Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: 4 Cân Ngô đổi Một Lít Xăng
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Phó Thường Nhân
4 cân ngô thì làm được một lít xăng. Đối với một người gốc nông dân quá đát như tôi, một người có điểm xuất phát từ văn minh nông nghiệp trồng lúa, khi mà từ bé tí đã được nhồi vào đầu nguyên tắc « hạt thóc hạt vàng » thì quả điều này là một sự sững sờ. Tất nhiên người ta có thể giải thích được nó bằng nguyên tắc « kinh tế ». Với giá dầu mỏ 112 đô /Baril, thì lấy ngô làm xăng vẫn còn rẻ hơn là mua xăng thật. Ông Adam Smith bảo thế, vì nó là lô gíc của bàn tay vô hình. Nhưng với tôi thì nó không phải thế. Ở đây không có bàn tay vô hình mà là bàn tay có hình. Đó là cuộc chiến « thầm lặng » giữa Trung Quốc và Mỹ và trong cuộc chiến này, Mỹ đã thắng một bàn. Nhưng hệ quả của bàn thắng ấy là các nước nghèo phải gánh chịu. Hiện tại đã có 40 nước không có đủ tiền mua lương thực.

Tại sao tôi lại nói đây là một cuộc chiến giữa Mỹ và Trung quốc. Trong lý thuyết kinh tế có hai thuyết: một lý thuyết cổ điển của Ricardo và các nhà tiền kinh tế học tư bản chủ nghĩa, theo đó người ta nói rằng sự giầu có là do đất đai tài nguyên thiên nhiên sinh ra. Thuyết thứ 2 hiện đại hơn, và trở thành cái trụ chính của của mọi học thuyết kinh tế(kể cả Marx) đó là sự giầu có nhờ sức lao động. Lao động sẽ là giá trị tương đương lớn nhất biểu thị giá trị trao đổi hàng hoá.
Trong thực tế thì cả hai lý thuyết này luôn tồn tại và bổ xung cho nhau. Chính vì thế mà từ thế kỷ XIX các nước phương Tây mới đi xâm chiếm thuộc địa để bảo đảm cho kinh tế của mình các tiềm năng thiên nhiên, tức là cái phần giầu có kiểu Ricardo của kinh tế, còn chính quốc thì là sản xuất, công nghệ, hàng hoá tức là cái phần Adam Smith của kinh tế. Sự bóc lột được thể hiện bằng cách nhấn chìm giá tài nguyên mà nâng giá sản phẩm hoàn chỉnh qua các cơ chế thị trường (chuyển đổi tiền tệ, độc quyền, sức ép chính trị, ..)

Từ khi TQ và Ấn độ tham gia vào toàn cầu hoá thì tình hình thế giới thay đổi. Bởi TQ và Ấn độ là những nước có sức lao động vô tận. Vị trí của hai nước này đều đủ mạnh để chịu đựng được những sức ép chính trị, cũng như khả năng làm chủ các công nghệ kỹ thuật khiến cho các nước phương tây đứng đầu là Mỹ không thể dùng sức lao động cạnh tranh lại được.

Kết quả Mỹ đã lôi cái « sự giầu có kiểu Ricardo » này lên làm cái trụ chính cho chính sách chinh trị kinh tế của mình. Đó là Mỹ muốn đống vai trò độc quyền về tài nguyên thiên nhiên, ăn trên tài nguyên thiên nhiên để bù vào sự không thể cạnh tranh được bằng sức lao động.

Nếu xét trên nguyên lý đó thì thời kỳ nắm quyền của ông G.W. Bush là một sự thành công mĩ mãn. Bằng cách đánh I rắc, rồi không chế giá dầu, Mỹ đã thành công trong việc tạo lạm phát trên toàn thế giới. Lạm phát càng tăng thì giá trị sức lao động càng giảm, cũng có nghĩa là sức lao động bỏ ra được chuyển vào những nước có thể không chế tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang dần dần trở thành hình thức kinh tế phong kiến địa chủ.

Kết quả đó càng mỹ mãn hơn với việc người ta bỏ sản xuất lương thực để nuôi con người mà lại nhằm vào việc chế tạo xăng, trong khi nguồn tài nguyên đất đai không phải là vô tận. Nhưng bằng cách này, Mỹ lại đánh thêm một đòn nữa vào TQ, bởi nước này chiếm 1 / 4 dân số thế giới, nhưng chỉ có 9% đất nông nghiệp của thế giới. Tăng giá dầu dẫn đến tăng lạm phát , đồng thời cũng hướng nông nghiệp không đi vào sản xuất lương thực cho con người mà để làm việc khác. Nó dẫn tới nghịch lý là lương thực thế giới thiếu nhưng đem lương thực làm xăng thì lại lãi hơn..

Cái này thì không khác gì câu chuyện của Phạm đình hổ trong Vũ Trung Tuỳ bút. Ông kể có chuyện có bà cụ giầu có ở Hải dương , năm mất mùa mảng cả bao tải bạc đi đổi mà không được tới một bát gạo. Có lẽ đó cũng chính là cái nghịch lý kinh tế của kinh tế học hiện đại, mà núp dưới bóng khoa học đó là một cơ chế nhằm vào sự thống trị (domination).
Evil
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 15 2008, 09:59 PM)
Nếu xét trên nguyên lý đó thì thời kỳ nắm quyền của ông G.W. Bush là một sự thành công mĩ mãn. Bằng cách đánh I rắc, rồi không chế giá dầu, Mỹ đã thành công trong việc tạo lạm phát trên toàn thế giới. Lạm phát càng tăng thì giá trị sức lao động càng giảm, cũng có nghĩa là sức lao động bỏ ra được chuyển vào những nước có thể không chế tài nguyên thiên nhiên. Nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đang dần dần trở thành hình thức kinh tế phong kiến địa chủ.

Kết quả đó càng mỹ mãn hơn với việc người ta bỏ sản xuất lương thực để nuôi con người mà lại nhằm vào việc chế tạo xăng, trong khi nguồn tài nguyên đất đai không phải là vô tận. Nhưng bằng cách này, Mỹ lại đánh thêm một đòn nữa vào TQ, bởi nước này chiếm  1 / 4 dân số thế giới, nhưng chỉ có 9% đất nông nghiệp của thế giới. Tăng giá dầu dẫn đến tăng lạm phát , đồng thời cũng hướng nông nghiệp không đi vào sản xuất lương thực cho con người mà  để làm việc khác. Nó dẫn tới nghịch lý là lương thực thế giới thiếu nhưng đem lương thực làm xăng thì lại lãi hơn..

Cái này thì không khác gì câu chuyện của Phạm đình hổ trong Vũ Trung Tuỳ bút. Ông kể có chuyện có bà cụ giầu có ở Hải dương , năm mất mùa mảng cả bao tải bạc đi đổi mà không được tới một bát gạo. Có lẽ đó cũng chính là cái nghịch lý kinh tế của kinh tế học hiện đại, mà núp dưới bóng khoa học đó là một cơ chế nhằm vào sự thống trị (domination).
*



Bác Phó có thể giải thích kỹ hơn cơ chế lan truyền của mấy cái in đậm trên kia không ạ? em không hiểu rõ lắm.
root
Theo tớ thì lạm phát là cái đương nhiên phải xảy ra với các nước đang phát triển. Ví dụ như người dân nghèo muốn lấy tiền của người giàu thì phải tìm cách bán sức lao động cho anh có của, để lấy tiền. Các nước nghèo cũng vậy, phải cố gắng đẩy mạnh xuất khẩu càng nhiều càng tốt. Đó chính là cách đi làm công lấy tiền cho nước ngoài chứ còn gì?

Và tất nhiên, nếu muốn kích thích xuất khẩu thì phải giữ cho đồng nội tệ yếu. Nguyên nhân là do các nhà xuất khẩu mua nguyên liệu và sức lao động bằng nội tệ, bán cho nước ngoài lấy ngoại tệ. Cái phần lãi thu được là ngoại tệ, là đồng tiền phải có lợi khi chuyển đổi sang nội tệ thì người ta mới làm. Và sau đó cái chỗ tiền lãi đó sẽ dùng để đóng thuế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho con người... làm đất nước ngày một giàu mạnh hơn.

