Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Chung Qui Chỉ Tại Vua Hùng..
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14
Skywalker
(@click here) Phần l

QUOTE(tsbm @ Jul 26 2009, 06:59 PM)
1/ Có lẽ a nói đúng, tôi thường nghiêm khắc với chính mình trong những vấn đề quan trọng. Còn các vấn đề khác thì đơn giản thôi mà, uống cafe lắc đầu bỏ qua được. Nếu bây giờ là những năm trước 99 thì có lẽ tôi đã không nghiêm khắc như vậy.

2/ Anh nói có cái lí của anh. Nhưng khi Democrite vào -500 trước CN cho rằng "thế giới gồm các nguyên tử" có ai tin đâu cho đến 2300 năm sau, TK 18, Lomonosov và Lavoisier mới chứng tỏ là đúng. Vvào cuối thế kỉ XIX người ta chỉ tin là anh sáng có tính sóng, đến đầu thế kỉ mới là hạt, sau Louise de Broglie mới chứng tỏ tính chất sóng-hạt vậy.

Tập thể thì có một uy quyền lớn nhưng đúng sai nhiều lúc phải phục vụ cho lợi ích của tập thể nên đó cũng chính là định kiến của tập thể và nó sẽ gạt những ý kiến cá nhân không có lợi cho nó. Nó như các chuẩn mực, quy tắc có tính lây lan mà khó ai có thể thoát ra khỏi. Nhưng chả lẽ lúc nào cũng nói theo tập thể? Thế thì "sống" quách cho nó xong.
*



À, tôi thấy rồi laugh.gif , bác Tsbm chỉ nghiêm khắc với chính mình trong những vấn đề quan trọng, còn những vấn đề khác như mục 2, 3 bác viết trên đây thì uống cafe lắc đầu bỏ qua được?!

Sáng nay tôi cũng uống cafe và thấy bác Tsbm giống như Democrite vào -500 trước CN, hay Lomonosov và Lavoisier TK 19, hoặc Louise de Broglie TN20 ... sp_ike.gif

Còn hôm kia tôi uống bia với mấy ông bạn doanh nhân và viên chức, thì có quan điểm thế này: thời buổi thế nào thì có cái chuẩn tương ứng với thời buổi ấy, chuẩn mực hay quy tắc là điều mà đa số thành viên cho là đúng, là hợp lý và được thi hành. Bên cạnh cái chuẩn thì cũng có những cái phi chuẩn mà qua thời gian vận động lại có thể trở thành chuẩn mới, thay thế chuẩn cũ. Ví dụ, lấy vợ thì vợ là chuẩn, có bồ thì là phi chuẩn, nhưng 1 thời gian sau ly dị vợ lấy bồ thì là chuẩn mới thay thế chuẩn cũ! laugh.gif

Tiếc cái là bác Tsbm nhận mình là công dân 1 nước văn minh phát triển mất rồi, chứ không thì tôi đã có cơ hội uống bia với bác mà hát bài "Changes we need"!
Phó Thường Nhân
Đúng vậy Mông cổ là một nước có thể chế chính trị đa đảng, họ như thế vì họ phụ thuộc vào Nga. Chế độ ở Nga thế nào, thì chế độ họ như thế. Mà Nga thì núi liền núi, sông liền sông với Mông cổ. Không kể Nga bây giờ là đồng minh hờ của TQ. Vậy thì Mông cổ có là gì đi nữa, chuyện này không ảnh hưởng tới an ninh của TQ.
Từ khi Liên Xô tan rã, thì kinh tế Mông cổ cũng xuống dốc, và thể chế chính trị đa đảng không cứu được gì cho họ cả.
Hiện tại Mông cổ, và có lẽ cả vùng Xi bê ri của Nga đều nằm trong mối đe dọa Hán hóa. Hán Hóa thực chứ không phải là chuyện tâm lý như ở VN, vì sao ? vì số dân ở đây rất ít, và về quan hệ kinh tế vùng này bị hút vào TQ. Ngược lại TQ vừa cần nguyên liệu, nhiên liệu, lại vừa có sức lao động.
Nhưng cái chuyện liên minh hờ Nga - Trung và vấn đề Hán hóa này không thuộc cái chủ đề này, nên tôi dừng. Nó chỉ cho người ta một kết luận là thể chế chính trị không cứu được nạn ngoại xâm, cách chống ngoại xâm tốt nhất là phát triển kinh tế.

tí nữa viết tiếp để trả lời nốt mấy chuyện Phi, Thái, với tại sao việc can thiệp của Mỹ là hiện thực.

Phó Thường Nhân
Bây giờ thì tới chuyện Thái, Phi nói chung và việc họ là đồng minh thân cận ngoài Nato mà bác nói (non nato ally).
Nhưng chuyện nói chung về Thái, Phi này tôi đã đề cập tới từ cách đây có lẽ khoảng 4 năm. Có lẽ tôi là một trong những người đầu tiên nói về những chuyện này. Còn lúc đó tôi nói là vì thấy các bác dân chủ tô son vẽ phấn cho dân chủ đa đảng ghê quá, không đúng với sự thực. Và họ chỉ nhin vào phương Tây để dẫn chứng. Điều đó cũng dễ hiểu vì người ta nhìn dân chủ qua Việt kiều, là những người ở các nước phương tây phát triển, du học sinh đi học đa số cũng sang các xứ này, các nước phương tây đều tuyên truyền cho thể chế của họ với mục đích can thiệp, ..Vì thế tôi muốn chỉ ra rằng dân chủ không phải chỉ có thế.
Khi nói tới các nước thế giới thứ 3, tôi cũng hi vọng là các bác dân chủ để tâm nghiên cứu họ nhiều hơn, để tránh những vấn đề mà người ta gặp phải. Đáng tiếc là 4 năm sau, ngay trong cái blog của người khiến cho cái chủ đề này có, anh ta cũng chỉ biết nói là Phi nó vẫn còn có GNP chia đầu người cao hơn VN, hay người cùng hội cùng thuyền với anh ta thì khen và muốn học tập dân chủ Cam pu chia. Với tôi thế thì chán hẳn.

Chính vì thế tôi không trả lời vấn đề non nato ally của bác, vì tôi nghĩ bác hoàn toàn có thể tự mình tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Cái câu trả lời đó thế này: Thái, Phi là đồng minh (hay client state) truyền thống của Mỹ. Trong thế giới hiện tại, Mỹ vẫn đóng vai trò bá chủ từ sau đại chiến thế giới thứ 2 đến nay. Vậy việc hai nước này là đồng minh ngoài Nato của Mỹ không phải là sự chọn lựa của họ về một trật tự thế giới mới, mà nó là sự củng cố những gì Mỹ có ở ĐNA từ sau đại chiến thế giới (với Phi thì còn lâu hơn, từ khi Mỹ chiếm nước này làm thuộc dịa vào cuối thế kỷ XIX). Chắc bác hiểu hai điều này khác nhau chứ.

