Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Tru Tiên, Truyện Kiếm Hiệp
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Pages: 1, 2, 3, 4
Xốt
Mình vừa đọc xong truyện Tru Tiên nổi đình nổi đám trên mạng, trong lòng thấy bức bối với đoạn kết của thằng nhà văn Tiêu Đỉnh (thiện tai, bần tăng vẫn chưa đắc đạo sp_ike.gif ) này quá, nên đành phải vào phán vài câu cho hạ hỏa.

Nói chung về cơ bản tay này rất có khả năng, trí tưởng tượng tốt, có nhiều đoạn truyện tình tiết thông minh - dù khá phức tạp nhưng sáng sủa, xây dựng được hệ thống nhân vật đồ sộ, tránh được một số lối mòn vô vọng của truyện kiếm hiệp hàng chợ.

Chỉ tiếc, truyện này vẫn (thỉnh thoảng) mắc một số lỗi sau đây nên chưa lên đến đẳng cấp Kim Dung.
1. Lỗi mâu thuẫn nội tại. Ví dụ các nhân vật tu tiên sống vài trăm năm, nhưng sự phát triển về sinh/vật lý thì đoạn nhanh đoạn chậm. Hoặc: có những đoạn mô tả Bích Dao vài ngày không ăn là đói, nhưng lại để cho Bích Dao nằm 10 năm thần kinh thực vật trên giường băng mà chẳng cần ăn uống gì (hoặc 1 tháng một lần!). Nói chung các lỗi kiểu này không ít. Thường thì nhà văn phương Tây ít khi mắc lỗi dạng này.

2. Phát triển các nhân vật không đến nơi đến chốn, tức là bố cục chưa thực sự chặt chẽ: có nhiều nhân vật được mô tả khá chi tiết trong những tập đầu, nhưng lại biến mất hoặc chẳng có vai trò gì trong giai đoạn sau (xem 5.). Đây là lỗi xảy ra do 2 nguyên nhân chính: chủ nghĩa anh hùng cá nhân (do thể hiện ước mơ, tâm thức của tác giả nhiều quá) và thiếu khả năng phát triển cấu trúc câu truyện lâu dài (điểm yếu chung của nhà văn châu Á). Giá nó mang đến cho người đọc một giá trị nhân bản như đề cao sức mạnh tập thể thì có lẽ đỡ phí công xây dựng một hệ thống nhân vật đa dạng: chẳng hạn Tru tiên kiếm trận đâu nhất thiết chỉ là sản phẩm của 1 cá nhân, sao không cho cả 7 người hợp lại thành trận.

3. Nhiều đoạn sến không cần thiết: lỗi phổ thông của nhà văn châu Á. Âu cũng do văn hóa châu Á vốn ủy mị và mê mộng hơn lý trí. Nói chung những đoạn này mình bỏ tất không đọc.

4. Tình yêu trong truyện thiếu tự nhiên: cả truyện không có lấy một đoạn ôm ấp sờ soạng nào nóng bỏng cả, trong khi toàn là thanh niên mới lớn, toàn những tuyệt vọng và chờ đợi đằng đẵng. Sự kiềm chế của các thể hiện gần gũi trai gái này phải gọi là phi lý vì phi nhân tính. Chẳng hạn nhiều năm không gặp, vừa trải qua sinh tử thì cũng thông nhất thiết phải fuck and fuck như Hollywood, nhưng cho con nhà người ta ôm nhau cuồng nhiệt tí thì cũng đâu mất gì.

5. Kết thúc rất tệ, khá tàn nhẫn: Có lẽ là do sức ép công chúng (truyện ban đầu được viết dần dần và đăng tải trên mạng) làm Tiêu Đỉnh chán, cụt hứng, hoặc do nhà xuất bản chỉ muốn có một cái kết tạm để tạo cơ hội cho phần tiếp theo của truyện về sau, nên tác giả viết những chương kết này một cách khá ẩu. Tàn nhẫn nhất là với gia đình Bích Dao - mẹ chết do xẻ thịt cứu con, cha chết do mất cả vợ lẫn con dẫn đến tham vọng vô cùng, Bích Dao trở thành thần kinh thực vật để cứu giai. Tàn nhẫn cả với những nhân vật phụ mà tác giả dày công thiết kế ban đầu như Lâm Kinh Vũ (đến cuối chẳng xuất hiện luôn, gác miếu từ trẻ!), hay thần tượng anh hùng Vạn Kiếm Nhất (sống trăm năm oan ức, lúc chết lại lãng xẹt, rồi lại hiện hình lãng nhách), thậm chí cả Vạn Dịch Lam phái Phần Hương Cốc (hùng tâm tráng chí, mưu đồ nhiều, cuối cùng chẳng thấy đâu).

