Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Lebanon, Không Tin Vào Mắt Mình .
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Fedora
Tương lai của nhà nước Do Thái Israel sẽ như thế nào ?

Hiện nay so với những nước nhỏ như Liban, Palestine thì Israel chiếm thế thượng phong về mọi mặt, nhưng nếu vài năm nữa các cường quốc Hồi giáo trong khu vực như Iraq, Iran... trỗi dậy, nhất là Iran vốn đã từng tuyên bố muốn xóa sổ Israel trên bản đồ thế giới, thì tình hình Trung Đông sẽ như thế nào ?

Phải chăng lời tiên tri hơn 500 năm trước của Nostradamus sẽ thành sự thật, rằng Đệ tam thế chiến không phải là cuộc chiến giữa các quốc gia mà sẽ là cuộc chiến giữa các tôn giáo ?
khoaisanlangta
Ừm, nhà nước Do Thái sẽ chả sao cả. Em thấy Do Thái làm thế là đúng. Bọn Hec bố láo. Sao cứ chỉ chực nện rocket vào dân Do Thái là sao? Sao bọn Liban lại chứa chấp bọn Héc, ăn đòn là đáng lắm. boxing.gif shuriken.gif
Vấn đề là bọn Rệp đếch đoàn kết, nếu đoàn kết thì chúng nó đã chẳng bị Do Thái oánh cho te tua thế.
Phó Thường Nhân
35 năm sau cuộc kháng chiến chống Mỹ của người Việt, thế giới mới được chứng kiến một cuộc chiến không cân đối (conflit Asymetrique), trong đó yếu tố tổ chức, tư tưởng, văn hóa, được sử dụng một cách toàn diện để chống lại vũ khí hiện đại.
Chỉ có điều khẩu AK47 đã được thay thế bằng Kachiusa và tên lửa tầm gần, chiến thuật.
Tôi chẳng ủng hộ ai cả. Nhưng theo dõi nó cũng là một điều thú vị, và có nhiều bài học có thể rút ra.
Vậy hãy chờ xem sao.
Mr. Smith
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 25 2006, 03:10 PM)
Tôi chẳng ủng hộ ai cả. Nhưng theo dõi nó cũng là một điều thú vị, và có nhiều bài học có thể rút ra.
Vậy hãy chờ xem sao.
*



Em nói thế này thì có thể là do không hiểu đúng ý bác nhưng nghe bác nói "theo dõi nó cũng là một điều thú vị" thực sự em cảm thấy hơi thế nào ấy. Có gì thú vị khi có đã hàng trăm dân thường thiệt mạng vì xung đột này. Ngay người Việt vẫn còn 200 người bị kẹt ở đó chưa được di tán.
Tất nhiên, trên góc độ khán giả thì với nhiều người, các cuộc chiến tranh nhiều khi cũng mang tính chất giải trí, gần với một reality show.
khoaitayran
Em cũng thế. Em thấy phát sợ mỗi khi nghe thấy từ Libăng, mà trừ hai hôm đi chơi còn ngày nào cũng nghe thấy. Một trong 3 người bạn thân nhất thời đại học của em là người Libăng. Nhà ở đúng miền Nam luôn. Không biết gia đình bạn em đã chạy được đi đâu chưa còn bạn em là bác sỹ, con người hiền lành tử tế tốt bụng, cho đến cuối tuần trước vẫn ở lại trực ở bệnh viện cứu người, viết cho em vài dòng trong khung cảnh hết sức bi bét chưa thấy hi vọng ở đâu cả.

Không có gì hay ho.
Evil
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 25 2006, 10:10 PM)
Nhưng theo dõi nó cũng là một điều thú vị, và có nhiều bài học có thể rút ra.
Vậy hãy chờ xem sao.
*



Thú vị?

