Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Thiếu lâm
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Pages: 1, 2, 3
FR
Bí Quyết Luyện Công Của Thiếu Lâm

Tác Giả: Huyền Thịnh


--------------------------------------------------------------------------------



(Theo Karate Bushido)

Bí quyết của võ phái này nằm trong câu khẩu quyết: “Khí nhiều hơn, tập luyện gian khổ hơn”. Các nhà sư Thiếu Lâm đã thực hiện câu này từ nhiều thế kỷ và những nhà vô địch của các võ phái cũng nằm lòng câu này.

Trung Hoa còn một câu thành ngữ khác: “Khi bạn đã lên đến đỉnh, chỗ để bắt đầu lại là ở dưới đáy”, có ý khuyên chớ nên coi thường và bỏ qua những đòn thế căn bản. Càng tập luyện chúng thuần thục, việc ra đòn càng chính xác, linh hoạt, hữu hiệu. Ngoài ra, còn phát huy tốc độ ra đòn, sức mạnh và sự dẻo dai.

Muốn cơ thể dẻo dai, phải tập vươn dãn bằng các động tác làm nóng người. Với Thiếu Lâm, yêu cầu là môn sinh phải cúi gập người tới mức có thể "hôn"các ngón chân ở hai tư thế đứng và ngồi.

Thiếu Lâm dạy ba cấp độ về khí: Tui li (chuyển khí): môn sinh phải chuyển được khí lực ra tay chân khi tung đòn; Baofa li (tụ khí): tụ khí vào điểm chạm đòn để gia tăng sức công phá; gun li (nén khí): dù ở cự ly gần vẫn có thể tung đòn.

Một bí quyết nữa là tinh thần phải hoàn toàn thư giãn, thanh thản. Lo âu, giận giữ, buồn rầu hay hưng phấn, vui vẻ... đều là cảm xúc có hại, vì làm mất sự quân bình của cơ thể. Tinh thần càng thanh thản, thể xác sẽ ở tình trạng hoàn hảo, tốc độ và sức mạnh của đòn tung ra sẽ đạt mức tối đa.

Ba phần của cơ thể (đầu, mình, tứ chi) phải phối hợp hoạt động một cách tập trung để phát huy tối đa hiệu năng của đòn đánh. Võ thuật Trung Hoa cũng nhắc đến hai sự hòa hợp ngoại và nội tại. Ngoại tại là sự hòa hợp giữa tay với chân, vai với hông, chỏ với gối. Nội tại là sự hòa hợp giữa tâm với thần, thần với khí và khí với lực. Hai sự phối hợp này phải luôn đi với nhau vì mọi chuyển động của các cơ phận đều do mệnh lệnh từ não (tức là thần). Ðể đạt được sự phối hợp này, hãy bắt đầu tập các đòn thế thật chậm, từ ý nghĩ đến từng mệnh lệnh cho tay, chân, vai, hông... rồi tập nhanh dần lên.

Tốc độ ra đòn sẽ tăng tiến dần theo số lần tập luyện. Hãy tập zhi quan (đấm thẳng), bai quan (đấm móc), gou quan (đấm vòng) hàng trăm lần mỗi ngày: cú đấm sẽ trở thành lưỡi gươm nhọn, nhanh, mạnh khủng khiếp.

Ðấu pháp cá nhân sẽ hình thành sau thời gian dài bền bỉ luyện quyền. Sẽ không còn phân biệt đâu là công hay là thủ nữa mà thủ cũng là công và ngược lại. Thời điểm tung đòn quyết định cũng sẽ được nhận biết tự nhiên, vì các đòn thế đã nhập tâm thì sẽ tuôn ra trôi chảy một cách bản năng.
FR
Binh khí của môn phái Thiếu Lâm


Môn Thiếu Lâm được xem là lãnh tụ của võ thuật Trung Quốc. Thực ra, quyền thuật phái Thiếu Lâm chỉ nổi tiếng từ Trung Điệp đời Minh trở về saụ Đầu đời nhà Thanh, quyền thuật Thiếu Lâm phát triển cực thịnh.
Trong niên hiệu Vạn Lịch nhà Minh, các nhà sư Hồng Kỷ, Hồng Chuyển nổi tiếng về côn và tiên. Trình Xung Đẩu theo học với hai nhà sư này, có viết sách "Thiếu Lâm côn pháp xiển tông" và "Thiếu Lâm tiên pháp xiển tông". Trong đời chính Đức nhà Minh, có người ở Từ Khê là Biên Trừng cũng học được tinh nghĩa của võ thuật, bao gồm quyền thuật và thập bát ban võ nghệ của võ phái Thiếu Lâm.

Sang niên hiệu Sùng Trinh đời Minh, các nhà sư Thiếu Lâm là Hồng Ký, Hồng Tín theo lời mời của Thẩm Tuy Trinh ở Bình Hồ, đến Thái Thương để dạy quyền thuật và thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm cho binh sĩ. Đến khi nhà Minh mất, các bậc cố lão, di dân cùng những người thuộc tông thất nhà Minh trốn vào chùa Thiếu Lâm, gắng sức học tập võ nghệ, để mưu việc khôi phục đất nước. Tất cả các tuyệt kỹ về quyền thuật và binh khí Thiếu Lâm đã được đưa ra truyền dạy, gây cho nhà Thanh phải bao phen kinh hoàng...

Những binh khí được liệt vào thập bát ban võ nghệ của môn phái Thiếu Lâm, gồm:

1. Đao
2. Thương
3. Kiếm
4. Kích
5. Đảng
6. Côn
7. Xoa
8. Ba
9. Tiên
10. Giản
11. Chùy
12. Phủ
13. Câu
14. Liêm
15. Trảo
16. Quài
17. Cung tiễn
18. Đằng bài


Tuy nhiên, trong thực tế, không phải chỉ có mười tám môn binh khí như đã nêu trên, mà có đến gần cả trăm loại binh khí thuộc về mười tám loại cơ bản kể trên:

-Trước hết có thể kể trong loại đao gồm có: đơn đao, song đao, đại đao phác đao, trảm mã đaọ Còn thương thì có đại thương (dài từ 1,6m đến 4m) và hoa thương (dài khoảng 2m đến khoảng 2,5m).

-Về kiếm có: đơn kiếm song kiếm. Kích gồm đơn kích, song kích. Đảng có nhạn linh đảng, long tu đảng và lựu kim đảng (là những binh khí có đầu như cái móc). Câu có hai loại là: hổ đầu câu và lộc giác câụ

-Môn binh khí liêm gồm có đao liêm, thương liêm và hổ trảo liêm (còn gọi là nhật nguyệt song bút). Trảo gồm có Kim long trảọ Quài có: Dương giốc quài, Lý công quài và Tiên lặc quài (còn gọi là câu liêm quài).

-Riêng côn cũng có nhiều loại: trường côn, tề mi côn, đoản côn, tam khúc côn, nhị khúc côn, song côn.

-Côn tiên gồm có: đơn tiên, song tiên, trung bình tiên, phương tiên, trúc tiết tiên, nhuyễn tiên.

Cách vận dụng mười tám môn binh khí, đại để như thương và côn thuộc về một loại, bởi cách dùng côn và thương có nhiều chỗ giống nhau, nhưng về đánh xuống (từ chuyên môn gọi là "đả") thì côn nhiều hơn thương. Côn pháp của phái Thiếu Lâm còn kiêm luôn cả những đặc tính của thương và bổng, gồm 7 phần thương pháp, 3 phần bổng pháp. Trong các loại côn pháp thì côn pháp của Thiếu Lâm là hay nhất. Đến như lối hai tay cầm côn với bộ khẩu hướng vào nhau, gọi là âm thủ côn, chính là một lối côn đặc dị của Thiếu Lâm pháị

Theo sách "Kỷ hiệu tân thư" của Thích Kế Quang thì : "Thương có lối Lê hoa thương pháp của họ Dương cùng với lối đánh côn của họ Sa và họ Mã". Theo sách "Thiếu Lâm côn pháp" của Trình Xung Đẩu thì : "Côn có loại Đại tiểu dạ xoa của phái Thiếu Lâm, cùng Âm thủ côn của nhà họ Tôn".

Kích có hai loại khác nhau là trường kích và song kích. Trường kích và câu liêm thương thuộc một loạị Kích và câu liêm thương thường nặng ở đầu nên lúc sử dụng không được linh động như thương. Song kích thuộc một loại với song câu, song liêm.

Đảng, xoa, ba thuộc về một loại đều là những võ khí ngăn trở địch tấn công mau chóng, nhưng dùng không được tiện lợi, nhanh nhẹn, dễ bị chậm chạp, không phải là người có sức mạnh thì không thể dùng được.

Trúc tiết tiên, đơn giản, đơn đao thuộc về một loạị Song tiên, song giản, song đao thuộc về một loạị Lối đánh của tiên và giản là lối chém của đaọ

Đại đao, trảm mã đao thuộc về một loại với chùy, phủ (búa), đều là những võ khí nặng nề. Ngày xưa, trong lúc hành quân, nếu trận của quân giặc quá kiên cố, người ta thường chọn những người có sức mạnh cầm chùy dài, búa dài, đại đao hay trảm mã đao hăng hái xông lên mà phá giặc. Nếu cá nhân chống nhau với đối thủ thì những võ khí nặng nề này không thích dụng lắm. Các loại binh khí này chỉ có các phương pháp: ngạnh đả, ngạnh chước, ngạnh thung, chứ không có nhiều xảo pháp.

