Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Nói Linh Tinh Về Lý Thuyết Kinh Tế Nào
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3
Phó Thường Nhân
Để khỏi sparm chủ đề "đong đưa", tôi trả lời LTBK ở đây cho tiện. Nếu ai thích trình bầy các học thuyết về kinh tế thì đưa vào đây cũng tiện.

@LTBK,
Chú quan niệm về Keynes thế thì mấy bác học kinh tế trong này sẽ cười thầm trong bụng. leuleu.gif Vì không phải bất cứ sự can thiệp nào của nhà nước cũng có thể coi là phương pháp kích thích kinh tế kiểu Keynes.

Theo như tôi hiểu, thì Keynes quan niệm nhà nước cũng được coi là một khách hàng (client) và với quyền của khách hàng, tức là bằng cách mua hàng, có thể tác động tới thị trường làm cho nó sống lại, khi bị sa vào khủng hoảng. Như vậy khi nào nhà nước can thiệp có tính chất "khách hàng" mua bán thì mới có thể coi là Keynes. Còn các biện pháp khác như ra luật lệ, ép buộc kiểu cho đốt pháo, rồi cấm đốt pháo, huặc hôm nay đánh thuế thép thế này, mai thế khác thì chỉ là một cách can thiệp bình thường thôi.

Sở dĩ khi nhà nước bằng cách mua hàng (trợ giúp mua hàng) có thể làm sống lại thị trường, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, vì Keynes tìm được một công thức "nhân giống" (Effet multiplicateur), theo đó một đồng nhà nước bỏ ra mua hàng, có thể kích thích làm mồi để sinh ra 4 đồng khác (tôi nói ví dụ gian đơn cho dễ hiểu). Từ đó mà nền kinh tế được vực dậy.

Trong khi nói tới kinh tế VN, và thành phần kinh tế quốc doanh. Tôi cũng có nói phần kinh tế quốc doanh có tác dụng giống như các biện pháp kích kinh tế của Keynes, vì rõ ràng ở đây khi chi trả tiền nuôi các doanh nghiệp quốc doanh không lãi, trong thực tế nhà nước nuôi hẳn hệ thống kinh tế tư nhân được "lại quả" ở phía sau. Như vậy gián tiếp nhà nước là khách hàng. Không kể bên cạnh đó việc xây dựng cơ bản (đường xá, cầu cống, thuỷ điện) bằng ngân sách nhà nước, cũng là những biện pháp Keynes cổ điển.

Về lâu dài thì việc nuôi các doanh nghiệp quốc doanh không lãi có tốt không. Thực ra là không tốt, vì nếu dùng Keynes trong một môi trường mở lâu dài, nó là nguồn gốc của lạm phát. Nhưng người ta không thể dỡ bỏ nó ngay, nếu không chuẩn bị thị trường tư nhân thay thế.

Ở Pháp, lần cuối cùng người ta dùng Keynes tổng thể là khi đảng XH lên cầm quyền vào năm 1980. Nhưng do kinh tế mở nên nó chỉ béo cho các nước xuất khẩu. Từ đó thì họ chi còn làm những keynes nhỏ cho thị trường xây dựng, hay ô tô.


langtubachkhoa
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 28 2005, 08:23 AM)
Để khỏi sparm chủ đề "đong đưa", tôi trả lời LTBK ở đây cho tiện. Nếu ai thích trình bầy các học thuyết về kinh tế thì đưa vào đây cũng tiện.

@LTBK,
Chú quan niệm về Keynes thế thì mấy bác học kinh tế trong này sẽ  cười thầm trong bụng.  leuleu.gif  Vì không phải bất cứ sự can thiệp nào của nhà nước cũng có thể coi là phương pháp kích thích kinh tế kiểu Keynes.

Theo như tôi hiểu, thì Keynes quan niệm nhà nước cũng được coi là một khách hàng (client) và với quyền của khách hàng, tức là bằng cách mua hàng, có thể tác động tới thị trường làm cho nó sống lại, khi bị sa vào khủng hoảng. Như vậy khi nào nhà nước can thiệp có tính chất "khách hàng" mua bán thì mới có thể coi là Keynes. Còn các biện pháp khác như ra luật lệ, ép buộc kiểu cho đốt pháo, rồi cấm đốt pháo, huặc hôm nay đánh thuế thép thế này, mai thế khác thì chỉ là một cách can thiệp bình thường thôi.
Sở dĩ khi nhà nước bằng cách mua hàng (trợ giúp mua hàng) có thể làm sống lại thị trường, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, vì Keynes tìm được một công thức "nhân giống" (Effet multiplicateur), theo đó một đồng nhà nước bỏ ra mua hàng, có thể kích thích làm mồi để sinh ra 4 đồng khác (tôi nói ví dụ gian đơn cho dễ hiểu). Từ đó mà nền kinh tế được vực dậy.

Trong khi nói tới kinh tế VN, và thành phần kinh tế quốc doanh. Tôi cũng có nói phần kinh tế quốc doanh có tác dụng giống như các biện pháp kích kinh tế của Keynes, vì rõ ràng ở đây khi chi trả tiền nuôi các doanh nghiệp quốc doanh không lãi, trong thực tế nhà nước nuôi hẳn hệ thống kinh tế tư nhân được "lại quả" ở phía sau. Như vậy gián tiếp nhà nước là khách hàng. Không kể bên cạnh đó việc xây dựng cơ bản (đường xá, cầu cống, thuỷ điện) bằng ngân sách nhà nước, cũng là những biện pháp Keynes cổ điển.

Về lâu dài thì việc nuôi các doanh nghiệp quốc doanh không lãi có tốt không. Thực ra là không tốt, vì nếu dùng Keynes trong một môi trường mở lâu dài, nó là nguồn gốc của lạm phát. Nhưng người ta không thể dỡ bỏ nó ngay, nếu không chuẩn bị thị trường tư nhân thay thế.

Ở Pháp, lần cuối cùng người ta dùng Keynes tổng thể là khi đảng XH lên cầm quyền vào năm 1980. Nhưng do kinh tế mở nên nó chỉ béo cho các nước xuất khẩu. Từ đó thì họ chi còn làm những keynes nhỏ cho thị trường xây dựng, hay ô tô.
*



