Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Bão Katrina
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
bvkk
Xem phim thấy trong thiên tai , tai hoạ gì đó là dân Mỹ bao giờ cũng giúp đỡ nhau , bác nào cũng cao thượng . Nhưng vụ bão vừa rồi làm thiên hạ ngỡ ngàng . Hoá ra cũng thú vật như ai .
Cứu trợ thì quá tệ hại , còn tệ hơn ở các nước ở thế giới thứ 3 , dân chết chẳng ai buồn quan tâm .
1 hình ảnh mới về nước Mỹ chăng ?
Fedora
Tình đời đen bạc thật, phàm những cơn bão nào mang tên phụ nữ càng lãng mạn, khêu gợi thì lại càng gây thiệt hại nặng về người và của no.gif

Mà tại sao lại chỉ lấy phụ nữ đặt cho những trần bão tố cuồng phong nhỉ confused1.gif Có lẽ đàn ông chúng ta thùy mị nết na hơn phụ nữ chăng ?
netwalker
Hoa Kỳ cũng như các quốc gia khác, có nhiều khu vực khác nhau, khu phát triển, khu kém phát triển. Nếu nhìn nhận một cách vô tư, Hoa Kỳ tốt hơn các nước khác trong việc phân bố dân cư và phát triển quốc gia đồng đều hơn. Riêng hệ thống đường cao tốc, cơ sở hạ tầng có thể thấy phát triển đến mọi ngõ ngách của đất nước. Ngay Mỹ và Canada đã khác biệt rồi.

Ở Hoa Kỳ,mặc dù luật pháp cấm phân biệt chủng tộc nhưng sự thật có một sự phân biệt đẳng cấp vô hình bằng tiền. Điều này ngay cả ở Việt nam hay nơi đâu trên thế giới cũng vậy thôi. Ai có tiền sẽ mua nhà ở khu tốt, an ninh, ít bị thiên tai, tất nhiên chi phí lớn, giá đắt, v...v. Những người nghèo sẽ tập trung về những khu vực rẻ, được nhà nước ưu đãi, có thể xin đủ thứ, từ bảo hiểm y tế, cơm ăn, áo mặc, v...v.

Đại loại là một bên phải trả giá rất cao, thuế đắt, chi phí nhà cửa đắt đỏ, đóng đủ thứ tiền và một bên là miễn phí.

Một cái nhà ở Cali có giá trung bình khoảng $700 nghìn, trong khi một cái nhà ở các khu vực như New Orleans chỉ khoảng $100 ngàn. Giá thuê nhà ở Cali là tiền nghìn, giá thuê nhà ở New Orleans là tiền trăm. Đây chỉ là so sánh tỉ dụ, còn trên thực tế ngay tại một tiểu bang cũng có khu rẻ, khu đắt, khu an toàn, khu nguy hiểm, khu giàu có, khu ổ chuột.

Trong đợt bao vừa rồi, những người da đen, nghèo khổ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. New Orleans khá giống kiểu những cảng biển như Marseille, Pháp, tụ tập dân chài, dân tứ chiến, các băng đảng vì vậy ngay kể cả không có chuyện thiên tai, trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, kiểu hành xử giang hồ đã là phổ biến.

Trong chuyện này, Bush bị chỉ trích đặc biệt bởi các nghị viên da mầu là đã "cứu trợ chậm trễ", v...v. Bush phải xin lỗi và nói rằng "Thái độ của tôi, nếu không hoàn toàn đúng, thì tôi sẽ sửa lại cho thật đúng. Nếu như có vấn đề chưa giải quyết, thì chúng tôi sẽ giải quyết". . Mới đây, Bush kí chi một khoản $10,5 tỉ và bảo là chỉ là một phần nhỏ trong chiến dịch xây dựng lại New Orleans. Gần 10,000 bính lính và dân quân ( national guard) được điều đến để thiết lập trật tự, có cả lính ở Iraq được điều về, súng đạn lên nòng và có quyền xả súng bắn ngay bất kỳ kẻ nào làm loạn.



phatastic
QUOTE(Fedora @ Sep 4 2005, 01:05 AM)
Mà tại sao lại chỉ lấy phụ nữ đặt cho những trần bão tố cuồng phong nhỉ  confused1.gif  Có lẽ đàn ông chúng ta thùy mị nết na hơn phụ nữ chăng ?
*




Câu hỏi này quả là ngớ ngẩn nhỉ. Ai cũng biết là phụ nữ thì đỏng đảnh và khó đoán hơn thời tiết. Cho nên đặt tên phụ nữ là đúng rồi. Khả năng thứ 2 là phụ nữ cũng tai hoạ như bão tố.. but let us not go down that way. leuleu.gif

Xem tin tức thì thấy cơn bão này ghê thiệt. Dân Mỹ khi đói khát thì cũng thảm như ai thôi. Buồn cười nhất là cỗ máy an ninh của Mỹ. Nó được thiết kế để gây chiến tranh, không phải là để bảo vệ người dân, cho dù là người dân trên chính đất nước của nó.
Sóng
Gửi bác net, em nghĩ về cơ sở hạ tầng thì Đức khá hơn Mỹ, vì nó rất đồng đều, đến mức gần như ko có sự khác biệt giữa một cái làng có 1000 dân và một thành phố có vài triêu dân.
Bên Mỹ thì có truyền thống đặt tên con gái cho bão, và con trai cho lũ lụt. Ở Đức thì nguợc lại.
bvkk
QUOTE(Fedora @ Sep 4 2005, 12:05 AM)
Tình đời đen bạc thật, phàm những cơn bão nào mang tên phụ nữ càng lãng mạn, khêu gợi thì lại càng gây  thiệt hại nặng về người và của  no.gif

Mà tại sao lại chỉ lấy phụ nữ đặt cho những trần bão tố cuồng phong nhỉ  confused1.gif  Có lẽ đàn ông chúng ta thùy mị nết na hơn phụ nữ chăng ?
*



