Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Bầu Cử Tổng Thống ở Mỹ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Thalassa
Đặt cục gạch cái, lúc nào rỗi sẽ hóng hớt sp_ike.gif
Phó Thường Nhân
@ltbk,
bầu cử tổng thống Mỹ thì vào đây "hóng hớt" này. scared.gif

Khả năng Obama thắng tranh cử nội bộ đảng dân chủ khá lớn. Nhưng cho đến nay thì tôi vẫn không hiểu ông ấy khác Hilary Clinton cái gì.

Còn lại toàn là chuyện tính cách với bới xấu nhau.
summoner131
Đợi khi nào C.Rice làm tổng thống thì vừa có cả phụ nữ lần da đen luôn một thể laugh1.gif
Thalassa
Vấn đề không đơn giản đâu các bác ạ, nếu Barack Obama đánh bại Hilary Clinton thì đa số dân Mỹ sẽ bầu cho McCain của Đảng CH thôi, tôi nghĩ là người Mỹ chưa sẵn sàng để cho một người da đen lên làm TT đâu.

Nhưng mãi tới cuối năm mới bầu TT ở Mỹ, chuyện này còn lai rai được lâu, cũng chưa vội gì sp_ike.gif
em Ex
Nước Mỹ mà chịu để cho một anh da đen lên TT bây giờ thì thật là ngạc nhiên lớn. Nhìn đám ứng cử viên mà mình cũng chán giùm dân Mỹ luôn laugh1.gif
Mr. Smith
Công nhận, chán cả 3 ứng cử viên. Một ông già lụ khụ lúc nào cũng lẩm bẩm mấy câu cũ rích. Một bà mắt sắt nhìn rất vô hồn, hoàn toàn không có khả năng giao tiếp với công chúng. Một ông da đen lúc nào cũng hô hào "Change Change Dream Dream" trong khi kinh tế thì đang suy thoái, thất nghiệp cả dàn.
NguoiVN
Obama girl với Mccain girl đã có, chưa thấy Clinton boy đâu




em Ex
Kinh tế suy thoái thì mới có cơ hội kêu gọi Change Change chứ anh Smith, lại thu hút được một số tuy không biết change cái gì nhưng cứ theo phe change cho nó có vẻ liberal w00t.gif
Phó Thường Nhân
@Smith,
Thì bởi vậy mới nói Obama giống nhà Kenedy. Cả hai đều chết thảm vì đều bị bắn chết. Robert Kenedy còn bị sử lý nhanh gọn hơn, vừa thắng convention đảng dân chủ xong (năm 1968) được mấy phút thì bị bắn. Anh em Kenedy thuộc vào thiểu số tôn giáo (đạo ki tô chứ không phải tin lành), ủng hộ người da đen (cùng là thiểu số với nhau). Robert Kenedy còn đi đầu trong đám tang Martin Luther King nữa.
Vấn đề thực ra cũng không phải là thiểu số hay không. Tôi cảm tưởng vấn đề nó ở chỗ, khi là người của một nhóm thiểu số thì người ta sẽ có cái nhìn « không giống ai » nếu so với đa số và thường ý tưởng nó cũng radical nói một cách khác là Dreamer hơn. Vì thế mà khó đưa vào hiện thực, mặc dù ý tưỏng tốt. Chính vì thế mà chương trình của F. Kenedy, lại được L. Jonson thực hiện (1963-1968).

cuộc bầu cử lần này ở Mỹ chỉ đặc biệt là cuộc tranh chấp trong đảng Dân chủ giữa Hilary và Obama kéo dài và không rõ kết cục ra sao. Nhưng khác với người khác, tôi đánh giá là G.W. Bush không dở, và thực sự ông ấy thành công trong 2 nhiệm kỳ của mình. Vì sao ? Vì Mỹ củng cố được những cái gì là thế mạnh là lợi thế của họ trên thế giới. Vì thế khả năng đời tổng thống tới vẫn tiếp tục con đường này là khá lớn. Còn nếu chú hay cô tổng thống mới mà không đi theo con đường đó, thì rất dễ bị ..xử. Vì thế cho nên tuy 3 mà chỉ là 1 thôi.

