Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Những Trò Chơi Dân Gian Dành Cho Con Trẻ
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Hổ mang đại sư
Trẻ con bây giờ phần nhiều là chúi mũi vào chuyện học hành sách vở , ít có thời gian để chơi bời giải trí . Nhưng nếu có chơi bời giải trí thì các em chỉ quẩn quanh mấy trò điện tử , sưu tập ... Tóm lại là hiện đại hại điện . Ít có em nào còn chơi những trò dân gian như trốn tìm , bắn bi , bắn địu , ô
ăn quan ( ô làng ) ...
Trong không khí hết sức nồng nàn thương nhớ tuổi thơ , mìn xin lần lượt nói về những trò mà hồi nhỏ mình đã chơi . Các bác có trò gì cứ đóng góp vào . Hy vọng đây sẽ là một topic thú vị .

1. Bắn đùng đình :

Trò này thường được chơi vào ban đêm . Hồi nhỏ mìn ở khu tập thể , đêm lại bọn trẻ thường rủ nhau bắn đùng đình , nhất là những hôm ... mất điện boxing.gif
Trò bắn đùng đình này chơi càng đông càng vui . Các chiến binh được chia đều làm hai phe , cử một đồng chí làm trọng tài . Trước trận đấu , hai bên phải xem kỹ quân bên kia , xem chúng gồm những tên nào , điều này là hết sức quan trọng .

Dụng cụ cần thiết : có thể là manh chiếu , áo quần trên người ( cởi ra )
...
Mở đầu , hai bên lui về hai nơi , giấu mình thật kín kẽ . Khi đã chuẩn bị xong xuôi thì một bên sẽ hô to "Khai ! " . Bên kia nếu cũng đã nai nít gọn gàng thì sẽ đáp :" Giáp ! " . Và thế là cuộc chiến bắt đầu .
Chiến binh hai bên sẽ tìm cách tiếp cận nhau , nhận dạng nhau , nhưng cốt yếu vẫn là ngụy trang bằng mọi cách để đối phương không thể nhận dạng ra mình là ai .

Khi một chiến sĩ bên này đoán ra ra một chiến binh bên kia đang nấp ở đâu , mặt đang lò ở chổ nào , ví dụ cho rằng tên ấy tên là X. thì sẽ tiêu diệt đối phương bằng cách hô thật to " X. chết ! " . Nếu đúng đó là tên X. thì X. sẽ phải bước ra , coi như tử trận . Cuộc chiến sẽ lại tiếp tục bằng màn "Khai - Giáp " như lúc đầu cho đến khi có một bên chết hết và bên kia sẽ chiến thắng .

Trong trường hợp bắn bằng cách hô to :'' X chết ! " nhưng quanh thằng X còn có rất nhiều tên khác thì tất cả phải ngồi im để nghe kẻ nổ súng miêu tả vị trí của tên kia qua sự giám sát của trọng tài , ví dụ như là từ trái sang phải hoặc từ phải sáng trái thì tên kia ở vị trí thứ mấy . Nhưng nếu chỉ sai thì đối phương có quyền bắn lại qua việc nhận dạng giọng nói của kẻ vừa nổ súng mồm w00t.gif . Bởi vậy mà với trò này , đổi giọng là rất cần thiết nếu không muốn ... " lãnh đạn " clap.gif ( đổi giọng bằng cách bịt mũi , bóp mồm laugh.gif laugh.gif . Có thể một lúc bắn chết nhiều người bằng cách hô tên từng tên một và sau đó phải miêu tả vị trí của chúng thứ tự thứ mấy từ bên nào sang ....

Chơi trò này cực vui và hồi hộp , hai bên có thể thảo luận với nhau ,cười rúc rích clap.gif . Buồn cười nhất là có lần bọn mìn thay nhau lấy manh chiếu quấn quanh người và hiên ngang tiến vào hang ổ địch , nhiều tên đoán nhầm đều bị tiêu diệt laugh.gif

Trò này cần rất nhiều sáng tạo , có thể làm hình nộm bằng quần áo , cái này rất quan trọng khi mỗi bên còn rất ít người . Tên nào tưởng hình nộm thò mặt ra là người thật và bắn nhầm thì rất dễ bị bên kia giết
Hổ mang đại sư
2. Trốn tìm :

Trò này có lẽ rất thân thuộc với nhiều người . Mỗi nơi chơi theo kiểu khác nhau .