Khi Mỹ đánh Afganistan em vào CNN.com bỏ phiếu ủng hộ. Em kể chuyện đó ở nhà thì bố em không đồng ý. Em lý sự là đôi khi chiến tranh là cần thiết (vì thằng Taliban nó tệ quá đi cơ) nhưng bố em bảo rằng em nói như thế vì em chưa bao giờ phải chịu nỗi đau của chiến tranh, em chưa bao giờ sống trong thời kỳ chiến tranh.

Em không biết nếu em phải thực sự trải nghiệm thì sẽ thế nào nhưng... chỉ thấy người mình yêu bảo rằng có thể sẽ đến một vùng chiến sự chẳng hạn như Iraq là em đã thấy không muốn chiến tranh rồi rolleyes2.gif
Mắt Nai
Hôm kia, cầm tờ báo Văn hóa thể thao, em thấy một bà mẹ trẻ ngồi bên xác ba đứa con và 12 người thân của mình chết vì bom ở Libăng, nước mắt đã cạn kiệt, em cảm thấy thương tâm.

Cùng hôm đó, trên VTV1 lúc 8h tối phát bộ phim tài liệu "những mảnh hồn phiêu dạt" của một Đạo diễn người Pháp kể về cuộc hành hương đi tìm hài cốt của các liệt sỹ VN, nước mắt của những người vợ, những người con đang mong tìm xác người chồng, người cha của mình về an nghỉ...làm em thấy nhói đau.

Em căm ghét chiến tranh, bởi người dân thường luôn luôn phải chụi hậu quả nặng nề nhất cho những âm mưu, thủ đoạn của những con người hiếu chiến và độc ác (ko biết dùng từ gì cho thích hợp)
Mìn Trần
Chiến tranh là vậy mà các bác, cho dù có người thắng người thua thì chỉ có người dân - những người luôn muốn sống trong hòa bình - là thất bại bởi chết chóc, chia lìa. Tiện thể em kiếm được mấy hình ảnh tư liệu về những ngày cuối của cuộc chiến tranh VN. Cảm giác của em là thật xúc động. Đó có lẽ là những hình ảnh quá thương đau mất mát khiến nhiều người không muốn nhớ lại, nhưng họ không thể quên được vì đó đã là 1 phần đời của họ, 1 phần lịch sử của dân tộc VN.

Vài hình ảnh SG những ngày cuối ( video)
Phó Thường Nhân
Mọi người hiểu nhầm rồi. Tôi nói thú vị là liên quan tới câu đầu tiên, tức là liên quan tới các vấn đề của cuộc chiến tranh không cân đối (Conflit Asymethrique), chứ chắc chỉ có người dở hơi mới thích chiến tranh, và những hậu quả của nó. Nhưng cuộc sống là như thế. Nhiều khi người ta phải chiến đấu. Có điều chiến đấu với một sự hiểu biết thật sự, vì những lý do thực sự thì mới chiến đấu. Còn không thì đánh nhau làm gì.
Một cuộc chiến đấu thực sự bao giờ cũng liên quan tới sự sinh tồn của một đất nước, của một văn hoá. Cái đấy là nội lực, là sức mạnh của cuộc chiến. Một cuộc chiến bao giờ cũng có chiều.

Trong cuộc chiến Israel – Li băng này, tôi cho rằng người Li băng có lý hơn, mặc dù như tôi nói ở trên, tôi là người ngoài cuộc. Tại sao ? Vì Li băng là một đất nước. Việc đầu tiên người Israel phải làm, là qua những con đường chính trị, ngoại giao để giải quyết sự việc hai người lính bị bắt cóc trước. Nếu nhưng việc này không hiệu quả, thì mới có thể dùng vũ lực.
Một điều đặc biệt nữa là Israel sát hại nhiều dân thường hơn Hezbolah, trong khi ưu thế về kỹ thuật quân sự của Israel trội hơn hẳn. Người ta có thể viện lý do Hezbolah lẩn vào dân, huặc khả năng dân phòng dân sự của Israel tốt hơn nên hạn chế được thiệt hại dân sự, để biện hộ cho việc này. Nhưng theo tôi đó là những lý do không chính đáng.

