Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Bác Phó, tư bản dân tọc Ấn thực ra đã hình thành ngay thời Anh chiếm đóng, và sau đó vươn lên đủ mạnh để đấu tranh bất bạo động đuổi Anh đi. Tôi cũng k hiểu Anh cai trị kiểu gì mà lại để hình thành nên tầng lớp đó, trong khi Anh nắm đủ cả phương tiện chính trị, kinh tế quân sự. Chính vì có tầng lớp này làm gốc rễ, tạo nên sợi dây kinh tế ràng buộc lợi ich mạnh mẽ nên đất Ấn dù nhiều tôn giáo lằng nhằng mâu thuẫn thì đất nước vẫn k bị bung bét ra, k kể đến sức mạnh quân sự của quân đội ẤN đã từng đàn áp 1 số phong trào ly khai.

Những gì bác nói về Ukr, có thể coi như 1 bài tổng kết chỉ ra đầy đủ gốc rễ vấn đề của Ukr, đó là các tài phiệt hình thành theo kiểu monopoly, nắm hầu hết những ngành dọc của đất nước và choảng nhau, và họ còn cấu kết nước ngoài để lo cho lợi ích của mình mà k nghĩ đến lợi chung. Ở Nga thời đầu cũng có, nhưng nhờ có tinh thần dân tộc mạnh mẽ + khung quyền lực cứng (an ninh, quân đội) đủ vững mà nhờ đó giữ được và dẹp dần được tài phiệt. Ở Ukr thời kỳ đầu cũng có khung quyền lực cứng mạnh mẽ (chỉ sau Nga) nhưng tinh thần dân tộc k có (điều này cũng k khó hiểu vì trước khi Liên Xô tan rã đâu có nước Ukr), tinh thần dân tộc có thì lại là kiểu cực đoan và mang tính địa phương, khi nhóm miền Tây thần tượng Bandera coi người miền Đông khác với miền Tây họ, kết quả là tan rã

Nhưng nói chung để nghị bác Phó tránh từ mại bản hoặc giai cấp, vì có thể khiến 1 số người đọc liên tưởng tới vụ đánh mại bản ngày xưa, lại tuong bác là người thích đáu tranh giai cấp kiểu Mác thì chết. Tôi nghĩ nên thây từ giai cấp bằng tầng lớp, mại bản bằng từ...chưa nghĩ ra, có lẽ là tư bản ngoại bang hay tài phiệt ngoại bang vậy

Có tin này, k biết đây có phải 2 con tàu Amur TQ định mua k nhỉ?
http://vietnamdefence.com/Home/tintuc/theg...01410/54022.vnd
Nga bắt đầu sản xuất động cơ không cần không khí cho tàu ngầm
Ưu điểm chính của AIP là tăng độ bí mật cho tàu ngầm. Tàu ngầm có được khả năng lặn mà không cần nổi để nạp acquy. Dự định, vào năm 2015, AIP đầu tiên sẽ được lắp trên tàu ngầm Projekt 677 Lada.

AIP do Nga phát triển khác hoàn toàn các loại tương tự của nước ngoài ở phương pháp thu nhận hydro. Để không phải chở hydro tinh khiết cao trên tàu ngầm, trong AIP này dự định nhận hydro ở khối lượng cần tiêu hao bằng phương pháp xúc tác reforming nhiên liệu diesel.

Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 2 2014, 06:23 PM)
Vì chủ đề này dành cho UK, nên cũng nên quay lại nó. Người ta có thể tạm thời làm một thứ thu nhập kết quả, hệ quả những gì xẩy ra ở đây từ cách đây một năm.
Với tôi nó có mấy điều sau:
1- Ý nguyện của người dân UK thực ra bị phản bội, phản bội ngay nhưng người trực tiếp tham gia Maidan. Khi người dân UK tham gia Maidan, thực ra người ta chỉ phản đối nhưng tệ nạn xã hội trong đó chủ yếu là sự lũng đoạn của tài phiệt thông qua những tệ nạn tham nhũng. Điều đáng để ý là những tệ nạn này nẩy sinh trong một xã hội đã nghe theo lời khuyên của phương Tây chuyển sang một hệ thống mà theo họ, giống như một thứ thiên đường, trong đó tham nhũng, bất công, không còn mà là một xã hội bình đẳng, văn minh,.. với tất cả những lý thuyết mà lề trái ở VN vẫn lải nhải kiểu : cạnh tranh tạo nên sức mạnh, quyền dân, đối lập kiểm soát cầm quyền, .. Trong thực tế phong trào bị lái ngay theo hướng chống Nga, vì ai chi trả tiền, ai tổ chức thì đó là người chỉ huy, bất chấp ý tưởng, mong muốn của người dân thế nào. Nhưng điều này nói lên rất rõ ràng, cái cơ chế mà người ta tưởng là “tự do” hay “lòng dân”.  Đây là kiểu sinh hoạt “treo đầu dê, bán thịt chó”.

2-  Những điều khoản mà ông Yanutkovitch đạt được với Nga, thực ra là có lợi cho UK. Thế tại sao nó lại bị phản đối. Ngoài việc nó bị “đánh tráo nội dung” trong sự bùng nổ của Maidan, nó còn thể hiện sự mâu thuẫn trong các nhóm tài phiệt nằm quyền ở UK. Nhưng điều khoản mà yanutkovitch đạt được với Nga, đã “không được chia đều”, khiến những đối thủ của ông này nhưng tài phiệt không cùng nhóm với ông ta phải chống lại, vì quyền lợi riêng. Cơ chế đa nguyên đa nhóm, trong một đất nước không có tư sản dân tộc như một giai cấp, không lấy việc bảo vệ thị trường dân tộc làm gốc dẫn đến việc củng cố nhà nước như ở Ấn độ, mà là những thế lực mại bản, thủ lợi trong quan hệ hoặc với bên này, hoặc với bên kia đã dẫn tới điều đó.

3- Cuộc đấu đá lẫn nhau giữa các xu hướng tài phiệt mại bản khác nhau, đã dẫn UK tới chỗ chết.
Đất nước bị chiến tranh, chiếm đóng, kinh tế suy sụp. Hiện tại UK trở lại điểm khởi đầu, nhưng cộng thêm hai bất lợi đến từ hai phía: một hiệp định hợp tác với EU, mà điều lợi cho EU thì phải thực hiện (liên minh chính trị), nhưng điều lợi cho UK (tức là phần mở cửa thị trường kinh tế EU )thì bị đóng.  Với lý do , UK chưa thực hiện các “cải cách” (để EU thâm nhập sâu thêm nắm cổ họng), với lý do UK vẫn còn trong CEI. Nhưng điều khoản này bị lùi thực hiện cho tới đầu năm 2016. Hiện tại, khi EU đã đạt được mục đích của mình, thì UK càng suy xụp càng dễ cho EU bắt UK nhượng bộ tiếp về sau. Một phía kia là Nga (núp dưới bóng ly khai) tiếp tục chiếm đóng, gây bất ổn định.
Trong cái quá trình ấy, tài phiệt theo bên nào cũng thiệt. Kẻ theo EU thì không thấy nó cho điều mà nó hứa. Kẻ theo Nga thì bị đánh tan tác.  Không khác gì cái câu tục ngữ “nghêu sò đánh nhau, ngư ông thủ lợi”. Nghêu không thể cắn được sò, không kể hai bên đều trong vào ngư ông của phía mình (một bên là Mỹ, một bên là Nga). Người ta có thể bênh “ngư ông” mà mình thích “ngư ông Mỹ’ hay “ngư ông Nga”, nhưng bất cứ ngư ông nào, con sò UK cứ chết trước đã.
Nếu giả dụ bắt tay hợp tác trước, thì có phải tốt không ? nhưng hợp tác thế nào được khi ông chỉ mại bản, dựa vào nước ngoài (Mỹ hoặc Nga) để lấy thế bắt nạt nhau.
*



Đúng là Ukraina sau Liên Xô đã mất đi nhiều "chất keo" gắn bó giữa đông đảo người dân và hệ thống Nhà nước, điều này tạo thuận lợi cho sự lũng đoạn của nhóm nhỏ tài phiệt về kinh tế và chính trị. Chỉ có một cách giải thích cho việc này đó là sự thiếu vắng của xã hội dân sự có tổ chức tốt, chứ không phải là
nền dân chủ. Các ý tưởng ban đầu của phong trào Maidan đã dễ dàng bị xoay chuyển theo một hướng bất lợi cho đất nước chính là do cái phanh hãm của phản biện xã hội, của tranh luận tự do ...vv đã yếu ớt bởi di chứng "bao cấp tư tưởng" thời Soviet. Yanukovych là một tổng thống bất tài cũng từ điểm này, rằng ông ta đã không tạo dựng được cơ chế đàm phán để cho tiếng nói từ mọi miền đất nước được lắng nghe, phân tích hầu có thể thương lượng đi đến thống nhất.

Còn vấn đề tư sản dân tộc hay mại bản, qua truyền thông thì chưa hẳn đã vấn đề bởi vì không thấy có sự tháo chạy ồ ạt của tầng lớp này. Nếu định nghĩa tư sản dân tộc là nhóm sản xuất với các tài sản cố định và gắn bó với đất nước ... thì Ukraina vẫn còn đang trong quá trình chuyển tiếp và xây dựng. Còn tư sản mại bản thì tuy có, nhưng vì bản thân cái bầu sữa kinh tế của nó còn eo hẹp thì việc tham chính tranh giành là đương nhiên, song vị lợi thì tư sản nào chả làm thế. Điều đáng nói vẫn là ở cơ chế thương lượng và ứng xử theo pháp luật không đủ để tạo sự tin cậy lẫn nhau giữa các phe phái cũng như giữa người dân và nhà nước. Miền đông ly khai càng là bằng chứng rõ ràng cho sự yếu kém này.

Về phía Nga và EU, động cơ can thiệp vào Ukraina là đến từ lợi ích an ninh chứ không hẳn là kinh tế. Phương cách can thiệp, dù là ném đá giấu tay hay công khai quân sự thì cũng đều căn cứ vào thực tế chia rẽ của Ukraina. Nên nhớ là cả Nga và EU đều hô khẩu hiệu dân chủ chứ không phải 2 phe ý thức hệ để thúc đẩy thân hữu tại Ukraina đánh nhau. Đã không có động cơ tư tưởng mà nội chiến vẫn xảy ra thì rõ là người Ukraina từ lâu đã không còn chung một nhận thức về định danh dân tộc, đất nước và lợi ích quốc gia nữa rồi.
Phó Thường Nhân
Bản đồ mới nhất ở miền Đông UK theo bọn Novosti.
http://fr.ria.ru/infographie/20141002/202593972.html