Còn Malaysia công nhận Kosovo thì không dính gì tới chuyện Mỹ mạnh hay yếu, mà nó là vấn đề đoàn kết đạo hồi. Vì Kosovo là vùng theo hồi giáo. Ở VN thì không nên công nhận Kosovo,ngoại trừ trường hợp bất khả kháng là đa số các nước trên thế giới công nhận vì sao ? vì nó tạo ra một tiền lệ là trong một nước người ta có thể li khai khi một nước khác can thiệp với lý do sắc tộc tôn giáo.
Phó Thường Nhân
Nếu nói về Phi thì đó chính là một dẫn chứng để nói dân chủ đa đảng không mang lại gì cả. Ở Phi có tất cả những điều kiện bên ngoài bên trong mà các bác dân chủ muốn. Đó là một nước có truyền thống là đồng minh của Mỹ, đó cũng là nước đã chuyển từ chế độ độc tài của ông Marcos sang dân chủ đa đảng từ năm 1988 (hay khoảng đó, tôi nhớ không chính xác), tức là nó đồng thời với thời kỳ đổi mới ở VN. Vậy đến nay, dân chủ đa đảng đã làm được gì cho Phi ? người ta có thấy một sự tăng trưởng vượt bậc của kinh tế không ? nhưng vấn đề như tham nhũng, khoảng cách giầu nghèo, bần cùng hóa dân có được giải quyết không ?
Tất cả các câu trả lời đều là KHÔNG. Vậy tại sao lại thế. Trả lời được câu hỏi này, cũng là đánh giá được dân chủ đa đảng mang lại lợi ích gì, hạn chế của nó là gì, nó cần những gì để hoạt động? Nhưng cái này tôi nhường cho các bác dân chủ đào sâu , đục khoét nghiên cứu.

Còn việc Phi vẫn có GNP trên đầu người cao hơn VN là bởi vì từ năm 1948, tức là từ lúc Mỹ trả độc lập, Phi có chiến tranh đâu. 60 năm độc lập hòa bình tương đối (vì Phi luôn có nội loạn) mà chỉ đạt tới 1000 đô đầu người so với VN là 700, mà ở VN mới có hòa bình đê phát triển từ năm 1989 sau 40 năm chiến tranh (45-89) thì cái mà bác tsbm gọi là trì trệ phải được trao cho Phi chứ sao có thể trao cho VN được.

Chẳng nhẽ kiểu phát triển ấy lại là mô hình của VN ?
tsbm
QUOTE(Skywalker @ Jul 27 2009, 11:43 AM)

À, tôi thấy rồi laugh.gif , bác Tsbm chỉ nghiêm khắc với chính mình trong những vấn đề quan trọng, còn những vấn đề khác như mục 2, 3 bác viết trên đây thì uống cafe lắc đầu bỏ qua được?!

Sáng nay tôi cũng uống cafe và thấy bác Tsbm giống như Democrite vào -500 trước CN, hay Lomonosov và Lavoisier TK 19, hoặc Louise de Broglie TN20 ... sp_ike.gif

Còn hôm kia tôi uống bia với mấy ông bạn doanh nhân và viên chức, thì có quan điểm thế này: thời buổi thế nào thì có cái chuẩn tương ứng với thời buổi ấy, chuẩn mực hay quy tắc là điều mà đa số thành viên cho là đúng, là hợp lý và được thi hành. Bên cạnh cái chuẩn thì cũng có những cái phi chuẩn mà qua thời gian vận động lại có thể trở thành chuẩn mới, thay thế chuẩn cũ. Ví dụ, lấy vợ thì vợ là chuẩn, có bồ thì là phi chuẩn, nhưng 1 thời gian sau ly dị vợ lấy bồ thì là chuẩn mới thay thế chuẩn cũ! laugh.gif

Tiếc cái là bác Tsbm nhận mình là công dân 1 nước văn minh phát triển mất rồi, chứ không thì tôi đã có cơ hội uống bia với bác mà hát bài "Changes we need"!
*



1/ Thì vấn đề quan trọng thì bao giờ chả phải được ưu ái hơn. Tôi nghĩ đó cũng là cách giải quyết vấn đề của anh: cái quan trọng làm trước, cái không quan trọng làm sau hoặc bỏ qua nếu không thực sự cần thiết. Tôi nói uống cafe cũng là vậy.

Nhưng cái gì quan trọng thì lại là cách nhìn nhận. Chẳng hạn Việt Nam coi chuyện quan hệ với TQ năm 91 như "Người bạn lớn là quan trọng" đến năm 2007 nó lập ra Tam Sa thì mới ngả ngửa ra. Hình như có biểu tình gì đó rồi lại không quan trọng và lại trở thành vấn đề nhỏ.

Nói đơn giản nó là cách nhìn, nhưng rất quan trọng cho phát triển xã hội và cá nhaâ.

2/ Chuẩn mực cũng là do các cá nhân tạo ra thôi anh. ở Anh chẳng hạn, người ta coi tham nhũng là xấu và chống lại. Nhưng ở VN người ta coi tham nhũng là bình thường, cách làm giàu thì lại khác. Kết quả thì Anh lợi hơn VN. Dĩ nhiên đó là những xã hội có vài trăm năm dân chủ. Nhưng như Hàn Quốc, Đài Loan cũng chỉ 18 năm thôi là OK cả.

3/ Riêng chuyện bồ bịch thì phải 15-20 năm nữa thì VN mới có thể xác lập được những chuẩn mực đạo đức tương đối bền vững. Các chuẩn mực, nguyên tắc khác cũng vậy thôi.

4/ "Chances we need" thì tốt hơn.
tsbm
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 27 2009, 08:05 PM)
Nếu nói về Phi thì đó chính là một dẫn chứng để nói dân chủ đa đảng không mang lại gì cả. Ở Phi có tất cả những điều kiện bên ngoài bên trong mà các bác dân chủ muốn. Đó là một nước có truyền thống là đồng minh của Mỹ, đó cũng là nước đã chuyển từ chế độ độc tài của ông Marcos sang dân chủ đa đảng từ năm 1988 (hay khoảng đó, tôi nhớ không chính xác), tức là nó đồng thời với thời kỳ đổi mới ở VN. Vậy đến nay, dân chủ đa đảng đã làm được gì cho Phi ? người ta có thấy một sự tăng trưởng vượt bậc của kinh tế không ? nhưng vấn đề như tham nhũng, khoảng cách giầu nghèo, bần cùng hóa dân có được giải quyết không ?
Tất cả các câu trả lời đều là KHÔNG. Vậy tại sao lại thế. Trả lời được câu hỏi này, cũng là đánh giá được dân chủ đa đảng mang lại lợi ích gì, hạn chế của nó là gì, nó cần những gì để hoạt động? Nhưng cái này tôi nhường cho các bác dân chủ đào sâu , đục khoét nghiên cứu.

Còn việc Phi vẫn có GNP trên đầu người cao hơn VN là bởi vì từ năm 1948, tức là từ lúc Mỹ trả độc lập, Phi có chiến tranh đâu. 60 năm độc lập hòa bình tương đối (vì Phi luôn có nội loạn) mà chỉ đạt tới 1000 đô đầu người so với VN là 700, mà ở VN mới có hòa bình đê phát triển từ năm 1989 sau 40 năm chiến tranh (45-89) thì cái mà bác tsbm gọi là trì trệ phải được trao cho Phi chứ sao có thể trao cho VN được.

