Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Du Học ở Mỹ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Evil
Làng mình có ai biết về chuyện du học Mỹ và hệ thống giáo dục Mỹ thì giúp em với ạ.

Chuyện là thế này, em có thằng cháu năm nay học hết lớp 11 lên 12, bố mẹ nó muốn cho nó đi du học Mỹ (tự túc). Bọn công ty tư vấn du học ILA tư vấn cho nó học kiểu 'chương trình kép', tức là Cao đẳng cộng đồng (community college). Chúng nó bảo là học thế thì chỉ cần học 2 năm là vừa có bằng tốt nghiệp phổ thông, vừa có bằng cao đẳng và được chuyển tiếp vào năm thứ ba đại học luôn. Trong khi học kiểu bình thường thì phải học 2 năm trung học (học lại lớp 11, và học lớp 12), sau đó mới xin vào các trường đại học.

Em không nắm rõ hệ thống giáo dục của Mỹ lắm nên không biết cái community college kia là thế nào? học thế thì khác gì so với học thông thường? em nghĩ là nó đã tiết kiệm thời gian và tiền bạc như bọn tư vấn nó nói thì tất sẽ có nhược điểm mà chúng nó dấu đi, bác nào biết thì tư vấn cho nhà em với.
Mr. Smith
Tớ hiểu đại khái thì bọn nó nói thế là đúng. Community College có học phí thấp, học 2 năm sau đó nếu học khá có thể chuyển sang học các trường ĐH. Lý do là các Community College đào tạo chủ yếu cho người nghèo, những người chỉ muốn học 2 năm rồi đi làm. Có điều nếu học Community College ra thì cũng khó xin vào được các trường danh tiếng để học tiếp.
Nhưng tớ không học ĐH ở Mỹ nên cũng không biết chắc lắm việc này.
Ghost
Theo tớ được biết thì học xong community college (CC), bạn có thể đăng ký học tiếp bất cứ trường ĐH nào, tuỳ vào kết quả học tập. Tuy nhiên như anh Xơ Mít nói, một số trường danh tiếng sẽ không chấp nhận kết quả này. Nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều trường ĐH (không danh tiếng lắm), có chương trình ký kết với các trường community college, tức là học xong ở CC sẽ được guarantee chuyển tiếp vào năm 3 ngay (tất nhiên kết quả học tập phải đạt được ở một mức chuẩn nào đó). Bạn nên vào trang web của các trường community college, hoặc viết thư hỏi xem trường đó có những chương trình như vậy không cho chắc chắn.
Evil
Quên mất, em còn muốn hỏi các bác là cái community college đấy có giới hạn ngành học không a? hay là học ngành nào cũng được?
Milou
community college: Quarter: $17 per unit.
nonresidents
Out of state: $101 per unit
Foreign: $112 per unit
Semester: $26 per unit, Out of state: $160 per unit
Tôi không rõ việc chưa có bằng tốt nghiệp phổ thông mà học community college lấy bằng AA, AS xong chuyển lên university có được chấp nhận là đã tốt nghiệp PT hay không vì trường community college không cấp bằng PTTH. Tuy nhiên nếu đã có AA-AS thì không cần phải lo xem mình có bằng PTTH hay không. Thằng em họ tôi sinh ở Mỹ, đang lên lớp 12, mùa hè này đang thi SAT lần đầu cho biết, học thêm 1 lớp Khí Tượng nó cho là dễ nhất ở 1 trường community college, trong khi tiếp tục luyện thi SAT để đạt điểm cao nhất. Cách đây vài tháng tôi có kể cho nó nghe chuyện con 1 người Mỹ tôi có quen biết. Người này (giàu nứt đố đổ vách) bảo rằng thằng con học rất giỏi nhưng lại ham chơi cho nên mặc kệ không cần phải cho nó đi học trường đắt tiền. Cho nó vào cái trường làng thằng em họ tôi đang học hè để tiết kiệm tiền 2 năm chứ tội gì phải giá cao, 2 năm đầu học đâu chả được. Sau đó cho nó đi học UC Santa Cruz, cho học tiến sĩ Hóa vì cu cậu không thích ra trường, không thích đi làm vội vì không thích cắt tóc. Cô con gái cũng học 2 năm trường làng. Sau đó học UC Barbara học ngành Môi Trường. Nói chuyện với thằng em họ gần đây thì nó bảo là nó cần điểm SAT bây giờ, sau đó có thể học trường làng xong chuyển lên UC nào đó (dùng điểm SAT từ 2 năm trước), hoặc nộp đơn nhiều nơi trong đầu năm tới xem trường nào nhận.
phatastic
Hơi lạc đề một tý, nhưng bác nào giúp em vài ý kiến về môi trường học ở mấy nước châu Âu so với Mỹ và Canada thì thế nào.

