Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Tham Nhũng, Chính Trị, Dân Chủ, Đổi Mới Ii...
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21
Mr. Smith
QUOTE(langtubachkhoa @ Apr 24 2006, 03:06 PM)
QUOTE(Agent Smith @ Apr 24 2006, 03:02 PM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 24 2006, 02:30 PM)
Nhà nước VN như vậy không phải là một nhà nước toàn trị, vì kinh tế của nó là kinh tế thị trường.
*



Các chế độ phát xít cũng áp dụng kinh tế thị trường nhưng sao người ta vẫn xếp nó vào chế độ toàn trị?
*



Vì chế độ phát xít của Hít le, đầu ra, khách hàng duy nhất của nó chỉ có nhà nước thôi. Nó là 1 không gian nội bất xuất, ngoại bất nhập, đóng kín, và nhà nước nắm toàn bộ. VN là 1 nhà nước như thế à? laugh1.gif
*



Sai. Nếu thế thì đã không gọi là kinh tế thị trường. Trong các chế độ phát-xít như ở Đức, Ý, Tây Ban Nha, nhà nước là khách hàng lớn, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng nhưng hoàn toàn không phải là khách hàng duy nhất, nhất là trong các thời kỳ trước chiến tranh.
Hay chế độ độc tài như của Pinochet ở Chile lại là một chế độ tự do nhất về kinh tế.
langtubachkhoa
QUOTE(soctettoc @ Apr 24 2006, 03:39 PM)

@ Lãng:
Thế nhá, bác Phó xác nhận bác đúng là thích những bước đi chậm cháp nhá. Lần sau bạn đừng cầm đèn chạy trước ô tô, nguy hiểm lém  hehe.gif
*



Qua câu nói thế này lại càng chứng tỏ những gì anh nói về em Soc là đúng, không hiểu ý người ta nói gì hết. Anh không bảo lời em nói là sai, anh cũng chưa bàn với el về việc bác Phó thích cái gì, mà anh bảo cách tư duy của em không ổn. Bài viết trước của bác Phó mới chỉ là nhận xét, bác ấy đã nói thích cái gì đâu, mà em vội suy ra như vậy, anh biết không phải chỉ có 1 người có cùng quan điểm cách nghĩ như bác Phó về nhà nuóc VN, nhưng không phải ai cũng thích con rùa trong Ê dop, hiểu chưa?
langtubachkhoa
QUOTE(Agent Smith @ Apr 24 2006, 03:47 PM)
QUOTE(langtubachkhoa @ Apr 24 2006, 03:06 PM)
QUOTE(Agent Smith @ Apr 24 2006, 03:02 PM)
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 24 2006, 02:30 PM)
Nhà nước VN như vậy không phải là một nhà nước toàn trị, vì kinh tế của nó là kinh tế thị trường.
*



Các chế độ phát xít cũng áp dụng kinh tế thị trường nhưng sao người ta vẫn xếp nó vào chế độ toàn trị?
*



Vì chế độ phát xít của Hít le, đầu ra, khách hàng duy nhất của nó chỉ có nhà nước thôi. Nó là 1 không gian nội bất xuất, ngoại bất nhập, đóng kín, và nhà nước nắm toàn bộ. VN là 1 nhà nước như thế à? laugh1.gif
*



Sai. Nếu thế thì đã không gọi là kinh tế thị trường. Trong các chế độ phát-xít như ở Đức, Ý, Tây Ban Nha, nhà nước là khách hàng lớn, nhất là trong lĩnh vực quốc phòng nhưng hoàn toàn không phải là khách hàng duy nhất, nhất là trong các thời kỳ trước chiến tranh.
Hay chế độ độc tài như của Pinochet ở Chile lại là một chế độ tự do nhất về kinh tế.
*



Chế độ của Hit le đúng là như vậy, đó là kinh tế thị trường, áp dụng Keynes một cách gần như tuyệt đối đẻ vực dậy nền kinh tế suy sụp nặng sau thế chiến 1.
min
Theo BBC vừa đưa tin, bác Mạnh vẫn sẽ là TBT :(
Thảm hơn, chức chủ tịch quốc hội sẽ do 1 nhân vật siêu bảo thủ giáo điều- nhà triết học Mác-Lênin, một người chưa từng dính đến việc quản lý - điều hành, đồng chí Trọng :(
soctettoc
QUOTE(langtubachkhoa @ Apr 24 2006, 10:49 PM)
QUOTE(soctettoc @ Apr 24 2006, 03:39 PM)

