Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
http://baodatviet.vn/kinh-te/doanh-nghiep/...-thuoc-3107212/

Thoát Trung: Nhập từ cái cúc áo... Việt Nam còn phụ thuộc!
Dù muốn hay không Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và chiếm tỉ trọng lớn trong thời gian tới...

'Không nên bỏ trứng vào một giỏ'

PV:- Thưa ông, trong các kỳ họp Quốc hội gần đây, các đại biểu Quốc hội đã nhiều lần đề cập đến mối lo làm sao giảm bớt sự lệ thuộc về kinh tế từ Trung Quốc. Báo cáo tình hình KTXH tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII vừa rồi của Chính phủ cũng kêu gọi đa dạng hóa và không để phụ thuộc vào một thị trường. Tại sao kinh tế Việt Nam lại phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc như vậy để đến nỗi chúng ta phải canh cánh mối lo này mãi, thưa ông?

ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Trung Quốc đã diễn ra từ rất lâu và đặc biệt hơn những nước khác vì nhiều lý do. Thứ nhất, do gần đường biên giới, vận chuyển dễ dàng, nhanh gọn; thứ hai, vì hàng hóa của Trung Quốc đáp ứng được nhu cầu mua của Việt Nam, chất lượng cũng phù hợp nên Việt Nam mua nhiều hàng của Trung Quốc nhiều hơn, trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu đầu vào như máy móc nông nghiệp, phân bón, giống, sắt, thép...

Sau việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trên Biển Đông cùng những biến động bất ổn về thị trường kinh tế thế giới, chính phủ cũng như Quốc hội đã nhiều lần đặt vấn đề về đa dạng hóa thị trường để tránh tình trạng phụ thuộc vào một thị trường trong đó có thị trường TQ.
Việc thực hiện đa dạng hóa thị trường thế nào trước hết là trách nhiệm của DN trong việc chủ động tìm kiếm, mở rộng, khai thác nhiều thị trường. Nhà nước chỉ đóng vai trò tạo điều kiện cho DN mở rộng, quảng bá sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua vấn đề chuyển đổi của DN theo hướng đa dạng hóa thị trường còn rất chậm.

Nó phụ thuộc vào năng lực maketing, khả năng quảng bá, mở rộng thị trường của DN đó. Thứ hai là, phụ thuộc vào sức cạnh tranh của sản phẩm của DN đó như giá rẻ hơn, chất lượng tốt hơn sẽ xâm nhập thì trường dễ hơn.

Từ những hạn chế như vậy mà việc mở rộng thị trường, tìm kiếm thị trường của DN VN đang gặp rất nhiều khó khăn.

PV:- Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới đây cho thấy các mặt hàng xuất khẩu của VN chủ yếu là nông sản có dấu hiệu giảm nhẹ và vẫn bị phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Trung Quốc. Cụ thể, 9 tháng qua, Trung Quốc vẫn là đối tác lớn nhất nhập khẩu gạo của Việt Nam với 1,7 triệu tấn, giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2013. Tương tự, Trung Quốc vẫn là đối tác chính nhập khẩu cao su của Việt Nam trong 9 tháng với 292 nghìn tấn, chiếm tới 42% lượng cao su xuất khẩu của cả nước.

Bên cạnh đó Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu chủ yếu của Việt nam từ phân bón đến máy móc thiết bị, phụ tùng...

Như vậy dù mong muốn cải thiện cán cân thươn mại để bớt lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhưng thực tế buôn bán với thị trường này lại không hề thay đổi, và theo hướng Việt Nam ngày càng thất thế hơn. Ông có thể nói gì về điều này trong bối cảnh, việc thoát Trung đã được đặt ra khá cấp thiết sau sự kiện giàn khoan? Cái khó của Việt Nam là gì?

ĐBQH Bùi Đức Thụ:- Thứ nhất, cao su và một số mặt hàng khác của Việt Nam sản xuất ra là phải có thị trường. Nếu không tiêu thụ được nó sẽ tác động ngược trở lại khiến nền sản xuất bị co hẹp lại. Nếu thị trường không có mà tiếp tục sản xuất giá sẽ bị giảm đột ngột, khiến hàng hóa, sản phẩm của Việt Nam rơi vào tình trạng như vừa qua như vừa qua: nông dân phải chặt bỏ hàng loạt cao su, thanh long đổ cho bò, dưa hấu vứt đầy đường... Trong điều kiện Việt Nam chưa mở rộng được thị trường sang các nước thì phải duy trì thị trường hiện tại là thị trường Trung Quốc để tiêu thụ sản phẩm đó cũng là tất yếu.

Còn câu chuyện làm sao để mở rộng được thị trường sang các nước là câu hỏi lớn, phải có sự hỗ trợ của nhà nước và quan trọng hơn cả là nội lực tự thân của chính mỗi doanh nghiệp.

Về mối quan hệ kinh tế, thương mại với Trung Quốc phải hiểu thế này, trong phát triển đầu tư kinh tế Việt Nam phát triển ở trình độ thấp, đi sau các nước rất nhiều do đó Việt Nam cần phải huy động nhiều thị trường nhất là thị trường quốc tế. Đồng thời cũng phải thu hút các nguồn lực, Trung Quốc là một trong những đối tác của Việt Nam, và cũng đóng góp một phần rất lớn trong phục hồi và phát triển kinh tế Việt Nam.

Trong thương mại, kinh doanh mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc cũng phải được nhìn nhận một cách khách quan, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc lớn nhưng ngược lại cũng nhập khẩu từ Trung Quốc rất nhiều.

Theo thống kê hiện nay, Việt Nam đang nhập siêu từ TQ hơn 10 tỷ đô la trong 1 năm, do đó tôi cho rằng căng thẳng về chính trị hay ngoại giao nhưng về kinh tế Trung Quốc không thể không tính đến.

Về phía Việt Nam, chỉ đạo điều chỉnh quan hệ thương mại theo hướng đa phương hóa, không phụ thuộc một thị trường là đúng. Việt Nam không nên bỏ trứng vào một giỏ để giảm thiểu những rủi ro.

Tuy nhiên, thực hiện được đến đâu nó còn phụ thuộc vào nhiều vấn đề trong đó có khả năng tiếp thị, khả năng xâm nhập thị trường, khả năng cạnh tranh sản phẩm, phụ thuộc vào khả năng tổ chức quảng bá cũng như nhiều yếu tố khác.

Đó chính là cái khó của Việt Nam cũng là cái khó chung của mọi quốc gia. Nhưng đối với Việt Nam là một nền kinh tế thấp kém, sức cạnh tranh hàng hóa không cao, thì việc xâm nhập thị trường lại càng khó khăn hơn so với các nước.

Nhập từ cái cúc áo...

PV:- Thậm chí, một chuyên gia trong ngành nông nghiệp vừa chỉ rõ "động thái lạ" từ hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam với thị trường Trung Quốc: trong khi xuất khẩu trì trệ (do Trung Quốc không nhập khẩu) thì nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lại vẫn tăng rất mạnh: máy móc nông nghiệp, giống, phân bón... Có thể thấy được cảnh báo gì từ "động thái lạ" này thưa ông khi trong trường hợp này, nông nghiệp của chúng ta dường như đã bị phụ thuộc Trung Quốc cả khâu đầu vào, cả khâu tiêu thụ?

ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Việc giảm XNK vào một thị trường Trung Quốc nếu dùng biện pháp hành chính nó sẽ mâu thuẫn với những cam kết thỏa thuận thương mại giữa hai nước cũng như xu hướng tự do hóa thương mại toàn cầu mà Việt Nam đã ký kết, mà Việt Nam cũng là một trong những thành viên của WTO. Việt Nam muốn hạn chế chỉ có thể nâng cao hàng rào kỹ thuật nhằm điều tiết hoạt động XNK, hạn chế tình trạng nhập khẩu ồ ạt tránh sản phẩm kém chất lượng, hàng giả hàng nhái tràn vào thị trường nội địa. Để làm được việc này, bắt buộc mọi quy định phải được đặt trên vấn đề lợi ích.

Phải thừa nhận hàng hóa của Việt Nam chủ yếu nhập khẩu vừa qua là máy móc, thiết bị kỹ thuật đầu vào cho sản xuất, ngay cả phân bón, giống má… nhưng ngành hàng này Trung Quốc và một số nước ASEAN đang có lợi thế, chất lượng cũng đảm bảo, giá cả hợp lý. Máy móc chất lượgg không cao nhưng giá phù hợp, công năng sử dụng hợp lý nên vẫn được người tiêu dùng Việt Nam chấp nhận.

Nếu bây giờ ngăn cản được việc này, buộc các DN Việt Nam phải tiêu thụ các sản phẩm của những nhà cung cấp khác và phải chấp nhận giá cao hơn, công năng sử dụng không đa dạng hóa, đứng ở góc độ quyền của người tiêu dùng họ không chấp nhận như vậy. Đứng ở góc độ nào đó phải nói rằng hàng hóa của Trung Quốc phù hợp với sức mua, đáp ứng được công năng, yêu cầu của người tiêu dùng, đó là lợi thế của hàng hóa Trung Quốc.

Vì vậy, dù muốn hay không muốn việc nhập khẩu của các cá nhân, tổ chức DN Việt Nam vẫn phụ thuộc vào Trung Quốc và chiếm tỉ trọng lớn.

PV:- Như vậy, dùng từ "phụ thuộc" trong trường hợp này đã đúng chưa? Trong nền kinh tế Việt Nam, có trường hợp này bị phụ thuộc tương tự như nông nghiệp nữa không, thưa ông?

ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Phụ thuộc phải xem thế nào được gọi là phụ thuộc, nếu xét trên tổng kim ngạch XNK, năm 2014 dự kiến xuất khẩu 148 tỷ đô, nhập là 146,5 tỷ đô, dự kiến tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc trong năm nay sẽ chạm ngưỡng 15 tỉ đô la Mỹ, còn nhập khẩu từ Mỹ là 40 tỉ đô la. Như vậy, tỉ trọng XNK của Việt Nam với thị trường Trung Quốc cũng chỉ chiếm một tỉ trọng nhất định, đứng ở góc độ đó không thể nói là phụ thuộc.

Nhưng đứng ở từng ngành hàng cá biệt như nguyên vật liệu dệt may, cao su, lúa gạo thì XNK Việt Nam đã phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc và đang chiếm tỉ trọng lớn.

Đó là trong nông nghiệp, còn trong công nghiệp nhẹ như dệt may, nhuộm Việt Nam cũng đang phụ thuộc vào Trung Quốc và chủ yếu phải nhập nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất như bông, sợi, thậm chí như cái cúc áo phần lớn chúng ta cũng đang nhập từ Trung Quốc.

Từ bối cảnh đó, Việt Nam đã đặt ra định hướng một mặt đa dạng hóa thị trường, mặt khác Quốc hội cũng mong muốn có định hướng nội địa hàng hóa những mặt hàng trong nước, ưu tiên phát triển công nghiệp phụ trợ. Trong kỳ họp Quốc hội lần này, một trong những kiến nghị sẽ được trình ra Quốc hội là xem xét ưu đãi về thuế với các ngành mà Việt Nam có lợi thế so sánh.

Thoát Trung phụ thuộc vào nỗ lực của các DN

PV:- Nhìn tổng thể nền kinh tế, liệu ông có thể đánh giá, doanh nghiệp thuộc khu vực nào có nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc thị trường Trung Quốc nhiều nhất? Vì sao lại như vậy? Nhìn vào nỗ lực của các doanh nghiệp đó, ông có đề xuất giải pháp gì để việc "thoát Trung" không còn là "ý chí" mà phải biến thành hành động cụ thể và có hiệu quả?

ĐBQH Bùi Đức Thụ: - Nỗ lực thoát Trung của riêng từng lĩnh vực chỉ cần nhìn vào tỉ trọng nguyên nhiên vật liệu là thấy lĩnh vực nào nỗ lực thoát trung nhiều nhất.

Nhưng quan trọng là phải có bước đi cụ thể, DN phải xâm nhập được vào thị trường mới có hiệu quả hơn; sản xuất hàng hóa thay thế hàng hóa nhập khẩu thì phải có chính sách đối với phát triển công nghiệp hỗ trợ cho DN sản xuất mặt hàng này.

