Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Tư Nhân Hóa Media Sẽ Lũng đoạn ?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2
Phó Thường Nhân
Giới thiệu bởi Tí : Trong một nỗ lực phân tách chủ đề đàm luận, em tách chủ để Tư nhân hóa Media trong topic tạp phí lù "Tham Nhũng, Dân chủ, Đổi mới" ra. Một số bài của các bác Yuyu và Phó em không tách ra được vì có lẫn nội dung khác, nhưng em cố gắng giữ lại được ý các bác.


Thế các chú Dân chủ đột tiến có nghĩ tới việc báo chí tư nhân sẽ được sử dụng để tham nhũng và lũng đoạn không ???
Tư nhân khi người ta làm là vì cái gì ??? vì lợi ích bình đẳng xã hội à.
leuleu.gif

Vậy làm thế nào để tư nhân không lũng đoạn ? bác dân chủ nổi tiếng nào trả lời hộ. Hay lại vào hô khẩu hiểu như Bi bi xi đây leuleu.gif
Minh Tí
Em có cái này hỏi bác Phó, vì em thấy bác và một số bác khác hay cho là báo chí tư nhân nên đồng tiền sẽ quyết định tất cả, phải không ?

Nhưng đồng tiền từ đâu ra ? Báo chí muốn có tiền, phải có độc giả. Đó là cái mà bác em quên chăng. Trong xã hội, có những nhóm người khác nhau, báo chí cũng có những loại khác nhau phù hợp cho loại độc giả đó, mặc dù các báo có là tư nhân hay không. Ví dụ bên P này, bác em thừa biết là Le Monde dành cho nhóm cánh trái (tả, hữu ?) còn Le Figaro dành cho nhóm cánh phải. Ông chủ của Le Monde phải là một nhà tư bản, đúng không ? Vậy sao báo Le Monde lại có xu hứớng cánh trái ? Tại vì nếu nó chuyển sang ủng hộ cánh phải, thì nó sẽ phải chia xẻ thị trường độc giả với Le Firago.

Đó chính là câu trả lời cho câu hỏi "làm sao để tư nhân không lũng đoạn". Hiển như là tư nhân không thể lũng đoạn được, vì nếu lũng đoạn (ví dụ tất cả chuyển sang ủng hộ tư tưởng cánh phải) thì sẽ mất độc giả, và thế là mất tiền.

Tất nhiên, ông chủ có thể quyết định không đăng tin này tin kia, tùy vào sự phức tạp của từng trường hợp. Hơn nữa, dù sao các báo vẫn cứ hay tỏ vẻ "độc lập". Nhưng tất cả đó là những lắt léo của trò chơi. Tuy nhiên, nguyên tắc "chiếm giữ và trung thành" với độc giả là cơ bản.
BQM
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 24 2006, 09:12 PM)
Thế các chú Dân chủ đột tiến có nghĩ tới việc báo chí tư nhân sẽ được sử dụng để tham nhũng và lũng đoạn không ???
Tư nhân khi người ta làm là vì cái gì ??? vì lợi ích bình đẳng xã hội à.
leuleu.gif

Vậy làm thế nào để tư nhân không lũng đoạn ? bác dân chủ nổi tiếng nào trả lời hộ. Hay lại vào hô khẩu hiểu như Bi bi xi đây  leuleu.gif
*



Câu hỏi của đồng chí cũng giống trước đây có người lo "bỏ tem phiếu thì con buôn kẹp cổ cán bộ chết à"? Thế cuối cùng có chết không nhỉ? boxing.gif
Phó Thường Nhân
@timo, BGM
Báo chí không phải chỉ là hàng hoá thông thường và sống bằng độc giả. Nếu nó chỉ có vậy, sao lúc đánh nhau, người ta cứ phải chiếm đài phát thanh, ném bom đài truyền hình làm gì ? Các chú suy nghĩ thêm một tí nữa, so sánh tình trạng báo chí ở phương Tây thì sẽ biết.

Làm sao lại so sánh với tem phiếu. Chế độ tem phiếu chỉ ảnh hưởng tới thành thị, chủ yếu ở HN. Bỏ nó, cán bộ,nhân viên nhà nước bị đụng chạm, chứ có phải toàn bộ xã hội VN đâu ? không kể lúc bỏ, thực ra người ta có còn sống được với tem phiếu đâu ?
NguoiVN
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 24 2006, 03:01 PM)
@timo, BGM
Báo chí không phải chỉ là hàng hoá thông thường và sống bằng độc giả. Nếu nó chỉ có vậy, sao lúc đánh nhau, người ta cứ phải chiếm đài phát thanh, ném bom đài truyền hình làm gì ? Các chú suy nghĩ thêm một tí nữa, so sánh tình trạng báo chí ở phương Tây thì sẽ biết.

Làm sao lại so sánh với tem phiếu. Chế độ tem phiếu chỉ ảnh hưởng tới thành thị, chủ yếu ở HN. Bỏ nó, cán bộ,nhân viên nhà nước bị đụng chạm, chứ có phải toàn bộ xã hội VN đâu ? không kể lúc bỏ, thực ra người ta có còn sống được với tem phiếu đâu ?
*




nó đâu có tuyên truyền cho thằng nào mãi đâu, có lợi cho nó thôi, lúc nào thôi, mà tự do báo chí mang lại cân bằng và góp phần điều tiết lượng thông tin, xét trên qui luật thị trường cạnh tranh lành mạnh

em muốn xem tự do báo chí ở việtnam để xem trình độ quảng cáo của đảng tới đâu, em nghĩ chưa chắc các báo khác ra mà ăn được đảng, đảng không muốn nhượng bộ đã đành, có nhượng bộ thì tình hình 5 năm trở lại thế thượng phong vẫn vậy thôi
Minh Tí
Báo chí hay thông tin hẳn nhiên không phải là hàng hoá thông thường. Nó có nhiều nguồn tiền khác nhau (quảng cáo chả hạn), nhưng để có được những nguồn tài chính đó, cơ bản nhất là nó giành được thị trường độc giả. Xét đại thể những bài viết của báo phải phù hợp với độc giả của nó. Vậy thôi. Bác bẻ lại luận điểm đó đi xem nào.

Còn tất nhiên, thông tin là hàng hóa đặc biệt, trong chiến tranh và ngay cả trong những đấu đá thương trường hay chính trường, nó cũng là một vũ khí. Nhưng đó là những trường hợp đặc biệt.

