Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Các Loại Sách... "Có Vấn đề"
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3
Thị Anh
Từ hồi web site hội nhà văn VN được mở, trước đó, là các trang lethieunhon, Vanchinh...
Các nhà văn chí sĩ của chúng ta tha hồ comment, mà cái dân có tí chữ tí nghĩa, óanh nhau chưỡi nhau cũng căng thẳng và cao trào thật. Thâm ý, ẩn ý đầy mình. Đọc mà cứ là ....

Mở thêm cái topic này, vì lúc nào chả có những loại sách có vấn đề.

Còn bây h là cuốn đang bị thu hồi: RỒng đá hay là mũi uốn ván.

Trong này có nhắc đến lời hẹn hò của VN Tiến , Lê Mai và Hòa Vang. Mình lại cảm thấy rất thích những lời ước hẹn ấy.

Nxb Đà Nẵng cũng đáng biểu dương vì sự mạo hiểm luôn nhận xb những cuốn "có vấn đề" cho dù có thể sẽ có sự cố, bị khiển trách, kỷ luật hoặc là bị.... sạt nghiệp.

Chúc nxb ĐN qua được cơn lao đao này. Vững bước tay chèo mà chọn lọc được các tác phẩm tốt.



http://lethieunhon.com/read.php/3327.htm#entrymore

Giới văn chương đang xôn xao nửa tin nửa ngờ về chuyện thu hồi tập truyện ngắn “Rồng Đá hay là mũi uốn ván” của hai tác giả Vũ Ngọc Tiến và Lê Mai. Nếu có sai phạm, thì cơ quan chức năng sẽ có biện pháp xử lý rõ ràng, điều ấy không có gì lạ. Rủi ro nghề nghiệp cũng bình thường thôi. Bằng thái độ sòng phẳng của một người cầm bút, nhà văn Vũ Ngọc Tiến đã có thư ngỏ chia sẻ với đơn vị cấp giấy phép ấn phẩm. Khi gặp nạn không quay lưng với đồng nghiệp và cũng không trốn chạy, có lẽ cũng là một sự tử tế hiếm hoi ở thời buổi này!





THƯ NGỎ CHIA SẺ CÙNG NXB ĐÀ NẴNG

Hà Nội 17/11/2008
Kính gửi Nxb Đà Nẵng và anh Đà Linh

Thưa các anh chị!

Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời chia sẻ tới Nxb Đà Nẵng và cá nhân anh TBT Đà Linh về sự cố vừa xảy ra với cuốn Rồng Đá (Hay là mũi uốn ván) của tôi và Lê Mai in chung (6/2008) đã chính thức có quyết định bị thu hồi. Sau nữa, với tư cách 1 tác giả, tôi xin có mấy lời nói thêm cho rõ về tập sách và 3 truyện ngắn của tôi bị xem là có vấn đề.
Thứ nhất, mục đích khi ra tập sách này các tác giả chỉ nhằm thử nghiệm sự đổi mới tư duy, cách tiếp cận nhiều vấn đề phức tạp của cuộc sống quanh ta. Lúc đầu chúng tôi gồm 3 cây bút gốc gác Hà Nội, những thằng bạn thân với 3 văn phong và bút pháp khác biệt hẳn nhau là Tôi (VNT), Hòa Vang và Lê Mai, song đều có chung tâm nguyện tha thiết tự đổi mới ngòi bút mình nên rủ nhau thử nghiệm ra chung tập sách, mỗi đứa 4 truyện. Sau vì anh Hòa Vang đột ngột ra đi, tôi và Lê Mai bàn nhau mỗi đứa bù thêm vào 2 truyện cho đủ con số 12 và tạm gác 4 truyện của người bạn văn quá cố, đợi sẽ in riêng vào tuyển tập sau này. Tóm lại, chúng tôi ra sách thuần túy vì mục đích học thuật muốn thử nghiệm trong nghề viết mà thôi. Nó có thể có vài tình tiết gây sốc, nhưng nhìn nhận kỹ thì đó mới là chính cuộc sống mà như nhà mỹ học Nga thế kỷ XIX, Xec-nư-xep-xki từng viết: “Cái đẹp là cuộc sống. Một thực thể đẹp là thực thể cho ta nhìn thấy hoặc nghĩ về cuộc sống như nó vốn có.”