Để giữ cho đồng nội tệ yếu, thì số nội tệ trên thị trường phải dư thừa, tức là cung nội tệ lớn hơn mức cầu. Bằng một số cách nào đó mà điều này đã xảy ra (có Chúa biết). Nhưng cũng vì thế mà những người có mức thu nhập bằng nội tệ cố định sẽ mua được ít hàng hóa hơn. Đây chính là mặt trái của sự phát triển, dẫn đến khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng trong xã hội tư bản. Bởi vậy, song song với việc phát triển kinh tế, chính phủ cần phải có những chính sách hỗ trợ thích hợp cho những đối tượng này (thí dụ trợ cấp, tăng lương cơ bản...)


Phó Thường Nhân
@Evil,
Nói rõ thêm cái evil để đậm thứ 2 trước. Hiện tại do giá dầu thô lên cao, nên người ta muốn sản xuất xăng nhân tạo làm từ lương thực. Không chỉ ở Mỹ mà ngay cả EU họ cũng định hướng là tăng số lượng phần trăm xăng nhân tạo này lên. Xăng được chế tạo từ ngô, người ta tính 4 cân ngô thì làm được 1 lít xăng. Cái tên chủ đề vì thế hơi mập mờ, vì tôi không có ý định nói giá 4 cân ngô bằng 1 lít xăng mà ngươì ta cần 4 cân ngô làm nguyên liệu để có 1 lít xăng. Hiện tại ở Mỹ 1/ 4 diện tích trồng ngô đã được sử dụng để sản xuất ngô lấy nguyên liệu làm xăng. Xăng cũng có thể chế tạo từ mía, từ colza(một loại cây ép dầu). Như vậy không nhưng lương thực được mang ra làm xăng, mà việc sử dụng diện tích đất trồng trọt để sản xuất nguyên liệu làm xăng đều dẫn tới việc giảm sản lượng lương thực dùng để nuôi con người (hoặc do dùng lương thực làm nguyên liệu, hoặc do lấy đất nông nghiệp trước được sử dụng trồng lương thực dùng vào việc này).
Người ta cũng tính được rằng, nếu đời sống ở TQ tiếp tục được cải thiện, và người TQ sẽ có khẩu phần ăn gần giống như người Âu, Mỹ (tức là tăng thịt, giảm rau, có nghĩa là một phần lương thực sẽ được dùng vào chăn nuôi) thì 50% sản lượng lương thực của thế giới không đủ cung cấp cho người TQ. Có nghĩa là về tiềm năng nông nghiệp quả đất không thể cung cấp đủ.
Như vậy việc Mỹ lấy lương thực làm xăng có khác gì đi tắt đường đón đầu chặn đường TQ. Ở đây tôi không có ý định bênh ai cả, vì tôi không bênh cả hai bên này. Họ quá to để chèn ép người khác, và chính cái « người khác » này, tức là các nước thế giới thứ 3 , trong đó có VN mới là điều tôi quan tâm.
Mỹ làm được thế vì họ đã thành công trong việc mapulation giá dầu thô. Hiện tại giá dầu là 112 đô /baril, vì thế trồng lương thực để chế tạo xăng còn lãi hơn là trông lương thực để nuôi người (trực tiếp hay qua chăn nuôi).
Vì nó là thị trường cho nên hệ quả tất yếu sau đó là giá lương thực sẽ tăng, tăng đến mức lương thực dùng để làm xăng không còn có lãi nữa không thì tôi không biết, cũng như đến khi nào thì sự cân bằng ấy mới xẩy ra tôi cũng không biết. Chỉ biết rằng giá tăng thì sẽ có một phần lớn dân chúng trong các nước đang phát triển không có đủ tiền để mua lương thực, tất yếu dẫn tới nạn đói trong khi người ta vẫn có lương thực dùng làm nguyên liệu để chế tạo xăng.

Đến đây thì tôi rút ra mấy kết luận (kết luận cũ rích mà bất cứ ai quan tâm đến trao đổi kinh tế giữa các nước thế giới thứ 3 và các nước phát triển đều biết)

1- Cái phép trao đổi thương mại do bàn tay vô hình của thị trường là không phải. Cái bàn tay vô hình này thực ra là những toan tính chính trị kinh tế của các nước nhằm vào việc tranh giành hoặc giữ ưu thế domination của mình. Nhưng nó được tiến hành bằng cách sử dụng cơ chế thị trường.

2- Do trao đổi là không cân bằng (Asymethrique) bởi vị thế của từng nước yếu mạnh khác nhau, các nhu cầu của thị trường « chủ » thắng thế nhu cầu các thị trường « nô lệ ». Ví dụ nhu cầu xăng của thị trường Mỹ quan trọng hơn nhu cầu ăn của Haiti. Người ta có thể đốt 4 cân ngô để đi di chuyển 10Km bằng xe ô tô (nếu tính mức độ tiêu thụ trung bình của xe hơi là 10 lít / 100Km) cho một người, trong khi 4 cân ngô này có thể giúp 1 người khỏi phải ăn đất sét thay cơm.

Từ 2 kết luận này mà dẫn tôi tới một bài học, đó là không phải bất cứ cái gì cũng có thể tin vào kinh tế thị trường, mà nó còn có những vẫn đề về an ninh lương thực, cũng như vấn đề động lực phát triển (định phát triển ngành gì, làm ra làm sao). Ở đây không có bàn tay vô hình mà chỉ có bàn tay có hình của nhà nước, của xã hội ..giúp phần định hình nên cái thị trường. Vì thế các chính sách kinh tế chính trị của nhà nước (có thể gọi là kế hoạch hoá) hết sức quan trọng.
Phó Thường Nhân
@Evil,
về hình thái kinh tế « địa chủ » hay « tư bản ». Kinh tế tồn tại từ khi có xã hội loài người và nó có các hình thức khác nhau. Có hai cái công cụ của kinh tế đó là thị trường và tiền tệ. Tiền tệ dùng để đo giá trị và chuyển đổi, thị trường là cơ chế để cân bằng cung cầu. Hai cái công cụ này ở phương tây có từ thời nguyên thuỷ (văn minh Hi lạp). Còn ở đông Á thì nó hình thành rõ ràng hơn từ khoảng thế kỷ XV. Trước đó nền văn minh nông nghiệp không cần hai công cụ này để điều tiết. Chính xác hơn là nó rất yếu. Chính vì thế mà ngay cả ông Marx cũng rất lúng túng khi áp dụng lý thuyết của ông ấy cho các nước không có văn hoá phương Tây, thể hiện trong quan niệm « cách thức sản xuất châu Á » của ông ấy. Điều này cũng chứng tỏ học thuyết Marx cũng phụ thuộc cả vào môi trường sinh ra nó, chứ không phải ngay từ đầu nó có giá trị universal. Nó chỉ trở thành Universal khi hình thức kinh tế kiểu phương Tây thắng thế trên toàn thế giới từ thế kỷ XIX, XX mà thôi, vì nó làm cho người ta hiểu cái cơ chế thị trường kiểu phương Tây, kinh tế kiểu phương Tây.

Cái nói về ông Marx ở trên là phần phụ, vì không viết thì tôi quên mất scared.gif Bây giờ thì đi tiếp. Khi kinh tế đã có hai công cụ là thị trường và tiền tệ rồi thì nó sẽ có 2 loại : địa chủ hay tư bản, tuỳ theo quan niệm yếu tố nào sinh ra lợi nhuận. Nếu người ta quan niệm sở hữu tài nguyên là nguyên nhân của sự giầu có thì là địa chủ, nếu người ta quan niệm lao động là nguyên nhân của sự giầu có thì đó là kinh tế ..tư bản.

