Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Chống Tham Nhũng, Lãng Phí, Tiêu Cực
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3
Dai Thanh
Thưa tất cả các bạn!

Như các bạn đã biết, đại náo thiên cung là việc làm trước kia của tôi, bi giờ nghĩ lại hoảng quá, nên tôi muốn làm một việc nho nhỏ gì đó để cho mọi người thấy tôi đâu chỉ biết phá phách thui ... he he.

Tham nhũng, lãng phí, tiêu cực là vấn nạn của mọi xã hội. Đặc biệt ở Việt Nam, các tệ nạn đó đang hoành hành, từ TW đến ĐP, làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế, văn hóa của đất nước Việt Nam xinh đẹp.

Chính vì vậy, tui mạo muội đề nghị mọi người tích cực tham gia chủ đề này. Các nội dung chính của chủ đề này là:

1. Các câu truyện có thật về các tệ nạn trên mà các bạn biết.
2. Làm gì để chống lại các vấn nạn đó
3. Bình luận về nguyên nhân dẫn đến các vấn nạn ... mang tính chất thời sự hiện nay ở Việt Nam.
..... Các vấn đề cần mang tính chất xây dựng nghiêm túc.



"Một cây làm chẳng lên non
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao"









Dai Thanh
Chống tham nhũng, đừng để đến lúc quá muộn


VN đang phải đối mặt với những nguy cơ gì trong việc sử dụng nguồn vốn ODA, một trong những nguồn vốn quan trọng nhất trong quá trình phát triển?

VietNamNet có cuộc trao đổi với ông Klaus Rohland, giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam trước thềm Hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ cho VN (CG) diễn ra tại Cần Thơ trong hai ngày 2-3/6.

VN sẽ trả giá đắt nếu buông xuôi trong cuộc chiến chống tham nhũng


Ông Klaus Rohland
- Vấn đề chống tham nhũng được nêu ra rất thẳng thắn và quyết liệt trong Hội nghị các nhà tài trợ gần đây khi Việt Nam nhận được nguồn tín dụng ODA kỷ lục 3,4 tỷ USD. Đây là điều kiện các nhà tài trợ đưa ra cho Việt Nam?

- Chúng tôi đã nêu vấn đề này trong các cuộc gặp trước đó. Nhưng thực tế là có nhiều câu chuyện về tham nhũng xuất phát từ việc người dân phải trả thêm phí để hưởng một dịch vụ nào đó cũng như những tin đồn về việc nhận hối lộ. Nếu Việt Nam làm gì đó trong giai đoạn còn sớm này, các bạn có thể kiểm soát được tình hình. Nếu các bạn để tham nhũng phát triển, đến một lúc nào đó các bạn sẽ rất khó kiểm soát. Trong quá trình thảo luận về vấn đề tham nhũng với chính phủ Việt Nam, chúng tôi luân nhấn mạnh rằng đối diện với nó hiện nay sẽ tốt hơn là lờ nó đi và sẽ tốt hơn nhiều so với 5-10 năm nữa.

Vậy làm sao để hạn chế tham nhũng? Điều đầu tiên là phải trừng phạt những kẻ tham nhũng. Điều này là quan trọng nhưng không đủ và theo chúng tôi không nên là trọng tâm của chiến lược chống tham nhũng. Vì sao? Vì tham nhũng là cả một đường dây gồm những kẻ đưa và nhận và họ sẽ bảo vệ quyền lợi của nhau. Vì vậy, nhiều khi trừng phạt mạnh cũng không thể giúp giảm bớt tham nhũng.

Theo tôi, chìa khoá để chống tham nhũng là phải cải cách hành chính. Nền hành chính công khai sẽ hạn chế quan chức chính phủ lạm dụng quyền lực. Nói một cách khác, một hệ thống công khai và minh bạch sẽ giúp người dân quyền giám sát và làm hạn chế các công chức làm theo ý mình để tư lợi.

Đưa ra vấn đề chống tham nhũng, chúng tôi không áp đặt điều kiện cho Việt Nam. Đây là điều mà chính phủ VIệt Nam muốn làm. Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nói với Quốc hội đang họp rằng: “Chính phủ mong muốn cộng đồng quốc tế giúp Việt Nam chống tham nhũng, nhận diện vấn đề tham nhũng, nguy cơ đưa và nhận hối lộ, đo lường tỷ lệ thất thoát,…”. Trên mặt trận này, nếu Việt Nam quyết tâm đối diện với nó, giải quyết nó, các bạn sẽ thắng, còn nếu lờ đi, buông xuôi, các bạn sẽ phải trả giá.