Thứ hai, về 3 truyện ngắn của tôi bị xem là có vấn đề, có thể chia làm hai nhóm đề tài tuy cùng nói về chiến tranh và đều có căn cứ từ cuộc sống muôn màu của nó:

- 2 truyện Âm bản chiến tranh, Vị phồn thực tôi viết vào giữa năm 2005, sau chuyến đi tìm mộ chú em liệt sĩ ở E572, một trung đoàn tăng- pháo kết hợp của QK5, họat động chủ yếu ở chiến trường Quảng Nam, Quảng Ngãi. Tôi không phủ nhận sự vĩ đại của cuộc chiến chống Mỹ, càng khâm phục sự dũng cảm, sức chịu đựng phi thường của người lính, trong đó có cả em trai tôi. Song để tìm được mộ chú em hy sinh vào 8/1972, tôi đã gặp hàng trăm đồng đội cũ ở E572, cùng họ lăn lộn khắp vùng đất Quảng và may mắn gặp mặt khá nhiều nhân chứng còn sống là những người dân ở Hiệp Đức, Quế Sơn (Quảng Nam), Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Từ thực tế ấy tôi chợt nhìn ra góc khuất của chiến tranh và đời lính khi sau mỗi trận đánh oai hùng họ quay về hậu cứ rèn cán, chỉnh quân hoặc do bị thương mà chuyển về công tác ở ATK. Nó thật khắc nghiệt và đầy rẫy những mâu thuẫn vốn là muôn thủa của cõi người. Giờ là lúc ta đủ độ lùi thời gian để nhìn nhận và phán xét bởi đôi khi vì cái góc khuất vô hình ấy mà có thể vào thời hậu chiến, người dũng cảm, lập nhiều chiến công chịu thiệt thòi, còn kẻ gian manh, cơ hội lại thăng tiến, làm băng hoại kỷ cương xã hội, kìm hãm sự phát triển đất nước. Mạch truyện và tư tưởng tác giả là thế, còn tình tiết có đôi chỗ khốc liệt thì thật ra chưa thấm tháp gì với bao câu chuyện mà tôi nghe được trong chuyến đi tìm mộ chú em.

- Truyện ngắn Chù Mìn Phủ và tôi tôi viết 2/2006, đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979) thì cũng lùi vào dĩ vãng hơn ¼ thế kỷ rồi. Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra nó cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được. Những thảm cảnh do cuộc chiến ấy gây ra thì nhiều lắm, khốc liệt hơn những gì tôi mô tả bởi trong chuyến đi làm phim tài liệu cho Bộ Y tế về loại trừ bệnh uốn ván vùng cao 11/2005 tôi đã nghe được từ các nhân chứng ở Hà Giang. Giờ ta không thể bình thản coi đó như một vụ va quệt xe trên đường mà phải tỉnh táo và sòng phẳng với lịch sử. Tôi đã từng nghiên cứu khá kỹ văn học TQ giai đọan 12 năm sau đổi mới, mở cửa (1979- 1991), từng viết một tiểu luận khá dài về hai dòng văn học Vết thương và dòng văn học Bộc lộ của họ thời kỳ này. Nhiều nhà văn TQ trong hai dòng văn học ấy (Lương Phụng Nghi, Trương Hiền Lượng, Dư Hoa, Lưu Chấn Vân, Khâu Hoa Đông…) khi viết tiểu thuyết đã từng có đọan nhắc tới cuộc chiến biên giới Việt- Trung với tâm trạng dày vò sâu sắc. Họ viết được, sao ta lại cứ tự hù dọa mình để rồi tảng lờ, không dám viết? Tôi tin những người có lương tâm, trách nhiệm bên kia hay bên này biên giới đọc truyện ngắn của tôi sẽ không oán hận nhau mà chỉ càng ghê sợ chiến tranh, thiết tha muốn hai nước sống trong hòa bình hợp tác lâu dài.