Tại sao lại thế vì trong việc cấu thành giá một thứ hàng hoá cả hai điều này không thể thiếu, người ta không thể tạo ra hàng hoá mà không có nguyên liệu, cũng như không thể có hàng hoá mà không có sức lạo động tạo ra nó, cho nên cãi nhau về nguyên nhân nào là nguồn gốc của sự giầu có thì không khác gì trong triết học cãi nhau con gà có trước hay quả trứng có trước.
Ngược lại nó có tác dụng để người ta hiểu là phần nào sẽ được chia lợi nhuận nhiều hơn. Hãy làm một công thức sơ đẳng (tôi bỏ hết các râu ria để nhìn cho nó dễ)

Giá dành cho nguyên liệu + giá dành cho lao động = giá thành sản phẩm

Nếu coi nguyên liệu là nguồn gốc thì trong cái công thức trên, người ta phải trả giá cho nguyên liệu nhiều hơn tức là cho chủ sở hữu nguyên liệu nhiều hơn. Đây là kinh tế địa chủ. Và cái giá của nó người ta gọi là TÔ. Nếu coi giá lao động là chính thì thì nó là kinh tế tư bản, người sử hữu sức lao động thắng thế, và người ta gọi là LÃI.
Bắt đầu từ thế kỷ XVIII, khi có cách mạng công nghiệp ở Anh, thì người ta đều cổ suý cho kinh tế tư bản. Sở dĩ cái kinh tế tư bản lên hương vì nguyên liệu đã được các thuộc địa cung cấp. Sự chèn ép các thuộc địa trong các quan hệ kinh tế bất bình đẳng đã dẫn tới giá nguyên liệu rẻ. Họ làm được thế vì các thuộc địa phụ thuộc về chính trị với chính quốc và không có kỹ thuật, cũng như không được phép có kỹ thuật.

Hiện tại thì tình hình thế giới lại khác, thuộc địa kiểu cũ không còn tồn tại, và thay vào đó có những nước như TQ, Ấn độ vừa có kỹ thuật vừa có sức lao động rẻ. Nếu tiếp tục hình thức cũ, thì có nghĩa là hai nước này sẽ là bá chủ. Chính vì thế mà người ta bắt đầu kích cho giá nguyên liệu lên. Về mặt cơ chế thị trường thì vẫn có thể giải thích được, là do phần cầu tăng lên. Nhưng điều đó có lẽ không giải thích được hết sự tăng đột biến của nguyên liệu.
Bây giờ hãy nhìn lại vào cái công thức trên, nhưng xét theo khía cạnh quan hệ quốc tế.
Để chiếm phần thượng phong, TQ tìm cách giảm giá thành sản phẩm bằng mọi hình thức. Ở Vn có lẽ người ta thấy điều này dễ dàng. Làm giảm giá thành chính là một hình thức cướp thị trường. Đến khi thị trường đã bị chiếm, thì người ta có độc quyền tăng giá.
Để chống lại, Mỹ ép TQ tăng tỉ số đổi tiền, nhưng TQ không chịu. Để chống lại, Mỹ gây lạm phát bằng hai cách :

1- Để đồng đô mất giá. Đồng đô mất giá tức là sức ép của số tiền xuất siêu của TQ với Mỹ giảm. Đồng thời giúp cho kinh tế Mỹ trụ lại dễ hơn.
2- Bằng cách manipulation thị trường dầu mỏ, Mỹ đã làm giá nguyên liệu tăng, dẫn đến lạm phát ngay trong lòng kinh tế TQ. Giá nguyên liệu tăng, giá thành phẩm đi theo chiều giảm, điều đó có nghĩa là giá trị trả cho lao động bé đi. Có nghĩa là có một phần Transfert sự giầu có sang chủ nguyên liệu.

Chính vì thế mà Mỹ mặc dù không bị ai đe doạ vẫn tiếp tục tăng ngân sách quân sự. Bởi vì sao ? Thì cũng giống như Nghị Quế thôi, cái điều gì justify cho việc chị Dậu phải trả lãi 10 phân hay 3 phân. Chẳng có cái gì cả, nó chỉ là một sự tương quan sức mạnh. Ở đây không có kinh tế nữa mà là tổng hợp sức mạnh chính trị quân sự kinh tế đơn thuần. Nếu Mỹ không tăng cường sức mạnh thì làm sao « hét » được giá dầu theo ý mình muốn.

Phó Thường Nhân
Việc Mỹ dùng ngón võ dầu mỏ này không phải là lần đầu, mà nó đã có tiền lệ. Đó là trong cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 với Nhật bản. Người ta thường tính việc Nhật ném bom Trân Châu Cảng vào năm 1942 để làm mốc việc Mỹ tham chiến ở châu Á. Khác với chiến trường châu Âu, ở châu Á chiến tranh thế giới thứ 2 thực ra là chiến tranh Mỹ – Nhật. Điều đó chứng tỏ sự quan trọng của châu Á với Mỹ.
Thực ra chiến tranh đã bắt đầu bằng một cuộc chiến kinh tế trước. Bởi Nhật bản từ thời Minh Trị phát triển là nhờ vào quan hệ với Mỹ. Lúc đó mặt hàng xuất khẩu quan trọng Nhất của Nhật là tơ lụa sang thị trường Mỹ. Ngược lại Mỹ cung cấp dầu mỏ cho Nhật. Khi Nhật liên minh với Đức và chiến tranh bùng nổ ở châu Âu, thì Mỹ vẫn tuyên bố trung lập. Nhưng trung lập của Mỹ có chiều, vì Mỹ bán và cho Anh thuê vũ khí, đồng thời hạn chế bán dầu cho Nhật. Vì thế có nhiều nhà sử học Nhật coi là Nhật bị Mỹ đẩy vào chiến tranh, giống như kiểu sự kiện vịnh Bắc Bộ vậy.
Tất nhiên nhưng điều đó không có thể làm sạch sẽ được việc Nhật xâm lược TQ hay chiếm đóng các nước châu Á. Nó chỉ cho người ta thấy là chiến tranh có thể tiến hành bằng nhiều hình thức, cũng như việc hình thành một thị trường liberal phụ thuộc vào một trật tự kinh tế được tạo ra bởi cân bằng lực lượng chứ không phải hoàn toàn là một bàn tay vô hình chỗ nào lãi thì làm, vì lãi hay không còn phụ thuộc vào cái khung tạo ra thị trường đó, mà cái khung nay không phải lúc nào cũng được thiết lập trên lý do kinh tế đơn thuần.
Một tiền lệ khác là cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, lúc này các nước bị nhằm tới là Nhật và EU.

Việc tăng giá dầu này sẽ dẫn tới những hệ quả gì ?

1- Hệ quả đầu tiên là việc tăng giá tất cả các nguyên liệu và dẫn tới lạm phát. Nó mở ra những thị trường mới, ví dụ như dùng lương thực làm nguyên liệu chế xăng và hệ quả tiếp theo có thể là nạn đói trong các nước thuộc thế giới thứ 3.

2- Việc tăng giá này sẽ dẫn tới việc vòng đàm phán tới của WTO không bị tắc nữa. Vì sao ? Vì cho đến bây giờ việc đàm phán bị tắc nghẽn bởi mâu thuẫn giữa EU và Mỹ về vấn đề tài trợ (subvention) sản phẩm nông nghiệp. Giá cả lên sẽ khiến cho Mỹ và EU không cần phải đặt ra vấn đề này nữa, vì cái giá phải trả đã được gánh bởi giá được đội lên, tức là các nước đang phát triển sẽ hứng chịu. Điều đó cũng có nghĩa là thị trường của các nước này sẽ bị mở hơn nữa, trong khi việc thâm nhập thị trường EU, Mỹ có thể tăng về tổng sản lượng, nhưng lại giảm về giá trị. Kiểu như chị Dậu càng làm càng nghèo.

3- Làm vỡ đê nhập khẩu của các nước đang phát triển. Tại sao ? Vì để tránh lạm phát, người ta bắt buộc phải tăng giá trị tiền. Kết quả giá hàng sản xuất trong nước chưa chắc cạnh tranh được với hàng nhập khẩu.

4- Giá nguyên liệu tăng, dẫn tới chi phí chuyên chở tăng, tức là giá hàng xuất khẩu của các nước đang phát triển vào EU, Mỹ cũng tăng theo.

