Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Trên Giá Sách - Phần Il
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Thị Anh
Chịp, đang nhức đầu quá bác tào lao ạ, trưa nay đi bêu nắng ngoài đường, chiều về bị bạn Hằng Robocon hành hạ, lại còn biẹn Yahoo 360- biẹn zai/gái nào hâm mộ nên thay avatar lẫn themer blog của em luôn xoành thị xoạch, nên giờ đầu óc đau như búa bổ đây. Mới đi gội đầu nhưng bị cô ấy đấm đầu dứt tóc, may mà ko móc mắt... hic,đau vẫn hoàn đau.

Ấy nhưng nhìn thấy bác post bài, em lại cầm lòng ko đậu, cũng phải kể lể 1 tí 1 téo:

Sáng nay bỏ làm đi chơi ấy, em mua được dững cuốn này:

1- Cuộc đời bí ẩn của Xanvado Daly. XB năm 93
2- Tiểu thuyết Pháp hiện đại - Phùng Văn Tửu - xb năm 90 (Em vốn mê văn học Pháp)
3- Gargangchuya- Frangxoa Rabơle- xb năm 83
4- Đoạn đầu đài - Tsinghiz Aitmatop- xb năm 89
5- Tai Quỷ- Hòa Vang- xb năm 93
6- Đối thoại sau bức tường- Dương Thu Hương- xb năm 86 -
7- Bà mẹ quê già- Senma La-ghec-lop (hì, sách viết sao, em cứ y nguyên viết vậy)- xb năm 71 (cuốn này của tác giả Thụy Điển đã đoạt giải Nobel- còn in nguyên dấu tủ sách nhà bác Phan Ngọc)

Mua từng ấy cuốn, mà hết có 75k- đã thế, còn được nói chuyện đã đời với ông già bán sách ở đấy, theo em cảm nhận, thì cũng là quái nhơn chứ chả chơi. Cái rì cũng biết. Thế mới sợ chứ.

- Sắp tới đã tăm tia mấy bộ, sẽ tới mua tiếp. laugh.gif

À, nhân thể nói luôn về sách mới ra: Em đã có:

- Người Ti-vi- Murakami
- Mặc cảm của D. - Đới Tư Kiệt
- Rong rêu- Bùi Giáng
- Hòa âm điền giã- Andre Gide- Bùi Giáng dịch.
- Trần trụi với văn chương - Paul Auster

Mượn được 1 cuốn này:

Tình yêu- tự do- 1 mình- Osho (cái này nàng Dạ T.P khen tấm tắc)

Được tặng cuốn này:

Kỉ luật của Siêu việt - Osho
Luận Ngữ tân thư- Phạm Lưu Vũ


-
Mr. Smith
Luận ngữ tân thư là sách in hay sách photo hả Codet?
Bạn Codet mua được mấy cuốn sách cũ có vẻ hay mà rẻ nhỉ. Mua ở chỗ nào thế?
Mr. Smith
QUOTE(tao_lao @ Aug 7 2007, 10:57 PM)
Nói về vài cuốn sách tui đọc hổm rày
- Bản dịch tiếng Việt Mật mã Da vinci. Đọc được, tác giả có vốn kiến thức rộng rãi và thú vị về từ nguyên, tôn giáo. Sao bà con chê bản tiếng Việt quá nhỉ trong khi tui thấy dịch giả dịch vậy cũng hay rồi? Tui đọc 1 mạch vì khoái quá và khâm phục ông tác giả quá xá nhưng đọc xong ngẫm lại thật ra đây là 1 tác phẩm bình thường.Cho 3 sao




Bác taolao: cuốn này bản dịch ban đầu bị thu hồi rồi, sau đó Dương Tường hiệu đính lại toàn bộ. Không biết bác đọc bản dịch có hiệu đính của Dương Tường hay là bản trước đó, bị chê trên báo chí?
TươngGiang
sướng nhỉ? Mình trong này chẳng có cuốn sách nào đọc ngoài Cuộc sống, tình yêu, tiếng cười của Osho. Mấy cuốn được một em cho mượn thì thú thực là đọc ko nổi, tại vì ko tập trung, làm cái gì cũng dở dở dang dang.
Tuần sau ra phải đi mua cho bõ dry1.gif
Thị Anh
QUOTE(Mr. Smith @ Aug 8 2007, 11:30 PM)
Luận ngữ tân thư là sách in hay sách photo hả Codet?
Bạn Codet mua được mấy cuốn sách cũ có vẻ hay mà rẻ nhỉ. Mua ở chỗ nào thế?
*




Luận ngữ tân thư sách photo rồi đóng thành cuốn, nxb Giấy Vụm:)
tao_lao
@Thị Anh: mừng chị Thị Anh mua được nhiều sách hay hén.

