Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Phó Thường Nhân
http://fr.ria.ru/infographie/20140827/202268330.html
Bản đồ chiến sự theo Novosti. Cái đầu là do UK đưa ra, cái sau là do ly khai đưa ra.
langtubachkhoa
Nga thi lúc nào chẳng ngấm ngầm trợ lực cho dân quân. Nếu không sao dân quân trụ được đến giờ này. Có 2 lý do gần dây Mỹ tăng cường cáo buộc:
1. Nga đang định mở mặt trận mới không chế biển Azov và con đường nối Crimea với miền Đông. Vì thế Nga phải tăng cường trợ lực, nhưng vẫn không công khai tấn công, vì thế mà Ukr vẫn k bị thất bại, và Nga đòi Mỹ đưa bằng chứng mà Mỹ k hoặc chưa đưa ra được. Lý do là vì Nga muốn tạo vùng dệm bảo vệ Crimea, khống chế biển Azov của Ukr, đồng thời cũng vì lý do thứ 2 dưới dây.

2. Sap dến hội nghị thượng đỉnh NATO, Mỹ, Anh, ba nước Baltic + ba lan muốn phá vỡ thỏa thuận Nga-NATO năm 1997, theo đó sẽ đóng căn cứ quân sự thường trực tại Đông ÂU. Hơn nữa, ba lan còn đòi chỉ đích danh Nga là mục tiêu trong lá chắn tên lửa NMD (dù thực tế ai cũng biết Nga là mục tiêu). Mỹ đang tăng cường cáo buộc để áp đảo các nước phản đối, như Đức, Pháp, Italy, Tây ban nha, etc.

langtubachkhoa
Nga cho phep nong san VN quay lai, nhung van phai tuan theo dung quy dinh chat luong

Va tin khac
Nga cho VN dau tu vao cong nghiep nhe o Nga?

Nga hy vọng ký kết Hiệp định về thương mại tự do với Việt Nam trong năm 2015
Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga Alexei Ulyukayev đã hội đàm với Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Việt Nam Vũ Huy Hoàng về việc thành lập khu vực thương mại tự do trong khuôn khổ cuộc tham vấn thứ ba các bộ trưởng kinh tế của đối tác đối thoại Nga - ASEAN được tổ chức tại Myanmar.

Theo ông Ulyukaev, hai nước “có định hướng chung là tăng khối lượng thương mại vào năm 2015 đến 7 tỉ dollar, song song với việc cần bảo đảm tính chất cân bằng và đôi bên cùng có lợi của mối quan hệ kinh tế - thương mại”. Ông Ulyukayev nhận xét rằng quá trình đàm phán thành lập khu vực thương mại tự do giữa Nga và Việt Nam đang tiến triển rất tích cực. Đến thời điểm hiện tại, giữa Nga và Việt Nam đã nhất trí 12 dự án đầu tư ưu tiên, bao gồm công trình xây dựng các nhà máy điện lớn, các dự án trong lĩnh vực luyện kim, công nghiệp hóa chất, giao thông vận tải. Các Bộ trưởng khẳng định sự quan tâm của họ trong việc thực hiện dự án thành lập cụm công nghiệp nhẹ ở vùng duyên hải Primorsky, cũng như góp phần thúc đẩy việc đưa phương tiện kỹ thuật hàng không mới của Nga vào thị trường Việt Nam.
Phó Thường Nhân
Trước thì Nga giúp, nhưng bây giờ thì tham chiến thực sự. Nga còn 3 con bài để sử dụng.
1- « Trừng phạt » EU, chủ yếu là Đức, để Đức làm trung gian đứng về phía mình.
2- Con bài khí đốt. Nếu chiến sự kéo dài tới mùa đông, thì con bài này lại dùng được.
3- Ve vãn Mỹ bằng cách « tư hữu hoá » các hãng dầu mỏ khí đốt. Hôm qua thấy bọn Pháp đăng tin là Nga muốn bán cổ phần của Rosneft. Con bài này có tác dụng vô hiệu hoá việc phong toả tài chính. Vì bây giờ các hãng thuần Nga không thể thu góp vốn trên thị trường tài chính thế giới nữa, trong khi số tiền dự trữ của Nga không phải là vô tận (300 tỉ) Nhưng Mỹ nó đã chui vào, có cổ phần, thì khó mà đẩy nó ra nên cũng là con dao hai lưỡi.
Về con bài khí đốt, thì có thể có hiệu quả tức thời, nhưng về lâu dài, dứt khoát EU nó cũng phải chạy vì làm sao nó chịu như thế.
Hiện giờ Nga cũng muốn ngừng bắn, theo kiểu cuộc chiến Do Thái - Ả rập lấy LHQ làm trung gian, nhưng chưa được. Như vậy là phải đâm lao theo lao. UK chết thì Nga cũng bị chẩy máu nặng.
langtubachkhoa
Bác Phó, quân Nga vẫn tham chiến theo kiểu là tuyển dụng cac cựu binh hoặc lính đánh thuê. Cựu binh hiểu theo 2 nghĩa: cựu binh thực hoặc quân nhân giải ngũ. Nga lúc nào cũng thế, chứ nếu kéo quân ồ ạt vào thì Ukr chết ngoẻo nhanh chónh, và họ cũng chả dừng ở 2 tỉnh Lugansk, Donesk hay thậm chí thêm Mariupol đâu. Thế nào cũng phải nuốt thêm Kharkiv và vài chỗ nữa, vì đã kéo quân công khai là ra mặt rồi, đâu có ngu gì mà ăn ít.

Thực tế cách thức Nga vẫn luôn vậy, có chăng bây giờ viện trợ nhiều hơn, cụ thể nhiều vũ khí nặng hơn mà thôi.
Nga đang định trừng phạt tất cả các hãng ô tô nào không mở xưởng trên đất Nga đó, day la kieu bao ho.


Còn việc Nga bán cổ phần thì đó là cách thu hồi vốn hiện nay. Cái này chủ yếu dùng cho dầu mỏ, còn các mặt hàng khác, thì Nga k cần dùng dollar cũng k sao. Thậm chí với dầu mỏ, Nga và TQ đã chuẩn bị chơi cái trò hàng đổi hàng rồi. Nga bán vũ khí, công nghệ, năng lượng, và nhận về hàng tiêu dùng, etc.

Nga bán cổ phiều Rosnelf cho Anh rồi, khoảng 19% từ trước, bây giờ chắc định bán cho Mỹ, chả sao cả, vì đằng nào thì những dự án Rosnelf làm với TQ chỉ tòan là dưới dạng nhân dân tệ, dollar hongkong hoặc hàng đổi hàng thôi

Ve khi dot, khong chung co loi cho Nga, vì có thể từ đây Nga sẽ k dùng đường chuyền Ukr làm vận chuyển nữa, và EU có thể cũng sẽ tránh. Chuyện EU thoát Nga về khí đốt là tương lai khá xa, bây giờ là chưa thóat được

(@click here)

Nga truy đến cùng vụ MH17, không đàm phán về ngừng bắn
Nga tiếp tục tuyên bố sẽ truy đến cùng vụ MH17, đồng thời khẳng định không đàm phán với Ukraine về ngừng bắn ở đông nam nước này.


QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 29 2014, 10:37 AM)
Trước thì Nga giúp, nhưng bây giờ thì tham chiến thực sự. Nga còn 3 con bài để sử dụng.
1- « Trừng phạt » EU, chủ yếu là Đức, để Đức làm trung gian đứng về phía mình.
2- Con bài khí đốt. Nếu chiến sự kéo dài tới mùa đông, thì con bài này lại dùng được.
3- Ve vãn Mỹ bằng cách « tư hữu hoá » các hãng dầu mỏ khí đốt. Hôm qua thấy bọn Pháp đăng tin là Nga muốn bán cổ phần của Rosneft. Con bài này có tác dụng vô hiệu hoá việc phong toả tài chính. Vì bây giờ các hãng thuần Nga không thể thu góp vốn trên thị trường tài chính thế giới nữa, trong khi số tiền dự trữ của Nga không phải là vô tận (300 tỉ)  Nhưng Mỹ nó đã chui vào, có cổ phần,  thì khó mà đẩy nó ra nên cũng là con dao hai lưỡi.
Về con bài khí đốt, thì có thể có hiệu quả tức thời, nhưng về lâu dài, dứt khoát EU nó cũng phải chạy vì làm sao nó chịu như thế.
Hiện giờ Nga cũng muốn ngừng bắn, theo kiểu cuộc chiến Do Thái - Ả rập lấy LHQ làm trung gian, nhưng chưa được. Như vậy là phải đâm lao theo lao. UK chết thì Nga cũng bị chẩy máu nặng.
*

langtubachkhoa
Bac Phó so sánh Donbass, UK, Nga với Serbia-Croatia chỉ đúng 1 phàn nào. Nó đúng ở kỹ thuật chính trị thực hiện. Nhưng cái nhà nước "dộc lập" của Croatia do Serbia dựng lên k có nền tảng kinh tế thực sự. Còn vùng Donbass và Đông nam của ukr có nhiều tài nguyên và công nghê, + đất nông nghiệp phì nhiêu. Nó có thể tự sống về lương thực. Còn công nghiep, tài nguyen, chỉ cần quan hệ với Nga là xong hết (Hiện nay da the roi). Nga se co loi nhieu tu vung Dong Nam nay chu khong phai bao lau dai dau
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 26 2014, 09:55 AM)
Có một trường hợp tương tự trong lịch sử hiện đại, đó là cuộc chiến giữa Serbia và Croatia, có thể so sánh với  cái xung đột Nga-UK này. Cũng như Nga, Serbia đã dùng người Serbia ở Croatia để nội loạn, dựng nên một nhà nước « độc lập » kiểu cộng hoà Donnesk. Lúc đầu Croatia bị thua. Nhưng với thời gian, cái nhà nước « độc lập » kia không tồn tại được vì không có cái chân kinh tế, trong khi đó Croatia thì ngày càng mạnh lên (so với cái nhà nước « độc lập » này), thiết lập lại quân đội, để cho cán cân lực lượng vượt hẳn (Croatia 100000 quân, nhà nước « độc lập » 40000) nên đã thắng. So với Croatia, thì UK có yếu điểm hơn là kinh tế xuống dốc, không kể cái nhà nước Donnesk thực ra không thể sống được, nhưng Nga hơn hẳn Serbia về tiềm lực, nên có thể bơm cho nó sống như một con bài chính trị lâu dài.
Như vậy với UK bài toán khó giải hơn. Hiện tại thái độ của EU là ủng hộ UK nếu tự UK làm được, nếu không thì nó chấp nhận giải pháp Nga. Sở dĩ như thế, vì EU vừa muốn kéo UK về phía mình (xu hướng về lâu dài), nhưng nó không muốn bị thiệt, không muốn bị ép phải dạt vào Mỹ, bỏ Nga (hiện trạng trước mắt). Còn Nga thì sẽ tăng cường can thiệp nhưng dấu mặt để khỏi ép EU về phía Mỹ, cô lập mình. Kết quả, nếu UK không tự lực thì sẽ bị cả hai ăn trên lưng.
*