Điều bác muốn chứng minh, là "tư nhân sẽ lũng đoạn" thị trường thông tin. Bác em chứng minh đê. Luận điểm đơn giản của em là "Thông tin" là thị trường, có cạnh tranh. Mà cạnh tranh thì cơ bản nhất là hướng đến độc giả. Do vậy không thể lũng đoạn được. Nếu có chỉ là nhất thời và không bền vững.

Mà bác em ạ, bác em muốn bảo vệ luận điểm của mình thì chứng minh đi. Chả nên bắt em đi chứng minh luận điểm của bác, vô lí bác nhỉ. Còn bác cứ bảo kiểu "suy nghĩ thêm đi, so sánh với báo chí phương Tây" thì đơn giản quá bác ạ, em cũng bảo bác như vậy được. Chơi đẹp đê. Đúng em khoanh tay ngồi nghe, không thì em lại giơ tay góp ý.
Phó Thường Nhân
Các chú chỉ hiểu thông tin là hàng hoá, điều này đúng. Nhưng không đủ. Một điều quan trọng nữa thông tin la quyền lực. Và như vây sẽ có sự lợi dụng thông tin để tiếm quyền. Và có quyền tức lf có lợi. Người ta không bắt buộc phải thu lợi trực tiếp qua cái cửa thông tin là hàng hoá.
Điều này không xẩy ra trong các nước phương Tây, vì nhà nước và pháp luật nó mạnh quản lý được. Ngay cả trong trường hợp này nó cũng là những oligarchie không phải là tự do. Các chú có hiểu điều đó không ?
Dân chủ phương Tây là oligarche, không phải là như trong lý thuyết. Các chú chỉ nói lý thuyết, trong thực tế chế độ ở phương Tây và lý thuyết dân chủ nó cũng khác nhau như lý tưởng cộng sản và nhà nước lập ra theo lý thuyết đó vậy. Còn sở dĩ quyền lợi công dân được bảo đảm là do pháp luật.

Khi nào các chú hiểu được điều đó, thì mới thực sự hiểu được dân chủ. Còn không thì cứ đi tuyên truyền đi. Vì tuyên truyền dễ hơn suy nghĩ; Tôi để cho bác yuyu và các chú nói. leuleu.gif
dân chủ là dân làm chủ, bla bla, dân chủ chống được tham những, bla bla ... leuleu.gif

Thực tế tí đê
BQM
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 24 2006, 10:43 PM)
Các chú chỉ hiểu thông tin là hàng hoá, điều này đúng. Nhưng không đủ. Một điều quan trọng nữa thông tin la quyền lực. Và như vây sẽ có sự lợi dụng thông tin để tiếm quyền. Và có quyền tức lf có lợi. Người ta không bắt buộc phải thu lợi trực tiếp qua cái cửa thông tin là hàng hoá.
Điều này không xẩy ra trong các nước phương Tây, vì nhà nước và pháp luật nó mạnh quản lý được. Ngay cả trong trường hợp này nó cũng là những oligarchie không phải là tự do. Các chú có hiểu điều đó không ?
Dân chủ phương Tây là oligarche, không phải là như trong lý thuyết. Các chú chỉ nói lý thuyết, trong thực tế chế độ ở phương Tây và lý thuyết dân chủ nó cũng khác nhau như lý tưởng cộng sản và nhà nước lập ra theo lý thuyết đó vậy. Còn sở dĩ quyền lợi công dân được bảo đảm là do pháp luật.

Khi nào các chú hiểu được điều đó, thì mới thực sự hiểu được dân chủ. Còn không thì cứ đi tuyên truyền đi. Vì tuyên truyền dễ hơn suy nghĩ;  Tôi để cho bác yuyu và các chú nói.  leuleu.gif
dân chủ là dân làm chủ, bla bla, dân chủ chống được tham những, bla bla ... leuleu.gif

Thực tế tí đê
*



Đang nói về VN sao đ.c này lại chuyển sang Tây thế nhỉ. thumbdown.gif
Minh Tí
Em chả lan man sang DC dân trẹo gì cả. Em đang trông chờ bác chứng minh "tư nhân thì lũng đoạn". Trong bài trên, bác bảo thông tin là quyền lực, người ta lợi dụng thong tin để tiếm quyền, và quyền dẫn đến lợi.

Vâng, thể nào cũng có người lợi dụng thông tin để tiếm quyền như bác nói, nhưng để đến mức lũng đoạn được thì lại khác. Cạnh tranh để đâu ? Chả nhẽ các nguồn thông tin khác lại chịu để cho ai đó lũng đoạn, chiếm thị phần của mình à ? Thực tế đi.

Luận điểm của bác chưa thuyết phục được "tư nhân thì lũng đoạn". Đấy là em chưa kể chuyện từ quyền dẫn đến lợi như bác nói cụ thể là như thế nào.

Mí cả bác đừng lói gì liên can đến DC nhé. Ở đây em đang hầu bác chuyện "tư nhân thì lũng đoạn" thôi. Bác đang chuyện này thì tập trung đi, không xọ sang chuyện khác.

Ngoài lề : Còn chuyện bác cứ thích chơi trên cơ, gọi bọn em là chú chú. Em hơi bị dị ứng một chút. Bác tiếp tục thì em sẽ chuyển sang gọi bác là "lão già" cho nó tương xứng.
yuyu
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 24 2006, 04:43 PM)
Các chú chỉ hiểu thông tin là hàng hoá, điều này đúng. Nhưng không đủ. Một điều quan trọng nữa thông tin la quyền lực. Và như vây sẽ có sự lợi dụng thông tin để tiếm quyền. Và có quyền tức lf có lợi. Người ta không bắt buộc phải thu lợi trực tiếp qua cái cửa thông tin là hàng hoá.
Điều này không xẩy ra trong các nước phương Tây, vì nhà nước và pháp luật nó mạnh quản lý được. Ngay cả trong trường hợp này nó cũng là những oligarchie không phải là tự do. Các chú có hiểu điều đó không ?
Dân chủ phương Tây là oligarche, không phải là như trong lý thuyết. Các chú chỉ nói lý thuyết, trong thực tế chế độ ở phương Tây và lý thuyết dân chủ nó cũng khác nhau như lý tưởng cộng sản và nhà nước lập ra theo lý thuyết đó vậy. Còn sở dĩ quyền lợi công dân được bảo đảm là do pháp luật.

