Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Quan Hệ Mỹ - Việt
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3
Cung Mi
[Trích VOA]


Nghị sĩ John Kerry: Chuyến viếng thăm của thủ tướng Phan Văn Khải nhắc nhở rằng Việt Nam là một quốc gia đang tiến tới thị trường tự do và đường lối dân chủ



Nghị sĩ John Kerry thuộc đảng Dân Chủ, đại diện cho tiểu bang Masachusetts, từng là cựu chiến binh Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam, từng làm việc với nghị sĩ John McCain thuộc đảng Cộng Hòa đại diện cho tiểu bang Arizona để đưa hai nước tới chỗ bình thường hóa quan hệ với nhau năm 1995, nói rằng chuyến viếng thăm của ông Khải một lần nữa nhắc nhở cho mọi người nhớ lại rằng Việt Nam ngày hôm nay không phải chỉ là một cuộc chiến tranh mà là một quốc gia đang từ từ tiến tới thị trường tự do và đường lối dân chủ.

Ông Jerry Newberry thuộc tổ chức cựu chiến binh Mỹ tham dự vào công cuộc tìm kiếm hài cốt những quân nhân Mỹ mất tích trong cuộc chiến, thì chuyến viếng thăm của ông Khải phù hợp với công cuộc bình thường hóa quan hệ giữa đôi bên.

Trao đổi thương mại giữa hai nước gia tăng từ 200 triệu đôla năm 1994 lên tới hơn 6 tỷ đôla mỗi năm, trong đó tổng số hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm gần 5 tỷ đôla.
Hoa Kỳ là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.

VOA
Cung Mi
Trợ lý bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề an ninh quốc tế, Peter Rodman, đến Việt Nam

Trợ lý bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ đặc trách các vấn đề an ninh quốc tế, ông Peter Rodman, đã đến Việt Nam hôm thứ ba để mở các cuộc hội đàm cấp cao trước khi Thủ Tướng Việt Nam thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử tại thủ đô Washington.

Theo dự trù, Thủ Tướng Phan văn Khải của Việt Nam sẽ hội kiến Tổng Thống Bush của Hoa Kỳ vào ngày 21 tháng 6 tại Washington DC. Chuyến viếng thăm Hoa Kỳ lần đầu tiên của một vị Thủ Tướng Việt Nam kể từ khi kết thúc chiến tranh năm 1975 diễn ra sau chuyến đi thăm Việt Nam vào năm 2000 của Tổng Thống Mỹ lúc đó là ông Bill Clinton.

Các chuyên gia tại Hà Nội nói rằng hai nước đang cứu xét việc ký kết một hiệp định hợp tác an ninh. Tuy nhiên, hiệp định này có thể gây quan ngại cho lân bang không lồ của Việt Nam là Trung Quốc, và đó là điều mà Hà Nội không muốn làm.

Nhưng theo các giới chức Hoa Kỳ khẳng định rằng các hành động của họ nhằm xây dựng quan hệ chặt chẽ hơn với Việt Nam không có mục đích chống Bắc Kinh.

Các giới chức Hoa Kỳ do dự không muốn đề ra một nghị trình vì muốn biết là Hà Nội muốn gì trước đã.

Tuy nhiên, khả năng là đưa Việt Nam vào chương trình Giáo Dục và Huấn Luyện Quân Sự quốc tế mà các nhà lãnh đạo quốc phòng Hoa Kỳ cho là một trong những phương cách hữu hiệu nhất để xây dựng quan hệ với quân đội các nước ngoài. Theo chương trình này, các sĩ quan quân đội nước ngoài được tuyển chọn để theo học tại các học viện quân sự của Hoa Kỳ và tìm hiểu về quân đội Hoa Kỳ.

Một khả năng lãnh vực hợp tác khác là chương trình phổ biến an ninh do Hoa Kỳ lãnh đạo, một thỏa thuận tự nguyện theo đó các quốc gia hứa ngăn chận những vụ chuyên chở có liên quan đến vũ khí có sức tàn sát hàng loạt.

Một viên chức cao cấp bộ quốc phòng Mỹ nói rằng chưa có kế hoạch đề nghị Việt Nam để cho Mỹ lập các căn cứ thường trực tại Việt Nam.

Trong một cuộc họp báo tuần trước ở Singapore, bộ trưởng quốc phòng Mỹ ông Donald Rumsfeld đã nêu nhận định là Việt Nam có mọi cơ hội tạo ảnh hưởng trong khu vực.

