Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Tượng đài Thuyền Nhân Việt Nam Bị Dẹp Bỏ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
Mìn
Hình ảnh về tượng đài

Tượng đài thuyền nhân Việt Nam bị dẹp bỏ

QUOTE
Tượng đài bằng xi măng có gắn hai tấm đá hoa cương có khắc chữ đã được dựng lên theo thỉnh nguyện của một nhóm các cựu thuyền nhân mà nay đã định cư tại Úc và Hoa Kỳ vừa về thăm lại đảo này hồi tháng Ba vừa qua.

Trên một tấm hoa cương có ghi hàng chữ nói đến cảnh hàng ngàn người Việt Nam đã bỏ mình trên biển cả trên đường tìm đến bến bờ tự do.

Tấm hoa cương kia cám ơn Chính phủ Malaysia và Hội Trăng Lưỡi Liềm Ðỏ của Malaysia đã giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam.



QUOTE
Các hội đoàn, tổ chức người Việt quốc gia cũng kêu gọi đóng góp 70 ngàn đô la để nhờ tờ Washington Post đăng nguyên trang nhất lá thư phản đối chế độ Hà Nội và thủ tướng Phan Văn Khải.

Theo ký giả Mai Trần của tờ Times thì hiện nay số tiền đóng góp cho kế họach này đã thu được trên 22 ngàn đô la.


Hiện nay sự chuẩn bị cho cuộc biểu tình sắp tới khá rầm rộ và quy mô có lẽ là rất lớn và bài bản . Mìn nghĩ vụ bỏ tượng đài này là 1 chiêu dằn mặt và trả đũa lại vụ nghị quyết" vùng phi cộng" w00t.gif . Không biết mấy ngày tới có động thái gì ko . Nhưng mìn thấy chính quyền chưa cao tay lắm . Gặp mìn là thủ tướng VN ,không xúi đập tượng đài thì thối , chứ mà đã thì nên cho sửa sang lại nghĩa trang Biên Hoà cùng ngày với ngày mà Malaysia đập tượng đài w00t.gif read.gif

Đọc thêm Khả năng biểu tình trong chuyến thăm Mỹ
mth
Nếu nhà nước VN chính thức yêu cầu đập bỏ thì là 1 sai lầm, đó là những người dân đã chết và không có tội với chính quyền hiện tại, trong khi nó là 1 phần cộng đồng người Việt hải ngoại.
Mr. Smith
Đúng rồi. Nếu làm như thế thì đúng là tiểu nhân và hẹp hòi thật.
Hoang Yen
Tôi không tin là chính phủ Việt nam lại chính thức yêu cầu như vậy.
Phó Thường Nhân
hì hì, tôi thì nghĩ người Malaysia đập nó đi là phải. Và việc VN nếu có yêu cầu cũng chỉ là một cái cớ thêm cho họ thôi. Các bác cứ thử đặt mình vào vị trí là người Malaysia thì các bác sẽ hiểu. Thuyền nhân không phải là một sự kiện của lịch sử nước họ. Đúng là người Malaysia cứu giúp rất nhiều người vượt biển nhưng thực ra là họ bị bắt buộc. Nếu tôi không nhầm thì trong các con tầu vớt người Việt có tàu của người Malaysia đâu. Thậm chí có thể có hải tặc Mã lai hay hải tặc Thái lan. Như vậy cái ơn tri ngộ của họ với thuyền nhân chẳng qua là một sự bắt buộc do quan hệ với các nước phương Tây.
Vậy cái bia kỉ niệm kia thực ra là cái gai cho người Mã chứ béo bổ gì. Tại sao ? vì rằng đất nước của họ phải cõng thêm một thứ bia kỉ niệm không phải của họ. Có thể họ còn nghĩ bị xử ức nữa chứ. Các ông qua đấy rồi tếch đi nước khác, bây giờ có tiền lại cậy là dân Mỹ, Úc về đặt bia trên đất nước tôi. Tôi đã bị bắt buộc phải chứa các ông. Bây giờ các ông lại còn muốn để bia đá đời đời nữa, ai chịu nổi. Nếu họ thực sự vì tự do mà cứu thuyền nhân, thì tại sao khi các nước phương Tây đóng cửa với thuyền nhân, họ không rộng lòng đón thuyền nhân còn lại định cư ở nước họ mà thẩy lại về VN hết cả. Vậy thì tri ngộ ở đâu, chỉ do các ông thuyền nhân cũ bầy chuyện ra như thế.
Vậy thuyền nhân có thể lập được một bia kỷ niệm không ? Thưa rằng là có. Nhưng hãy xin đất ở những nước định cư mà lập. Ví dụ ở Mỹ ở Úc, ở Pháp ... Và về lâu dài xa xôi, khi tình hình phát triển kinh tế xã hội ở VN có thể cho người ta có một cái nhìn nhân hậu hơn, thoả đáng hơn thì cái bia kỷ niệm sẽ phải được đặt ở VN, không phải vì một lý do chính trị chính em gì cả, vì như thế thì mọi chuyện không khi nào có thể chấm dứt, mà bởi vì quê hương của họ là VN. Hãy để cho họ trở về trên quê hương của mình. Nhưng chuyện đó chỉ có thể khi sự kiện này trở về với lịch sử. Còn ngay hiện nay khi nó vẫn được sử dụng như một công cụ chính trị thì chịu.
Nhưng tại sao thuyền nhân không xây tượng đài ở các nước họ định cư ???
Vậy người Mã cũng đối sử lại rất chính trị ? Họ chơi với nhà nước VN hiện tại. Và ASEAN luôn tránh mọi can thiệp vào nội bộ của từng nước. Tại sao ông lại bắt ép họ chơi cái trò chính trị của ông.
Mìn
Vấn đề là VN bây giờ phân ra ( ít nhất ) 2 phe . Khổ thế chứ . Chẳng thế mà khi đương chức các cụ như VVK , LKP biết chuyện " xấu " nhưng cũng ko thể làm gì để ngăn lại được . Không sửa sang lại nghĩa trang Biên Hoà thì thôi , đập cái tượng đài ấy đi đúng là tiểu nhân. Em chỉ thấy ái ngại cho bác Khải .
Cung Mi
QUOTE(Mìn @ Jun 16 2005, 10:39 AM)
Vấn đề là VN bây giờ phân ra ( ít nhất ) 2 phe . Khổ thế chứ . Chẳng thế mà khi đương chức  các cụ như VVK , LKP biết chuyện " xấu " nhưng cũng ko thể làm gì để ngăn lại được . Không sửa sang lại nghĩa trang Biên Hoà thì thôi , đập cái tượng đài ấy đi đúng là tiểu nhân. Em chỉ thấy ái ngại cho bác Khải .
*




