Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Chuyện Lá Cờ ở Đh Uta
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Thiên Lang
Đối với đa số người Việt bình thường thì đề tài lá cờ Việt Nam là một trong những chuyện không muốn nói đến. Nhưng nếu bỏ đi sự e ngại đó thì chuyện xảy ra ở đại học UTA (University of Texas at Arlington) có nhiều điểm đáng quan tâm. Liệu việc mâu thuẫn vì lá cờ đại diện là một vấn đề chính trị hay chỉ là xung đột văn hóa đơn thuần?

Thời đại Internet thông tin thả sức lan truyền tự do trên mạng, nhưng tìm được những thứ đáng đọc không phải là dễ chút nào. Nếu bạn dùng Google để tìm theo từ khóa UTA và TREO-CỜ bạn sẽ gặp vô khối các trang Web có nội dung giống nhau, mà không phân biệt được đâu là tin gốc đâu là tin được sao chép. Sau một hồi tìm kiếm bằng tiếng Việt mà không có kết quả mong muốn, tôi chuyển sang tìm bằng tiếng Anh và đã tìm ra được cái "tổ con chuồn chuồn":
http://www.savethehallofflags.org

Trang này có những đường Links đến các báo Dallas-News và Star-Telegram, tạm thời có thể tin cậy được.

Tóm tắt câu chuyện như sau:

Arlington là thành phố có đông người Việt thứ ba ở Mỹ sau Orange County và Houston. Hàng năm người Mỹ gốc Việt vẫn kỷ niệm ngày 30/4 Đen và biểu dương cờ vàng ba sọc đỏ được gọi là cờ tự do và di sản (Heritage and Freedom Flag) của cộng đồng người Việt hải ngoại.

Từ năm 1989 trường UTA có truyền thống treo cờ đại diện cho sinh viên đến từ nhiều nơi trên thế giới theo học tại Trường. Từ lâu cờ vàng ba sọc đỏ đã được treo đại diện cho các sinh viên Mỹ gốc Việt.

Theo như lá thư của một nữ sinh Mỹ gốc Việt tên là Dung Nguyễn thì, sinh viên Việt Nam và sinh viên Mỹ gốc Việt vẫn có những trao đổi và gặp gỡ với nhau cho đến khi xảy ra xung đột về lá cờ. (Bố mẹ cô này lúc đặt tên con không biết đã sang Mỹ chưa mà cẩu thả quá)

Bắt đầu câu chuyện có thể đọc được ở đây:
http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=37&s...3&article=61152

Và đây là phản ứng của cộng đồng người Mỹ gốc Việt:
http://depweekly.com/News.aspx?NewsID=1984

Căng thẳng diễn ra khi ngày 30/4 khoảng 2500 (theo số liệu của cảnh sát) người Mỹ gốc Việt đã tuần hành phản đối việc treo cờ đỏ sao vàng tại Nedderman Hall (còn gọi là Hall of Flags)
http://www.theshorthorn.com/new/archives/2.../050206/n01.asp

Cộng đồng người Mỹ gốc Việt đã vận động chính quyền thành phố Arlington gây sức ép với hiệu trưởng của trường là Michael Moore, người cương quyết bào vệ quyền được treo cờ đỏ sao vàng của sinh viên Việt Nam. Tuy nhiên trước sức ép của chính quyền thành phố, dọa sẽ xem xét khoản tiền 70 triệu usd cấp cho trường để xây phòng thí nghiệm, ông chủ tịch Spaniolo quyết định tháo toàn bộ 123 lá cờ xuống. Với hành động này ông tránh cho mình một rủi ro trước thiết hại của UTA nếu không nhận được khoản kinh phí 70 triệu usd, đồng thời đẩy mâu thuẫn của cộng đồng người Mỹ gốc Việt đối diện với toàn bộ các sinh viên quốc tế của trường.
Đây là ý kiến của các sinh viên quốc tế:
http://www.savethehallofflags.org/2006/05/...lcome/#comments
Xốt
Ông hiệu trưởng này hấp dẫn đấy- có cái khí chất của kẻ anh hùng túc trí đa mưu.
Phen này tha hồ mà cách mạng.

