Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Chuyện Trên Trời Dưới đất
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24
Mip
Thế thì mình copy and past lên đây nhá
Thực ra chuyện này thì cũng bình thường, xã hội nào cũng có mà!!!!
Ở bên này, có được khoảng 2m² ở hiệu làm bánh crêpes thì cũng đủ tiền nuôi con học business school và đi xe Audi mà....
Mình thì cực kì ghét bọn trông xe ở nhà......

HÀ NỘI - “Với thu nhập từ 5 đến 10 triệu một tháng của các chủ quán nước vỉa hè, có thể so sánh với lương chính của luật sư làm việc cho các công ty luật.” Báo Khoa Học và Ðời Sống hôm 27 Tháng Mười cho hay như vậy về các quán nước bình dân trên vỉa hè Hà Nội đang mọc lên như nấm sau mưa và hái ra tiền.

Bài báo cho biết các quán này chỉ cần vài trăm ngàn đồng mua ít ghế nhựa, vài cái ly, ít đồ uống nhẹ... là đã có thể ra kinh doanh trà đá. Cùng một vài dịch vụ đi kèm, lợi nhuận hàng tháng có thể lên đến cả chục triệu đồng...

Thị thành đất chật người đông, “mật ít ruồi nhiều”, nhưng cũng có nhiều người lại “kiếm ăn được” nhờ những nghề bình dân nhất như nghề này.

Báo Khoa Học và Ðời Sống kể, “Tại cổng phụ trường ÐH KHXH&NV, chỉ một đoạn dài chưa đến 30 mét, có tới 6 quán nước, phục vụ sinh viên từ 7 giờ sáng tới 9 giờ tối tất cả các ngày trong tuần.

“Hằng ngày chị phục vụ không dưới 200 lượt khách, đa phần là sinh viên. Trừ chi phí, mỗi ngày cũng thu về bình quân khoảng 200 ngàn đồng. Sinh viên nghèo nên mình chỉ lấy 1,000 đồng/ly nước, còn ở nhiều nơi có giá gấp đôi,” chị Nguyễn Thị Mận, chủ quán nước đầu ngách 23/336 Nguyễn Trãi cho Khoa Học và Ðời Sống biết.

Theo phóng viên của tờ báo này, “sầm uất, nhộn nhịp hơn phải kể đến khu sân vận động Mỹ Ðình, và trước cổng chính Trung Tâm Hội Nghị Quốc Gia. Tuy hoạt động kinh doanh chỉ diễn ra về đêm (khoảng từ 7 giờ 30 đến 11 giờ đêm), nhưng đây được xem là ‘mảnh đất hái ra tiền’ của cánh kinh doanh trà đá.”

Chị Trần Thị Hiền, mở quán tại bãi cỏ giải phân cách đường Lê Ðức Thọ tâm sự, “Lúc đầu hai vợ chồng cùng xin đi làm công nhân xây dựng, được gần một năm mình có bầu không thể làm việc nặng được nữa nên đành bỏ. Thấy mọi người bán nước ở đây cũng thu nhập khá, công việc lại nhẹ nhàng, mình cũng bỏ ít vốn mua đồ lên đây ngồi bán nước. Ngày thì dọn quán bán gần nhà, còn đêm lại chuyển ra đây. Một đêm cũng kiếm được từ 100 đến 200 ngàn đồng.”

“Mình đến sau, lại không quen biết ai nên phải ngồi tít ở đây, chứ những người ngồi ở quảng trường trước SVÐ Mỹ Ðình còn lãi hơn nhiều. Vào những ngày lễ, Trung Thu... có thể thu về cả triệu đồng.” Chị Hiền cho biết thêm.

Giá cả ở các quán trà đá này, theo Khoa Học và Ðời Sống, “một ly nước giá 2,000 đồng, củ đậu, cóc được bán với giá 5,000 đồng/quả, đĩa hạt hướng dương 10,000 đồng/đĩa, còn muốn thuê một cái chiếu khách phải bỏ ra 10,000 đồng...”