Hồi học ở bên Pháp này chứ đâu, nghe một ông Prof thuyết trình, cái ông đó lại là một người hâm mộ liberanisme đen cuồng nhiệt, ông ta coi mọi hình thức can thiệp của nhà nước vào kinh té đều có hại, và cho rằng thị trường tự nó điều chỉnh tất, ông ta phủ nhận Keynes, và theo cách nói của ông ấy, thì tôi hiểu rằng mọi hình thức nhà nước can thiệp vào kinh tế đều là Keynes hoặc chịu ảnh hưởng của Keynes cả (có thể là tôi đã hiểu sai chăng?), ông ta gọi là pensée de Keynes (tư tưởng của Keynes).
Nay theo như bác nói, thì chỉ khi nhà nước can thiệp dưới hình thức đơn hàng, tức là họ đóng vai trò khách hàng, thì mới gọi là Keynes hả?
Một phái coi trọng tự do kinh tế, chỉ yêu cầu nhà nước làm trọng tài, bên kia lại ủng hộ sự can thiệp của nhà nước. Tự do hoá kinh tế, theo quan điểm của tôi, là cha đẻ của cái việc tuyên truyền DC trên thế giói hiện nay của các nước phương Tây, mục đích là để bành trướng tư bản của họ. Tôi hiêu vậy, bác Phó thấy thế nào? Không phải ngẫu nhiên mà các bác DC, ông nào cũng ủng hộ libéranisme, mặc dù có thể họ cũng chưa bao giời tìm hiẻu về libéranisme
Bác có nói tới ô tô, vạy bác có thể cho tôi rõ hơn về ngành công nghiệp ô tô của Pháp k?
Phó Thường Nhân
Ví dụ thời ông Baladure làm thủ tướng chẳng hạn, để kích thích ngành công nghiệp ô tô, thì đồng thời người ta ra luật cấm ô tô "quá date" không được sử dụng, và nhà nước trợ giúp cho những người nào muốn đổi xe ô tô mới, tiền thu hồi xe cũ chẳng hạn. Đấy là một biện pháp Keynes. Do thị trường xe ô tô của Pháp các hãng nội địa như Peugeot, Renault chiếm lĩnh là chính, nên biện pháp này kích được sản xuất ô tô khỏi điểm chết.

Ủng hộ liberalisme không đồng nghĩa với ủng hộ sự bành trướng của tư bản các nước phương Tây. Vì nó có thể đem lại lợi ích kinh tế cho nước sở tại. Nó chỉ trở thành công cụ bành trướng, khi người ta bị ép bỏ xoá sổ toàn bộ các quyền lực nhà nước có thể gây tác động tới kinh tế. Có nghĩa là nếu áp dụng liberalisme toàn thể. trong trường hợp đó thì nó giống như vào thế kỷ XIX, các nước ở châu Á phải ký các hiệp định thuế quan thấp với các nước châu Âu.

Nhà nước dù sao cũng là cái khung cho thị trường. Về kinh tế nó có 4 tác dụng:
1. điều chỉnh kinh tế bằng các luật pháp sở tại, và bằng cách đó tạo ra cái khung cho thị trường. Nếu thị trường là cái chợ, thì nhà nước là ban quản lý chợ.
2. Kiểm soát sự thâm nhập hàng hoá của các thị trường khác. Ví dụ như thuế quan. Nó cũng có thể làm một vị trí chung chuyển, để chuyển luật chơi thế giới vào nội địa. Ví dụ nếu vào WTO, thì nhà nước phải ra luật sao cho hợp với quy chế WTO, nhưng lại phải bảo vệ được mình. ví dụ, EU rõ ràng thoả thuận tự do nhập hàng textil. Nhưng khi sức ép của TQ quá lớn, thì họ lập lại quota nhập khẩu, thương lượng với TQ để nhằm vào bảo vệ thị trường nội địa.
3. Nhà nước bằng các nhu cầu của mình (an ninh, hạ tầng cơ sở,..) trở thành bạn hàng lớn, có tính quyết định trên thị trường. Nhà nước có thể dùng nhu cầu của mình kích thích thị trường bằng các biện pháp đặt hàng (hiểu theo nghĩa rộng bao gồm mua bán, trợ giá, ..)
4. Kiểm soát , in ấn tiền trên thị trường và nhưng biện pháp liên quan (điều chỉnh tô thuế, lãi xuất..)

Chỉ có điều thứ 3 là Keynes. Còn bản thân các đại gia về liberalisme cổ điển, như Adam Smith vẫn coi nhà nước cần can thiệp. Chỉ có Hayek là đòi xoá bỏ toàn bộ sự can thiệp của nhà nước. Thậm chí còn đòi mỗi Cty có thể phát hành tiền riêng nữa.

Ở châu Á, trong các nước như Nhật, Hàn, và bây giờ là TQ, nó còn thêm một điều thứ 5 nữa
Đó là nhà nước chọn lọc, khuyến khích định hướng kinh tế.

Tiểu Vũ
Cái gì cũng có mặt trái cả. Nhà nước muốn đặt hàng thì phải trả tiền. Tiền đó lấy ở đâu ra? Lấy của tư nhân thông qua thuế và các nguồn thu tương tự. Tức là cùng một số tiền đó, đáng nhẽ tư nhân có thể đầu tư thì nhà nước giành lấy quyền sử dụng. Tất nhiên, khi nhà nước đầu tư sẽ tiếp tục kích thích thành chuỗi liên tiếp vào thị trường. Theo kiểu A có tiền sẽ ký hợp đồng với B, B nhận được tiền lại ký hợp đồng với C, vân vân. Tuy nhiên nếu để tư nhân đầu tư từ đầu thì hiệu ứng chuỗi cũng sẽ tiếp nối thôi.

Vậy thì vấn đề mấu chốt là ở chỗ, nhà nước và tư nhân, ai đầu tư có hiệu quả hơn? Cái này tuỳ hoàn cảnh thực tế cho những câu trả lời khác nhau. Kinh tế học Keynes lên ngôi từ Khủng Hoảng 29-39. Từ đó người ta có thời gian cho rằng nền kinh tế cần một bàn tay điều chỉnh can thiệp từ bên trên. Tuy nhiên, lại thêm một vấn đề đặt ra. Nhà nước nếu muốn can thiệp thì trước hết nó phải có khả năng. Đầu tiên là cần tương đối đầy đủ thông tin về thị trường, sau đó là khả năng đánh giá thông tin, tiếp đến là khả năng đặt ra mục tiêu cụ thể, cuối cùng là hành động. Việc này tưởng chừng không khó nhưng thật ra rất khó đối khi đối tượng chịu ảnh hưởng là một nền kinh tế, một đối tượng quá phức tạp và tinh tế. Làm đúng thì tốt, nhưng làm sai thì thiệt hại quá tội.

Giới tư nhân không gặp phải vấn đề phức tạp như của nhà nước. Nó chỉ cần giải quyết vấn đề trong tầm kiểm soát và hiểu biết của riêng nó. Mọi việc khác đã có thị trường tự động điều hoà. Điều này đúng trên lý thuyết. Ngoài thực tế, mọi sự gần gần được như vậy với một sai số chấp nhận được.

Tóm lại, không ai phải đối sự can thiệp của nhà nước vào thị trường nếu nó đầy đủ dữ liệu, kiến thức, khả năng, động cơ, và ý chí để thực hiện việc ấy. Ở chừng mực nhất định, trong hoàn cảnh nhất định, và lĩnh vực nhất định, thực tế chứng minh nhà nước đầu tư hiệu quả hơn tư nhân. Nhưng dù sao đây cũng chỉ là số ít. Trong những hoàn cảnh bình thường không có gì đặc biệt, sự tối ưu của thị trường tự do là tất yếu, điều ấy ai cũng phải thừa nhận. Nhìn chung, nhà nước không có khả năng vận hành một nền kinh tế dựa trên năng lực của chính nó. Càng không có khả năng làm vai trò chủ đạo gánh vác nền kinh tế đến sự thịnh vượng.