VOA
Đoành
Tớ nghĩ là VN cần đẩy mạnh quan hệ quân sự với Mỹ . Cứ nơm nớp thằng Tàu mãi thì không nên trò trống gì đâu . Nơm nớp rồi mà nó vấn nện cho ấy chứ .
Khi đã có quan hệ quân sự gắn bó với Mỹ rồi thì kinh tế VN tha hồ phát triển
Phó Thường Nhân
Vừa chạy đi uông rượu với mấy đứa làm cùng về. Về khoản uống này thì đúng là uống kiểu VN có lẽ thích hơn thật. Vì uống tức là nhắm. Nó không sóc bụng. Người phương Tây không có tục nhắm, chỉ có uống khan. Uống kiểu này cần nặng cân, vì đến một lúc nào đó thì độ rượu trong máu sẽ đạt đến độ mà người ta không muốn uống nữa, nếu không muốn say xỉn mất hết self-control. Kết luận là phải lượng sức mình sức người. Và tìm một phương cách thích hợp.

Quan hệ VN với Mỹ có lẽ cũng gần như vậy. Chơi với Mỹ rất là tốt. Càng quan hệ gần được với họ càng có lợi. Nhưng vấn đề có lẽ không phải "mạnh dạn" hay "không mạnh dạn" mà là mình muốn cái gì, định làm cái gì. Cái vision của VN về quan hệ quốc tế là như thế nào. Tuỳ theo cách "định hướng" quan hệ đó, mà người ta sẽ thu được lợi hay chuốc hại. Bản thân việc quan hệ chặt chẽ về an ninh cũng không đồng nghĩa với việc phát triển kinh tế. Trong chủ đề "Gián điệp TQ ", tôi cũng đã nói, không muốn nhắc lại. Nhưng rất có nhiều nước chơi với Mỹ từ lâu (ví dụ như Mỹ latin, thế giới Ả rập, Philipine, Indonesia) mà không có lợi. Có nước chơi lúc đầu thuận lợi rồi lại chuốc hại như I rắc, I ran. Có nước thì lợi được nhiều :Đài loan, Nhật bản, Hàn Quốc.. Có nước thì tà tà như Thái Lan. Thậm chí có nước như TQ được coi như "kẻ thù tiềm năng" của Mỹ thì lại lợi hoài hoài (ít ra cho đến nay) bởi chính ..nước Mỹ. Vậy thì phải suy xét. Không phải là chơi hay không chơi, mà là chơi thế nào.

Nước Mỹ, hay nói đúng hơn là chính giới Mỹ do tư duy "luật pháp" truyền thống, nên người ta có thể nói thẳng với họ là muốn gì. Rồi từ đó, tuỳ theo tương quan lực lượng, tình hinhd quốc tế mà những việc đó có thực hiện được không.

điều đầu tiên phải khẳng định với họ là VN không muốn phụ thuộc, và muốn phát triển kinh tế trong hoà bình. Như vậy cái hiệp định an ninh nếu có chỉ có thể là hiệp định phòng thủ. Đặc biệt là phòng thủ trên biển và trên không.Tất cả những gì VN đã ký kêt với TQ như hiệp định biên giới, các quan hệ chính trị, kinh tế , láng giềng không vì chuyện đó mà tổn hại. Như vậy kinh tế đi trước an ninh. Liên minh về an ninh để có thể phát triển kinh tế trong hoà bình. Đây là điều đặc biệt quan trọng phải nhấn mạnh.

Làm cho họ hiểu là an ninh của VN gắn liền với sự phát triển kinh tế song phương. Và quyền lợi của VN trong khu vực thực sự không gây tổn hại tới quyền lợi của Mỹ. Như vậy, bên cạnh cái phần an ninh (mua súng đạn, huấn luyện quân sự) còn có phần kinh tế. Nếu kinh tế Vn càng phát triển trong quan hệ song phương và quốc tế, thì khả năng VN mua vũ khí của họ càng lớn, khả năng mở rộng quan hệ chiến lược càng lớn.

Nếu VN cần Mỹ thì sức mạnh của VN nếu được tăng cường cũng sẽ giúp vào việc ổn định an ninh khu vực. Ví dụ Vn có thể đảm nhiệm an ninh giao thông quốc tế trên biển Đông cùng phối hợp với Nhật, và các nước ASEAN trong khu vực. VN cũng đảm nhiệm được phần "chống khủng bố" bằng các quan hệ hợp tác về tình báo, an ninh chia sẻ thông tin với Mỹ.

VN cũng có thể cho hải quân Mỹ sử dụng các thiết bị của mình để đạt tới mục tiêu đó. Nếu cần quân cảng thì có lẽ đề nghị xây dựng và sử dụng chung Côn đảo là hợp lý nhất. Vì nó có tác dụng bảo vệ an ninh trên biển. Là một hòn đảo, sự hiện diện của Mỹ như vậy cũng ít ảnh hưởng tới đất liền cả về mặt tâm lý, hành chính và chính trị.