Các cuộc đấu pháo đang diễn ra để cho đường ranh giới được thẳng, không tạo thành những cái túi dễ bị đối phương bao vây.
@Sky,
Bác hiểu dân chủ sơ lược quá, sau 20 năm độc lập, theo chế độ đại nghị tư sản mà bây giờ dân vẫn còn chưa “dân chủ” thì phải đợi đến khi nào ? 20 năm đủ cho một chính thể ra đời rồi biến mất như chính quyền miền Nam VN (1954-1975), chính xác là 21 năm, nhưng mà thôi thậm xưng ra 20 năm cho nó tròn khỏi bị lẻ. Cả một thế hệ không biết Liên Xô là gì (sinh năm 1994 là lúc UK độc lập, bây giờ đã 20), nếu lấy thế hệ những người đang nắm quyền ở UK ngày này, cho là vào tuổi 45,50 thì lúc độc lập họ mới là thanh niên cỡ tuổi 25. “tam thập nhi lập”, lúc đó họ biết Liên Xô nhưng không thể là lãnh đạo. Vậy làm sao mà tâm lý Liên Xô ảnh hưởng lớn thế. Không kể nếu tâm lý Liên Xô ảnh hưởng lớn, thì hệ thống chính trị của nó phải đi dần về phía Nga chứ.
Trong suốt thời gian độc lập này, UK đều được các đại diên dân chủ hàng đầu thế giới là EU và Mỹ nuôi dưỡng. sự ủng hộ riêng của Mỹ qua các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ..v..v.. theo như xì tin là khoảng 5 tỉ. Không tính đến sự ủng hộ dân chủ đến từ EU. Không tính đến sức mạnh mềm thông qua trao đổi văn hoá, học tập. Chú võ sĩ đấm bốc, là dân UK định cư ở EU rồi sau mới về. Toàn bộ khối cực hữu pravy sector là hậu duệ của dư đảng Banderas nằm ở Đức từ thời sô viết, vì theo nazi tức là phát xít Đức mà được Đức o bế ủng hộ từ sau đại chiến thế giới tới nay.
Như vậy “dân chủ” là đủ cả còn gì nữa. Có mầm có mống có tiền, có triết thuyết, có medias phương Tây ủng hộ.. còn thiếu cái gì nữa. Đến khi nào mới được coi là có dân chủ thật.
Tôi thì nhận xét thế này. Cái mẫu dân chủ phương Tây này không có đế, vì UK không có tư sản dân tộc. Đâu cứ phải cổ phần hoá, rồi có tư sản đâu. Các đại gia tư sản ở UK thực ra chỉ là những loại mafia ăn cơ chế mà thôi. Tại sao lại thế thì nó là thế này ? buổi đầu ông “trên răng dưới các tút” có cái gì, có kinh doanh gì đâu. Chỉ do thân quen, có ô dù mà chiếm đoạt được tài sản công cộng có từ trước mà thôi. Tất nhiên khi chiếm đoạt vì nó là tư hữu hoá nên ông phải có ít tiền. Cái ít tiền ấy, hoặc ông có hoặc phần nhiều phương Tây nó bơm cho. Đổi lại, giá tư hữu hoá khoảng 10, thì các ông thoả thuận với nhau bảo là một. Như vậy là 9/10 lãi. Sau khi đá lại tiền cho phương Tây, dù lãi xuất cực khủng đi thì vẫn lãi. Sau đó thì ông làm gì ? kinh doanh ư. Làm gì có. Để ăn tiếp thì phải đổi luật, ăn cơ chế. Bây giờ thì dễ rồi. Ông có tiền, lập đảng, chui vào quốc hội, rồi cứ thế mà thay luật để ăn thôi. Như vậy luật đáng lẽ là cái khung, thì lại thành cái “đèn cù” , quay như chong chóng. Chính vì luật quay như chong chóng, nên hôm nay ông có lợi, ngày mai thằng khác thay luật ông lại chết. Thực ra nó là luật mafia thôi. Vì thế phải mang tiền ra ngoài gửi ở phương Tây, để còn hạ cánh an toàn chứ. Cái cửa ra ở phương Tây thường là nước Áo, vì nước này vốn quen với các thị trường đông Âu cũ, mà trước đó về văn hoá thuộc về đế quốc Áo – hung (phần cực tây của UK cũng trong đó, ví dụ Lvov). Chính vì thế càng “dân chủ” thì càng nát. Vì tất cả các cơ chế nhà nước đều nát..vì tiền và đặc biệt là không còn quyền lợi nhà nước nữa. (Điều mà trong một nhà nước chưa có tư bản dân tộc như VN, được thể hiện qua các cơ quan nhà nước, đảng, và các công ty quốc doanh) chỉ còn quyền lợi tư nhân. Tư nhân này là mại bản gắn với nước ngoài, vì tiền nó mang ra nước ngoài, và vốn khởi đầu cũng là do nước ngoài bơm cho.
Đến khi dân xông ra Maidan, vì họ chán chuyện ấy quá, thì nó đá qua đá lại thành xung đột quốc tế EU – Nga chứ dân quyền có gì đâu.
Nói thêm một ví dụ khác, cạnh VN. Thái lan, là nước có chế độ đại nghị từ năm 1930 (tức là vào năm VN còn là thuộc địa, và Đảng mới ra đời). Nhưng có mấy khi nó sinh hoạt “dân chủ “ được đâu, cho đến bây giờ, 80 năm sau, giai cấp tư sản vẫn chia thành áo vàng áo đỏ đánh nhau không thoả hiệp được, quân đội vẫn phải xông ra làm trọng tài.
Thế cho nên không phải cứ tư hữu, mặt vênh lên vì có mấy cái cửa hàng, thậm chí tiền tỉ, mua máy bay riêng có nghĩa là có tư sản dân tộc. Có khi lại mại bản chính hiệu.
langtubachkhoa
Nga dung bai cua phuong Tay dap phuong Tay ne
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25...-dao-chinh.html
Nga đề xuất thông qua một tuyên bố của Đại hội đồng Liên hợp quốc về việc không công nhận bất kỳ cuộc đảo chính nào dẫn đến thay đổi chính thể ở một quốc gia, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov phát biểu tại phiên họp thứ 69 của Đại hội đồng hôm thứ Bảy (27/9).
“Vì sao Đại hội đồng không thông qua tuyên bố không chấp nhận việc can thiệp vào nội bộ của các nhà nước có chủ quyền và không công nhận đảo chính như là một phương tiện để thay đổi chế độ?”
“Cần loại bỏ hoàn toàn những âm mưu sử dụng truyền thông quốc tế của một số quốc gia để gây áp lực một cách không chính đáng lên những quốc gia khác”, RIA Novosti dẫn lời ông Lavrov.
Trước đây vào ngày 13/9, cũng chính Ngoại trưởng Nga Lavrov đã từng nói rằng phương Tây vẫn không chịu thừa nhận cuộc đảo chính ở Ukraine là được sắp đặt với sự hậu thuẫn của Mỹ và Liên minh châu Âu.
Nói về chính quyền mới ở Kiev, ông Lavrov cũng từng phát biểu rằng: “Sau khi những người này được tích cực hậu thuẫn thì lên nắm quyền và hình thành một chính quyền mói, đối với họ cái gì cũng có thể làm được. Họ được tha thứ cho mọi thứ và được phép làm mọi thứ họ muốn. Chúng tôi chưa nghe thấy có ai lên án những tuyên bố không thể chấp nhận được mà họ đưa ra về những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa dân tộc, Nga, dân tộc thiểu số và xu hướng phát xít kiểu mới”.
Ukraine đã trải qua một biến cố thay đổi chế độ chính trị giống như một cuộc đảo chính quân sự vào ngày 22/2 sau nhiều tháng diễn ra xung đột giữa chính quyền xu hướng theo Nga và những người ủng hộ Ukraine sáp nhập với châu Âu. Quốc hội Ukraine đã phế truất Thủ tướng khi đó là Viktor Yanukovych và sửa đổi lại hiến pháp định ngày bầu cử tổng thống mới vào 25/5.
Sau đó Tổng thống Nga Putin đã nói rằng các nước phương Tây đã hậu thuẫn cho cuộc đảo chính ở Ukraine vào đúng thời điểm mà Moscow đang đề xuất tìm ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng ở nước này thông qua đối thoại.
Bắt đầu từ tháng 3, sau khi bán đảo Crimea thuộc Ukraine gia nhập Nga thì các cuộc phản đối chống chính phủ bắt đầu nổ ra trên khắp các vùng đông nam nói tiếng Nga. Vào đầu tháng 5, các tỉnh Donetsk và Luhansk tuyên bố ly khai thành lập các nước cộng hòa nhân dân.
Chính quyền mới của Ukraine đứng đầu là tổng thống Petro Poroshenko đã phát động một chiến dịch đặc biệt nhằm trấn áp phe ly khai vào giữa tháng 4. Những lời cáo buộc qua lại giữa Nga và EU khiến cho quan hệ hai bên căng thẳng và sau đó là một loạt những lệnh trừng phạt của EU cùng với Mỹ được áp đặt chống Nga cho đến nay.


http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/vi-vn/25...-bi-de-doa.html
Ukraine ra hạn ngạch ấn phẩm văn hóa Nga do lo ngại an ninh bị đe dọa 03/10/2014, 08:41 (GMT+7)
“Chúng tôi không muốn lại là một nước Nga nữa mà chúng tôi muốn trở thành một kiểu quốc gia khác”, Phó thủ tướng Ukraine Alexander Sych nói.

Chính quyền Ukraine đang xem xét việc cấp hạn ngạch đối với sách và những ấn phẩm khác bằng tiếng Nga với lý do là lo ngại cho tình hình an ninh quốc gia, Phó thủ tướng Ukraine Alexander Sych nói với các phóng viên nước ngoài hôm 2/10.
“Chúng tôi sẽ lập ra một cơ chế cấp hạn ngạch đối với các ấn phẩm. Ngày nay việc thiết lập an toàn thông tin là rất quan trọng đối với chúng tôi – an toàn về giá trị, lối sống, văn hóa và tinh thần,” ông Sych nói.
Lấy thí dụ về cái sự thiếu an toàn này, ông Sych cho hay số liệu cho thấy 98% các chương trình trình chiếu và sản xuất theo từng kỳ phát sóng ở Ukraine đều được sản xuất ở Nga. Những bài hát bằng tiếng Ukraine cũng có đến 90% đều từ Nga.Và 80% số sách cũng với 80% số báo chí in cũng đến từ Nga.
“Tôi không nói rằng tất cả mọi ấn phẩm đều có hại nhưng nó hình thành ra một quan điểm coi thường nhà nước và văn hóa Ukraine, làm giảm đi cái giá trị cốt lõi được cảm thấy mình là Ukraine”, Itar-Tass dẫn lời.
Với một phần lớn sản phẩm thông tin bằng tiếng Nga sẽ lôi kéo Ukraine vào lối sống kiểu Nga trong khi “chúng tôi không muốn lại là một nước Nga nữa mà chúng tôi muốn trở thành một kiểu quốc gia khác”.
“Chúng tôi không có sáng tạo lại bánh xe cũ. Chúng tôi đang sử dụng kinh nghiệm của những người bạn Canada và Italia họ đã gìn giữ truyền thông đại chúng và sách báo của mình bằng biện pháp đưa ra hạn ngạch”.
“Tôi nghĩ không có một quốc gia dân chủ và văn minh nào lại để cho các loại sách báo và chương trình truyền hình hủy hoại các gốc rễ của nhà nước mình và phẩm giá của người dân được phổ biến trên lãnh thổ của mình.”
Mới đây nhất, chính quyền Ukraine đã cấm phát sóng tiếp nối 15 kênh truyền hình Nga trong các mạng lưới truyền hình cáp của nước này.
Các kênh bị cấm gồm có Pervy, Rossiya 24, RTR Planet, NTV Mir, NTV, Rossiya 1, Petersburg 5, REN-TV, Zvezda, RBK-TV, RussiaToday, LifeNews và Istoriya TVCI.
langtubachkhoa
Mỹ đang khoe này, EU nhục chưa? CHưa bao giờ mà EU xấu mặt thế này, cũng chưa bao giờ mà Mỹ công khai thừa nhận điều này dù ai cũng biết. Tuy nhien, thua nhan vay co ve nhu day la 1 dau hieu ha nhiet

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_03/278146666/
Ông Biden tuyên bố rằng Hoa Kỳ đã buộc EU áp đặt các biện pháp trừng phạt chống Nga

Trong bài phát biểu tại diễn đàn Kennedy ở Đại học Harvard, thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố rằng chính Hoa Kỳ và cá nhân tổng thống Obama đã ép buộc EU phải áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga để phản ứng với tình hình ở Ukraina.

Theo ông, Hoa Kỳ đã liên kết các nước phát triển nhất về kinh tế với mục đích áp đặt trừng phạt Nga và “bắt trả giá” cho sự can thiệp vào tình hình ở Ukraina.
“Vâng, họ (các nước châu Âu) không muốn làm điều đó. Nhưng một lần nữa, mọi việc nằm ở địa vị lãnh tụ của Hoa Kỳ và của tổng thống Mỹ, người đòi phải thực hiện việc này, đôi khi ông ấy thậm chí buộc phải đặt châu Âu vào thế khó xử, để họ nhận về mình (nguy cơ phải chịu) những thiệt hại kinh tế và bắt Nga phải trả giá”,- ông Biden tuyên bố.
"Chúng tôi không muốn sự sụp đổ của nước Nga, chúng tôi muốn họ được phồn thịnh”,- ông Biden lưu ý.


Mỹ chơi chiều gì đây?
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_03/278129363/
Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Biện pháp trừng phạt chống Nga gây hiệu ứng boomerang giáng đòn phản hồi vào các nước phương Tây

Phát biểu tại Washington, DC. trong trụ sở tổ chức phi chính phủ - Trung tâm Phân tích Chính sách châu Âu -, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Âu và Á-Âu Victoria Nuland tuyên bố rằng tuân thủ các biện pháp trừng phạt không phải là công việc dễ dàng và do động thái này nhiều nước đang phải trả giá đắt, giống như hiệu ứng boomerang.

"Khi Thỏa thuận Minsk được thực hiện đầy đủ, chúng ta có thể bắt đầu “thu hồi một phần lệnh trừng phạt”, - hãng thông tấn TASS trích dẫn lời nhà ngoại giao Mỹ. Washington cũng công bố lập trường như vậy hôm 12 tháng Chín, vào ngày áp đặt gói biện pháp cuối cùng chống Matxcơva, và sau đó nhắc đi nhắc lại nhiều lần nội dung trên




Năm 2015 Nga phóng các vệ tinh mới của hệ thống cảnh báo tấn công tên lửa
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_03/278153120/

Lưu ý câu cuối, chứng tỏ Ukr phải mua gaz với giá cao
Ông Prodan: Phía Ukraina sẵn sàng đàm phán với Nga về vấn đề tranh chấp khí đốt
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_03/278153552/
Phía Ukraina sẵn sàng đàm phán với Nga về vấn đề tranh chấp khí đốt.

Bộ trưởng Bộ Năng lượng và Công nghiệp than Yuriy Prodan công bố ngày hôm nay tại Brussel khi trả lời câu hỏi của phóng viên thông tấn xã ITAR TASS về việc phía Ucraina quan tâm cỡ nào đến việc tiến hành nhanh chóng hội nghị bộ trưởng ba bên về vấn đề khí đốt trong thành phần Nga-EU-Ukraina.
“Chúng tôi sẵn sàng gặp gỡ dù ngay trong ngày mai. Cần đàm phán và tìm kiếm những giải pháp thỏa hiệp”,- ông Prodan nói.
Các bên Nga và Ucraina đến ngày 7 tháng Mười phải thông báo lập trường của mình cho Ủy ban châu Âu phụ trách giải quyết tranh chấp khí đốt, ông Prodan nói.
Theo ông, Ủy ban châu Âu, về phần mình, sẽ cố gắng để đưa đề nghị của các bên vào một biên bản duy nhất, ông Prodan nói. Ông đồng thời thừa nhận rằng “chúng tôi có nhiều bất đồng, ngay cả trong việc ai sẽ là người ký biên bản”,- Bộ trưởng Ukraina nói.
langtubachkhoa
Nga mới tìm thấy ở biển Kara (Карское море) thuộc Bắc Băng Dương một mỏ dầu thô ngọt ước tính sơ bộ trị giá khoảng 8000 tỷ $ theo thời giá hiện hành (mỏ dầu này nằm cách bờ biển Nga 250 km thôi ), nghĩa là lớn hơn trữ lượng tổng cộng của vùng vịnh Caribê và Alaska của Mỹ

Bác nào thèm nhất? Mỹ có dám cấm Exon Mobile hợp tác với Nga vụ này k?
langtubachkhoa
Putin xưa nay là vị tổng thống rất ít phô trương và rất ít nói, nhưng đã nói là đúng. Sao lần này ông có vẻ tự tin thế nhỉ?
http://soha.vn/quoc-te/putin-trung-phat-la...03093214334.htm

Putin: "Trừng phạt là dại dột và không thể trói chân được Nga

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 2/10 đã chỉ trích các biện pháp trừng phạt của phương Tây là “hoàn toàn dại dột”.