Như vậy, trong bối cảnh hiện nay, nhiệm vụ quan trọng nhất của nhà nước là chuẩn bị, xây dựng một sân chơi bình đẳng cho khu vực kinh tế tư nhân hoạt động được hiệu quả. Làm được như thế là thành công quá mức rồi. Rồng hay hổ thì cũng bắt đầu vươn lên từ đấy cả.
Phó Thường Nhân
Theo ý tôi, chú Tiểu Vũ nhìn lộn ngược rồi.
Điều đầu tiên, chú nói tiền nhà nước lấy đâu ra để đầu tư là từ thuế và các khoản thu khác. Nói như thế thì khác gì nhìn nhà nước như bà buôn thúng bán mẹt ngoài đường. Có một đồng tiêu một đồng. Ở trên tôi có nói tới sự tai hại của việc áp dụng Keynes không khéo sẽ dẫn tới lạm phát, chính là muốn nói tới vấn đề này. Thực ra ,nhà nước là một khách hàng đặc biệt, bởi vì nhà nước chịu trách nhiệm in và quản lý tiền. Khi nhà nước, hay hệ thống ngân hàng cho vay tiền để đầu tư, người ta không bao giờ có đủ số tiền cho vay. Có nghĩa là tổng số credit xuất ra, trong thực tế lớn hơn nhiều số tiền dự trữ. Ví dụ, 1 nhà băng có 4 đồng, họ có thể phát tín dụng (credit) 10 đồng.Còn nếu hiểu kinh tế kiểu buôn thúng bán mẹt thì người ta chỉ có thể cho vay tới 4 đồng thôi. Số 6 đồng chênh lệch ấy là sự hi vọng sẽ thu lại dược. Tỉ số chênh lệch giữa dự trữ và tín dụng này là tỉ số an toàn. Nếu việc đầu tư có hiệu quả, tức là 10 đồng tín dụng đều mang lãi về, thì không có chuyện gì xẩy ra. Ngược lại nếu có sự cố thì nó sẽ làm tăng lạm phát. Tại sao thì rất dễ hiểu. vẫn lấy tiếp ví dụ trên lúc đầu có 4 đồng, và sản xuất trên thị trường là 4 bát phở. Người ta cho vay 10 đồng để mở rộng đầu tư nhằm sản xuất 12 bát phở. Nếu thành công có nghĩa là có 10 đồng tương đương với 12 bát phở(so với trước 4 đồng 4 bát phở). Như vậy là đạt yêu cầu vì của cải làm ra gia tăng, và giá trị đồng tiền cũng lên. Nếu giả dụ thất bát, chỉ làm được 8 bát phở thôi, thì tỉ số sẽ là 10 đồng /8bát. Giá một bát phở như vậy tăng lên so với trước. Sự tăng lên này là lạm phát.
Vậy nếu nhà nước đầu tư thì cái tỉ số an toàn sẽ là bao nhiêu. điều thú vị của nó là tỉ số này không chỉ phụ thuộc vào các chỉ số kinh tế mà còn có các chỉ số chính trị, xã hội, tài nguyên nữa. Vì nếu nhà nước càng mạnh, tài nguyên càng nhiều, thì khả năng nó phát credit càng lớn, do niềm tin vào khả năng chi trả nó lớn. Kết luận, nếu càng thiếu tín dụng, thì nhà nứơc lại càng cần phải ra tay đầu tư. Vì đây là ông chủ có uy tín duy nhất. Chính vì thế muốn phát triển người ta cũng cần ổn định chính trị xã hội. Đây chính là cái vốn ngầm mà không phải nước nào cũng có.
Trong trường hợp như VN thì không sợ đầu tư nhà nước không hiệu quả, vì tư nhân còn ọp ẹp, và nhu cầu xây dựng cơ bản rất lớn. đụng vào đâu cũng lãi. Trong thập niên 70, các nước phát triển không thể sử dụng các biện pháp Keynes được nữa, vì tiền in ra không được đầu tư vào sản xuất mà lại gây thành nợ chi tiêu. Chính vì thế mà có lạm phát. VN còn lâu mới đạt được tới cao điểm đó.

điều thứ nhì, chú nói lại càng buồn cười hơn. Thực ra nó cũng là ngược. Vì nếu người ta có đầy đủ thông tin, pháp luật hoạt động tốt, thì không cần nhà nước tham gia. Chính trong điều kiện thiếu thông tin, luật pháp không đầy đủ, thì còn ai có lợi thế hơn nhà nước để đầu tư nữa. Vì chính nhà nước là người ra luật. Chính vì thế mà vào lúc giai đoạn cất cánh, thì nhà nước phải đầu tư. Khi nó chạy rồi , người ta mới cổ phần hoá, tư hữu hoá. Nhà nước góp phần tạo ra thị trường, chứ không phải ngược lại. Có lẽ chỉ có một exception là nước Mỹ. Do khẩn hoang, mà thị trường có trước, nhà nước theo sau. Nhưng trong các nước như ở châu Á, khi dân tộc, nhà nước đã tồn tại từ lâu đời, thì không phải thị trường đẻ ra nhà nước, ra dân tộc mà lại là dân tộc, nhà nước đẻ ra thị trường.

Chính vì dân tộc, nhà nước tạo ra thị trường mà vẫn phải có một bộ phận kinh tế công cộng nhằm đảm bảo cho nhà nước và dân tộc tồn tại. Đây là những ngành có thê coi là độc quyền, vì người ta không thể hi sinh dân tộc cho thị trường được.
yuyu
QUOTE
Chính vì thế muốn phát triển người ta cũng cần ổn định chính trị xã hội. Đây chính là cái vốn ngầm mà không phải nước nào cũng có.


Đây chính là chỗ sai lầm và ngụy biện của bác Phó đây laugh1.gif
Ổn định chính trị xã hội không có nghĩa là một chế độ chính trị cứ ù lì, không nhúc nhích, thay đổi gì cả. Nếu thế chỉ có chế độ quân chủ chuyên chế hoặc chế độ toàn trị là ổn định nhất.
Nhưng vì sao những chế độ này vẫn không phát triển , chẳng những thế, còn đi đến khủng hoảng, rồi trước sau đều sụp đổ ?
Những nước dân chủ phương Tây như Hoa Kỳ, Tây Âu, NHật Bản, tại sao chính trị thay đổi xoành xoạch, nay tả, mai hữu, nay đình công, mai biểu tình, tại sao vẫn phát triển ầm ầm và đạt đến hàng tiên tiến bậc nhất hoàn cầu ?

Vậy thì cái gốc của "ổn định" không nằm ở sự " bất biến về chính trị".
Ổn định chính trị có nghĩa là ổn định trong sự vận động hài hoà, tích cực trên nền tảng dân chủ, tự do và pháp luật nghiêm minh.
Nói bằng thuật ngữ chuyên môn hơn, sự ổn định chính trị thực sự chỉ có thể có được trong một thể chế Dân Chủ - Pháp Trị.
Trong một thể chế độc tài, toàn trị hay đảng trị, không thể có ổn định chính trị thực sự, vì sự ổn định bề ngoài, chỉ là giải tạo dựa trên cơ sở đàn áp, kìm kẹp, lừa dối và đè nén các bất bình, đối kháng mà thôi. Điều này có thể ví như một nhà tù. Nhìn vào một trại giam, ta thấy cực kỳ yên ắng, không ai ho he, phản đối gì cả ?
Nhưng không ai bảo đấy là sự Ổn Định cả, vì sụ yên ắng của nó chỉ là do bị cùm kẹp, đè nén, chứ không phải do sự đồng thuận, tin tưởng.

