Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: JAZZ
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Pages: 1, 2, 3, 4
FR
Các ca sĩ nói về nhạc jazz



Thể loại nhạc này có sức hút lạ kỳ bởi tính ngẫu hứng và vẻ phiêu linh. Tuy nhiên, người thích nghe jazz vẫn chưa nhiều và còn ít người hiểu về nó thật sự. Dưới đây là tâm sự của các ca sĩ về jazz.

Mỹ Linh: Tôi không hướng đến jazz vì mình không có khả năng phiêu linh. Hát jazz bằng tiếng Việt hơi khó, một phần là còn ít người nghe, hiểu, không lên đỉnh cao được. Ở nước mình vẫn chưa có gì thực sự gọi là jazz. Nhạc của Quyền Văn Minh chỉ hướng đến jazz cứ chưa có phần phiêu linh cần thiết, những ca khúc của Vũ Quang Trung, Trần Mạnh Tuấn chưa thể nói là jazz, chỉ mang hơi hướng blues. Ca sĩ trong jazz phải như một nhạc công, phải sử dụng giọng hát như một nhạc cụ, Trần Thu Hà chưa đạt đến điều đó.


Bằng Kiều: Trước đây, Kiều là dân nghiền nhạc jazz đấy. Nghe nhạc thường xuyên, thậm chí có dạo còn kết hợp với Trần Thu Hà đi hát ở một số bar và club cho người nước ngoài nghe. Jazz rất tuyệt, chỉ tiếc là hơi khó nghe nên khán giả ít quá. Không trách được người nghe vì họ có quyền lựa chọn phương tiện giải trí phù hợp. Cũng chẳng nói được các ca sĩ. Làm ca sĩ ai chẳng muốn nhạc của mình được nghe nhiều hơn.

Thanh Lam: Nếu nói về cảm nhận thì jazz thuộc diện khó nghe, chưa gần gũi lắm với người Việt. Nhưng đã nghe được thì rất thấm, tôi cũng rất thích jazz, không mê đến độ ra sinh hoạt ở quán nhưng thường xuyên nghe đĩa ở nhà. Tôi rất thích giọng Ella Fitzgerald và Willie Nelson.


Mỹ Lệ: Jazz ở mình không phát triển, các hoạt động rất cầm chừng, giao lưu quốc tế cũng ít. Nhạc jazz là thể loại khó, phải được cọ xát, tiếp xúc nhiều hơn mới hy vọng có những bước tiến xa hơn. Tôi không xác định chuyển ngạch sang jazz nhưng tất nhiên là vẫn sẽ khai thác thể loại này. Trong album sắp tới, tôi sẽ hát một bài đậm chất jazz, Giọt đắng của Trần Huân và sẽ đánh cả cello nữa.

Trần Thu Hà: Nước mình còn ít người chơi, ít người nghe jazz. Mấy năm trước, người nước ngoài ở Việt Nam nhiều thì còn có một số tụ điểm chơi jazz. Số người Việt Nam có thể nghe được jazz rất ít, chỉ khoảng 30% là biết thưởng thức, còn đến 70% là a dua hoặc tỏ ra sành điệu. Khi người nước ngoài rút đi thì hình như jazz cũng đi theo, nó chưa bám rễ được. Về nhạc sĩ, bây giờ có Quốc Trung, Nguyên Lê là những người không đi theo đường mòn, kết hợp jazz, pop hiện đại với chất liệu nhạc Việt Nam.

(Theo Sinh Viên)
thanquyky
Bác đăng bài này lên chắc cũng hâm mộ nhạc Jazz lắm? Bác nhận xét thế nào về Jazz VN?
Hưng
Chưa có.
cdtphuc
[quote author=falling-rain link=board=2;threadid=604;start=0#4298 date=1030544902]
[quote author=King Ubu II link=board=2;threadid=604;start=0#4280 date=1030542007]
Chưa có.
[/quote]


Right
[/quote]