Chúng ta cứ tưởng tượng là có một bọn trẻ đang tụ tập . Nếu thấy quân số chơi ít thì chỉ cần một người đi tìm , nếu đông nhiều thì cần hai người .

Mở đầu là màn phân chia xem ai đi trốn , ai đi tìm . Một trò nhỏ rất vui sẽ diễn ra , gọi là Êm-phà . Tất cả mọi người phải đưa tay ( phải hoặc trái ) ra sau đầu , một đứa sẽ xướng lên :" Ít ra nhiều lại " , hoặc " Nhiều ra ít lại! " . Khi đứa kia tiếp tục hô to " Êm-phà " thì cả bọn phải vung tay xuống , hoặc ngửa hoặc úp ( tên nào làm lưng chừng úp không ra úp , ngửa không ra ngửa hoặc làm quá chậm sẽ bị bắt phải chuẩn bị cho đợt Êm-phà tiếp theo ) . Lúc đó cả bọn sẽ đếm , xem bao nhiêu thằng úp , bao nhiêu thằng ngửa tay . Ví dụ nếu ban đầu đã hô " nhiều ra ít lại " , sau khi êm phà có 5 đứa úp tay , 7 đứa ngửa tay thì 7 đứa ngửa tay kia ra , khỏi phải làm người đi tìm .
Cuộc Êm-phà sẽ được tiếp tục giữa những tên còn ở lại cho đến khi phân định rõ ràng ai đi trốn ai đi tìm . Trong trường hợp còn 2 kẻ thì hai đứa đó phải tỷ thí với nhau bằng màn gọi là " Xù-xì " . Hai đứa cũng sẽ phải đưa một bàn tay ra sau đầu , nghe hiệu lệnh " Xù xì " xong thì phải vung tay xuống , tay có thể làm búa ( nắm lại ) , hoặc bao ( ngửa ra ) , hoặc kéo ( các ngón nắm lại , chỉ chừa ngón trỏ và ngón giữa ) . Luật là bao thắng búa , búa thắng kéo và kéo thằng bao .

Sau khi đã có kẻ đi tìm rồi thì cả bọn sẽ tìm một cái cột ( thường là cột điện read.gif ) . Tên đi tìm sẽ phải nhắm mắt , úp mặt vào cột đếm thật to từ 0 đến 500 hoặc 1000 tùy theo quy ước . Không phải đếm liên tục mà đếm cách quãng như sau 5 - 10 - 15 - 20 - ... Đếm xong rồi thì lại hô to " Mạng trốn , người tìm , cách xa cột điện ít nhất 10 mét !!! laugh.gif laugh.gif ( đứa nào núp gần cột điện gần hơn 10 mét sẽ phải chết , không cãi w00t.gif )

Trong khi kẻ kia đang đếm thì bọn kia phải kiếm chổ nấp kín , gần xa tùy thích .

Xong xuôi , kẻ kia sẽ phải đi tìm . Nếu phát hiện ra thằng nào ở đâu ( ví dụ kẻ bị phát hiện tên là X . ) thì đứa đi tìm phải chạy thật nhanh đến cột điện , chạm tay vào cột và hô to : " X. chết " ) . Thế là tên X. chết . Những kẻ đi trốn thì sống sót bằng cách lao đến cột điện thật nhanh , chạm tay vào cột điện và hô to :" Mạng ! " . Rất nhiều vụ giữa kẻ trốn và người tìm phải chạy ma ra tông như kẻ cướp đến cột điện , thành ra trò này cần vận động nhiều .

Sau khi đã tìm kiếp xong xuôi , bọn bị chết phải tụ tập nhau lại và thực hiện các màn " Êm phà " và " Xù xì " như đã kể ở trên để tìm ra kẻ phải đi tìm cho đợt chơi tiếp theo clap.gif . Trường hợp không bắt được mạng nào thì kẻ đi tìm phải tiếp tục công việc đếm , kiếm ,chạy nói trên clap.gif
CAM
Cái topic này hay thế mà chả bác người nhớn nào quan tâm cả!