Người ta nghiên kíu rồi , phụ nữ và những cơn bão rất giống nhau ,nhất lại là đối với cuộc sống bên Mỹ . Nàng đến rồi nàng lại đi , có nhiều bác hôm trước chẳng thiếu thứ gì từ nhà cửa cho đến xe cộ nhưng đến hôm sau ra toà án thì chỉ còn mỗi cái quần đùi , thậm chí còn cay đắng nhìn cơn bão thân iêu chân trong chân mặn nồng với gã đàn ông khác ngay chính tại ngôi nhà của mình wacko1.gif ( như có lần bác net kể ). Thành ra có lẽ vì vậy mà người Mỹ lấy tên gái đặt cho bão w00t.gif
Milou
http://www.pbs.org/journeytoplanetearth/hope/neworleans.html
Đêm qua tôi có xem một phóng sự trên truyền hình về nghiên cứu tình hình suy thoái môi sinh ở Louisiana (LA) từ những năm trước. Louisiana có những đầm lầy ven biển do sông Mississipi bồi đắp từ hàng ngàn năm về trước. Các đầm lầy này là những đồng cỏ hoang đang từ từ bị lúng xuống vì bị mất phù sa của sông từ ngày thực dân Pháp xây thành phố New Orleans vài trăm năm trước và bắt đầu xây đê ngăn nước sông Mississipi, cho đến nay, hệ thống đê càng ngày càng được xây lên thượng nguồn sông để ngăn nước vào New Orleans và vùng phụ cận. Khu vực đồng bằng sông Mississipi mất phù sa nên càng ngày càng lún xuống và hiện nay thành phố New Orleans ở trong 1 lòng chảo dưới mực nước biển. Vùng biển xung quanh đồng bằng là một nơi khai thác dầu & khí đốt, với một hệ thống ống dẫn dầu & khí đốt chằng chịt dưới lòng đất khắp LA. Vì đất lún xuống, các ống dẫn cũng nổi lên khỏi mặt đất.

Còn những gì phân tích trên TV, máy bơm chống lụt không chạy vì không có điện, đê vỡ vì chính phủ liên bang cắt 80% ngân sách tu bổ để dồn vào Iraq (nên nhớ chính phủ lấy 90% tiền thuế tôi đóng và chỉ để cho tiểu bang CA có 10% cho nên cái gì cũng phải từ chính phủ Bush ra tay cứu rỗi) National Guards thì đang ở Iraq, cơ quan lãnh đạo về khủng hoảng thiên tai liên bang bất lực hay đang bận du hí ở đâu chẳng biết. Cứ việc đổ thừa tại chính phủ Bush.

Nước Mỹ còn nhiều bom nổ chậm thiên nhiên, núi lửa, tuyết đổ, đất lở, động đất có thể làm tiêu tan nhanh chóng nhiều thành phố nhưng thiên hạ vẫn cố thủ ở những nơi đó cũng như người ta đã cố thủ tại New Orleans.
bvkk
QUOTE
Khu vực đồng bằng sông  Mississipi  mất phù sa nên càng ngày càng lún xuống và hiện nay thành phố New Orleans ở trong 1 lòng chảo dưới mực nước biển.


Chắc chắn là mất nhiều thời gian tiền bạc để củng cố đê kè và bơm nước biển trở ra . Lúc ấy chắc thỗ nhưỡng cũng đã nguy hại rất nhiều .

Em nghe và đọc tin thấy sợ thật đấy . Một siêu cường như Mỹ nhưng công cuộc cứu trợ chống chọi với 1 thảm hoạ lớn vậy mà phải nói là sơ sài và chậm không thể tả luôn . Bao nhiêu người nổi loạn làm ẩu là do người ta quá sợ hãi và tức giận . Đánh giết và giành giật nhau , có người chết luôn trên xe lăn mà chẳng ai buồn quan tâm .
Sau quả này ông Bush sẽ càng mệt hơn với vụ Iraq . Lâu nay ông Bush cứ lấy cớ bắt người dân kiên nhẫn tại Iraq là vì chính sự an toàn và quyền lợi của nước Mỹ . Hoá ra sự an toàn của nước Mỹ cũng vô cùng quan trọng ngay trong nội địa !
trademark
tiểu bang Lousiana từ bao nhiêu năm nay đã nổi tiếng là bị mafia hoành hành, lũng đoạn từ chính quyền địa phương cho đến cảnh sát công lộ. cửa sông Mississippi là nơi chuyển giao thuốc phiện từ Nam Mỹ vào, cho nên các trùm mafia trấn thủ New Orleans. coi trong tivi thấy cảnh khi trực thăng cứu trợ bay đến đụng đám gangster phía dưới vác súng bắn lên xối xả, dù thương tâm cho những nạn nhân bão lụt, nhưng trông thấy cảnh ấy cũng phải chửi "mẹ bố tiên sư! người ta xả thân đến cứu mà chúng mày ngu thế thì chết quách cho rồi đời!" đã thế, trước khi Katrina tới thì dân chúng đã được được thông báo phải sơ tán từ lâu, thì một số không nhỏ lại ù lì bám đất, đợi nước đến chân vẫn chưa chịu nhảy. tôi nhớ vào năm 1981, khi bão Alicia đến Houston, dân chúng Galveston được thông báo phải evacuate thì cũng có một nhóm khoảng 30 người trơ ra, chưa thấy quan tai chưa đổ lệ, còn mở "huricane party" nhậu nhẹt nhảy múa loạn xị, nhất định không chịu rời đảo khi cảnh sát đến cảnh cáo lần chót. Hai giờ đồng hồ sau, Alicia đến, biến Galveston thành bình địa, ba mươi mấy người kia bị bão, sóng cuốn trôi mất xác. ngay cả những xe hơi và căn nhà nơi họ party cũng chẳng còn dấu vết gì.


