Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Dị ứng
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Sức Khỏe & Ẩm Thực
muathu
Hôm nay mình nhận được cái thư này:
Message from Residence Office
It has come to our attention that someone on 7th floor MSR has a cat. Please be advised that this is a violation of the Community Standards, which can result in sanctions up to and including termination of residency. We have people in the building with SEVERE allergies, and have had to receive medical care. Please contact me ASAP to discuss this issue.
Mature Student Residence Coordinator

Dị ứng với mèo thì hình như ở Việt nam cũng có tuy ít nhưng mình phải công nhận là ở Canada này rất nhiều người bị di ứng và dị ứng đủ loại. Có người dị ứng với cả lạc, ở trường thằng cu nhà mình cấm không cho mang lạc vì có học sinh dị ứng với lạc. Mình có bà giáo còn dị ứng cả với táo, nghĩa là cứ ăn táo vào là cứng hàm sưng mặt. Số người dị ứng với phấn hoa thì nhiều vô kể.

Hồi ở Việt nam mình chỉ biết một trường hợp di ứng với con nhộng tằm là mẹ chồng mình thôi, rất ít nghe nói đến dị ứng do ăn cái gì. Mà ở nhà mình cũng đầy hoa chả ai dị ứng phấn hoa bao giờ nhỉ. Có lẽ môi trường sống có ảnh hưởng rất nhiều đến dị ứng, mình hồi ở nhà chẳng bao giờ dị ứng mà sang đây có đợt cũng bị.
Skywalker
Dị ứng có lẽ đang và sẽ là chuyên ngành nóng nhất của y học trong vài thập niên tới. Hồi đi học thì thầy Năng An mới dạy chừng chục phản ứng ở mọi type, bây giờ số tổ hợp dị ứng lên đến hàng vạn rồi.

Theo miêu tả của bạn Muathu thì có lẽ dị ứng chỗ bạn phổ biến nhất là type dịch thể với đặc điểm cấp tính (triệu chứng lâm sàng xuất hiện nhanh, mạnh và khá nguy hiểm nếu vùng tác động là 1 phần hay tất cả hệ hô hấp). Theo suy nghĩ chủ quan của tôi thì cư dân xứ lạnh dị ứng nhiều hơn xứ nóng có lẽ là do mức độ biến đổi sinh học của tác nhân dị ứng diễn ra đột ngột hơn. Nói nôm na là ở xứ nóng thì thức ăn, khí hậu ...vv cung cấp cho hệ thống miễn dịch một chế độ làm việc đều đặn, liên tục bởi sự phong phú và đa dạng kháng nguyên. Còn xứ lạnh thì nghèo nàn cả về chủng kháng nguyên lẫn tần số kích thích miễn dịch, cho nên các kháng nguyên hơi lạ lạ một tý đã khiến cơ thể phản ứng theo kiểu giết gà dùng dao mổ trâu?! laugh.gif

Nếu nhận xét trên là đúng thì một giải pháp khả dĩ là bắt chước loài chim di cư: mùa thu đông bay về phía nam ấm áp và xuân hè lại trở lại. Thực phẩm cũng nên đa dạng cộng với giảm bớt lệ thuộc vào dược phẩm. Tóm lại là sống gần gũi với thiên nhiên hơn.
Sóng
Sky nói đúng đấy, có thể coi dị ứng là bệnh của nhưng nơi quá sạch, vì hệ miễn dịch ít có việc làm nên mới đâm lung tung, về vn thì hết có cơ hội dị ứng vì quá bẩn rồi.
nicochiphai
Hồi nico học lớp 7 thì tự dưng mắc bệnh dị ứng... gió, bụi và nước. Tức là cứ ra gió là người nổi mẩn ngứa, bị bụi bay zô người cũng nổi mẩn ngứa, tắm xong thì ngứa thôi rồi, mà ko tắm nhưng chẳng may có mấy giọt nước văng zô người trúng chỗ nào chỗ đó nổi mẩn ngứa.