Phải nói thêm là theo nhận xét của X em thì dân VK ở MỸ quả thật là rất yếu- tuy có những hơn 2 triệu người, nhưng sức mạnh chính trị chỉ bằng cái móng tay so với vài chục ngàn dân Nhật ở Mỹ. Sự rệu rã ấy thể hiện rất rõ trong những việc như thế này. Người ta chả biết làm gì khác là kêu gọi nhau đi biểu tình cho những việc nhỏ này, thứ nhất là để củng cố sự rệu rã trì trệ của cộng đồng Việt kiều vốn đa phần là ăn bám xã hội Mỹ, thứ nhì là cố gượng lấy thanh thế với các cộng đồng khác- ra vẻ chúng ta đây cũng có sức mạnh chính trị. Tuy nhiên, quả này khéo thành phản tác dụng vì ông hiệu trưởng hay quá. Nếu trường UTA và ông hiệu trưởng ấy mà giữ vững được phong độ, thì cái gọi là tinh thần đoàn kết và sức mạnh chính trị của cộng đồng Việt kiều sẽ tan rã sớm thôi, hoặc là nếu cộng đồng VK thực sự đoàn kết, thì lúc đó chính phủ Mỹ sẽ phải có lựa chọn thiên về Việt Kiều hay Việt Nam.
Thiên Lang
Vài con số:

- Tổng số sinh viên đang theo học tại UTA: khoảng 25000
- Sinh viên Mỹ gốc Việt: khoảng 2000 (được tính là SV Mỹ)
- Sinh viên ngoại quốc: khoảng 3000
- Sinh viên Việt Nam: 23

- Tổng số lá cờ trước đây treo tại Hall of Flags: 123
- Số người tham gia diễu hành phản đối cờ đỏ sao vàng: 2000-2500 (% sinh viên ???)
- Số kinh phí sẽ cấp cho trường xây khu nghiên cứu mới: 70 triệu usd

-------------------------
Có sự nhầm lẫn nào đấy: trong nhiều tin có nói về thư của một nữ sinh xưng tên là Dung, nhưng lại ký tên là Kelly Dinh. Ngoài ra có một sv Việt Nam tên là Nguyễn Huệ Dung làm chủ tịch ISO
Hoang Yen
Ông hiệu trưởng túc trí đó đã gửi bức thư sau cho toàn trường :



May 10, 2006

Dear Students/Colleagues,

The University of Texas at Arlington’s Hall of Flags was established to celebrate the diversity of the engineering school’s student body. These flags were not intended to endorse the politics or policies of any nation. As part of this display, the Vietnamese Heritage and Freedom Flag represented our Vietnamese-American students and the flag of the Socialist Republic of Vietnam represented our international students from Vietnam.

Recently, a heated controversy emerged when Vietnamese-American students and their community strongly protested the flag of the Socialist Republic of Vietnam, viewing it as a political symbol.

As a result, I have removed all 123 flags from the Hall of Flags. A cooling off period is needed for thoughtful reflection. In the fall I will establish a committee to explore alternative means to celebrate the diversity of our student body.

Our ultimate goal remains fostering a strong sense of community among all our students, including all our international students. We must never forget that a public university is a special institution that respects all individuals and embraces diversity.

Sincerely,

James D. Spaniolo/Jim
summoner131
Nhưng tại sao cái hội sinh viên quốc tế ISO lại có quyền cấm treo cờ vàng nhỉ ? Và cái cô Nguyễn Huệ Dung , hội trưởng ISO có lẽ chính là người ra lệnh đó ?

Qua câu chuyện này chỉ thấy một điều là cách xử sự thiếu chữ "tình" của SV cả hai bên, môt bên thì tìm cách hạ cờ đỏ mà du học sinh VN Vũ Hoàng Phong treo ở phòng KTX (vì vi phạm luật phòng cháy chữa cháy) , bên kia trả đũa bằng vụ Hall of Flags. Mà điều đáng nói là trước đó các SV này quan hệ tốt với nhau. Các biện pháp cực đoan này có cần thiết hay không ? Sự cố chấp, nhớ dai, định kiến ... này hình như đây là tính xấu của người Việt , không hiểu có vụ nào tương tự với dân Tàu không?
Thiên Lang
QUOTE(summoner131 @ May 14 2006, 07:25 PM)
Nhưng tại sao cái hội sinh viên quốc tế ISO lại có quyền cấm treo cờ vàng nhỉ ? Và cái cô Nguyễn Huệ Dung , hội trưởng ISO có lẽ chính là người ra lệnh đó ?