Tổng thống Mỹ thực ra người ta chỉ cần làm trọng tài giữa các nhóm quyền lực kinh tế cũng như những xu hướng khác nhau trong các bộ phận của chính phủ (ví dụ bộ quốc phòng đối với ngoại giao chẳng hạn). Có một điều nữa là không một ứng cử viên nào dám phản đối lobby Do thái, vì thế cho nên vùng Trung cận đông sẽ tiếp tục nóng bỏng và có thể có chiến tranh với I ran.
langtubachkhoa
Nếu ông Obama mà thắng được Clinton, thậm chí dẫn trước ở thời điểm hiện nay cũng đã là quá gioi. Ông ấy đang bị cả đảng cộng hòa và Clinton tấn công. Đảnng cộng hòa ở North Carolina đang chuẩn bị đưa ra 1 quảng cáo rất lợi hại về Wright mang tên "extreme" để tấn công ông ta, quảng cáo này đang gây sự chú ý mạnh mẽ hơn các quảng cáo khác rất nhiều, và điều này cũng giúp Clinton, đảng cộng hòa nói chung. Đặc biệt là đảng cộng hòa ở bang này nói riêng không thích Obama là ứng cử viên đảng DC, bởi vì Obama có khả năng thắng bang này hơn Clinton vào tháng 11, bà Clinton nếu ra tranh cử thì sẽ không đặt bang này vào trong chiến lược và vì thế đảng cộng hòa ở bang này vẫn sẽ giữ được vị trí của họ. Bang North Carolina là bang mà sẽ diễn ra bầu cử ngày 6 May tói, ông Obama có nhiều cơ hội thắng, không rõ cái quảng cáo này có thay đổi được gì k? Có giúp Clinton lật ngược tình thế k, hay chí ít cũng giúp nhà Clinton thu hẹp khoảng cách. Nếu ông Obama mà thắng ở cả 2 bang Idiana và North Carolina sắp tới thì cuộc đua có thể chám dứt với Clinton. Tôi mong là như vậy vì tôi vốn không thích kiểu chính trị của cả 2 vợ chồng nhà Clinton từ rất lâu kể từ khi Bill bắt đầu làm tổng thống.
langtubachkhoa
Post 1 số bài từ topic 4 cân ngô vào đây
Chính sách này của chính quyền Bush khiến cho 1 số các tập đoàn tư bản Mỹ có lợi, ví dụ:

các tập đoàn dầu mỏ (hiển nhiên),
các tập đoàn vũ khí hay nói chung là các tập đoàn sống nhờ những đơn đặt hàng của bộ quốc phòng Mỹ và các tập đoàn ăn theo ngành vũ khí
Những nhà tư bản Mỹ sản xuất ở Mỹ và xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường TQ (tôi chả rõ ở Mỹ bây giờ còn có các tập đoàn này nữa không, bởI vì vớI hàng loạt các thỏa thuận thương mạI tự do (trade deal) vớI các nước đang phát triển ở châu Á như TQ hay vớI các nước Nam Mỹ, Mexico thì chả ai dạI gì mà vẫn còn để nhà máy của mình ở Mỹ mà không đem sang nước khác, Mỹ đã đóng của không biết bao nhiêu nhà máy và không biết bao nhiêu lao động cổ xanh (blue collar worker class) ở Mỹ đã thất nghiệp. He he he, trong tương lai chắc nước Mỹ sẽ chỉ toàn lao động cấp cao cổ trắng nhưng bây giờ những lao động cỏ xanh thất nghiệp còn nhiều, các ứng cử viên đảng DC như Hillary Clinton hay Barack Obama đang giở trò mị dân giả vờ phản đốI các thỏa thuận này để kiếm phiếu của họ. Bà Hilary Clinton rát được lòng các lao động cổ xanh còn ông Barack Obama rất được lòng các lao động cấp cao cổ trắng, thế cho nên những nhóm cử tri cổ xanh này rất quan trọng đốI vớI bà ta để có thể đánh bạI ông Obama hay như hiện nay là để có thể đuổI kịp hay chí ít là để thu hẹp khoảng cách vớI ông ta), những hãng này bác Phó nói là được lợI do việc Mỹ giảm tỷ giá đồng đo la so vớI đồng nhân dân tệ, và bức bách TQ phảI tăng giá đồng nhân dân tệ của mình lên. Tuy tỉ giá USD so với nhân dân tệ giảm, nhưng giá dầu mỏ nhiên liệu tăng, giá vận chuyển cũng tăng, thế thì giá các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ trên thị trường TQ cũng sẽ tăng chứ, tất nhiên giá các mặt hàng tương ứng sản xuất trong nước TQ cũng sẽ tăng giá do cũng phảI chịu tác động của giá dàu mỏ và nhiên liệu. Chắc là Mỹ phảI có con số tính toán thế nào để sao cho chênh lệch giữa giá cả (sau khi tăng) của các mặt hàng xuất khẩu Mỹ vào TQ vớI giá cả (sau khi tăng) của các mặt hàng tương ứng sản xuất trong nước TQ sẽ giảm đi. Tôi chẳng có thông tin gì về giá cả các mặt hàng này. Không biết bác nào có không nhỉ
….
Còn các tập đoàn nào nữa nhỉ???