“So với các món đồ ăn uống trong các khu sang trọng, thì mức giá này vẫn còn rẻ chán. Nhưng so với giá gốc, thì đúng là một vốn bốn lời”, một thanh niên ngồi quán đánh giá.

Thế nhưng theo tờ báo, ngoài việc bán trà đá, các quán nước này còn kiêm dịch vụ “đánh đề” mà lợi nhuận từ việc “kinh doanh thêm” này cũng không nhỏ, không ít quán còn xem đây là nguồn lợi nhuận chính, núp bóng bán nước.

Một chủ quán tên Hoàng Ðình Công cho biết, “Ðối với những người ghi như chúng tôi, được nhà cái chia cho 2% tổng số tiền mình ghi được. Ngày cũng kiếm thêm được vài trăm, đấy là chưa kể trường hợp có người trúng lớn họ cũng thưởng thêm cho mình chút ít. Giờ người ta ít chơi đề mà chủ yếu là đánh theo lô, có người ghi vài triệu đồng, đến vài chục triệu cũng có.” Ông Công nói sau một thời gian dài sống bằng cái nghề này, giờ cũng có một số khách quen và chơi thường xuyên, với những khách như vậy chỉ cần gọi điện đến báo số muốn đánh, tiền gửi sau cũng được. Tiền bán nước cũng chỉ khoảng 100 ngàn đồng, còn từ “cái khoản kia” một ngày gấp chừng ba, bốn lần.


* Trà đá ăn ké wifi


Với những quán nước gần trung tâm hơn, như trên phố Hai Bà Trưng, hay trước cổng nhà thờ lớn... thì đẳng cấp hơn, chuyên phục vụ dân văn phòng, ở đây còn có dịch vụ wifi miễn phí dành cho người dùng Internet.

Bà Phạm Thị Tâm, năm nay đã 71 tuổi, bán trà đá ngay cổng quán cafe số 16 phố Nhà Thờ cho biết, “Wifi ở đây là từ quán café. Từ ngày biết quán của bà có ‘oai phai’ miễn phí, có nhiều người mang máy tính đến đây ngồi, thành ra bà cũng bán được nhiều hàng hơn.”

Ðể có được lợi nhuận tối đa, những chủ quán nước trà đá vỉa hè cũng đúc rút ra khá nhiều kinh nghiệm thú vị, chị Mận chia sẻ, “Chị bán nước ở đây đã được hơn 5 năm. Như chị thấy, nếu ngồi bán nước gần cổng chẳng những không có nhiều khách, mà còn thường bị công an đến... hỏi thăm.”

Nhưng ngồi trong ngõ thế này hầu như không bị “làm phiền,” khách cũng đông hơn. Sinh viên ra đây uống ước, thường thích ngồi chỗ khuất. Tuy ngồi trong ngõ nhưng quán chị lúc nào cũng đông khách, và thu nhập khá ổn định.”
em Ex
Ăn thua gì so với bên em: thất nghiệp đi Mercedes S class, KTS đi bộ laugh1.gif
(Tuyên bố theo tinh thần bài báo, từ một cây suy ra cả cụm laugh1.gif )
Quan Huyện
Cái chính là Việt Nam hiện giờ hành ngành luật sư coi bộ nguy hiểm ... vì có nguy cơ dễ bị đi tù nhất scared.gif
Quan Huyện


Người Việt ở Ba Lan trên báo Đức: ‘Chính quyền, Tòa Ðại Sứ VN cấu kết y hệt mafia’

(@click here)
Mèo béo
Hôm nọ nghe bản tin này buồn cười quá, đúng là chỉ xẩy ra ở Mỹ, có 1 bà tự nhiên gọi 911 report là bả ý đang say và đang lái xe, cảnh sát ập đến stop xe của bà ta lại , nhưng thử thì nồng độ cồn trong máu không đủ để bị phạt thế là bà ý bị bắt vì tội quấy nhiễu 911 laugh.gif)
Mip
QUOTE(Mèo béo @ Nov 5 2009, 11:13 PM)
Hôm nọ nghe bản tin này buồn cười quá, đúng là chỉ xẩy ra ở Mỹ, có 1 bà tự nhiên gọi 911 report là bả ý đang say và đang lái xe, cảnh sát ập đến stop xe của bà ta lại , nhưng thử thì nồng độ cồn trong máu không đủ để bị phạt thế là bà ý bị bắt vì tội quấy nhiễu 911 laugh.gif)
*