*



Hội sinh viên quốc tế ISO là một tổ chức do sinh viên quản lý. Vì vậy nếu người đại diện của nhóm nào làm chủ tịch (Chair) thì họ có xu hướng áp đặt các quan điểm riêng của nhóm. Rất có thể Nguyễn Huệ Dung đã làm gì đó gây căng thẳng. Cần phân biệt rõ là trong International Week có hai phần riêng biệt. Phần Flag Parade được lý giải là chỉ dành cho sinh viên quốc tế (đến từ nước ngoài) nhằm biểu dương văn hoá riêng của đất nước của họ. ISO ra lệnh cấm không cho đoàn sinh viên Việt Kiều dùng cờ vàng ba sọc. Phần liên hoan, giới thiệu món ăn, khi các sinh viên Việt Kiều đang làm đồ ăn thì có người của ISO (có lẽ là sv Việt Nam) đến yêu cầu bỏ cờ vàng ba sọc.

SV Nguyễn Vũ Phong cũng đã từng treo cờ đỏ sao vàng ở cửa sổ phòng của mình, và trong cuộc diễu hành Flag Parade ngày 3/4 mặc áo phông in cờ đỏ và phất cao lá cờ Việt Nam. Hẳn là ngoài tinh thần tự hào dân tộc, Nguyễn Vũ Phong cũng có thái độ đối kháng với cờ vàng ba sọc. Mặc dù sau này Phong có nói là không hề thù ghét và kiêu kích ai.

Đáng chú ý là sv Phong có cha mẹ là người trong chế độ VNCH trước đây (http://www.savethehallofflags.org/2006/05/...lcome/#comments)
Việc này cho thấy rất khó có thể giữ thái độ bình tĩnh trong một không gian bị chia rẽ nặng lề này. Hoặc người ta ngả bên này hoặc ngả bên kia và chống đối nhau quyết liệt.

Tuy nhiên theo tôi hội sinh viên Việt Kiều tại đây thực ra không có nhiều ý kiến mà hầu hết các chống đối xuất phát từ cộng đồng Việt Kiều.

-----------------------
Mọi người để ý là có hai ông:
1. Micheal Moore: là hiệu trưởng của trường người trực tiếp đối thoại với đại diện cộng đồng Việt Kiều. Ông bị Tom Hà (đại diện Việt Kiều) cho là đã nói câu: "nếu sinh viên Việt Kiều không muốn nhìn cờ đỏ thì hãy nhắm mắt lại". Ông còn cho rằng cộng đồng Việt Kiều không thể tập hợp hơn 500 người biểu tình. Cuối cùng họ trả lời bằng con số 2500 (theo cảnh sát), 5000 (theo Tom Hà). Ông là người bảo vệ quyết liệt việc treo cờ đại diện cho mọi nhóm sinh viên dù thiểu số, vì vậy ông không trực tiếp ra lệnh hạ cờ.

2. Ông President Spasiolo là chủ tịch của trường ngưòi chịu trách nhiệm cao hơn ông Moore là người viết thư và quyết định hạ cờ. Như vậy người ta khôn khéo tránh phải thanh minh cho việc thay đổi quyết định. Quyết định có vẻ được ra lệnh bởi những cá nhân khác nhau.
2.

Mr. Smith
Oái, tớ cũng chẳng biết trường tớ treo cờ nước nào nữa, hình như không có trò treo cờ này. Lễ tốt nghiệp thì vẫn thấy treo cờ đỏ sao vàng trong số các loại cờ khác vì có những người mang quốc tịch Việt Nam tốt nghiệp.
Chỉ có hội sinh viên Việt kiều ở đây họp thì vẫn có công đoạn chào cờ ba sọc và hát quốc ca "Tiếng gọi công dân". Có mấy lần Tết nhất, mình đi xem thì toàn đến muộn, cho qua tiết mục này, để khỏi phải lâm vào thế khó xử.
Mấy bạn du sinh Việt ở Arlington cũng "chịu chơi" phết nhỉ, chỉ có 23 người ở một thành phố đông Việt kiều, và trường thì đông sinh viên Việt kiều thế mà cũng dám làm mạnh thế. Mà được bầu làm chủ tịch hội sinh viên quốc tế cũng không phải xoàng.
Trong phòng làm việc của tớ ở trường hồi trước cũng có treo cờ đỏ sao vàng, (loại nhỏ để cổ vũ bóng đá), may chưa thấy ai phản đối. devil2.gif
Hoang Yen
QUOTE(Agent Smith @ May 14 2006, 09:06 AM)
Mấy bạn du sinh Việt ở Arlington cũng "chịu chơi" phết nhỉ, chỉ có 23 người ở một thành phố đông Việt kiều, và trường thì đông sinh viên Việt kiều thế mà cũng dám làm mạnh thế. Mà được bầu làm chủ tịch hội sinh viên quốc tế cũng không phải xoàng.
*