Lối sử dụng quải có lúc dài, lúc ngắn làm cho kẻ địch khó đề phòng. Câu liêm quài còn có phép mộc kéo đối thủ, nhưng rất khó sử du.ng.

Kiếm được dùng từ xưạ Phàm các lối sử dụng về khí giới đều thoát thai từ lối đánh kiếm mà rạ Bởi vì ngày xưa, các võ khí như qua, mâu, kích - đều dùng trong chiến trận hơn nữa lại còn dùng lối đánh nhau bằng xe - cho nên đánh, đâm, tiến thoái đều theo sự tiết chế, mệnh lệnh mà động thủ, không thể nhảy nhót mau lẹ, tự do tung hoành, biến hóa như ý. Chỉ có kiếm là vật dụng người xưa hay mang theo, thường rèn tập có thể tự vệ được. Vả lại kiếm thường dùng đánh nhau dưới đất, vì vậy kiếm thuật rất dễ đến chỗ xảo điệu, vì nhiều người học và nghiên cứu, sáng tạọ

Kiếm khác hơn đao ở chỗ đơn đao phía mũi rất nặng còn mũi kiếm thì nhẹ.. Vì vậy, dùng kiếm mau hơn là dùng đaọ

Các loại binh khí nói trên thường chỉ được truyền dạy trong các chùa Thiếu Lâm - cái nôi của môn võ Thiếu Lâm - hoặc trong các lò võ Thiếu Lâm lớn còn đa số trong các lò võ và đại đa số người luyện tập môn phái Thiếu Lâm chỉ luyện tập các binh khí thuộc bộ Côn và bộ Kiếm và các dạng biến tướng của hai bộ nàỵ


Sưu Tầm
Hưng
Giời, ai thích học võ thì đến em đấm thử phát trước, ai đấm mạnh hơn em thì hãy đi tập, còn không thì đi học xong về cũng mất công thôi.
Báo cáo, hồi trước đấm thử một phát vào cái máy đo lực ( chơi xèng ) trên câu lạc bộ Thanh niên chỗ đường gì cuối Trần Hưng Đạo em được đâu như cỡ 100 điểm đấy. Trung bình nghe đâu được khoảng 80-85, còn kỷ lục thuộc về một cao thủ ( võ thật ) là 130.
Còn đá thì chắc các bác thua em rồi, trước em tiền đạo chính của lớp, sút bóng chân trái mạnh chắc chỉ thua thằng Roberto Carlos và thằng Chiến bệu to nhất trường em thôi. Em hay ghi bàn từ khoảng cách độ 20 mét lắm. May cho các bác về sau em bị dãn dây chằng và lộ xương mác cổ chân trái do sút nhiều quá nên phải dùng Dopping ( thật ) để đưa bọn không biết đá bóng lớp em đi đấu giải trường BK, kết quả sau đó cơ bắp của em nhũn ra hết, giờ lực của chân trái chắc chỉ còn 1/2 thời phong độ, chưa kể 3 năm nay em mới đá khoảng 4-5 trận gọi là tập vui vẻ. Giờ gần quên mất bóng đá rồi, người nhão ra, phệ xuống đến vợ em còn chê xấu nữa là.
Quên, còn phải tập xem chạy có nhanh không đã, nhỡ đánh không lại mà chạy chậm bọn nó uýnh chết. Các bác phải chạy nhanh từ cỡ em trở lên thì mới học võ được. Trước em cũng chạy nhanh nhất lớp BK của em- có 13,00s/100 mét thôi. Mà đấy là còn thua mấy đứa bạn gái lớp cấp 2 của em đấy. Hồi đấy lớp em có mấy đứa lên thẳng cấp 3 vì được giải thành phố về chạy, nhảy. Em cũng có mặt trong đội nhưng bỏ không thi vì không thấy cần dùng cơ bắp để vào cấp 3.
Quên, các bác còn phải biết giả vờ đã "hy sinh" nữa thì mới được. Em thì không giỏi khoản này, thế nên sau 3 tiêu chuẩn đã đạt em vẫn không đi học võ. Tiêu chuẩn này đòi hỏi các bác phải biết khóc, quì lạy, van xin, kể chuyện tha thiết, mắt nhìn đắm đuối, thậm chí còn phải biết giả vờ gãy chân, hay chảy máy toe toét, chết giả... Bác nào biết làm tất thì hãy đi học võ nhé.
bb
FR
Những điều chưa biết về Võ Công Thiếu Lâm



Đó là một loại võ công Trung Quốc mang tính tôn giáo, đầy màu sắc huyền hoặc . Chính vì huyền hoặc mà nó có những bí mật chưa ai biết, bài viết này sẽ bật mí hộ các bạn .

Võ tăng Thiếu Lâm có được phép ăn mặn không ?

Từ trước đến nay, người ta cứ tưởng rằng mọi Thiếu Lâm tăng nhân đều ăn chay . Thật ra không phải vậy đâu .
Thiếu Lâm tăng nhân được chia làm hai loại : văn tăng và võ tăng . Theo cổ lệ, không được phép ăn mặn chỉ có văn tăng, còn võ tăng thì được quyền ăn thịt, bởi vì họ tiêu hao rất nhiều năng lượng trong quá trình tập võ . Nếu chỉ ăn chay sẽ không thể bồi dưỡng sức khỏe, có hại nữa là khác . Song võ tăng phải tuân thủ 3 điều kiện :
+ Không được tự mình sát sinh
+ Không được tự mình đề nghị ăn thịt
+ Không được chứng kiến cảnh sát sinh .

Có bao nhiêu bộ pháp Thiếu Lâm ?

Võ công Thiếu Lâm hiện nay đang lưu truyền rất rộng, không ít môn phái võ thuật Trung Quốc hoặc ít nhiều có liên quan tới võ công Thiếu Lâm . Thế nó có bao nhiêu bộ pháp ? Tra lời : khoảng 100 bộ pháp .
Sao ít vậy ? Do trải qua nhiều biến cố lịch sử, bộ pháp Thiếu Lâm bị mất rất nhiều . Hội nghiên cứu quyền pháp Thiếu Lâm đã thu thập, hệ thống, chỉnh lý và công nhận chính thức khoảng 100 bộ pháp . Trong đó, có một số bộ "tuyệt nghệ" bí truyền, người ngoài chẳng thể biết mà học

Cửa ải "Mộc nhân hạng" là gì ?

Xem phim, chúng ta thấy các võ sĩ Thiếu Lâm trước khi "xuống núi" phải qua cửa ải "Mộc nhân hạng" . Đánh nhau với người gỗ, nếu thắng thì mới được thừa nhận là đủ trình độ võ thuật . Thế có "Mộc nhân hạng" không ?
Dĩ nhiên là có, nhưng hiện chẳng một người nào biết rõ hình dáng các người gỗ này ra sao . ( Trên phim chỉ là sự tưởng tượng của đạo diễn ) . Theo lão tăng Thích Diên Vũ, "Mộc nhân hạng" là một đường hầm nhỏcó đặt 18 tượng gỗ ở những tư thế khác nhau, được điều khiển thực hiện những động tác đơn giản khi có người đi qua .

Tăng nhân Thiếu Lâm có cần phải "Lục thân khả đoản" ?


Người ta trở thành tăng nhân Thiếu Lâm vì nhiều lý do . Cho dù vì lý do nào đi nửa thì họ vẫn không phải "lục thân khả đoản", có nghĩa là không cần phải cắt đứt mọi quan hệ với người thân . Các tăng nhân Thiếu Lâm vẫn thường xuyên "lấy phép" về thăm bà con họ hàng . Cá biệt, có một số tăng nhân xuất gia từ năm 10 tuổi, đến tuổi 30 vẫn có thể hoàn tục...lấy vợ
LHP
[quote author=Kiều Phong link=board=14;threadid=611;start=10#4367 date=1030564457]
Đâu phải chỉ Aikido kô. Nếu luyện quyền thuật đến mức độ cao thủ thì tay kô chống gì mà chả được. Còn nếu như luyện Thiết bố sam hay Kim chung trảo thì đao thương chém kô đứt cơ. ;D :P :P :P
[/quote]

Hi, Kiều đệ nói vậy là mới biết một mà chưa biết hai or biết nhưng lại nói không hết rùi.

Cao thủ Thiết bố sam tuy đao thương chém không đứt nhưng chỉ là chịu được chém thui (kể cả đao/dao sắc), nếu không chém mà cứa or cưa (có thể chỉ bằng dao or lưỡi cưa rất cùn) thì Cao thủ cũng.... tiêu đấy.

