Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Nên đổi Tên Nước
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
yuyu
Việt Nam ta vừa kỷ niệm 60 năm Cách Mạng Tháng 8 và Quốc Khánh 2-9 một cách rất hoành tráng. Điều này thì các báo đài của nhà nước đã tường thuật khá đầy đủ rồi.

Tuy nhiên cứ mỗi lần nhắc đến quốc hiệu Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, lại có một vấn đề " nổi cộm " mà không khỏi khiến chúng ta suy nghĩ :

Tại sao ta lại phải mang danh Xã Hội Chủ Nghĩa ?
Liệu có nên từ bỏ quốc hiệu Xã Hội Chủ Nghĩa không ?

1/ Cụm từ Xã Hội Chủ Nghĩa được thêm vào quốc hiệu nước ta kể từ tháng 7.1976. Nói đúng hơn thì nó đã được thay thế cho cụm từ Dân Chủ đã được dùng suốt trong 30 năm từ 1945 đến 1975.
2/ Thể chế Xã Hội Chủ Nghĩa là một mô hình nhà nước của Liên Xô, được xây dựng theo học thuyết của Mác, Lê nin và Stalin .
3/ Liên Xô đã xây dựng thành công Chủ Nghĩa Xã Hội năm 1977 (được tuyên bố long trọng trong dịp kỷ niệm 60 năm Cách Mạng Tháng 10) và tiếp tục tiến lên xây dựng Chủ Nghĩa Cộng Sản. Chính vì vậy, đến 1991 Liên Xô đã sụp đổ, kéo theo sự sụp đổ của khối Xã Hội Chủ Nghĩa và sự phá sản hoàn toàn của mô hình kinh tế, xã hội này.
4/ Việt Nam, kể từ 1955 (ở miền Bắc) và từ 1975 trên phạm vi cả nước cũng đã từng « tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội ». Kết quả là trong 30 năm thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa « đất nước, xã hội, con người đều đổi mới » ( lời Hồ Chủ Tịch năm 1965), chỉ có điều đổi mới theo chiều hướng đi xuống một cách thảm hại : Đất nước bị lôi kéo vào cuộc chiến tranh bi thảm với Hoa Kỳ, trở thành « tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa » để Liên Xô, Hoa Kỳ lấy đất nước ta làm bãi chiến trường, thử nghiệm vũ khí, làm hàng triệu người chết và tàn phế và đất nước bị tàn phá nặng nề với những hậu quả kéo dài nhiều thế hệ. Thêm vào đó, nền kinh tế bị các chính sách sai lầm của đảng, phá hoại tan hoang, nhiều nhân tài bị giết hại, đầy ải, vô số tài sản, nhà cửa, ruộng đất của nhân dân bị cướp đoạt, y tế, giáo dục, đạo đức, văn hoá, nghệ thuật, khoa học ….đều xuống cấp trầm trọng, luật pháp, kỷ cương, truyền thống văn hoá dân tộc bị phá hoại, đảo lộn nghiêm trọng, đời sống nhân dân khốn cùng, hàng triệu người bỏ nước ra đi ... đất nước mấp mé bờ vực của sự sụp đổ…Đến nỗi, nhân dân ta phải kêu lên đau đớn « Tố Hữu tăng lương chưa bằng Trần Phương tăng giá. Chúng con khổ quá ông Trần Phương ơi ! »
5/ Tuy vậy đại hội đảng lần thứ V (tháng 3.1982), đảng ta vẫn một mực khẳng định đường lối « tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội » của đại hội IV và lớn tiếng lên án chính sách Cải Cách, Khai Phóng, « Tứ Hiện Đại Hoá » của Trung Quốc là « kẻ phản bội lớn nhất trong phong trào cộng sản quốc tế » .
Phải đợi đến sau khi Liên Xô họp đại hội đảng lần thứ 27 ( tháng 3.1985), tân tổng bi thư Gorbachev đề ra chính sách Peretroika ( Cải Tổ ) và Glasnost ( Công Khai) thì đảng ta mới « tiếp thu » họp đại hội VI ( tháng 12.1986) đề ra chính sách Đổi Mới và Nói Thật, thực chất là « Đổi Cũ » , quay lại các chính sách kinh tế phù hợp với thực tiễn và qui luật phát triển khách quan, mà nhân loại vốn đã và đang đi từ hàng trăm năm qua.

Từ ngày đảng ta từ bỏ những chính sách kinh tế xã hội chủ nghĩa sai lầm, đã từng làm đất nước lụn bại, và phe xã hội chủ nghĩa sụp đổ, để quay lại những chính sách kinh tế đúng đắn, phù hợp với thực tiễn và qui luật, chỉ trong vòng 15 năm, đất nước đã phát triển đi lên, đời sống nhân dân ngày một cải thiện....
Điều đó chứng minh con đường Xã Hội Chủ Nghĩa là sai lầm bi thảm.
Vậy tại sao chúng ta lại còn phải tiếp tục đi theo vết xe đổ đó ?

Tất nhiên, trên thực tế, nước ta đã từ bỏ con đường Xã Hội Chủ Nghĩa đói nghèo trước kia, không ai ngu gì lại đi theo vết xe đổ nhãn tiền đó. Nhưng trên lý thuyết, nước ta vẫn bị buộc phải đi theo con đường đau khổ đó và cũng không ai dám chắc là khi muốn, đảng ta, với tư cách là người cầm quyền độc tôn, sẽ không diễn lại các chính sách « đánh tư sản » sao cho có lợi cho đảng nhất, nghĩa là cái « định hướng xã hội chủ nghĩa » lại sẽ có lúc thành hiện thực ? Nhưng nếu như vậy, làm sao chúng ta có thể thuyết phục, khuyến khích nhân dân và các nhà tư bản ngoại quốc tin tưởng ở đảng ta, bỏ vốn đầu tư vào kinh doanh lâu dài ở nước ta. Làm sao các nhà tư bản có thể yên tâm đầu tư vốn liếng của mình vào một đất nước đã bị treo sẵn bản án là « định hướng xã hội chủ nghĩa » ?

Cũng có ý kiến cho là Chủ Nghĩa Xã Hội không phải là cái đã sụp đổ đó. Nó là cái khác, cao đẹp hơn nhiều….. Nhưng như vậy thì Chủ Nghĩa Xã Hội là cái gì ? Nó là một khái niệm không có định nghĩa ? Nó là một mô hình không có trong thực tiễn ? Tóm lại nó chỉ là một ảo tưởng ?
Vậy tại sao ta lại định hướng cho đất nước theo một ảo tưởng ?