Dân 322 đấy, nếu bác Smith vào được diễn đàn moet 322 của sv ở Mỹ (cần có nick mới vào được) thì còn xem được nhiều ảnh chụp và những bài viết của người trong cuộc.
Mr. Smith
Dân 322 mà hoạt động xã hội khá thế cơ à? Em thấy bình thường dân 322 thường co cụm do nhiều nguyên nhân. Được bầu làm chủ tịch hội sinh viên quốc tế (bao gồm sinh viên của hàng chục nước) chứng tỏ uy tín và hoạt động của bạn này trong trường là rất mạnh, thảo nào các bạn này dám làm quyết liệt thế và nhận được sự ủng hộ của nhà trường như vậy. Lại là dân học bổng Chính phủ nữa thì không trách các bạn sinh viên Việt kiều nghi ngờ là việc này có kế hoạch từ trước.

Bạn Phong Nguyễn từng có cả bố và ông bị đi trại cải tạo sau năm 75 như cái link của bác Thiên Lang.

Về lý mà nói, tớ thấy việc cấm sinh viên Việt kiều treo cờ vàng trong International Week là đúng. Cờ vàng có thể là cờ của một cộng đồng nhưng không được công nhận quốc tế như cờ một quốc gia, trong khi International Week là tuần lễ biểu dương các International Students chứ không phải là biểu dương tính đa dạng văn hoá của người Mỹ.

Nhưng về tình mà nói thì những việc này chẳng giải quyết được gì, chỉ gây căng thẳng và khó hoà giải. Trừ khi trong International Week, các sinh viên du học Việt Nam muốn diễu hành cờ đỏ sao vàng mà bị hội sinh viên Việt kiều hay trường phản đối không cho thì mới cần đấu tranh, còn nếu không thì việc vận động để cấm đoán họ treo cờ vàng cũng chẳng giải quyết được gì cả (ngoài việc ghi điểm với chính quyền trong nước). Chưia kể, có thể còn bị cho là sử dụng chức vụ cho mục đích riêng tư vì bạn Dung Nguyễn làm chủ tịch Hội sinh viên quốc tế.
Hoang Yen
À, tớ bảo cái hội 23 người kia có nhiều 322 còn bạn Dung hình như là tự túc, học ngành xây dựng, người Đà nẵng.
Mr. Smith
QUOTE(summoner131 @ May 14 2006, 12:25 PM)
Sự cố chấp, nhớ dai, định kiến ... này hình như đây là tính xấu của người Việt , không hiểu có vụ nào tương tự với dân Tàu không?
*



@Chị Yến; Vâng, thế cũng dễ hiểu hơn.

Dân Tàu thì đã quá lâu rồi (60 năm), ai còn nhớ nữa. Hơn nữa, dân Tàu không mấy người tị nạn chính trị ở Mỹ, số tị nạn chính trị thì đã sang Đài Loan lập quốc rồi, có hẳn chính quyền riêng với lá cờ riêng rồi. Nhưng nói chung các bạn Đài Loan với các bạn Trung Quốc lục địa cũng chẳng thân thiện với nhau lắm đâu.
Trong bài kia của bạn sinh viên Việt kiều có nhắc tới sự việc tương tự với Hội sinh viên Lào.
Mip
QUOTE(Agent Smith @ May 14 2006, 03:27 PM)
Trừ khi trong International Week, các sinh viên du học Việt Nam muốn diễu hành cờ đỏ sao vàng mà bị hội sinh viên Việt kiều hay trường phản đối không cho thì mới cần đấu tranh, còn nếu không thì việc vận động để cấm đoán họ treo cờ vàng cũng chẳng giải quyết được gì cả (ngoài việc ghi điểm với chính quyền trong nước).
*



Tớ đồng ý với bác Xơ Mít.
Thiên Lang
Tôi nghĩ du học sinh từ trong nước nên cố gắng thông cảm cho sinh viên Việt Kiều. Và ngược lại. Chúng ta tất cả đều trên con đường của nhận thức, vì vậy không thể có ngay được những quan điểm hoàn toàn đồng nhất.

Điều quan trọng là cả hai phía thường né tránh đề tài này khi họ có thể đối thoại cởi mở với nhau. Và khi mà một bên có nhiều chỗ dựa lập tức tìm cách ép buộc phía bên kia, bất chấp họ có nhận thức ra hay không.

Thành phố tôi học vì quá đông du học sinh từ VN, nên gần như họ lấn át tất cả. Khi đá bóng hội sv Việt Kiều phải chấp nhận mặc cả áo cờ đỏ sao vàng. Thực tâm họ có chấp nhận không thì tôi không biết. Tôi có tìm cách thăm dò nhưng họ lảng tránh, họ cho rằng chẳng có ai đi du học từ trong nước hiểu được họ. Như vậy khoảng cách vẫn cứ tồn tại và chỉ đợi có cơ hội là bùng phát thành mâu thuẫn.