đây cũng là chỗ dựa của chính quyền Bush, nhưng chính sách này cũng đem lại thiệt thòi cho các tập đoàn tư bản trong các ngành khác của Mỹ,ví dụ:

Những ngườI nhập khẩu hang hóa TQ vào Mỹ, chịu thiệt
Những hãng mà đầu tư nhà máy ở TQ, tận dụng lao động rẻ để từ đó sãn xuất hang hóa xuất khẩu vào Mỹ
Những nhà tư bản của các ngành dân sự của Mỹ mà thị trường tiêu thụ là thị trường Mỹ cũng chịu thiệt, bởI vì giá dầu mỏ nhiên liệu tăng thì giá các mặt hàng của họ cũng tăng => sức cạnh tranh giảm. Hơn nữa nếu giá xăng dầu tăng thì sức tiêu thụ của ngườI dân trên những mặt hàng này cũng giảm chứ, ví dụ nếu như tôi tốn tiền vào xăng dầu, thì chắc tôi phảI tiêu thụ ít hơn vào phim ảnh, video, xem cinema hay mua sắm các đồ đạc đồ dùng khác chứ.


Như vậy có thể thấy rõ rằng, chính quyền Bush có chiến lược toàn cầu, đặc biệt trong việc đốI xử vớI TQ khác chính quyền Bill Clinton. CHính quyền Bill Clinton theo đuổI chiến lược “engagement” của nhà chiến lược Brezinski (tác giả học thuyết bàn cờ lớn) trong quan hệ vớI TQ, bằng việc khuýen khích các doanh nghiệp Mỹ xây nhà máy và các cơ sở kinh tế của mình ở TQ để giảI quyết khó khăn kinh tế của mình, TQ hoan nghênh chiến lược này 100%, điều này cũng lý giảI vì sao quan hệ giữa Mỹ-TQ lạI nồng thắm đến thế, thậm chí TQ ngông nghênh chiếm 1 đảo của Philippin, chính quyền Bill Clinton cũng làm ngơ trước kêu gọI của Phi mặc dù 2 nước đã là đồng minh và có hiệp định quân sự hẳn hoi. Bà Hilary Clinton chính là đi theo chính sách của chồng, luôn miệng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác Mỹ-Trung trong thế kỷ 21 và làm ngơ mốI quan hệ vớI Nhật, xem nhẹ quan hệ vớI Đài (thêm 1 lý do nữa vào các lý do đã có sẵn để tôi ghét cả 2 vợ chồng nhà Clinton). Chính quyền Bill Clinton gọI TQ là “đốI tác chiến lược”

Trái lạI chính quyền Bush, chính quyền của nhóm tân bảo thủ, đốI xử vớI TQ theo chiến lược “containment” (ngăn chặn) (chiến lược containment này không hoàn toàn giống vớI chiến lược cùng tên thờI chiến tranh lạnh của Mỹ) của 1 nhà chiến lược mà tôi đã quên tên, hành động chắn đầu TQ, kiềm chế sự phát triển của TQ. Những gì bác Phó viết chính là 1 phần của chiến lược này và chính quyền Bush gọI TQ là “đốI thủ chiến lược”.

Chính quyền tân bảo thủ này đốI nghịch hẳn vớI chính quyền Bill Clinton về chiến lược toàn cầu, nhóm này thích chủ nghĩa đơn phương, coi nhẹ LHQuốc, khinh thường quan điểm đa phương của các chính quyền trước đây (dù là của phe cộng hòa hay DC).