Nếu các anh các chị có cái link nào hay về topic này (trò chơi dân gian) thì post giúp nhé! Em CAM xin chân thành cảm ơn!
root
Topic này rất tuyệt, thế mà bây giờ mình mới biết, song cũng chưa muộn lắm. Để tớ kể một số trò chơi của trẻ con thời bao cấp. Nổi tiếng nhất phải kể đến là trò "chế tác pháo" vào những dịp giáp tết. Trẻ con hồi đó đứa nào cũng thích đốt pháo và nghịch ngu (trong đó có mình scared.gif). Trò này tiếc rằng nay đã bị cấm nên để đến khi nào ta học tập các đồng chí TQ cho đốt pháo lại thì tớ sẽ kể chi tiết sau.

Một trò khác cũng hay là trò bắn súng cao su. Lấy cái chạc cây làm thân súng, cắt săm cũ làm dây. Loại này nhẹ thì bắn giấy, nặng thì dùng gạch, còn ác liệt thì dùng đạn kẽm "sát thương". Có một dũng sĩ diệt Mĩ nào đó hồi nhỏ rất thiện nghệ dùng súng cao su để chiến đấu với địa chủ (đã được viết thành truyện để giáo dục thiếu nhi). Một loại súng khác cũng hay là súng phốc, giống như cái bơm tiêm, dùng nguyên lý nén khí để bắn. Súng này an toàn hơn súng cao su, có thể dùng để bắn nhau chơi được. Tiếc rằng loại súng này đem đến trường dễ bị tịch thu, nên hồi lớp 1,2 gì đó, ở lớp tớ có phong trào căng cái chun ra giữa 2 ngón tay rồi bắn đạn giấy. Phong trào này lan rộng đến mức cả lớp chia thành hai phe chiến đấu với nhau khá ác liệt. Trong trận chiến này có cả con trai con gái, nhưng con gái thường chỉ làm nhiệm vụ tiếp đạn. Đạn giấy bắn bằng cái chun mà trúng người đau ra phết. Một số trường hợp bị trúng mắt khóc nhè luôn !

Hồi đó có lần xem phim Robinhut hay quá, trẻ con ở chỗ tớ thi nhau làm cung để bắn tên. Lúc đầu dùng tre non uốn cong đi rồi lấy dây cao su căng ra bắn. Sức bắn chủ yếu dựa vào lực của sợi cao su nên không mạnh lắm. Sau có chú bày cho cách dùng dây gai để căng ra dùng sức mạnh của cánh cung để bắn. Loại này đúng là cung chuyên nghiệp nên cánh cung càng cứng thì bắn càng mạnh. Trong vòng 10m có thể bắn cắm vào gỗ. Nghệ thuật làm tên bắn chính xác hơn cũng có nhiều điều thú vị lắm, lúc nào có dịp sẽ kể sau.

Là con giai thì đứa nào cũng thích chơi trận giả. Hồi đó có nhiều loại súng được bán ở Hàng Mã hoặc trước cửa công viên Lê Nin, tất nhiên là hàng hóa không phong phú như bây giờ. Tuy nhiên, cũng có cái hay là trẻ con thời đó chơi vận động nhiều hơn là phải sớm làm quen với game PC như ngày nay !
hạo nhiên
QUOTE(CAM @ Apr 4 2006, 08:42 PM)
Cái topic này hay thế mà chả bác người nhớn nào quan tâm cả!

Nếu các anh các chị có cái link nào hay về topic này (trò chơi dân gian) thì post giúp nhé! Em CAM xin chân thành cảm ơn!
*



Lâu rồi tôi tìm trên google ra một trang toàn trò chơi dân gian. Bây giờ chỉ nhớ hình như là trang viendu...gì đó. Bạn tìm "trò chơi dân gian" là ra.