@ Lãng:
Thế nhá, bác Phó xác nhận bác đúng là thích những bước đi chậm cháp nhá. Lần sau bạn đừng cầm đèn chạy trước ô tô, nguy hiểm lém  hehe.gif
*



Qua câu nói thế này lại càng chứng tỏ những gì anh nói về em Soc là đúng, không hiểu ý người ta nói gì hết. Anh không bảo lời em nói là sai, anh cũng chưa bàn với el về việc bác Phó thích cái gì, mà anh bảo cách tư duy của em không ổn. Bài viết trước của bác Phó mới chỉ là nhận xét, bác ấy đã nói thích cái gì đâu, mà em vội suy ra như vậy, anh biết không phải chỉ có 1 người có cùng quan điểm cách nghĩ như bác Phó về nhà nuóc VN, nhưng không phải ai cũng thích con rùa trong Ê dop, hiểu chưa?
*



He he, nhưng mà tớ suy đúng, có nghĩa là tư duy của tớ không những ổn mà còn rất ổn flex.gif rolleyes2.gif
langtubachkhoa
QUOTE(soctettoc @ Apr 24 2006, 03:52 PM)
QUOTE(langtubachkhoa @ Apr 24 2006, 10:49 PM)
QUOTE(soctettoc @ Apr 24 2006, 03:39 PM)

@ Lãng:
Thế nhá, bác Phó xác nhận bác đúng là thích những bước đi chậm cháp nhá. Lần sau bạn đừng cầm đèn chạy trước ô tô, nguy hiểm lém  hehe.gif
*



Qua câu nói thế này lại càng chứng tỏ những gì anh nói về em Soc là đúng, không hiểu ý người ta nói gì hết. Anh không bảo lời em nói là sai, anh cũng chưa bàn với el về việc bác Phó thích cái gì, mà anh bảo cách tư duy của em không ổn. Bài viết trước của bác Phó mới chỉ là nhận xét, bác ấy đã nói thích cái gì đâu, mà em vội suy ra như vậy, anh biết không phải chỉ có 1 người có cùng quan điểm cách nghĩ như bác Phó về nhà nuóc VN, nhưng không phải ai cũng thích con rùa trong Ê dop, hiểu chưa?
*



He he, nhưng mà tớ suy đúng, có nghĩa là tư duy của tớ không những ổn mà còn rất ổn flex.gif rolleyes2.gif
*



laugh1.gif hehe.gif wub.gif kiss1.gif smartass.gif w00t.gif
Mr. Smith
Thuật ngữ "toàn trị" thường được dùng để sự kiểm soát và độc tài tư tưởng trong lĩnh vực chính trị -xã hội là chính.

Em lấy thử mục từ về toàn trị trên Wikipedia ra nhé

"Common to all definitions is the attempt to mobilize of entire populations in support of the state and a political or religious ideology, and the intolerance of activities which are not directed towards the goals of the state, such as involvement with labour unions, churches or political parties. Totalitarian regimes maintain themselves in political power by means of secret police, propaganda disseminated through the state-controlled mass media, regulation and restriction of free discussion and criticism, the use of mass surveillance, and widespread
use of terror tactics."

"Điểm chung của tất cả các định nghĩa là việc cố gắng huy động toàn bộ dân chúng ủng hộ nhà nước và một hệ tư tưởng chính trị hoặc tôn giáo, và không dung thứ cho những hoạt động không hướng tới mục tiêu của nhà nước, chẳng hạn tham gia các công đoàn, nhà thờ hay đảng phái chính trị. Các chế độ toàn trị duy trì quyền lực chính trị của họ bằng lực lượng cảnh sát mật, tuyên truyền bằng hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát, quy định và hạn chế việc thảo luận và phê phán tự do, giám sát dân chúng và sử dụng rộng rãi các công cụ khủng bố".

