Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Sống Toàn Cầu
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Thị Anh
Suy nghĩ táo bạo của hai cô gái "sống toàn cầu"
09/07/2008 10:46 (GMT + 7)
Khái niệm "công dân toàn cầu" không phải điều to tát với Ứng Ngọc Anh, Phạm Điệp Giang - hai cô gái thuộc thế hệ 8x, những người đang hướng đến một phong cách sống mới phù hợp với thời đại mà mình đang sống: thời toàn cầu hóa.


>> Những người trẻ “phi chính phủ"
>> Làm thuê cho "Tây" qua mạng
>> "Công dân toàn cầu là có ích với người dân toàn cầu"

Nhịp sống sôi động



Phạm Điệp Giang và Ứng Ngọc Anh

- Nhắc đến cụm từ “làm việc toàn cầu”, “sống toàn cầu”, điều gì lôi cuốn các chị?

Ngọc Anh: Một thế giới vận động không ngừng, không khoảng cách, không giới hạn.

Điệp Giang: Nó khiến tôi nhớ lại một chuyện thú vị. Cách đây 10 năm, khi điền vào hồ sơ thi đại học, tôi không hiểu ngành Quốc tế học là ngành gì? Chỉ mơ hồ cảm thấy sẽ “được” làm việc gì đó liên quan tới nước ngoài. Khi đó, lần đầu tiên tôi được nghe tới cụm từ "toàn cầu hóa" và được học về nó với tư cách là một môn học bắt buộc trong chương trình.

- Đang có nhiều trường trong và ngoài nước cam kết cung cấp khả năng làm việc toàn cầu cho người theo học. Cùng với đó, có những công ty đặt ra yêu cầu tuyển dụng những người đủ khả năng làm việc toàn cầu. Điều gì là tiên quyết để một người trẻ có thể làm việc và sống toàn cầu, thích ứng tốt với thế giới bên ngoài?

Điệp Giang: “Đào tạo toàn cầu”, “Làm việc trong môi trường toàn cầu”… là những cụm từ có khả năng hấp dẫn các bạn trẻ. Nhưng đó không chỉ đơn giản là làm việc với những người nước ngoài, trao đổi e-mail bằng tiếng Anh hay tham gia các buổi conference (hội thảo, thảo luận) giữa nhiều quốc gia. Đó là sự pha trộn văn hóa, năng lực và thậm chí là cả giai cấp trong cùng một môi trường làm việc.

Tôi không đưa ra điều gì to tát, tôi chỉ muốn nhấn mạnh lại một điều đã được đúc kết: “Biết người, biết ta”. Khi đã hiểu rõ chính bản thân mình mong muốn điều gì và môi trường xung quanh mình đang thế nào, thì sẽ không phải nghi ngờ về khả năng thành công và hòa nhập của bạn.

Ứng Ngọc Anh
Ngọc Anh: Đó trước hết phải là những người có khả năng, kỹ năng để sống, học tập và làm việc vượt qua rào cản lãnh thổ, thời gian và ngôn ngữ.
- Một phong cách sống mà chị thấy hứng thú, ấn tượng nhất?

Ngọc Anh: Cống hiến hết mình vì công việc và hoàn toàn thư giãn, nghỉ ngơi với gia đình, bạn bè trong những ngày nghỉ.

Điệp Giang: Tôi luôn ngưỡng mộ một người biết rõ mình đang muốn điều gì. Một cuộc sống có mục đích là một cuộc sống có ý nghĩa.

- Những công việc với đối tác/ công ty mẹ ở nước ngoài của các chị diễn ra như thế nào và các chị làm gì để vượt qua sự mệt mỏi và áp lực công việc?

Điệp Giang: Tôi đang làm nhiều công việc một lúc nhưng không “đầu quân” chính thức cho một nơi nào. Thời gian trong ngày của tôi được chia tùy theo mức độ nhiều hay ít cho sự quan trọng của các công việc đó trong ngày: viết báo, viết truyện, tư vấn các dự án đầu tư về truyền thông, nhận diện thương hiệu hay xây dựng kế hoạch và chiến lược marketing, PR cho một số tập đoàn theo đơn đặt hàng, viết kịch bản và… bán cà phê.

Với các công việc có yếu tố nước ngoài, tôi chủ yếu trao đổi qua e-mail và điện thoại. Tôi làm việc tương đối độc lập, linh hoạt theo kiểu làm chủ các dự án và chia các công việc chuyên môn về các công ty vệ tinh là đối tác của tôi. Cùng với nhau, chúng tôi tạo ra những kết quả lớn.

Thi thoảng tôi cũng stress và muốn “phát điên” (cười) nhưng tôi là người tương đối lạc quan. Mỗi lúc như vậy tôi thích đóng cửa một mình nghe nhạc, đọc sách hoặc dẫn các cháu đi chơi và mua sắm.

* Ứng Ngọc Anh, sinh năm 1980 tại Hà Nội.

Tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Hà Nội năm 2001.

Trưởng đại diện Tập đoàn Đầu tư và công nghệ thông tin Hi-tek (Mỹ) tại Việt Nam. Trước đó từng là nhân viên Ban gây quỹ, Hội Chữ thập đỏ VN rồi Phụ trách phòng Tiếp thị và bán hàng (Sales & Marketing) của Hanoi Towers.

Hiện cô còn là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty DotVN, Phó chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Fortune.

Ứng Ngọc Anh là Uỷ viên BCH Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội, Doanh nhân trẻ tuổi nhất của Hội DN Trẻ Hà Nội - Doanh nghiệp Trẻ Việt Nam.
Ngọc Anh: Tôi làm việc khoảng 10-14 tiếng mỗi ngày. Vì thời gian giữa bên Mỹ và Việt Nam lệch nhau khoảng 12 – 14 tiếng nên nhiều khi tôi phải thức đêm để trao đổi công việc.

Thỉnh thoảng, tôi cũng sang Mỹ để làm việc với công ty mẹ và các đồng nghiệp. Công việc luôn có nhiều áp lực nên tôi tự “refresh” vào những ngày nghỉ như đi shopping, picnic... cùng với gia đình và bạn bè.

"Công dân toàn cầu" là dám hy sinh cái tôi vì những mục đích chung"

- Nếu gọi Ngọc Anh và Điệp Giang những “công dân toàn cầu” thì các chị có... gật đầu?

Ngọc Anh: Tôi đang cố gắng học tập và hoạt động hết mình để trở thành một công dân toàn cầu.

Điệp Giang: Cách đây vài năm, khi còn làm thư ký tòa soạn của một tạp chí, vì tôi luôn cố gắng để tạo cho mình một năm có hai kỳ nghỉ vào mùa đông và hè với những chuyến đi du lịch nước ngoài dài ngày nên hay bị đồng nghiệp và sếp gọi đùa là “công dân toàn cầu”. Tôi nghĩ điều đó hơi to tát.

