Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Hoàng Sa Và Trường Sa?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Tuongcuop
Nam quốc sơn hà nam đế cư
tiệt nhiên định phận tại thiên thư
như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
nhữ đẳng hành khan thủ bại hư


Tôi đọc tin bấy nay trên báo chí tin Trung Quốc bắn dân chài ta, tin Trung Quốc "anh em", "người bạn lớn", cậy tầu to súng lớn, người đông, tung hoành trên biển Hoàng Sa. Và gần đây "ông bạn lớn" công nhiên tuyên bố thành lập đơn vị hành chính, bao gồm đất đai của tổ tiên ta...Cũng từ bao nhiêu nước, kể cả bạn văn, xưa bên kia chíến tuyến, gửi cho tôi nhiều tài liệu, trong đó có cả tài liệu "máu của người Việt từng đổ ra thế nào" ( binh sĩ quân lực Việt Nam Cộng hòa) trên những hòn đảo này.

Tôi nay đã già rồi, đúng như cậu nick NViệtNam, trẻ người non dạ, nhận xét: răng rụng tóc bạc, da mồi...sức bắp sắp cùng, lực trong cũng đã cạn. Nên ko thể như xưa, thủa 16 tuổi bỏ bút cầm gươm, khi trái bom đầu tiên rơi xuống Hà Nội yêu dấu, thanh bình...Cũng ko thể sôi dòng máu nóng, trong huyết khí, làm điều gì khá hơn, là trừng mắt trong đêm tối bất lực của cá nhân tôi.

Nhưng may mà, thế hệ sau tôi, còn nhiều người, dầu đang an lạc vẫn muốn dấn thân ngay từ khi tầu ngoại bang bắn vào dân lành...Cũng may hơn là nhà văn Nguyễn Khắc Phục dầu hơn tuổi tôi gần một giáp, đã lên tiếng ngay ở Hà Nội, chắc ông viết không chỉ ủng hộ bước chân của các bạn trẻ làm cuộc biểu tình trước tòa đại sứ Trung Hoa.

Thời đại hôm nay chắc chả ai muốn lại lần nữa xủng xoảng súng gươm. Nhưng phải lên tiếng! Để cho toàn thế giới, những danh xưng công bằng, dân chủ và tiến bộ ủng hộ Việt Nam. KO thể để cho các thế lực chính trị quốc tế tự tiện chia nhau phân quyền trong bóng tối...

Nay giới thiệu với các bạn lá thư của ông công khai trên Diendan nhà văn trannhuong.com:

Thư ngỏ gửi các nhà văn Trung Quốc
Người viết: Nguyễn Khắc Phục
08/12/2007
Nguyễn Khắc Phục
THƯ NGỎ GỬI CÁC NHÀ VĂN TRUNG QUỐC
Hà Nội, ngày 8 tháng 12 năm 2007
Tôi là một công dân bình thường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và làm nghề viết văn, gửi bức thư ngỏ này cho Quý Vị, những công dân của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa và xét trên phương diện nào đó, chúng ta là đồng nghiệp của nhau. Quý Vị yêu nước Trung Quốc cũng như tôi yêu nước Việt Nam, điều này thật hiển nhiên và không có gì phải bàn cãi. Chắc Quý Vị cũng chia sẻ với tôi nhận thức rất đơn giản nhưng có tính nguyên tắc rằng: Lòng yêu nước của bất kỳ công dân quốc gia nào cũng đáng được trân trọng khi chúng ta coi đất nước mình là một thành viên trong Đại Gia Đình Nhân Loại.
Và cùng là người cầm bút, hẳn Quý Vị cũng như tôi, đều hướng tới các giá trị nhân văn cao cả, đều mong muốn dùng tác phẩm của mình góp phần vào việc xây dựng một thế giới tốt đẹp, công bằng, văn minh và nhân dân tất cả các quốc gia đều được sống trong hòa bình, hạnh phúc, được tôn trọng và bình đẳng… Tôi cũng xin bày tỏ chân thành sự kính trọng của tôi đối với đất nước và nhân dân Trung Hoa, nơi đã có một nền văn hóa rực rỡ lâu đời, nơi sản sinh ra những nhà tư tưởng, văn hóa nhân văn vĩ đại. Mà Khổng Phu Tử là một trong những vị đại diện kiệt xuất, đáng kính trọng nhất của nền văn hóa ấy với tinh thần nhân đạo sâu sắc, lý tưởng cao cả về một “thế giới đại đồng” của Người cho đến nay vẫn còn nguyên sức mạnh và cảm hứng thúc giục nhân loại phấn đấu và vươn tới.
Hẳn Qúy Vị cũng như bất cứ nhà văn nào trên thế giới (trong đó có tôi) đều ghê sợ, căm ghét và sẵn sàng dùng ngòi bút của mình vạch mặt thói đạo đức giả, thủ đoạn đánh tráo sự thật và lịch sử bằng những lời lẽ hoa mỹ; đặc biệt là thói cậy mạnh hiếp yếu, trịch thượng và khinh miệt người khác, những kẻ tự cho mình cái quyền đứng trên đầu trên cổ thiên hạ, bất chấp đạo lý, công luận và công pháp quốc tế, bất chấp những hậu quả thảm khốc khôn lường mà sự lộng hành của họ có thể gây cho các dân tộc khác, thậm chí cho chính đồng bào của họ…
Vững tin vào những điều vừa trình bày, tôi viết bức thư ngỏ này gửi tới Quý Vị và hi vọng tìm được sự đồng cảm nào đó…
Thưa Quý Vị, là người cầm bút, ít nhiều chúng ta cũng phải tìm hiểu lịch sử của đất nước mình, tất nhiên cũng sẽ thấy ngay một sự thật: Trong quá trình hình thành và phát triển của mình, hầu hết lịch sử các quốc gia, dân tộc đều liên quan đến lịch sử của các quốc gia, dân tộc khác, theo các cách khác nhau và những kết quả tương ứng cũng khác nhau. Mà trong đó, mối quan hệ giữa đất nước của tôi và đất nước của Quý Vị đã trải qua hàng nghìn năm, đã trải qua đủ các cung bậc, tình huống, cảm xúc…, trong các hoàn cảnh lịch sử cụ thể, là một thí dụ khá điển hình. Và sau hết là một kết cục tất yếu của lịch sử: Tháng 8 năm 1945, nước tôi giành được độc lập và nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Tương tự, tháng 10 năm 1949, nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ra đời. Và 2 năm sau, nước tôi và nước Quý Vị chính thức đặt quan hệ ngoại giao với nhau.
Kể từ đó, mối quan hệ Việt-Trung bước vào lịch sử nửa cuối thế kỉ 20 với những diễn biến mạnh mẽ và cũng đầy kịch tính. Tôi cũng như hàng triệu người Việt Nam bình thường không bao giờ quên những gì mà đất nước và nhân dân Trung Quốc đã làm, đã ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập-tự do và thống nhất đất nước.

