Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Sự Tha Thứ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Mèo béo
sp_ike.gif Mình đang hoang mang vì mình làm rất nhiều lỗi lầm và mình là người chuyên đi xin lỗi...Nhưng đến khi mình phải tha thứ cho ai đó vì những lỗi lầm của họ với mình thì mình thấy khó quá laugh1.gif

Làm sao để có thể vị tha hơn nhỉ w00t.gif

Chẳng nhẽ lại cứ đòi đi ăn Phở hoài leuleu.gif
Fedora
Tôi thấy người Á Đông ta rất khó khăn trong sự tha thứ, không giống như người phương Tây, chả biết chúng ta thường tự nhủ rằng người Á Đông ta thâm thúy, tế nhị, sâu sắc để làm cái gì mới được chứ. Người Pháp và người Đức đánh nhau suốt mấy thập kỷ từ Đệ Nhất Thế Chiến tới hết Đệ Nhị Thế Chiến, thời trung cổ thì không tính, vậy mà chỉ dăm năm sau khi kết thúc chiến tranh họ đã bắt tay nhau cùng trở thành các cường quốc hàng đầu Châu Âu và thế giới, vượt qua cả Mỹ về công nghiệp xe hơi, thời trang, hàng không không gian... trong khi mà mới trước đó không lâu Mỹ còn phải viện trợ khẩn cấp chống đói cho các nước Châu Âu vốn đã kiệt quệ qua các cuộc chiến tranh liên miên. Không chỉ người Pháp và người Đức mà các nước khác đã từng ít hay nhiều tham chiến như Anh, Ý, Tây Ban Nha và tất cả các nước Đông Âu vốn từng bị chế độ Đức Quốc xã giày xéo, họ đều đã bắt tay nhau và gia nhập khối quân sự Bắc đại tây Dương (Nato) và sau này làm nên một Châu Âu thống nhất.

Trong khi đó thì ở Châu Á, người Nhật, người Hàn Quốc và người Trung Quốc cũng là những nước Á Châu bị ảnh hưởng trực tiếp của các cuộc Thế Chiến, họ cũng biết nắm bắt các cơ hội và cũng đã trở thành các cường quốc kinh tế và quân sự, đặc biệt là Nhật Bản là cường quốc kinh tế hàng thứ hai trên thế giới chỉ sau nước Mỹ. Nhưng điểm khác biệt giữa các quốc gia phương Tây và các quốc gia Châu Á kể trên là cho tới ngày nay thì vẫn tồn tại một mối bất hòa dai dẳng giữa các nước Nhật, Hàn và Trung Quốc, bóng ma của quá khứ vẫn ám ảnh họ, họ sẵn sàng hục hoặc với nhau từ những chuyện nhỏ như tầu đánh cá xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế biển của nhau, hay ngư dân của nước này đổ bộ lên một hòn đảo khô khốc nào đó giữa biển, thậm chí chuyện gái giải sầu thời Thế Chiến cũng được họ khơi dậy một cách có bài bản để phục vụ cho các toan tính chính trị chứ không phải đơn thuần là một vấn đề nhân đạo cần phải giải quyết, họ sẵn sàng cho quan hệ ngoại giao đóng băng chỉ vì không đạt được các đồng thuận có lợi cho mình mặc dù biết rằng điều này rất có hại cho công cuộc phát triển kinh tế trong khu vực, thậm chí có những vấn đề của các nước Á Châu chỉ được giải quyết với sự giúp đỡ và can thiệp của các nước phương Tây, chẳng hạn như vấn đề hạt nhân của Bắc Hàn.

Người Việt Nam ta cũng không phải là ngoại lệ, vì bản chất người Việt Nam chúng ta cũng không khác gì so với người Trung Quốc và người Nhật Bản, có chăng là khác biệt về ngôn ngữ, một số hệ tư tưởng chủ đạo và tôn giáo thống trị trong đời sống xã hội, tâm linh... Nếu như người Pháp và người Đức sau 30 năm chiến tranh họ chỉ cần vài năm để vượt qua quá khứ thì người Việt Nam ta sau 20 năm chiến tranh Nam - Bắc cho tới nay là hơn 30 năm kể từ ngày kết thúc chiến tranh nhiều người vẫn còn bị nó ám ảnh một cách khá buồn cười. Ví dụ như cách đây mấy năm có vụ một Việt Kiều ở Mỹ vì treo ảnh ông Hồ Chí Minh trong quán ăn nên bị các Việt Kiều khác đập phá quán, điều buồn cười ở đây là họ đang ở trên đất Mỹ nơi mà nguời ta có thể để dùng hình ảnh cờ Mỹ làm quần áo lót hay tôn thờ cả Hitler hay người Hỏa tinh nếu họ thích, thì lại có những người Việt muốn cấm người Việt làm theo ý thích của họ và ý thích này hoàn toàn không vi phạm pháp luật nước Mỹ. Hay ở Úc có những nhóm người chuyên vào phá đám các buổi biểu diễn ca nhạc mà có sự tham gia của các ca nghệ sỹ từ trong nước sang với lý do là Việt Nam là một quốc gia cộng sản. Nước Úc đâu có luật lệ nào cấm người từ các quốc gia cộng sản sang học tập, làm việc đâu nhỉ, tại sao lại có những người muốn nhân danh một cái lý tưởng "quốc gia" nào đó mà ngăn cản đồng hương của họ từ Việt Nam sang biểu diễn kiếm tiền một cách chính đáng ? Hẳn là thực sự phải có nhu cầu phục vụ cho cộng đồng người Việt ở Úc thì họ mới sang chứ. Trên Internet tôi cũng thấy có những người hay kể chuyện con cà con kê về đề tài chiến tranh Việt Nam để tạo tâm lý chia rẽ người Nam người Bắc, họ hay phác họa ra những hình ảnh miền Nam giàu đẹp đối nghịch với miền Bắc đói nghèo trong chiến tranh mặc dù những ai hiểu biết về lịch sử cận đại đều biết rằng quá trình vài thập kỷ "giàu đẹp" đó của miền Nam hoàn toàn chỉ là phù du, chủ yếu là do viện trợ của Mỹ chứ thực chất toàn bộ Việt Nam từ Bắc chí Nam trước đó ít lâu chỉ là một nước nông nghiệp lạc hậu mới thoát khỏi chế độ phong kiến. Chỉ cần Mỹ ngưng tay cho tiền là kinh tế miền Nam sụp đổ ngay vì không có thực lực. Nhiều người vẫn nhầm lẫn cho rằng người Mỹ muốn "nâng niu" miền Nam Việt Nam như người Anh "nâng niu" Hồng Kông vậy, nhưng trên thực tế thì miền Nam Việt Nam chỉ là một con tốt trên bàn cờ địa chính trị của Mỹ và Liên Xô mà thôi.

