Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Lạm Phát - Thông Tấn Xã Vàng Anh
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4
NguoiVN
http://blog.360.yahoo.com/blog-fkTaeFY2dbKNOic32.Yv

bác phó vào phân tích giúp bài viết của chuyên gia kinh tế vàng anh với, lúc quan trọng thì lại ít thấy bác nói.

ở blog của anh Linh có quote dự báo khủng hoảng tiền tệ etc.
Phó Thường Nhân
@NguoiVn,
Tôi chẳng thấy cái gì trong Blog cả. Có thấy kinh tế kinh tiếc gì đâu ?

Còn tại sao VN lạm phát như thế thì theo tôi có mấy lý do :

1- Chạy ngược chiều thời đại, lúc nó co thi mình lại phất cái chứng khoán. Vì thế đang sống trở thành chết. Cái lý do này là chính sách của nhà nước, không nghi ngờ gì nữa. có nghĩa là VN bốc chứng khoán không đúng thời điểm, cũng như quá yếu mà lại ra gió.

2- Mỹ và thế giới tài phiệt phương tây speculating trong ván cờ họ chơi với TQ bằng cách bóp các nguồn nguyên liệu, trong đó dầu mỏ là chủ yếu, nhưng nó còn bao gồm tất cả các tài nguyên khác trong đó có lương thực. Cái nay là điều kiện thế giới.

3- Mỹ lấy lương thực làm xăng để gây lạm phát toàn cầu. (Đây chưa chắc phải là chủ ý, nhưng họ chỉ lo thân họ thôi. Thằng nào yếu thì chết). Cái này cũng là điều kiện thế giới.

4- Kinh tế VN không có chân. Vì công nghiệp trong nước không đủ nuôi nhu cầu xã hội trong những vấn đề về xăng dầu, phân bón, ..có nghĩa là VN chưa quan tâm được tới vấn đề an ninh kinh tế. Cái này cũng là lỗi nhà nước. Nếu có chủ trương xây dựng hạ tầng công nghiệp nặng, thì thoát. Nhưng có làm được đâu. Thậm trí đã nghĩ được mà làm không xong (hay chưa xong) ví dụ lọc dầu Dung Quất. Tại sao ? (yếu kém kỹ thuật hay thiếu tiền hay tại sao ??)

5- Việc tăng giá gạo là do đầu cơ. Vì VN vẫn là nước xuất khẩu gạo. May mắn thay là cái này còn làm được. Tức là trong vòng 10 năm tới, VN vẫn có an ninh lương thực.

Như vậy trong 5 nguyên nhân thì 2 cái là do tự mình gây ra. Vì quản lý nhà nước và kế hoạch lâu dài yếu kém. (Ngân hàng và chính sách công nghiệp nặng yếu kém).
NguoiVN
(@click here)

bác phó ra tay đi laugh1.gif
Phó Thường Nhân
Việc chính phủ thu tiền về bằng cách tăng lãi xuất là đúng, không sai. Nó là biện pháp classic nhằm giảm số lượng tiền mặt có trên thị trường để giảm lạm phát, điều đó là đúng.
Không thể bắt chiếc Mỹ được. Vì vị trí của kinh tế Mỹ khác. Nó khác ở chỗ tiền đô là tiền dự trữ của thế giới, và Mỹ không có vấn đề về ngoại tệ về xuất nhập khẩu:
Người Mỹ để cứu thị trường chứng khoán bơm tiền ra , bằng cách giảm lãi xuất vì những lý do này:

1- Lãi xuất giảm thì cái gánh nặng trả lãi giảm, dẫn đến việc các hãng dễ thở hơn. Vì dễ thở hơn nó sẽ giữ được sản xuất.
2- Số tiền lưu chuyển tăng thì làm tiền đô mất giá so với các ngoại tệ khác, đặc biệt là với đồng nhân dân tệ. Như vậy nhập khẩu sẽ giảm. Áp lực của hàng TQ lên thị trường Mỹ giảm. các hãng Mỹ sản xuất ở Mỹ cũng thở dễ hơn.
3- Tăng giá dầu mỏ, khiến giá việc vận chuyển hàng hóa cũng tăng, khiến việc đầu tư ở nước ngoài rồi nhập về Mỹ ít hấp dẫn hơn.
4- Tăng giá dầu lợi nhuận vào túi tư bản Mỹ, tức là nước Mỹ. Vì thế dù có lạm phát, lạm phát của nó cũng nhỏ nhất.
5- Tăng số lượng tiền ra cũng góp phần làm nhẹ món nợ của Mỹ với TQ. Vì tiền Mỹ càng mất giá, thì đồng nghĩa với việc xóa nợ. Do Mỹ trả TQ bằng tiền Đô.

Từ tất cả những lý do trên, tức là tăng số lượng tiền trên thị trường góp phần tăng cường khả năng sống sót của các hãng Mỹ, giảm nợ nước ngoài, đồng thời lạm phát kiểm soát được, vì lạm phát chính là do tự họ gây ra thì việc FED của Mỹ giảm lãi xuất là đúng.

Ở VN hoàn toàn khác. Và nó phức tạp hơn. Vì ở VN có hai vòng quay kinh tế không gắn với nhau tức là sản xuất cho nhu cầu trong nước và sản xuất xuất khẩu. Hai cái vòng kinh tế này không trợ giúp cho nhau, thậm chí làm hại nhau.

Với các hãng nhằm vào xuất khẩu:
Những hãng này phụ thuộc vào nguyên liệu từ nước ngoài, cho nên bị lạm phát từ việc nhập nguyên liệu. Vì thế nếu sản xuất của nó tăng thì tức khác lạm phát cũng tăng. Không kể giá bán ra không tăng nhanh bằng giá nhập khẩu, vì mình là thị trường "nô lệ". Có nghĩa là càng sản xuất càng chết càng lỗ, kiểu chị Dậu làm thuê cho nghị Quế. Nếu giảm lãi xuất thì cũng không cứu được nó không kể nó còn có thể mang lại những rối loạn xã hội.
Tại sao ? vì số tiền VND tăng thì tự khắc giá Đô tăng. Tức là tiền VND sẽ mất giá so với Đô la và tức khắc làm cho người dân nghèo hẳn đi. Nhưng nó không giúp cho việc tăng sức cạnh tranh trong xuất khẩu, vì nó đã bị nhập khẩu nguyên liệu "ăn mất". Có nghĩa là càng làm càng nghèo.

Với các hãng nhằm vào thị trường nội địa.
Nhưng cái phần kinh tế xuất khẩu này vẫn còn chống đỡ khá hơn phần kinh tế nội địa. Vì sao ? vì phần kinh tế nội địa nhập khẩu nguyên liệu và hàng hóa bằng đô tức là chi bằng đô nhưng thu vào bằng VND. Và cái VND này không đổi ra đô được.
Cho đến nay, thì thặng dư đô la của kinh tế xuất khẩu được bù vào cái phần Đô không đổi ra VND này. Và ngay cả trong trường hợp kinh tế hoạt động bình thường, VN vẫn vị thất chi. Có nghĩa là số lượng tiền đô mà VN cần cho kinh tế nhiều hơn khả năng kinh tế VN kiếm được.