- Gần đây có dư luận là tỷ lệ thất thoát, lãng phí ở các dự án phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam có thể chiếm tới khoảng 10-30% số vốn. Các nhà tài trợ và Ngân hàng Thế giới đánh giá như thế nào về con số này?

- Như tôi đã nói ở trên, Việt Nam cần sử dụng vốn ODA một cách cẩn trọng và hiệu quả và không nên phung phí nguồn lực này. Một khi các bạn sử dụng vốn ODA cẩn trọng, bạn sẽ tạo được uy tín lớn hơn với các nhà tài trợ và kết quả là các bạn sẽ nhận được nhiều vốn ODA hơn.

Nếu Việt nam phung phí tiền, chắc chắn các bạn sẽ gặp phản ứng tiêu cực từ các nhà tài trợ và họ sẽ cắt giảm nguồn tín dụng ODA. Vì vậy, cách tốt nhất là các bạn phải sử dụng nó một cách hiệu quả nhất. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào toàn bộ quá trình đầu tư công của Việt Nam. Phó Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trong phần khai mạc của Quốc hội đang diễn ra rằng chất lượng đầu tư là yếu tố then chốt đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách bền vững ở Việt nam.

Liên quan đến tỷ lệ thất thoát 10-30% mà anh đã đề cập, tôi cũng đã nghe nhiều. Nhưng tôi chưa trông thấy bất cứ tài liệu tin cậy nào đề cập cụ thể về con số này. Vì vậy tỷ lệ thất thoát 10-30% này là dựa trên sự suy luận, giả thiết chứ không phải trên con số thực.

Tôi biết có chuyện thông đồng trong thực hiện dự án ODA

- Nhưng theo ông thì VN cần có những giải pháp nào để tránh thất thoát, lãng phí trong sử dụng vốn ODA?

- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển nên năng lực còn hạn chế. Cũng có ý kiến cho rằng tín dụng ODA của Ngân hàng Thế giới có thể sử dụng thậm chí hiệu quả hơn hiện nay. Nhưng để đạt được điều này đòi hỏi rất nhiều thay đổi mang tính hệ thống, ví dụ như cơ chế mua sắm. Hiện nay Việt Nam đang thực thiện một cơ chế mà hợp đồng không được tiến hành theo phương thức cạnh tranh mà được phân trực tiếp về đơn vị này hay đơn vị khác. Chúng tôi đề nghị cơ chế mua sắm của Việt Nam liên quan đến nguồn tín dụng ODA nên dựa trên nguyên tắc cạnh tranh.

Còn về phần Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI), khi bộ này đưa ra đấu thầu một hợp đồng công thì phải tuân thủ tính minh bạch. Nội dung hợp đồng và quy trình đấu thầu phải được công bố trên website của Bộ hay trên các website công khác. Khi chấm cho ai thắng thầu cũng phải công khai kết quả để những người khác có thể so sánh và nếu họ thấy giá thầu đắt hơn, họ có thể phàn nàn, khiếu nại. Tóm lại, mọi quy trình phải được công khai hoá, minh bạch hoá.

Liên quan đến vấn đề có phát hiện dấu hiệu tham nhũng và cấu kết trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Chuyện cấu kết xảy ra trong trường hợp ba bốn bên cùng thông đồng thực hiện việc gì đó luân phiên và không có cạnh tranh trên thực tế. Họ thoả thuận rằng lần này lượt tôi thì lần sau đến lượt anh. Tôi biết có chuyện đó.

Chính phủ nên tạo cơ chế để người dân giám sát (các công trình) bởi trong cơ chế minh bạch và cạnh tranh không ai có thể thông đồng. Chuyện thông đồng là một trong những vấn đề phát triển và chúng tôi hi vọng sẽ ngăn chặn được nếu có cơ chế tốt.

Về phần mình, khi chúng tôi nghi ngờ hợp đồng nào có dấu hiệu thông đồng, chúng tôi đều thông báo cho chính phủ trước khi thông qua. Nếu có thông đồng thì chúng tôi sẽ không cho giải ngân.