Để trở thành một công dân toàn cầu thật sự, theo tôi nghĩ, đòi hỏi rất nhiều kỹ năng và trên hết, đó là sự hy sinh cái tôi vì những mục đích chung. Có nhiều bè bạn của tôi ở nước ngoài hay ở VN qua nhiều năm liền vẫn miệt mài đặt ra các vấn đề về môi trường, khí hậu, về sự phát triển của nền kinh tế… trong các bài viết trên blog mà không mấy người quan tâm đến. Điều đó thật đáng kể và theo tôi, họ mới xứng đáng là những công dân toàn cầu.

Phạm Điệp Giang
- Có khoảng cách nào không giữa một công dân mạng (nettizen) và một công dân toàn cầu (global citizen)? Có thể coi hai khái niệm này là đồng nhất? Internet tác động thế nào đến tư duy, phong cách làm việc của chị?

Ngọc Anh: Có. Công dân mạng là khái niệm chung cho những người sử dụng Internet với nhiều mục đích khác nhau.

Nhưng công dân toàn cầu chỉ những người sống và làm việc trên nhiều quốc gia khác nhau, họ hoạt động không ngừng nghỉ, sử dụng Internet như một phương tiện, đi lại giữa các quốc gia, nghiên cứu và am hiểu văn hóa, thị trường kinh doanh tại các quốc gia mình đến, thích nghi môi trường, điều kiện sống và hòa nhập rất nhanh với địa điểm, thời gian và con người mới…

Vì thế khái niệm công dân toàn cầu rộng hơn và bao trùm khái niệm công dân mạng.

Ai cũng có thể nhận thấy ích lợi to lớn của Internet đối với cuộc sống. Internet đã giúp mình có thêm nhiều kiến thức, kích thích sự sáng tạo, cập nhật kịp thời mọi tin tức, tạo điều kiện thuận lợi nhất để mình có thể thực hiện mong muốn trở thành một công dân toàn cầu, sống và làm việc chuyên nghiệp hơn. Một ngày không có máy tính và Internet thì chắc chắn sẽ phát ốm mất (cười).

* Phạm Thị Điệp Giang, sinh năm 1981 tại Hà Tây.

Tốt nghiệp loại Giỏi khoa Quốc tế học, ĐH KHXH&NV Hà Nội năm 2002. Đã từng học tại Hàn Quốc, sống và làm việc ở TP HCM, Hà Nội và tới trên 10 quốc gia ở châu Á, châu Phi.

Tham gia tư vấn cho các dự án truyền thông và nhận diện thương hiệu.

Xuất bản tập truyện ngắn Rượu đông, NXB Phụ nữ, quý I/2008.

Hiện sống và làm việc tại Hà Nội.

Điệp Giang: Theo tôi đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau, tuy có những phần chồng lấp. Điều quan trọng nhất đối với một công dân mạng, theo tôi, là khả năng chọn lọc thông tin.

Internet giống như một biển thông tin đầy ắp, mỗi người phải tự biết mình có khả năng khai thác được gì ở đó, điều gì có lợi, điều gì bất lợi, độ xác thực của các thông tin đó như thế nào,…

Một người không có khả năng chọn lọc thông tin cũng giống như một anh chàng không biết bơi, nếu bị quăng xuống biển thì dễ bị sóng nhấn chìm.

Một người có khả năng chọn lọc thông tin nhưng chưa ổn thì cũng giống như anh chàng biết bơi nhưng khi gặp sóng to gió lớn vẫn có khả năng chết đuối. Còn khả năng chọn lọc ấy giống như những cái phao cứu sinh, dù anh biết bơi hay không biết bơi thì nó vẫn luôn hữu ích.

Đối với công việc của riêng tôi, không thể nào thiếu internet. Nó giống như cơm ăn nước uống hàng ngày vậy. Nếu một ngày Gmail bị trục trặc hay Yahoo có vấn đề thì tôi cũng sẽ “khốn đốn” không nhỏ. Nhưng đôi khi, vẫn phải “bỏ cơm” để kiếm một thứ gì khác (cười).

(Còn tiếp...)

*

Bùi Dũng (thực hiện)

http://www.tuanvietnam.net//vn/nhanvattron...3725/index.aspx
Lý oách quá!
root
Cái ảnh cần phải được phóng to để nhìn cho nó rõ ràng

http://www.tuanvietnam.net/Library/Images/62/2008/07/4_7/DiepGiang2.jpg
Tit
Em Z làng mình đây ý hả? Lại được lên báo rồi, ngưỡng mộ ngưỡng mộ quá

À, mình thấy em Z khoe được đi 10 nước rồi, làm mình cũng thử lẩm nhẩm đếm. Đếm đi đếm lại tính cả nước mình chỉ transit qua sân bay có vài ba tiếng, mãi vẫn chưa bằng em ý. Thế là quay ra ghen tị, ghen tị quá laugh1.gif

Nàng Thị Anh kia, nhớ cái vụ rủ rê em nhá. Thêm cái vụ Thailand nữa bác Chik nhá, để em còn cố cho đủ 10 nước dry1.gif laugh1.gif
Mip
Hoan hô gái làng ven! Ngưỡng mộ quá! wub.gif wub.gif
hồn nhiên
Bái phục clap.gif
grass
QUOTE(Tit @ Jul 9 2008, 12:04 PM)

À, mình thấy em Z khoe được đi 10 nước rồi, làm mình cũng thử lẩm nhẩm đếm. Đếm đi đếm lại tính cả nước mình chỉ transit qua sân bay có vài ba tiếng, mãi vẫn chưa bằng em ý. Thế là quay ra ghen tị, ghen tị quá  laugh1.gif

Nàng Thị Anh kia, nhớ cái vụ rủ rê em nhá. Thêm cái vụ Thailand nữa bác Chik nhá, để em còn cố cho đủ 10 nước  dry1.gif  laugh1.gif


Mình đếm 1 lúc mình đi được 13 nước rồi đó nha w00t.gif tuy chưa thành công dân toàn cầu như em Zim. Đến tháng sau là thành 15 luôn he he tui ngưỡng mộ tui ghê w00t.gif

Nhưng theo travbuddy, mình mới đi được có 7% của thế giới này. Hic hic vẫn còn 93% để phấn đấu iswear.gif
Malchik
Hí thế là mình sắp mua được mấy cái ghế ở Gina rồi nhỉ.

Bá Dân cũng đang lọ mọ ở đây, mai mang sơn sang đánh dấu nhá.
Dân làng Ven
QUOTE(Malchik @ Jul 9 2008, 11:42 PM)
Hí thế là mình sắp mua được mấy cái ghế ở Gina rồi nhỉ.