Tất cả các giải pháp này hầu hết đã được thể hiện trong các văn bản chỉ đạo, tuy nhiên để nó đi vào thực tiễn và mang lại hiệu quả thì phải chờ thêm thời gian. Nhưng, để có chuyển động tích cực trước hết phải phụ thuộc vào nội lực tự thân của doanh nghiệp, phải nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được yêu cầu của quốc tế. Nhà nước chỉ làm bệ đỡ trong hỗ trợ DN vè chính sách.
Hiện nay khu vực tư nhân cũng thể hiện một số nỗ lực đi đầu trong việc thoát Trung nhưng phải nhấn mạnh rằng, kinh tế của Việt Nam có xuất phát điểm thấp, lại đi sau các nước nên cả khu vực tư nhân và khu vực kinh tế nhà nước đều tham gia quá trình phát triển hội nhập kinh tế quốc tế chậm.

Trong số 148 tỷ đô la xuất khẩu năm 2013-2014, 2/3 thuộc về DN FDI, khu vực sản xuất trong nước chỉ chiếm 1/3. Cả nước dự kiến thặng dư xuất siêu khoảng từ 1,5-2 tỷ đô, trong khi đó khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 10 tỷ đô. Như vậy có nghĩa khu vực sản xuất trong nước lại đang đi nhập siêu còn khu vực nước ngoài lại tích cực xuất siêu.

Điều này đồng nghĩa với việc sức cạnh tranh cũng khả năng xâm nhập, mở rộng thị trường đối với hàng hóa của Việt Nam là hết sức hạn chế.

PV:- Xin cảm ơn ông!
Phó Thường Nhân
Cái bài báo VN ở trên có lẽ nói lên được phần nào tình trạng kinh tế VN, nhưng nó cũng thể hiện cái tư duy đã được « formatted » (định hình trước), trong khi đáng ra phải tìm hiểu cái tư duy bị « formatted » ấy có đúng không. Tại sao tôi lại nói thế, bởi vì bài báo coi những khó khăn của VN là do « hội nhập chậm », và coi đó là nguyên nhân của khó khăn. Với cách nhìn như thế, tự nhiên người ta có cảm nhận là cứ « hội nhập nhanh » là sẽ giải quyết vấn đề, và để hội nhập nhanh thì cứ thế mà tương những cái FTA vào. Nhưng với tôi, làm như thế chắc chết. Vậy phải đặt vấn đề là « hội nhập đúng » (tức là cái gì nên đẩy nên tránh, cái gì nên tiếp cận ủng hộ). Quan trọng ở đây là đúng hay sai, chứ không phải nhanh hay chậm. Hội nhập đúng là lợi dụng được cơ hội thương mại, bảo vệ được thị trường nội địa, lấy được công nghệ để củng cố tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp VN (bao gồm cả nhà nước và tư nhân dân tộc), chỉ chấp nhận tư sản mại bản ở mức độ giúp tạo công ăn việc làm, chuyển giao được công nghệ..
Nói thế để thấy việc phân biệt giữa mại bản và dân tộc vẫn là cách nhìn đúng, và là cái thước đo đánh giá.
Trở lại với UK, nước này lại vừa tiến hành một cuộc bầu cử quốc hội, sau khi bầu tổng thống lần trước. Sáng ngủ dậy đi làm, đọc báo biếu trong metro đã thấy báo hân hoan nói các đảng phái theo EU giành đa số phiếu (bao gồm lực lượng theo ông Poroshenko và theo ông thủ tướng Yashenniuk), còn các lực lượng « thân Nga » thì hầu hết đều không lọt vào được quốc hội. Và tất nhiên, không thấy ở đâu nói tới việc gian lân bầu cử cả. Ngược lại nếu các đảng « thân Nga » mà đa số, thì chắc vấn đề gian lận bầu cử sẽ được đưa lên trang nhất. Cũng theo như các báo Pháp, số lượng người đi bầu là 52% (gần ½ dân không đi bầu). Đảng của Poroshenko được 23% , Đảng của Yasheniuk 21%, đảng cực hữu tự do (Svoboda) 6% , đảng của bà Timosenko 5%, lực lượng Maidan 13%... về phía đối lập (được gọi là thân Nga) thì hậu duệ của đảng Yanutkovitch 8% , là đảng đối lập duy nhất có đại diện ở quốc hội mới. Đảng cộng sản được 3%, và lần đầu tiên không có mặt trong quốc hội mới từ khi UK độc lập đến nay.
Với quốc hội mới này, thì các lực lượng thân EU chiếm đa số (70%), và đấy là điều làm cho các báo phương Tây hân hoan. Việc các lực lượng chính trị thân EU chiếm đa số, đã là điều tôi nhận xét từ trước khi có bầu cử tổng thống UK. Và lý do đó vẫn đúng cho bầu cử quốc hội UK vừa rồi. đó là với việc Crimea và vùng ly khai kiểm soát không tham gia vào sinh hoạt chính trị này, đã làm cho các lực lượng chính trị thân Nga mất đi 7 triệu lá phiếu (tương đương với số dân ở đây), cuộc chiến tranh ở miền đông cũng làm các lực lượng này mất đi cái đế kinh tế.
Với cấu trúc chính trị hiện tại thể hiện qua thành phần quốc hội, chế độ chính trị ở UK sẽ ổn định hơn, do các nhóm quyền lực cùng đồng ý chí chiếm đa số (thân EU). Ngược lại UK có thể triệt thoái các tệ nạn như tham nhũng hay không thì chắc là không (các lực lượng Maidan, sau khi đã bị lợi dụng để lật đổ Yanutkovitch dưới chiêu bài chống tham nhũng, thì giờ đây đã bị loại anh hưởng), nhưng chính trường mới này cũng ôn hoàn hơn (các lực lượng cực hữu cũng bị loại, như đảng tự do , sloboda). Ảnh hưởng của các đảng « thân Nga » hoàn toàn mất đế như đã nói ở trên. Như vậy UK sẽ đi gần lại EU, nhưng EU có đáp ứng được những hi vọng mà UK đặt vào không thì không rõ.
Sau cách mạng cam năm 2004, cũng có tình trạng như vậy. Lúc đó cũng có một liên minh giữa lực lượng chính trị của tổng thống UK (tên là gì thì tôi quên mất), và timossenko là thủ tướng. Cả hai đều thân phương Tây. Nhưng khi EU ép UK phải mở nền kinh tế đổi lại sự « trợ giúp » (xâm thực) của nó thì UK duỗi ra, và mâu thuẫn giữa ông tổng thống này và Timosenko đã khiến cho các lực lượng chính trị thân Nga của Yanutkovitch thắng cử. Có điều khác là lần này, các lực lượng thân Nga bị suy yếu về bản chất. Điều này có khiến UK chấp nhận các điều kiện của EU không thì không rõ.
langtubachkhoa
Không biết trừng phạt Nga này là gây hại hay lợi cho Nga?

http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/dai-gia-...27215856741.htm

Sự bất ổn về chính trị và kinh tế buộc các công dân giàu có của Ukraine di cư sang các quốc gia khác. Ngoài các nước Âu - Mỹ, người Ukraine còn mua bất động sản ở Nga với lý do 2 nước gắn bó về kinh doanh.

Nhu cầu gia tăng

Các chuyên gia Nga nhận thấy nhu cầu mua bất động sản của đại gia Ukraine tăng mạnh trong mấy tháng gần đây. Thông thường, người ta mua những căn nhà trị giá đến 10 triệu USD ở ngoại ô Moscow hoặc căn hộ 3-5 triệu USD trong thành phố, được đứng tên bởi cá nhân hoặc pháp nhân thành lập ở Nga hay công ty ở nước ngoài.

Nhà chức trách Nga hiện không có bất cứ hạn chế nào trong việc bán bất động sản cho người Ukraine, qua đó đã nâng giá nhà đất ở trong và ngoài Moscow lên cao.

Theo dữ liệu của cơ quan giao dịch bất động sản Tweed, gần 40% đại gia của Ukraine xem xét các hợp đồng trị giá từ 1-2 triệu USD, 40% khách hàng khác chọn bất động sản từ 2-5 triệu USD trong lúc số còn lại hướng đến hợp đồng từ 5-30 triệu USD.

Bà Polina Medelyanovskaya, giám đốc Tập đoàn Tư vấn Bất động sản Kalinka, cho biết một số khách hàng đến từ nước láng giềng thậm chí quan tâm đến loại bất động sản rất đắt tiền, trị giá khoảng 25-30 triệu USD. Hiện tượng này chưa từng xuất hiện vào năm ngoái. Tổng Giám đốc Công ty Bất động sản cao cấp Troika Tatyana Kryuchkova xác nhận kể từ tháng 2 năm nay, trung bình mỗi tháng có 2-3 khách hàng có nhu cầu loại này.

Theo lời ông Denis Popov, nhà quản lý Công ty Bất động sản Contact, đa số khách hàng Ukraine tìm mua nhà ở Nga cho cả gia đình sinh sống và mong muốn nhà cửa đã được trang trí nội thất hoàn chỉnh để có thể dọn đến càng nhanh càng tốt.

Đối với nhu cầu sống ở Moscow, người Ukraine tìm mua căn hộ có diện tích khoảng 150-250 m2, có nhiều phòng và tọa lạc trong các khu vực cao cấp được bảo đảm an ninh cũng như cơ sở hạ tầng tốt. Còn ở ngoại ô, các công dân Ukraine quan tâm đến những ngôi nhà riêng biệt nằm trong các ngôi làng được bảo vệ nghiêm ngặt.

Thích Nga hơn phương Tây

Lý do người Ukraine giàu có thích mua nhà ở Nga hơn châu Âu hoặc Mỹ khá đơn giản: Nhiều doanh nhân Ukraine làm ăn với Nga nên cho rằng sống và kinh doanh ở Moscow sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn. “Khách hàng Ukraine là những người rất sành điệu. Khi mua bất động sản đắt tiền, họ không chỉ đánh giá địa thế và mức độ hấp dẫn về mặt đầu tư của cơ ngơi đó mà còn chú trọng cả mặt thẩm mỹ nữa” - nhật báo RBC nhận xét.

Bà Polina Medelyanovskaya dẫn chứng: “Một khách hàng quyết định không ký hợp đồng vì cho rằng nhà ở ngoại ô Kiev sang trọng hơn ở khu vực Moscow”.

Ngoài người giàu đến từ Ukraine, các chuyên gia cho biết nhóm khách hàng truyền thống mua nhà đắt tiền ở khu vực Moscow còn bao gồm chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và nhà quản lý hàng đầu các công ty lớn.