- Thế bản thân ông đã phát hiện bất kỳ dự án nào của Ngân hàng Thế giới có dấu hiệu bị tham nhũng không?

- Tham nhũng rõ ràng là liên quan đến quan chức chính phủ. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ phát hiện trường hợp tham nhũng hay thông đồng cụ thể trong các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ tính đến hôm nay.

Tuy nhiên, sẽ không thực tế khi nói chuyện này không xảy ra với các dự án của chúng tôi. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy bằng chứng tham nhũng cụ thể bị phát hiện.

Niềm tin của cộng đồng quốc tế vào VN đã gia tăng

- Đánh giá của ông về Việt Nam ngày nay có khác so với thời gian khi ông đến đây gần 3 năm trước?

- Kể cả trước khi sang nhận nhiệm vụ thì tôi đã vô cùng ấn tượng với thành tựu xoá đói giảm nghèo của Việt Nam. Một thập kỷ trước đây, có tới 40 triệu trong tổng số gần 80 triệu người dân Việt Nam sống trong đói nghèo. Ngày nay, con số này đã giảm xuống còn 24 triệu người. Đây là một thành công lớn, nhưng rõ ràng số người sống trong nghèo đói vẫn còn rất đông.

Kinh nghiệm làm việc của tôi ở đây hơn 2,5 năm cho thấy rằng chất lượng của các cuộc thảo luận [giữa các nhà tài trợ và chính phủ] đã được cải thiện đáng kể. Niềm tin của cộng đồng quốc tế đã gia tăng về nhiều mặt. Việt Nam đang có những thay đổi để hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao.

Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa là các nhà tài trợ và chính phủ đã hoàn toàn nhất trí về nhiều mặt. Nhưng chúng tôi hiểu rằng các cuộc thảo luận cởi mở đã đặt nền móng cho sự cộng tác tốt đẹp hơn.

Trong khi có nhiều ấn tượng tốt về Việt Nam nhưng tôi vẫn quan ngại về những lo lắng của người dân liên quan đến những vấn đề xã hội ví dụ như thông đồng trục lợi như đã nêu ở trên. Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh công cuộc phát triển xã hội mà ở đó, người nghèo không bị bỏ lại phía sau.

Theo Vietnam Net
Dai Thanh
10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất tại Việt Nam


Người dân đang chỉ thửa đất trị giá tiền tỷ được các quan chức thị xã Đồ Sơn chia nhau.
Lần đầu tiên, Ban Nội chính Trung ương công bố danh sách liệt kê 10 cơ quan tham nhũng phổ biến nhất Việt Nam. Trong đó ba cơ quan dẫn đầu là: Địa chính nhà đất, Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu và Cảnh sát giao thông. Các hành vi tham nhũng cũng được "chỉ mặt đặt tên".

Cuộc điều tra này được Ban nội chính Trung ương và Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển thực hiện từ tháng 3/2005 ở 7 tỉnh, thành phố là: Sơn La, Hà Nội, Hải Dương, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, TP Hồ Chí Minh, Đồng Tháp và 3 bộ: Công nghiệp, Xây dựng và Giao thông - Vận tải.

"Top 10" cơ quan tham nhũng được “bầu chọn” dựa trên đánh giá của các nhóm xã hội về mức độ tham nhũng ở 21 đơn vị công quyền và dịch vụ công. Theo báo cáo đánh giá, có tất cả 4 nhóm hành vi tham nhũng.
Nhóm thứ nhất là nhóm trực tiếp nhận hối lộ và sử dụng phương tiện của cơ quan phục vụ nhu cầu cá nhân, gia đình. Đây được coi là hành vi tham nhũng phổ biến nhất hiện nay.

Vấn đề xã hội được người dân quan tâm nhất hiện nay theo thứ tự: Tham nhũng, tai nạn giao thông, tệ nạn xã hội, chất lượng giáo dục và giá cả sinh hoạt.

10 cơ quan được "bầu chọn" tham nhũng phổ biến nhất theo thứ tự : Địa chính - nhà đất; hải quan; cảnh sát giao thông; cơ quan tài chính, thuế; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng; cơ quan cấp phép xây dựng; y tế; cơ quan kế hoạch đầu tư; cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông; cảnh sát kinh tế.