Vâng tôi đồng ý với chú Mìn. Việc đập bỏ cái tượng đài đó đi là một hành động tiểu nhân. Tôi chắc rằng chuyến sang Mỹ của ông Khải lần này sẽ không tốt đẹp lắm, báo chí Mỹ sẽ đứng về phía nào chắc các bác biết rồi, dân Mỹ thì luôn tin vào báo chí và truyền hình của họ. Rốt cuộc ông Khải sẽ chạm trán với nhiều cuộc biểu tình dữ dội của phe CC hải ngoại. Nếu rảnh tôi sẽ lên DC chơi...
Mìn
VN ngoài các Bộ GD ( & ĐT ) , Bộ ngoại giao , Bộ bưu chính viễn thông ... thì còn có Bộ CT user posted image . Tuy nhiên nếu các bộ kia có Bộ trưởng bộ GD và ĐT , Bộ trưởng bộ ngoại giao ... thì Bộ CT lại ko có Bộ trưởng bộ CT devil2.gif , hình như mọi người đều là ủy viên hết thì phải read.gif . Thành ra những người được xem là nguyên thủ quốc gia cũng ko phải nắm đủ quyền lực . Quyền lực bị phân hoá . Những năm gần đây vai trò của Quốc hội có được nổi bật hơn , chứ hồi trước quốc hội chẳng là cái gì cả pirate.gif
mth
Để mấy hôm nữa, tớ gặp bác Khải sẽ hỏi vụ này như thế nào stupid.gif
phatastic
Cái tượng có nhiều từ hơi nhạy cảm;

1. Hundreds of thousands : ai có số liệu thống kê kô?

2. Perished on the way to Freedom: Ái chà, nói thế khác gì cả nước VN như 1 cái nhà tù.

3. 1975 -1996: cái này thì Phá không hiểu rõ lắm. Theo Phá tưởng, thì người Việt hết vượt biên theo đường biển từ giữa những năm 80 chứ. Không lẽ đến tận 1996 mà người ta vẫn còn vượt biển à?


Nghĩ lại thì một tượng đài như thế cũng hay. Có thể đặt tại VN để làm một biểu tượng đoàn kết nhắc nhở cho thế hệ sau.

