Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/su-th...30154405231.htm


Một ảnh hưởng của các mối quan hệ kinh tế gắn bó hơn giữa Nga và Trung Quốc là việc bắt đầu chấm dứt sự thống trị của đồng USD trong buôn bán dầu mỏ, có thể ảnh hưởng sâu sắc đến các thị trường năng lượng.

Những tin tức gần đây từ Nga cho thấy kỷ nguyên thống trị của đồng USD trong buôn bán dầu mỏ thế giới có thể chấm dứt do sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Trung Quốc. Nga và Trung Quốc đã ký kết một loạt hợp đồng năng lượng, trong đó đáng chú ý nhất là hợp đồng khí đốt trị giá 456 tỷ USD hồi tháng 5 vừa qua. Sau khi bị phương Tây trừng phạt vì cuộc khủng hoảng Ukraine, Nga ngày càng xem Trung Quốc như khách hàng chính mua dầu khí của nước này.

Nếu sự chuyển trục của Nga sang châu Á có thể khiến Nga và Trung Quốc quyết định việc mua bán năng lượng bằng một đồng nội tệ không phải USD, thì đó sẽ là một thay đổi lớn trong cách thức vận hành của nền kinh tế toàn cầu và đánh dấu việc Mỹ cùng các đồng minh đánh mất sức mạnh của họ.
Mặc dù không ai cho rằng kỷ nguyên thống trị của đồng USD trong buôn bán dầu mỏ thế giới sẽ sớm chấm dứt, do đồng USD vẫn là sự lựa chọn của nhiều ngân hàng trung ương, nhưng đã có những dấu hiệu của sự thay đổi. Tháng 6 vừa qua, Trung Quốc và Brazil đã nhất trí về một thỏa thuận trao đổi tiền tệ trị giá 29 tỷ USD trong một nỗ lực nhằm thúc đẩy vị thế của đồng nhân dân tệ (NDT) như một đồng tiền dự trữ.

Đầu tháng 10 này, các Ngân hàng Trung ương Trung Quốc và Nga đã ký một thỏa thuận trao đổi đồng NDT-ruble trị giá 150 tỷ USD nhằm tăng gấp đôi kim ngạch thương mại hai chiều và là cách mà Nga đang tránh dần việc thanh toán thương mại sử dụng đồng USD.

Bắc Kinh đang công khai tìm cách thúc đẩy đồng NDT như một đồng tiền dự trữ thay thế đồng USD. Việc giành được quy chế này sẽ cho phép Trung Quốc dễ dàng tiếp cận các thị trường vốn thế giới và chi phí giao dịch rẻ hơn cho ngoại thương, chứ chưa nói đến ảnh hưởng ngày càng tăng của một cường quốc kinh tế.

Tuy nhiên, Trung Quốc đang vấp phải một khó khăn trong các kế hoạch của họ đối với đồng NDT. Bắc Kinh vẫn chưa dỡ bỏ việc kiểm soát vốn, sẽ cho phép đồng NDT trở nên hoàn toàn chuyển đổi, vì sợ các dòng đầu cơ có thể gây hại cho nền kinh tế Trung Quốc. Tuy nhiên, rõ ràng Trung Quốc đang đặt nền tảng để đồng NDT được chấp nhận rộng rãi hơn.

Trong 3 năm qua, số thương vụ ngoại thương của Trung Quốc được thanh toán bằng đồng NDT đã tăng gần 6 lần, lên gần 12% tổng kim ngạch thương mại của nước này.
langtubachkhoa
Tin từ 1 bạn ở Nga, k rõ Nga đang chơi chiêu gì? Có lẽ đây là chiêu thu mua vàng của ngân hàng trung ương Nga khiến cho USD rớt giá ở thị trường Nga chăng?

Đồng rúp đột ngột tăng giá mạnh!!
Trong 1 đêm, giá $ ở thị trường Moskva giảm đột ngột 1,43 rúp. Không ai ngờ được
Từ tháng 7 đến giờ, phải mất khoảng 1 tuần để $ tăng giá lên được 1 rúp


http://gafin.vn/20141028030926864p32c85/ki...ong-thang-9.htm
(@click here)

Tháng 9, kinh tế Nga có phần khởi sắc hơn bất chấp giá dầu thô và đồng ruble trượt dốc thảm hại.