Cuối thư, một lần nữa xin chia sẻ cùng anh Đà Linh và các anh chị Nxb Đà Nẵng về sự cố đáng tiếc lẽ ra không đáng có, nhưng nó đã xảy ra và như thế có khi nó mới lại chính là cuộc sống, làm đề tài để tôi viết về chính nó!...

Chúc các anh chị mạnh khỏe, hạnh phúc!

VŨ NGỌC TIẾN
Nhà N5A, P 1106, Khu đô thị Trung Hòa- Nhân Chính
Mob: 0912048421 Email: ankhanh1946@vnn.vn




Tay_Chiêu
QUOTE(Thị Anh @ Nov 21 2008, 05:59 AM)
- Truyện ngắn Chù Mìn Phủ và tôi tôi viết 2/2006, đề cập đến cuộc chiến biên giới phía Bắc (1979) thì cũng lùi vào dĩ vãng hơn ¼ thế kỷ rồi. Nó là cuộc chiến phi lý nhất trong thế kỷ XX đối với cả 2 dân tộc mà cả ta và phía bên kia đều phải nghiêm túc nhìn ra nó cần phải tránh và hoàn toàn có thể tránh được.


Chỉ nghe tác giả nói thế này là đã ko muốn đọc truyện (nếu có). Bố tiên sư, thử với lại chả nghiệm sp_ike.gif
Gaup
Em viết đoạn này bên tnxm.net nhưng trong cái chỗ chỉ mở cho thành viên, sợ các bác không đọc được thì post qua đây. Lời lẽ đượm mùi mất dạy của diễn đàn bên kia, các bạn Langven thông cảm.

---------
Đợt này trên mạng có xôn xao việc mấy truyện này của Vũ Ngọc Tiến do nhà xuất bản Đà Nẵng in bị thu hồi. Nhiều bạn chưa đọc truyện bù lu bù loa là thu hồi là thiếu này thiếu nọ, mình đọc xong thì thấy ít nhất về vấn đề chất lượng là nên thu con mẹ nó hồi thì tốt nhất. Mình dùng ví dụ của truyện vừa post ở trên.

Truyện này là một sự lãng mạn hoá chiến tranh rất khiên cưỡng, rất kém hiểu biết, và nói chung theo mình rất ba lăng nhăng. Chiến tranh từ xa xưa tới nay dù có treo khẩu hiệu thánh chiến hay gì gì thì về bản chất vẫn là giết đàn ông để cướp đất đai, của cải và đàn bà. Đất đai và của cải là vật vô tri, sang tay ai thì cũng thế, nhưng đàn bà thì như đã quá quen với bản chất của chiến tranh, đã xây dựng được một hiểu biết sâu thẳm tâm can rằng họ là đối tượng của sự cưỡng đoạt, rằng họ sẽ thuộc về người thắng cuộc, trong các tình huống chiến tranh thực sự hay là trừu tượng. Cái này là một loại ẩn ức của riêng phụ nữ và là một bi kịch cho đàn ông, truyện của muôn đời.

Cái lẽ tự nhiên ra trong logic của chiến tranh là sau khi giết chồng nó thì phải hiếp vợ nó. Ở đây tác giả cố tình làm cho lãng mạn hơn cái logic này bằng câi hành động cho bú. Cái hành động cho bú này là một sự lăng nhục do nó là một sự đầu hàng nặng nề hơn là chính sự đầu hàng. Sau đó thì lại là hành động giao hợp, muốn có một đứa con giờ chồng em đằng nào cũng chết rồi - hành động đó không có gì cao đẹp mà hạ thấp người đàn bà kia xuống mức của những người đàn bà tồi tệ nhất trong những người đàn bà tồi tệ. Lãng mạn hoá chiến tranh kiểu này tác giả tưởng rằng phản ánh những mặt người của chiến tranh nhưng thực ra chỉ là đeo mặt nạ cho cái bản chất bẩn thỉu hoang tàn độc ác của chiến tranh - và tác giả không ý thức được những điều đó.