Bây giờ nếu giảm số lãi xuất, để cho cái nền kinh tế "chi đô nhả VND" này, thì khác nào đổ tiền xuống cái thùng không đáy. Và lạm phát còn tăng nữa.
Chính vì thế mà dự trữ ngoại tệ của VN thụt ngũm, và nếu tiếp tục thế thì phá sản, vì đồng VND sử dụng cái dự trự ngoại tệ này làm đảm bảo.

Nếu nhìn thế thì sẽ thấy cái thị trường chứng khoán ở VN là một thứ ôm rơm nặng bụng, chỉ có hại mà không có lợi. Và việc bung nó ra là một sai lầm cực lớn của chính phủ VN. Vấn đề ở đây không phải là cứu thị trường chứng khoán. Mà là việc thị trường chứng khoán đã có đủ điều kiện để hoạt động ở VN chưa. Với tôi là chưa. Vì thế nó sập là tốt. Không có gì đáng thương tiếc cả.

Còn tại sao thì để tôi viết sau vây.
Phó Thường Nhân
Để nói ngăn gọn trước khi tán phét "ăn rau muống nói chuyện thế giới" thì cái phân tích của tôi lô gíc nó như thế này:

1- Cứu kinh tế VN hiện nay không phải là cứu thị trường chứng khoán. So sánh với một sự kện thời sự thì nó có lẽ giống như thế này: Nếu coi cứu thị trường chứng khoán là cứu kinh tế VN cũng giống như mở rộng Hà nội lên Hòa Bình được coi là phát triển kinh tế thủ đô. Nó chỉ có cái danh mà vô thực. Ngoại trừ nó có thể có lợi cho nhưng ai có ruộng ở Mai Châu bỗng nhiên giầu vì thành ra có đất ở Thủ đô. Tức là nó chỉ sống bằng cái danh hão mà thôi.

2- Cứu kinh tế VN thì phải để cho thị trường chứng khoán chết, để tập trung chỉnh đốn ngân hàng, phát triển công nghiệp nặng, để cho hai cái vòng kinh tế xuất khẩu và nội địa hỗ trợ nhau chứ không phải là giết nhau như hiện tại.
NguoiVN
cái blog đấy thấy ý kiến vui vui, nên em link vào đây, hình như bạn của anh Linh.
Phó Thường Nhân
Khi mở ra thị trương chứng khoán, ở VN người ta muốn cái gì ? Tôi nghĩ là nó nhằm vào mấy điều sau, sắp xếp theo thứ tự độ quan trọng tăng dần:
- Chứng tỏ VN phát triển.
- Kiếm tiền nhanh.
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Thị trường chứng khoán thực ra là thị trường về sở hữu, và qua quyền sở hữu sẽ tạo ra nguồn đầu tư (mua trái phiếu chính là mua quyền sở hữu một hoạt động kinh tế). Ở VN khi các ông Dũng, Triết ..muốn phát triển thị trường chứng khoán nó là một kiểu « ích nước lợi nhà ». Ích nước là vì người ta nghĩ nước ngoài sẽ rót vốn vào đầu tư, và như vậy sẽ giúp kinh tế phát triển. Lợi nhà (không phải hiểu trực tiếp là các ông ấy lợi, mà có những thế lực trong hệ thống quản lý kinh tế nhà nước muốn phất nhanh, nhờ đầu cơ trái phiếu) bởi vì phát triển thị trường chứng khoán cũng đồng thời với việc cổ phần hoá (chứ không phải tư hữu hoá doanh nghiệp) Và đây chính là đầu mối dẫn tới thảm hoạ của thị trường chứng khoán VN.

Đầu tiên là ở VN không có tư bản (capitaux). Nó không có tư bản vì hai lẽ. Lẽ đầu tiên là không có một tầng lớp người giầu có quyền sở hữu lớn đến mức có tư bản dư thừa. Ở VN ông tư bản lớn nhất là nhà nước. Hiện tại có một tầng lớp người giầu lên ( Doanh nhân hay những người nắm những vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước ở vào những vị trí quản lý kinh tế). Nhưng do luật lệ không rõ ràng, quyền sở hữu của họ cũng rất mong manh và không được pháp luật đảm bảo. Không kể số vốn họ có chưa là cái gì. Lẽ thứ hai là hệ thống ngân hàng yếu kém không thu hút được vốn trong dân qua các hình tức tiết kiệm, cũng không có những package gắn gửi tiết kiệm với mua cổ phiếu để tạo thành những tư bản pháp nhân (Capital institutionel) qua hình thức sở hữu của nhà băng, của hãng bảo hiểm, tổ chức quỹ tiết kiệm... Đã không có tư bản là chủ sở hữu thì làm sao có thể có thị trường cổ phiếu lành mạnh. Vì thế muốn có thị trường cổ phiếu lành mạnh thì phải rõ ràng luật lệ để người có tiền không nơm nớp sợ, chứ bây giờ doanh nhân nào chẳng sợ bị sờ gáy vì « cao hơn người khác một cái đầu ». Mà lý do để bị sờ gáy thì nhan nhản, thật giả lẫn lộn, biết đâu mà lần. Không có hai cái chân này : những tư bản pháp nhân và tư bản cá nhân thật sự, thì lấy gì làm hạt nhân cho thị trường chứng khoán để cho nó ổn định mà không thành một thứ Casino.

Điều chết người thứ hai là thị trường chứng khoán ở VN không phải là thị trường đầu tư. Tại sao lại thế vì nó có mấy lý do sau:

- Người ta đầu tư không phải là do các hãng hoạt động tốt, có lãi, có chương trình đầu tư phát triển rõ ràng. Họ mua cổ phiếu với hị vọng là những hãng này đưa ra giá thấp, và như thế bản thân tài sản cố định của hãng đã đủ để người ta hi vọng « thắng ». Điều này càng đặc biệt đúng với những hãng của nhà nước. Tôi nghĩ chẳng ai dại gì có tiền lại hùn vốn vào các hãng nhà nước cho « các ông ấy phá », các hãng nhà nước khác được cổ phần hoá 100% thì họ hi vọng quỹ đất đã đủ làm cho tiền đầu tư hoà vốn hay thắng. Kết quả nó chỉ là một thứ ăn sổi.
Nếu chỉ có các pháp nhân, cá nhân trong nước mua thì cái vòng kinh tế vẫn khép kín. Nhưng vì muốn dùng thị trường chứng khoán để câu vốn nước ngoài nên sự việc càng đổ bể to hơn. Tại sao ?

+ Việc đổ bể đầu tiên là các quỹ nước ngoài vào VN mua cổ phiếu không phải để đầu tư phát triể n mà để đầu cơ. Như vậy bản thân họ cũng không có chiến thuật chiến lược gì cả. Người ta không thể phát triển kinh tế bằng những tư bản đầu cơ.