Muốn biết có phải vậy không, cứ hỏi Cao thủ nào luyện Thiết bố sam sẽ rõ.
Hưng
Võ vẽ giề, thời đại chúng nó dùng cả bom Hidro, tên lửa đạn đạo rồi mà còn võ mới chả vẽ. Ngay cả đến súng lục súng săn mà bắn thì thần thánh cũng chết chứ chả chấp gì mấy chú Tiếu Lâm, à nhầm, Thiếu Lâm. ;D
Luyện khí công để khoẻ người mà còn lao động kiếm tiền với lại sống lâu, dai sức mà hầu vợ cho tốt là hay nhất chứ ngạnh công, quyền thuật thì học làm giề. Biết chỉ sinh họa thôi. :-
annonymous
Đây, may tôi còn một bản offline, copy ra đây:

Hà hà, hôm nay mới được mãn hạn tù, box Võ thuật đã thành lập từ lúc nào mà mọi người đã tụ tập đông vui quá rùi nhỉ.
Aikido không chỉ là một môn võ, mà còn trên mức đó, nó còn là một Đạo, một cách thức sống. AiKiDo viết là 合氣道, đọc theo tiếng Hán là Hiệp (Hợp) Khí Đạo. Người học Aikido được gọi là AiKiDoKa (合氣道者: Hiệp Khí Đạo Giả). Hợp có nghĩa là kết hợp, hoà hợp. Khí ở đây có thể hiểu là tinh thần, là năng lượng của cơ thể và của vũ trụ. Đạo là con đường, cách thức. Trong 3 chữ đó thì khó hiểu nhất là chữ Khí, nó không dễ giải thích nhưng tôi sẽ mạn phép nói loanh quanh để mọi người nắm sơ sơ dưới đây. Hiệp Khí Đạo hiểu theo lời của tổ sư Ueshiba là "lấy tinh thần của vũ trụ làm tinh thần của chúng ta".
Cốt lõi của Aikido chính là khí. Khí là cái ta không nhìn thấy được bằng mắt nhưng có thể kiểm nghiệm được. Nó là sức mạnh ẩn chứa trong tất cả mọi người nhưng chưa được người ta biết đến, có thể nói nó là sức mạnh của ý thức vô thức. Việc tập luyện Aikido sẽ giúp ta sử dụng được nguồn năng lượng đó bằng sự gột rửa tinh thần và trí óc của mình, giúp ta nâng cao nghị lực và sức chịu đựng dẻo dai. Nói thực với các bạn là ngày đầu đến với Aikido chẳng qua là do thằng bạn tôi nó mời mọc nhiệt tình quá, hồi đó tôi chưa biết gì về Aikido nên cứ nghĩ những lời nó nói chỉ là bốc phét, là do người ta mị dân cố gắng tưởng tượng ra thôi. Tôi lấy 2 ví dụ vui này để chứng minh sức mạnh này là có thực. Ví dụ thứ nhất (cái này chỉ nghe kể chứ chưa có điều kiện kiểm nghiệm ) là một người mộng du đi thì ta không thể cản trở được họ, dù ta cố gắng giữ họ lại nhưng họ vẫn cứ thế tiến về phía trước. Ví dụ thứ hai (cái này thì kiểm nghiệm rồi) là nếu bạn ngủ chung với một thằng nào mà nửa đêm nó gác chân lên bạn thì chắc bạn biết là khó chịu đến mức nào rồi đấy , nhưng để kéo được chân hắn ta ra thì không dễ chút nào vì nó cứ cứng như khúc gỗ vậy, mặc dù hắn ta không hề vận một chút cơ bắp nào. Lý do là trong đầu hắn ta không hề có ý nghĩ gì về việc đó cả (vô thức).
Hiện nay người ta vẫn thường chỉ nghĩ sức mạnh của một người là sức mạnh hữu hình của cơ bắp nhưng còn một sức mạnh to lớn hơn là sức mạnh tinh thần. Để chứng minh sức mạnh tinh thần tôi đưa ra mấy ví dụ sau: một người có ý chí và mong muốn làm một việc gì đó, nếu anh ta luôn nghĩ rằng anh ta không thể làm được việc đó thì chắc chắn anh ta sẽ không bao giờ thực hiện được. Một học sinh khi có những kết quả học tập tốt nếu được khen ngợi thích đáng sẽ có thể làm nó phấn khích và ngày càng học giỏi hơn. Ngược lại, nếu một học sinh có những lỗi lầm ban đầu mà bị chê bai quá mức sẽ làm nó thiếu tin tưởng vào chính mình, nó sẽ sợ học và nếu thế thì đúng là không bao giờ ngóc đầu lên được. Một bệnh nhân nếu có nghị lực, luôn tin tưởng mình thì sẽ có thể khỏi bệnh, nhưng nếu anh ta bi quan thì sẽ ngày một tiều tuỵ. Một ví dụ nữa là những người vui vẻ, những người đang yêu thì sẽ có nhiều nghị lực hơn người khác. Như vậy chính sức mạnh tinh thần là cái quyết định sức mạnh của cơ thể.
Luyện tập Aikido là luyện về ý nghĩ của mình, dùng ý nghĩ để điều khiển cơ thể, trước khi hành động phải xuất hiện ý nghĩ trong đầu trước (hề hề , lại ý thức có trước, vật chất có sau rùi). Nếu luyện tập được như vậy thì khi chỉ cần xuất hiện ý nghĩ là bạn sẽ lập tức hành động theo đó. Ví dụ đi về phía trước thì ta phải nghĩ về phía trước, dù người khác có cản trở thì vẫn không được thay đổi ý nghĩ của mình. Nếu bạn tiến lên mà trong đầu lại nghĩ về phía sau lưng mình thì người khác chỉ cần đẩy nhẹ một cái là bạn ngã. Khi thực hiện một đòn thế, ta không được nghĩ là đối thủ đang đánh ta, đang khống chế ta mà phải nghĩ là ta đang nhấc một tảng đá, đang làm một việc gì đó khác.
Aikido là môn võ chỉ có thủ mà không có công. Người học Aikido không vì mục đích đánh người khác mà chỉ để khống chế người khác khi đánh mình nhưng lại không gây sát thương cho đối thủ. Tuy nhiên, người ta phải luôn tiến về phía trước, sợ hãi là vết thương đối với tinh thần, khi có sự sợ hãi thì tinh thần sẽ yếu ớt và hậu quả có thể khôn lường giống như vết dao chém vào cơ thể vậy. Nói cách khác, học Aikido không phải để thắng người khác mà để chiến thắng chính mình. Aikido rất coi trọng chữ ái 愛, đó là sự yêu thương giữa con người, là sự hoà đồng mình với mọi người và với vũ trụ. Thực ra nói Aikido không làm sát thương người khác không phải vì các đòn của nó không thể gây thương tích cho đối phương (các đòn của Aikido nếu thực hiện quá tay một chút vẫn có thể làm gãy tay như thường) mà là do người học Aikido không có chủ trương làm việc đó, ta luôn phải thực hiện động tác sao cho đối phương không nguy hiểm (mặc dù đối phương có thể rất đau). VD: đòn Shihonage phải bẻ sao cho tay đối phương sát vào đầu để khỏi gãy tay, các kỹ thuật Ikkyo và Nikyo phải bẻ sao cho tay đối phương không được quá thẳng, hay như Shankyo thì cũng phải nhè nhẹ thôi, Kotegaeshi thì phải đẩy tay về phía đối thủ không thì anh ta sẽ không ngã kịp... Người nào thực hiện sai những điều đó kể như đi ngược với tinh thần của Aikido rồi.
Các đòn thế của Aikido không nhiều nhưng mỗi trình độ sẽ thực hiện một cách khác nhau, cái khác nhau căn bản là do khí của từng người. Các kỹ thuật của Aikido không dùng sức mạnh cơ bắp nên không hề gồng mà tay chân hoàn toàn buông lỏng tự nhiên. Khi học Aikido thì tinh thần không được bị ức chế mà phải thư thái, vui vẻ, nếu căng thẳng sẽ không tập được. Các môn sinh phải cùng nhau trao đổi, giúp đỡ nhau cùng nhau tiến bộ.