Cũng chính vì thế, làm sao chúng tôi không đau lòng, ngỡ ngàng khi phải đối mặt với sự thật: Ngày 19-1-1974, hải quân Trung Quốc đã dùng nhiều chiến hạm và phi cơ cưỡng chiếm toàn bộ Hoàng Sa. Mà bằng chứng lịch sử đã khẳng định Hoàng Sa là của nước tôi. Trong trận chiến không cân sức này, 58 binh sĩ quân đội Sài Gòn đã ngã xuống.



Rồi ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân đội Trung Quốc tràn qua biên giới, tàn phá các thị xã, làng mạc, nhà máy, xí nghiệp, gây nên bao thảm cảnh cho nhân dân chúng tôi trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.



Chưa hết, tháng 4 năm 1988, Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết thành lập tỉnh Hải Nam, trong đó bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trước đó, ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm các đảo ở Trường Sa. Họ đã bắn chìm ba tàu vận tải của hải quân Việt Nam. 74 chiến sĩ của chúng tôi đã hi sinh khi bảo vệ mảnh đất thiêng liêng của Tổ Quốc mình.



Điểm qua một vài sự kiện bi kịch như trên, hẳn Quý Vị và tôi có thể dễ hiểu hơn niềm hân hoan của nhân dân hai nước khi diễn ra việc bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc năm 1994. Cho đến khi lãnh đạo hai nước cùng nhau đưa ra 16 chữ vàng và 4 tốt, nhân dân Việt Nam và Trung Quốc càng tin vào tương lai tươi đẹp của tình hữu nghị.



Trích Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc sau chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào từ ngày 31/10 đến 2/11 năm 2005:“Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai là phương châm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời kỳ mới. Mãi mãi là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt là mục tiêu chung của hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước…”



Bởi nếu thực hiện nghiêm túc, đúng thực chất của “16 chữ vàng” và “4 tốt”, người ta sẽ thấy ở đấy sự hội tụ cả 5 đức lớn mà hàng nghìn năm trước Khổng Phu Tử đã nêu lên làm chuẩn mực hành động của đấng quân tử: Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín! Nói nôm na, làm đúng theo phương châm này, nhân dân hai nước sẽ có cuộc sống thanh bình, hữu hảo (Nhân), cư xử với nhau một cách có văn hóa (Lễ), trân trọng, nâng niu những tình cảm sâu nặng gắn bó số phận hai đất nước ( Nghĩa), đó cũng là biểu hiện của sự thức thời (Trí), biết rõ trong thế giới hiện đại, người ta có thể làm gì và cái gì là không thể, cả nhận thức sâu sắc, cập nhật hóa khái niệm Trung-Thứ của Đức Khổng Tử ( Ta không muốn cái gì thì đừng làm cái ấy cho người khác), và cuối cùng, đó là sự thành tín, nhất quán giữa nói và làm (Tín)…



Tiếc thay, sự thật lại không diễn ra như vậy, mà cứ mỗi lần ở đâu đó người ta cao giọng nói về “16 chữ vàng” và “4 tốt” thì y như rằng, ngay sau đó, Trung Quốc lại có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam một cách trịch thượng và đe dọa nguy hiểm an ninh, chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.



Mà mới đây nhất, ngày 3 tháng 12 năm 2007, Việt Nam lên tiếng phản đối Quốc vụ viện Trung Quốc vừa phê chuẩn việc thành lập thành phố hành chính cấp huyện Tam Sa (thuộc tỉnh Hải Nam), trực tiếp quản lý ba quần đảo trên biển Đông, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam...



Thưa Quý Vị nhà văn Trung Quốc, như trên tôi đã trình bầy, làm đúng và thành thực thì “16 chữ vàng” và “4 tốt” sẽ hội tụ cả 5 đức Nhân – Lễ - Nghĩa – Trí – Tín, còn làm ngược lại thì đương nhiên là hủy hoại cả 5 đức lớn ấy.



Chúng tôi biết rõ, nước chúng tôi bé, nhân dân chúng tôi còn nghèo, tàu chiến, máy bay của chúng tôi vừa ít hơn, vừa lạc hậu hơn hải quân, không quân của các cường quốc, nhưng điều ấy không ngăn cản chúng tôi đứng lên bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước mình. Hẳn Quý Vị chưa quên rằng trong lịch sử, không phải chỉ một lần, Việt Nam đã từng phải đương đầu với những kẻ xâm lược hùng mạnh hơn mình gấp bội. Và kết quả của những cuộc kháng chiến bảo vệ đất nước ấy của nhân dân Việt Nam hẳn Quý Vị cũng không phải không biết. Nhân dân Việt Nam chỉ mong muốn yên ổn làm ăn, hữu hảo với tất cả các nước, đặc biệt là với các nước láng giềng, trong đó có đất nước Trung Hoa. Nhưng nhân dân chúng tôi cũng sẵn sàng hi sinh tất cả, muôn người như một đoàn kết để chống lại bất cứ hành động ngang trái nào làm nhục chúng tôi và xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, an ninh quốc gia của mình.



Thưa Quý Vị, vạn bất đắc dĩ chuyện xấu nhất xảy ra thì ai sẽ là người gánh chịu? Trước hết là phụ nữ, trẻ em, những người dân hiền lành, lương thiện của cả các bên. Là các nhà văn, hẳn Quý Vị sẽ hình dung ra bao tấn thảm kịch và cái giá xương máu phải trả cho bất kì tham vọng bất chính nào.