+ Khi tư bản nước ngoài mua cổ phiếu của các hãng nội địa VN thì nó còn có thêm vấn đề tiền tệ nữa. Vì họ đầu tư bằng ngoại tệ, và hiển nhiên tiền họ muốn thu về như là lợi nhuận cũng phải là ngoại tệ. Đồng ngoại tệ đi vào được hệ thống ngân hàng VN thu lại đổi ra VND, nhưng lãi xuất nếu có mà họ rút ra thì hệ thống ngân hàng VN cũng phải đổi lại từ VND ra ngoại tệ cho họ mang đi, chứ làm sao mà bắt họ giữ VND. Chính ở đây cái bẫy được mở ra. Nó đã từng mở ra với Thái, với các nước ĐNA khác trong khủng hoảng tiền tệ 1997 mà sao ông VN vẫn tiếp tục đâm đầu vào. Thế mới điên!!! Hãy lấy một ví dụ:

- Trong trường hợp hãng đầu tư có lãi, người đầu tư thu được lãi bằng VND, họ mang đổi thành đô. Đồng đô này xuất phát từ đâu. Từ lợi nhuận của các hãng xuất khẩu VN, chứ không phải là từ hãng người ta đầu tư mà ra. Lợi nhuận của các hãng này để ở VN không nhiều, thực ra nó chỉ là tiền thuếvà tiền lương, vì nó chủ yếu (2/3) là các chi nhánh hãng nước ngoài.Như vậy những đồng ngoại tệ vất vả thu được này không những phải « cõng » nhập khẩu máy móc, xăng dầu mà còn phải cõng cả lợi nhuận « không chuyển đôi được » của kinh tế VN. Từ đây nó thành nghịch lý. Người ta tưởng mở thị trường chứng khoán để tăng đầu tư, thực ra là giảm đầu tư.

- Trong trường hợp các hãng này lỗ thì tình trạng càng thê thảm hơn, và lập tức nó bị biến thanh cơn bão khủng hoảng tiền tệ. Vì sao ? Vì lúc họ thấy không có lãi, thì họ ồ ạt bán VND đang có để đổi nó ra tiền ngoại tệ. Nhưng không một hệ thống ngân hàng quốc gia nào có đủ ngoại tệ tương đương với vốn trên thị trường. Người ta chỉ có một phần nhỏ cỡ 10% trị giá để chuyển đổi thôi. Việc các pháp nhân đầu tư nước ngoài ồ ạt đổi tiền sẽ dẫn tới việc ngập lụt tiền nội địa và khan hiếm tiền ngoại tệ? Việc này dẫn tới lạm phát và đồng tiền mất giá. Trong trường hợp đó ngân hàng trung ương phải làm gì ? Phải vay lãi nặng tiền ngoại tệ trên thị trường thế giới để trả cho người ta. Kết quả : kinh tế lụn bại, không xuất khẩu được, đồng thời lại phải vay ngoại tệ ..để trả tiền đầu tư. Ở Thái khủng hoảng năm 97 không những hút hết tiền dự trữ của ngân hàng Thái, mà còn bắt buộc ngân hàng trung ương nước này vay nợ WB, FMI , .. để trả nợ cho các ngân hàng phương Tây. Cái nghịch lý xẩy ra là mình mời người ta vào đầu tư kết quả chuyển thành phải lấy hết tiền dự trữ lại phải vay cả nước ngoài để trả gấp đôi gấp ba tiền họ mang vào. Tất cả chỉ vì tiền nội địa không chuyển đổi được.

Ở VN hiện tại có 7 tỉ đô mà người nước ngoài dùng để mua cổ phiếu, và 7 tỉ đô đó chính là 7 tỉ đô gây lạm phát. 7 tỉ trên một PNB cỡ 80 tỉ. Tức là gần 1/10. Tính thô thiển ra thì điều đó mang lại ít nhất là 10% lạm phát, trong trường hợp kinh tế hoạt động bình thường. Nếu kinh tế suy thoái không xuất khẩu được, thì nó là một quả bom nổ chậm mình đang cầm trên tay, không biết khi nào nó nổ trong khi hiệu ứng gây lạm phát vẫn còn đó và còn tăng hơn.
Phó Thường Nhân
Người ta có thể tin vào thị trường chứng khoán để cứu các hãng sắp sập hay gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh không ? KHÔNG.
Tôi nói chữ không ở đây có lẽ làm cho không ít người ngã ngửa vì ngạc nhiên, vì họ có tìm trong mọi manual economic, không ai người ta nói thế cả. Nhưng đó chính là thực tế. Tại sao ?
Thị trường chứng khoán là Capital Financière (Financial Capital) nó không phải là Industriel Capital. Chính vì thế khi nó đầu tư (đặc biệt là các quỹ tiền tệ, các pháp nhân tài chính nước ngoài) nó không để ý tới việc hàng hoá ra sao lợi hại thế nào, việc quan trong nhất với nó là tỉ số lợi nhuân trên Active. Kết quả nó có thể chữa cho một hãng từ lỗ thành lãi, nhưng bằng cách xóa sổ những hoạt động theo nó không có lợi, để tăng cái tỉ số lợi nhuận. Ngược lại để cứu những hãng công nghiệp bằng cách phát triển nó, có chiến lược chiến thuật đường hoàng thì ở các nước tu bản chủ nghĩa người ta sẽ ..quốc hữu hoá. Đến khi những hãng đó ăn nên làm ra thì nó mới ..tư hữu hoá. Như vậy một câu hỏi đặt ra ở VN. Các hãng quốc doanh đã quốc hữu hoá rồi mà không lãi, mà ngắc ngoải thì làm sao mà có thể chờ đợi Financial Capital cứu. Bởi nó có cứu bao giờ đâu.

Như vậy cái hi vọng ở VN dùng thị trường chứng khoán để vừa cứu các hãng quốc doanh vừa phát triển hoạt động của nó là Illusion mà cả thế giới này người ta cứ nhồi nhét vào đầu. Nó cũng không khác gì cái bài « dân chủ » mà họ phất ra để can thiệp chính trị cả. Còn thị trường chứng khoán chính là hình thức can thiệp kinh tế. Việc tuyên bố chỉ có tư hữu mới làm cho hoạt động kinh tế hiệu quả thực ra là không đúng. Hay đúng hơn nó chỉ đúng trong một số điều kiện nhất định. Từ đó nếu để cho thị trường chứng khoán bị các quỹ nước ngoài không chế, thì điều đó đồng nghĩa là VN muốn trở thành anh tá điền mà cổ bị tròng một cái thòng lọng. Cái thong lọng này chính là những manipulation trong việc chuyển đổi tiền, trong chính sách thu lợi nhuận. Có nghĩa là VN chưa phát triển đã tự tròng vào cổ nó một cái ách để hạn chế phát triển. Nước VN như vậy đang trên đường thắng lợi để đi tới một nền kinh tế thuộc địa.

Cũng chính vì thế cái « thằng BBC » nó mới nói rằng « lạm phát ở VN là do thắng lợi trong phát triển kinh tế ». scared.gif

Nhưng như vậy có nghĩa là không cần có thị trường chứng khoán không ? KHÔNG. Nhưng phải làm nó từ từ và phải tách nó ra khỏi quá trình tư hữu hoá các hãng quốc doanh. Tại sao ?
Trông cái phân tích trên của tôi, mọi người có thể thấy rõ, cái bẫy là đầu tư ngoại tệ mà lãi xuất lại là lãi xuất VND không chuyển đổi được. Vậy hãy hạn chế những hãng lên sàn là những hãng xuất khẩu, tự họ có thể làm ra ngoại tệ đã. Tức là đầu tư ngoại tệ lãi xuất ngoại tệ. Ngược lại các hãng quốc doanh trong nước thì chỉ chuyển nó thành tư bản nhà nước, có nghĩa là chuyển từ chính sách quản lý theo « bộ chủ quản » thành các hãng cổ phần mà nhà nước chiếm 100% Capital. Cho đến khi nào mà có một nền công nghiệp nặng đủ để nối cầu kinh tế xuất khẩu với kinh tế nội địa thì hãy cho nó lên sàn. Có nghĩa là người ta chỉ lên sàn lúc tư bản trong nước đã phát triển và thị trường VN trở thành một thị trường mẹ, chứ không còn là thị trường nô lệ nữa.


