Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên Giá Sách - Phần Il
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
nicochiphai
QUOTE(Mr. Smith @ Aug 20 2008, 12:01 AM)
Cái em Tít nói cũng là một thứ trademark của Murakami, ông này rất hay lồng các tên nhãn hiệu của phương Tây vào tác phẩm của mình: từ những cuốn sách của Hesse hay Euripides, phim của Godard và Truffant, nhạc Bob Dylan, Beatles...cho tới những nhãn hiệu xe hơi, McDonald, spaghetti...
*



Cái dạng trademark này nhiều người gọi là khoe kiến thức, kiểu như ông í nghĩ là ai nghe nhạc đó đọc sách đó ăn uống những thứ đó là những người hiện đại và trí thức vân vân. Nhân vật thì thực hiện những điều đó 1 cách vô cảm nhưng người đọc có thể nhận thấy Murakami rất tự hào và ngưỡng mộ những giá trị ông tự đặt ra (dù giá trị đó cũng phổ biến với khá nhiều người).

Em Banana thì mình mới đọc có 1 cuốn "n.p." thôi. Truyện em này thì nhạt hơn lão tướng Murakami nhiều, đọc xong cũng chả nhớ đc gì. Dở thì ko đến nỗi. Nói chung là cũng tạo đc 1 cái không khí gì gì đó hơi khang khác so với mấy em linglei của Tàu.


Edit : Trần Anh Hùng đã chính thức ký hợp đồng đạo diễn phim Rừng Nauy, chuyển thể từ tiểu thuyết của Murakami. Dự án của bác Hùng là sẽ làm 2 phim/2 version thực hiện bởi 2 ê kíp hoàn toàn khác nhau cho cùng một nội dung Rừng Nauy, sẽ khởi quay cùng lúc và ra mắt cùng lúc. Tổng vốn đầu tư mỗi phim khoảng 18 triệu USD. Murakami giao toàn quyền xử lý nội dung cả 2 phim cho Trần Anh Hùng, đối với dư luận thì đây là một đặc quyền cho bác Hùng.

Hy vọng bác sẽ không làm mọi người thất vọng.
Mr. Smith
Murakami giao cho Trần Anh Hùng thì đúng rồi. Kể ra nếu giao cho một đạo diễn Nhật nào khác thì có thể sẽ đúng chất Murakami hơn chăng, nhưng cũng chưa chắc vì Murakami vẫn bị nhiều người Nhật phê phán là ít tính Nhật. Trong số các đạo diễn ngoài Nhật thì có lẽ Trần Anh Hùng là người hợp lý nhất. Phim của TAH rất có chất thơ, vừa có tính Á Đông, lại vừa có sự lạ lẫm exotic, gần gũi với cuốn sách của Murakami.
Không rõ em Yên Khê sẽ đóng vai gì trong phim này?

Cách Murakami đặt trademark bằng cách dùng nhãn hiệu Tây thực ra không lạ gì, ví dụ truyện của Vệ Tuệ đầy các nhãn hiệu tương tự, từ cao cấp tới bình dân. Nhưng Murakami lồng vào khéo hơn trong khi Vệ Tuệ thì thiên về liệt kê nhằm thể hiện chất "toàn cầu hóa". Với Murakami, ở đây còn là vấn đề về tiếp cận văn hóa, Murakami đọc sách Tây nhiều hơn sách Nhật, và còn là dịch giả văn học Anh-Mỹ trước khi viết sách. Nhưng hầu hết các nhãn hiệu Murakami nhắc tới cũng đều ngụ ý gì đó, và bản thân việc náu vào những cuốn sách Tây cũng phản ánh tâm lý trốn chạy, rút lui khỏi đời sống nước Nhật hiện đại của những nhân vật trong sách Murakami. Ví dụ nhân vật chính trong Rừng Na-uy sống trong những cuốn sách của Scott Fitzgerald, Hermann Hesse, Euripides... nhiều hơn là va chạm với những sôi động của nước Nhật cuối những năm 60.
Cũng có thể còn là để tiếp thị vì độc giả phương Tây sẽ thấy gần gũi với Murakami hơn là với Kawabata hay Oe chẳng hạn.
Tit
Các tác giả viết truyện mà chêm mấy thể loại trademark vào truyện hiện đại thì cũng dễ hiểu thôi. Nhưng đây là đang nói bác Murakami cứ nhắc đi nhắc lại cái chi tiết nhân vật của mình đi xe Merceder thì thật là không cần thiết. Chả có người đọc nào mà từ trang này sang mấy trang sau đã quên mất anh ta đi xe loại gì rồi. Thế cho nên đọc tới chi tiết đó cứ thấy lặp đi lặp lại mà có cảm giác bác ý cứ cố-gắng-1-cách-gượng-ép để làm nổi bật đặc điểm của nhân vật của bác ý là anh chàng đang thành đạt và cứ kiểu kiểu như trọc phú khoe khoang vậy
lantuvien_ttt
Trong một ngày, em đọc cuốn "Quà" của chị Ly Hoàng Ly và "Màu xanh trong suốt" của Ryu Murakami.