Cần phải nhận thức là sinh viên Việt Kiều cũng có cộng đồng của họ, cái mà bản thân họ không thể tách rời hoàn toàn. SV Việt Kiều gặp vấn đề trong nhận thức cái Identity của họ. Đối với xã hội Mỹ họ luôn tự ý thức mình mang văn hóa Việt, vì những khác biệt cơ bản về chủng tộc và văn hóa trong cộng đồng (đây là điều thổ tả nhất của thế giới văn minh). Vì vậy trong một ngày hội đa văn hóa họ không có cách gì để bạn bè quốc tế nhận ra họ là ai (Recognition). Và đương nhiên mong muốn của họ là đại diện cho văn hóa Việt Nam. Tôi cho rằng những nhu cầu này là hoàn toàn chính đáng.

Đồng thời về mặt quốc tịch và sự công nhận quốc tế sinh viên Việt Kiều không có chỗ dựa chính thức để đại diện cho Việt Nam. Vì vậy trong đấu tranh với Nhà trường UTA và chính quyền bang Arlington họ phải dựa vào tính cộng đồng của những công dân Mỹ nhập cư. Khi đó họ chỉ có quyến phát biểu với tư cách là những người Mỹ.

Chỗ dựa của sv Việt Kiều là cộng đồng, mà cộng đồng này lại rất phức tạp. Dù đôi khi họ không nhất trí hoàn toàn với thế hệ đi trước nhưng thử hỏi trong chúng ta ai có thể từ bò gia đình của mình, bạn bè và bao nhiêu mối quan hệ. Do đó rất nhiều sv Việt Kiều bị băn khoăn với cái Identity của mình. Họ bất mãn đến mức gần như không muốn bàn về nó nữa.

Tôi cho rằng những kết luận của tôi chỉ đúng với một phần sv Việt Kiều. Nhưng giải quyết vấn đề này không có cách nào khác là thẳng thắn cởi mở với nhau, không e ngại đề cập đến những vấn đề cho là nhạy cảm. Nếu cứ e dè không biết đến bao giờ mới hiểu nhau.

summoner131
Thực ra hai bên đều nên thông cảm cho nhau. Bác Thiên Lang nói đến ván đề "lảng tránh", có lẽ đây là giải pháp tôt nhất cho hầu hết các trường hợp vì người VN ở VN ko có quyền đối với một lá cờ tượng trưng cho văn hoá ở Hoa Kỳ mà dân Việt kiều ở Mỹ cũng không có quyền đòi cấm treo cờ đỏ vì VN là một nước đã được Hoa Kỳ công nhận và có quan hệ ngoại giao. Lảng tránh không có nghĩa là lờ đi xung đột, mà là coi nó như chuyện bình thường, chuyện tất nhiên ở Hoa Kỳ, thì cái xung đột ảo này tự dung không còn. Không đề cập đến ván đề cờ quạt chính là cách tốt nhất để không không gây ra mâu thuẫn , mà tại sao lại phải khơi ra khi mà cả 2 đều không có đủ cơ sở để thắng ? Trong một số trường hợp như vụ đá bóng, cách giải quyết đơn giản, hợp tình hợp lý mà ai cũng biết là giống như đoàn thể thao bán đảo Trièu Tiên ở Sydney 2000 đấy thôi. Có gì mà khó nghĩ. Vấn đề là người ta có làm theo hay không thôi.

Theo lý lẽ trên thì em suy ra là bên SV việt kiều chắc chắn phải là có người lớn đứng đằng sau cố ý khơi mào và làm to chuyện lên , phía SV VN mặc dù có cô Dung là người làm đén hội trưởng ISO, hiển nhiên là có uy tín và hoạt động tốt mới làm được chức vụ này, nhưng cô này còn trẻ nên thiếu bản lĩnh của một người lãnh đạo, không biết cân đối nặng nhẹ, chưa chí công vô tư , nói chưng là tầm nhìn còn ngắn . Ngay cả trong vụ đá bóng ở chỗ bác Thiên Lang, ở đây lãnh đạo SV VN đã làm việc rất kém cỏi về mặt chính trị. Mâu thuẫn vẫn sẽ còn xảy ra khi mà lãnh đạo cứng nhắc như thế .

