn xây dựng đất nước từ chuyện giáo dục, giao thông, năng lượng... Ghét những chuyện tham nhũng, rút ruột công trình ... Thế mà các bác khẳng định những điều đấy là chuyện hiển nhiên ở XH Việt Nam, khác nào các bác khẳng định các bác cũng sẽ tham nhũng, rút ruột công trình ... Thế chẳng hóa những điều các bác nói chỉ là để cho sướng mồm, cho vui. Tất nhiên sẽ có người đổ tội cho cơ chế, cho việc cả xã hội thế cho nên mình cũng phải thế. Nếu ai trả lời tớ thế thì thật là quá buồn.
Phó Thường Nhân
Gửi Malchik,
Nếu mà 20 năm nữa mới bắt đầu xây dựng điện nguyên tử thì OK. Vấn đề là người ta có thể cầm quạt nan quạt phành phạch và tán cô em răng khểnh 20 năm nữa không ?
Như vậy việc phải giải quyết là bây giờ. Tất nhiên không phải trong một 2 ngày mà phải tính theo năm. Nhưng điều chắc chắn là trong vòng 5,6 năm VN không có cơ thoát khỏi những tệ nạn nó đang có, vì không có phương thức giải quyết nào mà ngày một ngày hai nó lại biết đi như phép ông Bụt trong Tấm Cám cả.

Nhiều điều Malchik nói đúng, tức là làm bất cứ điều gì cũng có thể có hiểm nguy. đi bộ qua đường cũng có thể bị cán què chân, nhưng điều hiểm nguy của nguyên tử là nó kéo dài mà không có cách gì chữa được. Ở đây tai nạn kéo dài theo thời gian, không phải tính bằng năm mà bằng thế kỷ.

Khi xây nhà máy điện nguyên tử, đúng là nó sẽ bị sự quản lý của quốc tế. Ngoại trừ nếu muốn dấu để sản xuất vũ khí hạt nhân. Nhưng sự quản lý này chủ yếu nhằm vào việc ngăn chặn sự thất thoát chất phóng xạ để làm vũ khí. Không ai bảo vệ cho mình công trinh và hoạt động. Trong khi quản lý của VN còn yếu kém thì có nên xây một quả bom nguyên tử để nó nổ lúc nào không biết không ? Mà chuyện nổ là có thật, tất nhiên nó không nổ Đoàng một cái như quả bom, nhưng xem ảnh chụp Tchẻnobyl, rõ ràng tôi nhìn thấy cái vòm cuốn che cái lò phản ứng rách toách như cái rèm cửa bị xé, chẳng nhẽ đó lại chỉ là nứt.

Việc TQ xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân đúng là sẽ ảnh hưởng đến an ninh phóng xạ khu vực. Nhưng không phải vì điều đó mà cũng nên xây như họ. Một nhà máy điện nguyên tử nổ ở gần Hồng công ảnh hưởng vẫn ít hơn nếu nó nằm cạnh Hà Nội chứ.

Tóm lại với tôi là thế này, nếu xây dựng trước mắt trong vòng vài năm tới thì nên xây nhiệt điện. Vừa nhanh, vừa rẻ, lại an toàn hơn, dù có "bụi bặm". Về lâu dài khi trình độ lên tay thì có thể xây điện nguyên tử. Nếu định phát triển ngay tức khắc điện nguyên tử, thì khả năng cầm quạt nan quạt phành phạch còn lâu mới kết thúc. Thế thì tại sao không chọn con đường dễ mà lại cứ muốn như cô Kiều chọn những chỗ đoạn trường (khó khăn mà đi).
Malchik
Em khẳng định lại lần nữa là nó không thể nổ bum như bom nguyên tử, nó nổ ở đấy là nổ thiết bị tạo hơi áp lực cao. Hơn nữa cái lò kiểu Checnobyl đấy mắc sai lầm trong thiết kế. Khi thiết kế đã không làm một lớp vỏ bê tông dầy bao quanh. Hiện tại lỗi này sẽ không bao giờ mắc lại nữa. Nên khi tai nạn xẩy ra, sẽ chỉ bị thất thoát phóng xạ do rò rỉ.

Còn chuyện phát triển các nguồn năng lượng thì em không có ý kiến vì em không phải là nhà hoạch định chính sách. Nhưng em nghĩ không thể chỉ trông chờ vào một mà phải là nhiều nguồn năng lượng. Và năng lượng nguyên tử chỉ là một trong số các lựa chọn, bên cạnh đó là các nguồn năng lượng mặt trời, địa nhiệt, gió... Hiện tại thì ở VN đang trông chờ vào Thủy điện nhiều nhất, nếu sau này có sự cân bằng giữa nhiệt điện và thủy điện thì cũng chưa thể khẳng định là không xẩy ra thiếu điện thêm một lần nữa.