Cũng lại có ý kiến cho rằng Chủ Nghĩa Xã Hội chính là « dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ». Nhưng nói như vậy là nhận vơ, là « đạo văn ». « Quốc Phú, Dân Cường » là tiêu chí của Nho Giáo. « Công Bằng, Dân Chủ, Văn Minh » là thực tiễn của các nước Tư Bản tiên tiến, thoái thai từ lý tưởng « Tự Do, Bình Đẳng, Bác Ái » của Cách Mạng Nhân Quyền và Dân Quyền Pháp 1789.

Tóm lại, nước ta không có lý do nào thuyết phục để mang danh Xã Hội Chủ Nghĩa :

a/ Nếu nó là cái đã sụp đổ thì đó là cái tên súi quẩy, tất nhiên không nên vận vào mình
b/ Nếu nó là đích siêu việt, cái không định nghĩa được, là cái không có trong thực tiễn, thì không nên ôm ảo tưởng. Ít ra thì ta chưa nên mang danh mà ta chưa đạt được, vì đó là Mạo Danh.
c/ Nếu nó là cái mà nhân loại tiến bộ đã đạt được hoặc đang xây dựng, phấn đấu, thì ta hãy làm giống họ, hà tất phải « treo đầu dê, bán thịt chó » ? Có nước tiên tiến nào mang danh Xã Hội Chủ Nghĩa đâu ?
d/ Sau cùng cho dù có thể chứng minh được XHCN là cái cực tốt, nhưng con đường tiến đến nó cực kỳ khó khăn, đến nỗi chưa nước nào đạt được, thì liệu chúng ta có cần nhất thiết phải mạo hiểm đi đến đó không, khi tất cả những nước đi trước đều đã thất bại thảm hại và có rất nhiều nước khác không hề đi theo con đường đó, đều đã đạt được đến cái đích « dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh » ? Tại sao ta không học tập những nước đã thành công, lại cứ nhất định đi theo những nước đã thất bại ?

Vì vậy, chúng ta nên đổi tên nước ta.

Trước hết nên xoá bỏ cụm từ Xã Hội Chủ Nghĩa. Vì đây là một tên gọi không Chính Danh. Một Quốc Gia muốn phát triển tốt đẹp, bền vững, cần phải Chính Danh.

Theo tôi, chúng ta nên lựa chọn mấy tên sau đây cho Quốc Hiệu của chúng ta :
- Việt Nam
- Cộng Hoà Việt Nam
- Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam.

Nếu cần thiết nhà nước nên tổ chức trưng cầu dân ý về quốc hiệu cho được « danh chính ngôn thuận ».
Khổng Tử đã dạy « Danh bất Chính tắc Ngôn bất thuận, Ngôn bất Thuận tắc Sự bất Thành ».
Nếu chúng ta không chính danh từ quốc hiệu, e rằng sự nghiệp kiến quốc của chúng ta khó thành công.

Mời các bạn cho ý kiến.
SyncMaster
Cứ gọi đơn giản là Việt Nam như cụ Trạng Trình ngày xưa là hay nhất.
bvkk
Gọi VN DCCH như cụ Hồ khi xưa là hay nhất cheers.gif
Mitdac
Em nhớ mấy câu thơ xưa...
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
Giặc đốt mất nhà cúng cụ ngoài sân
Cụ xa cho đến cụ gần
Cụ nào đến muộn mất phần như chơi.
Duc
Anh yuyu viết hay quá
Em tuy là dân làng mới nhưng cũng nghe đồn anh trước đây là cộng sản nhưng làm bậy nên bị nhà nước ta trục xuât đi lưu vong phải không ạ confused1.gif
Hoang Yen
QUOTE(Duc @ Sep 3 2005, 07:35 AM)

Em tuy là dân làng mới nhưng cũng nghe đồn anh trước đây là cộng sản nhưng làm bậy nên bị nhà nước ta trục xuât đi lưu vong phải không ạ  confused1.gif
*



Mới vào làng mà đã ăn nói hồ đồ thế này à? no.gif
SyncMaster
QUOTE(Duc @ Sep 3 2005, 12:35 AM)
Anh yuyu viết hay quá
Em tuy là dân làng mới nhưng cũng nghe đồn anh trước đây là cộng sản nhưng làm bậy nên bị nhà nước ta trục xuât đi lưu vong phải không ạ  confused1.gif
*



hehe.gif

Chắc bác này bên 7X wacko1.gif
summoner131
QUOTE(Hoang Yen @ Sep 3 2005, 12:47 AM)
QUOTE(Duc @ Sep 3 2005, 07:35 AM)

Em tuy là dân làng mới nhưng cũng nghe đồn anh trước đây là cộng sản nhưng làm bậy nên bị nhà nước ta trục xuât đi lưu vong phải không ạ  confused1.gif
*



Mới vào làng mà đã ăn nói hồ đồ thế này à? no.gif
*



Đúng phong cách 7x devil2.gif
Thiên Lang
@yuyu,
tôi không thấy trong lý lẽ của bác có gì sai, nhưng không biết bác có thực lòng muốn đổi tên Nước thật không. Cách viết của bác người ta rất dễ hiểu rằng bác chỉ mượn cớ đổi tên nước để bàn những điều khác. Bàn về đổi tên mà bác nêu ra rất nhiều điều gây phản cảm cho những người có thể quyết định cho việc đổi tên nước. Rồi cuối cùng bác lại chẳng đưa ra một lựa chọn hay để lôi kéo mọi người mà lại đặt người đọc vào một sự lưỡng lự giữa ba cái tên. Về điểm này theo tôi bác thua bác Nguyễn Xuân Tụ. Hôm vừa rồi bác Tụ có trả lời đài Free Asia, bác ấy có nói Việt Nam nên theo Quốc tế II và đặt lại tên nước là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.
Thiên Lang
QUOTE(Thiên Lang @ Sep 5 2005, 04:53 PM)
@yuyu,
tôi không thấy trong lý lẽ của bác có gì sai, nhưng không biết bác có thực lòng muốn đổi tên Nước thật không. Cách viết của bác người ta rất dễ hiểu rằng bác chỉ mượn cớ đổi tên nước để bàn những điều khác. Bàn về đổi tên mà bác nêu ra rất nhiều điều gây phản cảm cho những người có thể quyết định cho việc đổi tên nước. Rồi cuối cùng bác lại chẳng đưa ra một lựa chọn hay để lôi kéo mọi người mà lại đặt người đọc vào một sự lưỡng lự giữa ba cái tên. Về điểm này theo tôi bác thua bác Nguyễn Xuân Tụ. Hôm vừa rồi bác Tụ có trả lời đài Free Asia, bác ấy có nói Việt Nam nên theo Quốc tế II và đặt lại tên nước là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.
*