Nhân dân chúng tôi không muốn thế. Và nhân dân các nước khác cũng không muốn thế. Nhưng khi bị đẩy đến lựa chọn sinh tử, bất kì dân tộc nào, quốc gia nào biết tự trọng cũng phải chiến đấu bảo vệ danh dự và quyền lợi chính đáng của mình. Và nhất định nhân loại tiến bộ, lương tri loài người và đạo lý, công pháp quốc tế sẽ đứng bên dân tộc ấy, đất nước ấy.



Vài lời tâm huyết, thành thực giãi bầy với Quý Vị, tôi chỉ ao ước mong được Quý Vị lắng nghe, cùng ngẫm nghĩ và sẽ đưa ra hành động thích hợp, vì mục tiêu công chính và nhân đạo, trên cương vị của mình – những nhà văn chính trực và công tâm, yêu hòa bình, công lý, bênh vực lẽ phải.

Trân trọng cảm ơn Quý Vị!

Kính thư

Nguyễn Khắc Phục

Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam



Địa chỉ: 2A ngõ Dã Tượng – Hà Nội. Di động 0904481335
Evil
Chúng ta có thể làm được gì?

Lòng đau nhưng tự hỏi mình... nhiều khi nghĩ thà rằng mình đừng biết...
NguoiVN
em nói thật là tự nhiên em thấy bác chân chất quá em chán, thà bác viết chơi em thấy thư thả hơn.
Hội nhà văn ở Vn nó bự chừng nào thì ở TQ cùng lắm là hơn tí thôi, sao lại có thể có người đơn giản thế đựơc, kô lý em vô tâm và ác tàn bạo vậy, thôi đi ngủ, tóm lại ai cũng sến. Sến kô giải quyết được gì cả, máu càng lạnh thì càng được chuyện.
NguoiVN
QUOTE(Evil @ Dec 8 2007, 07:09 AM)
Chúng ta có thể làm được gì?

Lòng đau nhưng tự hỏi mình... nhiều khi nghĩ thà rằng mình đừng biết...
*



Evil nhảm, biểu tình thì chỉ trây ra thêm te loe thôi, mấy đảng phái chống đối góp phần phun khói mù, không đâu vào đâu. Em kô có chống mấy đảng hải ngoại, vì cũng hiểu lý do, nhưng miệng ác mà nói thì người ngu thì kô đi được tới đâu, kô biết lượng sức, toàn làm chuyện bao đồng như mấy thằng hackers liên kết gì đấy. Evil chả có biết gì cả, biết quái nào được mà biết, chỉ thấy có cái lá ở ngọn cây.
NguoiVN
em suy nghĩ lại thấy bác tuongcuop rất chi là kô đơn giản, em nhận là em sai, bác đúng là già thật nhưng chưa bỏ đao, còn sức lắm. Xu thiệt là kô phải cùng cơ nhưng bác ý đúng là có đúng một phần.
summoner131
5 thế kỷ trước, nhà Hồ bị quân Minh tiêu diệt, bắt sạch thợ giỏi, nghệ nhân đem về Trung Quốc, chưa từng thấy trong lịch sử mà có một chính sách thâm độc như thế của kẻ xâm lược, dù cho 20 năm sau Lê Lợi giành lại được độc lập thì cội rễ văn hóa VN đã bị đánh cho một đòn không đứng dậy được. Sau thế kỷ 15, mỹ thuật, nghệ thuật nước ta (trừ văn học) tột dốc thê thảm , vì biết bao bậc thầy đã bị bắt sang TQ khiến nghề bị thất truyền, cộng với chiến loạn liên miên hơn 2 thế kỷ khiến cho ngày nay con cháu không còn giữ được di sản vật thể nào mà không thấy bóng dáng của TQ ở trong đó.

Chiến tranh Đông Dương 30 năm, hàng triệu người VN đã chết, trong đó có biết bao nhiêu người tài giỏi, đó cũng là một phần khiến cho sau chiến tranh 30 năm mà nước VN nhìn đâu cũng thấy bề bộn vì nhân tài hiếm quá. Chục năm lại đây mới có một đội ngũ du học sinh từ Âu Mỹ về, mới có chút hi vọng một lớp nhân tài mới , có tư duy hành động mới , nếu mà lại chiến tranh, lại chết nữa thì bao giờ mới lấy lại được con người. TQ không còn như năm 79 nữa, dân VN cũng đông nhưng vũ khí hiện đại sát thương càng ngày càng lớn . Nếu phải đánh nhau thì xương máu tính mạng chẳng tiếc chỉ tiếc chất xám chưa được dùng . Nếu mà như thế thì càng mắc mưu thâm TQ . Chẳng thà mất mấy quần đảo chiến lược, mất mấy mỏ dầu còn hơn , nước Singapore có mẩu đất tí tẹo mà mở mày mở mặt được cũng vì có con người chứ chẳng phải vì dầu mỏ.
NguoiVN
bác sụm yêu nứơc yêu, yêu nhân tài nhể, đánh đấm quái gì, nhân tài bi giờ có đánh là chúng trốn hết chứ sợ mất mát chất xám gì. Việtnam kô chừng đi kêu bác đài loan chuyên gia cưới vợ việt lên đảo khai thác tài nguyên chứ, đài loan với TQ cũng là một mà
summoner131
Chú ngườiVN nói thế là vì chú nhà giầu có điều kiện, lại đã đi tít bên Mẽo rồi, lo gì . Đề cập đến cái đám du học sinh là tôi muốn nói đến việc VN mới được tiếp cận trở lại với học thuật và khoa học hiện đại chưa lâu, chỉ là bước đầu để khôi phục lại nguồn tài nguyên chất xám có chất lượng cao. Đám mới đi về đó chưa đủ, dân trí VN vẫn còn thấp trong ít nhất 10 năm nữa , nhưng họ có tác động tích cực về lâu dài để đào tạo những thế hệ tiếp theo, điều kiện cần tất nhiên là hòa bình ổn định rồi. Trong trường hợp mà có chiến tranh, hiển nhiên sẽ có vô khối người đủ khôn ngoan để chạy ra nước ngoài (VD nguoiVN chẳng hạn), đủ khôn ngoan và cũng đủ cả tiền nữa. Nhưng không phải nhân tài nào cũng đủ tiền và phải kẹt lại trong cuộc chiến. Cả những người còn đang chìm lấp ở đâu đó mà tài năng còn chưa phát lộ ra nữa, đó có thể là những chú bé học giỏi sáng đi học chiều về chăn trâu (làm gì có điều kiện chạy ra nước ngoài), đây mới chính là cái đáng tiếc nhất. Ai chạy được thì tốt cho người đó, nguyên khí tổn thương vẫn là dân tộc VN mà thôi .