Sao kỳ vậy? Hồi trước đọc báo TTCN nghe nói ở Hà Nội có bác Quyền Văn Minh (?) nào đó đã nổi tiếng là tay chơi Jazz (Saxo) khá cứng mà. Quán của bác này hình như khá nổi tiếng. Thậm chí có đoàn nhạc Jazz quốc tế vửa rồi qua VN biểu diễn cũng nói qua chủ yếu là vì Mr Minh. Bác nào ở HN làm ơn cung cấp cho mọi người ít tin tức !
thanquyky
Theo tui thì không hẳn là chưa có. Hơn nữa, có cũng khá nhiều đó. Kể cả trước 1975 (ở Saigòn). Không bằng người ta, nhưng cũng có "máu me".
Phó Thường Nhân
Cám ơn Bác Blue Sky, bầu bác làm hội trưởng cho chủ đề này đi. Trong này hình như còn có Gor cũng thích thể loại nhạc này. Sau khi xem bài của Bác viết, liền vào Kazaa đào một loạt Charlie Paker, nghe đã quá. Bác làm một danh sách "Nghệ nhân " coi như là sách hướng dẫn nghe Jazz đi.
Không hiểu sao tôi thích nghe Jazz hơn cổ điển (vì không biết cổ điển là gì :P). Thấy nó gần mình hơn. Thấy người ta nói chơi Jazz, người biểu diễn có thể mô đi phê, ngẫu hứng theo ý mình, không bắt buộc phải theo chính xác bản nhạc, kiểu như tỉa sô lô ghi ta của nhạc rock, không biết có đúng không ? :-X :-X
FR
Tớ chỉ nghe mỗi Diana Krall và Norah Jones. Bác Blue-sky có thể cho tớ nhận xét về hai người này được không?
Kreisler
Cô Diana Krall chơi Piano khá hay, giọng hát dễ thương, chơi smooth- và pop-Jazz nên nổi tiếng ghê. Hihi em chỉ biết có vậy thui ạ. ???
Gorillaz
cô Norah Jones cũng chơi piano đó bác. vừa chơi vừa hát ;),...hì hì..
Diana Krall hồi tháng 7 có sang bên này live này. ;)...ở ngoài đời ko xinh như trong hình, nhưng công nhận là em chỉ thích cô này nhất trong số giới sau bi giờ hát Jazz cover lại...Còn có cả Figi, cũng giới sau, thể hiện cũng khá đạt, ko biết ở đây có ai nghe chưa hen...

Em thì tthật tình là ko thích cô Norah Jones. nếu ko hẳn là ghét....( xin lỗi tỉ Rên) nhưng ko hỉu sao em vẫn ko ăn dc giọng cô nì...bên này trên tivi lại cứ fát hoài, càng nghe càng thấy hẻo. hic hic...

Bác PTD đang ở đâu nhỉ, em Gor cũng có dc kha khá mí dĩa đó(saxom trum, viol, và các dụng cụ khác chơi Jazz, toàn những dĩa hay), 8) laugh.gif nếu bác thích thì bữa nào online em bật cho bác nghe laugh.gif....


Nhắc đến nhạc Jazz là nhắc đến kỉ niệm, 1 kỉ niệm ko bao giờ muốc nhắc đến, kể từ sau ngày đó, em ít đụng hẳn đến đống dĩa Jazz, em sợ.cái cảm giác khi nghe....em tránh né...chán thật. laugh.gif


Bác PTD có thích nghe vocal j xưa ko nè?

Bên TL lúc trc em gặp dc nhiều tri kỉ cũng iêu dạng này lắm( các tỉ) chắc bác PTD biết mà hén.

Ở đây còn có cả Nguời TL cũng ...nữa. laugh.gif

Chào mọi nguời hen.

cứ nhắc đến Jazz là buồn. laugh.gif
Blue sky
Diana Krall và Norah Jones, hmm... sorry tôi không thích lắm nên ít nghe. Hai em đều là pianist và vocalist thuộc dạng trẻ mới lên nên cũng tí toét ra phết. Nói chung đã nghe vocal jazz là tôi không khoái mấy em da trắng hát rồi, nhạt nhạt! Nếu bắt phải chọn một trong hai tôi chọn Diana, chất jazz rõ ràng và đậm đà hơn nhiều so với Norah. Diana chơi chủ yếu theo dòng swing jazz, hát cover mấy bài slow ballads ngọt ngào lãng mạn, tình, kiểu như Let's face the music and dance hay Let's fall in love. Còn em Norah nhạc chả biết nên nhét vào easy listening jazz hay pop, nghe hổ lốn, đại loại thích stylish theo mode bây giờ là trộn đủ thứ rồi nguấy đều sẽ cho ra một chất sền sệt (?), xoá nhoà ranh giới giữa các dòng nhạc. Em này bọn chỗ tôi đang đổ xô đi mua theo phong trào, xôm lắm!
FR
Tớ nghe Norah chính vì nó không jazz lắm đấy, chất pop nhiều hơn chất jazz. Chẳng qua là tớ cũng không am hiểu về jazz, không nghe mấy, và thực sự là không phải nghe cái nào cũng lọt. Jazz là loại nhạc khó nghe. Norah gần với pop hơn nên dễ nghe hơn.