tôi đến New Orleans 3 lần cả thảy, lần cuối cùng là năm 1996, trên đường về băng ngang qua Baton Rough bị cảnh sát vu khống cho tội chạy vượt tốc độ, bắt đóng tiền phạt ngay tại chỗ, kiểu tống tiền một cách rất ư lộ liễu. dĩ nhiên là tôi thà hì hục lái xe mấy trăm miles vác mặt ra toà chứ không chịu trả cho chúng 1 xu teng nào cả. từ đấy tôi không còn ý định đến chơi New Orleans thêm 1 lần nào nữa. gần như là những ai đến hoặc đi băng ngang qua Lousiana từ tiểu bang khác cũng gặp tệ nạn "speeding trap" này, khi mang bảng số xe không phải của LA, thành ra ít người có cảm tình với LA nổi là vì thế.


còn dân Houston thì sợ xanh máu mặt vì chỉ riêng trong đám 25 nghìn người "coonass" đang tỵ nạn ở Astrodome, thành phần anh chị băng đảng không phải nhỏ. người khác "bần cùng sanh đạo tặc" chứ các chú này thì không bần cùng cũng đã là đạo tặc rồi. bởi thế bà con good old texan lăm lăm thủ súng ống và mồm thì sẵn sàng hét cái motto "don't mess with texas" đằng đằng sát khí. devil2.gif
netwalker
Khikho007 có đăng mấy bài tường thuật về người Việt Texas cứu trợ đồng bào Việt đến từ New Orleans

-----------------------------------------------------------------------

Người Việt tránh bão Katrina tới Houston tỵ nạn: đồng hương mở cửa đón đồng hương

Thiện Giao tường trình từ Houston

Thiện Giao & Vũ Quí Hạo Nhiên tổng hợp




HOUSTON, Texas (Người Việt) - Chỉ vài giờ sau khi đài phát thanh Saigon Houston lên tiếng kêu gọi giúp đỡ, người Việt Nam tại Houston đã mở rộng bàn tay, mở rộng cửa đón nhận hơn 500 đồng hương lánh nạn bão Katrina từ Louisiana chạy qua Houston lánh nạn. Tính đến chiều Thứ Tư 31 Tháng Tám, con số này đã lên đến gần 1,500 người. Cùng với con số người tỵ nạn lên cao, một số khó khăn bắt đầu xuất hiện.

Cơn bão Katrina tiến vào miền Ðông Nam Hoa Kỳ, làm vỡ đê gây ngập lụt tại Louisiana, khiến cư dân tiểu bang này buộc phải di tản. Hôm Chủ Nhật, thị trưởng Ray Nagin ra lệnh bắt buộc di tản toàn thể 485,000 cư dân New Orleans.

Vào chiều Thứ Hai, một số đồng bào Việt Nam tránh bão Katrina đã từ Louisiana xuất hiện tại Houston. Họ đều có xe, nhưng nhiều người không có chỗ ở. Ðậu trong sân thương xá Hong Kong 4, nhiều gia đình ngủ ngay trong xe.

Anh Mỹ Nguyễn, cư dân West Bank, Louisiana, ngư phủ chuyên nghề đánh lưới tôm, cho báo Người Việt biết khu anh ở không bị lụt nhưng bị cúp điện hoàn toàn và bị bắt buộc di tản. Cùng đi với Mỹ là người bạn Ấn Ðộ ở cùng phòng, tên Edison. Anh Mỹ cho biết, “Edison không biết lái xe, nếu không có nhóm Việt Nam cùng đi thì Edison đã kẹt cứng ở Louisiana rồi.”

Bà Vũ Thanh Thủy, giám đốc đài Saigon Houston, cho báo Người Việt biết, “Nhiều người Việt Nam mình chạy tới Houston, nhưng không biết tiếng Anh nên không biết đi đâu. Khi nghe tin có người mình phải ngủ trong bãi đậu xe ở chợ Hong Kong, chúng tôi thấy là phải làm ngay việc gì đó để giúp đỡ người ta.”

Chiều Thứ Hai, đài ngưng chương trình phát thanh thường lệ mà thay vào đó tường trình trực tiếp từ thương xá Hong Kong 4. Ông Dương Phục, giám đốc điều hành đài Saigon Houston, nói:

“Sau khi đài phát thanh từ thương xá Hong Kong 4 và kêu gọi giúp đỡ, chúng tôi không ngờ phản ứng của đồng bào nhanh chóng và hiệu quả như vậy.”

Ngay trong ngày đầu tiên, nhiều người Việt Nam trong vùng đã sẵn sàng mở rộng cửa đón đồng hương cần nơi nương tựa. Từ đó, nảy ra nhu cầu có một hệ thống tiếp tân để tiếp nối giữa người muốn giúp và người cần được giúp.

Một lần nữa, cộng đồng tại Houston sẵn sàng giúp đỡ. Ngay ngày đầu tiên, đã có trên 10 thiện nguyện viên đến thương xá Hong Kong 4 để làm công việc tiếp tân này. Ðến Thứ Tư, con số này lên tới 40 người luân phiên nhau.

Chủ nhân chợ Hong Kong và thương xá Hong Kong 4 là bà Thu Hà cũng hưởng ứng lời kêu gọi. Thương xá Hong Kong đã đồng ý không đóng cửa, không tắt điện, không tắt máy lạnh, ngoài ra còn trợ cấp thêm tiền mặt, lương thực, cho người di tản.

Tại bàn tiếp tân ngay trước cửa chợ Hong Kong, cô Phạm Thị Minh đang giúp đồng hương tìm chỗ ở. Cô nói với Người Việt, “Chỉ nội một ngày hôm nay, chúng tôi đã giúp được khoảng 1,000 người có chỗ ở. Cách chúng tôi giúp là ''matching'' giữa người địa phương và người đến từ Louisiana.” Cô ngậm ngùi, “Người mình rất là tốt, họ đón đồng bào về nhà, bao ăn, bao ở, rất tốt.”

Ngoài các gia đình tư nhân, các cơ sở tôn giáo cũng hưởng ứng lời kêu gọi. Chùa Việt Nam, chùa Phật Quang, chùa Pháp Luân, nhà thờ Lộ Ðức, La Vang, đầy dân Louisiana tỵ nạn. Dòng nữ tu Ða Minh nhận 200 người vào tu viện.