Bá Dân cũng đang lọ mọ ở đây, mai mang sơn sang đánh dấu nhá.
*


Lỡ đóng mới rồi hê hê nhường Chik hết laugh.gif
Kể ra bàn Gina ngồi uống nước thì hơi thấp, phải khom khom lưng 1 tý nhưng để kê loa thì rất ổn đấy laugh1.gif
Mèo béo
Vậy mình có được tính ăn gian kiểu như đã đến Mỹ, Canada và Trung Quốc thì coi như đi được bao nhiêu phần trăm thế giới rồi không? ( Xét về diện tích ý ạ) leuleu.gif
grass
QUOTE(Mèo béo @ Jul 9 2008, 07:17 PM)
Vậy mình có được tính ăn gian kiểu như đã đến Mỹ, Canada và Trung Quốc thì coi như đi được bao nhiêu phần trăm thế giới rồi không? ( Xét về diện tích ý ạ) leuleu.gif
*



shuriken.gif Nó tính trên tổng số lượng nước hay sao đó. Nhưng để lòe các bạn, mình có thể làm cái travel map w00t.gif Chỉ cần đặt chân tới sân bay Los và cái map sẽ xanh rì coi như ta đã been there done that một nửa Bắc Mỹ ohgirl.gif

Tương tự với Trung Quốc w00t.gif
Thị Anh
"Tầm nhìn toàn cầu, hành động địa phương"
10/07/2008 09:12 (GMT + 7)
"Khi ở Hà Nội, tôi thường bất ngờ nhớ vô cùng một địa danh nào đó, có khi xa lắc tận châu Phi - nơi tôi đã từng qua. Nhưng cứ ở đâu chưa được quá một tháng tôi lại nhớ Hà Nội vô cùng..." - Phạm Điệp Giang và Ứng Ngọc Anh chia sẻ về khoảng liên kết giữa khái niệm "toàn cầu" và "địa phương"...


>> Suy nghĩ táo bạo của hai cô gái "sống toàn cầu"

"Môi trường làm việc ở VN đang thay đổi"

Ứng Ngọc Anh
- "Công dân toàn cầu” và “công dân nước Việt” – hình ảnh nào khiến chị hứng thú hơn?

Giang: Tôi hứng thú với hình ảnh một công dân nước Việt mang tinh thần toàn cầu.

Anh: Mình thích sự pha trộn của cả hai: là người Việt Nam nhưng hiện đại, năng động, luôn bắt nhịp với xu hướng mới của thế giới.

- Có khả năng làm việc toàn cầu, tại sao các chị lại chọn “trú chân” ở môi trường làm việc Việt Nam?

Anh: Trụ sở công ty ở Mỹ cần tôi trong giai đoạn này là sử dụng khả năng làm việc “toàn cầu” với các ban lãnh đạo, chuyên gia của công ty tại Hoa Kỳ trở thành cầu nối thông tin, tham mưu và đề xuất các chương trình, dự án phù hợp với thị trường và chiến lược của công ty. Nếu không theo yêu cầu công việc như vậy thì tôi vẫn sẽ làm tốt công việc và phát huy được khả năng của mình dù ở bất cứ đâu.

Giang: Đã làm việc trong nước, ở nước ngoài, làm với “cả Tây lẫn ta”, cả trong Nam ngoài Bắc, tôi thấy có một hiện thực đáng mừng là môi trường làm việc ở Việt Nam đang thay đổi.

Chúng ta vẫn kêu ca về những lề thói cũ nhưng đánh giá một cách khách quan, rõ ràng mọi thứ đang thay đổi, chỉ có điều có thể nó chưa ở một nhịp độ như chúng ta mong muốn. Vậy nếu chúng ta muốn, tại sao chúng ta không tham gia chung vào cái guồng đó để cùng thay đổi nó?

Tôi tự hào và vui vẻ khi với các dự án gần đây, khi tiếp xúc với các nhà đầu tư Việt Nam, tôi thấy họ trân trọng hơn ý kiến của các nhà tư vấn. Các doanh nghiệp VN cũng chú trọng hơn tới thương hiệu, tới việc bảo vệ bản quyền.

Một khi những “cái đầu” thay đổi, thì hệ thống dưới họ cũng sẽ thay đổi thôi. Không phải cứ phải đi xa để được ở nơi mà mình sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi dây xích đã đúc sẵn thay vì việc mình sẽ có khả năng giúp tạo ra một hệ thống tương tự.

Điệp Giang trước đền Coombo ở Ai Cập
- Môi trường thế nào sẽ giúp việc sống, học tập và làm việc toàn cầu trở nên rộng mở hơn?

Giang: Đây là một câu hỏi chung chung, nhưng tôi cũng xin được phép trả lời rằng, đó là môi trường Mở. Mội môi trường cởi mở với những người đứng đầu có tư duy tốt, sẵn sàng chấp nhận thách thức và sự thay đổi, sẽ là nơi khuyến khích được tối đa khả năng sáng tạo của các cá nhân trong tổ chức. Và bạn biết đấy, sáng tạo và vận động tạo ra phát triển!

Anh: Chủ yếu là ở các tập đoàn, công ty đa quốc đa. Họ tạo điều kiện để nhân viên có thể sống, học tập và làm việc trên phạm vi rộng, tầm nhìn, hiểu biết cũng rộng lớn hơn.


- Thực ra ở trong nước cũng có thể làm việc toàn cầu. Điều quan trọng là đất nước đó có môi trường làm việc toàn cầu thế nào. Chị nhìn nhận thế nào về môi trường làm việc toàn cầu của Việt Nam và các chị có thể đưa ra một nước có môi trường làm việc toàn cầu hấp dẫn nhất mà chị đã trải nghiệm?

Giang: Tôi đã từng làm việc tại Hàn Quốc, Singapore,… Không biết có phải chỉ vì ít trải nghiệm hay không, nhưng tôi đã thực sự ấn tượng trước môi trường làm việc của Microsoft Đông Nam Á tại Singapore nơi tôi có điều kiện tới công tác. Các đồng nghiệp của tôi ở đó đến từ nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Ấn Độ,…

Chúng tôi được ở tại khu nhà của Microsoft dành riêng cho các nhân viên trong thời gian đầu khi mới tới Singapore chưa có điều kiện ổn định chỗ ở và có các chỉ dẫn rõ ràng về phòng làm việc, đồ dùng văn phòng, thẻ ra vào,…

Ấn tượng nhất đối với tôi có lẽ là các buổi họp và các buổi đào tạo về công nghệ mới khi thời gian được rút ngắn bằng việc ngay khi chúng tôi vào buổi họp, mỗi người sẽ được phát một USB ở trong có chứa toàn bộ các file tài liệu về các vấn đề sẽ được đưa ra trong buổi họp đó kèm theo các laptop. Laptop của tôi mang từ VN sang không thể dùng trong toà nhà đó vì phần mềm cài không có bản quyền! (cười).

Các vấn đề được trình bày trên máy chiếu và chúng tôi dành phần lớn cho việc thảo luận, bất kỳ một điều gì gây tranh cãi sau khi đã thống nhất đều được sửa trực tiếp trên màn hình và mọi tài liệu này sau đó được chuyển vào e-mail của các thành viên. Tất nhiên, đừng dại dột đưa địa chỉ Yahoo vào danh sách e-mail đó!