Đấy là nói bản chất của sử "ổn định chính trị" về mặt thể chế.
Ổn định chính trị thực sự chỉ có trong một thể chế Dân Chủ - Pháp Tri. Trong đó Xã Hội hết sức năng động, sục, sôi, biến chuyển liên tục, các mâu thuẫn được hoá giải ổn thoả, nhưng trên một nền tảng Ôn Định lâu bền và tích cực.
Trái lại ổn định chính trị dưới chế độ Độc Tài là một sự Ổn Định giả tạo, cũng giống như sự ổn định của một Nhà Tù, đó chỉ là sự ổn định hình thức bề ngoài do bị dồn nén, che đậy, chèn ép các mâu thuẫn, xung đột bên trong, không được giải quyết và do đó chứa chất nguy cơ rất lớn về sự bùng nổ hỗn loạn, thậm chí sụp đổ, một khi sự kìm kẹp, lừa dối .v.v....bị mất đi.


Bây giờ nói về kinh tế.
Ở Việt Nam, xưa nay ( từ 1954 ở miền Bắc và 1975 trên toàn quốc ) lúc nào mà không có "ổn đinh chính trị xã hội " ? Thậm chí thời 1955-1985 lại là thời ổn định nhất, khi chưa hề có phong trào dân chủ, ly khai, phe XHCN vững như bản thạch, cũng chưa hề có sự "phá sản về ý thức hệ "v.v...Đồng thời về mặt xã hội cũng ít tệ nạn hơn hiện nay rất nhiều.

Vậy tại sao lúc đó kinh tế Việt Nam không phát triển, trái lại còn ngày càng lụn bại và đi đến khủng hoảng gần sụp đổ vào đầu thập niên 80 của thế kỷ trước ?

Rõ ràng, yếu tố "ổn định chính trị " kiểu ù lì như vậy, không có ý nghĩa gì với phát triển kinh tế.
Điều này còn được chứng minhthêm bằng tình hình chính trường Thái Lan, Đại Hàn.
Có thể nói trong suôt thời gian 30 năm từ 1955-1985, trong lúc mình "ổn định chính trị" nhất, thì hai nước Thái, Hàn, hỗn loạn chính trị nhất : Liên tục đảo chính, biểu tỉnh, bất ổn xã hội v.v.....nhưng cũng hiển nhiên là thời kỳ 2 nước này cất cánh thành " Rồng, Hổ" ?

Trong lúc đó Cu Ba, Bắc Hàn, ai không thấy là "ổn định chính trị " nhất thế giới từ nửa thế kỷ nay ? Vậy mà ngày nay họ đang ở ngưỡng cửa Thiên Đường hay Địa Ngục ?

Vậy thì cái gốc của sự phát triển kinh tế không liên quan gì trực tiếp đến sự ổn định chính trị theo kiểu cứ ù lỳ cha truyền con nối, hay độc tài đảng trị cả.
Điều đó quá hiển nhiên, khỏi cần bàn cãi.

Cái gốc của sự phát triển Kinh Tế, là điều kiện Cần, tối Cần, là phải có chính sách Kinh Tế đúng đắn mà đơn giản dễ thấy như các ví dụ trên là đi theo qui luật Kinh Tế Thị Trường. Tất nhiên nó còn cần nhiều yếu tố khác hỗ trợ, mà chúng ta đã nói đến quá nhiều, nhưng có một yếu tố ít ai nói đến, tôi chỉ xin bổ sung, đó là một môi trường Luật Pháp Minh Bạch và Ổn Định.
Đây mới là yếu tố rất quan trọng dẫn đến sự cất cánh về kinh tế.
Ta hãy nhìn các nước tiên tiến phương Tây: Tuy chính trường và xã hội rất năng động, nhiều khi có vẻ như hỗn loạn khi các đảng phái tranh giành ghế lãnh đạo ( tất nhiên là trong tuyển cử dân chủ) hoặc phong trào xã hội công dân rầm rộ (như đình công, biểu tình xoành xoạch ở Pháp, làm tắc nghẽn giao thông, rối loạn sinh hoạt thường nhật v.v...)
Nhưng có một yếu tố rất quan trọng cực kỳ ổn định đó là hệ thống Pháp Luật và Hiến Pháp, cũng như nền tảng cơ bản của Nhà Nước Dân Chủ - Pháp Trị....Những yếu tố này vững như bàn thạch, cho nên dù có bão tố ở trên thượng tầnh hay hạ tầng.....Người dân vẫn có niềm Tin và tương lai.
Xã Hội có niềm Tin vào pháp luật và thể chế là một yếu tốc cực kỳ quan trọng của việc phát triển kinh tế.

Ở các nước phát triển, sở dĩ cso ổn định bền vững vì có một niềm tin.
Hoạt Động kinh tế hiện đại, suy cho cùng là dựa trên niềm Tin vào sự ổn định của Pháp Luật, Cơ Chế và sự Thượng Tôn Pháp Luật của đối tác.

Ở nước ta, tuy có bề ngoài "ổn đinh chính trị" nhưng thực chất, cái người ta cần là nền tảng Luật Pháp lại rất bất ổn, nếu không muốn nói là cực kỳ gian manh, bất minh, mờ ám.
Mãi đến gần đây, chính sach về tài chính mới lấy lại phần nào niềm tin của nhân dân, nhưng nói chung, người dân vẫn không tin tưởng " ông nhà nước" và vẫn có xu thế " gửi ông anh ruột " những khoản tài chính lớn của mình bằng việc cất trữ vàng, đô la, euro v..... Đó cũng là một trong những lý do làm hệ thống ngân hàng, tín dụng Việt Nam không phát triển.

Thứ nũa là tuy đã Đổi Mới gần 20 năm, kinh tế phát triển trung bình 7% năm, nhưng Việt Nam vẫn không vượt lên được nhanh hơn nữa và cất cánh như trường hợp Đại Hàn, Đài Loan, Thái Lan ( sau 20 năm họ thành Rồng Hổ, tốc độ tăng trưởng phần trăm viết bằng 2 con số ) trong lúc họ có vẻ "hỗn loạn chính trị" còn ta thì có vẻ "ổn định chính trị " hơn họ rất nhiều ?
Và cứ với đà này, 20 năm nữa Việt Nam cũng vẫn chưa có hy vọng thành Rồng Hổ, trái lại có nhiều nguy cơ bị tụt hậu, trở thành "giun, dế" trong vùng, như lời cảnh báo của rất nhiều nhà chính trị, kinh tế, trí thức , nhân sĩ ?