Phó Thường Nhân
Thế nào là một thị trường nô lệ thế nào là một thị trường chủ. Những khái niệm này cũng là do tôi đặt ra, và nó là biến tướng của khái niệm mẫu quốc (thành thị trường chủ) , thuộc địa (thành thị trường nô lệ). Trước đây khi còn có chế độ thuộc địa, thì việc bắt người ta làm nô lệ là thông qua cai trị chính trị. Ngày nay, khi một dạng chế độ trực trị như thế khó thực hiện được, thì người ta tìm cách dùng những cơ chế thị trường thông qua các thủ thuật về tiền tệ, về vốn, về kỹ thuật, ..để làm điều đó rồi nhồi sọ người ta qua các phương tiện thông tin đại chúng, trong cách dậy và quan niệm về kinh tế, ...
Thế nào là một thị trường nô lệ, và từ đó suy ra một nền kinh tế nô lệ. Đó là một thị trường phụ thuộc trực tiếp vào bên ngoài. Một thị trường mà sự tiêu thụ của nó làm suy sụp kinh tế.
Người ta làm kinh tế làm gì nếu không phải để sống sướng hơn. Như vậy một thị trường mà trong đó dân nếu tiêu thụ sẽ không thúc đẩy kinh tế mà phá kinh tế. Ngược lại nếu không tiêu thụ mà nai lưng ra làm công xuất khẩu cho thằng khác tiêu thì kinh tế phát triển thì nó là số phận kẻ nô lệ chứ còn gì nữa.
Ngược lại một thị trường chủ là thị trường mà nó càng tiêu thụ thì càng làm kinh tế phát triển. Chỉ ở trong thị trường như thế này, tức là khi nhu cầu của chính mình là động cơ phát triển của mình, tức là người ta làm chủ được kinh tế thì là thị trường chủ.

Hiện tại thị trường VN là một thị trường nô lệ. Và tôi sẽ lấy ngay những chỉ số của nó để chứng minh.
1- Đó là thị trường mà độ mở lớn nhất, có nghĩa là tỉ lệ xuất khẩu trên PNB cao nhất. VN xuất khoảng 40 tỉ trên PNB 80 tỉ. Độ mở của kinh tế VN còn cao hơn cả Pháp, Mỹ, Tây Đức, Nhật bản.
Điều đó chứng tỏ tiêu thụ trong nước không phải là động lực phát triển. Có nghĩa là còng lừng làm thuê cho người ta.
2- Trong các poste xuất khẩu, giá trị xuất khẩu nguyên liệu, nông sản là chủ yếu. Đây cũng là một đặc trưng của kinh tế nô lệ.
3- Nếu tăng cường tiêu thụ thì sẽ giết chết kinh tế. Đây là chuyện đang xẩy ra trước mắt. Từ đầu năm, dự trữ ngoại tệ của VN sụt gần 1/3 vì nhập khẩu nhưng không vì thế mà kinh tế khá hơn, mà lụn bại hơn.
4- Hiện tại do lạm phát gây ra từ bên ngoài (từ Mỹ) mà xuất khẩu không thể bù được nhập khẩu, càng xuất thì càng nhập, càng nhập thì càng lụn bại.

Từ 4 điều trên người ta có thể rút ra điều gì ? Có nghĩa là mình không sản xuất cho nhu cầu của mình mà cho người. Khi người ta « ngọ nguậy » thì mình chết theo.

Đây cũng chính là cái hình thức toàn cầu hoá mà người ta thích nhất. Toàn cầu hoá tương đương với có nhiều nước làm oshin cho họ, chứ không phải toàn cầu hoá là chia sẻ quyền lợi là cạnh tranh tự do , v..v.. Để làm điều đó họ có tất cả các công cụ, từ giáo trình dậy học kinh tế, cho đến chính sách cho vay, lời khuyên « phát triển » kinh tế..

Để phát triển kinh tế nhằm thoát khỏi cái thế này, thì Vn phải phát triển công nghiệp nặng. Tất nhiên người ta không thể sản xuất tất cả các sản phẩm, nhưng nó phải nhằm vào việc thay thế các sản phẩm có tính chiến lược trong phát triển kinh tế nội địa. Thường thì nó gồm xăng dầu, phân bón, điện lực, chất đốt cho dân, phôi thép, xi măng, ..Sau đó nó sẽ là một số ngành được dùng để « trợ chiến » cho xuất khẩu, để nâng cấp hàng xuất khẩu, ví dụ nếu xuất hàng dệt may giầy dép, thì phải có công nghiệp làm sợi nhân tạo, thuộc da, ..Rồi sau đó là các ngành chuyên trong phân cồng lao động quốc tế và được dùng làm công cụ kích cầu cho kinh tế ví dụ xe hơi, đồ điện tử, đóng tầu...
Bên cạnh đó bằng mọi cách phải đảm bảo được an ninh lương thực.
Đây là tất cả những gì người ta nhìn thấy trong kinh tế Âu – Mỹ, hay các nước mới nổi như Đại Hàn, Đài loan, ...

Ở VN điều này không làm được mặc dù có ý định. Điển hình là công trình Dung quất. Ngày xưa nhà thơ Tô Hữu nói lên một sự thực:
« Chín năm làm một Điện Biên
Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng »

50 sau, con cháu của những anh hùng Điện Biên 10 năm không xây xong được một cái nhà máy lọc dầu. Cùng thời gian này, một nước bị bao vây tứ phía như Bắc Triều tiên có thể ...làm được bom nguyên tử. Thật là đau xót!! Thế mà người ta cứ nghếch mắt lên dân chủ với dân chẽo, làm như từ một đảng thành ba , bốn đảng đánh nhau giành bổng lộc tham nhũng thì sẽ có cơm ăn cho cả dân tộc.

Tại sao cái Dung Quất không xong ?
(còn tiếp)
NguoiVN
đang chờ nghe Dung Quất đây, giờ bác Phó dùng chiêu phim bộ nhiêu tập nữa
Phó Thường Nhân
Tại sao cái Dung Quất không chạy ?

Ở đây tôi bỏ ra ngoài tất cả những chuyện nội bộ mà tôi không biết, chỉ tập trung vào những gì tôi nhìn thấy đó là vấn đề kỹ thuật công nghệ và vốn.
Cái Project Dung Quất này có từ đời thủ tướng Võ Văn Kiệt, để sau hai nhiệm kỳ thủ tướng của ông Phan Văn Khải, nó cũng chẳng đi tới đâu. Điều ngạc nhiên đầu tiên khi người ta nhìn những thăng trầm của nó là số lượng rất lớn các Partner tham gia rồi bỏ : bắt đầu là Total (Pháp), rồi Nam triều tiên, rồi Nga, ..kết cục là VN phải tự làm lấy với kỹ thuật của bọn Technip (Pháp) và một bọn Tây ban Nha..
Rồi tiếp là vấn đề vốn. Mỗi lần các hãng kia vào rồi ra là một lần đóng vốn vào rút vốn ra. Cuối cùng tất cả vốn cũng chỉ là của VN.