Căn cứ vào những điểm chung nói trên thì rõ ràng nhà nước Việt Nam hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một nhà nước toàn trị. Chính vì thế, mặc dù còn có tranh cãi trên thế giới về liệu kinh tế Việt Nam có thực sự là kinh tế thị trường hay không (vì nhà nước dúng tay vào cũng hơi nhiều) nhưng hầu như chẳng có ai thắc mắc là nhà nước Việt Nam có phải là nhà nước toàn trị hay không (trừ các bác Phó, langtu....)
min
Khửa khửa, sau hơn mấy tháng cổ động cho đổi mới thì sau quá này báo chí VN và hàng triệu người có vẻ sẽ phải tiu nghỉu. laugh.gif
langtubachkhoa
QUOTE(Agent Smith @ Apr 24 2006, 03:56 PM)
Thuật ngữ "toàn trị" thường được dùng để sự kiểm soát và độc tài tư tưởng trong lĩnh vực chính trị -xã hội là chính.

Em lấy thử mục từ về toàn trị trên Wikipedia ra nhé

"Common to all definitions is the attempt to mobilize of entire populations in support of the state and a political or religious ideology, and the intolerance of activities which are not directed towards the goals of the state, such as involvement with labour unions, churches or political parties. Totalitarian regimes maintain themselves in political power by means of secret police, propaganda disseminated through the state-controlled mass media, regulation and restriction of free discussion and criticism, the use of mass surveillance, and widespread
use of terror tactics."

"Điểm chung của tất cả các định nghĩa là việc cố gắng huy động toàn bộ dân chúng ủng hộ nhà nước và một hệ tư tưởng chính trị hoặc tôn giáo, và không dung thứ cho những hoạt động không hướng tới mục tiêu của nhà nước, chẳng hạn tham gia các công đoàn, nhà thờ hay đảng phái chính trị. Các chế độ toàn trị duy trì quyền lực chính trị của họ bằng lực lượng cảnh sát mật, tuyên truyền bằng hệ thống truyền thông do nhà nước kiểm soát, quy định và hạn chế việc thảo luận và phê phán tự do, giám sát dân chúng và sử dụng rộng rãi các công cụ khủng bố".

Căn cứ vào những điểm chung nói trên thì rõ ràng nhà nước Việt Nam hiện nay hoàn toàn đáp ứng đủ tiêu chuẩn của một nhà nước toàn trị. Chính vì thế, mặc dù còn có tranh cãi trên thế giới về liệu kinh tế Việt Nam có thực sự là kinh tế thị trường hay không (vì nhà nước dúng tay vào cũng hơi nhiều) nhưng hầu như chẳng có ai thắc mắc là nhà nước Việt Nam có phải là nhà nước toàn trị hay không (trừ các bác Phó, langtu....)
*



Tớ biêt rồi, đây thục ra là quan điểm của Juliev, cái này tớ cũng nói qua rồi, nó là 1 thuật ngữ được viết nhằm mục đích chính trị, ra đời trong thời chiến tranh lạnh khi 2 phe XHCN và TBCN chửi nhau. laugh1.gif Chả nhẽ lại phải đi lôi quyển của Juliev ra rồi phân tích, chắc điên quá laugh1.gif
Phó Thường Nhân
@Soctetoc,
Khi tôi nói tôi thích con rùa hơn con thỏ, vì trong mọi cải cách nó chỉ có 3 khả năng mà thôi.
1. Cải cách dúng nhịp độ
2. Cải cách chậm
3. Cải đột biến

Tất nhiên ai cũng muốn cải cách đúng nhịp độ. Nhưng khả năng này rất hiếm. Ngay cả các nước dân chủ phương Tây có sự phản hồi của xã hội nhanh hơn rất nhiều ở một nước chậm phát triển như VN còn không làm được. Vậy rơi đuợc vào trường hợp này là khó. Nếu là một nhà khoa học. Thì người ta có thể nghiên cứu những điều kiện "cân đo đóng đếm được" để xác định. Khốn nỗi trong kinh tế, chính trị, nó vẫn là khoa học xã hội. Khả năng một mô hình toán học đáp ứng được nó rất khó.