Quảng cáo chút nghen: Tôi học Aikido ở võ đường của giáo sư/võ sư Katsumi Horizoe, ông đã được thọ giáo trực tiếp từ sư tổ Ueshiba. (Tôi chép lại lời kể của thầy Horizoe) Ông Horizoe sinh năm 1939, thuở bé đã học Kendo từ năm 12 tuổi, cha mẹ ông đều là những Kendoka nhưng cha ông đã mất trong chiến tranh Thái Bình Dương từ khi ông 5 tuổi. Khi mới 20 tuổi, ông đã từng chiến thắng trong rất nhiều cuộc thi kiếm đạo của Nhật. Nhưng một lần xem biểu diễn, thấy sư tổ Ueshiba nhỏ bé chỉ cao chưa đầy 1m50 mà có thể ném nhưng người cao tới 1m80 như chiếc đĩa thì ông đã quyết định chuyển sang học Aikido, vì theo ông, kiếm đạo quá coi trọng việc thắng thua và tách dần bản chất võ đạo của nó. Năm 22 tuổi, ông đã được chọn làm đại biểu thanh niên do phủ thủ tướng Nhật cử thực hiện chuyến đi vòng quanh Nam bán cầu bằng thuyền trong 100 ngày và giới thiệu Aikido tới nhiều nước. Năm 27 tuổi, ông đã một mình đi tới một số nước châu Âu để giảng dạy về Aikido. Sau đó ông còn thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới. Ông đã tới VN lần đầu tiên năm 1991, ông đã sang VN 26 lần kể từ đó. Hiện nay, ông là người của bộ tư pháp Nhật được cử sang VN với tư cách giám đốc đầu tiên của Trung tâm phát triển nguồn nhân lực Việt-Nhật.
"Tinh thần của Aikido là bất đối kháng, vì là bất đối kháng nên nó luôn luôn thắng" - Ueshiba.
Hưng
Rồi, cái Aikido này còn được. Em tham gia các bác phát.
Sau khi Ueshiba lập ra Aikido, nguyên tắc quan trọng nhất của ông ấy mang dạy cho học trò là "không tấn công và tránh làm đối thủ bị tổn thương". Truyện kể rằng có một lần có tay võ sĩ Tây không tin vào sức mạnh của ông ấy nên thách đấu. Ueshiba để cho hắn tự do tìm cách quật ngã ông nhưng tay võ sĩ kia loay hoay mãi không tài nào làm cho Ueshiba lay chuyển được. Đến lượt mình, Ueshiba chỉ nhẹ nhàng dùng một động tác là tay võ sĩ kia đã bắn ra xa.
Khi đương thời, Ueshiba với môn Hỗn Nguyên Khí công 8)( có thể gọi là Tiên Thiên Khí Công cũng được- nó là hẳn một môn công phu đặc biệt, hơi khác so với cái gọi là khí Tiên Thiên mà bất cứ ai học khí công cũng biết ) nổi tiếng của ông được coi là cao thủ số 1 Nhật bản. Còn ở Trung Quốc lúc đó thì nổi nhất là Hải Đăng Pháp Sư ( Thiếu Lâm xịn, không phải thày chùa múa côn giã gạo đâu nhé )- tổng chỉ huy huấn luyện võ thuật quân đội Trung Quốc với Nhất Chỉ Công ( cái này là môn công phu trấn sơn, thuộc Thiếu Lâm Nam Phái Hồ Nam thì phải, em không nhớ rõ ;D- nó cũng tương tự như cái trò gọi là Nhất Dương chỉ ;D ). Thật ra chuyện ai là số 1, số 2 là chuyện cực kỳ khó nhận định, vì võ vốn cũng là một môn Ẩn chứ không Lộ, nhưng vào thời của ông, Ueshiba được coi là số 1- một việc gần như chưa từng có trong lịch sử Võ học của Nhật Bản hay Trung Quốc, Việt Nam cũng thế.
Aikido được gọi là môn võ của tình thương bởi tính hạn chế tối đa gây tổn thương cho địch thủ của nó. Có lẽ nhìn thoáng qua, đó là điểm làm người ta có cảm giác bất hợp lý và bất an của môn võ này nhưng thật ra đó chính là điểm làm cho nó trở thành môn võ độc đáo nhất của Nhật bản, vượt trên cả các môn Karate và Judo ( Tổ sư là Kano- sinh trước Ueshiba vài chục năm ).
cdtphuc
Hì hì...tớ cũng tham gia với các bác phát.

Một tong những nguyên tắc về "Khí" của tổ sư Ueshiba là "con người là một tiểu vũ trụ". Mọi "hành động" trong Aikido đều phải tuân theo nguyên tắc đó. Khí của ta phải hoà nhập được với khí của vũ trụ rộng lớn kia (Hỗn nguyên khí công ?). Tương truyền khi Ueshiba sắp lâm chung, đột nhiên người bật dậy, giao đấu với 7 người môn đệ tài giỏi, lực lưỡng. Dù tình thế đã như ngọn đèn khô dầu sắp tắt nhưng tinh thần của Ueshiba vẫn mạnh mẽ phi thường. Chỉ những cái cử tay, cất chân hời hợt, nhẹ nhàng mà có sức mạnh kinh người, đẩy bắn những người kia ra xa. Chính những người thân cận nhất với ông đều thống nhất rằng chính giai đoạn cuối đời là giai đoạn tổ sư đạt đến đỉnh cao của võ học.

Có gì mâu thuẫn ở đây chăng ? Tại sao một ông già ốm yếu sắp hết hơi lại có thể đánh bại những địch thủ to lớn dễ dàng và còn được cho là đạt đến đỉnh cao của võ học. Đó chính là vì đến cuối đời ông đã hoàn toàn thấu triệt nguyên tắc kia. Những kẻ đánh ông, thực ra không phải đánh ông, mà là đánh với cái vũ trụ mà ông đã hoà với nó làm một. Sức con người, dù mạnh đến đâu...làm sao sánh được với sức của vũ trụ ?

Môn Aikido, sau khi tổ sư Ueshiba mất, vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ ra toàn thế giới. Có một võ sư, tiếc là tớ đã quên tên, đã "cải tiến" môn Aikido theo ý ông ta để cho nó trở nên hiệu quả hơn. Tất nhiên là những "cải tiến" này không được những người thừa kế chính thống của Ueshiba hoan nghênh lắm, nhưng nó đã chứng minh được tính hiệu quả của mình qua các cuộc so tài giữa hai trường phái (có thể so sánh khập khiễng là sự cải tiến của Judo (của tổ sư Kano) từ Jujitsu nhưng không hoàn toàn như vậy). Nghe nói môn phái Aikido mới này đã có mặt ở VN.

Có một thuyết cho rằng, có một tổ chức (tớ không nhớ tổ chức nào) đã bình bầu 7 kỳ nhân võ thuật của mọi thời đại. Trong số đó Trung Quốc có hai người: Trương Tam Phong và Lý Tiểu Long. Nhật có tổ sư Ueshiba. Còn 4 người còn lại tớ không biết ?
Lúc sinh thời tổ sư Ueshiba được xem là cao thủ số 1 đương thời, người gần như là kẻ bất khả chiến bại (dù ông không hề ham hố danh hiệu đó).


Trở lại một tí về môn Aikido ở VN. Bác nào đã được học có thể cho mọi người biết vài nét về môn này được không ? Tớ cảm thấy thích môn này và muốn tìm học nhưng vẫn còn e ngại. Có một điều đáng tiếc là các môn phái khác khi truyền qua VN đều đã mất đi khá nhiều những nét "tinh hoa" của nó. Karaté, Judo đã trở thành những môn thể thao là chủ yếu. những đòn thế tự vệ hữu hiệu (hay còn được gọi là "nguy hiểm") đã bị lược bỏ hết. Taekwondo cũng không phải là ngoại lệ. Có lần lão võ sư Trần Tiến (chưởng môn Thiếu Lâm nội gia quyền) có than với học trò rằng ông rất buồn lòng khi thấy báo chí đưa tin một chàng thiếu hiệp đai đen Taekwondo, từng có huy chương vàng vô địch Đông Nam Á, thuộc dạng con nhà nòi, đã phải vắt chân lên cổ chạy có cờ khi lỡ dại chọc phải một gã du côn và bị gã cầm dao...rượt ! :(

Còn Aikido: tớ cũng chả biết như thế nào? Có điều cứ theo lời kể của vị "cải tiến" nọ (tớ đọc quyển sách của ông ta đã khá lâu nên chỉ còn nhớ được bập bõm) thì những hậu nhân của Ueshiba hầu như cũng chẳng tiếp thu được tinh thần của tổ sư truyền lại là mấy! Ở Nhật đã vậy thì ở VN chắc còn chán hơn nữa. Tớ tự hỏi không biết trong các vị lão làng trong làng Aikido ở VN có mấy người hiểu được chữ KHÍ trong Aikido ? Tớ có cảm giác rằng môn này nó giống Thiền nhiều hơn là võ thuật. Nghĩa là mỗi người phải tự tìm hiểu để có thể "ngộ" theo cách của mình, chẳng ai có thể "giác ngộ" hay "điểm hoá" thay cho ta được.

Còn nói về khía cạnh "thực dụng" của nó? Tớ e rằng ở ngoài đời, trừ những gã amateur, còn thì chẳng ai dễ dàng chịu đưa tay ra để đối phương bẻ ta hay quật xuống, cứ nhìn bọn tuyển thủ Karatedo thi đấu, ra đòn nhanh như gió thì đủ biết !