Khi nào các chú hiểu được điều đó, thì mới thực sự hiểu được dân chủ. Còn không thì cứ đi tuyên truyền đi. Vì tuyên truyền dễ hơn suy nghĩ;  Tôi để cho bác yuyu và các chú nói.  leuleu.gif
dân chủ là dân làm chủ, bla bla, dân chủ chống được tham những, bla bla ... leuleu.gif

Thực tế tí đê
*




Bác Phó mâu thuẫn rồi.
Thông tin là quyền lực.
Chính vì thế để tránh lạm dụng thông tin để chiếm quyền lực, người ta mới phải tự do hoá thông tin, đa nguyên hoá thông tin.

Luận điểm này của anh Phó tự phủ định luận điểm bảo vệ độc tài thông tin của anh.
Trong khi anh lo sợ thông tin tự do sẽ có kẻ lợi dụng thông tin để chiếm quyền lực, thì anh lại "quên " rằng chính chế độ độc tài thông tin đang là kẻ lù lù nhãn tiền chiếm quyền lực, chứ tìm đâu xa ?

Luận điểm này của bác Phó và chú Lãng Tử đã bị bẻ gẫy từ lâu rồi, nay bác lại nhắc lại :

Đó là luận điểm "Tiên Nghiệm" nghiễm nhiên coi chế độ độc tài là tốt , là Yêu Nước, là chăm lo bảo vệ chủ quyền đất nước, vị quốc vong thân bla bla bla .....trong khi lại coi Dân Chủ là có nguy cơ lợi dụng để tiếm quyền, tham nhũng, bán nước v.v...bla bla bla ????

Sao lại tư duy lộn ngược như vậy ?

À mà cũng không phải là lộn ngược. Có một điều đúng : Đó là nếu nhìn dưới con mắt tiêu cực, nhà chính trị luôn có xu hướng độc tài, xu hướng lạm quyền, và xu hướng thoái hoá, thối nát nếu nắm quyền độc tài quá lâu. Chính vì thế người ta phải nghĩ ra cơ chế dân chủ để khiến anh phải cạnh tranh, luân phiên cầm quyền, ngõ hầu hạn chế xu hướng thoái hoá nói trên ( nghĩa là nhìn dưới con mắt tiêu cực, dân chủ cũng không phải là cái gì đẹp đẽ, nhưng là cơ chế, giúp cho chính trị không bị thối nát ).
Thế đã rõ chưa ?

Còn nhìn dưới con mắt kinh tế, thì ý của chú Timo là đúng quá rồi, anh Phó còn cãi cùn làm gì nữa ?
Tự Do thông tin chính là để hạn chế lũng đoạn thông tin.

Cứ nhìn với con mắt tiêu cực, cho là tờ báo nào cũng có xu hưóng nói láo đi. Thế thì trong một cơ chế thông tin tự do, anh có dám nói láo không, khi anh không thèm chú ý đến độc giả ? và các tờ báo khác đang lăm lăm cạnh tranh với anh ?

Nghĩa là ở đây ta giả thiết nhà báo là những kẻ vô lương tâm, nhưng rõ ràng anh muốn thu lợi, thì anh phaỉ phục vụ độc giả của anh. Vì túi tiền của anh, buộc anh phải thông tin trung thực, nhanh chóng khách quan, nếu không thì anh bể nồi cơm trước.
Điều này giống hệt trong cơ chế Kinh Tế thị trường thôi.
Cứ giả thiết là các nhà buôn toàn là bọn vô đạo, chỉ muốn thủ lợi, nhưng rõ ràng anh phải sản xuất hàng hoá phù hợp với nhu cầu khách hàng thì mới kiếm được lợi, cho nên bắt buộc anh phải cải tiến không ngừng và bảo đảm uy tín chất lượng liên tục, không phải là anh đạo đức gì, nhưng là để cho túi tiền của anh không bị vơi đi.
Khách Hàng trở thành '' Thượng Đế " là vì vậy.
Suy rộng ra chính trị cũng vậy thôi. Độc Quyền chính trị dẫn đến thối nát, tham nhũng, bán nước, vì bọn độc tài không có ai cạnh tranh, giám sát, trừng phạt .....sẽ có xu hướng lộng quyền, để mãi quốc cầu vinh.
Các nhà Dân Chủ cũng chả hơn gì, nhưng trong cơ chế dân chủ, họ không có chỗ để lạm quyền, không có thời gian để thối nát vì họ cứ phải cạnh tranh nhau và phải luôn luôn chiều ý dân, để còn lên nắm được chính quyền, vì chỉ có mỗi một cách lên nắm chính quyền là thông qua sự tuyển chọn của người dân. Do đó nhân dân trò thành " ông chủ " là như vậy.

Thế là lập luận với tư duy của các nhà duy lợi, bác bỏ mọi ảo tưởng đạo đức, nhìn vấn đề một cách trần trụi, cũng thấy rằng cơ chế dân chủ là cơ chế tốt nhất, hay ít xấu nhất, để không một chính khách nào ( với cái nhìn tiêu cực là toàn một bọn gian ác ) có thể lợi dụng chính quyền để mưu lợi ích riêng tư. Và dưới một chế độ dân chủ, những chính khách với giả thiết tiêu cực nhất, cũng không thể làm ác, vì buộc phải chiều theo lòng dân. Nghĩa là cơ chế dân chủ, đã khiến cho lý tưởng nhân dân làm chủ trở thành hiện thực, không phải vì đạo đức của các nhà chính trị mà chính là vì cơ chế dân chủ đã khiến họ phải tôn trọng ý nguyện của nhân dân.
yuyu
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Feb 24 2006, 03:12 PM)
Thế các chú Dân chủ đột tiến có nghĩ tới việc báo chí tư nhân sẽ được sử dụng để tham nhũng và lũng đoạn không ???
Tư nhân khi người ta làm là vì cái gì ??? vì lợi ích bình đẳng xã hội à.
leuleu.gif

Vậy làm thế nào để tư nhân không lũng đoạn ? bác dân chủ nổi tiếng nào trả lời hộ. Hay lại vào hô khẩu hiểu như Bi bi xi đây  leuleu.gif
*




Đúng cứ nhìn một cách tiêu cực, cho là báo chí tư nhân toàn một bọn tham lam vụ lợi.
Nhưng muốn vụ lợi thì phải phục vụ đúng nhu cầu độc giả. Nếu làm trái ý độc giả, thì người khác sẽ làm thay và kết quả là toà báo...sập tiệm.