Còn em cũng khẳng định thêm là ngoài các yếu tố "bụi bặm" thì khi đốt nhà máy nhiệt điện, cũng tạo ra một lượng phóng xạ không nhỏ mà hầu như mọi người không ai biết và để ý đến.

Còn dự án điện nguyên tử theo em được biết hiện tại cũng mới chỉ đang ở bước khảo sát. Dự kiến là sẽ hoàn thành năm 2017. Tức là còn khoảng 12 năm nữa. Em cũng không có thêm ý kiến gì về vấn đề quản lý và con người, vì thực ra điều này ai cũng nghĩ đến. Em chỉ nhấn mạnh vào sự so sánh khả năng tai nạn và khủng bố giữa thủy điện Sơn La đang xây và điện nguyên tử mà bác Nét nói đến. Và mức độ ảnh hưởng đến các thế hệ sau (100 năm nữa) chưa chắc cái nào hơn cái nào.

Còn chuyện TQ xây các nhà máy điện là em chỉ cung cấp thêm thông tin, và em nghĩ là TQ cũng không dại gì nghe theo lời "xúi" của bác Nét bùm cái nhà máy điện hạt nhân của VN.

Tóm lại thì vấn đề điện hạt nhân hay không là vấn đề thế kỷ, 50 năm vận hành và phát triển lực lượng phản đối và đồng ý là tương đương nhau 50 - 50. Nhưng với tốc độ phát triển kinh tế, tốc độ gia tăng dân số ở các nước châu Á hiện nay, cộng với các vấn đề về môi trường, khí hậu. Cộng với việc nghiên cứu các nguồn năng lượng sạch chưa có nhiều thành tựu thì điện nguyên tử vẫn là lựa chọn số 1.

Vâng hiện tại thì bọn em đang làm một chuyên đề về năng lượng, em làm phần năng lượng nguyên tử cho nên em mới già mồm cãi cố một tí cho điện nguyên tử sp_ike.gif

Mời các bác tham khảo ở đây:
http://www.vngg.net
http://nangluong.blogspot.com
http://nuclearvn.blogsome.com/muc-luc/

Hiện tại thì đang làm, chưa xong nên còn nhiều thiếu sót, các bác nào có ý kiến gì thì chúng em xin tiếp thu.
hophi
Chẳng chóng thì chầy cũng phải nguyên tử thôi. Tớ 0 hiểu sao nhiều người lại fản đối nguyên tử dữ như thế. 1 Checnobyl chẳng lẽ lại khủng khiếp đến thế sao? 1 phần có khi là tại tuyên truyền.
Bên Nhật cũng có vài vụ rò rỉ con con, thế là bọn rỗi việc lại bầy trò kêu ầm lên. Chính phủ cũng phải giả vờ đóng cửa vài cái cho dân yên tâm.
Làm cái gì cũng phải có tradeoff, nhiệt điện hay thủy điện ... cũng đem lại những di căn lâu dài. Cho nên tớ ủng hộ nguyên tử.
tdna
Việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử là điều cần thiết và tất yếu nay mai . Hiện nay chính phủ cũng đã chọn Ninh Thuận làm nơi đặt nhà máy rồi . Trên thế giới hiện nay có khoảng 430 lò phản ứng hạt nhân nhưng không phải cái nào cũng như Checnobyl .

Tóm lại là cái nào , dù nhiệt hay thuỷ hay hạt nhân ...cũng có mặt lợi mặt hại của nó hết . Ô nhiễm môi trường , phá hoại hệ sinh thái 1 vùng ... đủ thứ . Nhưng phải chấp nhận thôi .
netwalker
Trên thế giới nhiều nước sử dụng nhà máy điện hạt nhân rồi.

Ai cũng biết các mặt của vấn đề, lợi hại rồi.

Tuy nhiên, ở đây trong hoàn cảnh Việt Nam ngoài những cái mặt bất lợi mà các nước kia gặp phải, Việt nam còn có những cái bất lợi khác tạo lên rủi ro lớn hơn. Đấy mới là vấn đề chính.

Ngoài ra, còn có những giải pháp khác, đó là "nhập khẩu" điện.

Trong kinh tế, có vấn đề hơn thiệt, ví dụ như ta không giỏi về điện nguyên tử nhưng ta giỏi về làm cái khác thì không nên cố gắng làm điện nguyên tử mà nên làm cái khác xuất khẩu đi và mua lại điện.

Ví dụ như thằng Singapore chẳng hạn, đất nước nó làm gì có điện, nước, nhập khẩu 100% từ các nước láng giềng.