Ông Putin khẳng định các lệnh trừng phạt sẽ không thể ngáng đường Nga phát triển thành một cường quốc kinh tế vững mạnh.
Phát biểu trước các nhà đầu tư Nga cũng như nước ngoài, ông Putin cho biết ông rất “thoải mái” khi đối mặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Moscow do khủng hoảng tại Ukraine.
Ông Putin nói chắc như đinh đóng cột với các chuyên gia tài chính – những người vốn đang lo ngại kinh tế sẽ suy yếu - rằng Nga đang ở một vị thế vững vàng để vượt qua cơn bão.
“Chúng tôi thực sự muốn một quốc gia mạnh mẽ, hưng thịnh, tự do và mở cửa với thế giới” – ông Putin nói tại Diễn đàn đầu tư “Nước Nga kêu gọi” do VTB Capital tổ chức.

Ông cũng xóa tan quan ngại của một số doanh nhân rằng biện pháp trừng phạt có thể kéo Nga vào một giai đoạn của sự cô lập. “Hoàn toàn dại dột khi các chính phủ đó đang tìm cách hạn chế hoạt động kinh doanh của chính mình, ngăn cản công chuyện làm ăn, giảm năng lực cạnh tranh ở một thị trường hứa hẹn như Nga. Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể vượt qua được giai đoạn hiểu lầm này” – Tổng thống Nga nhận định.
Nói về “giai đoạn khó khăn”, ông Putin chắc chắn rằng các biện pháp trừng phạt sẽ thúc đẩy tăng trưởng trong nước và giảm sự phụ thuộc của Nga vào nhập khẩu, tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển.
Ngoài ra, ông Putin tái khẳng định tầm quan trọng trong việc phát triển quan hệ với các đối tác tiềm năng của Nga theo chính sách Hướng Đông của nước này.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 3 2014, 11:00 PM)
@Sky,
Bác hiểu dân chủ sơ lược quá, sau 20 năm độc lập, theo chế độ đại nghị tư sản mà bây giờ dân vẫn còn chưa “dân chủ” thì phải đợi đến khi nào ? 20 năm đủ cho một chính thể ra đời rồi biến mất như chính quyền miền Nam VN (1954-1975), chính xác là 21 năm, nhưng mà thôi thậm xưng ra 20 năm cho nó tròn khỏi bị lẻ. Cả một thế hệ không biết Liên Xô là gì (sinh năm 1994 là lúc UK độc lập, bây giờ đã 20), nếu lấy thế hệ những người đang nắm quyền ở UK ngày này, cho là vào tuổi 45,50 thì lúc độc lập họ mới là thanh niên cỡ tuổi 25. “tam thập nhi lập”, lúc đó họ biết Liên Xô nhưng không thể là lãnh đạo. Vậy làm sao mà tâm lý Liên Xô ảnh hưởng lớn thế. Không kể nếu tâm lý Liên Xô ảnh hưởng lớn, thì hệ thống chính trị của nó phải đi dần về phía Nga chứ.
Trong suốt thời gian độc lập này, UK đều được các đại diên dân chủ hàng đầu thế giới là EU và Mỹ nuôi dưỡng. sự ủng hộ riêng của Mỹ qua các tổ chức phi chính phủ, hiệp hội ..v..v.. theo như xì tin là khoảng 5 tỉ. Không tính đến sự ủng hộ dân chủ đến từ EU. Không tính đến sức mạnh mềm thông qua trao đổi văn hoá, học tập. Chú võ sĩ đấm bốc, là dân UK định cư ở EU rồi sau mới về. Toàn bộ khối cực hữu pravy sector là hậu duệ của dư đảng Banderas nằm ở Đức từ thời sô viết, vì theo nazi tức là phát xít Đức mà được Đức o bế ủng hộ từ sau đại chiến thế giới tới nay.
Như vậy “dân chủ” là đủ cả còn gì nữa. Có mầm có mống có tiền, có triết thuyết, có medias phương Tây ủng hộ.. còn thiếu cái gì nữa. Đến khi nào mới được coi là có dân chủ thật.
Tôi thì nhận xét thế này. Cái mẫu dân chủ phương Tây này không có đế, vì UK không có tư sản dân tộc. Đâu cứ phải cổ phần hoá, rồi có tư sản đâu. Các đại gia tư sản ở UK thực ra chỉ là những loại mafia ăn cơ chế mà thôi. Tại sao lại thế thì nó là thế này ? buổi đầu ông “trên răng dưới các tút” có cái gì, có kinh doanh gì đâu. Chỉ do thân quen, có ô dù mà chiếm đoạt được tài sản công cộng có từ trước mà thôi. Tất nhiên khi chiếm đoạt vì nó là tư hữu hoá nên ông phải có ít tiền. Cái ít tiền ấy, hoặc ông có hoặc phần nhiều phương Tây nó bơm cho. Đổi lại, giá tư hữu hoá khoảng 10, thì các ông thoả thuận với nhau bảo là một. Như vậy là 9/10 lãi. Sau khi đá lại tiền cho phương Tây, dù lãi xuất cực khủng đi thì vẫn lãi. Sau đó thì ông làm gì ? kinh doanh ư. Làm gì có. Để ăn tiếp thì phải đổi luật, ăn cơ chế. Bây giờ thì dễ rồi. Ông có tiền, lập đảng, chui vào quốc hội, rồi cứ thế mà thay luật để ăn thôi. Như vậy luật đáng lẽ là cái khung, thì lại thành cái “đèn cù” , quay như chong chóng.  Chính vì luật quay như chong chóng, nên hôm nay ông có lợi, ngày mai thằng khác thay luật ông lại chết. Thực ra nó là luật mafia thôi. Vì thế phải mang tiền ra ngoài gửi ở phương Tây, để còn hạ cánh an toàn chứ. Cái cửa ra ở phương Tây thường là nước Áo, vì nước này vốn quen với các thị trường đông Âu cũ, mà trước đó về văn hoá thuộc về đế quốc Áo – hung (phần cực tây của UK cũng trong đó, ví dụ Lvov). Chính vì thế càng “dân chủ” thì càng nát. Vì tất cả các cơ chế nhà nước đều nát..vì tiền và đặc biệt là không còn quyền lợi nhà nước nữa. (Điều mà trong một nhà nước chưa có tư bản dân tộc như VN, được thể hiện qua các cơ quan nhà nước, đảng, và các công ty quốc doanh) chỉ còn quyền lợi tư nhân. Tư nhân này là mại bản gắn với nước ngoài, vì tiền nó mang ra nước ngoài, và vốn khởi đầu cũng là do nước ngoài bơm cho.
Đến khi dân xông ra Maidan, vì họ chán chuyện ấy quá, thì nó đá qua đá lại thành xung đột quốc tế EU – Nga chứ dân quyền có gì đâu.
Nói thêm một ví dụ khác, cạnh VN. Thái lan, là nước có chế độ đại nghị từ năm 1930 (tức là vào năm VN còn là thuộc địa, và Đảng mới ra đời). Nhưng có mấy khi nó sinh hoạt “dân chủ “ được đâu,  cho đến bây giờ, 80 năm sau, giai cấp tư sản vẫn chia thành áo vàng áo đỏ đánh nhau không thoả hiệp được, quân đội vẫn phải xông ra làm trọng tài. 
Thế cho nên không phải cứ tư hữu,  mặt vênh lên vì có mấy cái cửa hàng, thậm chí tiền tỉ, mua máy bay riêng có nghĩa là có tư sản dân tộc. Có khi lại mại bản chính hiệu.
*



Không hề, thể chế dân chủ ở Ukraina xây dựng trên một mức thấp hoặc rất thấp của xã hội dân sự. Theo một nguồn đánh giá độc lập thi di sản 'một chiều' hậu Soviet vẫn gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động và phát triển của các tổ chức dân sự phi chính phủ:
http://eep.sagepub.com/content/20/4/571.abstract

Tức là thể chế tư sản đại nghị không phải là chìa khóa vạn năng ngay lập tức làm thay đổi tư duy cũng như hành vi của con người. Các thành tựu về kinh tế xã hội chỉ đạt được sau một thời gian tích lũy các yếu tố tích cực như sự đồng thuận xã hội, mức độ tương tác đa chiều, trình độ quản lý, tổ chức, học vấn và năng suất lao động ...vv. Việc Ukraina và các nước XHCN cũ thay đổi thể chế mới chỉ là một việc mở cửa ngôi nhà chứ chưa phải là sử dụng hết các phòng ốc nội thất bên trong. Điều đáng tiếc là sau 20 năm, người Ukraina không làm được cái việc gọi là cùng nhau khai thác ngôi nhà chung mà đã xảy chuyện tranh giành cái tiền sảnh.

Còn luận về tư sản, bác Phó nhận định rất đúng về việc để tư bản lũng đoạn nhà nước thì chỉ có loạn, nhất là buổi giao thời khi các thiết chế nhà nước - xã hội còn chưa ổn định. Điều đáng nói là bài học xây dựng nhà nước pháp quyền vững mạnh có cơ sở chắc chắn từ một xã hội vận động đa chiều hơn là áp đặt một chiều. Chứng minh điều này hơi phức tạp khi sử dụng các mô hình toán học, song nếu để ý tới thái độ và hành xử của đám đông người Thái trong các cuộc biểu tình chống chính phủ thì vẫn khác với người Ukraina, thậm chí người VN. Dân trí cao hay văn minh etc. là những lời khen dễ dãi, nhưng nếu có thể thăm dò đo lường cách thức phản ứng (tâm lý, hành vi) của những người đó thì người ta sẽ nhận ra giá trị tích tụ của giáo dục nhân văn và chân thật. Đây là điều mà chính khách cũng khó mà nói thẳng ra được, song nó xác định phẩm chất và tương lai của cả dân tộc - đất nước.
langtubachkhoa
Thanh cong cua ngoai giao Nga, dac biet o doan duoi
http://motthegioi.vn/quoc-te/iran-ung-ho-n...ret-108203.html

Do vậy, "điều kiện hiện giờ không giống như họ (ám chỉ các nước châu Âu) nghĩ rằng nếu hủy hợp đồng khí đốt với Nga, thì Iran sẽ cung cấp cho họ", Tổng thống Iran cho biết thêm. "Trong những năm gần đây, chúng tôi đang tăng cường nỗ lực để các nước xuất khẩu khí đốt có thể hợp tác cùng nhau", ông nói. "Cạnh tranh không phải là vấn đề gì hay ho. Nó chỉ mang lại lợi nhuận cho người mua và khiến các nước xuất khẩu thiệt hại".

"Vì vậy, trong lĩnh vực khí đốt cũng như trong lĩnh vực năng lượng, cách tối ưu nhất là hợp tác và tương tác," Rouhani nói nhấn mạnh rằng: "Chúng tôi đang tìm kiếm để hành động phối hợp với Nga trong mọi lĩnh vực".
langtubachkhoa
Cai nay tuy bi chim so voi Ukr, nhung thuc su la giang don vao chien luoc cua My, va co le ca TQ, don nang
http://baodatviet.vn/quoc-phong/vu-khi/ten...mo-hoi-3104097/
http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_09_29/277928834/
http://hanoitv.vn/Tin-24h/Hoi-nghi-cac-nuo...g-uoc/44165.htv
Lần đầu tiên các nước đã ra được tuyên bố chung làm cơ sở cho một công ước trong tương lai về quy chế pháp lý của biển Caspi.

Tổng thống Nga Putin đánh giá thỏa thuận 5 bên này đã đáp ứng lợi ích lâu dài của tất cả các bên, coi sự hợp tác của 5 nước vùng Caspi sẽ giúp củng cố an ninh trong khu vực bởi tất cả đều thống nhất loại trừ sự hiện diện của lực lượng vũ trang “ngoại khối” trong khu vực.

Phát biểu sau hội nghị, tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo hội nghị đã đạt được kết quả rõ rệt đó là việc đạt được nhiều thỏa thuận then chốt, chuẩn bị cho một công ước tương lai về qui chế pháp lí của vùng biển Caspi. Tổng thống Putin nhấn mạnh tất cả các nước có liên quan được sử dụng chung vùng biển Caspi, trong đó có việc sử dụng nguồn nước, nguồn tài nguyên dưới biển, đánh bắt thủy sản và việc đi lại của tàu thuyền. Bên lề hội nghị, tổng thống Nga cũng có các cuộc gặp song phương với người đồng cấp của các nước tham dự hội nghị. Caspi được coi là hồ nước lớn nhất thế giới cả về diện tích và thể tích. Nơi đây có trữ lượng dầu và khí tự nhiên dồi dào




Met voi may bac EU nay, muon bo trung phat thi cu bo, lai con lam dieu bo nay no
http://danviet.vn/the-gioi/duc-thua-nhan-t...ung-489596.html
Theo Điều phối viên chịu trách nhiệm về các quan hệ hợp tác với Nga, Trung Á và các đối tác phía Đông, ông Gernot Erler, Đức đã nhận thức được việc áp đặt các biện pháp trừng phạt chống lại Nga mà 28 thành viên EU nhất trí sau một loạt các cuộc thảo luận căng thẳng, đang tác động ngược, gây hại cho Berlin.

"Chúng tôi không mong muốn (áp đặt) chúng (các biện pháp trừng phạt). Chúng tôi hiểu, chúng tôi đang tự bắn vào chân mình. (Những biện pháp trừng phạt của chúng tôi làm hại chính chúng tôi). Tôi nghe rất nhiều doanh nhân phàn nàn về vấn đề này mỗi ngày. Càng dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt sớm, càng có lợi cho chúng tôi", ông Gernot Erler hôm nay nhấn mạnh.
..............


http://www.vietnamplus.vn/tan-tong-thu-ky-...-nga/284818.vnp
Tân Tổng Thư ký NATO muốn có quan hệ xây dựng với Nga
Hãng Reuters, ngày 6/10, phát biểu với nhật báo "Gazeta Wyborcza" khi ở thăm Ba Lan, tân Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg cho biết liên minh quân sự này muốn có các mối quan hệ xây dựng với Nga ngay cả khi NATO tăng cường hiện diện tại các quốc gia thành viên ở Đông Âu.

Theo ông Stoltenberg, NATO sẽ tôn trọng các cam kết quốc tế, trong đó có cả thỏa thuận hậu Chiến tranh Lạnh với Nga về việc triển khai quân sự của Phương Tây tại các quốc gia từng thuộc Liên Xô cũ.

