Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Tham Nhũng, Chính Trị, Dân Chủ, Đổi Mới Ii...
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21
Mr. Smith
Bạn Sóc cho tớ hỏi, bài gốc của anh Tự Anh là bạn lấy ở đâu thế? Mà cái link của bạn ở báo Tuổi trẻ cũng hỏng mất rồi.
SyncMaster
QUOTE(Agent Smith @ Mar 27 2006, 04:36 PM)
Bạn Sóc cho tớ hỏi, bài gốc của anh Tự Anh là bạn lấy ở đâu thế?  Mà cái link của bạn ở báo Tuổi trẻ cũng hỏng mất rồi.
*




Sóc chưa dùng thành thạo forum nên gửi bài hay bị lỗi, đây là cái link tới báo TT laugh1.gif

http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...11&ChannelID=87
langtubachkhoa
QUOTE(soctettoc @ Mar 27 2006, 04:09 PM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 27 2006, 11:00 PM)
@Soctesoc,
Tưởng là viết nhầm, xoá đi , lại viết lại vậy.
Cái sai lầm lớn nhất của người ta là chuyên dùng ví dụ và biện pháp của những nước phát triển cao. Trong khi việc nghiên cứu các nước cùng trình độ điều kiện kinh tế sẽ chính xác hơn. Nhưng điều này cũng dễ hiểu, vì có ai đi tới một nước nghèo tương đương để sống , để học làm gì. Và nếu họ có tới, thì chắc cũng chẳng hứng thú gì mà kể chuyện đất nước họ đang sống.
Thế cho nên cái myth "dân chủ chống tham nhũng" cứ sống mãi  leuleu.gif
*



Em xin e dè chất vấn bác: Bác đã đọc hết bài em post chưa hay bác mới đọc lời giới thiệu của em và cái đầu đề? Nghe bình luận của bác em có cảm tượng như vậy, mong bác thứ lỗi nếu bác đã đọc kỹ rồi.

Bài viết cua VTTA đề cập đến rất nhiều vấn đề và giải pháp cho tham nhũng, chỉ có điều bài thì ngắn, lại bàn nhiều vấn đề nên chẳng giải pháp nào phân tích được sâu, được kín kẽ. Nhiều giải pháp thế, mà bác bụp luôn là "dân chủ chống tham nhũng." leuleu.gif
*



Anh chả thấy giải pháp gì cả????????
Về lý thuyết chung chung, lý do dẫn đén tham nhũng thì nó nói đúng (những cái này cũng đã nói ở langven rồi không chỉ 1 lần) nhưng...rồi sao?
Tiểu Vũ
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 27 2006, 10:45 PM)
@Tiểu Vũ,BQM
Cái PNB của cả VN chỉ bằng thu nhập của hãng MicroSoft. Vậy thì làm sao mà bảo tư bản VN hiện tại mạnh được. Có thể so với một người bình thường thì là có nhiều tiền, nhưng so với thế giới thì có là cái gì.

Định nghĩa "mạnh" và "yếu" dựa trên nhiều vốn hay ít vốn, đó mới là giả thiết chủ quan ban đầu, chưa có gì đáng bàn cả. Nhưng từ giả thiết ấy xây dựng được những kết luận thế nào lại là chuyện khác. Cũng như nói, con dao to là con dao "mạnh", con dao bé là con dao "yếu", đó chỉ là một giả thiết trong vô vàn các giả thiết người ta có quyền đặt ra. Nhưng không có nghĩa là từ giả thiết ban đầu ấy người ta có thể khẳng định dao "mạnh" thì thái tốt hơn dao "yếu". Muốn đưa ra khẳng định như vậy còn cần thêm các giả thiết khác về đối tượng điều khiển, về vật thể chịu tác động, và môi trường thực hiện.

Những người không làm kinh doanh dễ có cái nhìn phiến diện rằng vốn càng "to" thì càng "dễ" làm ăn. Trong thực tế, dễ hay không dễ còn tuỳ vào những điều kiện cụ thể kèm theo. Có những hoạt động kinh doanh mà chỉ công ty bé mới có lợi thế, công ty to không thể nào tham gia do vị thế không cho phép. Mặt khác càng "to" thì càng quan liêu và dễ lãng phí (tất nhiên, lại phải tuỳ vào văn cảnh cụ thể).

Tuy nhiên, nguy cơ thao túng cả kinh tế và chính trị của những công ty lớn độc quyền là có thực. Nguy cơ bị thao túng từ những đối tượng kinh doanh nước ngoài cũng có thực. Điều đó hiện đang xảy ra sinh động ở VN chứ chẳng chờ tới tương lai nào. Theo tin tức trong giới xây dựng thì các doanh nghiệp VN cả nhà nước lẫn tư nhân đang è cổ chịu bóc lột cho người Nhật trong các dự án ODA là một ví dụ. Người Nhật ở đây cũng chẳng phải đại gia to lớn gì, có khi chỉ là mấy anh tiểu thương, thậm chí có thể là công ty ma.

Để đối phó với nạn thao túng như trên thì cần chặt chẽ hoá, lành mạnh hoá pháp lý cùng bộ máy hành pháp. Việc tạo ra các đại gia tư bản dân tộc nhằm làm đối trọng với tư bản nước ngoài chỉ là một lý luận ngô ngọng. Về bản chất chính trị thì đó là mánh khoé lợi dụng của những kẻ chụp giựt cơ hội. Pháp lý không chặt chẽ, cơ quan hành pháp non yếu thì cả tư bản dân tộc lẫn tư bản nước ngoài sẽ cùng thao túng cả chính trị lẫn kinh tế. Tư bản nhà nước cũng không ngoại lệ. Thực tế sinh động cho thấy từ mấy thập kỷ nay, các đối tượng kinh doanh nhà nước tận dụng ưu thế chính trị và kinh tế đã thao túng làm méo mó thị trường như thế nào.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 27 2006, 10:45 PM)
Nếu tiểu vũ để ý thì sẽ thấy có rất nhiều loại thị trường. Có những thị trường hoàn toàn là permanent
ví dụ như điện, nước, giao thông,... Những thị trường này định hình kinh tế một nước, và việc thay đổi kỹ thuật rất chậm, có tính cumulative. Đó cũng là những thị trường có tác dụng nhằm ổn định xã hội, và kinh tế. Ví dụ, giá điện người ta không thể thay như chong chóng theo thị trường được, và nói lại là nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác. Thường nó cần vốn đầu tư lớn, nhưng lãi xuất thấp. Người ta chỉ có thể sử dụng sản xuất đại trà để giảm chi phí và lấy lãi. Đây chính là những nghành mà nhà nước có thể giữ lấy bằng cách xây dựng các hãng nhà nước lớn. Do tính chất ổn định xã hội, định hình kinh tế cao.