Giám đốc kinh doanh Tổng Công ty Barcley, bà Ekaterina Phonareva, nhận định trong năm 2014, thị trường bất động sản cao cấp ở Moscow trở thành đích nhắm của những người giàu có ở Nga mất khả năng sở hữu nhà ở nước ngoài do tác động của lệnh trừng phạt của phương Tây.
Phó Thường Nhân
UK hiện nay vẫn nằm trong CEI, là liên hiệp các nước cộng hoà cũ từ Liên Xô ngày xưa, và ở trong cái khung ấy mà quan hệ hợp tác giữa UK và Nga rất cận kề, gần như một dạng Free Trade. điều đáng ngạc nhiên là trong khi khắp nơi trên thế giới, phương Tây đều thúc đẩy các dạng vùng Free Trade như vậy , thì nó lại muốn thúc đẩy UK và Nga xoá bỏ việc đó. Vì thế người ta có thể hiểu là nếu Free Trade với phương Tây là trung tâm, thì nó khuyến khích. Ngược lại thì tìm cách phá. Nhìn như thế thì tháy Free Trade không khác gì các hiệp định bất bình đẳng bắt các thuộc địa giảm hàng rào thuế quan để hàng chính quốc tràn vào như thời thế kỷ XIX. Chỉ có cái khác là nếu thuộc địa trước đây có vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô, trong một quan hệ bất bình đẳng (giá bán nguyên vật liệu thấp, giá hàng hoá thành phẩm độc quyền chính quốc cao), thì ngày nay « thuộc địa » có thể tham gia vào quá trình sản xuất, đóng góp bằng nhân lực (tức là động cơ chạy bằng cơm, tức là con người), nhưng đầu mối quyết định là chính quốc, sau khi đã phỉnh phờ các bác bằng « chuỗi giá trị thặng dư » cho các bác phỉnh mũi. Giống như nô lệ thành La mã chắc chắn phải đóng góp vào « chuỗi giá trị gia tăng » của chủ nô lại góp phần bảo vệ « dân chủ » nữa, thế thì làm gì mà không sướng…
Trở lại UK, nước này từ khi độc lập, về kinh tế vẫn gắn với các nước Liên Xô cũ, đặc biệt là Nga. Nếu mối dây chính trị bị đứt, thì cái thị trường nó vẫn còn đó. Tài phiệt UK kiếm lời ở UK và thị trường Liên Xô cũ, nhưng gửi tiền ở phương Tây để hạ cánh an toàn (như tôi đã từng nói) và để « chém gió », « khoe giầu » ở đây.
Việc giới chính trị thân EU ở UK đang tiến gần lại EU có tác dụng mở cửa thị trường ở đây cho UK không ? Câu trả lời có lẽ là không (ngoại trừ nếu UK đồng ý cho FDI của Đức-Pháp vào như nó làm ở Đông Âu, có nghĩa là trên giấy UK có thể có thị trường EU, nhưng chủ của nó phải là Đức-Pháp, lợi nhuận nó phải mang về Berlin-Paris, người UK chỉ đóng góp sức lao động. Giống kiểu VN là cường quốc sản xuất mobile do Samsung)
Trong trường hợp đó, người kinh doanh UK còn có cách nào khác là qua Nga cắm chốt, để đi vòng cái rào cản chính trị có thể sắp tới được đưa ra. Tóm lại, nó sắp chiếm thị trường của ông rồi, thì ông phải dạt đi lang thang tới nơi còn kiếm được tiền chứ còn làm sao.
langtubachkhoa
http://plo.vn/muon-mat/moscow-co-ly-khi-ng...-ha-505457.html
http://www.vietnamplus.vn/vu-may-bay-mh17-...-noi/288391.vnp
Moscow có lý khi nghi ngờ MH17 bị máy bay Kiev bắn hạ

Ngày 27-10, trả lời phỏng vấn tờ Der Spiegel (Đức), về vụ rơi máy bay MH17 tại miền Đông Ukraine, trưởng ban điều tra Hà Lan khẳng định: không thể loại trừ khả năng máy bay Malaysia bị một vật thể đang bay khác bắn rơi.
Ông Fred Westerbeke, chỉ huy ban điều tra của Văn phòng Công tố viên Quốc gia Hà Lan, đã chính thức xác nhận khả năng MH17 bị một máy bay khác bắn rơi. Hướng điều tra này đã được phía Nga đưa ra từ tháng 7, nhưng mãi đến nay mới được ủy ban Hà Lan được thừa nhận.


Vụ máy bay MH17 bị bắn hạ: Nga có thể còn điều gì đó chưa nói
langtubachkhoa
http://tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141028/dan...udi/663766.html

Đằng sau trò đùa giá dầu của Ảrập Saudi

TTO - Với quỹ dự phòng 735 tỉ USD, kho dầu dự trữ 266 tỉ thùng và khả năng bơm 12,5 triệu thùng/ngày, Ảrập Saudi đang đùa với giá dầu đầy may rủi để hạ gục đối thủ đáng gờm mang biệt danh “Ảrập Saudi mới

Mỹ đang trên đường trở thành nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới vào năm 2015 và Washington hay Wall Street không ngại gán cho xứ cờ hoa cái tên “Ảrập Saudi mới”. Nhưng Ảrập Saudi chính sẽ không từ bỏ vai trò nước có tác động lớn đến giá dầu thế giới.

OPEC có kích hoạt một cuộc chiến giá?

“Ảrập Saudi là nước duy nhất tiếp tục bơm nhiều dầu hơn vào thị trường khi họ muốn và cũng chỉ cắt giảm khi họ muốn", ông Edward Chow - thành viên cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế nhận xét.

Ảrập Saudi cũng là thành viên quyền lực nhất trong OPEC - khối nước xuất khẩu dầu đang phải liên tục cạnh tranh với sản lượng của Nga, Mỹ và Canada.

Trong tháng 9, dù nguồn cung dầu toàn cầu đã quá dư thừa vì kinh tế Trung Quốc giảm tốc và sự phát triển trong ngành sản xuất dầu của Mỹ, nhưng Ảrập Saudi vẫn tăng sản lượng 0,5% lên 9,6 triệu thùng dầu/ngày, đưa tổng sản lượng của OPEC chạm trần 11 tháng với 31 triệu thùng/ngày.

Đến ngày 1-10, Ảrập Saudi đẩy giá xuống bằng cách tăng cường hạ giá cho các khách hàng lớn ở châu Á. Có thể chỉ đơn giản cắt sản lượng để bảo vệ giá cao hơn, nhưng không! Thay vào đó, Ảrập Saudi phát đi tín hiệu mạnh mẽ rằng sẽ kiên quyết bảo vệ thị phần của mình, nhất là ở Ấn Độ và Trung Quốc, trước các đối thủ Nga, Mỹ Latinh và châu Phi.

Các thông tin liên tiếp đổ về chứng tỏ dầu đang sa lầy vào thị trường giảm: dầu Brent rớt từ 115,71 USD/thùng ngày 19-6 còn 82,60 USD/thùng vào ngày 16-10 - mức thấp nhất trong gần 4 năm, khi các nhà đầu tư bắt đầu nhận ra rằng các nước xuất khẩu lớn nhất "kình" nhau không chịu giảm sản lượng.

Hôm 2-10, giám đốc nghiên cứu hàng hóa Eugen Weinberg tại Commerzbank nói rằng: "OPEC có vẻ đang kích hoạt một cuộc chiến giá".

Điểm hòa vốn của Mỹ: vẫn là một bí ẩn

Dầu xuất khẩu đem lại 85% trong doanh thu chính của chính phủ Ảrập, và Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính vương quốc này cần giá trung bình ít nhất là 83,60 USD/thùng mới cân bằng được ngân sách quốc gia. Giá dầu Brent năm 2014 trung bình là 106 USD/thùng - vẫn cao hơn hẳn điểm hòa vốn của Ảrập Saudi.

Một nhà ngoại giao nước ngoài (dấu tên) tại Riyadh cho rằng nếu như Saudi thoải mái nhất với mức 100 USD/thùng, thì giá hiện tại cũng không có gì đáng lo lắng nhờ vị thế tài chính mạnh mẽ của họ.

Goldman Sachs ước tính mỗi 10% giá giảm sẽ tăng 0,15% tiêu thụ trong nền kinh tế toàn cầu, tương đương thêm 500.000 thùng/ngày. Tình hình dầu giảm giá 20% so với mức trung bình 3 năm qua có ý nghĩa tương tự gói kích thích 1.100 tỉ USD vào kinh tế thế giới, theo Citigroup.

Câu hỏi không lời đáp lúc này là việc duy trì giá dầu rẻ có làm tổn thương quả bom dầu từ đá phiến của Mỹ hay không. Chi phí quá trình chiết xuất dầu từ đá phiến dưới lòng biển sâu sử dụng công nghệ bẻ gãy bằng thủy lực và khoan ngang từ 50-100 USD/thùng, so với chi phí bơm của Trung Đông và Bắc Phi là 10-25 USD/thùng.

Điểm hòa vốn của Mỹ vẫn là một bí ẩn đối với giới phân tích. Dù vậy, IEA cho biết chỉ 4% trong sản lượng dầu đá phiến của Mỹ cần giá trên 80 USD/thùng, trong khi giới phân tích cho là khoảng 1/3. Dầu đá phiến chiếm 55% trong tổng sản lượng của Mỹ.

Giếng đá phiến sẽ cạn nhanh hơn giếng dầu thông thường, do đó các nhà khoan Mỹ phải tìm đủ nguồn tài nguyên đà phiến để thay thế lượng tiêu thụ 1,8 triệu thùng/ngày.
Phó Thường Nhân
Bình một tí về bài báo mà LTBK đưa ra ở trên. Bài báo đã đề cập tới vấn đề giá dầu mỏ, coi như nó là « tội lỗi » của Ả rập Sa u đít. Hiện tại, người ta thường nói rằng (giống như bài báo viết), giá dầu mỏ giảm là do Ả rập Sa u đít muốn giữ thị phần dầu mỏ cho mình, để chống Mỹ cướp mất, vì thế họ nhất định không chịu giảm sản lượng sản xuất, dẫn tới « thừa » dầu mỏ, dẫn tới giảm giá dầu. Tóm lại việc giá dầu giảm hiện tại, là do Ả rập Sa u đít gây ra, trước hiện tượng, Mỹ có thể trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ (làm từ đá phiến) trong vài năm tới (có báo nói là ngay từ năm 2015, tức là còn có mấy tháng nữa).
Điều đó đúng hai sai. Cách đây ít lâu, tôi có đọc một bài trên báo lề phải ở VN, phỏng vấn một nhân vật Mỹ về quan hệ hai nước VN-Mỹ lúc Mỹ tiến hành embago VN giai đoạn 1979-1991. Khi đọc bài báo, theo nhân vật đó trả lời thì nước Mỹ rất yêu VN, và nó không làm gì để hại VN cả. Còn khó khăn của VN là do đánh nhau với TQ. Với một người Vn, thì cái nhìn đó không khỏi khiến người ta cười ruồi, châm biếm. Bởi không có gì phải nghi ngờ cả, là việc TQ đánh VN, dù là chủ đích của TQ, cũng phục vụ lợi ích của Mỹ. Ở đây quyền lợi của Mỹ và TQ đã gặp nhau. TQ vừa muốn làm bá chủ ĐNA, vừa muốn có một viên gạch đặt niềm tin với Mỹ, để Mỹ thấy rõ ràng TQ cùng phe với mình nên đánh VN. Mỹ vì phải rút khỏi VN năm 1975, không thể không muốn “trả thù” thông qua tay thằng khác. Chính vì thế Mỹ mới embago VN, do VN “xâm lược” Cam pu chia, bất chấp chế độ Pôn Pốt đang huỷ diệt dân Cam pu chia, bất chấp việc Pôn pốt đánh VN trước.
Cái câu chuyện Ả rập Sa u đít và Mỹ hiện tại cũng giống thế. Quan hệ giữa hai nước vai trò của Mỹ là chủ đạo là cái đầu, còn Ả rập Sa u đít là cái tay. Bản thân Ả rập Sa u đít có thể bảo vệ quyền lợi của mình, trong vòng tay Mỹ cho phép.
Tại sao lại thế. Hãng dầu mỏ lớn nhất của Ả rập Sa u đít là hãng Aramco (American Arap companie), là liên doanh giữa Mỹ và Ả rập Sa u đít, vì thế quyền lợi của Ả rập Sa u đít ..cũng là quyền lợi của Mỹ. Do Mỹ ở thế thượng phong, nên quyền lợi của Mỹ đi trước. Có nghĩa là hãng này dù có quốc tịch Ả rập Sau đít, tận điểm cuối cùng nó cũng phải nghe chính phủ Mỹ.
Giá dầu mỏ được định vị tại thị trường ở Luân đôn (đây là dấu vết còn lại của đế quốc Anh, Anh không còn thuộc địa, nhưng nó vẫn định vị thị trường).
Giá dầu mỏ được thanh toán bằng đô la, điều đó khiến cho sản xuất dầu mỏ dình liền với chính sách tiền tệ của Mỹ.
Giá dầu mỏ được định vị bằng dầu Ả rập Sa u đít, nhưng bất kỳ một người có kiến thức khoa học bình thường cũng hiểu, trong sản xuất dầu mỏ, lọc dầu.. người ta không thể mua dầu linh tinh rồi lọc được, mà phụ thuộc vào tính chất dầu mỏ. Một nhà máy chuyên lọc dầu Nga, không thể đùng một cái lọc dầu Ả rập, hay ngược lại. Có thể thấy điều đó ngay ở Vn, nhà máy lọc dầu Dung quất nhập dầu để lọc, mà không thể lọc..dầu VN sản xuất. điều đó có nghĩa là nếu Ả rập Sa u đít sản xuất nhiều dầu, thì cũng khó ảnh hưởng tới các nước không mua dầu của họ.
Tóm lại, quyền lợi riêng của Ả rập Sa u đít chỉ là một bộ phận trong cái chuỗi giá trị, được định hướng tại Mỹ.
Như vậy việc giá dầu xuống, không thể đơn giản là do Mỹ xuất khẩu dầu (hiện nay Mỹ không được phép xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt vì là tài nguyên thiên nhiên quốc gia, chỉ có Canada và Mexico được mua vì ba nước này nằm trong khối Free trade ALENA).
Tóm lại nếu chỉ nhìn quốc tịch các hãng, mà không nhìn cơ chế tổng thể, thì không thể đánh giá được bản chất, mà chỉ nhìn thấy hình thức. Ả rập Sa u đít là thủ phạm giảm giá dầu thì cũng chẳng khác gì VN là cường quốc sản xuất mobil.
langtubachkhoa
Vay la van tiep tuc phu thuoc Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_29/279342479/

Tên lửa Mỹ nổ tan tành khi xuất phát
Tên lửa đẩy Antares với tàu vận tải Cygnus của Mỹ đã phát nổ trong lúc phóng từ sân bay vũ trụ của NASA trên đảo Wallops thuộc vùng bờ biển bang Virginia hôm thứ Ba 28 tháng Mười.