Như vậy còn 2 xu hướng cải cách: 2 và 3. Trong đó cải cách đột biến có khả năng gây đổ vỡ. Mà đã đổ vỡ thì không cứu lại được. Nó giống như bát nước, đã hất xuống đất là mất, không thể hớt nước lại được nữa (nếu không muốn ăn bùn).

Cũng cần phải phân biệt bảo thủ về cái gì. Nếu bảo thủ về kinh tế mới sợ. Chứ nếu bảo thủ về chính trị, nhiều khi lại là lợi thế. Nó có thể giúp cho VN áp dụng một mô hình kinh tế liberal nhất, mà không sợ rối loạn xã hội.

@Smith,
Tôi vốn không tin mấy cái định nghĩa của phương Tây lắm, vì càng tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, triết học, thì tôi càng thấy các criterium của phương Tây là khập khiễng. Nó là một cái nhìn. Không phải là tất cả.
Cũng chính vì thế mà đối với tôi độc lập, tự do, hạnh phúc là những giá trị cơ bản. Không phải là dân chủ.
Tôi chỉ thích phương Tây ở phương pháp làm việc. Còn quan niệm kết luận của họ tôi không care.

Mr. Smith
Tớ không biết Juliev là ai nhưng toàn trị là khái niệm phổ quát trong chính trị học, để chỉ về một hình thái nhà nước. Thuật ngữ này được nhắc tới bởi nhiều nhà triết học và chính trị học như Karl Popper, Hannah Arendt, Zbigniew Brzezinski. Trong đó đáng kể nhất là Popper, một trong các triết gia có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20 và Arendt, người tình Heiddeger, tác giả cuốn sách Nguồn gốc chủ nghĩa toàn trị, trong đó so sánh các chế độ phát xít và cộng sản với nhau. Thuật ngữ này ban đầu ra đời để mô tả đặc điểm các chế độ phát xít, sau đó được dùng để chỉ cả phát xít và cộng sản. Cho tới thời chiến tranh lạnh thì thuật ngữ này được nhiều chuyên gia chính trị phư Brzezinski, cố vấn quốc gia của tổng thống Mỹ, nhấn mạnh cho chế độ Soviet.