Thường triệu chứng bắt đầu từ chiều tối và kết thúc vào sáng hôm sau. Có những hôm bị nặng, sưng húp cả mặt, cái mỏ sưng to lên gấp 3 lần hoặc mí mắt bị đè xuống không thấy đường, những khi bị trên mặt kiểu này thường kéo dài 2 ngày mới hết.

Kể nghe thì cũng có vẻ khó tin nhưng suốt từ năm lớp 7 tới năm lớp 9 hầu như ngày nào cũng vậy, cứ đến chiều là mình nổi mẩn ngứa đầy người, cứ từng dề từng dề một trông rất ghê vì gió hay bụi hay nước thì làm sao mà tránh được. Hôm nào bị ở mặt là nghỉ học luôn vì trông rất kinh dị và kéo dài tới 2 ngày. Nói chung cái bệnh này cũng làm cho mình khá mặc cảm.

Hồi đó mình nhớ mình đi khám tá lả, uống linh tinh thuốc mà chả ăn thua, đành phải sống chung với lũ đến độ vô cảm với cái sự ngứa, rồi khoảng cuối năm lớp 9 tự dưng nó bớt dần đi rồi hết. Bây giờ thì chỉ khi nào rất mệt mà lại ra gió lạnh thì về nhà mới bị sưng sỉa 1 ít trên mặt laugh.gif Nhớ có lần do đi chơi xa dài ngày mệt quá về tới nhà thì bị sưng mỏ lên gấp 3 lần, mất gần 1 tuần mới xẹp lại bình thường, thành ra cứ ra đường là phải đeo khẩu trang laugh.gif

Nhưng có điều lạ là mỗi khi mình đi ăn hay uống hay làm gì mà ngồi tì hai khoảng giữa cánh tay lên cạnh bàn chừng vài phút, thì một lúc sau nhìn lại, chỗ nào tì lên thì 90% chỗ đó sẽ nổi mẩn ngứa và sẽ lặn đi trong vòng khoảng 1h đồng hồ.

Rốt cuộc mình cũng chả hiểu là bệnh mình thuộc vào cái dạng gì. Ăn uống thì mình chẳng bao giờ dị ứng cả sp_ike.gif Nhưng mama mình thì dị ứng với thịt bò tái, sống, và một số loại cá biển.
Skywalker
QUOTE(Sóng @ Feb 19 2010, 06:24 AM)
Sky nói đúng đấy, có thể coi dị ứng là bệnh của nhưng nơi quá sạch, vì hệ miễn dịch ít có việc làm nên mới đâm lung tung, về vn thì hết có cơ hội dị ứng vì quá bẩn rồi.
*



Bạn Sóng nói đến sạch bẩn thì tôi xin nói lại: sức khỏa của chúng ta là một trạng thái cân bằng động giữa các yếu tố có hại và hệ thống bảo vệ cơ thể. Quá sạch thì hệ miễn dịch ít được rèn luyện, song quá bẩn thì cơ thể cũng nguy hiểm vì độc tố có thể vượt qua ngưỡng kháng cự khiến cơ thể suy hao năng lượng tái tạo. Còn về địa lý khí hậu thì xứ lạnh ít thuận lợi cho vi sinh vật hơn so với xứ nóng, vì vậy để phòng bệnh ta nên đến xứ nóng (dù chỉ 1 thời gian ngắn trong năm) để có thêm kháng thể trước các kháng nguyên lạ (vốn cũng thích ... toàn cầu hóa! laugh.gif )