Ổn định xã hội, định hình kinh tế, đó là công việc của cơ quan lập pháp, hành pháp, và người làm chính sách cụ thể. Hành pháp và lập pháp yếu thì dù trên danh nghĩa nhà nước hay không phải nhà nước, nguy cơ thao túng, quan liêu, lãng phí là chắc chắn. Giao quyền lợi cho các công ty nhà nước mà không có phân định pháp lý và sự chế tài đầy đủ thì cũng là nuôi ong tay áo. Thực tế đã phản ánh sinh động điều này ra sao, tưởng không phải bàn.

Như vậy, cơ quan hành pháp, lập pháp, người làm chính sách cùng nhau làm trọng tài nhằm đảm bảo yếu tố công bằng xã hội.

Về góc độ hiệu quả kinh tế, ta xét trên từng ngành cụ thể. Ở đây phân ra hai loại hàng hoá chính, công cộng và tư nhân. Về bản chất chung, cạnh tranh tự do sẽ mang lại hiệu quả kinh tế. Nhưng riêng với các ngành sản xuất hàng hoá công cộng thì điều này không đúng nữa. Với hiểu biết như vậy ta mới có thể truy xét bản chất về tính hiệu quả của các công ty nhà nước ở Pháp.

Hai bước phân tích cần đặt ra. Thứ nhất, điều kiện chính trị và kinh tế ở Pháp đã cho phép những hàng hoá cụ thể đó trở thành hàng hoá tư nhân hay chưa? Nếu chưa thì đương nhiên để cho nhà nước điều hành sản xuất, phân phối là hợp lý. Nếu rồi thì cần xét tiếp tại sao nó không được chuyển giao cho tư nhân, điều ấy hiệu quả hay không hiệu quả, tức là bước phân tích thứ hai.

Lưu ý một điều, khái niệm hàng hoá công cộng khá hàm súc. Tính ổn định xã hội, kinh tế, và môi trường đều có thể bao hàm trong tính chất công cộng. Do đó, cần nắm vững bản chất khái niệm này trước khi đưa ra những kết luận liên quan.
BQM
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 27 2006, 10:45 PM)
@Tiểu Vũ,BQM
Cái PNB của cả VN chỉ bằng thu nhập của hãng MicroSoft. Vậy thì làm sao mà bảo tư bản VN hiện tại mạnh được. Có thể so với một người bình thường thì là có nhiều tiền, nhưng so với thế giới thì có là cái gì.


Suy nghĩ của Mr Phó chỉ đúng trong nền kinh tế đóng. Trong nền kinh tế mở, khi thiếu vốn, mà khả năng tăng trưởng lại cao, thu hút vốn nước ngoài là cần thiết. Nếu chỉ chờ tích lũy trong nước sẽ quá chậm, ảnh hưởng đến tăng trưởng chung (tất nhiên tăng tỉ lệ tiết kiệm cũng cần thiết).

Còn nữa, các bác cứ lo cho DN, chính họ còn không sợ đây này.

http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=31891

QUOTE
Doanh nghiệp chuẩn bị cho cuộc chơi mới
(27/03/2006 09:23)


Ngày hôm nay tại Geneva, phiên đa phương 11 về đàm phán WTO của VN sẽ diễn ra. Theo các chuyên gia, chưa bao giờ ở VN có một sự đồng thuận cao trong quyết tâm gia nhập vào sân chơi toàn cầu như hiện nay. Doanh nghiệp đang gấp rút chuẩn bị nhân lực và kỹ thuật cho một cuộc cạnh tranh mới.

Theo kết quả thăm dò trên mạng của VnExpress từ tháng 11 năm ngoái đến cuối tuần trước, trong số 4.503 độc giả tham gia trả lời có 60,9% mong muốn VN trở thành thành viên của WTO càng sớm càng tốt. Con số trên hoàn toàn trái ngược với thời điểm này của năm ngoái, khi phần lớn những người được hỏi đều tỏ ra lo âu về quá trình gia nhập của VN, thậm chí không muốn VN vào WTO.

Theo ông Võ Trí Thành, Trưởng ban Nghiên cứu Chính sách Hội nhập kinh tế Quốc tế (Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương), kết quả trên cho thấy chưa bao giờ ở VN, từ cấp cao nhất cho tới các cơ quan ở phía dưới hay doanh nghiệp lại có một sự đồng thuận cao trong quyết tâm gia nhập WTO càng sớm càng tốt như hiện nay. Ông Thành cho rằng, xét về dài hạn, gia nhập WTO phần được chắc chắn sẽ cao hơn phần mất. Đặc biệt là ở thời điểm hiện nay, vào WTO còn có ý nghĩa của một cuộc chơi lớn khi VN lại là nước chủ nhà của APEC 2006.

"Trở thành thành viên WTO và là nước chủ nhà của APEC 2006 - một sự kiện có sự tham gia của hầu hết các đại gia trên thế giới với nhiều quan chức cao cấp, VN sẽ tạo ra một ấn tượng cực kỳ lớn với các đối tác. Đây cũng sẽ là nền tảng để nâng cao sức hấp dẫn của VN trong con mắt các nhà đầu tư nước ngoài.

Các cuộc trao đổi của VnExpress với doanh nghiệp, kể cả quy mô lớn và nhỏ cũng cho thấy, giờ đây họ đã không còn mơ hồ về WTO như trước. Doanh nghiệp đã nhận thức được rằng, hội nhập và cạnh tranh sẽ giúp mình trưởng thành hơn.

VN nên vào WTO khi nào?


Càng sớm càng tốt  60.9% 2,741 phiếu
Khi nền kinh tế hội đủ yếu tố cần thiết 33.6%1,514 phiếu
Không nhất thiết phải gia nhập 4.1%186 phiếu
Ý kiến khác 1.4%62 phiếu
Tổng cộng: 4,503 phiếu

Ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, đến lúc này, Sacombank - tuy chưa thể nói là đã chuẩn bị tốt về mọi mặt - nhưng nếu xét về góc độ tâm lý thì họ đã không còn ngỡ ngàng đối với việc gia nhập vào sân chơi toàn cầu nữa.