Cuộc phóng tên lửa được truyền trực tiếp trên website của NASA, vụ nổ xảy ra ngay sau khi khởi động vào hồi 18:23 theo giờ địa phương (01:23 ngày 29 tháng Mười theo giờ Matxcơva). Tên lửa chỉ vừa kịp rời mặt đất thì nổ tan tành.
Không có thương vong hoặc thiệt hại trên sân bay vũ trụ, còn nguyên nhân gây ra vụ nổ thì hiện chưa thông báo, - như phản ánh của TASS.
Cygnus cần đưa lên cung cấp cho Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS) hơn 2 tấn hàng hữu ích, bao gồm thực phẩm, thiết bị và vật liệu dành cho các thí nghiệm khoa học.
Lẽ ra Cygnus phải được phóng lên từ hôm thứ Hai 27 tháng Mười nhưng cuộc xuất phát dự kiến vào ​​2:45 theo giờ Matxcơva đã phải hủy chỉ 10 phút trước mốc khởi động ấn định. Lý do hoãn cấp tốc như vậy là bởi trên biển trong khu vực địa điểm phóng có chiếc tàu biển đi ngang qua mà không bắt liên lạc.




Dung la khi kho khan thi vang la an toan nhat

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_29/279348944/
IMF: Nga tiếp tục tăng dự trữ vàng
Nga đã tăng dự trữ vàng trong tháng Chín đến 37 tấn, như vậy đã sáu tháng liên tục mở rộng kho quốc gia dự trữ vàng, - như tư liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.
Toàn bộ dự trữ vàng của Nga thời điểm này là 1.149 tấn.

Azerbaidjan cũng tăng dự trữ vàng trong hai tháng liên tiếp. Ngoài ra cả Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tích cực mua vàng.
Thực tế các ngân hàng trung ương thu mua vàng với khối lượng lớn, có thể phản ánh trong mức giá của thứ kim loại này. Trước đó vào tháng Mười giá vàng giảm xuống 1.183 USD cho mỗi ounce - mức thấp nhất kể từ tháng Sáu năm ngoái.



Nga sẽ phát triển căn cứ quân sự tại các nước SNG
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_29/279343753/
Nga sẽ tích cực phát triển các căn cứ quân sự ở nước ngoài, - đó là tuyên bố hôm thứ Ba của Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Đại tướng Sergei Shoigu.

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng Xã hội thuộc Bộ Quốc phòng, ông Shoigu nhấn mạnh rằng ở đây đang nói về các căn cứ tại các nước SNG như Kyrgyzstan, Tajikistan, Armenia. Bộ trưởng Shoigu cũng nhắc rằng cách đây chưa lâu các phi đội Nga đã bắt đầu thi hành trực chiến và huấn luyện tại Belarus.




Ấn Độ dự định cung cấp sữa và pho mát cho thị trường Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_29/279304440/


Dong minh cua My o chau A cung van muon lam an voi Nga

http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_29/279351052/
Ủy viên Thượng viện Quốc hội Australia, đại biểu từ bang Tasmania là bà Jackie Lamb đã gửi thư mời đến Đại sứ Nga tại Australia Vladimir Morozov và nhân danh cá nhân bà cũng mời ông Putin đến thăm bang Tasmania.
"Chúng tôi hiểu công việc của Ngài bận rộn khó khăn đến chừng nào và chúng tôi ngưỡng mộ vì Ngài luôn luôn hành động vì lợi ích trên hết của nhân dân Nga. Nhiều đại diện doanh nghiệp Tasmania sẽ rất vui mừng nếu có cơ may thảo luận về triển vọng thiết lập liên hệ thương mại-kinh doanh quan hệ với các doanh nghiệp Nga", - như nêu trong thư mời của Thượng nghị sĩ.
langtubachkhoa
Hungary bat dau phong ngu truoc EU roi
http://bizlive.vn/tu-lieu/hungary-doa-rut-...-eu-532145.html
Chính phủ Hungary theo đề xuất của đảng Fidesz đã đưa ra dự luật đánh thuế Internet Tuy nhiên, kế hoạch này ngay lập tức đã vấp phải sự phản đối gay gắt của người dân. Hôm Chủ nhật vừa qua, hàng nghìn người Hungary đã xuống đường để phản đối dự luật này.
Về phía EU, phát ngôn viên của khối này hôm qua 28/10 cảnh báo, việc Hungary dự định áp thuế Internet từ tháng 1 năm sau là một ý tưởng tồi tệ cần chấm dứt trước khi trở thành tiền lệ cho các nước khác trong EU.

Đáp lại, ông Laszlo Kover, thành viên trong đảng Fidesz tuyên bố, Hungary sẽ rút khỏi EU nếu EU can thiệp vào vấn đề nội bộ của quốc gia này.

“Mọi nỗ lực của EU nhằm buộc Hungary phải làm việc này việc kia , chúng tôi sẽ rút khỏi khối một cách từ từ và thận trọng”, ông Kover nói.

Kể từ khi lên cầm quyền năm 2010, đảng Fidesz đã áp thuế cao trong nhiều ngành, trong đó có viễn thông – ngành vốn do doanh nghiệp nước ngoài chi phối.



Nga tang vang la vi dollar sut gia, nhung co phai Nga dang dinh dung vang lam thuoc do trong trao doi voi TQ thay cho dollar
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/imf-nga...ang-533889.html
Nga đã tăng dự trữ vàng trong tháng Chín đến 37 tấn, như vậy đã sáu tháng liên tục mở rộng kho quốc gia dự trữ vàng, Tiếng nói nước Nga dẫn nguồn từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho biết.

Toàn bộ dự trữ vàng của Nga thời điểm này là 1.149 tấn.

Azerbaidjan cũng tăng dự trữ vàng trong hai tháng liên tiếp. Ngoài ra cả Kazakhstan và Thổ Nhĩ Kỳ cũng tích cực mua vàng.

Thực tế các ngân hàng trung ương thu mua vàng với khối lượng lớn, có thể phản ánh trong mức giá của thứ kim loại này. Trước đó vào tháng Mười giá vàng giảm xuống 1.183 USD cho mỗi ounce - mức thấp nhất kể từ tháng Sáu năm ngoái.



http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/vu-khi-...u-a-531792.html
Vũ khí hải quân của Nga cần cho châu Á
Bangladesh dự định mua của Nga hai tàu ngầm diesel-điện. Đó là thông báo do Bộ trưởng Thông tin Bangladesh, ông Hasanul Haq Inu nêu ra trong cuộc phỏng vấn của hãng TASS.

Bộ trưởng Hasanul Haq Inu bày tỏ hy vọng rằng "tương lai hợp tác quân sự-kỹ thuật Bangladesh-Nga sẽ không chỉ là cung cấp những sản phẩm kỹ thuật hoàn chỉnh, mà còn kèm theo chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân sự".

Nhà cung cấp vũ khí truyền thống đến Bangladesh là Trung Quốc. Bắc Kinh chiếm khoảng 50% tổng lượng nhập khẩu trong lĩnh vực quốc phòng. Quay sang phía Nga, Bangladesh muốn tìm cách giảm bớt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp vũ khí từ Trung Quốc.

Đáng chú ý là chính Trung Quốc cũng quan tâm đến việc mua tàu ngầm Nga "Amur-1650". Cả Ấn Độ hồi tháng Tám năm nay đã tuyên bố ý định mua hai tàu ngầm "Amur-1650".

Như đánh giá của các chuyên viên quân sự, tàu ngầm Nga của đề án "Amur" có những ưu thế vượt trội rõ ràng so với mẫu tương tự của nước ngoài. Tàu ngầm “Amur” có thể phóng loạt tên lửa cấp thời từ ống phóng ngư lôi tấn công vào các mục tiêu trên biển và trên đất liền.

Phát hiện tàu ngầm này là chuyện rất khó vì độ ồn thấp. Trong khi đó bản thân "Amur" có trang bị tổ hợp thủy âm sonar tiên tiến nhất tạo điều kiện phát hiện mục tiêu ở khoảng cách xa hơn.

Những thành tựu mới nhất của Nga hiện nay thể hiện tại Triển lãm Quốc tế về các thiết bị hải quân và vũ khí “Euronaval 2014”, khai mạc ngày 27 tháng Mười tại Pháp. Gây chấn động thực sự ở đây là mẫu tàu ngầm tự động của Nga "Piranha-T".

Tàu ngầm siêu nhỏ này được thiết kế phục vụ thực thi chiến dịch đặc biệt ở vùng nước nông, ven biển và những khu vực khó điều hướng, nơi mà tàu ngầm thông thường không thể hoạt động hoặc là vận hành cực kỳ khó khăn. Trong đó, có cả cản trở do hệ thống phòng thủ chống tàu ngầm của đối phương.


"Nhiều nhà sản xuất vũ khí của châu Âu quan tâm đến việc hợp tác chặt chẽ hơn với Nga, bao gồm cả theo chủ đề kỹ thuật hải quân. Trong tình hình hiện nay, sự tương tác này chắc chắn trở nên phức tạp bởi chương trình nghị sự chính trị, tuy nhiên chúng tôi vẫn cởi mở với các đối tác và tập trung vào cuộc đối thoại cùng có lợi", Phó Tổng Giám đốc Rosoboronexport kiêm trưởng phái đoàn Nga tại triển lãm" Euronaval 2014”, ông Sergei Ladygin tuyên bố.

Có nhiều minh chứng rõ nét về thực tế Nga chiếm vị trí thủ lĩnh trong ngành phát triển tàu chiến tàu ngầm hiện đại. Tại Triển lãm "Euronaval 2014", Pháp đã giới thiệu khái niệm tàu ngầm tiềm năng của họ. Tuy nhiên, theo quan điểm của các chuyên viên, những khái niệm này rất giống với mẫu tàu ngầm xô-viết được chế tạo cách đây hàng ba chục năm về trước.

Nga dẫn đầu cả trong lĩnh vực tạo hệ thống pháo trên biển. Chẳng hạn, pháo tàu cỡ 100-mm bệ A-190 được coi là xuất sắc nhất thế giới. Giới chuyên viên cũng rất chú ý đến mẫu triển vọng 57 mm bệ A-220M. Những khẩu pháo này được trang bị cho tàu tên lửa-pháo Nga cỡ nhỏ hiện đại của đề án 21.631 và tàu tuần tra của đề án 20.382 "Tigr".

Và chính những hệ thống pháo này dự kiến thay thế cho những tàu chiến đề án Xô-Viết hiện có mặt trong trang bị vũ khí hải quân của nhiều quốc gia châu Á, đặc biệt là Ấn Độ, Tiếng nói nước Nga viết.
langtubachkhoa
http://soha.vn/quoc-te/thu-tuong-ukraine-t...02920204833.htm
Thủ tướng Ukraine từ chối liên minh với Tổng thống
Theo ông Arseniy Yatsenyuk, Mặt trận Nhân dân có thể thực hiện việc liên minh với các đảng Tự cứu của thị trưởng Lvov Andrei Sadovyi, đảng Tổ quốc của cựu thủ tướng Yulia Tymoshenko, đảng Cấp tiến của Oleg Lyasko.

Truyền thông Ukraine đưa tin, khối đảng Poroshenko sẵn sàng trao ghế Thủ tướng trong chính phủ mới cho ông Yatsenyuk, đổi lấy quyền nắm khối công lực.