Tóm lại việc này sẽ khiến cho các nước đang phát triển gặp khó khăn hơn, đặc biệt các nước đang công nghiệp hoá kiểu VN, vì sức lao động là lợi thế duy nhất của mình. Nhưng càng làm thì càng nghèo Ngay cả các nước giầu nguyên liệu (ngoại trừ dầu mỏ) cũng bị rơi vào thảm cảnh gần tương tự. Tại sao ? Vì ngay cả trong việc xuất khẩu nguyên liệu, họ không làm chủ được hoàn toàn cả một ngành dọc, cũng như bị phụ thuộc vào các nguyên liệu khác, hay thực phẩm. Ví dụ: Sê nê gan, xuất khẩu lạc nhưng lại nhập khẩu gạo. Phần bội thu được từ việc giá lạc tăng, không bù được vào phần bội chi về nhập gạo. Nếu biết họ không thể xuất khẩu các sản phẩm từ lạc mà chỉ xuất đồ thô thì càng thấy sự phân công lao động quốc tế này là bi thảm. Ngay cả VN cũng rơi vào cái cảnh nửa khóc nửa cười này. VN xuất 18 triệu tấn dầu thô, nhưng nhập hoàn toàn xăng, các sản phâm dầu mỏ, phân bón, ..nói một cách hình ảnh thì khác nào mình xuất thóc, nhưng không biết xay xát và nấu cơm nên phải nhập cơm. « Xuất thóc, nhập cơm » chính là cái phân công lao động mà các nước phát triển mắc phải vì nó « kinh tế » theo như người ta nói. Trong thực tế, cái khung thị trường do người ta đặt ra (nhưng lại đổ cho bàn tay ông Smith) cộng sự yếu kém của mình được lập ra để hình thành cái thị trường quái đản kiểu ấy. Vì thế muốn xoá bỏ nó không thể ngồi dưới gốc cây chờ sung rụng, chờ thị trường tự do điều tiết lấy được.
Phó Thường Nhân
Bây giờ chỉ xét tới VN để xem cái mạnh cái yếu ở đâu.
Rất may mắn là nạn thiếu lương thực này ngay trước mắt không ảnh hưởng tới VN, thậm chí còn làm tăng vị trí VN lên. Giá gạo tăng vọt cũng một phần sau khi VN, Ấn độ, và Ai cập tuyên bố giảm xuất khẩu gạo. Theo báo Pháp đưa tin, thì bà tổng thống Phi lip pin phải gọi điện thoại cho chính phủ VN yêu cầu không cắt giảm gạo xuất sang nước này. Họ phải nhập 0,5 triệu tấn/năm chủ yếu là từ VN.

Ở đây nó cho người ta thấy một trong những thành quả nổi bật của VN từ khi thống nhất đất nước, đó là đã làm được một cuộc cách mạng xanh. VN trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ nhì thế giới, sau Thái lan. Đồng thời mình cũng trở thành nước sản xuất cà phê đứng thứ nhì. Tôi để hai cái tin này cạnh nhau để nhấn mạnh việc VN vừa có được một ngành nông nghiệp phục vụ sản xuất lương thực, đồng thời vẫn có thể xây dựng được một ngành nông nghiệp chuyên ngành. Điều này người ta chỉ làm được khi có độc lập. Còn nếu không, VN sẽ giống như các nước châu Phi, nông nghiệp chỉ chuyên vào xuất khẩu , dẫn tới kết quả là phụ thuộc vào thị trường lương thực thế giới.

Nếu để cạnh một nước khác, ví dụ như Cuba, mặc dù độc lập nhưng cũng không chuyển nổi việc nông nghiệp phụ thuộc hoàn toàn vào cây mía, thì càng thấy điều VN đạt được là đáng kính nể.
Tất nhiên điều này không có nghĩa là người VN thừa mứa lúa gạo, vì trong thực tế nó còn có lý do là người mình tiết kiệm, dùng lương thực kiểu VN, chứ không phải dùng lương thực như phương Tây. Vì thế dù có xuất khẩu gạo đi nữa, thì không có nghĩa là không có người đói ăn. Nó chỉ giúp người ta an tâm, là trong trường hợp khẩn cấp, an ninh về lương thực của VN được đảm bảo. Nó cũng chỉ được đảm bảo nếu VN có một số lượng gạo dự trữ trích từ phần bội thu gạo ra.

Về lâu dài, thì Vn phải cố gắng giữ cho được lợi thế này. Và điều đó khó chứ không phải dễ, do hiện tại quỹ đất nông nghiệp đã cạn, cũng như việc công nghiệp hoá và đô thị hoá sẽ nghiến đi không ít đất trồng trọt.

Hiện tại nông nghiệp thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của 2 vấn đề đó là
1- Pháp luật hoá quyền sở hữu về giống.
2- Công nghệ sinh học tạo giống mới.

Chính vì thế VN phải có chính sách để bảo đảm an ninh hạt giống và chính sách bản quyền hoá tài nguyên nông nghiệp. Đã có một số nơi, ví dụ nông dân Ấn độ, Thái lan, ..để mất bản quyền giống, huặc nhập các loại giống được « bảo hộ » do các hãng nước ngoài bán ra (ví dụ hãng MonSanto của mỹ) dẫn đến sự phụ thuộc vào giống. Nhẹ thì bị kiện phải phạt tiền, nặng thì bị khủng hoảng thiếu giống (các loại hạt giống này không thể tự tạo ra được, vì họ để gen vào trong hạt khiến chúng bị triệt sản..).

Như vậy an ninh lương thực không đủ mà phải có thêm an ninh hạt giống nữa.
.
voiconlontalonton
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 16 2008, 05:13 PM)

Tại sao lại thế vì trong việc cấu thành giá một thứ hàng hoá cả hai điều này không thể thiếu, người ta không thể tạo ra hàng hoá mà không có nguyên liệu, cũng như không thể có hàng hoá mà không có sức lạo động tạo ra nó, cho nên cãi nhau về nguyên nhân nào là nguồn gốc của sự giầu có thì không khác gì trong triết học cãi nhau con gà có trước hay quả trứng có trước.

Tức là theo bác, hoặc là
1. Không có nguyên nhân nào tạo ra sự giàu có
2. Không thể xác định nguyên nhân của sự giàu có
QUOTE

Ngược lại nó có tác dụng để người ta hiểu là phần nào sẽ được chia lợi nhuận nhiều hơn. Hãy làm một công thức sơ đẳng (tôi bỏ hết các râu ria để nhìn cho nó dễ)

Giá dành cho nguyên liệu + giá dành cho lao động = giá thành sản phẩm

Nếu coi nguyên liệu là nguồn gốc thì trong cái công thức trên, người ta phải trả giá cho nguyên liệu nhiều hơn tức là cho chủ sở hữu nguyên liệu nhiều hơn. Đây là kinh tế địa chủ. Và cái giá của nó người ta gọi là TÔ. Nếu coi giá lao động là chính thì thì nó là kinh tế tư bản, người sử hữu sức lao động thắng thế, và người ta gọi là LÃI.

Tức là phần nào được chia lợi nhuận nhiều hơn phụ thuộc, hoặc là
1. Coi cái nào là nguồn gốc trong cái công thức trên
2. Giá của phần nào nhiều hơn

Tại vì không hiểu rõ ý của bác nên em giả sử hai cái, bác hiểu thế nào vậy?

Với cả bác Phó cho em hỏi như đồ cổ thì tại sao giá nó mắc vậy bác?
Phó Thường Nhân
@Voi,
Trong lịch sử của khoa kinh tế, cũng đã từng có những người coi sự giầu có do trao đổi tạo ra là số không. Ví dụ như Colbert, thủ tướng Pháp thời vua Luis XIV thì phải. Nhưng họ không phủ nhận sự giầu có, mà nghiên cứu cái quan hệ giữa sự giầu có và công cụ đo sự giầu có, tức là tiền tệ. Và cái nà nó liên quan tới câu hỏi của Voi là tại sao đồ cổ lại đắt.