Hê hê, phạt là đúng rồi!!!!
em Ex
Vụ này thật ra giống y như chuyện sảng quá tự nhiên gọi cứu hỏa tới đó mà laugh1.gif
Milou
Sáng nay radio đưa tin người đi xe đạp không ngừng hoàn toàn ở bảng STOP sẽ bị phạt $120 nếu bị cảnh sát bắt gặp. Có những người chỉ chạy chậm lại hoặc phóng đi luôn là sẽ bị phạt luôn.
Mip
(@click here)

"Tôi chưa đi qua nhiều nơi. Nơi tôi hay ở nhất là nhà và tiệm net. Tôi bỏ học nhưng cuộc sống đã giáo dục tôi. Sáng tác thơ là niềm vui lớn của tôi, nó không kiếm được tiền nhưng cũng không tiêu tiền. Còn viết tiểu thuyết giống như những ngày tháng đã kết hôn, mang lại vô số cảm xúc buồn vui, đau đớn rất khác nhau. Tôi sáng tác vì tôi và vì những cô gái bị ruồng bỏ. Tôi không nhẫn tâm nhìn thấy những tâm hồn đau khổ. Tôi thích yêu những con người nỗ lực phấn đấu. Tôi là người theo chủ nghĩa tồn tại. Nếu chủ nghĩa tồn tại không phải là tín ngưỡng thì tôi không có tín ngưỡng. "

Mình nghi là trong bản gốc, em ý bảo em ý theo chủ nghĩa hiện sinh.
Milou
(@click here)
Koalas in Australia dying from AIDS

koala has not been hit by a car but she immediately detects one serious problem facing many of the marsupials: Chlamydia http://en.wikipedia.org/wiki/Chlamydia

Ở người đây là những bệnh STD-Sexually Transmitted Disease, phòng ngừa = bao cao su, còn koala ngừa thế nào?
Mip
Hôm nay bới được cái này trên fb

(@click here)

Sống ở trên đời nên biết mình là ai

Trước hết, các bạn lưu học sinh yêu quý của tôi nên xác định xem mình là ai, mình muốn làm gì, mình muốn trở thành người như thế nào. Chỉ khi những điều này đã rõ ràng rồi, thì các bạn mới có thể quyết định được việc ở hay về cho bản thân mình.

Du học sinh, các bạn là ai? Thế nào cũng có bác bảo: "Thằng này hỏi gì mà ngu thế? Du học sinh là du học sinh.". Du học sinh là những người đi học nước ngoài, được mời đi do tài năng, do xin học bổng sùi bọt mép, do cơ quan nhà nước, trường Đại học có suất cử đi, hoặc do hoàn cảnh gia đình khá giả.

Dù đi theo bất kỳ dạng nào, học bất kỳ ngành gì, và lấy bất kỳ bằng cấp nào, các bạn cũng nên xác định một cách rõ ràng rằng mình chỉ là người đi học. Học vấn là bước đường đầu tiên để cung cấp kiến thức, khả năng tư duy và phương pháp luận cho các bạn, để sau này ra trường đi làm, chứ không phải cứ học tốt nghiệp ra trường có cái bằng, là các bạn đã là nhân tài xuất chúng, phải được yêu thương, kính trọng và lễ phép. Giữa việc học hành ở trong trường với nghiên cứu khoa học trong thực tế và làm việc trong công nghiệp là khoảng cách một trời một vực.