Thằng Nhật nó đem ô tô sang Mỹ, Úc, Châu Âu để đổi lấy thịt bò, lúa gạo và các vật dụng khác.

Ngoài ra, còn phải nhìn đến khía cạnh quản lý rủi ro, nếu mà xảy ra các rủi ro thì thiệt hại sẽ rất lớn.

Cố gắng có nguyên tử để làm gì, để tự hào có nguyên tử như Bắc Hàn ư? Nếu có những giải pháp tốt hơn và đỡ rủi ro hơn tại sao không chọn?
tdna
Để các bác có thêm thông tin , em quote lại bài này trên báo Hà Nội mới

Suy nghĩ về phát triển điện hạt nhân (14:53 16-05-2005)


Xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN), tránh tình trạng thiếu hụt năng lượng là bước đi gần như tất yếu trên thế giới vào thời điểm hiện tại. Các quốc gia quanh ta như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ và Trung Quốc đều có chương trình ĐHN rất phát triển. Sự tăng trưởng nhanh của nước ta cũng đứng trước khó khăn nếu như an ninh năng lượng, chủ yếu là nguồn cấp điện không được đảm bảo.
Kết quả nghiên cứu tiền khả thi dự án nhà máy ĐHN do Bộ Công nghiệp và Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện cho biết, đến năm 2015, Việt Nam sẽ thiếu 8 tỷ kWh điện, đến năm 2020 thiếu từ 36 đến 65 tỷ kWh. Mặc dù nhu cầu điện dự báo tăng chậm dần sau năm 2020 nhưng cộng tất cả các đề án sản xuất điện dự kiến chỉ đạt 165 tỷ kWh, trong khi nhu cầu là khoảng 200 tỷ kWh. So với nhập khẩu năng lượng (điện, khí đường ống, than) giải pháp xây dựng nhà máy ĐHN được cho là rẻ nhất. Cụ thể thay 2000 MW ĐHN bằng nhập khẩu điện, nhiệt điện khí hóa lỏng, nhiệt điện than sẽ làm lợi lần lượt: 928 triệu, 1162 triệu và 627 triệu USD.

Tiến tới xây dựng nhà máy ĐHN, cái ta còn thiếu là nhân lực và những văn bản pháp luật phục vụ cho nội địa hóa ĐHN. Theo PGS.TS. Hoàng Đắc Lực (Viện Khoa học và Kỹ thuật Hạt nhân), các nước muốn phát triển ĐHN phải có chương trình đào tạo khoảng 13 năm, trước khi có nhà máy ĐHN đầu tiên, dù là xây dựng dưới hình thức “Chìa khóa trao tay”. Để vận hành nhà máy có công suất 900-1000 MW, cần phải có khoảng 300 nhân viên với trình độ và chuyên môn khác nhau. Việc nước ta xây dựng nhà máy theo kiểu “Chìa khóa trao tay”, các công đoạn như: thiết kế dự án, thi công, chạy thử, vận hành, bảo dưỡng, sẽ do bên cung cấp đảm nhiệm khoảng 50% năng lực. Số còn lại ta đào tạo cần có là khoảng 200 chuyên gia cho dự án nhà máy đầu tiên, 150 người chuyên nghiên cứu- triển khai. Việt Nam trong mấy chục năm qua đã đào tạo được lực lượng cán bộ nghiên cứu về hạt nhân rất cơ bản. Tuy nhiên, số này chưa thể đáp ứng được yêu cầu để phát triển ĐHN vì số lượng ít, phân tán và ít được cập nhật công nghệ tiên tiến. Việc cần làm là tổ chức càng sớm càng tốt một trung tâm đào tạo hạt nhân cấp quốc gia, với sự hợp tác của nhiều ngành.

Hiện tại, căn cứ theo hai tiêu chí an toàn và kinh tế, các nhà khoa học nước ta đã tiến hành khảo sát ban đầu khoảng 20 vị trí ở miền Trung. Về an toàn: ít động đất, không có núi lửa, vị trí phải cao hơn mặt nước biển, không có ảnh hưởng về địa chấn. Về kinh tế: gần nơi tiêu thụ điện, gần lưới điện quốc gia để giảm tổn thất, chuyển tải, gần cảng biển để dễ vận chuyển nhiên liệu. Mặt khác, Luật Hạt nhân đang được Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan soạn thảo nhằm ban hành vào năm 2007.

Đây là những động thái tích cực và cần thiết cho sự ra đời của nhà máy ĐHN tại nước ta trong tương lai không xa.