Chẳng nhẽ kiểu phát triển ấy lại là mô hình của VN ?
*



1/ Thế Hàn Quốc cũng như Phi, không có chiến tranh tại sao nó lại có GDP gần 1000 tỷ năm 2008 mà Phi, Ấn Độ, Brazil thì thấp hơn và là G-20.

2/ Tôi có nói dân chủ thì VN giàu lên đâu. Tôi nói nó là một cơ hội cho các ý kiến thông minh được nêu ra cũng như nhiều khả năng chọn lựa ra những người giỏi hơn. Nó tạo điều kiện để giàu có hơn. Nó là điều kiện cần. Những trường hợp như TQ (hay Sing) là rất hiếm.

Nói chung thì cái gì cũng có mặt lợi hay mặt hại của nó. Đến Churchill cũng nói: "Có thể dân chủ không phải hình thức tốt nhất".

3/ Nếu anh muốn xét theo kết quả thì sao anh không đặt câu hỏi ngược lại: Không dân chủ mang lại điều gì.

Nếu nước Anh, Mỹ độc tài thì rõ ràng là họ thiệt vì các tay độc tài vì lợi ích bản thân sẽ kiềm chế, chỉ huy kinh tế theo ý họ, làm chậm đi sự phát triển, kiểu như Đông Âu hay Cuba, Bắc triều Tiên vậy. Chắc anh khó nói là Bắc Triều Tiên thì kinh tế mạnh hơn Hàn Quốc.
tsbm
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 27 2009, 05:34 PM)
Bây giờ thì tới chuyện Thái, Phi nói chung và việc họ là đồng minh thân cận ngoài Nato mà bác nói (non nato ally).
Nhưng chuyện nói chung về Thái, Phi này tôi đã đề cập tới từ cách đây có lẽ khoảng 4 năm. Có lẽ tôi là một trong những người đầu tiên nói về những chuyện này. Còn lúc đó tôi nói là vì thấy các bác dân chủ tô son vẽ phấn cho dân chủ đa đảng ghê quá, không đúng với sự thực. Và họ chỉ nhin vào phương Tây để dẫn chứng. Điều đó cũng dễ hiểu vì người ta nhìn dân chủ qua Việt kiều, là những người ở các nước phương tây phát triển, du học sinh đi học đa số cũng sang các xứ này, các nước phương tây đều tuyên truyền cho thể chế của họ với mục đích can thiệp, ..Vì thế tôi muốn chỉ ra rằng dân chủ không phải chỉ có thế.
Khi nói tới các nước thế giới thứ 3, tôi cũng hi vọng là các bác dân chủ để tâm nghiên cứu họ nhiều hơn, để tránh những vấn đề mà người ta gặp phải. Đáng tiếc là 4 năm sau, ngay trong cái blog của người khiến cho cái chủ đề này có, anh ta cũng chỉ biết nói là Phi nó vẫn còn có GNP chia đầu người cao hơn VN, hay người cùng hội cùng thuyền với anh ta thì khen và muốn học tập dân chủ Cam pu chia. Với tôi thế thì chán hẳn.

Chính vì thế tôi không trả lời vấn đề non nato ally của bác, vì tôi nghĩ bác hoàn toàn có thể tự mình tìm được câu trả lời thỏa đáng.
Cái câu trả lời đó thế này: Thái, Phi là đồng minh (hay client state) truyền thống của Mỹ. Trong thế giới hiện tại, Mỹ vẫn đóng vai trò bá chủ từ sau đại chiến thế giới thứ 2 đến nay. Vậy việc hai nước này là đồng minh ngoài Nato của Mỹ không phải là sự chọn lựa của họ về một trật tự thế giới mới, mà nó là sự củng cố những gì Mỹ có ở ĐNA từ sau đại chiến thế giới (với Phi thì còn lâu hơn, từ khi Mỹ chiếm nước này làm thuộc dịa vào cuối thế kỷ XIX). Chắc bác hiểu hai điều này khác nhau chứ.

Còn Malaysia công nhận Kosovo thì không dính gì tới chuyện Mỹ mạnh hay yếu, mà nó là vấn đề đoàn kết đạo hồi. Vì Kosovo là vùng theo hồi giáo. Ở VN thì không nên công nhận Kosovo,ngoại trừ trường hợp bất khả kháng là đa số các nước trên thế giới công nhận  vì sao ? vì nó tạo ra một tiền lệ là trong một nước người ta có thể li khai khi một nước khác can thiệp với lý do sắc tộc tôn giáo.
*



1/ Thái, Phi là đồng minh truyền thống của Mỹ. Nhưng chắc anh cũng biết trong lịch sử thì chỉ có các đồng minh dựa trên lợi ích. Kiểu như Nato châu Âu gạt Mỹ để bình thường hóa quan hệ với Nga sau cuộc chiến năm ngoái giữa Nga và Gruzia. Hay Mỹ gạt Nam Việt Nam năm 73 vậy. Nhưng Thái Phi thấy Mỹ đánh Nam Tu, Afganistan, Iraq mà không cần LHQ là họ biết thế giới sau 91 như thế nào và chấp nhận là non Nato ally của Mỹ. Tôi nghĩ họ không sai và không phải client state.

"Củng cố", một từ khá hay nhưng nếu trong trật tự này không phải Mỹ mà Nga làm chủ số một thế giới liệu họ có là đồng minh của Nga không. Không tính TQ thì cả Thái, Phi đều không thích. Viễn giao cận công mà.

2/ Các nước phương Tây, nói một cách công bằng thì đúng là dùng những vấn đề dân chủ để can thiệp bởi vì họ mạnh hơn. Nhưng với Nga, TQ cũng chả kém gì thì họ lại sợ, TQ còn hủy bỏ gặp EU.. Nhưng công bằng hơn nữa thì dân chủ là thành quả chung mà phương Tây đạt được sớm hơn sau cuộc CM Anh và Pháp thế kỉ 17, 18, mở đường cho CNTB phát triển cho đến giờ. Dân chủ không phải là của phương Tây mà của con người.

Trên thực tế thì Phương Tây cũng man rợ lắm 2 cuôc đại chiến, chiến tranh lạnh đe dọa hủy diệt nhau.

3/ Chuyện Kosovo thì anh yên tâm. Các nước nhỏ bao giờ cũng nhìn nhau để có công nhận hay không. Nhưng thằng Mỹ, EU mà không bật đèn xanh thì Degar lưu vong đấy, nó có công nhận đâu. Chả có gì có hại nhưng vì cũng chả có gì có lợi nên công nhận Kosovo cũng được, ko công nhận cũng được. Nhưng nếu Kosovo mà như Nhật Bản thì chắc nhiều nước sẽ công nhận.