Nói chung là phải tay em thì .... leuleu.gif.
Thiên Lang
QUOTE(summoner131 @ May 14 2006, 11:39 PM)
Thực ra hai bên đều nên thông cảm cho nhau. Bác Thiên Lang nói đến ván đề "lảng tránh", có lẽ đây là giải pháp tôt nhất cho hầu hết các trường hợp vì người VN ở VN ko có quyền đối với một lá cờ tượng trưng cho văn hoá ở Hoa Kỳ mà dân Việt kiều ở Mỹ cũng không có quyền đòi cấm treo cờ đỏ vì VN là một nước đã được Hoa Kỳ công nhận và có quan hệ ngoại giao. Lảng tránh không có nghĩa là lờ đi xung đột, mà là coi nó như chuyện bình thường, chuyện tất nhiên ở Hoa Kỳ, thì cái xung đột ảo này tự dung không còn. Không đề cập đến ván đề cờ quạt chính là cách tốt nhất để không không gây ra mâu thuẫn , mà tại sao lại phải khơi ra khi mà cả 2 đều không có đủ cơ sở để thắng ?
*



Thế thì tôi có quan điểm khác.
Tôi chỉ đề cập đến cách ứng xử của sinh viên với nhau thôi, trong phạm vi coi việc học hành, tìm cơ hội kiếm sống sau này là chính. Còn những ràng buộc về ý nghĩa và quan điểm chính trị có thể có, nhưng hoặc là những quan tâm mang tính chất cá nhân hoặc những ràng buộc do hoàn cảnh cá nhân mang lại.

Văn hóa nảy sinh trong giao tiếp. Một ứng xử văn hóa phù hợp là khi mà cả hai đều có qui ước sẵn về biểu hiện hình thức và ý nghĩa nội dung. Ví dụ: tôi mặc áo có hình lá cờ: đó là hình thức, ý nghĩa nội dung là cái ý nghĩa mà tôi sẽ giải thích khi có người hỏi mặc ái áo đó là có ý gì? Nếu ý nghĩa đó là nó chỉ biểu hiện tôi là người Việt Nam sẽ khác với ý nghĩa tôi có ý định đấu tranh chống lại cái biểu tượng đối lập của nó.

Như vậy cởi mở và thẳng thắn là nói ra cái ý nghĩa mà mình sẽ định nhắm tới, từ đó hình thành một qui ước chung: Tôi mặc cái áo đó không có ý định chống ai mà nó mang ý nghĩa khác. Nếu không trao đổi với nhau thì người đối diện làm sao hiểu được. Họ sẽ hình dung theo những thành kiến mà họ đã mang.

Bác summo không thấy là nhiều trường hợp không thể không đề cập đến huyện lá cờ. Cụ thể là truyền thống treo cờ của trường UTA. Người ta bắt buộc phải quyết định có treo cờ hay không.

Tôi cổ vũ cho giải quyết xung đột thông qua đối thoại, dù phải cãi vã gay gắt. Kết quả, một là tìm được giải pháp dung hòa, hai là có quyết định đúng đắn về việc tiếp tục quan hệ hay không.


summoner131
Bác Thiên Lang ơi, cả 2 giải pháp của em và của bác đều dựa trên các điều kiện lý tưởng và không thể xảy ra được trong thời điểm hiện nay. Giải pháp của bác thì có thể thấy ngay là đối thoại sẽ đi về đâu khi tồn tại sự nghi ngờ và định kiến nặng nề như thế, trong một bầu không khí như vậy ngay cả khi có thể hiểu người ta cũng sẽ không chịu hiểu nhau. Giải pháp của em thì không xảy ra vì người ta không chịu quên . Xin nhắc lại là cả 2 cách đều không tưởng . Tuy nhiên trong tất cả các cuộc đối thoại (giống như của bác) để có thể đưa đến một giải pháp chung , cả 2 bên đều phải biết cách chấp nhận bên kia và biến đổi chính mình . Như vậy thì không cần cãi nhau và tự mình học cách chấp nhận có phải là hay hơn không ?