Bộ Phát triển Kinh tế Nga cho biết, GDP của Nga tháng 9 tăng trưởng 1,1% so với cùng kỳ năm ngoái sau khi không tăng trưởng hồi tháng 8. Tính trong cả quý III, tăng trưởng GDP của Nga đạt 0,7%.

Như vậy, kinh tế Nga đã tăng trưởng 0,8% trong 3 quý đầu của năm nay, theo ông Aleksey Vedev - phó Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Nga. Dựa trên số liệu này, chính phủ Nga tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu tăng trưởng 0,5% trong năm 2014.

Ông Vedev cho biết, kinh tế Nga trong những tháng còn lại của năm 2014 sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn bởi một số xu hướng tiêu cực như thu nhập thực tế của hộ gia đình giảm, đầu tư suy yếu trong khi nội tệ tiếp tục trượt giá và giá dầu biến động mạnh. Theo dự đoán của Bộ Phát triển kinh tế Nga, dòng vốn chảy ra khỏi Nga có thể tăng lên 100 tỷ USD và giá dầu sẽ dao động trong phạm vi 90 - 110 USD/thùng trong giai đoạn 2015 - 2017.

Theo ông Vedev, mùa đông sắp tới cũng là mối đe dọa lớn đối với ngành nông nghiệp của Nga.

Đầu tháng 10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) từng dự báo tăng trưởng GDP của Nga sẽ đạt 0,2% trong năm nay do ảnh hưởng từ căng thẳng địa chính trị. Trước đó, Ngân hàng Thế giới đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Nga năm 2014 xuống còn 0,5%.

Cùng ngày, Bộ Kinh tế Nga cũng quyết định sẽ cắt giảm 10% trong chi tiêu công vào năm 2016 và 2017 do triển vọng kinh tế không khả quan. Việc cắt giảm chi tiêu công sẽ giúp chính phủ Nga tiết kiệm khoảng 1,5 nghìn tỷ ruble (36 tỷ USD).


http://www.bbc.com/news/business-29842505

Ukraine will pay $378 per 1,000 cubic metres to the end of 2014, and $365 in the first quarter of 2015.

Mr Yatseniuk said Kiev was ready to pay off debts for gas immediately after any deal was signed.

A total of $1.45bn would be paid immediately, and another $1.65bn by the end of the year, he said.

Sau đàm phán, Kiev phải trả 378 đô/m3 đến hết năm 2014, và mức 365 đô/m3 cho đến hết tháng 3/2015
.


http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20141101/uk...-gi/665914.html

Không gì chua xót cho bằng việc bộ trưởng tài chính Ukraine hôm thứ ba vừa qua đã phải nói thật với dân chúng rằng Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ không tháo khoán 17 tỉ USD tín dụng như đang mong ngóng vào cuối năm nay.

Tức cùng lắm là thông qua một quyết định chi tiền, còn lãnh tiền thì sang năm tới, và rằng điều đó có nghĩa chỉ có thể trông mong vào 760 triệu USD do EU chu cấp mà thôi!

Judy Dempsey, tổng biên tập chuyên san Strategic Europe, đã bắt buộc trách giùm dân Ukraine: “Riêng đối với EU, chỉ chúc mừng Ukraine đã lựa chọn thân phương Tây đâu đủ để đảm bảo tương lai đất nước này. Có cung cấp một lượng lớn hỗ trợ tài chính cũng không đủ“.
langtubachkhoa
Nhân nói về quan hệ Nga- Trung, cùng xem lại kỳ công về tuyến đường sắt SIberia của Nga. O nơi lạnh tới âm 40 độ mà cái đường ray nó không giòn tan ra mà vẫn trơ lỳ 2 thế kỷ? Rriêng công nghệ vật liệu đã nét chứ chưa nói đến công nghệ xay dựng

http://baotintuc.vn/dau-an-su-kien/nhung-d...21105241503.htm
http://cafebiz.vn/xu-huong-cong-nghe/tuyen...4063134ca49.chn



Siberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á - Âu. Ngày 21/7/ 1904, tuyến đường sắt xuyên Siberia, chạy từ Moskva đến Vladivostok đã được hoàn thành, tạo thay đổi to lớn cho vùng đất đang ngủ yên này.