Một điều nữa, tôi cũng không tin là Hezbolah là một tổ chức khủng bố. Họ chỉ dùng phương pháp khủng bố như một vũ khí để chiến đấu. Đây là một đặc điểm của các cuộc chiến không cân đối. Theo tôi không thể đánh đồng các phong trào hồi giáo kiểu Ben – Ladin với Hezbolah. Cũng giống như ngày trứơc các nước phương Tây không thể phân biệt một phong trào cộng sản ra đời trong hoàn cảnh giải phóng dân tộc như ở VN , TQ với phong trào cộng sản chung của thế giới. Một phong trào như Hezbolah, ra đời trong hoàn cảnh nội chiến ở Li băng. Một cuộc nội chiến do chính Israel gây ra, dẫn đến sự chiếm đóng của Israel ở đất nước này từ năm 1975 đến 2000, tất nhiên phải khác một phong trào như Al-Queda.
Hezbolah là đại diện cho một cuộc chiến tranh vì chủ quyền dân tộc. Al-Queda hoàn toàn thuần tuý là tôn giáo thì không thể quy chụp cho nó cùng một nguồn gốc và sử lý nó giống nhau được. Tóm lại Israel đáng lẽ phải sử dụng những biện pháp hoà bình thông qua nhà nước Li băng trước đã, chứ không thể chụp cho người ta cái mũ khủng bố để sau đó làm gì thì làm.

Tóm lại chiến tranh là đau đớn, mất mát. Chỉ có những kẻ điên khùng mới thích chiến tranh. Nhưng chiến tranh, dù dưới hình thức nào (du kích, tôn giáo, khủng bố) để bảo vệ chủ quyền dân tộc mình, một khi tất cả các biện pháp hoà bình khác không có hiệu quả, thì vẫn đúng đắn và có lý. Vì cực chẳng đã mới phải làm. Đấy cũng chính là sự chính nghĩa của các cuộc chiến không cân đối (Conflit Asymethrique).
Phó Thường Nhân
Tiếp tục vài suy nghĩ về cuộc chiến Israel - Libăng.

Cho đến ngày hôm nay, 17 ngày đã trôi qua từ khi Israel tấn công Li băng. Nhưng quân đội Israel không vượt quá được 7km biên giới.
so sánh những gì Israel đạt được hiện tại, với những thắng lợi "thần kỳ" của quân đội nước này trong các cuộc chiến tranh trước đó vào năm 1948, 1956, 1967, 1973 chống lại liên quân Sirie, Ai cập, Jordanie... thì quả là một điều ngoài sức tưởng tượng.

Israel hầu như chưa bao giờ đánh nhau quá 2 tuần. Nhưng lần này dù Họ có chiến thắng, tức là tiến sâu vào lãnh thổ Li băng, thì cũng không thể giải quyết được việc gì. Đây là điểm đặc biệt thú vị (hiểu theo nghĩa chiến lược quân sự, chính trị) của một cuộc chiến không cân đối.

Cuộc chiến không cân đối là vũ khí của kẻ nghèo để kháng cự lại kẻ giầu. Là cuộc chiến của "châu chấu đá voi".

Từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của người Việt nam, ngay ở tại VN cũng có những ý tưởng nói rằng chiến tranh là vô nhân đạo, là vô nghĩa. Người ta dần dần có xu hướng đánh đồng tất cả các cuộc chiến tranh là vô nghĩa, là tàn bạo. Ở đâu đó , có một không khí, "nhân đạo chung chung".
Có cả những tác phẩm văn học VN nói vê điều này, và được dịch ra tiếng nước ngoài. Ví dụ, cuốn nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh.
Bản thân tôi cũng đã từng gặp những người đã từng là Đặc công, khi sau này họ giải ngũ, và đi lao động xuất khẩu. Tất cả đều nói với tôi những điều mà người ta không nói trên báo: nỗi lo trước cuộc chiến đấu, sự chống trả gần như bản năng, không suy nghĩ,... có người còn phải đứng đằng sau làm nhiệm vụ bắn chính đồng đội mình nếu họ không chịu tiến lên.