Mà trật tự thế giới này, thằng nga cũng phải thừa nhận là 25-30 năm nữa vẫn không thay đổi được vì nga, TQ không có đồng minh và đồng minh lớn như Mỹ. Dĩ nhiên là nếu NATO tự tan thì không nói làm gì.
tsbm
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 27 2009, 04:13 PM)
Đúng vậy Mông cổ là một nước có thể chế chính trị đa đảng, họ như thế vì họ phụ thuộc vào Nga. Chế độ ở Nga thế nào, thì chế độ họ như thế. Mà Nga thì núi liền núi, sông liền sông với Mông cổ. Không kể Nga bây giờ là đồng minh hờ của TQ. Vậy thì Mông cổ có là gì đi nữa, chuyện này không ảnh hưởng tới an ninh của TQ.
Từ khi Liên Xô tan rã, thì kinh tế Mông cổ cũng xuống dốc, và thể chế chính trị đa đảng không cứu được gì cho họ cả.
Hiện tại Mông cổ, và có lẽ cả vùng Xi bê ri của Nga đều nằm trong mối đe dọa Hán hóa. Hán Hóa thực chứ không phải là chuyện tâm lý như ở VN, vì sao ? vì số dân ở đây rất ít, và về quan hệ kinh tế vùng này bị hút vào TQ. Ngược lại TQ vừa cần nguyên liệu, nhiên liệu, lại vừa có sức lao động.
Nhưng cái chuyện liên minh hờ Nga - Trung và vấn đề Hán hóa này không thuộc cái chủ đề này, nên tôi dừng. Nó chỉ cho người ta một kết luận là thể chế chính trị không cứu được nạn ngoại xâm, cách chống ngoại xâm tốt nhất là phát triển kinh tế.

tí nữa viết tiếp để trả lời nốt mấy chuyện Phi, Thái, với tại sao việc can thiệp của Mỹ là hiện thực.
*



1/ Nga giáp với Mông Cổ và MC thì giáp TQ. MC như một proxy state kiểu Siêm giữa Anh, Pháp thế kỉ 19. Kinh tế MC thì không nên bàn vì họ là dân du mục như mấy ông Trung Á.

2/ MC bị Hán hóa về kinh tế thì có thể còn văn hóa thì có lẽ đã muộn. Với Nga lại càng vậy. Bây giờ không phải thời phong kiến anh ạ.

3/ Nếu thể chể chính trị Iraq mà như châu Âu liệu có cứu Iraq khỏi bị xâm chiếm không anh. Mỹ chỉ cần an ninh năng lượng thôi và họ thấy thể chế Iraq không có lợi cho họ. Còn nếu Iraq mà có thể chế như châu Âu, đảm bảo không ảnh hưởng gì đến an ninh năng lượng Mỹ thì Mỹ nó tốn công tấn công làm gì.

4/ Theo anh GDP của VN thứ 5 thế giới, với khoảng 1500 tỷ thì có chống lại được việc bị TQ lấn chiếm Biển Đông ko?
Phó Thường Nhân
Để tôi trả lời nốt bác hai câu về vấn đề TQ can thiệp nếu có thay đổi ở VN và vấn đề Mỹ muốn lật đổ ở VN. Vì đây là 2 khả năng hoàn toàn có thể xẩy ra.

Về việc TQ can thiệp vào VN. Đây là việc người VN phải tính tới, vì đây đơn giản là một vấn đề an ninh. Không nước nào muốn láng giềng của họ là một kẻ thù tiềm năng. Việc đó càng đúng với một nước lớn như TQ, Ấn độ, Nga, Mỹ,..
Việc đa nguyên đa đảng ở VN trong tình hình hiện tại sẽ được TQ đánh giá như việc VN trở thành vệ tinh của Mỹ. Mà điều đó cũng đúng còn gì. Trong việc tố cáo TQ chiếm HS-TS, ngoài tinh thần yêu nước mà ai cũng có, nó còn lấp ló điều của một số người là chính phủ VN hiện tại và ĐCS không giải quyết được vấn đề đó, như vậy việc thay bậc đổi ngôi không nhằm vào chống TQ là gì.

Như vậy các bác muốn dân chủ đa đảng phải tính tới việc đánh nhau với TQ với giả thiết lạc quan nhất, có nghĩa là việc đó được toàn thể dân tộc VN ủng hộ, và đa nguyên đa đảng không gây ra bất cứ mâu thuân nội bộ trong lòng đất nước, điều mà người ta không chứng kiến ở bất cứ nước nào trên thế giới. Ngược lại đa nguyên đa đảng sẽ làm nổi lên những mâu thuẫn ngầm trong lòng một nước, chính vì thế người ta mới cần nhà nước mạnh, pháp luật mạnh.. để nhất thống. Vai trò mà hiện nay ĐCS đang nắm giữ ở VN.

Còn một giả thiết nữa cũng thực tế không kém, tức là việc nêu cao vấn đề HS-TS, là một cách thức để lật đổ chế độ hiện tại. Trong trường hợp đó thì bye-bye việc giành lại HS-TS mà nó sẽ dẫn thẳng tới nội chiến.

Bác nói tôi bị ám ảnh bởi việc TQ chống Mỹ viện Triều trong chiến tranh Triều tiên. Thực ra ám ảnh đó không phải là của tôi, mà là của Mỹ. Ngay lúc Mỹ tham chiến trực tiếp ở miền Nam VN, Mỹ có dám mang quân ra bắc đâu. Như vậy họ đã thừa nhận là có một "vòng tròn an ninh" của TQ trong đó có miền Bắc VN.
Sau năm 1972, khi Nixon bình thường hóa quan hệ với TQ, thì cái Deal của nó cũng rõ ràng, với việc TQ ngăn cản VN thống nhất đất nước, tức là TQ ngầm garantie cho việc tồn tại của chính quyền miền Nam.
Có điều là từ những năm 60, tức là từ cách mạng văn hóa, TQ không còn là nước viện trợ cho VN nữa (nó không hoàn toàn hết hẳn mà phải đợi tới năm 1979 mới đứt hoàn toàn. Ở HN, cây cầu Thăng long đầu tiên là do TQ viện trợ xây, năm 79 TQ rút hết, cắt viện trợ thì LX giúp VN làm nốt), chính vì thế họ không có cái đòn bẩy nào để tác động. Sở dĩ như vậy vì có sự chỉ huy thống nhất của ĐCS VN, nên nội chính vững. Việc giải phóng miền Nam hoàn toàn năm ngoài ý muốn của TQ. Cái deal Mỹ - TQ như vậy là vô tác dụng, nhưng giúp TQ mở cửa.

Nhưng ngược lại tình hình đó lại đẩy VN vào thế đối đầu với TQ, dẫn tới cuộc chiến tranh đợt ba
VN-CPC-TQ (1979-1989). Nghiên cứu cái cuộc chiến đợt ba này, thì ngừơi ta có thể hiểu hơn quan hệ VN - TQ




Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 28 2009, 04:12 PM)
Việc đa nguyên đa đảng ở VN trong tình hình hiện tại sẽ được TQ đánh giá như việc VN trở thành vệ tinh của Mỹ. Mà điều đó cũng đúng còn gì. Trong việc tố cáo TQ chiếm HS-TS, ngoài tinh thần yêu nước mà ai cũng có, nó còn lấp ló điều của một số người là chính phủ VN hiện tại và ĐCS không giải quyết được vấn đề đó, như vậy việc thay bậc đổi ngôi không nhằm vào chống TQ là gì.
*



Ái dà dà laugh.gif. bác Phó thường xuyên ngủ trưa ở Trung Nam Hải hay sao mà rõ ruột gan TQ thế! sp_ike.gif Mà các bài trước bác bảo VN đa nguyên thì yếu đi vì mất đoàn kết, thế thì đó là điều TQ mong muốn chứ, vì VN 1 đảng như hiện tại mà ngả về Mỹ thì có phải là đáng sợ hơn không? sp_ike.gif