Trong khi đó, số người từ Louisiana qua ngày càng đông. Trên các đường xa lộ đi về Louisiana, cảnh sát chỉ cho xe đi ra, không cho ai đi xe vào.

Trong số người bị kẹt lại ở sau có người Việt Nam trong một giáo xứ Công Giáo, nước lụt đã lên đến bụng và không có cách nào đi ra. Lúc đó, lối thoát đến từ một chính trị gia, là dân biểu tiểu bang Hubert Võ. Từ Texas, văn phòng dân biểu Hubert Võ liên lạc được với vệ binh quốc gia National Guard. Chuyến di tản đó cứu được hơn 400 người trong giáo xứ.

Một số đồng bào tự đón đồng hương về nhà. Hai anh em Hải Nguyễn và Tuấn Nguyễn, cùng làm nghề chia bài trong sòng bài, di tản cùng gia đình 10 người qua Houston. Ðang đi đường, chưa biết sẽ ngủ ở đâu, một phụ nữ Việt Nam đi qua trông thấy cả gia đình, đoán ngay là tỵ nạn từ Louisiana. Hải và Tuấn kể lại, “Sau này tụi tôi biết chị tên Thảo, chị Thảo đi qua, hỏi tụi tôi ''Có cần nhà ở không?'' và đón cả gia đình về nhà ở, tụi tôi ở nhà chị Thảo đã được 3 ngày rồi. Người mình thiệt tốt không ngờ được.”

Tuy nhiên, cùng với số người ở tạm mỗi lúc mỗi đông, một số khó khăn bắt đầu nảy ra. Ông Dương Phục cho biết, “Chúng tôi đã bắt đầu nghe có trường hợp phức tạp. Có người đến ở rồi vì lý do gì đó lại cãi nhau với chủ nhà rồi bỏ đi đâu mất tiêu. Chủ nhà lại bắt đầu lo lắng vì người kia có chìa khóa nhà.”

Ðể giải quyết khó khăn này, ông Dương Phục cho biết cộng đồng Việt Nam đang chuyển hướng qua quyên góp tiền mặt để giúp đồng bào ổn định tại Houston. Một chương trình quyên góp được tổ chức giữa đài Saigon Houston, văn phòng dân biểu Hubert Võ, và ban đại diện cộng đồng. Ðài đóng vai trò cổ động, văn phòng dân biểu Hubert Võ đứng ra nhận tiền, nhận check, và ban đại diện cộng đồng phụ trách mở trương mục.

Tuy nhiên, với tinh thần từ thiện vốn có, đồng bào Việt Nam sẵn sàng... tiện đâu giúp đó. Bà Vũ Thanh Thủy cho biết, “Nhiều người gặp tôi, đưa ngay tiền mặt rồi bỏ đi, không muốn để lại tên. Tôi cố chạy theo nói chúng tôi không trực tiếp nhận tiền, mà họ không chịu, mà số tiền đâu phải nhỏ, $100 có, $900 có, cả ngàn bạc.”

Cuộc cứu trợ tại thương xá Hong Kong 4 cũng được chính quyền để ý. Bộ Xã Hội cử người đến thương xá để cung cấp food stamp loại cấp cứu cho người di tản, không cần làm giấy tờ mà chỉ cần có căn cước hay bằng lái xe Louisiana là được nhận.

Khu học chánh và bộ giáo dục cũng cử nhân viên đến thương xá Hong Kong 4 để ghi danh trẻ em nhập học tại trường tiểu học và trung học Houston, để thiên tai không làm các em bị mất giờ học.

Việc khu học chánh quan tâm đến việc trẻ em đến trường là một dấu hiệu cho thấy tình trạng di tản còn kéo dài, và người di tản đang có nhu cầu ổn định lâu dài.

Tại New Orleans, cả thành phố vẫn còn ngập dưới nước. Các kỹ sư quân đội còn đang cố gắng lấp lại những mảnh đê bị vỡ. Còn cả hàng ngàn người lánh nạn trong sân vận động Superdome, sẽ phải chuyển qua sân Astrodome ở Houston.

Thị trưởng New Orleans, Ray Nagin ước lượng, “thành phố sẽ không hoạt động được bình thường cho tới hai hay ba tháng nữa.” Còn dân chúng, theo ông Nagin, sẽ không được phép về lại nhà cho tới một hay hai tháng nữa.

Trong khu thương xá Hong Kong 4, người ngư phủ Mỹ Nguyễn còn bàng hoàng trước tình trạng phải bỏ nhà, mất việc. Ðược hỏi về chuyện làm ăn, tương lai, công việc, anh Mỹ trả lời ngao ngán, “Thôi miễn bàn.” (H.N.V.)


netwalker
Người Việt Nam từ Louisiana qua Houston tỵ nạn bão Katrina:

Một ngày trốn bão tại dòng nữ tu Ða Minh

Thursday, September 01, 2005


Thiện Giao tường trình từ Houston


HOUSTON, Texas (NV) - Chỉ trong một ngày, số người sống trong tu viện dòng nữ tu Ða Minh ở Houston, Texas, tăng lên gấp ba. Tu viện 50 sơ nay đã đón về 100 người tỵ nạn bão Katrina và đang chờ để sẽ đón thêm 100 người nữa.

“Cho đến Thứ Hai, khi biết tin về cơn bão Katrina, dòng nữ tu Ða Minh vẫn lúng túng chưa biết phải làm gì. Thế rồi nghe được lời thông báo của đài Saigon Houston, chúng tôi đến khu chợ Hồng Kông 4 để đón người chạy trốn bão.” Sơ Theresa Hằng Phạm, bề trên giám định của dòng nữ tu Ða Minh, cho biết về công việc cứu giúp người Việt Nam chạy trốn bão từ Louisiana.