Sách cũ có rất nhiều sách hay, giá mà các vị làm trong nghề xuất bản cho xuất bản lại thì thiệt là có lợi cho người đọc và nền văn hóa đọc. Nhiều khi đi mua sách cũ bị cảnh chặt chém mà ruột đau như cắt (vì tiếc tiền). Chẳng hạn như có lần tui hỏi bộ báo Nông cổ mín đàm bị hét giá 750k, cuốn Nguyễn Trường Tộ con người va di thảo (bản photo xuất bản năm 88) của Trương Bá Cần giá 150k, cuốn Chơi chữ của Lãng Nhân giá 60k. Ít lâu sau ra nhà sách thì thấy họ đã cho tái bản cuốn Nguyễn Trường Tộ giấy đẹp, bìa cứng giá chưa tới 100k, 1 cuốn tương tự cuốn Chơi chữ giá chưa tới 20k.

Sách ông Vương Hồng Sển có nhiều cuốn bản photo trong nhà sách cũ vẫn bị hét giá cao quá. Mà bản thân cụ Vương cũng là tay chơi sách sành điệu( đọc cuốn Thú chơi sách của ông) mà vẫn có tâm lí quí sách hơn vàng dẫn đến cái tệ là ích kỉ, dấu giếm . Tui tưởng tượng nếu như nhiều đầu sách trong gia tài sách của ông được đem tái bản lại thì thiệt là lợi bất cập hại (thời ông còn sống thì chắc là ko làm được nhưng trong thời này thì thiệt dễ dàng). Ngày nào cái bệnh ích kỉ bo bo giữ sách vẫn còn thì ngày đó sách Việt còn tổn hại.

@ bác Smith: tl đọc bản hiệu đính của Dương Tường.

Nghe dân trên mạng kháo nhau rằng Dương Tường hiệu đính cũng ko bao nhiêu, sữa mà vẫn sai. Dẫu sao mặc lòng, tui thấy cũng ko nên so đo quá. Bỏ công dịch 1 cuốn sách mấy trăm trang đã là đáng quí, là người đọc cũng ko nên khắt khe quá. Chỉ là sách giải trí cho vui, việc gì phải la lối om sòm như nhiều người Việt vẫn làm (ganh ghét cá nhân, muốn chứng tỏ hay là gì đây?). Nếu muốn chứng tỏ đẳng cấp sao hổng giỏi mà đi dịch sách kinh điển triết học Kant, Russell, Karl Popper, John Stuart Mill, sách kinh điển âm nhạc Bach, Beethoven, Mozart, Brahms. Mấy sách kinh điển như thế hiện giờ người Việt chỉ mới bắt đầu dịch được 1 phần quá nhỏ bé. Mấy cuốn sách 'quan trọng' mà đi dịch bậy thì mới đáng phàn nàn còn sách giải trí 1 năm có hàng triệu thì la lối mần chi, nếu ko muốn bị mang tiếng là nhỏ mọn.
tao_lao
Share với bà con 1 chỗ download sách. Tui thấy chỗ ni toàn là sách xịn bản chụp, giấy úa vàng vì đa số xuất bản cách đây 100 năm, sách mới nhất cũng là cách đây cỡ 40 năm (cũ nên hết coppyright rùi). Không hề gì nếu như bà con khoái sách cũ. Kể vài cuốn mà tui down được (all in english):
http://www.archive.org/
(khoái ai thì đánh vô chỗ search mà down nhé)
Sách triết:
1) Kant: bản tiếng anh 3 cuốn Phê phán lí tính thuần túy, phê phán lí tính thực hành, phê phán năng lực phán đoán, lí thuyết giáo dục, logic, bình luận cuốn phê phán lí tính thuần túy
2) John Stuart Mill:Chủ nghĩa duy lợi, bàn về tự do, tự truyện, logic, kinh tế chính trị
3) Bertrand Russell: tự truyện, lịch sử triết học phương tây, nguyên lí toán học, vấn đề triết học, chủ nghĩa thần bí và logic, phân tích lí trí