Có lẽ nghe Norah vì nó ngọt ngào nữ tính. Nghe cô ấy hát như tâm sự. Có điều tớ hơi thắc mắc ở chỗ sao người ta lại xếp cái album của cô ấy vào nhạc Jazz :-[

Giống Gor, tớ thích Cry me a river của Krall. Cô ấy hát Besame Mucho theo kiểu Jazz cũng hay và lạ.
blue sky
Xin lỗi bạn Rain, bạn Gor và các bạn yêu vocal jazz khác, nhưng tôi thực sự cảm thấy áy náy khi để những Diana Krall và Norah Jones (chính cô này thú nhận nhạc cô là pha tạp một mớ soul, jazz, gospel và blues xyz) đứng cạnh những người khổng lồ Charlie "Bird" Parker, Miles Davis, Duke Ellington, Gillespie, Coltrane... Vì rằng các cô xinh thật là xinh, mắt xanh da trắng gợi cảm đáng yêu đánh pianô hay, thì cái maximum các cô ý đạt được là interpret (diễn đạt) lại những bản nhạc đã có sẵn. Có chăng là uốn lên một nốt, ngân dài hơi một tí, hát chậm một nhịp, cười với khán giả nhát nữa để găm vào trái tim những bé trai bé gái mới lớn những cảm xúc lâng lâng khó tả.

Còn những nhạc sĩ jazz (jazz musicians) thì khác. Họ cũng đánh trên nền một bản nhạc có sẵn nhưng mỗi lần biểu diễn của họ là một lần tâm sự, là sản phẩm của giây phút thăng hoa ngẫu hứng có thể kéo dài 10, 15 phút. Từ một vài nốt nhạc nền của một bản nhạc, jazz musician có thể SÁNG T O ra một bản, thậm chí 2 hoặc 3 bản nhạc khác nhau chạy song song (hay chơi kỹ thuật 3 D nhỉ?) tuỳ theo cảm xúc và khả năng của họ vào lúc bất chợt đấy. Cái melody ban đầu thực ra chỉ là cái cớ để người nghệ sĩ lấy cảm hứng của mình sáng tác ra những khúc nhạc mới, giống như kiểu mơi mào câu chuyện: "ê bạn thích nghe vio-lông không... ừ hay nhờ, tớ mới tậu được cái dàn nghe đĩa vio-lông hay lắm nhé, chỉ số kỹ thuật là.... loa ...." câu chuyện cứ kéo dài đến lúc nào người khơi mào thấy cảm xúc về cái dàn, bộ loa và phòng cách âm trong villa sang trọng của mình đến hồi lắng xuống.

Bác Phó Thường Nhân, tôi rất vui vì bác thích Charlie Parker, ảnh hưởng của ông này với sax jazz và jazz nói chung lớn đến mức tay jazz saxophonist nào cũng thú nhận rằng mình "ngẫu hứng" trên nền "ngẫu hứng" có sẵn của Bird (tên thân mật của C.P). Bác load thử bản "Koko" của Charlie Parker xem nốt nhạc nó chạy có điên loạn đến tuyệt vời không? Tôi không mấy khi load nhạc jazz trên mạng, vì nhiều bản rất dài (+10 mins là chuyện thường), và chắc cũng cùng lý do với các bạn nghe nhạc cổ điển không bao giờ load trích đoạn mà phải nghe cả album mới thấm thía cái hay.