Dù sao đi nữa tớ cũng hy vọng rằng những suy nghĩ của mình chỉ là chủ quan và thực tế, môn Aikido "tốt đẹp" hơn như vậy nhiều. Thú thực là tớ khá "ngưỡng mộ" môn này và vẫn mong có ngày được thụ giáo một vị thầy Aikodo đích thực, để có thể thêm "tự tin" và "lạc quan" hơn vào cuộc sống !

sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Kieuphong
[quote author=King Ubu II link=board=14;threadid=611;start=10#4416 date=1030603175]
( Thiếu Lâm xịn, không phải thày chùa múa côn giã gạo đâu nhé )- tổng chỉ huy huấn luyện võ thuật quân đội Trung Quốc với Nhất Chỉ Công ( cái này là môn công phu trấn sơn, thuộc Thiếu Lâm Nam Phái Hồ Nam thì phải, em không nhớ rõ ;D- nó cũng tương tự như cái trò gọi là Nhất Dương chỉ ;D ). [/quote]

Đính chính bác King chỗ này 1 phát. Thiếu Lâm Tự nguyên thủy do 1 ông vua thời Bắc Ngụy (trong thời Nam-Bắc Triều sau nhà Tấn của họ Tư Mã đấy ạ) dựng nên. Sau Đạt Ma Tổ Sư Đông du đến Trung thổ để giảng Phật. Tổ Sư trước tiên gặp vua Lương Huệ Đế ở Nam Kinh ngày nay, nói chuyện kô hợp, nên tiếp tục đi lên phía Bắc, đến định cư tại Thiếu Lâm Tự trên Thiếu Thất Sơn trong dãy Tung Sơn tỉnh Hà Nam. Tại đây Tổ Sư đã diện bích (quay mặt vào vách đá) 9 năm (ở ngọn núi nào thì để em tìm hiểu lại :-[), sáng tạo ra 2 bộ tuyệt thế kì công là Dịch Cân KinhTẩy Tủy Kinh. Thấy các nhà sư trong chùa ốm yếu, kô thể chống chọi lại bọn cướp tới quấy nhiễu, Tổ Sư đã truyền thụ Dịch Cân Kinh, Tẩy Tủy Kinh, cùng với Thập bát La Hán quyền để giữ gìn sức khỏe và giữ chùa. Đến thời nhà Minh, có 1 vị sư (lại phải tra cứu lại :-[) đã đến tỉnh Phúc Kiến lập ra Bồ Đề Thiếu Lâm. Từ đó mới có phân biệt Thiếu Lâm Bắc phái và Nam phái. Người ta thường nói "Nam quyền Bắc cước" là vì người phương Bắc cao to, thiện việc dùng chân trên những vùng đất bằng phẳng, còn phương Nam sông hồ nhiều, khoảng cách chật hẹp, nhiều khi phải động thủ trên thuyền, nên bộ pháp phải vững, quyền thuật phải mạnh. Chính từ 2 chùa Thiếu Lâm này mà sau này xuất hiện nhiều nhánh khác. Công phu đặc trưng của Bắc phái là Đàm thoái, còn của Nam phái là Hồng gia (cái này là nói chung luôn cho võ thuật Trung Hoa). Các cô chú Hồng Hy Quan, Nghiêm Vịnh Xuân chính là học từ Nam Thiếu Lâm, rồi mới sáng lập ra Thiếu Lâm Hồng giaThiếu Lâm Vịnh Xuân.

P.S: Dịch Cân Kinh dùng để luyện nội lực, là tuyệt đỉnh công phu nội gia. Kẻ luyện môn này có thể phát khí tùy ý :P :P. Còn Tẩy Tủy Kinh có thể giúp con người sống lâu mạnh khỏe, kéo dài tuổi thọ :P. Có điều qua nhiều tai biến, Tẩy Tủy Kinh hiện nay đã thất truyền, còn Dịch Cân Kinh hình như cũng chịu chung số phận. Các sách Dịch Cân Kinh bày bán ngoài nhà sách chỉ là đồ dỏm, còn thật sự ở Thiếu Lâm Tự - Hà Nam hiện giờ có tàng trữ Dịch Cân Kinh thứ thiệt hay kô thì kô ai biết. ;D
Hưng
Ừ, tớ nhầm ở chỗ phái này ở Phúc Kiến mới đúng. Môn trấn sơn của nó thì đúng là Nhất Chỉ Thiền Công đấy. Thiếu Lâm Tung Sơn thì mới là Dịch Cân Kinh và 3 môn khác nữa gồm Tẩy Tuỷ Kinh, ...( lâu ngày tớ quên rồi ). ;D
Lang Tu
Cho em hỏi là có bác nào ở đây tập võ Tàu không ạ?

Nghe các bác kể chuyện hay quá! ;D
yuyu
[quote author=Lang Tu link=board=14;threadid=611;start=20#5605 date=1031505353]
Cho em hỏi là có bác nào ở đây tập võ Tàu không ạ?

Nghe các bác kể chuyện hay quá! ;D



[/quote]

Trước mình có theo học Phật Gia Vĩnh Xuân ( Phái của cụ Quí ) sau đổi tên thành Dưỡng Sinh Nhu Quyền , nhưng giờ quên hết rồi . Các sư phụ bảo học phương pháp cốt để hành xử như không có phương pháp , ngẫm lại thấy đúng. Bấy giờ chỉ có võ mồm thôi .[sp_ike.gif]
summoner131
Mấy tháng trước em có đaọc một bài phỏng vấn Kim Dung, ông ta kể là có một cụ trọc Thiếu Lâm bị ung thư sắp chết, bác sĩ khuyên rằng cụ nên đi thăm quan thiên hạ cho đã đi nhưng cụ lại lọ mọ trở về chùa Thiếu Lâm lục lọi Tàng Kinh Các và tìm thấy Dịch Cân Kinh. Cụ luyện theo và khi khám lại thì bác sĩ không còn thấy một tế bào ung thư nào cả....Thế thì có vẻ là Dịch Cân Kinh xịn có thể vẫn chưa thất truyền.
yuyu
[quote author=summoner131 link=board=14;threadid=611;start=20#5686 date=1031571332]
Mấy tháng trước em có đaọc một bài phỏng vấn Kim Dung, ông ta kể là có một cụ trọc Thiếu Lâm bị ung thư sắp chết, bác sĩ khuyên rằng cụ nên đi thăm quan thiên hạ cho đã đi nhưng cụ lại lọ mọ trở về chùa Thiếu Lâm lục lọi Tàng Kinh Các và tìm thấy Dịch Cân Kinh. Cụ luyện theo và khi khám lại thì bác sĩ không còn thấy một tế bào ung thư nào cả....Thế thì có vẻ là Dịch Cân Kinh xịn có thể vẫn chưa thất truyền.
[/quote]

Chuyện ông Kim Dung kể thì chưa biết thực hư thế nào , nhưng có một chuyện thật ở Việt Nam là hoạ sĩ PHạm Viết Hồng Lam bị ung thư đã tự chữa khỏi bằng cách luyện tập theo Dich Cân Kinh ? NHưng có đúng là Dich Cân Kinh thật không thì mình không biết, chỉ biết là khỏi bệnh .
FR
Luyện Tập Thiếu Lâm Dịch Cân Kinh

Tác Giả: Đơn Phong


Ðạt Ma Dịch Cân Kinh

Năm 917 (sau Tây lịch) Ðạt Ma Sư Tổ từ Ấn Ðộ sang Trung Hoa thuyết pháp và truyền giáo, sau ở lại Trung Sơn, Hà Nam xây dựng chùa Thiếu Lâm, đã có nhiều đệ tử nhập môn học Phật để mai sau đi truyền giáo. Ông nhận thấy nay đem một tín ngưỡng đi truyền tụng có khi trái với tín ngưỡng cũ của dân bản xứ, dễ xảy ra xung đột, do vậy các đệ tử của ông vừa lo học lý thuyết Phật pháp vừa phải luyện võ để tự vệ (môn phái Thiếu Lâm xuất hiện và tồn tại đến ngày nay).

Nhiều người xin nhập môn nhưng thể lực kém không thể luyện võ được, Tổ sư bèn truyền đạt một phương pháp luyện tập được gọi là Ðạt Ma Dịch Cân Kinh để chuyển biến thể lực yếu kém thành mạnh khỏe. Cách tập đơn giản nhưng hiệu quả lớn vì tiêu trừ được các bệnh tật.

Ngày nay người ta nghiên cứu là phương pháp này chữa được rất nhiều bệnh, ngay cả bệnh ung thư cũng khỏi và bây giờ người ta áp dụng lý thuyết KHÍ HUYẾT của Ịông y để chứng minh. Sức khỏe con người liên quan chặt chẽ với khí huyết, về kiểu này thì ta thấy rõ ràng.

Trong Ðông y, cái gọi là huyết thì không thể hạn chế và tách ra từng mặt như máu loãng hay đặc; hồng cầu nhiều hay ít, sắc tố như thế nào... mà nghiên cứu, mà dùng cách nhìn nhận toàn diện của quá trình sinh lý và hóa trình tuần hoàn của huyết mà xem xét.

Lý luận của Ðông y, triết lý vững vàng, mang tính khái quát rất cao, do vậy vấn đề khí huyết tất nhiên không có sự cô lập như lấy một giọt máu không có sức sống hoặc một bầu máu tách rời khỏi cơ thể mà cần phải phân tích đến trạng thái vận động quá trình sinh lý và các mối liên hệ khác.

Về khí cũng vậy, hào khí (là khí người hào hiệp, không hề lay động khi đã quyết định). Người xem tướng giỏi là người rành xem khí sắc Thiên vị khí (Prâna) có trong khí trời nếu không được trải rộng ra khắp cơ thể thì sinh bệnh hoạn. Cho nên cái khí của Ịông y không bác bỏ cái khí trong không khí, vì vậy nó mang nội dung có tính khái quát rộng lớn hơn.

Ta hít không khí vào phổi, ăn thực phẩm vào dạ dày, ruột hấp thu chất dinh dưỡng, các chất ấy là không khí được đưa đến tế bào của thân thể để có được oxy hóa và sinh ra nhiệt năng đồng thời cũng đưa ra những khí thải và thức ăn thải từ các tế bào trên cơ thể thu hồi và bài tiết ra ngoài.

Tuần hoàn tốt phát huy tác dụng tốt của máu thì quá trình sinh lý của cơ thể con người tự nhiên thịnh vượng ra, sinh hoạt sức khỏe con người đương nhiên được bảo đảm.

