Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Kinh Tế Thế Giới Là Phi Thị Trường?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Thiên Lang
Chắc là chẳng phải mình tôi nói thế, nhưng ai cũng nói thế thì tôi chưa biết, những ý mà tôi sắp nói là tôi tự nghĩ ra. Các mời bác cứ choảng lại thoải mái.

Cơ sở của kinh tế thị trường là tự do kinh doanh. Theo ý tưởng bắt trước qui luật đấu tranh sinh tồn trong giới tự nhiên. Cá thể nào mạnh sẽ tồn tại, cá thể nào yếu sẽ bị đào thải. Như vậy tự do kinh doanh có nghĩa là tự do cạnh tranh giữa các cá thể kinh doanh (individual). Đầy đủ nữa là các cá thể được tự do sinh ra, tự do làm tiền và tự do chết. Thiếu một trong 3 cái đó thì mất đi ý nghĩa phát triển của cạnh tranh. Ví dụ nếu các cá thể không chết, thì những cá thể bệnh tật cứ sống mãi, vậy không thể phát triển được.

Tôi sẽ chỉ ra rằng nền kinh tế thế giới thiếu cả ba cái này.

Đầu tiên bạn coi cá thể trong nền kinh tế thế giới là gì? Thông thường sẽ có người cho rằng đó là các doanh nghiệp, các hãng, nhưng đó chỉ là một cách nhìn. Cách nhìn này không điển hình. Nếu coi các cá thể (individual) là các nhân tố tham gia cạnh tranh trong một quốc gia thì đúng vậy. Vì mỗi môi trường cạnh tranh đều có khuôn khổ của nó, khuôn khổ của thị trường trong nước chính là các cơ sở pháp lý, các luật trong nước điều tiết cạnh tranh tạo ra môi trường cạnh tranh mà người ta gọi là kinh tế thị trường. Vậy trên bình diện quốc tế thì cái gì là khuôn khổ? Trả lời: WTO. Ta cũng chú ý rằng WTO chủ yếu nhắm vào điều tiết môi trường kinh doanh giữa các quốc gia chứ nó ít để ý đến các Enterprises. Vậy cách nhìn đúng hơn là: các cá thể trong nền kinh tế thế giới chính là các quốc gia. Việc ra đời một quốc gia là do những yếu tố sắc tộc là chính chứ hầu như không phải do lý do kinh tế. Một quốc gia làm ăn thua lỗ cũng không thể bị giải thể. Người ta có thể giết chết một "Nhà nước Gian Ác" chứ không ai lại giết chết một nhà nước nghèo. Ở đây giá trị đạo đức cao hơn giá trị kinh tế. Khi Arhentina bị khủng hoảng thì IMF đổ tiền vào cứu !! Sao thế? Phải chăng người ta không muốn cho cái nhà nước đó chết đi để xây dựng một nhà nước mới. Tại sao World Bank phải hỗ trợ các nước nghèo? Vâng đây là vấn đề nhân đạo, tức là đạo đức đấy.
Sự thực là không có một cuộc cạnh tranh lành mạnh ở đây. Ví dụ về sản phẩm dệt may của TQ và Ấn Độ. Nếu để hai nước này tự do sản xuất và tự do bán hàng ở EU và Mỹ thì họ sẽ thu về hàng đống tiền bởi lợi thế lao động rẻ. Thế nhưng làm thế thì khác gì khai tử nền công nghiệp dệt may của EU và Mỹ, các công ty nội địa này mà chết là kéo theo một loạt các vấn đề xã hội trầm trọng, khủng hoảng tài chính, thất nghiệp, stress, suy yếu khả năng sinh sản vv... Vâng, sẽ lại là vấn đề đạo đức. Đừng tưởng khi lộ trình hội nhập dệt may kết thúc thì mọi thứ sẽ đâu vào đấy, khi đó một loạt vấn đề khác sẽ nảy sinh: nông sản, điện tử, truyền thông, năng lượng. Vấn đề nào cũng có những bất ổn của nó. WTO không phải là một cái khung cho kinh tế thị trường, nó đang ru ngủ người ta phải chấp nhận số phận như đã sinh ra. Vì vậy có thể nói kinh tế thế giới là một nền kinh tế đạo đức chứ không phải kinh tế thị trường.
Phó Thường Nhân
Theo tôi thì kinh tế thị trường là cách nói bóng bẩy chỉ kinh tế tư bản chủ nghĩa. Theo đó cái quan trọng nhất là "tích tụ tư bản" (accumulation du capital), nói nôm na là làm ăn lấy lãi. Không lãi không làm.
Còn nếu bác Thiên Lang định nghĩa nó là tự do kinh doanh của các cá thể thì đó chỉ là quan niệm của Tư bản Anglo-Americaine (Anh-Mỹ) thôi. Do hiện nay xu hướng tư bản chủ nghĩa này chiếm ưu thế. Nên người ta cứ tưởng nó là duy nhất đúng. Một điều quan trọng nữa là cái tư duy này là điểm thể hiện của chủ nghĩa liberalism. Nên người ta càng thổi nó lên nữa. Trong khi nói về lich sử lâu dài, thì hoàn toàn không phải. Mới đầu những năm 90, thì ngưòi ta hay nói tới model Nhật bản. Trong đó điểm nổi bật của nó là độc quyền thị trường, hoạt động song phương trợ lực lẫn nhau giữa chính phủ và doanh nghiệp, tư bản đầu tư chủ yếu vào công nghiệp. Hay người ta cũng nói tới model Tây đức. Trong đó họ coi trọng việc cùng quản lý giữa doanh nhân và người làm để có "kinh tế thị trường định hướng phúc lợi xã hội". Hiện tại model tư bản TQ cũng không giống bất cứ một model nào trước đó, vì nhà nước can thiệp rất mạnh và thậm chí định hướng kinh tế. Doanh nhân ở vào trạng thái "mưa lúc nào mát mặt lúc ấy", bị phụ thuộc nặng vào nhà nứơc. Đưa mấy ví dụ đó để bác thấy, định nghĩa kinh tế thị trường là tự do kinh doanh hoàn toàn không ổn.
Và cho đến nay, nếu có cạnh tranh thực sự, thì chỉ có cạnh tranh trong một cái khuôn dân tộc. Nhưng người ta đang bứt dần nó ra. được đến mức nào thì chưa rõ. Nhưng một nhà nước dân tộc vẫn là cái khung cơ bản cho kinh tế thị trường.