Ngay trong mấy đoạn bất đồng quan điểm của chúng ta cũng vậy, hi vọng là chúng ta sớm hiểu nhau và có thể chấm dứt Đối Thoại leuleu.gif
khoaitayran
Lần đầu tiên trong đời tớ ngồi đọc từng ấy chữ tiếng Anh laugh.gif

Tớ nghĩ hình như trong việc tranh luận hoặc đưa ra sự kiện để bình luận, có vẻ như hầu hết chúng ta đều đã có cái nhận định của mình. Có bằng chứng gì là các bạn sinh viên VN ở đó cư xử ko hay với nhau đâu nhỉ? Tớ nghĩ là khi có chuyện thì ngươì ta mới nhân đó đẩy mọi chuyện lên. Cũng ko có cơ sở gì để nghĩ bạn Dung chủ tịch ISO đã có những động thái để đi đến chuyện hạ cờ vàng (chỉ là từ cái thư của bạn gì hình như cũng Dung ở Hội SV Mỹ gốc Việt)

Tớ đã đọc hết cái đống comments cho đến giờ. Và tớ rất thích các bài replies của bạn Phong Vũ- chính là cái bạn mặc áo cờ VN đúng ko nhỉ?) Tớ nghĩ là nhìn nhận mọi chuyện như vậy là đúng. Từ mọi chuyện. Chứ còn như bới móc ra, mấy người Mỹ chưa ai fản đối là sao mấy công dân Mỹ gốc Việt mà lại cứ chào cờ với hát Quốc ca VNDCCH xưa (Tiếng gọi công dân à? Tớ ko nhớ ) trong khi mọi quyền lợi nghĩa vụ nói chung tất tật trong những chuyện khác thì nếu có chuyện ắt đấu tranh đưọc đối xử như Mỹ-Mỹ.

Chuyện này có lẽ còn chưa chấm dứt. Bản thân tớ rất cảm phục và lo lo cho 23 bạn LHS Vn ở đó. Chẳng biết chuyện sẽ ra thế nào nhưng kỳ thực lý thì ai cũng biết là thế nào rồi. Tuy nhiên ở đời, lệ làng vẫn luôn to.

bắt quả tang mình sai chính tả giống em Tít

Sumo nên đi ngủ còn làm bài cho đúng hạn. Nếu thức thì in đĩa lậu tiếp đi. Bao hờ có cái De Vinci Code thì cho chị.
summoner131
Khoai nói đúng cái chỗ là có người cố tình khơi ra. Thế nhưng họ đối xử với nhau như thế mà còn chưa gọi là không hay thì còn thế nào nữa.? Chính cô Dung Việt Kiều đã thừa nhận là SV Việt Kiều tìm mọi cách để hạ cờ của Vũ Hoàng Phong . Chính từ sự việc này mới dẫn đến vụ Hall of Flags , vì ngày hội IW đâu có phải năm nay mới tổ chức, các du học sinh cũng học đã lâu tại đó , vậy các năm trước tại sao lại không có điều gì xảy ra ? Đó là trả đũa thôi. Hành động khơi mào đã ngu xuẩn, hành động trả đũa lại càng ngu xuẩn hơn , nhưng dẫu sao đối với những người trung lập thì bên trả đũa dẫu sao cũng dễ thông cảm hơn .

hehe, em cũng ngủ cho khoẻ đây, hôm nay không đi xem phim hơi phí đấy iswear.gif
khoaitayran
QUOTE(summoner131 @ May 15 2006, 01:28 AM)
Khoai nói đúng cái chỗ là có người cố tình khơi ra. Thế nhưng họ đối xử với nhau như thế  mà còn chưa gọi là không hay thì còn thế nào nữa.? Chính cô Dung Việt Kiều đã thừa nhận là SV Việt Kiều tìm mọi cách để hạ cờ của Vũ Hoàng Phong . Chính từ sự việc này mới dẫn đến vụ Hall of Flags , vì ngày hội IW đâu có phải năm nay mới tổ chức, các du học sinh cũng học đã lâu tại đó , vậy các năm trước tại sao lại không có điều gì xảy ra ? Đó là trả đũa thôi. Hành động khơi mào đã ngu xuẩn, hành động trả đũa lại càng ngu xuẩn hơn , nhưng dẫu sao đối với những người trung lập thì bên trả đũa dẫu sao cũng dễ thông cảm hơn .

hehe, em cũng ngủ cho khoẻ đây, hôm nay không đi xem phim hơi phí đấy  iswear.gif
*