“Những ngày đầu, người Việt Nam mới đến Houston chưa biết tá túc ở đâu. Có người ngủ trong xe, có người ngủ vỉa hè. Cùng với các tổ chức khác, chúng tôi ngỏ lời đón họ về tu viện.” Sơ Theresa Phạm cho biết, rồi cười đôn hậu: “Không phải đón về để đi tu đâu!”

Theo lời sơ Theresa, đến nay đã có hơn 200 người ghi danh cư trú tại dòng Nữ Tu Ða Minh. Trong số đó, hiện có khoảng gần 100 đang sống tại phòng sinh hoạt của tu viện. Còn số khác, “có lẽ đang ở cho hết thời hạn của motel rồi sẽ đến đây.”

Phóng viên Người Việt đến dòng Nữ Tu Ða Minh vào lúc 12 giờ trưa theo lời chỉ đường của Sơ Lucie Lương. Ðến nơi, sơ Lucie đã đưa “phái đoàn” 36 em nhỏ “gốc New Orleans” đến trường đi học. Các em, theo lời sơ bề trên Theresa, “nằm ở độ tuổi lớp hai đến lớp chín.”

Ðức Tổng Giám Mục Joseph A. Fiorenza giáo phận Houston đã lệnh cho tất cả các trường Công Giáo mở cửa để đón các học sinh trốn bão từ Louisiana và Mississippi. Sơ Theresa nhận xét: “Anh thấy đấy, không khí tĩnh lắm. Vì các cháu đã đến trường cả rồi.” Sơ cười: “Chứ không chúng nó quậy chết!”

Buổi ăn trưa tại nhà dòng Nữ Tu Ða Minh thật ngon miệng. Các món ăn do các sơ nấu, có cả các món BBQ do đồng hương mang đến. Sơ bề trên mời chúng tôi ăn trưa cùng mọi người. Có cả các món ăn truyền thống như cà pháo, canh rau đay và cá kho.

Nói chuyện cùng Sang Nguyễn tại hành lang tu viện, anh cho biết: “Nhà tôi ở Buras, khu vực bị bão nặng nhất.” Anh Sang, 31 tuổi, tị nạn cùng gia đình tám người và đến tu viện Ða Minh hồi bảy giờ tối Thứ Tư.

“Trắng tay!” Anh Sang than thở. Ở Louisiana, anh Sang làm nghề câu tôm, có tàu riêng, nhưng không có bảo hiểm. Căn trailer của anh cũng không có bảo hiểm. “Tương lai không biết ra sao. Nhưng sẽ phải về lại New Orleans xem tình hình rồi mới tính tiếp.” Ðối với anh Sang, và cả các thành viên của gia đình, “cuộc sống không còn như cũ.” Hiện tại, trong thời gian tá túc tại dòng nữ tu Ða Minh, anh giúp các sơ làm việc lặt vặt, kể cả cắt cỏ.

Nằm dài trên tấm nệm mỏng trải vội trên nền phòng sinh hoạt của dòng tu, anh Danny Nguyễn chăm chú đọc các tin tức trên Internet, liên quan đến tình hình New Orleans và công việc của hãng. Làm nhân viên cho một hãng bảo hiểm xe tại New Orleans, anh Danny cho báo Người Việt biết: “Boss vừa gọi điện thoại. Ông ấy cũng di tản rồi. Có lẽ chúng tôi sẽ về lại Baton Rouge trong một ngày gần đây để bắt đầu đi làm.” Anh cười: “Bảo hiểm xe mà. Sẽ có khối việc trong giai đoạn này.”

Anh Danny cho biết vài ngày nữa đây anh và vợ, chị Dung Nguyễn, một nhân viên của hãng hàng không American Airlines, sẽ kỷ niệm 13 năm ngày cưới với một chiếc bánh và ăn buffet. “Mà kỳ thật, 13 năm trước, đám cưới của hai vợ chồng vừa xong được một tuần thì cơn bão Andrew tràn đến. Nay bão Katrina đón mình kỷ niệm 13 năm.”

Anh Danny và chị Dung có năm người con, cháu nhỏ nhất mới ba tuần. Chị Dung so sánh: “Lịch sử lập lại hay sao ấy. Nếu lấy mốc là năm 1975, thì 30 năm trước bố mẹ chạy từ Bắc vào Nam. 30 năm sau, tới thế hệ con cháu chạy trốn bão. Cũng xếp hàng chờ đồ ăn, thức uống.”

“Như giấc chiêm bao, nhanh như trong phim vậy.” Anh Danny nói về cơn bão. “Tất cả nhanh như không có thật. Chỉ mỗi điều quan trọng là giấc chiêm bao này, hóa ra lại là có thật.”

Làn sóng người trốn bão làm thay đổi cuộc sống và sinh hoạt của các sơ thuộc dòng Ða Minh. Phòng sinh hoạt này dùng làm nhà nguyện cử hành Thánh Lễ mỗi Chúa Nhật, nay được dùng cho người tị nạn. Sơ Thereas nói với Người Việt, “Ghế được xếp lại. Ðến Chúa Nhật lại sắp xếp để làm lễ. Xong rồi lại dọn đi để có chỗ ngủ.” Sơ cho biết vào buổi chiều, nhà dòng sẽ phải mua thêm các tấm nệm mỏng cho người cư trú. “Chứ nằm thế này, đau lắm!”

Ngay trên hành lang là một chiếc bàn để quần áo, thức ăn, mì gói, gạo được đồng hương Houston chở đến. “Ðây là quần áo cho các cháu nhỏ. Những nhu cầu như thế này, bây giờ cần lắm”.

Mặc dầu sinh hoạt của dòng tu bị đôi chút xáo trộn do tiếp nhận một số lượng lớn người cư trú, sơ Theresa cho biết “Ưu tiên hàng đầu dành cho người cư trú.” Sơ nói: “Giờ thinh lặng, đi lại của các sơ bị ảnh hưởng. Nhưng cần phải du di. Luật đặt ra cho con người chứ đâu phải con người sống vì luật đâu.”