Phó Thường Nhân
Như tôi đã nhận xét, một liên minh quân sự không có nghĩa là sẽ dẫn tới sự lớn mạnh về kinh tế, ngựoc lại nó có thể dẫn tới thảm hoạ ví dụ như chế độ của Sadam Hussein hay chế độ Sa hoàng của I ran. Lúc VN quan hệ chặt chẽ với Liên Xô nhất (75-86) , cũng là lúc kinh tế suy xụp nhất.
Một quan hệ chặt chẽ với Mỹ ví dụ như châu Mỹ latin cũng không đồng nghĩa với phát triển mà lại đồng nghĩa với sự phụ thuộc và bị khống chế.
Được Mỹ chi trả trang bị súng đạn nhiều cũng không đồng nghĩa với tăng trưởng sức mạnh quốc phòng. Chế độ VNCH ngày xưa, các nước A rập nhiều giầu mỏ là những ví dụ sống động. Các nước Ả rập mua vũ khí của Mỹ trang bị tới tận răng, nhưng động thủ là phải nhờ ngay Mỹ, không tự đứng được. Chế độ VNCH ngày xưa, Mỹ rút là nghẻo.
Như vậy ở đây không có quan hệ nhân quả automatique. Trong nhưng trường hợp gây thiệt hại này lỗi không phải hoàn toàn ở người Mỹ, hay Liên Xô (trong giai đoạn 75-86 với VN). Không thể đổ tại họ thâm hiểm. Vì trong quan hệ trên thế giới này không nước nào không thâm hiểm cả. Nếu không thâm hiểm, họ không thể đạt tới địa vị chi phối thế giới. Cái chính là phải xem thái độ của mình sử dụng mối quan hệ như thế nào, và nhằm mục đính gì ? tại sao ?

Như vậy muốn quan hệ với Mỹ có lợi cho cả hai bên (thực tế để làm sao lợi cho VN, còn người Mỹ họ đủ khôn không cần ai dậy cả), thì VN cũng cần phải có một số nhận thức và cách tiến hành. Tôi điểm thử ở đây một số suy nghĩ.

1. Trong quan hệ với TQ tuyệt đối không được có thái độ tiểu nhân. Đó là thái độ đắc chí, có ý muốn "trả thù" TQ. Quan hệ VN-TQ bao giờ cũng có mâu thuẫn, vì là hai nước láng giềng. Không thể để những mâu thuẫn ví dụ mâu thuẫn biên giới bùng nổ thành ngòi lửa. Vì những chuyện này lợi bất cập hại. Luôn luôn đề cao thương lượng, nhưng phải tuyên bố rõ ràng. Quan hệ an ninh với Mỹ phải góp phần làm giảm đi sự tự ti tâm lý "sợ TQ" để chơi với họ nhiều hơn. Sẵn sàng gia nhập các cộng đồng kinh tế mà TQ đề xuất. Vì tăng cường quan hệ an ninh với Mỹ không thể dẫn tới việc chống lại việc tự do hoá mậu dịch, và liên minh kinh tế khu vực.

2. Phải có một sách lược rõ ràng cho việc phát triển quân đội và an ninh. Trong đó phải coi trọng cả những mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ có quyền lợi sống còn trên biển đông như Nhật Bản hay các nước ASEAN. Trong việc trang bị vũ khí, huấn luyện quân sự phải tìm được một sự cân bằng, không thể dẫn đến việc chạy đua vũ trang. Vì kinh tế VN không thể chịu được điều đó.

3. Buộc việc tăng cường an ninh với Mỹ vào quan hệ mậu dịch hai bên. có quan hệ an ninh với Mỹ cũng là một điều kiện tốt cần khai thác theo hướng đây là một thuận lợi để các nước có thể đầu tư ở VN an toàn. Do Mỹ cho đến nay là nước chủ trì trong các tổ chức thương mại, tín dụng quốc tế, liên minh về an ninh với Mỹ phải được coi, hay yêu câu Mỹ coi như một sự đỡ đầu kinh tế cho VN.

4. Muốn lợi dụng thật tốt quan hệ với Mỹ thì phải cải cách. Cách cải cách hữu hiệu nhất là có một lịch trình dân chủ trong một tương lai 20,30 năm. Trong giai đoạn đầu phải tăng cường "nhất đảng" để xây dựng cái gốc dân chủ là nhà nước Pháp quyền và kinh tế thị trường. Chỉ trong giai đoạn hai, khi kinh tế phát triển, có cấu trúc xã hội tương xứng (có một tầng lớp tư bản dân tộc vững mạnh) thì có thể thực hiện một chế độ dân chủ đa đảng.
Cung Mi

Một quốc gia mạnh là một quốc gia có nền kinh tế phát triển. Nền kinh tế VN vẫn đang là một nền kinh tế yếu kém dựa vào gia công hàng hoá và xuất khẩu nông nghiệp, dầu thô là chính. Yếu kém đến độ nếu có sứt mẻ bang giao với Mỹ và hệ quả là nếu lỡ có bị áp đặt trừng phạt cấm vận kinh tế thì mỗi năm VN sẽ mất đi 6 tỉ đô la ở thị trường này và chỉ số % phát triển sẽ tụt thảm hại. Đối ngoại với Mỹ hiện nay không còn là cây gậy với cà rốt và vì vậy không thể phủ nhận quan hệ sinh tử quân sự và kinh tế với cường quốc này. Quan hệ với Mỹ có những lợi ích lâu dài, thứ nhất như đã nói trên là quyền lợi kinh tế của VN ở thị trường Mỹ. Thứ hai: quan hệ quân sự để kiềm chế sự bành trướng của Trung Hoa, ổn định và cân bằng quân sự ở khu vực đông nam Á. Thứ ba, tạo mối thiện cảm với 2 triệu người Việt tị nạn ở Mỹ nhằm mục đích đoàn kết, hoà giải xoá bỏ hận thù 30 năm trước.