Tôi không nói tới sự tha thứ người khác bằng cách dẫn nhau đi ăn một bát phở nóng, uống một tách cà-phê thơm của bạn Mèo péo, mà là một sự "tha thứ" cho chính bản thân mình. Mỹ đã rút khỏi miền Nam từ hơn 30 năm và ngày nay họ quay lại với dụng ý hợp tác chứ không đếm xỉa tới chuyện cũ nữa, Liên Xô cũng từ lâu không còn làm "anh cả" của miền Bắc nữa mà hiện nay chỉ có những vấn đề của chính người Việt Nam chúng ta mà thôi.
Milou
QUOTE(Fedora @ Apr 24 2007, 07:30 PM)
Nếu như người Pháp và người Đức sau 30 năm chiến tranh họ chỉ cần vài năm để vượt qua quá khứ thì người Việt Nam ta sau 20 năm chiến tranh Nam - Bắc cho tới nay là hơn 30 năm kể từ ngày kết thúc chiến tranh nhiều người vẫn còn bị nó ám ảnh
*


Người Đức & Nhật, con cháu họ hiện nay vẫn có mặc cảm xấu hổ về quá khứ phát xít của họ chứ. Vì họ thua trận nên phải cúi đầu chịu nhục. Còn VN thì ngược lại. Thui không nói chuyện VN.

Vấn đề có tha thứ được hay không tùy vào cái lỗi cần hoặc xin được tha thứ. Tôi có nghe nhiều chuyện người Mỹ với nhau cạnh tranh trong công việc tìm cách hại nhau để cho 1 người chịu hết nổi phải bỏ công việc, dù người đó tài giỏi siêng năng hơn cái người kia giỏi múa lưỡi dèm pha. Thông thường nếu lỗi đó có tổn hại đến sức khỏe tinh thần, tiền tài sự nghiệp thì thui => kẻ thù không đội trời chung. Còn cái gì khác đùa nghịch, tai nạn => bỏ qua dễ dàng.

Observer
QUOTE(Fedora @ Apr 25 2007, 09:30 AM)
Tôi thấy người Á Đông ta rất khó khăn trong sự tha thứ, không giống như người phương Tây, chả biết chúng ta thường tự nhủ rằng người Á Đông ta thâm thúy, tế nhị, sâu sắc để làm cái gì mới được chứ.

Người Á Đông chung chung thì tớ không dám bàn, nhưng theo tớ thì người Việt Nam cụ thể thì phần lớn là mắc bệnh sỹ diện và tự tôn, tự ái quá cao cộng thêm thói thù dai nhớ lâu, thế nên khó tha thứ cho người khác. Đôi khi ngược lại là do quá tự ti cũng dẫn đến sự khó tha thứ.

Một ví dụ điển hình là mối quan hệ giữa các đôi yêu nhau và các cặp vợ chồng sau khi đã chia tay thì rất khó để có thể trở thành bạn bè được, thậm chí có khi còn hận thù nhau. Tất nhiên không phải là tất cả và vẫn có rất nhiều những ngoại lệ.

Để vị tha hơn thì tốt nhất là quên mọi thứ cho nhanh.

Mèo béo
Lý thuyết thì là vậy nhưng tập quên mà không chút gai góc nào trong lòng quả thực là khó khăn....Mà khi đã còn gai trong lòng thì không cách gì cư xử bình thường được...Vấn đề là ở chỗ đó híc híc
Milou
Như thế thì chờ thời gian hàn gắn vết thương, có thể 1 tuần, có thể 6 tháng.
Observer
Ờ, chính ra quên hay nhớ không quan trọng, vấn đề là làm thế nào để khi nghĩ đến nó không thấy gai góc nữa.

Cách tốt nhất là bạn Mèo cố gắng thay đổi quan điểm của bạn về vấn đề đó, coi nó bớt nghiêm trọng đi, hoặc tìm các lý do bào chữa, biện hộ cho vấn đề đó để nó được giảm bớt tội đi.

Một cách khác là xét người làm nên tội lỗi là người như thế nào với bạn Mèo, nếu là người dưng thì chẳng nghĩ nhiều cho mệt, còn nếu là người thân thì nên nghĩ đến những gì tốt đẹp mà người đó đã làm cho mình.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.