Mới đọc lướt qua tập thơ "Quà", thấy Ly có nhiều liên tưởng hay, lạ lẫm, nhặt được vài chỗ thích để ghi vào sổ thơ, nhưng rốt cuộc vẫn không khoái thơ của chị ấy. Sau khi đã đọc ké Lô Lô và Cỏ Trắng ở hiệu sách từ năm ngoái no.gif

"Màu xanh trong suốt" - cuốn này mỏng thiệt à nha, hút chích xì ke, hoang tưởng, sex. Em đọc bác Ryu mà có những đoạn chẳng biết bác ấy lôi từ khoảng thời gian nảo nào chập vào nhau, từ những không gian nào bác ấy đi qua, đi tới; nhưng mà vài đoạn bác ấy tả hay phết. Em lại rất thích văn miêu tả wub.gif

Evil
QUOTE(Tit @ Aug 19 2008, 10:30 PM)
Em thì nghĩ, đa phần đói với những người đã trưởng thành thì ai lại đọc sách truyện mà chỉ để ý đến nội dung đâu laugh1.gif Có bọn trẻ con đọc truyện trẻ con thì đúng là chỉ cần nội dung và hình minh họa đẹp là thích rồi hihihi
*



Ôi, ngày bé mình đọc truyện là đọc hết từ trang đầu đến trang cuối. Bao nhiêu trang miêu tả nhà thờ Đức bà với biển đêm tối tăm này nọ là đọc hết. Thấy hay, thấy đẹp. Đôi khi cũng thấy chán nhưng vẫn đọc hết (hy vọng sẽ thấy được cái đẹp của nó). Đến bây giờ thì chịu. Có cuốn Bông huệ trong thung của Banzac mua phải vài năm rồi vẫn không thể nào đọc được.
Bến
QUOTE(nicochiphai @ May 29 2008, 08:56 PM)

Dạo gần đây thấy 1 số sách văn học cũ được tái bản lại như Bắt Trẻ Đồng Xanh - Salinger, Người có trái tim trên miền cao nguyên - William Saroyan, Ác quỷ trên thiên đàng - Henry Miller... Cũng mừng... 


Đã có đủ các cuốn này, và cả Buồn nôn.
lantuvien_ttt
QUOTE(Evil @ Aug 21 2008, 12:36 AM)

Ôi, ngày bé mình đọc truyện là đọc hết từ trang đầu đến trang cuối. Bao nhiêu trang miêu tả nhà thờ Đức bà với biển đêm tối tăm này nọ là đọc hết. Thấy hay, thấy đẹp. Đôi khi cũng thấy chán nhưng vẫn đọc hết (hy vọng sẽ thấy được cái đẹp của nó). Đến bây giờ thì chịu. Có cuốn Bông huệ trong thung của Banzac mua phải vài năm rồi vẫn không thể nào đọc được.
*



Bạn em từng bảo quyển Bông Huệ trong thung có nhiều đoạn tả cảnh hay lắm lắm. Mà em chưa tìm thấy cuốn này blushing.gif
nicochiphai
Cái này mình viết hồi lâu lắm lắm rồi, hôm qua dọn máy tự nhiên thấy, bỏ lên đây cho xôm tụ :

Erich Maria Remarque là 1 tác giả mình rất thích. Bài này chỉ điểm sơ sơ qua vài tác phẩm của ông thôi, không nói sâu.