Ví dụ trực quan cho bọn chim non em chã không có khả năng tư duy trừu tượng là việc cần thiết, nên tôi cung cấp cho các bạn một ví dụ trực quan sinh động. Tôi có một ông anh quen biết, tạm gọi là H., được giải gì Toán quốc tế năm nào cũng lâu lắm rồi, tôi không còn nhớ nữa. Sau khi được giải, ông anh được mời đi học Toán tại trường Lomonosov ở Nga, rồi được Harvard mời sang Mỹ học Ph.D. Kinh tế. Ngày ông anh đặt chân vào Harvard, ông tuyên bố một câu xanh rờn "H. đi học ở Harvard là vinh dự cho Harvard, chứ không phải là vinh dự cho H.". Quả thật kết quả học tập của ông này cực kỳ khủng khiếp. Luận văn ra trường của ông anh làm cho không chỉ giáo sư Harvard mà giáo sư nhiều trường khác nữa kinh sợ và thán phục. Hiu hiu tự đắc, ông anh ôm hồ sơ lên một công ty của người Do thái về Thị trường chứng khoán ở New York city để xin việc. Hôm phỏng vấn, bọn nó đưa cho ông anh một model mà hàng ngày bọn nó vẫn dùng để dự báo Chứng khoán, bảo ông anh phân tích. Ông anh nghĩ mãi không ra, nó cho cầm về nhà, ba ngày sau lên gặp lại. Ba ngày sau, ông anh lên gặp chúng nó, vẫn nghĩ chưa ra. Bọn Do thái bảo: "Mặc dù mày nghĩ không ra, nhưng thấy mày có khả năng tư duy, tao tuyển vào làm". Làm một vài năm, thấy mình không lại được với bọn kinh doanh trong thực tế, ông anh bỏ về Việt nam đi buôn, bây giờ là một triệu phú tiền đô lừng lẫy phết. Nhưng các bạn nên thấy là giữa học ở trường và thực tế nó khác nhau xa lắm.

Thỉnh thoảng lại thấy có tin chú sinh viên này, cô sinh viên kia thực tập ở NASA hoặc nhóm hightech này, nhóm hightech nọ. Nhưng các bạn sinh viên yêu quý của tôi nên biết rằng dù các bạn có đi thực tập ở trên trời, thì người ta cũng chỉ giao cho các bạn làm những việc vớ vẩn, không làm thì cũng có nguời khác làm, thậm chí chả ai làm thì cũng không sao. Không phải cứ thực tập ở NASA ra là các bạn làm được tàu vũ trụ, cho nên tự nhận mình là nhân tài, kể cũng khí sớm, phỏng?

Ngay cả giáo sư của các bạn đi làm project cho Bộ quốc phòng hay các công ty công nghiệp để lấy tiền tươi, thóc thật còn chưa ăn ai, nữa là các bạn đi thực tập. Một ví dụ trực quan sinh động là có một lão giáo sư làm hợp đồng nghiên cứu phần mềm điều khiển tên lửa để bắn máy bay chiến đấu. Phần mềm của lão làm quá kém, tốc độ quá chậm, nên hôm nghiệm thu, lão bảo "Thôi, tên lửa này dùng để bắn máy bay hành khách".

Em của các bác và những người làm R&D trong công nghiệp có một thú vui rất tao nhã và rẻ tiền là khi nào muốn giải trí, thì lấy scientific paperwork của bọn giáo sư Đại học về đọc thay truyện cười.

Vì thế, mới học được mấy chữ trong trường ra, được tấm bằng chứng nhận là qua giai đoạn học hành, mà đã vỗ ngực mình là nhân tài, thì hết sức nực cười và lố bịch. Đã thế, chưa làm gì được cho bản thân và gia đình, chứ chưa nói là cho Tổ quốc, được đế quốc chào mời đồng lương mấy chục ngàn bẩn một năm (xin lỗi, đủ cho em ăn sushi 3 tháng, còn 9 tháng chết đói), mà đã tưởng mình là thiên tài, ra điều kiện về nước phải có chỗ làm ngon, được làm lãnh đạo, đòi Tổ quốc và nhân dân phải đãi ngộ, trong khi Tổ quốc còn khó khăn, nhân dân còn nghèo, thì phải nói là cực kỳ vô liêm sỉ. Những kẻ yêu nước bằng mồm như thế nên học anh Kennedy yêu quý "Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc."