Bác Nguyễn Xuân Tụ có bút danh là Hà Sĩ Phu, về việc này bác ấy còn nói là đã bày tỏ ý kiến với một số đảng viên cấp cao và đã có vài ý kiến đồng tình.
SyncMaster
Cụ Trạng Trình nói câu nào sấm câu nấy, trước sau vẫn chỉ có Việt Nam là tên nước hay nhất, còn dân chủ, xã hội hay cộng hòa... cũng chỉ là mắm muối râu ria thôi.
yuyu
QUOTE(Thiên Lang @ Sep 5 2005, 10:53 AM)
@yuyu,
tôi không thấy trong lý lẽ của bác có gì sai, nhưng không biết bác có thực lòng muốn đổi tên Nước thật không. Cách viết của bác người ta rất dễ hiểu rằng bác chỉ mượn cớ đổi tên nước để bàn những điều khác. Bàn về đổi tên mà bác nêu ra rất nhiều điều gây phản cảm cho những người có thể quyết định cho việc đổi tên nước. Rồi cuối cùng bác lại chẳng đưa ra một lựa chọn hay để lôi kéo mọi người mà lại đặt người đọc vào một sự lưỡng lự giữa ba cái tên. Về điểm này theo tôi bác thua bác Nguyễn Xuân Tụ. Hôm vừa rồi bác Tụ có trả lời đài Free Asia, bác ấy có nói Việt Nam nên theo Quốc tế II và đặt lại tên nước là Việt Nam Dân Chủ Xã Hội.
*



Tất nhiên là tôi muốn thực lòng đổi quốc hiệu chứ ( và tôi nghĩ, việc này chắc chắn phải xảy ra ) và cũng tất nhiên khi quốc hiệu thay đổi thì có nhiều thứ phải thay đổi theo lắm.
Trước hết, quốc hiệu hiện nay được qui định lại rất rõ ràng trong Hiến Pháp 1992. Bây giờ phải thay đổi trước tiên Hiến Pháp 92 đã ( việc này cũng cần thiết ) bởi vì tình hình nước ta và thế giới qua 13 năm phát triển đã khác xưa nhiều.
Việt Nam nếu muốn hội nhập thế giới mà trước mắt là vào WTO cần phải có một bước " Đổi Mới Chính Trị".
Nước ta không thể một mình một chợ mang danh XHCN để hoà mình vào nên kinh tế TBCN được. Bởi vì 2 cái này là mâu thuẫn triệt tiêu nhau. Mục đích của việc xây dựng CNXH là để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" nhắm tiêu diệt TBCN. Bây giờ anh không thắng nổi nó thì anh phải thua, anh phải đổi tên, không thể nào cứ "Đổi Mới, nhưng không Đổi Màu", không thể nào cứ " treo đầu dê, bán thịt chó ", làm ăn kiểu lừa đảo, gian giảo như vậy mà lại đòi vào cái "Chợ Thế Giới" được.
Đấy là lý do khách quan.
Lý do chủ quan là đảng ta cứ ra sức kêu gọi Hoà Giải, Đoàn Kết v.v....Nhưng cái nguyên nhân vĩ đại gây ra chia rẽ, hận thù suốt nửa sau thế kỷ 20 chính là Chủ nghĩa Mác-Lênin và con đường tiến lên CNXH. Vì nó mà đất nước ta bị chia cắt và phải lâm vào chiến tranh bi thảm nhất trong lịch sử dân tộc, vì nó mà hàng triệu đồng bào ta bị cướp đoạt tài sản, nhà cửa, ruộng đất, phải bỏ nước ra đi hoặc sống thân tàn ma dại trong uất ức, tủi nhục, ngay trên quê hương mình.
Vì vậy không thể nào mang danh Tổ Quôc Việt Nam Xã Hội Chủ Nghĩa ( ghi trong Hiến Pháp ) để kêu gọi đoàn kết dân tộc.
Vì vậy muốn hội nhập với thế giới, muôn đoàn kết, phát huy nội lực dân tộc, phải từ bỏ danh xưng XHCN và điều quan trọng hơn nữa là phải thực tâm từ bỏ con đường XHCN, không có cách nào khác.

Sau khi đổi tên Nước sẽ đến việc đổi tên Đảng. Ý kiến của ông Hà Sĩ Phu với cái tên Dân Chủ - Xã Hội chính là thích hợp với tên mới của Đảng.
Đảng Cộng Sản Việt Nam nếu muốn trở thành một " Đảng Chung" đại diện cho " quyền lợi của cả dân tộc Việt Nam " thì không thể nào mang danh và giữ bản chất " cộng sản" được. Bởi vì đảng cộng sản là một đảng mang tính giai cấp, nghĩa là nó đã mang tính bộ phận và tính chia rẽ. Đã là đại diện cho một giai cấp thì không thể nào đại diện cho cả dân tộc được, dù trên lý thuyết, giai cấp công - nông có thể chiếm đến 90 % dân số, cũng không bao giờ là 100% dân sô. Tuy nhiên đấy chỉ là lý thuyết. Nếu được thế thì đã Phúc ! Trên thực tế, đảng ta chỉ đại diện cho một thiểu số đặc quyền đặc lợi, ăn trên ngồi chốc khoảng độ vài trăm ngàn người, chứ không phải là đại diện quyền lợi cho cả giai cấp công-nông, thậm chí không phải là đại diện cho phần lớn trong số hơn 2 triệu đảng viên thường. Những người khổ nhất, nghèo nhất nước ta, bị đàn áp, nặng nề nhất, hy sinh nhiều nhất vẫn là hàng chục triệu nông dân nghèo và công nhân, đảng viên khốn khổ, ba cọc ba đồng, không có chức quyền trong tay.
Thành quả tăng trưởng kinh tế rất không đồng đều. Nếu có một số người thu nhập hàng triệu, hàng tỷ đô la Mỹ/năm ( chủ yếu là cán bộ trung , cao cấp và bọn cơ hội ô dù, bọn "xã hội đen câu kết với xã hội đỏ ", chủ yếu qua tham nhũng chính trị và tham nhũng địa ốc v.v....), còn lại hàng chục triệu nông dân và dân nghèo thành thị thu nhập không đến 1USD mỗi ngày)

Tình trạng phân hoá xã hội ngày càng gia tăng và có 2 nguy cơ rất lớn đó là sự làm giàu của giới thượng lưu phần nhiều không do tài năng hoặc làm ăn lương thiện, mà do tham nhũng hoặc làm ăn bất chính và sự chênh lệch giàu nghèo này lại không có một sự quân bình lại bằng chính sách thuế khoá và an sinh xã hội ( 2 diều này khác hẳn các nước dân chủ phương Tây ), do đó dẫn đến chứa chấp âm ỷ những nguy cơ bùng nổ xã hội rất lớn, có thể dẫn đến những cuộc cách mạng xã hội....