Còn bản thân Yatsenyuk thì lại khăng khăng rằng Bộ Nội vụ phải dành cho ứng viên của ông.

http://soha.vn/quoc-te/gian-my-hungary-doa...02815000327.htm
Giận Mỹ, Hungary dọa rút khỏi EU sau rạn nứt từ Ukraine

Chuyện này bắt nguồn từ việc đảng cầm quyền Fidesz ra sáng kiến đánh thuế liên quan đến Internet khiến EU không hài lòng. Hàng ngàn người Hungary đã xuống đường phố để phản đối sáng kiến trên dẫn đến cảnh Hungary rơi vào hỗn loạn hôm Chủ nhật (26/10). Tại thời điểm đó, người phụ trách vấn đề truyền thông mạng của ủy ban châu Âu, Neelie Kroes lại kích động người Hungary xuống đường.
"Nếu Brussels tin rằng các quốc gia phải tuân theo các quy tắc ứng xử (của họ), điều này nhắc nhở chúng ta về những hành động của Liên Xô (với Hungary) vào năm 1956", hãng thông tấn MTI của Hungary dẫn lời Chủ tịch Quốc hội nước này.
Sự rạn nứt giữa Hungary với EU và Mỹ xuất phát từ vấn đề Ukraine và lệnh trừng phạt Nga. Hungary muốn nhân Ukraine bất ổn đã đòi thành lập khu tự trị cho người Hungary và chỉ trích các lệnh trừng phạt chống Nga khiến kinh tế Hungary bị ảnh hưởng. Nhưng Mỹ phản đối quyết liệt nguyện vọng của Hungary.
Tuần trước, tùy viên ở sứ quán Mỹ tại Budapest, ông André Goodfriend chỉ là một quan chức nhỏ của Mỹ đã dám mạnh miệng chỉ trích các chủ trương nghiêng về Nga của Thủ tướng Hungary Viktor Orban.



http://soha.vn/quoc-te/lavrov-nga-da-tim-d...29152541753.htm
Lavrov: Nga đã tìm được "thuốc kháng độc" tốt nhất với truyền thông phương Tây

Ngoại trưởng Nga cho rằng đây là mùa nở rộ của truyền thông phương Tây khi bẻ cong các quy tắc trong việc khắc hoạ Nga và trích dẫn những gì ông Putin nói theo một cách tiêu cực, ngay cả khi ông ấy không thực sự nói vậy.
Hãng tin Nga RT dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov nghi ngờ rằng, phương Tây đang thực hiện một chiến dịch vu khống Nga, với sự giúp đỡ của một vài quan chức phương Tây: "Có phải một vài đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi ẩn chứa ý đồ ác ý khi diễn giải sau hoặc hiểu sai nội dung của những cuộc trò chuyện mật?".
"Tôi tin rằng chúng tôi đã tìm được thuốc kháng độc tốt nhất - chúng tôi đã từng tuyên bố sẵn sàng công bố nội dung đầy đủ của cuộc nói chuyện, như cách mà chúng tôi đã làm trong vụ của Barroso (Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manual Barroso) và một số vụ khác... Chúng tôi không có gì phải giấu diếm. Vâng, có một vài điều là bí mật. Nhưng về phần mình, chúng tôi không bao giờ động tới những việc can thiệp vào nội bộ nước khác".



http://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/...-phong-3108077/
Trước đó, hôm 25/8 vừa qua, một tên lửa siêu thanh của Mỹ cũng đã phát nổ chỉ trong 4 giây, vụ phóng lần này được phóng tại trung tâm phóng Kodiak, bang Alaska (Mỹ).

Theo Reuters, tên lửa trên là một phần trong chương trình tạo ra một tên lửa có thể phá hủy mục tiêu ở bất cứ đâu trên trái đất chỉ trong vòng 1h kể từ khi nhận được thông tin và được phép phóng.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 28 2014, 05:21 PM)
UK hiện nay vẫn nằm trong CEI, là liên hiệp các nước cộng hoà cũ từ Liên Xô ngày xưa, và ở trong cái khung ấy mà quan hệ hợp tác giữa UK và Nga rất cận kề, gần như một dạng Free Trade.  điều đáng ngạc nhiên là trong khi khắp nơi trên thế giới, phương Tây đều thúc đẩy các dạng vùng Free Trade như vậy , thì nó lại muốn thúc đẩy UK và Nga xoá bỏ việc đó. Vì thế người ta có thể hiểu là nếu Free Trade với phương Tây là trung tâm, thì nó khuyến khích. Ngược lại thì tìm cách phá. Nhìn như thế thì tháy Free Trade không khác gì các hiệp định bất bình đẳng bắt các thuộc địa giảm hàng rào thuế quan để hàng chính quốc tràn vào như thời thế kỷ XIX. Chỉ có cái khác là nếu thuộc địa trước đây có vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô, trong một quan hệ bất bình đẳng (giá bán nguyên vật liệu thấp, giá hàng hoá thành phẩm độc quyền chính quốc cao), thì ngày nay « thuộc địa » có thể tham gia vào quá trình sản xuất, đóng góp bằng nhân lực (tức là động cơ chạy bằng cơm, tức là con người), nhưng đầu mối quyết định là chính quốc, sau khi đã phỉnh phờ các bác bằng « chuỗi giá trị thặng dư » cho các bác phỉnh mũi.  Giống như nô lệ thành La mã chắc chắn phải đóng góp vào « chuỗi giá trị gia tăng » của chủ nô lại góp phần bảo vệ « dân chủ » nữa, thế thì làm gì mà không sướng…
Trở lại UK, nước này từ khi độc lập, về kinh tế vẫn gắn với các nước Liên Xô cũ, đặc biệt là Nga. Nếu mối dây chính trị bị đứt, thì cái thị trường nó vẫn còn đó. Tài phiệt UK kiếm lời ở UK và thị trường Liên Xô cũ, nhưng gửi tiền ở phương Tây để hạ cánh an toàn (như tôi đã từng nói) và để « chém gió », « khoe giầu » ở đây.
Việc giới chính trị thân EU ở UK đang tiến gần lại EU có tác dụng mở cửa thị trường ở đây cho UK không ? Câu trả lời có lẽ là không (ngoại trừ nếu UK đồng ý cho FDI của Đức-Pháp vào như nó làm ở Đông Âu, có nghĩa là trên giấy UK có thể có thị trường EU, nhưng chủ của nó phải là Đức-Pháp, lợi nhuận nó phải mang về Berlin-Paris, người UK chỉ đóng góp sức lao động. Giống kiểu VN là cường quốc sản xuất mobile do Samsung)
Trong trường hợp đó, người kinh doanh UK còn có cách nào khác là qua Nga cắm chốt, để đi vòng cái rào cản chính trị có thể sắp tới được đưa ra. Tóm lại, nó sắp chiếm thị trường của ông rồi, thì ông phải dạt đi lang thang tới nơi còn kiếm được tiền chứ còn làm sao.
*



Được Nga hậu thuẫn mà chính phủ TT Yanukovik vẫn không vực đất nước khá lên được thì là tại làm sao? FTA hay thể chế ...vv chỉ là cái chóp của tảng băng trôi, còn phần chìm ẩn khó thấy là xã hội có kết cấu ổn định và tổ chức hiệu quả thì Ukraina không làm được. Cái cơ chế "thuộc địa kiểu mới" bác phân tích ở trên chính là một cái gốc để bơm vào xã hội những yếu tố ổn định xã hội, bao gồm sản xuất, thu nhập và phát triển con người thông qua giao thương. Muốn phê phán phương Tây 'bóc lột' các nước kém phát triển cũng được, nhưng ngược lại nếu không nằm trong ảnh hưởng của bọn này thì thế giới có bao nhiêu tấm gương tự lực tự cường mà phát đạt như lũ thuộc địa kia? ("phát đạt" hiểu theo nghĩa của chủ nghĩa tiêu thụ và tiện nghi).

Vậy Nga, TQ cũng có xã hội ổn định tương đối, kinh tế thị trường, trình độ KHCN khá ... tại sao không làm như phương Tây, tức là thu hút phần thuộc địa của minh? Không phải là họ không muốn, mà là vì sự "chào hàng" của các cường quốc này không hấp dẫn bằng. Trò chơi chính trị toàn cầu do Mỹ điều khiển đã tạo ra một lớp giá trị khác biệt giữa 'bạn hữu' và 'đối thủ'; Và cho đến nay số nước hạng B chỉ làm ăn với phương Tây vẫn nhiều hơn hẳn số chỉ làm ăn với Nga, Trung.

Cơ bản cần phải hiểu trong thế giới hiện đại là tiêu dùng được coi như một cái chuẩn phát triển. Nếu làm culi kiếm được 10 đồng, bị bóc lột 40 đồng thì vẫn sướng hơn chả bị bóc lột gì nhưng chỉ kiếm được mỗi 2-3 đồng. Thằng bóc lột, vì lợi ích của chính nó sẽ bảo hộ thằng culi về nhiều mặt, đồng thời vẫn giữ lợi thế riêng của nó. Sự tiến hóa này của chủ nghĩa tư bản có một phần nguồn gốc từ sợ hãi ... cách mạng vô sản, song lại cho thấy một kịch bản ôn hòa hơn nhiều so với lật đổ Nhà nước đến tận gốc rễ cơ sở. Chủ nghĩa xã hội xuất hiện trong lòng tư bản chính là từ sự phát triển con người, thông qua học tập tri thức và kỹ năng thì con người thay đổi được vị thế của mình.

Miền Tây Ukraina ủng hộ mạnh cho phe thân EU trong cuộc bầu cử vừa qua, bát chấp những đe dọa rõ ràng của Nga về cung khí đốt cho mùa đông, phải chăng ngoài yếu tố tâm lý "muốn đổi mới" ra thì người ta cũng ước lượng được những bảo đảm nào đó? FTA tạo công ăn việc làm chỉ là một cái kích thích, ngoài ra còn hàng loạt những yếu tố củng cố khác, ví dụ đòi hỏi minh bạch trong cơ cấu lập pháp và hành pháp để chống tham nhũng - quốc nạn bấy lâu? Họ nghĩ một cách đơn giản rằng: đằng nào cũng bị bót lột thì EU có lẽ dễ chịu hơn Nga, bởi xét trên mong muốn Ukraina ổn định Nhà nước và xã hội thì EU có nhiều lý do hơn. Một Ukraina độc lập và hùng mạnh thì không đe dọa gì EU, trong khi Nga coi đó ảnh hưởng tới lợi ích an ninh nên sẽ tìm cách hạn chế.
langtubachkhoa
Bo sung them 1 chut, Thuy Dien ầm ĩ lên vụ tàu ngầm Nga xâm nhạp, huyd dông lực lượng hoành tráng tìm kiếm, cuối cùng lại thừa nhận đó là tin vịt. Con Phan Lan thi chi trich Thuy Dien lam "trò hề"

Phia Nga cho rang day la chieu doi tang ngan sach quoc phong, nhung co le k don gian nhu the. Chắc chắn có tác động từ Mỹ. Nói chung qua vụ việc Wikileak, rồi vụ việc Ukr thì đủ thấy cái trò "trung lập" của Thụy Sĩ và Thụy Điiển là như thế nào. laugh1.gif
langtubachkhoa
Một Ukr "độc lập và hùng mạnh" theo cách hiểu của bác thì đe dọa EU lắm đó. Bác đọc từ đầu đến giờ, nếu thực sự hiểu thì sẽ biết vì sao tôi nói thế (còn đồng ý với tôi hay không lại là chuyện khác).
Ukr phải "độc lập và hùng mạnh" theo cách hiểu của EU thì mới không đe dọa họ laugh1.gif

Sự yếu kém của Ukr nằm trong cấu trúc xã hôi, ai hậu thuẫn mà chả thế. Nhưng nếu vào EU thì rất có thể được mang cái vẻ ngoài phồn vinh
QUOTE
Được Nga hậu thuẫn mà chính phủ TT Yanukovik vẫn không vực đất nước khá lên được thì là tại làm sao? FTA hay thể chế ...vv chỉ là cái chóp của tảng băng trôi, còn phần chìm ẩn khó thấy là xã hội có kết cấu ổn định và tổ chức hiệu quả thì Ukraina không làm được. Cái cơ chế "thuộc địa kiểu mới" bác phân tích ở trên chính là một cái gốc để bơm vào xã hội những yếu tố ổn định xã hội, bao gồm sản xuất, thu nhập và phát triển con người thông qua giao thương. Muốn phê phán phương Tây 'bóc lột' các nước kém phát triển cũng được, nhưng ngược lại nếu không nằm trong ảnh hưởng của bọn này thì thế giới có bao nhiêu tấm gương tự lực tự cường mà phát đạt như lũ thuộc địa kia? ("phát đạt" hiểu theo nghĩa của chủ nghĩa tiêu thụ và tiện nghi).