Kết luận:
A. Phải nói lại lần nữa là tay Tiêu Đỉnh này có tài, hiện giờ có thể coi là viên ngọc thô cần mài dũa.
B. Trong thang điểm truyện kiếm hiệp thì truyện này được 7/10, chưa thể so với thang chuẩn là Thủy Hử và vài bộ của Kim Dung được. Sở dĩ nó gây chấn động mấy năm qua có lẽ do hiệu ứng butterfly của internet, nhất là vì độ sến của nó có khả làm nhiều chị em khóc sướt mướt. Giả như tay Tiêu Đỉnh này làm việc cẩn thận hơn, viết xong xuôi kỹ càng cả bộ Tru Tiên này rồi mới up lên mạng thì có lẽ truyện đã chắc và hay hơn nhiều. Giờ tác phẩm đã thành bản in rồi, chắc không sửa lại được nữa. Thật đáng tiếc.
root
QUOTE
Giả như tay Tiêu Đỉnh này làm việc cẩn thận hơn, viết xong xuôi kỹ càng cả bộ Tru Tiên này rồi mới up lên mạng thì có lẽ truyện đã chắc và hay hơn nhiều.


Kim Dung trước đây ngày nào cũng viết truyện, viết xong in ngay lên báo, xem ra cũng chẳng khác kiểu viết dần dần rồi đăng ngay lên mạng ngày nay bao nhiêu. Thế mà tác phẩm của ông vẫn thuộc hàng kinh điển trong làng kiếm hiệp, đến nay vẫn chưa có ai làm được ngang ngửa với ông, chứ chưa nói gì đến chuyện vượt qua.
Dandelion
Hehe, mình đọc từ hồi bạn Alex dịch từng chương một bên Nhạn Môn Quan cơ. Đến đoạn Trương Tiểu Phàm vào Thập Vạn đại sơn tìm đại pháp sư để cứu Bích Dao thì không nhịn nổi nữa, phải bỏ. Thằng cha Tiêu Đỉnh này có kiểu viết rườm rà, lan man, câu cú dai như rẻ rách, đọc sốt ruột không chịu nổi.

Tiêu Đỉnh trí tưởng tượng tốt nhưng vốn văn hóa làm sao so với Kim Dung được. Truyện Kim Dung hấp dẫn một phần vì các yếu tố lịch sử, văn hóa được cài rất khéo léo vào đó. Thế cho nên nó thật hơn, đi vào lòng người hơn. Đọc Tru Tiên xong thì nó trôi tuột đi mất, chả đọng lại cái quái gì cả.



Xốt
Do internet nó được tâng lên tầng ''đại kỳ thư internet'' làm mình tò mò nên cũng phải đọc thử. Nhưng dù gì sau 15 năm rửa tay gác kiếm (luyện chưởng toàn bộ hồi học cấp 2 hypocrite.gif ) cũng phải công nhận truyện này đọc được, nhất là từ đầu đến 70% truyện. Ngày xưa có rất ít truyện có thể làm nhà Xốt đọc một mạch không dứt nổi. Hầu hết là Kim Dung.
Vừa rồi đọc được ai đó viết mình mới biết hóa ra truyện này cho tới chương 215 (trong tổng số 258 chương) được viết trong 5 năm, nhưng sau đó 40 chương cuối chỉ vỏn vẹn trong 6 tháng, do sức ép của công ty game online sản xuất game này và sức ép của công chúng muốn sớm được biết kết cục.