Nếu phải mua jazz CD, tôi xin đề cử "Kind of Blue" của Miles Davis, CD nhạc jazz kinh điển (có lẽ có vị trí gần giống với Bản giao hưởng số 5 của Bét trong nhạc cổ điển). Còn list thì cho tôi xin tạm khất nhé, ngại tra nét quá.
Phó Thường Nhân
Đúng là nghe Charlie Paker thần sầu thật. Nhưng tôi còn non chưa đủ độ để bình, có lẽ chỉ nói vài điều về tại sao tôi lại bắt đầu nghe Jazz. Đối với các Bác "Gạo cội", chắc sẽ buồn cười. Nhưng nói ra cũng để mọi người tham khảo, vì con đường dẫn người ta đến một thú vui mỗi người một khác.
Nhạc Jazz là loại nhạc tôi hoàn toàn không biết tí gì. Có lẽ vì nó xa lạ quá, tôi chỉ bắt đầu làm quen với nó, phát hiện ra nó qua ... nhạc rock. Không biết mọi người nghe nhạc rock, thích nó về cái gì ? Một trong nhưng điều tôi thích rock, là cây đàn Ghi ta sô lô. Trong nhạc rock, người ta có thể ngẫu hứng một đoạn rất dài, lúc này hoàn toàn là cảm hứng, người Sô lô chỉ cần giữ nhịp cho đúng là được, còn thả sức mô đi phê (chắc họ cũng phải tuân thủ, gam trưởng, gam thứ như zennius nói trong phối âm ?? Điều này tôi không biết). Có nhiều tay đàn nổi tiếng về chuyện này như Eric Clapton, rồi Jimmy Hendrich. Cả hai ông này tôi đều không mê lắm, nhưng có những người khác như sô lô của AC/DC, KISS đặc biệt là trong Pinkfloyd, và Dire Straits (thú thật là tôi không nhớ được tên). Trong nhóm nhạc Dire Straits có một cây Saxo. Chính trong một lần đi nghe, mà tôi được mục kích cặp sô lô Ghi ta - Saxo. Lúc này mới phát hiện ra là Saxo hay thật. Nó có thể thể hiện được gần như tất cả những kỹ thuật sô lô ghi ta như nhấn, day, vuốt, kéo âm bằng bàn ấn chỉ bằng điều khiển hơi thổi. Sô Lô Saxo cũng thần sầu không kém Ghi ta. Tiếng nó có thể "dính nhau", rất da diết, ngược hẳn với chất đồng sắt của âm thanh. Từ đó mà tôi mò qua nghe Jazz, và "phát hiện" ra là trong Jazz phần ngẫu hứng khá lớn. (Bác Blue Sky đã khẳng định điều này). Cũng do tình cờ mà trong nhạc rock tôi chỉ thích giọng khàn, như Bruce Springteen nên chuyển qua nghe Luis Amstrong chẳng hạn rất dễ.
:-X
Gorillaz
:-X :-X cho bác PTD
:-X :-X cho bác Rên
:-X :-X cho bác Blue Sky.

Diana Krall hay Norah Jones thì làm sao mà đứng ngang bằng với Duke, Miles, hay Parker... dc, 1 bên là vocal thời sau, 1 bên là ko fải vocal ...ở đời truớc. Làm sao mà đứng với nhau dc. Em đồng ý với bác 3 tay 4 chân luôn hén.
Bác giống em lúc truớc lắm, lúc mà rất ghét C. Jazz, cứ lúc nào cũng chê bai, sỉ vả C.Jazz.

Ở đây mọi nguời chả ai bàn luận và so sánh 2 cô này với các bác giới truớc cả, bác à, ý kiến riêng của em thì trong giới sau cô Diana Krall là dc nhất trong giới sau thôi. Còn dám đặt ngang hàng hay ko thì thôi, em ko dám ạ.

Giới sau vocal, em chỉ chịu dc đúng có Diana Krall và Figi. ( hỏi mà ko ai trả lời hén).

Còn nếu so sánh. sure là Cry me a river làm sao so sánh dc với Cry me a river của Dinah Washington, làm sao so sánh dc Let's fall in luv với Nat, làm sao so sánh S'wonderful với Ellia Fitz, làm sao so sánh dc với những Billie, Nina, Sarah..hay...blahblahblah dc..Nhưng Diana Krall lại gắn em với 1 kỉ niệm, ( lại là kỉ niệm)....với The look of love, đơn giản. thế thôi...
Bác ko có gì fải xin lỗi cả các vocal fans :-X. hì.