Vậy Nga, TQ cũng có xã hội ổn định tương đối, kinh tế thị trường, trình độ KHCN khá ... tại sao không làm như phương Tây, tức là thu hút phần thuộc địa của minh? Không phải là họ không muốn, mà là vì sự "chào hàng" của các cường quốc này không hấp dẫn bằng. Trò chơi chính trị toàn cầu do Mỹ điều khiển đã tạo ra một lớp giá trị khác biệt giữa 'bạn hữu' và 'đối thủ'; Và cho đến nay số nước hạng B chỉ làm ăn với phương Tây vẫn nhiều hơn hẳn số chỉ làm ăn với Nga, Trung.

Cơ bản cần phải hiểu trong thế giới hiện đại là tiêu dùng được coi như một cái chuẩn phát triển. Nếu làm culi kiếm được 10 đồng, bị bóc lột 40 đồng thì vẫn sướng hơn chả bị bóc lột gì nhưng chỉ kiếm được mỗi 2-3 đồng. Thằng bóc lột, vì lợi ích của chính nó sẽ bảo hộ thằng culi về nhiều mặt, đồng thời vẫn giữ lợi thế riêng của nó. Sự tiến hóa này của chủ nghĩa tư bản có một phần nguồn gốc từ sợ hãi ... cách mạng vô sản, song lại cho thấy một kịch bản ôn hòa hơn nhiều so với lật đổ Nhà nước đến tận gốc rễ cơ sở. Chủ nghĩa xã hội xuất hiện trong lòng tư bản chính là từ sự phát triển con người, thông qua học tập tri thức và kỹ năng thì con người thay đổi được vị thế của mình.

Miền Tây Ukraina ủng hộ mạnh cho phe thân EU trong cuộc bầu cử vừa qua, bát chấp những đe dọa rõ ràng của Nga về cung khí đốt cho mùa đông, phải chăng ngoài yếu tố tâm lý "muốn đổi mới" ra thì người ta cũng ước lượng được những bảo đảm nào đó? FTA tạo công ăn việc làm chỉ là một cái kích thích, ngoài ra còn hàng loạt những yếu tố củng cố khác, ví dụ đòi hỏi minh bạch trong cơ cấu lập pháp và hành pháp để chống tham nhũng - quốc nạn bấy lâu? Họ nghĩ một cách đơn giản rằng: đằng nào cũng bị bót lột thì EU có lẽ dễ chịu hơn Nga, bởi xét trên mong muốn Ukraina ổn định Nhà nước và xã hội thì EU có nhiều lý do hơn. Một Ukraina độc lập và hùng mạnh thì không đe dọa gì EU, trong khi Nga coi đó ảnh hưởng tới lợi ích an ninh nên sẽ tìm cách hạn chế.
*

langtubachkhoa
My dinh choi tro gi day, tam ly chien de kich dong phe phai chong Nga noi len hay du dinh am sat tong thong Putin bang sinh hoc nhu lam voi Hugo Chavez
http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141029/ng...thu/664765.html

TTO - Trước tin đồn Tổng thống Nga Vladimir Putin bị ung thư, điện Kremlin đã lên tiếng bác bỏ các tin liên quan về việc này.
Ngày 29-10, như RIA Novosti cho biết, người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov đã lên tiếng bác bỏ các bản tin của phương Tây nói ông Putin được cho là đang chịu đựng ung thư tuyến tụy.

Đáp lại tin đồn, ông Peskov dùng ngôn từ khá mạnh mẽ: “Haxy ngậm miệng lại. Mọi thứ đều ổn cả!”.

Tuần trước, báo The New York Post đăng tải một câu chuyện mà trong đó có nội dung nói ông Putin đang bị ung thư và đang được một bác sĩ lớn tuổi điều trị. Bản tin trích nguồn tin giấu tên cho biết điều này.

Tin đồn đã nhanh chóng lan rộng và xuất hiện trên nhiều phương tiện truyền thông của phương Tây. Tuy nhiên, như RIA Novosti cho biết không nơi nào có những bằng chứng trực tiếp và cụ thể về việc này.



http://www.vietnamplus.vn/phap-se-ban-giao...1411/288732.vnp
Pháp sẽ bàn giao tàu chiến Mistral cho Nga vào ngày 14/11
Phó Thủ tướng Nga Dimitry Rogozin ngày 29/10 cho biết, Pháp sẽ tiến hành bàn giao chiếc tàu chiến lớp Mistral đầu tiên mang tên Vladivostok cho Nga vào ngày 14/11 tới, sau khi đã trì hoãn việc này do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Các hãng tin Nga dẫn lời ông Rogozin cho hay, phía Nga đã nhận được giấy mời tham dự lễ bàn giao được tổ chức vào ngày 14/11, cho một trong hai chiếc tàu chiến lớp Mistral theo hợp đồng được ký kết giữa hai nhà nước.

Trước đó, hôm 5/9, Tổng thống Pháp Francois Hollande cho biết ông sẽ đưa ra quyết định cuối cùng về khả năng chuyển giao 2 tàu chiến lớp Mistral cho Nga như dự kiến trong thỏa thuận 1,2 tỷ euro vào tháng 10.

Ông Hollande nói: "Tôi sẽ quyết định vào cuối tháng 10 dựa trên tình hình", ý nói việc thực thi thỏa thuận ngừng bắn tại Ukraine mới được công bố.

Năm 2011, Paris đã đồng ý đóng và bán cho Nga hai chiếc tấn công, với chiếc đầu tiên được bàn giao theo kế hoạch ban đầu là vào tháng 10 hoặc tháng 11/2014, còn chiếc thứ hai được bàn giao năm 2015./.


http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/bao-nga...han-533935.html
Báo Nga: Phe ly khai “mở đường sống” cho 150 lính Ukraine thoát thân
Tiếng nói nước Nga đưa tin, lực lượng dân quân Lugansk cho phép 150 binh lính Ukraine ra khỏi vòng vây để thể hiện thiện chí.


Mỹ vừa thất bại thì Nga thành công
http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/ten...29203502803.htm
Tên lửa đẩy Soyuz-2.1a lần đầu tiên đưa tàu lên vũ trụ
Tàu vận tải vũ trụ "Tiến bộ M-25M" đã tách khỏi tầng 3 tên lửa đẩy Soyuz-2.1a sáng 29/10 và tiếp tục chuyến bay tới Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) thông báo chuyến bay diễn ra thuận lợi và mọi hệ thống của tàu hoạt động bình thường. Dự kiến con tàu sẽ lắp ráp với ISS chiều cùng ngày. Tàu "Tiến bộ M-25M" đưa lên ISS hơn 2,5 tấn hàng các loại, gồm nhiên liệu để điều chỉnh quỹ đạo ISS, thực phẩm, nước và không khí cho các nhà du hành, thiết bị khoa học, máy móc để vận hành ISS v.v.....
Đây là lần đầu tiên một tàu vận tải của Nga được phóng lên vũ trụ bằng tên lửa đẩy Soyuz-2.1a. Trước đó, các tàu vận tải được đưa lên ISS bằng tên lửa đẩy Soyuz-U. Cùng với lần phóng đầu tiên này, các chuyên gia Nga bắt đầu thực hiện chương trình bay thử nghiệm đối với tàu "Tiến bộ" và tên lửa Soyuz-2.1a. Theo đó, trong hai năm tiếp theo, Nga sẽ phóng lên vũ trụ ba tàu vận tải bằng tên lửa đây thế hệ mới này. Sau đó tùy thuộc vào kết quả thử nghiệm, các chuyên gia sẽ quyết định có sử dụng tên lửa đẩy Soyuz-2.1a trong các chuyến phóng tàu đưa các nhà du hành vũ trụ lên ISS hay không. Hiện tàu vũ trụ được đưa lên ISS bằng tên lửa Soyuz-FG (phiên bản của Soyuz-U).
Tên lửa đẩy thế hệ mới Soyuz-2.1a được trang bị các hệ thống điều khiển kỹ thuật số tiên tiến và hệ thống đo đạc vô tuyến viễn trắc cũng như các động cơ tăng cường tầng 1 và tầng 2. Nhờ đó tải trọng của tên lửa tăng thêm 300 kg so với Soyuz-U.
Trước chuyến bay này, Soyuz-2.1a được sử dụng để phóng vệ tinh. Tên lửa này được phóng lần đầu tiên 10 năm trước, tháng 11/2004 và cho đến này đã được phóng 15 lần đều thành công. Từ năm 2015, dự kiến Soyuz-2.1a sẽ được phóng từ sân bay vũ trụ Phương Đông đang được xây dựng tại tỉnh Amur của LB Nga.



http://kienthuc.net.vn/the-gioi/kiev-choi-...hai-407250.html
Kiev chối bỏ văn kiện phân định biên giới với ly khai?
Chính quyền Ukraine bất ngờ rút lại chữ ký của người đại diện trong các văn bản phân định biên giới với phe ly khai miền đông.
“Thỏa thuận về phân định biên giới đã được Kiev cùng chúng tôi nhất trí. Tuy nhiên, họ lại bất ngờ rút chữ ký của người đại diện là Tướng Dumanskiy ra khỏi các văn kiện trên mà không đưa ra lời giải thích nào cả”, Phó Thủ tướng Cộng hòa Nhân dân Donetsk (DPR), ông Andrei Purgin cho phóng viên biết vào ngày 29/10.
Trước đó, vào tháng 9 tại thủ đô Minsk của Belarus, đại diện Kiev và 2 nước cộng hòa tự xưng miền đông Ukraine đã ký biên bản Thỏa thuận ngừng bắn với sự tham gia của Nga và đại diện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE). Văn kiện trên ghi rõ, lực lượng Kiev và ly khai phải rút các loại vũ khí hạng nặng ra khỏi những khu vực dân cư và lập một vùng đệm rộng 30 km.
Skywalker
QUOTE(langtubachkhoa @ Oct 29 2014, 10:09 PM)
Một Ukr "độc lập và hùng mạnh" theo cách hiểu của bác thì đe dọa EU lắm đó. Bác đọc từ đầu đến giờ, nếu thực sự hiểu thì sẽ biết vì sao tôi nói thế (còn đồng ý với tôi hay không lại là chuyện khác).
Ukr phải "độc lập và hùng mạnh" theo cách hiểu của EU thì mới không đe dọa họ  laugh1.gif

Sự yếu kém của Ukr nằm trong cấu trúc xã hôi, ai hậu thuẫn mà chả thế. Nhưng nếu vào EU thì rất có thể được mang cái vẻ ngoài phồn vinh
*



Cách hiểu của tôi dựa trên địa chính trị hiện tại, tức EU là một khối cho nên nó không ngại một cường quốc tầm trung nằm ở rìa phía Đông. Còn Nga tuy đất rộng thật nhưng chỉ là một nước nên có sự e ngại nhất định với láng giềng Ukraina chứ. Cụm "độc lập và hùng mạnh" là cũng đặt trong một miền giá trị hữu hạn của GNP hay năng suất lao động bình quân ngang với một nước EU như Pháp, Đức thôi.