Anh: Việt Nam có điều kiện chính trị ổn định, kinh tế phát triển nhanh, nhân lực trẻ, ham học hỏi, khả năng thích nghi cao, Internet và Viễn Thông cũng phát triển tốt, tỷ lệ người sử dụng Internet tăng rất đáng kể chủ yếu là giới trẻ. Theo mình nghĩ thì Việt Nam hoàn toàn có thể có môi trường làm việc toàn cầu vì nhiều điểm mạnh trên.

Hoa Kỳ là đất nước có môi trường làm việc toàn cầu hấp dẫn nhất trên thế giới không chỉ với riêng mình. Ngoài ra, tôi còn thấy Ấn Độ là quốc gia đang phát triển rất nhanh và đang tạo ra môi trường làm việc hấp dẫn nhất. Ấn Độ hiện đang là “CALL CENTER” và các Trung tâm lưu trữ dữ liệu hàng đầu cho các quôc gia trên thế giới đặc biệt là Hoa Kỳ. Các trung tâm xử lý và lưu trữ dữ liệu mà khách hàng gọi đến các công ty tập đoàn lớn của Hoa Kỳ sẽ được xử lý và giải đáp tại Ấn Độ.

Đây cũng là mô hình Trung tâm lưu trữ dữ liệu và các điểm hỗ trợ giải đáp thắc mắc của khách hàng toàn cầu do Hi-Tek (Dot VN) đầu tư xây dựng tại Việt Nam trong thời gian tới, tạo điều kiện tốt hơn cho các công dân toàn cầu.
Thị Anh
Giới trẻ - "phải sống" toàn cầu!

Ứng Ngọc Anh trong buổi giao lưu với SV về chủ đề "Marketing - con đường thành đạt" tại Đh Thương Mại Hà Nội

- Các chị thấy gì ở khả năng thích ứng của giới trẻ Việt Nam với môi trường sống, học tập và làm việc trong môi trường quốc tế? Họ mạnh gì, yếu gì; hay thừa gì, thiếu gì?

Anh: Những khó khăn của người Việt Nam khi làm việc trong môi trường quốc tế đó là ngôn ngữ, khả năng làm việc tập thể, khả năng thuyết trình, đàm phán và quan trọng nhất là “tâm huyết và đam mê”...

Những khó khăn này có thể do đặc điểm văn hóa, cũng có thể là do giáo dục hoặc nhận thức. Nhưng bù lại, họ cũng đang cố gắng hoàn thiện mình và bắt kịp những tiến bộ của thế giới để tránh tụt hậu.

Giang: Giới trẻ Việt Nam hiện nay có điều kiện và cơ hội tốt để hội nhập và họ đã thích ứng rất nhanh với môi trường sống, học tập và làm việc ở nước ngoài hoặc ở những nơi có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, không hẳn nhiều trong số họ đã hiểu thế nào là hội nhập toàn cầu.

Không phải có một chứng chỉ từ một trường nước ngoài, uống Coca, ăn Mc Donald, sáng chạy bộ, tối đi bar và tai đeo Ipod suốt ngày đã là hội nhập. Đằng sau đó, như tôi đã nói ở trên, cần ý thức rõ về năng lực bản thân và gốc rễ của mình.

Giới trẻ VN khá mạnh về khả năng thích ứng và đôi khi “ranh khôn” hơn nhiều đồng nghiệp ngoại quốc. Họ thậm chí dễ thành công, nắm bắt được các vị trí quản lý nhanh hơn và kiếm tiền giỏi hơn nhiều đồng nghiệp nước ngoài ở cùng hang. Điều đó đôi khi tạo ra sự ảo tưởng rằng họ có tài năng nhiều hơn cái họ thực có.

Tôi không cho rằng giới trẻ Việt Nam đang thiếu hay yếu về hai điều này, nhưng có hai điều căn bản họ cần luôn rèn luyện, đó là Bản lĩnh và Đạo đức. Bản lĩnh để không bị choáng ngợp trước các thách thức hoặc trở nên nhanh chóng tự cao trước những thành công bước đầu và Đạo đức để làm nền tảng cho bất kỳ một hành vi nào, nhất là trong môi trường làm ăn của các doanh nghiệp.

Điệp Giang và Hoa hậu Hàn Quốc Honey Lee

- Khi Việt Nam vào WTO thì nhiều người bắt đầu chọn cho mình một phương châm sống: “Tầm nhìn toàn cầu, hành động địa phương”. Cách hiểu của chị về quan điểm này? Tính “toàn cầu” và tính “địa phương” thể hiện trong con người của chị? Theo chị. có sự mâu thuẫn nào giữa hai thái cực này hay không?

Giang: Phương châm sống như nói ở trên là không sai, thậm chí là quá đúng. Nhưng thực hiện được nó không phải là dễ. Thông điệp mà phương châm này muốn truyền tải đến chúng ta là nếu chúng ta kết hợp được hài hoà giữa những gì đã học được và đã được chứng minh là đúng (tầm nhìn toàn cầu) với hành xử của chúng ta trước những điều này không đi ngược lại môi trường nơi chúng ta sống và làm việc thì khả năng “sống sót” của chúng ta trong môi trường toàn cầu sẽ rất cao.

Ví dụ như khi bạn tuyên truyền một chương trình rất hay ho của một tổ chức phi chính phủ quốc tế ở vùng nông thôn, nếu bạn không khảo sát thực tiễn của dân cư ở đó thì bạn có nói giời bể thế nào cũng khó mà thuyết phục được người dân, hoặc một tổ chức nước ngoài muốn thí điểm nuôi bò sữa ở một vùng nông thôn và bò sữa cho năng suất cao nhưng bạn đưa về một vùng nóng nực ẩm thấp nhiều dịch bệnh nơi bò không có khả năng sống thì chương trình đó cũng sẽ thất bại.

Với bản thân mình cũng như nhiều người Việt Nam, tôi nghĩ, đi tới đâu thì mình cũng vẫn là mình thôi. Tôi có khả năng lạnh lùng và tỉnh táo trong việc đưa ra các ý kiến tác động tới kết quả nhiều dự án và thường đòi hỏi cao từ những người cộng sự hoặc cấp dưới nhưng tôi không có khả năng dễ dàng sa thải họ nếu tôi biết họ đang làm việc cho tôi trong một tâm trạng bất ổn vì chuyện gia đình chẳng hạn.

Cũng thế, khi tôi ở Hà Nội, tôi thường bất ngờ nhớ vô cùng một địa danh nào đó, có khi xa lắc tận… châu Phi nơi tôi đã từng qua, nhưng cứ ở đâu chưa được quá một tháng tôi lại nhớ Hà Nội vô cùng. Có khi nhớ cả một quán cơm mà cứ ngồi đó ăn là phải nghe những người bán hang… chửi nhau. Điều đó không hề mâu thuẫn, nó giống như những khúc sông của một dòng sông vậy.