Việc đốI xử vớI TQ của chính quyền Mỹ sẽ là 1 sự giao thoa của 2 chiến lược containment và engagement này, và làm ra đờI 1 chiến lược mớI “congagement”. Tùy từng thờI điểm mà containment hay engagement sẽ chiếm ưu thế hơn



Về quan điểm cá nhân tôi, Dù không thích tư tưởng đốI ngoạI của nhóm này nhưng phảI nói thật, về phong cách cá nhân, tôi thích Bush và những ngườI trong nhóm đó hơn vợ chồng Bill Clinton. Ngay từ lần đầu nhìn thấy hình ảnh Bill tôi đã không có cảm tình, nhìn thấy bà vợ thì càng khó chịu dù hồI đó tôi ở VN và báo chí VN và những ngườI xung quanh tôi luôn tán đương họ, vì tôi thấy vợ chồng Bill Clinton đạo đức giả quá mức,làm chính trị thì ai cũng vậy nhưng đến mức như nhà Clinton thì thật hiếm, có 1 ngườI ủng hộ Hilary Clinton ra tranh cử tổng thống đã có lỡ miệng nói ra 1 câu “làm chính trị thì ai cũng nói dốI, nhưng ít ai nói dốI đến mức như Hilary”, tôi thấy câu đó hợp ý tôi, và bây giờ thì càng được kiểm chứng vớI các chứng cớ rõ ràng, bác nào theo dõi tình hình bầu cử hiện nay trên các báo Mỹ thì rõ. Hơn nữa vợ chồng Bill ăn tiền nhiều, họ “ăn hốI lộ 1 cách hợp pháp” và kiếm bộn, và còn nhiều khoản tiền mờ ám khác chưa được tiết lộ, trong khi những ngườI trong phe tân bảo thủ từ xưa đến nay và trong chính quyền Bush lạI tương đốI giản dị, không hay ăn tiền mấy, thu nhập kém xa. Cách hành xử của họ rất mạnh mẽ quyết đoán. Đây dường như cũng là style hành xử nói chung của chính quyền phe Cộng hoà. Chính trị gia nước Mỹ thường xuatá thân từ 3 nguồn: các doanh nhân, các cán bộ an ninh quân độI, các luật sư. Tuy vậy, những ngườI lên cao (bộ trưởng, tổng thống, phó tổng thống, các thượng nghị sỹ có thế lực) trong chính quyền cộng hòa thường là 2 thành phàn đàu (doanh nhân, các cán bộ an ninh quân độI) trong khi trong chính quyền dân chủ thì thường là luật sư. Có lẽ, bên cạnh tư tưởng chiến lược, việc xuất thân này cũng ảnh hưởng đến action style của họ. Phe cộng hòa thường hành động mạnh mẽ, quyết đoán, không khoan nhượng, sẵn sàng chấp nhận rủI ro và mạo hiểm khi cần, và không cần cố gắng tô vẽ hình ảnh của mình, mặc cho ngườI ta chửI trong khi phe DC hành động hay xem xét nhiều bề, cố gắng tô vẽ cho mình thật đẹp. Trong quan điểm của tôi, cả 2 phe, láy ví dụ nhà Clinton và nhà Bush thì cả 2 đều đểu giả, hay nói cách khác cả 2 đều xấu xí nhưng phe Bush ít trang điểm, còn nhà Clinton thì son phấn lòe loẹt cho đẹp, cả 2 ngườI đều bốc mùi hôi hám nhưng Bush thì để mặc không giấu, còn Clinton thì sịt nước hoa đầy vào để che đi


