Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Chuyện ở Việt Nam Và Trung Quốc
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bùm chíu
BBC :


Phái đoàn của thủ tướng Phan Văn Khải đã đến thăm Sở Giao dịch Chứng khoán New York
Cho đến ngày 29 tháng Sáu, dư âm của chuyến thăm Hoa Kỳ mà phái đoàn chính phủ Việt Nam thực hiện vẫn còn có trên báo chí quốc tế.
Tờ International Herald Tribune có một bài bình luận của Roger Cohen về Việt Nam và quan hệ Mỹ-Việt.

Tựa đề của bài báo là ‘One-party capitalism: Vietnam domino effect’ (Chủ nghĩa Tư bản Một đảng: Tác động domino).

Viết từ New York, Roger Cohen nhắc lại cuộc gặp với thủ tướng Phan Văn Khải ở Sở Giao dịch Chứng khoán New York và bình luận nhiều về chính sách của chính quyền Bush đối với Việt Nam hiện nay.

Tác giả này nói chuyện nước Mỹ đem quân vào Việt Nam mấy chục năm về trước theo thuyết domino, tức là ý thức hệ ở một nước nếu không ngăn chặn thì sẽ lan sang các nước khác.

Khi ấy, thuyết này nói về về hiệu ứng domino của chủ nghĩa cộng sản mà Hoa Kỳ lo sợ là truyền từ Liên Xô, Trung Quốc sang các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.

Roger Cohen mỉa mai rằng Hoa Kỳ đã hoàn toàn đúng, chỉ có điều nội dung của thuyết chính nay là sự lan truyền của mô hình chủ nghĩa tư bản đơn đảng từ Trung Quốc.
Hoa Kỳ đã đúng về thuyết domino, chỉ sai về ý thức hệ thuyết đó chuyển tải


Roger Cohen

Bài báo nói với những vấn đề về dân chủ, nhân quyền và sự lãnh đạo của một đảng cứng rắn nhưng kinh tế mở cửa, Việt Nam đáng ra có thể ‘là ứng viên để chịu búa rìu của TT Bush khi ông ra tuyên bố chiến đấu vì một thế giới tự do và dân chủ hơn’.

Ông nói chính quyền Bush biết điều đó nhưng chọn cách ‘sống với một Việt Nam như thế’ vì mối lo sợ trong nhiều giới ở Hoa Kỳ về sự lớn mạnh của Trung Quốc.

Roger Cohen kết luận rằng vào thời đại này, mọi nhãn hiệu chính trị không còn ý nghĩa mấy, vì mọi ý thức hệ đã bị mất uy tín, lý tưởng chính trị thì đã chết. Theo ông, nay ‘một người cộng sản có thể lại là một nhà tư bản, một người bảo thủ có thể lại là một người cấp tiến, một người theo xu hướng xã hội có thể lại là một người bảo thủ’.

Bài báo kết luận với một giọng buồn, thậm chí chua chát. Roger Cohen viết ông không thể nào không nghĩ đến 58 nghìn người Mỹ và hàng triệu người Việt Nam đã bị giết trong cuộc chiến để rồi bây giờ, ông Phan Văn Khải phát biểu trước giới doanh nhân New York rằng:

‘Việt Nam rất cần các quỹ đầu từ của quý vị, chúng tôi có trái phiếu chính phủ để bán’ (nguyên văn 'We would like your portfolio investment. We have government bonds on offer').

Bùm chíu
Bài nguyên văn bằng tiếng Anh có thể đọc ở đây: Globalist: One-party capitalism-- Vietnam domino effect

Mô hình bên Tàu là thoải mái về kinh tế , nhưng lại cứng rắn về chính trị , không dung thứ bất đồng chính kiến hoặc đối lập chính trị . Cũng không phủ nhận là Tàu ngày càng giàu và mạnh hơn và tương lai sẽ trở thành đệ nhất siêu cường về cả kinh tế lẫn quân sự . Có thể thấy là ranh giới giữa các học thuyết ngày càng bị xoá nhoà và các chính quyền đã ngày càng uyển chuyển hơn để tìm ra con đường thích hợp đưa đất nước tiến lên đồng thời vẫn duy trì được sự thống trị duy nhất của mình .
Bùm chíu
Mỹ lo sợ kế hoạch mua công ty dầu khí của Trung Quốc

user posted image
Một giếng dầu của CNOOC.
Quốc hội Mỹ ăn ngủ không yên, sau khi sau khi tập đoàn dầu khí CNOOC của Trung Quốc đề nghị mua lại Unocal - hãng dầu lớn thứ 9 ở Mỹ.

Nhiều nhà lập pháp còn đòi tiến hành trả đũa quốc gia mà theo họ từ lâu đã không tuân thủ luật lệ thương mại tự do "công bằng".