Một tuyệt phẩm của kỹ nghệ xây dựng



Với chiều dài khoảng 10.000 km, tuyến đường sắt xuyên Siberia là một trong những tuyến đường sắt dài nhất thế giới, trong đó có 80 km chạy trên cầu bắc qua sông. Tiếng tăm của tuyến đường sắt này khi ấy hầu như đã vang dội khắp năm châu. Tại triển lãm Paris vào năm 1900, khi mô hình tuyến đường sắt này được giới thiệu, nó đã gây ấn tượng mạnh mẽ cho những người tham dự. Mô hình của công trình xây dựng tuyến đường cũng đã được trưng bày trên ba đài kỷ niệm ở St. Peterburg, Irkurtsk và Vladivostok.



Yêu cầu về vấn đề xây dựng một tuyến đường sắt xuyên Siberia luôn được Thống đốc Siberia đưa ra nhằm phục vụ các vị tướng, các thương gia, những người lao động trong ngành công nghiệp, đặc biệt là sau khi sông Amur được sáp nhập vào nước Nga năm 1868. Nhưng nền tảng để xây dựng tuyến huyết mạch này chủ yếu là các lý do chiến lược và quân sự.

Ngày 17/3/1891, Sa hoàng Alexander đệ Tam đã ký một sắc dụ, cho xây dựng tuyến đường sắt xuyên Siberia, liên kết nước Nga từ phía Châu Âu sang các miền lãnh thổ ở phía Đông.



Ủy ban toàn Siberia được thành lập để kiểm soát quá trình xây dựng. Kế hoạch xây dựng được dựa theo đề xuất của Bộ trưởng Bộ Tài chính, S.U.Vitte và bản kế hoạch này lập tức được thông qua. Tuy nhiên, có một điều khoản nghiêm ngặt đã được đề ra, đó là “Tuyến đường sắt Sibiria vĩ đại chỉ được xây dựng bởi những người Nga và bằng trang thiết bị của nước Nga”. Và điều khoản này đã được tuân thủ.

Giới chuyên ngành tới nay vẫn gọi tuyến đường sắt xuyên Siberia là một tuyệt phẩm của kỹ nghệ xây dựng. Mọi tiến bộ mới nhất của khoa học và công nghệ lúc bấy giờ đã được đưa vào công trình.



Ngay cả ngày nay, công tác hiện đại hóa nền đường sắt và cơ sở hạ tầng cho tuyến đường này vẫn được thực hiện không ngừng. Không hề là một di tích bảo tàng, mạng đường sắt xuyên Siberia vẫn đang là hiện thực sống của hệ thống giao thông Nga.

Hành trình xe lửa tuyệt vời
Hơn 100 năm kể từ ngày hoàn thành, tuyến đường sắt Siberia được ví như một con ngựa sắt bền bỉ và kiêu hùng, tuy trang bị đơn giản nhưng đem lại cho du khách cảm giác thật thoải mái.



Tuyến đường sắt Siberia được xem là một trong những hành trình bằng xe lửa tuyệt vời nhất trên thế giới và là phương tiện số một để khám phá và cảm nhận trọn vẹn xứ sở bạch dương.


Trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt Siberia, có rất nhiều kho than dự trữ được mở ra dọc tuyến đường. Cũng thời điểm này, nhiều nhà ga, tháp chứa nước, phân xưởng sửa chữa, nhà thờ, trường học và bệnh viện cũng được xây dựng. Phương châm chính trong công cuộc xây dựng là “Xây dựng vững chắc để không phải xây dựng lại”.



Sau 13 năm xây dựng, ngày 21/7/1904, tuyến đường sắt Siberia vĩ đại được hoàn thành. Tuyến đường chính của đường sắt xuyên Siberia bắt đầu tại Yaroslavsky Vokzal ở Moskva, chạy qua Yaroslavi, Chelaybinsk, Omsk, Novosibirsk, Irkutsk, Ulan-Ude, Chita và Khabarovsk tới Valdivostok qua phía nam Siberia.