Nếu vượt khuôn khổ một nhà nước, thì không có sự cạnh tranh lành mạnh. Vì nó sẽ bị nhiễu bởi các quyền lực nhà nước.
Tóm lại kinh tế thế giới với tôi là gì ? Nó là tổng hợp các nền kinh tế thị trường khác nhau. Và đặc tính của mỗi nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào trình đô phát triển, văn hoá, lịch sử của nhà nước ấy.
nguoinongdan
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 30 2005, 08:55 PM)
Theo tôi thì kinh tế thị trường là cách nói bóng bẩy chỉ kinh tế tư bản chủ nghĩa. .....

......
Nếu vượt khuôn khổ một nhà nước, thì không có sự cạnh tranh lành mạnh. Vì nó sẽ bị nhiễu bởi các quyền lực nhà nước.
Tóm lại kinh tế thế giới với tôi là gì ? Nó là tổng hợp các nền kinh tế thị trường khác nhau. Và đặc tính của mỗi nền kinh tế thị trường phụ thuộc vào trình đô phát triển, văn hoá, lịch sử của nhà nước ấy.
*





Nói theo bác Phó Thường Nhân, thì định hướng kinh tến hiện nay của Việt Nam được hiểu như thế nào?
"Phát triển kinh tế thị trường (KTTT) định hướng XHCN, bao gồm nhiều thành phần kinh tế..."

Theo tôi hiểu về phương diện kinh tế, thì KTTT là nền kinh tế khác hẳn với nền kinh tế "chỉ huy" đă tồn tại ở nước ta ở giai đoạn trước, trong đó 'người chơi' chủ yếu là nhà nước, với sự can thiệp hoàn toàn vào hoạt động kinh tế.
KTTT hiểu đơn giản là nền kinh tế tự do, được hoạt động, điều khiển bởi các "tay chơi" trên thị trường: nhà sản xuất, người tiêu dùng, nhà cung cấp, phân phối..., trong đó có sự tự do cạnh tranh, và định hướng là nhằm thoả mãn người tiêu dùng.

