Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Sản Phẩm Của Giáo Dục Là Hàng Hóa ?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
nestcafeviet
Viết bài này không chính xác. Nội dung cuộc hội thảo này không có ai đẩy gì !
http://www.tuoitre.com.vn/Vieclam/Index.as...3&ChannelID=269

Tất cả chí mới dừng lại ở mức độ là nêu lên hiện tượng , còn nguyên nhân gốc thì chưa ai nói được nên cũng chẳng có giải pháp gì được đưa ra , thế thôi!
Có những con số khiến suy nghĩ:
Hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm hàng hàng hóa của VN là 17% . Tương ứng của Trung quốc la 47% và Mỹ là 90% ( Số liệu của ban nghiên cứu TW 2004)
Tỷ lệ quan hệ giữa các loại lao động : cao đẳng trở lên- trung cấp - công nhân kỹ thuật là : 1-0,95-4,27 đối với DNNN và DN tư nhân là : 1-0,73-3,86, DN nước ngoài là : 1-0,64- 1,53
Và của thế giới là 1-4-10.
Theo thiển ý của tôi thì khi người ta còn mang nặng tư duy bao cấp trong giáo dục thì cái nút này vẫn chưa tháo được, và chúng ta lại nhìn thấy biểu đồ của lực lượng lao động cũng vẫn mãi là một hình nón ngược.
Các bác , có ai có cao kiến gì về sự " lệch pha " này xin giúp tôi về mặt thông tin với ạ! Đặc biệt , có bác nào giới thiệu giúp tôi một mô hình quan hệ tương hỗ được cho là hiệu quả giữa DN và đơn vị đào tạo, nhất là ở nước nào mà có mức độ phát triển gần gần với Vn là tốt nhất.
Cám ơn các bác nhiều!

langtubachkhoa
QUOTE(nestcafeviet @ Aug 26 2006, 09:08 AM)
Viết bài này không chính xác. Nội dung cuộc hội thảo này không có ai đẩy gì !
http://www.tuoitre.com.vn/Vieclam/Index.as...3&ChannelID=269

Tất cả chí mới dừng lại ở mức độ là nêu lên hiện tượng , còn nguyên nhân gốc thì chưa ai nói được nên cũng chẳng có giải pháp gì được đưa ra , thế thôi!
Có những con số khiến suy nghĩ:
Hàm lượng trí tuệ trong sản phẩm hàng hàng hóa của VN là 17% . Tương ứng của Trung quốc la 47% và Mỹ là 90% ( Số liệu của ban nghiên cứu TW 2004)
Tỷ lệ quan hệ giữa các loại lao động : cao đẳng trở lên- trung cấp - công nhân kỹ thuật là : 1-0,95-4,27 đối với DNNN và DN tư nhân là : 1-0,73-3,86, DN nước ngoài là : 1-0,64- 1,53
Và của thế giới là 1-4-10.
Theo thiển ý của tôi thì khi người ta còn mang nặng tư duy bao cấp trong giáo dục thì cái nút này vẫn chưa tháo được, và chúng ta lại nhìn thấy biểu đồ của lực lượng lao động cũng vẫn mãi là một hình nón ngược.
Các bác , có ai có cao kiến gì về sự " lệch pha " này xin giúp tôi về mặt thông tin với ạ! Đặc biệt , có bác nào giới thiệu giúp tôi một mô hình quan hệ tương hỗ được cho là hiệu quả giữa DN và đơn vị đào tạo, nhất là ở nước nào mà có mức độ phát triển gần gần với Vn là tốt nhất.
Cám ơn các bác nhiều!
*



1. Link của bác chết nhăn nhở
2. Ý của bác, phải chăng là để giáo dục trở thành 1 ngành kinh doanh, như mọi loại hàng kinh doanh khác, giống như Mỹ?
Giáo dục luôn gây tranh cãi xem nên coi nó như là 1 thức hàng hóa hay là 1 dịch vụ công (service publique) được nhà nước bảo trợ
nestcafeviet
Bài ấy đây ạ,


Thứ Sáu, 25/08/2006, 05:16 (GMT+7)

Tư vấn việc làm cho sinh viên:

Trường đẩy qua, doanh nghiệp đẩy lại!



TT - Vụ Công tác HS-SV (Bộ GD-ĐT) đã chứng kiến cuộc “xung đột” giữa các trường ĐH với những nhà tuyển dụng tại hội thảo về tư vấn việc làm cho SV lần đầu tiên được tổ chức với qui mô cả nước hôm qua 24-8 tại TP.HCM. Đại diện 56 trường ĐH và gần 20 doanh nghiệp đưa ra nhiều ý kiến khác biệt, thậm chí trái ngược nhau.

Phải đào tạo lại 80%?

Hiếm có dịp các doanh nghiệp (DN) lại được ngồi với một số lượng lớn các trường ĐH như thế để cùng bàn về hoạt động tư vấn việc làm cho SV.