Tại sao lại khó khăn thế. Tại sao không có hình thức liên doanh nào sống được. Cái bí mật có lẽ nó nằm ở mấy điểm:
1- Không có một hãng nào muốn mang gậy cho người ta đập lưng mình. Tất cả các hãng định chung vốn với VN đều là những hãng hoá chất. Có nghĩa là việc VN nhập sản phẩm hoá dầu là nằm trong quyền lợi của họ. Chiến lược của họ là Global nhằm kiếm lợi nhuận cao nhất. Xây nhà máy ở VN khác nào bán con gà đẻ trứng, trong khi họ bán trứng có lợi hơn. Như vậy sự thất bại đầu tiên là do quyên lợi không trùng nhau. Và quyền lợi này không bao giờ trùng nhau.

2-Tương tự như vậy về vốn. Các tổ chức tài phiệt quốc tế cho VN vay tiền, nhưng họ cho vay theo chính sách kinh tế chính trị của họ. Tức là của các nước phương Tây mặc dù tên nó « cộng đồng quốc tế », « thế giới ». Nếu để ý người ta để ý là họ dễ dàng cho vay để làm các công trình hạ tầng cơ sở, chủ yếu là đường xá, cầu cống, một tí giáo dục, một tí y tế .. Đây là những công trình có giá trị « hiệu qủa sản xuất 0 ». Tại sao lại thế ? Bởi vì họ có một ý thức hệ tư tưởng không nói ra. Họ không bao giờ giúp tiền đầu tư vào các lĩnh vực công cụ sản xuất, bởi phần đó là phần đem lại lời lãi, về lý thuyết họ chỉ muốn để những phần đó cho tư nhân lấy cớ tư nhân tốt hơn nhà nước, nhưng thực ra là một cách không chế. Tại sao ? Vì trong các nước đang phát triển, tư nhân nội địa không đủ mạnh để làm những việc này. Kết quả cái phần này ..bị bỏ trống nếu các hãng nước ngoài không thấy lợi (về cả kinh tế và chính trị) cho họ. Còn nếu nhà nước sở tại đứng ra làm, thì theo nguyên lý « rất có lý » của tự do kinh doanh cá nhân họ sẽ từ chối không tài trợ cho vay. Có nghĩa là họ tìm cách « cấm cửa » các nước đang phát triển, một cách rất khôn khéo.

3- Trong việc đầu tư vào những công trình « hiệu quả sản xuất 0 », bản thân phía VN, những người quản lý, đưa đẩy dự án cũng có lợi. Nó có lợi cái gì ? Nó lợi là vì những công trình này phi kinh tế, nên xây xong kết quả như thế nào không quan trọng. Vì phi kinh tế « ăn » nó cũng dễ hơn. Nếu xây một công trình kinh tế « công cụ sản xuất », người ta đầu tư mong hoà vốn và kiếm lời bằng hoạt động kinh tế của những cơ sở này về sau, thì ngược lại một công trình « hiệu quả sản xuất 0 » người ta kiếm lời ngay từ đầu, trong quá trình cắt xén, mua thiết bị của nó. Trong thực tế nó là một thứ « đánh quả » không phải là làm kinh tế.

Chính vì những lý do trên cả trong cả ngoài mà ở VN từ sau đường dây tải điện 500 KV thời ông Võ Văn Kiệt, không còn công trình nào dạng phát triển kinh tế, vì làm những trò phi kinh tế thì cả hai cùng lợi, tất nhiên cái lợi của nước ngoài là cái lợi nắm đằng chuôi do họ nhìn xa trong rộng, cái lợi VN là nắm đằng lưỡi, là « ăn sổi ở thì ». Đúng hơn là có cái Dung Quất nằm ngoại lệ, nhưng đến bây giờ nó đã chạy đâu.

Không những thế, mặc dù media phương Tây là Free, nó cũng hướng người ta chấp nhận việc này. Tôi còn nhớ cả mấy năm trước, trong BBC các « chiến sĩ dân chủ » có bàn rằng ở VN không nên làm nhà máy lọc dầu vì không có lãi mà nên bán dầu thô ,nhập thành phẩm thì kinh tế hơn. scared.gif

Việc này cũng không có gì là lạ. Ở Châu Phi, nơi mà người ta nghe lời phương Tây nhất, thì hoàn toàn không có công nghiệp nặng. Các nước như TQ, Ấn độ xây dựng công nghiệp nặng nhờ vào Liên Xô. Ai cập lúc xây thuỷ điện Asuan , WB không cho vay, và chính Liên Xô lại giúp họ làm công trình này. Cho đến nay nhà máy thuỷ điện đó cũng cấp tới 2/3 sản lượng điện của Ai cập.

Như vậy muốn có công nghiệp nặng, tức là có một nền kinh tế chủ thực sự không có cách gì khác là phải lập kế hoạch hoá, không phải là kế hoạch hoá toàn diện như thời bao cấp mà là những project có tính chất quyết định thay đổi cấu trúc nền kinh tế, tạo ra thị trường.

Hàn quốc, là một mô hình công nghiệp hoá mà VN nên học, cũng phải tự làm chống lại các quyết định của WB, của FMI, ..để công nghiệp hoá mặc dù họ là một nước bị Mỹ kiểm soát. Nhưng họ đã không khéo lợi dụng cái cớ « họ phải mạnh để chống cộng (Bắc Triêu tiên)» nên lọt lưới trừng phạt của các tổ chức này.
(còn tiếp)

NguoiVN
người đầu tư bao giờ cũng muốn thu lợi nhanh và hạn chế độ mạo hiểm. Em nghe nói việtnam cũng có mốt số nhà máy sản xuất thép, xi măng etc do trung quốc đầu tư, mấy cái này kô biết phải công nghiệp nặng kô, ở miền bắc hay làm nhà máy hóa chất, phân bón etc, chắc cũng là công nghiệp nặng

đài loan cũng đầu tư pháp triển một số thứ này, mặc dầu cụ thể phân phối sao thì em kô nắm được

tụi intel cũng đầu tư nhà máy gì đấy vài tỉ, kô biết cái này theo bác phó là lợi hay hại

trung quốc hình như bắt đầu khôi phục nền kinh tế của nó bằng việc xuất khẩu hàng hóa, mấy cái junk nhảm nhỉ, đồ nhái , trước khi có contract lớn, xây dựng các nhà máy sản xuất ô tô, máy móc linh kiện

ấn độ phát triển dịch vụ

bác phó phân tích cụ thể giúp nó khác việtnam cụ thể ở đâu, và tại sao nó đạt được nhiều thành tựu như hiện nay
Phó Thường Nhân
Không phải không có lãi, mà nó lãi chậm vì cần trường vốn và tổ chức kỹ thuật tương đối cao.
Điều mà tư nhân VN không không làm được huặc muốn làm phải được nhà nước nuôi và bảo trợ. Điều này chưa xẩy ra.
Nhưng ngành nguoiVn nói chính là công nghiệp nặng. Đó là những ngành công nghệ liên quan tới năng lượng, hoá học, luyện kim, cơ khí.. nó không sản xuất ra hàng tiêu dùng mà tạo ra nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thường được gọi là công nghiệp nhẹ.