Cái này thì đã rõ. Ý chị là nói các bạn SVVN mà laugh.gif

Về chính kiến thì chị đã nói là nghĩ như Phong Vũ đã viết đấy( nếu như mà may mắn/ko may lắm năm nay chị còn tuổi học đại học và may/không may lắm đang học ở đó) chúng tôi chưa bao giờ đòi hạ cờ vàng... và có lẽ ngày IW năm nay chàng Phong vui sướng như thế vì có thể đi tung tăng giữa phố đường đường chính chính mà ko ai có thể lấy lý do này nọ ( cứu hoả hay thẩm mỹ laugh1.gif) để bắt cu cậu ko được phất cờ Tổ quốc. Ai gây trước thì mọi người ko cần hỏi. Nhưng chị ko lên đây để nói chuyện đó. Có người pót chủ đề thì mình đọc, tự nhiên quan tâm thì nói. Cái mà chị muốn nói thì đã nói rồi: hầu hết mọi người đã định dạng ý kiến của mình từ trước khi thảo luận. Vì thế chị ko tham gia thảo luận trên forum. Hôm nay là ngoại lệ. Còn ngoài đời vì nghề nghiệp nên fải đi negociate thôi.
langtubachkhoa
QUOTE(Thiên Lang @ May 14 2006, 05:53 PM)
QUOTE(summoner131 @ May 14 2006, 11:39 PM)
Thực ra hai bên đều nên thông cảm cho nhau. Bác Thiên Lang nói đến ván đề "lảng tránh", có lẽ đây là giải pháp tôt nhất cho hầu hết các trường hợp vì người VN ở VN ko có quyền đối với một lá cờ tượng trưng cho văn hoá ở Hoa Kỳ mà dân Việt kiều ở Mỹ cũng không có quyền đòi cấm treo cờ đỏ vì VN là một nước đã được Hoa Kỳ công nhận và có quan hệ ngoại giao. Lảng tránh không có nghĩa là lờ đi xung đột, mà là coi nó như chuyện bình thường, chuyện tất nhiên ở Hoa Kỳ, thì cái xung đột ảo này tự dung không còn. Không đề cập đến ván đề cờ quạt chính là cách tốt nhất để không không gây ra mâu thuẫn , mà tại sao lại phải khơi ra khi mà cả 2 đều không có đủ cơ sở để thắng ?
*



Thế thì tôi có quan điểm khác.
Tôi chỉ đề cập đến cách ứng xử của sinh viên với nhau thôi, trong phạm vi coi việc học hành, tìm cơ hội kiếm sống sau này là chính. Còn những ràng buộc về ý nghĩa và quan điểm chính trị có thể có, nhưng hoặc là những quan tâm mang tính chất cá nhân hoặc những ràng buộc do hoàn cảnh cá nhân mang lại.

Văn hóa nảy sinh trong giao tiếp. Một ứng xử văn hóa phù hợp là khi mà cả hai đều có qui ước sẵn về biểu hiện hình thức và ý nghĩa nội dung. Ví dụ: tôi mặc áo có hình lá cờ: đó là hình thức, ý nghĩa nội dung là cái ý nghĩa mà tôi sẽ giải thích khi có người hỏi mặc ái áo đó là có ý gì? Nếu ý nghĩa đó là nó chỉ biểu hiện tôi là người Việt Nam sẽ khác với ý nghĩa tôi có ý định đấu tranh chống lại cái biểu tượng đối lập của nó.

Như vậy cởi mở và thẳng thắn là nói ra cái ý nghĩa mà mình sẽ định nhắm tới, từ đó hình thành một qui ước chung: Tôi mặc cái áo đó không có ý định chống ai mà nó mang ý nghĩa khác. Nếu không trao đổi với nhau thì người đối diện làm sao hiểu được. Họ sẽ hình dung theo những thành kiến mà họ đã mang.

Bác summo không thấy là nhiều trường hợp không thể không đề cập đến huyện lá cờ. Cụ thể là truyền thống treo cờ của trường UTA. Người ta bắt buộc phải quyết định có treo cờ hay không.

Tôi cổ vũ cho giải quyết xung đột thông qua đối thoại, dù phải cãi vã gay gắt. Kết quả, một là tìm được giải pháp dung hòa, hai là có quyết định đúng đắn về việc tiếp tục quan hệ hay không.
*


Giải pháp của bác TL chỉ phù hợp trong trường hợp chỉ có 2 bên sinh viên: Sinh viên du học và sinh viên Mỹ góc Việt mà thôi. Còn nếu phái sau họ có những thế lực vì toan tính chính trị thì vô dụng. Có nhiều bài báo trên hải ngoại nói những gì (tôi không nhớ rõ) như: các em bên này (tức là Mỹ) ngây thơ, chỉ biết học thôi, không rõ các em từ VN được đào tạo những gì, rồi phía sau là "một bàn tay lông lá",...
Thế thì giải pháp của bác TL là không tưởng, không bao giờ có thể đối thoại được đâu.
mà nguời Việt mình quen giết nhau rồi, có mấy khi chung sống với nhau lâu dài được laugh1.gif Nhiều khi cả 1 ê kip làm việc tan vỡ vì những lý do rất cỏn con và dở hơi, chán lắm
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.