Đó là bởi vì ta vẫn chưa có một nền tảng ổn định về Pháp Luật. Nói đúng hơn ta chưa có một nhà nước Dân Chủ - Pháp Trị. Nền kinh tế tuy đã có phần phải theo những qui luật khách quan của nhân loại - do đó gặt hái được một số thành quả - nhưng vẫn bị buộc phải theo cỗ xe mục nát, lạc hậu và phá sản của đảng lãnh đạo và một chế độ chuyên chế, nên vẫn không tạo được sự tin tưởng thực sự ở nhân dân và các nhà đầu tư quốc tế.

Thử hỏi với chính sách, luật pháp về đất đai như hiện nay " đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý" và " nhà nước không chấp nhận việc đòi lại nhà đất đã bị nhà nước "xử lý" trong các chính sách cải tạo XHCN trước đây ", trong khi đảng vẫn khẳng định kiên trì " định hướng XHCN " thì ai dám tin tưởng, đầu tư, bỏ lòng, bỏ ruột của mình vào một thể chế gian ác và lừa đảo như vậy ?

Đó chính là một trong những nguyên nhân sâu xa làm kinh tế nước ta không cất cánh được và chắc chắn với đường lối sai lầm và chính sách gian manh này, nhà nước không bao giờ có được niềm TIN và nước ta không bao giờ có thể ngóc đầu lên được, trừ phi phải tiến hành một cuộc cách mạng Dân Chủ Hoá chế độ để xây dựng một Nhà Nước Dân Chủ - Pháp Trị, như các tấm gương sáng trên thế giới mà chúng ta đã quá muộn, khi còn bị trì hoãn, để noi theo.
Phó Thường Nhân
@yuyu,
Bác nhầm lẫn cái vỏ bên ngoài và bên trong rồi bác ạ. Người ta vẫn nói một cách văn hoa là nhầm lẫn giữa "bản chất" và "hiện tượng".
Các thể chế của các nước phát triển rất là ổn định. Ổn định của nó là nhà nước, pháp luật. Bác không thể nhìn vào hiện tượng nó có đảng này đảng kia mà nói là nó thay đổi xoành xoạch được. Thực ra nó chỉ là một cách thể chế hoá sự thay đổi nhân sự mà thôi. Khi tôi nói ổn định là cái ổn định này. Tôi đang nói tới nhà nước. Không nói tới chế độ chính trị.
Ổn định cũng không có nghĩa là không thay đổi gi cả, mà thay đổi dần dần,từ từ, thận trọng, có trước có sau. Làm sao cho cái có lợi vẫn còn, mà cái bất lợi sẽ bớt dần đi. Tóm lại là cải cách (reforrm) thì hay hơn cách mạng (revolution). Chỉ trong trường hợp cực chẳng đã, vào ngõ cùng thì người ta mới phải làm cách mạng để thay đổi. Trong trường hợp này, dứt khoát có đổ vỡ.

Tôi nói gọn thế thôi, vì đây là chủ đề nói về kinh tế. Nếu bác có ví dụ nào có chế độ dân chủ đại nghị mà kinh tế phát triển vòn vọt , đời sống tiến dần tới thiên đường, giống như người ta vẫn hứa hẹn về chủ nghĩa cộng sản khi xưa, thì bác poste cho mọi người biết. Còn nếu chỉ có được "quyền nói" không mà chết đói thì nên poste nó vào những chủ đề về dân chủ
leuleu.gif leuleu.gif leuleu.gif
yuyu
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 29 2005, 01:24 PM)
@yuyu,
Bác nhầm lẫn cái vỏ bên ngoài và bên trong rồi bác ạ. Người ta vẫn nói một cách văn hoa là nhầm lẫn giữa "bản chất" và "hiện tượng".
Các thể chế của các nước phát triển rất là ổn định. Ổn định của nó là nhà nước, pháp luật. Bác không thể nhìn vào hiện tượng nó có đảng này đảng kia mà nói là nó thay đổi xoành xoạch được.  Thực ra nó chỉ là một cách thể chế hoá sự thay đổi nhân sự mà thôi. Khi tôi nói ổn định là cái ổn định này.  Tôi đang nói tới nhà nước. Không nói tới chế độ chính trị.
Ổn định cũng không có nghĩa là không thay đổi gi cả, mà thay đổi dần dần,từ từ, thận trọng, có trước có sau. Làm sao cho cái có lợi vẫn còn, mà cái bất lợi sẽ bớt dần đi. Tóm lại là cải cách (reforrm) thì hay hơn cách mạng (revolution). Chỉ trong trường hợp cực chẳng đã, vào ngõ cùng thì người ta mới phải làm cách mạng để thay đổi. Trong trường hợp này, dứt khoát có đổ vỡ.

Tôi nói gọn thế thôi, vì đây là chủ đề nói về kinh tế. Nếu bác có ví dụ nào có chế độ dân chủ đại nghị mà kinh tế phát triển vòn vọt , đời sống tiến dần tới thiên đường, giống như người ta vẫn hứa hẹn về chủ nghĩa cộng sản khi xưa, thì bác poste cho mọi người biết. Còn nếu chỉ có được "quyền nói" không mà chết đói thì nên poste nó vào những chủ đề về dân chủ
leuleu.gif  leuleu.gif  leuleu.gif
*



Bác Phó đọc không hết bài viết trên của tôi ( nguyên do là tôi viết làm nhiều lần, mỗi lần edit thêm vào phần mới, vì máy tôi hay bị down, sợ mất công viết lại ) trong vòng nửa tiếng, đã vội trả lời ngay từ đoạn viết đầu, không hiểu hết ý , nên luận điểm về "bản chất - hiện tượng" bị trật khớp ! read.gif laugh1.gif
langtubachkhoa
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 28 2005, 02:24 PM)
Ủng hộ liberalisme không đồng nghĩa với ủng hộ sự bành trướng của tư bản các nước phương Tây. 


Bác Phó có lẽ chưa hiểu ý tôi cái chỗ bôi đỏ kia. Tôi không nói những người ủng hộ liberanisme là ủng hộ sự banh trướng, mà ở chỗ, từ 1 học thuyết kinh tế đơn thuần, giò nó lại được các nước phương Tây sử dụng như 1 công cụ chính trị để ép buộc các nước đang phát triển phải áp dụng tất cả. Họ đòi phải tư nhân hoá tất cả các ngành kinh tế, thậm chí cả các ngành quan trọng như tài nguyên dầu mỏ, truyền hình (dưới cái tên mỹ miều tự do ngôn luận),...Ngày trước, khi Putin quốc hữu hoá dầu mỏ thông qua việc bắt Khodokosky và phá vớ thế độc quyền về truyền hình của Brezinsky, đăt truyền hình dưới sự kiểm soát của nhà nước, Mỹ đã ra sức phản đối và cho đó là thụt lùi về DC, một số báo còn tệ hơn, gọi Putin là độc tài. Thực tế, học thuyết về DC cũng như libéranisme đã được các cường quốc sử dụng như một công cụ để họ khống chế các nước đang phát triển. Chính vì vậy mà tôi mới nói rằng, các bác DC là sản phẩm của DC, libéranisme và những bất công, sai lầm trong xã hội cũ, họ chỉ là con rối bị các cường quốc lợi dụng. Trước đây, có 1 chí sĩ DC, hình như là TK, cũng đã thừa nhân: người ta trao giải thưởng (bằng tiền) cho ông ta thực chất là muốn lợi dụng ông để chống lại ĐCS.
Tôi có 1 vài ý kiến về bài của bạn TV, khi nào rảnh sẽ post
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Điều chú nói ở trên thì tôi hoàn toàn đồng ý.
yuyu
QUOTE
Chính vì vậy mà tôi mới nói rằng, các bác DC là sản phẩm của DC, libéranisme và những bất công, sai lầm trong xã hội cũ, họ chỉ là con rối bị các cường quốc lợi dụng