Riêng em thì em đến với vocal xưa truớc, rồi mới đến với nhạc cụ sau...
Em thích Jam và Jazz là ở chỗ đó, ko cần tiết tấu cấu trúc quy cũ wái nào cả....thích thì chơi...đàn búa xua...tèn tén ten....Ai nghe và hỉu dc thì hiểu...ai ko thì thôi...
Đơn giản....


Bà Han và Lihly có đó thì lên tiếng cái nào...các tỉ nì cũng trùm như các bác lắm. ;)

tự dưng nhớ lại tháng truớc, có 1 dĩa của Duke thâu theo dạng xưa...thèm nhỏ dãi mà ko đủ tiền...mắc thí cha......hic hic...tiếc wá... :'(....
:'( Ai cho em tiền....

Nguyên Nguyên ;D
blue sky
Chao ôi đàn bà... Tí toáy và hớn hở.

C.Jazz là gì vậy? Classic jazz? Biết nói với Gor thế nào nhỉ? Chẳng nhẽ lại phải nói toẹt ra rằng những Nat và Billie xét cho cùng cũng chỉ là đàn anh đàn chị, những người đi trước của Diana, Fiji và Norah gì đó? Ừ, tôi không thích vocal jazz, và cực đoan đến nỗi không muốn coi vocal jazz là một dòng của jazz. Đấy, điều cần phải xin lỗi các fan vocal jazz là đây.

Bác Phó, bây giờ ngồi phân tích improvisation (chất ngẫu hứng) và chất swing trong jazz kể hơi nhọc. Mà thực ra người ta cũng không định nghĩa chính xác được "swing" trong jazz là gì, nó là một cảm giác, một feeling mà quy nôm na ra tiếng Việt là "phê". Không có swing thì không phải là jazz, dù anh có ngẫu hứng giời (vì có cái ngẫu hứng hay, ngẫu hứng dở bác nhỉ), chơi nhạc giỏi, nhanh v.v. mà không tạo được cái cảm giác swing thì cũng zê-rô. Cái hay của nhạc jazz tuỳ thuộc vào cảm nhận người nghe (nhạc nào chả thế nhỉ?), và bác cũng không cần phải sành điệu hay cực kỳ am hiểu (hiểu quy luật nhạc lý của jazz thấu đáo mất rất nhiều thời gian và công sức) để thấy được cái hay của nó, nên ta hãy làm như phần lớn người nghe jazz thôi: "If it feels like swing to you, it is jazz".

Tôi cũng thích saxophone giống bác, dủ rằng nhạc cụ nào cũng có thể solo được trong một ban nhạc jazz, tôi cảm thấy âm thanh của sax gần gũi và có thể diễn đạt được nhiều cung độ khác nhau của tình cảm nhất. Cảm nghĩ chủ quan nhé. Các fan của trumpet thì khoái tiếng kèn khô, sắc, lạnh và cô đơn (các trumpeter cũng thường nổi tiếng là những kẻ có ego cao), còn pianô thì thường dắt người nghe lả lướt dập dìu phiêu diêu v.v. và v.v.