Phải chăng đã đến lúc chúng ta nên xét lại những nhu cầu thực tế chứ không chỉ loay hoay tìm những liều thuốc an thần cho chế độ? Phải biến mối quan hệ quân sự với Mỹ để thúc đẩy phát triển kinh tế, bởi vì trong mối quan hệ này dù bọn Mỹ có đáng ghét thế nào đi nữa thì quyền lợi của dân VN và của nước VN vẫn luôn ở trên hết.

Phó Thường Nhân
Hì hì, tôi cảm tưởng bác Max chưa rút được hết kinh nghiệm lịch sử VN hiện đại. Bác vãn bị mắc kẹt vào "mặc cảm chế độ". Cái mặc cảm chế độ có thể có tác dụng ở chỗ khác. Nhưng những vẫn đề tôi trình bầy liên quan nhiều tới geopolitics (tức là địa chính trị. Theo đó quan hệ quốc tế của một nước phụ thuộc vào cả vị trí địa lý và vai trò của nó trong vùng, chứ không hoàn toàn liên quan tới thể chế, tư tưởng). Như vậy bất kỳ một chính thể nào cũng cần phải giải quyết những quan hệ đó. Tất nhiên việc tôi lấy ví dụ I rắc có thể làm bác hiểu lầm. Thực ra tôi có thể lấy những ví dụ khác ngay ở VN như quan hệ của VNCH và Mỹ hay một nước Mỹ latin nào đó(không phải cuba). Nhưng tôi không muốn chọn VNCH vì nhạy cảm cảm tính,người ta không khách quan được. Tôi không muốn chọn một nước Mỹ latin vì nó xa lạ. Ví dụ I rắc vì nó rất đặc trưng cho tính bi kịch, nhiều khi hài hước của quan hệ quốc tế. Vả lại nó là chuyện thời sự, nhiều người biết.

Còn tại sao tôi nói bác có lẽ chưa rút hết được kinh nghiệm lịch sử VN hiện đại, bởi vì VN do vị trí địa lý nó luôn nằm ở trên bờ vực của xung đột quốc tế. Nếu xét TQ như một lục địa, thì Vn như một cái rèm của lục địa ấy. Cuộc chiến tranh 1945-1889 khốc liệt là thế bởi Vn không tách được quyền lợi của mình khỏi xung đột quốc tế. Trở thành cái mồi, thành con tốt, thành nạn nhân trong cuộc xung đột ấy. Chẳng nhẽ bây giờ lại đâm đầu vào tình cảnh đó một lần nữa.

Tại sao tôi nói thế vì tôi không đồng ý nghĩ rằng VN phải chống sự bành trướng của TQ. Chắc bác sẽ ngạc nhiên sao tôi nói như vậy, nhưng lấy ví dụ thực tế cho dễ hiểu. Giả dụ nếu bây giờ có một cuộc chiến TQ - Mỹ ở bán đảo Triều tiên, một cuộc chiến TQ-Mỹ ở eo biển Đài loan, thì VN có nên tham gia không ? Đấy rõ ràng là chống bành trướng của TQ còn gì. Câu trả lời của tôi là KHÔNG.
Vậy liên minh chiến lươc của VN với Mỹ dựa trên cơ sở nào. Dựa trên cơ sở nhu cầu an ninh của chính mình. Vì lý do kinh tế, địa lý, an ninh, VN không thể không bảo vệ vùng lãnh hải, và các con đường giao thông trên biển đông. Điều này cũng là quyền lợi của các nước ASEAN và đặc biệt là Nhật Bản rồi Mỹ. Vậy đây là điểm chung có thể liên minh với nhau. Như vậy có thể hoàn toàn ùng hộ (hay theo đuôi) Mỹ trong việc đó.