@Nicochiphai
Hệ thống miễn dịch không phải là một cơ quan nội tạng mà là tập hợp nhiều yếu tố có tính toàn thân, trong đó có cả các hormone. Vào độ tuổi có nhiều biến động nội tiết tố như dậy thì hay mãn kinh ... thì dị ứng có nguy cơ xuất hiện cao hơn. Theo đó mà suy thì dị ứng của bạn xuất hiện và biến mất cùng với sự trưởng thành của cơ thể. Bạn khong cần phải quá băn khoăn về bệnh của mình và chỉ cần duy trì nếp sống điều độ để hệ miễn dịch trong trạng thái ổn định lâu dài.
Sóng
sky làm trong lĩnh vực y tế à, vì tôi thấy đây là đề tài mà sky viết có tính chất chuẩn xác hơn bình thường so với các lĩnh vực khác.
muathu
QUOTE(Skywalker @ Feb 18 2010, 09:02 AM)
Nếu nhận xét trên là đúng thì một giải pháp khả dĩ là bắt chước loài chim di cư: mùa thu đông bay về phía nam ấm áp và xuân hè lại trở lại.
*


Muốn bay như chim di cư thì mình phải trả tiền vé máy bay và có thời gian đi nghỉ thoải mái như chim hihi laugh.gif

@Nicochiphai: dị ứng nước như nico chắc cũng hiếm, có những trường hợp dị ứng rất hiếm gặp, bên này mình có đứa bạn con nó dị ứng với sữa bò phải uống thứ nước sữa làm từ gạo người nó bé tẹo. Một người bạn khác của mình kể là hồi nhỏ bà ấy dị ứng với chính sữa của mẹ bà ấy, thật là kinh ngạc!, bác sĩ biết được ngay trong thời gian rất ngắn sau khi sinh và cho bà ấy dùng sữa ngoài.
root
QUOTE(Sóng @ Feb 21 2010, 07:05 AM)
sky làm trong lĩnh vực y tế à, vì tôi thấy đây là đề tài mà sky viết có tính chất chuẩn xác hơn bình thường so với các lĩnh vực khác.
*



Nhân có bác Skywalker là người làm trong ngành y tế, bác cho em hỏi về trường hợp của ông Anatoly Kashpirovsky. Ông này là người có tài ngoại cảm chữa bệnh qua TV thật, hay chỉ là bịp bợm? Em nhớ hồi những năm 90, băng video chữa bệnh của ông này bán nhiều lắm. Giờ tự nhiên muốn đi tìm lại chẳng thấy nữa sad1.gif
Mip
QUOTE(muathu @ Feb 23 2010, 03:56 AM)
QUOTE(Skywalker @ Feb 18 2010, 09:02 AM)
Nếu nhận xét trên là đúng thì một giải pháp khả dĩ là bắt chước loài chim di cư: mùa thu đông bay về phía nam ấm áp và xuân hè lại trở lại.
*


Muốn bay như chim di cư thì mình phải trả tiền vé máy bay và có thời gian đi nghỉ thoải mái như chim hihi laugh.gif

@Nicochiphai: dị ứng nước như nico chắc cũng hiếm, có những trường hợp dị ứng rất hiếm gặp, bên này mình có đứa bạn con nó dị ứng với sữa bò phải uống thứ nước sữa làm từ gạo người nó bé tẹo. Một người bạn khác của mình kể là hồi nhỏ bà ấy dị ứng với chính sữa của mẹ bà ấy, thật là kinh ngạc!, bác sĩ biết được ngay trong thời gian rất ngắn sau khi sinh và cho bà ấy dùng sữa ngoài.
*