Huyên thuyên hơi nhiều nhỉ? Cái rìu cũng nặng nặng tay rồi.
Phó Thường Nhân
Vâng tản mạn tí nhỉ. Tôi hay so sánh trinh thám, nên cũng muốn hiểu Jazz nó khác gì với các loại khác như cổ điển & pop. Về nhạc lý thì tôi chịu rồi, nhưng có những điều này nó đập vào tai khi nghe Jazz:
1. Hầu như các Jazzman nổi tiếng đều là nhạc sỹ cả. Họ không chỉ thể hiện bản nhạc mà phải sáng tác được. Vì phần ngẫu hứng khá lớn.Các nghệ sĩ như L. Amstrong, Miles Davis, Parker đều thuộc loại này. Ví dụ, bản Autumm Leaves (chắc dịch là Lá thu) được chơi bởi Miles Davis dài hơn 10 phút, nhưng ý tưởng của nó thì chỉ có một làn điệu rất nhỏ, rất quen thuộc. Tôi lấy bài này làm ví dụ vì điệu nhạc này ai cũng biết. Tiếng Trompet của Miles rất nuột, nhưng lại đanh do tiếng đồng, mà rất cô đơn. Ông này thuộc dòng bibop. Loại này nghe kiểu "kể chuyện đêm khua" rất hợp.
2. Âm trong Jazz có độ tương phản rất cao. Giữa trống, Celo, Saxo huặc Trompet mỗi loại nhạc cụ đều có âm rất đặc trưng và cách nhau rất xa, rất dễ nhận. Điều này khiến khi tất cả các nhạc cụ cùng hợp nhau "rú" lên thì ta có cảm giác nó rất "ồn ào" "lộn xộn" "chen chúc" nhau, gây cảm giác khó nghe. Nhưng nó vẫn có sự hoà đồng của nó, giúp người nghe có thể bắt nhiều tuyến nhạc cụ cùng một lúc. Tôi nghe thì thấy nó như có lớp, có tầng. Và chỉ cần rất ít nhạc cụ (giống như Hard rock) nó có thể bốc lên làm tràn ngập không gian rất nhanh.
3. Không biết về nhạc lý , nên tôi không biết nhưng nốt nhạc Jazz có khác cổ điển không, rồi nhịp, rồi phách, nhưng theo chủ quan của tôi thì Jazz dùng nhiều âm không có âm. Cái này trong Jazz vocal như bản Wonderful world của L. Amstrong ta có thể cảm nhận rất rõ. Trong Jazz còn có kiểu chơi đối đáp.(Trong nhạc pop cũng có điều này). Người ta không chỉ sô lô Trompet, Saxo mà có thể còn sô lô đôi (như vậy thì còn gì là sô lô nữa nhỉ, vì solo nghĩa là 1 mình :P). Kẻ đối người đáp. Cái này rất khó, vì cả hai người sô lô vừa phải giữ nhịp, vừa phải theo dõi người khác. So sánh vặn vẹo, thì không khác chuyện các cụ đồ chơi trò "bỏ chữ" trong "vang bóng một thời" của Nguyễn Tuân. Từ một chữ rút thăm (ở đây là một nốt nhạc, hay một giai điệu, chắc thế :P), những người ngồi quanh chiếu, mỗi người phải ứng khẩu một câu thơ, làm sao cho nó vừa bắt vần (ở đây là giữ nhịp), lại phải tạo ra bài thơ hoàn chỉnh (ở đây là ngẫu hứng hài hoà). Các cặp đôi kiểu Parker & Davis chơi theo kiểu này.
4. Nhịp trong Jazz rất mạnh, so với cổ điển, và là một bộ phận ngang hàng với giai điệu. Cho nên nghe Jazz không chỉ nghe bằng đầu mà còn cảm bằng người. Nhạc Pop cũng có sự cảm nhận như thế, đặc biệt là Hard và gần đây là nhạc Techno. Có lẽ chính vì sự "giậm giật" của nó, mà các cụ nhà ta ghét nhạc Jazz. Đây có lẽ cũng là khởi điểm của ngẫu hứng. Khi ta đã vào, thì cứ sa vào đó, chơi đến hết hứng thì ra, như kiểu thôi miên.