( Hà Nội mới )
tdna
QUOTE(netwalker @ May 25 2005, 09:02 PM)


Bác net nên chú ý là Nhật Bản đang vận hành 54 tổ máy hạt nhân và đang xây thêm 3 tổ máy nữa. Hàn Quốc đang vận hành 16 tổ máy và đang xây thêm 2 tổ máy. Ấn Độ đang vận hành 14 tổ máy. Trung Quốc đang vận hành 6 tổ máy và đang xây dựng thêm nhiều tổ máy mới.

Nhật Bản là nước không có nguồn năng lượng tự nhiên nào đáng kể . Thủy điện là con số 0 . Nhiệt điện họ cũng có nhưng lại phải mua chất đốt từ nước ngoài ,nghĩa là phụ thuộc vào thị trường thế giới . Cho nên họ đã chọn xây dựng nhà máy điện hạt nhân .

Thêm số liệu ( năm 2002 )

Ấn Độ 14 lò , tỷ trọng : 3,68% sản lượng điện của cả nước
Hàn Quốc 16 lò , 38,62%
Nhật Bản 54 lò , 34,47%
Nga 30 lò , 16%
Pháp 59 lò , 78%


Singapore không thích hợp cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân , vì diện tích đất liền của họ quá nhỏ 683 km vuông . Người Singapore thừa tiền để mua điện từ nước ngoài hoặc chọn các giải pháp truyền thống , họ không thể đánh đổi số mạng của mấy triệu con người cho giải pháp điện nguyên tử .

Ngoài ra thì Nhật , Singapore thông qua đầu tư đang có xu hướng chuyển các nhà máy ra nước ngoài ( Tàu , VN ... ) để tận dụng nguồn nhân công rẻ . Thành ra nhu cầu về điện của họ , ở 1 thời điểm nào đó sẽ chững lại .

Bắc Hàn : Bắc Hàn không có con sông suối hay thác nào đủ sức để làm nhà máy thuỷ điện . Tình hình nhiệt điện của họ tương tự Nhật , có khác chăng là họ kiếm chất đốt khó hơn vì ít tiền , 1 là cắn răng mua , 2 là phải làm mình làm mẩy để bắt Mỹ , Nhật , Hàn viện trợ . Tuy nhiên Bắc Hàn là nơi có các điều kiện thuận lợi về nguồn để có thể làm giàu chất phóng xạ giàu Uranium và Plotunium

Quan ngại về tai nạn kiểu Chernobyl cũng đúng nhưng mà nói chung hiếm khi xảy ra , bởi để có vụ nổ nguyên tử cần phải có uran giàu U-325 trên 96% và với khối lượng đủ lớn được tập trung trong thời gian ngắn. Các điều kiện này không thể nào có được trong nhà máy điện hạt nhân . Uran nhiên liệu của nhà máy điện hạt nhân chỉ có độ giàu dưới 5% .Các lò phản ứng thương mại hiện đã đạt đến độ an toàn cực cao, xác suất xảy ra sự cố nghiêm trọng là một phần triệu.

Tóm lại điện hạt nhân sẽ là chọn lựa của năng lượng thế giới trong tương lai gần
ThụyVũ
Thế cái nhà máy điện nguyên tử ở Đà Lạt chắc chỉ là trò chơi các bác nhỉ? hypocrite.gif
Các hàng quạt nan đông người mua và tăng giá khủng khiếp, lên đến 4000-5000/cái; chỉ tiểu thương là vớ bẫm. Mẹ em gọi quạt đó là National sp_ike.gif
Milou
Việc quái gì phải mua quạt, nón lá, báo, tạp chí, vở, mảnh kê chuột (vừa thử xong) đều dùng làm quạt được.
root
Bác Milou nói vậy chứng tỏ không dùng quạt tay bao giờ rồi. Dùng cuốn tạp chí, mảnh gỗ cũng quạt được, song tốc độ gió và sự lan toả thua xa quạt nan. Điều này cũng giống như là bác dùng quạt điện Tàu so với quạt điện Italia ấy mà. Nếu bác thử ngồi quạt một cái bếp than tổ ong hoặc nướng chả thì sẽ thấy rõ ngay sự khác biệt của quạt nan xịn !
In love we trust
hài hước hơn cả là VnEx đã đăng đột xuất hai bài về tình hình thiếu điện tại Trung Quốc và Nga tựa như để an ủi rằng nỗi niềm này không của riêng ai

Trung Quốc đối phó với thiếu điện

Matxcơva tê liệt vì mất điện

tuy nhiên vấn đề chính là ta không thể so sánh tình hình tại chỗ với các quốc gia lớn đông dân như TQ và Nga được, hơn nữa chưa chắc ở TQ và Nga tình hình lại rùng rợn như ở ta, chưa kể ở ta chưa có các hệ thống gia thông công cộng hiện đại (hại điện) như tầu điện ngầm chẳng hạn.

chuối.
Pages: 1, 2, 3, 4
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.