Erich Maria Remarque (1898-1970) - một trong những nhà văn viết về thế chiến I được yêu thích nhất thế giới. Tác phẩm đầu tay và cũng nổi tiếng nhất của ông là “Phía Tây không có gì lạ” (hay Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh), được dịch ra hơn 30 thứ tiếng. Tiểu thuyết của Remarque được đánh giá là thành công về cả mặt thương mại lẫn nghệ thuật, hầu hết đều đã được dịch ra tiếng Việt từ trước 1975 và liên tục tái bản lại cho tới giờ.

“Khải hoàn môn” (Tình yêu bên vực thẳm) là cuốn sách hay nhất ông viết về tình yêu thời hậu chiến. Ravic – một bác sĩ tài giỏi người Đức sống lưu lạc ở Pháp, tình cờ gặp Jeanne – một phụ nữ Áo, lỡ tay giết chết tình nhân của mình. Số phận đưa đẩy hai con người cô đơn đến gần nhau, họ yêu nhau bằng thứ tình yêu mà trong đó người này là điểm bấu víu của người kia để thấy cuộc đời còn ý nghĩa sống. Tình yêu đó cũng hoang mang và run rẩy như bông cúc trắng trong cái đêm đầu tiên của hai người, khi Ravic nói với người phụ nữ đang sợ hãi trước mặt mình : “Lại đây, em”, và bi kịch bắt đầu từ đó. Bi kịch của những con người không cội rễ, không mục đích, không tương lai. Khi Ravic bị phát hiện hành nghề không giấy phép và trốn đi, quay trở lại Jeanne đã trong tay một người đàn ông khác. Mặc dù cả hai còn yêu nhau, nhưng lại dằn vặt nhau một cách khổ sở, vì lòng tự tôn của mình. Họ rời bỏ nhau và không thể quay lại vì không biết kết cục sẽ là gì, họ không lường trước và không làm chủ được tương lai của mình. Khi Jeanne bị nhân tình lỡ tay bắn trúng, Ravic phải đối diện với việc bệnh nhân chính là người mình yêu thương nhất. Anh đã cố hết sức nhưng không cứu được cô. Trong lúc Jeanne hấp hối, cả hai đã trò chuyện với nhau bằng ngôn ngữ mẹ đẻ. Dù mỗi người đều theo đuổi dòng cảm xúc riêng của mình, nhưng dường như tình yêu đã vượt qua mọi ranh giới, giúp hai tâm hồn, hai con người hòa hợp thành một, không còn chiến tranh, không còn bất đồng ngôn ngữ, không còn bất kỳ một điều gì khác, trừ tình yêu.

Tiểu thuyết “Ba người bạn” (Chiến hữu) lại mang tới một không khí khác hẳn. Ba chàng trai từng vào sinh ra tử với nhau, coi nhau như ruột thịt, vui cùng nhau, buồn cùng nhau. Và khi một trong ba chàng trai đó yêu một cô gái, mọi chuyện mới thực sự bắt đầu. Tác giả đã miêu tả cô gái lôi cuốn và mong manh như thể dự báo trước những điềm chẳng lành. Cho đến khi cô gái ngã bệnh, chàng trai gần như đã phát điên vì phải nhìn người yêu chết dần mòn. Người đọc sẽ khó có thể quên được ấn tượng khi chàng trai cầu cứu các bạn mình, dù đang ở cách nhau rất xa, hai người còn lại đã làm một cuộc đua thực sự - cuộc đua với tử thần trong đêm tối, vượt hàng ngàn cây số đến bên bạn và làm hết tất cả những gì có thể để cứu lấy sinh mạng cô gái. Rất ít có cuốn sách nào đề cao tình bạn giữa những người đàn ông với nhau, Remarque đã làm điều đó, và đây quả thực là một cuốn sách gây xúc động mãnh liệt.