Cho nên trong lý thuyết khí huyết không thể đơn độc chỉ có huyết mà không có khí và ngược lại, trong Ðông y cho rằng mâu thuẫn chủ yếu trong cơ thể con người là ÂM DƯ NG mà đó cũng là khí huyết (Âm là huyết, Dương là khí).

Luyện Dịch Cân Kinh là làm cho khí huyết hoạt động điều hòa nên có tác dụng chữa bệnh tốt.

Áp dụng Dịch Cân Kinh để chữa bệnh ung thư, người xưa dùng dưỡng tâm, nay kết hợp với luyện Dịch Cân Kinh đã chữa khỏi hẳn bệnh ung thư. Tác dụng của thuốc là rút ngắn thời gian điều trị chứ không có tác dụng chữa bệnh, nói như người xưa là "mạch máu đưa đi."

Trong một đơn vị quân đội chẳng hạn, cùng sinh hoạt như nhau, cùng ăn một bữa ăn lại có người đi kiết, đi tả, nhưng có người chẳng sao. Ðấy là nhờ mạch mau thông thương đã giúp cho cơ thể thải độc tốt. Vậy luyện Dịch Cân Kinh là chính.

Nay ta thử phân tích bệnh ung thư là gì?

Người xưa chia bệnh ung thư làm hai loại là Âm Thư và Dương Thư. Do đó đã có câu: "Dương Thư dễ lành, Âm Thư khó trị."

Dương Thư thì ai cũng biết là cái nhọt mọc ở ngoài, chín rồi vỡ, có máu mủ, ngòi mủ xanh dán cao là hết. Âm Thư là cái mụt bên trong cơ thể, có khi rắn như đá. Nguyên nhân đều do sự kết tụ của khí huyết làm trở ngại và tắt kinh lạc, do vậy các phế vật trong cơ thể cần thải mà không thải ra được. Vì máu lưu thông chậm nên các chất keo, dịch, gan, các chất khô... không đủ nhiệt năng nên công năng của máu giảm sút không thể thải được những chất không cần thiết trong cơ thể ra ngoài.

Luyện Dịch Cân Kinh, tay vẫy đúng phép, miệng, dạ dày mở, máu mới sinh ra nhiệt năng đầy đủ, các vật chèn ép làm mất thăng bằng trong cơ thể bị xóa bỏ thì mới khỏi bệnh.

Vậy theo Dịch Cân Kinh, cơ hoành lên xuống dễ dàng, ruột, dạ dày, thận tiếp được khí nên gây được tác dụng hưng phấn. Khi chức năng của máu tăng thì giúp được việc tống cựu nghinh tân tốt, khí huyết thăng bằng là khỏi bệnh. Một số người sau đây đã luyện tập Dịch Cân Kinh có hiệu quả:

- Cụ Quách Chu, 78 tuổi, phát hiện u ở não và ở phổi. Luyện tập ngày 3 buổi, mỗi buổi 1,800 lần. Tập đều sau ba tháng thì tan khối u, khỏi bệnh.

- Ông Trương Công Phát, 43 tuổi, phát giác ung thư máu, luyện tập Dịch Cân Kinh ngày 3 buổi, mỗi buổi 4,800 lần (có dùng dưỡng tâm can), sau ba tháng khỏi bệnh. Ðã ba năm nay vẫn khỏe mạnh.

- Cụ Từ Mạc Ðính, 60 tuổi, ung thư phổi, và bán thân bất toại. Luyện tập sau ba tháng thì hết bán thân bất toại, kiểm tra khối u cũng tan mất.

Nguyên nhân bệnh ung thư trên thế giới đang bàn cãi, ngay thuốc dưỡng tâm can cũng không phải là thuốc đặc hiệu chữa trị mà là giúp tim hoạt động tốt để thải chất độc.

Vì quá trình sinh lý cơ thể con nguời là một quá trình phát triển, nó mang một nội dung đấu tranh rất phức tạp qua giữa cái sống và sự chết, giữa lành mạnh và bệnh tật, giữa già háp và trẻ dai. Nhưng kết quả cuộc đấu tranh là các nhân tố nội tại quyết định chứ không phải do hoàn cảnh bên ngoài.

Vậy cơ thể con người là một chỉnh thể hoạt động. Trong vận động các lục phủ ngũ tạng đều dựa vào nhau tức là tương sinh, ức chế lẫn nhau tức là tương khắc. Nhưng khí huyết có tác dụng đến khắp các lục phủ ngũ tạng, cho nên việc phát sinh bệnh ung thư cũng do khí huyết lưu thông không chu đáo mà ra. Ðông y đã xác định là cuộc đấu tranh của cơ thể với bệnh ung tư là một cuộc đấu tranh nội bộ ở cơ thể con người. Từ đó mà xây dựng quan điểm cho rằng bệnh ung thư là bệnh chữa được.

Ðương nhiên bệnh tật do sự trì trệ khí huyết mà có lại làm cho hao tổn thêm khí huyết. Vậy, công việc luyện tập cho khí huyết thay đổi là tự chữa được bệnh. Từ đó mà tạo được lòng tin vững chắc của người bệnh đối với việc tự chữa bệnh ung thư, để tập trung tinh thần và ý chí đầy đủ để luyện tập Dịch Cân Kinh, vì phương pháp này thay đổi và tăng cường khí huyết. Nó cũng chữa được bệnh trĩ nội và trị ngoại. Ông Hà Thúc Nguyên bị trĩ nội và chứng đầy bụng, chỉ tập một tháng là khỏi. Luyện tập Dịch Cân Kinh thấy ăn tốt, ngủ ngon là việc phổ biến tốt, đã làm tăng sức khỏe các bệnh nhân nói chung và chữa được nhiều chứng bệnh như: - Suy nhược thần kinh - Cao huyết áp - Bệnh tim các loại - Bán thân bất toại - Bệnh thận - Hen suyễn, lao phổi - Trúng gió méo mồm, lệch mắt.

Ðông y cho rằng vấn đề cơ bản của bệnh tật là do khí huyết (Âm, Dương) mất thăng bằng mà sinh ra. Luyện Dịch Cân Kinh là giải quyết vấn đề này, nên đối với đa số các loại bệnh, nhất là bệnh mãn tính, đều có thể chữa được cả.(tn)


Phương pháp luyện Dịch Cân Kinh

Ðầu tiên là nói về tư tưởng:

- Phải có hào khí, nghĩa là phải có quyết tâm luyện tập cho đến nơi đến chốn, vững vàng, tin tưởng không vì lời bàn ra tán vào mà chán nản bỏ dở.

- Phải lạc quan, không lo sợ đang mang bệnh mà mọi người gọi là hiểm nghèo, phải tin tưởng rằng mình sẽ thắng bệnh do việc luyện tập Dịch Cân Kinh.


* Tư thế :

1) Lên không, xuống có: Trên phải không, dưới nên có. Ðầu treo lơ lửng, miệng không hoạt động, bụng phải mềm, lưng thẳng, thắt lưng mềm dẻo, hai cánh tay phải vẫy, cùi chỏ thẳng và mềm, cổ tay mềm, hai bàn tay ngửa ra phía sau xòe ra như cái quạt. Trong khi vẫy, hậu môn phải thót, gót chân lỏng, hậu môn phải chắc, bàn chân phải cứng, các ngón chân bám chặt như bám trên đất trơn. Ðây là những qui định cụ thể của các yêu cầu cơ bản khi tập luyện Dịch Cân Kinh.

Dựa theo yêu cầu này, khi tập vẫy tay thì từ cơ hoành trở lên phải giữ cho được trống không, buông lỏng, thảnh thơi, đầu không nghĩ ngợi lung tung, chỉ chú ý vào việc luyện tập, xương cổ buông lỏng để có cảm giác như đầu treo lơ lửng, mồm giữ tự nhiên (không mím môi), ngực trên buông lỏng để phổi tự nhiên. Hai cánh tay để tự nhiên giống như hai mái chèo gắn vào vai. Từ cơ hoành trở xuống phải giữ cho chắc đủ sức căng, bụng dưới thót vào, hậu môn nhích lên, mười ngón chân bám sát mặt đất, gót chân để phẳng lên mặt đất, bắp chân trong trạng thái căng thẳng, xương sống thẳng như cây gỗ. Khi vẫy tay nhớ nhẩm câu: "lên có, xuống không." Nghĩa là lấy sức vẫy tay về phía sau (lên), khi tay trả lại phía trước là do quán tính, không dùng sức đưa tay ra phía trước (xuống).

2) Trên ba dưới bảy: Là phần trên để lỏng độ ba phần khí lực, phần dưới lấy gân sức bảy phần khí lực. Vấn đề này quán triệt đầy đủ thì hiệu quả sẽ tốt.

3) Mắt nhìn thẳng: Không nghĩ ngợi gì cả, miệng nhẩm đếm lần vẫy.


* Các bước tập cụ thể như sau:

a) Ðứng hai bàn chân bằng khoảng cách hai vai.