Phó Thường Nhân
Rosneft đã có tổng giám đốc điều hành là người Anh từ trước. Khác với các hãng TQ hút vốn chủ yếu từ trong nước, các hãng Nga ngay cả hãng nhà nước cũng hút tiền đầu tư từ thị trường thế giới chủ yếu từ Luân đôn. Vì thế khi Mỹ tìm cách trừng phạt thì bị ảnh hưởng ngay. Nga còn một cái đệm 300 tỉ đô, nhưng về lâu dài thì không đủ. Một điều nữa là người giầu ở Nga, các dạng tài phiệt vẫn làm chẩy máu tiền tệ ra nước ngoài, chủ yếu sáng EU. Nền kinh tế Nga như thế là bị thủng (gọi hoa mỹ là nền kinh tế mở open economy).
Việc phải gọi đầu tư cổ phần hoá có thể có nhiều lý do.
1- Do không tiếp cận được nguồn tài chính, nên phải bán
2- Là một cách làm cho Mỹ « ngâp ngừng », vì nếu có cổ phần hoá bây giờ, thì các hãng Mỹ không tham gia được. Vì hiện nay Mỹ trừng phạt Nga, nhưng Nga không trừng phạt lại mà lại trừng phạt EU.
Trong các bài trước, tôi đã phân tích là nếu Nga không tham gia thì Ly khai không thể thắng, và tôi cũng dự đoán là Nga không tham gia trực tiếp. Nhưng hiện nay Nga đã tham gia trực tiếp vì tình hình thay đổi.
Trong vòng khoảng 2 tháng, UK có thời điểm thuận lợi, nhưng không dứt điểm được. Có nhiều lý do có thể giải thích điều đó.
1- Quân đội UK không đủ sức chiến đấu, hệ quả của một nhà nước bị lũng đoạn tan rã, vì thế khi tác chiến phải hợp đồng với các lực lượng vũ trang tư nhân của các tài phiệt. Trong trường hợp này sức chiến đấu không mạnh.
2- Về địa lý, do địa hình bằng phẳng, không có biên giới tự nhiên, UK không khép kín được biên giới, nên không ngăn chặn được sự tiếp viện ngầm từ Nga.
3- Trong một cuộc chiến tranh, người ta chỉ có thể vận động được nhân dân, nếu cuộc chiến đó đóng góp vào một ước mơ tương lai. Điểu mà ở UK không có. Đây cũng là điểm khác biệt giữa UK và Croatie, mà tôi dùng để so sánh. Khi Croatia giành độc lập, họ có cái ước mơ là nước Croatia độc lập sẽ như Thuỵ Sĩ, Lúc đó kinh tế Croatia cũng chưa bị tư hữu hoá, nhà nước còn sức mạnh. Hiện tại UK sau 20 năm độc lập, cái ước mơ kia không còn nữa, trái lại tất cả những điều negatif cuả cái hệ thống chính trị kinh tế lại lộ ra.
Nga tham gia trực tiếp vì cả EU và Mỹ đầu tuyên bố không tham chiến. Điều này thì dễ hiểu, vì quyền lợi của UK không trùng. Hiện tại điều mà Mỹ và EU làm là chỉ đặt gạch, đóng khung giới hạn cho quan hệ của họ với Nga, và từ đó về lâu dài bắt Nga trả giá cao hơn nếu muốn quan hệ lại bình thường trong tương lai. Vì thế Mỹ và EU sẽ tiếp tục đưa các biện pháp trừng phạt kiểu bảo hộ mậu dịch, ngăn không cho Nga thâm nhập vào mình, còn cái mà họ xâm nhập được thì nó giữ. Mỹ cũng sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự cứng ở Đông Âu. Tạo thế áp đảo, bao vây lâu dài. Ngược lại UK có giữ được toàn vẹn lãnh thổ không, kinh tế phát triển được không không phải là việc của họ.
Trong khủng hoảng UK này vai trò của EU rất quan trọng, vì EU là kẻ chi tiền và chịu hậu quả. Còn Mỹ thì chỉ dẫn đường thôi. Thái độ của EU trong vấn đề này là nước đôi, vì nó vừa muốn dành ảnh hưởng nhưng không muốn chịu thiệt. EU cũng không thể tách khỏi Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng này, vai trò của Đức rất quan trọng, vì đây là khu vực ảnh hưởng tự nhiên và truyền thống của Đức. Vai trò quan trọng thứ 2 là các nước đông Âu, đặc biệt là Ba lan và các nước Baltic. Nhưng Đức không thể vừa muốn có vị thế ở UK vừa chơi vơi Nga trên đầu nước này. Hiện giờ thì Đức vẫn tìm cách giành ảnh hưởng ở UK dưới bóng Mỹ, đồng thời vẫn chơi nước đôi với Nga.
Như vậy kết quả cuối cùng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào UK. Nếu họ không vượt lên được để thắng điểm trên chiến trường, thì sẽ mất tất cả. Vì thế cho nên, nếu tìm cách kéo nhiều « đối tác chiến lược », mà không đủ nội lực, thì bản thân mình sẽ bị xé ra bởi chính các đối tác chiến lược ấy, kết quả sẽ là kiểu « đẽo cầy giữa đường », từ khúc gỗ to nghe người này người kia khuyên dẫn đến đẽo được que tăm.
langtubachkhoa
Bác Phó, vì thế mà Nga bây giờ mới tìm cách giảm manh linh kiện ngoại nhập, dùng toàn linh kiên nội địa thay thế để tránh ngoại tệ.
Thực ra, điều này đã đựoc nhiều trí thức Nga kêu gọi, đặc biệt là từ khoảng 5 năm trở lại đây thì lời kêu gọi càng dữ. Lý do là vì các ngành công nghiệp chế tạo Nga đã bắt đầu mạnh trở lại, sau 1 thời gian dài khủng hoảng hồi những năm 90s.
Nhưng đâu dễ dể làm, vì lúc đó Nga vẫn muốn giữ quan hệ tốt với Phương Tây.
Bây giờ với việc này, Nga chưa càn đưa biện pháp bảo hộ, nhưng đồng rup mất giá, đã khiến nhiều hàng nhập khẩu tăng mạnh => dân Nga đã bắt đầu chọn hàng nội địa thay thế, ví dụ như ô tô, dược phẩm, các sản phẩm sữa, etc. Các hãng Nga quay sang dùng linh kiện nội. Ví dụ cái tàu ngầm sap tới của Nga sẽ chế tạo toàn bằng linh kiện nội (truoc đó gần 10% linh kiện của nó là nhập từ nuớc ngoài, phan nhiều từ Ukr, Đức, Pháp)

Hiện nay lại có tin giá Palladium tăng đến 4 lần, Nga là nhà cung cấp đến 50% cái này trên thế giới, chắc chắn Nga thu lãi lớn. Nhưng k chỉ có thể, nó còn khiến giá ô tô tăng vọt (vì đây là nguyên tố dùng để chế tạo nên những thành phần quan trọng của ô tô). Như thế các hãng ô tô nội địa Nga sẽ càng có lợi.

Ba Lan vừa bị Nga cấm không cho quá cảnh để xuất khẩu táo sang Mong cổ và Kazastan rồi. Tìm đường khác thì giá đã bị mắc giờ lại càng mắc nữa, dù đến được Mong cổ và kazastan thì sao cạnh tranh nổi. Tự dung dở hơi chặn đường máy bay bộ trưởng quốc phòng Nga làm gì?

Bác Phó, Nga thực sự vẫn dùng phương pháp cũ, nhưng tăng cường độ lên rat nhiều, mục đích là để mở mặt trân mới, đồng thời dằn mat những khẩu hiệu chiến tranh trong kỳ bầu cử quoc hội tới. Dân quân không cần thắng, mà chỉ cần giữ, làm tiêu hạo kiệt quệ Ukr thôi. Chính bác cũng thấy, trong 2 tháng vừa qua, Ukr có cơ hội vô cùng thuân loi, thậm chí còn có cả vụ Mh17 để dồn ép Nga và tạo thuận loi cho Ukr, vậy mà Ukr vẫn k dứt điểm được, như thế tức là dân quân thắng rồi đó, vì họ cứ chỉ cần thế mà thôi, Ukr sẽ kiệt quệ cả về tài chính, kinh tế và năng lượng

Làm ăn với TQ, Rosnelf sẽ dùng đồng nội địa 2 nước, k dùng dollar.
Huy động vốn dollar này là để làm ăn với các nước khác, chủ yéu là Mỹ và có cả...VN trong đó