Còn cái điều lấp ló bác nói đó thật tình chả bõ nói đến trong quan hệ VN-TQ. Nước nào mà chả có mấy bác thích lên án chính quyền. Còn bảo lợi dụng tinh thần dân tộc để thổi bùng chống Nhà nước thì cũng chả phải, bởi vì tinh thần dân tộc tự nó là 1 mẫu số chung, bao gồm tất cả các Đảng viên nữa chứ. Bác Phó nói chỗ này thì hoặc là khinh thường tinh thần dân tộc, hoặc là bôi nhọ Đảng. Kiểu gì cũng phạm luật hình sự! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Theo em, TS-HS hiện tại chỉ là xung đột, không phải mâu thuẫn chiến lược Việt - Trung. Điều này theo thời gian có thể thay đổi, trầm trọng hoặc nhẹ nhàng đi, song không nhất thiết phải gắn nó với vấn đề thể chế chính trị. Mấy bạn vẫy cờ biểu tình trước sứ quán TQ 2007 đó thì được luôn giải thưởng ưu tú của phong trào thi đua tìm hiểu biển đảo Tổ quốc. Còn các bác thích đa nguyên đem chuyện HS-TS, Tây Nguyên ra làm bằng chứng chống Đảng .... thì vị tất đã thêm được gì so với những luận điểm cũ như chậm phát triển hay đàn áp tôn giáo?!

@Tsbm
Bác mà là người Việt thì chances của bác là hội những người thích cafe hay Đảng Dân chủ VN?
Phó Thường Nhân
@sky,
Cái nhìn của bác nó nặng về an ninh kiểu công an quá. Đó thực ra là một điều đáng sợ. Vì khi người ta lúc quá lạc quan tưởng mình mạnh, thì đó cũng là chính lúc người ta yếu.

Tôi có cái nhìn xã hội. Nên tôi thấy không nên lạc quan quá. Sky nói là những thanh niên đi biểu tình trước sứ quán đều là những thanh niên ưu tú, đúng không. Nhưng nếu tôi không nhầm, thì nhà nước không coi chuyện đi biểu tình ấy là đúng. Cũng may mà không có đàn áp. Nhưng giả dụ có đàn áp đi, thì có phải là tự mình tạo ra kẻ thù cho mình không ?
Xét theo cái nhìn an ninh, thì cứ viẹc tóm đi là đủ. Nhưng về mặt xã hội, thì phải xem xem tại sao. Người ta không sợ có kẻ thù, cái sợ nhất là bằng hành động của mình tạo ra kẻ thù. Cái "cơ chế tạo tự tạo ra kẻ thù" là điều cần xem xét.

Cái lạc quan quá cũng nguy hiểm, là không khiến người ta cải cách, thay đổi để phù hợp với xã hội hơn, cứ tưởng thế là tốt. Cho đến lúc nó đổ mới biết thì đã muộn.



tsbm

QUOTE
Để tôi trả lời nốt bác hai câu về vấn đề TQ can thiệp nếu có thay đổi ở VN và vấn đề Mỹ muốn lật đổ ở VN. Vì đây là 2 khả năng hoàn toàn có thể xẩy ra.


Anh vẫn còn sống trong ác mộng năm 74, 79, 88 nhiều quá. Khi người ta sợ hãi người ta thường thổi phồng nỗi sợ lên. Bây giờ không phải thích can thiệp là can thiệp, phải có thời thế và nói thật phải là siêu cường chứ như Anh, Pháp nắm quyền veto mà có làm gì được đâu.


Cách suy nghĩ của anh hơi giống cách suy nghĩ của các leaders những người vốn sống trong sợ hãi, tột cùng sợ hãi.

QUOTE
Về việc TQ can thiệp vào VN. Đây là việc người VN phải tính tới, vì đây đơn giản là một vấn đề an ninh. Không nước nào muốn láng giềng của họ là một kẻ thù tiềm năng. Việc đó càng đúng với một nước lớn như TQ, Ấn độ, Nga, Mỹ,..


Không muốn là một chuyện, làm được là chuyện khác. Nếu họ làm được thì họ đã làm rồi. Cái nguy hiểm mà giới leaders và anh có lẽ mắc phải là coi việc dân chủ hóa là đe dọa an ninh TQ. Mông cổ Hàn Quốc, Ấn Độ đấy, dân chủ hóa đấy. Philipipe cũng vậy mà TQ có phàn nàn gì đâu. Năm 91 chính TQ cũng đồng ý giải quyết vấn đề CPC theo hướng dân chủ đa đảng. Nói chung họ khôn hơn anh nghĩ nhiều.

QUOTE
Việc đa nguyên đa đảng ở VN trong tình hình hiện tại sẽ được TQ đánh giá như việc VN trở thành vệ tinh của Mỹ. Mà điều đó cũng đúng còn gì. Trong việc tố cáo TQ chiếm HS-TS, ngoài tinh thần yêu nước mà ai cũng có, nó còn lấp ló điều của một số người là chính phủ VN hiện tại và ĐCS không giải quyết được vấn đề đó, như vậy việc thay bậc đổi ngôi không nhằm vào chống TQ là gì.


Sai. Đúng là TQ lo ngại VN đa đảng vì họ không khống chế được trung tâm quyền lực là CPV, tức là dùng người việt trị người Việt như khống chế Khmer Đỏ. Ngoài ra nó cũng phần nào kích thích giới li khai TQ mà điều TQ không muốn.

Mà thực ra không dám thay đổi chế độ theo ý mình, chính là anh đã khẳng định VN là một vệ tinh xoay quanh TQ rồi. Nó hơi giống Tiệp năm 68, xoay quanh Liên Xô, vừa định cải cách thì mâu thuẫn nội bộ, nhiều ông BCT mời quân LX vào và ngay cả không mời vào thì LX cũng vào. Hay Ba Lan năm 81, buộc phải thiết quân luật để tránh trường hợp LX can thiệp.

QUOTE
Như vậy các bác muốn dân chủ đa đảng phải tính tới việc đánh nhau với TQ với giả thiết lạc quan nhất, có nghĩa là việc đó được toàn thể dân tộc VN ủng hộ, và đa nguyên đa đảng không gây ra bất cứ mâu thuân nội bộ trong lòng đất nước, điều mà người ta không chứng kiến ở bất cứ nước nào trên thế giới. Ngược lại đa nguyên đa đảng sẽ làm nổi lên những mâu thuẫn ngầm trong lòng một nước, chính vì thế người ta mới cần nhà nước mạnh, pháp luật mạnh.. để nhất thống. Vai trò mà hiện nay ĐCS đang nắm giữ ở VN.


Hix, đánh nhau với TQ, anh nói lạc đề rồi và có lẽ còn quá sớm. Còn chấp nhận đa đảng là phải chấp nhận như Anh, Pháp, Mỹ, chấp nhận mâu thuẫn và tìm cách giải quyết, thay cho lảng tránh. Vấn đề là CPV thì kém ĐCS TQ về nhiều mặt, đặc biệt là kinh tế.

QUOTE
Còn một giả thiết nữa cũng thực tế không kém, tức là việc nêu cao vấn đề HS-TS, là một cách thức để lật đổ chế độ hiện tại. Trong trường hợp đó thì bye-bye việc giành lại HS-TS mà nó sẽ dẫn thẳng tới nội chiến.