Vì thế, gấp rút cần phải có một cuộc " Đổi Mới Chính Trị" tiếp sau gần 20 năm " Đổi Mới Kinh tế " đã mang lại thành công ít nhiều trong việc thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế.
Một trong những cải cách chính trị trước mắt, nhẹ nhàng, hợp pháp, tránh gây xáo trộn nhất, có lẽ là đổi tên Nước và đổi tên Đảng.
Nếu quốc hiệu đã lấy là Cộng Hoà Dân Chủ Việt Nam thì
"Đảng Hiệu" nên lấy là " Đảng Dân Chủ - Xã Hội Việt Nam". Thậm chí tôi nghĩ rằng nên lấy tên đảng là " Đảng Quốc Dân Việt Nam ". Chỉ có một "Đảng Quốc Dân" mới có thể đại diện cho cả dân tộc, mới có thể nắm quyền lãnh đạo đất nước lâu dài.
yuyu
Cũng cần phải nói thêm là cái gọi là "Đảng Cộng Sản " hiện nay ta dùng là mô hình " đảng cộng sản kiểu mới" của Lênin, nó khác xa với "đảng cộng sản" của Marx và càng khác xa với "Đảng Dân Chủ - Xã Hội" của Kautsky (1854 - 1938) và Bernstein (1850-1932).
( vốn là môn đệ của Engels ).

Có thể nói không ai khác chính Lênin và nhất là Stalin đã đào mồ chôn chủ nghĩa Mác.
Marx đã sai lầm nhiều, nhưng Lênin và Stalin đã đẩy Mác xuống hố.
Engels về cuối đời Mác và nhất là sau khi Marx qua đời, đã cố gắng sửa chưa sai lầm này ( khác phục tính chất bạo lực cực đoan và phi dân chủ của mô hình cộng sản Marxist ) khởi xướng ra mô hình Dân Chủ - Xã Hội trong phong trào Quôc Tế II mà kế tục suất sắc là Bernstein và Kautsky. Nhưng Lenin và Stalin đã làm hỏng nó khi thành lập Quôc Tế III ( di sản của nó chính là các đảng Cộng Sản ) ngày nay.
Vì thế từ đó các đảng này thường lấy học thuyết Mác- Lênin làm kim chỉ nam, dù thực tế chủ yếu là các tư tưởng cực đoan, bạo lực, khủng bố và phi dân chủ của Lênin và Stalin là chính.
Cũng vì thế chân dung của Engels bị các đảng này tách ra khỏi Marx, thay vào chân dung Lenin trong các kỳ đại hội đảng.
Lenin ngày nay bị đánh giá là một kẻ "chống hiện đại hoá" , chống phương Tây dân chủ, văn minh chứ không phải là một nhà cách mạng của giai cấp công nhân. Mới đây mốt cuốn sách xuất bản tại Pháp đã xếp Lê Nin và Ben Laden vào cùng một rọ của phong trào khủng bố quốc tế mà lớn hơn là phong trào " Anti Modernisme"...
Phó Thường Nhân
Bác yuyu nói hay như sách. Hồi bé, trong nhà tôi có treo một tấm bản đồ thế giới. Bình thường đáng lẽ phải ngủ trưa, thì tôi haymò mẫm ra đó xem. Cuối cùng thuộc gần hết tên rồi thủ đô các nước. Có lẽ mà vi thế bây giờ rất thích đi chơi. Lúc đó tôi thấy rất lạ là có rât nhiều nước có tên XHCN, thế nhưng ở trường người ta chỉ nó là "phe ta" có 13 nước thôi. Như vậy trong thực tế, cái danh từ XHCN là một thứ vô thưởng vô phạt. Vì nếu nó có ý nghĩa thực, thì tại sao những nước ngoài 13 nước không phải chịu cảnh chiến tranh lạnh. Cho nên vấn đề ở chỗ, làm gì, liên minh với ai, chứ không phải là cái tên.

Bác yuyu nên ra hiệu sách mua quyển "la grande desilusion" của Stiglitz về mà đọc. Bác sẽ thấy bản thân kinh tế thị trường, nếu không có nhà nước điều khiển, chi phối sẽ tạo ra bất công xã hội . Vì đây là tính chất của kinh tế thị trường. Nó dựa trên sự phân hoá giai cấp. Như vậy muốn làm giảm nhẹ điều đó thì phải cải cách được nhà nứơc. Để cho nó có những chính sách thuế, hay khuyến khích sản xuất làm giảm bất công xã hội. Đừng vội quy nó ra đảng này đảng kia. Nếu một đảng gây ra bất công, thì tại sao ở những nước đa đảng đang phát triển bất công đầy rẫy. Và tại sao sự phân hoá giàu nghèo ở TQ lại giảm.
Teodo
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 5 2005, 06:38 PM)
Bác yuyu nói hay như sách. Hồi bé, trong nhà tôi có treo một tấm bản đồ thế giới. Bình thường đáng lẽ phải ngủ trưa, thì tôi haymò mẫm ra đó xem. Cuối cùng thuộc gần hết tên rồi thủ đô các nước. Có lẽ mà vi thế bây giờ rất thích đi chơi. Lúc đó tôi thấy rất lạ là có rât nhiều nước có tên XHCN, thế nhưng ở trường người ta chỉ nó là "phe ta" có 13 nước thôi. Như vậy trong thực tế, cái danh từ XHCN là một thứ vô thưởng vô phạt. Vì nếu nó có ý nghĩa thực, thì tại sao những nước ngoài 13 nước không phải chịu cảnh chiến tranh lạnh. Cho nên vấn đề ở chỗ, làm gì, liên minh với ai, chứ không phải là cái tên.