Sách âm nhạc:
1) Bach: tiểu sử của Philip Spatia (3 tập ,2000 trang) và cả 1 đống sách tiểu sử khác (nghe đồn toàn là kinh điển), phần nói về nhạc thì có mấy cuốn về organ work, phân tích prelude and fugue. Nói chung phần nhạc thì í ẹ vì mấy cuốn cần đọc thì hổng thấy mặt mày đâu (sách cantata của Wolff, chamber music, orchestral music) nhưng phần tiểu sử Bach thì quá ngon
2) Beethoven: tiểu sử, symphony, 1 lô lốc thư từ
3) Mozart: tiểu sử, thư từ
4) Brahms:tiểu sử

Đa số sách nhạc là sách tiểu sử, ít thấy mấy cuốn về nhạc nhưng down được mấy cuốn này thì quá khoái và... tiếc vì có 1 số sách mới mua ràng ràng mà giờ down được trên mạng, cũng may là chưa mua nhiều hông thì tức chết.
Thị Anh
QUOTE(tao_lao @ Aug 9 2007, 10:45 AM)
tiếc vì có 1 số sách mới mua ràng ràng mà giờ down được trên mạng, cũng may là chưa mua nhiều hông thì tức chết.



Ồi giời, nhà em thì cái gì mà phải đọc trên Net thì tức chết đi được, sở hữu, cầm trên tay 1 cuốn sách, vẫn cứ "thung thướng" hơn!
tao_lao
ố, tất nhiên đọc sách giấy vẫn khoái hơn vì tiện lợi, ko mỏi mắt. Đối mới mấy cuốn sách cũ tui vừa down giấy vàng khè, cũ mèm nếu mà đọc trực tiếp trên máy thì có nước chết. Cách an toàn là từ từ ngâm cứu coi cuốn nào cần thiết in ra giấy đọc. Mua cả 100 cuốn sách giấy như thế vừa tốn tiền và đi đâu cũng bất tiện. Vẫn đang 'sung sướng' vì có được cả đống sách hay, lại ko phải nhức đầu cái chuyện làm sao di chuyển chúng dzia VN.
grass
QUOTE(tao_lao @ Aug 9 2007, 05:20 AM)
Nghe dân trên mạng kháo nhau rằng Dương Tường hiệu đính cũng ko bao nhiêu, sữa mà vẫn sai. Dẫu sao mặc lòng, tui thấy cũng ko nên so đo quá. Bỏ công dịch 1 cuốn sách mấy trăm trang đã là đáng quí, là người đọc cũng ko nên khắt khe quá. Chỉ là sách giải trí cho vui, việc gì phải la lối om sòm như nhiều người Việt vẫn làm (ganh ghét cá nhân, muốn chứng tỏ hay là gì đây?). Nếu muốn chứng tỏ đẳng cấp sao hổng giỏi mà đi dịch sách kinh điển triết học Kant, Russell, Karl Popper, John Stuart Mill, sách kinh điển âm nhạc Bach, Beethoven, Mozart, Brahms. Mấy sách kinh điển như thế hiện giờ người Việt chỉ mới bắt đầu dịch được 1 phần quá nhỏ bé. Mấy cuốn sách 'quan trọng' mà đi dịch bậy thì mới đáng phàn nàn còn sách giải trí 1 năm có hàng triệu thì la lối mần chi, nếu ko muốn bị mang tiếng là nhỏ mọn.
*



Em nghĩ nói bỏ công dịch một cuốn sách mấy trăm trang đã là đáng quý và sai chút không sao, đối với người dịch là một thái độ rất vô trách nhiệm và không nên có. Dịch cũng là cái nghề như mọi nghề khác và cần được làm một cách có trách nhiệm. Người đọc bỏ tiền ra mua quyển sách, người ta có quyền đòi hỏi được đáp ứng chất lượng tốt. Vì giải trí chút không sao thì có thể xem phim nhiễu, nhạc rè, sách dịch sai hay sao?

Việc dịch tốt không phải là để chứng tỏ đẳng cấp, mà để truyền đạt đúng nhất tinh thần người viết, dù quyển sách là sách nghiên cứu hay sách giải trí.