Tất cả những điều đó đều đúng. Nhưng có lẽ nó không phải là tất cả. Ở đâu đó nó vẫn có một nhận thức, một ý tưởng, khiến người ta cầm súng.

Vậy làm thế nào phân biệt một cuộc chiến tranh phi nghĩa và chính nghĩa, trong khi trong chiến đấu, cả hai bên đều cảm nhận sự tàn bạo, vô nhân đạo, bản năng, ...như nhau.

Theo tôi có lẽ cuộc chiến là chính nghĩa, khi kẻ đối diện của mình phải đánh dân, giết dân. Không còn phân biệt nổi dân và lính.

Trong 17 ngày , Israel đã bắn cháy không thương xót hơn 500 xe tải, giết chết hơn 300 thường dân, hoàn toàn làm chủ bầu trời Li băng, có quyền quyết định mở hay đóng không phận nước này. Chính phủ Li băng có cũng như không.
Đây là điều khác hoàn toàn các cuộc chiến tranh mà người Israel đã tiến hành, như tôi đã nhắc
ở trên. Lần đầu tiên, Israel dã không thể phân biệt nổi dân và lính.
Người Israel có lý do để bắn xe tải, giết thường dân, phá cầu đường... Họ sợ những xe tải đó chở tên lửa chiến thuật, có thể bắn tới trung tâm của nước họ là Ten Aviv. Lý do đó không phải là không có lý, nhưng là một sự có lý tuyệt vọng.

Tại sao ? bởi vì nếu Israel có thể tiêu diệt được Hezbolah, thì họ không có cách nào ngăn cho nó không sống lại. Chính lý do , có thể rất chính đáng, nhìn từ phía Israel , theo kiểu "thà giết nhầm còn hơn bỏ sót", sẽ là nguyên nhân làm sống lại Hezbolah, cho dù nó có bị tiêu diệt tạm thời. Một điều mà đến hôm nay, chưa chắc có thể xẩy ra.
Skywalker
Đọc vấn đề "chính nghĩa" trong cuộc chiến Lebanon của bác Phó, em cảm thấy các ranh giới chính - tà nó rất mong manh. Em thì mù tịt về thời sự chính trị, nhưng nhân có bác thì em cũng góp tý cho vui: là Israel đã rút quân khỏi Lebanon từ cách đây vài năm, giữa 2 nước có 1 đường biên giới để cùng tồn tại hòa bình, song phát đạn đầu tiên của cuộc chiến lại do Hezbollah bắn trước! Nếu như phía Hezbollaz thực sự tôn trọng dân thường thì em nghĩ điều họ phải và nên làm: đó là xác định tổn thất mà người dân phải gánh chịu trước khi tiến hành bất cứ 1 hành động nhỏ nào! Trong hoàn cảnh này khi họ biết rõ đối thủ có vũ khí tấn công ghê gớm mà lại còn nổ súng để rồi núp lẫn vào dân thường, điều đó, theo em. khiến họ cũng chẳng khác gì lính Israel.

Với đầu óc thực tế 1 chút thì em cho rằng cuộc xung đột chỉ và sẽ có thể chấm dứt khi Israel cắt đứt được nguồn cung cấp vũ khí cho Hezbollah, đồng thời sức ép ngoại giao về vấn đề bảo vệ thường dân buộc quân đội Israel chùn tay và dừng lại ở vùng "trái độn" - đủ để ngăn chặn các vụ phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel.