Đúng là "Nếu vượt khuôn khổ một nhà nước, thì không có sự cạnh tranh lành mạnh. Vì nó sẽ bị nhiễu bởi các quyền lực nhà nước." Cũng như trường hợp hàng hoá giá rẻ từ các nước mới nổi (emerging) mà muốn thâm nhập vào các thị trường Âu, Mỹ, thì làm gì hưởng được sự cạnh tranh lành mạnh. Cũng như vừa rồi bên EU đem Luật cạnh tranh (Competition Law) ra để kiện hàng giày da Trung Quốc (cả hàng Việt Nam) bán phá giá ở thị trường bên này.


bvkk
Đúng như bác phó nói là có nhiều mẫu hình kinh tế khác nhau và chúng được các quốc gia cố gắng áp dụng sao cho phù hợp với các giai đoạn , điều kiện , ...khác nhau .

Ở đây , em chỉ nói đến việc các nước nghèo phải chịu nhiều thiệt thòi vì sự o ép của các nước giàu . Các nước giàu cổ vũ cho nền kinh tế thị trường song chính họ lại đối xử với các đối thủ cạnh tranh đến từ các quốc gia nghèo hơn 1 cách bất công , phi thị trường . Bán giá thấp hơn họ thì họ kiện là bán phá giá , cho rằng chính phủ của đối thủ có những bảo hộ , rằng nền kinh tế của đối phương phi thị trường ....đủ kiểu đủ cách . Thậm chí dùng cả những thủ đoạn về xét nghiệm chất lượng để làm suy giảm uy tín của đối phương ( khái niệm " phi thị trường " được xem xét khác nhau ở các quốc gia khác nhau , ví dụ như Mỹ và EU . Mỹ chỉ xem xét tính "thị trường " liên quan trong phạm vi có quan hệ trực tiếp đến 1 loại hàng hóa đang được nói tới , chứ họ không xét tổng thể cả nền kinh tế ) .
Phó Thường Nhân
@Nguoinongdan,
Nền kinh tế Việt Nam hiện tại là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn sơ khai. Còn cái định hướng XHCN của nó tôi không biết nội dung thế nào nên không dám bàn. Cũng mong rằng cái định hương ấy về lâu dài sẽ đi về phúc lợi xã hội (điều mà ngày nay hoàn toàn không có, huặc nếu có thì đang ở dạng "lực bất tòng tâm" chỉ nằm trên giấy) chứ không đi vào một sự ngụy biện mới tức là chối bỏ tư hữu, điều khiển kinh tế bằng hành chính.

Sở dĩ nói nó sơ khai vì nó là một thứ tư bản chủ nghĩa không có vốn, không có tích luỹ. Từ đó mà thành phần kinh tế "đầu tư nước ngoài" có tầm quan trọng cao. Nó cũng là một thứ tư bản chủ nghĩa không có giai cấp tư sản. Bộ máy nhà nước , do nắm quyền quản lý hành chính và vốn, đã thay thế giai cấp tư sản .Do vậy nó cũng là một thứ tư bản không có tư hữu, huặc tư hữu què quặt. Do không có quyền tư hữu đầy đủ, sẽ dẫn tới việc không tôn trọng pháp luật, pháp luật không đầy đủ.

Chính vì nó "ngổn ngang gò đống kéo lên " như vậy mà kinh tế VN mới có nhiều thành phần. Trong đó phần tư bản nhà nước, tức là các doạnh nghiệp quốc doanh chiếm một phần quan trọng.

Như vậy VN đứng ở nga ba đường. Nếu nó vẫn tiếp tục cái quán tính lịch sử của nó, là một nước Đông Á, có truyền thống nhà nước quan liêu, tư hữu không đầy đủ, quản lý xã hội bằng lệ. Thì có lẽ nó sẽ đi về một mô hình TQ. Đây là khả năng rất lớn. Ví dụ, hiện tại chế độ tư hữu ở VN không được giải quyết triệt để. Cái sổ đỏ chẳng hạn, chỉ là quyền sử dụng. Rồi đảng viên có quyền kinh doanh hay không ... là nhưng ví dụ.