“Bia mộ đen của bầy diều hâu gãy cánh” (Đài tưởng niệm đen của bầy diều hâu gãy cánh) nói về nước Đức và những hậu quả nghiêm trọng của chiến tranh. Tình trạng lạm phát diễn ra không thể kiểm soát, và người dân sống trong đói khổ, đến cả chết cũng phải đắn đo, vì không chắc mình có thể mua được một tấm áo quan đàng hoàng hay không. Louis – một chàng giáo viên “đã quá chán công việc nhồi vào óc trẻ con với những điều mà mình không còn tin tưởng nữa”, trở thành một nhân viên cửa hàng bán đồ tang chế, và mỗi sáng Chúa Nhật lại đến chơi đàn ở nhà thờ dành cho người tâm thần. Ở đây, anh đã yêu Issabelle – một cô gái điên, bằng tình yêu tuyệt đối thuần khiết. Thật thú vị khi theo dõi những đoạn đối thoại trong cuốn sách này, giữa những người bạn, giữa Louis và cha xứ, đặc biệt là giữa Louis và Issabelle – một người tỉnh và một người điên. Ở đó toát ra cái nhìn giễu cợt vào thời đại, vào cuộc sống, những hoang mang trước cái chết và sự cứu rỗi, cho đến sự bí ẩn của tình yêu.

Là một nhà văn phản chiến, bản thân Eric Maria Remarque cũng bị trục xuất khỏi nước Đức và sống lưu vong. Có lẽ chính vì vậy nên hầu hết các tác phẩm của ông dù rất thông minh hóm hỉnh và đầy tính phê phán hiện thực, nhưng luôn có những kết thúc rất buồn. Trong mỗi một câu chuyện của ông, người ta lại tìm thấy một người bạn thân thiết của các nhân vật chính : rượu. Ở “Khải hòan môn”, rượu Calvados của xứ Normandie được coi như là thứ rượu lễ của tình yêu, thì ở “Ba người bạn”, Vodka tượng trưng cho sức lực và sự mạnh mẽ của những người đàn ông. “Bia mộ đen của bầy diều hâu gãy cánh” lại nhẹ nhàng và tinh tế hơn với rượu vang đỏ - thức uống không thể thiếu trong những cuộc nói chuyện thú vị giữa Louise và cha xứ. Họ - hay chính tác giả đã uống như thể thưởng thức và nghiền ngẫm hương vị của chính cuộc đời mình./.

Edit :

Các tác phẩm của Remarque đã được dịch ra tiếng Việt :

- Phía Tây không có gì lạ
- Một thời để yêu, một thời để chết
- Đêm Lisbon
- Khải hoàn môn
- Ba người bạn
- Bia mộ đen của bầy diều hâu gãy cánh
- Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống
- Bóng tối thiên đường
- Đường về
- Tia lửa sống


Bonus : Calvados được thế giới biết đến vào khoảng đầu thế kỷ 16, là một loại rượu nổi tiếng của vùng Calvados - xứ Normandie, thuộc miền Nam nước Pháp. Calvados còn được gọi là pommeau de Normandie, là loại rượu mạnh (thường nặng 40 độ), rất thơm, giúp tiêu hoá nhanh thức ăn, thường được dùng trong những bữa tiệc lớn, kéo dài. Rượu uống bằng ly hình tulip chân cao.
Nguyên liệu chính để làm ra Calvados là loại táo có vị rất chát và thơm, được trồng ở bản xứ. Đặc biệt với loại Cavados Domfrontais thì có thêm 30% vị lê.
cua
Ai bảo Murakami dùng tên mấy ông đó là khoe kiến thức? Ngược lại thì có. Đối với trí thức phương Tây + Nhật Bản thì những tác giả, ca sĩ .. đó thuộc dạng kiến thức vỡ lòng, ai cũng biết.

Nhờ các bạn, hôm nay mình đã hí húi bỏ thời gian gõ mai cờ rồ uốc, ắp đết được một loạt tên sách, in ra, để lên tủ sách rồi. Thời buổi cuộc sống sôi động đất chật người đông, thời gian là vàng bạc, không gian là châu báu, mình đành phải làm vậy để giải quyết khâu oai. sp_ike.gif
Gió
Lạc đề tý. Tớ đang đọc Những Kẻ Thiện Tâm mà thực sự là nhức óc quá. Đuối, ko theo được. Có bạn nào đọc cuốn này thì phân tích vài câu cho tớ lấy cảm hứng finish với. Hix hix..

Dạo này mình già, ko đọc được sách khó nuốt nữa. no.gif
nicochiphai
Cái này review ngắn cho báo nào quên rồi. Bỏ luôn lên đây.