Có em hồi xưa bị dị ứng gần vậy này! Hâm hết chỗ nói!
Ban đầu là dị ứng lạnh: mùa đông ra đường bị nước vào người là chết. Kiểu ra đừong dính mưa, mặc áo mưa kiểu gì cũng bị dính, người mẩn đỏ, ngứa điên cuồng. Đỉnh điểm là giữa mùa hè bị mưa cũng chết, ăn kem cũng chết (môi sưng vều như Lolo Ferrari - bà chị chụp ảnh lại để giữ kỉ niệm bị Ba Mẹ mình mắng cho một trận vì dám trêu đùa trên nỗi đau khổ của người khác).
Bệnh tự nhiên đến và tự nhiên đi các bạn ạ. Ơn giời! Phù
mei
Dị ứng nhà em còn là di truyền cơ, con cháu mỗi đứa dính một kiểu cry1.gif. Em cũng bị, mà bao năm rồi không tìm ra nguyên nhân confused1.gif, chỉ là cứ lâu lâu nó nhớ em thì nó quay lại, bôi thuốc một hồi thì người tình lại bỏ ta mà đi sp_ike.gif. Hồi mới bị thì rải rác khắp người, giờ co cụm lại một chỗ... khá là nhạy cảm devil2.gif

Đấy là do cơ địa, chứ dị ứng với mấy yếu tố bên ngoài thì em, trộm vía, (hình như) chưa bị bao giờ clap.gif
Sóng
Hì, dị ứng có loại rõ nguyên do và loại ko rõ nguyên do. Cho nên các bạn đừng thắc mắc là tại sao có những truờng hợp ko rõ nguyên do mà vẫn dị ứng.
Dị ứng với sữa mẹ cũng có thể, ví dụ như mẹ ăn uống cái gì hoặc hút thuốc lá thì các chất chui vào sữa mẹ hết, con bú sữa mẹ nên dị ứng là phải.
Skywalker
QUOTE(Sóng @ Feb 21 2010, 07:05 AM)
sky làm trong lĩnh vực y tế à, vì tôi thấy đây là đề tài mà sky viết có tính chất chuẩn xác hơn bình thường so với các lĩnh vực khác.
*



Bọn bạn học biết được ý kiến của Sóng thì chúng no vả vào mồm tôi! laugh.gif Thậm chí bây giờ tôi cũng không thể nhớ được tên loại tế bào biểu mô nào tạo nên mụn nước nữa.

Tóm tắt vấn đề dị ứng thì tôi có thể nói thế này: không phải mọi dị ứng đều là bệnh lý, và quả thực có mối liên hệ giữa thể trạng toàn thân với sự biến chuyển bệnh lý của dị ứng. Ngoài nội tiết tố thì các yếu tố như stress, dinh dưỡng, nhịp sinh học ...vv đều có thể làm tăng hoặc giảm tình trạng dị ứng. Các yếu tố di truyền và môi trường cũng gián tiếp tham gia vào miễn dịch thông qua quy định cách thức và đặc điểm phản ứng giữa kháng thể và kháng nguyên. Vì có tính bao quát rộng rãi như vậy nên quy kết tận gốc cho dị ứng là một việc khá khó khăn.

Qua 1 số ý kiến các bạn nêu trong topic này thì thấy rằng chúng ta thường nghĩ đến dị ứng trước các dấu hiệu ngoài da và niêm mạc, ví dụ ngứa, mẩn đỏ, sưng (phù Quink). Nhưng không chỉ có thế thôi đâu, bệnh lý dị ứng xẩy ở cả các nội tạng với mức độ nguy hiểm từ nhẹ đến rất nặng, ví dụ hen phế quản, thấp khớp (tim). và cũng có rất nhiều trường hợp dị ứng nhiễm trùng, tức là phản ứng dị miễn dịch lan tỏa sau khi tiếp xúc với kháng nguyên là vi khuẩn, virus hoặc nấm ...vv. Các trường hợp dị ứng vô trùng như dị ứng với hóa chất cũng rất phổ biến, còn dị ứng với kháng nguyên người như sữa, tinh dịch, nước bọt cũng xảy ra tuy hiếm gặp hơn.