Bác yuyu nên ra hiệu sách mua quyển "la grande desilusion" của Stiglitz về mà đọc. Bác sẽ thấy bản thân kinh tế thị trường, nếu không có nhà nước điều khiển, chi phối sẽ tạo ra bất công xã hội . Vì đây là tính chất của kinh tế thị trường. Nó dựa trên sự phân hoá giai cấp. Như vậy muốn làm giảm nhẹ điều đó thì phải cải cách được nhà nứơc. Để  cho nó có những chính sách thuế, hay khuyến khích sản xuất làm giảm bất công xã hội. Đừng vội quy nó ra đảng này đảng kia. Nếu một đảng gây ra bất công, thì tại sao ở những nước đa đảng đang phát triển bất công đầy rẫy. Và tại sao sự phân hoá giàu nghèo ở TQ lại giảm.
*




Bác Phó viết câu đỏ làm em nghi ngờ khả năng hiểu biết của bác hoặc giả bác cố tình nhắm mắt, trưóc hậu quả của Kinh Tế Thị Trưòng Định Hướng XHCN ở TQ . Dưới đây là trích đoạn bài phát biểu của Thủ tướng nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa Hồ Cẩm Ðào tại đại hội Ðảng Cộng Sản TQ tại Bắc Ðới Hà tháng 8 năm 2000. Bài phát biểu mang tiêu đề "Quán triệt toàn diện, thực hiện tinh thần của Trung ương, bảo đảm vững chắc sự ổn định chính trị và xã hội"

- Quan hệ căng thẳng giữa quần chúng với cán bộ lãnh đạo của các cơ quan Đảng và Nhà nước tại một số địa phương ngày càng biểu hiện thành mâu thuẫn gay gắt hơn.

Kết luận của 25 tổ điều tra khảo sát do Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc và một số phòng nghiên cứu thuộc trường Đảng địa phương tiến hành tại 250 thành phố, gần 700 thôn xã cho thấy có tới hơn 1/3 thành phố và hơn 1/2 nông thôn có biểu hiện không khí bạo động vũ trang và nổi loạn của nhân dân. Do cán bộ coi thường, chà đạp luật pháp, không thực hiện các quy định của Đảng và Chính phủ, áp chế dân chủ nên số cuộc biểu tình chống đối ngày càng tăng. Năm 1997 có 22 000 vụ công nhân biểu tình, xuống đường đập phá. Năm 1998 có 72 000 vụ. Năm 1999 có 12 200 vụ. Tình trạng nông dân nổi lên chống lại chính quyền dữ dội như vậy làm cho liên minh công Ố nông, một cơ sở giai cấp của Đảng bị lung lay\.

- Tình trạng tham ô, đồi truỵ, đặc quyền, lạm dụng chức quyền của cán bộ lãnh đạo Đảng và Nhà nước vẫn chưa hề giảm đi, việc này đã làm cho cán bộ Đảng và quần chúng bất bình và kịch liệt lên án.

Trưởng ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Uý Kiện Hành cho biết số tiền tham nhũng của cán bộ lãnh đạo lên tới 850 tỷ Nhân dân tệ, chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội\. Số liệu của Ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương cũng cho biết tính đến tháng 3 năm 1999 có 7 230 cán bộ lãnh đạo và chuyên viên lấy tiền công quỹ rồi bỏ trốn ra nước ngoài mang theo số tiền tới 110 tỷ NDT, 2,1 tỷ USD. Tình trạng này không những không bị khống chế mà ngày càng gia tăng. Năm 1987 mới có trên 370 người với khoảng 210 triệu NDT, năm 1991 là 850 người với số tiền 1,2 tỷ NDT, năm 1995 có 3 900 ngưòi với số tiền 40 tỷ NDT, năm 1996 có 4730 người với số tiền 57 tỷ NDT, năm 1997 tới 5 840 người với số tiền 70 tỷ NDT. Trong 5 năm, từ tháng 10 năm 1992 đến tháng 6 năm 1997 có 731 000 vụ cán bộ lãnh đạo, đảng viên bị thi hành kỷ luật về tội tham nhũng. Không chỉ có đảng viên thường hay cán bộ cấp xã , huyện, tỉnh mà hàng loạt cán bộ cao cấp như : uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Bắc Kinh Trần Hy Đồng, Phó chủ tịch Quốc hội khoá IX Thành Khắc Kiệt, Phó Tỉnh trưởng Giang Tây Hồ Trường Thành, Phó Chủ tịch Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây Từ Bích Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân tỉnh Quảng Đông Vũ Phi, Phó Chủ tịch Hội đồng Đại biểu Nhân dân Hà Bắc Khương Diện Vũ, Phó Chủ tịch tỉnh Hồ Bắc Mạnh Khánh Linh, Thứ trưởng Bộ Công an Lý Kỷ Châu, Cục trưởng Cục tình báo Bộ Tổng Tham mưu Cơ Thắng Đức ...

Đáng chú ý là nạn tham những không chỉ ngày càng trầm trọng về số lượng mà còn lây lan từ lĩnh vực kinh tế - tài chính sang lĩnh vực chính trị; từ dùng quyền lực lấy tiền sang dùng tiền giành quyền lực.

- Khoảng cách chênh lệch về thu nhập kinh tế, phân hoá hai cực giầu nghèo hiện đã lớn và ngày càng tăng làm cho dân chúng bất bình. Khả năng điều tiết tình trạng này chưa thấy xuất hiện.

Chênh lệch giữa nông thôn với thành thị, giữa người giầu với người nghèo đều ngày càng tăng. Hiện nay dân số thành thị là 480 triệu người nhưng chiếm trên 88% của cải vật chất xã hội\. Trong khi đó, dân số nông thôn là 850 triệu người chỉ có chưa đầy 20% của cải vật chất xã hội\. Số gia đình giầu có trong 20% dân số chiếm một nửa tổng thu nhập xã hội trong khi 20% dân số nghèo khó chỉ được hưởng 4,2% tổng thu nhập xã hội\. Số liệu thống kê của ngành tổ chức nhân sự tới cuối tháng 6 năm 2002 cho biết hiện nay có trên 350 000 cán bộ đương chức từ cấp huyện trở lên và hơn 410 000 cán bộ từ cấp huyện trở lên đã nghỉ hưu ( trong quân đội tính từ cấp trung đoàn trở lên ) cùng với gia đình, người thân của họ, tổng cộng khoảng 2 triệu người nhưng chiếm tới trên 70% của cải vật chất xã hội\. Vậy mà, 1,2 tỷ dân chỉ chiếm trên 20% của cải vật chất xã hội\.
Tầng lớp giầu có hiện nay ở Trung Quốc nói chung đều không làm giầu chân chính theo cách dựa vào công sức, tài năng chính đáng của mình mà "làm giầu lưu manh". Họ không từ một thủ đoạn nào như mua bán quyền lực, tham nhũng, biển thủ công quỹ, buôn lậu, trốn thuế, tàn phá môi trường sinh thái ... cốt sao vớ đẫy túi tham, làm giàu bất chính.


- Có khá nhiều tổ chức Đảng ở các địa phương, các cơ quan và trường học đã rơi vào tình trạng tê liệt hoặc hữu danh vô thực, đội ngũ cán bộ đã mất đi ý chí đấu tranh cách mạng và lý tưởng cách mạng, bởi vậy không thể phát huy được vai trò tác dụng trong các sự kiện chính trị nổi bật mà thậm chí còn sang đứng vào phe thù địch.