Đi xuyên suốt qua 2 lục địa và 8 múi giờ khác nhau, hành trình đường sắt Siberia ít nhất cũng kéo dài 7 ngày nếu không dừng chân lại nơi đâu. Nhưng để thực sự chiêm ngưỡng những cảnh đẹp trên tuyến đường huyền thoại, thì khoảng thời gian từ 10 giờ đến 14 giờ là thích hợp nhất. Xe lửa xuyên Siberia sẽ dừng ít nhất 2 lần, và mỗi lần dừng khoảng 1 ngày.



Ban ngày, qua ô cửa kính của toa tàu, du khách sẽ thấy những rừng cây bulô chiếu ánh sáng bạc lấp lánh như xua tan cái băng giá ở phía bắc. Nhìn xa xa, những chùm khói trắng bốc lên từ ống khói của những ngôi nhà gỗ giống hệt như hình ảnh được bước ra từ trong chuyện cổ tích.



Thật khó có thể đánh giá hết được giá trị của tuyến đường sắt xuyên Siberia đối với nước Nga. Đường sắt xuyên Siberia chạy qua các khu vực tập trung 80% tiềm năng công nghiệp của Nga. Tiêu chuẩn kỹ thuật của tuyến đường này cho phép vận chuyển tới 100 triệu tấn hàng/năm. Nước Nga sẽ hoàn toàn khác nếu không có đường sắt. Tuyến đường sắt xuyên Siberia chính là con đường huyết mạch của nước Nga.



Đối với nhiều người dân Nga, tàu hỏa vẫn là phương tiện được ưa chuộng nhất để vượt qua vùng hoang mạc Siberia giá lạnh. Hơn 100 năm qua, những chuyến tàu vẫn liên tục chạy miệt mài ngày đêm trên tuyến đường sắt huyết mạch này.




http://www.vietnamplus.vn/nga-hien-dai-hoa...gioi/213123.vnp

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 26/7 triệu tập cuộc họp với sự tham gia của nhiều cơ quan, bộ, ngành và doanh nghiệp nhằm bàn cách tái thiết và hiện đại hóa tuyến đường sắt dài nhất thế giới - tuyến đường sắt Xuyên Siberia vốn đã hơn 110 năm tuổi.

Việc hiện đại hóa sâu rộng tuyến đường sắt Xuyên Siberia là một trong 3 dự án quy mô của Nga cùng với dự án xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Mátxcơva - Kazan và đường vành đai trung tâm của tỉnh Mátxcơva mà Tổng thống Putin đề xuất thực hiện tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở St. Petersburg hồi tháng Sáu.

Các dự án này tập trung vào việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và là một trong những thành tố chính phát triển kinh tế đất nước.

Ngày 31/5/1891 tại Vladivostok, Sa hoàng Nicholas II đã đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng tuyến đường sắt Xuyên Siberia. Công trình này hoàn tất vào tháng 10/1916 với việc đưa vào hoạt động chiếc cầu bắt qua sông Amur gần Khabarovsk. Tính theo thời giá năm 1913, chi phí xây dựng tuyến đường sắt này là 1,5 tỷ rúp.

Ngày nay, đường sắt Xuyên Siberia là tuyến đường dài nhất trên thế giới (gần 9.300km). Nó kết nối các khu vực ở miền Trung nước Nga với Siberi và Viễn Đông. Tuyến đường này đi qua 87 thành phố của Nga - từ Mátxcơva, qua St. Petersburg tới Ural, Siberia và Viễn Đông.

Từ năm 1990 đến năm 2000, Nga đã tiến hành hiện đại hóa một phần tuyến đường Xuyên Siberia. Hiện tuyến đường sắt này cho phép vận chuyển 100 triệu tấn hàng hóa mỗi năm.
langtubachkhoa
http://infonet.vn/vi-sao-noi-phuong-tay-co...post148698.info
Vì sao nói Phương Tây có lợi ích ‘sống còn’ ở Ukraine?
Hôm 3/11, hãng tin CNN vừa có bài viết cho rằng, châu Âu và Bắc Mỹ có lợi ích "sống còn" ở Ukraine, do đó, phương Tây cần phải hành động nghiêm túc để ngăn Nga lấy đi các lợi ích đó.