Hy vọng người dân Trung Đông sớm có hòa bình , dù là mong manh.

langtubachkhoa
QUOTE(Skywalker @ Jul 29 2006, 03:02 PM)
Đọc vấn đề "chính nghĩa" trong cuộc chiến Lebanon của bác Phó, em cảm thấy các ranh giới chính - tà nó rất mong manh. Em thì mù tịt về thời sự chính trị, nhưng nhân có bác thì em cũng góp tý cho vui: là Israel đã rút quân khỏi Lebanon từ cách đây vài năm, giữa 2 nước có 1 đường biên giới để cùng tồn tại hòa bình, song phát đạn đầu tiên của cuộc chiến lại do Hezbollah bắn trước! Nếu như phía Hezbollaz thực sự tôn trọng dân thường thì em nghĩ điều họ phải và nên làm: đó là xác định tổn thất mà người dân phải gánh chịu trước khi tiến hành bất cứ 1 hành động nhỏ nào! Trong hoàn cảnh này khi họ biết rõ đối thủ có vũ khí tấn công ghê gớm mà lại còn nổ súng để rồi núp lẫn vào dân thường, điều đó, theo em. khiến họ cũng chẳng khác gì lính Israel.

Với đầu óc thực tế 1 chút thì em cho rằng cuộc xung đột chỉ và sẽ có thể chấm dứt khi Israel cắt đứt được nguồn cung cấp vũ khí cho Hezbollah, đồng thời sức ép ngoại giao về vấn đề bảo vệ thường dân buộc quân đội Israel chùn tay và dừng lại ở vùng "trái độn" - đủ để ngăn chặn các vụ phóng tên lửa vào lãnh thổ Israel.

Hy vọng người dân Trung Đông sớm có hòa bình , dù là mong manh.
*



1 thằng mạnh hơn người ta đến cả 10 lần, chỉ vì 2 nguời bị bắt cóc mà giết bao nhiêu dân thường (giết trực tiếp) và còn giết gián tiếp bao nhiêu nguoi khác, bao nhiêu người bị thưong hoặc di tản. Nếu Israel thực sự chỉ vì muốn cứu 2 người lính thì họ sẽ không hành xử thế, chả qua đó cũng là 2 con cờ để họ thực hiện tính toán của mình

PS: phát biểu ở đây khi chưa tính đến vẫn đề lợi ích, mưu toan chính trị của các bên
Evil
Em nghĩ là thằng Israel sẽ không nhường nhịn gì các nước xung quanh đâu. Vì bọn xung quanh đấy 100% là muốn thằng Israel chết ngoẻo đi luôn, chúng nó ở xung quanh nay cấu may cào, ngày kia... xui con ra đái một bãi vào đất của Israel nên thằng Israel không thể yên được. Một khi đã ra tay là sẽ ra tay rất mạnh, để tạm yên chỗ này còn giải quyết chỗ khác chứ không có chuyện nó nhường nhịn khi thằng kia vẫn còn có khả năng làm gì nó đâu. Nó sẽ làm cho bác Lebanon kiệt quệ, sống còn chẳng được thì mới rút quân về.

Ở vị thế của Israel thì chỉ sức mạnh quân sự vượt trội mới có thể sống được chứ nếu không mạnh gấp 10 và hàng trăm lần những thằng xung quanh thì đã chết từ lâu rồi. Các bác kia yếu hơn nên mới đòi giải pháp ngoại giao chứ ngày xưa thời các bác tưởng là mình mạnh hơn nó, còn chả cần có thằng lính nào bị bắt cóc các bác cũng hè nhau xông vào tưởng mỗi người một đấm một đạp là giết chết được mấy chú Do Thái rồi. Nào ngờ...