Theo một cách nhất định, tác giả cũng tự phơi bày ra cái ẩn ức trong chính đầu tác giả. Một bên phần chiến binh/đàn ông/thợ săn nói rằng cần phải hiếp, phần bên kia nhân đạo/nhà văn/liệt dương nói rằng thôi hiếp làm gì. Hai bên đánh nhau ác liệt cuối cùng tìm ra giải pháp chung là hiếp với sự tự nguyện. Cách giải quyết vấn đề trong truyện là một sự hợp pháp hoá thô thiển ham muốn làm chủ nốt phần thưởng cuối cùng và cao nhất này của chiến tranh.

Truyện ba lăng nhăng sỉ nhục cả hai bên, nhưng sỉ nhục bên ta chính là vì nói ra những thứ không phù hợp với hình ảnh chúng ta muốn xây về cuộc chiến, còn sỉ nhục bên mình ở chỗ lăng mạ con người và làm nhục thêm phụ nữ vượt qua mức thế nào là thật, là hợp lý. Bên ta và bên mình đồng thời cùng muốn thu hồi ba cái thứ rẻ rách này nhưng vì những lý do khác nhau.

------
À quên, làm một bài tập tưởng tượng các bác thử nghĩ xem sẽ suy nghĩ thế nào về nhân vật nữ quân ta cho một thằng ngụy vừa giết chồng mình bú sau đó lại muốn có con với nó vì đằng nào anh xã đội trưởng chồng cô cũng chết rồi. Các bác thấy chấp nhận được người đàn bà này không?
Thị Anh
Gaup cho phát link cái. Tìm truyện đấy để đọc từ nãy đến h chưa thấy.

Vừa đọc xong quả Trên đỉnh yêu đương nhăng nhít của Thúy Ái./ thấy nhăng nhít thật.
Tự nhiên mình cấm làm ngta nổi. Chứ viết chán quá.
Gaup
QUOTE(Thị Anh @ Nov 24 2008, 02:02 PM)
Gaup cho phát link cái. Tìm truyện đấy để đọc từ nãy đến h chưa thấy.

Vừa đọc xong quả Trên đỉnh yêu đương nhăng nhít của Thúy Ái./ thấy nhăng nhít thật.
Tự nhiên mình cấm làm ngta nổi. Chứ viết chán quá.
*



Ở trang này

http://viet-studies.info/VuNgocTien_RongDa.htm#viphonthuc

nếu chị không đọc được từ VN em có thể post vào đây.

Xốt
1945 khi hồng quân Liên Xô vào đến Berlin, Hitler tự tự, việc đầu tiên mà hồng quân Nga làm là việc gì?

Tất nhiên là hiếp dâm tập thể. Theo ước tính có tổng cộng 2 triệu phụ nữ Đức bị cưỡng hiếp ngay trong mấy ngày đó. Có bà kể lại rằng lúc đó mới mười mấy tuổi, đột nhiên thấy mấy thằng hồng quân Nga lôi bà ngoại của bà ấy ra, rồi mẹ rồi đến bản thân bà ấy ra cưỡng hiếp. Ngày đó hồng quân Nga trẻ không tha già không thương. Chiến tranh đúng là như vậy.

Cho nên mấy đoạn cho bú với cả nọ kia có thể cũng có xảy ra, nhưng không thể là đại diện cho số đông. Ngược lại thì đúng.
Mip
mới đọc qua cái "âm bản chiến tranh", thấy motif bình thường, văn tầm thường.
Có gì mà ầm ĩ?
Mr. Smith
Tớ đọc mấy truyện này thấy chối là đằng khác.
Evil
QUOTE(Xốt @ Nov 27 2008, 07:06 PM)
1945 khi hồng quân Liên Xô vào đến Berlin, Hitler tự tự, việc đầu tiên mà hồng quân Nga làm là việc gì?