Em cũng có nhiều kỷ niệm về pháo. Bao giờ bác root đốt thì em cũng đốt laugh1.gif . Bắn súng thì còn có trò làm súng tre, bắn đạn xoan, đạn giấy như bác gọi là phốc? Ngoài ra còn làm súng diêm, dùng van xe đạp, gắn vào súng gỗ đẽo lấy, kéo bằng cao su, nhồi thuốc pháo bắn...hơi nguy hiểm. Ở nông thôn có trò vào mùa xếp ải, bẻ những cành phi lao tuốt lá, ra đồng lấy đất sét vo viên gắn vào đầu que, chia phe đánh nhau trumpet.gif . Dùng que vút những viên đất, vừa xa vừa mạnh. Mỗi bên tít một đầu cánh đồng. Rồi rượt đuổi, bắt tù...Chỉ tổ bà con chửi cho rát mặt vì xô đổ hết ải. devil2.gif
Mãng Cầu Xiêm
3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

Số người chơi : 2 người

Dụng cụ : Một que tăm xe đạp hoặc một thanh kim loại nhỏ, được mài sắc nhọn, có thể vung tay cắm vụt xuống đất . Cũng có thể sử dụng một cái đinh loại to và dài.

Cách thức chơi :

Mỗi bên đối địch gạch một dấu chéo (X) nhỏ trên mặt đất, đó chính là đồn. Thông thường hai đồn cách nhau khoảng một mét. Sau khi oẳn tù tì (còn gọi là xù xì) xong thì một kẻ sẽ bắt đầu xuất quân.

Kẻ chơi sẽ vung cái đinh lên và cắm phập xuống mặt đất mềm. Sau đó nhấc cái đinh lên rồi dùng đinh nối điểm cắm với điểm xuất phát lại với nhau bằng một đường kẻ thẳng . Tuy nhiên bước tiến chỉ có thể hợp lệ khi thoả mãn các điều kiện sau :

- Sau khi vung tay xong thì cây kim phập phải cắm phập xuống đất, không được đổ
- Khoảng cách từ điểm phập tới điểm trước đó không được vượt quá chiều dài cây đinh ( có thể rút cây đinh ra khỏi mặt đất và đo )
- Đường kẻ không được đè lên đường của đối phương cũng như của chính bản thân .

Nếu bước tiến vi phạm một trong các điều trên thì phải đưa cây đinh cho đối phương và đến lượt hắn chơi.

Mục tiêu :

-Bằng các bước tiến thì phải quấn vòng quanh đồn đồng thời bao luôn cả điểm cắm của đối phương, không cho y có đường thoát. Khi quá bí, không thể kiếm được lối ra thì đối phương phải chịu thua.

Xem hình vẽ minh hoạ user posted image
CAM
Lướt web tìm theo chủ đề "Trò chơi dân gian cho trẻ em", ra được mấy trang quậy phết. Nhọ thật, ra cả web đen! Chết, ra các cháu cung lắm trò! sp_ike.gif
Mip
QUOTE(Mãng Cầu Xiêm @ Apr 7 2006, 11:59 AM)
3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

*



Hồi bé mình cũng chơi trò này. Thế mà quên tiệt nó mất. Nếu không đọc bài này của Mìn thì đúng là không thể nhớ ra được.
Cám ơn Mìn nhé.
Còn một số trò hồi bé hay chơi là đánh khăng và ném loong.
Có bạn nào nhớ luật, kể lại đê!
Còn những trò "dành riêng" cho con gái thì có: ô ăn quan, chơi chuyền, chơi u (vô cùng lợi phổi leuleu.gif )
Bờm
QUOTE(Míp @ May 6 2006, 04:37 AM)
QUOTE(Mãng Cầu Xiêm @ Apr 7 2006, 11:59 AM)
3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

*



Hồi bé mình cũng chơi trò này. Thế mà quên tiệt nó mất. Nếu không đọc bài này của Mìn thì đúng là không thể nhớ ra được.
Cám ơn Mìn nhé.
Còn một số trò hồi bé hay chơi là đánh khăng và ném loong.
Có bạn nào nhớ luật, kể lại đê!
Còn những trò "dành riêng" cho con gái thì có: ô ăn quan, chơi chuyền, chơi u (vô cùng lợi phổi leuleu.gif )
*


Hôm nay lang thang mới vô cái topic này đọc thấy hay thiệt, tui còn nhớ luật của một số trò trơi, sẽ pót lên cho các bác thư giãn nhé
Memory
QUOTE(Míp @ May 6 2006, 04:37 AM)
QUOTE(Mãng Cầu Xiêm @ Apr 7 2006, 11:59 AM)
3. Vây đồn

Trò này thường được chơi sau khi trời tạnh mưa, mặt đất còn mềm.