Đồ cổ đắt vì nó hiếm. Và chính vì nó hiếm mà nó trở thành thước đo giá trị hàng hoá, chứ còn bản thân giá trị để sử dụng nó thì là số không. Tất nhiên người ta có thể thấy nó đẹp, gây một ấn tượng thẩm mĩ nào đó. Nhưng việc giá nó đắt như vàng thì không liên quan tới chuyện đó. Chính vì thế mà người ta rất quan tâm là nó có phải là nguyên bản hay không, bởi vì đó chính là bằng chứng của sự quý hiếm.
Trong quá khứ, người ta dùng vàng và bạc cũng vậy. Vì sự khan hiếm tự nhiên của nó khiến cho nó có giá trị. Cái giá trị này là một thoả ước tự nhiên của một xã hội, và thường là nó được nhà nước đưa ra và bảo đảm. Ở Vn cho tới thời cận đại vẫn dùng bạc và đồng để làm tiền. Ở nhiều xã hội khác, ví dụ hình thức bộ lạc, người ta dùng vỏ ốc làm tiền. Như vậy cái nguyên tắc « quý hiếm là tiền » có thể coi như một thứ thoả ước tự nhiên của mọi xã hội loại người, chỉ có điều cái thứ quý hiếm ấy là gì thì tuỳ từng xã hội quan niệm khác nhau.
Cũng có những xã hội không cần tiền, ví dụ như đế quốc của người A dơ tếch (Mexico) ngày trước. Chính vì thế họ sẵn sàng đưa vàng cho người Tây ban Nha, vì vàng đối với họ chỉ là thứ kim loại dùng để trang trí đền đài (vì nó không bị gỉ, nên đẹp). Ngược lại với người Tây ban Nha thì đó lại là của cải.
Trong thực tế thì vàng châu Mỹ mang về Tây ban Nha không thành của cải ngay, mà có hai điều khiến nó biến thành của cải:
1- Tất cả châu Âu đều công nhận vàng là của cải. Đây là một thoả ước.
2- Đúng lúc đó, ở châu Âu là thời phục hưng, tức là mầm mống của cuộc cách mạng công nghiệp nẩy sinh. Chính vì thế mà số vàng được biến thành của cải, chứ không thì nó chỉ là một dạng lạm phát. Bằng chứng là vàng người Tây ban Nha mang về làm giầu cho nước Anh và Hà Lan.

Nói đến đây thì voi thấy nguyên nhân của sự giầu có ở đâu ra. Nó là một tổng hợp của nhiều nguyên nhân. Tôi đưa ra 5 điều:
1- Có tài nguyên thiên nhiên.
2- Có sức lao động.
3- Có kỹ thuật.
4- Có tổ chức
5- Có sự dư thừa hàng hoá và dịch vụ.

Nhưng điều này liên kết với nhau « tương sinh tương khắc » với nhau. Ví dụ tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật. Một dẫn chứng, trước khi cây cà phê thâm nhập VN thì đất cao nguyên có cũng như không, không được coi là tài nguyên. Và tất nhiên có kỹ thuật nhưng không có đất trồng cà phê thì cũng vứt đi. Có tài nguyên mà không có sức lao động, thì tất nhiên không có của cải. Sức lao động cũng chỉ có thể có hiệu quả nếu được tổ chức sử dụng. 4 điều ban đầu nếu có sẽ tạo ra hàng hoá. Có hàng hoá mới cần sự trao đổi, có trao đổi mới có thị trường, có thị trường mới cần tới tiền.

Hiện tại, theo thói thường người ta lẫn lộn giữa giầu có và tiền. Điều đó đúng với một cá nhân , nhưng không đúng trong kinh tế chính trị học.Vì tiền bản thân nó chỉ là một thoả ước trao đổi. Ví dụ đồng đô là thoả ước trao đổi. Tại sao nó là đô mà không phải là một thứ khác, thì điều này không phải là kinh tế nữa mà là quyền lực và sức mạnh. Chính cái quyền lực và sức mạnh ấy khiến cho các nước bán dầu dùng đô la, trong khi nếu họ bán hàng cho Nhật thì sao họ không dùng tiền Yên, hoặc giả sao họ không bắt thế giới phải mua dầu bằng tiền đi na, tức là tiền nước họ.
Theo Hayek, thì để đo chính xác nhất giá trị hàng hoá, thì mỗi xí nghiệp phải có tiền của mình. Nhưng trong trường hợp đó thì đồng tiền mất ý nghĩa là một thứ hàng hoá chung. Nhưng nếu nó là một thứ hàng hoá chung, thì nó lại trở thành một tương quan về quyền lực, trong đó người nào bảo đảm nó, in nó (vì bây giờ tiền không còn tỉ lệ với vàng nữa) thì là chủ. Chính vì thế người ta càng hiểu cách suy nghĩ của TQ. Họ không cần tiền mà cần chiếm lấy công cụ sản xuất và thị trường, vì đó mới chính là nguồn gốc của giầu có và để chống lại thì Mỹ chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên.

Sự chia phần thế nào giữa sự trả công cho sở hữu sức lao động hay cho sở hữu tài nguyên thiên nhiên cũng một phần là một tương quan sức mạnh, tuỳ vào việc người ta khống chế nó được tới mức nào.
Phó Thường Nhân
Nói chơi thêm một chút, mặc dù điều này không liên quan trực tiếp tới chủ đề mà nó là Back Ground của chủ đề.
Một câu hỏi: từ trước đến nay, ai là nhà kinh tế học nổi tiếng nhất. Với tôi ở thế kỷ XIX là Các Mác, dĩ nhiên rồi vì tôi là người theo chủ nghĩa Mác.

Thế còn thế kỷ XX ? Keynes, Hayek, Schumpeter, Stirlitz, Ayasen, ...ai ? Với tôi người đó sẽ là Richard Nixon, tổng thống Mỹ thời 1968-1972, rồi trúng nhiệm kỳ II 1972-1976, nhưng phải từ chức vì vụ nghe trộm điện thoại. Ông này chẳng có lý thuyết gì cả mà chỉ nói một câu, nhưng câu nói đó là cái mốc đánh dấu sự thay đổi hoàn toàn vai trò của tiền tệ « Le dolar est notre monaie, mais votre problème » (Đô la là tiền của chúng tôi nhưng là vấn đề của các ông ). Tại sao ?
Vì trước đó giá tị đồng tiền dựa vào sự quý hiếm, ví dụ như vàng. Còn sự bảo vệ của một nhà nước chỉ là để kiểm tra chất lượng, có nghĩa là giá trị một unity của đồng tiền được tính tương đương với một khối lượng vàng, và việc đó được cam đoan bảo vệ (garantie) bởi nhà nước. Toàn bộ hệ thống tiền tệ thế kỷ XIX của thế giới dựa vào điều đó, và vì thế người ta mới nói đồng bảng Anh « is good like gold ».
Nhưng từ năm 1973, thì đồng đô la giữ vai trò của đồng bảng Anh vào thế kỷ XIX, không còn liên quan tới vàng nữa. Đồng đô la được bảo đảm bởi nó là tiền Mỹ. Chính sách tiền tệ nước Mỹ là garantie của nó. Sự thay đổi này cực lớn, lớn nhất từ khi con người dùng vàng làm đơn vị tiền tệ. Vì thế Richard Nixon mới đúng là nhà kinh tế học lớn nhất của thế kỷ XX.
NguoiVN
bác phó học rộng quá đâm ra nhảm nhí.
langtubachkhoa
Vẫn còn 1 số vấn đề, bác Phó nghĩ sao?