Thế còn tượng đài tưởng niệm nạn đói năm (Kỷ ?) Dậu ? Khôgn biết chính quyền có mặn mà với nó không nhỉ?

summoner131
Cái tượng đài đó thực ra chẳng có gì mà phải đập, thậm chí nên có 1 cái ở VN, nếu như không có cái nội dùng hơi nhạy cảm (mà họ cố tình cho vào) . Tôi cho ràng việc yêu cầu đập nó đi là chính đáng, nhất là trong lúc quan hệ ngoại giao giữa các nước ASEAN đang rất tốt ,không có gì là tiểu nhân đại nhân ở đây cả. Tôi lại cho rằng việc người ta dựng nó lên với một mục tiêu không trong sáng còn 'hèn hèn" là đằng khác. Liệu đó có phải là ý kiến của "hàng trăm ngàn thuyền nhân" thật không? hay chỉ là của 1 số người may mắn có được cuộc sống tốt ?
Mayday
Em nghe thằng bạn kể dì của nó đi vượt biên bị ăn thịt . Ghê quá !

Rồi còn có chuyện chủ tàu lừa người vượt biên để chiếm đoạt tài sản . Chở người ta ra biển rồi giết hết , sau đó chạy vô bờ đi chuyến tiếp .

Cung Mi
QUOTE(summoner131 @ Jun 16 2005, 11:50 PM)
xxx


Để phát biểu một điều gì đó nhạy cảm, người ta phải hiểu thật rõ, thật đầy đủ về quá khứ và lịch sử. Đừng nói vớ vẩn những điều mình chưa bao giờ thấy, nghe hoặc đủ thông minh để nhận biết.
Vante_Sellenberg
Xoá vì ko đọc kĩ
summoner131
Tất nhiên , tôi không thể hiểu rõ về những gì mà thuyền nhân gặp phải và cảm thấy, nhưng vấn đè ta đang nói là một vấn đề khác . Chỉ cần bằng trí tuệ thông thường cũng có thể nhận thấy không ai có thể để một tấm bia có ND như vậy tồn tại . Ai có thể sống trong nhà với một tờ dấy chửi mình dán ngoài cửa ? nếu bác Max đây làm được thì tôi thật sự bái phục .

Và tôi xin nhắc bác là trong các vấn đề nhạy cảm, cần lý trí chứ không phải cảm tính. Nếu chỉ có cảm tính thì vĩnh viễn chỉ nhìn thấy 1 mặt của vấn đề mà thôi. Và tất nhiên, cũng đừng nói điều mà trí thông minh của mình chưa đủ để nhận biết và nên rèn luyện nâng cao kỹ năng đọc hiểu tiếng Việt.
summoner131
Cái trò dựng lên để ép người ta phá , cũng chỉ là một chiêu chính trị mà thôi , tôi chẳng thấy điều gì đáng nói ở đây cả . Nếu có lòng thì đem tiền về xây nhà tình nghĩa , trường mồ côi . Cái trò dựng bia này cũng như cái trò gửi mail kêu gọi không ăn tôm với cá basa "cộng sản" , chỉ là trò của mấy người hoặc là không có đầu óc hoặc là thủ đoạn bất chính . Chấm hết ./.
Phó Thường Nhân
Chuyện Mã Lai đập tượng đài đi , tôi nghĩ là không thể kết luận vội vã là VN tiểu nhân đâu. Vì có chắc là VN yêu cầu thế không hay BBC rồ Times dựng chuyện lên. Tôi nói lên mấy điều để các bác "nghi ngờ":
1. Chính phủ VN hiện nay là một chính phủ rất ngại nước ngoài. Hãy nhìn những sự việc xẩy ra ở Nga, Đài loan, ... thì thấy. Những chuyện liên quan tới cơm áo gạo tiền của công dân VN họ còn làm chưa nổi, nói gì tới một việc trong thực tế là "vô thưởng vô phạt". Nên nhớ là tượng đài ở Mã lai. Muốn làm gì cũng phải xin phép họ, tức là phải có rất nhiều thủ tục ngoại giao rườm rà. Việc ra một tuyên bố phản đối, có nghĩa là một việc chỉ liên quan đến chính mình không cần nhờ tới ai đã không làm, sao họ lại làm nhưng việc rườm rà hơn.
2. Với một trí thông minh rất tầm thuờng như tôi (có thể cả các bác nữa laugh1.gif ), người ta cũng nhận thấy là chỉ có giở hơi mới gây ra những chuyện lẩm cẩm như thế khi VN muốn quan hệ với Mỹ. Một vài dẫn chứng. Vào dịp kỷ niệm 30/4, VN đã ân xã cho hơn 1000 tù nhân. Trong đó chủ yếu là tù thường phạm, những cũng có 7,8 ông là tù chính trị. Diễu hành ở VN cũng không còn là duyệt binh. Như vậy thực ra đã có một sự chuỷân bị ngấm ngầm cho chuyến đi của ông Khải. Chẳng nhẽ ở VN thì làm thế còn ở bên ngoài lại làm ngược.
3. BBC đã từng phải xin lỗi Tony Blair về việc dựng chuyện với những chứng cớ vớ vẩn trong chuyện I rắc. Báo Times cũng phải xin lỗi chính phủ Mỹ trong những chuyện tương tự. Tin tức của họ có thật chính xác không ?