Vậy chính quyền Bush sắp tớI nên như thế nào? Một cách khách quan, Mỹ không thể bỏ thành quả ở Iraq, cũng như vẫn phảI theo đuổI chiến lược congagement. CHính quyền Bush theo đuổI chiến lược này vớI tỷ lệ thành phần 9 containment và 1 engagement và họ đã rất thành công, không thể bỏ ngang được. Tuy vậy cũng không thể tiếp tục chính sách đốI ngoạI quá mức diều hâu và đơn phương như phe tân bảo thủ trong chính quyền Bush. Nước Mỹ vẫn phảI tiếp tục chính sách trước nhưng cần ôn hòa và đa phương hơn. Trong chiến lược congagement vớI TQ, thành phần containment có thể giảm nhưng vẫn cần chiếm ưu thế hơn engagement, có thể là 8:2 hoặc 7:3 hoặc tốI thiểu là 6:4 chứ không thể dặt ngang nhau được. VớI những tiêu chí trên thì cần có sự hợp tác của cả 2 đảng chứ không thể bất chấp không đếm xỉa đến đảng dân chủ và 1 bộ phận ôn hòa trong đảng cộng hòa như chính quyền Bush được. Cứ nhìn vào các tiêu chí chiến lược I này, thì tổng thống nứoc Mỹ phù hợp nhất có lẽ là John McCain, sau đó là Barack Obama. Cả 2 ngườI này đều kêu gọI bipartisanship work (kêu gọI làm việc đoàn kết hợp tác cả 2 đảng) và họ có khả năng làm được việc đó. John McCain dược rất nhiều các nhân vật và cử tri DC quý mến, trong khi Obama cũng đựoc nhiều hạ nghị sỹ, thượng nghĩ sỹ đảng cộng hòa (dù là bảo thủ hay tự do) ủng hộ, Obama có lẽ có thể tranh thủ được cả sự ủng hộ của Colin Powell. Obama vẫn thường nói sẽ tham khảo Bush cha về chính sách đốI ngoạI cũng như tỏ ra rất ngưỡng mộ chính quyền Reagan về vấn đề này. CÒn bà Hilary Clinton, chính sách congagement nặng về engagement quá. Chính sách của McCain về Iraq cũng thực tế hơn, ông ta ủng hộ để lạI quân ở Iraq cho đến khi xong thì thôi và tìm cách thay đổI chiến lược để hiệu quả hơn, trong khi Obama thì hứa rút quân trong 16 thàng còn Hilary thì cho rằng sẽ rút trong 60 ngày đầu tiên của mình không cần quan tâm đến các cố vấn quân sự. Tôi ngờ rằng cả 2 nhân vật này đều đang mị dân bịp bợm giống như họ đang làm vớI NAFTA và các trade deal khác quá

langtubachkhoa
Tôi đâu có phủ nhận điều này. Chính tôi cũng nói ở trên còn gì. Thực ra chính sách đối ngoại (thậm chí cả đối nội) của nhà nước Mỹ là thống nhất, ai lên cũng vậy, đều là những người thực hiện "quốc sách" cả. Nhưng cũng vẫn có sự khác biệt giữa các chính phủ, thể hiện ở mức độ ưu tiên (priorities) cả. Bác cũng thấy, nhà Clinton có ràng buộc lợi ích rất lớn đối với các hãng mà đầu tư nhà máy sản xuất ở TQ rồi xuất khẩu về Mỹ, nên 1 cách tự nhiên họ sẽ ưu tiên đến engagement với TQ hơn containment. CHính quyền Bush không có những ràng buộc này nên họ sẽ tập trung về containment hơn, và điều này cũng đem lại lợi ích cho các các tập đoàn dầu mỏ, xăng, vũ khí cũng như các tập đoàn ăn theo. Những tập đoàn này là chỗ dựa của chính quyền Bush.

Nếu xét về tinh thần dân tộc chủ nghĩa, lấy lợi ích của VN làm đầu, thì tôi thích Obama nhất. Bởi vì McCain sẽ tiếp tục duờng lối của Bush dù sẽ ôn hòa và đa phương hơn, nhưng containment dù ít hơn Bush nhưng vẫn nhiều hơn 2 người kia và VN có thể bị vạ lây. Nhà Clinton tuy chính sách có lợi cho VN, TQ nhưng họ lại ưu ái TQ quá nhiều => tôi chả ưa. CÒn ông Obama tuy chính sách tập trung vào engagement nhưng ông ta cũng có 1 phần chỗ dựa là những người phe bảo thủ (dù ông ta theo chủ nghĩa tự do), bởi thế nên cái containment của ông ta nhiều khả năng sẽ nằm giứa Clinton và McCain, vậy là hay nhất, hê hê hê