Còn tại sao lại phải tăng cường tham gia và ủng hộ TQ trong những quan hệ kinh tế và mở cửa. Thì vì những lý do sau:
1. Bản thân quan hệ Mỹ - TQ cũng là quan hệ lưỡng nguyên nửa hút nửa đẩy. Nếu Mỹ thực là kẻ thù của TQ thì họ đầu tư ở TQ làm gì ? Như vậy quan hệ của họ với TQ thực ra chỉ nhằm vào việc đạt thế thượng phong và bảo vệ những lợi ích kinh tế của họ trong nước này. Cái nhìn của Mỹ với VN thông qua TQ. Như vậy nếu TQ nhượng bộ trong quan hệ Mỹ- Trung thì Mỹ sẽ bỏ rơi VN, như họ đã từng bỏ VNCH trước đây.
2. Vì lý do kinh tế, kề núi kề sông. Tại sao VN lại phải bỏ một thị trường có tiềm năng như TQ. Thị trường này lại không khắt khe bằng thị trường Nhật, EU,Mỹ.
3. Ngay trong thời gian căng thẳng của quan hệ VN-TQ, VN còn không thể chặn được hàng lậu TQ. Vậy làm sao trong thời bình có thể dựng chiến luỹ được. Về mặt thực tế hoàn toàn không khả thi.

Như vậy càng chơi thân với TQ về kinh tế thì thị trường VN càng hấp dẫn với Mỹ, EU, Nhật. Khả năng tăng trưởng kinh tế càng cao. Tại sao ? hãy đặt địa vị của người Mỹ, EU, Nhật. Họ thèm thị trường TQ nhưng như kẻ đặt cọc tiền sợ bị mất. Họ cũng có lợi ích kinh tế liên vùng. Nếu nhà máy hãng xưởng của họ có thể đặt được ở VN, mà không sợ mất thị trường TQ do thị trường TQ VN là một thì VN mới có lợi.

Còn chuyện Việt kiều thì tôi sẽ viết sau nhé.
Mìn
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 16 2005, 04:02 PM)
Nhưng những vẫn đề tôi trình bầy liên quan nhiều tới geopolitics (tức là địa chính trị. Theo đó quan hệ quốc tế của một nước phụ thuộc vào cả vị trí địa lý và vai trò của nó trong vùng, chứ không hoàn toàn liên quan tới thể chế, tư tưởng). Như vậy bất kỳ một chính  thể nào cũng cần phải giải quyết những quan hệ đó.


Em nghĩ là chính yếu tố địa chính trị như bác nói là nguyên nhân quan trọng để hình thành nên tư tưởng , thể chế thông qua ảnh hưởng quan hệ quốc tế . Ví dụ rõ nhất là VN và Thái Lan trong tương quan với Tàu trong mấy ngàn năm qua
SyncMaster
QUOTE(Mìn @ Jun 16 2005, 09:13 AM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 16 2005, 04:02 PM)
Nhưng những vẫn đề tôi trình bầy liên quan nhiều tới geopolitics (tức là địa chính trị. Theo đó quan hệ quốc tế của một nước phụ thuộc vào cả vị trí địa lý và vai trò của nó trong vùng, chứ không hoàn toàn liên quan tới thể chế, tư tưởng). Như vậy bất kỳ một chính  thể nào cũng cần phải giải quyết những quan hệ đó.


Em nghĩ là chính yếu tố địa chính trị như bác nói là nguyên nhân quan trọng để hình thành nên tư tưởng , thể chế thông qua ảnh hưởng quan hệ quốc tế . Ví dụ rõ nhất là VN và Thái Lan trong tương quan với Tàu trong mấy ngàn năm qua
*



Cái này nghe hay hay, bác Mìn nói rõ thêm chút được không ?
Mìn
Nếu để ý thì thấy VN mấy ngàn năm nay lúc nào cũng chiến tranh liên miên ; là nơi giao lưu và xung đột của đủ thứ nguồn tư tưởng trên thế giới . Trong khi Thái Lan hầu như không trải qua cuộc chiến nào to tát , ngoại trừ những lần xâm lược của họ .Nằm cạnh nhau nhưng lịch sử Thái rất yên bình trong khi VN lại hoàn toàn ngược lại . Khác nhau ở đây là VN núi liền núi sông liền song với TQ còn Thái thì không . Người VN muốn hiểu mình hơn thì thường phải hiểu người TQ đầu tiên . Trong topic về sách thì thấy rất nhiều bác thừa nhận là cuốn sách ảnh hưởng đến bản thân là Tam quốc ( mìn và bác Xơmít ) ; Thuỷ hử ( bác mth ) . Thời phong kiến , chính sách của các triều đại VN nói chung không những chịu tác động của Tàu mà nhiều khi còn rập khuôn theo họ nữa . Thời Nguyễn , bộ luật Gia Long hầu là bản photo từ bộ luật bên Mãn triều . Về văn hoá thì VN với TQ rất gần gũi , còn Thái Lan coi như 1 hệ khác hẳn .

Những năm từ nửa cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 ,là một quốc đảo , ảnh hưởng trực tiếp từ đường biên với TQ mờ nhạt , giao lưu với phương tây nhiều nên Nhật Bản đã thực hiện nhiều cuộc cải tổ , kết quả là Nhật Bản không những đã tự bảo vệ mình trước thực dân châu Âu mà còn được họ thừa nhận là 1 thế lực lớn trên thế giới ( năm 1905 Nhật Bản bắt Nga phải đầu hàng bằng thuỷ chiến ) và sau đó Nhật làm mưa làm gió ở châu Á , thậm chí quay sang làm thịt cả TQ . Trong khi đó các anh như VN , TT lại lẹt đà lẹt đẹt ; ko dám cải cách hoặc nếu có manh nha thì cũng phải nhìn sang TQ cái đã .