Nhóm hành vi thứ hai là mang lại lợi ích cho người thứ hai, tất nhiên là không chính đáng để nhận được lợi ích trong tương lai. Nhóm này khá phổ biến, có 20-30% số cán bộ công chức (CBCC) được hỏi cho biết đã gặp hành vi này trong năm qua.

Nhóm hành vi thứ ba được ngụy trang bằng các hoạt động rất hợp pháp như hợp đồng mua bán sòng phẳng, nhưng đã được nâng hoặc hạ giá để trích phần trăm hưởng lợi bất hợp pháp. 15-20% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến các hành vi này trong năm.

Nhóm cuối cùng, tuy tần suất xuất hiện không nhiều, từ 10-15% số CBCC được hỏi đã chứng kiến trong năm, nhưng đây là hành vi trắng trợn, liều lĩnh: Giả mạo giấy tờ, ra chính sách một cách có chủ định tư lợi. Nhìn chung, số CBCC được hỏi cho biết hành vi tham nhũng phổ biến nhất là "sử dụng phương tiện của cơ quan để phục vụ nhu cầu riêng".

Có đến 40% số CBCC được hỏi cho biết đã chứng kiến hành vi "người có chức vụ, quyền hạn cố tình gây khó khăn khi giải quyết công việc để buộc người cần giải quyết phải chi tiền hoặc biếu quà".

Theo báo cáo, tham nhũng hiện nay vừa tinh vi, vừa trắng trợn. Người tham nhũng thường có chức vụ quyền hạn, trình độ cao, am hiểu pháp luật nên hành vi tham nhũng của họ thường được che chắn rất kín đáo, khó bị phát hiện.

Họ có nhiều cách để tham nhũng. Chẳng hạn, gọi điện, viết thư tay can thiệp nhằm mưu lợi cho người thân quen khá phổ biến. Có khoảng 30% số người được hỏi đã chứng kiến hành vi này. Nhưng hành vi tinh vi nhất chính là các thoả thuận ngầm dưới các hợp đồng hợp pháp. Đó là các hoá đơn, chứng từ, hợp đồng thật 100%, nhưng đằng sau là các thoả thuận ngầm mà cơ quan bảo vệ pháp luật rất khó kiểm tra và phát hiện. Trong đó, hình thức tăng thoả thuận hợp đồng để nhận tiền trích phần trăm từ bên B, được 35,7% số CBCC Bộ GTVT, 30,7% số CBCC tỉnh Sơn La chứng kiến. Nếu tính chung ở 7 tỉnh và 3 bộ thì tỉ lệ này là 20,9%.

Về mức độ tham nhũng, ngày nay ai cũng biết có tảng băng tham nhũng, nhưng không ai nhìn thấy tảng băng đó to lớn như thế nào. Chính vì vậy trong những năm qua, tỉnh nào, bộ nào cũng có đơn thư tố cáo tham nhũng. Tuy nhiên, số người bị tố cáo tham nhũng ít hơn rất nhiều so với số hành vi tham nhũng mà CBCC đã chứng kiến. Tính chung, có tới 56,5% số CBCC đánh giá cấp trên trực tiếp của mình có tham nhũng, chỉ khác nhau ở mức độ mà thôi. Trong đó, chỉ có 21,6% tin tưởng cấp trên của họ không tham nhũng.


voiconlontalonton
QUOTE
Thưa tất cả các bạn!

Như các bạn đã biết, đại náo thiên cung là việc làm trước kia của tôi, bi giờ nghĩ lại hoảng quá, nên tôi muốn làm một việc nho nhỏ gì đó để cho mọi người thấy tôi đâu chỉ biết phá phách thui ... he he.

Bác đại náo cái gì thế? Vui lòng kể lại được không ạ?
tuyetanh173
Híc, lương hưu ở Việt Nam không khiến người ta chết vì đói mà là đói cho đến chết.

laugh.gifBác Voi này với bác Elephant có mối quan hệ gì không?
Romeo
QUOTE(tuyetanh173 @ Feb 6 2006, 12:43 AM)
Híc, lương hưu ở Việt Nam không khiến người ta chết vì đói mà là đói cho đến chết.



Thế đói cho đến chết với chết đói có gì khác nhau hả bạn sp_ike.gif
Dai Thanh
QUOTE(voiconlontalonton @ Feb 5 2006, 07:10 PM)
QUOTE
Thưa tất cả các bạn!