Còn vẻ ngoài phồn vinh thì nó phải có bản chất bên trong xã hội chứ. Ai dại gì đầu tư nếu không có lòng tin vào triển vọng tương lai?! laugh.gif
Phó Thường Nhân
@Sky,
Cái lô gíc thà làm cu li cho nó để được 2-3 đồng, còn hơn không được đồng nào, chính là những gì VN đã làm từ khi mở cửa năm 1986. Chính sách ấy không sai vào giai đoạn này, vì lúc đó, VN về kinh tế đã ngồi bệt, nhưng bây giờ thì ngồi xổm (VN đã lọt vào danh sách các nước thu nhập trung bình), vì thế chính sách ấy không hợp thời nữa, nếu VN muốn đứng lên (tức là thành một nước công nghiệp hoá hiện đại) thì phải thay đổi, còn thích ngồi xổm thì cứ ngồi, ai cấm. Có điều đã không đứng lên được, thì nó sẽ quay về ngồi bệt chứ ít khi giữ được hiện trạng.
Điều gì đã thay đổi giữa VN hiện tại và VN thời năm 1986. Sự thay đổi lớn nhất là VN đã có tích luỹ, đã có thị trường nội địa. Sự thay đổi thứ nhì là VN đã gia nhập toàn cầu hoá, và vị trí của VN trong toàn cầu hoá lớn hơn thực lực thật sự của VN. Người ta có thể thấy điều đó trong độ mở của kinh tế (tức là tỉ trọng hàng hoá xuất khẩu so với thị trường nội địa). Độ mở của kinh tế VN còn lớn hơn cả độ mở của các nền kinh tế phát triển như Pháp, Mỹ. Điêù đó khiến người ta phải đặt ra câu hỏi, tại sao độ mở của kinh tế VN lớn hơn cả các nước đầu tầu , mà người VN chưa sướng, vẫn còn là nước nghèo. Điều đó có nghĩa là trong cái trao đổi kia, VN ở thế bị động, phải chịu thiệt. Nó cũng có nghĩa là một nước phát triển là nước phải có thị trường nội địa phát triển và được bảo vệ cho kinh tế của nước đó. Từ đó dẫn đến 2 vấn đề :
1- Bảo hộ được thị trường nội địa, như là căn cứ địa của kinh tế VN, là cái đế cho kinh tế nhà nước và tư sản dân tộc.
2- Hội nhập quốc tế với sức cạnh tranh lớn hơn, để leo lên cao hơn trong cái “chuỗi giá trị” kia. Mà muốn làm thế thì VN phải làm chủ công cụ sản xuất , và phải làm sao để tiền lãi quay trở về VN, VN là điểm cuối cùng nó tới, chứ không thể cứ bán sức lao động thật rẻ.
Hai điều này không thể làm được bằng FDI, cũng không thể làm được bằng cách làm từ năm 1986 đến nay, tức là đem con bỏ chợ. Đem con bỏ chợ, có nghĩa là khi ký các hiệp ước hiệp định, chỉ nhìn vào lợi ích chính trị hay lấy việc thu hút FDI là chính, còn doanh nghiệp của ông (tư nhân hay nhà nước) thì sống chết mặc bay. Hiện nay tôi cảm tưởng khi đàm phán PPP với Mỹ cũng ở dạng như thế. Nếu làm thế thì thật ra là đi ngược lại lợi ích kinh tế chính trị của VN.
Cái này thì sẽ phân tích tiếp theo. Vì nó thực sự là thú vị.

Một nước UK (hay Vn) hùng mạnh với tôi, là một nước khai thác được triệt để các mối quan hệ quốc tế để phát triển. Trong tất cả các mối quan hệ, nó đều có mặt lợi mặt hại. Mạnh là trung hoà được cái hại, lợi dụng được cái lợi. Điều mà UK hiện tại không làm được. Và cái mầm mống của nó là thể chế chính trị đa nguyên đa nhóm không phù hợp với hoàn cảnh kinh tế cũng như địa chính trị của nước này.
Những điều mà Yanutkovitch “negociate” với Nga thực ra là có lợi cho UK, nhưng do ăn chia không đều giữa các phe nhóm mà đánh lẫn nhau, để đổi lấy một vị thế bất lợi hơn nhiều khi chơi với EU. Trong trường hợp UK, rõ ràng điều hại của các mối quan hệ UK-Nga, UK-EU cộng hưởng với nhau, trong khi điều lợi lại triệt tiêu nhau. Thế nên ở Vn mới có câu “ngu thì chết chứ bệnh tật gì”. Cuối cùng chỉ thằng dân đen lãnh đủ.
Phó Thường Nhân
Bây giờ hãy phân tích tới tư sản mại bản, mà một điển hình của nó là FDI. Ở VN hiện nay, ngay cả trong báo lề phải, tức là hệ thống báo chí thể hiện phần nào tư duy của nhà nước cũng như của xã hội VN đương đại, người ta đều thấy có sự đánh giá thành công, vào việc thu hút đầu tư FDI (foreign direct investisment). Càng có nhiều đầu tư FDI là thành công. Khi nhìn thấy thế, thì điều đầu tiên cuả một người ngâm cứu là đặt ra câu hỏi, có đúng FDI là chỉ số đánh giá sự thành công hay không ? Để trả lời nó, thì cách hay nhất là đi tìm sự so sánh trên thế giới. Và cái câu hỏi tôi tự đặt ra là VN thấy Nhật, Hàn, Mỹ.. đầu tư thì rú lên vui mừng, vậy những nước kia Nhật , Hàn, Mỹ ..nó có khuyến khích đầu tư FDI vào nước nó, thấy FDI vào nước nó thì rú lên vui mừng không ? Câu trả lời là KHÔNG. Các bác có tìm mỏi mắt cũng không thấy Hàn, Nhật, Mỹ ..rú lên vui mừng vì đầu tư nước ngoài vào nó thậm chí nó còn hạn chế. Thế quái nào mà đầu tư nước ngoài lợi thế (theo như lô gíc VN) mà nó lại lờ đi, thậm chí còn khuyến khích tư bản của nó đầu tư ở nước ngoài. Vậy là nó thiệt gấp đôi à ? (vừa không được đầu tư, vừa mất tiền đầu tư ra ngoài). Từ đó lại dẫn tới cái hệ quả thú vị hơn. Tại sao họ ở vào vị thế thiệt gấp đôi thế, thì họ toàn đứng đầu thế giới. Còn mình thu hút đầu tư nước ngoài, rõ ràng là bảo lợi mà vẫn là nước chậm phát triển. Như vậy là có cái mâu thuẫn. Thực ra đầu tư nước ngoài thực ra là một dạng xuất khẩu tư bản, và thằng xuất khẩu nắm đằng chuôi. Tiền của nó, công cụ sản xuất của nó, công nghệ của nó, lãi xuất nó mang về..Trong thực tế FDI lợi cho nước đầu tư là chính, còn nước được đầu tư .. chỉ là con tốt. Như vậy với phân tích của tôi, khi nhìn thấy một số hãng VN, mà tôi không muốn nói tên, đầu tư được ra nước ngoài thì tôi vui. Còn nhìn thấy Samsung biến việt nam thành cường quốc Mobil thì tôi cười như đọc chuyện Trạng Quỳnh về “thành công” của VN. Tất nhiên sau khi có cái nhìn tổng quan như thế thì cũng nên tìm hiểu các dạng, các điều kiện đầu tư FDI để nhìn nhận chính xác hơn lợi hại nó ra sao. Muốn thế thì cũng không có cái gì hay hơn là đi tìm một mô hình đầu tư FDI ở nước ngoài để so sánh. Và nước tôi chọn lựa là TQ. Từ đó so sánh với điều kiện FDI vào VN ra sao. Và người ta có thể hiểu rõ lợi hại của nó hơn.
(còn tiếp)
langtubachkhoa
bac Pho cu noi ve FDI va Ukr truoc, toi se dong gop sau. COn bay gio cu dua tin da

http://www.tienphong.vn/the-gioi/bi-phuong...-hon-777180.tpo

Các biện pháp trừng phạt Nga của phương Tây đang khiến nhiều chính khách, doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn của Nga đoàn kết hơn bên cạnh Tổng thống Vladimir Putin.
Lời đề nghị giúp đỡ của tập đoàn dầu khí Gazprom với đối thủ Rosneft để cứu vãn dự án khai thác dầu cho thấy các biện pháp trừng phạt khiến tầng lớp thượng lưu chính trị và kinh tế của Nga đoàn kết hơn.
Đây có lẽ là hậu quả mà phương Tây không mong muốn khi muốn làm khó Nga vì vai trò của nước này trong cuộc khủng hoảng Ukraine, Reuters hôm qua dẫn lời nhiều quan chức, doanh nhân và nhà phân tích.

Một số lãnh đạo Gazprom cho biết, tập đoàn này vừa đề nghị cho đối thủ Rosneft vay tiền để triển khai dự án khai thác dầu ở Bắc Cực. Đề xuất được đưa ra lặng lẽ sau khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ khiến dự án trên biển Kara của Rosneft với đối tác ExxonMobil khó triển khai.

Đề xuất này là điều đáng ngạc nhiên vì quan hệ giữa hai công ty nhà nước của Nga lâu nay vẫn căng thẳng. Gần đây nhất, Gazprom lo lắng trước tham vọng của Rosneft khi hãng này sắp tăng sản lượng khí đốt để trở thành nhà sản xuất dầu khí lớn nhất của Nga, gây ra cuộc chiến giá cả căng thẳng đối với người tiêu dùng khí đốt.

Vì thế, đề xuất giúp đỡ của Gazprom đối với Rosneft cho thấy, các đối thủ cạnh tranh có thể hợp tác với nhau để giảm nhẹ tác động của các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ từ phương Tây.

Thay vì có tác dụng chia rẽ những nhân vật thân tín của Tổng thống Vladimir Putin, các biện pháp trừng phạt đã khiến những đối thủ chính trong ngành năng lượng đoàn kết lại sau lưng nhà lãnh đạo Nga.

“Những biện pháp trừng phạt thúc đẩy tinh thần đoàn kết và khiến nhóm quyền lực phụ thuộc hơn vào ông ấy (Tổng thống Putin)”, Reuters dẫn lời một doanh nhân phương Tây giấu tên.
Skywalker
QUOTE(Phó Thường Nhân @ Oct 30 2014, 10:32 PM)
Bây giờ hãy phân tích tới tư sản mại bản, mà một điển hình của nó là FDI. Ở VN hiện nay, ngay cả trong báo lề phải, tức là hệ thống báo chí thể hiện phần nào tư duy của nhà nước cũng như của xã hội VN đương đại, người ta đều thấy có sự đánh giá thành công, vào việc thu hút đầu tư FDI (foreign direct investisment). Càng có nhiều đầu tư FDI là thành công. Khi nhìn thấy thế, thì điều đầu tiên cuả một người ngâm cứu là đặt ra câu hỏi, có đúng FDI là chỉ số đánh giá sự thành công hay không ? Để trả lời nó, thì cách hay nhất là đi tìm sự so sánh trên thế giới. Và cái câu hỏi tôi tự đặt ra là VN thấy Nhật, Hàn, Mỹ.. đầu tư thì rú lên vui mừng, vậy những nước kia Nhật , Hàn, Mỹ ..nó có khuyến khích đầu tư FDI vào nước nó, thấy FDI vào nước nó thì rú lên vui mừng không ? Câu trả lời là KHÔNG. Các bác có tìm mỏi mắt cũng không thấy Hàn, Nhật, Mỹ ..rú lên vui mừng  vì đầu tư nước ngoài vào nó thậm chí nó còn hạn chế. Thế quái nào mà đầu tư nước ngoài lợi thế (theo như lô gíc VN) mà nó lại lờ đi, thậm chí còn khuyến khích tư bản của nó đầu tư ở nước ngoài. Vậy là nó thiệt gấp đôi à ? (vừa không được đầu tư, vừa mất tiền đầu tư ra ngoài). Từ đó lại dẫn tới cái hệ quả thú vị hơn. Tại sao họ ở vào vị thế thiệt gấp đôi thế, thì họ toàn đứng đầu thế giới. Còn mình thu hút đầu tư nước ngoài, rõ ràng là bảo lợi mà vẫn là nước chậm phát triển. Như vậy là có cái mâu thuẫn.  Thực ra đầu tư nước ngoài thực ra là một dạng xuất khẩu tư bản, và thằng xuất khẩu nắm đằng chuôi. Tiền của nó, công cụ sản xuất của nó, công nghệ của nó, lãi xuất nó mang về..Trong thực tế FDI lợi cho nước đầu tư là chính, còn nước được đầu tư .. chỉ là con tốt. Như vậy với phân tích của tôi, khi nhìn thấy một số hãng VN, mà tôi không muốn nói tên, đầu tư được ra nước ngoài thì tôi vui. Còn nhìn thấy Samsung biến việt nam thành cường quốc Mobil thì tôi cười như đọc chuyện Trạng Quỳnh về “thành công” của VN. Tất nhiên sau khi có cái nhìn tổng quan như thế thì cũng nên tìm hiểu các dạng, các điều kiện đầu tư FDI để nhìn nhận chính xác hơn lợi hại nó ra sao. Muốn thế thì cũng không có cái gì hay hơn là đi tìm một mô hình đầu tư FDI ở nước ngoài để so sánh. Và nước tôi chọn lựa là TQ. Từ đó so sánh với điều kiện FDI vào VN ra sao. Và người ta có thể hiểu rõ lợi hại của nó hơn.
(còn tiếp)
*