Ngoài lề 1 chút

Còn về Obama và Clinton, thực ra policy của họ na ná giống nhau, chính bọn họ cũng thừa nhận khi debate ở Ohio rằng, chính sách đối ngoại, kinh tế, nhập cư của họ giống nhau vì thực ra đó là chương trình của đảng DC. Có khác nhau 1 chút là ở chính sách thuế và chương trình bảo hiểm y tế, mà thực ra 2 cái này cũng giống nhau về tư tưởng và đó cũng là đường lối của đảng DC, có chăng là cách thức đi hơi khác mà thôi. CŨng chính vì thế khi ra vận động để tranh giành làm ứng cử viên, cử tri khi bỏ cho họ phần nhiều là về tâm lý yêu ghét, thậm chí là về cả tôn giáo, chủng tộc, giói tính (Ở Mỹ racism vẫn nặng hơn sexism. Nếu ông Obama mà trở thành tổng thống thì đúng là...lịch sử). Ông Obama có 1 sức hấp dẫn ghê gớm thậm chí còn hơn hẳn cả Bill Clinton hay Ronald Reagan, nhiều người vẫn nói rằng từ sau Kennedy, không ai có sức hấp dẫn lớn như vậy, ở Mỹ có câu Obamaniac để nói về hội chứng điên cuồng về Obama trong khi bà Hilary thì khô như ngói, giống 1 cỗ máy thì đúng hơn. Những người có học, những lao động cấp cao thích Obama là vì vậy. Trong khi những người có thu nhập thấp, lao động cổ xanh thường không có mấy thời giờ đi dự mitting để bị hấp dẫn bởi Obama, và họ có xu hướng bỏ cho cái người mà họ đã biết từ lâu (từ hơn 15 năm nay), hơn là bỏ cho 1 người trẻ tuổi, mà họ chỉ mới biết có vài tháng khiến họ không yên tâm.

Về tài trợ, năm nay ông Obama đã đem lại quá nhiều sự thay đổi cả về cách thức vận động tài trợ (điều này đã làm nên số tiền quyên kỷ lục của ông ta trong khi Clinton đang mắc nợ đàm đìa dù trước đó không ai nghĩ bà ấy lại ở trong tình trạng như vậy về tài chính), cũng như cách thức tiến hành chiến dịch, thậm chí cả những lời nói trước đây chả mấy ai dám nhắc tới trong chính trị ông ta cũng dám nói. Thế cho nên nếu ông ta lên không rõ ông ta có thể đem lại sự thay đổi thực sự về political style cho nước Mỹ k?
langtubachkhoa
Obama đang là số 1 dẫn trước (front-runner) nhưng muốn dành được nominee của đàng DC, anh ta cần phải có sự ủng hộ của các superdelegate. Hiện giờ đảng cộng hòa đang tấn công Obama ở khắp mọi bang trong cả nước. Clinton đúng là vớ bở, các superdelegate có thể bỏ phiếu cho Clinton mặc dù Obama là người đã chiến thắng trong các primary và caucus, 1 phần bởi họ lo sợ xì căng đan của vị cựu mục sư của anh ta Wright pastor, 1 phần vì nhà Clinton có thế lực và quan hệ ràng buộc lâu năm trong đảng. He he he
Đảng cộng hòa tấn công lúc này là đúng lúc. Bởi vì lúc này làn sóng ủng hộ của các superdelegate đang ngả dần về Obama, chỉ cần 2 tuần nữa, nếu Obama mà thắng 2 bang Idiana và North Carolina thì dường như không cách gì cản được làn sóng đó, nên cần phải tấn công để chặn làn sóng đó lại, để nếu dù Obama có thắng thì cũng không chắc lôi kéo được nhiều superdelegate, và như vậy, cuộc chiến của đàng DC có thể kéo dài thậm chí khi các cuộc bầu cử nominee đã chấm dứt, và cuộc chiến này có thể kéo dài đến tận đại hội của đảng DC vào tháng 8, như thế, đảng DC sẽ có 1 cuộc civil war trong nội bộ, superdelegate overturn the will of voters, he he he
em Ex
Cử tri Mỹ bình thường chắc cũng mù tịt chính trị chính sách như em thôi, hehe, thỉnh thoảng xem TV đọc báo nói cái gì biết cái nấy chứ có biết cái gì thấu đáo đâu cơ chứ, cứ thấy ai "có vẻ" gần gũi với hình ảnh và quyền lợi của mình thì bầu ấy mà.
Nước Mỹ chẳng thể có thay đổi lớn cho dù ai lên, nằm mơ mà Change với cả Dream, chủ yếu ở đây là giải quyết vấn đề hình ảnh. Em "đoán" đa số dân Mỹ chưa comfortable với việc một anh da đen lên nắm đầu họ, đây là đoán thôi, bác Milou chị Mèo ở Mỹ chắc phải cảm giác rõ hơn.
Chỉ nêu một chuyện em thấy: my colleague (Mỹ trắng) thảo luận với một số bạn châu Âu, ban đầu chàng rất chi là chống CH (chiến tranh tốn kém, bảo thủ, kinh tế suy thoái...) theo DC, từ ngày anh Obama thắng thế chàng rất tư lự, chàng dần nghiêng về Mc Cain, với argument là già và từng trải, và dù sao Mc Cain cũng thuộc phe cấp tiến trong nội bộ CH, tự nhiên giờ chàng lại thấy rằng Mc Cain, he's not too bad w00t.gif
Với white mentality nhiều khi chuyện nó đơn giản lắm, da đen hay đàn bà thì còn phân vân chứ da đen da trắng thì dễ quyết định thôi, cái gì từng được coi là bad có thể trở thành not too bad trong một context khác ngay.
Dù gì thì việc anh Obama lên đến chừng này và có thể lên nữa cũng là quite a fairy tale rồi. (Ghi chú: em không thích Obama).