Ông Stoltenberg nói: "Không có sự trái ngược nào giữa một NATO hùng mạnh và việc tạo dựng các quan hệ xây dựng với Nga. Điều đó xuất phát từ kinh nghiệm chính trị của tôi. Na Uy là một quốc gia nhỏ bé giáp với Nga, song bất chấp điều đó, có lẽ ngay cả trong giai đoạn lạnh giá nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chúng tôi vẫn có thể hợp tác về vấn đề năng lượng, ngư nghiệp và phân định hải giới."

Về việc NATO tăng cường hiện diện tại Ba Lan và các quốc gia vùng Baltic, ông Stoltenberg cho rằng: "Chúng tôi tăng cường an ninh mà không vi phạm các cam kết quốc tế của NATO"./.
langtubachkhoa
Một bạn trên mạng nói về vụ Mistral. Nếu không giao thì chú Pháp lõm nặng

Thử bàn về vụ tàu Mistral: Thông thường HĐ quốc tế lớn, giữa DCNS và Rosoboronexport, sẽ có các điểm mốc như kickoff, PAC, FAC. Trong đó kickoff là khởi điểm tính tiến độ (24 tháng hay 2x 52 tuần), các bên khởi động dự án, Rosoboronexport trả tạm ứng tiền 10% cho đối tác, bên DCNS nộp bảo lãnh thực hiện HĐ (5-10% giá trị HĐ).
Thời điểm PAC/chứng chỉ chấp nhận tạm thời (ở HĐ này thực tế đã trôi qua từ 7.2014). Là thời điểm rất quan trọng, vì: DCNS đã hoàn thành toàn bộ con tàu, từ biên bản xác nhận kiểm thử, đo nguội/nóng riêng rẽ của hệ thống nhỏ, đến vận hành chung các hệ thống lớn, sẵn sàng đưa tàu vào vận hành. Trong đó có phải thực hiện các bài thử: vận hành đo tham số cam kết (performance test) như tốc độ tàu, tải trọng tàu, hệ thống liên lạc chỉ huy, tầm xa của radar...; vận hành thử thách (trial test), quá tải trong vài thời điểm của máy đẩy tàu, máy phát điện trên tàu, hệ thống PCCC hay cứu hộ khẩn cấp.
Nhưng điểm quan trọng nhất ở PAC là DCNS phải giao cho Rosoboronexport toàn bộ hồ sơ thuyết minh, bản vẽ thiết kế, sơ đồ nguyên lý, bản vẽ lắp chi tiết, các quy trình vận hành, kiểm thử, sửa chữa, bảo hành của tất cả các hệ thống cơ, nhiệt, điện, điện tử, DCIS/SCADA, chỉ huy điều khiển... để xem xét phê duyệt, chấp thuận và sử dụng cho toàn bộ đời sống con tàu. Nghĩa là toàn bộ bí mật kỹ thuật/công nghệ các hệ thống của tàu.
Còn Rosoboronexport phải trả cho DCNS đến 80-85% giá trị HĐ tại thời điểm cấp PAC cho DCNS.
Thời điểm FAC (chứng chỉ chấp nhận cuối cùng) sẽ khoảng tháng cuối 11.2014: DCNS phải khắc phục xóa hết các lỗi có kê danh sách các "lỗi", phát hiện sau qua trình vận hành và các phép test thử ở trên. Huấn luyện và đào tạo nhân viên vận hành tàu (đã làm xong trong tháng 9.2014).
Khi Rosoboronexport cấp FAC, thì DCNS phải hoàn thiện nộp bộ hồ sơ hoàn công (hồ sơ bản vẽ kỹ thuật phải đóng dấu "As-build"). Còn Rosoboronexport trả tiền đến 90-95% giá trị HĐ, chỉ còn giữ lại 5%-10% để bảo hành, và trả khoản "bond" cho DCNS.
Vậy nếu DCNS hủy HĐ này, hai bên sẽ ra tòa, xem xét mức sẽ phải bồi thường HĐ cho Rosoboronexport (đến 1,2 tỷ EUR?).
Nếu DCNS vẫn thực hiện HĐ, nhưng giao tàu chậm trễ, sẽ có điều khoản phạt chậm tiến độ, tối đa 10-20% giá trị HĐ. Vậy nên cứ đúng tiến độ mà giao tàu. Và còn hy vọng vào việc cung cấp dịch vụ sửa chữa bảo trì thay thế các hệ thống động cơ, điện tử... của tàu trong vòng 20-30 năm
Trong HĐ cũng có điều khoản "bất khả kháng": như chiến tranh, cháy nổ, động đất, đình công, chìm tàu... nhưng cho đến giờ không có bên nào áp dụng điều này.
Dù có theo kịch bản nào thì Rosoboronexport đã có trong tay toàn bộ hồ sơ thiết kế từ nguyên lý, đến chi tiết, đến tận As-build dùng để đóng tàu! Có đội ngũ nhân viên quy trình vận hành các hệ thống, chạy tàu!
Phó Thường Nhân
Nhân lúc ít tin UK, góp tí lý thuyết coi như phương pháp tư duy.
@Sky,
Đúng rồi, thể chế đại nghị tư sản không phải là chìa khoá vạn năng, không thể thay đổi tư duy và hành vi con người. Vậy cái gì làm thay đổi tư duy và hành vi con người ? Nếu bác trả lời được câu hỏi đó, thì bác đã hiểu thực sự một phần bản chất của chế độ đại nghi tư sản, mà bây giờ tôi gọi là “đa nguyên đa nhóm”. Thực sự ngay cả khi trả lời được câu hỏi trên, người tacũng mới chỉ giải thích được phần hình thức thôi, còn bản chất của nó thì cũng chưa chắc trả lời được.
Muốn hiểu nó thì không có gì tốt hơn là dùng chủ nghĩa Mác. Chủ nghĩa Mác cho người ta hai công cụ đó là 1. Quan niệm giai cấp. 2- duy vật lịch sử. Nói nôm na là muốn hiểu bản chất chế độ đại nghị tư sản, thì phải đi ngược lên cội nguồn của nó từ khi cách mạng tư sản Anh, Hà Lan, Pháp.. bùng nổ, rồi xét sự biến đổi của nó cả về hình thức , lẫn bản chất (tức là cấu trúc giai cấp của xã hội) xem cái thể chế đó phát triển thế nào. Khi đã có cái đó rồi, thì xét xem trong các nước khác, người ta có cái gì, cái đó có compactible với một thể chế đại nghị tư sản không (tức là có cấu trúc giai cấp như họ không), nếu không có thì với kiểu đa nguyên đa nhóm, nó sẽ sản sinh ra cái gì, cái đó có đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước không?
Sau khi dùng chủ nghĩa Mác rồi, thì cũng nên đối chiếu với lý thuyết của chính chế độ đại nghị đưa ra, xem nó lý giải thế nào.
Điều đầu tiên đập vào mắt người ta, là các cuộc cách mạng tư sản là đấu tranh giai cấp của giai cấp phong kiến với giai cấp tư sản. Nó là một cuộc vận động xã hội kín, mà yếu tố bên ngoài không có. Điều này cực kỳ đúng với cách mạng tư sản Anh, là cuộc cách mạng đầu tiên. Nó cũng đúng với cách mạng Pháp với một sai lệch nhỏ, tức là từ một vấn đề nội tại của Pháp, nó bùng nổ thành vấn đề châu Âu (với cuộc chiến tranh của Napoleone đánh đến tận Nga). Nhưng ngay cả trong trường hợp Pháp, sức mạnh nội tại của Pháp cũng lớn đến mức chinh phục châu Âu, chứ chưa bao giờ nó ở thế yếu. Ngay cả sau trận oa téc lô, nước Pháp bại trận nhưng các nước châu Âu khác không biến nó thành thuộc địa được, mà chỉ xin hoà.
Thế cái gì làm thay đổi tư duy và hành vì con người Anh, Pháp. Đó chính là sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật. Chính khoa học kỹ thuật và kinh tế đã dẫn tới sư thay đổi tư duy và hành vi con người. Những điều mà chế độ đại nghị nêu ra : tam quyền phân lập, tự do ngôn luận, .. được dùng để chống lại nhà nước phong kiến, để bảo vệ kinh tế thị trường, và để cho các nhóm tư sản khác nhau cùng bình đẳng trước nhà nước. Tất cả các nhóm tư sản này đều là tư sản dân tộc (thực ra khái niệm tư sản dân tộc lúc đó chưa có, nó chỉ phân liệt thành tư sản mại bản, tư sản dân tộc khi có trao đổi kinh tế hàng hoá giữa thuộc địa và chính quốc ở thuộc địa). Mặc dù mâu thuẫn với nhau, tất cả các nhóm này đều chung mục đích bảo vệ xây dựng thị trường dân tộc, ở Tây Âu điều đó dẫn tới quan niệm dân tộc hiện đại. Dân tộc là một thị trường khép kín được bảo vệ bởi một nhà nước. Tất nhiên những yếu tố về ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo.. là những cái khung khác của nhà nước, nhưng nằm trên cái đế kinh tế ấy. Để bảo vệ xây dựng thị trường, tuỳ theo vị thế và cách tiếp cận của giai cấp tư sản (dân tộc) mà nhà nước được xây dựng khác nhau. Ở Anh, do cách mạng công nghiệp và vị thế bá chủ đại dương , mà Anh đi theo con đường “tự do kinh tế” (liberalism) vì nó cần thâm nhập thị trường nước khác. Cũng vì sức mạnh kinh tế lớn mà nó không cần xoá bỏ các dị biệt sắc tộc, mà chỉ cần điều hoà nó bằng một thể chế Hoàng gia, quân chủ lập hiến. Ở Anh vì thế hiện tại, người ta vẫn thấy có người Anh, người Ái nhĩ lan, người Sơ cốt lan. Ở Pháp thì nó nghiền nát tất cả các sắc tộc khác nhau để tạo thành ..người Pháp do vị thế yếu hơn của tư bản, khiến nó lấy việc bảo vệ thị trường nội địa là chính, tức là chính sách bảo hộ mậu dịch (protectionism), đồng thời đề cao vai trò của nhà nước, trước khi xông ra ngoài trở thành đế quốc thứ nhì sau Anh.
Vào thời kỳ đầu, sự “dân chủ” của chế độ đại nghị thể hiện rất rõ tính giai cấp của nó. Ví dụ ở Pháp, chỉ có người nào có tư bản thì mới có quyền bầu cử. Ở Anh thì nó là liên minh quý tộc cũ và tư bản mới. Tư bản nuôi quý tộc, và quý tộc đổi lại cho tư bản cái danh..để thành quý tộc. đúng hơn là quý tộc trở thành tư bản địa ốc, vì đất đai theo chế độ phong kiến được tiền hoá. Dấu ấn còn đến bây giờ. Ví dụ, thủ đô Luân đôn của Anh, tất cả đất đai là của 1,2 chủ quý tộc. Chế độ đất đai ở Anh cũng là quyền sử dụng đất 50 năm. Chỉ có sau này, sau tới 2, 3 thế kỷ, thì nó mới có bầu cử toàn dân. Ví dụ ở Pháp. Bầu cử tổng thống Pháp trực tiếp mới có từ năm 1958. Trong khi cách mạng tư sản Pháp là vào năm 1789.
Hiện tại bây giờ, bản chất của các nhà nước này cũng không thay đổi. Nó chỉ được bọc thêm nhiều lớp “quyền dân” ra bên ngoài. Ví dụ. Ở Pháp chẳng hạn, nhưng các nước Tây Âu khác cũng thế, nó có nhiều phúc lợi xã hội. Nhưng không phải là tư sản Pháp nó chia tiền ra, mà là thằng làm công giầu cưu mang thằng làm công nghèo. Có nghĩa là tầng lớp trung lưu phải chịu đóng thuế nặng để mang lại phúc lợi cho giai cấp công nhân. Đồng thời giai cấp công nhân càng ngày càng giảm vì sản xuất được đẩy ra ngoài (ví dụ TQ, VN) trong quá trình toàn cầu hoá. Còn tư bản dân tộc của nó thì trở thành tư bản thế giới, với cái đầu nằm ở nước nó. Không bao giờ họ nói tới tư sản dân tộc, bởi bản chất tư bản của nó tờ thời khai thiên lập địa là ..dân tộc vậy nó phải nói làm gì.
Tóm lại tư bản của nó hiện tại còn mạnh hơn tư bản dân tộc, vì không những nó chiếm hết thị trường dân tộc vốn có mà còn lao ra ngoài. Xã hội dân chủ của nó có được, vì có sự phân công lao động toàn cầu có lợi cho nó, khiến nó có thể trả công cao ở nội địa, và từ đó mà có được một xã hội phúc lợi công cộng cao. Đó là cái đế của đa nguyên đa nhóm bây giờ của họ. Mà điều đó nó cũng chỉ có từ sau đại chiến thế giới thứ II. Trong khi chế độ đại nghị tư sản đã tồn tại từ cách đây 3, 4 thế kỷ.
Trong thời kỳ đầu công nghiệp hoá, khi giai cấp công nhân còn đóng vị trí quan trọng trong nền kinh tế những nước này, chế độ đại nghị tư sản không giải quyết được những mâu thuẫn xã hội của nó.Chính vì thế mà ở Pháp chẳng hạn, luôn luôn có cách mạng trong suốt thế kỷ 18,19. Chỉ từ khi Pháp khai thác thuộc địa hiệu quả hơn, từ đầu thế kỷ XX, thì xã hội nó mới ổn định. Ở Anh mâu thuẫn xã hội của nó cũng được giải quyết bằng bóc lột thuộc địa, đặc biệt là Ấn độ. Ngay ở Mỹ cũng như vậy, nhưng nó là dạng thuộc địa di dân.
Cũng từ trong lòng các nước tư bản này mà phát sinh ra chủ nghĩa Mác. Điều đó cũng chứng tỏ chế độ đại nghị không giải quyết được các mâu thuẫn thì chủ nghĩa Mác mới ra đời được, chứ nó đã tuyệt hảo thì người ta còn đi tìm một chủ nghĩa khác làm gì.
Bây giờ hãy nhìn vào một nước như VN, các nước thế giới thứ 3, Á – Phi – Mỹ la tinh, ngay cả các nước Đông Âu rồi Nga, người ta có thấy các điều kiện nội tại và ngoại cảnh giống các nước tư bản cổ điển không ? trong thực tế chẳng giống cái gì. Tôi nói ra mấy điều cơ bản, chứ còn khác thì cực nhiều:
1- Không có tư bản dân tộc, cho nên mâu thuẫn chủ yếu không phải là mâu thuẫn nội tại(hai giai cấp đánh nhau) mà là mâu thuẫn với bên ngoài, tức là chủ yếu mâu thuẫn dân tộc.
2- Do không có cái đế kinh tế là bảo vệ thị trường, mà dân tộc thể hiện chủ yếu qua văn hoá, truyền thống. Cái văn hoá truyền thống này tự nó không thể bảo vệ được dân tộc, theo kiểu như Phạm Quỳnh,một nhân vật theo Pháp ngày xưa nói “truyện Kiều còn nước Nam còn”, nhưng đâu có phải. Bản thân dân tộc tồn tại theo kiểu này, tức là kiểu tiền tư bản, thì cái quan trọng là nhất thống, chứ không phải đa nguyên. Vì dân tộc phải vượt lên được tất cả các dị biệt văn hoá vùng miền, để khỏi bị rơi vào nạn cát cứ địa phương.
3- Sự xâm thực liên tục của tư bản bên ngoài, luôn khoét sâu cái mâu thuẫn này. Tức là phải nhất thống qua ý thức hệ văn hoá, tư tưởng (giống như dạng một chế độ tiền tư bản), đồng thời chịu áp lực của tư sản mại bản muốn đặt đất nước vào một dạng kinh tế thuộc địa. Dạng kinh tế này sẽ đẩy xã hội vào con đường bần cùng, vì thị trường bị mất, kinh tế hàng hoá trong nước không có cái bát cơm (dạng đường bay vàng của Vietnam Airline) để tích luỹ tư bản nên càng ngày càng suy yếu. Trong phân công lao động quốc tế, cả xã hội thành giai cấp công nhân. Ngày xưa, thời các nước tư bản chưa còn là đế quốc (tức là trước khi có chủ nghĩa Lê nin), với chế độ đại nghị nó còn không xoa dịu được mâu thuẫn giai cấp dù nó có tư bản dân tộc đường hoàng, bây giờ cái đế giai cấp ấy không có, làm sao mà ông làm.
Nhưng điều tôi nói trên đây không chỉ đúng với VN, mà đúng với tất cả các nước. Từ Uk, Bulgari, Nga, .. Thái, Phi, ..v..v..
Thế nào là tư bản dân tộc. Với tôi nó phải hội tụ được mấy điều sau:
1- Đó là tầng lớp mà việc bảo vệ thị trường nội địa, là cái cần câu cơm, là cái lẽ sống của nó.
(đây là định nghĩa cổ điển).
2- Trong một nèn kinh tế mở, trong quá tình toàn cầu hoá hiện tại, thì cũng nên thêm vào điều thứ 2, mở rộng cho điều 1. Đó là bất kể thị trường của ông ở đâu, điểm tập kết cuối cùng của tiền lãi, điểm cuối cùng của tích luỹ tư bản nó nằm ở đâu ? cái đầu nó quyết định kinh doanh đầu tư nằm ở đâu ? Nếu nó nằm ở Vn thì nó là tư sản dân tộc.
3- Nhưng thế chưa đủ, nó còn cần có điều 3. Đó là khi có xung đột quyền lợi giữa nhà nước Vn và một nước khác trên thế giới, ông đứng về phía nào ? Pháp luật của VN có phải là tối thượng, là cao nhất, dựa vào đó ông bảo vệ quyền lợi nhà nước, đồng thời luật pháp này bảo vệ quyền lợi cho ông. Nếu đúng thế, ông là tư sản dân tộc.
Nhìn thế thì thấy doanh nghiệp nhà nước, phần lớn các xí nghiệp vừa và nhỏ là tư sản dân tộc (hay có thể coi tương đương).
Doanh nghiệp tư nhân thì có cả hai (hoặc là mại bản, hoặc là dân tộc).
FDI dứt khoát là mại bản.
Trong một nền kinh tế mở, người ta không thể xoá bỏ một thành phần, vì thế cuộc đấu sẽ phức tạp hơn rất nhiều, nhưng rốt cuộc vấn đề là phải thổi được ông dân tộc lên, hạn chế cái hại của ông mại bản đi. Vậyk VN ở đoạn nào trong đó ? chính sách VN hiện tại có lợi cho khối nào nhất ?
Skywalker
@bác Phó:

Thể chế (dân chủ đại nghị, tập quyền, dân chủ tập trung etc.) là cấu trúc thượng tầng xã hội cho nên theo thứ tự xuất hiện là phải chịu tác động 'từ dưới lên' của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên nó cũng có tác động trở lại tới tư duy và hành vi của con người chứ không phải không có, thông qua cơ chế "lực kéo của đoàn tàu" hay "cộng nghiệp" theo nhà Phật. Còn bác nêu công cụ 'giai cấp' và 'duy vật lịch sử' Marxist thì em không phản đối, nhưng xin nhắc là chúng chưa phải là các nguyên lý cơ bản nhất. Muốn lần đến cội nguồn sâu xa thì phải kể tới 3 định luật triết học Engel với sự tương đồng dễ thấy với triết thuyết âm dương cổ phương Đông! laugh.gif

Và nói tới việc diễn giải xã hội thông qua các công cụ khái niệm, em thấy rằng tại các nước tư bản phát triển họ kế thừa rất nhiều quan điểm kinh tế chính trị thời Marx và còn phát triển sâu rộng hơn thế nhiều. Nói đến giai cấp, chúng ta phải nhìn vào thực tế là không có sự cố định, vĩnh viễn cho một cá nhân trong một giai cấp; Thay vào đó là sự vận động "khôn thì sống, mống thì chết" dẫu cho 'con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa ...'. Thể chế đại nghị là một giải pháp hạn chế "can qua" trong nội bộ đất nước mà bản chất tư sản của nó là chấp nhận có mâu thuẫn giai cấp, có đấu tranh giai cấp và có cả thay đổi giai cấp. Bằng chứng của thay đổi giai cấp có lẽ không khó kiếm khi chúng ta đọc lai lịch làm giàu của Morita Hiroshi hay Bill Gates, lai lịch làm chính khách của Barrack Obama ...vv.

Phần tiếp bác bàn về sự phát triển ra nước ngoài của tư bản thì em cũng công nhận quá trình này là có thật và cũng phản ánh cái nguyên lý mâu thuẫn và đấu tranh. Nhóm xã hội có tổ chức tốt, công nghẹ tốt thì ăn trên ngồi trốc trong khi những nhóm và dân tộc không may mắn bằng thì phải làm cu-li. Để thay đổi số phận thì các nhóm dân hạng B phải làm gì? Cách mạng chuyên chính vô sản là một giải pháp khiến bọn tư bản phải run sợ, song chiếu vào lịch sử thì sự đổi ngôi của những trí thức và công nhân Nga 1917 lại dẫn tới những ông hoàng bà chúa mới cứ không thể có xã hội đại đồng. Chiến tranh thế giới gây xáo trộn và xác lập danh tính các quốc gia dân tộc mới mà sự phục hưng của TQ là một study case, trong đó tư bản đã trở lại với hình thái mới "kiểu TQ". Tư sản dân tộc (dưới mác nhà nước hay tư nhân) đã hình thành và phát triển tuân theo chỉ đạo chính trị, nhưng cần phân tích quá trình này như thế nào? Nhận xét của bác Phó về lẽ sống, về điểm tập kết lợi nhuận, về tích hợp trong nhà nước & pháp luật .. tuy đúng nhưng chưa đủ. bác chỉ nêu ra mỗi 3 khía cạnh tổng hợp mà chưa nhìn sâu vào các chiều kích xã hội của tư sản dân tộc. Đây cũng chính là điều em cho rằng Marxists đã chủ quan khi vận dụng lý thuyết vào xét đoán thực tiễn.

Các chiều kích xã hội là gì? Nôm na thì chúng là những quá trình, những hiện tượng phong phú, đa dạng đang tồn tại song song với các quá trình và hiện tượng kinh tế, chính trị. Chúng là ngôn ngữ, là giáo dục, là nghệ thuật, là thời trang, là kiến trúc ...vv mà mỗi lĩnh vực lại có nhiều thang đo vốn có thể đặt thành hệ tọa độ cùng với trục không gian - thời gian. Nếu để ý tới toán - lý thì bác có thể đọc khái niệm dimension từ nhiệt động học, hình học topo hay hình học đại số. Chúng cũng được đề cập tới ở các trường như Harvard hay Oxford trong nhiều phân ngành khác nhau để đào tạo ra những luật sư hay nhà quản trị. Em sẽ bàn tới chúng vào lúc khác tùy điều kiện, thích hợp nhất là trong so sánh các phép dự trắc học. sp_ike.gif
langtubachkhoa
Bài này lấy từ báo Nga, k khỏi có chút tuyên truyền, nhưng nhận định của họ vẫn đúng thực tế. Việc 1 tổng thống hội kiến song phương 1 cách chính thức với 1 trợ lý ngoại trưởng là chưa từng có tiền lệ, Ukr này còn tệ hơn cả Gruzia nữa. Đúng là họ đã vào thê cùng đường
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/bao-nga...-my-481617.html
Ông Poroshenko đặt mình ở mức độ quan hệ với Hoa Kỳ, khi mà tổng thống có thể thảo luận với trợ lý Bộ trưởng nước ngoài. Hơn nữa, đây không phải cuộc gặp cá nhân, mà là tiếp xúc chính thức. Điều này không phù hợp với nghi thức ngoại giao của các quốc gia có lòng tự trọng
Ông Petro Poroshenko xin tiền Hoa Kỳ ở tất cả các cuộc gặp, nhưng cho đến nay ông không thành công lắm trong chuyện này. Lần gặp đồng cấp ông Barack Obama gần đây nhất kết thúc một cách thất bại: thay vì bổ sung viện trợ, Tổng thống Hoa Kỳ tuyên bố rằng khối lượng tài chính Mỹ dự định chi theo kế hoạch trước đây cho cuộc cải cách ở Ukraine sẽ được giảm 11 lần, có nghĩa là, thay vì 550 triệu USD như đã hứa, giờ đây Washington sẽ chỉ cấp cho Kiev 46 triệu USD.
Đối với bà Victoria Nuland, trợ lý ngoại trưởng Mỹ được giới hạn ở việc bảo đảm Hoa Kỳ sẵn sàng thúc đẩy nỗ lực của Ukraine trong việc thực hiện cải cách. Tuy nhiên, các chuyến thăm của bà Nuland đã không mang lại may mắn tài chính cho Ukraine.


Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_08/278373891/
Duma Quốc gia đề nghị bãi bỏ thỏa thuận về trung chuyển của quân đội NATO

Ủy ban Quốc phòng Duma đề nghị tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận năm 2007, theo đó NATO có thể thực hiện việc trung chuyển lực lượng quân và phương tiện trên lãnh thổ Nga, bao gồm cả việc vận chuyển vũ khí hạng nặng và máy bay chiến đấu trên mặt đất và trên không, "Interfax" đưa tin.

Đây là đề xuất của Chủ tịch Ủy ban Duma Quốc gia về Quốc phòng, Đô đốc Vladimir Komoedov.
Ông Komoedov lưu ý rằng bất chấp sự phản đối của phe đối lập, luật này đã được ban hành để đảm bảo trung chuyển hàng hóa và nhân sự của Lực lượng Hỗ trợ an ninh đa quốc gia hoạt động tại Afghanistan. "Điều luật này đã gây tranh cãi trong một thời gian dài - Đô đốc cho biết và bày tỏ tin tưởng rằng "cuối cùng, điều luật sẽ được hủy bỏ."



Thỏa hiệp cuối cùng có lẽ nên như thế này, tạo vùng đệm, chỗ đó cả Nga, Pháp, Đức đều đóng quân, vậy là xong. Nga có được Donesk và Lugansk, 2 tỉnh giàu có với nhiều tài nguyên, đất nông nghiệp và các ngành công nghiệp + 1 phần Mariupol. Nhường lại cho Ukr Kharkiv và Odessa, tuy đau thật nhưng đành phải chịu. Bây giờ k biết có oán Lenin vì sao lại trao hết những cái đó cho Ukr k?
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_08/278377663/
Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DNR) có thể đồng ý cho cảnh sát Pháp và Đức triển khai hoạt động trong vùng đệm giữa các lực lượng dân quân và các lực lượng an ninh Ukraina chỉ khi nào có sự tham gia của Nga, Phó Thủ tướng DNR Andrei Purgin tuyên bố hôm thứ Tư.

Trước đó có tin rằng Pháp và Đức trong thời gian tới có thể đệ trình ban lãnh đạo OSCE đề xuất về việc tổ chức phái đoàn quan sát viên tại Ukraina.