Bây giờ đến cơ chế nhà nước độc quyền báo chí.
Hẳn để cho công bằng, ta cũng đồng ý là nhà nước cũng là một bọn tham lam vụ lợi nốt. Vậy nếu nó lạm quyền, không phục vụ đúng nhu cầu của nhân dân, thì ai làm gì được nó ?
Nói theo kiểu Quí zen : " nó cứ thối nát đấy, ai làm gì được nó " ?
Rõ ràng là một cơ chế độc tài, không thể nào tử tế được vì không có ai cạnh tranh khiến nó phải tu thân, cũng không có ai trừng phạt khiến nó phải tử tế.
Tóm lại chỉ có cơ chế đa nguyên, tự do thông tin mới có thể làm thông tin khách quan, trung thực và mọi phẩm chất tốt đẹp khác ( với giả thiết tiêu cực nhất là nó buộc phải làm như thế vì quyền lợi của chính nó, chứ không phải vì nó có đạo đực gì )

Vì vậy một mô hình nhà nước Dân Chủ - Pháp Trị với đầy đủ các quyền tự do và một thể chế đa nguyên, đa đảng là cách tốt nhất để làm chính trị phải phục vụ nhân dân, biến lý tưởng Nhân Dân Làm Chủ thành hiện thực ( ngay cả với giả thiết xấu nhất là các chính khách toàn những kẻ không tử tế ).
NguoiVN
QUOTE(timo @ Feb 24 2006, 04:18 PM)
Em chả lan man sang DC dân trẹo gì cả. Em đang trông chờ bác chứng minh "tư nhân thì lũng đoạn". Trong bài trên, bác bảo thông tin là quyền lực, người ta lợi dụng thong tin để tiếm quyền, và quyền dẫn đến lợi.

Vâng, thể nào cũng có người lợi dụng thông tin để tiếm quyền như bác nói, nhưng để đến mức lũng đoạn được thì lại khác. Cạnh tranh để đâu ? Chả nhẽ các nguồn thông tin khác lại chịu để cho ai đó lũng đoạn, chiếm thị phần của mình à ? Thực tế đi.

Luận điểm của bác chưa thuyết phục được "tư nhân thì lũng đoạn". Đấy là em chưa kể chuyện từ quyền dẫn đến lợi như bác nói cụ thể là như thế nào.

Mí cả bác đừng lói gì liên can đến DC nhé. Ở đây em đang hầu bác chuyện "tư nhân thì lũng đoạn" thôi. Bác đang chuyện này thì tập trung đi, không xọ sang chuyện khác.

Ngoài lề : Còn chuyện bác cứ thích chơi trên cơ, gọi bọn em là chú chú. Em hơi bị dị ứng một chút. Bác tiếp tục thì em sẽ chuyển sang gọi bác là "lão già" cho nó tương xứng.
*




tự do báo chí thì xu thế sẽ là nói về sex, và các chuyện dâm, nhiều báo chí cỡi truồn và văn hoá cởi áo, chả thằng nào bỏ tiền mua báo DC đọc đâu, có vốn mẽo back up sau lưng cũng vất

nếu cho tự do báo chí, em sẽ mỡ một cái naked news, làm cái playboy, cho đánh bạc thì em mỡ cái hotel casino, các bác vào đánh bạc, xem quay film playboi, xem naked news và đọc truyện, thơ cỡi truồn
voiconlontalonton
QUOTE
tự do báo chí thì xu thế sẽ là nói về sex, và các chuyện dâm, nhiều báo chí cỡi truồn và văn hoá cởi áo, chả thằng nào bỏ tiền mua báo DC đọc đâu, có vốn mẽo back up sau lưng cũng vất

nếu cho tự do báo chí, em sẽ mỡ một cái naked news, làm cái playboy, cho đánh bạc thì em mỡ cái hotel casino, các bác vào đánh bạc, xem quay film playboi, xem naked news và đọc truyện, thơ cỡi truồn

Tự do cũng có nhiều mức độ
Nhà nước nắm pháp luật trong tay nên nếu không thích mấy cái báo đó thì vẫn cấm được chứ sao?

Nếu cho phép tự do báo chí về chính trị đảm bảo báo DC đắt hàng, vì nó mới lạ, từ trước đến giờ chưa được đọc, cảm giác được biết, được tham gia,.. chính trị liên quan đến kinh tế nên sẽ rất lãi đấy bác ạ. Còn mấy cái báo playboi đảm bảo sẽ bị cấm vì thuần phong mĩ tục. Thế mà cũng gọi là đầu óc kinh doanh, hài hước laugh.gif
QUOTE
em xin lỗi hai bác phó và yuyu, nói thực với suy nghĩ thì việtnam vào tay những người suy nghĩ như các bác thì cũng chả tới đâu, vào tay những người như em, những thằng có đầu óc kinh doanh, vào tay tư bản việt thì mới mong đi lên được

xét về mặt năng lực tư duy, khả năng và kinh nghiệm thì em hiện nay không đủ tiêu chuẩn, nhưng tương lai 20 năm nữa thì có lẽ có khả quan hơn, hy vọng là những tụi như em sau khi vây cánh lại với nhau thì đủ độ mạnh cần để chơi lớn, chứ không phải nói lớn  đọc bài các bác dù chăm chút phần lý luận và có cảm nhận là chữ khá nhiều nhưng em vẫn thấy còn xa vời, tạo cho người đọc nói chung nghĩ về chủ nghĩa không tưởng,

nhưng mà các bác vẫn giỏi hơn em nhiều, em vẫn học hỏi được rất nhiều nếu chịu khó để tâm

Vào tay những người kinh doanh thì cũng nguy hiểm lắm, cái gì cũng dám bán, bán cả đồng đội ấy chứ, nên bác có liên kết thì cũng cẩn thận nhé

Nói tóm lại là nên biết dựa vào nhau, người thì làm việc tay chân, người làm việc mồm miệng chứ không nên loại trừ. Cũng có lúc cần đến nếu muốn chơi lớn bác ạ.