Nhìn qua nhìn lại như thế thì thấy Jazz và Pop có nhiều điểm giống nhau. Chuyển từ nghe Pop qua Jazz tương đối dễ. Còn từ cổ điển qua Jazz có lẽ cần một cuộc cách mạng văn hoá. Còn từ Jazz qua cổ điển thì phải đóng bộ, cà vạt đường hoàng. Chao.. Ngạt thở quá. :P
Blue sky
Xem ra bác Phó Thường Nhân máu jazz thật rồi. Nếu nói Miles thuộc dòng bop không thì e cướp công trạng của ông nhiều quá. Miles là một trong số ít các jazz artists đã làm thay đổi diện mạo của jazz trong thế kỷ 20. Nếu không có Miles thì lịch sử jazz hẳn phải buồn tẻ hơn bây giờ nhiều lắm. Ông không chỉ chơi bob mà còn đóng góp lớn vào việc khai sinh ra nhiều dòng jazz mới như cool jazz, hard bob, modal music, avant-garde, fusion, groove... Sánh được với Miles chắc chỉ có Trane và Duke.
Hình như bác muốn nói đến bass? Cello cũng có nhưng tôi thấy ít khi xuất hiện trong jazz, các cellists cũng không có ai thật sự ảnh hưởng lớn đến jazz mà chỉ đơn thuần là musicians.
Vâng jazz dùng rất nhiều nhịp hụt (cổ điển cũng sử dụng nhưng ít hơn) cộng với gam blues tạo cảm giác khó nắm bắt và trúc trắc.
Mong bác đừng so sánh jazz với pop hay hard rock hay techno. Không chê nhưng không nghe mãi được, nhanh chán vật. Cuối cùng, nghe pop nhảy sang jazz không hề đơn giản đâu, chắc đến vocal hay swing là kịch cơm. Từ cổ điển qua jazz sure là dễ vào hơn (nhiều composers sáng tác cả jazz và cổ điển, điển hình là Gershwin); còn nghe được jazz rồi quay lại cổ điển chả đến nỗi ngạt thở mà chết, tôi đảm bảo. Không những thế từ jazz quay ra world music cũng đơn giản, underground, funk hay club beats kiểu Morcheeba, Moloko, kể cả techno lại càng muỗi, vâng, phê kinh.
ex
Sao không ai nói gì nữa thế ạ, đang hay mà? Em thích tính spontaneity với improvisation của Jazz lắm bác Blue sky ạ, nghĩ là nó hay lắm đấy, nhưng cũng không biết diễn tả thế nào, gọi là sao nhỉ ... the jazz feel ấy. Bên jazz em có hơi thích một ông pianist là Thelonious Monk mà không nghe ai nói hết, với cả Charlie Parker (ông này thú vị ghê đấy, 4 nhạc sĩ yêu thích của ông ấy theo thứ tự là Brahms, Schoenberg, Ellington và Stravinsky) và Miles David. Thực ra em cũng chỉ nghe có vài đĩa mà thích thôi, vì hồi đấy em tiếp cận jazz mới có một chút thôi mà suýt nữa thì ngập lụt vào đấy, chỉ vì không có thời gian :(.
Phó Thường Nhân
Elington hoà âm hay lắm, vì ông này vừa chỉ huy dàn nhạc (JAZZ dĩ nhiên rồi) đồng thời chơi cả Piano. Còn Stravinsky cũng có bị ảnh hưởng của Jazz có bản Ragtime, cũng như Prokofiev trong các bản dành cho Piano . Hồi trước, thời Sv tôi bị một người bạn cùng học "tra tấn" bằng mấy cái bản Piano này mãi, nhưng giờ thì chịu không nhớ được tên.
Bây giờ nói về mấy cái nốt xanh (blue note), Nhịp hụt (syncope), Gam xanh (Arcord blue). Đây là mấy thứ tôi mới mò ra định nghĩa của nó, xem cho có khái niệm để hiểu. Nhân thể pốt lên cho vui, với lại có cái gì không đúng, bác nào biết thì chỉnh giúp. Có nhiều khái niệm nhạc lý tôi cũng không biết dịch ra tiếng việt thế nào, nên cứ giải nôm theo cách hiểu của tôi. Không dám chắc là chính xác.