Tất nhiên là hiếp dâm tập thể. Theo ước tính có tổng cộng 2 triệu phụ nữ Đức bị cưỡng hiếp ngay trong mấy ngày đó. Có bà kể lại rằng lúc đó mới mười mấy tuổi, đột nhiên thấy mấy thằng hồng quân Nga lôi bà ngoại của bà ấy ra, rồi mẹ rồi đến bản thân bà ấy ra cưỡng hiếp. Ngày đó hồng quân Nga trẻ không tha già không thương. Chiến tranh đúng là như vậy.


*



Xốt nói cái này mình mới nhớ lúc đọc quyển Leningrad (hay Stalinrad cũng không chắc nữa, tự nhiên quên) của Beevor có nói đến các biện pháp tuyên truyền của LX và cho rằng những tuyên truyền xoáy sâu vào việc lính Đức làm này làm nọ chị em Nga có thể là một trong những yếu tố khiến cho tỷ lệ rape tăng vọt khi quân Nga tiến vào đất Đức.
Mip
Hôm qua nghe hơi nồi chõ đến cuốn "thời của thánh nhân" gì đấy cũng bị thu hồi. Cuốn đấy văn chương có khá hơn không ạ?
Tay_Chiêu
Hôm nay ngồi đọc hết mấy truyện ngắn của Vũ Ngọc Tiến. Xong ngồi search được cái link này: http://newvietart.com/VUNGOCTIEN_hanoi.html

Tìm thì tìm vậy thôi, ko có ý định đọc tiếp những gì lão này đã viết. Thật, nhìn cái mặt rõ tởm. Văn cũng tởm không kém. Giá mà có lão ấy ở đây, thế nào cũng phải gào vào mặt lão í một câu chửi tục thật to furious.gif

Lão này viết truyện với ý đồ lột tả sự khắc nghiệt hoặc có thể nói là bẩn thỉu của chiến tranh. Nhưng người đọc (mà cụ thể là em đây) thấy rõ là sự bẩn thỉu này toát ra từ trong đầu lão ấy. Cấm sách lão này là đúng nhưng chưa đủ, đủ ở đây là phải cắt mẹ dái lão ấy đi nữa furious.gif
Mr. Smith
QUOTE(Evil @ Nov 28 2008, 06:57 AM)
QUOTE(Xốt @ Nov 27 2008, 07:06 PM)
1945 khi hồng quân Liên Xô vào đến Berlin, Hitler tự tự, việc đầu tiên mà hồng quân Nga làm là việc gì?

Tất nhiên là hiếp dâm tập thể. Theo ước tính có tổng cộng 2 triệu phụ nữ Đức bị cưỡng hiếp ngay trong mấy ngày đó. Có bà kể lại rằng lúc đó mới mười mấy tuổi, đột nhiên thấy mấy thằng hồng quân Nga lôi bà ngoại của bà ấy ra, rồi mẹ rồi đến bản thân bà ấy ra cưỡng hiếp. Ngày đó hồng quân Nga trẻ không tha già không thương. Chiến tranh đúng là như vậy.


*



Xốt nói cái này mình mới nhớ lúc đọc quyển Leningrad (hay Stalinrad cũng không chắc nữa, tự nhiên quên) của Beevor có nói đến các biện pháp tuyên truyền của LX và cho rằng những tuyên truyền xoáy sâu vào việc lính Đức làm này làm nọ chị em Nga có thể là một trong những yếu tố khiến cho tỷ lệ rape tăng vọt khi quân Nga tiến vào đất Đức.
*




Thực ra việc quân Đức hiếp gái Nga chắc không phổ biến bằng Hồng quân hiếp gái Đức. Bởi vì việc Đức hiếp Nga không đưa ra thành chính sách (còn việc giết người Nga, nhất là Do Thái và Cộng sản, một cách vô tội vạ thì thành chính sách), trong khi việc quân Nga hiếp gái Đức được coi là một chính sách nhất quán trong Hồng quân, nhằm làm nhục nước Đức, nhất là cái chủ thuyết giống nòi của nó (dưới thời Đức quốc xã, việc phụ nữ Đức quan hệ với đàn ông Slavic và Do Thái bị coi là tội phạm và người đàn ông có thể bị xử tử).