vì thế trong những chuyện kiểu thế này nhận xét của lý trí và sự phân tích rất quan trọng. Còn nếu để cho cảm tính nói. Dù cảm tính đó hoàn toàn chính đáng, cũng rất dễ bị lừa.

vì thế tôi mời Summoner một cốc bia đây cheers.gif

Mìn
Việc các bác hải ngoại dựng bia tưởng niệm em nghĩ cũng thường , vấn đề là các bác ấy ghi 1 câu hơi " nhạy cảm ' ( dù đối với các bác ấy nó có thể là sự thường ) , là :" đi tìm tự do " . Mà cái bia ấy lại ở chổ các nước láng giềng VN đâm ra nó càng nhạy cảm nữa ( chứ ở đâu bên Cali thì chắc là ko ) . Vấn đề là thời điểm đập nó hơi .....nhạy cảm . Với lại hiện nay người ta cũng thắc mắc là quan chắc cấp cao hay cấp thấp than phiền .
Phó Thường Nhân
Không, phải nói là thời điểm lôi nó lên báo chí hò hét là đặc biệt. Nhưng nếu ai quen thuộc với kiểu sinh hoạt chính trị của phương Tây thì là chuyện bình thường. Và nó thành một cái lệ. Khác với VN, do chính phủ kiểm soát hoàn toàn xã hội, việc gì xẩy ra cũng có thể quy vào chính phủ được, Phương Tây nó không thế. Chính vì ở VN chính phủ kiểm soát toàn bộ cho nên nếu có khách mời thì sẽ có chuyện tung hứng người ta, hay tổ chức đón chào, bắt dân ra cầm cờ vẫy để tỏ tình hữu nghị. Vì nếu người ta phật ý thì lỗi của chính phủ hoàn toàn. Ngày xưa tôi ở VN thì như vậy, bây giờ không biết ra sao. Do sinh hoạt chính trị như vậy, nên người ta tưởng cứ đến thăm nước nào thì nước chủ nhà phải vẫy chào, tung hô, nói những lời sáo rỗng khen ngợi.
Phương Tây thì ngược lại. Do nó là một cơ chế thị trường tự vận động, chính phủ không thể chi phối tất cả mọi hoạt động. Chính phủ chỉ ra tay chi phối được khi có chuyện phạm luật mà thôi. Mà có phạm luật thì phải có bằng cớ, không phải cứ "rỉ tai" mà bảo thi hành được. Chính vì lý do đó, mà khi có một sự kiện thì bất cứ người nào, một tập đoàn nào nghĩ rằng mình có liên quan, có vấn đề họ đều mang ra bầy lên trước hết. Mà những vấn đề mang ra thường liên quan tới quyền lợi, tức là phê phán, chỉ trích, yêu cầu khách giải quyết. Như vậy cái lô gíc "đón khách" của phương Tây hoàn toàn ngược với VN.
Tất nhiên trong cái cơ chế này nó có rất nhiều thủ đoạn. Và khả năng lợi dụng của nó là vô hạn. Vì chính phủ chủ nhà cũng có thể dùng phương pháp này để nói điều mà họ không muốn nói, hay dùng để răn đe trước. Cũng có những tổ chức chống chính phủ của phe đối lập kiếm chuyện để tố cáo. Cũng có thể chỉ là một cơ hội kiếm tiền gây tin giật gân,...Trong một xã hội mà các quyền lợi đan xen nhau, trái ngược nhau như trong cơ chế thị trường thì đây là một những hệ quả.