Anh: Trong môi trường kinh tế cạnh tranh toàn cầu và Việt Nam đã là thành viên của WTO, thì các công ty, tập đoàn luôn phải có tầm nhìn chiến lược, suy nghĩ toàn cầu, nhưng có khả năng hành động địa phương. Nói cách khác, chiến lược kinh doanh của 1 công ty phải thích hợp với môi trường toàn cầu nhưng lại linh hoạt tại từng địa phương riêng biệt.

Đó cũng là lý do tại sao các CEO luôn là người bản địa để hiểu tốt hơn về văn hóa và nhu cầu địa phương, nhưng được đào tạo bài bản và đặc biệt là kinh nghiệm quản lý trong các môi trường chuyên nghiệp như các công ty đa quốc gia thành công.

Họ cần có khả năng phân tích ngành trên phạm vi quốc gia, khu vực và toàn cầu để thấy được xu hướng phát triển của ngành trong hiện tại và tương lai. Và phương châm này đang dần trở thành chiến lược chủ chốt trong nhiều công ty.

- Một câu chuyện mà chị muốn chia sẻ trong những chuyến đi xa hoặc làm việc ở xứ người đã tác động đến sự thay đổi cách nghĩ, cách làm của chị?

Anh: Đó là chuyến thăm của tôi đến trụ sở của tập đoàn Intel, con người, hoạt động, cơ sở hạ tầng của tập đoàn đã làm tôi mở mang cả về cách sống, cách nghĩ và cách làm. Tại sao Việt nam và những người trẻ lại không nuôi dưỡng và thực hiện ước mơ trở thành một công dân toàn cầu?

Giang: Hồi tháng 12/2006, tôi đi nghỉ ở Melaka (Malaysia). Tôi đi bộ khắp khu phố và thấy một nhà hàng bán món mì rất ngon. Hôm sau, định bụng quay lại nhưng thấy hàng đó đóng cửa, hàng bên cạnh mở. Vào thử thì thấy món cơm ăn cũng được.

Hôm sau nữa định quay lại ăn cơm thì lại thấy hàng cơm đóng cửa, đành vào ăn món mì lạnh Nhật Bản ở bên cạnh. Sau rồi mới đoán ra, cả khu phố đó, vì mùa đó khách du lịch ít, nên họ đã phân công nhau, mỗi ngày chỉ một nhà hàng mở, để các nhà hàng trong khu đó cùng có cơ hội “sống sót” qua mùa khách ít.

Khi biết điều đó thì cảm thấy rất phục họ. Phục vì tư duy “buôn có bạn, bán có phường” được họ tuân thủ rất chặt chẽ. Điều đó không những giúp họ có thể duy trì các nhà hàng mà còn khiến cho các du khách có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn và nhận biết được về tinh thần đoàn kết của người dân. Nó mang lại cảm giác dễ chịu và an toàn cho du khách.

Điều đó khiến cho tôi luôn có suy nghĩ, cần phải có được những đối tác, những êkíp tốt. Trong những lúc khó khăn, chúng tôi giúp đỡ nhau không chỉ với tư cách là bạn làm ăn, mà còn giống như những người bạn, tới lúc có việc thì có thể giúp đỡ nhau trải qua khó khăn vì không phải ai lúc nào cũng có thể “một tay che cả bầu trời”.

Và tôi ao ước sao, không chỉ những nhóm đối tác hiện đang cùng tôi có chung suy nghĩ ấy. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam đều thấu hiểu rằng đây không còn là thời kỳ “cá lớn nuốt cá bé” mà là thời của những hợp tác “thắng - thắng” như vậy thì chắc chắn, môi trường kinh doanh ở VN sẽ được cải thiện nhiều.

- Cảm ơn Ngọc Anh và Điệp Giang!

*

Bùi Dũng (thực hiện)
Thị Anh
Họ và tên: Nguyễn Thị Mai
Địa chỉ: xóm Xếp - Hồ Tùng Mậu - Từ Liêm - HN
Email: daiduongxanhmpm@yahoo.com

Các chị thân mếm! Trưa nay mục đích đọc báo của em là tìm kiếm thông tin mới trong ngày và những vấn đề nóng bỏng của xã hội hiện nay. Cũng khá tình cơ em tìm thấy bài báo này trên trang http://www.tuanvietnam.net.

Thực sự khi nhìn thấy dòng tiêu đề (Suy nghĩ táo bạo của hai cô gái "sống toàn cầu") em thấy rất thú vị vì em cũng là người ham hiểu biết mà.

Em cũng đang đi tìm kiếm cái mới cho cuộc sống của mình, nên chính những dòng chữ ấy đã lôi cuốn em.

Đọc bài báo này em rất vui vì biết được 2 chị là những công dân xuất sắc của VN cũng như trên xã hội "sống toàn cầu".

Để đạt được như các chị chắc em phải cố gắng rất nhỉều mà không biết mình có đạt được như các chị hay không. Đó là một thách thức lớn với em.

Nhưng là thế hệ đàn em, em luôn mong muốn học hỏi kinh nghiệm từ các anh chị và em mong các Anh - chị luôn xứng đáng là những tấm gương tiêu biểu thành công trên con đường công danh và sự nghiệp để em và tất cả các bạn trẻ giống như em được học hỏi anh chị.

Với bài báo này em hiểu được tuổi trẻ của mình biết mục tiêu của mình như thế nào và cần phải cố gắng để đạt được những mục tiêu đó.

Em cũng rất vui khi Anh Bùi Dũng đã viết được bài báo nói đúng với tâm lý của em cũng như bao bạn trẻ khác.

Em hy vọng anh chị sẽ cho em nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiêm cũng như chia sẻ cho em những kinh nghiệm của các anh chị. Chúc Anh - Chị luôn thành công
Họ và tên: quachvan ke
Địa chỉ: hoi nong dan huyen cam thuy
Email:

Sống toàn cầu - hãy bảo vệ sinh thái, bảo vệ môi trường sống cho nhân loại!
Họ và tên: Lan
Địa chỉ:
Email:

Chị Giang không chỉ là viết truyện, mà còn làm thơ hay!
Họ và tên: HUYNH Quoc Vu
Địa chỉ: 46 rue Manuel, Aix en provence, France
Email: hqvu79@yahoo.com

Trước khi gắn cho một ai đó là công dân toàn cầu, cần phải xác định được thế nào là công dân toàn cầu.

Một công dân toàn cầu, theo tôi không chỉ làm việc với đối tác nước ngoài, vượt qua rào cản về ngôn ngữ và văn hóa (riêng rào cản văn hóa là điều rất khó định lượng) mà còn đòi hỏi một tầm nhìn toàn cầu, tư duy và lao động gắn với lợi ích toàn cầu,v.v...