Tại các tổ chức đảng ở cơ sở thì có một số nơi chi bộ, đảng uỷ là của gia đình, dòng họ; một số tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn mang mầu sắc tôn giáo nhưng lại nấp dưới danh nghĩa "chuyên chính vô sản" để đàn áp, ức hiếp quần chúng; việc kết nạp đảng viên và tổ chức ban lãnh đạo tại nhiều cơ sở mang tính bè phái, lôi kéo ngừơi nhà, người thân vào để củng cố địa vị cá nhân chứ không chú ý đến tầng lớp trí thức, đến các phần tử tiên tiến.

Ở bên trên thì, cũng theo ông Hồ Cẩm Đào, có một số cán bộ cấp cao có thái độ bi quan đối với tiền đồ của đất nước, suy tính thiệt hơn, thậm chí còn có kế hoạch chuẩn bị "lót ổ" cho tương lai một khi có biến động chính trị xẩy ra\.

Tạp chí Động Hướng số tháng 5 năm 2000 dẫn số liệu thống kê của Uỷ ban Kỷ luật Trung ương đầu tháng 4 cho biết có khoảng hơn 230 cán bộ cấp tỉnh, cấp cục đã làm hộ chiếu bằng những con đường không bình thường cho người thân, con cái sang các nước Mỹ, Châu Âu, úc ... định cư và nhập quốc tịch; có 25 cán bộ cấp tỉnh, cấp cục đã có hộ chiếu của nước ngoài để sẵn sàng trốn chạy khi chính quyền sụp đổ.

Bất công giàu nghèo(kiểu bất chính ) và tham nhũng là 2 căn bệnh trầm kha , cốt tử của những nưóc theo Kinh Tế Thị Trừong Định Hưóng XHCN , Việt Nam cũng ko đứng ngoài quy luật trên , và hiện tại VN đang đi vào vết xe đổ của TQ . Còn việc bác mơ mộng và hy vọng vào chính quyền thì cũng rất hoang đường , bởi hiện tại VN và TQ cán bộ Đảng ko có được suy nghĩ như thế . Họ chỉ biết Tham Nhũng , và Tham Nhũng .
netwalker
Bác Phó có biết "dân chơi" nhất Việt nam là ai không? w00t.gif


Nói tóm lại, theo tôi Hiến Pháp là căn bản của đất nước, là kim chỉ nam, là đường đi phát triển của dân tộc. Nếu hiến pháp có vấn đề, dân tộc đó sẽ đi con đường khó khăn, nếu không nói là có thể đi phải đường cụt, mất công quay lại.


Bản thân Hiến pháp Việt nam cũng đã qua nhiều lần thay đổi. Nếu tính bản Hiến Pháp năm 1946 là bản đầu thì bản hiến pháp năm 1992 là bản thứ 4 (1946-1959-1980-1992) những bản sau này khác biệt với bản đầu. Bản đầu mặc dù chưa hoàn hảo nhưng vì được làm trong một hoàn cảnh đặc biệt và khá giống với hiến pháp Mỹ và hiến pháp Pháp. Tầng lớp lãnh đạo thời đó bao gồm đại diện công - nông, trí thức, tư bản, đại loại là đại diện của tất cả các tầng lớp trong xã hội.

Hiến Pháp 1992 được ra đời sau sự sụp đổ của khối XHCN, Việt nam sợ tình hình đa đảng, các đảng phái trước đây vốn hữu danh vô thực bị đóng cửa.

Trong hiến pháp 1992 viết ở điều 4:

"Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."


Nếu tầng lớp lãnh đạo bây giờ chỉ gói gọn như vậy thì dễ hiểu là tại sao đất nước khó có thể tiến lên. Theo bản hiến pháp năm 1946, không cần biết bạn là ai, có phải thuộc tầng lớp công nhân có lý lịch 3 đời "trong sạch" hay không?. Bạn có thể là luật sư ở Pháp, nhà khoa học ở Đức, chính khách, quan lại của triều đình cũ, người thuộc đảng phái khác miễn là bạn có lòng yêu nước, bạn có thể tham gia chính phủ lãnh đạo đất nước. Ngày nay, thế giới bước sang thế kỷ 22, 60 năm sau, Việt nam vẫn chưa cho phép điều này xảy ra. Đây là tiến hay lùi.

Một tiến sỹ luật Harvard 30 năm kinh nghiệm, một giáo sư tiến sỹ kinh tế hàng đầu của ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ thế giới người Việt, có muốn về giúp đỡ đất nước chũng chỉ làm thằng trà nước cho một anh công nhân lãnh đạo mà thôi. Anh công nhân không cần biết quy tắc gì cả, không cần biết luật pháp ra sao, xu hướng phát triển thế giới thế nào vì anh là luật, là kim chỉ nam của dân tộc. Cả họ của anh là bần cố nông, đời anh khá hơn là công nhân. Một dân tộc như vậy liệu có phát triển hay không?

Một đất nước mà Đảng có quyền hành cao hơn nhà nước thì sẽ ra sao? Một đất nước mà tiêu chuẩn để làm lãnh đạo, tiêu chuẩn để được vào Đảng là lý lịch gia đình phải 3 đời thuộc tầng lớp bần cùng nhất của xã hội, chứ không lấy tiêu chuẩn là trình độ, tri thức của người lãnh đạo, những đức tính lãnh đạo thì liệu xã hội đó sẽ đi lên hay đi xuống? Tất cả các nhà nước pháp trị, nhà nước có quyền lực cao hơn Đảng và tổng thống/chủ tịch/thủ tướng. Tổng thống sai, Đảng sai, Nhà Nước có quyền đem ra xét xử. Ở Việt Nam, khái niệm Nhà Nước mù mờ, Đảng sai nhà nước không được phép xử, chủ tịch nước sai, không ai được phê phán trong khi ở Mỹ, đến Bill Clinton đương kim tổng thống chỉ vì chót dại đàn bà mà bị đạp ra đường.

Tất nhiên, nếu chúng ta phá vỡ tất cả, thay đổi tất cả. Đất nước có thể lại rơi vào cảnh lầm than. Tuy nhiên, đã đến lúc Đảng cần phải thay đổi tên gọi. Nhà nước có thể một Đảng lãnh đạo, nhưng quyền lực phải nằm trong tay nhà nước chứ không phải rơi vào tay Đảng. Đảng phải có đại diện của đủ các tầng lớp trong xã hội từ tư bản, trí thức và các thành phần khác chứ không phải chỉ dành cho mỗi tầng lớp công nông. Chỉ tiêu xét duyệt vào Đảng không cần xét yếu tố lí lịch gia đình 3 đời bần cố nông. Dòng họ mà 3 đời là tiến sỹ chắc chắn bị loại ngay từ đầu, 3 đời bỏ học đi cày thì được duyệt.