NguoiVN
nhiều khi bạn là người với định kiến da đen/ da trắng chứ kô phải mỹ đâu. Chẳng wa da đen nghèo ăn trợ cấp với đi lông nhông phá phách kiến người ta ác cảm. khi trẻ kô đi làm kô trả thuế thì ok tư tưởng liberal, đến khi đi làm thấy chú sam lấy tiền của mình đưa cho da đen thì ác cảm. Nguồn gốc là vậy. Chung qui cũng là quyền lực kinh tế thôi

nói nước mỹ not ready for a black president là sai, Obama vẫn là người gây thiện cảm và ảnh hưởng nhiều nhất.

And who said American doesn't know politics is stupid, Vietnamese doesn't
NguoiVN
bi giờ mà nghĩ white power với mentality thì lạc hậu quá. what the fuck is white power, no money no power.
em Ex
Thì đoán mà lại. Còn về phần mình thì mình racist lắm, thậm chí còn sexist nữa, bởi vậy nếu mình là Mỹ chắc mình không biết bầu ai, rất có thể mình sẽ giống anh Mỹ kia.
Bạn béo nhà mình thấy da đen là chạy xa mấy chục mét nhưng cũng theo Obama đấy chứ, theo Obama bây giờ là appear liberal nhất mặc dù cũng chả biết thay đổi cái gì, thấy TV hét cái gì mình hét cái nấy thôi. Faked liberal như thế hơi nhiều đấy.

langtubachkhoa
Ngày xưa cựu ngoại trưởng Mỹ Colin Powell muốn ra tranh cử làm ứng cử viên tổng thống của đảng CH, nhưng bà vợ ông ấy kịch liệt phản đối vì sợ ông ta bị giết, bà ấy phản đối ghê quá khiến cho ông ấy phải từ bỏ ý định.
Tớ vẫn cho rằng người ta dễ dàng bầu cho 1 phụ nữ da trắng hơn 1 đàn ông da đen. CHo đến tận những năm 70, nhiều người Mỹ vẫn còn cho người da đen là cấp dưới.
langtubachkhoa
McCain thì thật sự đúng là 1 người ôn hòa (moderate and liberal Republican), tớ đối với ông ta luôn có 1 sự kính trọng, ít nhât ở ông ta tớ luôn thấy có 1 cái gì đó cao quý và chính trực hơn các chính khách khác, qua những gì mà ông ta đã làm (tất nhiên dù sao ông ta cũng là 1 nhà chính trị lão luyện chứ không phải là 1 nhà đạo dức học nên không thể đòi hỏi hơn được nữa)
langtubachkhoa
Tớ thấy cách nhìn của McCain về đối ngoại, an ninh và kinh tế hợp lý hơn 2 ứng cử viên kia của dảng DC, 2 ứng cử viên kia toàn chính sách dân túy, không hay
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.