Ukr mà đồng ý thì coi như là đã thừa nhận Crimea là nước khác rồi
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_08/278379963/
Crưm muốn bán cho Ukraine khí đốt khai thác dư

Khí đốt khai thác ở Crưm đủ để đáp ứng nhu cầu của bán đảo và hoàn toàn có thể bán khối lượng dư thừa cho Ukraina, Bộ trưởng Năng lượng Crưm Sergei Egorov cho biết tại Diễn đàn Năng lượng khai mạc hôm thứ tư ở Yalta.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_08/278379963/
Tuần trước, người đứng đầu tạm thời của Crưm Sergey Aksenov tuyên bố về việc bắt đầu khoan các giếng khí đốt mới ở Crưm, sẽ tiếp tục đảm bảo việc khai thác 300 triệu mét khối khí đốt/ năm. Theo ông, trước tháng ba 2015 sẽ có kế hoạch khoan sáu giếng, tạo cơ hội để cung cấp khí đốt qua hệ thống tạo khí được xây dựng trên bán đảo.
"Chúng tôi có thể sẽ bán lượng khía đốt thừa cho Ukraina. Gazprom cũng bán. Chúng tôi vẫn hy vọng rằng Crưm sẽ phát triển ngành công nghiệp và nông nghiệp. Ở Crưm, chúng tôi sử dụng khí đốt khai thác được hoặc hóa lỏng. Có những dự án đầu tư trên cơ sở xây dựng cơ sở như vậy, "- ông Egorov cho biết.
langtubachkhoa
http://danviet.vn/the-gioi/lien-hop-quoc-t...dao-490376.html
Các nhóm vũ trang thuộc quân đội Ukraine đang tiếp tục vi phạm các nguyên tắc của luật nhân đạo quốc tế, báo cáo của Phái đoàn giám sát thuộc Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (UNHRC) cáo buộc.
Hãng tin Nga Ria Novosti dẫn báo cáo trên cho hay, tài liệu đề cập đến lời chứng thực của hàng loạt người từng bị chính quyền Kiev hoặc các tiểu đoàn vũ trang thuộc quân đội Ukraina bắt giữ và giam cầm.

Những người này đã kể về những hình thức ngược đãi, tra tấn, đánh đập, không được trợ giúp y tế và không được ăn uống.

Theo tư liệu của Phái đoàn giám sát thuộc Văn phòng Cao ủy Liên Hợp Quốc về Nhân quyền (UNHRC), từ giữa tháng 4 đến ngày 25.8, quân đội Ukraine đã bắt giữ khoảng 1.000 người với cáo buộc họ tham gia hoặc hỗ trợ lực lượng ly khai Đông Ukraine. Vào thời điểm báo cáo hoàn thành vẫn còn 52 người đang bị quân đội Ukraine giam cầm.

UNHRC đặc biệt quan ngại trước thực trạng tiếp tục xảy ra các vụ mất tích, sát hại, hăm dọa, tống tiền và giam giữ tùy tiện tại khu vực hiện nằm dưới sự kiểm soát của các tiểu đoàn "Aydar", "Dnepr-1", "Kiev-1" và "Kiev-2" của Kiev.

Cũng trong báo cáo này, Phái đoàn giám sát UNHRC kêu gọi nhà chức trách Ukraine quản lý chặt hơn đối với các đơn vị quân sự thuộc Các lực lượng vũ trang. Theo hãng tin Ria Novosti, đây là bản cáo thứ 6, phản ánh tình hình ở Ukraine từ 18.8 đến 16.9.



http://danviet.vn/thoi-su/osce-vach-tran-q...ine-490375.html
Các quan sát viên quốc tế của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) đã vạch trần việc quân đội Kiev bóp méo thông tin về tình hình chiến sự tại miền Đông Ukraine khi thực tế rất khác biệt so với những gì lực lượng này công bố.
Các chỉ huy tại các trạm kiểm soát của Ukraina tại nhiều địa điểm khác nhau ở phía Bắc và phía Đông Bắc của Mariupol khăng khăng nói với các quan sát viên quốc tế rằng, đêm trước, một cuộc pháo kích đã nhắm trực tiếp vào các trạm kiểm soát của họ. Tuy nhiên, các quan sát viên quốc tế tại các trạm kiểm soát - không hề không nghe và nhìn thấy một trận pháo kích nào. Họ cũng phát hiện thấy, bất cứ dấu hiệu nào cho thấy, trận pháo kích đã diễn ra xung quanh khu vực", bản báo cáo hàng ngày của OSCE viết.



Sao bỗng dưng từ chức nhỉ? Nga chơi chiêu gì đây?
Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng bất ngờ từ chức
http://danviet.vn/the-gioi/thu-tuong-cong-...huc-490380.html


Tin vỉa hè chút, sao không dùng con cá sấu Ka52 nhỉ? Còn Mi17 này vừa được ông tướng Mỹ tán đương trên báo. Hình như Hàn quốc cũng toàn dùng trực thăng Nga cho cả bên dân sự và quân sự
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/an-do-s...vip-481565.html

Ấn Độ sẽ dùng trực thăng Mi-17 của Nga để vận chuyển khách VIP

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tán thành việc sử dụng máy bay trực thăng MI-17V-5 mua từ Nga để vận chuyển các nhân vật quan trọng, trong đó có Tổng thống Pranab Mukherjee và Thủ tướng Narendra Modi.

Theo Tiếng nói nước Nga, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã tán thành việc sử dụng máy bay trực thăng MI-17V-5 mua từ Nga để vận chuyển các nhân vật quan trọng, trong đó có Tổng thống Pranab Mukherjee và Thủ tướng Narendra Modi.

Tổng tư lệnh Không quân Ấn Độ Arup Raha cho biết hôm thứ Ba trong cuộc phỏng vấn với tờ Thời báo Ấn Độ (Times of India).

Nhu cầu khai thác các máy bay trực thăng mới xuất hiện sau khi Ấn Độ hủy hợp đồng mua 12 máy bay trực thăng của Agusta Westland, một công ty con thuộc tập đoàn Finmeccanica (Italy). Lãnh đạo doanh nghiệp này đã bị cáo buộc hối lộ các quan chức địa phương.

Theo Tổng tư lệnh Không quân, trong triển vọng dài hạn Ấn Độ dự kiến ​​sẽ công bố mở thầu mua các phương tiện trực thăng mới phục vụ việc vận chuyển khách VIP.

Từ khóa : máy bay trực thăng, Ấn Độ, VIP, nhân vật quan trọng, tổng tư lện
Phó Thường Nhân
Đúng là vậy, VN thuộc vào vị trí hạng B, trong phân công lao động quốc tế. Hiện nay VN vẫn nằm ở vị trí hoặc là leo lên được trở thành một nước độc lập về kinh tế, ngang thưng ngang mặt với các nước tư bản chủ nghĩa độc lập hay bị đẩy lùi về vị trí thuộc địa kiểu mới, như số phận của phần lớn các nước Á-Phi-Mỹ la tinh. Trong cái quá trình ấy, bản thân nhận thức của người VN đóng vai trò quan trọng, nếu mà nhận thức sai, thì tức khắc dẫn đến hành động sai. Chính vì thế người ta mới có câu « biết mình biết người trăm trận trăm thắng ». Biết là gì nếu không phải là nhận thức, nhận thức để đánh giá đúng vị trí của mình, vị trí của người. Để có được nhận thức, nhất định phải có hệ quy chiếu để so sánh, sử lý thông tin, phân tích. Đối với một nước hạng B như VN, thì chủ nghĩa Mác đảm đương được vai trò ấy. Tất nhiên người ta phải dùng nó như công cụ, chứ không phải mục đích. Mục đích là chủ nghĩa dân tộc, mà phương pháp là chủ nghĩa Mác. Bản thân chủ nghĩa Mác cũng có 3 phần, vừa là sự phát triển của học thuyết này theo thời gian, theo lịch sử. Trong đó 2 phần có thể sử dụng, một phần dùng để so sánh.
Ba phần của nó là phần một, là học thuyết do chính Mác và ăng ghen đưa ra, đây là phần cổ điển mà tác dụng lớn nhất của nó là phân tích phê phán chủ nghĩa tư bản phương Tây. Đấu tranh giai cấp. Phần hai là chủ nghĩa Lê nin, được phát triển bởi Lê nin, mà điểm mạnh của nó là đã đưa chủ nghĩa Mác vào hiện thực, tạo ra được một cấu trúc chính trị phù hợp với các nước hạng B, tức là những nước bị lôi cuốn vào quá trinh tư bản chủ nghĩa toàn cầu, trong khi cấu trúc xã hội kinh tế ..không có.Nó rất thích hợp cho một quá trình công nghiệp hoá. Phần ba, là sự sáng tạo của Mao trạch Đông, và tiếp sau đó là Đặng tiểu Bình. Người ta vẫn thường gọi là chủ nghĩa Mao, và thường khoanh vùng vào những gì Mao đề ra, ngược lại phần của Đặng thì được coi là chống Mao ít. Trong thực tế, chủ nghĩa Mao có hai cánh : tả và hữu, mà người ta thường lầm phái tả (cách mạng văn hoá, công xã nhân dân) là Mao ít là chủ nghĩa Mao. Chủ nghĩa Mao có phần cánh hữu, chính là phần của Đặng Tiểu Bình và hậu duệ của ông ta cho đến bây giờ.
Cách phân biệt và đánh giá này là của tôi, một người nghiên cứu chủ nghĩa Mác tự do. Khi nhìn vào thực tế, thấy nó đúng, có thể giải thích, phân tích, xét đoán sự việc nên dùng.
Phần một rất hữu ích trong việc phân tích chủ nghĩa tư bản, và những gì đang xẩy ra. Vì chủ nghĩa tư bản không thay đổi, chỉ có cái khung hoạt động của nó thay đổi thôi. Phần hai (chủ nghĩa Lê nin) rất hữu ích trong việc xây. Tức là tìm ra những biện pháp hiệu quả để sử dụng, vì chủ nghĩa Lê nin để lại cả một hệ thống và cách sinh hoạt chính trị. Còn phần ba, thì dùng để so sánh với tình hình VN, vì văn hoá và lịch sử VN có nhiều điểm tương đồng về tâm lý, tư duy với TQ. Cái phần này cũng có thể dùng để « đối chất, phản biện » với mô hình phương Tây. Người ta cũng có thể dùng mô hình hồi giáo (I ran), hay mô hình Ấn độ.
Cách dùng chủ nghĩa Mác tốt nhất là phân tích một trường hợp cụ thể. Ví dụ như UK. Ở trên tôi có nói tới tư sản mại bản và tư sản dân tộc, vậy tài phiệt UK là dân tộc hay mại bản. Thực tế thì tài phiệt UK chưa thể coi là một giai cấp, mà chỉ là một dạng lợi ích nhóm, bởi vì số lượng người của nó quá ít, đếm trên đầu ngón tay, không phải là một tầng lớp xã hội. Một giai cấp không thể là một nhóm người. Mặc dù ít thế, nó lại tập trung, độc quyền về kinh tế UK. Sự độc quyền này xẩy ra, bởi quá trình tư hữu được diễn ra trong một nền kinh tế hành chính chỉ huy ở mức độ cao. Vì thời Liên Xô, các nghành kinh tế đều ở dạng độc quyền. Ví dụ, trong một nền kinh tế kế hoạch hoá cao, không dùng cơ chế thị trường, để sản xuất sô cô la chẳng hạn, thì người ta chỉ xây một hãng, do bộ chỉ huy, vốn của nhà nước, được định lượng theo kế hoạch. Bây giờ tư hữu hoá nghành sô cô la, thì tức khác ông chủ tư hữu đã độc quyền luôn, vì cả nước chỉ có một hãng. Như vậy việc tư hữu hoá ở UK và ngay ở Nga, đã kết hợp hai cái dở nhất của hai hệ thống. Đó là không thị trường (thể chế Liên Xô kiểu cũ) với độc quyền (thể chế mới). Tại sao thế ? bỏi bản thân một nhà nước tư sản điển hình(Mỹ, Anh,Pháp..), nó cũng chống độc quyền. Lý do là để tăng cường sự cạnh tranh, trong thực tế nó còn có cái vế nữa, là để cho nhà nước độc tôn quyền lực. Vì nhưng nước này, kinh tế chủ yếu là tư nhân, nên nó không nói đủ là chống độc quyền tư nhân, vì thực tế nó không chống độc quyền nhà nước. Muốn nhìn cái vế không chống độc quyền nhà nước này, thì phải nhìn vào ví dụ Pháp. Ở Pháp sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế tư bản nhà nước rất nhiều, chiếm hầu hết các nghành kinh tế quan trọng, quân sự, hàng không, năng lượng, điện lực, dầu mỏ.. Tại sao lại thế vì nó thiếu vốn, và nhiều nghành nghề mới tư nhân không đủ lực đủ trình độ. Đã thiếu vốn, thì ông không thể xây hai nhà máy làm cùng sản phẩm để cạnh tranh nhau (đây là điểm yếu so với kế hoạch hoá) trong khi ông chỉ có một công nghệ. Một điều nữa, là độc quyền giúp cho ông bảo vệ vốn và tạo ra tích luỹ tư bản, vì ông đã có chỗ(thị trường được bảo vệ). Hiện tại các hãng quốc gia của Pháp không còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của nhà nước như ban đầu, vì nó có nhiều lý do. Nhưng cái lý do tăng năng lực cạnh tranh, tư nhân tốt hơn nhà nước, thực ra chỉ là phụ, mà bởi vì nó đáp ứng nhu cầu thâm nhập thị trường thằng khác, mà che đi được cái dây chính trị đằng sau là chính. Ví dụ, khi EDF là hãng điện của Pháp vào Ý, danh chính ngôn thuận, dù trong EU với nhau, chẳng người Ý nào thích một hãng của chính phủ Pháp phân phối điện cho mình cả. Nhưng bây giờ nó là cổ phần, danh chính ngôn thuận là tư nhân thì lại khác. Như vậy đã là độc quyền thì phải là nhà nước, còn không thể có độc quyền tư nhân. Đã là tư nhân thì ít nhất ông phải có đôi để cạnh tranh. Nhờ cạnh tranh, đánh lẫn nhau mà hai ông tư nhân mới không làm hại nhà nước, và chỉ có trong trường hợp đó, thì luật pháp mới khách quan và có tính cộng đồng hay giai cấp. Nhưng trong nhiều trường hợp độc quyền nhà nước lại có lợi hơn. Ví dụ ngay ở VN. VN airline sống được là có đường bay vàng nội địa, và một hai đường bay ở quốc tế châu Á. Như vậy rõ ràng độc quyền đường bay nội địa, giúp hãng này có lực để vay vốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu hai ba ông cùng khai thác, và VN airline không còn cái căn cứ địa này. Hệ quả của nó là tất cả các hãng đều manh mún, không hãng nào đủ sức để phát triển, vì không đủ vốn. Trong trường hợp đó làm sao ông chống được thằng nước ngoài thâm nhập, đánh ngay trên sân của ông. Thế còn cái lý do hạ giá vé làm lợi cho dân thì sao ? Trong thực tế nhìn VN airline phải tính đến cả tiền lãi của nó nữa. giá vé độc quyền giúp nó có tư bản, có tích luỹ tấn công các thị trường khác mang lãi về (nguyên tắc tiền lãi về đâu). Thế còn chuyện giảm giá vé, nó chỉ là giai đoạn đầu của cạnh tranh thôi. Vì trong cạnh tranh tự do, nhất định một thằng sẽ ngoi lên, và thường giảm giá chỉ là cách nó chịu thiệt để loại bỏ thằng khác. Đến lúc nó vào vị trí độc quyền thì nó sẽ tăng giá. Nếu cái hãng đó là hãng nước ngoài, thì tiền lãi nó sẽ mang đi. Trong khi tiền lãi của VN airline nằm ở VN. Vậy các bác thích đằng nào.
Loanh quanh đi xa thế để nói, cái sai lầm lớn nhất của UK là đã tạo ra tài phiệt độc quyền cá nhân. Điều đó dẫn đến cái chết của nước này, vì thế nếu đã muốn bảo vệ thị trường bằng độc quyền, thì nó phải là hãng nhà nước, tức là tư bản nhà nước. Vì UK là độc quyền cá nhân, nên luật pháp trở thành luật mafia, và tài phiệt phải mang tiền đi ra nước ngoài để tranh cái hậu quả mà tự chúng gây ra cho nhau. Như vậy nếu nhìn vào cái chu trình đi của đồng tiền lãi, thì thấy tài phiệt UK là tư sản mại bản.
langtubachkhoa
Sochi sẽ tổ chức cuộc đua Công thức 1
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_09/278439489/
Sochi đang chuẩn bị cho việc tổ chức lần đầu tiên chặng đua của Công thức 1.
Grand Prix Nga sẽ diễn ra tại khu nghỉ ngơi du lịch bên bờ Biển Đen từ 10 đến 12 tháng Mười.
Gần đường đua bắt đầu xuất hiện các đội cảnh sát được tăng cường. Khán giả tò mò cũng đổ về khu vực đua xe. Nhiều người đến từ các thành phố khác với mong muốn tận mắt chứng kiến cuộc đua.
Tuyến đường đua có chiều dài gần sáu cây số và 19 chỗ ngoặt xe. Tốc độ tối đa mà các tay lái có thể nhấn ga là 320 km/giờ