Khi VN trở thành thành viên WTO, theo nhận định của ông Đặng Văn Thành, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc kinh doanh trên thị trường mở. "Chúng tôi rất mong VN gia nhập vào WTO càng sớm càng tốt. Tất nhiên khi ấy, các tập đoàn tài chính lớn sẽ xâm nhập thị trường VN, nhưng đó cũng là cơ hội để chúng tôi cọ xát và trưởng thành hơn", ông nhấn mạnh.


Nếu như trước đây, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa không biết gì về WTO và luôn giữ thái độ chủ quan thì nay, họ đã chờ đón WTO với một thái độ tích cực và sẵn sàng. Ông Đường Ngọc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Công ty dược phẩm Sao Kim cho rằng, gia nhập WTO là hoàn toàn đúng. Bản thân Sao Kim không còn e ngại WTO như trước đây bởi 100% hàng hóa của họ giờ đã có thể xuất khẩu sang nước khác. Sao Kim tin tưởng sẽ cạnh tranh được với các đối tác nước ngoài khi VN mở cửa.


Có lẽ không có khối doanh nghiệp nào lại mong VN sớm vào WTO như các doanh nghiệp trong ngành may mặc. Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may và Thêu đan TP HCM (Agtek) Phạm Xuân Hồng cho biết, đối với dệt may xuất khẩu, việc gia nhập WTO có nghĩa rất quan trọng, bởi khi đó chế độ hạn ngạch sẽ được bãi bỏ. Các doanh nghiệp sẽ không phải chật vật với quota.


Vào WTO, doanh nghiệp VN sẽ có cơ hội cọ xát với các doanh nghiệp nước ngoài để nâng cao sức cạnh tranh. Ảnh: T.V.

Không chỉ sẵn sàng về mặt tư tưởng, doanh nghiệp cũng lên dây cót để chuẩn bị cho một cuộc cạnh tranh mới vốn được dự đoán là không hề dễ dng khi VN trở thành thành viên WTO. Ông Đường Ngọc Hà quan niệm, trong cạnh tranh thì con người là số một, thiết bị và công nghệ có hiện đại đến mấy nhưng con người không đủ mạnh thì sẽ nhanh chóng bị thua ngay trên sân nhà. Bởi vậy, Sao Kim đang tích cực chuẩn bị một đội ngũ nhân lực và trí thức hùng hậu nhất.

Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại sản xuất Đức Quân - chuyên sản xuất mực in - Nguyễn Hiếu Đức cũng cho biết, ngoài nâng cấp kỹ thuật, Đức Quân còn chuyển đổi cả mô hình công ty, từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty cổ phần.

Theo ông Đức, thực ra doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị từ lâu về khâu kỹ thuật, kế đến là chiến lược bán hàng, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm. Một trong những việc làm cần thiết nhất hiện nay của Đức Quân là đẩy mạnh xúc tiến quảng bá để xây dựng một thương hiệu thật vững chắc trên thị trường, đặc biệt là thị trường nội địa. "Lâu nay VN chưa phải là thành viên của WTO nên nhà sản xuất cảm thấy dễ dàng trong việc sản xuất, kinh doanh. Nhưng khi thị trường mở ra sẽ khó có thể cạnh tranh được với doanh nghiệp nước ngoài vì không có thương hiệu", ông Đức lý giải.

Theo ông Phạm Xuân Hồng, các doanh nghiệp thành viên Agtek đã có sự chuẩn bị về đào tạo nguồn nhân lực và trang bị máy móc, quy mô nhà xưởng... Tuy nhiên, vấn đề này không thể thực hiện ngày một ngày hai mà đòi hỏi phải có một thời gian dài mới có thể hoàn thiện.

Những người thận trọng một chút thì cho rằng, VN chỉ nên vào WTO khi đã hội tụ đầy đủ các yếu tố cần thiết. Có 33,6% độc giả của VnExpress tham gia bình chọn đã ngả về phương án này.

Ông Võ Trí Thành cho rằng, nhiều người đã quá kỳ vọng vào một sự hoàn hảo. Theo ông, chờ đợi một nền kinh tế đang chuyển đổi như VN hội tụ đầy đủ các yếu tố trước khi vào WTO thì là điều không tưởng. WTO là một tổ chức có những nguyên tắc ứng xử riêng, không phải quốc gia nào khi vào WTO cũng có thể đáp ứng được ngay tất cả những yêu cầu này. Do vậy, nếu lo sợ áp lực WTO và muốn chuẩn bị đầy đủ các yếu tố thì có lẽ không quốc gia nào có thể tham gia được. Điều quan trọng không phải là rút khỏi cuộc chơi mà là tích cực chuẩn bị cho cuộc chơi đó.


Cũng theo ông Võ Trí Thành, VN phải nhìn WTO như là sức ép cạnh tranh, để từ đó đẩy nhanh quá trình cải cách. "WTO là một sân chơi mà ở đó các quy tắc ứng xử rất rõ ràng. Gia nhập WTO là một quá trình tác động qua lại, thách thức không phải là ít nhưng cơ hội cũng rất nhiều".


Tuy chỉ có 4,1% độc giả với 186 phiếu cho rằng VN không nhất thiết phải gia nhập WTO, nó cũng cho thấy, vẫn còn một số ít chưa muốn VN tham gia vào sân chơi toàn cầu này, dù biết rằng điều đó không thể không xảy ra.

Trao đổi với VnExpress, ông Phạm Xuân Phương, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Anh Phương (A&P) tỏ ra rất lo ngại về số phận của các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi VN vào WTO. Ông cho rằng, chắc chắn sẽ diễn ra một cuộc cạnh tranh ghê gớm, đòi hỏi phải có sự cải tiến mạnh mẽ về mặt công nghệ và thiết bị. "Để làm được điều này thì phải có vốn, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ thì lấy đâu ra vốn. Hiện nay trong nội bộ chúng tôi đã cạnh tranh với nhau khốc liệt lắm rồi, nước ngoài ồ ạt vào liệu chúng tôi có thể trụ được hay không", ông Phương lo lắng. Theo ông, hội nhập là tất yếu, không thể trì hoãn được, nhưng ông mong muốn Nhà nước quan tâm đầu tư hơn nữa đối với khu vực doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ để hạn chế bớt tác động tiêu cực của hội nhập.