Như các bạn đã biết, đại náo thiên cung là việc làm trước kia của tôi, bi giờ nghĩ lại hoảng quá, nên tôi muốn làm một việc nho nhỏ gì đó để cho mọi người thấy tôi đâu chỉ biết phá phách thui ... he he.

Bác đại náo cái gì thế? Vui lòng kể lại được không ạ?
*



Chào Bác Voi!

Thế Bác không đọc truyện về tui à? Đồ đệ của ông Nam mô a di dà phẹt ấy ..he he
Dai Thanh
QUOTE(Romeo @ Feb 6 2006, 12:52 AM)
QUOTE(tuyetanh173 @ Feb 6 2006, 12:43 AM)
Híc, lương hưu ở Việt Nam không khiến người ta chết vì đói mà là đói cho đến chết.



Thế đói cho đến chết với chết đói có gì khác nhau hả bạn sp_ike.gif
*





Các Bác lạc chủ đề rồi, tại sao lại bảo ở VN mình đói ? có các Bác đói ấy, Bác thử đi Thailand xem người Việt mình sang đó sài như thế nào ..., vừa rùi Bác có thấy ai đánh bạc 1 tháng hết mấy triệu $ lận, các Bác có dám chơi hông ?

Tui mở Topic này để bàn luận chuyện tham nhũng, tiêu cực mà các bác biết ở khắp mọi nơi trên thế giới này, nhất là tại VN, vì ở VN mọi người đều biết nhưng hổng dám nói ...

Rất mong các bác đi đúng nội dung nha !

"Một cây làm chẳng lên non"
Ba cây chụm lại lên hòn núi cao"
Dai Thanh
Tham nhũng, dân chủ và lòng tin


"Chỉ tống giam các quan chức chính phủ tham nhũng thôi
thì không thể tăng mức độ tín nhiệm trong dân chúng"


Giáo sư Alejandro Moreno, ITAM

"Nét văn hóa của tham nhũng là gì ?"
Tham nhũng có nét văn hóa của nó và việc chống tham nhũng không thể là nhiệm vụ ngắn hạn bởi nó có yếu tố văn hóa. Hầu hết ở mọi xã hội đều có các chừng mực chấp nhận tham nhũng nào đó. Tuy nhiên tính trung bình thì một số xã hội thường dễ chấp nhận hành vi tham nhũng hơn một số xã hội khác. Một xã hội sẽ ít chấp nhận tham nhũng hơn nếu trong xã hội đó con người tin tưởng nhau nhiều hơn. Nói cách khác đi là nếu người dân có lòng tin với nhau nhiều thì tham nhũng cũng ít hơn trong xã hội đó. Tức là chúng ta đã thấy nét văn hóa trong một xã hội có ảnh hưởng ra sao tới tham nhũng. Trong số liệu tôi thu thập được cách đây vài năm thì công chúng tại Việt Nam có thái độ chống tham nhũng mạnh, tức là không dễ dàng chấp nhận tham nhũng, và số liệu cũng cho thấy là người dân tin tưởng nhau khá cao trong xã hội.

"Việc chấp nhận hành vi tham nhũng là thái độ không có tính dân chủ thì ta nên hiểu thế nào?"

Trên nguyên tắc thì những thể chế dân chủ là nơi loại trừ các cơ hội tham nhũng trong chính phủ. Người ta cho rằng thể chế dân chủ ổn định và tham nhũng có quan hệ nghịch. Trước hết, quan hệ này dường như liên quan chủ yếu tới khái niệm gọi là Rule of Law hay “nhà nước pháp quyền”. Nhà nước pháp quyền là một phần của một xã hội dân chủ và là khuôn khổ phòng ngừa tham nhũng. Khảo sát Giá trị Thế giới cho thấy ủng hộ dân chủ và chấp nhận tham nhũng thực ra có quan hệ nghịch. Nói cách khác đi là người dân tại những nước ủng hộ dân chủ nhiều nhất là bộ phận ít chấp nhận tham nhũng nhất. Chẳng hạn trong khảo sát cho thấy Hoa Kỳ và Nhật bản là nhũng nước ủng hộ dân chủ nhiều nhất và cũng là các nước ít chấp nhận tham nhũng nhất. Đó là vì thực tế cho thấy không những các thể chế dân chủ tăng cường tính minh bạch trong chính phủ mà còn ở thực tế là người dân tại các thể chế dân chủ ít chấp nhận hành vi tham nhũng và công chúng tại những nước này ủng hộ nhiều cho dân chủ. Trở lại câu hỏi của ông là ủng hộ dân chủ và chấp nhận tham nhũng có quan hệ ra sao thì có thể nói rằng nếu một xã hội dễ chấp nhận tham nhũng thì nơi đó cũng ít ủng hộ cho dân chủ. Tuy nhiên cũng nên hiểu rằng mức độ ủng hộ cho dân chủ nói riêng không nhất thiết là chỉ dấu cho thấy một nước có dân chủ ở mức nào. Mức độ ủng hộ dân chủ chỉ đóng vai trò phản ánh thực tế dân chủ đó được đại bộ phận xã hội ấy chấp nhận mà thôi.