Anh nói thế này là không quan điểm của chính quyền rồi. Ai bảo anh là nêu cao vấn đề HS-TS là để lật đổ chế độ. Chính chính quyền cũng nêu cao vấn đề HS-TS như vụ Tam Sa vừa rồi.

QUOTE
Bác nói tôi bị ám ảnh bởi việc TQ chống Mỹ viện Triều trong chiến tranh Triều tiên. Thực ra ám ảnh đó không phải là của tôi, mà là của Mỹ. Ngay lúc Mỹ tham chiến trực tiếp ở miền Nam VN, Mỹ có dám mang quân ra bắc đâu. Như vậy họ đã thừa nhận là có một "vòng tròn an ninh" của TQ trong đó có miền Bắc VN.


Mỹ là tầm siêu cường, nó phải tính toán kiểu khác. Anh nhớ nhầm rồi, Mỹ tấn công miền Bắc bằng không quân rồi đánh nhau ở nam VN không phải sai về mặt quân sự, kiểu năm 99 tấn công Kosovo.

Mà bây giờ Mỹ có ám ảnh gì đâu dù nó phải tính toán trong một thế giới mà ít ra nó làm chủ (vụ Iraq, Kosovo chẳng hạn)

QUOTE
Sau năm 1972, khi Nixon bình thường hóa quan hệ với TQ, thì cái Deal của nó cũng rõ ràng, với việc TQ ngăn cản VN thống nhất đất nước, tức là TQ ngầm garantie cho việc tồn tại của chính quyền miền Nam.


Cái này có từ năm 54 giữa P5, trong đó có Liên Xô. Chính LX chủ trương chia tách VN để bảo vệ TQ và "cả hai miền đều gia nhập LHQ"

QUOTE
Có điều là từ những năm 60, tức là từ cách mạng văn hóa, TQ không còn là nước viện trợ cho VN nữa (nó không hoàn toàn hết hẳn mà phải đợi tới năm 1979 mới đứt hoàn toàn. Ở HN, cây cầu Thăng long đầu tiên là do TQ viện trợ xây, năm 79 TQ rút hết, cắt viện trợ thì LX giúp VN làm nốt), chính vì thế họ không có cái đòn bẩy nào để tác động. Sở dĩ như vậy vì có sự chỉ huy thống nhất của ĐCS VN, nên nội chính vững. Việc giải phóng miền Nam hoàn toàn năm ngoài ý muốn của TQ. Cái deal Mỹ - TQ như vậy là vô tác dụng, nhưng giúp TQ mở cửa.


Năm 71, TQ giành được veto từ Đài Loan. Năm 79, nó được Mỹ chấp nhận bình thường hoá, hủy bỏ hiệp uớc phòng thủ chung với Đài Loan. Rõ ràng là chiến tranh VN làm cho deal Trung-Mỹ có giá trị còn gì, ĐL từ nay trở thành một phần của TQ dù de facto độc lập.

Năm 71, 72, TQ viện trợ cho VN nhiều để ép kí hiệp định Paris. Anh tìm đọc sẽ thấy.

QUOTE
Nhưng ngược lại tình hình đó lại đẩy VN vào thế đối đầu với TQ, dẫn tới
cuộc chiến tranh đợt ba VN-CPC-TQ (1979-1989). Nghiên cứu cái cuộc chiến đợt ba này, thì ngừơi ta có thể hiểu hơn quan hệ VN - TQ


Vấn đề này tôi sẽ nói sau. Chiến tranh VN-CPC rất phức tạp nhưng phần nào cũng hơi giống một kiểu proxy war giữa LX và TQ để cuối cùng VN buộc phải ngả vào LX. Nhưng dù sao ngả vào thằng ở xa, không tranh chấp thì vẫn tốt hơn.

Anh Phó quả là kiến thức cao siêu, đặc biệt cho rằng VN hiện nay là vệ tinh của TQ, muốn thay đổi chế độ cũng phải được TQ đồng ý. Nghe cứ nhớ tới Đông Âu bù nhìn của LX.

Nói thật là xấu nhất thà mất TS chứ làm vệ tinh TQ thì kinh lắm. Bài học Tiệp, Hung, Ba Lan tuy cũ nhưng không nên quên.
tsbm
QUOTE(Skywalker @ Jul 28 2009, 05:25 PM)
Ái dà dà laugh.gif. bác Phó thường xuyên ngủ trưa ở Trung Nam Hải hay sao mà rõ ruột gan TQ thế! sp_ike.gif Mà các bài trước bác bảo VN đa nguyên thì yếu đi vì mất đoàn kết, thế thì đó là điều TQ mong muốn chứ, vì VN 1 đảng như hiện tại mà ngả về Mỹ thì có phải là đáng sợ hơn không? sp_ike.gif

Còn cái điều lấp ló bác nói đó thật tình chả bõ nói đến trong quan hệ VN-TQ. Nước nào mà chả có mấy bác thích lên án chính quyền. Còn bảo lợi dụng tinh thần dân tộc để thổi bùng chống Nhà nước thì cũng chả phải, bởi vì tinh thần dân tộc tự nó là 1 mẫu số chung, bao gồm tất cả các Đảng viên nữa chứ. Bác Phó nói chỗ này thì hoặc là khinh thường tinh thần dân tộc, hoặc là bôi nhọ Đảng. Kiểu gì cũng phạm luật hình sự! sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif

Theo em, TS-HS hiện tại chỉ là xung đột, không phải mâu thuẫn chiến lược Việt - Trung. Điều này theo thời gian có thể thay đổi, trầm trọng hoặc nhẹ nhàng đi, song không nhất thiết phải gắn nó với vấn đề thể chế chính trị. Mấy bạn vẫy cờ biểu tình trước sứ quán TQ 2007 đó thì được luôn giải thưởng ưu tú của phong trào thi đua tìm hiểu biển đảo Tổ quốc. Còn các bác thích đa nguyên đem chuyện HS-TS, Tây Nguyên ra làm bằng chứng chống Đảng .... thì vị tất đã thêm được gì so với những luận điểm cũ như chậm phát triển hay đàn áp tôn giáo?!

@Tsbm
Bác mà là người Việt thì chances của bác là hội những người thích cafe hay Đảng Dân chủ VN?
*



Anh Sky nhận định đúng hơn anh Phó

Chuyện HS-TS không liên quan gì tới đa đảng.

Gớm, anh cứ làm như ai cũng biết là có cái Đảng DCVN đó ý. Người ta bận nhiều việc lắm, cafe tốt hơn.
Phó Thường Nhân
@Sky,
Định trả lời về cái mâu thuẫn mà bác chỉ ra, vì tôi nói là đa đảng ở VN sẽ làm VN yếu đi, vậy tại sao TQ không muốn, nhưng bác tsbm "cướp mất" rồi. Lý do của nó là an ninh, có thể ảnh hưởng tới nội địa của họ do sự khác biệt về chế độ. Không những thế, hiện tại TQ quan hệ với nhà nước VN dễ dàng thì họ bỏ cái cơ hôi ấy làm gì.