Các đảng thân châu Âu của Ukraine đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội hôm 26/10. Tuy nhiên, trong khi châu Âu và Mỹ ca ngợi kết quả này như là một chiến thắng chiến lược của phương Tây thì theo các nhà phân tích, chiến thắng đó cũng không thay đổi được gì thực trạng ở Ukraine hiện nay.

Chính phủ Ukraine đã hứa hẹn rất nhiều nhưng dường như đều khiến phương Tây thất vọng.

Hy vọng không phải là chiến lược

Theo CNN, tất nhiên, phương Tây giờ có thể hy vọng tầng lớp chính trị Ukraine sẽ thực hiện lời hứa của mình, nhưng phải nhớ rằng, hy vọng không thôi không phải là một chiến lược.

Thật vậy, hy vọng của Kiev đã bắt đầu lung lay khi Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine tổ chức cuộc bầu cử cho riêng mình và đe dọa sẽ chiếm thêm nhiều lãnh thổ nữa ở đông nam Ukraine.

Do đó, để giành một chiến thắng có ý nghĩa ở Ukraine, phương Tây cần phải xác định rõ lợi ích của mình ở Ukraine nhằm phát triển một chiến lược để bảo vệ thúc đẩy các lợi ích này. Đồng thời, phương Tây cũng cần triển khai đầy đủ các nguồn lực tài chính, chính trị và quân sự để thực hiện chiến lược đó.

Đầu tiên, phương Tây cần phải xác định được lợi ích của mình ở Ukraine theo cách riêng của mình. Không thể chỉ đơn giản là phản đối với những gì Nga muốn, và trông chờ vào những hy vọng mà các nhà lãnh đạo Ukraine đã "vẽ" ra.

Phương Tây cần giúp Ukraine đảm bảo cuộc sống cho 45 triệu người dân và định hướng địa chính trị cho Ukraine, một trong những nước lớn nhất châu Âu.

Thịnh vượng - Uy tín - Vị thế

Tương lai của Ukraine có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với an ninh và sự thịnh vượng của phương Tây. Nó giúp duy trì uy tín của các mô hình chính trị và kinh tế, bảo tồn vị thế trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu và củng cố các nền tảng quan trọng trong an ninh và hòa bình của châu Âu - Đại Tây Dương trong đó NATO là cốt lõi.

Để đảm bảo các lợi ích đó ở Ukraine, phương Tây cần một biện pháp chiến lược mà hiện nay các chính sách của Mỹ và châu Âu đều không có.

Mô hình kinh tế - xã hội phương Tây hiện không chỉ thất thế trong không gian hậu Xô Viết mà còn ở chính châu Âu, nơi các bất ổn kinh tế và bất ổn xã hội đã trở thành một lợi thế cho các chính sách đối ngoại mạnh mẽ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Để khôi phục và thiết lập lại độ tin cậy của mô hình này, Brussels và Washington nên bắt đầu bằng cách can thiệp dứt khoát vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tình hình ở Ukraine hiện đang rất khó khăn. Nền kinh tế nước này đang có nguy cơ phá sản.

Ukraine đang cần khoảng hơn 18 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính phủ phương Tây để ngăn chặn thảm họa. Trong năm tới, nước này sẽ cần tới gần 50 tỷ USD để khôi phục lại nền kinh tế nhưng với điều kiện là cần loại bỏ được tình trạng tham nhũng.

Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cho đến nay có rất ít tác động đến nền kinh tế Nga. Chúng cũng đã, đang và sẽ khó có thể ngăn Nga can thiệp vào Ukraine vì điện Kremlin coi Ukraine có vai trò sống còn đối với tương lai của Nga.