Cái hệ quả này thực ra rất là tốt để gây sức ép đạt điều mình muốn trong thương lượng. Vì người ta có thể viện cớ dư luận để gây sức ép bắt đối tác lùi bước. Họ có thể vin vào cớ đó để từ chối thương lượng. Có thể dùng nó để hăm dọa. ...

Như vậy việc có tin "đập bia đập tượng" này thòi điểm của nó chắc chắn liên quan tới chuyến thăm Mỹ của ông Khải. Nhưng không thể kết luận là do chính phủ Mỹ bầy đặt ra được. Và cũng không thể từ đó khẳng định chuyến đi của ông Khải sẽ gặp khó khăn. Tại sao thì tôi sẽ nói tiếp sau
Phó Thường Nhân
Về thời điểm thăm nước Mỹ của ông Khải thì đây là thời điểm thuận lợi nhất. Có lẽ là thời điểm thuận lợi nhất mà VN có, từ khi có cụ Bùi Diễn, thời nhà Nguyễn sang Mỹ cầu viện đánh Pháp. Sau khi chờ chán chê cả năm trời, học được cả tiếng Anh để giao thiệp. Rốt cuộc Mỹ trả lời nếu có 5 vạn đồng bạc Mễ chi ra thì sẽ giúp. Cái câu chuyện bình thường đó nói rằng muốn quan hệ chiến lược hay chiến thuật thì phải có đi có lại. Nói kiểu kinh tế thị trường thì ông phải có hàng rao bán thì thương lượng mới có kết quả. Nếu hàng họ hai bên đều có thể trao đổi về lâu dài, thì hai bên sẽ trở thành ...đồng minh chiến lược. Nếu hàng họ chỉ có ngắn hạn thì là chiến thuật. Ngược lại nếu không có tí hàng họ gì bán, thì chỉ là đi ... đánh quả. Hàng họ ở đây là mối quan tâm lợi ích chúng. Trong cái quan tâm lợi ích chúng ấy, thì vấn đề "bia đá thuyền nhân" kia chẳng là cái gì.
Tại sao lại chẳng là cái gì ? vì vấn đề này đã được giải quyết từ những năm 90. Khi có hiệp định trao trả thuyền nhân còn rớt lại trong các trại tị nạn cho VN. Cái lá bài chính trị này đã được dùng hết khi VN rút quân khỏi Cam pu chia. Như vậy việc dùng lại nó, chứng tỏ sự lúng túng chứ không phải là giỏi của nhưng người chủ mưu.

Bác Max, rồi chú Mìn nghi ngại rằng chuyến đi của ông Khải gặp khó khăn do dư luận Mỹ. Thực ra không phải đâu. Trong thể chế dân chủ phương Tây, thì dư luận chỉ quan trọng nhất khi người ta bắt đầu vận động tranh cử. trong thời gian còn lại thì chính phủ và các thế lực giật dây nó ở trong như doanh nhân, tài phiệt quan trọng hơn nhiều. Cho nên trong kỹ nghệ làm chính trị ở phương Tây, những cái gì như phương hướng chiến lược, thường người ta thực hiện khi vừa đắc cử xong. Vì lúc này họ rảnh tay với dư luận.

Ông Bush vừa thắng cử nhiệm kỳ hai xong. Lại là một thứ thắng cử oanh liệt. Như vậy ông ta đang ở thế mạnh, không nhất định phải quan tâm đến dư luận. Nếu để ý rằng đây là nhiệm kì cuối cùng của ông ta. Bush không thể ra tranh cử lần thứ 3, thì càng thấy ảnh hưởng của dư luận với ông ta thực là chỉ con số không, vì ông ta cần dư luận làm gì ? Một điều nữa cần để ý là chưa bao giờ ở Mỹ, do nguyên nhân chống khủng bố mà chính phủ có nhiều quyền hạn như hiện tại.
Không kể, điều quan tâm nhất của dư luận Mỹ không phải là "thuyền nhân" mà là nhập khẩu hàng của TQ và việc nhập siêu của Mỹ với nước này.

Tóm lại tình hình thuận lợi như vậy còn muốn gì nữa. Cho nên tôi mới nói là từ khi có cụ Bùi Diễn đi sứ ở Mỹ, vào thế kỷ XIX, chưa bao giờ VN có được sự thuận lợi đến thế này.
Nếu kết quả của cuộc đi thăm không positif thì có nghĩa là quyền lợi của Mỹ ở VN vẫn chưa được họ nghĩ kỹ mà thôi.
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.