Tân ngoại trưởng EU: Ukraine cần nói chuyện với Nga
Cho rằng, suy cho cùng, người Ukraine phải xử lý vấn đề của họ với người Nga, chứ không phải là các biện pháp trừng phạt từ phương Tây, tân ngoại trưởng EU tin là cuộc khủng hoảng Ukraine chỉ có thể giải quyết bằng con đường chính trị.
Liên minh châu Âu (EU) có thể cần gia tăng các biện pháp trừng phạt Nga, ngoại trưởng sắp tới của EU nói hôm thứ Hai, nhưng bà cũng đặt câu hỏi rằng, liệu các biện pháp trừng phạt có thực sự ảnh hưởng đến những tính toán chính trị của Kremlin.

Trong một buổi chất vấn 3 giờ đồng hồ tại Nghị viện châu Âu, sau khi được đề cử bởi các nhà lãnh đạo EU hồi tháng 8, bà Federica Mogherini, nói rằng, khối này sẽ cần điều chỉnh các biện pháp trừng phạt (Nga) tùy theo tình hình ở Đông Ukraine và sự can thiệp của Nga vào nước láng giềng của họ.

Kremlin đã bác bỏ cáo buộc của phương Tây về việc nước này gửi quân đến Đông Ukraine và đang bố trí cũng như tài trợ cho các phiến quân thân Nga ở khu vực này.

“Chúng ta có lẽ cần tăng cường các biện pháp trừng phạt… nếu mọi chuyện trở nên xấu hơn”, bà nói. “Nhưng chúng ta cũng có thể bãi bỏ trừng phạt nếu mọi thứ tốt lên”.

Bà Mogherini, người hiện đang là Bộ trưởng Ngoại giao Italia, nói rằng, Moscow phải hoàn toàn đồng ý với tất cả các điểm của thỏa thuận ngừng bắn được ký ở Minsk hồi tháng trước. Bà nhấn mạnh lại quan điểm của mình rằng, không có giải pháp quân sự cho cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trả lời một câu hỏi sau đó từ một nghị sĩ châu Âu, bà Mogherini nói rằng, bà tin nền kinh tế Nga “đang bắt đầu trở nên rất tồi tệ” bởi các biện pháp trừng phạt của EU.

Tuy nhiên, bà cũng nghi ngờ tác dụng của các biện pháp trừng phạt trong việc thay đổi lập trường chính sách của Tổng thống Nga Putin.

“Chúng liệu có ảnh hưởng đến các quyết định chính trị của Nga hay không? Tôi nghĩ, chúng ta vẫn có một dấu hỏi về vấn đề này”, bà nói và cho rằng, điều này làm cho một giải pháp chính trị đối với cuộc xung đột là con đường tốt nhất ở phía trước”.

“Ý tôi là người Ukraine phải vào cuộc, bởi vì suy cho cùng, họ là những người phải đối đầu với Nga”, bà nói.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 9 2014, 05:55 PM)
Đúng là vậy, VN thuộc vào vị trí hạng B, trong phân công lao động quốc tế. Hiện nay VN vẫn nằm ở vị trí hoặc là leo lên được trở thành một nước độc lập về kinh tế, ngang thưng ngang mặt với các nước tư bản chủ nghĩa độc lập hay bị đẩy lùi về vị trí thuộc địa kiểu mới, như số phận của phần lớn các nước Á-Phi-Mỹ la tinh. Trong cái quá trình ấy, bản thân nhận thức của người VN đóng vai trò quan trọng, nếu mà nhận thức sai, thì tức khắc dẫn đến hành động sai. Chính vì thế người ta mới có câu « biết mình biết người trăm trận trăm thắng ». Biết là gì nếu không phải là nhận thức, nhận thức để đánh giá đúng vị trí của mình, vị trí của người. Để có được nhận thức, nhất định phải có hệ quy chiếu để so sánh, sử lý thông tin, phân tích. Đối với một nước hạng B như VN, thì chủ nghĩa Mác đảm đương được vai trò ấy. Tất nhiên người ta phải dùng nó như công cụ, chứ không phải mục đích. Mục đích là chủ nghĩa dân tộc, mà phương pháp là chủ nghĩa Mác. Bản thân chủ nghĩa Mác cũng có 3 phần, vừa là sự phát triển của học thuyết này theo thời gian, theo lịch sử. Trong đó 2 phần có thể sử dụng, một phần dùng để so sánh.
Ba phần của nó là phần một, là học thuyết do chính Mác và ăng ghen đưa ra, đây là phần cổ điển mà tác dụng lớn nhất của nó là phân tích phê phán chủ nghĩa tư bản phương Tây. Đấu tranh giai cấp. Phần hai là chủ nghĩa Lê nin, được phát triển bởi Lê nin, mà điểm mạnh của nó là đã đưa chủ nghĩa Mác vào hiện thực, tạo ra được một cấu trúc chính trị phù hợp với các nước hạng B, tức là những  nước bị lôi cuốn vào quá trinh tư bản chủ nghĩa toàn cầu, trong khi cấu trúc xã hội kinh tế ..không có.Nó rất thích hợp cho một quá trình công nghiệp hoá. Phần ba, là sự sáng tạo của Mao trạch Đông, và tiếp sau đó là Đặng tiểu Bình. Người ta vẫn thường gọi là chủ nghĩa Mao, và thường khoanh vùng vào những gì Mao đề ra, ngược lại phần của Đặng thì được coi là chống Mao ít. Trong thực tế, chủ nghĩa Mao có hai cánh : tả và hữu, mà người ta thường lầm phái tả (cách mạng văn hoá, công xã nhân dân) là Mao ít là chủ nghĩa Mao. Chủ nghĩa Mao có phần cánh hữu, chính là phần của Đặng Tiểu Bình và hậu duệ của ông ta cho đến bây giờ.
Cách phân biệt và đánh giá này là của tôi, một người nghiên cứu chủ nghĩa Mác tự do. Khi nhìn vào thực tế, thấy nó đúng, có thể giải thích, phân tích, xét đoán sự việc nên dùng.


Đang bàn về công cụ để nhận thức, cụ thể là Marxism, nên em xin nói nốt vài ý kiến. Rằng là khi lần mò đến cội nguồn của "tư bản luận" thì một chú thích tuyệt đối quan trọng nhưng hay bị bỏ qua, đó là Marx-Engel đã phân tích sự vận động của tư bản dựa trên nền của sự trao đổi ngang giá (tức sự tồn tại của thị trường). Tư bản là đại lượng giá trị của hàng hóa trao đổi, vì thế nó tương đương với một phương pháp triết học gọi là "quy giản luận" (reductionism). Dòng chảy hàng hóa và dịch vụ khắp thé giới được lượng hóa giá trị bằng dòng chảy tư bản (tiền tệ) và mặc nhiên, người ta coi sở hữu tư bản là sở hữu một phần hàng hóa dịch vụ của nhân loại, bất chấp đó là súng ống hay bánh mỳ!

Nhờ phép quy giản giá trị đó mà xã hội loài người phát triển các hàng hóa dịch vụ ngày càng cao cấp trên căn bản niềm tin (vào kho bạc, vào nhà nước in tiền). Một số người cực đoan thì tôn thờ tiền, sống vì tiền ... cũng bởi sự vận hành ổn định, trơn tru của chuỗi tiền - hàng cho phép họ dùng tiền để đạt được nhiều nhu cầu cá nhân mà tự họ không thể có được nếu sống một mình như Robinson Crusoe.

Tuy nhiên, thế giới tự nhiên lại phức tạp ở chỗ có các ngẫu sinh mà triết học gọi là "đột sinh luận" (emergentism) trái ngược với quy giản luận. Lấy ví dụ một siêu thị mà mọi hàng hóa trong dó đều được yết giá, thì đột sinh luận phát biểu rằng tổng số lượng hàng hóa trong đó có 'giá trị' lớn hơn tổng số tiền của giá hàng hóa x số lượng hàng hóa. Đột sinh luận là nguyên lý triết học đã hạ gục quan niệm 'tiền là tất cả' để hướng nhân loại nhìn vào bản chất của mình, một dẫn chứng là người ta đang coi trọng chỉ số phát triển con người (HDI) thay cho chỉ số tổng sản phẩm nội địa (GDP). Dẫn chứng khác là sự tái định giá, như trường hợp một quốc gia không mấy phát triển là Bhutan lại có thể thu nhập lớn từ sản phẩm du lịch (không mấy tiện nghi so với VN) bởi vì đất nước này truyền đi một cảm hứng mạnh mẽ về tâm linh (Phật giáo). Nói tóm lại, 2 nguyên lý triết học này mới thực sự là cơ bản cho nhận thức, còn Marxism chỉ là một công cụ lập luận còn thiếu sót và dẫn tới những sai lầm khi vận dụng.

Những sai lầm khi vận dụng Marxism là gì? Có thể chỉ thẳng vào Leninism hay Maoism bởi tư tưởng về Nhà nước dựa trên đấu tranh giai cấp, coi Nhà nước là công cụ tiêu diệt giai cấp thay vì làm trọng tài điều hòa mâu thuẫn giai cấp. Đây là khẳng định của em về phương diện học thuật chứ không đề cập tới vị trí lịch sử của các học thuyết cũng như tác giả của chúng. Việc có nhiều người trên thế giới mang ơn Lenin, Stalin, Mao hay Đặng bởi vì sự vận động của nhân loại có giai đoạn thiên lệch (như chủ nghĩa thực dân chẳng hạn) mà hành động của họ góp phần tái cân bằng cho thế giới ngày nay. Cái 'công ơn' trong tình cảm không thể đánh đồng với cái 'đúng sai' trong lý trí được.