Đúng là hiện nay trình độ bác vẫn chưa đủ, thôi cố đợi 20 năm nữa rolleyes2.gif
Phó Thường Nhân
@Tỉểu Vũ,
Những điều tôi nói hoàn toàn không theo cảm tính. Nếu tôi nói theo cảm tính thì tôi đã nói giống bác yuyu, trademark. Tôi không sống ở VN mà sống ở trong một nước theo chế độ dân chủ tương đối tốt. Vậy nếu theo cảm tính thì tôi sẽ phải ca ngợi một chiều như yuyu. Vì những điều yuyu nói, thực tế chính la tuyên truyền của người ta (người ta ở đây là phương Tây nhé).
@Timo,
Chú muốn gọi tôi thế nào cũng được. Chỉ cần chấp nhận điều lệ tôn trọng người khác của diễn đàn. Những gì tôi nói có thể coi như những gạch đầu dòng, để ai muốn tìm hiểu thì có thể tự tìm hiểu. Tôi không tuyên truyền. Khi tôi nói dânchủ phương Tây là Oligarche là có lý do, khi tôi nói dân chủ ở VN phải là thêm vào là có lý do, khi tôi nói, nếu không cẩn thận thì dân chủ sẽ làm tan ra nhà nứoc là có lý do. Khi tôi nói dân chủ không giải quyết được tham nhũng là có lý do. Trong khoa học xã hội, người ta không thể thí nghiệm được, nên khả năng chứng minh kiểu khoa học tự nhiên là không thể có, mà chỉ có thể học hỏi, xem xét kinh nghiệm những nơi người ta đã thực hiện, nó không phải là một thí nghiệm vật lý, hay hoá học, hỏng thì làm lại. Như vậy tất cả những kinh nghiệm ở mọi nơi đều tốt, cả nơi thành công lẫn nơi không thành công. Thậm chí nơi không thành công, lại quan trọng hơn nơi thành công, vì ở đó ngưòi ta có thể tìm thấy cái cause, và những điều ngấm ngầm của nó.

Trở lại vấn đề thông tin. Thông tin ở đây có nhiều ý nghĩa. Nó có thể là hàng hoá (làm tiếp thị, giới thiệu đồ, bán hàng, nếu cao một lối sống, một đạo đức.), nó có thể phục vụ xã hội dân sự (tố cáo các hành vi xấu, việc làm xấu..), nó cũng là một công cụ quyền lực (tuyên truyền, gây áp lực, ảnh hưởng). Ở đây có rất nhiều người nghe BBC, RFI, châu Á tự do của Mỹ… Nhưng thông tin đấy họ đâu có bán, đâu có là hàng hoá. Nhưng cơ quan truyền thông ấy đều là của chính phủ những nước liên quan. Thông tin không phải lúc nào cũng là hàng hoá.

Cái thông tin là hàng hoá, thì hiện tại ở VN đã có. Nó chỉ chưa đựoc tư nhân hoá thôi, và thực ra nó đã được tư nhân hoá ngầm. Điều thứ 2, là phần tố cáo nó cũng tồn tại (nếu không thì làm sao các chú các bác ở đây biết được các vụ tham nhũng,). Còn điều thứ 3 thì vẫn bị nhà nứơc VN quản lý. Ở đây các chú các bác có tâm lý, là việc tố cáo chưa đủ, rằng nó vẫn là một sự bao che. điều này thì tôi không rõ, vì tôi không ở VN. Nhưng tôi nghĩ vấn đề ở dây là sử lý, và việc sử lý có thể không hợp lý, đã khiến các chú các bác nghĩ báo chí phải mạnh mồm hơn nữa. Nhưng điều này không đúng. Vì việc sử lý này là pháp luật. Chính pháp luật không rõ ràng hay còn những cơ chế vượt luật,ngầm khiến nó không hợp lý. Điều này thì vượt ngoài tầm báo chí.

Để báo chí mạnh mồm hơn nữa, các chú yêu câu tư nhân hoá. Rồi lấy cái thuyết « thị trường tự điều chỉnh » để biện hộ. Trong thực tế, báo chí tư nhân là quá trình tư nhân hoá thông tin, nó không tự điều chỉnh được. Nói chính xác hơn là có những thông tin có thể tự điều chỉnh bằng thị trường (ví dụ các trò chơi, một phần các tác phẩm hội hoạ, văn học,tóm lại những cái gì đơn thần là giải trí, hay kiến thức khoa học tự nhiên) còn những thông tin khác thì không. Tư nhân hoá thông tin không có nghĩa là báo chí trung thực hơn, mà nó chỉ phản ánh cụ thể hơn quyền lợi tư nhân. Mà quyền lợi tư nhân đầu tiên là của chủ báo, và các tập đoàn tài chính, tài phiệt ăn theo nó, trả tiền cho nó. Điều này sẽ dẫn tới cái điều phức tạp nhất của thông tin là điều thứ 3 , tôi nói ở trên, « thông tin là quyền lực ». Lấy một ví dụ, nếu một tờ báo tư nhân, được một tài phiệt trả tiền, yêu cầu bảo vệ một quyền lợi của họ, bằng cách gây sức ép, đưa tin đồn nhảm, thất thiệt. Người ta có thể trả rất nhiều tiền, nhiều hơn cả lợi nhuận của việc đưa tin chính xác, thì các chú các bác nghĩ người ta sẽ đưa thông tin như thế nào. Nếu các chú hiểu thêm rằng, tài phiệt đó có thể là của ngưòi nước ngoài, ví dụ Đài loan, Hàn Quốc (vì họ muốn thoát luật đầu tư, ăn cơ chế), hay TQ (khi họ muốn gây ảnh hưởng,), hay Mỹ (muốn lật đổ).. thì các chú các bác tính sao. Lúc này thông tin không còn là hàng hoá nữa. Chính vì thế mà khi đánh nhau, người ta (ngưòi ta đây là kẻ xâm lược) phải đánh đài phát thanh, truyền hình để bịt mồm trước. Đén đây thì các chú các bác còn thấy thông tin là hàng hoá thông thường không ?

Như vậy để có thể tư nhân hoá ở mức độ cao (trong thực tế chỉ có Mỹ là thông tin hoàn toàn tư nhân hoá, nên thực ra nó lại là ngoại lệ, ngay cả Pháp, Đức, Nhật, họ vẫn có cty nhà nứơc), thì phải có khung luật đảm bảo. Tài chính, yểm trợ đằng sau các tập đoàn báo chí đảm bảo, vân phải tồn tại các công ty nhà nước về thông tin…. chỉ trong trường hợp đấy thì người ta mới có thể tư nhân hoá báo chí một cách hiệu quả và có lợi, vừa mở rộng xã hội công dân, vừa củng cố nhà nước, không gây rối loạn, . Đây cũng là điều kiện ở phương Tây, vậy VN đã có những điều kiện đó chưa. Nếu chưa có, sao không tìm hiểu những việc đó đi, mà chỉ ngồi
« dân chủ là dân làm chủ bla bla, tự do báo chí bla bla, ai không đồng ý với tôi là độc tài bla bla… » một cách rỗng tuếch.
Tất nhiên phân tích như thế khó hơn. Vì nó không có sẵn trong BBC, cũng như ở phương Tây đây là phần ngầm của nó. Phải chịu khó tìm hiểu mới thấy, chứ họ vén lưng cho các chú các bác làm gì. Nếu chỉ đi vào cơ quan hành chính của nó, rồi được phát cho cái phong bì không mất tem,từ đó cứ cám ơn dân chủ mãi thì không thể thấy được. Cũng như nhầm việc quan hệ quốc tế, phải viện trợ cho Lào 30 triệu, là hệ quả của nhất đảng (vì chắc đa đảng thì không còn cần tới Lào) làm sao mà hiểu được.
Tóm lại là phải có một cách phân tích, chia nhỏ, tìm quan hệ, tính chất. Rồi trong từng phần đó có đối sách hiệu quả. Trong cách phan tích đó, tìm hiểu kinh nghiệm của tất cả các nước, để xem hậu qủa hiệu qủa từng cách tôt.chức ra sao. Sau đó đối chiếu với VN xem cái gì nên làm cái gì không, cái gì hợp lý đem lại tiến bộ, cái gì có thể là mầm loạn lạc, để dự đoán trước. Đấy là cách làm việc khoa học.
Minh Tí
bác Phó viết dài, nhưng ý thì vẫn chỉ có vậy : tài phiệt (hay các thế lực khác) chi tiền và lũng đoạn thông tin. Cái đó bài trước bác đã nói rồi, em có nhắc là Cạnh tranh để đâu và độc giả để đâu thì bác lại không giả nhời. Vậy em nói tiếp với bác cái gì đây ?