Ở đâu thì em không biết chứ ở VN thì FDI xuất hiện là do cái mâu thuẫn giữa nguyện vọng (tăng trưởng sản xuất và thu nhập) và thực lực nội địa (vốn, kỹ năng không đủ để tham gia dây chuyền giá trị toàn cầu). Nói như bác cũng đúng, là VN đang bệt phải níu tay người khác để ngồi lên rồi mới tự đứng được. Còn tiếp nhận FDI thế nào và thúc đẩy vòng xoáy giá trị nội địa ra sao thì là bài toán cơ cấu kính tế - vốn có liên quan chặt chẽ tới cả thể chế chính trị nữa. Để đơn giản thì em nhìn vào quan hệ sinh - khắc giữa 5 yếu tố như sau:

Thủy: chất lượng con người
Mộc: thể chế kinh tế - chính trị
Hỏa: đầu tư kinh doanh
Thổ: tích lũy tư bản
Kim: xã hội dân sự

Vòng tuần hoàn sinh (hỗ trợ, làm lợi) cho nhau là: Thủy > Mộc > Hỏa > Thổ > Kim > Thủy...
Vòng tuần hoàn khắc (ức chế, phá hại) lẫn nhau là: Kim - Mộc - Thổ - Thủy - Hỏa - Kim ...

FDI tiến vào nội địa chủ yếu theo 2 yếu tố: đầu tư kinh doanh (vốn, công nghệ) và chất lượng con người (đào tạo, chuyển giao). FDI rút khỏi nội địa chủ yếu là tư bản đã được tích lũy. Vận động ngũ hành cho nó tăng trưởng thì phải tẩm bổ cái gốc Thủy đang thiếu (năng suất lao động thấp) mà sinh ra những cái khác, lẽ như vậy nên chào đón FDI từ thập niên 90 đến nay vẫn chưa được như mong muốn. Lý do tại sao thì nhìn vào cái vòng khắc hại: tích lũy tư bản không nhằm vào phát triển con người mà chảy vào tư túi (gia tăng khoảng cách giàu nghèo trong xã hội). Vậy phải mong chờ đám nhà giàu ăn sung mặc sướng sau một thời gian sẽ nghĩ đến chuyện nhân nghĩa ở đời, học hành tranh biện cho thành xã hội cộng đồng dân sự ...vv!

Vâng, chắc các bác tây học sẽ gặp khó khi nghĩ theo kiểu phương Đông, nhưng muốn dễ thì các bác chỉ cần tham khảo các bài về economic development cycle cộng với phương pháp thinking maps là có thể vẽ ra rất nhiều model chứa các đối tượng quan hệ và tương tác khả dĩ định lượng (có thể hàng chục, hàng trăm chứ không chỉ có 5). Khá hơn nữa là ứng dụng hàm đại số để vẽ ra các đồ thị (liên tục hoặc rời rạc) cho các đối tượng quan hệ để từ đó làm ... thày bói bậc cao. Em trình còi nên chỉ dám nghĩ rằng: VN chưa thoát khỏi giai đoạn run rẩy nhờ người khác kéo lên mà cây gậy gỗ chống đỡ tự mình còn bất cập. Mộc sinh Hỏa là miền Thái Dương nhưng mạnh hay yếu liên quan tới các yếu tố khác, vì thế chẳng nên trách móc nhiều những người đại diện cho VN đi thương lượng TPP mà nên suy xét cả những người lãnh đạo (chính trị, trí thức) nữa.
langtubachkhoa
Thu tuong Ukr hinh nhu keu len doi chi tra 368USD/m3 thi phai?

http://petrotimes.vn/news/vn/quoc-te/nga-b...vi-ukraina.html

Rạng sáng nay, Nga đồng ý nối lại việc cung cấp khí đốt cho Ukraina với giá 385 USD/một nghìn mét khối, sau khi được EU đứng ra “bảo kê” khoản nợ của Kiev. Một chiến thắng “đẹp” của Nga trong cuộc đối đầu với châu Âu xung quanh vấn đề Ukraina.

Ngày 30/10, Nga tuyên bố sẽ cung cấp cho Ukraina 4 tỷ m3 khí đốt trong 2 tháng tới. Thỏa thuận được thông báo ở Brussels sau cuộc gặp ba bên giữa EU, Nga và Ukraina kết thúc rạng sáng 31/10 theo giờ VN. Theo thỏa thuận, Ukraina phải thanh toán hàng tháng trước khi giao hàng, và sẽ hết hạn vào tháng 3/2015. Hợp đồng trên đã làm giảm bớt mối đe dọa về tình trạng thiếu khí đốt ở Ukraina, nước bị lệ thuộc về năng lượng, trong khi mùa đông với dự báo thời tiết khắc nghiệt, đang đến gần.

Phát biểu tại cuộc họp báo sau đó, Ủy viên châu Âu phụ trách năng lượng Günther Oettinger cho hay, Ukraina sẽ ngay lập tức trả khoản nợ khí đốt 1,45 tỷ USD cho Nga và có khả năng trả khoản nợ 3,1 tỷ USD trước khi năm 2014 kết thúc. Song, theo ông Oettinger con số cuối cùng còn phụ thuộc vào quyết định của tòa án quốc tế Stockholm, là nơi phân xử cuộc tranh cãi khí đốt này. Ukraina sẽ nhận các khoản tiền hỗ trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Liên minh châu Âu để trả nợ cho Nga.



Con xe nay hoanh trang qua

http://soha.vn/quoc-te/nga-khoe-xe-dien-mo...31144616151.htm
Nga khoe xe điện mới "hoành tráng như xe Batman"
Thời báo Hoàn Cầu (Trung Quốc) đưa tin, hôm 30/10 (giờ địa phương), Nga đã ra mắt mẫu xe điện mới với tên gọi Russia One - gọi tắt là R1 - tại cuộc triển lãm về giao thông ở thủ đô Moscow.

Bên cạnh bề ngoài hào nhoáng, bên trong chiếc R1 cũng được trang bị nhiều công nghệ và tiện ích cao cấp như công nghệ chiếu sáng LED, có khả năng tự động điều chỉnh độ sáng và phát nhạc theo từng thời điểm. Ngoài ra, mẫu xe mới còn cung cấp định vị GPS và GLONASS, điều hòa 2 chiều, tay nắm kháng khuẩn và mạng Wi-Fi. Ở vị trí của nhân viên điều khiển còn được trang bị sạc điện thoại qua cổng USB 3.0.
Thời báo Hoàn Cầu cho biết, mẫu xe điện với 28 chỗ ngồi/toa này còn có một số tính năng đặc thù, giúp nó có thể di chuyển trong điều kiện khí hậu cực kỳ khắc nghiệt của nước Nga. Pin điện dự phòng cũng được trang bị sẵn sàng, trong trường hợp mất điện có thể giúp xe tiếp tục di chuyển 50km.
Dự kiến đến năm 2015, mẫu xe điện này sẽ được đưa vào sản xuất đại trà


Ấn Độ và Nga đang nghiên cứu khả năng kỹ thuật nối dài đường ống dẫn khí "Sức mạnh Siberia" đến Ấn Độ.
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_10_31/279461902/


Điều này đã được đồng chủ tịch Ủy ban về dầu khí Phòng Thương mại Ấn Độ Narendra Tanedzha cho biết bên lề hội nghị Oil & Money tại London. Cuộc đàm phán được tiến hành ở mức cao nhất, với ý chí chính trị thực hiện dự án này.
Ấn Độ là bên đề xuất dự án. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ủng hộ dự án tại cuộc gặp đầu tiên của ông với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hồi giữa tháng Bảy tại hội nghị thượng đỉnh BRICS. Hiện nay các chuyên gia đang nghiên cứu khả năng kỹ thuật mở rộng đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc đến tận biên giới Ấn Độ.
Đây là dự án kỹ thuật phức tạp vì tuyến đường ống khí không thể tránh khỏi núi cao và những hẻm núi sâu. Số phiếu ủng hộ và phản đối dự án gần như bằng nhau. Hai bên không bàn về tiềm năng tài nguyên của Nga, đủ để đáp ứng nhu cầu về khí đốt ở cả hai nước.
Chủ tịch Liên hiệp dầu khí Nga Gennady Schmal tin tưởng rằng dự án sẽ được đưa vào chủ đề đàm phán trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng Mười Hai của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Nói chung, trong các cuộc đàm phán, năng lượng sẽ là một trong những vấn đề thảo luận chính. Ông Gennady Schmal cho biết:
“Tất nhiên là sẽ như thế, hơn nữa chúng ta có điều kiện để xuất khẩu, mà Ấn Độ đang rất cần năng lượng. Ấn Độ đã xây dựng một trong các nhà máy lọc dầu lớn nhất trên thế giới công suất 62 triệu tấn sản phẩm. Đây là một nhà máy đặc biệt, nhưng nó phải được cung cấp nguyên liệu. Và ở khía cạnh này, trữ lượng dầu mỏ của Nga rất được họ quan tâm. Không phải ngẫu nhiên mà các công ty Ấn Độ đang chú ý đến khu vực khai thác dầu khí ngoài khơi Sakhalin – đó là các dự án Sakhalin-3 và Sakhalin-4. Họ cũng quan tâm đến dầu khí ở thềm lục địa Bắc cực của Nga. Các công ty Ấn Độ là những cầu thủ khá chủ động và tích cực trong thị trường dầu mỏ và khí đốt của Nga.”
Hồi tháng Năm, "Rosneft" đã ký "Biên bản ghi nhớ Bắc Cực" với công ty ONGC Videsh của Ấn Độ, đề xuất tiến hành khảo sát địa chất chung, thăm dò và khai thác dầu khí trên
thềm lục địa của Liên bang Nga ở Bắc Cực. Trong Biên bản ghi nhớ có nêu triển vọng về việc thành lập tập đoàn liên doanh với công ty Ấn Độ. Việc thực hiện Biên bản ghi nhớ này sẽ có nghĩa là lần đầu tiên với sự giúp đỡ của Nga, Ấn Độ sẽ có thể khai thác dầu khí ở Bắc Cực. Trước đó, với sự hỗ trợ của Nga, Trung Quốc cũng đã có bước đột phá tương tự ở Bắc Cực.
Tại Hội nghị Oil & Money ở London, Giám đốc ONGC Videsh Narendra Kumar Verne tuyên bố rằng hãng của ông cũng quan tâm đến dự án phát triển mỏ dầu khí Vankorskoye. Hãng Ấn Độ đề nghị "Rosneft" cho mua 10% vốn cổ phần trị giá khoảng hơn 1 tỷ USD. Theo ông Gennady Schmal, đây là đề xuất có lợi:
”Đối với bất kỳ nước nào thì vốn tài sản dầu khí đều thú vị. Nếu công ty Ấn Độ tham gia phát khai thác mỏ Vankorskoye, họ không chỉ sẽ được hưởng một phần cổ tức mà còn được nhận sản phẩm dầu mỏ. Tuy họ ở gần ngay bên cạnh Iran và Trung Đông, nhưng họ luôn luôn phải đa dạng hóa nguồn cung cấp nhiên liệu của mình. Tôi tin tưởng rằng Ấn Độ quan tâm đến việc mua bất kỳ vốn tài sản nào ở Nga.”
Đường ống "Sức mạnh Siberia" từ Yakutia đến Trung Quốc chính thức khởi công xây dựng ngày 1 tháng Chín năm nay. Đường ống sẽ được đưa vào vận hành từ năm 2020. Hiệp định về "Sức mạnh Siberia" ký kết hồi tháng Năm ở Bắc Kinh và được gọi dự án thế kỷ.

Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.