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Sep 1 2014, 10:58 AM)
Rosneft đã có tổng giám đốc điều hành là người Anh từ trước. Khác với các hãng TQ hút vốn chủ yếu từ trong nước, các hãng Nga ngay cả hãng nhà nước cũng hút tiền đầu tư từ thị trường thế giới chủ yếu từ Luân đôn. Vì thế khi Mỹ tìm cách trừng phạt thì bị ảnh hưởng ngay. Nga còn một cái đệm 300 tỉ đô, nhưng về lâu dài thì không đủ. Một điều nữa là người giầu ở Nga, các dạng tài phiệt vẫn làm chẩy máu tiền tệ ra nước ngoài, chủ yếu sáng EU. Nền kinh tế Nga như thế là bị thủng (gọi hoa mỹ là nền kinh tế mở open economy).
Việc phải gọi đầu tư cổ phần hoá có thể có nhiều lý do.
1- Do không tiếp cận được nguồn tài chính, nên phải bán
2- Là một cách làm cho Mỹ « ngâp ngừng », vì nếu có cổ phần hoá bây giờ, thì các hãng Mỹ không tham gia được. Vì hiện nay Mỹ trừng phạt Nga, nhưng Nga không trừng phạt lại mà lại trừng phạt EU.
Trong các bài trước, tôi đã phân tích là nếu Nga không tham gia thì Ly khai không thể thắng, và tôi cũng dự đoán là Nga không tham gia trực tiếp.  Nhưng hiện nay Nga đã tham gia trực tiếp vì tình hình thay đổi.
Trong vòng khoảng 2 tháng, UK có thời điểm thuận lợi, nhưng không dứt điểm được. Có nhiều lý do có thể giải thích điều đó.
1- Quân đội UK không đủ sức chiến đấu, hệ quả của một nhà nước bị lũng đoạn tan rã, vì thế khi tác chiến phải hợp đồng với các lực lượng vũ trang tư nhân của các tài phiệt. Trong trường hợp này sức chiến đấu không mạnh.
2- Về địa lý, do địa hình bằng phẳng, không có biên giới tự nhiên, UK không khép kín được biên giới, nên không ngăn chặn được sự tiếp viện ngầm từ Nga.
3- Trong một cuộc chiến tranh, người ta chỉ có thể vận động được nhân dân, nếu cuộc chiến đó đóng góp vào một ước mơ tương lai. Điểu mà ở UK không có. Đây cũng là điểm khác biệt giữa UK và Croatie, mà tôi dùng để so sánh. Khi Croatia giành độc lập, họ có cái ước mơ là nước Croatia độc lập sẽ như Thuỵ Sĩ, Lúc đó kinh tế Croatia cũng chưa bị tư hữu hoá,  nhà nước còn sức mạnh. Hiện tại UK sau 20 năm độc lập, cái ước mơ kia không còn nữa, trái lại tất cả những điều negatif cuả cái hệ thống chính trị kinh tế lại lộ ra.
Nga tham gia trực tiếp vì cả EU và Mỹ đầu tuyên bố không tham chiến. Điều này thì dễ hiểu, vì quyền lợi của UK không trùng.  Hiện tại điều mà Mỹ và EU làm là chỉ đặt gạch, đóng khung giới hạn cho quan hệ của họ với Nga, và từ đó về lâu dài bắt Nga trả giá cao hơn nếu muốn quan hệ lại bình thường trong tương lai. Vì thế Mỹ và EU sẽ tiếp tục đưa các biện pháp trừng phạt kiểu bảo hộ mậu dịch, ngăn không cho Nga thâm nhập vào mình, còn cái mà họ xâm nhập được thì nó giữ. Mỹ cũng sẽ tăng cường sự hiện diện quân sự cứng ở Đông Âu. Tạo thế áp đảo, bao vây lâu dài. Ngược lại UK có giữ được toàn vẹn lãnh thổ không, kinh tế phát triển được không không phải là việc của họ.
Trong khủng hoảng UK này vai trò của EU rất quan trọng, vì EU là kẻ chi tiền và chịu hậu quả. Còn Mỹ thì chỉ dẫn đường thôi. Thái độ của EU trong vấn đề này là nước đôi, vì nó vừa muốn dành ảnh hưởng nhưng không muốn chịu thiệt. EU cũng không thể tách khỏi Mỹ. Trong cuộc khủng hoảng này, vai trò của Đức rất quan trọng, vì đây là khu vực ảnh hưởng tự nhiên và truyền thống của Đức. Vai trò quan trọng thứ 2 là các nước đông Âu, đặc biệt là Ba lan và các nước Baltic.   Nhưng Đức không thể vừa muốn có vị thế ở UK vừa chơi vơi Nga trên đầu nước này. Hiện giờ thì Đức vẫn tìm cách giành ảnh hưởng ở UK dưới bóng Mỹ, đồng thời vẫn chơi nước đôi với Nga.
Như vậy kết quả cuối cùng vẫn chủ yếu phụ thuộc vào UK. Nếu họ không vượt lên được để thắng điểm trên chiến trường, thì sẽ mất tất cả. Vì thế cho nên, nếu tìm cách kéo nhiều « đối tác chiến lược », mà không đủ nội lực, thì bản thân mình sẽ bị xé ra bởi chính các đối tác chiến lược ấy, kết quả sẽ là kiểu « đẽo cầy giữa đường », từ khúc gỗ to nghe người này người kia khuyên dẫn đến đẽo được que tăm.
*

langtubachkhoa
Bác Phó, ngay từ dầu Mỹ và EU đã khẳng định sẽ không tham gia quân sự, đó k phải lựa chọn rồi. Đây là đièu ai cũng biết.
Nga lúc này can thiệp mạng tay vì 2 lý do muốn mở mặt trận mới không chế biển Azov và con đường nối Crimea với miền Đông, làm rệu rã Ukr truớc kì bầu cử quốc hội.
Tuy nhiên, lý do gì khiến Nga gần đây trở nên mạnh mẽ tự tin, và đặc biệt bình thản trước các lệnh trừng phạt (hồi đầu bị phạt tuy Nga lên gân xuống tấn, nhưng có thể thấy là Nga có sự căng thẳng, nhưng bây giờ thì khác), thì tôi k rõ (chắc k phải chỉ là vấn đề IS đâu)
langtubachkhoa
http://www.nguoiduatin.vn/my-loay-hoay-tim...ne-a146693.html
Noi bo My cung chia re, nhung co ve lan nay chia re cong khai nhat

Mỹ loay hoay tìm biện pháp đối phó với Nga ở Ukraine
Trong khi một số nghị sỹ diều hâu của Mỹ cho rằng cần đưa súng đạn cho Kiev thì một số khác cho rằng tốt nhất nên đàm phán với Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Phái diều hâu đòi đưa súng đến Kiev

Theo báo Bizlive, Thượng nghị sỹ Menedez thuộc Đảng Dân chủ hôm qua phát biểu trên truyền hình CNN nói rằng Mỹ nên cung cấp vũ khí cho Ukraine để khiến ông Putin phải trả giá. Viên Nghị sỹ này nói: “Chúng ta nên cung cấp cho người Ukraine loại vũ khí phòng vệ mà có thể khiến Putin phải trả giá cho những hành động hung hăng của ông ấy”.

Những ngày gần đây, một số nước phương Tây như Anh, Pháp đã tuyên bố có bằng chứng về việc lực lượng Nga xuất hiện ở Ukraine để củng cố thêm quan điểm của họ rằng Nga đang hậu thuẫn lực lượng ly khai. Trong phát biểu của mình, nghị sỹ Menedez cũng nhấn mạnh: “Đây không còn là vấn đề của một số kẻ ly khai phản loạn mà đây đã là cuộc xâm lược trực tiếp của Nga. Chúng ta phải nhìn nhận vấn đề như thế”.

Còn Thượng nghị sỹ John McCain, một người có tiếng nói trong Ủy ban viện trợ quân sự của Mỹ thì nói nói trên chương trình Face the Nation của Đài CBS rằng ông Putin là ‘một cựu sỹ quan tình báo KGB mong muốn khôi phục lại đế chế của người Nga’. Đồng thời ông McCain kêu gọi “trừng phạt mạnh mẽ”. Cũng giống như ông Menedez, ông McCain đưa ra yêu cầu chính quyền Mỹ viện trợ vũ khí cho Ukraine. “Đưa cho họ thứ vũ khí họ cần. Đưa cho họ tiền họ cần. Cho họ khả năng chiến đấu”. Ông McCain phát biểu.

Các biện pháp trừng phạt không hiệu quả

Trong một diễn biến khác, một vài Nghị sỹ Mỹ đang tỏ ra hoài nghi về chính sách trừng phạt kinh tế của Washington đối với Moscow. Theo Đài Tiếng nói Việt Nam, Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein – Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện Mỹ hôm nay trả lời kênh truyền hình NBC nói rằng các biện pháp trừng phạt của phương Tây áp đặt đối với Nga sẽ không mang lại hiệu quả.