Cơn bão Katrina khiến cuộc sống của nhiều chục ngàn, nếu không muốn nói hàng trăm ngàn người, thay đổi vĩnh viễn. Trước mắt, không ai có thể biết trước mình sẽ làm gì ngày mai. Câu trả lời chung của họ, đơn giản là: “Không biết.”

Một số khác đã tính đến việc rời hẳn New Orleans để lập nghiệp nơi khác. Anh Hoàng Tiến Học, một chuyên viên điện của hệ thống tàu, cho biết: “Tôi có đủ tất cả các loại bảo hiểm, nhưng có lẽ đã đến lúc nghĩ đến chuyện rời New Orleans.” Anh cho rằng Houston là nơi đáng chú ý. “Houston phát triển mạnh. Có lẽ tôi sẽ lập nghiệp tại thành phố này.”

Chị Dung Nguyễn, mẹ của năm cháu bé, tin rằng chị sẽ chọn Dallas để bắt đầu từ đầu. Vì chị đang làm cho hãng American Airlines, “Mà Headquarter của AA được đặt tại Dallas.”

Một bạn trẻ khác, đang làm nails, cho biết đã bắt đầu xin việc tại Houston. “Họ hứa sẽ giúp đỡ. Chắc em sẽ ở lại Houston tiếp tục làm nails.”

Trong khi trò chuyện cùng các sơ và những người “tị nạn bất đắc dĩ,” đồng hương Việt Nam tại Houston vẫn tiếp tục mang đồ trợ cấp đến dòng tu. Sơ Theresa cho biết: “Ðồng hương rất tử tế. Thực phẩm tiếp tế, như gạo, mì, nếu còn dư, bà con sẽ mang theo trên đường trở về nhà sau này.”

Trên thực tế, dòng nữ tu Ða Minh của hơn 50 nữ tu có phương tiện tài chánh không mấy dồi dào. Các sơ cho biết “Mình ăn gì thì bà con ăn nấy.” Cuộc sống yên tĩnh của các sơ chưa biết đến bao giờ mới trở lại bình thường. Chừng nào cơn lụt còn hoành hành, chừng nào bà con còn cần nơi lưu trú, nhà dòng sẽ vẫn còn mở rộng cửa. Sơ Theresa trả lời đơn giản: “Không giới hạn thời gian.”

Ðưa chúng tôi đi tham quan nhà dòng, sơ Theresa nói: “Ðừng cảm ơn chúng tôi. Chính chúng tôi phải cảm ơn mọi người. Chúng tôi chỉ là người nhận. Ðồng hương trong cơn hoạn nạn đã cho chúng tôi cơ hội được phụng sự.”

Năm giờ chiều, tiếng cầu nguyện vang khắp nhà dòng. Không khí như lắng lại. Các cháu bé bớt chơi đùa. Người lớn đi lại nhẹ nhàng hơn. Như lời các sơ nói ban sáng: “Hãy cầu nguyện cho hòa bình. Cho thế giới. Sao người vô tội cứ chết mãi.”



Phó Thường Nhân
Nước Mỹ cũng là một nước bình thường như những nước khác thôi. Dân Mỹ cũng vậy. Không kể nước Mỹ có khác gì một tiểu lục địa. Không phải chỗ nào cũng giống chỗ nào. Thường do bị tuyên truyền, người ta chi nhìn nước Mỹ qua Holywood. Nếu ai đến Mỹ thì người ta cũng đi tới những những vùng phát triển như Cali, vùng đông bắc Mỹ, Floride.. Giống như đến châu Âu, người ta sẽ đi Paris, London, Berlin, có ai mò về làng quê ở Ba lan đâu.

Như vậy điều đáng ngạc nhiên không phải là nước Mỹ tổ chức cứu trợ chậm, con người cướp bóc lẫn nhau,. Điều đáng ngạc nhiên là hình ảnh của nước Mỹ đối với thế giới và sức lực thực tế của chính nó.
lionceau
Em nghe nói sau khi cơn bão Katrina đổ bộ vào New Orlean tổng thống Bush có kêu gọi thế giới ủng hộ tiền cứu trợ. Có người nói với em là bà Phan Thuý Thanh đã mời ông lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đến và trao cho ông 100 ngàn Đô la Mỹ ( ????? ) điều đó là có thật ??? Người đó còn chêm 1 câu nữa là : "Celine Dion tặng 1triệu Đôla , cả nước VN ko bằng 1 con ca sỹ cry1.gif cry1.gif ai chứng thực cho em hay với ạ ?? cry1.gif
Gái ơi
QUOTE(lionceau @ Sep 16 2005, 07:26 PM)
Em nghe nói sau khi cơn bão Katrina đổ bộ vào New Orlean tổng thống Bush có kêu gọi thế giới ủng hộ tiền cứu trợ. Có người nói với em là bà Phan Thuý Thanh đã mời ông lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Việt Nam đến và trao cho ông 100 ngàn Đô la Mỹ ( ????? ) điều đó là có thật ???  Người đó còn chêm 1 câu nữa là : "Celine Dion tặng 1triệu Đôla , cả nước VN ko bằng 1 con ca sỹ  cry1.gif   cry1.gif  ai chứng  thực cho em hay với ạ ??  cry1.gif
*



Tặng tiền chỉ là tượng trưng thôi , nhất là với nứớc Mỹ , trong khi VN là 1 nước nghèo , cũng thường nhận viện trợ từ Mỹ . Bão Katrina được mấy ngày thì phía Mỹ vẫn trao cho VN số tiền 2 triệu usd hổ trợ việc khắc phục nạn hạn hán ở 1 số vùng tại VN .
Ví dụ như Cămpuchia tặng Mỹ 20.000 usd , các nước khác cũng ủng hộ tiền nhưng không phải ai cũng triệu đô , vì chỉ là tượng trưng cho sự thông cảm với người Mỹ mà thôi .
Chú bạn của chú chắc sinh nhật mà được tặng 1 tấm hình thay vì 1 bộc quà to tướng thì cú lắm nhỉ w00t.gif . Đúng là nhận thức nhiều khi nó cũng phản ánh bản chất của con người w00t.gif Về nói với cái thằng " người ấy " vậy nhé