Còn trên lý thuyết thì có thể có một cơ cấu thế giới bao trùm lên các nhà nước, để cho việc cạnh tranh trên toàn cầu được lành mạnh. Nó đã có những viên gạch đầu tiên này, ví dụ Liên hiệp quốc, Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới... Nhưng nó cũng đồng thời được sử dụng như một công cụ để chi phối, can thiệp. Vì vậy, cho đến nay, cái mô hình dân tộc, nhà nước dân tộc vẫn có hiệu quả nhất. Chỉ có điều , người ta phải để ý đến chủ quyền kinh tế là điều quan trọng, chứ không thể bó khung trong chủ quyền chính trị được nữa.


Thiên Lang
QUOTE(bvkk @ Aug 31 2005, 01:41 AM)

Ở đây , em chỉ nói đến việc các nước nghèo phải chịu nhiều thiệt thòi vì sự o ép của các nước giàu . Các nước giàu cổ vũ cho nền kinh tế thị trường song chính họ lại đối xử với các đối thủ cạnh tranh đến từ các quốc gia nghèo hơn 1 cách bất công , phi thị trường . Bán giá thấp hơn họ thì họ kiện là bán phá giá , cho rằng chính phủ của đối thủ có những bảo hộ , rằng nền kinh tế của đối phương phi thị trường ....đủ kiểu đủ cách . Thậm chí dùng cả những thủ đoạn về xét nghiệm chất lượng để làm suy giảm uy tín của đối phương ( khái niệm " phi thị trường " được xem xét khác nhau ở các quốc gia khác nhau , ví dụ như Mỹ và EU . Mỹ chỉ xem xét tính "thị trường " liên quan trong phạm vi có quan hệ trực tiếp đến 1 loại hàng hóa đang được nói tới , chứ họ không xét tổng thể cả nền kinh tế ) .
*



Thực ra các nước giầu họ lại có quan điểm ngược lại, họ cho rằng chính họ mới là người chịu thiệt nhiều hơn. Thủ đoạn chống bán phá giá thực ra là thứ vũ khí nước nào cũng có thể sử dụng nếu thấy có tổn hại thật sự đến kinh tế quốc gia. Brazin là nước áp dụng thủ đoạn này nhiều nhất, gần đây Mỹ cũng đang cố gắng đuổi kịp Brazin. Hơn nữa các nước giầu luôn lý luận là họ lập ra đủ các ngân quĩ để hỗ trợ các nước nghèo phát triển với lãi xuất rất ưu đãi, ví dụ như vốn ODA của Việt Nam. Rồi các nguồn viện trợ nhân đạo cũng là tiền của những nước giầu. Vì vậy tìm ra điểm nhất trí thế nào là thiệt bằng nhau cũng rất khó. Có điều các hình thức hỗ trợ phát triển và viện trợ nhân đạo cũng làm cho nền kinh tế càng mất tính cạnh tranh.
bvkk
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 31 2005, 01:55 PM)
Nền kinh tế Việt Nam hiện tại là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa ở giai đoạn sơ khai. Còn cái định hướng XHCN của nó tôi không biết nội dung thế nào nên không dám bàn.


VN những năm 1945 ở miền Bắc và những năm 1975 ở miền Nam đã hình thành nên lớp tư sản dân tộc có nhiều đóng góp lớn lao cho Tổ quốc . Nhưng cả 2 lần chúng ta đều làm thịt họ pirate.gif . Để đến bây giờ mới bắt đầu xây dựng lại . cry1.gif cry1.gif cry1.gif
Phó Thường Nhân
Về chuyện các nước giàu hay nước nghèo thiệt hại hơn trong quan hệ kinh tế thế giới thì khó nói lắm. Vì cái biểu đánh giá của nó không đưa ra được. Lấy mấy ví dụ. Nước Mỹ hiện nay nhập siêu nhiều nhất, nhưng đồng thời lại là siêu cường kinh tế. Vậy sự nhập siêu của nước Mỹ là cái hại cho nó, là một sự phụ thuộc vào thế giới hay là một sự bóc lột thế giới mà không phải nước nào cũng làm được. Nếu lấy 2 ví dụ lịch sử nữa đó là quan hệ giữa nước Pháp "mẫu quốc" và Đông dương "thuộc địa" thì Đông dương xuất siêu với "Mẫu quốc". Vậy là Đông dương được lợi so với nước Pháp. quan hệ giữa nước Anh và thuộc địa Ấn độ cũng vậy. Nước Anh nhập siêu so với Ấn độ, tương tự như Mỹ nhập siêu với thế giới, Pháp nhập siêu với Đông dương.