Nhưng điều mà NguoiVN hỏi phải trả lời hơi dài. Để tôi kết thúc việc phân tích tại sao công nghiệp nặng lại liên quan tới vấn đề lạm phát, rồi trả lời sau.

Qua những điều tôi nói ở trên nó thể hiện ra hai điều:

1- Không có một tổ chức nước ngoài nào giúp một nước khác xây dựng công nghiệp nặng cả. Vì tất cả các lý do ý thức hệ, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ quốc tế. Nếu các tổ chức nước ngoài giúp thì châu Phi phải là những nước có công nghiệp nặng đầu tiên. Chính vì thế, có xây dựng được công nghiệp nặng hay không chính là sự thể hiện sự tự chủ của nước đó. Tất nhiên sẽ có người phản đối tôi khi họ lấy ví dụ Đại Hàn hay Đài loan. Vì rõ ràng những nước này phụ thuộc vào Mỹ. Vậy tại sao họ vẫn xây dựng được công nghiệp nặng. Câu trả lời của tôi là những người lãnh đạo hai nước này (và cả Nhật) đã biết cách « hù doạ » Mỹ, lấy cái mồi « chống cộng » ra doạ Mỹ, để Mỹ lờ đi. Vì trong chính sách chống cộng trong chiến tranh lạnh, Mỹ sợ những nước này đổ. Điều này có thể xẩy ra với VN bây giờ không ? Tôi không rõ vì quan hệ TQ-Mỹ hiện tại cũng khác, cũng như Mỹ yếu đi mà TQ mạnh lên. Nhưng ngoài yếu tố bên ngoài ấy, hai nước này đều có kế hoạch để phát triển công nghiệp nặng. Điều rất rõ ràng với Đại Hàn. Nhưng điều này để tôi trả lời sau, như nói ở trên.

2- Xây dựng công nghiệp nặng là tạo ra thị trường, không phải là dùng thị trường. Chính vì thế khi xây dựng nó người ta không thể căn cứ trên quan niệm lời lãi tức thời mà nhằm vào chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Khi nó đã tạo ra thị trường rồi, thì có thể dùng cơ chế thị trường để điều khiển nó. Nó cũng giống như lúc khởi động ô tô. Đầu tiên là bình ắc quy làm cho ô tô khởi động, nó khởi động rồi thì mới chạy được. Cái ô tô đang chạy là thị trường (lúc này động cơ không cần ắc quy nữa, thậm trí còn nạp lại ắc quy), nhưng cái trước đó (bình ắc quy) là cái làm cho ô tô nổ máy, tức là tạo ra thị trường. Chính vì thế xây dựng công nghiệp nặng khởi đầu là những ý tưởng chiến lược về phát triển kinh tế, các tổ chức, kế hoach nó. Không phải là gặp chăng hay chớ, chờ đợi một bàn tay vô hinh của thị trường.

3- Với riêng VN so với TQ chẳng hạn thì còn có một yếu tố nữa hạn chế, đó là vốn. Ở TQ chính phủ TQ có thể xây dựng công nghiệp nặng được không những vì nó có một ít vốn từ trước do Nhật để lại ở Mãn Châu mà nó còn thừa hưởng 30 thập niên phát triển công nghiệp nặng trong thời Mao Trạch Đông. Sau này khi TQ mở cửa, họ bao giờ cũng xuất siêu thực sự. Tức là họ có tiền trong túi.
Có một tí đà kỹ thuật, có vốn trong túi... điều đó đã giúp TQ xây dựng công nghiệp nặng theo ý mình muốn, và họ đã làm theo hướng « trợ lực » xuất khẩu. Chính vì thế mà lợi thế của TQ trên thị trường thế giới không ngừng tăng.
VN không được thế vì vốn kỹ thuật không có. VN xuất siêu nhưng là xuất siêu giả tạo. Vì VN xuất siêu với thị trường phương Tây nhưng nhập siêu với TQ. Trong thực tế cán cân tài chính năm nào cũng lõm. Nhìn global thì VN giống như một trạm trung chuyển lãi xuất của TQ với thị trường phương Tây. Trong điều kiện ấy muốn phát triển công nghiệp nặng thì phải vay. Nhưng vay ai ?

Bọn ngân hàng phương Tây nó chỉ cho vay để làm những công trình « hiệu quả sản xuất 0 » thôi.
Đấy chính là lý do tại sao cái nhà máy thép duy nhất của VN là ở Thái nguyên do ..TQ giúp từ thời trước. Hiện tại VN có thể sản xuất thép xây dựng nhưng không có phôi thép, phải nhập. Nếu tôi không nhầm thì VN cũng định liên doanh với Posco (Đại Hàn) để sản xuất phôi thép. Nhưng bọn đó có dở hơi mới bán con gà đẻ trứng cho VN. Điều này lại chỉ ra một điểm khác nữa, bất lợi cho VN hơn là TQ. Bởi vì TQ nó có thể lấy cái Size của thị trường nội địa ra doạ, để « ép » thằng kia lao vào. VN không có lợi thế đó, ngược lại bất cứ một cử động nào của VN về công nghiệp nặng cũng là một sự đe doạ cạnh tranh. Thế thì có hoạ dở hơi họ mới liên doanh. Ngay cả trong trường hợp TQ, hầu như cũng không có liên doanh công nghiệp nặng. Vì sao ? Vì cái này là chính trị. Không ai muốn toàn cầu hoá để vị trí của mình kém đi cả, ngoại trừ « cực chẳng đã không cản được ».

Tóm lại VN đang đứng trước một thế giống như trước khi đánh trận Điện Biên Phủ, mà cái tình trạng lạm phát đã làm lộ rõ yếu kém của mình. Giống bởi vì trước trận Điện Biên, VN thắng vì đánh du kích, vận động chiến. Nhưng đánh tay bo với Pháp thì thua. Đánh trận Điện biên là đánh tay bo , đối đầu thực sự. Hiện tại cũng vậy, kinh tế VN phát triển do nó được bung ra, người nào người nấy nháo nhào buôn thúng bán mẹt mà sống. Giống như đánh du kích. Nhưng không có chỉ huy, không có hợp đồng tác chiến, không có quân chủ lực. Nếu đánh du kích mãi thì cũng chỉ là thứ có cưa thậm trí về lâu dài có thể thua. Cũng như buôn thúng bán mẹt làm kinh tế kiểu đánh quả, chưa làm đã ăn vào vốn để rồi mang nó ra mở quán ăn ..thì chỉ có đi xuống. Vì cái trần của nó VN đã đạt tới. Cái trần này là cái trần mà tất cả các nước Á – Phi – Mỹ la tinh đụng phải từ hơn cả trăm năm nay.
Phó Thường Nhân
Thế xây dựng công nghiệp nặng liên quan gì tới lạm phát, vì cái chủ đề này nói tới lạm phát. Trực tiếp để chống lạm phát thì không liên quan gì cả, nhưng xây dựng công nghiệp nặng sẽ giúp cho nhà nước và kinh tế có nhiều khả năng chống lạm phát hiệu quả hơn, vì nó có tác dụng làm cho khối kinh tế nội địa độc lập hơn. Lấy ví dụ cái « anh Dung Quất » cho dễ hiểu.