Hiến pháp cũng phải thay đổi, mở rộng thành phần lãnh đạo đất nước.

Tất cả những cái này sẽ dẫn đến phải thay đổi tên gọi của Đảng, tên gọi đất nước, mà điều đó thì chắc chắn nhiều người không muốn mà sẽ níu kéo.

Tôi nghiệm thấy rằng cứ ông nào đang cầm quyền thì không bao giờ nói gì, cố mà đút túi, sau khi về vườn mới bắt đầu viết "tâm sự cho đất nước", "mong muốn" nọ kia nhưng các ông này không bao giờ làm khi đương chức cả, khi có quyền lực cả.


Tất cả những gì xây dựng trên một nền tảng không vững chắc, cho dù xây dựng hào nhoáng cũng chỉ là phù phiếm và dễ bị sụp đổ. Người lầm than nhất vẫn là nhân dân.
netwalker
Một điều rất đơn giản các bạn cứ in một bản Hiến Pháp 1946 và một bản Hiến Pháp 1992 ra rồi so sánh sẽ thấy w00t.gif

Một số điều của Hiến Pháp 1946:

Điều thứ 10
Công dân Việt Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
( trước 80, người Việt muốn đi lại giữa các tỉnh trong nước rất khó khăn, trước 90, rất khó ra nước ngoài, Việt nam có cái gọi là visa xuất, tức là muốn ra khỏi việt nam phải có visa. Vì vậy nếu điều này mà còn giữ trong hiến pháp sẽ không cho phép làm điều đó)

Điều thứ 11
Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm người công dân Việt Nam.
Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật.
( Chuyện tịch thu nhà cửa, đấu tố, cải cách ruộng đất, cải cách tư sản buộc Đảng đưa điều này ra khỏi hiến pháp để mở đường tiêu giệt tầng lớp trí thức, tư bản )

Điều thứ 12
Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.
(Nếu còn điều này làm sao quốc hữu hoá được nhà máy, bao nhiêu nhà tư bản yêu nước cống hiến tài sản giúp đỡ cho nhà nước Việt Nam non trẻ đâu có bị đi tù, truy bức, giết hại)

........

Điều thứ 22
Nghị viện nhân dân là cơ quan có quyền cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
( Nếu vậy thì Đảng làm sao đứng trên nhà nước được ?, nhà nước sẽ có quyền xét xử những việc làm sai của Đảng)

yuyu
QUOTE(netwalker @ Sep 5 2005, 09:40 PM)
Bác Phó có biết "dân chơi" nhất Việt nam là ai không?  w00t.gif


Nói tóm lại, theo tôi Hiến Pháp là căn bản của đất nước, là kim chỉ nam, là đường đi phát triển của dân tộc. Nếu hiến pháp có vấn đề, dân tộc đó sẽ đi con đường khó khăn, nếu không nói là có thể đi phải đường cụt, mất công quay lại.


Bản thân Hiến pháp Việt nam cũng đã qua nhiều lần thay đổi. Nếu tính bản Hiến Pháp năm 1946 là bản đầu thì bản hiến pháp năm 1992 là bản thứ 4 (1946-1959-1980-1992) những bản sau này khác biệt với bản đầu. Bản đầu mặc dù  chưa hoàn hảo nhưng vì được làm trong một hoàn cảnh đặc biệt và khá giống với hiến pháp Mỹ và hiến pháp Pháp. Tầng lớp lãnh đạo thời đó bao gồm đại diện công - nông, trí thức, tư bản, đại loại là đại diện của tất cả các tầng lớp trong xã hội.

Hiến Pháp 1992 được ra đời sau sự sụp đổ của khối XHCN, Việt nam sợ tình hình đa đảng, các đảng phái trước đây vốn hữu danh vô thực bị đóng cửa.

Trong hiến pháp 1992 viết ở điều 4:

"Ðảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Mọi tổ chức của Ðảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật."


Nếu tầng lớp lãnh đạo bây giờ chỉ gói gọn như vậy thì dễ hiểu là tại sao đất nước khó có thể tiến lên. Theo bản hiến pháp năm 1946, không cần biết bạn là ai, có phải thuộc tầng lớp công nhân có lý lịch 3 đời "trong sạch" hay không?. Bạn có thể là luật sư ở Pháp, nhà khoa học ở Đức, chính khách, quan lại của triều đình cũ, người thuộc đảng phái khác miễn là bạn có lòng yêu nước, bạn có thể tham gia chính phủ lãnh đạo đất nước. Ngày nay, thế giới bước sang thế kỷ 22, 60 năm sau, Việt nam vẫn chưa cho phép điều này xảy ra. Đây là tiến hay lùi.

Một tiến sỹ luật Harvard 30 năm kinh nghiệm, một giáo sư tiến sỹ kinh tế hàng đầu của ngân hàng thế giới hay quỹ tiền tệ thế giới người Việt, có muốn về giúp đỡ đất nước chũng chỉ làm thằng trà nước cho một anh công nhân lãnh đạo mà thôi. Anh công nhân không cần biết quy tắc gì cả, không cần biết luật pháp ra sao, xu hướng phát triển thế giới thế nào vì anh là luật, là kim chỉ nam của dân tộc. Cả họ của anh là bần cố nông, đời anh khá hơn là công nhân. Một dân tộc như vậy liệu có phát triển hay không?

Một đất nước mà Đảng có quyền hành cao hơn nhà nước  thì sẽ ra sao? Một đất nước mà tiêu chuẩn để làm lãnh đạo, tiêu chuẩn để được vào Đảng là lý lịch gia đình phải 3 đời thuộc tầng lớp bần cùng nhất của xã hội, chứ không lấy tiêu chuẩn là trình độ, tri thức của người lãnh đạo, những đức tính lãnh đạo thì liệu xã hội đó sẽ đi lên hay đi xuống? Tất cả các nhà nước pháp trị, nhà nước có quyền lực cao hơn Đảng và tổng thống/chủ tịch/thủ tướng. Tổng thống sai, Đảng sai, Nhà Nước có quyền đem ra xét xử. Ở Việt Nam, khái niệm Nhà Nước mù mờ, Đảng sai nhà nước không được phép xử, chủ tịch nước sai, không ai được phê phán trong khi ở Mỹ, đến Bill Clinton đương kim tổng thống chỉ vì chót dại đàn bà mà bị đạp ra đường.