Thực ra từ toàn trị cũng hơi cũ, sau này có từ hâu-toàn trị được nhiều nhà nghiên cứu, đáng kể có Havel, người sau này làm tổng thống Czech, đưa ra để mô tả các chế độ cộng sản thời hậu Stalin, trong đó sự kiểm soát chính trị đối với xã hội được nới lỏng hơn trước nhưng những quyền tự do cơ bản và xã hội công dân vẫn không được bảo đảm. Xã hội Việt Nam có lẽ hợp với khái niệm hậu toàn trị (post-totalitarism) hơn
yuyu
Tôi thấy những lập luận như kiểu bác Phó vẫn tiếp tục mập mờ, tránh né những vấn đề cơ bản.
Ví dụ:
- Khái niệm nhà nước Toàn Trị. Đó là một mô hình nhà nước mà hiểu nôm na là " Nhà Nước bao trùm lên toàn xã hội ". Định nghĩa này không phải có trước mà có sau khi xuất hiện mô hình nhà nước XHCN kiểu Stalin và XHCN kiểu Hitler.
Có nghĩa là, nói đúng hơn một " Nhà Nước - Đảng Trị " . Trong đó tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đều nằm dưới sự cai trị, kiểm soát của "Nhà Nước- Đảng ", không loại trừ một lĩnh vực nào và về khoản này, nhà nước toàn trị kiểu Stalin là chặt chẽ nhất, triệt để nhất, vì nó nắm trọn cả lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, tâm linh, thậm chí cả chuyện phòng the. Nhà nước Việt Nam sau này chính là rập khuôn mô hình đó, vì thế không có gì để bào chữa cả. Vì chính nhà nước ta tự nhận là "đảng lãnh đạo toàn diện, triệt để và tuyệt đối ". Tuy nhiên cùng với sự tan rã của 2 mô hình trên, Việt Nam cũng phải nới lỏng lĩnh vực kinh tế ( mặc dù vậy vẫn có cái đuôi XHCN và " kinh tế quốc doanh chủ đạo ") , do đó tuy tính chất " toàn trị " có bị suy giảm, nhưng bản chất của nó không hề thay đổi.
Thể hiện trên nguyên tắc bất di bất dịch là " Đảng trị tuyệt đối". Sau đó là toàn bộ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội ngoại trừ kinh tế có nới lỏng , vẫn do Đảng tuyệt đối nắm giữ, kiểm soát hoặc ít ra là được sự cho phép của đảng. Do đó Việt Nam không có xã hội dân sự. Mọi tổ chức dân sự từ thanh niên, phụ lão, nhi đồng, phụ nữ, công nhân, nông dân, thương gia, văn nghệ sĩ, cho đến sư sãi, tăng lữ v.v....và v.v....đều dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức trực tiếp, gián tiếp của đảng hay ít ra là phải được đảng cho phép. Cần phải mở ngoặc thêm là cái gai Thiên Chúa giáo, do tổ chức đặc biệt có tính quốc tế chặt chẽ, hàng giáo phẩm của đạo này do Toà Thánh bổ nhiệm, nên vấn đề phức tạp hơn, nhưng dầu vậy nhà nước toàn trị vẫn nắm quyền chủ động trong việc đồng ý hay không đồng ý việc bộ nhiệm và do đó quan hệ với Toà Thánh luôn là một việc tế nhị, vượt khỏi phạm vi tôn giáo.
Điều nhức nhối rõ nhất là hệ thống kìm kẹp, kiểm soát tư tưởng, văn hoá, đặc trưng tiêu biểu của một chế độ toàn trị vẫn đang tồn tại và quyền lực nghiêng trời.
- Chế độ độc tài. Chính đảng ta khẳng định chứ không phải ai khác khi nguyên tắc nền tảng của chế độ là Độc Tài Vô Sản ( dịch từ chữ Dictature Prolétariat) thường gọi là "chuyên chính vô sản " ( chỉ là vấn đề chữ nghĩa ) trước đây tuyên bố công khai, giờ tạm dấu đi. Nhưng bản chất không có gì thay đổi. Điều đáng nói nếu nó là nền độc tài của giới cần lao, thì cũng còn khá. Trên thực chất, người lao động vẫn nghèo khổ và chịu áp bức như xưa và khổ hơn xưa vì không có quyền tự do thành lập công đoàn và biểu tình, để bảo vệ quyền lợi của mình.
Do đó về mặt hình thức, tuy nó không phải là sự thống trị độc tài của một người, nhưng là sự thống trị độc tài của một tập đoàn người, vì vậy còn gọi là đảng trị. Nó chỉ là một nền độc tài của nhóm giai cấp Normenclatura, nhân danh giai cấp vô sản, do đó càng tệ hại, nguy hiểm, độc ác hơn.
Tức là nó vẫn mang bản chất tiêu biểu của một chế độ Độc Tài, tức là Dictature.
Phó Thường Nhân
@Smith,
phải nói thêm rằng tôi không care không có nghĩa là tôi không tìm hiểu họ. Tôi đã đọc Karl Popper, đọc Arendt, và đang đọc Havel. Tự nhiên kiếm được quyển của ông này giá có 2 euros.
(sách cũ).
Nhưng tôi bao giờ cũng suy nghĩ độc lập. Không phải họ nói cái gì cũng đúng, vì trong bản thân mỗi học giả đó họ đều có những kinh nghiệm sống riêng, gắn với một lịch sử, một truyền thống văn hoá, một tôn giáo.
Tôi có thể tham khảo, nhưng không bắt chiếc được. Vì tôi là gốc An na mít leuleu.gif có phải là Tiệp, hay Do thái đức ...đâu.
Mr. Smith
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 24 2006, 04:14 PM)
@Smith,
Tôi vốn không tin mấy cái định nghĩa của phương Tây lắm, vì càng tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, triết học, thì tôi càng thấy các criterium của phương Tây là khập khiễng. Nó là một cái nhìn. Không phải là tất cả.
Cũng chính vì thế mà đối với tôi độc lập, tự do, hạnh phúc là những giá trị cơ bản. Không phải là dân chủ.
Tôi chỉ thích phương Tây ở phương pháp làm việc. Còn quan niệm kết luận của họ tôi không care.
*