PS: Cuốn 'Bài học Israel' của Nguyễn Hiến Lê hay cực kỳ. Bà con trong làng quan tâm đến Trung Đông tìm đọc mà xem.
Mìn Trần
Tớ nghĩ rằng Libăng là nạn nhân của cả Do Thái và Hezb. Nhóm Hezb này thực ra cũng là con cờ của Iran và Syria nên cũng có thể nói Libăng là nạn nhân của một cuộc chiến đã đang và vẫn sẽ tiếp diễn của 2 phe trên

Hezb đóng ngay trên đất Libăng nhưng họ không dám có ý kiến ý cò gì, đuổi tất nhiên lại càng không dám và cũng chẳng đủ sức vì quân sự của Libanon còn thua cả của Hezb. Syria và Do Thái từng thi nhau chiếm đóng Libanon và gần đây Syria đã dính líu vào vụ ám sát thủ tướng theo chủ nghĩa dân tộc của Libanon. Hezb cũng không phải tươi tốt gì, nếu không kể đến lịch sử nện nhau triền nhau với Do Thái thì trong tháng 7 này, họ đã tấn công làm chìm tàu chiến của Do Thái trước khi bắt cóc 2 lính Israel. Còn chính sách của Do Thái - luôn được các đảng theo đuổi - là tấn công triệt tiêu để bảo vệ sự tồn tại. Bởi vậy mà nhóm quân sự Ả rập nào mạnh lên và đe doạ là Do Thái dập luôn không chút nương tay. Do Thái cũng có nổi khổ riêng vì họ là kẻ di cư chẳng được bác hàng xóm nào ưa, và luôn luôn có các bác hàng xóm muốn họ phải biến đi.

So sánh Do Thái với thế giới Ả rập thì thấy có mấy sự thú vị.

- Do Thái cô đơn giữa thế giới Ả rập đông gấp mấy chục lần họ. Song Do Thái, bất cứ lúc nào cũng có thể tập hợp được một đội quân đông tới vài triệu người với khả năng tác chiến tinh nhuệ, hoả lực mạnh. Do Thái là quốc gia duy nhất trên thế giới bắt buộc nghĩa vụ quân sự đối với phụ nữ. Trong khi đó Ả rập là một thế giới ô hợp, giữa họ có nhiều mâu thuẫn và cả thù địch, chính sách của họ bị chia rẽ bởi sách lược đối với Mỹ. Hoa Kỳ vẫn có những đồng minh khá thân thiết ở Ả rập tuy đám này không ưa gì Do Thái như Saudi Arabia, Kuwait ... Thành thử trực tiếp giao tranh với Do Thái bây giờ chỉ có các nhóm quân sự như Hamas, Hezb ... được hậu thuẫn bởi các quốc gia bài Do Thái.

- Do Thái tuy không có được sự ưu đãi của nguồn dầu mỏ, song họ có tiền, có công nghệ, và được hậu thuẫn của Mỹ, dĩ nhiên các trùm tài phiệt thế giới gốc Do Thái cũng đóng vai trò quan trọng và không thể ngồi yên nhìn đất nước bị tiêu vong.
langtubachkhoa
Mỹ - Israel đang thực hiện kế hoạch lâu dài về "Trung Đông mới"

Richard Falk - giáo sư luật quốc tế của Đại học Princeton và Đại học California (Mỹ), tác giả của hơn 20 đầu sách về quan hệ quốc tế, giải trừ vũ khí và Trung Đông - trả lời Tuổi Trẻ qua email.


http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.as...176&ChannelID=2
nestcafeviet
Mấy ngày nay tôi cứ tự hỏi mình một câu : " Tại sao một đất nước có chủ quyền như vậy mà lại để cho một nước khác vào đánh phá một cách tự do đến vậy? KHông có một sự phản kháng nào từ chính quân đội? Hay Lebanon không có quân đội ?"
Những hình ảnh dưới đây có thể làm cho nhiều bạn cảm thấy không thể nuốt được cơm. Nhìn những hình ảnh này tôi có thể tưởng tượng ra Hà nội những năm bị đánh phá trong cuộc chiến chống Mĩ là như thế nào? Và đồng bào của tôi đã chết ra sao ?
http://www.gocnhin.com/news/libanon/
Dân làng Ven
Vâng, và nền dân chủ kiểu Mỹ là tuồn thêm vũ khí cho Israel