Hiện tại VN nhập khoảng 1 triệu tấn xăng và các sản phẩm dầu mỏ / một năm cho thị trường nội địa, và từ đầu năm đến nay đã mất tới hơn 3 tỉ ngoại tệ (Đô la) để nhập khẩu khẩu những sản phẩm này. 3 tỉ ngoại tệ lấy ở đâu ? Lấy ở tiền bán dầu thô, tiền bán quần áo, giầy dép, cà phê, gạo, ..
VN hiện tại xuất khoảng 6,7 triệu tấn dầu thô. Giả sử 1 triệu tấn dầu thô sẽ được dùng để lọc dầu trong nước để phủ hết toàn bộ nhu cầu kinh tế nội địa thì VN sẽ thiệt bao nhiêu tiền xuất khẩu dầu thô ? Giá dầu thô hiện tại ở điểm đỉnh là 130 đô / Baril. 1 tấn = 7,6 baril vậy 1 tấn dầu thô bán được khoảng 900 Đô. 1 triệu tấn bán được 900 triệu đô. Để nhập khẩu một số lượng xăng tương đương, thì VN mất 3 tỉ : tỉ lệ 1/3. Thế vẫn chưa hết, nếu người ta để ý đến việc nhập bằng đô bán bằng VND tức là vấn đề độc lập của thị trường nội địa. Không kể sản phẩm nội địa đã khiến thị trường vN giữ được cả tiền thuế, tiền lãi, tiền lương công nhân.. nó không mất đi đâu một đồng nào cả. Để thấy sự khủng khiếp của nó, người ta có thể so sánh rằng cả quỹ LHQ dùng để chống lạm phát giá lương thực chỉ có 1 tỉ đô. Hơn chục triệu nông dân VN quần quật làm cả năm cũng chỉ đủ ăn và giúp kinh tế xuất khẩu được 1,2 tỉ Đô gạo. Như vậy không xây dựng công nghiệp nặng chỉ ăn xổi đồng nghĩa với phụ cả công sức của toàn dân tộc nữa.

Chuyện gì xẩy ra ở trong tình trạng nhập khẩu hiện tại. Muốn chống lạm phát người ta có nhiều cách tôi kể ra một hai cách để thấy không có công nghiệp nặng (lấy ví dụ hoá dầu) đau đớn thế nào:

1- Để chống lạm phát người ta có thể tăng giá VND so với đồng Đô. Bằng cách này người ta sẽ làm giảm gánh nặng nhập khẩu. Nhưng VN không thể làm được vì như thế thì đồng nghĩa với tăng giá hàng bán, có nghĩa là khó xuất hơn. Khó xuất hơn trong khi tiền thu bằng xuất khẩu lại phải cõng cả tiền nhập khẩu Đô đổi ra VND. Đã ít tiền hơn lại phải chi nhiều hơn, như vậy là chết.
Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu giảm được cái phần Đô đổi ra VND này, do có nhà máy hoá dầu. Ngoài việc người ta có thể đặc ân cho phép các doanh nghiệp xuất khẩu có một giá đặc biệt về nguyên liệu (như xăng dầu) để trợ chiến xuất khẩu, việc tăng tỉ số VND với Đô không làm ảnh hưởng tới cán cân chi tiêu. Như vậy rõ ràng là lợi hơn.
2- Người ta cũng có thể giảm giá đồng VND so với Đô để tăng xuất khẩu, lấy thặng thu từ xuất khẩu bù vào sự mất giá của VND. Hiện tại làm điều đó cũng có nghĩa là gây thêm lạm phát. Tức là dân nghèo đi và phải chịu đựng. Đây chính là cái bẫy Nghị Quế / chị Dậu càng làm càng khốn cùng.
Nếu sản xuất được trong nước, thì người ta có thể giảm giá VND so với Đô để kích xuất, mà không làm ảnh hưởng tới giá trong nước. Do thị trường nội địa độc lập hơn.

Hiện tại ở VN người ta tăng lãi xuất tức là dùng phương pháp 1. Giảm xuất để giảm nhập, nhưng đông thời phải để giá VND lạm phát nhanh hơn Đô, tránh cái bẫy đổi tiền ngược giống như ở Thái năm 1997. Kết quả là đằng nào dân cũng nghèo hơn (nghèo vì lạm phát và nghèo vì ít việc đi).

Như vậy nếu có một nền công nghiệp nặng, thì kinh tế VN sẽ khoẻ hơn, nhà nước sẽ có nhiều tiềm năng, nhiều biện pháp chống trả lạm phát hiệu quả hơn.

Mà ngươi ta cũng không thể biện hộ là vì không thể đoán được tình hình lạm phát thế giới để làm, vì trong bất kỳ mọi trường hợp, phát triển công nghiệp nặng đều có tác dụng tích cực tới kinh tế. Có lạm phát chỉ làm cho người ta nhìn thấy nhu cầu phát triển nó cấp bách hơn thôi.

NguoiVN
suy luận ra thì các nước trong khối liên xô cũ, nga phải mạnh về công nghiệp nặng vì chẳng khi nào thấy hàng hóa của tụi nó cả, suy ra tiếp là kinh tế của tụi nó động lập và hiệu quả hơn của việtnam.
langtubachkhoa
Tư duy suy luận của nguoiVN kỳ cục thật hehe.gif laugh1.gif
QUOTE(NguoiVN @ Jun 4 2008, 05:55 PM)
suy luận ra thì các nước trong khối liên xô cũ, nga phải mạnh về công nghiệp nặng vì chẳng khi nào thấy hàng hóa của tụi nó cả, suy ra tiếp là kinh tế của tụi nó động lập và hiệu quả hơn của việtnam.
*


Phó Thường Nhân
@NguoiVN,
Đúng là như thế. Nga rất mạnh về công nghiệp nặng, và điều đó làm cho nó tự lập. Cũng chính vì thế mà quan hệ Nga - Mỹ không thể nào yên được. Tại sao ? vì công nghiệp của Nga nhằm chủ yếu vào quốc phòng, và Nga hiện tại là nước duy nhất có đủ technologie để cho người ta một cái choice khác ngoài Mỹ. Vì thế hai bên không thể hòa được với nhau.

Chính vì công nghiệp nặng của Nga nhằm vào quốc phòng, cộng với việc trước đây họ không dùng thị trường điều tiết kinh tế đã khiến nó không có hàng hóa dân dụng.

Như vậy vấn đề của nước Nga là nó dùng công nghiệp nặng vào những mục đích quốc phòng chính trị là chính. Nó còn có nhiều vấn đề khác nữa, liên quan tới vị thế, vai trò của Nga trên thế giới. Vì thế không thể quy ra rằng do phát triển công nghiệp nặng mà Nga nghèo.

hiện tại có 2 nước đang tiến mà nhờ có Nga mới có được công nghiệp nặng và quốc phòng đó là TQ và Ấn độ. Nhưng cách phát triển công nghiệp nặng cũng không giống nhau và cũng không giống Nga.