B) Hai cánh tay duỗi thẳng theo vai, các ngón tay xòe thẳng, lòng bàn tay quay ra sau.

c) Bụng dưới thót lại, lưng thẳng. Bụng trên co lại, cổ để lỏng, đầu và miệng bình thường.

d) Các đầu ngón chân bám trên mặt đất, gót sát đất, bắp chân và đùi chân căng thẳng.

e) Hai mắt chọn một điểm đằng xa làm mục tiêu để nhìn, không nghĩ ngợi lung tung, luôn chú ý vào các ngón chân đang bám đất. Ðùi vế bắp chân cứng. Thót hậu môn thật chặt và nhẩm đếm.

i) Dùng sức vẫy hai tay về phía sau, khi trả hai bàn tay lại phía trước, chú ý để nó buông theo quán tính, tuyệt đối không dùng sức. Tuy nhiên chân vẫn lấy gân cứng lên, hậu môn vẫn thót và co lại không lơi lả.

g) Vẫy tay từ 200, 300, 400, 500, 600, 700 lần, dần dần tăng lên tới 1,800 lần vẫy, (1,800 ước chừng 30 phút).

h) Phải có quyết tâm đều đặn tập trung vào sự luyện tập, không nôn nóng tập nhanh, tập nhiều vì dục tốc bất đạt. Nhưng cũng không tùy tiện bữa tập nhiều, bữa ít hoặc nghỉ tập, vì như vậy sẽ làm mất lòng tin trong luyện tập, khó có hiệu quả.

Bắt đầu tập luyện cũng không nên làm tổn thương các ngón chân (sau buổi tập vuốt ve các ngón chân mỗi ngón 9 lần). Nôn nóng muốn khỏi bệnh này mà dùng nhiều sức sẽ không đem lại kết quả. Có quyết tâm nhưng phải từ từ tiến dần mới đúng cách, mới kết quả tốt. Nếu tinh thần không tập trung, tư tưởng phân tán thì khí huyết loạn xạ, và không chú ý đến "trên nặng, dưới nhẹ" là sai hỏng.

Khi đã vẫy tay đến 600 lần trở lên thường có trung tiện (đánh rắm), hắt hơi, và hai chân nhức mỏi, toát mồ hôi, mặt nóng bừng... chỉ là hiện tượng bình thường đừng lo ngại. Trung tiện và hắt hơi là do nhu động của đường ruột tăng lên đẩy mạnh cơ năng tiêu hóa. Chân mỏi là do khí huyết dồn xuống cho hợp với vũ trụ là "thiên khinh địa trọng" (trên nhẹ dưới nặng), đấy là qui luật sinh hợp với vũ trụ: Thiên khinh địa trọng.

Sở dĩ bệnh gan là do khí huyết tạng gan không tốt gây nên khí bị tích lũy làm cho gan khó bài tiết, do đó ảnh hưởng đến ống mật và cả tì vị. Luyện Dịch Cân Kinh có thể giải quyết được vấn đề này, nếu sớm có trung tiện là hiệu quả tốt.

Về bệnh mắt, luyện Dịch Cân Kinh là có thể khỏi chứng đau mắt đỏ với các chứng đau mắt thông thường, cận thị, thậm chí được cả chứng dục thủy tinh thể. Trong nội kinh có nói mắt nhờ huyết mà nhìn được, khi khí huyết không dẫn đến các bộ phận của mắt, do vậy sinh ra các bệnh tật do mắt. Ðôi mắt là bộ phận thị giác cũng là bộ phận quan trọng của cơ thể.


Những phản ứng khi luyện tập Dịch Cân Kinh

Khi luyện tập, cơ thể sẽ có những phản ứng nhưng tất cả đều là hiện tượng thải bệnh, không nên lo nghĩ. Liệt kê 34 phản ứng thông thường và còn nhiều phản ứng không kể hết được:

1) Ðau buốt. 2) Tê dại. 3) Lạnh. 4) Nóng. 5) Ðầy hơi. 6) Sưng. 7) Ngứa. 8) Ứa nước giải. 9) Ra mồ hôi. 10) Cảm giác như kiến bò. 11) Giật gân, giật thịt. 12) Ðầu khớp xương có tiếng kêu lục cục. 13) Cảm giác máu chảy dồn dập. 14) Lông tóc dựng đứng. 15) Âm nang to lên. 16) Lưng đau. 17) Máy mắt, mi giật. 18) Ðầu nặng. 19) Hơi thở nhiều, thở dốc. 20) Nấc. 21) Trung tiện. 22) Gót chân nhức như mưng mủ. 23) Cầu trắng dưới lưỡi. 24) Ðau mỏi toàn thân. 25) Da cứng, da dày rụng đi (chai chân). 26) Sắc mặt biến đi. 27) Huyết áp biến đổi. 28) Ðại tiện ra máu. 29) Tiểu tiện nhiều. 30) Nôn, mửa, ho. 31) Bệnh từ trong da thịt bài tiết ra. 32) Trên đỉnh đầu mọc mụt. 33) Ngứa từng chỗ hay toàn thân. 34) Chảy máu cam.

Các phản ứng trên đây là do trọc khí bài tiết ra ngoài cơ thể, loại trừ các thứ ứ đọng gọi là bệnh tật. Khi có sự phản ứng là có sự xung đột giữa chánh khí và tà khí, nếu ta vẫn tập luyện sẽ sản sinh các chất bồi bổ có lợi cho chánh khí. Ta tập đúng cách và làm tăng sức đề kháng, nó đẩy cặn bã trong cơ, gan, thần kinh và các tế bào khác mà mạch máu lưu thông bình thường không thải nổi. Nhờ luyện tập Dịch Cân Kinh mà khí huyết lưu thông mới đưa nổi cặn bã ra ngoài nên sinh ra phản ứng. Vậy không nên lo sợ, cứ tiếp tục luyện tập như thường. Có một phản ứng hiển nhiên là khỏi một căn bệnh, cứ tập luyện đều đặn sẽ đạt hiệu quả tốt.


Luyện Dịch Cân Kinh đạt được 4 tiêu chuẩn sau:

- Nội trung: Tức là nâng cao can khí lên, then chốt là điều chỉnh tạng phủ. Lưu thông khí huyết. Thông khí sẽ thông suốt lên đến đỉnh đầu.

- Tứ trưởng tố: Tức là tứ chi phối hợp với các động tác theo đúng nguyên tắc theo luyện tập. Tứ trung tế song song với nội trung sẽ làm cho tà khí bài tiết ra ngoài, trung khí dồn xuống, cơ năng sinh sản ngày càng mạnh.

- Ngũ tam phát: Nghĩa là 5 trung tâm của nhiệt dưới đây hoạt động mạnh hơn lúc bình thường. Ðó là Bách hội: một huyện trên đỉnh đầu, Gio cung: huyệt ở hai bàn tay, Dũng tuyền: huyệt ở hai gan bàn chân.

Khi luyện tập, 5 huyệt này đều có phản ứng và hoàn toàn thông suốt Nhâm dốc và 12 kinh mạch đều đạt tới hiệu quả, nó làm tăng cường thân thể, tiêu trừ các bệnh nan y mà ta không ngờ.

- Lục phủ minh: Ðó là ruột non, ruột già, mắt, dạ dày, bong bóng, tam tiêu sẽ thông suốt, nghĩa là không trì trệ. Lục phủ có nhiệm vụ thâu nạp thức ăn, tiêu hóa, bài tiết được thuận lợi nếu không bị trì trệ, ứ đọng, cơ năng sinh sản có sức tiếp, giữ vững trạng thái bình thường của cơ thể tức là Âm Dương thăng bằng, cơ thể thịnh vượng.


Một số điều cần chú ý khi luyện tập


1) Số lần vẫy tay không dưới 800 lần. Từ 800 lần lên dần 1,800 lần (khoảng 30 phút) mới tới ngưỡng cửa của điều trị. Người bệnh nặng có thể ngồi mà vẫy tay, tuy nhiên phải nhớ thót hậu môn và bấm mười đầu ngón chân.

2) Số buổi tập: - Sáng thành tâm tập mạnh - Trưa trước khi ăn tập vừa - Tối trước khi ngủ tập nhẹ.

3) Có thể tập nhiều tùy theo bệnh trạng. Có bệnh nhân lên số vẫy tay tới 5, 6 ngàn lần trong mỗi buổi tập. Nếu sau khi tập thấy ăn ngon ngủ tốt, tiểu và đại tiện thấy điều hòa, tinh thần tỉnh táo, thì chứng tỏ số lần vẫy tay khi luyện tập là thích hợp.

4) Tốc độ vẫy tay. Theo nguyên tắc thì nên chậm. Bình thường thì vẫy 1,800 lần hết 30 phút. Vẫy lúc sau hơi nhanh hơn lúc đầu một chút, khi đã thuần thì vẫy hẹp vòng. Bệnh nhẹ thì nên vẫy nhanh và dùng sức nhiều hơn. Bệnh nặng thì nên vẫy hẹp vòng và chậm, bớt dùng sức. Vẫy tay nhanh quá làm cho tim đập nhanh mau mệt, mà chậm quá thì không đạt tới mục đích. Vì luyện tập là cần có mạch máu lưu thông.