Chỗ nào thì tốt nhất xét về đa dạng văn hóa trong trường, khuyến khích sự suy nghĩ độc lập hơn, xã hội thoáng hơn, an ninh hơn.

Học under-graduate bằng tiếng Anh ở các nước không nói tiếng Anh như Đức, Pháp, Hungary có điểm mạnh/ yếu nào?
Ghost
QUOTE(phatastic @ Jun 29 2006, 11:19 AM)
Hơi lạc đề một tý, nhưng bác nào giúp em vài ý kiến về môi trường học ở mấy nước châu Âu so với Mỹ và Canada thì thế nào.

Chỗ nào thì tốt nhất xét về đa dạng văn hóa trong trường, khuyến khích sự suy nghĩ độc lập hơn, xã hội thoáng hơn, an ninh hơn.

Học under-graduate bằng tiếng Anh ở các nước không nói tiếng Anh như Đức, Pháp, Hungary có điểm mạnh/ yếu nào?
*



Bạn tớ đã từng học ở cả Mỹ và châu Âu (Anh) nhận xét là học ở Mỹ thích hơn, môi trường đa văn hoá, thầy giáo và cả bạn bè đều rất easy-going, cách dậy nghiêng về practical hơn do đó đôi khi cảm thấy hứng thú hơn khi học. Mấy kỳ trước có vài đứa Mỹ exchange sang đây học cũng kêu ầm trời là học ở Anh nặng về lý thuyết quá, rồi nước Anh chán hơn con gián.... Nhưng sống ở Mỹ chưa chắc đã an ninh như sống ở các nước châu Âu hay Canada (cái này cũng tuỳ).

Học ở Pháp mà học bằng tiếng Anh thì có vẻ là không hiệu quả lắm nhỉ? Vì tớ thấy bản thân bọn Pháp cực lười nói tiếng Anh, hoặc là nói tiếng Anh lơ lớ có chút âm điệu Pháp. Dân Đức thì đa số những người tớ đã gặp đều nói tiếng Anh rất hay và chuẩn, ở trường tớ hồi xưa cũng có 2 ông thấy giáo người Đức. Theo tớ thì đến nước nào nên học bằng ngôn ngữ nước đó, vì dù sao ngoài tiếng Anh ra mình cũng rất cần phải thông thạo ngôn ngữ sở tại để có thể giao tiếp và hoà đồng. Tớ đã từng rất bức xúc vì ngồi trên tàu không hiểu bọn Hà Lan nói gì với nhau, ở trong lớp không hiểu bọn HL thì thào cái gì, nhìn những bảng thông báo bằng tiếng HL mà chịu chết... Nói chung là rất khó chịu, nó làm mình có cảm giác như bị biệt lập với xã hội. Bởi vậy, nếu học bằng ngôn ngữ của nước sở tại có lẽ là hay hơn, coi như là học thêm được một thứ tiếng nữa, chằng tốt hơn sao.
Evil
Quên mất. Evil cảm ơn bà con trong làng đã tư vấn.

Sóng
QUOTE(Ghost @ Jun 29 2006, 02:39 PM)

Bạn tớ đã từng học ở cả Mỹ và châu Âu (Anh) nhận xét là học ở Mỹ thích hơn, môi trường đa văn hoá, thầy giáo và cả bạn bè đều rất easy-going, cách dậy nghiêng về practical hơn do đó đôi khi cảm thấy hứng thú hơn khi học. Mấy kỳ trước có vài đứa Mỹ exchange sang đây học cũng kêu ầm trời là học ở Anh nặng về lý thuyết quá, rồi nước Anh chán hơn con gián.... Nhưng sống ở Mỹ chưa chắc đã an ninh như sống ở các nước châu Âu hay Canada (cái này cũng tuỳ).

Học ở Pháp mà học bằng tiếng Anh thì có vẻ là không hiệu quả lắm nhỉ? Vì tớ thấy bản thân bọn Pháp cực lười nói tiếng Anh, hoặc là nói tiếng Anh lơ lớ có chút âm điệu Pháp. Dân Đức thì đa số những người tớ đã gặp đều nói tiếng Anh rất hay và chuẩn, ở trường tớ hồi xưa cũng có 2 ông thấy giáo người Đức. Theo tớ thì đến nước nào nên học bằng ngôn ngữ nước đó, vì dù sao ngoài tiếng Anh ra mình cũng rất cần phải thông thạo ngôn ngữ sở tại để có thể giao tiếp và hoà đồng. Tớ đã từng rất bức xúc vì ngồi trên tàu không hiểu bọn Hà Lan nói gì với nhau, ở trong lớp không hiểu bọn HL thì thào cái gì, nhìn những bảng thông báo bằng tiếng HL mà chịu chết... Nói chung là rất khó chịu, nó làm mình có cảm giác như bị biệt lập với xã hội. Bởi vậy, nếu học bằng ngôn ngữ của nước sở tại có lẽ là hay hơn, coi như là học thêm được một thứ tiếng nữa, chằng tốt hơn sao.
*