Bà Feinstein nói: "Người ta nói chỉ cần chờ đợi cho đến các biện pháp trừng phạt phát huy hiệu quả khiến nền kinh tế Nga tụt dốc. Tôi không nghĩ như vậy. Người Nga rất can đảm và kiên nhẫn. Họ sẽ vượt qua bất kỳ khó khăn nào của nền kinh tế. Tổng thống Nga Vladimir Putin nhận được sự hỗ trợ của công dân Nga, vì vậy các biện pháp trừng phạt của phương Tây sẽ không ảnh hưởng đến thái độ của người dân với chính sách liên tục của Moscow”.

Quan hệ giữa Nga và phương Tây đã trở nên xấu đi do tình hình ở Ukraine. Cuối tháng 7 vừa qua, EU và Mỹ đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế Nga. Đáp lại, Nga đã cấm nhập khẩu thực phẩm từ các nước đã áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại mình. Cụ thể là Mỹ, các nước thành viên EU, Canada, Australia và Na Uy.

Lệnh cấm nhập khẩu của Nga gồm thịt bò, thịt lợn, thịt gia cầm, xúc xích, cá, rau, trái cây, sữa và một số sản phẩm khác từ các quốc gia trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới nông nghiệp của các nước này.

Trước tình hình đó, bà Feinstein cho rằng: "Chiến lược tốt nhất để giải quyết tình hình ở phía Đông Ukraine là đàm phán trực tiếp với các lãnh đạo Nga".

Tuy nhiên, cần biết là mới đây Tổng thống Nga Putin đã phát biểu rằng Nga không thể đàm phán điều gì với Kiev về ngừng bắn. Điều đó chỉ có thể do chính phủ Ukraine thương lượng với quân ly khai. Ông Putin cũng kêu gọi Ukraine nên đàm phán với những dân quân Donetsk để tiến tới thành lập một tiểu bang có sự độc lập chính trị tương đối ở miền Đông Ukraine để mang lại hòa bình cho Ukraine.

Mặt khác, nước Nga cũng đã lên tiếng cảnh cáo các thế lực phương Tây không nên manh động can thiệp vào Nga. Ông Putin, trong bài nói chuyện tại một trại thanh niên hồi tuần trước đã nói rằng nước ngoài không nên can thiệp vào Nga vì với kho vũ khí hạt nhân, Nga đủ sức đáp trả mọi hành động phiêu lưu.

langtubachkhoa
Danh thi danh, hop tac van hop tac

Nga và Đức sẽ tiếp tục hợp tác về lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân
Nga và Đức đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực các lò nghiên cứu phản ứng hạt nhân, Bộ Ngoại giao Nga cho biết.

"Ngày 1 tháng Chín đã ký kết tại Moskva thỏa thuận liên chính phủ tiếp theo với phía Đức về hợp tác trong lĩnh vực các lò phản ứng nghiên cứu hạt nhân", - thông cáo của Bộ ngoại giao Nga cho biết.
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ rằng tài liệu này sẽ đóng góp vào sự phát triển sự hợp tác lâu dài, cung cấp cả hai khía cạnh kỹ thuật và thương mại cho sự hợp tác giữa hai nước.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_01/276708907/

Tổng thư ký Anders Fogh Rasmussen: NATO không có ý định phá vỡ thỏa thuận về hợp tác của liên minh với Nga
Liên minh Bắc Đại Tây Dương sẽ có ý định thực hiện các quy định Biên bản hợp tác với Nga, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen cho biết hôm thứ Hai tại Brussels.

"NATO tuân thủ các điều khoản cơ bản hợp tác ký kết với Nga năm 1997. Tất cả các biện pháp của NATO phù hợp với quy định của Biên bản này. Nhưng tiếc thay, chúng tôi thấy rằng Nga đang vi phạm các nguyên tắc cơ bản ấy và chúng tôi kêu gọi Nga tôn trọng các nguyên tắc đó," - ông Rasmussen nói khi trả lời câu hỏi của phóng viên. Ông Rasmussen lưu ý rằng mục tiêu chính của NATO là an ninh tập thể và bảo vệ người dân và lãnh thổ của các nước thành viên của liên minh. "Chúng tôi thỏa thuận về một kế hoạch sẵn sàng hành động. Đây sẽ là phản ứng với hành vi của Nga. Tuy nhiên, kế hoạch này cũng sẽ cung cấp cho các đồng minh vũ khí để đối phó với tất cả những thách thức an ninh ở bất cứ nơi nào chúng có thể phát sinh," – ông Rasmussen tuyên bố trước lề hội nghị thượng đỉnh NATO ở xứ Wales.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_01/276708544/
langtubachkhoa
http://www.tienphong.vn/the-gioi/nu-hoang-...-boi-754153.tpo

Một số nhân vật chủ chốt vừa rời bỏ đảng của bà Tymoshenko để ủng đương kim Tổng thống Poroshenko với hy vọng được giữ nguyên chức vụ hiện nay.

Chiến dịch tranh cử Nghị viện Ukraine vừa bắt đầu thì đã xảy ra vụ chia rẽ nghiêm trọng trong nội bộ đảng Batkivshina của “Nữ hoàng cách mạng cam” hay còn gọi là “Nữ hoàng khí đốt” Yulia Tymoshenko, cựu ứng viên Tổng thống và là một trong những chính khách kỳ cựu nhất Ukraine.

16 nhân vật nổi tiếng của đảng này hiện đang nắm giữ những chức vụ quan trọng trong Chính phủ và Nghị viện đã đồng loạt tuyên bố rời khỏi đảng. Đứng đầu danh sách “phản bội” đó là đương kim Thủ tướng Arseni Yatsenyuk và đương kim Chủ tịch Nghị viện Aleksandr Turchinov.

Hai nhân vật này đã quyết định không tham gia cuộc bầu cử Nghị viện vào mùa thu năm nay trong danh sách ứng viên của đảng Batkivshina, một quyết định về thực chất là rời bỏ hàng ngũ đảng. Ông Yatsenyuk dự định sẽ thành lập một lực lượng chính trị riêng, độc lập với đảng của bà Tymoshenko và sẽ liên minh với đảng của Tổng thống Poroshenko.

Ngoài hai ông Yatsenyuk và Turchinov, cùng rời bỏ đảng Batkivshina còn có Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov, Bộ trưởng Chính sách xã hội Lyudmila Denisova, Bộ trưởng Tư pháp Pavel Petrenko và một loạt quan chức cao cấp khác là thành viên của đảng.

Vụ chia rẽ nói trên xảy ra trong cuộc họp mới đây của Uỷ ban chính trị đảng Batkivshina để chuẩn bị cho cuộc bầu cử Nghị viện. Trong cuộc họp đó, bà Tymoshenko cùng các chiến hữu trung thành với bà đã khai trừ khỏi đảng Trung tướng cảnh sát Ghennadi Moskal vì nghi ngờ ông ta dự định chạy sang hàng ngũ đối thủ của bà là Tổng thống Poroshenko, đồng thời không đồng ý để Thủ tướng Yatsenyuk đứng đầu danh sách ứng viên của đảng, thậm chí không đồng ý cho ông Yatsenyuk tham gia Ban Tham mưu tranh cử của đảng.