@tsbm,
Bác có đọc kỹ tôi viết gì không ? Do việc đa đảng ảnh hưởng tới an ninh TQ, nên họ sẽ phản ứng. Còn việc đa đảng hay không là do VN tự chọn, nhưng nếu đã chọn tức là đi theo hướng đối đầu với họ, và phải tính đến những gì đã xẩy ra trong thời kỳ 1979-1989 lúc VN theo Liên Xô. Có thế thôi, mà sao bác phải nói đến Tiệp hay Hung, nơi mà những nhà nước của họ thời kỳ này là do LX dựng lên.
Có thể TQ muốn can thiệp nhưng không được (kiểu Mông cổ vì họ có Nga ủng hộ), nhưng bác định trông chờ vào ai.
Nga thì chắc là không rồi. Con Mỹ thì từ năm 1965 họ đã không dám ra tới miền Bắc. Bây giờ tầu Mỹ thăm VN có dám ra Bắc đâu. Chính Mỹ đã de facto coi miền Bắc thuộc vùng ảnh hưởng của TQ, chứ có phải là chinh phu VN hay tôi đâu mà bác kêu là phụ thuộc.

Đúng là có thời kỳ LX khuyên VN nên chia đôi đất nước để chung sống hòa bình, đó là vào những năm 60. Chính vì thế mà có các bác bị toi kiểu Hoàng minh Chính, Vũ thư Hiên. Nhưng từ thời Breznev, thì LX ủng hộ VN trở lại, vì chiến lược của họ thay đổi.
Năm 1972 VN bắn B52 bằng cái gì hả bác ? bằng ca la thầu và dép cao su của TQ à ? hay bắn bằng AK47 ? mà bác bảo TQ viện trợ là chính.
tsbm
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Jul 28 2009, 07:34 PM)
@Sky,
Định trả lời về cái mâu thuẫn mà bác chỉ ra, vì tôi nói là đa đảng ở VN sẽ làm VN yếu đi, vậy tại sao TQ không muốn, nhưng bác tsbm "cướp mất" rồi. Lý do của nó là an ninh, có thể ảnh hưởng tới nội địa của họ do sự khác biệt về chế độ. Không những thế, hiện tại TQ quan hệ với nhà nước VN dễ dàng thì họ bỏ cái cơ hôi ấy làm gì.

@tsbm,
Bác có đọc kỹ tôi viết gì không ? Do việc đa đảng ảnh hưởng tới an ninh TQ, nên họ sẽ phản ứng. Còn việc đa đảng hay không là do VN tự chọn, nhưng nếu đã chọn tức là đi theo hướng đối đầu với họ, và phải tính đến những gì đã xẩy ra trong thời kỳ 1979-1989 lúc VN theo Liên Xô. Có thế thôi, mà sao bác phải nói đến Tiệp hay Hung, nơi mà những nhà nước của họ thời kỳ này là do LX dựng lên.
Có thể TQ muốn can thiệp nhưng không được (kiểu Mông cổ vì họ có Nga ủng hộ), nhưng bác định trông chờ vào ai.
Nga thì chắc là không rồi. Con Mỹ thì từ năm 1965 họ đã không dám ra tới miền Bắc. Bây giờ tầu Mỹ thăm VN có dám ra Bắc đâu.  Chính Mỹ đã de facto coi miền Bắc thuộc vùng ảnh hưởng của TQ, chứ có phải là chinh phu VN hay tôi đâu mà bác kêu là phụ thuộc.

Đúng là có thời kỳ LX khuyên VN nên chia đôi đất nước để chung sống hòa bình, đó là vào những năm 60. Chính vì thế mà có các bác bị toi kiểu Hoàng minh Chính, Vũ thư Hiên. Nhưng từ thời Breznev, thì LX ủng hộ VN trở lại, vì chiến lược của họ thay đổi.
Năm 1972 VN bắn B52 bằng cái gì hả bác ? bằng ca la thầu và dép cao su của TQ à ? hay bắn bằng AK47 ? mà bác bảo TQ viện trợ là chính.
*



Sao anh cứ lái chuyện sang đa đảng làm gì. Hay không có cách nào

1/ Phản ứng gì. Năm 90 Mông Cổ đa đảng TQ phản đối gì. Năm 91 LX đa đảng TQ phản ứng gì. Mà có phản ứng thì cũng thôi. Chả lẽ lại điên cuồng tấn công như kiểu 79 vì đa đảng. Bây giờ là năm 2009 chứ không phải năm 50.

Ai bảo là đa đảng là chống lại TQ. Hóa ra theo anh thì Hàn Quốc, Nhật, ASEAN là chống lại họ hết à.

2/ Muốn can thiệp mà không được là thất bại. Nhưng vấn đề là không ai chấp nhận can thiệp vì lí do đấy cả, thậm chí ngay cả TQ. TQ là "China is an empire in denial". Lúc VN đa đảng, TQ lại câm như hến "chúng tôi tôn trọng quyết định của VN" như kiểu Mông cổ năm 90.

3/ Năm 54, chính LX trao cho Mỹ bản chia cắt VN lấy vĩ tuyến 16 vì cho rằng TQ OK. Năm 57, Khrusvev gợi ý hai miền gia nhập LHQ chứ không phải những năm 60 đâu.

4/ Anh nên tìm đọc "Sự thật về quan hệ VN TQ trong 30 năm qua". Search Google là ra. Tôi cũng đọc trong đó thôi.

5/ Bây giờ VN thống nhất, Cold War kết thúc, Mỹ coi VN là một nước và không có chuyện ảnh hưởng ở miền Bắc của TQ như thời trước. Nếu có thì là mấy leaders "cứ thích gắn vào TQ năm 91 vì một lợi ích gì đó". Năm 91 cũng là cơ hội bị bỏ lỡ để tách khỏi hẳn quỹ đạo của TQ và hướng tới các quan hệ đối tác chiến lược với các quốc gia khác.

Hóa ra anh cứ lo lo lắng lắng những chuyện đâu đâu nhưng không biết là ko có đồng minh hay đối tác chiến lược lớn là tự sát vì chẳng ai ủng hộ VN mạnh cả. Chẳng hạn, nếu TQ gây hấn với Phi, Thái, thì tất nhiên Mỹ nó phải lên tiếng mạnh hơn chứ. Hai bên cùng có lợi.

Nhưng giữa quyền lợi của triều đại/bản thân (triều Lê) và của đất nước thì anh đã biết Lê Chiêu Thống chọn con đường gì rồi.

Có lẽ nên stop ở đây vì khác biệt quan điểm lớn.

langtubachkhoa
Bác tsbm nói "stop" là ai stop, bác hay là mọi người? laugh1.gif Nếu chỉ bác thì cứ tự nhiên ạ read.gif
Thalassa
QUOTE(tsbm @ Jul 29 2009, 12:42 AM)
Có lẽ nên stop ở đây vì khác biệt quan điểm lớn.