Dù sao đi nữa, nó ăn khách vì đánh trúng tim đen của rất nhiều thanh thiếu niên thế hệ này. Nhân vật chính rất bình thường cả về dung mạo lẫn cốt cách -là điều mà đa số thanh niên là, nhưng lại được coi là ẩn dấu kỳ tài hay ''kỳ tài kiểu khác'' - là điều mà đa số thanh niên mơ là scared.gif . Thế rồi rốt cục thì con người ''tầm thường'' này vẫn trở thành mạnh nhất và đạt được cô gái đẹp nhất truyện essen.gif . Cho nên anh em đọc truyện này thấy đời tươi sáng hơn hẳn. Kể ra về điểm này Trương Tiểu Phàm cũng không hoàn toàn là sáng tạo của Tiêu Đỉnh. Quách Tỉnh của Kim Dung là một ''tiền kiếp'' của Trương Tiểu Phàm. Thứ nữa, như đã nói nó rất sến trong các đoạn mô tả tình yêu, tâm sự, tâm trạng và vẫn dùng mẫu nhân vật kinh điển là những cô gái xinh đẹp si tình, chung tình - điều mà các cô gái không là nhưng nghĩ là hoặc mơ là. Đây là nhát kiếm đâm xuyên tim hầu hết các cô gái đọc truyện, làm họ không tài nào dứt ra nổi.
Thêm vào đó, câu chuyện còn một cái nền mới lạ - nó được gọi là thể loại tiên hiệp (sự kết hợp của Phong Thần với kiếm hiệp) - một thể loại hoang đường trong hoang đường (như trong mơ, thế giới ảo) để bứt ra khỏi cái hoang đường trong nền hiện thực của kiếm hiệp (không ai lý trí lành mạnh lại coi người thường có thể phóng chưởng xanh đỏ vỡ đá nát vàng trong thời Tống thời Minh). Cái nền này khá thích hợp với thế giới internet ngày nay, khi người ta đang sống sẵn trong một thế giới ''khá'' ảo và đã bắt đầu ngấm các loại khoa học giả tưởng, fantasy game.

Nhưng cái kết cục tệ quá. Vừa bi kịch vừa happy end nhưng theo một cách thật bực mình. Đọc xong chỉ tự giận là chẳng may mình đã lỡ đọc và lỡ bị cuốn hút bởi truyện này.
Mip
QUOTE(Xốt @ Feb 20 2009, 02:54 PM)
(không ai lý trí lành mạnh lại coi người thường có thể phóng chưởng xanh đỏ vỡ đá nát vàng trong thời Tống thời Minh).
*



sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif
Chắc tại thế nên mình từ bé đến giờ chưa bao giờ mê được truyện chưởng cả sp_ike.gif sp_ike.gif

Dân nghiền thì bảo tại mình chưa đọc Kim Dung bao giờ.
Mình thì bảo may thía, toàn thấy mấy chăm chương hồi, cứ như phim truyền hình ý, nghe thế đã thấy sợ rồi hic
em Ex
Trời ơi may quá là may, mình chưa bao giờ into truyện chưởng phim chưởng HK chứ thời gian đã không có, đầu óc đã vướng bao nhiêu thứ vô bổ như Cuộc chiến hoa hồng Harry Potter rồi mà còn thêm mấy trăm chương mấy trăm tập phim truyện này chắc là mê muội luôn quá scared.gif
Dandelion
Hehe, chuyện chưởng là nơi mà người đọc hóa thân mình vào đó, thoát khỏi thế giới đang là để sa vào một thế giới muốn là, nơi mình là nhân vật trung tâm, tự do hành động, cứu khốn phò nguy, giết người như nghóe, chén gái đẹp như điên laugh.gif

Chuyện chưởng đầu tiên tớ đọc hồi bé là Lửa hận rừng xanh. Có đủ anh hùng, mĩ nhân, xác chết, thú vật thành tinh, ma, chành, bạo dâm, loạn luân (suýt thôi). Cả một thế giới mở ra trước mắt laugh.gif
Xốt
Về cơ bản, các bạn đã đọc Don Quijote, Ba người lính ngự lâm (2 đại diện chưởng Tây), Thủy Hử và Phong Thần (2 kinh điển chưởng Tàu) rồi thì cũng có thể coi là đã đọc [gần] hết truyện chưởng hay. Don Quijote là chưởng hài, phản chưởng nhưng rốt cục không truyện chưởng nào có thể hay bằng, không nhân vật nào trong truyện chưởng có thể sánh được với Don Quijote. Ba người lính ngự lâm văn như thác nước, chảy như rồng bay phượng múa, đọc mà kinh sợ vì khả năng nối câu, tiếp ý của tác giả nói riêng và văn Tây nói chung. Thủy Hử là ông tổ mẫu mực của truyện chưởng Tàu, nhiều nhân vật rất có hồn, tình tiết cấu trúc đan xen phức tạp nhưng rất vững không hề rối loạn, vẫn cô đọng gọn nhẹ như không. Phải gọi Thủy Hử là kinh điển của văn học Tàu về cấu trúc [đa tuyến], chứ không nói riêng gì truyện chưởng. Phong Thần (và cả Tây Du Ký) là nguồn chắp cánh sức tưởng tượng (bảo vật) cho các truyện chưởng về sau.