Tuy nhiên, vụ việc có nguyên nhân sâu xa hơn nhiều mà chủ yếu là do mâu thuẫn giữa bà Tymoshenko và đối thủ chính trị của bà - đương kim Tổng thống Petro Poroshenko, người đã đánh bại bà trong cuộc bầu cử Tổng thống cách đây ít lâu.

Theo lời ông Yatsenyuk, nhiều nhân vật trong chính giới Ukraine đã đề xuất ý kiến là các chính đảng lớn của Ukraine như đảng Batkivshina của bà Tymoshenko, đảng UDAR của Thị trưởng Kiev Klitschko, đảng Solidarnocs của Tổng thống Poroshenko (vừa đổi tên thành Khối Poroshenko) sẽ cùng các đảng vừa và nhỏ khác cùng ký tuyên bố chung về những nguyên tắc và mục tiêu thành lập một “liên minh nhân dân” trong Nghị viện sắp được bầu.

Nhưng bà Tymoshenko thẳng thừng từ chối liên minh với ông Poroshenko vì cho rằng giữa bà và ông Poroshenko vẫn chưa thanh toán hết những “nợ nần” cũ.


Những nhân vật vừa rời bỏ đảng của bà Tymoshenko lại “đặt cược” vào ông Poroshenko, đơn giản bởi vì ông là đương kim Tổng thống.

Họ hy vọng nếu ngả theo ông, họ có thể giữ nguyên được những chức vụ hiện nay trong Chính phủ sẽ được thành lập sau cuộc bầu cử Nghị viện diễn ra vào cuối tháng 10 tới.
langtubachkhoa
Há há, nếu tin này là thật thì anh Nga béo rồi

Nhà máy chế tạo máy ở Lugansk quyết định chuyển sang đất Nga
Suốt 12 năm, Nga là thị trường tiêu thụ cho toàn bộ san pham của nhà mày, họ đã nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ các đối tác Nga.

Dự kiến sẽ chuyển thiết bị san xuat hy vọng nhiều nhân viên sang đất Nga. Những người đi theo sẽ được cấp HC và trở thành công dân Nga


Luganskamasha decided in the spirit of wartime - the company transfers its production in the depths of the Russian territory.
Lugansk Machine-Building Plant was evacuated toRussia Chuvashia- for this operation, it is extremely difficult even in terms of logistics, the factory was forced to go because of the extreme circumstances: Its premises are under Ukrainian fire management virtually destroyed, reported Vesti.ru.



We drove in the Rostov region, visited six companies, but there are so many refugees. Then it was decided to go to the center of Russia, in the hinterland, especially since there were friends."

Nikita friends, CEO Luganskmasha.

"We expected that fewer people will go, and went all the basic structure, and did not have to persuade anyone"

"Change of dislocation" of the enterprise, and is accompanied by difficulties, often unexpected.For example, a piece of equipment "stuck" at the Russian customs in Donetsk.But all issues are resolved in a matter of urgency - in fact, in addition to working for refugees from Lugansk (Chuvashia a month ago moved 23 families), the company after its deployment is ready to work and local Russians - not less than fifty jobs.Indeed,"the former Ukrainians"are going to put down roots in Russia - in any case, all employees will receive LuganskMasha Russian passports and citizenship.

Also drawn for registration of a new company.There is one more ideological issues requiring decisions - on the one hand, we want to save historical name of "Lugansk Machinostroitel-43" on the other - to mention Cheboksary as the place of birth of the second company.
Phó Thường Nhân

http://fr.ria.ru/discussion/20140703/201711324.html

Bọn Novosti có một bài phân tích về quân đội UK, cũng giống như tôi nhận xét trong bài trên.
Sự hỗn loạn trong quân đội có nguyên nhân từ trong hệ thống chính trị « đa nguyên đa phái », cùng với một nền kinh tế tài phiệt hoá do tư hữu hoá mà ra. Nó đã biến UK thành một dạng phong kiến phân quyền, mà các dạng tài phiệt là lãnh chúa.
Có điều nó kêu gọi cải cách để quân đội UK chỉ có khoảng 50000 thì không đủ. Với mức độ dân số , diện tích như nước này, họ phải có một lực lượng cỡ 100000 – 200000. Nhưng kinh tế có bao được nó không lại là điều khác.
langtubachkhoa
Sao Nga lai khong co ve ngan TQ? Hay la vi thay My lai gan VN qua, nen Nga voi chay theo? Gần đây thấy Nga có vẻ rất tự tin, dù bị dọa trừng phạt, k ngại cả NATO lẫn TQ. Rốt cuộc là vì đâu? Có thể tình hình kinh tế xã hội Nga đã ổn định trở lại chăng? Hoặc Nga đã tìm ra giải pháp?


http://baodientu.chinhphu.vn/quoc-te/nga-m...-nam/207570.vgp
Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Moskva trông đợi củng cố vững mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang nhân kỷ niệm lần thứ 69 ngày Việt Nam tuyên bố độc lập, và ông nhấn mạnh rằng Moskva trông đợi củng cố vững mạnh quan hệ đối tác chiến lược với Hà Nội, đó là thông cáo của cơ quan báo chí thuộc điện Kremlin.

Ông Putin nhận định rằng "quan hệ giữa Liên bang Nga và Việt Nam mang tính chất hữu nghị thân thiện chân thành và xây dựng, như đã được xác nhận toàn vẹn qua những cuộc đàm phán năm ngoái tại Hà Nội".

Tổng thống Nga cũng bày tỏ sự tin tưởng rằng việc thực thi các thỏa thuận đạt được sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Việt Nam, đồng thời phục vụ đảm bảo ổn định và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Ông Putin cũng đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, và uy tín nổi bật của đất nước trong các công việc của khu vực và quốc tế.

Liên bang Nga và Việt Nam thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2001. Kể từ đó, quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực không ngừng được củng cố và tăng cường, kế thừa xứng đáng truyền thống hữu nghị và tương trợ giữa hai dân tộc.

Trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 11/2013 của Tổng thống Putin, hai nước đã nhất trí tiếp tục phát triển hơn nữa quan hệ Việt Nam - Nga trên tinh thần đối tác chiến lược toàn diện.



http://giaoducthoidai.vn/thoi-su/nga-nang-...m-278987-l.html
Cục thiết kế phương Bắc (Nga) đang sửa chữa, đại tu và nâng cấp chiếc tàu tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam.
BPS-500 - chiếc tàu tuần tra mang tên lửa diệt hạm đầu tiên do Việt Nam tự đóng trong nước với sự hỗ trợ của Nga, sau một thời gian dài phục vụ, bắt đầu được sửa chữa và khôi phục toàn diện để tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm nữa.

Theo hợp đồng với Công ty cổ phần Rosoboronexport, trong năm 2013, Cục thiết kế phương Bắc của Nga đã bắt đầu công việc tham gia hỗ trợ kỹ thuật trong sửa chữa tái tạo và nâng cấp chiếc tàu tuần tra tên lửa BPS-500 duy nhất cho Hải quân Việt Nam, thông tin này đã được xác nhận trong báo cáo tài chính năm 2013 của công ty.

Như vậy, có thể khẳng định chiếc tàu tên lửa duy nhất BPS-500 thuộc dự án KBO 2000 được Việt Nam chế tạo từ cuối những năm 1990 đang được đại tu và nâng cấp để có thể khôi phục khả năng hoạt động và sức mạnh chiến đấu mới.