Bác Phó nói mâu thuẫn quá. Bác sử dụng một định nghĩa của phương Tây là toàn trị để nói là Việt Nam không phải là toàn trị. Như thế thì việc bác chứng minh hay bác bỏ nó cũng phải căn cứ vào cái định nghĩa đó rồi. Thế rồi bác lại bảo bác không tin mấy cái định nghĩa của phương Tây. Nếu vậy, lẽ ra bác phải đưa ra định nghĩa mới về toàn trị để rồi tự bác bỏ là Việt Nam không phải là toàn trị theo định nghĩa của bác thì mới hợp logic chứ.

yuyu
Ngoài ra, nếu muốn ta có thể đơn giản dùng phương pháp phản chứng.
Nếu bạn bảo Việt Nam không phải là toàn trị, thì hãy trả lời :
- Lĩnh vực nào ở Việt Nam không do đảng lãnh đạo ?
min
Dân chủ nên hiểu theo nghĩa thực dụng, đó trước hết là quyền lựa chọn của nhân dân. Nếu bây giờ cởi mở cho đa nguyên thì trong tương lai 5-10 năm sau hoạ may có đa đảng dân bầu, chứ giờ vẫn đóng kín mít thì chịu rồi. Giàn lãnh đạo mới lên toàn các nhân vật chán.
Hiện dân chủ trong Đảng còn không có, nói gì dân chủ trong nhà nước ?
Đa số nhân dân ( qua báo chí thì có thể thấy) muốn đổi mới, muốn có nhà lãnh đạo tối cao mới với 1 đường đi mới, nhưng rồi cuối cùng vẫn là cụ ấy tái cử- điều mà họ ko muốn. Phi dân chủ là chổ ấy, dân không muốn thì vẫn thế mà lên. Bó tay
Mr. Smith
Buồn cười là đợt trước khi cụ Mạnh lên thấy dân tình đồn đại là cụ hai ba lần từ chối, nhất quyết không lên ngồi ghế Tổng. Thế mà lần này khi một số vị lão thành thuyết phục cụ xuống thì cụ nhất định không xuống vì vẫn muốn tiếp tục phục vụ nhân dân, cho dù đúng nguyên tắc thì cụ đã quá tuổi vào Bộ Chính trị.
Hoặc cụ ngày trước giống Tào Phi, Lưu Bị, hoặc cái ghế cụ ngồi có nam châm.
min
Đại hội Đảng lần này chả khác gì đại hội Đoàn trường mà em tham gia hồi cấp 3. Thầy bí thư đoàn trường đạo diễn nhân sự hết tất tần tật từ trước, các khâu bầu bán còn lại chỉ là diễn kịch. Chả biết Đảng còn muốn cho dân ta xem diễn kịch đến bao giờ.
soctettoc
QUOTE(Agent Smith @ Apr 24 2006, 11:47 PM)
Buồn cười là đợt trước khi cụ Mạnh lên thấy dân tình đồn đại là cụ hai ba lần từ chối, nhất quyết không lên ngồi ghế Tổng. Thế mà lần này khi một số vị lão thành thuyết phục cụ xuống thì cụ nhất định không xuống vì vẫn muốn tiếp tục phục vụ nhân dân, cho dù đúng nguyên tắc thì cụ đã quá tuổi vào Bộ Chính trị.
Hoặc cụ ngày trước giống Tào Phi, Lưu Bị, hoặc cái ghế cụ ngồi có nam châm.
*



Đọc đến đây nhớ lại một chuyện buồn cười. Cách đây vài tuần, bọn tớ đang ngồi học thì thầy giáo yêu cầu đổi chỗ để lập nhóm thảo luận cãi nhau. Lẽ ra tớ chỉ đứng lên và chuyển sang chỗ ngồi khác thì tớ lại kè kè vác cái ghế đang ngồi đi sang phía bên kia lớp, bị một bạn bảo: "Sóc có tư chất làm lãnh đạo đấy, chưa gì đã sợ mất ghế!!" wub.gif w00t.gif
min
Xem danh sách Ban chấp hành trung ương X thấy có gần 30 bác tướng, và chả có quan chức nào ở Bộ ngoại giao. Chắc là nhu cầu bảo vệ sự tồn vong quá cao, thay vì hợp tác phát triển các loại.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.