Chú Lãng Tử nói nhảm quá. Nói đúng hơn thì là Ban VH - TT nói nhảm, bởi vì đây chính là luận điệu vu khống hết sức nhảm nhí của họ và của hệ thống tuyên truyền của chế độ đảng trị.
Trước sự sụp đổ và đuối lý không gì có thể cứu vãn được của chế độ phản dân chủ này, những kẻ phản động chỉ còn mỗi một cách là vu cáo các lực lượng dân chủ, miệt thị các giá trị cao quí mà chính họ cũng có thời lợi dụng để lừa bịp nhân dân, chiếm đoạt quyền lực.

Chính chú và những người ủng hộ chủ đang vô tình trở thành con rối của các thế lực phản động ở thời mạt kỳ của họ, mà sự đào thải của lịch sử là tất yếu.
Dân Chủ là nguỵên vọng thiết tha ngàn đời của nhân dân ta và toàn thể nhân loại, nó đồng thời cũng là nguỵên vọng sâu xa trong mỗi chúng ta, bạn và tôi. Không có thế lực nào lợi dụng, vì đó là quyền lợi bản thân mình. Dân Chủ là chính nghĩa, không cần phải dựa dẫm hay lợi dụng ai
Chỉ có chế độ toàn trị, độc tài, đối lập với nhân dân, gian manh, ám muội, mới phải tìm trăm phương, ngàn kế để lợi dụng, dựa dẫm, hòng kéo dài quyền lợi ích kỷ và phản động của họ. Nhân dân thừa biết ai là chính, ai là tà. Chính vì vậy, các thế lực phản động sợ nhất là nhân dân được quyền nói thật. Cây ngay không sợ chết đứng, các cụ nói cấm có sai !
langtubachkhoa
QUOTE(yuyu @ Sep 29 2005, 03:00 PM)
QUOTE
Chính vì vậy mà tôi mới nói rằng, các bác DC là sản phẩm của DC, libéranisme và những bất công, sai lầm trong xã hội cũ, họ chỉ là con rối bị các cường quốc lợi dụng


Chú Lãng Tử nói nhảm quá. Nói đúng hơn thì là Ban VH - TT nói nhảm, bởi vì đây chính là luận điệu vu khống hết sức nhảm nhí của họ và của hệ thống tuyên truyền của chế độ đảng trị.
Trước sự sụp đổ và đuối lý không gì có thể cứu vãn được của chế độ phản dân chủ này, những kẻ phản động chỉ còn mỗi một cách là vu cáo các lực lượng dân chủ, miệt thị các giá trị cao quí mà chính họ cũng có thời lợi dụng để lừa bịp nhân dân, chiếm đoạt quyền lực.

Chính chú và những người ủng hộ chủ đang vô tình trở thành con rối của các thế lực phản động ở thời mạt kỳ của họ, mà sự đào thải của lịch sử là tất yếu.
Dân Chủ là nguỵên vọng thiết tha ngàn đời của nhân dân ta và toàn thể nhân loại, nó đồng thời cũng là nguỵên vọng sâu xa trong mỗi chúng ta, bạn và tôi. Không có thế lực nào lợi dụng, vì đó là quyền lợi bản thân mình. Dân Chủ là chính nghĩa, không cần phải dựa dẫm hay lợi dụng ai
Chỉ có chế độ toàn trị, độc tài, đối lập với nhân dân, gian manh, ám muội, mới phải tìm trăm phương, ngàn kế để lợi dụng, dựa dẫm, hòng kéo dài quyền lợi ích kỷ và phản động của họ. Nhân dân thừa biết ai là chính, ai là tà. Chính vì vậy, các thế lực phản động sợ nhất là nhân dân được quyền nói thật. Cây ngay không sợ chết đứng, các cụ nói cấm có sai !
*



Hì hì, bác yuyu nóng nảy làm gì. laugh1.gif
Theo toi biết thì Ban VH - TT chưa bao giờ nói đến libéranisme (mà có khi mấy ông ấy cũng chả biết gì về kinh tế ấy chứ), lại càng không bao giờ nói đến từ "bất công trong xã hôi trước" như tôi, chả nhẽ tự họ tố cáo họ
Đâu có ai phản đối sự tốt đẹp của DC, cũng như lơi ích của libéranisme, vấn đề là người ta sử dụng nó để làm gì và như thế nào thôi.
Chẳng nhẽ các nhà tài phiệt và chính trị các cường quốc kêu gọi DC, tốn kém tiền bạc và cả sinh mạng là vì nó thương nhân dân các nước khác chứ không phải vì lợi ích của chính nó
Tiểu Vũ
To bác Phó: mấy điều tôi nói chả có gì buồn cười cả. Chúng cũng không phải của tôi mà thuộc về tư duy kinh tế sơ cấp (tức là tư duy khoa học trung tính được chấp nhận rộng rãi). Tại bác hình dung chúng theo cách buồn cười thôi. Lập luận phản bác của bác là do nhất thời ứng đối theo cảm tính. Tôi không trả lời cụ thế làm gì, vì đã từng chạy theo sau chữa chính tả cho bác khá nhiều trong lĩnh vực chuyên môn này rồi. Biết rằng bác chịu khó đọc, nhưng để tiêu hoá thông tin một cách khoa học, nhất là với một chuyên môn không phải của mình, không phải là việc dễ dàng. Thật ra cũng không hoàn toàn do bác không được học một cách bài bản, mà là sự tiếp cận, cách quy nạp thông tin của bác bị phiến diện. Được góc này thì hỏng góc kia. Vài lời chân thành, no offending!
langtubachkhoa
QUOTE(Tiểu Vũ @ Sep 29 2005, 09:21 PM)
To bác Phó: mấy điều tôi nói chả có gì buồn cười cả. Chúng cũng không phải của tôi mà thuộc về tư duy kinh tế sơ cấp (tức là tư duy khoa học trung tính được chấp nhận rộng rãi). Tại bác hình dung chúng theo cách buồn cười thôi. Lập luận phản bác của bác là do nhất thời ứng đối theo cảm tính. Tôi không trả lời cụ thế làm gì, vì đã từng chạy theo sau chữa chính tả cho bác khá nhiều trong lĩnh vực chuyên môn này rồi. Biết rằng bác chịu khó đọc, nhưng để tiêu hoá thông tin một cách khoa học, nhất là với một chuyên môn không phải của mình, không phải là việc dễ dàng. Thật ra cũng không hoàn toàn do bác không được học một cách bài bản, mà là sự tiếp cận, cách quy nạp thông tin của bác bị phiến diện. Được góc này thì hỏng góc kia. Vài lời chân thành, no offending!
*



Thôi, thế này thì nên dừng cuộc thảo luận lại thôi. Khi 1 người đã cho rằng mình đứng trên người khác thì đâu còn là thảo luận được nữa.