Mấy năm nay em đã mất hoàn toàn hứng thú đọc sách giải trí được dịch ra tiếng Việt, sau 1 thời gian đọc phải quá nhiều bản dịch ẩu và dịch dở. Em không muốn chứng tỏ đẳng cấp gì của người đọc, em chỉ mong muốn tiền mua sách bỏ ra phải đổi lại một bản dịch tử tế và nghiêm túc và đem lại tính giải trí chứ không phải phát điên lên vì trang nào cũng có những thứ sai hoặc không thể hiểu được.

Bản dịch đầu tiên của Da Vinci Code, what the hell is it được dịch thành Địa ngục gì thế này :-D
Phó Thường Nhân
Hoàn toàn đồng ý với Grass. Nếu đã dịch thì dịch cẩn thận, không thì thôi, chứ đọc dịch dở thì nó
... hỏng cả người đọc đi (còn hỏng người dịch thì dĩ nhiên rồi, nếu không thế thì đã không dịch hỏng).

Giống như nếu nếu phở như nấu cháo thì tốt nhất là đừng nấu phở vì sẽ làm cho người đọc nhầm phở là cháo, nguy hại biết chừng nào.
Phó Thường Nhân
Khi đi nghỉ hề thì bao giờ cũng gặp phải một mâu thuẫn : làm sao có sách đọc mà không phải mang nặng.

Vì thế phải chọn lựa xem mang quyển nào vừa nhẹ vừa đọc được lâu, lại có thể đọc nhẩn nha được. Vì ngồi trên bãi cát, có phải mắt mình lúc nào cũng dán được vào quyển sách đâu. leuleu.gif

Chính vì thế phải tìm những quyển nào văn chương thật trúc trắc ví dụ

- Phê phán lý tinh thuần túy
hay
- triết học pháp luật của Hê ghen
hay
- Heiddegger

Cuối cùng lại mang quyển kinh Lăng già (Langavatara Sutra) đi. Nhưng "tụng " xong nó rồi mà vẫn còn thời gian , thế là đi tìm sách mua. Tự nhiên kiếm được mấy quyển của Jack Kerouac

-Lonesome Traveler
rồi
- On the road

Thấy cũng hay phết đặc biệt lại rất hợp với quyển kinh mình mang theo. leuleu.gif
grass
"My backpacks were piled on the airport again; I had longer ways to go. But no matter, the road is life".

(Xuyên tạc từ J. Kerouac)

leuleu.gif

Bác Phó nên lên đời PDA hay smartphone, có thể nhét rất nhiều sách vào đó, và sau 1 hồi em thấy đọc ebook trên điện thoại cũng không khác gì cầm 1 quyển sách leuleu.gif
TươngGiang
em cũng đã từng làm một dự án về vụ đưa sách lên mobile nhưng tất nhiên là thất bại :P vì đã đi trước thời đại lâu quá, hic.
Nhưng cái cảm giác ngồi cầm một quyển sách bằng giấy, có thứ mùi âm ẩm của giấy, mùi mực hay mùi mồ hôi tay lâu ngày cầm vào nó vẫn thích hơn.
tao_lao
Kể thêm vài cuốn sách mà tui down được, toàn sách kinh điển, chắc là chỉ download để giành chơi thôi chứ đọc thì thiệt là hông xiết:

1)David Hume: A treattise on human understanding, Dialogue concerning on natural religion, An enquiry concerning on Principle of morals
2)Locke: Essay concerning Human understanding, two treatises of goverment
2 ông và nhiều cuốn sách đã làm nền tảng cho chủ nghĩa duy nghiệm ở Anh.

3) Hegel: hiện tượng học tinh thần, lịch sử triết học

4)Homer: Iliad và Odeyssey do A. Pope dịch, bản dịch mà John Stuart Mill đã đọc say mê trong thời thơ ấu và có tham vọng làm 1 bản dịch khác nhưng ko thành
5) Freud: giới thiệu phân tâm học và mấy cuốn linh tinh
6) Nietzsche: beyond good and evil, tiểu sử , cuốn philosophy of Nietzsche (hơn 1000 trang,gom mấy cuốn kinh điển của ổng)
7) Schubert: life of schubert, schubert 's songs
8) Schumann:a life of suffering,schumann life and works, sách tập hợp mấy bài phê bình của Schumann
9) Wagner: stories of wagner 's operas, life and works
10) Mendelssohn: life and works
11) Handel:tiểu sử, life and works

Sách tiểu sử Tchaikovsky, Shostakovich, Stravinsky (tự truyện, đối thoại, nhật kí), sách về violin (lịch sử, cách chế tạo, người làm violin). Đúng là chỗ Archive này mà down sách nhạc cổ điển thì đúng là lọt trúng ổ, nhưng chỉ hơi buồn là sao toàn sách kiểu giới thiệu kiểu 'con người và tác phẩm' mà ít thấy sách chuyên khảo thể loại âm nhạc (để giành vừa nghe nhạc vừa lấy ra coi).