Hơn nữa, e bác hiểu nhầm. Em chỉ phản đối quan điểm "tư nhân thì lũng đoạn" của bác, chứ không phải là em ủng hộ chuyện tư nhân ngay lập tức, không có kế hoạch từng bước.

Thôi, em viết gạch đầu dòng cho rõ ý :

- Thứ nhất, tư nhân hóa không có nghĩa là tài phiệt hay thế lực nước ngoài nắm quyền được. Việc đó còn do Nhà nước qui định. Chả hạn người ta qui định cấm không cho người nước ngoài sở hữu quá 50% cổ phần tòa báo, như kiểu Ngân hàng hiện tại. Ý bác nói là tư nhân 100% tự do 100% phải không ? Như vậy em với bác vênh nhau ở điểm này.

- Thứ hai, giả sử có tài phiệt chi phối đi. Cứ ví dụ là tài phiệt Hàn nắm tờ báo nào đó và ra sức chi tiền cho báo viết bài ủng hộ sản phẩm của Hàn chả hạn. Thế tài phiệt Mỹ nắm tờ báo khác chả nhẽ lại để yên mà không táng cho lại ??? Đó là cạnh tranh vậy.

- Thứ ba, ngay thời điểm hiện tại, chả tư nhân tư nhẹo gì cả nhưng vẫn đầy chuyện chi tiền viết báo đánh thằng này, diệt thằng kia (thằng =người hoặc sản phẩm). Như vậy chuyện này không cần phải tư nhân hóa mà tại thời điểm hiện tại nó vẫn diễn ra phổ biến.

- Thứ tư, giả sử có hai tờ báo của Hàn và Mỹ cứ phệt nhau đi. Ai quan tâm ? Tài phiệt Hàn và Mỹ thừa tiền cứ nuôi hai tờ đó, nhưng quan trọng là hai tờ đó chiếm bao nhiêu thị phần độc giả ? Độc giả có quan tâm đến vấn đề đó không ? Đó cũng chính là cạnh tranh vậy.

- Thứ năm, trong cạnh tranh thì uy tín là quan trọng nhất. Một tờ báo uy tín không thể hy sinh lợi ích của mình mà đăng tin vịt, tin nhảm được, nếu có thì khi sự việc đổ bể, khắc cả equipe đi tong.

- Thứ sáu, tư nhân cũng không có nghĩa toàn khiêu dâm, bạo lực,... Việc đó của Nhà nước qui định. Hơn nữa, người làm báo cũng phải tự điều chỉnh mình cho phù hợp với độc giả mà mình hướng đến. Ví dụ quá chú trọng đến mấy chuyện đó có thể thu hút đươc độc giả trẻ nhưng sẽ đánh mất độc giả trung niên và lớn tuổi. Ví dụ ngoisao.net có thể làm vậy vì người ta xác định độc giả là trẻ, nhưng Tuổi Trẻ, Nhân dân không thể làm như vậy được.


Tóm lại, tư nhân hóa chỉ là đa dạng hóa nguồn thông tin trong một môi trường cạnh tranh và có sự quản lí của Nhà nước. Không thể "tư nhân thì lũng đoạn" được.

Nói chung, giữa em và bác cũng không vênh nhau quá xa về quan điểm (au fond), nhưng khác nhau về thái độ tiếp cận.
Lê Ki Ma
QUOTE(timo @ Feb 27 2006, 09:02 PM)


Hơn nữa, e bác hiểu nhầm. Em chỉ phản đối quan điểm "tư nhân thì lũng đoạn" của bác, chứ không phải là em ủng hộ chuyện tư nhân ngay lập tức, không có kế hoạch từng bước.

Thôi, em viết gạch đầu dòng cho rõ ý :

- Thứ nhất, tư nhân hóa không có nghĩa là tài phiệt hay thế lực nước ngoài nắm quyền được. Việc đó còn do Nhà nước qui định. Chả hạn người ta qui định cấm không cho người nước ngoài sở hữu quá 50% cổ phần tòa báo, như kiểu Ngân hàng hiện tại. Ý bác nói là tư nhân 100% tự do 100% phải không ? Như vậy em với bác vênh nhau ở điểm này.

- Thứ hai, giả sử có tài phiệt chi phối đi. Cứ ví dụ là tài phiệt Hàn nắm tờ báo nào đó và ra sức chi tiền cho báo viết bài ủng hộ sản phẩm của Hàn chả hạn. Thế tài phiệt Mỹ nắm tờ báo khác chả nhẽ lại để yên mà không táng cho lại ??? Đó là cạnh tranh vậy.