Không chỉ gái Đức mà gái một số nước Đông Âu cũng bị hãm hiếp. Nói chung chủ trương của Hồng quân là: với gái Ba Lan hay gái những nước Đông Âu kháng Đức thì không hiếp; với gái Hungary hay gái các nước đồng minh với Đức thì có thể hiếp nhưng không lan tràn và không giết sau khi hiếp; với gái Đức thì hiếp thoải mái, gần như là một thứ nghĩa vụ của các chiến sĩ Hồng quân mà Tổ quốc giao cho và sau khi hiếp thì nếu có giết cũng không sao.
em tên bông
QUOTE(Tay_Chiêu @ Nov 28 2008, 04:13 PM)
Cấm sách lão này là đúng nhưng chưa đủ, đủ ở đây là phải cắt mẹ dái lão ấy đi nữa  furious.gif
*



Cắt dái thì được chứ cấm sách thì không được, sai nguyên tắc.
Hoang Yen
QUOTE(em tên bông @ Nov 30 2008, 01:38 AM)
QUOTE(Tay_Chiêu @ Nov 28 2008, 04:13 PM)
Cấm sách lão này là đúng nhưng chưa đủ, đủ ở đây là phải cắt mẹ dái lão ấy đi nữa  furious.gif
*



Cắt dái thì được chứ cấm sách thì không được, sai nguyên tắc.
*



Chào chị Bông, cắt xong đi tù mới đúng nguyên tắc chị Bông. laugh.gif

Mấy truyện vớ vẩn để yên chẳng có ai đọc, tự nhiên bị cấm làm dân tình xôn xao tìm đọc thành ra lại nổi.





langtubachkhoa
QUOTE(Hoang Yen @ Nov 30 2008, 06:50 AM)
QUOTE(em tên bông @ Nov 30 2008, 01:38 AM)
QUOTE(Tay_Chiêu @ Nov 28 2008, 04:13 PM)
Cấm sách lão này là đúng nhưng chưa đủ, đủ ở đây là phải cắt mẹ dái lão ấy đi nữa  furious.gif
*



Cắt dái thì được chứ cấm sách thì không được, sai nguyên tắc.
*



Chào chị Bông, cắt xong đi tù mới đúng nguyên tắc chị Bông. laugh.gif

Mấy truyện vớ vẩn để yên chẳng có ai đọc, tự nhiên bị cấm làm dân tình xôn xao tìm đọc thành ra lại nổi.
*



Thế HYến đã đọc chưa?
Thực ra thì những gì họ nói cũng chả có gì là vô lý, những chuyện như vậy luôn xảy ra trong chiến tranh từ xưa tới nay, nhưng nói ra công luận vào thời điểm này ở VN liệu đã hợp chưa?
Ví dụ như việc hãm hiếp phụ nữ, mãi đén gần đây, quốc tế mới thừa nhận rằng đó là 1 chiến thuật đựoc vận dụng chứ không chỉ là vấn đề sinh lý thuần túy mặc dù từ ngàn xưa đến nay ai mà chả biết là như vậy. Thế cho nên mấy tác phẩm này, có lẽ chưa nên cho xuất bản chính thức vội, có lẽ chỉ nên tạm chấp nhận cho lưu hành "không chính thức" mà thôi

to cô em tên Bông:
Sai nguyen tác gì? Mà nếu như cắt dược thì tại sao lại không cấm được?
Thị Anh
Tác phẩm mới của nhà văn Dương Thu Hương với nhân vật chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa được giới thiệu trong buổi họp báo tại Paris trước khi phát hành vào đầu 2009.

(trích http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture/st...uong_book.shtml

Đỉnh cao và đời thường

Nhân vật chính của tiểu thuyết này là Chủ tịch, với nhiều nét giống ông Hồ Chí Minh trong các chuyện “đời thường” nhưng vẫn là đề tài cấm kỵ ở Việt Nam.

Bản tiếng Việt 'Đỉnh Cao Chói Lọi' cũng đã được lưu truyền trong giới quan tâm.