Cho nên các bác đừng hô hào tinh thần tự hào dân tộc vác súng bắn nhau .
NguoiVN
bác sụm khó hiểu đúng ý mình ghê, bác cứ toàn tưởng tượng. Thôi mà em quen rồi leuleu.gif
NguoiVN
khuya lắc khuya lơ rồi, bảo vệ nguyên khí thì phải đi ngủ đi chứ v.gif Làng thì lèo tèo có mấy mạng mà cũng đủ chuyện hết, giang hồ thu nhỏ chính là đây
Tuongcuop
Từ xưa tới nay, đại bộ phận các cuộc chiến xảy ra giữa các nuớc đều bắt nguồn từ mục tiêu kinh tế, hoặc duy trì hoặc mở rộng một quyền lực nào đó. Có cuộc chiến, một mũi tên đoạt hai mục đích. Những nuớc nhỏ hơn, yếu hơn, thường ko khi nào dại dột gây chiến trước. Cả một quá trình vài ngàn năm ở ta, chỉ có mọt trường hợpduy nhất nuớc ta đánh Tầu truớc. Mà cũng chỉ là một trận biệt kích. Chớp nhoáng rồi chuồn. Đó là trận của Lý Thường Kiệt...

Nước ta va Trung Hoa nếu bây giờ choang nhau, thì là đại họa cho VN. Một nuớc nhỏ, đầy đau khổ và bi kịch.Cho nên kể cả VN nếu như có binh lực mạnh, vũ khí mạnh cũng ko nên gây ra chiến tranh, hoặc đẩy đất nuớc vào tình thế phải chiến tranh. Chắc chắn cả VN muốn vậy. Đặc biệt là những ai đã từng tham chiến, từng mất trắng cả tuổi xanh của mình, thì ko ngu xuẩn để lần nữa con cháu họ phải chịu cảnh bom rơi đạn nổ. Cho nên, nếu ai đó kích động cho chiến cuộc, ko chỉ ngu xuẩn mà còn là tội ác. VN hiện nay lại rất yếu về tiềm lực quân sự, nên ko ai dại gì mà húc đầu vào đá.

Thế giới hôm nay đã khác, nhưng vẫn có nguy cơ nuớc lớn bắt nạt nước nhỏ bằng vũ khí, binh lực. Điển hình như chiển tranh ở I Rắc vừa rồi.Chỉ dân I Rắc là khổ, lính Mỹ cũng chết...và chỉ có những tập đoàn tư bản Mỹ, các công ty của các nước tham chiến có lợi.

Nhưng sau cuộc chiến I Rac, bản thân nước Mỹ cũng sa lầy, lúng túng. Dân Mỹ cũng tỉnh lại sau cú hích khủng bố, được chính phủ Mỹ kích động ủng hộ làm cuộc chiến với I Rac, trong danh hiệu cao quý: Cuộc chiến chống khủng bố. Đó là một trong nhiều nguyên nhân để các cuộc chiến khác đầy nguy cơ đã ko nổ ra, ví như vấn đề Triều Tiên và vấn đề Ỉrang...

Cho nên thế giới, giải pháp: giải quyết các ván đề kinh tế hay quyền lực, bằng vũ lực đã lắng xuống, kể cả nước Nga đầy bực dọc với mấy đứa con nuôi, người anh em cũ của mình.

Do vậy chiến tranh ở VN ở thời điểm hiện tại, sẽ ko xảy ra.


Cho nên, bạn trẻ S 131 hãy yên tâm, ko có điều gì xảy ra cả trong mối lo lắng đúng đắn của bạn. Và đặc biệt, tôi, một cựu quân nhân cũng viết Topic này, ko nhằm kích động các bạn, để các bạn cũng phải nếm trải một quãng đời như tôi, quãng đời sống súc vật về phần xác, trong suốt 11 năm xưa.

Nhưng việc Trung Hoa, từ ngàn đời nay, luôn chơi xấu với ta, rất coi thuờng nước ta, cậy thế mạnh, áp đảo toàn diện, ko từ một thủ đoạn nào (kể cả việc đóng cửa biên giới vài ngày cho hoa quả chúng mày thối hết , xem biết ông chưa?) đang cần tới, không chỉ cần thái độ của mỗi người dân con Việt, mà còn cần ở những việc cụ thể. Ví dụ như ở đây, có khá nhiều phóng viên báo chí. Khi lên tiếng trên báo, cần viết thực hay và chính xác, để đồng thanh tương ứng đồng khí tương cầu, nhằm nhiều nước biết tới mà ủng hộ nước ta...

Việc xã tắc, ko phải là việc đùa.

Tránh nhiệm chính là của chính phủ, bên việc cố gắng xây một nuớc giàu và mạnh thì công việc ngoại giao, tranh thủ nhiều nước, kể cả việc ứng đối với anh bạn láng giềng ra sao, là việc cực kì quan trọng hiện tại và, dù quan tâm, cá nhân tôi cũng ko có sáng kiến gì hơn những điều các ông ây đã làm. Nếu có ý kiến nào đó, cần phê phê phán, tôi viết thẳng thư về các bộ phậm chức năng có thể trao đổi, chứ ko dám tùy tiện, hứng ý, kể cả viết trong một diendan.

Nói toặc ra là vậy. Mong đừng hiểu lầm. Hê hê!
5xu
Mọi người promote hộ cái clip này đến bạn bè cuốc tế nhé.