1. Nốt xanh:
Trong tất cả các nền văn hoá, người ta đều có cách chia thang âm theo truyền thống của mình. Tuỳ theo số lượng nốt nhạc trong thang âm mà người ta có thang 7 nốt kiểu châu Âu (Đồ, Rê, Mi, Pha, Son, La, Si ) hay thang 5 nốt kiểu châu Á(TQ) và còn nhiều kiểu thang khác nữa. Ví dụ thang âm của Ấn độ có 7 nốt, nhưng nó lại không trùng vị trí với các nốt của châu Âu. Nếu lấy thang âm châu Âu làm chuẩn ta sẽ có sơ đồ sau:
Đồ----Rê----Mi--Pha----Son----La----Si--Đố

ở đây 4 "-" là một đơn vị tần số. Ví dụ giữa nốt Đồ và Rê. Giữa Mi và Pha chỉ có 1/2 đơn vị tần số.
Người da đen khi sử dụng nhạc cụ, họ đã sử dụng "lệch". Hay nói đúng hơn, tai nghe của họ không phân biệt các nốt đúng theo thang âm châu Âu. Cho nên nếu ghi ra thì thang âm của người da đen chỉ có 5 nốt, được xếp như sau:

Thang Châu Âu: Đồ----Rê----Mi--Pha----Son----La----Si--Đố
Thang Da đen: Đồ------Mib/Mi----Sol/Pha--Son------Sib/Si

Như vậy họ không có nốt Rê, còn nốt Mi cũng không cố định mà lửng lơ cách nốt Rê 1/2 tần số tức là vị trí nốt Mi bê môn (Mib) châu Âu kéo cho đến tận nốt Mi châu Âu.
Nốt Pha của họ cũng cao hơn nốt Pha châu Âu 1/2 tần số. Nốt Son thì giống nhau. còn nốt Si của họ cũng lửng lơ không xác định, bắt đầu từ nốt La kéo lên 1/2 tần số (Sib) đến tận nốt Si.
Hai cái nốt giao động MibMi và SibSi được gọi là nốt xanh.
Chính vì thang âm không giống nhau, lại có các nốt xê dịch này, mà nhạc Jazz nghe "ngang ngang" so với cổ điển.

2. Gam xanh
Do có các nốt xanh này mà các gam bao gồm các nốt này cũng không cố định. "Lệch lạc" (so với tai châu Âu). Đấy là gam Đô vì nó sẽ gồm
Đô -Mi -Son - Si (Si ở đây là Si lệch giữa Sib và Si) và gam Pha vì nó sẽ có các nốt Pha-La-Đô-Mi (Mi ở đây là mi giao động giữa Mib và Mi). Vì có nốt La ở gam Pha, mà nhiều người dùng thang âm 7 lệch để chỉ nhạc Jazz. Lúc này cái thang chệnh đi thành:
Đô------Mib--Mi--Pha--Son/pha--Son----Sib

3. Nhịp hụt (Syncope)
Thông thường trong nhạc cổ điển châu Âu, có một nhịp mạnh và nhẹ. Tất cả các nhạc cụ đều phải tuân theo. Ngược lại, người da đen có thể nhấn vào nhịp nhẹ. Không kể, mỗi nhạc cụ có thể có nhịp riêng của mình. Chính vì thế mà nó càng tăng thêm độ tương phản.

Ngoài Thelonius Monk, tôi vừa mò ra có Charles Mingus chơi cũng hay. Nhưng bây giờ thì hơi bị loạn :P, vì không biết nên nghe bác nào đây. Cảm tưởng rất tầm tầm là thấy bác nào cũng hay cả ;D ;D
Phó Thường Nhân
Bổ sung thêm nhỉ. Bác nào thích nghe các nốt xanh có thể nghe blues huặc Jazz của John Lee Hooker. Nhạc ông này nghe cũng đã, Blues nghe buồn mà hùng, chứ không ảo não như bác Chế Linh (so sánh lung tung quá :P).
Đang nghe "So What" của Miles Davis đấu khẩu với Charlies Parker , trong đó tiếng trompette khô, dòn lại hơi khê khê của Davis đấu với tiếng Saxo uốn éo, nhẩy múa của Parker ,tự nhiên thèm nghe chút gì mềm mại hơn quá, liền nhớ tới Sidney Bechet, một trong những tình yêu Jazz đầu tiên của mình (dùng ngôn ngữ của Ex :P). Lục ra nghe lại, mới thấy ông này nghe êm quá, Âu hoá hơn tất cả các Bác khác. Ông này có lẽ hơi giống J. Coltrane. Tiếng kèn của Bechet rất tình cảm, dịu dàng, các thanh kim nghe rất sốc đều được ông luyến láy làm tròn lại, giảm nhịp đi. Không kể ông cũng ngẫu hứng vừa phải, không bị "méo mó" đi, nên các bản của ông biểu diễn nghe giống nhạc nhẹ không lời của Pop. Kể ra đây mấy bài quen thuộc:
Jam Blues, Copenhagen, St. luis blue, Stomy Whether, ...
Cùng thời với Luis Amtrong, nhưng cách biểu diễn của ông "Trắng" hơn.
:-X
Pages: 1, 2, 3, 4
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Điện ảnh - Ca nhạc - Giải trí
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.