Hồ Chí Minh trong 'Au Zénith' của bà Dương Thu Hương được miêu tả như một người mất quyền lực vào những năm cuối đời, và bị khống chế bởi các nhân vật gợi lại hình ảnh hai ông Lê Đức Thọ và Lê Duẩn.

Nhân vật 'Chủ tịch' đã trải qua những giây phút khắc khoải nhớ người vợ tên Xuân và hai con Trung, Nghĩa, mong mỏi được sống một cuộc sống bình thường nhưng không thể tách khỏi bóng ma của quyền lực luôn đeo bám.

Dành 10 năm để hoàn thành tác phẩm, Dương Thu Hương ghi trong 'Au Zénith' lời đề “Pour Luu Quang Vu et tous les innocents qui sont morts dans ce silence noir” -'Tặng Lưu Quang Vũ và những nạn nhân vô tội bị chết trong sự im lặng đen tối'.

Tại buổi họp báo, tác giả cũng đã kể lại lý do viết tác phẩm, kể lại những hiện tượng bà ghi nhận được trước cái chết của nghệ sĩ Lưu Quang Vũ và vợ con.
Thalassa
Nghe tên DTH mình lại nhớ tới tiểu thuyết "Hành trình ngày thơ ấu", hồi cấp I thì ấn tượng nhất truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của TH, cấp II là truyện này của DTH, cấp III là tiểu thuyết "Thời xa vắng" của LL, xem ra trình độ cảm thụ VH của mình ngày càng tăng cao nhỉ laugh.gif laugh.gif laugh.gif
Mip
QUOTE(Thalassa @ Dec 12 2008, 07:48 AM)
Nghe tên DTH mình lại nhớ tới tiểu thuyết "Hành trình ngày thơ ấu", hồi cấp I thì ấn tượng nhất truyện "Dế mèn phiêu lưu ký" của TH, cấp II là truyện này của DTH, cấp III là tiểu thuyết "Thời xa vắng" của LL, xem ra trình độ cảm thụ VH của mình ngày càng tăng cao nhỉ laugh.gif laugh.gif laugh.gif
*



Ơ bác Sỳn giống em cho đến cấp II (vì Thời xa vắng em đọc cấp II nên chẳng hiểu mấy hic hic)
Dế mèn phiêu lưu ký thì hồi bé mẹ em bắt chép chính tả, mỗi ngày mấy dòng đấy chẳng nhớ, bây giờ dở ra vẫn còn vết chấm bút đánh dấu hàng ngày (ui a, nhớ tuổi thơ của mình quá wub.gif wub.gif )
"Hành trình ngày thơ ấu" thì là "cẩm nang" chuyện phiêu lưu thời đấy, cũng với "Trên sa mạc và trong rừng thẳm" hí hí.
DTH bây giờ ở Pháp à? Mình không thích văn phong cô này lắm nên hơi lười đọc chút! Cuốn tiểu thuyết trước đoạt giải của độc giả Elle mình cũng chưa đọc xem có hay không.
em Ex
Hành trình ngày thơ ấu đen tối ghê luôn, ngoài cái tiểu thuyết đếm miếng giò khu tập thể gì đấy tự nhiên quên béng tên còn một chuyện kết thúc có anh gì bị điên em đều đọc lúc bé, em vừa mới kinh qua Mít đặc và các bạn với Maleev ở nhà và ở trường đọc đến mấy cái này cứ gọi là choáng toàn tập, văn DTH đọc cay nghiệt nhưng cuốn hút chứ, one of the better of her time laugh.gif
Mip
QUOTE(em Ex @ Dec 12 2008, 11:41 AM)
ngoài cái tiểu thuyết đếm miếng giò khu tập thể gì đấy tự nhiên quên béng tên
*



Những thiên đường mù. Đọc quyển này phát rồ, muốn táng cho tất cả các nhân vật mỗi người một cái! Thương nhất là bà cô bên bố.
Tính mình không thích những thứ quá u ám (mặc dù thỉnh thoảng cũng đọc - mới xong quyển the fifth child - cứ bàng hoàng cả người)
Pages: 1, 2, 3
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.