Chính sách này của chính quyền Bush khiến cho 1 số các tập đoàn tư bản Mỹ có lợi, ví dụ:

các tập đoàn dầu mỏ (hiển nhiên),
các tập đoàn vũ khí hay nói chung là các tập đoàn sống nhờ những đơn đặt hàng của bộ quốc phòng Mỹ và các tập đoàn ăn theo ngành vũ khí
Những nhà tư bản Mỹ sản xuất ở Mỹ và xuất khẩu hàng hóa của mình sang thị trường TQ (tôi chả rõ ở Mỹ bây giờ còn có các tập đoàn này nữa không, bởI vì vớI hàng loạt các thỏa thuận thương mạI tự do (trade deal) vớI các nước đang phát triển ở châu Á như TQ hay vớI các nước Nam Mỹ, Mexico thì chả ai dạI gì mà vẫn còn để nhà máy của mình ở Mỹ mà không đem sang nước khác, Mỹ đã đóng của không biết bao nhiêu nhà máy và không biết bao nhiêu lao động cổ xanh (blue collar worker class) ở Mỹ đã thất nghiệp. He he he, trong tương lai chắc nước Mỹ sẽ chỉ toàn lao động cấp cao cổ trắng nhưng bây giờ những lao động cỏ xanh thất nghiệp còn nhiều, các ứng cử viên đảng DC như Hillary Clinton hay Barack Obama đang giở trò mị dân giả vờ phản đốI các thỏa thuận này để kiếm phiếu của họ. Bà Hilary Clinton rát được lòng các lao động cổ xanh còn ông Barack Obama rất được lòng các lao động cấp cao cổ trắng, thế cho nên những nhóm cử tri cổ xanh này rất quan trọng đốI vớI bà ta để có thể đánh bạI ông Obama hay như hiện nay là để có thể đuổI kịp hay chí ít là để thu hẹp khoảng cách vớI ông ta), những hãng này bác Phó nói là được lợI do việc Mỹ giảm tỷ giá đồng đo la so vớI đồng nhân dân tệ, và bức bách TQ phảI tăng giá đồng nhân dân tệ của mình lên. Tuy tỉ giá USD so với nhân dân tệ giảm, nhưng giá dầu mỏ nhiên liệu tăng, giá vận chuyển cũng tăng, thế thì giá các mặt hàng xuất khẩu của Mỹ trên thị trường TQ cũng sẽ tăng chứ, tất nhiên giá các mặt hàng tương ứng sản xuất trong nước TQ cũng sẽ tăng giá do cũng phảI chịu tác động của giá dàu mỏ và nhiên liệu. Chắc là Mỹ phảI có con số tính toán thế nào để sao cho chênh lệch giữa giá cả (sau khi tăng) của các mặt hàng xuất khẩu Mỹ vào TQ vớI giá cả (sau khi tăng) của các mặt hàng tương ứng sản xuất trong nước TQ sẽ giảm đi. Tôi chẳng có thông tin gì về giá cả các mặt hàng này. Không biết bác nào có không nhỉ
….
Còn các tập đoàn nào nữa nhỉ???


đây cũng là chỗ dựa của chính quyền Bush, nhưng chính sách này cũng đem lại thiệt thòi cho các tập đoàn tư bản trong các ngành khác của Mỹ,ví dụ:

Những ngườI nhập khẩu hang hóa TQ vào Mỹ, chịu thiệt
Những hãng mà đầu tư nhà máy ở TQ, tận dụng lao động rẻ để từ đó sãn xuất hang hóa xuất khẩu vào Mỹ
Những nhà tư bản của các ngành dân sự của Mỹ mà thị trường tiêu thụ là thị trường Mỹ cũng chịu thiệt, bởI vì giá dầu mỏ nhiên liệu tăng thì giá các mặt hàng của họ cũng tăng => sức cạnh tranh giảm. Hơn nữa nếu giá xăng dầu tăng thì sức tiêu thụ của ngườI dân trên những mặt hàng này cũng giảm chứ, ví dụ nếu như tôi tốn tiền vào xăng dầu, thì chắc tôi phảI tiêu thụ ít hơn vào phim ảnh, video, xem cinema hay mua sắm các đồ đạc đồ dùng khác chứ.


Như vậy có thể thấy rõ rằng, chính quyền Bush có chiến lược toàn cầu, đặc biệt trong việc đốI xử vớI TQ khác chính quyền Bill Clinton. CHính quyền Bill Clinton theo đuổI chiến lược “engagement” của nhà chiến lược Brezinski (tác giả học thuyết bàn cờ lớn) trong quan hệ vớI TQ, bằng việc khuýen khích các doanh nghiệp Mỹ xây nhà máy và các cơ sở kinh tế của mình ở TQ để giảI quyết khó khăn kinh tế của mình, TQ hoan nghênh chiến lược này 100%, điều này cũng lý giảI vì sao quan hệ giữa Mỹ-TQ lạI nồng thắm đến thế, thậm chí TQ ngông nghênh chiếm 1 đảo của Philippin, chính quyền Bill Clinton cũng làm ngơ trước kêu gọI của Phi mặc dù 2 nước đã là đồng minh và có hiệp định quân sự hẳn hoi. Bà Hilary Clinton chính là đi theo chính sách của chồng, luôn miệng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác Mỹ-Trung trong thế kỷ 21 và làm ngơ mốI quan hệ vớI Nhật, xem nhẹ quan hệ vớI Đài (thêm 1 lý do nữa vào các lý do đã có sẵn để tôi ghét cả 2 vợ chồng nhà Clinton). Chính quyền Bill Clinton gọI TQ là “đốI tác chiến lược”

Trái lạI chính quyền Bush, chính quyền của nhóm tân bảo thủ, đốI xử vớI TQ theo chiến lược “containment” (ngăn chặn) (chiến lược containment này không hoàn toàn giống vớI chiến lược cùng tên thờI chiến tranh lạnh của Mỹ) của 1 nhà chiến lược mà tôi đã quên tên, hành động chắn đầu TQ, kiềm chế sự phát triển của TQ. Những gì bác Phó viết chính là 1 phần của chiến lược này và chính quyền Bush gọI TQ là “đốI thủ chiến lược”.

Chính quyền tân bảo thủ này đốI nghịch hẳn vớI chính quyền Bill Clinton về chiến lược toàn cầu, nhóm này thích chủ nghĩa đơn phương, coi nhẹ LHQuốc, khinh thường quan điểm đa phương của các chính quyền trước đây (dù là của phe cộng hòa hay DC).



Việc đốI xử vớI TQ của chính quyền Mỹ sẽ là 1 sự giao thoa của 2 chiến lược containment và engagement này, và làm ra đờI 1 chiến lược mớI “congagement”. Tùy từng thờI điểm mà containment hay engagement sẽ chiếm ưu thế hơn



Về quan điểm cá nhân tôi, Dù không thích tư tưởng đốI ngoạI của nhóm này nhưng phảI nói thật, về phong cách cá nhân, tôi thích Bush và những ngườI trong nhóm đó hơn vợ chồng Bill Clinton. Ngay từ lần đầu nhìn thấy hình ảnh Bill tôi đã không có cảm tình, nhìn thấy bà vợ thì càng khó chịu dù hồI đó tôi ở VN và báo chí VN và những ngườI xung quanh tôi luôn tán đương họ, vì tôi thấy vợ chồng Bill Clinton đạo đức giả quá mức,làm chính trị thì ai cũng vậy nhưng đến mức như nhà Clinton thì thật hiếm, có 1 ngườI ủng hộ Hilary Clinton ra tranh cử tổng thống đã có lỡ miệng nói ra 1 câu “làm chính trị thì ai cũng nói dốI, nhưng ít ai nói dốI đến mức như Hilary”, tôi thấy câu đó hợp ý tôi, và bây giờ thì càng được kiểm chứng vớI các chứng cớ rõ ràng, bác nào theo dõi tình hình bầu cử hiện nay trên các báo Mỹ thì rõ. Hơn nữa vợ chồng Bill ăn tiền nhiều, họ “ăn hốI lộ 1 cách hợp pháp” và kiếm bộn, và còn nhiều khoản tiền mờ ám khác chưa được tiết lộ, trong khi những ngườI trong phe tân bảo thủ từ xưa đến nay và trong chính quyền Bush lạI tương đốI giản dị, không hay ăn tiền mấy, thu nhập kém xa. Cách hành xử của họ rất mạnh mẽ quyết đoán. Đây dường như cũng là style hành xử nói chung của chính quyền phe Cộng hoà. Chính trị gia nước Mỹ thường xuatá thân từ 3 nguồn: các doanh nhân, các cán bộ an ninh quân độI, các luật sư. Tuy vậy, những ngườI lên cao (bộ trưởng, tổng thống, phó tổng thống, các thượng nghị sỹ có thế lực) trong chính quyền cộng hòa thường là 2 thành phàn đàu (doanh nhân, các cán bộ an ninh quân độI) trong khi trong chính quyền dân chủ thì thường là luật sư. Có lẽ, bên cạnh tư tưởng chiến lược, việc xuất thân này cũng ảnh hưởng đến action style của họ. Phe cộng hòa thường hành động mạnh mẽ, quyết đoán, không khoan nhượng, sẵn sàng chấp nhận rủI ro và mạo hiểm khi cần, và không cần cố gắng tô vẽ hình ảnh của mình, mặc cho ngườI ta chửI trong khi phe DC hành động hay xem xét nhiều bề, cố gắng tô vẽ cho mình thật đẹp. Trong quan điểm của tôi, cả 2 phe, láy ví dụ nhà Clinton và nhà Bush thì cả 2 đều đểu giả, hay nói cách khác cả 2 đều xấu xí nhưng phe Bush ít trang điểm, còn nhà Clinton thì son phấn lòe loẹt cho đẹp, cả 2 ngườI đều bốc mùi hôi hám nhưng Bush thì để mặc không giấu, còn Clinton thì sịt nước hoa đầy vào để che đi