Nửa kia của Hitler - Eric-Emmanuel Schmitt


Cuốn sách đưa ra một giả định thú vị : nếu như vào ngày 08.10.1908, Adolf Hitler không bị đánh trượt trong kỳ thi vào Học viện Mỹ thuật Viên, thì sẽ như thế nào ? Hitler có trở thành nhà độc tài lừng lẫy trong lịch sử, hay sẽ trở thành một họa sĩ tài ba ?

Eric-Emmanuel Schmitt đã sử dụng lối kể chuyện song song, một dòng chảy là Hitler trong thực tế, dòng chảy còn lại là giả định cuộc đời của một Hitler họa sĩ. Hai câu chuyện về cùng một con người, với căn bản tâm lý tương tự nhau, nhưng do môi trường và hoàn cảnh khác nhau, đã phát triển thành hai tính cách trái ngược hẳn. Điều thú vị là thấp thoáng đâu đó trong sách, hai dòng chảy đó tình cờ cắt chéo nhau ở một vài điểm. Nếu như trong thực tế, nước Đức chính là nơi Hitler ra lệnh diệt chủng dân Do Thái, thì trong thế giới giả định, Hitler lấy một cô vợ Do Thái, và nước Đức chính là nơi đầu tiên người Do Thái manh nha ý tưởng phục quốc…

Tâm lý của Hitler đã được miêu tả và phát triển rất tinh tế ở cả hai trường hợp. Từ cái gốc là một con người yếu đuối, Hitler giả định được cuộc đời đón nhận và cứu rỗi bằng tình yêu, thì trong cuộc sống thực, Hitler bị cuộc sống chối bỏ, dần rơi vào bệnh hoang tưởng và chỉ tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình trong chiến tranh.

Ý tưởng giả định về một cuộc đời của ai đó không phải là mới lạ, nhưng cuốn sách đã thành công nhờ tác giả chọn cho mình một nhân vật có sức ảnh hưởng lớn đến lịch sử thế giới. Thử tưởng tượng xem, nếu điều giả định ở trên là hiện thực, thì có lẽ bản đồ thế giới sẽ phải vẽ lại.
Mitdac
QUOTE
Cách Murakami đặt trademark bằng cách dùng nhãn hiệu Tây thực ra không lạ gì, ví dụ truyện của Vệ Tuệ đầy các nhãn hiệu tương tự, từ cao cấp tới bình dân.


Đọc Rừng Na Uy, cảm thấy tác giả cũng ngầm tự hào về chuyện tình của John Lennon và Yoko Ono, dường như là có một sự liên quan nào đó giữa 2 sự việc này.
em Ex
Không phải Murakami ổng khoe kiến thức, mà ổng đang target vào mấy độc giả có nhu cầu nhận thấy mình, và identify với nhân vật trong tác phẩm của ổng đó thôi. Mấy cái này đối với trí thức Nhật và Tây là thưởng nhưng đối với độc giả phổ thông Nhật và Tây và độc giả elite Việt Nam nó là cooollll!
Nhưng mà nói thật em đọc thấy cũng khó chịu, cứ 3 trang lại một reference, thậm chí còn dày đặc hơn, rởm bỏ xừ.
NguoiVN
đọc poetry của em nè, ai giỏi ngồ sửa chính tả giúp với

(@click here)

Mip
QUOTE(lantuvien_ttt @ Aug 21 2008, 07:15 AM)
QUOTE(Evil @ Aug 21 2008, 12:36 AM)

Ôi, ngày bé mình đọc truyện là đọc hết từ trang đầu đến trang cuối. Bao nhiêu trang miêu tả nhà thờ Đức bà với biển đêm tối tăm này nọ là đọc hết. Thấy hay, thấy đẹp. Đôi khi cũng thấy chán nhưng vẫn đọc hết (hy vọng sẽ thấy được cái đẹp của nó). Đến bây giờ thì chịu. Có cuốn Bông huệ trong thung của Banzac mua phải vài năm rồi vẫn không thể nào đọc được.
*



Bạn em từng bảo quyển Bông Huệ trong thung có nhiều đoạn tả cảnh hay lắm lắm. Mà em chưa tìm thấy cuốn này blushing.gif
*