Cần nhớ lại rằng, KBO 2000 là một dự án hợp tác đóng tàu quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó đại diện phía Nga là Cục thiết kế phương Bắc (SPKB), trong dự án này, SPKB đã tham gia thiết kế ra đề án tàu hộ tống tên lửa BPS-500 theo yêu cầu của Hải quân Việt Nam.

Chiếc tàu tên lửa BPS-500 đầu tiên sau đó được chế tạo tại một nhà máy đóng tàu ở thành phố Hồ Chí Minh (có thể là xưởng Ba Son) với sự hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp trang thiết bị, linh kiện phụ tùng từ Nga. Theo bài báo Jane’s đăng tháng 3/1999 thì khi đó BPS-500 đã hoàn thành, hạ thủy và đang trải qua thử nghiệm trên biển.

Tuy nhiên, sau khi đóng xong chiếc tàu BPS-500 đầu tiên, Việt Nam đã dừng hẳn chương trình đóng tàu này, nguyên nhân được một số phương tiện truyền thông nước ngoài cho là thiết kế của BPS-500 đã lỗi thời, không đáp ứng được các yêu cầu mà Việt Nam đề ra hoặc không thể so sánh được với khả năng của lớp tàu tên lửa Project 1241.8 Molniya nên dự án đã bị hủy bỏ.

Chiếc BPS-500 duy nhất được đóng và đang phục vụ trong thành phần Lữ đoàn 162 Hải quân mang số hiệu HQ-381.

Tàu tên lửa cỡ nhỏ BPS-500 dài 62m, rộng 11m, lượng giãn nước toàn tải 520 tấn, thủy thủ đoàn 50 người. Tàu được trang bị động cơ diesel cho tốc độ 30 hải lý/h, dự trữ hành trình 30 ngày.

Hệ thống điện tử trên tàu có radar đa năng Pozitiv ME trinh sát mục tiêu trên không và trên biển, có tầm trinh sát hơn 100km, có thể phát hiện mục tiêu bay có diện tích phản xạ sóng radar (RCS) 1m2 bay ở độ 1.000m từ cách 11km, phát hiện tên lửa diệt hạm có RCS 0,03m2 ở độ cao 15m cách xa 15km.

Radar cũng có thể theo dõi 15 mục tiêu cùng lúc, bám 3-5 mục tiêu. Ngoài ra, tàu còn có các hệ thống radar điều khiển hỏa lực pháo và hỏa lực tên lửa cùng hệ thống thông tin liên lạc.

Về mặt hỏa lực, BPS-500 trang bị pháo hải quân AK-176, 8 tên lửa hành trình chống tàu Uran-E (tầm bắn 130km), 2 ụ pháo phòng không cao tốc AK-630, tổ hợp tên lửa phòng không tầm thấp Igla và 2 đại liên 12,7mm.

Cần lưu ý rằng, viện thiết kế Severnoe của Nga gần đây cũng vừa giới thiệu biến thể mới của tàu hộ tống BPS-500 với cấu hình vũ khí mạnh hơn so với tàu HQ-381 của Hải quân Việt Nam.

Theo đó, biến thể tàu mới được trang bị pháo hạm A-190E cỡ nòng 100 mm thay vì pháo hạm AK-176 mm và được trang bị hệ thống chống ngầm phóng ngư lôi Paket-E (hệ thống ngư lôi mới và hiện đại nhất của hải quân Nga).

Với các cải tiến này, biến thể tàu hộ tống BPS-500 mới sẽ có sức mạnh vượt trội hơn, đa năng hơn thay vì chỉ có chức năng chống tàu nổi.
langtubachkhoa
Khong hieu tin nay co dung k?
(@click here)

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã chọn được công ty sẽ giúp ông bán tài sản của mình. Đó là công ty đầu tư Rothschild, thuộc sở hữu của gia tộc cùng tên của các chủ ngân hàng ra đời từ giữa thế kỷ thứ mười tám.
Đài Radio Tự do đưa tin dẫn nguồn giám đốc điều hành và đồng chủ tịch Rothschild & Cie Giovanni Salvetti.
Tổng thống cho biết quá trình bán sẽ bắt đầu vào tuần tới.
Theo lời ông Giovanni Salvetti, đối tác phía Ukraine của Rothschild Ukraine trong quá trình này là công ty "Vốn đầu tư Ukraine".
Đây là công ty đầu tư của Ukraine, cho đến ngày 20/6 năm nay còn thuộc đồng sở hữu của bà Valeria Gontareva - nay là Thống đốc Ngân hàng Quốc gia Ukraine. Chính ông Poroshenko đã đề cử bà vào chức vụ này.
langtubachkhoa
http://motthegioi.vn/bien-dong-ukraine/pha...uon-100237.html

Pháp vẫn giao tàu chiến cho Nga dù TT Pháp “không muốn“?

Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, truyền thông phương Tây nêu Pháp bất ngờ ủng hộ họ bằng việc hoãn chuyển giao tàu chiến cho Nga như một biện pháp trừng phạt Moscow. Tuy nhiên, truyền thông Nga trích dẫn các nguồn ngoại giao của Pháp khẳng định: Pháp vẫn muốn tôn trọng hợp đồng với Nga...


Việc chuyển giao tàu sân bay trực thăng lớp Mistral đầu tiên (chiếc Vladivostok), được Pháp đóng cho Nga theo hợp đồng năm 2011, sẽ diễn ra đúng kế hoạch. Nó không bị ảnh hưởng bởi phát ngôn mới đây của Tổng thống Francois Hollande về việc hoãn giao tàu cho Nga.
Một nguồn tin của Bộ ngoại giao Pháp cho biết phát ngôn của ông Hollande chỉ phản ảnh quan điểm cá nhân nhất thời chứ không phải quan điểm chính thức.
"Từ góc độ pháp lý, không có gì thay đổi cả; việc giao hàng vẫn là ngày 1.11 Đó (phát ngôn mới đây của ông Holland) là vấn đề về lập trường chính trị của tổng thống. Người đứng đầu nhà nước Pháp cho rằng, với bối cảnh hiện nay, nếu tình hình (ở Ukraine) không thay đổi - thì chưa thích hợp để chuyển giao tàu Mistral ", RIA cho biết

Về chuyện Ukraine, ông Hollande vẫn giữ nguyên quan điểm. Ông cho rằng Nga cần thực hiện các bước cần thiết để đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine để nhận được các tàu chiến Mistral đúng tiến độ. Quyết định cuối cùng của Pháp sẽ có vào tháng 10.

Có thể thấy ngay trong việc chuyển giao tàu chiến thì trong chính phủ Pháp cũng đang có những bất đồng giữa việc tôn trọng hợp đồng với Nga hay ngả theo lệnh trừng phạt cấm vận vũ khí của NATO. Các nhà phân tích nói rằng ông Hollande chỉ phát biểu để làm đẹp lòng các đồng minh của NATO nhưng vẫn sẽ tìm cách giao tàu cho Nga đúng thời hạn để tránh phải nộp phạt bồi thường hợp đồng.