Một công dân toàn cầu không chỉ đơn giản là hòa mình vào được dòng chảy "toàn cầu hóa" mà còn đòi hỏi nhiều thứ khác nữa, bởi toàn cầu hóa mà chúng ta vẫn nói đến chỉ là toàn cầu hóa về mặt kinh tế.

Ít nhất, một người gọi là công dân toàn cầu phải quan tâm đến những vấn đề mang tính toàn cầu như vấn đề về môi trường, công bằng xã hội, giáo dục v.v...
Họ và tên: Lucy Lam
Địa chỉ: U.S.A
Email: lucylam1313@hotmail.com

Em rất hâm mộ và khâm phục phụ nữ VN thời nay rất là phấn đấu về nghề nghiệp của chính mình. Yêu và thích những gì mình làm. Không phãi nhờ cậy một ai. Sorry, em không biết viết tiếng việt rành mấy.
Họ và tên: Nguyen luong cuong
Địa chỉ: phong tai chinh huyen tu ky, hai duong
Email: cuong_nguyenTCTK@yahoo.com

Toi sinh ra cung the he voi Giang va Anh. Qua bai viet cua phong vien Viet Nam Net, toi thay 2 chi xung dang dai dien cho mot the he tre dai dien cho mot dat nuoc moi trai qua cac cuoc chien tranh khoc liet, gop phan nho be cua minh trong cong cuoc xay dung va bao ve to quoc.
Họ và tên: Anne Gracq
Địa chỉ: Perpignan Pháp
Email: annegracq@yahoo.fr

Tôi thấy khái niệm Công dân toàn cầu dành cho hai bạn nêu trên là hơi quá! Khái niệm này dùng để chỉ những người nào quan tâm đến những sự kiện thời sự của toàn cầu. Đến lũ lụt, thảm họa chiến tranh, thấu hiểu các nước nghèo đói, đi sâu tìm hiểu để tìm ra những lời giải đáp cho các thảm họa đó! Tức là phải làm cái gì đó hữu ích cho toàn thể các cộng đồng, tìm được tiếng nói chung cho các Quốc gia.

Có thể bạn không là một PDG của một tập đoàn Quốc tế nào đó, không phải là nhà ngoại giao tầm cỡ... bạn vẫn có thể là một công dân toàn cầu khi đưa ra những suy nghĩ của mình để cứu giúp trái đất khỏi thảm họa...
Họ và tên: Thanh Xuân
Địa chỉ: 54 Nguyễn Du - Hà Nội
Email: thanhxuandlgt@gmail.com

Ứng Ngọc Anh - cô gái của công việc Thuộc thế hệ 8X, sinh năm 1981 nhưng đến nay Ngọc Anh đã khẳng định được những thành công trên bước đường công danh của mình khiến nhiều bạn bè phải thán phục…

Khi còn ngồi ghế ở trường trung học phổ thông, lúc ấy Internet còn là một khái niệm mới lạ với Việt Nam, cô gái trẻ Ngọc Anh đam mê tin học đã quyết tâm tìm hiểu và đi theo lĩnh vực công nghệ thông tin.

Tốt nghiệp THPT cô thi vào khoa tiếng Anh trường ĐH Ngoại ngữ HN. Trong thời gian sinh viên cô là người luôn tích cực tham gia các phong trào của Đoàn Hội. Đam mê công nghệ thông tin, nên Ngọc Anh thi vào trường tin học Hà Nội. Sáng đi học trường Ngoại ngữ, chiều đi học trường tin học, tối về lại tu luyện thêm tiếng pháp tại Alliance Flliance.

Năng động và có vốn ngoại ngữ, Ngọc Anh vừa đi làm vừa tham gia vào một dự án của hội Liên hiệp chữ Thập đỏ Quốc tế.

Trong thời gian làm việc tại ban gây quỹ, hội chữ thập đỏ Việt Nam, cô được mời ở lại làm việc. Cơ hội mà có thể nói là như mơ của mỗi sinh viên khi mới ra trường, đặc biệt là sinh viên nữ. Nhưng Ngọc Anh lại từ chối, vì cô nhận thấy đó là một công việc như được lập trình sẵn.

“Mình muốn tìm một công việc phải luôn luôn tạo cho con người tư duy, suy nghĩ, sáng tạo và tự làm mới mình, làm mới công việc hàng ngày, việc hôm nay không được lặp lại vào ngày mai …Có như vậy mới tạo ra áp lực thúc đẩy bản thân phải làm việc”, Ngọc Anh tâm sự.

Bỏ qua cơ hội là mơ ước của bao người, 2002 Ứng Ngọc Anh làm tại toà nhà Hà Nội towers - 49 Hai Bà Trưng với vị trí sales & marketing.

Để đáp ứng cho công việc Ngọc Anh phải thiết lập một cơ sở dữ liệu về khách hàng của mình. Phải sử dụng cả tiếng Anh, Pháp, vi tính và áp dụng tất cả mọi kiến thức được học để phục vụ cho công việc.

Phát triển thị trường, quan hệ với khách hàng, “làm mới khách hàng cũ và làm cũ khách hàng mới”. Đó là một vị trí của nhân viên PR, lĩnh vực còn hoàn toàn mới mẻ đối với những người Việt Nam. Nhưng không ai nghĩ ở chính cái công việc đầy áp lực này lại làm cho cô gái trẻ say mê lao động và tìm được nhiều cơ hội mới.

Cô thường xuyên tiếp xúc với khách hàng là đối tác bên Mỹ, một tập đoàn lớn lúc đó đang chuẩn bị đặt văn phòng tại Việt Nam. Vượt qua nhiều đối thủ có nhiều kinh nghiệm, siêu sao trong lĩnh vực công nghệ, Ngọc Anh đã trở thành Trưởng đại diện của Hi — tek tại Việt Nam của công ty này.

Dù làm ở cương vị quản lý, nhưng Ngọc anh vẫn tham gia làm PR, bởi theo cô “Bất cứ một vị trí nào trong công ty cũng có thể làm PR từ nhân viên kinh doanh, kế toán…hay chính Giám đốc”.

Cô gái của công việc Nhìn vào thời gian biểu của Ngọc Anh nhiều người sẽ ngạc nhiên cô gái xinh đẹp có bề ngoài hơi mềm yếu ấy lại có lịch làm việc thật đang khâm phục.

Tới cơ quan vào lúc 8giờ sáng để giải quyết các công việc của công ty, đối tác và khách hàng. Nghỉ trưa từ 12h30 phút đến 1giờ, công việc được tiếp tục đến lúc trở về nhà là 9 giờ tối. Ăn tối song lại bắt đầu ôm chiếc vi tính sách tay từ 10giờ đến 1, 2 giờ sáng.

Cô chia sẻ: “Lúc đó là thời gian yên tĩnh nhất khiến mình có thể tập trung cho công việc. Phải tổng hợp công việc trong ngày, báo cáo tình hình hoạt động của công ty về ban lãnh đạo ở Mỹ và lập kế hoạch công việc cho ngày hôm sau.”