Tiểu Vũ
QUOTE(langtubachkhoa @ Sep 30 2005, 06:07 PM)
Thôi, thế này thì nên dừng cuộc thảo luận lại thôi. Khi 1 người đã cho rằng mình đứng trên người khác thì đâu còn là thảo luận được nữa.
*



Tôi không dám cho là mình có năng lực tài cán gì. Kiến thức kinh tế của tôi cũng quá nhỏ bé, chỉ vừa đủ để biết vài chỗ mình có thể bàn, và biết bàn đến mức độ nào thì còn giữ được sự khách quan. Những lập luận của tôi xưa nay đều là kiến thức phổ thông, không có gì cao xa cả. Các bác phản đối hay đồng tình cũng chẳng can hệ. Nhưng muốn bàn bạc cho nó logic thì phải siết chặt vào tư duy của nhau. Điều ấy hoàn toàn không cần chuyên môn sâu, chỉ cần sự nghiêm túc và trung thực trong suy luận. Có như thế bản chất vấn đề mới lộ ra ánh sáng được. Còn cứ tự dễ dãi với mình, nhảy nước đại từ lập luận này sang lập luận khác thì càng bàn càng thêm rối rắm, tăm tối. Bàn tán theo kiểu ang áng cho qua chuyện thì thành trò cười chứ không ích gì.

Nhặt nhạnh thông tin chỗ này chỗ kia rồi nhào trộn theo ý thích cảm tính của mình vốn là thói quen cố hữu của con người. Thói quen ấy cộng thêm sự hời hợt tuỳ tiện thì trở nên nguy hiểm vô cùng cho khoa học.

Chúng ta đều là người chịu khó đọc cả. Trong khoa học tài liệu thế nào thì có thể tin tưởng? Lưu ý điều này, kiến thức chuẩn tắc chỉ thường thu được từ hai nguồn. Một là sách giáo khoa. Hai là tạp chí uy tín cho các chuyên ngành. Chúng không những cho bạn biết cái đúng cái sai, mà còn cho biết sự đúng sự sai đó đến mức độ nào, trong hoàn cảnh nào giữ được rạch ròi và còn đáng tin. Những tài liệu không cung cấp thông tin cho bạn chân thực được như vậy đều ít giá trị học thuật, cho dù có là best-seller.
Ngumo
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 29 2005, 07:14 PM)
Theo ý tôi, chú Tiểu Vũ nhìn lộn ngược rồi.
Điều đầu tiên, chú nói tiền nhà nước lấy đâu ra để đầu tư là từ thuế và các khoản thu khác. Nói như thế thì khác gì nhìn nhà nước như bà buôn thúng bán mẹt ngoài đường. Có một đồng tiêu một đồng. Ở trên tôi có nói tới sự tai hại của việc áp dụng Keynes không khéo sẽ dẫn tới lạm phát, chính là muốn nói tới vấn đề này. Thực ra ,nhà nước là một khách hàng đặc biệt, bởi vì nhà nước chịu trách nhiệm in và quản lý tiền. Khi nhà nước, hay hệ thống ngân hàng cho vay tiền để đầu tư, người ta không bao giờ có đủ số tiền cho vay. Có nghĩa là tổng số credit xuất ra, trong thực tế lớn hơn nhiều số tiền dự trữ. Ví dụ, 1 nhà băng có 4 đồng, họ có thể phát tín dụng (credit) 10 đồng.Còn nếu hiểu kinh tế kiểu buôn thúng bán mẹt thì người ta chỉ có thể cho vay tới 4 đồng thôi. Số 6 đồng chênh lệch ấy là sự hi vọng sẽ thu lại dược. Tỉ số chênh lệch giữa dự trữ và tín dụng này là tỉ số an toàn. Nếu việc đầu tư có hiệu quả, tức là 10 đồng tín dụng đều mang lãi về, thì không có chuyện gì xẩy ra. Ngược lại nếu có sự cố thì nó sẽ làm tăng lạm phát. Tại sao thì rất dễ hiểu. vẫn lấy tiếp ví dụ trên lúc đầu có 4 đồng, và sản xuất trên thị trường là 4 bát phở. Người ta cho vay 10 đồng để mở rộng đầu tư nhằm sản xuất 12 bát phở. Nếu thành công có nghĩa là có 10 đồng tương đương với 12 bát phở(so với trước 4 đồng 4 bát phở). Như vậy là đạt yêu cầu vì của cải làm ra gia tăng, và giá trị đồng tiền cũng lên. Nếu giả dụ thất bát, chỉ làm được 8 bát phở thôi, thì tỉ số sẽ là 10 đồng /8bát. Giá một bát phở như vậy tăng lên so với trước. Sự tăng lên này là lạm phát.
Vậy nếu nhà nước đầu tư thì cái tỉ số an toàn sẽ là bao nhiêu. điều thú vị của nó là tỉ số này không chỉ phụ thuộc vào các chỉ số kinh tế mà còn có các chỉ số chính trị, xã hội, tài nguyên nữa. Vì nếu nhà nước càng mạnh, tài nguyên càng nhiều, thì khả năng nó phát credit càng lớn, do niềm tin vào khả năng chi trả nó lớn. Kết luận, nếu càng thiếu tín dụng, thì nhà nứơc lại càng cần phải ra tay đầu tư. Vì đây là ông chủ có uy tín duy nhất. Chính vì thế muốn phát triển người ta cũng cần ổn định chính trị xã hội. Đây chính là cái vốn ngầm mà không phải nước nào cũng có.
Trong trường hợp như VN thì không sợ đầu tư nhà nước không hiệu quả, vì tư nhân còn ọp ẹp, và nhu cầu xây dựng cơ bản rất lớn. đụng vào đâu cũng lãi. Trong thập niên 70, các nước phát triển không thể sử dụng các biện pháp Keynes được nữa, vì tiền in ra không được đầu tư vào sản xuất mà lại gây thành nợ chi tiêu. Chính vì thế mà có lạm phát. VN còn lâu mới đạt được tới cao điểm đó.

điều thứ nhì, chú nói lại càng buồn cười hơn. Thực ra nó cũng là ngược. Vì nếu người ta có đầy đủ thông tin, pháp luật hoạt động tốt, thì không cần nhà nước tham gia. Chính trong điều kiện thiếu thông tin, luật pháp không đầy đủ, thì còn ai có lợi thế hơn nhà nước để đầu tư nữa. Vì chính nhà nước là người ra luật. Chính vì thế mà vào lúc giai đoạn cất cánh, thì nhà nước phải đầu tư. Khi nó chạy rồi , người ta mới cổ phần hoá, tư hữu hoá.  Nhà nước góp phần tạo ra thị trường, chứ không phải ngược lại. Có lẽ chỉ có một exception là nước Mỹ. Do khẩn hoang, mà thị trường có trước, nhà nước theo sau. Nhưng trong các nước như ở châu Á, khi dân tộc, nhà nước đã tồn tại từ lâu đời, thì không phải thị trường đẻ ra nhà nước, ra dân tộc mà lại là dân tộc, nhà nước đẻ ra thị trường.