Đang bàn chuyện Vua Hùng. Phải bình tĩnh, kiềm chế rolleyes2.gif
Phó Thường Nhân
Vâng tôi sẽ tìm cái cuốn đó để đọc. Nhưng tôi không bao giờ tin một cuốn sách cả, và chỉ dùng nó như tư liệu để phân tích. Nếu bác tin vào một quyển sách thì bác chỉ là cái loa cho người viết quyển sách, chứ không phải là bác. Tác giả luôn có một quan điểm, bác phải biết cái quan điểm ấy là thế nào, nó có hợp lý không, v..v.. Đây cũng chính là cách đọc sách hay xem phim tài liệu mà mọi người nên sử dụng. Nếu bác muốn có một quan điểm thì bác phải có một triết lý (philosophie), có nó rồi thì bác mới xem nó đúng sai thế nào. Chính vì thế mà xã hội học, văn hóa, lịch sử, kinh tế, tâm lý quần chúng, tâm lý dân tộc, triết học đi liền với nhau và một trong sự thể hiện của nó là ..chính trị.

Bác nhìn len bản đồ thế giới thì bác thấy ngay vị trí đặc biệt của VN. Trên thế giới chỉ có một vài nước ở trong vị trí đó thôi, ví dụ Canada, Mexico, Cuba với Mỹ. VN, bán đảo Triều tiên, Miến điện, ..với TQ. Đây là những nước núi liền núi sông liền sông với một nước lớn, đồng thời lại không phải là một nước đệm (kiểu Mông cổ, hay các nước ở Trung Á thuộc LX cũ), tức là có một nước lớn khác cũng núi liền núi, sông liên sông để cân bằng. Cái yếu tố địa lý đấy không thể coi thường.

Bác cũng nhìn thấy Cuba khổ sở vì nó không giống Mỹ, và đã dùng cái nguyên tắc "viễn giao cận địch" làm phương hướng, nhưng kết quả thế nào.
Bắc Triều tiên thì không thoát khỏi định mệnh về vị trí địa lý, có nghĩa là họ không thể thống nhất với Hàn quốc, vì điều đó có nghĩa là TQ mất khu đệm. Nhưng họ cũng không đủ sức để đối đầu với Mỹ, đóng quân ở Hàn quốc để phát triển. Vì thế bán đảo Triều tiên chỉ có thể đa dảng một nửa thôi.

Miến điện là bằng chứng hùng hồn nữa để nói rằng việc bác hay cái ông viết quyển sách mà bác dẫn chứng nói là TQ khôg quan tâm tới chế độ chính trị của các nước sát nách họ là sai.

Còn tại sao HS-TS liên quan tới đa đảng vì nó liên quan tới quan hệ VN - Mỹ mà tôi sẽ nói sau.
Phó Thường Nhân
Trong thực tế, đúng như bác nói là vì quyền lợi, Mỹ không quan tâm tới nước kia dân chủ đa đảng hay không. Trong thực tế, Mỹ cũng dụng lên nhiều chế độ độc tài, nhất là trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Chỉ từ khi khối XHCN sụp đổ, thì việc đó mới chấm dứt. Ngay cả những nước chuyển từ độc tài sang đa đảng (Hàn quốc, Đài loan, Phi, ..), rồi việc Mỹ chấm dứt ủng hộ Pi no chê ở Chili cũng đều vào lúc LX tan rã. LX tan vào năm 1988 (nếu tôi nhớ không nhầm), và sự chuyển đổi sang chế độ đa đảng của những nước này cũng vào thời kỳ đó.

Cũng từ sau khi LX tan rã, thì phương Tây đứng đầu là Mỹ đều ép các nước là client state của họ đổi sang chế độ đa đảng, bất chấp những tai hại mà chế độ đa đảng mang lại. Tư hữu hóa kinh tế, mở cửa, chế độ đa đảng là con bài mà phương tây sử dụng trong hình thái kinh tế toàn cầu hóa để khống chế các nước trong thế giới thứ 3. Đa đảng phải được coi như vũ khí hủy diệt hàng loạt kiểu bom hạt nhân vậy.
Tại sao lại thế. vì trong một nền kinh tế toàn cầu, cái gì còn lại để bảo vệ chủ quyền dân tộc về kinh tế, đó chính là nhà nước. Đa đang làm tan rã nhà nước, tư hữu hóa nhà nước, trong khi tư bản lớn nhất chính là các hãng đa quốc gia phương Tây. Như vậy đa đảng thực ra đồng nghĩa với mất chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.

Trong thực tế tôi không phản đối đa đảng, tôi chỉ phản đối việc áp dụng nó trong những đất nước mà nhà nước và pháp luật chưa vững, tư bản dân tộc chưa vượt được tư bản ngoại bang để đấu tay đôi với họ. Nếu những điều kiện kia mà có, thì đa đảng không phải là vấn đề.

Cũng chính vì thế mà Mỹ và phương Tây trong cuộc đấu luôn mang đa đảng ra làm vũ khí.
Hiện tại kẻ thù chiến lược về lâu dài với Mỹ là TQ. Nhưng mâu thuẫn Mỹ - TQ không phải là đóng cửa biê giới đánh nhau, mà nó là sự thâm nhập lẫn nhau, hai xã hội đan xen vào nhau. TQ muốn đan xen vào kinh tế Mỹ tiến tới khống chế chính trị Mỹ. Mỹ muốn TQ đa đảng, để có thê đan xen vào chính trường chính trị TQ dẫn tới khống chế kinh tế.
Chính vì thế họ sẽ không ủng hộ các chế độ độc tài như ngày xưa, mà sẽ dựa vào việc đa đảng.

Một điều nữa cũng cần phải nói, là thể chế chính trị đa nguyên đa đảng là bản chất của phương Tây. Ủng hộ đa nguyên đa đảng cũng là một cách mị dân ở chính các nước này. Đây chính là một hình thức để chính danh, để bán các giải pháp can thiệp cho dân của họ. Đa đảng bây giờ giống như thiên chúa giáo ở thế kỷ XIX vậy.

Chính vì thế muốn là đồng minh với Mỹ và phương Tây thì phải đa đảng.
Phó Thường Nhân
Như vậy bác đã thấy mối liên quan giữa đa đảng và HS-TS chưa. Trong thực tế đó là vấn đề có nên làm client state với Mỹ chống TQ không và những vấn đề mà mối quan hệ đó đặt ra.

Đó cũng chính là cái công thức cũ rích "viễn giao cận địch" chứ không có gì khác.
VN cũng có lúc áp dụng cái nguyên tắc này, đó chính là thời gian 1979-1989. Lúc đó VN được sự ủng hộ tuyệt đối của Liên Xô, kết quả từ độc lập bằng chống TQ, đã dẫn tới việc VN phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô.
Nếu bây giờ làm lại việc đó qua Mỹ, trong điều kiên Mỹ chưa chắc đã ủng hộ tuyệt đối (do khác biệt chế độ, do My - TQ thỏa hiệp với nhau, do Mỹ đặt lên bàn cân quyền lợi của họ ở TQ và quyền lợi của họ có thể thu được ở VN) thì cái chuyện viến giao cận địch ấy không thể áp dụng được.

Vậy phải quay về với phương pháp tổ tiên người Viêt đã làm. Đó là "thần phục giả, độc lập thật".
Thần phục giả ở đây là chơi với TQ, hợp tác hai bên để phát triển kinh tế, độc lập thật là đồng thời chơi với các nước khác để phát triển kinh tế và tạo ra đối trọng với TQ.

Tạo ra những liên minh bên ngoài VN - Nga, VN - Nhật, VN -Mỹ, VN-Ấn độ (trong những khả năng có thể của họ) nhưng không nhằm vào việc chống TQ.





Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.