Trong số các truyện chưởng hiện đại thì mấy bộ như Tiếu Ngạo Giang Hồ của Kim Dung cũng không phải dạng tầm thường. Từ văn phong, cấu trúc, nội dung, ý tứ đều phải gọi là rất giỏi, không phải các loại tầm phào như Quỳnh Dao. Về lâu về dài mình tin Kim Dung sẽ được ghép vào văn học Trung Quốc chính thống, trở thành một dạng mẫu mực. (Gần đây có tin chương trình sách giáo khoa phổ thông Trung Quốc đã hoặc đang định dùng Tuyết Sơn Phi Hồ của Kim Dung thay AQ chính truyện của Lỗ Tấn! Tin nghe mà giật mình trumpet.gif )
Dandelion
Trời đất thiên địa quỷ thần ơi hehe.gif
Xốt
Thực ra mà nói, những đất nước có lịch sử thích hợp nhất với truyện chưởng không hẳn là Trung Quốc, mà là các nước châu Âu thời Trung Cổ và Nhật Bản thời Sengoku (thế kỷ 15-16), tức giai đoạn tranh giành quyền lực giữa các quí tộc Nhật Bản để trở thành Shogun (Đại tướng quân), thông qua tầng lớp Samurai. Đây là những nguồn sáng tác vô tận cho truyện chưởng. Chẳng hạn các Samurai có thật thời Sengoku thật sự mang những biệt hiệu kiểu ''Thánh Chiến'' như Uesughi, ''Thánh Kiếm'' như Musashi (1) hay những vũ khí quí được mệnh danh là ''Phi Long Đao'' (2) của Tadakatsu Honda mà ngày nay vẫn còn trong bảo tàng lịch sử Nhật, và họ được phép giết nhau vì thù hận, vì danh dự mà không bị xử tội như ở Trung Quốc (Thủy Hử giết người là bị truy nã, xử tội). Ở Trung Quốc thực chất đến cuối thời Hán thì kiếm đã chỉ là vũ khí để làm cảnh, tượng trưng cho quyền lực của vua chúa, giới quí tộc chứ không phải là vũ khí thông dụng được dùng trong chiến đấu nữa. Những thanh kiếm quí của Trung Quốc mà có tên riêng như ''Ngô Câu'' mà người ta nhắc đến đều được sản xuất từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, chứ về sau không có thanh kiếm nào có tên riêng nữa cả. Hình ảnh thanh kiếm trở nên phổ biến trong chuyện trưởng Tàu thực ra là một sáng tạo của Kim Dung, dựa vào phái Võ Đang của Trương Tam Phong (người mà Kim Dung coi là nhân vật có võ công cao nhất trong tất cả những nhân vật ông ấy từng tạo ra!). Phái Võ Đang tuy dùng kiếm, nhưng cũng chẳng bao giờ dùng nó làm vũ khi đi đánh nhau.




----------------

(1): Musashi là người mà đến ngày nay vẫn được coi là cổ kim đệ nhất kiếm của Nhật Bản và cuốn sách ''Ngũ Hoàn Kinh'' (sách về 5 cái vòng) nói về nghệ thuật dùng kiếm và kiếm đạo của ông vẫn được sử dụng rộng rãi không chỉ cho giới học kiếm thuật mà cả người thường, trong kinh doanh hoặc cách sống. Ai thích kiếm hiệp mà muốn biết thực tế các ''bí kíp, kỳ thư'' ấy thực chất thế nào thì nên đọc thử cuốn này. rolleyes2.gif