Tất nhiên, nếu chúng ta phá vỡ tất cả, thay đổi tất cả. Đất nước có thể lại rơi vào cảnh lầm than. Tuy nhiên, đã đến lúc Đảng cần phải thay đổi tên gọi. Nhà nước có thể một Đảng lãnh đạo, nhưng quyền lực phải nằm trong tay nhà nước chứ không phải rơi vào tay Đảng. Đảng phải có đại diện của đủ các tầng lớp trong xã hội từ tư bản, trí thức và các thành phần khác chứ không phải chỉ dành cho mỗi  tầng lớp công nông. Chỉ tiêu xét duyệt vào Đảng không cần xét yếu tố lí lịch gia đình 3 đời bần cố nông. Dòng họ mà 3 đời là tiến sỹ chắc chắn bị loại ngay từ đầu, 3 đời bỏ học đi cày thì được duyệt.

Hiến pháp cũng phải thay đổi, mở rộng thành phần lãnh đạo đất nước.

Tất cả những cái này sẽ dẫn đến phải thay đổi tên gọi của Đảng, tên gọi đất nước, mà điều đó thì chắc chắn nhiều người không muốn mà sẽ níu kéo.

Tôi nghiệm thấy rằng cứ ông nào đang cầm quyền thì không bao giờ nói gì, cố mà đút túi, sau khi về vườn mới bắt đầu viết "tâm sự cho đất nước", "mong muốn" nọ kia nhưng các ông này không bao giờ làm khi đương chức cả, khi có quyền lực cả.


Tất cả những gì xây dựng trên một nền tảng không vững chắc, cho dù xây dựng hào nhoáng cũng chỉ là phù phiếm và dễ bị sụp đổ. Người lầm than nhất vẫn là nhân dân.
*




Bài này của bác Net rất hay ! Bravo !

Đất nước ta, nếu muốn tiếp tục phát triển, tất yếu phải đi đến Đổi Mới Chính Trị theo chiều hướng dân chủ hoá chế độ và giải thể chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể trì hoãn được nữa.
TVinh
Các bác chỉ giỏi lái xe thôi hypocrite.gif hypocrite.gif hypocrite.gif ,theo tôi thì ở nước ta nó như này: Có tự do,đó là điều chắc chắn nhưng tự do trong khuôn khổ luật pháp cho phép laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif ,Đảng là của giai cấp công nông, lại đúng vì nước ta hầu như nông dân với công nhân là nhiều,họ là chủ nhân đất nước nhưng Đảng lại phải lãnh đạo lala.gif lala.gif lala.gif ,chứ không thì để thằng khác nó lãnh đạo mất thì có Đảng làm có khô gì nữa.
Còn tên nước thì CHXHCN Việt Nam hay Việt Nam DCCH thì ra nước ngoài bọn nó cũng gọi là dân việt mà thôi?Nhưng bác nào biết cho tôi hỏi: Tại sao bây giờ lại lấy tên CHXHCN VN mà thay cái tên VN DCCH vậy ?upup.gif
yuyu
QUOTE(TVinh @ Sep 6 2005, 03:23 AM)
Các bác chỉ giỏi lái xe thôi hypocrite.gif  hypocrite.gif  hypocrite.gif ,theo tôi thì ở nước ta nó như này: Có tự do,đó là điều chắc chắn nhưng tự do trong khuôn khổ luật pháp cho phép laugh1.gif  laugh1.gif  laugh1.gif ,Đảng là của giai cấp công nông, lại đúng vì nước ta hầu như nông dân với công nhân là nhiều,họ là chủ nhân đất nước nhưng Đảng lại phải lãnh đạo lala.gif  lala.gif  lala.gif ,chứ không thì để thằng khác nó lãnh đạo mất thì có Đảng làm có khô gì nữa.
Còn tên nước thì CHXHCN Việt Nam hay Việt Nam DCCH thì ra nước ngoài bọn nó cũng gọi là dân việt mà thôi?Nhưng bác nào biết cho tôi hỏi: Tại sao bây giờ lại lấy tên CHXHCN VN mà thay cái tên VN DCCH vậy ?upup.gif
*



Chú TVinh ngây thơ quá !
Dân chủ hoá không có nghĩa là loại bỏ đảng cộng sản. Dân Chủ hoá có nghĩa là giành cho nhân dân quyền lựa chọn thực sự người lãnh đạo đất nước chứ không phải chỉ tâng bốc họ là chủ nhân đất nước một cách mị dân ấu trĩ như hiện nay.
Đảng ta tự nhận là đại diện cho công-nông, cho dân tộc, cái gì tốt đẹp cũng đều tự nhận một cách trơ trẽn hết cả cả, nhưng ai công nhận điều đó, vì nhân dân chưa bao giờ được trưng cầu dân ý và hiện nay đảng cũng rất sợ điều này ?
Nếu đảng cộng sản tự nhận là đại biểu trung thành cho quyền lợi của giai cấp công - nông, thậm chí của cả dân tộc Việt Nam, tức là được lòng tuyệt đại đa số quần chúng, tại sao lại sợ Dân Chủ - Đa Đảng ? Sợ báo Tư Nhân ? Sợ nhân dân tự do bầy tỏ ý kiến hay tự do bầu cử ?

Tóm lại, cải cách chính trị sắp tới có lẽ sẽ phải là Nhân Dân được phép trực tiếp bầu Tổng Bí Thư như các nước Dân Chủ bầu tổng thống.
Cứ tạm cho Đảng độc quyền lãnh đạo, nhưng phải để nhân dân bầu.
Cho đến nay, chức vụ tổng bí thư là cao nhất nước, nhưng chỉ được chọn lựa một cách dấm dúi bí mật trong vòng vài chục cán bộ chóp bu của đảng, ngay ban chấp hành TW cũng chỉ bầu lấy lệ những sự đã được lựa chọn trong cung cấm, chứ đừng nói đảng viên thường, lại càng không đến lượt nhân dân.
Một đất nước mang danh xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và vì dân mà không một người dân nào được quyền bầu vị lãnh đạo tối cao của đất nước. Không một người dân nào được phép ra báo, lập nhà xuất bản, tự do biểu tình, dù có ghi trong hiến pháp ?
Nghĩa là không có một chút quyền Tự Do Cơ Bản nào cả ( những quyền mà ngay chế độ thực dân, phong kiến cũng vẫn có ? )
Một đảng tự nhận là đại diện cho toàn dân tộc, đảng lãnh đạo đất nước mà đề cử người cầm đầu một cách dấm dúi như bọn thảo khấu ?
Vậy làm sao đất nước có thể tiến bộ được ?
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.