Bọn đức rất cởi mở về chuyện dân tộc, nói chung đây là một đất nước mà tôi cảm thấy người vn chưa hiểu được hết về tình cởi mở của họ. Nói chung nhiều người vn cứ nghĩ đây là một đất nước của sự phân biệt chủng tộc.
Đi ra ngoài đường ở đức nếu bạn ko nói được tiếngđức thì bạn lúc nào cũng hỏi được bằng tiếng anh, ko ít thì nhiều, nhưng chắc chắn là đủ để cho bạn có những thông tin cần thiết.
Xốt
Bọn Mỹ chắc là thoáng và cởi mở hơn bọn châu Âu thì đúng rồi. Mình chưa học ở các nước nói tiếng Anh nên chả biết chúng nó giỏi với dạy tốt thế nào, nhưng tiền học phí và chi phí sinh hoạt thì đắt đỏ quá. Để học được ở Mỹ và Anh- một sinh viên phải tiêu một lượng tiền (khoảng 25-35 ngàn USD một năm) đúng gấp 4-5 lần một sinh viên ở Đức và Pháp (những nước không phải đóng học phí, dù là đi du học). Câu hỏi tớ đặt ra là: liệu có đáng phải mất nhiều tiền như vậy không? (trừ các bạn học ngoại ngữ, kinh tế quản lý, luật kinh tế ...- tức là những ngành buộc phải dùng tiếng Anh khi đi làm).
Hoang Yen
Đúng là chi phí đắt hơn nhiều, tuy nhiên, học đại học thì mình ko nói chứ học sau đại học thì ở Bắc Mỹ rất dễ kiếm chi phí để trang trải (Scholarship, Fellowship, Teaching Assistant,...) toàn bộ học phí và chi phí sinh hoạt. Nói chung là Graduate Student được hỗ trợ rất tốt.
Hoang Yen
Việc học thì mình ko rõ châu Âu thế nào, mình so với ở VN mà mình đã trải qua thì thoáng hơn ở VN rất nhiều, ở VN nhiều môn học toàn phải thuộc lòng như cháo chảy để trả bài khi thi, ở đây nghe giảng, đọc sách để hiểu, xây dựng ý tưởng viết paper, project, làm presentation ăn điểm, có thi thì đa phần thi đánh dấu tích A, B, C, D, hoặc đúng sai, cứ hiểu đúng là trả lời được. Thi vấn đáp cũng chỉ cần hiểu là OK, không phải thuộc nguyên văn rồi nhắc lại như con vẹt, càng nói ý kiến của mình về những cái mình hiểu thì lại càng dễ điểm cao. Có môn ăn cả điểm tranh luận trong seminar, khuyến khích ý kiến cá nhân, đề cao việc học hỏi nhau và học bằng tranh luận...
Nhưng nó thực sự nặng hơn ở VN ở chỗ phải đọc nhiều sách và báo hơn, đòi hỏi cập nhật nhiều thông tin hơn.
Môi trường nghiên cứu thì rất tốt, yêu cầu cái gì là GS đặt mua liền, thiết bị nào ko có được ngay thì gửi đến trường khác làm... Nói chung là rất tuyệt, chỉ cần bản thân mình có ý tưởng, say mê nghiên cứu và chăm chỉ đọc sách báo là OK rồi.
Ở VN thì cứ gọi là chật vật. Nói thẳng là rất khó khăn để làm cái gọi là nghiên cứu ở VN.
Xốt
Nói that ra thì quan điểm của X tớ là:

Tiếng Anh là chính, kiến thức là phụ: thì đành sang Mỹ-Anh từ khi học Under.
Tiếng Anh là phụ, kiến thức là chính: tốt nhất học Under ở Đức-Pháp.