Vào tháng 6.2011, Nga và Pháp đã ký một thỏa thuận trị giá 1,6 tỷ USD để Pháp đóng hai tàu lớp Mistral và chuyển giao công nghệ cho Nga. Chiếc đầu tiên có tên Vladivostok được dự kiến ​chuyển đến Nga vào cuối năm nay và chiếc thứ hai có tên Sevastopol sẽ được hoàn thành vào năm 2015.
Trong 6 tháng qua, Mỹ nhiều lần thúc giục Pháp hủy hợp đồng vũ khí với Nga (điều sẽ gây tổn hại kinh tế và uy tín của công nghiệp vũ khí Pháp). Pháp nhiều lần từ chối và ngụ ý sẵn sàng làm theo nếu các nước ở NATO chịu nộp tiền phạt hợp đồng thay cho Pháp nhưng không được phản hồi.
Các tàu Mistral dự kiến ​​sẽ được triển khai cho Hạm đội Thái Bình Dương của Nga. Cả hai đều có khả năng mang 16 máy bay trực thăng, bốn tàu đổ bộ, 70 xe bọc thép và 450 quân.
langtubachkhoa
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/vi-sao-m...2430372ca32.chn
Trong khi Nga có thể phải đối mặt với những lệnh trừng phạt nghiêm trọng hơn khi tình hình ở Đông Ukraine vẫn còn căng thẳng, mặt hàng kim cương của Nga chắc chắn sẽ không xuất hiện trong bất kỳ lệnh trừng phạt nào trong tương lai.

Theo dữ liệu từ báo cáo thường niên Ngành kim cương năm 2013 của Bain & Company, có một công ty khai thác kim cương của Nga nổi bật giữa vô vàn các công ty khác. Đó chính là Alrosa – một công ty nhà nước của Nga. Alrosa hiện đang là nhà khai thác và sản xuất kim cương lớn nhất thế giới, đồng thời là công ty lớn thứ hai thế giới tính theo doanh số bán kim cương.

http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/19c239522f44d187fb0053fe6dc400ce/2014/09/01/p1/vi-sao-my-se-khong-cam-nhap-khau-kim-cuong-tu-nga.png

Đi sâu hơn vào cơ cấu xuất khẩu kim cương của Alrosa, chúng ta có thể thấy Bỉ chính là thị trường xuất khẩu chính, chiếm gần một nửa sản lượng xuất khẩu của công ty sản xuất kim cương lớn nhất thế giới này:
http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/19c239522f44d187fb0053fe6dc400ce/2014/09/01/p2/vi-sao-my-se-khong-cam-nhap-khau-kim-cuong-tu-nga.png

Chính vì vậy, bất cứ một lệnh trừng phạt nào liên quan tới các công ty khai thác và sản xuất kim cương của Nga sẽ tác động rất lớn tới giá kim cương toàn cầu và phá vỡ thế ổn định của thị trường xa xỉ này.

Tuy nhiên, điều này là rất khó xảy ra, bởi cho đến thời điểm này người Mỹ vẫn là những người mua nhiều kim cương nhất thế giới, và có xu hướng vẫn giữ nguyên vị trí số một trong nhiều năm nữa. Hãy xem thống kê về cơ cấu tiêu thụ kim cương toàn cầu:

http://cafef.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/19c239522f44d187fb0053fe6dc400ce/2014/09/01/p3/vi-sao-my-se-khong-cam-nhap-khau-kim-cuong-tu-nga.png

Chính vì Mỹ tiêu thụ tới gần 40% số kim cương trên toàn thế giới, một lệnh trừng phạt có liên quan tới ngành kim cương của Nga sẽ khiến Mỹ mất nhiều hơn là được. Và người Mỹ thì thường chẳng chịu thiệt bao giờ, nên chắc chắn Alrosa và những viên kim cương sẽ được bình yên.
langtubachkhoa
http://www.anninhthudo.vn/quan-su/he-thong...nga/568902.antd
Hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO không có khả năng chống lại Nga

“Đề xuất từ các quốc gia vùng ​​Baltic và các nhà lãnh đạo Ba Lan trước hội nghị thượng đỉnh NATO về việc yêu cầu hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của NATO tập trung vào Nga là không thực tế, bởi hệ thống này không có khả năng chống lại các mối đe dọa tiềm năng từ Nga”, theo đại diện của Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ (MDA).

Trả lời phỏng vấn RIA Novosti hôm 3/9, giám đốc MDA Rick Lehner cho biết: “Về mặt kỹ thuật, hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng tôi thực sự không có khả năng dàn trận chống lại một mối đe dọa từ Nga”. Ông cho rằng đề nghị mới đây của một số thành viên NATO về tăng cường sự hiện diện của hệ thống này nhắm mục tiêu vào Nga là không khả thi.

Theo ông Lehner, hệ thống phòng thủ tên lửa này chỉ có thể giành thắng lợi ở vùng Trung Đông: “Chúng tôi chỉ có thể nói về 48 tên lửa đánh chặn giữa Ba Lan và Romania, trong khi Nga áp đảo hoàn toàn với hàng trăm tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm xa”.


Tên lửa phòng không Patriot của Mỹ được triển khai tại các căn cứ quân sự Morag ở Ba Lan.

Trước đó, tờ Der Spiegel của Đức đưa tin các nhà lãnh đạo Ba Lan, Latvia, Lithuania, Estonia đã đề xuất tập trung hệ thống tên lửa phòng thủ theo từng giai đoạn nhằm chống lại Nga. Đề xuất này nhanh chóng gặp phải sự chỉ trích vì cho rằng nó có thể sẽ làm suy yếu sự bảo đảm của Mỹ rằng hệ thống này được thiết kế chắc chắn để chống lại các quốc gia hiếu chiến ở vùng Trung Đông.

Thành viên NATO dự kiến ​​sẽ nhóm họp vào cuối tuần này ở xứ Wales để thảo luận về phản ứng của liên minh với Nga, khi buộc tội Moscow can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine.

NATO đã tăng cường hiện diện quân sự ở Đông Âu, sau sự leo thang khủng hoảng ở Ukraine. Đặc biệt, khối đã gửi tàu chiến tới Biển Đen và ủng hộ nhiệm vụ tuần tra qua các nước vùng Baltic. Nga đã chỉ trích hành động của NATO, tranh cãi giữa hai bên đã dẫn đến sự bất ổn định lớn hơn trong khu vực.
langtubachkhoa
Nga tiếp tục tập huấn sử dụng tàu sân bây
Mặc dù Pháp nói 'thời điểm chuyển giao chưa thích hợp' nhưng 400 nhân viên Hải quân Nga hiện đang ở Pháp vẫn tiếp tục công việc: tập huấn sử dụng, vận hành tàu sân bay.
Tại Ulan Bator (Mông Cổ), khi được hỏi phản ứng trước việc Pháp hoãn giao tàu, Tổng thống Nga hài hước: 'có thể chúng tôi sẽ mua tàu sân bay của... Mông Cổ'.
Mỹ đòi Pháp phải hủy hợp đồng nhưng khi Pháp nói hãy 'xì tiền ra đền bù hợp đồng' thì Mỹ lại 'làm thinh. Dù vậy, Pháp cuối cùng đã có những nhượng bộ nhất định khi tuyên bố hoãn thời hạn giao 2 tàu sân bay Mistral cho Hải quân Nga.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.