*



Hồi bé mình cũng chơi trò này. Thế mà quên tiệt nó mất. Nếu không đọc bài này của Mìn thì đúng là không thể nhớ ra được.
Cám ơn Mìn nhé.
Còn một số trò hồi bé hay chơi là đánh khăng và ném loong.
Có bạn nào nhớ luật, kể lại đê!
Còn những trò "dành riêng" cho con gái thì có: ô ăn quan, chơi chuyền, chơi u (vô cùng lợi phổi leuleu.gif )
*



Thần tường Trần Mình, tớ cực hâm mộ wub.gif . Đọc bài này lại nhớ hồi bé có trò "kim kim" ( hình như thế chả biết mình còn nhớ chính xác không hypocrite.gif )
ít nhất 2 người chơi với nhau, mỗi đứa đào một cái lỗ bé tý, nhét mẩu lá xuống đó rồi thằng còn lại đi tìm. Khi nào chôn xong thì hô lên " Kim kỉm kìm kim nhà ai mất (... cái gì đó) sang nhà tao mà tìm. Thằng đi tìm đc fép đào 3 chỗ nhưng không được fép đào quá rộng kẻo hỏng nhà....
mf_fart.gif )

Bi chừ về quê gặp trẻ con vẫn dụ chơi cái trò đó, thường là tớ cứ ghé mắt nhòm trộm xem các cháu nó chôn ở chỗ nào để đào 1 fát trúng lun sp_ike.gif . Mình người nhớn, ăn gian thật pirate.gif
Memory
ơ, ý tớ là Trần Mìn, không fải Mình, Mìn nhểy
Spam đính chính tý spam.gif
Evil
Lúc bé mình có chơi một trò nhưng không nhớ tên. Đại khái thế này.

Vẽ ra mặt đất một hình chữ nhật to; chia ngang ra thành các ô nhỏ (cứ khoảng 5 ô thì có một ô tiếp tục chia dọc thành hai ô nhỏ hơn). Mình sẽ nhảy lò cò theo các ô ngang và nghỉ ở cái ô đã chia dọc thành hai ô nhỏ. Chiều dài của hình chữ nhật thì tuỳ người chơi lượng sức mình mà chia ô to, nhỏ, nhiều ít...

Cuối hình chữ nhật đấy sẽ có ba ô ngang to. Ô thứ nhất là sông, sát với ô lò cò cuối cùng. Ô kế tiếp Sông được chia thành 04 ô nhỏ (chia dọc rồi lại ngang như chia bánh chưng) là Lửa, Nước, Điện, Giao thông (không nhớ chính xác hai ô cuối là gì, cứ tạm gọi là Điện với Giao Thông). Lửa và Nước sát với ô trên cùng. Ô trên cùng được chia thành rất nhiều ô nhỏ ghi các con số (100, 200, 300,...). Ở vị trí trung tâm là những ô có điểm cao nhất, phía trên cùng và hai bên điểm ít nhất, phía dưới (sát với các ô Lửa, Nước...) là mức điểm vừa vừa.

Người chơi nhảy lò cò theo các ô ngang đã chia, nghỉ ở ô nghỉ (đã nói ở trên). Đến ô cuối cùng thì phải đứng lò cò và ném một viên đáo (là một mẩu gạch, nắp chai bia..., tuỳ minh chọn) vào các ô điểm. Vào ô nào thì ghi điểm ô đó, vào vạch, ra ngoài hoặc vào ô Sông thì mất lượt, vào ô Lửa thì mất hết số điểm đang có, ô Nước thì mất một nửa, Điện và Giao Thông thì mất điểm ít hơn.