Chỉ những ai rất rất giỏi, thì hãy tìm cách sang các trường top 20 ở Mỹ hoặc top 5 ở Anh sớm. Còn khi học PhD thì nói chung học ở đâu cũng có tiền để sống thôi, muốn có tiếng Anh thì hay sang Mỹ-Anh.
Evil
QUOTE(Hoang Yen @ Jul 12 2006, 10:05 PM)
Nói thẳng là rất khó khăn để làm cái gọi là nghiên cứu ở VN.
*



Ngành em học và việc em làm đôi khi phải dùng số liệu thống kê. Ở VN không thể có được số liệu đó, không thể tiếp cận từ nguồn nào hết. Số nào cũng là mật, không mật mỡ thì... không có số theo time series. Bọn em toàn làm phân tích định tính sad1.gif chủ yếu dựa vào nhận định chủ quan. Học ở nước ngoài thì lấy được số lỗ đa lỗ đỗ nên toàn phải 'sáng tạo' số rolleyes2.gif Chạy mô hình mà không đúng thì... nắn số liệu gốc cho nó đúng leuleu.gif vì số liệu gốc một phần là mình bịa, một phần mình lấy từ nguồn... có thể sai. Nếu giáo ok thì chuyển nước khác làm case study chứ không thể nghiên cứu VN được.
Milou
QUOTE(phatastic @ Jun 28 2006, 09:19 PM)
Chỗ nào thì tốt nhất xét về đa dạng văn hóa trong trường, khuyến khích sự suy nghĩ độc lập hơn, xã hội thoáng hơn, an ninh hơn.
*


Tình hình thế giới mấy ngày hôm nay cho thấy Mỹ vẫn là nơi an ninh nhất. Đưa thằng nhóc ra phi trường SF hôm kia (sau vụ nổ bom Bombay) thì chẳng thấy cảnh sát đâu chỉ có các nữ nhân viên mặc đồng phục trắng đứng cười duyên, dĩ nhiên là chỉ được dỡ đồ là phải đi ngay không được đậu xe chờ như trước 11-9-2001. Chính ra ở Mỹ trước ngày ấy chỉ nghe khủng bố ở châu Âu không thôi. Còn an ninh xã hội thì chỉ có vùng thật nghèo như phía Đông Oakland là lắm băng đảng hoành hành. Còn chính mắt tôi thì chưa chạm trám với bất kỳ bạo lực nào, tuy nhiên làm trong bệnh viện thì cũng nghe người khác nói đến một trường hợp người Việt gốc Hoa thanh toán nhau. Còn thường thì mỗi năm có vài trường hợp bạo hành trong gia đình hoặc liên quan đến những người bệnh tâm thần phá rối trật tự (người Việt cả ạ, không tính những dân tộc khác)

Có những người quen bên Canada, Đức thì bảo người VN rất khó được nhận vào đại học (Canada), Đức thì có 1 ông bác sĩ được nội trú khoa giải phẫu, nhưng không được phép vào quốc tịch, không được phép hành nghề lại chạy sang Mỹ.

langtubachkhoa
Hơ, sao bây giờ mình mới thấy cái Topic này nhi?
Tại sao người VN lại khó được nhận vào đại học ở Canada và Đức vậy? Mà nhận vào đại học nghĩa là nhưi thế nao?
QUOTE(Milou @ Jul 15 2006, 03:01 PM)
[Có những người quen bên Canada, Đức thì bảo người VN rất khó được nhận vào đại học (Canada), Đức thì có 1 ông bác sĩ được nội trú khoa giải phẫu, nhưng không được phép vào quốc tịch, không được phép hành nghề lại chạy sang Mỹ.
*


Milou
Ở Canada, người quen ông cụ có thằng con hồi đó đang học lớp 13 (12 như ở VN). Nó hồi nhỏ rất thông minh, nhưng vì mang họ Việt cho nên không được nhận vào trường đại học. (Đại khái là phải thi tuyển, nộp đơn xin vào trường chắc tương tự như ở VN thôi. Sau đó có giấy mời của trường nếu được nhận gởi đến nhà.) Sau đó nó học nghề sửa computer gì đó. Ông bố có bằng thạc sĩ VN, hình như có tu nghiệp ở Mỹ trước 1975.
Milou
http://www.multiculturalcanada.ca/ecp/cont...vietnamese.html
The proportion of Vietnamese-Canadian men fifteen years of age and over who had not completed grade 9 was only 14 percent, lower than for all Canadian men (17 percent). For Vietnamese-Canadian women, however, the situation was different: 27 percent had not completed grade 9, while only 18 percent of all Canadian women in the same age group had not done so. The male/female difference was also conspicuous at higher levels: 29 percent of Vietnamese-Canadian men had some university education (higher than the national average), while just under 20 percent of Vietnamese-Canadian women had attended university. However, 42 percent of both men and women had completed grades 9–13 without going further. These statistics do not include attendance in the English and French language courses that most provinces offer to newly arrived refugees and immigrants.

Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.