(2): Là 1 trong 3 ngọn giáo nổi tiếng của Nhật Bản có tên gọi là ''tam thần giáo'' được chế tạo bởi thợ rèn vũ khí nổi tiếng nhất lịch sử Nhật Bản là Masazane, hiện vẫn còn trong bảo tàng ở Nhật. Tay tỉ phú ăn chơi người Mỹ chủ hãng Oracle là Larry Larison cũng có một thanh kiếm của Masazane, nghe đâu giá tầm 200 ngàn USD.
Mip
Hồi xưa đã có lần mượn Thủy Hử bằng tiếng Pháp về đọc mà không nổi, sang tiếng Pháp nó cứ chuối chuối thế nào ý, không thấy được thần thái (cũng có lẽ vì mình không tìm lại được những điểm mốc như trong bản tiếng Việt).
Hôm trước ra hiệu sách, thấy nó tái bản lại, mà thấy mỗi tập 2 không thấy tập 1 đâu, không thì mình cũng đã lên cơn điên mà xách về nhà rồi keke.

Phong thần mình có đọc qua hồi bé mà hôn thít rolleyes2.gif rolleyes2.gif , nhớ mỗi là đánh nhau loạn xạ rồi thì chết "hồn bay lên đài phong thần" dry1.gif

Có lẽ cái mình không thích trong truyện chưởng tùm lum mà mình có ngó qua hồi bé là tính phóng đại, cường điệu quá cao.
Xốt
Phong Thần là thủy tổ của Tử Vi và ít nhiều có diễn giải Kinh Dịch. Ai muốn hiểu Tử Vi sâu một chút thì có lẽ không thể bỏ qua Phong Thần. Các chính tinh mà Trần Đoàn dùng đều là trừu tượng hóa các nhân vật chính của Phong Thần, chẳng hạn sao Khương Tử Nha chính là hình mẫu của sao Thiên Cơ trong Tử Vi.
NguoiVN
anh Xốt biết tử vi kô coi em với
Xốt
Ngày sinh tháng sinh giờ sinh đâu?
NguoiVN
đây là lá số tử vi của em, em kô biết cách coi kết hợp cách cung này kia

http://farm4.static.flickr.com/3486/329635...0d5e175e2_o.jpg

sao tốt xấu lẫn lộn, đại hạn khá nhiều devil2.gif nhìn chung càng ngày càng chán nhưng mà được cái so với lá số cách danh nhân thấy mình cũng chớp chớp nhiều sao quan trong như đèn cây thông noel rất vui mắt. Số hình như cô đơn u ám lắm, kô biết phải kô, ôi chả thiết làm danh nhân nữa giờ nhiều khi muốn đi học cấp 3
Xốt
Thôi xem làm gì nữa, cứ tiếp tục đường chú đang đi.
NguoiVN
chưa thấy đường đi, thấy bói gì lạ vậy sad1.gif
Thalassa
QUOTE(NguoiVN @ Feb 21 2009, 10:24 PM)
chưa thấy đường đi, thấy bói gì lạ vậy  sad1.gif
*



Không đi làm sao thành con đường được, thôi nghe lời thầy Xốt dậy cứ đi đi laugh.gif
Mitdac
Chỉ lượng thấp quá, thầy Xốt chê cũng phải no.gif
Xốt
Xốt nhà ta xem Tử vi không bao giờ nhìn chỉ lượng. Cái đó là trò vớ vẩn nhất trong các trò.
Xem tử vi càng nói nhiều càng sai, nhưng không nói gì thì xem làm gì. Do đó chỉ nên nói cái gì cần thiết.


--------------


Vừa rồi mình luyện được mấy chương bộ Côn Luân của Phượng Ca. Trình của tay này trên Tiêu Đỉnh một bậc, tiếc là lời lẽ xúc tích, kiến thức cao hơn Tiêu Đỉnh nhiều, cho nên ngu dân không nhiều người thích nó như Tru Tiên. Thế nên mãi vẫn chưa thấy ai dịch nó tiếp ra tiếng Việt. Tiêu Đỉnh luyện 10 năm nữa may ra so được với Phượng Ca dù hai thằng chỉ chênh nhau 1 tuổi đời (77 vs. 76).
Còn tay Tiểu Đoạn (1973, học hết lớp 11 bỏ học nằm nhà viết truyện chưởng) thì quả thật câu chữ tinh tế rất khó dịch. Đọc một đoạn dịch cũng đoán được trình của tác giả.
Pages: 1, 2, 3, 4
Quán nước đầu làng Ven > Sáng Tác - Thảo Luận - Phổ biến kiến thức > Văn Học & Ngôn Ngữ
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.