Mang tiếng là học ở Tây về, đầu đội trời, chân đạp ga xe ô tô, thế mà không tìm được việc gì mà làm, hết lạy ông đi qua, lạy bà đi lại rồi phàn nàn là không có ai trọng dụng nhân tài, thì nên ở lại Tây mà phá hoại Đế quốc, đừng về cho nó khỏi thêm gánh nặng cho Tổ quốc và nhân dân.

Tất nhiên, đi học có dăm bảy loại, nên Về hay Ở cũng do quyết định của từng người, chứ không có câu trả lời duy nhất đúng cho ai cả. Tôi xin nêu một số ví dụ về các trường hợp nên ở hay nên về để các bạn tham khảo.

I. Các trường hợp nên ở lại

Bọn ngu dốt: Có những kẻ ngu dốt do may mắn, luồn lọt, xin xỏ, nịnh hót giỏi, được cử đi học. Bọn này ra ngoại quốc học chỉ làm nhục Tổ quốc, mai mốt về nước sẽ phá hoại Tổ quốc. Bọn này không nên về.

Bọn hoang tưởng: Có một số kẻ học tại ngoại quốc, thậm chí tại những trường nhất nhì thế giới, nhưng chúng không biết rằng chúng được xét tuyển vào là do Quỹ học bổng mà chúng được tài trợ xin cho + Điểm ưu tiên cho các quốc gia nghèo đói, kém phát triển, ưu tiên châu Phi, nhà quê, miền núi, khu vực I, chứ không phải do tài năng của chúng. Chúng đi học hết năm này qua năm khác, thậm chí học tới hàng chục năm. Để chúng lê la trong trường lâu thì tốn tiền học bổng, người ta phải tống chúng ra trường bằng cách cho chúng tốt nghiệp. Khi chúng ra trường, giáo sư thế nào cũng viết nhận xét tốt, để chúng dễ xin việc. Nhưng chúng lại không biết điều đó, tưởng mình là thiên tài, nằng nặc đòi làm lãnh đạo, mở mồm ra là nói toàn chuyện kinh bang tế thế, cứu vớt cả quốc gia, thế giới, thậm chí cả hệ mặt trời. Bọn này nếu cho về thì cũng chỉ nên cho về Trâu Quỳ hoặc Biên Hòa.

Gái xấu, gái già hoặc gái vừa già vừa xấu: Gái xấu quá, mà đã trót đi du học thì cũng không nên về. Phong tục tập quán ở nhà mới ra khỏi lũy tre làng một tí, vẫn còn nặng thành kiến với gái học cao và lối sống sa đọa dễ nhiễm của bọn tư bản đế quốc, vì thế các em gái xấu, gái già hoặc vừa già vừa xấu nếu về rất khó có khả năng kiếm được chồng. Quan niệm về Mỹ học của bọn Tây khác chúng ta, nên gái xấu của ta thành gái đẹp của chúng, với lại bọn nó tư duy thông thoáng cởi mở hơn, nên các em thuộc diện đã nêu trên ở lại trời Tây thì rất dễ có một mái ấm gia đình hạnh phúc.

Những người vay mượn để đi du học tự túc: Có một số bạn không phải gia đình khá giả, vì lý do này khác không xin được học bổng, nhưng có ý chí phấn đấu, nên vay tiền đi du học tự túc. Số tiền có thể khá lớn, nếu về ngay mà không có việc làm tốt để trả nợ thì cũng kẹt. Các bạn này cũng chưa nên về, mà nên kiếm tiền trả nợ, rồi tích lũy lấy một số vốn rồi hãy về.