Các chuyên gia nhận xét, thực chất, VN đã mở cửa hội nhập trong suốt 15 năm qua. Bài học lịch sử của quá trình đổi mới và hội nhập trong thời gian này cho thấy, rõ ràng mở cửa là có lợi cho nền kinh tế. "Dù còn chỗ này chỗ kia không được như ý, gặp khó khăn, thậm chí là đổ vỡ, cũng không thể phủ nhận một thực tế là nước ta đã phát triển lên nhiều nhờ mở cửa. Trên thực tế, không phải nước nào mở cửa cũng thành công, song rõ ràng nếu không mở cửa hội nhập thì sẽ không bao giờ phát triển được", một chuyên gia nhấn mạnh.

Vấn đề trên cũng đã nhiều lần được Thứ trưởng Thương mại Lương Văn Tự đề cập. Ông rằng, cách đây khoảng 10 năm, khi đàm phán để VN gia nhập ASEAN và cam kết thực hiện các vấn đề về CEPT/AFTA, cũng có rất nhiều ý kiến cho rằng nếu gia nhập thì hàng hóa từ các nước Đông Nam Á sẽ tràn ngập thị trường VN.

Nhưng trên thực tế, lộ trình VN đã thực hiện được mấy năm mà thị trường và các doanh nghiệp VN vẫn ổn định và phát triển rất tốt. Do vậy, ông Tự tin rằng khi vào được WTO thì nền kinh tế VN sẽ phát triển, nếu ngược lại - tức là không vào WTO - VN sẽ đi ngược xu thế hội nhập toàn cầu. Thứ trưởng Lương Văn Tự cho rằng, VN trong gia nhập WTO là nhằm tạo môi trường cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, chứ không phải gia nhập cho VN giàu lên hay nghèo đi.

Trong khung khổ các phiên đa phương, đến nay VN đã cam kết toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO: một là, kể từ khi gia nhập sẽ tuân thủ toàn bộ các hiệp định quan trọng của WTO; Trừ một số ngoại lệ, sẽ tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO kể từ khi gia nhập; Sẽ bãi bỏ toàn bộ các biện pháp hạn chế số lượng (hạn ngạch) hàng nhập khẩu; Sẽ bãi bỏ trợ cấp xuất khẩu nông sản kể từ khi gia nhập WTO; Một số cam kết quan trọng khác như bãi bỏ hoàn toàn chế độ hai giá vào cuối năm 2005, không áp dụng tỷ lệ xuất khẩu bắt buộc đối với doanh nghiệp FDI kể từ thời điểm gia nhập, tuân thủ các quy định của WTO về chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ....

Trong khung khổ đàm phán song phương với các đối tác thương mại, về cơ bản VN đã chấp nhận nguyên tắc mở cửa thị trường cho cạnh tranh phát triển, nhưng trong một số lĩnh vực sẽ theo lộ trình hợp lý cốt tạo thêm thời gian cho các nhà cung ứng dịch vụ VN thích ứng dần với cạnh tranh.
BQM
http://vietnamnet.vn/nhandinh/2006/03/554243/

À, Mr Phó cho tớ hỏi là EDF có công khai tài chính không nhỉ? Lần này là một bài về ngành điện của VN nhé. Cứ phải vạch hết ra mới biết có đúng là ngành điện vì "quyền lợi dân tộc" hay không?

Việc công khai tài chính cũng là một biện pháp của các nước phát triển, rõ ràng là tốt cho Việt Nam hiện nay.
soctettoc
QUOTE(Agent Smith @ Mar 27 2006, 11:36 PM)
Bạn Sóc cho tớ hỏi, bài gốc của anh Tự Anh là bạn lấy ở đâu thế?  Mà cái link của bạn ở báo Tuổi trẻ cũng hỏng mất rồi.
*



Tớ đã sửa lại cái link báo Tuổi trẻ rồi. Xin lỗi các bạn.

Còn bài gốc của a. Tự Anh lấy ở Học liệu mở Fulbright Tp. HCM.
Học liệu mở

Vào cái link trên rồi click Nghiên cứu của giảng viên.
soctettoc
QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 27 2006, 11:51 PM)

Anh chả thấy giải pháp gì cả????????
Về lý thuyết chung chung, lý do dẫn đén tham nhũng thì nó nói đúng (những cái này cũng đã nói ở langven rồi không chỉ 1 lần)  nhưng...rồi sao?
*



Giải pháp:

1) Cần giải quyết vấn đề gốc rế là hệ thống thể chế, tức là tạo ra một thể chế có sự kiểm soát và cân bằng nguồn lực, trong đó tư pháp phải độc lập và mạnh;

2) Tinh giản bộ máy hành chính công, giao bớt một số hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ mang tính công cho khu vực tư nhân;

3) Báo chí cần độc lập và lành mạnh, phản ánh trung thực các sự kiện xảy ra trong thực tế và dư luận xã hội; và

4) Trị tham nhũng thật nghiêm minh trong nội bộ đảng và các cơ quan công quyền.

Tớ công nhận bài này chưa phân tích được sâu, nhưng giải pháp đưa ra thế là cũng được rồi. Hơn nữa, bài này ngay từ đầu đã nói là tìm giải pháp cho Việt Nam dựa vào những bài học rút ra từ lịch sử chống tham nhũng của Mỹ. Người ta làm nghiên cứu thì chỉ nêu giải pháp đến thế thôi. Còn nếu chính phủ muốn thực sự giải quyết vấn đề thì cần tìm hiểu thêm để đưa ra các biện pháp cụ thể hơn.
tieuthua
thầy giáo em bẩu, "tham nhũng có từ nghìn đời nay, từ thời xưa , đến nay, và cho đến mai sau" ko dẹp đc, chỉ có bớt chút nào thì bớt, để xem bọn nó đưa đất nc này đến đâu.Chúng em bảo là "cho ngày nay ,cho ngày mai ,cho muôn đời sau" , cả thày giáo lẫ trò cùng cười, thế đấy.thầy giáo em lại bẩu PMU18 chỉ là con tép trên mép con mèo. dry1.gif clap.gif

thầy giáo em còn bảo là chúng ta đang sống chung với lũ. sp_ike.gif

em nghĩ các giải pháp mà các nhà này nhà nnọ đưa ra cũng vô ích, vì có khi các nhà đó soạn thảo ra luật chống tham nhũng nhưng có khi các nhà ấy còn tham nhũng ko kém .
langtubachkhoa
QUOTE(soctettoc @ Mar 28 2006, 02:00 AM)
QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 27 2006, 11:51 PM)