Tư nhân sẽ không làm cho kinh tế VN yếu đi, song lại đe doạ vị trí độc tôn của Đảng. Đảng phải bảo kê các anh doanh nghiệp nhà nước với thế độc quyền chứ, ai lại cho cạnh tranh bình đẳng để các anh này bị bọn tư bản dân tộc ví lại tư bản ngoại quốc bóp chết không kịp ngáp à ? Bọn ấy mà bị bóp rồi thì Đảng cũng chả khác xxx gì mèo trụi lông.
Phó Thường Nhân
@Timo,
Đúng là như vậy. Có điều chú nên tìm hiểu rằng tư hữu cũng là quyền lực. Và quyền lực dó còn đáng sợ hơn nếu người có quyền lực đó không nằm dưới pháp luật VN.
Ngày xưa, lúc Pháp bắt đầu xâm lược VN, họ chỉ đòi quyền extra-teritorial cho công dân của họ thôi, và đó thực chất đã là bắt đầu chế độ thực dân. Vậy trong hoàn cảnh hiện nay, khi toàn cầu hoá là xu hương không tránh khỏi và nên đón đầu tham gia tích cực, thì điều gì sẽ giúp cho người ta bảo đảm được chủ quyền, để có lợi.
Khi nói tới dân chủ, tự do, mà thực chất quá trình này là luật hoá, tư nhân hoá, người ta không thể không quan tâm điều những điều này. Tóm lại phải "ngâm cứu" dân chủ từ gốc, và trong hoàn cảnh toàn cầu hoá, với mục đích làm lợi cho nước mình, dân mình mới được.
@Tiểu Vũ,
Nếu những điều tranh cãi giúp những thành viên VNE suy nghĩ thì đã là tốt rồi. Nghĩ làm gì vội đến bộ chính trị. leuleu.gif

Minh Tí
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Mar 10 2006, 12:17 AM)
@Timo, Tiểu Vũ,
Không có ra ngoài vấn đề đâu, nếu người đọc nghĩ một chút. Bài tôi viết về nhà nước ở trên, là để trả lời bài viết trên nữa của Ô lem píc, trong đó chú ấy nói đến nhà nước của nhân dân, rằng dân chủ là của nhân dân.
Qua đó tôi muốn chỉ ra rằng, cái chữ Nhân dân kia chỉ là bung xung. Trong thực tế bất cứ nhà nước nào cũng gắn với một tầng lớp. Chỉ có điều tầng lớp đó nó lộ rõ ra hay che kín đi thôi.
Vì thế nghiên cứu dân chủ thì nên bỏ chữ nhân dân, vì dân ra ngoài cho nó khỏi rối chuyện, để đi vào nghiên cứu cái cơ cấu, cái cơ chế tâng lớp người kia nắm quyền như thế nào, lợi hại ra sao, vì cái lợi hại đó sẽ liên quan tới xã hội nói chung.

Cái tư nhân lũng đoạn Media tôi nói rõ thế rồi còn gì. Timo coi thông tin là hàng hoá, tôi nói nó vừa là hàng hoá vừa là cánh tay quyền lực. Quyền lực sẽ dẫn tới cái lợi. Khi tư nhân hoá Media, thì có trường hợp người ta không bán thong tin như hàng hoá, mà coi nó là một phương tiện gây áp lực, giành ảnh hưởng, chiếm quyền, có quyền là có tiền. Có tiền là có lợi. Đây chính là điều phải tránh, vậy tránh bằng cách nào ? làm sao để thông tin chỉ là hàng hoá thật sự như đôi dép đôi guốc ?
Đây là câu hỏi đặt ra với người nào muốn yêu cầu tự do ngôn luận, mà không muốn nó bị lợi dụng.


1. Thông tin hiển nhiên không chỉ là hàng hoá như dép guốc được. Vấn đề này OK.
2. Cái mạch logic của bác: do thông tin một phần là quyền lực=>tư nhân hoá dẫn đến lạm quyền=> dẫn đến tiền=> lợi là một logic quá đơn giản. Nếu sử dụng mạch logic này áp dụng cho việc mở cửa các thị trường khác (tài chính, dịch vụ, viễn thông) đều được cả. Tuy nhiên, mạch này không dễ dàng như vậy vì có 3 yếu tố sau, mà không bao giò bác nhắc đến khi phân tích cả, trong khi tôi coi đó là ba yếu tố làm cho "tư nhân không thể lũng đoạn" được.

Yếu tố 1: Cạnh tranh.
Yếu tố 2: Vai trò quản lí của Nhà nước
Yếu tố 3: Sự lựa chọn của độc giả. (nguoi tieu thu)

Nếu bác chơi đẹp thì đừng nhắc lại mạch lôgic cũ rì của bác nữa mà thử phản bác lại ba yếu tố trên, còn không thì tôi im.

Ngoai ra, toi rat thich bac su dung @. Nhu vay toi biet ro bac dang noi voi toi, chu khong phai dang noi voi toi lai xo sang noi cho nguoi khac.

phatastic
QUOTE(timo @ Mar 10 2006, 02:07 AM)
1. Thông tin hiển nhiên không chỉ là hàng hoá như  dép guốc được. Vấn đề này OK.
2. Cái mạch logic của bác: do thông tin một phần là quyền lực=>tư nhân hoá dẫn đến lạm quyền=> dẫn đến tiền=> lợi là một logic quá đơn giản. Nếu sử dụng mạch logic này áp dụng cho việc mở cửa các thị trường khác (tài chính, dịch vụ, viễn thông) đều được cả. Tuy nhiên, mạch này không dễ dàng như vậy vì có 3 yếu tố sau, mà không bao giò bác nhắc đến khi phân tích cả, trong khi tôi coi đó là ba yếu tố làm cho "tư nhân không thể lũng đoạn" được.

Yếu tố 1: Cạnh tranh.
Yếu tố 2: Vai trò quản lí của Nhà nước
Yếu tố 3: Sự lựa chọn của độc giả. (nguoi tieu thu)

Nếu bác chơi đẹp thì đừng nhắc lại mạch lôgic cũ rì của bác nữa mà thử phản bác lại ba yếu tố trên, còn không thì tôi im.


Theo em thì yếu tố 1 và 3 là một. Đó là cạnh tranh sự lựa chọn của độc giả.

Thế cái gì thu hút độc giả? Phần lớn độc giả đều có thiên kiến rõ ràng. Con người hiện đại cảm thấy lo sợ, không an toàn trước những nhóm người, những giá trị, những tư tưởng khác với họ. Điều đó khiến cho họ thích co cụm sống gần những người như mình, thích chỉ chọn những kênh thông tin đáp ứng cho cái nhìn của họ. Khi một sự kiện xảy ra và được bình luận theo những hứơng khác nhau, họ chọn những kênh có chính kiến giống mình để tìm sự an ủi. (Điều này có thể thấy nhiều ở các topic về thảo luận chính trị). Đó là lý do tại sao có những tờ báo khuynh tả và cả tờ báo khuynh hữu và cả hai đều sống tốt.

Như vậy thì đưa tin chính xác, không thiên vị, không có chính kiến không phải là phương pháp cạnh tranh độc giả, mà là ngược lại.