1 số nước hỗ trợ Hoa Kỳ :

Afghanistan 100.000 USD
Indonesia gửi 40 bác sĩ
Hàn Quốc 30 triệu USD tiền mặt
Na Uy 1,6 triệu USD
Sri Lanka 25.000 USD
Trung Quốc 5 triệu USD
Nhật Bản : một đội cứu trợ khẩn cấp.
Ấn Độ 5 triệu USD
Qatar 100 triệu USD.
Milou
http://www.vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2005/09/3B9E1E4B/
Thứ năm, 8/9/2005, 16:13 GMT+7

Việt Nam ủng hộ nạn nhân bão Katrina 100.000 USD

Chính phủ Việt Nam quyết định gửi 100.000 USD hỗ trợ người bị nạn trong cơn bão Katrina tại Mỹ, trong đó có cộng đồng người Việt. Thông qua Hội chữ thập đỏ, Việt Nam cũng sẵn sàng cử đội y tế sang những vùng bị ảnh hưởng, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Dũng chiều nay thông báo.

Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam, ông Nguyễn Đức Hùng, sáng nay gặp đại sứ Mỹ Michael Marine để thông báo về quyết định trên. Ngài đại sứ bày tỏ sự cảm ơn và đánh giá cao cử chỉ thiện chí của chính phủ và nhân dân Việt Nam.

Ông Lê Dũng cũng nhấn mạnh, Việt Nam rất quan tâm theo dõi tình hình công dân Việt Nam và cộng đồng người Việt định cư ở những vùng bị ảnh hưởng của cơn bão thuộc 3 bang miền nam nước Mỹ là Lousiana, Mississippi và Alabama, đồng thời bày tỏ cảm thông sâu sắc tới mất mát của các gia đình người Việt trong khu vực.

Hiện vẫn chưa có thống kê chính thức về thiệt hại của cộng đồng người Việt trong cơn bão Katrina. Riêng tại New Orleans, thành phố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, có khoảng 15.000 người gốc Việt sinh sống, chủ yếu làm nghề đánh bắt thủy sản trên vịnh Mexico và làm một số nghề dịch vụ.

Đình Chính

http://search.yahoo.com/search?p=celine+di...1&cop=&ei=UTF-8
Celine Dion Donates $1 million; Slams Bush's Policy On CNN - Softpedia
... Live, singer Celine Dion announced she will donate $1 million to Hurricane Katrina disaster relief. Dion and her ... for water." Dion broke into tears when she spoke ...news.softpedia.com/news/Celine-Dion-Donates-1-million-Slams-Bush-s-...

Celine Dion News
News about Celine Dion continually updated from thousands of sources around the net. ... Enter ZIP, City or News Search. Celine Dion News ... Celine Dion pledges $1 million for Katrina relief; takes swipe at Iraq war ...
Teodo


Thực ra việc nưóc USA chịu thảm hoả bão Katrina , cũng ko phải do tình trạng phân biệt đối xử giầu nghèo đâu . Bão Katrina có sức tàn phá cực kì khủng khiếp ngang ngửa một quả bom A, nếu giả sử có một con bão tưong tự đổ vào VN thì chắc VN trở về thời kì đồ đá mất sp_ike.gif . Hơn nữa, nưóc USA chủ quan , ko nghĩ thảm hoạ lại khủng khiếp đến thế, nên mới sinh ra việc cứu trợ muộn, bằng chứng là sau khi ông Bush nhận thức đưọc ra sự chủ quan của chính quyền , và mức độ tàn phá khủng khiếp , thì mọi việc ngay lập đâu vào đấy ngay . Còn tất nhiên có thể con bão có thiệt hại đến 400 tỷ USD đi chăng nữa thì cũng chả là cái gì đối với nưóc Mỹ, bởi nưóc Mỹ quá giầu , PNB đến hơn 13 nghìn tỷ đô , . Hơn nữa với một trình độ tổ chức, quản lí, rất chuyên nghiệp và khoa học như nưóc USA thì việc hồi sinh một thành phố như thế , cũng chẳng lâu lắm . Thực ra ảnh hưỏng của bão Katrina cũng chỉ trong một thời gian ngắn lên nền kinh tế Mỹ thôi, bởi sau bão, công việc tái thiết sẽ tạo ra rất nhiều công việc, tạo ra rất nhiều hợp đồng , thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển hơn . Nói tóm lại là , bão Katrina cũng ko phải làm một thảm hoả để lại hậu quả nặng nề lên nền kinh tế Mỹ .
NguoiVN
QUOTE(trademark @ Sep 4 2005, 06:13 PM)
tiểu bang Lousiana từ bao nhiêu năm nay đã nổi tiếng là bị mafia hoành hành, lũng đoạn từ chính quyền địa phương cho đến cảnh sát công lộ.  cửa sông Mississippi là nơi chuyển giao thuốc phiện từ Nam Mỹ vào, cho nên các trùm mafia trấn thủ New Orleans.  coi trong tivi thấy cảnh khi trực thăng cứu trợ bay đến đụng đám gangster phía dưới vác súng bắn lên xối xả, dù thương tâm cho những nạn nhân bão lụt, nhưng trông thấy cảnh ấy cũng phải chửi "mẹ bố tiên sư!  người ta xả thân đến cứu mà chúng mày ngu thế thì chết quách cho rồi đời!"  đã thế, trước khi Katrina tới thì dân chúng đã được được thông báo phải sơ tán từ lâu, thì một số không nhỏ lại ù lì bám đất, đợi nước đến chân vẫn chưa chịu nhảy.  tôi nhớ vào năm 1981, khi bão Alicia đến Houston, dân chúng Galveston được thông báo phải evacuate thì cũng có một nhóm khoảng 30 người trơ ra, chưa thấy quan tai chưa đổ lệ, còn mở "huricane party" nhậu nhẹt nhảy múa loạn xị, nhất định không chịu rời đảo khi cảnh sát đến cảnh cáo lần chót.  Hai giờ đồng hồ sau, Alicia đến, biến Galveston thành bình địa, ba mươi mấy người kia bị bão, sóng cuốn trôi mất xác.  ngay cả những xe hơi và căn nhà nơi họ party cũng chẳng còn dấu vết gì.