Anh chả thấy giải pháp gì cả????????
Về lý thuyết chung chung, lý do dẫn đén tham nhũng thì nó nói đúng (những cái này cũng đã nói ở langven rồi không chỉ 1 lần)  nhưng...rồi sao?
*



Giải pháp:

1) Cần giải quyết vấn đề gốc rế là hệ thống thể chế, tức là tạo ra một thể chế có sự kiểm soát và cân bằng nguồn lực, trong đó tư pháp phải độc lập và mạnh;

2) Tinh giản bộ máy hành chính công, giao bớt một số hoạt động cung cấp hàng hóa và dịch vụ mang tính công cho khu vực tư nhân;

3) Báo chí cần độc lập và lành mạnh, phản ánh trung thực các sự kiện xảy ra trong thực tế và dư luận xã hội; và

4) Trị tham nhũng thật nghiêm minh trong nội bộ đảng và các cơ quan công quyền.

Tớ công nhận bài này chưa phân tích được sâu, nhưng giải pháp đưa ra thế là cũng được rồi. Hơn nữa, bài này ngay từ đầu đã nói là tìm giải pháp cho Việt Nam dựa vào những bài học rút ra từ lịch sử chống tham nhũng của Mỹ. Người ta làm nghiên cứu thì chỉ nêu giải pháp đến thế thôi. Còn nếu chính phủ muốn thực sự giải quyết vấn đề thì cần tìm hiểu thêm để đưa ra các biện pháp cụ thể hơn.
*



Như thế là cũng được rồi ư?
Mà này, thế cô em có định dựa vào điều 1 để đi đến kết luận cần đa nguyên đa đảng ngay bây giờ k?
soctettoc
QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 28 2006, 06:35 PM)


Như thế là cũng được rồi ư?
Mà này, thế cô em có định dựa vào điều 1 để đi đến kết luận cần đa nguyên đa đảng ngay bây giờ k?
*



Tôi kết luận là cậu thật thiếu tinh thần xây dựng khi thảo luận no.gif
langtubachkhoa
QUOTE(soctettoc @ Mar 28 2006, 01:41 PM)
QUOTE(langtubachkhoa @ Mar 28 2006, 06:35 PM)


Như thế là cũng được rồi ư?
Mà này, thế cô em có định dựa vào điều 1 để đi đến kết luận cần đa nguyên đa đảng ngay bây giờ k?
*



Tôi kết luận là cậu thật thiếu tinh thần xây dựng khi thảo luận no.gif
*



Anh thì kết luận em thật thiếu "tình cảm xây dựng" khi thảo luận no.gif laugh1.gif wub.gif
Phó Thường Nhân
@BQM,
Hoàn toàn đồng ý. Cách chống tham nhũng cụ thể nhất là minh bạch tài chính, và nó dẫn tới việc cải cách hệ thống ngân hàng, tài chính, cách quản lý phân bổ ngân sách. Nhà nước phải chỉ huy như một nhà tư bản, tư bản nhà nước, chứ không phải là một thứ lẫn lộn hành chính, tài chính, nhân sự như hiện tại.
Sự minh bạnh về tài chính cũng là bước chuẩn bị tốt để tư hữu hoá, cổ phần hoá, pháp nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước (trong trường hợp cần thiết, trong những ngành nghề mà nhà nước không muốn trực tiếp tham gia).
EDF ở Pháp là một hãng nhà nước do nhân viên của nó là công chức, và nhà nước nắm cổ phần đa số. Nhưng nó đã được đưa vào thị trường chứng khoán từ lâu, và phải tuân thủ sự minh bạch do thị trường chứng khoán đòi hỏi. Nó cũng là bằng chứng để nói rằng nếu nhà nước có cách thức quản lý đúng đắn,minh bạch phù hợp với cơ chế thị trường thì cũng không có tham nhũng. Nếu công ty sử dụng các biện pháp management hiện đại, thì một hãng nhà nước không thua gì một hãng tư.
Ở trên tôi đã đề cập tới tư bản dân tộc, coi đó là bước chuẩn bị cơ bản cho một xã hội dân sự lành mạnh. Cái tư bản dân tộc này phải được tổ chức bằng những biện pháp sau:
1.Tổ chức lại các doanh nghiệp nhà nước theo xu hướng tư bản nhà nước. Nhà nước có thái độ như một chủ tư bản với các hãng này. Tư bản nhà nước chỉ cần trong các ngành nghề có tính chiến lược,an ninh, có tác dụng ổn định xã hội. Thường nó là old economie, là hạ tâng cơ sở, nhưng là hạ tầng cơ sở kinh doanh. Ví dụ điện, nước, giáo thông (các đường cao tốc thu phí..), đường sắt, viễn thông, Truyền hình, đài, ..
2.Phát triển tư bản tư nhân, nhằm vào sản xuất và xuất khẩu. Trong đó phải coi trọng việc đáp ứng nhu cầu tín dụng ngân hàng. Phải có một ngân hàng mẹ về về business (bọn Pháp họ gọi là Banque d'affaire), hay bảo hiểm làm chỗ dựa cho tín dụng. Ở Pháp đó là caisse de depot et Consignasion, nhưng ở nước tư bản nào nó cũng có 1, hay nhiều ngân hàng như thế. Thậm chí ở Mỹ họ còn đặt ra luật để người nước ngoài không tham dự vào hội đồng quản trị được. Đó chính là chỗ dựa cho tư bản dân tộc.
3.Đảng viên phải được làm kinh tế. Doanh nhân giỏi phải được vào đảng. Có như vậy thì bộ máy chính trị mới theo sát được nhu cầu kinh tế. Tư bản dân tộc mới có tiếng nói;
4.Luật hoá quan hệ Đảng-Nhà nước. Đảng có thể là cái cầu cho người ta leo lên vị trí quyền lực, nhưng việc sử phạt, kỷ luật lại phải theo luật pháp của nhà nước, theo hiệu quả công việc được giao. Không được sử phạt thông qua kỷ luật nội bộ.