http://www.baomoi.com/Home/TheGioi/2006/7/202668.epi

http://vnexpress.net/Vietnam/The-gioi/2006/07/3B9EC867/
Mr. Smith
Lebanon thì có quân đội cũng như không mà bác netscafe. Nước này thành mảnh đất xâu xé của các phe phái khác nhau: Israel, Syria, Palestine, Hezbollah... cũng hơn 20 năm rồi . Mấy năm trước thì quân đội Israel còn đóng ở miền Nam, quân đội Syria đóng ở miền Bắc và các nhóm dân quân đủ màu sắc, giáo phái thì ở khắp mọi nơi. Ngay đến giờ thì miền Nam Li-băng cũng không còn nằm trong vòng kiểm soát của chính phủ Li-băng mà thực tế là của Hezbollah
Bi kịch của một nước nhỏ, tồn tại như một vùng đệm giữa các nước lớn (Israel, Syria, Iran) là thế.
Phó Thường Nhân
Đúng là như vậy. Li băng không có quân đội có thể cho mang cái tên là quân đội. Quân số của họ chỉ có khoảng 2, 3 tiểu đoàn với một ít xe tăng M40 (của Mỹ làm từ hồi trước thế chiến thế giới thứ II). Tại sao lại thế , vì nước này trước vốn là nước trung lập. Người ta vẫn gọi Li băng là « Thuỵ sĩ ở Trung đông ».
Bản thân cấu trúc xã hội của nước này cũng rất phức tạp. Họ giống như một bảo tàng lịch sử của tất cả mọi tôn giáo đã tồn tại ở vùng Trung cận đông này. Thiên chúa giáo cũng có mấy dòng (Maronit, Hi lạp, La Mã..), Hồi giáo cũng vậy (Druze, Ismail, Chiit, Sunnit..).
Li băng cũng chưa bao giờ tham gia vào những liên quân đánh nhau với Israel trong tất cả các cuộc chiến tranh của nước này với các nước Ả rập cho đến nay (1948,1956, 1967, 1973).
Israel bắt đầu « để ý » đến Li băng từ sau năm 1970. Sau sự kiện « tháng 9 đen tối » (Septembre Noire) ở Giordanie. Lúc đó vua của Giordanie đã tiêu diệt toàn bộ các lực lượng người Palestine tị nạn ở đây. Một số người Palestine vì thế mới dạt sang Li băng.
Nhưng ở nước Li băng, họ cũng không được sự ủng hộ của một bộ phận người Li băng, đặc biệt là thiểu số người Thiên chúa giáo nắm quyền ở nước này.
Chính vì thế khi Israel thâm nhập Li băng để đánh người Palestine, (1982) đã khiến cho ở nước này bùng nổ nội chiến. Trong đó các lực lượng quân sự của người Thiên chúa giáo ủng hộ Israel. Còn người Hồi giáo ủng hộ Palestine.
Israel thêm nhập Li băng nhiều lần, lần cuối cùng là vào năm 1996. Để cân bằng lực lượng, Người Siria cũng đưa quân đội vào Li băng (với sự đồng ý của Mỹ). Các tổ chức người Palestine vì thế bị dạt sang Tunisie. Năm 1997, các bên tham chiến ở Li băng (Siria, Israel, ..) đồng ý về nguyên tắc rút quân. Nhưng quân đội Siria vẫn đóng ở phía bắc (thung lũng Bê ca). Còn Israel thì chiếm một vùng ở phía nam Li băng, sâu khoảng độ 20km. Đây là một dải đất nằm giữa biên giới Israel – Li băng và sông Litani. Đây cũng chính là vùng đang xẩy ra chiến sự lục quân hiện tại. Israel không chiếm vùng phía Nam này một mình, mà còn có lực lượng Thiên chúa Li băng ủng hộ họ đóng cùng. Lực lượng này vẫn được gọi là « quân đội Nam li băng ».
Càng về sau, thì các cuộc xâm nhập Li băng của Israel càng bị phản đối. Đặc biệt là sau các cuộc thảm sát ở các trại tị nạn người Palestine vào năm 1986, 1992. Cũng trong thời gian này, đã ra đời tổ chức Hezbollah.