VN bây giờ cùng với trị trí địa lý lại trở thành 1 nhân tố quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ khi mà TQ đang lên .
Cung Mi
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jun 16 2005, 04:02 AM)
Tôi cảm tưởng bác Max chưa rút được hết kinh nghiệm lịch sử VN hiện đại.





laugh1.gif Bác Phó viết nhiều bài rất dài, chữ thời thượng là rất "hoành tráng" nhưng tôi đọc chẳng hiểu ý bác muốn gì.

Có một số vấn đề cần bàn luận với bác, Trung Quốc có bành trướng lãnh thổ và ảnh hưởng quân sự hay không? Xin thưa là có. Bằng chứng là Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường sa thuộc chủ quyền Việt Nam từ thời nhà Nguyễn. Hiện giờ vẫn khăng khăng khẳng định chủ quyền trên nhiều vùng ở biển Đông Việt Nam vì lợi ích hải sản và khoáng sản, dầu mỏ. Trung Quốc cũng vẽ lại bản đồ biên giới phía bắc Việt Nam có từ thời hiệp định Pháp - Thanh và kết cục là nhà nước VN đã phải nhượng bộ chịu thiệt thòi để có hoà bình.

Về vấn đề kinh tế, trong quan hệ kinh tế với TQ thì TQ có lợi hơn vì TQ xuất khẩu hàng tiêu dùng qua VN làm công nghiệp sản xuất của VN kém phát triển, trong khi VN chỉ xuất khẩu được sang TQ nông sản và khoáng sản thô. Mặt khác TQ biến VN thành thị trường tiêu thụ hàng chất lượng kém, hàng buôn lậu giá rẻ trốn thuế để phá hoại nền kinh tế.

Theo tôi thấy, tâm lý "mặc cảm chế độ" là bác chứ không phải tôi. Bác sợ Trung Hoa chứ tôi có sợ Trung Hoa đâu? Mong bác quẳng cái thước đo lịch sử đấu tranh và "mặc cảm chế độ" để có thể mở rộng tầm nhìn, phát triển các quan hệ có lợi đặt lợi ích dân tộc lên trên hết chứ với tinh thần bảo thủ cổ điển như bác thì chẳng bao giờ khá nổi.




Mìn
Chơi với Mỹ tốt hơn . Thằng Tàu cũng ko đáng sợ lắm đâu . Trường hợp xấu nhất là đánh nhau , Tàu có mấy triệu quân thật nhưng chẳng dám đem 1 lúc mấy triệu quân đánh VN , còn VN có vài triệu để đánh trả . Với lại ấy là nói thế , chứ bây giờ nếu nó muốn oánh nhau thì kiếm cớ để choảng VN cũng không dễ .
Chơi với Tàu nhiều chỉ làm mình hèn đi , mà chơi với nó thân thiện rồi nó vẫn nện cho như thường .
Mayday
Em chẳng có khả năng phân tích cao siêu như bác Phó nhưng em suy nghĩ đơn giản thê này :

Bên cạnh nhà mình có một thằng vừa giàu , vừa khoẻ lại " côn đồ ' thì tốt nhất mình nên hoà hiếu với nó . Thí dụ lâu nó qua nhà mình chơi , mình phải tiếp đãi nó tử tế . Lâu lâu nó ngứa tay hái vài bông hoa nhà mình trồng , cũng đừng nên nóng giận với nó làm gì chỉ tổ thiệt thân .

Thí dụ có thằng khác ghét thằng hàng xóm của mình , dụ mình : mày làm đệ tử tao đi , tao bảo kê mày để thằng hàng xóm ko ăn hiếp mày được thì đừng ngu dại nghe lời . Làm sao mình biết được nó có giữ lời hay ko . Tốt nhất đừng phiêu lưu .

Các cụ có câu : " Bán anh em xa mua láng giềng gần " . Ở đây em nghĩ nên bán láng giềng xa mua láng giềng gần .

Em chỉ nghĩ được thế . Mong các bác chỉ giáo .
Cung Mi
Truyền thông Mỹ và chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải


Truyền thông Hoa Kỳ trong ngày 21.06.05 có các bài khác nhau về chuyến thăm của thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải đến Tòa Bạch Ốc.

Trước giờ hai ông George W Bush và Phan Văn Khải gặp nhau vào thứ ba 21.06, tờ Washington Post điện tử đăng lại bài của Deb Riechmann (AP) với tựa đề "Lãnh đạo Việt Nam sẽ gặp Bush đánh dấu một thập niên bình thường hóa quan hệ, Thủ tướng Việt Nam sẽ đề nghị TT Bush giúp nước ông gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới".