Vậy chính quyền Bush sắp tớI nên như thế nào? Một cách khách quan, Mỹ không thể bỏ thành quả ở Iraq, cũng như vẫn phảI theo đuổI chiến lược congagement. CHính quyền Bush theo đuổI chiến lược này vớI tỷ lệ thành phần 9 containment và 1 engagement và họ đã rất thành công, không thể bỏ ngang được. Tuy vậy cũng không thể tiếp tục chính sách đốI ngoạI quá mức diều hâu và đơn phương như phe tân bảo thủ trong chính quyền Bush. Nước Mỹ vẫn phảI tiếp tục chính sách trước nhưng cần ôn hòa và đa phương hơn. Trong chiến lược congagement vớI TQ, thành phần containment có thể giảm nhưng vẫn cần chiếm ưu thế hơn engagement, có thể là 8:2 hoặc 7:3 hoặc tốI thiểu là 6:4 chứ không thể dặt ngang nhau được. VớI những tiêu chí trên thì cần có sự hợp tác của cả 2 đảng chứ không thể bất chấp không đếm xỉa đến đảng dân chủ và 1 bộ phận ôn hòa trong đảng cộng hòa như chính quyền Bush được. Cứ nhìn vào các tiêu chí chiến lược I này, thì tổng thống nứoc Mỹ phù hợp nhất có lẽ là John McCain, sau đó là Barack Obama. Cả 2 ngườI này đều kêu gọI bipartisanship work (kêu gọI làm việc đoàn kết hợp tác cả 2 đảng) và họ có khả năng làm được việc đó. John McCain dược rất nhiều các nhân vật và cử tri DC quý mến, trong khi Obama cũng đựoc nhiều hạ nghị sỹ, thượng nghĩ sỹ đảng cộng hòa (dù là bảo thủ hay tự do) ủng hộ, Obama có lẽ có thể tranh thủ được cả sự ủng hộ của Colin Powell. Obama vẫn thường nói sẽ tham khảo Bush cha về chính sách đốI ngoạI cũng như tỏ ra rất ngưỡng mộ chính quyền Reagan về vấn đề này. CÒn bà Hilary Clinton, chính sách congagement nặng về engagement quá. Chính sách của McCain về Iraq cũng thực tế hơn, ông ta ủng hộ để lạI quân ở Iraq cho đến khi xong thì thôi và tìm cách thay đổI chiến lược để hiệu quả hơn, trong khi Obama thì hứa rút quân trong 16 thàng còn Hilary thì cho rằng sẽ rút trong 60 ngày đầu tiên của mình không cần quan tâm đến các cố vấn quân sự. Tôi ngờ rằng cả 2 nhân vật này đều đang mị dân bịp bợm giống như họ đang làm vớI NAFTA và các trade deal khác quá
Phó Thường Nhân
@LTBK,
Thực ra chính sách đối ngoại của một nước ít khi bị tác động của việc thay đổi chính phủ, với Mỹ cũng vậy. Nếu có thay đổi là do tương quan sức mạnh thay đổi mà thôi. Trong nhiều trường hợp lời nói của họ không tương đương với hành động thực tế. Ví dụ Nixon thắng cử là vì tuyên bố rút quân khỏi VN, nhưng trong thời kỳ ông này ở nhà Trắng cuộc chiến tranh lại mở rộng và khốc liệt nhất trên khắp Đông Dương.
Giữa các ứng cử viên Mỹ, hai là ứng cử viên của hai đảng ở Mỹ, sự khác nhau cũng không bao nhiêu. Có lẽ nó giống như phái miền Nam phái miền Bắc (nếu có) trong đảng CS VN.
Cả hai đảng này đều có những tập đoàn tư sản (qua các hãng, hay cá nhân ) đứng đằng sau ủng hộ, chứ cái chuyện cổ xanh(công nhân), cổ trắng (người làm văn phòng) ủng hộ chỉ là chuyện mua vui bịt mắt thiên hạ. Đúng là đảng dân chủ Mỹ có một bộ phận là công đoàn Mỹ (ví dụ công đoàn nghành ô tô) ủng hộ, nhưng nó chỉ là 1 trong muôn vàn sự ủng hộ, không có tính quyết định. Nếu biết những công đoàn đó lại là công đoàn vàng, thì cái dạng công đoàn này khác gì công đoàn nhà nước ở VN.
Tức là nó là một bộ phận quyền lực đi đôi với chính quyền Mỹ (tất nhiên rồi) thì cái tính chất công nhân hay không làm gì có.

Nếu LTBK muốn biết cái profile của từng ứng cử viên như thế nào, thì nên tìm xem cái danh sách donator mà mỗi ứng cử viên thu hút được sẽ thấy rõ một phần.
langtubachkhoa
Tôi đâu có phủ nhận điều này. Chính tôi cũng nói ở trên còn gì. Thực ra chính sách đối ngoại (thậm chí cả đối nội) của nhà nước Mỹ là thống nhất, ai lên cũng vậy, đều là những người thực hiện "quốc sách" cả. Nhưng cũng vẫn có sự khác biệt giữa các chính phủ, thể hiện ở mức độ ưu tiên (priorities) cả. Bác cũng thấy, nhà Clinton có ràng buộc lợi ích rất lớn đối với các hãng mà đầu tư nhà máy sản xuất ở TQ rồi xuất khẩu về Mỹ, nên 1 cách tự nhiên họ sẽ ưu tiên đến engagement với TQ hơn containment. CHính quyền Bush không có những ràng buộc này nên họ sẽ tập trung về containment hơn, và điều này cũng đem lại lợi ích cho các các tập đoàn dầu mỏ, xăng, vũ khí cũng như các tập đoàn ăn theo. Những tập đoàn này là chỗ dựa của chính quyền Bush.

Nếu xét về tinh thần dân tộc chủ nghĩa, lấy lợi ích của VN làm đầu, thì tôi thích Obama nhất. Bởi vì McCain sẽ tiếp tục duờng lối của Bush dù sẽ ôn hòa và đa phương hơn, nhưng containment dù ít hơn Bush nhưng vẫn nhiều hơn 2 người kia và VN có thể bị vạ lây. Nhà Clinton tuy chính sách có lợi cho VN, TQ nhưng họ lại ưu ái TQ quá nhiều => tôi chả ưa. CÒn ông Obama tuy chính sách tập trung vào engagement nhưng ông ta cũng có 1 phần chỗ dựa là những người phe bảo thủ (dù ông ta theo chủ nghĩa tự do), bởi thế nên cái containment của ông ta nhiều khả năng sẽ nằm giứa Clinton và McCain, vậy là hay nhất, hê hê hê

Ngoài lề 1 chút

Còn về Obama và Clinton, thực ra policy của họ na ná giống nhau, chính bọn họ cũng thừa nhận khi debate ở Ohio rằng, chính sách đối ngoại, kinh tế, nhập cư của họ giống nhau vì thực ra đó là chương trình của đảng DC. Có khác nhau 1 chút là ở chính sách thuế và chương trình bảo hiểm y tế, mà thực ra 2 cái này cũng giống nhau về tư tưởng và đó cũng là đường lối của đảng DC, có chăng là cách thức đi hơi khác mà thôi. CŨng chính vì thế khi ra vận động để tranh giành làm ứng cử viên, cử tri khi bỏ cho họ phần nhiều là về tâm lý yêu ghét, thậm chí là về cả tôn giáo, chủng tộc, giói tính (Ở Mỹ racism vẫn nặng hơn sexism. Nếu ông Obama mà trở thành tổng thống thì đúng là...lịch sử). Ông Obama có 1 sức hấp dẫn ghê gớm thậm chí còn hơn hẳn cả Bill Clinton hay Ronald Reagan, nhiều người vẫn nói rằng từ sau Kennedy, không ai có sức hấp dẫn lớn như vậy, ở Mỹ có câu Obamaniac để nói về hội chứng điên cuồng về Obama trong khi bà Hilary thì khô như ngói, giống 1 cỗ máy thì đúng hơn. Những người có học, những lao động cấp cao thích Obama là vì vậy. Trong khi những người có thu nhập thấp, lao động cổ xanh thường không có mấy thời giờ đi dự mitting để bị hấp dẫn bởi Obama, và họ có xu hướng bỏ cho cái người mà họ đã biết từ lâu (từ hơn 15 năm nay), hơn là bỏ cho 1 người trẻ tuổi, mà họ chỉ mới biết có vài tháng khiến họ không yên tâm.