"Tham nhũng cũng có tỷ lệ nghịch đối với lòng tin cá nhân đúng không?"

Nhiều học giả nói rằng lòng tin giữa con người với nhau hay chữ tín là bộ phận chủ đạo của vốn ổn định xã hội và vốn ổn định xã hội có tác dụng bôi trơn cho cỗ máy dân chủ. Các học giả cũng đã có nhiều nghiên cứu cho thấy chữ tín có quan hệ thuận với phát triển kinh tế và dân chủ. Và điều đó có thể đi tới kết luận rằng chữ tín và tham nhũng quan hệ nghịch. Điều này đã được chứng minh trong thăm dò cá nhân trong Khảo Sát Giá Trị Thế giới (WVS). Các nước dân chủ phương Tây có điểm cao trong thang điểm tin tưởng giữa con người với nhau. Na Uy và Thụy điển là những nước mà hầu hết những người được hỏi nói rằng họ có thể tin hầu hết mọi người. Tức là khoảng 64-64%-65% số người trả lời trong khảo sát nói như vậy. Trong khi đó 36% người Mỹ bày tỏ lòng tin với người khác tại Mỹ trong lúc tại Trung Quốc thì 50% số ngưòi được hỏi trả lời rằng họ có thể tin bất kỳ ai trong xã hội Trung Quốc. Tính trung bình thì Châu Mỹ La Tinh là khu vực có điểm tin tưởng thấp nhất với 16%, đặc biệt là tại những nước như Brazil thì trong 100 người thì chỉ có ba người nói có thể tin được người khác. Tại các nước trước đây thuộc cộng sản như tại Đông Âu thì tính trung bình cứ 4 người thì có một người nói có thể tin được những người khác. Nói tóm lại là sự chấp nhận tham nhũng có quan hệ nghịch đối với ủng hộ dân chủ và cũng có quan hệ nghịch với sự tín nhiệm. Nói nôm na là nếu dễ chấp nhận hành vi tham nhũng thì cũng không có nhiều lòng tin giữa con người với nhau.

"Chống tham nhũng bắt đầu từ nhiệm vụ gì ?"

Tôi không nói là hãy ngưng chống tham nhũng và ngưng bỏ tù các quan chức tham nhũng. Ý tôi nói rằng mỗi xã hội đều có những sự trông đợi khác nhau đối với hành vi tham nhũng và chống tham nhũng. Nếu các học giả nói rằng ngoài cổ vũ cho dân chủ ra thì gây dựng lòng tin là yếu tố trụ cột để chống tham nhũng thì có lẽ nhiệm vụ cần làm là phải gây dựng hoặc củng cố lòng tin. Làm sao để có được lòng tin thì đó là vấn đề dường như không có giải pháp nào tồn tại cho vấn đề này.


Dai Thanh
Những chính trị gia tham nhũng


Tổ chức Minh bạch Quốc tế vừa lập danh sách những chính trị gia tham nhũng nhất trong những thập kỷ 1990 (13 tháng 10 năm 2005)