Đài truyền hình CNN chạy tựa về cuộc gặp với ba đề tài: Trade, Aid and Human Rights tức Thương mại, Viện trợ và Nhân quyền. Các đài truyền hình địa phương tại vùng miền Đông Mỹ thì trong sáng hôm nay, thứ Ba, còn chạy lại các đoạn về cuộc điều trần tại Hạ Viện ngày thứ Hai về tình trạng họ coi là thiếu tự do tôn giáo và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Đài VOA ngày 21.06 thì trích đăng cuộc phỏng vấn của AP với thượng nghị sĩ John McCain, thuộc đảng cộng hòa Mỹ, ông John McCain nói: "Bang giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, từng là hai nước thù địch, đang được tăng cường nhờ thương mại và tầm quan trọng chiến lược trong khu vực bị Trung Quốc chế ngự'". Theo ông McCain, quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày nay được đánh dấu bởi các quyền lợi chung về tài chính và ước muốn của Việt Nam muốn trở thành một đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc.

Tờ Washington Post nhắc đến các chuyến thăm Microsoft và Boeing của ông Phan Văn Khải và quan hệ thương mại đang tăng nhanh giữa hai nước.

Báo Washington Times còn trích lời cựu binh Jim Doyle từ Fresno nói "cuộc chiến là một sai lầm bi thảm". Ông Doyle, đại diện cho tổ chức mang tên Vietnam Veterans of America Inc. đóng tại Maryland nói "việc bình thường hóa quan hệ hai bên khiến tôi thấy hạnh phúc". Ông cũng nói "Chuyến thăm của ông Khải có thể mở ra các cánh cửa mới, không chỉ trong vấn đề tù binh chiến tranh và lính Mỹ mất tích POW/MIA, mà cả trong quan hệ thương mại và tác nhân chất da cam là điều quan trọng cho cả hai bên".

Cũng hôm nay, báo New York Times cũng có bài bình luận ngắn về chuyến thăm của Thủ tướng Khải của ký giả Timothy Williams, trong đó nhấn mạnh sự kỳ vọng của Thủ tướng Khải trong quan hệ hợp tác Mỹ Việt góp phần hàn gắn những bất đồng còn tồn tại.

Buổi tối cùng ngày, kênh 13 đài truyền hinh PBS đã có bài phỏng vấn cựu Đại sứ Raymond Burghart và học giả Nayan Chanda của đại học Yale đề cập đến nhu cầu phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội nhập, đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng trong mối quan hệ kinh tế và quân sự với Hoa Kỳ nhằm ổn định và cân bằng an ninh khu vực Đông Á - Đông Nam Á.

Lược - BBC AP NYT PBS
phatastic
Mua máy bay Boeing, Gặp Bill Gates

http://www.iht.com/articles/2005/06/21/news/viet.php
Theo Associated Press

After he arrived in the United States on Sunday for the first visit by a Vietnamese leader since the end of the war in 1975, Khai stopped at Boeing's plant near Seattle to oversee the purchase of four 787 airliners by Vietnam Airlines.

On Monday, Khai met with Bill Gates, the chairman of Microsoft, at the company's headquarters in Redmond, Washington. They announced that they had signed memoranda of understanding to train and develop more Vietnamese information technology companies and to offer computer and software training to more than 50,000 teachers.

-------------------------------
http://www.voanews.com/english/2005-06-21-voa27.cfm

VOA đăng tít: "Bush Backs Vietnam for WTO" nhưng trong các bản tin hình như cũng không có gì là chắc chắn hết, không có thời hạn cụ thể, hành động cụ thể. Câu này có vẻ giống như những lần tuyên bố trước : tôi sẽ ủng hộ, SẼ ủng hộ.

Có cái này là chắc chắn:
"Speaking to reporters in the Oval Office after their meeting, President Bush said he and the prime minister signed what he called a landmark agreement that will make it easier for people to worship freely in Vietnam."

Mục tiêu chính của TT Khải, đạt cam kết của Mỹ ủng hộ VN vào WTO cuối năm nay, hình như không đạt được.
Cung Mi
QUOTE(phatastic @ Jun 21 2005, 08:34 PM)
VOA đăng tít: "Bush Backs Vietnam for WTO"



Câu này quan trọng lắm đấy bạn, ý nghĩa tương tự như strongly support vậy đó.

SyncMaster
Thấy bảo Việt Nam và Mỹ sẽ tập trận chung (đấy là nói cho nó ngoại giao, trên thực tế Việt Nam sẽ tham gia các khóa huấn luyện quân sự của Mỹ, tương tự như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Singapore, Philippines... họ đang làm), các bác thấy việc này thế nào ?