Tổ chức Hezbollah là của người hồi giáo Chiit. Tức là họ cùng tôn giáo như người Iran. Người Chiit chiếm đa số dân Li băng, nhưng không bao giờ nắm quyền. Chính quyền luôn nằm trong 2 nhóm thiểu số, đó là nhóm thiên chúa và nhóm hồi giáo Sunnit. Người Chiit lập ra Hezbollah theo mô hình tổ chức của đảng cộng sản, nhưng lý tưởng của nó lại là cách mạng hồi giáo Iran. Nước ủng hộ Hezbollah đầu tiên không phải là Iran mà là Siria.

Chính Hezbollah đã tiến hành chiến tranh du kích ở miền nam Li băng, từ năm 1996 đến năm 2000. Dẫn đến việc Israel phải không kèn không trống rút khỏi vùng này. Vì thế với người Li băng nói chung, Hezbollah là vũ khí của họ để kháng cự lại Israel. Khi quân đội Israel rút khỏi miền nam li băng, thì quân đội của thiểu số Thiên chúa cũng tan, và người Thiên chúa không còn độc quyền quyền lực ở Li băng nữa.
Chính quyền ở Li băng nhưvậy là một chính quyền hồi giáo bị Siria kiểm soát (với sự đồng ý của Mỹ, Pháp, chủ yếu là Mỹ). Trong lần đánh I rắc lần thứ nhất, quân đội Siria cũng tham chiến cùng quân đội Mỹ.

Sau khi Mỹ chiếm đóng I rắc, lật đổ chính quyền của Saddam Hussein, thì Siria lại trở thành một trong những nước « phải lật đổ » giống như Iran và Bắc Triều tiên. Với sức ép của Mỹ, Pháp, sau vụ cựu thủ tướng Hariri (tôi không nhớ tên chính xác) bị ám sát chết, quân đội Siria đã rút khỏi Li băng (2004).
Mặc dù Israel rút quân khỏi Li băng từ năm 2000, nhưng hai bên hoàn toàn không có việc bình thuờng hoá qua hệ. Israel vẫn còn giữ tù binh Li băng, vẫn còn chiếm giữ một phần đất (Khu vực Cheba), không giải quyết vấn đề biên giới, cũng không có quan hệ kinh tế.

Quan hệ Israel – Li băng thực ra là một mối quan hệ phức tạp. Nhưng qua đó người ta cũng có thể thấy nghệ thuật làm thế nào để biến một nước trung lập, thậm chí còn nhiều thiện cảm với mình thành kẻ thù.
Mr. Smith
Thực ra nội chiến Li-băng bắt đầu bằng xung đột giữa người tị nạn Palestine và các đảng phái cánh tả (cộng sản, xã hội) của Li-băng. Sau đó nó kéo thêm người Thiên chúa giáo đứng về phía chống người Palestine. Quân đội Syria can thiệp vào Li-băng ban đầu là đứng về phía Thiên chúa giáo chống lại người tị nạn Palestine. NHưng các diễn biến phức tạp sau này lại làm các liên minh thay đổi, một bộ phận Thiên chúa giáo trở thành đồng minh của Israel chống Syria trong khi Syria lại chuyển sang ủng hộ người tị nạn Palestine chống Israel.
Năm 1947, Li-băng cũng tham gia cái gọi là Quân đội giải phóng Arap trong cuộc chiến chống Israel.
Về dân số thì người Hồi giáo chiếm khoảng 60% dân số trong đó người Shi'te chiếm chừng 35% dân số, người Sunny chứng 20-25%, người Thiên chúa giáo khoảng 40% nhưng cũng chia thành mấy nhánh khác nhau trong đó nhánh lớn nhất chiếm chứng 20% dân số và nhánh này cũng là nhánh có truyền thống nắm quyền lực ở Li-băng từ thời thuộc Pháp cho tới khi độc lập.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.