Đứng hàng đầu trong danh sách là cựu Tổng thống Mobutu Sese Seko của Cộng hoà Dân chủ Congo, biển thủ 5-8 tỷ đô la; cựu Tổng thống Suharto của Indonesia, tài sản gần bằng một nửa tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia; cựu Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines, biển thủ 5-10 tỷ đô la; và cựu Tổng thống Alberto Fujimori của Peru, biển thủ hàng trăm triệu đô.
NguoiVN
thế bác muốn chống bằng xi măng cốt thép hay chống bằng trụ gỗ, trụ gỗ thì nên liên lạc bác Đoàn Nguyên Đức ở gỗ Hoàng Anh Gia Lai, mời bác ý một chân, chống danh dự. Bác ý ủng hộ cổ thụ ngàn năm chống cho nó chắc.
Ngoài ra còn có thể chống bằng cách truyền thống, đó là chống bằng dù. Những tháng mùa hè, ban phòng chống bão lụt nghỉ làm, ta mượn dù bên ấy chống
NguoiVN
bác tề thiên đại thánh tôn ngộ không, cộng với em là thánh gióng, ta ủng hộ hai món bửu bối, cây gậy sắt của bác với cái roi tre của em, chống là số dzách

bác chống cây gậy lên, em cột tre xung quanh cho nó hợp thời thời trang, thời buổ ibi giờ có chút cây xanh nhìn nó bắt mắt hơn
Dai Thanh
QUOTE(NguoiVN @ Feb 7 2006, 11:45 AM)
bác tề thiên đại thánh tôn ngộ không, cộng với em là thánh gióng, ta  ủng hộ hai món bửu bối, cây gậy sắt của bác với cái roi tre của em, chống là số dzách

bác chống cây gậy lên, em cột tre xung quanh cho nó hợp thời thời trang, thời buổ ibi giờ có chút cây xanh nhìn nó bắt mắt hơn
*




Bi giờ Bác NguoiVN chắc chỉ quan tâm tới Ý Nhi thui chứ quan tâm gì đến đất nước VN mình ?!
Dai Thanh
Lãng phí ?
Báo chí đưa những con số giật mình: Làm đoạn đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, Hà Nội dài 1 km dự kiến tốn trên 40 triệu USD (gấp 40 lần mức trung bình của thế giới - TBTG).

Đoạn đường Liễu Giai - Đội Cấn chưa đầy 1 km chi hết 90 tỷ đồng - gấp 5 lần mức TBTG; Đoạn đường từ Trần Duy Hưng, Khuất Duy Tiến đến Nguyễn Trãi dài 6,3 km chi hết 1300 tỷ đồng – gấp 14 lần mức TBTG. Nguyên nhân do chi phí giải phóng mặt bằng là chính.

Những con đường đắt nhất thế giới ở thủ đô được “đắp bằng vàng ròng” này là một minh chứng nghiệt ngã cho thấy sự lãng phí vô cùng lớn do công tác qui hoạch đô thị yếu kém của chúng ta gây nên.

Chỉ vài cây số đường “vàng ròng” trên thôi đã vượt xa cái ngân sách trên 1.000 tỷ đồng của “Quỹ vì người nghèo” do MTTQ VN phát động ròng rã suốt 5 năm qua, đem lại tới 310.000 căn nhà tươm tất cho bà con nghèo cả nước. Nhìn nhà cửa, phố xá bỗng chốc bị đập vụn để giải phóng mặt bằng mà thấy xót xa cho cái sự “chưa nhìn xa trông rộng” ấy.

Chưa hết, ai dám chắc những con đường đúc bằng “vàng ròng” trên lại không bị đào xới ngang dọc bởi các công trình ngầm như điện, nước, cáp thông tin, cáp truyền hình…như bao con đường khác ở Hà Nội.

Lại vẫn chuyện quy hoạch! Hãy nhìn sang Singapore. Quốc đảo này từ lâu đã có hẳn một ủy ban chuyên quản lý và điều phối lịch đào đường của các ngành có công trình ngầm để buộc các bên phải phối hợp với nhau, tránh tình trạng ông này vừa lấp xuống, ông kia lại đào lên như bên ta. Té ra họ giầu nhưng lại biết cách tiết kiệm hơn ta!

Lãng phí chồng chất lãng phí từ ngay chuyện làm và bảo quản sử dụng một con đường. Nhìn rộng ra, câu chuyện này không chỉ riêng ở Hà Nội, mà đang diễn ra ở nhiều tỉnh thành trên
cả nước, không chỉ riêng lĩnh vực giao thông đô thị mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.


furious.gif - .... Đau dạ dày quá !

Dai Thanh
10 đặc điểm của nạn tham nhũng tại Trung Quốc

1. Số vụ tham nhũng bị trừng trị trong các năm 1990 tăng so với các năm 1980.

2. Tham nhũng cấp bộ và ủy ban (nhà nước) và tham nhũng ở các địa phương duyên hải.

3. Kể từ khi TQ cải cách và mở cửa, tần số tham nhũng ở các khu vực duyên hải cao hơn ở các khu vực sâu trong lục địa, đồng thời với việc đồng tiền lưu thông ở duyên hải nhiều hơn trong lục địa.