Như vậy cái lợi ở đây phải xét theo khía cạnh ai phụ thuộc ai, và cái quyết định cuối cùng ai là chủ xướng. Có nghĩa là nước nào ở vào vị trí Dominant (thống trị). Tính chất thống trị này là tổng hợp của mọi sức mạnh: Kinh tê, quân sự, ngoại giao, chính trị. Nếu xét như vậy thì trên thế giới hiên nay có 2 loại nước được hưởng lợi.
1. Đó là những nước phát triển cao G7 (Mỹ, Đức, Nhật, Anh, Pháp, Ý, ...)
2. Những nước đang phát triển nhưng "độc lập thật sự", không chịu ảnh hưởng hay trung hoà được sức ép từ bên ngoài. Đó là Brazile, Ấn độ, Trung Quốc..

Trong các nước phát triển cao cũng có 2 xu hướng đi xuống và đi lên. Những nước như Mỹ thì đi lên, và giữ được vị trí của mình. Vì ngoài kinh tế, họ còn có những sức mạnh "phi kinh tế" như quân sự, ngoại giao, chính trị. Có những nước đi xuống như Pháp, Anh, Đức, Ý...vì không có sức mạnh phi kinh tế tương đương.


bvkk
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 2 2005, 07:54 PM)
Nếu lấy 2 ví dụ lịch sử nữa đó là quan hệ giữa nước Pháp "mẫu quốc" và Đông dương "thuộc địa" thì Đông dương xuất siêu với "Mẫu quốc". Vậy là Đông dương được lợi so với nước Pháp. quan hệ giữa nước Anh và thuộc địa Ấn độ cũng vậy. Nước Anh nhập siêu so với Ấn độ, tương tự như Mỹ nhập siêu với thế giới, Pháp nhập siêu với Đông dương.


Trường hợp Anh nhập siêu so với Ấn và Pháp nhập siêu so với Đông Dương cần xem lại . Vì quan hệ giữa những nước này là chính quốc - thuộc địa . Nói là " nhập khẩu " nhưng sự thực là ăn cướp . Ví dụ ở VN có những mỏ than . Mỏ than do người Pháp làm chủ ,họ thuê nhân công VN , đày đọa nhân công để chi phí dành cho sản xuất là thấp nhất , rồi sau đó bán sang Pháp . Về hình thức là xuất - nhập . Nhưng bản chất là hành động ăn cướp tài nguyên của bản địa mà tiền cuối cùng sẽ nằm trong túi của các công dân chính quốc . Người Đông Dương được gì ? Đất nước họ "được " sự mất mát tài nguyên và họ được ngày mấy miếng ăn để duy trì sự tồn tại trên cõi trần dù phải lao động và bị đánh đập xỉ vả như trâu ngựa . Do vậy nói Đông Dương và Ấn lợi so với Pháp và Anh là tầm bậy ,nếu đứng trên cán cân thương mại ( hìn thức ) giữa các bên mà kết luận anh nào xuất siêu là anh ấy lợi còn anh nào nhập siêu thì anh ấy thiệt .

Xét kỹ thêm thì trao đổi thương mại giữa chính quốc và thuộc địa , nói cho cùng là trao đôỉ thương mại giữa các công dân của nước chính quốc . Công dân Pháp bên chính quốc gửi máy móc thiết bị đào bới cho công dân Pháp tại thuộc địa . Công dân Pháp ở thuộc địa đào tài nguyên của "thiên hạ " lên và bán cho các đồng hương khác ở chính quốc .

Ngoài ra, cần phải xét đến "chất lượng" hàng hóa trao đổi 2 bên , vì điều này phụ thuộc vào nhu cầu xuất nhập và trình độ của nền kinh tế của mỗi bên . Ví dụ VN xuất sang Nhật chủ yếu là nông hải sản . Trong khi Nhật xuất sang VN chủ yếu là hàng máy móc công nghệ kỹ thuật . Như vậy nếu VN mà xuất siêu so với Nhật Bản thì khó có thể kết luận VN có lợi , Nhật Bản thiệt được . Mà nên nói là 2 bên cùng có lợi vì mỗi bên đều đạt được mục đích . Cái chính là cần nâng cao trao đổi thương mại giữa 2 chiều mà thôi . Mục đích mà 2 bên hợp tác là thắng-thắng chứ không phải thắng-bại hay bại-thắng
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.