(@click here)

Cám ơn nhiều!
5xu
Tài liệu khoa học về Trường Sa - Hoàng Sa (Lê Minh Nghĩa - Nguyên Trưởng ban biên giới chính phủ).

http://hoithao.viet-studies.info/1998_LMNghia.htm
Phó Thường Nhân
Hì hì,
Weekend vừa rồi vừa đọc quyển « Phật giáo ở Trung Hoa » của ông Ikeda, người đứng đầu giáo hội Sokka Gakai, một tổ chức phật giáo của phật tử Nhật bản, theo tông Thiên Thai. Tất nhiên vì thế ông ấy cũng hiểu lịch sử phật giáo theo như Kinh Pháp Hoa (nguyên tên : Diệu Pháp Liên Hoa Kinh). Trong kinh Pháp Hoa họ có đề cập tới một điều rất thú vị, đó là làm sao sắp xếp được các lời dạy của Phật trong khi trong mỗi kinh nó được nói ra rất khác nhau, thậm trí trái ngược nhau. Chính vì thế mà mới nảy ra cái lô gíc sắp xếp kinh theo từng thứ bậc, từ bậc thấp đến bậc cao để giải quyết những mâu thuẫn tưởng như không hoà hợp nhau được. Vậy hãy thử lấy cái nguyên tắc xắp xếp ấy để giải quyết cái mâu thuẫn do vấn đề Hoàng Sa – Trường Sa đặt ra, đó là mâu thuẫn giữa vấn đề phát triển kinh tế xã hội và toàn vẹn lãnh thổ. Từ đó mà rút ra mấy nguyên tắc thế này:

1 Nếu không bảo vệ chủ quyền của VN trên hai quần đảo này thì phạm vào tội « không yêu nước ».
2- Nếu đặt nghĩa vụ phải giải phóng Hoàng Sa là điều cần phải làm nhất thì sẽ là « Hữu Dũng Vô Mưu »
3- Mồm hô giải phóng Hoàng Sa, nhưng trong thực tế là nhằm vào điều khác đấy là việc « xui trẻ con ăn cứt gà ».
4- Nếu quan niệm chơi với Mỹ để chống Trung quốc rồi dành lại Hoàng Sa là « ngu dại »
5- Nếu chơi với Mỹ để phát triển kinh tế, hoà hoãn với Trung quốc để nâng cao đời sống làm cho xã hội văn minh hơn « dân giầu nước mạnh » thì mới là thông minh.

Cái điều 1 thì chắc ai cũng chấp nhận được, nếu không thì người ta không còn là người VN.
Cái điều 2 có nghĩa là coi việc xác lập lại chủ quyền thực tế trên quần đảo Hoàng Sa là việc cấp bách nhất, đồng nghĩa với việc hi sinh những việc cần phải làm khác. Khả năng đạt được không biết là bao nhiêu, nhưng giả dụ có chiến thắng đi thì nó cũng là một thứ chiến thắng Pyrruh. Đây là một ví dụ trong lịch sử Hi lạp, có nghĩa là ông thắng rồi , nhưng bị thương trầm trọng đến chết. Cái này thì cũng giống như Hitler khi thế cùng quyết tâm hi sinh cả dân tộc Đức, vì theo ông ta dân tộc Đức nếu thua thì không đáng sống nữa. Trong khi người ta chiến đấu vì cuộc sống chứ ai dở hơi chiến đấu để dân tộc mình chết.
Cái điều thứ 3 là thái độ của những ông Việt kiều yêu nước chống cộng. Cái tinh thần dân tộc của họ dù có thật đi , cũng chỉ là cái cớ để họ tự thanh minh cho lịch sử.
Cái điều thứ 4 ngu dại vì cái lô gíc ấy sẽ mở rộng một mâu thuẫn VN – TQ thành mâu thuẫn thế giới, y như ngày xưa chiến tranh giải phóng dân tộc của mình lại trở thành cuộc chiến nóng của một cuộc chiến tranh lạnh toàn cầu. Ngày xưa, cực chẳng đã mới phải làm thế, chứ bây giờ làm như vậy là dại.
Cái điều 5 là thông minh nhất. Mặc dù nhìn bên ngoài nó có vể không giải quyết được vấn đề, nhưng trong thực tế nó lại giải quyết được chính xác, triệt để nhất.

Để cho nó ngắn thì tôi phân tích luôn cả 4 điều vào một chỗ. Hiện tại thế giới họ đánh nhau theo quan niệm. « Mua thằng yếu để dùng thằng yếu đánh thằng mạnh, không cho thằng nào mạnh lên được » (Đây là quan niệm của Mỹ) còn một quan niệm nữa là « Nuốt thằng yếu để mình mạnh lên rồi lập thế thoả hiệp với thằng mạnh » (Đây là quan niệm của Trung quốc).
Trong cả hai quan niệm « thằng yếu » luôn là thằng chết trước. Mà vai trò « thằng yếu » ấy chính là VN. Chính vì thế mà không thể nào chơi đến « tận cùng cái lý » của một thằng. Vì như thế là đưa thân vào chỗ chết. Ngược lại cái điều cần làm là mình phải mạnh lên để không còn giữ vị trí « thằng yếu » nữa, cho họ đi tìm thằng yếu ở chỗ khác.

Hiện tại Mỹ có lẽ sẵn sàng mua VN, để lấy VN đánh thuê TQ hộ họ. Như vậy VN càng nghi kỵ TQ , càng oán thù TQ càng tốt. Để làm việc này họ sẽ phải tìm cách thay đổi chính quyền. Vì một chính quyền « dân chủ » cũng đồng nghĩa là « tay sai » của Mỹ. Như vậy nếu chính quyền hiện tại của VN càng vững chắc, thì khả năng Mỹ giúp VN mạnh lên sẽ cao hơn (vì họ không can thiệp được). Vì VN mạnh sẽ trở thành đối trọng của TQ. TQ càng mạnh (điều này tất cả mọi dự đoán đều nói thế) thì việc VN cần mạnh lên càng là điều tất yếu.

Nếu VN mạnh lên thì sức ép của TQ sẽ tự động giảm đi. Giống như trong một cái phân số nếu tử số (sức mạnh TQ ) tăng nhưng mẫu số (sức mạnh VN) cũng tăng thì giá trị nó giảm đi so với việc tử số tăng mà mẫu số không tăng.

Tất nhiên mọi người sẽ bảo. Bác nói thế không liên quan gì tới Hoàng Sa cả ? Tôi thì bảo là có. Có ở chỗ này.