Chính vì dân tộc, nhà nước tạo ra thị trường mà vẫn phải có một bộ phận kinh tế công cộng nhằm đảm bảo cho nhà nước và dân tộc tồn tại. Đây là những ngành có thê coi là độc quyền, vì người ta không thể hi sinh dân tộc cho thị trường được.
*




Em thì trẻ con, không dám trèo cao nói chuyện người lớn nhưng có một điều em thật sự thất vọng vì sao Việt Nam có những con người tự cho mình là học cao, hiểu rộng, mang quốc tịch và nói tiếng Việt Nam lại có những suy nghĩ chẳng giống ai yêu đất nước cả. Chính điều này làm em nhớ lại, có một lần được ngồi hóng chuyện mấy bác yêu nước, ghét những kẻ phá phách quyền lợi chính đáng của nhân dân nói chung. Sau khi tranh cãi, đưa ra lý luận và dẫn chứng của bản thân, các bác ấy đều đi đến chung một nhận định(xin nói thêm là trong thành phần thảo luận hôm đó có cả những người không đồng tình với con đường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang chọn là chế độ Xã hội Chủ nghĩa). Cái nhận định chung mà mọi người đều đồng tình là không có một đất nước nào có đời sống chính trị ổn định như Việt Nam(cụ thể là không nội chiến, biểu tình và chém giết lẫn nhau) và một đất nước sau bao nhiêu năm chìm đắm trong chiến tranh đã đứng dậy một cách vinh quang như vậy thì có sai lầm hay không?! TRong luồng thônh tin vô tận, là một người có lý trí, hãy hiểu đúng, đấy là cái mà em có thể chen ngang vào khi hóng hớt các đàn anh bàn bạc chuyện chính sự.
BQM
Tôi thấy VNE rất mạnh về các vấn đề như lịch sử, văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, ... nhưng tôi nghĩ nếu các bác thực sự muốn có nhiều thính giả và người thảo luận cùng hiểu sâu về kinh tế thì các bác nên vào một trong hai diễn đàn sau.

1. Diễn đàn Kinh tế lượng
Diễn đàn này độ hàn lâm rất cao.

2. Diễn đàn F-net: kinh tế, kinh doanh và luật pháp?
Diễn đàn này bình dân hơn, nhưng lại có sức trẻ. Các bác cũng nên nhìn vào thế hệ trẻ xem họ suy nghĩ thế nào.
Tiểu Vũ
QUOTE(BQM @ Oct 1 2005, 06:45 PM)
Tôi thấy VNE rất mạnh về các vấn đề như lịch sử, văn hóa, tôn giáo, khoa học kỹ thuật, ... nhưng tôi nghĩ nếu các bác thực sự muốn có nhiều thính giả và người thảo luận cùng hiểu sâu về kinh tế thì các bác nên vào một trong hai diễn đàn sau.

1.  Diễn đàn Kinh tế lượng
Diễn đàn này độ hàn lâm rất cao.

2. Diễn đàn F-net: kinh tế, kinh doanh và luật pháp?
Diễn đàn này bình dân hơn, nhưng lại có sức trẻ. Các bác cũng nên nhìn vào thế hệ trẻ xem họ suy nghĩ thế nào.
*



Cả hai site đều bình dị dễ đọc mà. Các bác đi học thường thận trọng, tránh bàn các vấn đề quá chuyên sâu. Chủ yếu thường giới thiệu tài liệu cho nhau đọc hơn là bày tỏ chính kiến chuyên môn. Nếu có bàn thì vẫn dựa trên các kiến thức căn bản chuẩn tắc.
Minh Tí
QUOTE(Ngumo @ Oct 1 2005, 05:36 PM)


Bác Ngủm có cái Avatar đẹp nhỉ.
yuyu
QUOTE(Ngumo @ Oct 1 2005, 11:36 AM)
Em thì trẻ con, không dám trèo cao nói chuyện người lớn nhưng có một điều em thật sự thất vọng vì sao Việt Nam có những con người tự cho mình là học cao, hiểu rộng, mang quốc tịch và nói tiếng Việt Nam lại có những suy nghĩ chẳng giống ai yêu đất nước cả. Chính điều này làm em nhớ lại, có một lần được ngồi hóng chuyện mấy bác yêu nước, ghét những kẻ phá phách quyền lợi chính đáng của nhân dân nói chung. Sau khi tranh cãi, đưa ra lý luận và dẫn chứng của bản thân, các bác ấy đều đi đến chung một nhận định(xin nói thêm là trong thành phần thảo luận hôm đó có cả những người không đồng tình với con đường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang chọn là chế độ Xã hội Chủ nghĩa). Cái nhận định chung mà mọi người đều đồng tình là không có một đất nước nào có đời sống chính trị ổn định như Việt Nam(cụ thể là không nội chiến, biểu tình và chém giết lẫn nhau) và một đất nước sau bao nhiêu năm chìm đắm trong chiến tranh đã đứng dậy một cách vinh quang như vậy thì có sai lầm hay không?! TRong luồng thônh tin vô tận, là một người có lý trí, hãy hiểu đúng, đấy là cái mà em có thể chen ngang vào khi hóng hớt các đàn anh bàn bạc chuyện chính sự.
*





Chú có lẽ còn non trẻ thật nên nếu có giải thích khó thì chắc chú cũng không hiểu. Vậy anh nghĩ phương pháp sư phạm thích hợp với chú là vấn đáp.

Nếu chú trả lời được 2 câu hỏi dưới đây, thì chú sẽ thấy nước ta chẳng những không phải là nước ổn định nhất mà trái lại là nước có nguy cơ hỗn loạn, thậm chí sụp đổ lớn nhất thế giới.
1/ Tại sao nước ta lại có An Ninh Văn Hoá ? Ô hay ? "ổn định " tại sao lại phải có An Ninh Văn Hoá để làm gì vậy ? ( Nên nhớ món đặc sản này không hề có ở nước nào khác trên thế giới, kể cả ở những nước được cho là hỗn loạn nhất ? )
2/ Theo lập luận của chú Nhà Tù có phải là nơi "ổn định nhất thế giới" không ? Ô hay, trong nhà tù mọi người đều răm rắp tuân lệnh, làm gì có biểu tình, chống đối phải không ?

Câu hỏi sau, ngoài lề, đơn giản, nhưng hơi khó :

3/ Thế nào là "Yêu nước " ?

Còn câu này, chú viết, anh đọc mà thắc mắc :

QUOTE
con đường mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đang chọn là chế độ Xã hội Chủ nghĩa


Đảng và Nhà Nước thì rõ rồi, nếu câu này chú bị nhồi sọ thì không nói làm gì, nhưng nếu chú đã chứng kiến sự thật thì cho anh hỏi câu "Nhân Dân Việt Nam đang chọn " là chọn khi nào và bằng cách nào vậy ?
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.