Chính vì vậy, đại diện các DN đã không để lãng phí cơ hội nói thẳng với các trường rằng phần lớn SV sau khi tốt nghiệp đều không đủ kỹ năng làm việc. Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, giám đốc Công ty tư vấn và đào tạo nhân lực L&A, dẫn chứng: “Khi tuyển một SV mới tốt nghiệp vào làm việc, khả năng phải đào tạo lại lên đến 80%. Chúng tôi chịu thiệt ít nhất sáu tháng mới hi vọng có thể khai thác được”. Bà Nguyễn Thu Giao, giám đốc nhân sự Công ty Interflour VN, cho biết công ty của bà rất ngần ngại trong việc tuyển dụng SV mới ra trường.

Lý giải cho tình trạng này, bà Mỹ Lệ đánh giá: “Nhà trường có thể chưa hình dung hết nhu cầu và những tiêu chí chung của các nhà tuyển dụng về thái độ, kiến thức và kinh nghiệm. Trên thực tế, SV mới ra trường vừa chưa có kinh nghiệm lại vừa thiếu quá nhiều kỹ năng làm việc, đặc biệt là các kỹ năng mềm. Cụ thể, đó là các kỹ năng phân tích, tổng hợp, trình bày, giao tiếp...”.

Trong 56 trường tham dự hội thảo, duy chỉ có ông Nguyễn Hữu Ngoan, phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp 1, là đại diện cho ban giám hiệu. Tất cả các đại biểu còn lại đều là cán bộ đoàn, cán bộ hoặc nhân viên các phòng ban. Ông Ngoan lấy sự hiện diện “hiếm hoi” của mình để chứng minh cho sự èo uột trong hoạt động chăm lo việc làm cho SV.

Bà Lệ đặt vấn đề: “Phải chăng do phương pháp giáo dục của chúng ta làm cho SV thiếu hụt những kỹ năng này?”. Ông Nguyễn Sơn Tùng, giám đốc Công ty bao bì Nam Việt, góp thêm: “Nhiều SV còn thiếu cả tác phong làm việc công nghiệp, thụ động, không tự cập nhật thông tin tri thức cho bản thân”.

Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng thiếu kỹ năng làm việc ở nhiều SV được đại diện các DN nhận xét là do sự mờ nhạt của hoạt động tư vấn hướng nghiệp tại các trường ĐH. Đáp lại sự “chỉ trích” này, giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh viên của một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng trường ĐH chỉ đào tạo ra những sản phẩm “ban đầu”, đó là những sản phẩm “thô”, cần được bổ túc, bồi dưỡng thêm.

Nhiều trường khác cũng “phản bác” lại ý kiến đổ lỗi cho nhà trường của các DN, các trường lập luận rằng trong quá trình đào tạo nhà trường còn rất thiếu thực tiễn, thiếu thông tin. Vì thế, nhà tuyển dụng khi sử dụng “sản phẩm” cần phải phối hợp đồng bộ, trao đổi thông tin để việc đào tạo được thực tế hơn.

“Đầu voi đuôi chuột”



Dù chưa hoàn toàn đồng tình với các DN, đại diện một số trường cũng không thể phủ nhận thực tế về hoạt động tư vấn việc làm trong nhà trường. Đại diện ĐH Đà Nẵng lo ngại: “Nói đến đào tạo phải nói đến yếu tố quan trọng nhất là SV tốt nghiệp, thế nhưng các trường và cả xã hội lại đang chủ yếu tập trung sự chú ý vào đầu vào.

Khi một thí sinh đã trúng tuyển vào trường thì học tập, thi cử, tốt nghiệp thế nào chẳng thấy ai để ý”. Cũng không ít trường mỗi năm đều rầm rộ tiến hành các hoạt động tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp để thu hút thí sinh vào trường mình, nhưng khi đã trúng tuyển thì hoạt động này lại dừng hẳn.

Ông Nguyễn Hữu Ngoan - phó hiệu trưởng Trường ĐH Nông nghiệp 1 - cho rằng khi nào hoạt động tư vấn việc làm tại các trường còn do những người kiêm nhiệm phụ trách thì khi đó hoạt động chăm lo việc làm cho SV còn chưa khởi sắc.

Ông Ngoan thừa nhận một thực tế là các trường ĐH hiện đang đào tạo theo “cung” chứ không theo “cầu” của các nhà tuyển dụng. Theo ông Phùng Khắc Bình - vụ trưởng Vụ công tác học sinh sinh viên Bộ GD-ĐT: “Khi thi tuyển sinh thì cả nước “nín thở” theo dõi mọi diễn biến, nhưng quá trình học của SV như thế nào thì không ai biết!?”.

Theo Hùng Thuật - Tuổi Trẻ.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.