Nhớ lại thời gian đầu , HI- TEK là công ty chuyên những công cụ độc quyền về thiết kế, sản xuất những sản phẩm đa truyền thông và website ở trình độ cao... đây là lĩnh vực mới mẻ tại Việt Nam nên hoạt động của công ty HI - TEK gặp không ít khó khăn.

Với niềm đam mê công nghệ và tố chất kinh doanh, những kinh nghiệm và sự năng động trong thời gian làm PR cùng với sự nỗ lực của bản thân, cô đã đưa HI-TEK đạt được nhiều thành công.

“Để làm tốt được PR cần phải có khả năng diễn thuyết, giỏi tin học và ngoại ngữ…” Với Ngọc Anh, lại là người hội tụ được tất cả các tố chất đó, nên cô đã rất thành công khi làm PR cho thương hiệu của công ty.

Mặc dù Hi - Tek (Tập đoàn Đầu tư và Công nghệ thông tin Mỹ) mới đặt chân đến thị trường Việt Nam nhưng may mắn tìm được một trưởng đại diện như Ngọc Anh, chỉ trong một thời gian ngắn đã được nhiều khách hàng tin tưởng tìm đến.

Không dừng lại ở hoạt động của một văn phòng đại diện, năm 2005 Ngọc Anh đã cùng công ty “mẹ” mở thêm hai công ty thành viên là DOTVN và Fortune tại Việt Nam với nhiều hoạt động như phát triển công cụ hoạt động đăng ký tên miền DOTVN (VN) trực tuyến và hỗ trợ quảng bá tên miền Việt Nam ra toàn cầu .

Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, công việc kinh doanh của cô cũng trôi chảy và phát triển hơn. DOTVN chiếm 30% thị phần tên miền của Việt Nam với hơn 50.000.000 tên miền đã được đăng ký và được trung tâm internet Việt Nam (VNNIC ), Bộ Bưu chính Viễn thông trao tặng Bằng khen cho trưởng IT Tập đoàn HI - TEK Miltimedia Inc. (

DOTVN) đã có thành tích đóng góp cho sự phát triển Internet Việt Nam. Khi tôi hỏi về kế hoạch của cô trong năm, Ngọc Anh chỉ cười và cho biết “hiện nay công ty đang có vài dự án cần triển khai trong quý 1 năm 2008.

Cô vừa cho xuất bản tờ tạp chí “Hiệp hội du lịch Việt Nam” với mục tiêu liên kết các đơn vị thành viên kinh doanh du lịch nhỏ lẻ thành một hiệp hội chung, thống nhất về mọi mặt. Mong ước của cô là đưa hình ảnh du lịch Việt Nam tới bạn bè quốc tế, “một điểm đến của thiên niên kỷ”. Mục tiêu trước mắt chỉ có công việc, công việc và công việc.”

Với Ngọc Anh, ngày nào công việc chưa được giải quyết là ngày đó sẽ cảm thấy căng thẳng. Những lúc đó cô thường nghe nhạc, đi uống cà phê, đi bơi hoặc đi ngủ để lấy lại sức khoẻ và thăng bằng. Chỉ khi công việc được giải quyết hết mới thấy hết căng thẳng.

“Muốn thành công ở lĩnh vực gì cũng thế cả thôi, điều quan trọng là phải có niềm đam mê và nỗ lực hết mình vì công việc”, Ngọc Anh tâm sự.

Thuộc thế hệ 8X, sinh năm 1981 nhưng đến nay Ngọc Anh đã khẳng định được những thành công trên bước đường công danh của mình khiến nhiều bạn bè phải thán phục…Vì cô là “người của công việc” mà!
Họ và tên: Huỳnh Minh Thái
Địa chỉ: 162 Nguyễn Công Trứ Q1 TP HCM
Email: thai140285@yahoo.com

Chào các anh chị, sau khi đọc xong bài viết này thì em rất ngưỡng mộ hai chị. Em la một người của thế hệ 8x, em cũng mong muốn và cố gắng làm cho cuộc sống của mình không còn bị gói gọn trong một công việc hay một nơi nào đó, mà nó sẽ phải mở rộng ra, đủ oxy để em có thể thở ....

Theo ý kiến của bản thân em một "Công dân toàn cầu" là những công dân có thể sống và làm việc trên toàn cầu( nhiều quốc gia) mà ít gặp trở ngại về những rào cản nhất như rào cản về ngôn ngữ và rào cản về văn hóa, ngày nay với sự hổ trợ đắc lực của Internet thì chúng ta có thể không cần phải đi xa vì một công việc mà có thể ngồi ở nhà và làm nhiều việc, ở nhiều nơi, không gói gọn trong một khu vực hay một quốc gia mà là ở toàn thế giới.

Đọc xong bài viết náy của mấy anh chị càng làm nung nấu ý chí trong em về việc trở thành một người có thể sống và làm việc trên nhiều quốc gia, không chỉ riêng em mà có thể nhiều bạn khác cũng nghĩ như em.

Hy vọng chúng em sẽ được đọc nhiều bài viết hay hơn nữa về vấn đề này. Chúc sức khỏe mấy anh chị và thân chào. Em cám ơn..laugh.gif
Họ và tên: Phan Tiến
Địa chỉ:
Email: phantiencc12@gmail.com

Tôi nghĩ đây là những tấm gương sáng để thế hệ trẻ học tập. Các bạn trẻ hãy mạnh dạn hòa nhập cộng đồng quốc tế nhưng trước hết phải chuẩn bị cho mình một vốn ngoại ngữ tốt, một chuyên môn sâu và một lòng nhiệt tình.

Việt nam ta đang là một nước lạc hậu nên đôi lúc các bạn có thể bị các bạn nước ngoài đánh giá thấp nhưng đừng vì thế mà tự ti. Có thấp có kém thì ta mới phải tìm thế giới để hòa nhập. Có làm thợ phụ thì mới có lúc làm được thợ cả các bạn ạ.
Thalassa
QUOTE(Thị Anh @ Jul 10 2008, 11:07 AM)
Giang: Tôi đã từng làm việc tại Hàn Quốc, Singapore,… Không biết có phải chỉ vì ít trải nghiệm hay không, nhưng tôi đã thực sự ấn tượng trước môi trường làm việc của Microsoft Đông Nam Á tại Singapore nơi tôi có điều kiện tới công tác. Các đồng nghiệp của tôi ở đó đến từ nhiều nước trên thế giới như Úc, Mỹ, Ấn Độ,…

Chúng tôi được ở tại khu nhà của Microsoft dành riêng cho các nhân viên trong thời gian đầu khi mới tới Singapore chưa có điều kiện ổn định chỗ ở và có các chỉ dẫn rõ ràng về phòng làm việc, đồ dùng văn phòng, thẻ ra vào,…

Ấn tượng nhất đối với tôi có lẽ là các buổi họp và các buổi đào tạo về công nghệ mới khi thời gian được rút ngắn bằng việc ngay khi chúng tôi vào buổi họp, mỗi người sẽ được phát một USB ở trong có chứa toàn bộ các file tài liệu về các vấn đề sẽ được đưa ra trong buổi họp đó kèm theo các laptop. Laptop của tôi mang từ VN sang không thể dùng trong toà nhà đó vì phần mềm cài không có bản quyền! (cười).