Về tài trợ, năm nay ông Obama đã đem lại quá nhiều sự thay đổi cả về cách thức vận động tài trợ (điều này đã làm nên số tiền quyên kỷ lục của ông ta trong khi Clinton đang mắc nợ đàm đìa dù trước đó không ai nghĩ bà ấy lại ở trong tình trạng như vậy về tài chính), cũng như cách thức tiến hành chiến dịch, thậm chí cả những lời nói trước đây chả mấy ai dám nhắc tới trong chính trị ông ta cũng dám nói. Thế cho nên nếu ông ta lên không rõ ông ta có thể đem lại sự thay đổi thực sự về political style cho nước Mỹ k?

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Apr 21 2008, 10:23 AM)
@LTBK,
Thực ra chính sách đối ngoại của một nước ít khi bị tác động của việc thay đổi chính phủ, với Mỹ cũng vậy. Nếu có thay đổi là do tương quan sức mạnh thay đổi mà thôi. Trong nhiều trường hợp lời nói của họ không tương đương với hành động thực tế. Ví dụ Nixon thắng cử là vì tuyên bố rút quân khỏi VN, nhưng trong thời kỳ ông này ở nhà Trắng cuộc chiến tranh lại mở rộng và khốc liệt nhất trên khắp Đông Dương.
Giữa các ứng cử viên Mỹ, hai là ứng cử viên của hai đảng ở Mỹ, sự khác nhau cũng không bao nhiêu. Có lẽ nó giống như phái miền Nam phái miền Bắc (nếu có) trong đảng CS VN.
Cả hai đảng này đều có những tập đoàn tư sản (qua các hãng, hay cá nhân ) đứng đằng sau ủng hộ, chứ cái chuyện cổ xanh(công nhân), cổ trắng (người làm văn phòng) ủng hộ chỉ là chuyện mua vui bịt mắt thiên hạ. Đúng là đảng dân chủ Mỹ có một bộ phận là công đoàn Mỹ (ví dụ công đoàn nghành ô tô) ủng hộ, nhưng nó chỉ là 1 trong muôn vàn sự ủng hộ, không có tính quyết định. Nếu biết những công đoàn đó lại là công đoàn vàng, thì cái dạng công đoàn này khác gì công đoàn nhà nước ở VN.
Tức là nó là một bộ phận quyền lực đi đôi với chính quyền Mỹ (tất nhiên rồi) thì cái tính chất công nhân hay không làm gì có.

Nếu LTBK muốn biết cái profile của từng ứng cử viên như thế nào, thì nên tìm xem cái danh sách donator mà mỗi ứng cử viên thu hút được sẽ thấy rõ một phần.
*

Phó Thường Nhân
Cái này hơi ngoài lề chủ đề, nhưng đây là truyền thống làng ven. scared.gif

Tôi không theo dõi cái vụ bầu cử Mỹ lắm, và nếu tôi không nhầm thì thalassa cũng xếp một cục gạch ở đâu đó leuleu.gif

Obama sẽ như thế nào ? tôi chịu. Hi vọng là ông ta không có cùng số phận như Robert Kenedy

NguoiVN
ở mỹ đang có phong trào green energy, biofuels có ngô, mía và một số thứ khác. Việc này làm giá ngô tăng. Các quỹ đầu tư mạo hiểm bỏ tiền rất nhiều cho vấn đề trên, KPCB ( google, amazon etc) là một ví dụ. Ví dụ quen thuộc là Al Gore

Ai tin về chiêm tin học thì đọc tin này: dự báo clinton thắng ( Jupiter - clinton tiêu diệt Venus-obama)
I dont give shit who win/lose cuz they don't represent me, period.



langtubachkhoa
Dự báo này được đưa ra vào thời điểm nào đấy?
Ở thời điểm hiện nay thì ông Obama dẫn trước nhiều, nếu cho dù cuối cùng bà Clinton có thể thắng đi chăng nữa thì cũng không thể dùng từ "tiêu diệt" được
He he, xem ra lần này dự báo cũng nhảm rồi, gióng như có cái ông chiêm tinh gì đó cũng đã từng dự đoán Segolene Royal thắng

QUOTE(NguoiVN @ Apr 23 2008, 07:15 AM)
Ai tin về chiêm tin học thì đọc tin này: dự báo clinton thắng ( Jupiter - clinton tiêu diệt Venus-obama)
I dont give shit who win/lose cuz they don't represent me, period.
*


NguoiVN
của một ông già ấn độ xem trên youtube.
root
Nhân thể hôm nay nhàn rỗi em lại câu cái chủ đề của bác Phó lên. Vấn đề nhiên liệu cho động cơ đốt trong là một vấn đề rất nóng trên toàn cầu hiện nay. Nói gì thì nói, động cơ đốt trong vẫn có nhiều ưu điểm hơn là động cơ điện, trừ vấn đề nhiên liệu khan hiếm. Một trong những cách giải quyết là pha thêm cồn vào xăng. Cồn có thể được chế từ các chất có tinh bột, thí dụ như gạo, ngô, sắn... Năng suất ngô của Mĩ gấp 4 lần VN trên cùng một diện tích. Mĩ chiếm 63% sản lượng ngô xuất khẩu trên toàn thế giới. Chỉ cần 4 người nông dân là đã có thể canh tác được trên diện tích 1000ha. Vì thừa ngô như vậy, nên Mĩ đem ngô ra điều chế cồn chạy xe cũng là phải. Đối với những xe chạy diezel, thì Mĩ cũng có giải pháp là điều chế biodiesel từ dầu lạc, dầu cọ hoặc mỡ động vật. Theo em đây là những giải pháp hoàn toàn hợp lý đối với chính phủ Mĩ để đối phó với tình trạng giá nhiên liệu ngày một tăng cao.

Số người lấy ngô làm lương thực chính đâu có nhiều? Chủ yếu là gạo, lúa mì, thịt, cá, rau... đấy chứ? Vì vậy khó có thể đổ lỗi cho Mĩ đem ngô đi đốt mà khiến giá lương thực tăng như ngày nay. Có nhiều chuyên gia kinh tế đã nêu ý kiến rằng giá dầu hiện nay cao là do các nhà đầu cơ. Không hiểu ở các nước tư bản người ta thường áp dụng những biện pháp nào để chống đầu cơ nhỉ?
phatastic
Một là Mỹ có trợ giá cho nông nghiệp, và thêm nữa là trợ giá khuyến khích cho nhiên liệu sinh học. Cho nên sản xuất ngô để làm nhiên liệu bây giờ lợi hơn để bán và xuất khẩu làm thực phẩm. Làm xuất hiện mấy vấn đề.

Mặc dù một số đất sản xuẩt lương thực khác bây giờ chuyển sang trồng ngô. -> Giảm sản lượng các loại nông sản khác ở Mỹ.

Cái nữa là số lượng ngô sản xuất tuy tăng nhưng lượng ngô Mỹ xuất khẩu và sản lượng toàn thế giới giảm hẳn. Có thể là số người ăn ngô kô nhiều, nhưng số thú vật ăn nó nhiều laugh.gif . Nhu cầu ngô kô được đáp ứng thì giá ngô tăng, giá các loại nông sản thay thế/ thức ăn gia súc tăng, giá thịt tăng, và các loại nông phẩm khác đều tăng theo.
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.