Những người chơi sẽ quy định tiền mua nhà. Khi số điểm đạt đến mức độ nào đó thì được mua nhà. Tức là mua một ô lò cò thành ô nghỉ. Đến ô đó mình có thể đi bằng hai chân, không phải nhảy lò cò. Khi có ai mua hết các ô lò cò thành nhà thì trò chơi kết thúc. Đôi khi mua được nhà cũng nguy hiểm vì nếu mình đi lại lang thang trong Nhà mà dẫm vào vạch thì cũng... mất nhà. Khi còn trẻ con hay mất nhà vì chuyện này, khi đến nhà mình cứ đi lang thang để trêu ngươi bọn còn lại, đến lúc cao hứng dẫm nhầm vào vạch là mất nhà. Để tăng khả năng này, nhiều khi bọn mình còn vẽ các phòng cấm trong nhà, dẫm vào đó cũng mất nhà.
Hoang Yen
Trò chơi ô lò cò mà bạn Evil kể trên tớ cũng có chơi, tớ nhớ hồi trẻ con, chúng tớ gọi là ô lửa.

Tớ kể thêm một biến tướng của trò ô lò cò, cũng một hình dài chữ nhật theo thềm hè, kẻ thành năm ô, vẽ tên ô 1, ...ô 5.

Chọn một viên đá bèn bẹt làm cái thả bắt đầu từ ô 1, nhảy một chân lò cò vào ô một rồi vừa nhảy vừa đá rê hòn cái đi sang ô 2, ô 3...nếu chẳng may đá từ ô 1 lên ô 3 thì phải nhảy một phát từ ô 1 sang ô 3, tức là đá rê đến ô nào thì chân phải nhảy đên ô đó.

Ô 5 là ô nghỉ, nghỉ được chạm hai chân xuống đất rồi lại rê đá và nhảy một chân từ ô 5 về ô 1 và ra ngoài.

Xong ô 1 thì thả cái đến ô 2, cứ thế cho đến ô 5.

Chạm đá hay chân vào vạch thì "chết". Để cho thêm phần phức tạp thì lên đến ô 4, ô 5 có màn chào, tức là về đến ô 1 rồi phải quay lại ô 2 để chào một cái rồi mới trở về ô 1. Quên chào cũng "chết".

Trò được chơi kế tiếp từng người, ai mà được nhiều lần kết thúc cả 5 ô thì thắng, bắt đầu thì oản tù tì hoặc ô lồ sang tét để biết ai được đi trước, sau đó cứ ai chết thì đến người kế tiếp theo thứ tự ấy.
Chitto
QUOTE(Hổ mang đại sư @ Nov 18 2005, 11:16 AM)

Mở đầu là màn phân chia xem ai đi trốn , ai đi tìm . Một trò nhỏ rất vui sẽ diễn ra , gọi là Êm-phà . Tất cả mọi người phải đưa tay ( phải hoặc trái ) ra sau đầu , một đứa sẽ xướng lên :" Ít ra nhiều lại " , hoặc " Nhiều ra ít lại! " . Khi đứa kia tiếp tục hô to " Êm-phà " thì cả bọn phải vung tay xuống , hoặc ngửa hoặc úp ( tên nào làm lưng chừng úp không ra úp , ngửa không ra ngửa hoặc làm quá chậm sẽ bị bắt phải chuẩn bị cho đợt Êm-phà tiếp theo ) . Lúc đó cả bọn sẽ đếm , xem bao nhiêu thằng úp , bao nhiêu thằng ngửa tay . Ví dụ nếu ban đầu đã hô " nhiều ra ít lại " , sau khi êm phà có 5 đứa úp tay , 7 đứa ngửa tay thì 7 đứa ngửa tay kia ra , khỏi phải làm người đi tìm .


Cái này ngày xưa trẻ con bọn tớ gọi là "Hầy"