1- Hãy lấy Hoàng Sa làm một tụ điểm để thức tỉnh dân tộc, đoàn kết dân tộc. Vì không hẹn mà nên, TQ cướp quần đảo này từ tay quân đội Sài gòn. Và việc cướp này thực ra là được Mỹ bật đèn xanh, để trả công cho việc TQ không ủng hộ VN từ sau năm 1972. Như vậy năm 1975, VN đã không giải phóng được hết lãnh thổ của mình (giống như TQ không đánh được ra Đài loan năm 1949).

2- Từ khoảng 1 năm trở lại đây, người ta thấy có hiện tượng các nước ngầm ý bao vây TQ. Với cái đà phát triển này thì xung đột hai bên (Mỹ và TQ) sẽ không thể không xẩy ra. Trong trường hợp đó tuỳ theo tương quan lực lượng hai bên mà mình sử sự, và chỉ có trong trường hợp đó thì mình mới có thể lấy lại Hoàng Sa một cách an toàn ít tốn kém nhất.

Mặc dù như thế, về mặt pháp lý ,ngoại giao phải luôn khẳng định chủ quyền của mình.Và để làm điều này mọi hành động « nhà nước và dân cùng làm » (nhà nước kháng cáo trên thế giới, nhân dân biểu tình hoà bình ủng hộ) là điều tốt, nhưng nó phải là « hợp đồng tác chiến ». Điều buồn cười là trong chuyện này VN có thể ... học chính TQ trong cách họ sử sự về vấn đề Đài loan.
leuleu.gif
soctettoc
QUOTE(Tuongcuop @ Dec 9 2007, 11:50 AM)
Cho nên, nếu ai đó kích động cho chiến cuộc, ko chỉ ngu xuẩn mà còn là tội ác.
*


Đồng ý với bác Tướng Cướp. "Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh, bên nào thắng thì nhân dân cũng bại" mà.

Mấy hôm nay, một số bạn còn rất vui mừng gửi cho tớ thông tin là các hacker VN đã hack các websites của Trung Quốc. Tớ áy náy vì đã không share cái view í được, lại còn dội béng gáo nước lạnh, nói rằng ko ủng hộ phản ứng ấy. Vẫn phải nói í mình thôi. Biểu tình thì có nhưng hack thì ko. Chat chit cãi nhau mấy hôm rồi. Được lợi là 1 bạn bênh mình lập tức gọi điện sang ohgirl.gif ohgirl.gif
Phó Thường Nhân
Không phải. Không phải lúc nào hành động của nhà nước cũng làm dân khổ. Hành động của nhà nước nếu theo lô gíc « phú quốc cường binh » thì sẽ làm dân khổ. Nếu nó đi theo lô gíc « dân giầu nước mạnh » thì không.

Ở VN thì khó theo một lô gíc nào khác là « dân giầu nước mạnh » đối lại một cái lô gíc khác cũng « Việt nam » không kém là « dân chủ lụn bại ». « Phú quốc cường binh » ở VN chưa có bao giờ. Hay đúng hơn là có một thời kỳ như thế, đó là thời kỳ của cố tổng bí thư Lê Duẩn (1975 – 1986). Nhưng ông Duẩn cũng chỉ làm được « cường binh » (nhờ sự trợ giúp của Liên xô) chứ chưa làm được « phú quốc », càng không làm được « dân giàu ».
Ở Trung quốc thì tư duy của nó là « phú quốc cường binh » và nó cũng sợ « dân chủ lụn bại » như VN.

Quan hệ VN - TQ phức tạp hơn nhiều vấn đề mấy hòn đảo. Và không phải lúc nào nó cũng là negative. Cũng tương tự như quan hệ VN – Mỹ vậy , tức là có điều tốt điều xấu. Quan hệ VN – TQ có nhiều điều giống quan hệ VN – Cam pu chia , lúc này VN ở vào vai trò TQ. Tôi nếu ra đây mấy điểm để mọi người tham khảo:

1- Trung quốc positive:
Điều này có thể làm mọi người ngạc nhiên, vì tâm lý người Việt nói chung là chống TQ, vì dân tộc VN được định nghĩa là « Khác TQ ». Họ là Bắc ta là Nam. Nhưng Bắc cũng có tỉ nước, Nam đâu chỉ có VN. Dù thế tâm lý dân tộc nói chung, thì ta là người Việt nam vì « khác TQ ». Lịch sử VN là lịch sử chống TQ.
Điều positive đầu tiên là ổn định chính trị. Đây là vấn đề địa chính trị. TQ không muốn có một nước láng giềng thù địch với họ, (còn đồng minh hay không lại là khác). Theo như tôi đọc trên báo Thế giới của Pháp, thì VN là nước đứng đầu trong việc nhận donation của Trung quốc. Tại sao lại thế, vì TQ muốn có một biên giới mềm. Chính vì thế mà quan hệ với TQ sẽ căng thẳng mỗi khi VN có dấu hiệu thay đổi chính sách đối ngoại, khiến họ có thể nghĩ rằng mình sẽ thành thù địch. Lấy vài ví dụ. Khi VN đứng hẳn về Comecon và Liên Xô thì có vụ 1979. Khi Liên Xô đổ và VN chưa rút quân khỏi Cam pu chia, bị cô lập thì họ đánh chiếm vài đảo ở Trường Sa 1988. Hiện tại có dấu hiệu VN ngả về Mỹ thì họ sẽ tìm cách cũng cố những gì họ có được và đe doạ « nắn gân ». Như vậy vấn đề của VN là khi thay đổi phải ngẫm nghĩ cho kỹ cái lợi mình thu được và cái thiệt mình mất.

Chính vì chính trị VN ổn định thì mới có thể phát triển được. Và chính vì VN phát triển thì phương Tây mới lao vào VN.

Điều positive thứ nhì là VN có thể học rất nhiều ở TQ về đường lối phát triển. Do TQ có nhiều điều kiện giống VN về xã hội, chính trị, lịch sử khiến những vấn đề xẩy ra trong phát triển kinh tế ở VN có thể đã xẩy ra ở TQ. Một phần nữa là việc tham gia vào kinh tế toàn cầu hoá của VN và TQ đều ở một phía (phía xuất khẩu vào phương Tây) nên nhiều chính sách của họ có thể học được. Cho đến nay, TQ chưa bị mất cái gì, chỉ có được. Đây cũng là điều mình phải suy nghĩ.