Tới bữa nay mới lò mò lấy cuốn ebook Trong cõi của Trần Quốc Vượng do dân làng làm ra đọc , đọc hồi xong hổng nhớ đã đọc gì, hổng thấy gì mới mẽ và hay ho. Cài cuốn Phê phán lí tính thuần tủy của Bùi Văn Nam Sơn mãi mới xong phần giới thiệu của bà Thái Kim Lan với 2 cái lời đề tựa trong 2 lần xuất bản.Quá oải nhừng dù sao còn thấy khá hơn phải đọc Kant bằng tiếng Anh vì nhờ có ông Bùi Văn thuyết minh và chú giải. Tui Phải khâm phục ông Bùi Văn này quá, văn phong thiệt lưu loát, kiến thức rộng lớn. Còn bà Thái Kim Lan cũng thuộc thứ dữ nhưng vẫn có nhiều chỗ 'show up' và sạn.

Bổ sung thêm:

12) Karl popper: Xã hội mở và kẻ thù của nó (2 tập) (đã được Nguyễn Quang A dịch ra tiếng Việt và đăng trên talawas).Một số tác phẩm quan trọng và hay khác nhưng ko có trên archive: Sự khốn cùng của chủ nghĩa lịch sử ( ông A dịch và đăng rùi), logic of scientific discovery (bản tiếng anh năm 1959), Conjectures and refustations, Autobiography-unended quest
13) Karl Marx: Capital (2 tap), sự khốn cùng của triết học
14) Schopenhauer: the world as will and idea (3 tập), tiểu luận (1 lô), tiểu sử. Cha này tui chưa đọc cuốn nào nhưng nghe Karl Popper đồn là ông rất nể ông này và Hegel là 1 kẻ đểu đã có tình làm lưu mờ tên tuổi của Schopenhauer. Trong tập 2 cuốn Xã hội mở, Karl Popper đã chửi Hegel rất bạo và ta thấy văn Hegel thật kỳ ảo ( như Bùi Văn Nam Sơn khen)đến mức buồn cười ! Tuy nhiên, trích dẫn ra để chửi thì thường xuyên tạc, rảnh rảnh chắc tui cũng ráng giành tiện mua bản dịch của Hegel đọc để coi sao.

Karl Popper luôn là kẻ phá bỉnh các 'bữa tiệc triết học', chửi rủa 1 số cha đại triết gia chính thống từa lưa như 1 kẻ đừng ngoài lề. Chẳng hạn như hồi thời logic thực chứng và triết học phân tích đang thịnh, bản thân ông ko hề muốn xếp chung vô (dù thiện hạ cứ hay hiểu lầm ông 1 là mem trong đo) và rồi cuối cùng cũng chính ông đã làm lụi tàn luôn logic thực chứng. Ông phê phán Plato, Hegel, ko ngợi ca Aristote, phê phán phân tâm học và chủ nghĩa cộng sản vànhưng giành 1 sự kính trọng sâu sắc cho Karl Marx (trong xã hội mở), Kant, John Stuart Mill, Bertrand Russells. Ông khoái nhạc cổ. Tự ông gọi mình là kẻ theo Critical Rationalism, tức theo chủ nghĩa duy lý phê phán hay duy lí nghiêm túc. Nói 1 cách nôm na là theo duy lí và dùng 1 thái độ phê phán, nghiêm túc đối với tất cả các học thuyết, suy luận v.v. Với ông triết học là problems và solving problems và thách thức kẻ khác vượt qua các học thuyết của mình.Ông xứng đáng là 'Độc cô cầu bại' của triết học, dùng vô chiêu thắng hữu chiêu (critical rationalism chỉ là 1 phương pháp 'vô chiêu') hay Gọi ông là 1 kẻ theo chủ nghĩa tân hoài nghi. Ông ko kề là 1 kẻ theo chủ nghĩa Tân duy nghiệm như bà Thái Kim Lan quơ đũa trong phần giới thiệu cuốn PPLTTT (nên tui có hơi nghi bà ko 'biết' về Karl Popper). Hơn nữa, bà cho rằng phái Tân duy nghiệm 'ngây thơ' 1 cách có phần vội vàng (chẳng critical chút nào , dù rằng đang viết lời tựa cho 1 quyển Critique)
Phó Thường Nhân
@Grass,

Chắc rồi cũng phải chuyển qua E-book, vì không thể nào mua sách giấy mãi được vì mãi rồi cũng không có chỗ chứa.