Tất cả úp tay xuống đưa ra đằng trước, khi có một đứa đọc : "Hầy hà hầy bố gầy mẹ béo" thì tất cả đưa tay qua lại (động tác "hầy"). xong câu đó, ai ngửa thì lật lên, ai úp giữ nguyên. Bên ít hay nhiều thắng là do thỏa thuận trước.
Memory
Tớ còn nhớ có trò chơi ù. Gọi là Ù vì chỉ kêu có mỗi câu "ù ù...".
có 2 đội chơi, mỗi bên khoảng 3 người trở lên. bên Ù trước cử 1 thằng sang fe kia, chỉ kêu ù ù nhưng không được dừng lại lấy hơi. Cứ đập vào bất kỳ ai bên kia được 1 cái rồi thật nhanh chân chạy về bên mình ko để cho đối fương bắt đc là thắng. flex.gif
Bây giờ ở nhà thi thoảng cưa sừng làm bò tớ vẫn rủ 2 đứa cháu chơi cùng. 2 đánh 1 nhưng lần nào tớ cũng thắng ( chắc do mình có tý ăn gian shuriken.gif ) lala.gif
Cuội
Chơi trò vợ chồng có được coi là trò chơi dân gian không nhỉ? w00t.gif
Evil
QUOTE(Cuội @ May 11 2006, 07:34 PM)
Chơi trò vợ chồng có được coi là trò chơi dân gian không nhỉ?  w00t.gif
*



Cuội phải miêu tả cụ thể là Cuội chơi trò đây thế nào... chứ sp_ike.gif
min
Phởn là chiến binh nào nhẩy. Ngày trước viết truyện, tài tình thế nào mình lại đặt tên cho 1 nhân vật là Nguyễn Văn Phởn laugh.gif laugh.gif
min
Hồi bé tớ chơi rất nhiều trò. Có trò gì ở miền trung gọi là "bồi" ( chuyền chuyền ), gồm 1 quả cà với lại hình như là 12 hay 24 cái que gì đó. Mỗi lần tới lượt mình là các bé gái há hốc mỏ lên chờ laugh.gif laugh.gif laugh.gif ( trò này thường là dành cho con gái laugh.gif )
Evil
Có một trò chơi lúc còn bé mình cũng hay chơi, giờ cũng không nhớ được tên nữa.

Vài người chơi với nhau, chọn một nắm sỏi nhỏ nhỏ cỡ hột me, hột táo. Nắm đám sỏi đó trong lòng bàn tay (nhiều thì có thể khum cả hai tay vào làm một vốc), tung lên rồi lật sấp bàn tay đón sỏi rơi xuống, sau đó lại hất tay lên rồi bắt lấy những viên sỏi vừa tung lên. Ai bắt được nhiều nhất thì được đi trước.

Trò chơi cũng tương tự như cách chọn người đi trước vừa nêu. Nắm sỏi trong tay, tung lên, đỡ bằng mu bàn tay, rồi lại tung lên bắt lấy một quân làm cái. Sau đó bắt đầu tung quân cái lên, trong khi quân cái chưa rơi xuống đất mình phải kịp thời vơ hai quân sỏi ở đất và lại bắt lại quân cái đang rơi xuống. Nếu để quân cái rơi xuống đất là mất lượt. Khi bắt được quân cái rồi, trong tay mình sẽ có 3 quân (một quân cái và hai quân mình vừa vơ dưới đất). Ba quân này sẽ được tung lên, đỡ bằng mu bàn tay, rồi lại được tung lên để bắt lấy hai quân. Một quân được bỏ ra ngoài (mình “ăn”) và một quân được giữ làm cái. Vòng chơi lại lặp lại như nêu trên. Người chơi sẽ giữ lượt đi cho đến khi (i) không bắt kịp để quân cái rơi xuống đất, (ii) lúc tung lên để bắt lại cái bắt phải ít hơn hoặc nhiều hơn số quân phải bắt lại (sẽ giải thích thêm sau đây). Nếu rơi vào 02 trường hợp trên thì lượt chơi được chuyển cho người khác. Kết thúc, ai ăn được nhiều quân nhất là thắng.

Trò chơi này có câu “ăn con một chộp con hai. Ăn con hai chộp con ba. Ăn con ba chộp con bốn...”. Tức là nếu khi tung cái lên mình chộp ở dưới đất hai quân thì có nghĩa là mình sẽ ăn một quân (như trường hợp ví dụ ở trên). Nếu mình chộp dưới đất ba quân thì có nghĩa là mình sẽ ăn hai quân, khi tung cái lên và bắt lại thì thay bằng bắt lại hai quân (để “ăn” một quân) mình sẽ phải bắt lại ba quân để “ăn” hai quân. Nếu quá trình tung đi tung lại như thế mà không bắt được đúng số quân cần thiết thì sẽ mất lượt.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.