5) Khi vẫy tay dùng sức nhiều hay ít (nặng hay nhẹ): Vẫy tay là môn thể dục chữa bệnh chứ không phải môn thể thao khích biệt. Ðây là môn thể dục mềm dẻo, đặc điểm của nó là dụng ý không dùng sức, nhưng nếu vẫy tay nhẹ quá cũng không tốt, bởi vì bắp vai không lắc mạnh thì lưng và ngực không chuyển động nhiều, tác dụng sẽ giảm đi. Vẫy tay không chỉ có chuyển động cánh tay mà chính yếu là chuyển động hai bắp vai. Bệnh phong thấp thì nên dùng sức ở mức nặng một chút. Bệnh huyết áp thì dùng sức ở mức nhẹ và vẫy tay chậm.

Nói tóm lại, phần lớn tự mình nắm vững tình trạng, phân tích các triệu chứng sau khi nghe sự nhận xét của mọi người, tự mình cảm nhận sự biến chuyển trong cơ thể: nhanh nhẹn, hồng hào, tươi tỉnh hay là xấu hơn trước. Tự mình suy nghĩ rồi quyết định cách tập trên nguyên tắc là tập thế nào cho cảm thấy thoải mái, dễ chịu là đúng và tốt nhất. Ðông y cho rằng động tác nhẹ là bổ ích (ích lợi cho cơ thể), động tác mạnh là loại bỏ các chất cặn bã có hại cho cơ thể (tức bệnh tật). Lý luận này đang được nghiên cứu.

6) Khi vẫy tay về phía sau dùng sức 7 phần, khi trả tay về phía trước thuộc về quán tính còn chừng 5 phần.

7) Ðếm số lần vẫy tay: Ðếm không phải để nhớ mà có tác dụng làm cho đầu óc bình tĩnh, có tác dụng tốt cho não được căng thẳng và không nghĩ ngợi lung tung. Chân Âm được bồi dưỡng.

8) Hoàn cảnh khi luyện tập (nơi chốn): Không có khác biệt, ở nơi đâu cũng tập được, dĩ nhiên nơi nào có không khí trong lành và yên tĩnh vẫn tốt hơn.

9) Trước và sau khi tập: Trước khi tập đứng bình tĩnh cho tim được thoải mái, đầu óc được yên tĩnh để chuyển hóa về sinh lý và tâm lý. Ta có thể làm những động tác nhẹ nhàng thoải mái như trong môn khí công. Sau khi tập cũng phải bình tĩnh vê 10 đầu ngón tay và 10 đầu ngón chân đủ 9 lần. Người không đủ bình tĩnh nên cần chú ý đến điểm này.

10) Luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép: Sau khi tập thấy ngứa và bụng nhẹ nhàng, hơi thể điều hòa, mắt sáng, nước giải ứa ra nhiều, đại tiện dễ dàng, ăn ngon ngủ tốt, tinh thần tỉnh táo, bệnh tật bớt dần, thì đó là đã luyện tập Dịch Cân Kinh đúng phép. Sau khi tập đại đa số thấy có phản ứng nhưng về hiệu quả thì rất khác nhau. Nguyên nhân chính là khi tập, tư thế có thích hợp với người tập hay không.

11) Khi tập cần chú ý đến các điểm sau đây:

- Nửa thân trên buông lỏng (thượng hư)

- Nửa thân dưới giữ chắc, căng mạnh (hạ thực)

- Khi tay trả lại phía trước không dùng sức (nhẹ)

- Tay vẫy về phía sau dùng sức (nặng, mạnh)

- Mỗi lần tập tăng dần số lần vẫy tay

- Tập ngày 3 buổi kiên quyết tự chữa bệnh cho mình

12) Sự liên quan giữa tinh thần và hiệu quả khi tập luyện: Hết lòng tin tưởng, kiên quyết tới cùng. Tập đủ số lần nhất định, tập thường xuyên thì hiệu quả rất tốt. Nếu khi tập khi nghỉ, không đủ số lần tập nhất định, trong lòng còn nghi hoặc, bị động theo dư luận, thấy phản ứng lo sợ vội bỏ tập thì nhất định không hết quả.

13) Vẫy tay có sinh ra bệnh gì không? Có thể sinh bệnh do tư thế không đúng và làm sai nguyên tắc. Nhưng trong trường hợp này cũng hạn hữu không tới 1%.

14) Khi tập phải tránh đứng đầu ngọn gió cả mùa hè lẫn mùa đông.


Tóm lại cần lưu tâm vào những điều sau:


- Khi tập luôn luôn bám chặt các ngón chân vào mặt đất.

- Thót hoặc co hậu môn thật mạnh để giữ thế "thượng thư hạ thực."

- Vẫy tay từ ít tới nhiều và phải đạt 1,800 lần mới có hiệu quả.

- Khi gặp phản ứng đừng ngại, đó là diễn biến tốt, cứ tập số lần như cũ. Khi hết phản ứng hãy tăng số lần vẫy tay lên.

- Giữ vững lòng tin, kiên trì quyết tâm tin tưởng, tập luyện tới cùng, chắc chắn sẽ đẩy lùi các bệnh tật ta đang mắc phải.

- Luyện tập Dịch Cân Kinh không chỉ chữa khỏi bệnh mà còn là một phương pháp phòng bệnh rất hữu hiệu.
Mr. Smith
Đọc Kim Dung thấy giang hồ nổi sóng, đánh nhau chết thôi vì cái Dịch Cân Kinh này.
Em FR quảng cáo thế này, chắc sắp có cao thủ xuất dương sang Ba Lê tranh đoạt bí kíp võ công lắm. Cứ cẩn thận mà đề phòng em ạ :P
Hưng
Cái phương pháp này ngày xưa hồi em 11, 12 cũng tập chán rồi. Do papa em lấy từ cơ quan về vì nó là bài tập cho các bác lãnh đạo. Đúng là cũng hay đấy vì mặc dù em rất lười và chỉ tập vài tháng nhưng cũng thấy người ngợm khá hơn chút chút. ;D
Có lẽ nó chỉ là một trong số các bài tập có trong Dịch Cân Kinh thôi và cũng là bài tập đã được giản lược rất nhiều cho người bình thường dễ tập. 8)
Tiểu tăng thơ ngây
Hoà thượng này có lẽ phải xin nhận Rên làm sư phụ thôi.
mình muốn học VX để bảo vệ chùa Rên à?

Cô Rên này ghê thật đấy.
Lang Tu
Nghe các bác đăng đàn võ thuật xôm trò quá nên Lãng Tử quay lại góp vui đây laugh.gif

72 Tuyệt kỹ Thiếu lâm thì tại hạ đây chưa từng được thọ giáo nhưng một chút tuyệt chiêu học lỏm trên đường thì cũng biết đấy ạ!

Nói về Võ Thuật thì "Nhất Lực, nhì Quyền".
Điều này tưởng như đơn giản nhưng không phải bất kỳ môn sinh nào cũng thấu hiểu. Thiếu lâm là Cương quyền do đó "Lực" lại càng quan trọng.
Lực phát ra do cấu tạo tự nhiên của cơ bắp chỉ là Ngoại Lực không thể gây hiệu quả mạnh bằng Lực do khí mà thành, đó là Nội lực. Hai yếu tố này luôn đi liền với nhau và tạo nên Võ Công của người võ sĩ.

Nhưng nếu chỉ có Lực mà không có Nghệ thì trình độ của người tập võ dừng lại ở Võ Thuật. Khi Công và Quyền đạt tới một mức độ cao hơn, linh hơn thì gọi là Võ nghệ.

Nói nôm na thì người mới tập võ thường có phản xạ khi bị tấn công là:
1. Đỡ đòn
2. Phản đòn

Khi tới trình độ cao thì hai phản xạ nay kết hợp làm một, như thế tạm gọi là Võ Nghệ.

Võ Học là trình độ đỉnh cao của người tập võ.
Không những chỉ thạo về khí công, quyền cước mà còn thấu hiểu những nguyên tắc sâu xa, nội dung bên trong của từng chiêu thức. Và quan trọng hơn là có thể sáng tạo ra quyền thuật.

Và như thế có thể tấn công đối phương ngay khi minh sắp bị tấn công.

Nếu như xem các buổi trình diễn của Tổ sư Aikido có thể nhận thấy rất rõ điều này. Khi cùng một lúc bị 5 người cầm gậy tấn công ông chỉ dùng một chiêu nhẹ nhàng là đã khoá cả năm người xuống đất, mà không cần đỡ đòn !

Gần đây báo chí có đưa tin về một Huy chương Vàng Võ thuật châu Á của VN vắt chân lên cổ chạy vì bị một tên lưu manh cầm dao đuổi ! Không nhớ rõ là anh ta đai Đen mấy đẳng ?

Môn phái nào cũng có ưu điểm và nhuợc điểm của nó, quan trọng là người học võ biết ứng dụng cho chính mình vào từng trường hợp cụ thể mà thôi.

Còn vũ khí theo tinh thần của Thiếu lâm là chỉ để nối dài tay chân mà thôi. Như thế có nghĩa là nếu như quyền chưa giỏi thì…khỏi học binh khí !

Nội công của Thiếu lâm không thể chỉ học qua sách vở !
Dịch Cân Kinh photcopy thì lại càng…khó học lắm thay ! ! !

Xét cho cùng thì « Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh ». Muốn thành cao thủ Thiếu lâm thì không thể chỉ đọc Kim Dung và các tạp chí võ thuật được !

Võ Môn đã mở rồi, xin mời các cao thủ…
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > CLB Văn Hoá - Lịch sử
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.