Cái kết luận có thể rút ra được là: không có công nghiệp nặng thì không thể có độc lập về kinh tế, nhưng hình thái công nghiệp nặng thế nào, thì phụ thuộc vào vị thế, cách thức quản lý, trình độ kỹ thuật. Cũng từ đó mà người ta có được xã hội mà người ta muốn. Chứ không phải do Liên Xô cũ không có hàng hóa dân dụng, có nghĩa là không nên phát triển công nghiệp nặng.


root
Cách đây chưa đầy 3 tháng, giá USD trên thị trường VN hạ xuống còn khoảng 15.5K, khiến các nhà xuất khẩu kêu rầm trời. Nhà nước phải bỏ tiền ra mua USD vào để kích thích xuất khẩu, làm tăng trưởng kinh tế. Thế mà trong khoảng 1 tuần gần đây, giá USD lại tăng khủng khiếp, ngày hôm nay đã lên đến 18K trên thị trường tự do, trong khi đó tỉ giá liên ngân hàng do nhà nước quy định vẫn là 16K! Đến lượt các nhà nhập khẩu khốn đốn.

Sở dĩ có chuyện đó là do các hợp đồng kinh tế nhập khẩu đã được kí từ trước. Nhà nhập khẩu nhập hàng về bán cho khách hàng trong nước tính bằng nội tệ, trong khi đó lại phải bỏ ngoại tệ ra nhập hàng. Khi thanh toán tiền cho đối tác nước ngoài thì tiền được chuyển qua ngân hàng với giá 16K/1USD. Dĩ nhiên là không ngân hàng nào nhận VND để đổi ra USD theo đúng tỉ giá đó rồi chuyển ra nước ngòai. Họ đề nghị nhà nhập khẩu ra mua USD trên thị trường tự do rồi đưa ngoại tệ để họ chuyển giúp. Rất nhiều hợp đồng nhập khẩu đã bị đổ bể. Nhà nhập khẩu chấp nhận đền hợp đồng, còn hơn là bị lỗ nặng.

Nhiều người cho rằng thị trường tài chính VN đã lâm vào khủng hoảng. Theo tin vỉa hè thì chuyến đi TQ vừa rồi của TBT Nông Đức Mạnh là để cầu viện TQ hỗ trợ VN cứu nền kinh tế. Cầu TQ cứu thì hơi khó, nhất là vào thời điểm kinh tế tòan cầu cũng chẳng dư dật gì, nhưng không thể không cầu, vì cái này có liên quan tới chính trị. Nếu TQ không cứu thì VN sẽ có cớ để nhờ IMF cứu, tức là nhờ Mĩ. Và tất nhiên là một khi đã phải dựa vào sự hỗ trợ kinh tế của nước ngoài thì bao giờ cũng đi kèm theo những điều kiện chính trị. Thời buổi này chẳng có ai cho không ai cái gì!

Việc khủng hoảng này đã được dự báo từ vài năm trước với các chính sách kinh tế sai lầm của chính phủ. Tớ chắc rằng giờ này có nhiều chiến sĩ dân chủ hải ngoại đang cảm thấy vui mừng vì sự khó khăn của nước nhà sp_ike.gif


TươngGiang
QUOTE(root @ Jun 5 2008, 09:27 PM)
Cách đây chưa đầy 3 tháng, giá USD trên thị trường VN hạ xuống còn khoảng 15.5K, khiến các nhà xuất khẩu kêu rầm trời. Nhà nước phải bỏ tiền ra mua USD vào để kích thích xuất khẩu, làm tăng trưởng kinh tế. Thế mà trong khoảng 1 tuần gần đây, giá USD lại tăng khủng khiếp, ngày hôm nay đã lên đến 18K trên thị trường tự do, trong khi đó tỉ giá liên ngân hàng do nhà nước quy định vẫn là 16K!  Đến lượt các nhà nhập khẩu khốn đốn.

Sở dĩ có chuyện đó là do các hợp đồng kinh tế nhập khẩu đã được kí từ trước. Nhà nhập khẩu nhập hàng về bán cho khách hàng trong nước tính bằng nội tệ, trong khi đó lại phải bỏ ngoại tệ ra nhập hàng. Khi thanh toán tiền cho đối tác nước ngoài thì tiền được chuyển qua ngân hàng với giá 16K/1USD. Dĩ nhiên là không ngân hàng nào nhận VND để đổi ra USD theo đúng tỉ giá đó rồi chuyển ra nước ngòai. Họ đề nghị nhà nhập khẩu ra mua USD trên thị trường tự do rồi đưa ngoại tệ để họ chuyển giúp. Rất nhiều hợp đồng nhập khẩu đã bị đổ bể. Nhà nhập khẩu chấp nhận đền hợp đồng, còn hơn là bị lỗ nặng.

*



Hnay em thanh toán thì đô được tính 16.2 còn ngoài thị trường tự do đã lên 18.1. Nhưng cái khó ló cái khôn, mình đều dùng hình thức chuyển khoản tiền Việt cho các khoản được quy định trả theo tiền đô, vì cho đến chừng mình ký hợp đồng thì bọn nó vẫn cho mình được thanh toán theo 2 cách, tuy mình biết rằng bọn nó nhận tiền của mình rất cú. Nhưng kệ bọn nó, mình tiết kiệm được một khoản lớn.
Đồng đô không phải là ngoại tệ duy nhất, tất cả các ngoại tệ khác đều tăng so với Việt Nam đồng và đều rất khó mua. Đô Sing trong ngày hôm nay không thể mua được ở bất kỳ đâu ở Hà Nội. Đồng tệ của Tàu tăng lên 3-4 giá.
Không hiểu có bao nhiêu ngân hàng đang hoạt động tại VN hiện nay vì gần đây nhận được rất nhiều thư mời và cuộc gọi của rất nhiều ngân hàng nước ngoài, trong đó có những cái tên ít nghe và tỷ lệ lãi nó đưa ra mời chào khá hấp dẫn. Tuy lên tra cứu thông tin thì đều là các ngân hàng có bề dày lịch sử và nổi tiếng ở nước ngoài.
Phó Thường Nhân
@root,
Biết từ vài năm trước thì chắc không ? Nếu để ý thì thấy khi ông Dũng ông Triết đi Mỹ để mở thị trường chứng khoán có bọn phương Tây nào chê kinh tế VN đâu. Cách đây khoảng 10 tháng, tôi còn nhìn thấy bọn Pháp quảng cáo bán những Package chứng khoán của những nước "mới nổi" (Emergent) trong đó có VN.

Như vậy bây giờ nhiều người nói là nói vuốt đuôi thôi. Còn có những người khác không đánh giá như thế (ví dụ opinion của tôi, nhưng đây chỉ là opinion của một người bình thường) thì vì cái vision về kinh tế nó khác. Tôi có thể nói đó là vision Mác xít đối nghịch với vision Liberal, là cái vision economic ở VN hiện tại.

Thực ra các bác dân chủ nên buồn thì đúng hơn, vì chính sách kinh tế ở VN hiện tại chính là chính sách kinh tế mà các bác ấy muốn (ngoại trừ cái trò đa nguyên đa đảng). Như vậy họ có thể sung sướng vì VN khó khăn, nhưng họ không có giải pháp.








Pages: 1, 2, 3, 4
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.