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 9 2014, 05:55 PM)
Phần một rất hữu ích trong việc phân tích chủ nghĩa tư bản, và những gì đang xẩy ra. Vì chủ nghĩa tư bản không thay đổi, chỉ có cái khung hoạt động của nó thay đổi thôi. Phần hai (chủ nghĩa Lê nin) rất hữu ích trong việc xây. Tức là tìm ra những biện pháp hiệu quả để sử dụng, vì chủ nghĩa Lê nin để lại cả một hệ thống và cách sinh hoạt chính trị. Còn phần ba, thì dùng để so sánh với tình hình VN, vì văn hoá và lịch sử VN có nhiều điểm tương đồng về tâm lý, tư duy với TQ. Cái phần này cũng có thể dùng để « đối chất, phản biện » với mô hình phương Tây. Người ta cũng có thể dùng mô hình hồi giáo (I ran), hay mô hình Ấn độ.
Cách dùng chủ nghĩa Mác tốt nhất là phân tích một trường hợp cụ thể. Ví dụ như UK. Ở trên tôi có nói tới tư sản mại bản và tư sản dân tộc, vậy tài phiệt UK là dân tộc hay mại bản. Thực tế thì tài phiệt UK chưa thể coi là một giai cấp, mà chỉ là một dạng lợi ích nhóm, bởi vì số lượng người của nó quá ít, đếm trên đầu ngón tay, không phải là một tầng lớp xã hội. Một giai cấp không thể là một nhóm người.  Mặc dù ít thế, nó lại tập trung, độc quyền về kinh tế UK. Sự độc quyền này xẩy ra, bởi quá trình tư hữu được diễn ra trong một nền kinh tế hành chính chỉ huy ở mức độ cao. Vì thời Liên Xô, các nghành kinh tế đều ở dạng độc quyền. Ví dụ, trong một nền kinh tế kế hoạch hoá cao, không dùng cơ chế thị trường, để sản xuất sô cô la chẳng hạn, thì người ta chỉ xây một hãng, do bộ chỉ huy, vốn của nhà nước, được định lượng theo kế hoạch.  Bây giờ tư hữu hoá nghành sô cô la, thì tức khác ông chủ tư hữu đã độc quyền luôn, vì cả nước chỉ có một hãng. Như vậy việc tư hữu hoá ở UK và ngay ở Nga, đã kết hợp hai cái dở nhất của hai hệ thống. Đó là không thị trường (thể chế Liên Xô kiểu cũ) với độc quyền (thể chế  mới).  Tại sao thế ? bỏi bản thân một nhà nước tư sản điển hình(Mỹ, Anh,Pháp..), nó cũng chống độc quyền.  Lý do là để tăng cường sự cạnh tranh, trong thực tế nó còn có cái vế nữa, là để cho nhà nước độc tôn quyền lực. Vì nhưng nước này, kinh tế chủ yếu là tư nhân, nên nó không nói đủ là chống độc quyền tư nhân, vì thực tế nó không chống độc quyền nhà nước. Muốn nhìn cái vế không chống độc quyền nhà nước này, thì phải nhìn vào ví dụ Pháp. Ở Pháp sau chiến tranh thế giới thứ II, kinh tế tư bản nhà nước rất nhiều, chiếm hầu hết các nghành kinh tế quan trọng, quân sự, hàng không, năng lượng, điện lực, dầu mỏ.. Tại sao lại thế vì nó thiếu vốn, và nhiều nghành nghề mới tư nhân không đủ lực đủ trình độ. Đã thiếu vốn, thì ông không thể xây hai nhà máy làm cùng sản phẩm để cạnh tranh nhau (đây là điểm yếu so với kế hoạch hoá) trong khi ông chỉ có một công nghệ. Một điều nữa, là độc quyền giúp cho ông bảo vệ vốn và tạo ra tích luỹ tư bản, vì ông đã có chỗ(thị trường được bảo vệ). Hiện tại  các hãng quốc gia của Pháp không còn phụ thuộc vào sự chỉ đạo của nhà nước như ban đầu, vì nó có nhiều lý do. Nhưng cái lý do tăng năng lực cạnh tranh, tư nhân tốt hơn nhà nước, thực ra chỉ là phụ, mà bởi vì nó đáp ứng nhu cầu thâm nhập thị trường thằng khác, mà che đi được cái dây chính trị đằng sau là chính. Ví dụ, khi EDF là hãng điện của Pháp vào Ý, danh chính ngôn thuận, dù trong EU với nhau, chẳng người Ý nào thích một hãng của chính phủ Pháp phân phối điện cho mình cả. Nhưng bây giờ nó là cổ phần, danh chính ngôn thuận là tư nhân thì lại khác. Như vậy đã là độc quyền thì phải là nhà nước, còn không thể có độc quyền tư nhân. Đã là tư nhân thì ít nhất ông phải có đôi để cạnh tranh. Nhờ cạnh tranh, đánh lẫn nhau mà hai ông tư nhân mới không làm hại nhà nước, và chỉ có trong trường hợp đó, thì luật pháp mới khách quan và có tính cộng đồng hay giai cấp. Nhưng trong nhiều trường hợp độc quyền nhà nước lại có lợi hơn. Ví dụ ngay ở VN. VN airline sống được là có đường bay vàng nội địa, và một hai đường bay ở quốc tế châu Á. Như vậy rõ ràng độc quyền đường bay nội địa, giúp hãng này có lực để vay vốn cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu hai ba ông cùng khai thác, và VN airline không còn cái căn cứ địa này. Hệ quả của nó là tất cả các hãng đều manh mún, không hãng nào đủ sức để phát triển, vì không đủ vốn. Trong trường hợp đó làm sao ông chống được thằng nước ngoài thâm nhập, đánh ngay trên sân của ông. Thế còn cái lý do hạ giá vé làm lợi cho dân thì sao ? Trong thực tế nhìn VN airline phải tính đến cả tiền lãi của nó nữa.  giá vé độc quyền giúp nó có tư bản, có tích luỹ tấn công các thị trường khác mang lãi về (nguyên tắc tiền lãi về đâu). Thế còn chuyện giảm giá vé, nó chỉ là giai đoạn đầu của cạnh tranh thôi.  Vì trong cạnh tranh tự do, nhất định một thằng sẽ ngoi lên, và thường giảm giá chỉ là cách nó chịu thiệt để loại bỏ thằng khác.  Đến lúc nó vào vị trí độc quyền thì nó sẽ tăng giá. Nếu cái hãng đó là hãng nước ngoài, thì tiền lãi nó sẽ mang đi. Trong khi tiền lãi của VN airline nằm ở VN. Vậy các bác thích đằng nào.
Loanh quanh đi xa thế để nói, cái sai lầm lớn nhất của UK là đã tạo ra tài phiệt độc quyền cá nhân. Điều đó dẫn đến cái chết của nước này, vì thế nếu đã muốn bảo vệ thị trường bằng độc quyền, thì nó phải là hãng nhà nước, tức là tư bản nhà nước. Vì UK là độc quyền cá nhân, nên luật pháp trở thành luật mafia, và tài phiệt phải mang tiền đi ra nước ngoài để tranh cái hậu quả mà tự chúng gây ra cho nhau. Như vậy nếu nhìn vào cái chu trình đi của đồng tiền lãi, thì thấy tài phiệt UK là tư sản mại bản.
*



Nói thật là đọc đoạn này của bác em chẳng thấy liên hệ học thuật nào giữa mấy cái chủ nghĩ Lenin hay Mao với kinh tế tư bản quốc gia - quốc tế cả. Chắc ý bác ở đây là vai trò của mấy ông dó trong lịch sử đã vạch nên biên giới quốc gia dân tộc mà chúng ta đang xét? Chủ nghĩa dân tộc gắn với chủ nghĩa tư bản thì cứ dẫn Marxism là được rồi, đâu cần phải vẽ rắn thêm chân cho có màu sắc "bảo vệ chế độ"! laugh.gif

OK, luận lý về hành vi kinh tế như bác nêu trên thì em cũng khó mà có thêm ý kiến. Điều quan trọng là từ luận lý chúng ta phải tiên đoán được chuyện gì sắp xảy ra với tọa độ không thời gian cụ thể. Em rất thích chém gió với bác, nhưng nếu phải chịu trách nhiệm về chữ lý của VN trong các hiệp định thương mại thì em đọc Poincare với Samuelson cơ. sp_ike.gif
Skywalker
Vừa đi dạo phố ngắm thu Hà Nội và di sản của mấy thế hệ cách mạng VN nên muốn viết tiếp chủ đề dân tộc trong dòng chảy thời đại. Có hai nội dung để nhìn nhận và đánh giá thực tại: một là bản chất và hành vi cần có của nhà nước VN và hai là tính kế thừa lịch sử của nhà nước. Chắc chắn là cả 2 nội dung này hiện còn rất nhiều tranh cãi ngay trong lòng đất nước, song nếu những diễn giải dưới đây có lý thì cũng là nhờ ... các cụ. laugh.gif

1. Nhà nước VN là đại diện cho toàn thể nhân dân VN, không phân biệt tầng lớp (giai cấp), sắc tộc ...vv. Đây là điều đã ghi trong Hiến pháp 2013 mà theo đó các hành vi chính trị và kinh tế của VN cần và có thể được diễn giải trong khuôn khổ nhận thức của nhân loại (ghi trong các công ước quốc tế). Sẽ không có chuyện nhân danh giai cấp công nhân và người bị bóc lột để tước đoạt tài sản của giới nhà giàu (nhưng có quyền đánh thuế). Nhà nước điều tiết xã hội bằng luật và ngược lại xã hội cũng tạo nên nhà nước bằng hiệp thương dân sự. Chuỗi tiến hóa của nội dung Nhà nước do đó nhất định là quá trình dân chủ hóa quyền lực và cơ chế ra chính sách. Thậm chí lộ trình với các cột mốc có thể tính toán được với một số điều kiện biên xác định.

2. Lịch sử kế thừa từ các cuộc cách mạng cần phải làm rõ nội hàm, song không thể để tồn tại mâu thuẫn với bản chất và hành vi của nhà nước nêu trên, cũng không thể phủ nhận vai trò lịch sử của tiền nhân đã tạo nên nền móng Nhà nước. Thực tế cho đến nay VN đã làm tốt nội dung này với 3 dẫn chứng như sau:
- Xây dựng một chính quyền được luật hóa.
- Duy trì và phát triển cơ chế hiệp thương (giới hạn trong dân chủ tập trung).
- Đạt được sự công nhận và hợp tác từ cộng đồng quốc tế.

Vậy điểm mấu chốt 'kinh tế nhà nước có phải là tư sản dân tộc và đem lại lợi ích cho đất nước' được xác định thế nào? Nếu chỉ dựa vào những lập luận suông thì có lẽ 100 năm bàn cãi cũng không thể trả lời được, nhưng may mắn là đánh giá thống kê cho chúng ta biết chi tiết. Câu trả lời là có những lĩnh vực thì kinh tế NN (gồm cả DNNN) thực sự đóng vai trò đại diện cho lợi ích quốc gia, ngược lại cũng có những lĩnh vực và DNNN thì đáng bán phắt đi hoặc cho phá sản. Ở đây không có chuyện lấy vài ví dụ danh nghĩa như VN Airlines để biện hộ cho tất cả; Thay vào đó là sự sàng lọc cụ thể (cho dù rất tốn chất xám và thời gian phân tích).

Thế còn "định hướng xã hội chủ nghĩa"? Từ góc độ thực dụng mà nói thì chẳng để làm gì, bởi xu thế vận động của xã hội loài người tự nó dẫn tới các mục tiêu XHCN (như Mỹ hay EU dù họ không công nhận cụm từ XHCN trong học thuyết chính trị). Bài học quản trị của TQ từ thời Đặng Tiểu Bình cũng không có giá trị vĩnh viễn bởi vì chúng được thiết kế cho những mục tiêu của TQ chứ không phải cho VN. Nói cách khác, VN đã và còn đang học hỏi từ TQ những vấn đề kỹ thuật quản lý và làm ăn, nhưng không cần dựa vào TQ cho những phạm vi rộng lớn hơn. Dù sao thì nền văn hóa VN cũng chẳng kém cạnh gì TQ từ nền móng tư tưởng Phật Đà trở đi. sp_ike.gif
langtubachkhoa
Bây giờ lại có tin có 1 hành khách đeo mặt nạ dưỡng khí trong vụ MH17. Nói chung tin tức còn rất mờ mờ ảo ảo. Kết luận tai nạn là cách để chìm xuồng nhanh nhất. Nhưng nếu kip đeo dưỡng khí thì có thể là máy bay bị pháo bắn vỡ buồng lái dẫn đến tai nạn, chứ k phải do tên lửa chăng?

http://motthegioi.vn/quoc-te/phat-hien-chu...-ha-109987.html
Vị quan chức cao cấp Hà Lan này tiết lộ rằng một trong những nạn nhân trên chiếc máy bay của hãng Malaysia Airlines rơi ở miền đông Ukraine được tìm thấy trong tình trạng đang đeo mặt nạ oxy.
Tiết lộ trên đã khiến gia đình các nạn nhân nổi giận vì họ cho rằng “lẽ ra phải thông báo cho họ biết trước chứ không phải khơi khơi tiết lộ trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Tồi tệ hơn nữa, tiết lộ này khiến cho toàn bộ nhân viên điều tra vụ tai nạn trở nên mất tinh thần.

“Mọi người đều bị sốc khi nghe tin này và tự hỏi liệu còn những thông tin khác tương tự mà không được chia sẻ” - Veeru Mewa, luật sư đại diện cho nhiều gia đình nạn nhân chuyến bay người Hà Lan trả lời trên đài truyền hình Hà Lan.

Người tiết lộ thông tin này là ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans. Ông đã đề cập đến việc “phát hiện người đeo mặt nạ oxy” trong một chương trình talk show nổi tiếng trên truyền hình Hà Lan hôm thứ tư.

Ông Wim de Bruin – phát ngôn viên văn phòng công tố Hà Lan, xác nhận về tiết lộ trên. Ông cho biết các chuyên gia thuộc tòa án đã tìm thấy một cái mặt nạ oxy màu vàng quấn quanh cổ xác một hành khách nam trong số các xác chết được đưa về căn cứ không quân Eindhoven một tuần sau tai nạn.

Nhiều nguồn tin cho rằng nạn nhân này mang quốc tịch Úc, song ông de Bruin từ chối xác nhận thông tin này.

Một khi nạn nhân được nhận diện – ông de Bruin nói, các nhà điều tra sẽ thông báo cho gia đình, họ hàng, nhưng sẽ giữ lại thông tin về cái mặt nạ trong khi tìm kiếm thêm các chứng cứ khác để xác định rõ nguyên nhân vụ rơi máy bay.

Ngoại trưởng Timmermans sau đó đã nhanh chóng lên tiếng xin lỗi gia đình các nạn nhân về sự tiết lộ trên. Tuy nhiên, sự tiết lộ này đã dấy lên làn sóng phẫn nộ của dư luận cũng như là những dự đoán khác, nếu có, về một nguyên nhân khác khiến máy bay bị rơi.

Chiếc Boeing 777-200 bay từ Amsterdam đến Kuala Lumpur, và vì đa số nạn nhân trên máy bay là người Hà Lan nên Hà Lan đã và đang được trao quyền điều tra.

Trong bản báo cáo sơ khởi tháng trước do Ủy ban An toàn Hà Lan đệ trình, nguyên nhân chính khiến máy bay rơi là do máy bay bị trúng “nhiều vật thể có năng lượng cao” và có vẻ như đã nổ tung trên bầu trời.

Kết luận sơ khởi này đã ủng hộ - ít nhất là đối với phương tây, về giả thuyết rằng lực lượng ly khai ở Ukraine do Nga hậu thuẫn đã bắn hạ chiếc máy bay trên bằng tên lửa đất đối không.

Ủy ban An toàn này cho biết họ sẽ đưa ra bản báo cáo điều tra cuối cùng vào mùa hè năm sau và từ chối bình luận về những thông tin liên quan đến chiếc mặt nạ oxy màu vàng.

Các chuyên gia tai nạn hàng không cho biết họ “cảm thấy bối rối về sự phát hiện này”.
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.