2- Trung quốc Negative:
Đấy là chính sách bành trướng toàn cầu của họ. Người Trung quốc về bản chất văn hoá coi họ là trung tâm thiên hạ, các nước khác phải tới cống nộp. Hiện tại khi kinh tế TQ phát triển thì cái vision văn hoá ấy càng phát triển. Cái này nó thấm sâu vào dân TQ từ trên xuống dưới và là cái giá đỡ cho chủ nghĩa dân tộc của họ.
Gần đây ở Milan (Ý) có việc người TQ bị cảnh sát Ý bắt vì nhập cư lậu mà dân TQ nổi giận đập phá, phất cờ quốc kỳ , một điều đặc biệt vì dân châu Á nói chung thường nhút nhát, chứng tỏ dân họ phải « tự kiêu », « tự tin » đến thế nào.

VN từ khi mở cửa 1986 đạt được nhiều thành tựu, nhưng cũng có những điều làm tồi hơn thời bao cấp. Hãy xem VN đạt được thành công nào :

Đứng thứ 2 xuất khẩu gạo
Đứng thứ 2 xuất cà phê
Đứng thứ nhất xuất hạt điều
Cường quốc thuỷ sản

Nhưng thành công đó là to lớn, nhưng nó chỉ là săn bắn hái lượm. Ăn sổi ở thì. Về tiến bộ trong công nghệ, từ năm 1986 đến nay có thể nói là không có. Trong khi đó thời gian 1975-1986, dù có ăn bo bo VN có được Việt Xô Petro, rồi thuỷ điện sông đà. Điều đáng nói ở đây là có sự chuyển giao công nghệ. Và cho đến bây giờ VN vẫn sống trên những thành tựu đó (thuỷ điện sông Đà chiếm bao nhiêu thành phần điện sản xuất ở VN, Vietxo petro đóng góp bao nhiêu vào ngân quỹ xuất khẩu, và đặc biệt cái productivity nó là bao nhiêu ?)

Không có công nghiệp nặng, không có chuyển giao công nghệ, không sớm thì muộn cũng sẽ đi lùi.
Gần đây tôi đọc báo thấy gang thép Thái nguyên (có ai kiểm tra lại thôngtin) là do làm cùng với Trung quốc. Thế thì phải nghĩ về TQ thế nào ? Tại sao VN chơi với phương Tây cả 20 năm (1986 -2007) mà cái công trình công nghiệp nặng Dung quất vẫn ỳ ạch không xong. Nếu nó xong thì có phải VN sẽ đỡ bị lạm phát như hiện tại không. Chẳng nhẽ sau Liên Xô, TQ sẽ là nước giúp VN tạo dựng công nghiệp nặng ???
Nếu thế thì chơi với phương Tây là một thứ ilusion à ???

Tóm lại chơi với bất cứ thằng nào cũng có cái thiệt cái lợi, chứ không thể bốc đồng tâm lý dân tộc được.

Thalassa
QUOTE(summoner131 @ Dec 8 2007, 06:30 PM)
5 thế kỷ trước, nhà Hồ bị quân Minh tiêu diệt, bắt sạch thợ giỏi, nghệ nhân đem về Trung Quốc, chưa từng thấy trong lịch sử mà có một chính sách thâm độc như thế của kẻ xâm lược, dù cho 20 năm sau Lê Lợi giành lại được độc lập thì cội rễ văn hóa VN đã bị đánh cho một đòn không đứng dậy được. Sau thế kỷ 15, mỹ thuật, nghệ thuật nước ta (trừ văn học) tột dốc thê thảm , vì biết bao bậc thầy đã bị bắt sang TQ khiến nghề bị thất truyền, cộng với chiến loạn liên miên hơn 2 thế kỷ khiến cho ngày nay con cháu không còn giữ được di sản vật thể nào mà không thấy bóng dáng của TQ ở trong đó.

Chiến tranh Đông Dương 30 năm, hàng triệu người VN đã chết, trong đó có biết bao nhiêu người tài giỏi, đó cũng là một phần khiến cho sau chiến tranh 30 năm mà nước VN nhìn đâu cũng thấy bề bộn vì nhân tài hiếm quá. Chục năm lại đây mới có một đội ngũ du học sinh từ Âu Mỹ về, mới có chút hi vọng một lớp nhân tài mới , có tư duy hành động mới , nếu mà lại chiến tranh, lại chết nữa thì bao giờ mới lấy lại được con người. TQ không còn như năm 79 nữa, dân VN cũng đông nhưng vũ khí hiện đại sát thương càng ngày càng lớn  . Nếu phải đánh nhau thì xương máu tính mạng chẳng tiếc chỉ tiếc chất xám chưa được dùng . Nếu mà như thế thì càng mắc mưu thâm TQ . Chẳng thà mất mấy quần đảo chiến lược, mất mấy mỏ dầu còn hơn , nước Singapore có mẩu đất tí tẹo mà mở mày mở mặt được cũng vì có con người chứ chẳng phải vì dầu mỏ.
*



Sumo mẫn cảm quá, nào ai đã nói chuyện đánh đấm gì đâu w00t.gif

Mới cách đây chưa lâu có một tầu chiến của TQ sang thăm Nhật, đây là một sự kiện đặc biệt có ý nghĩa đối với những ai tò mò về các vấn đề quân sự. Theo thông lệ thì thường chỉ có các nước mạnh hơn hay chí ít cũng phải là có tiềm lực quân sự ngang nhau thì người ta mới gửi tầu chiến sang thăm nhau. Tầu chiến là tầu của quân đội chứ không phải là một tầu buôn bình thường, trên tầu có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thủy thủ với các tầu hạng nặng và các vũ khí khí tài hiện đại như tên lửa, pháo và thủy lôi các loại, và nhất là các tầu này không phải là tầu "cảnh" mà là tầu chiến thật luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu. Vì thế nên khi tiếp nhận một tầu quân sự vào hải cảng của mình tức là hai bên cả chủ và khách đều thực sự tin tưởng lẫn nhau và hai nước đang có mối quan hệ tốt đẹp. Trước đây đã có đôi lần tầu chiến của Mỹ đã ghé thăm VN, ta biết là họ mạnh hơn ta nhưng hai bên đã cải thiện quan hệ nên họ không phải là địch thủ. Trường hợp TQ và Nhật gần đây thì hơi khác, hai bên đều coi nhau như kỳ phùng địch thủ và đằng sau chuyến thăm nay là những làn sóng ngầm, cụ thể là phía TQ có dịp phô trương con tầu do chính họ đóng, nhằm tỏ cho Nhật biết rằng Hải quân TQ hiện nay là một đội quân có tầm cỡ khu vực, còn Nhật thì sẵn sàng cho tầu của TQ vào thăm với hai mục đích, một là để giảm căng thẳng ngoại giao sau thời kỳ cầm quyền của hai ông TT Nhật chủ trương bài TQ trước đó (ông Koizumi và ông Abe), hai nữa là Nhật muốn nhắn TQ rằng tôi không hề sợ anh vì tôi cũng có thể dạy cho anh một bài học nếu cần.