Việc minh bạc tài chính, VN có thể tham khảo cách thức quản lý của các cty phương Tây. Có thể tham khảo các điều kiện chứng tỏ một hãng transparence (họ có những criterium khi một hãng muốn tham gia thị trường chứng khoán chẳng hạn).
soctettoc
QUOTE(tieuthua @ Mar 28 2006, 05:09 PM)
thầy giáo em bẩu, "tham nhũng có từ nghìn đời nay, từ thời xưa , đến nay, và cho đến mai sau" ko dẹp đc, chỉ có bớt chút nào thì bớt, để xem bọn nó đưa đất nc này đến đâu.Chúng em bảo là "cho ngày nay ,cho ngày mai ,cho muôn đời sau" , cả thày giáo lẫ trò cùng cười, thế đấy.thầy giáo em lại bẩu PMU18 chỉ là con tép trên mép con mèo. dry1.gif  clap.gif 

thầy giáo em còn bảo là chúng ta đang sống chung với lũ. sp_ike.gif

em nghĩ các giải pháp mà các nhà này nhà nnọ đưa ra cũng vô ích, vì có khi các nhà đó soạn thảo ra luật chống tham nhũng nhưng có khi các nhà ấy còn tham nhũng ko kém .
*



Cái gì mà ấy cứ "thầy giáo em" với "thầy giáo em." Nghĩ độc lập đê. leuleu.gif cheers.gif

Tham nhũng sẽ không bao giờ bị loại trừ hoàn toàn, vì còn quyền lực là còn tham nhũng. Nhưng nếu một đất nước tìm được cách thức để giảm lợi ích thu được từ hành vi tham nhũng và tăng cái giá phải trả khi thực hiện tham nhũng thì số lượng các vụ tham nhũng và mức độ tham nhũng sẽ giảm đi. Chẳng phải ngẫu nhiên mà một số nước luôn có chỉ số tham nhũng cao và một số nước khác luôn có chỉ số tham nhũng thấp.
Dân làng Ven
Nước nào chỉ số tham nhũng cũng cao hết...chỉ có cái là nước nào tham nhũng lộ hơn thôi,mẹ khỉ có thằng nào chê tiền đâu,đến mồm là nó đớp hết...bàn tới bàn lui làm cái giề,mấy thằng tham nhũng nó có mò vào đây xem đâu mà các bác cãi nhau văng cả nước bọt ra thế,khi nào thế giới hết tham nhũng là chúng ta được lên thiên đàng rồi,thế bác nào muốn lên thiên đàng trước thì giơ tay lên xem nào laugh1.gif
Tôi nghĩ chuyện chính trị và chống tham nhũng chúng ta chẳng xoay chuyển được đâu,các bác cứ cãi nhau và tranh luận có giảm thiểu được tham nhũng không,có chống được tham nhũng không,tranh luận mãi rồi dân chủ vẫn là dân chủ và độc đảng vẫn là độc đảng,thôi tôi chống mắt xem các bác to mồm chống tham nhũng hay đòi dân chủ ở đây là được gì nhé,hy vọng các bác sẽ làm tổng thống VN hay ít nhất cũng là thủ tướng VN,nghĩ lại thằng Bá Dân này mà giúp đỡ nó tí laugh1.gif
***Nếu các bác thấy là xì pam thì cứ thẳng tay vứt nó vào bãi rác nhé,xin cảm ơn laugh1.gif (ít ra cũng tham nhũng được 5$ của làng Ven)
Tiểu Vũ
QUOTE(Dân làng Ven @ Mar 30 2006, 09:09 PM)
... thôi tôi chống mắt xem các bác to mồm chống tham nhũng hay đòi dân chủ ở đây là được gì nhé,hy vọng các bác sẽ làm tổng thống VN hay ít nhất cũng là thủ tướng VN,nghĩ lại thằng Bá Dân này mà giúp đỡ nó tí laugh1.gif
*


Hí hí, các em nó nhớ lời bác dặn trước lúc đi xa rồi đấy. Không phụ công bác lượn ra lượn vào topic đâu v.gif
Mãng Cầu Xiêm
Nghe bẩu quả này :
- Cụ Mạnh vẫn sẽ là TBT
- Bác Dũng sẽ là TT
- Bác Triết sẽ là CTN
- Bác Trọng sẽ là CT quốc hội .

VN vẫn thế mà thôi no.gif
netwalker
Chông Tham Nhũng Thông Qua Quản TrỊ Quốc Gia Theo Nguyên Tắc Dân Chủ
(Bài viết riêng cho Nhà Quản lý)

Tham nhũng, nói một cách đơn giản, là việc sử dụng sai trái quyền lực vì lợi ích riêng.

Tham nhũng là vấn đề ở cả các nước đang phát triển lẫn các nước phát triển. Động cơ và cơ hội tham nhũng khác nhau tuỳ thuộc vào thể chế kinh tế và chính trị trong xã hội. Điều này lý giải vì sao tham nhũng lại thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trên thế giới và vì sao mức độ lan tràn của nó cũng khác nhau.

Tham nhũng gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đối với người nghèo vì nó làm chệch hướng sử dụng nguồn tài chính dành cho phát triển, làm suy yếu năng lực của chính quyền trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản, làm gia tăng sự bất bình đẳng và bất công, làm nản lòng các nhà đầu tư và viện trợ nước ngoài".
Kofi Annan, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc

Tham nhũng là vấn đề hệ trọng

"Tham nhũng có tác động đặc thù và trực tiếp đối với triển vọng phát triển của một quốc gia. Xét trên quan điểm kinh tế, tham nhũng có thể dẫn tới những quyết định lựa chọn đầu tư công kém hiệu quả và phân bổ nguồn lực công khan hiếm vào những dự án mang tính khuếch trương nhưng lại không kinh tế.

Nhưng cái giá của tham nhũng còn vượt xa phạm vi kinh tế. Nó đụng chạm tới cả những yếu tố chính trị và xã hội.

Về lĩnh vực chính trị, tham nhũng củng cố một môi trường phi dân chủ mang tính bất ổn định và bất khả tiên liệu, trong đó giá trị đạo đức bị băng hoại và các thể chế hiến pháp và luật pháp bị xem thường.