Lợi gì, hại gì ?
Cung Mi
Xưa nay, sức mạnh quân sự luôn được sử dụng để bảo vệ và phát triển các lợi ích kinh tế. Xét trên bình diện khu vực, mối quan hệ kinh tế ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn có sóng gió và tranh chấp. Trước chiến lược và tham vọng của Trung Quốc trở thành một đại cường quốc trong khu vực châu Á, Việt Nam ở trong thế yếu kém không còn cách nào khác là phải phát triển quan hệ với những nước mạnh như Nhật - Mỹ để không bị rơi vào quỹ đạo điều khiển bởi Trung Quốc.

Về vấn đề tập trận, Việt Mỹ có tập trận chung chắc chắn là để đề phòng Trung Quốc chứ không ai khác cả. Điều này sẽ khiến Trung Quốc rất lo ngại. Nhất là Mỹ đang có kế hoạch thuê căn cứ Cam Ranh của Việt Nam để đỡ gánh nặng cho căn cứ ở Okinawa và Nam Hàn. Trong tình hình như vậy, Việt Nam nên dùng quyền lợi quân sự với Mỹ để phát triển kinh tế như Nam Hàn. Mặt khác góp phần ổn định và cân bằng quân sự khu vực biển Đông hiện đang bị Trung Quốc thao túng.

Trung Quốc hẳn là lo âu và sẽ có phản ứng trong trường hợp Việt Nam và Hoa Kỳ hợp tác quân sự vì điều này ảnh hưởng đến chiến lược của TQ kiểm soát Đông Á - Đông Nam Á. Cho nên viễn ảnh là Trung Quốc sẽ có tác động đến thế lực chính trị thân Trung Quốc trong đảng hoặc hậu thuẫn các thế lực chống VN gây tình trạng lộn xộn trong nước.
netwalker
Ngày xưa lúc Tàu nhăm nhe, Việt nam còn có Liên Xô back up.

Bây giờ Liên Xô tan rã, Nga cũng vừa phải ký hiệp định đường biên với TQ.

TQ ngày càng mạnh lên, ngân sách dành cho quốc phòng ngày càng gia tăng.

Mới đây, Thiên An Môn thậm chí còn lên đài báo dạy cho nước Mỹ về chính sách tiền tệ và quản lý kinh tế chứ đừng có đòi TQ giảm giá đồng Nguyên.

Trung Quốc còn cử những tàu quân sự nguỵ trang làm tàu đánh cá, cử biệt động quân, nguỵ trang làm dân chài, đến chiếm đóng, định cư tại các hòn đảo đang tranh chấp với các quốc gia như Nga, Nhật, Đông Nam Á.

Thế lực của TQ càng ngày càng mạnh.

Nếu Việt Nam không cố gắng bắt tay với Mỹ để cân bằng thì mới là lạ.

Tất nhiên, ngay trong nước, thậm chí hàng ngũ lãnh đạo sẽ có những người thân Trung Quốc, sẽ có ý khác, thậm chí bàn ra.

Về phía Tq, vì quyền lợi của họ, họ sẽ làm đủ mọi cách ngăn cản, để đem lại lợi nhất cho TQ, cho dù có phải dùng đến thủ đoạn nào.

phatastic
To Sìn: không hề thấy tin tập trận chung. Sìn có link kô? Những tin chính thức đều chỉ đề cập đến IMET, training là chính. Một bên gửi người qua học, một bên gửi người qua "hướng dẫn".

Vài nhận xét:

- Cuộc viếng thăm mang tính chất tượng trưng nhiều hơn. Không có những tuyên bố đột phá, hay mạnh dạn từ hai bên.

- Thu hút được quan tâm của dư luận.

- Chính quyền Mỹ tỏ ra muốn "lấy lòng" VN hơn là VN cần Mỹ. Nhiều vấn đề nhân quyền được gát qua, Bú Sờ chỉ đề cập đến 1 thoả thụân về tự do thờ phụng, ở VN đây là chuyện nhỏ). Đối với cái nhìn từ 2 bên, phía Mỹ cần cân bằng quyền lực ở châu Á. Đối với cái nhìn từ Mỹ, phía Vn cần WTO (họ kô xem nặng cái nhu cầu VN cần cân bằng quyền lực). Xem ra Mỹ cần VN nhiều hơn. Có cảm giác như VN đã kéo được chính phủ Bush về phe của mình để mà thuyết phục bên quốc hội họ. Đây chắc là thành công lớn nhất của chuyến đi.


Đoán mò:
- VN cuối năm nay không kịp tham gia WTO. Nhưng cũng kô thành vấn đề, cơ bản là VN được cái ok từ Nhà Trắng rồi, đợi vài tháng đến 2006 cũng kô muộn. Có nhiều thời gian cò cưa cũng tốt.

- Cái ministeral meeting của WTO năm tới là khi nào nhỉ? Đoán mò thứ hai là thời điểm VN gia nhập WTO là vào cái meeting đầu tiên của 2006. Khi Bú Sờ qua VN dự hội nghị thì lúc đó VN sẽ đã là thành viên WTO. cheers.gif
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.