Những người học những ngành quá cao siêu: Những ngành đại khái như Vật lý nguyên tử hay Vật lý lý thuyết, hoặc PLM/PDM software for enterprise, Super Computing, Robotics ... thì nói chung là chưa nên về vội. Hiện nay máy móc ở Việt nam chưa có, và không biết bao giờ mới có, những người này về sẽ không có ứng dụng. Hơn nữa, sau khi về một thời gian, kiến thức sẽ bị mai một. Chẳng may đến lúc đấy, chúng ta có nhu cầu phóng tên lửa "Thần Bò" để đọ với tên lửa "Thần Trâu" của Tàu khựa, hoặc muốn làm bom nguyên tử hay máy bay chiến đấu, kiến thức của các bạn đã bị mai một rồi, không cống hiến được nữa thì phí. Đây là diện các bạn chưa nên về.

II. Các trường hợp nên về

Học ngành kinh tế: Đất nước đang lúc phát triển kinh tế, và cần những chuyên gia giỏi.
Có một vài bạn học kinh tế nói là hệ thống ở Tây nó khác ở ta, những gì học được đem về không áp dụng được. Đấy là nói láo. Tất nhiên là không áp dụng một cách máy móc, nhưng những nguyên tắc, quy luật, quy trình đều có những nét chung, đều có thể cải biến và ứng dụng một cách sáng tạo được. Bạn nào học Tây một cách máy móc thì cũng không nên về.

Học ngành Văn hóa: Các bạn nên về để giúp đồng bào trong nước có thói quen dừng xe trước đèn đỏ, ra chỗ đông biết xếp hàng, không chen lấn xô đẩy và không xả rác ra đường ...

Học ngành kiến trúc và quy hoạch đô thị: Các bạn nên về để quê ta đừng có những kiến trúc lố bịch kiểu "Em ơi Hà nội chóp", đừng có những dự án trùng tu ngu xuẩn như thay cột gỗ của Hoàng cung Huế bằng cột bê tông, đừng có những dự án quy hoạch đô thị đần độn kiểu đòi thay nuớc Hồ Tây hay đòi đập khu phố cổ Hà nội ...

Các bạn nhà giàu và có sẵn cơ sở kinh doanh, quan hệ ở nhà: Bây giờ đang giai đoạn phát triển kinh tế, ai có cơ sở và quan hệ sẵn thì có thể kiếm tiền triệu (USD) , vì thế ở lại Tây làm chó cún, kiếm vài chục nghìn một năm, không đủ cho em các bác ăn sushi, thì ở lại làm gì.

Việc về hay ở là quyết định của mỗi cá nhân, tùy theo trình độ, khả năng, hoàn cảnh và mục đích của từng người. Không ai có thể quyết định thay cho ai được. Còn các bác cứ to mồm yêu nước thương nòi, hô hào về nước đi, hy sinh đi, cống hiến đi, thì em xin các bác, các bác tỉnh lại đi, bình tĩnh xem xét lại xem mình có bị thần kinh hay không? Các bác thì làm được cái gì cho đời chưa, mà lý thuyết suông? Những loại đấy, nếu có sa chân lỡ bước ra đến nước ngoài rồi thì cũng không nên về. Các bác cứ ở lại thật lâu vào, thay mặt Tổ quốc và nhân dân, em cảm ơn các bác.