Về mặt xã hội, tham nhũng có thể phá vỡ cấu trúc xã hội. Sự bất tín gia tăng đối với giới lãnh đạo và chế độ có thể dẫn tới tình trạng bất ổn định.

Tham nhũng phản ánh thực tế là dân chủ, quyền con người và công tác quản trị quốc gia không được thực hiện đầy đủ, làm ảnh hưởng tới những nỗ lực đạt được các mục tiêu phát triển quốc gia và tác động tiêu cực tới sự ổn định xã hội, chính trị.

Nền văn hoá tham nhũng

Một số người cho rằng cần chấp nhận tham nhũng như là một việc làm thông thường trong nhiều nền văn hoá không phải ở Phương Tây. Mặc dù thừa nhận và tôn trọng các tập quán và văn hoá khác nhau của các nước, song không bao giờ nên dùng những quan điểm đó để biện hộ cho sự tham nhũng. Trên thực tế, tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International), một tổ chức đã tiến hành nghiên cứu tham nhũng trên khắp thế giới, thấy rằng không một nền văn hoá hay xã hội nào lại cho phép việc lạm dụng quyền lực vì lợi ích cá nhân hay việc rút ruột công quỹ để cho vào túi riêng.

Vòng xoáy suy đồi bắt đầu diễn ra khi người ta bắt đầu chấp nhận việc đòi hỏi những khoản tiền nhỏ cho những dịch vụ chính thức như cấp giấy chứng nhận và giấy phép. Mặc dù ban đầu họ có thể không tán thành hành vi này, song họ cho rằng đây là cách hiệu quả nhất để có được những gì họ muốn hoặc cần, và hành vi đó tiếp diễn cho tới một ngày nó thậm chí không còn bị xem như là một hành vi sai trái nữa. Một văn hoá tham nhũng như vậy cực kỳ khó giải quyết, bởi vì lúc bấy giờ chúng ta nói đến những điều không chỉ được chấp nhận về mặt pháp lý mà còn được chấp nhận về mặt đạo đức. Và điều này đòi hỏi không chỉ thay đổi luật pháp, thể chế và quy trình thủ tục, mà thay đổi cả ý thức, quan niệm của người dân - đó là phần khó nhất.

Trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia

Tham nhũng là một hiện tượng phức tạp và đa lĩnh vực. Để giải quyết tham nhũng không chỉ đòi hỏi có khuôn khổ pháp lý tốt, cho dù đó là một điều cực kỳ cần thiết. Chỉ có thể đánh bại tham nhũng khi thiết lập được một cách chắc chắn các cơ cấu thể chế và hệ thống giá trị đạo đức chịu sự chi phối bởi các nguyên tắc như trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia của người dân vào việc ra quyết định và thực thi quyết định.

Khái niệm về trách nhiệm giải trình rất khó dịch sang tiếng Việt cũng như nhiều thứ tiếng khác. Trách nhiệm giải trình là trách nhiệm, nhưng nó còn có ý nghĩa rộng hơn thế. Nó được áp dụng khi các cá nhân và tổ chức có nghĩa vụ phải giải trình và chịu trách nhiệm về kết quả việc làm của họ được đo lường ở mức độ khách quan tối đa cho phép. Một cách để tăng cường trách nhiệm giải trình trong khu vực công là thông qua một hệ thống tuyển chọn, đề bạt, khen thưởng và kỷ luật công chức mang tính minh bạch và căn cứ vào kết quả công việc.

Tính minh bạch là tạo điều kiện để người dân tiếp cận thông tin và để họ hiểu cơ chế ra quyết định. Nó đòi hỏi mọi hành động của công chức phải mang tính công khai rõ ràng, có thể tiên liệu được và có thể lý giải được. Theo nguyên tắc, mọi thông tin về nhà nước và các công việc của nhà nước - trừ các bí mật quốc gia - phải được cung cấp cho bất cứ công dân nào để xem xét. Một thách thức mà các nhà làm luật và các nhà hoạch định chính sách gặp phải là làm thế nào để cân bằng giữa nguyên tắc minh bạch và quyền riêng tư. Không có giải pháp đơn giản nào, nhưng không nên lấy điều nọ làm cái cớ để né tránh điều kia.

Thông tin sẽ chẳng có mấy giá trị nếu như người dân không thể sử dụng kiến thức của họ để tác động tới hành vi của chính phủ. Để làm điều này, người dân cần phải được tham gia, trực tiếp hoặc thông qua đại diện của mình, vào quá trình ra quyết định, thực hiện và giám sát trong các lĩnh vực đầu tư và phân bổ nguồn lực công; trong việc phát triển và cung cấp các dịch vụ công; cũng như trong việc thiết lập và phát triển các thể chế công.

Tôn trọng và thúc đẩy tự do hiệp hội và tự do báo chí là một yếu tố quan trọng để thúc đẩy sự tham gia tích cực của công dân vào cuộc chiến chống tham nhũng. Một khía cạnh sống còn khác là bảo vệ những người tố cáo tham nhũng. Ở những nước mà tham nhũng mang tính hệ thống, nhưng lại không có hoặc có rất ít sự bảo vệ, người tố cáo tham nhũng có nguy cơ bị cấp trên tham nhũng kỷ luật hoặc thậm chí có thể bị cáo buộc rằng chính họ là kẻ tham nhũng. Các hệ thống bảo vệ và khen thưởng đối với người tố cáo tham nhũng trong khu vực công cũng như khu vực tư, sẽ tăng cường khuyến khích người dân tố cáo tham nhũng.
Nhà nước pháp quyền

Không nên đánh giá thấp tầm quan trọng của việc tuân thủ nguyên tắc minh bạch, trách nhiệm giải trình và sự tham gia trong chiến lược chống tham nhũng. Tuy nhiên, cũng cần cân đối điều này với một nguyên tắc quan trọng khác, đó là nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền đảm bảo rằng mọi cá nhân đều phải tuân thủ luật pháp và được luật pháp đối xử công bằng và không có ai chịu sự đối xử tuỳ tiện của chính quyền. Những điều kiện tiên quyết quan trọng của nhà nước pháp quyền là luật pháp tốt đi đôi với hệ thống thi hành có hiệu lực. Nhiều nước có mức độ tham nhũng cao xây dựng được các quy chế chính thống rất điển hình, nhưng những quy chế đó không có ý nghĩa thực sự, bởi vì chúng ít khi được thi hành. Cho nên một quốc gia muốn chống tham nhũng một cách nghiêm túc, phải có các cơ quan điều tra và công tố hiệu quả cũng như một hệ thống toà án hoạt động tốt, mà bản thân hệ thống đó không có tham nhũng.