Cũng trong yếu tố cạnh tranh, những tờ báo còn dễ dàng thu hút độc giả hơn nếu như có nhìêu bài cực đoan hơn. Đám đông phần lớn là một tập hợp không có suy nghĩ, dễ bị lôi kéo, xỏ mũi nhất là bởi các ý tưởng cực đoan. Chỉ ở những nước phương Tây có trình độ dân trí và trình độ phát triển xã hội cao, người dân có kinh nghiệm với truyền thông nên mới không bị lôi kéo dễ dàng. Cho nên, cũng dễ hiểu là tại sao họ thờ ơ với chính trị hơn. Còn ở các nước dân trí thấp, đám đông không những dễ bị lôi kéo, mà còn thích bị lôi kéo. Thử tưởng tượng, một tờ báo đang làm cho bạn đọc có cảm giác như họ (bạn đọc) đang cùng với tờ báo ở đầu của một mặt trận chống tham nhũng lên án ông A, ông B,.... Hoặc một tờ báo khác đang làm cho bạn đọc có cảm giác mình đang bảo vệ cho những giá trị truyền thống của dân tộc, của tôn giáo. Họ chắc chắn thu hút được một lực lựơng độc giả, và nếu cần một lực lượng xuống đường, đông đảo. Có bao giờ Timo thắc mắc tại sao những nhà lãnh đạo tôn giáo quá khích lại có thể thu hút được bao nhiêu tín đồ nghe theo không?

Thế thì yếu tố 1+3 chỉ có hại, bây giờ còn lại yếu tố 2 - Vai trò quản lý của Nhà nước.

Timo có thể nói rõ hơn Nhà nước có thể quản lý như thế nào không? Theo tôi, nhà nước chỉ có thể quản lý rất yếu ớt.

Họ có thể cấm đưa tin sai, nhưng làm sao cấm bình luận sai? hoặc không đưa tin? hoặc nhấn mạnh hoặc làm giảm tính chất quan trọng của tin?

Nhà nước có thể đưa ra các quy định chung chung như kô đả kích tôn giáo, v.v.... Nhưng viết thì có thể lách, trong khi quy định là cứng nhắc.

Huống chi dân chủ và quyền tự do ngôn luận là tấm miễn tử kim bài mà tờ báo nào cũng trương ra để sử dụng. Nhà nước cuối cùng thì có thể làm được gì?

Minh Tí
@Phá:
Một số vấn đề cần chốt để bàn loạn tiếp :
1. Em và bác thống nhất nhau chỉ nói về các media mang tính thời sự, loại bỏ các media giải trí.
2. Em và bác đang nói về media VN trong thời tương lai.
3. Em và bác không bàn về quá trình đi đến tương lai đó mà chỉ tập trung ở tương lai đã ổn định.

Em đồng ý với bác những điểm sau :
1. Độc giả có thiên kiến và có xu hướng chọn media phù hợp với thiên kiến của mình.
Cái này mang tính universal, xã hội văn minh như châu Âu hay kém hơn đều như vậy. Một anh công nhân và một anh chủ về nguyên tắc không đọc cùng tờ báo.
2. Sẽ có những media mang hơi hướng cực đoan cánh tả hay hữu.
Bởi vì luôn luôn tồn tại những nhóm người (độc giả) như vậy.

Em không đồng ý ở những điểm sau :
1. bác cho rằng cạnh tranh là sẽ dấn đến đưa tin không chính xác không thiên vị.

Em không nghĩ rằng có media nào đưa tin không chính xác cả, vì sẽ mất điểm rất nhanh. Các media đều đưa tin giống nhau nhưng khác nhau về cách bình luận tin tức.

Cạnh tranh có nhiều mức khác nhau, em thử liệt kê :
- Cạnh tranh giữa xu hướng bình luận tin (tả hay hữu).
- Cạnh tranh trong nội bộ một xu hướng. Ví dụ cánh tả (trái) có xu hướng xã hội, bình đẳng sẽ có vài tờ báo. Các tờ báo này khi cạnh tranh sẽ khắc phân chia theo thị trường. Sẽ có tờ báo có chút hơi hướng cánh tả, có tờ phản ảnh mạnh tính cánh tả và có tờ có xu hướng cực tả.

Khi có cạnh tranh, va chạm quan điểm, người đọc sẽ có xu hướng dịch chuyển. Độc giả không đứng yên, không ngu ngốc trung thành với một tờ báo khi mà thấy nó đi quá xa cách suy nghĩ của mình.

2. Mạch logic của bác như sau : đám đông VN dân trí thấp, dễ bị lôi kéo=> các media có xu hướng cực đoan sẽ thắng trong cạnh tranh=>bạo động, xuống đường,…=>loạn.

Mạch của em như sau : tại thời điểm hiện tại đám đông VN dân trí thấp=>nếu mở cửa dần dần thị trường media=>đám đông sẽ được quan sát sự cọ xát các luồng tư tưởng, các chính trị gia, các quan điểm=>dân trí tăng lên=> mở rộng dần thị trường media=> dân trí tăng lên tiếp, đám đông dần sẽ nhận ra và lựa chọn media=>ổn định thị trường media, trong đó chắc chắn vẫn sẽ tồn tại các media cực đoan nhưng nó không lũng đoạn mà chỉ chiếm một góc nhỏ=>tư tưởng xã hội sẽ tồn tại trong trạng thái cân bằng động.


Tóm lại, em thấy sự khác nhau trong suy nghĩ của bác và em như sau :

Em với bác đều đồng ý sự mở cửa thị trường media sẽ dẫn đến sự hình thành các luồng tư tưởng cực đoan (hữu và tả). Điểm khác nhau giữa hai người là : bác em quá tập trung về sự lũng đoạn của hai nhóm cực hữu và cực tả, còn em thì cho rằng nó chỉ chiếm một phần và không thể lũng đoạn được. Bác em coi nhẹ quá trình tương tác giữa cạnh tranh media (và qua media) và nâng cao dân trí còn em thì ngược lại. Bác em nhìn quá trình đóng : dân trí thấp=>không mở cửa media=>không có sự cọ xát và cạnh tranh thực thụ=>dân trí thấp. Em nhìn theo quá trình mở và cân bằng động : dân trí thấp=>mở cửa dần dần media=>xuất hiện và hình thành các luồng tư tưởng=> Cọ xát và cạnh tranh=> nâng cao dân trí=>mở rộng tiếp=>cạnh tranh mạnh + quản lí NN tốt=>nâng cao dân trí tiếp=>thị trường media dần ổn định=> người dân có kinh nghiệm với media=> cân bằng động.

Pages: 1, 2
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.