Về điều trị thì có 2 loại, 1 là điều trị triệu chứng, tức là xử lý các vấn đề cơ năng do dị ứng gây ra như hạ sốt, giảm đau, giảm ngứa, chống viêm, phù nề... 2 là điều trị nguyên nhân, tức là xác định dị ứng với kháng nguyên gì và điều chỉnh tương hợp miễn dịch. Cái loại 2 thì khó hơn vì thế giới sinh học cực kỳ đa dạng và các xét nghiệm miễn dịch cũng rất phức tạp và đòi hỏi chi tiết. Vì thế người ta thường dựa vào kinh nghiệm test & false và chỉ cho người bệnh biết cần tránh yếu tố nào gây dị ứng.

@Root
Các trò chữa bệnh từ xa hoặc gián tiếp qua băng hình, điện thoại ... đều dựa trên cơ chế tác động tâm lý và cùng một loại với thôi miên hay ám thị. Nó rộ lên thành phong trào rồi xẹp cũng là do người ta thấy nó không còn tác dụng giải tỏa hoặc kích thích nữa. Hiện tượng này cũng giống như các ngôi sao ca nhạc, điện ảnh vụt lên rồi tắt, hoặc kiểu dáng thời trang đã lỗi mốt thì tèo. laugh.gif

@Sóng
Sực nhớ ra nên viết nốt, rằng miễn dịch và dị ứng cũng xảy ra ở cơ thể xã hội nữa đấy. Đó cũng là cái mà tôi nghĩ đến khi phê bình luận điểm Nhà nước của Karl Popper. sp_ike.gif sp_ike.gif sp_ike.gif


muathu
Wikipedia về dị ứng: http://en.wikipedia.org/wiki/Allergy

Xem cái hình này thì hiểu lý do nhiều người những năm đầu ko bị dị ứng phấn hoa đến một năm nào đấy lại bị: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Mast_cells.jpg
Sóng
@sky,
em biết bác là ai rồi.
Thân
Skywalker
QUOTE(muathu @ Feb 26 2010, 08:42 PM)
Xem cái hình này thì hiểu lý do nhiều người những năm đầu ko bị dị ứng phấn hoa đến một năm nào đấy lại bị: http://en.wikipedia.org/wiki/File:Mast_cells.jpg
*



Đó cũng chính là nguyên tắc của vaccine, tức là đưa 1 lượng nhỏ (an toàn) kháng nguyên mới (của các vi trùng gây bệnh nguy hiểm) vào cơ thể để hệ thống miễn dịch làm quen và có phản ứng sinh kháng thể tiêu diệt những kháng nguyên đó. Sau này, dù có bị nhiễm trùng thật sự thì hệ thống miễn dcịch (như quân đội đã được tập dượt để chống lại loại tấn công riêng biệt) sẽ có phản ứng nhanh chóng và phù hợp, không để vi trùng sinh độc tố phá hủy nội môi.
root
QUOTE(Sóng @ Feb 27 2010, 06:06 AM)
@sky,
em biết bác là ai rồi.
Thân
*


Đoán nhầm rồi hehe.gif
Mip
QUOTE(muathu @ Feb 26 2010, 02:42 PM)

Xem cái hình này thì hiểu lý do nhiều người những năm đầu ko bị dị ứng phấn hoa đến một năm nào đấy lại bị:
*



Đây, em đây!
Chẳng biết có đúng do như nó giải thích đấy không chứ hai năm nay em sinh ra dị ứng phấn hoa (hay một cái chết tiệt gì đó tương tự). Mà năm nay có vẻ tệ hơn năm ngoái huhuhu
Giờ đang không thở được đây, ẹ iếp
khoaitayran
Hé hé Mip, ko dị ứng giai là được kekeek laugh.gif Khoai đang yêu đời quá, hôm qua đi đăng ký lắp mạng của VNPT, tính là cuối tuần may ra mới được lắp mạng mà hôm nay có luôn, nhà mất điện mới có nữa, tự mò mẫm cài được để vào wifi, ôi sung sướng quá, ôm nhau cái đeeeeeeeeeeeeeeeeeee!
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Sức Khỏe & Ẩm Thực
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.