Mình thì không chịu được cuốn này vì nhân vật nữ nhớ không nhầm thuộc dạng hiền hiền lành lành ngơ ngơ đúng kiểu mình ghét.
Mình dạo này dị ứng với những kiểu người không dám tranh đấu với đời nên mang cuốn Les pauvres gens của Dot về đọc được 10 trang thì bỏ. Sến kiểu đấy chịu không thấu boxing.gif boxing.gif
mưa
Tự nhiên muốn đọc 1 cuốn kiểu trinh thám hay điều tra vụ án gì gì đấy, nhưng lại rất ghê những thứ như giết người này nọ. Em Míp hình như có vẻ hay đọc thể loại này, cho chị lời khuyên cái nhỉ?
Thị Anh
Dòng này thì mình chịu rồi. Từ hồi đọc Thám tử Sherlock Holmes hồi bé đến giờ, là ít đọc các cuốn khác.
Dạo này nhà Nhã Nam cũng có nhiều cuốn trinh thám hay.


Trước mình phụ trách mục đọc sách của báo (4 cuốn) Bao giờ cũng ưu tiên 1 - 2 cuốn Việt Nam, để ủng hộ anh em nước nhà, kiểu như Nguyễn Ngọc Thuần, Thuận, và cả bạn Vân Lam, Hòa Bình, Đặng Thiều Quang... Đại loại vậy.
1 -2 cuốn là văn học dịch. Những cuốn thị trường thích, và cuốn mình thích.
1 cuốn là sách lối sống, hoặc doanh nhân cho ai thích kinh doanh.


Lại nhớ vừa rồi mình có giới thiệu cuốn Kim Cương trong mỏ vàng, loại sách dành cho doanh nhân. Một bạn phản đối bảo là ko hợp với báo, vì cứ đi giới thiệu các cuốn trinh thám gì. Mình hỏi bạn đã đọc chưa, mà bảo nso là trinh thám. hố hố.

Mà trinh thám thì đã sao nhỉ? Thi thoảng phải đổi vị chứ lúc éo nào cũng tiểu thuyết sến như con hến. Rũ cả người.
grass
QUOTE(mưa @ May 21 2009, 09:00 PM)
Tự nhiên muốn đọc 1 cuốn kiểu trinh thám hay điều tra vụ án gì gì đấy, nhưng lại rất ghê những thứ như giết người này nọ. Em Míp hình như có vẻ hay đọc thể loại này, cho chị lời khuyên cái nhỉ?
*



Thì có Angel and Demons đấy chị Mưa w00t.gif
mưa
Chị ko thích style này lắm (những thứ dính đến tôn giáo, giáo phái, Vatican, fiction...) Thích đọc cái gì đó hiện đại, kiểu complot ấy.

Có anh Harlen Coben thấy nổi như cồn, mình chưa đọc cuốn nào laugh1.gif

Hay thôi lại quay sang đọc mấy truyện vớ vẩn nhỉ! Nhưng anh Douglas Kennedy hay Marc Levy thì chỉ nên đọc 1 cuốn, cuốn thứ 2 là thấy nhạt và dài dòng lắm rồi. Anh Guillaume Musso thấy hình như VN có dịch, nhưng mình ko có hứng đọc anh này.

Mip
QUOTE(mưa @ May 21 2009, 08:00 PM)
Tự nhiên muốn đọc 1 cuốn kiểu trinh thám hay điều tra vụ án gì gì đấy, nhưng lại rất ghê những thứ như giết người này nọ. Em Míp hình như có vẻ hay đọc thể loại này, cho chị lời khuyên cái nhỉ?
*



Ủa, em đâu có hay đọc trinh thám!!! Cuốn Millenium là được tặng nên phải đọc mà hì hì.
Mà chị Mưa đọc cuốn này đi, được đấy!
Coben em cũng đã đọc cuốn nào đâu. Hồi xưa có đọc hai cuốn của Granger là "Les rivières pourpres" và "Le vol des cygognes" nhưng truyện anh này hơi quái dị nên dễ nằm mơ lắm cry1.gif
Marc Levy đọc chán chết nhưng em có gặp ở ngoài (không nói chuyện trực tiếp) thì có vẻ cũng dễ chịu.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.