Jack Kerouac viết hay nhất có lẽ là quyển "ăn mày thiên giới" (nếu dịch theo tựa đề của bon Pháp dịch: Les Clochard Célestes, nguyên bản Dharma bums hay gì đó).

Trong quyển này ông ấy vừa tự thuật về mình vừa về các bạn bè của mình, họ sống giống như các ẩn sĩ đạo Lão hay Thiền sư trong điều kiện hiện đại. Qua đó vừa biết được quan niệm của họ về văn hóa phương Đông thế nào, dù cái hiểu đó vẫn có một cái gì đó hơi ngây thơ.

dù sao thì đọc quyển đó cũng cảm thấy nổi lên trong mình những kỷ niệm và tình yêu núi rừng.


TươngGiang
cuối tuần rồi nằm nhà đọc lại T mất tích của Thuận và xong cuốn Đường du mục. Lụa được nhiều người khen nhưng có lẽ đối với mình thì hơi nhạt. Kiểu viết cô đọng, cách nhìn đúng là của phương Tây. Đọc có chút so sánh với Thiếu nữ đánh cờ vây của Sơn Táp do cách viết.
Định đọc Anh em nhà Karamazov nhưng lại thôi, vì những cuốn sách của LA tặng bao giờ cũng đem lại cái gì đó buồn bã :P, cho dù đọc hết Don Quixote thì cực thích.
Thị Anh
QUOTE(TươngGiang @ Oct 8 2007, 09:38 AM)

Định đọc Anh em nhà Karamazov nhưng lại thôi, vì những cuốn sách của LA tặng bao giờ cũng đem lại cái gì đó buồn bã :P, cho dù đọc hết Don Quixote thì cực thích.




Buồn thì tặng lại đi. Mình tình nguyện cõng hết nỗi buồn của bạn. hypocrite.gif
TươngGiang
QUOTE(Thị Anh @ Oct 8 2007, 12:27 PM)
QUOTE(TươngGiang @ Oct 8 2007, 09:38 AM)

Định đọc Anh em nhà Karamazov nhưng lại thôi, vì những cuốn sách của LA tặng bao giờ cũng đem lại cái gì đó buồn bã :P, cho dù đọc hết Don Quixote thì cực thích.




Buồn thì tặng lại đi. Mình tình nguyện cõng hết nỗi buồn của bạn. hypocrite.gif
*


Không được, người ta không nên đáp lại một nỗi buồn bằng một nỗi buồn.
Fedora
QUOTE(Thị Anh @ Oct 8 2007, 11:27 AM)
QUOTE(TươngGiang @ Oct 8 2007, 09:38 AM)

Định đọc Anh em nhà Karamazov nhưng lại thôi, vì những cuốn sách của LA tặng bao giờ cũng đem lại cái gì đó buồn bã :P, cho dù đọc hết Don Quixote thì cực thích.



Buồn thì tặng lại đi. Mình tình nguyện cõng hết nỗi buồn của bạn. hypocrite.gif
*



QUOTE(TươngGiang @ Oct 8 2007, 11:47 PM)
QUOTE(Thị Anh @ Oct 8 2007, 12:27 PM)
QUOTE(TươngGiang @ Oct 8 2007, 09:38 AM)

Định đọc Anh em nhà Karamazov nhưng lại thôi, vì những cuốn sách của LA tặng bao giờ cũng đem lại cái gì đó buồn bã :P, cho dù đọc hết Don Quixote thì cực thích.



Buồn thì tặng lại đi. Mình tình nguyện cõng hết nỗi buồn của bạn. hypocrite.gif
*


Không được, người ta không nên đáp lại một nỗi buồn bằng một nỗi buồn.
*



Đoạn này hai bạn trao đổi với nhau chính ra cực triết thumbup.gif
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.