Các vấn đề được trình bày trên máy chiếu và chúng tôi dành phần lớn cho việc thảo luận, bất kỳ một điều gì gây tranh cãi sau khi đã thống nhất đều được sửa trực tiếp trên màn hình và mọi tài liệu này sau đó được chuyển vào e-mail của các thành viên. Tất nhiên, đừng dại dột đưa địa chỉ Yahoo vào danh sách e-mail đó!



LA có thể giải thích cho mình hai vấn đề mà mình thắc mắc không ?

1) Tại sao laptop cài phần mềm không có bản quyền lại không dùng được trong tòa nhà đó ? Đơn thuần vì lương tâm cắn rứt hay là họ kiểm tra máy của từng người trước khi bắt đầu ? sp_ike.gif

2) Tại sao lại không dám dùng E-mail của Yahoo khi làm việc với Microsoft ? Chả nhẽ Microsoft bắt mọi người phải dùng Hotmail hết cả, như vậy thì làm gì có tính toàn cầu mà là độc quyền rồi còn gì ? leuleu.gif
Thị Anh
QUOTE(Thalassa @ Jul 10 2008, 01:34 PM)

LA có thể giải thích cho mình hai vấn đề mà mình thắc mắc không ?

1) Tại sao laptop cài phần mềm không có bản quyền lại không dùng được trong tòa nhà đó ? Đơn thuần vì lương tâm cắn rứt hay là họ kiểm tra máy của từng người trước khi bắt đầu ?  sp_ike.gif

2) Tại sao lại không dám dùng E-mail của Yahoo khi làm việc với Microsoft ? Chả nhẽ Microsoft bắt mọi người phải dùng Hotmail hết cả, như vậy thì làm gì có tính toàn cầu mà là độc quyền rồi còn gì ?  leuleu.gif
*




LA làm sao mà giải thích nổi, phải là bạn Thụy Vũ giải thích chứ.
root
Tớ đưa ra giả thiết như sau
QUOTE
1) Tại sao laptop cài phần mềm không có bản quyền lại không dùng được trong tòa nhà đó ? Đơn thuần vì lương tâm cắn rứt hay là họ kiểm tra máy của từng người trước khi bắt đầu ? 


Hôm đó máy đang để ở chế độ static IP, nhưng lúc vào tòa nhà thì wifi nó yêu cầu phải đặt dynamic IP. Bạn G mở máy ra thấy không vào được mạng thì đâm ra luống cuống, tự nghĩ là chắc do mình ít tiền không mua Win bản quyền nên nó không cho vào. Vậy nên thay cho việc bình tĩnh sửa lại thiết lập mạng, bạn đã vội vã đóng máy lại ngay, vì nếu để mở e rằng công an nhìn thấy người ta bắt phạt tiền thì chết


QUOTE
2) Tại sao lại không dám dùng E-mail của Yahoo khi làm việc với Microsoft ? Chả nhẽ Microsoft bắt mọi người phải dùng Hotmail hết cả, như vậy thì làm gì có tính toàn cầu mà là độc quyền rồi còn gì ?


Dùng yahoo cũng được nhưng không sang bằng dùng email của công ty. Khi làm việc với Tây, đặc biệt là Tây to như MS, thì những người mới bỡ ngỡ vẫn bị tâm lý tự ti đè nặng, nên rất coi trọng hình thức bên ngoài, sợ chúng nó đánh giá thế này thế nọ rồi sinh ra coi thường
khoaitayran
Hôm qua đọc đoạn đầu ko nói năng giề, ngồi xem các bạn tranh nhau đánh dấu ghế mí bàn. Hôm nay đọc thêm màn comment nữa thì phải sủi bọt Coca "mắc cười quá" laugh.gif)) Mà theo sáng kiến của em Grass thì mình tích được 2 phát vào lãnh thổ Tàu nhá: một lần vượt biên ở Đông Hưng, năm ngoái thì Hà Khẩu. Thế cũng chỉ còn nửa diện tích trái đất cần đi thôi nhỉ. Chúng tớ đang khoái đi Li Băng, rao tìm partner cho cậu Chít đây laugh.gif
Mr. Smith
QUOTE(Thalassa @ Jul 10 2008, 06:34 AM)


LA có thể giải thích cho mình hai vấn đề mà mình thắc mắc không ?

1) Tại sao laptop cài phần mềm không có bản quyền lại không dùng được trong tòa nhà đó ? Đơn thuần vì lương tâm cắn rứt hay là họ kiểm tra máy của từng người trước khi bắt đầu ?  sp_ike.gif

2) Tại sao lại không dám dùng E-mail của Yahoo khi làm việc với Microsoft ? Chả nhẽ Microsoft bắt mọi người phải dùng Hotmail hết cả, như vậy thì làm gì có tính toàn cầu mà là độc quyền rồi còn gì ?  leuleu.gif
*



Tớ nghĩ lý do có thể là
1. Không tương thích phần mềm, ví dụ tài liệu đó là trên nền Office 2007 còn máy em Zim cài Office XP, khi mở ra nó đòi phải update một cái gì đó và muốn update nó sẽ check xem Office trên máy của bạn zim có phải là genuine hay không.
2. Cái này thì về tinh thần và teamwork thôi. Kiểu như một chú đi họp ở công ty Coca Cola thì không nên mang Pepsi Cola vào uống, không phải là cái gì bắt buộc nhưng làm như thế sẽ gây sự chú ý không cần thiết và có thể cả sự thiếu thiện cảm của các đồng nghiệp.
Thị Anh
QUOTE(khoaitayran @ Jul 11 2008, 12:28 AM)
Chúng tớ đang khoái đi Li Băng, rao tìm partner cho cậu Chít đây laugh.gif
*



Ủa mụ kia, bụng dạ thía, đi Li Băng làm chi? Lại làm nhớ đến truyện Tuyết tùng ơi của bạn Gaup nhể, hình như bối cảnh là Li băng thì phải.
Tit
Ủa, em Z bảo là em ý đi làm ở Korea mí ở Sing rồi à? Đi làm thật, hay là được đi họp/học/công tác?

Em Z lâu không vào làng nhỉ, để các bạn còn ngưỡng mộ + ghen tị một tí rolleyes2.gif

Đọc các kiểu comment ở dưới, thấy Z làng mình đang có nhiều fans ghê wacko1.gif

@Chị K: gấu quá đấy, vừa mới than là đi ra đường cũng thấy người váng vất, mà đòi sang libăng để ngất luôn à chị? Mùa này sang là lúc thời tiếp khắc nghiệt nhất đó
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > CLB Thanh Niên
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.