tôi đến New Orleans 3 lần cả thảy, lần cuối cùng là năm 1996, trên đường về băng ngang qua Baton Rough bị cảnh sát vu khống cho tội chạy vượt tốc độ,  bắt đóng tiền phạt ngay tại chỗ, kiểu tống tiền một cách rất ư lộ liễu.  dĩ nhiên là tôi thà hì hục lái xe mấy trăm miles vác mặt ra toà chứ không chịu trả cho chúng 1 xu teng nào cả.  từ đấy tôi không còn ý định đến chơi New Orleans thêm 1 lần nào nữa.  gần như là những ai đến hoặc đi băng ngang qua Lousiana từ tiểu bang khác cũng gặp tệ nạn "speeding trap" này, khi mang bảng số xe không phải của LA, thành ra ít người có cảm tình với LA nổi là vì thế.


còn dân Houston thì sợ xanh máu mặt vì chỉ riêng trong đám 25 nghìn người "coonass" đang tỵ nạn ở Astrodome, thành phần anh chị băng đảng không phải nhỏ.  người khác "bần cùng sanh đạo tặc" chứ các chú này thì không bần cùng cũng đã là đạo tặc rồi.  bởi thế bà con good old texan lăm lăm thủ súng ống và mồm thì sẵn sàng hét cái motto "don't mess with texas" đằng đằng sát khí.  devil2.gif
*




Em học bên báo chí nên có nghe tụi phóng viên nói về 2 bang trên. ngay cả dân tị nạn đến houston cũng than phiền. Một số đứa còn bảo bên đó đi xe xịn đến từ bang khác là chúng chạy ra tịch thu ,hoặc đập vở kiếng. Dân việt bên kia nghe nói mất nặng tại đa số kô có bảo hiểm. Vụ đền bù bảo hiểm cũng lằn nhằn. Astrodome đa số đen ở, nghe nói có 2 vụ hiếp dâm gì đó. Tụi đen tràn ra đường nhiều chỗ đạp phá, cướp xe trong trường học, vào mall chôm đồ. Tình hình hóuton bi giờ ai cũng chán nghe katrina. Sẽ có một số lớn kô chịu trở lại mà ở lì. Trên UT Austin cũng cho tụi bão vào học.
Hôm trước ở tiệm có tụi việtnam bên New Orleans vào ăn. mấy em vú bự ăn bận rất thích mắt. Thấy tụi nó sài card của redcross ,
NguoiVN
tụi này cũng dễ thương ,ăn nói lịch sự. nghe kể con tính đi du lịc quanh mỹ vì bi giờ chưa về ngay được. Kô biết ba má làm ăn áp phe gì mà khá dzữ.

Thực ra việc nưóc USA chịu thảm hoả bão Katrina , cũng ko phải do tình trạng phân biệt đối xử giầu nghèo đâu . Bão Katrina có sức tàn phá cực kì khủng khiếp ngang ngửa một quả bom A, nếu giả sử có một con bão tưong tự đổ vào VN thì chắc VN trở về thời kì đồ đá mất sp_ike.gif . Hơn nữa, nưóc USA chủ quan , ko nghĩ thảm hoạ lại khủng khiếp đến thế, nên mới sinh ra việc cứu trợ muộn, bằng chứng là sau khi ông Bush nhận thức đưọc ra sự chủ quan của chính quyền , và mức độ tàn phá khủng khiếp , thì mọi việc ngay lập đâu vào đấy ngay . Còn tất nhiên có thể con bão có thiệt hại đến 400 tỷ USD đi chăng nữa thì cũng chả là cái gì đối với nưóc Mỹ, bởi nưóc Mỹ quá giầu , PNB đến hơn 13 nghìn tỷ đô , . Hơn nữa với một trình độ tổ chức, quản lí, rất chuyên nghiệp và khoa học như nưóc USA thì việc hồi sinh một thành phố như thế , cũng chẳng lâu lắm . Thực ra ảnh hưỏng của bão Katrina cũng chỉ trong một thời gian ngắn lên nền kinh tế Mỹ thôi, bởi sau bão, công việc tái thiết sẽ tạo ra rất nhiều công việc, tạo ra rất nhiều hợp đồng , thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển hơn . Nói tóm lại là , bão Katrina cũng ko phải làm một thảm hoả để lại hậu quả nặng nề lên nền kinh tế Mỹ .

The o em nghĩ bão này về lâu dài còn có lợi. chả thiệt hại gì đáng kể. TỤi đen thì cho chết bớt vài nghìn thằng cũng đáng.
lionceau
QUOTE(NguoiVN @ Sep 17 2005, 03:31 AM)


The o em nghĩ bão này về lâu dài còn có lợi. chả thiệt hại gì đáng kể. TỤi đen thì cho chết bớt vài nghìn thằng cũng đáng.
*



bị bọn đen cướp điện thoại hay sao mà ..... ác thế thumbup.gif
Teodo
Ôi dời . Tự nhiên nó hài hoà lắm, tự nhiên nó đang cân bằng lại cuộc sống đấy . Thằng USA nó giầu quá, của cải thừa mứa ra, tiêu ko hết , thôi làm quả này cho nó nghèo bớt đi tí sp_ike.gif . Mà dân số thế giới đang tăng nhanh, nên mới có mấy vụ sóng thần, hay Katrina để.. giảm bớt dân số . hehhe theo nhiều nhà khoa học dự đoán khi dân số thế giới lên đến 9 tỷ sẽ có 1 bệnh dịch khủng khiếp như bệnh dịch hạch thời xưa ý .( hhêhh mình nói hơi ác thì phải )
Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.