Nói một cách khác tức là tiềm lực quân sự của TQ hiện nay chí ít cũng là ngang bằng với Nhật và hơn hẳn các nước khác trong đó có VN. Nói gì thì nói TQ hiện nay là nước có chi tiêu về mặt quân sự đứng hàng thứ ba thế giới, vượt qua cả Nhật, trong tình này thì những nước láng giềng như Hàn quốc, Đài Loan... và thậm chí cả Nhật đều không phải là đối thủ của TQ trong khi mà Hàn Quốc là nước có ngành đóng tầu lớn nhất thế giới, còn Nhật thì chi tiêu cho quốc phòng đứng hàng thứ tư thế giới (trước kia là thứ ba), khả năng chống chọi của họ trong trường hợp xảy ra chiến tranh với TQ hoàn toàn dựa vào Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Hawai. Nói thế để thấy rằng VN ta thừa sáng suốt để tránh xung đột vũ trang với TQ mà giải quyết vấn đề bằng cách khác, chẳng hạn như nếu thẳng vấn đề ra tại LHQ, chả gì VN ta cũng đang là thành viên, còn TQ thì là 1 trong 5 nước thường trực, nhất định họ không thể né tránh vấn đề này được.

Vấn đề là phải làm căng như hồi ta đàm phán với Mỹ trong chiến tranh VN thì mới được.
Tuongcuop
Mình rất đồng ý với những phân tích của cụ Phó thường dân. Hơn lúc nào hết, việc quốc gia phải thận trọng.

Thằng Tầu lấy quần đảo của mình lâu rồi, máu người Việt đã đổ từ 74 và những năm gần đây. Sự đụng độ quân sự lúc này là không nên, dầu là ý tưởng của đô đốc quân đội công hòa khi xưa rất đáng kính trọng, sẽ được ghi trong lịch sử (1), nhưng ko phải là giải pháp của hôm nay.
Tôi ủng hộ biểu tình, kiến nghị trên toàn thế giới của người Việt, nhunưg việc hắc ker làm sập vài trang của T.Hoa là một việc trẻ con dại dột. Mọi hành vi hiện tại dầu là tự phát đều phải rất cẩn thận. Đừng đẩy đất nuớc trở thành cái cớ để bọn ngoại bang có thể loa lên làm những việc xấu xa hơn.

Tôi cũng tin tưởng tuyệt đối rằng, nhà lãnh đạo VN hôm nay, cũng uất hận như chúng ta nhưng làm chính trị thì có khi phải ngậm bồ hòn làm ngọt, để đưa ra những giải pháp tình thế hay chiên lược lâu dài hơn.

Nước muốn mạnh thì từng người phải tự làm sao cho mạnh. Từ ông thủ tuớng tới chúng ta con dân xứ Việt.

Lời ngắn tình dài.


Ghi chú 1: Khi đưa quân đến chống lại sự xâm lược của Trung Hoa trên đảo, toàn bộ các hạm tầu của Quân lực VNCH đã bị tiêu diệt. Vị đô đốc chỉ huy tuyên bố với binh sĩ: Chết hết cũng lao hạm tầu lên đảo để có chứng tích lịch sử rằng, lãnh thổ này của Việt Nam.
Trong những trận đọ súng của Quân đội nhân dân VN trên biển ở quần đảo này, ta cũng bị thiệt hại rất nặng. Trần Đăng Khoa có kể cho tôi nghe nhiều việc rất uất hận, khi máu của đồng đội tôi đã thấm đẫm doi cát này. Các bạn nên lưư ý rằng, nó chiếm của ta lâu rồi, mỗi năm lại khuấy lên một tí, năm nay, nó dương cái việc thành lập đơn vị hành chính cũng là một âm mưu chính trị...Còn nếu chỉ đơn giản về mặt lãnh thổ và tài nguyên thì nó việc quái gì phải làm như bấy nay trên công luận...Nó cứ đánh cá, khai thác dầu, sân sân bay. Thế đó thằng khựa này cũng là dân Châu A mà.
chính mi
Biến cái không thể thành cái có thể ...

..." tổ chức một lễ truy điệu trọng thể ghi nhớ công lao của 74 chiến sĩ Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam cũng như các chiến sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã hy sinh để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ruột thịt của Việt Nam ... Một lễ truy điệu trọng thể trong thời điểm này sẽ đánh thức tinh thần tự trọng của người Việt chúng ta, đồng thời cũng là lời cảnh cáo nghiêm khắc nhất tới nhà cầm quyền Trung Quốc. Báo hiệu tiếng gầm lớn của con giun đang bị xéo quằn quại như hình chữ S này "...

Liệu chính phủ có nên coi ý tưởng trên đây của một blogger (@click here) là một sáng kiến chính trị có giá trị thực tiễn cao ở thời điểm này hay không ?
5xu
QUOTE(Tuongcuop @ Dec 11 2007, 11:05 AM)

Nước muốn mạnh thì từng người phải tự làm sao cho mạnh. Từ ông thủ tuớng tới chúng ta con dân xứ Việt.


Ghi chú 1: Khi đưa quân đến chống lại sự xâm lược của Trung Hoa trên đảo, toàn bộ các hạm tầu của Quân lực VNCH đã bị tiêu diệt.


Thủ tướng không phải là người cao nhất. Nói từ ông thủ tướng là sai.

Dùng từ tiêu diệt cũng là sai, một cái sai ngu xuẩn. Phải nói là hy sinh mới đúng.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.