Nhà Trắng thì tránh công khai chỉ trích một thoả thuận có thể không bao giờ thành hiện thực. Nói chung, những nỗ lực kiềm chế sự vươn lên của sức mạnh kinh tế Trung Quốc cũng vô ích như dùng dây thừng để kìm hãm rocket.

“Có lẽ bởi vì Trung Quốc là đối thủ chiến lược của chúng ta, chúng ta đang phản ứng quá mức”, Gary Saxonhouse, một chuyên gia về các nền kinh tế châu Á thuộc American Enterprise Institute bình luận.

Hôm thứ năm tuần trước, Hạ viện bỏ phiếu với tỷ lệ 398/15 thông qua một nghị quyết không có tính ràng buộc, kêu gọi chính phủ Mỹ ngăn chặn kế hoạch mua Unocal của CNOOC.

Trước đó, Hạ viện bổ sung vào dự luật về viện trợ nước ngoài một điều khoản cấm Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Mỹ thông qua các khoản vay giúp các công ty Mỹ xây các nhà máy điện hạt nhân tại Trung Quốc. Những người ủng hộ động thái này lập luận rằng các cơ quan của chính phủ Mỹ không nên giúp tài trợ cho sự vươn lên của Trung Quốc và quốc gia Đông Bắc Á này cần bị ngăn chặn tiếp cận công nghệ hạt nhân nhạy cảm của Mỹ.

Trưởng Ban Năng lượng và Thương mại Hạ viện Joe Barton còn gửi cho Tổng thống Bush một bức thư yêu cầu ông ngăn chặn kế hoạch mua Unocal (với mức giá thầu 18,5 tỷ USD) của CNOOC. Theo Barton, các nguồn dầu mà Unocal được quyền khai thác ở Vịnh Mexico và Alaska không thể để cho Trung Quốc kiểm soát. Ngoài ra, các công nghệ tìm kiếm và sản xuất dầu khí tân tiến của Unocal có thể được ứng dụng trong quân sự.

Sau các diễn biến vừa qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm thứ hai bình luận: "Chúng tôi yêu cầu Quốc hội Mỹ thay đổi quan điểm sai lầm là chính trị hoá các vấn đề thương mại, kinh tế và chấm dứt can thiệp vào việc trao đổi thương mại thông thường giữa các công ty của hai quốc gia. Việc CNOOC đề nghị mua lại công ty Unocal của Mỹ là một hoạt động bình thường và không nên chịu sự can thiệp chính trị. Sự phát triển hợp tác kinh tế và thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc phù hợp với lợi ích hai nước".

Việc Trung Quốc đã trở thành đầu tàu kinh tế của châu Á không còn phải bàn cãi. Đối với Washington, sự vươn lên của nước này đáng ngại hơn sự bùng nổ của các công ty Nhật những năm 1970 và 1980. GDP của Trung Quốc hiện chỉ bằng khoảng nửa Mỹ. Nhưng trong vòng 30 năm nữa, GDP của hai quốc gia này sẽ xấp xỉ nhau.

Hiện nay Trung Quốc tiêu thụ khoảng 6 triệu thùng dầu/ngày, trong khi Mỹ vào khoảng 20 triệu thùng. Nhưng trong 20 năm nữa, Trung Quốc cũng sẽ cần đến 20 triệu thùng/ngày, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Christopher Hill dự đoán. Tuy nhiên, theo ông Hill, việc nền kinh tế Trung Quốc lớn mạnh là một kết quả tất yếu của sự phát triển, và điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ gặp nguy hiểm.

Điều Washignton lo sợ là Trung Quốc sẽ mua dần tất cả các nguồn tài nguyên, khiến chúng ở ngoài tầm với của Mỹ. Nhưng đối với Mỹ, Unocal chỉ là một nhà sản xuất nhỏ. Hơn nữa, nó sẽ giảm bớt áp lực về nhu cầu dầu của Trung Quốc lên thị trường và về lý thuyết, giúp cân bằng giá dầu thế giới.

Ngoài ra, nếu xét đến quy mô đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc hiện nay, việc Washington quay ngược lại và chỉ trích CNOOC mua Unocal không hợp lý cho lắm, Gary Saxonhouse thuộc American Enterprise Institute, đồng thời là giáo sư kinh tế tại Đại học Michigan, bình luận.

"Tôi sẽ lo ngại nếu chính phủ Ảrập Xêút bán Aramco (một công ty dầu tại quốc gia vùng Vịnh này) cho Trung Quốc, nhưng điều đó chưa xảy ra", ông nhận xét.

M.C. (theo Christian Science Monitor, Washington Post )
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.