4. Các trường hợp tham nhũng tập thể gia tăng.

5. Tham nhũng lộ mặt.

6. Tham nhũng gộc đổ bể do điều tra từ các vụ khác.

7. Của hối lộ ngày càng lớn.

8. Vợ là nợ, con là oan gia.

9. “Ái tình”.

10. Hiện tượng “59 tuổi”.

Chi tiết tại đây:
http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...995&ChannelID=2


"TÌNH - HUYẾT

TIỀN - LỆ

TÙ TỘI - CÔ ĐƠN"
NguoiVN
em kô bít Ý nhi là ai, chống tham nhũng giống chống bão vậy bác, chỉ khắc phục hậu wả thôi leuleu.gif thiên tai mà, ý trời ý trời
Dai Thanh
Hoa khôi ở lớp học “Harvard”
Nữ sinh Thanh lịch Nguyễn Thị Ý Nhi.

Trong cuộc thi Nữ sinh Thanh lịch trường Đại học KHXH&NV Hà Nội hôm đó, Nguyễn Thị Ý Nhi (SN 1985) nổi bật hẳn so với các thí sinh khác ở nhiều vòng thi...



Cô Ý Nhi nầy chớ còn ai, Bác quên rùi a ? khéo chị em nó kiện cho nhá.

porcupine
Cách chống tham nhũng tốt nhất là ủng hộ tham nhũng. Khi đã tích luỹ đủ về lượng thì sẽ thay đổi về chất mà bác ĐẠI THANH. clap.gif clap.gif clap.gif
Dân làng Ven
Cách chống tham nhũng tốt nhất là mình tham nhũng nhiều hơn nó laugh1.gif còn không tham nhũng được thì thôi,các bác cứ to mồm hô hào chống tham nhũng,nhưng xem lại xem các bác là ai?có gì để chống tham nhũng laugh1.gif còn những thằng tham nhũng nó có vào đây để xem bài của các bác đâu...con cái nó vẫn ăn sung mặc sướng...tối tối nó vẫn đi ăn nhậu tiệc tùng ngập hầu ngập họng,tiền vô như nước..gái đẹp vây quanh,em Ý Nhi gì của bác nguoivn nhiều khi cũng bị mấy thằng tham nhũng nó xơi rồi ý chứ..như em Thu Ngân hoa hậu VN sau khi đăng quang bị ngay Anh Đào Hồng Tuyển múc xong mới lấy Hải cắm con Anh Dâu đấy chứ heehe laugh1.gif vậy thì chống bằng cách nào khi mình chẳng có cái đếch gì...
Vài lời với mấy bác còi to đòi chống tham nhũng bằng MỒM (người ta làm tình bằng mồm,oral sex như trong chuyện của bác Trát thì được,nhưng chống tham nhũng bằng mồm như các bác thì khó lắm...khó lắm thay laugh1.gif )
yuyu
QUOTE(porcupine @ Feb 9 2006, 04:44 PM)
Cách chống tham nhũng tốt nhất là ủng hộ tham nhũng. Khi đã tích luỹ đủ về lượng thì sẽ thay đổi về chất mà bác ĐẠI THANH. clap.gif  clap.gif  clap.gif
*




Đúng thế, trước tôi cũng đã từng viết bài ủng hộ tham nhũng ngay trên diễn đàn này. Ủng hộ thật sự chứ không phải " bênh để chống ".

Bởi vì hiện tượng Tham Nhũng ngày càng tăng là dấu chỉ đã đến hồi kết của một chế độ.
Nếu chống Tham Nhũng chỉ là để kéo dài sự tồn tại của nó thì chống làm gì ?


Bởi vì cũng giống như một người bệnh thập tử nhất sinh, đang ở phút cuối, kéo dài sự ngoắc ngoải cũng không thể làm họ sống lại khoẻ mạnh được, mà trái lại chỉ kéo dài sự đau khổ của họ và của người sống mà thôi.
Vì vậy tốt nhất là cứ để cho "người ta" đi được bình an...Như thế người chết mới sớm được siêu thoát, và người sống cũng đỡ khổ....
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.