Vì phần bôi đậm ở trên mà mình càng thấm thía là mình không nên về các bạn ạ hị hị
Mip
Minh tương đối muốn biết nhân thân cái chú khạc ra bài này, mình nghĩ chú ý thuộc dạng thứ hai của những thằng không nên về.
em Ex
Nếu em không nhầm, bài này đã từng xuất hiện trên tathy, tác giả có nhân thân khá quen thuộc với một số dân làng ta. Tuy vậy nhân thân không quan trọng, quan trọng là tác giả viết gì.
Bài này tất nhiên có ý em đồng ý có ý không nhưng tác giả đã cẩn thận gài câu cuối là tùy trường hợp cho nên coi như là huề tiền rồi còn phản đối gì nữa.
Tit
Tớ đọc cái này lâu lắm rồi, cũng ko phải ở tathy, mà ở 1 cái forum du học sinh gì đó, hoặc kinh tế gì đó, cóc nhớ nữa.... Đọc từ cái thời mình còn hay lọ mọ này nọ, và cũng đang trong giai đoạn đắn đo về hay ở, ở hay về... Đọc văn thấy sặc mùi tathy, và cũng có cảm giác như Míp là có khi chính tác giả cũng ko biết mình là ai và nên ngồi ở đâu
Tit
À, nói thêm là mình thấy mình chả thuộc bất kỳ 1 trường hợp nào trong tất cả các trường hợp nên về hay nên ở lại như bạn gì đã nêu laugh1.gif Thế mới khó heheeee.... Cho nên cứ sống thế nào mình thích và sống chỗ nào mình thấy thoải mái cho bản thân nhất, vậy thôi. Ko thích ở lại thì lại về, về rồi, chán lại có thể đi hehehe
Mip
Còn đây là một số ý kiến phản hồi từ link fb trên

"Đây là quan điểm cá nhân của em: Em đi về, uống sinh tố, ăn bún chả, giúp đất nước phát triển sánh vai cùng cường quốc năm châu như bác hồ đã dạy. EM không thể ở nước ngoài làm thân trâu ngựa, bưng bê phục vụ bọn đế quốc xài lang dược sp_ike.gif Mặc dù đi du lịch ở nước chúng nó rất sướng sp_ike.gif"

"Ủng hộ cái note này của chị L T. Mong các anh chị em du học sinh ko bị lóa mắt bởi cơ số các thứ vật chất hay ho của nước ngoài."

Mình không vào tathy bao giờ nhưng nghe hơi nồi chõ là bên đấy bà con toàn ăn to nói lớn hả hé hé
Mitdac
Bài trên của bác C.H.L, bác này ngày xưa cũng học ở Đức, bây giờ đang làm việc ở Mỹ thì phải. Chả bao giờ nghĩ là bác này cũng vào làng mình laugh1.gif
Tit
À, thế thì biết là của ai rồi heheee. Thế ko hiểu bác ý tự xếp mình và vợ mình là loại nào trong những loại bác ý đã nêu là nên ở lại nhỉ laugh1.gif

Nhân thể nhận xét luôn cái tập truyện của vợ bác ý, chả hiểu sao mà có nhiều người khen thế, chứ mình đọc thấy có 1-2 truyện thì đường được, đọc cả tập thì quá nhạt. Vì cuộc sống, tính cách, môi trường sống của các nhân vật trong các truyện nó giống nhau quá. Chửi cũng không biết chửi, gượng gạo... Hay nói tóm lại là kinh nghiệm sống và sự va vấp của tác giả còn ngắn và mỏng, nên viết 1-2 truyện thì ok, viết nhiều thì thành ra nhạt... Đọc xong cả tập truyện chỉ cảm nhận được 1 điều là cuộc sống ở nước Mỹ của bạn đó thật là tẻ và hẹp, chẳng có mấy cọ sát và sôi nổi

Còn mấy đứa trả lời mấy câu mà Míp vừa post, có khi bọn đó mà cho chúng nó thò mặt ra nước ngoài thì có bị nước ngoài đuổi nó cũng ko chịu về đâu nha
Mip
Mọi người tài nhể, hình như có mỗi mình đáy giếng, chẳng biết ai với ai hí hí.
Đọc lại thì chắc bác ý xếp mình học ở ngành quá cao siêu không về được.
Tit cho tớ link đọc truyện đi!
Cái em đầu tiên tốt nghiệp ngoại thương ra, đang học MBA ở Anh đấy chứ ít của đâu.
Tit
Hị hị, truyện tớ được chi bộ HN gửi chi viện truyện giấy sang bạn ạ. Không rõ có ebook ko nữa. Hỏi các bạn khác làng mình chắc rõ hơn. Ở làng này hơi bị nhiều bạn thân của bạn đó đó laugh1.gif

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Tạp Chí Quác Quàng Quạc
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.