Rõ ràng là để giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của tệ tham nhũng và giảm thiểu cơ hội tham nhũng đòi hỏi phải có cách tiếp cận toàn diện trong cả khu vực công và khu vực tư. Cách tiếp cận đó phải huy động sự tham gia của các ngành lập pháp, hành pháp lẫn tư pháp của bộ máy nhà nước, giảm thiểu cơ hội tham nhũng ngay trong những ngành này và tăng cường năng lực cho họ để có thể góp phần vào cuộc chiến chung chống tham nhũng. Nó cũng phải đảm bảo sự tham gia tích cực và bảo vệ tốt cho các công dân, xã hội dân sự và giới báo chí. Để theo đuổi cách tiếp cận như vậy đòi hỏi phải có thái độ sẵn sàng cải cách cũng như những nguồn lực cần thiết để tài trợ cho công cuộc cải cách đó. Đây là một việc làm khó, nhưng cần thiết.

Kinh nghiệm chống tham nhũng ở một số nước trong khu vực

Một số câu chuyện thành công về chống tham nhũng được nhắc tới nhiều nhất trong khu vực là trường hợp của Hồng Kông và Xinh-ga-po.


Tham nhũng lan tràn như một bệnh dịch ở Hồng Kông vào những năm 1960. Hồi đó, đã xảy ra một vụ bê bối liên quan tới một sĩ quan cảnh sát cao cấp, khiến nước này phải thành lập ra Uỷ ban Độc lập Chống tham nhũng (Independent Commission Against Corruption - ICAC). Yếu tố dẫn đến thành công được đề cập rộng rãi của Uỷ ban này là tính độc lập của nó - chỉ chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thống đốc lúc bấy giờ, và hoạt động độc lập với cảnh sát, vốn có tiếng là tham nhũng ở mức độ cao. Uỷ ban này có thẩm quyền điều tra và truy tố các vụ tham nhũng và tham gia chiến dịch tuyên truyền, giáo dục cho quần chúng nhân dân. Các công chức của Uỷ ban này được trả lương cao hơn so với công chức ở các cơ quan chính phủ khác và không bị thuyên chuyển sang các phòng ban khác.


Ở Xinh-ga-po sau Đại chiến Thế giới lần thứ II, công chức có mức lương thấp và không được giám sát chặt chẽ. Tình trạng biếu xén, hối lộ xảy ra rất phổ biến trong ngành cảnh sát. Cũng giống như ở Hồng Kông, giới lãnh đạo nhận thấy rằng cần phải áp dụng phương thức tiếp cận toàn diện trong việc chống tham nhũng. Một nội dung trong chiến lược của Chính phủ là tăng cường quyền lực cho Cục Điều tra hành vi tham nhũng (Corruption Practices Investigations Bureau - CPIB). Từ năm 1970, Cục này trực thuộc Văn phòng Thủ tướng.


Cả ICAC của Hồng Kông và CPIB của Xinh-ga-po đều là những cơ quan chống tham nhũng thành công. Nhưng bất kỳ mô hình nào chỉ chú trọng vào việc thi hành luật pháp và thay đổi ý thức, thái độ của công chúng, đều không chú ý đến tầm quan trọng của các chương trình quản trị quốc gia rộng lớn hơn như cải cách cơ cấu, kể cả cải cách hành chính công và cải cách tư pháp. Cũng như vậy, bất kỳ hệ thống thể chế nào trong đó cơ quan chống tham nhũng chịu sự chỉ đạo trực tiếp của một người cũng sẽ nảy sinh vấn đề - đặc biệt khi bản thân cán bộ lãnh đạo đó cũng tham nhũng và nhất là khi hệ thống này không cam kết tuân theo chế độ pháp quyền.

Nếu không được ngăn chặn, tệ tham nhũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu không nói là phá huỷ hoàn toàn, nỗ lực cải cách của một quốc gia. Song, nếu kiểm soát được tệ nạn này, quốc gia đó có thể xây dựng được một môi trường thuận lợi để tiếp tục cải cách. Nhiều người cho rằng Singapore và Hồng Kông có thể được coi là những ví dụ điển hình về việc chống tham nhũng và thành công của họ trong lĩnh vực này được coi là yếu tố then chốt để đảm bảo tốc độ phát triển nhanh. Việt Nam cũng cần có một sự đầu tư tương tự để xây dựng một đất nước ngày càng thịnh vượng.

Nguồn: UNDP- Việt Nam

http://www.undp.org.vn/undp/unews/features...eat/feat03v.htm
khoaisanlangta
Nghe bẩu quả này :
- Cụ Mạnh vẫn sẽ là TBT
- Bác Dũng sẽ là TT
- Bác Triết sẽ là CTN
- Bác Trọng sẽ là CT quốc hội

=> He he, 3 cái sau em nghĩ chắc là không có gì thay đổi nhưng cái đầu sợ đến phút chót mới bít được.
Mà bác nào thạo tin, thử nói cho em nghe xem phe nào chơi bác Mạnh kinh thế nhẩy? Em nghĩ hông phải phe miền Nam vì căn cứ vào nhân sự thế này thì phe miền Nam quá ổn. Chỉ có phe miền Trung là trắng tay ở tứ trụ triều đình. Liệu có phải phe miền Trung làm quả "chống tham nhũng" này không nhẩy? Vì bác Điềm mà chống lưng báo chí thì quá ổn còn giề?
TVinh
Thêm nữa là bác NVA về mặt trận tổ quốc thay bác Duyệt nghỉ hưu.Phe miền trung trắng tay đâu hả các bác?Phe đấy mạnh lắm đấy ạ.
Bác NDM và anh em bị phe bác TT chơi,đơn giản là vì các cụ kia hết khoá này là về hưu một loạt nên trước khi về phải dằn mặt bọn trẻ,cho nó biết thế nào là lễ độ laugh1.gif laugh1.gif laugh1.gif ,upup.gif
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.