Đồng thời, quyết định của phương Tây về việc khai thác vị trí đặc quyền trong nền kinh tế toàn cầu để trừng phạt Nga có thể khiến Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và nhiều quốc gia khác thận trọng hơn đối với các giao dịch bằng đồng USD và đồng euro.

Do vậy, phương Tây cần một chiến lược thông minh để vừa trừng phạt được điện Kremlin, vừa có được mối quan hệ chặt chẽ với những người dân Nga bình thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga. Nó cũng cần khiến cho hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu hiện tại hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

An ninh, ổn định biên giới

Không chỉ có vậy, lợi ích thiết yếu của phương Tây về an toàn và ổn định biên giới trong khu vực châu Âu - Đại Tây Dương đang bị đe dọa không chỉ tại Ukraine mà còn ở các nước thành viên NATO như Ba Lan và các nước Baltic.

Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng Chín ở xứ Wales và chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Estonia đã có những tuyên bố trấn an các đồng minh, nhưng những mầm mống có thể dẫn đến xung đột trong tương lai vẫn tồn tại do mối quan hệ phức tạp giữa Nga và các nước láng giềng hậu Xô Viết.

Để thực hiện cam kết bảo vệ an ninh của châu Âu - Đại Tây Dương, NATO không chỉ cần tăng cường các mối răn đe thông thường, mà còn phải tiến hành xem xét lại các lỗ hổng trong an ninh, chính trị và xã hội của các nước thành viên NATO.

Các nước láng giềng phía tây của Nga hiện nay đang rất lo ngại về các chính sách đối ngoại của Nga. Họ lo sợ rằng Moscow cũng sẽ dùng lý do bảo vệ người dân nói tiếng Nga để can thiệp như ở Ukraine.

Do vậy, NATO cần có những biện pháp tăng cường khả năng đối mặt với khủng hoảng và tính toàn diện trong chính trị nội bộ của các nước thành viên.

Việc Ukraine chuyển sang thân phương Tây là một diễn biến quan trọng và mang tính lịch sử. Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giành được nhiều lợi ích từ quyết định này, nhưng chỉ khi họ nhận ra được rằng lợi ích sống còn của họ hiện đang bị đe dọa ở Ukraine, và quyết định chấm dứt khủng hoảng ở Ukraine một cách nghiêm túc.
Phó Thường Nhân
(tiếp)
Để có cái nhìn tổng quan với FDI tới TQ, cách phân tích hợp lý có lẽ là tiếp cận theo hình thức chính trị -> kinh tế -> xã hội. Trong đó chính trị là cái khung tạo cái đế quan hệ kinh tế, rồi tiếp đó kinh tế là cái khung tác động tới xã hội làm nó thay đổi. Tất nhiên người ta có thể làm giầu thêm nó trong một hình thức tương tác lẫn nhau, mà ba phạm trù này như ba cái đỉnh của một tam giác. Ví dụ chính trị có tác động tới kinh tế, nhưng bản thân nó cũng tác động trực tiếp tới xã hội. Người ta cũng có thể xét ngược lại, ví dụ chính trị tác động tới kinh tế, thì kinh tế cũng tác động tới chính trị. Sự phân tích làm giầu này để dành cho các bác tự tìm hiểu, còn tôi chỉ dừng lại ở mức độ trục dọc, một tuyến. Sự chọn lựa đó phản ảnh một thực tế ở TQ, đó là khi TQ mở cửa, nó không nhằm thay cái khung chính trị, thể chế chính trị. Vì thế cái khung ấy có thể coi là bất biến, và chính sự bất biến ấy đã là cái khung để đóng hộp quan hệ chính trị kinh tế với nước ngoài đặc biệt là Mỹ.
Khi cái khung chính trị TQ đã bất biến (chế độ dân chủ nhân dân, nhà nước gắn liền với Đảng, tư duy Mác xít nhưng mang mầu sắc chủ nghĩa dân tộc TQ, vẫn được gọi là chủ nghĩa Mao) thì quan hệ chính trị với bên ngoài ví dụ Mỹ dựa trên tương đồng quyền lợi. Từ năm 1972, Mỹ và TQ đã bắt tay nhau qua ngoại giao bóng bàn. Và ở đây hai bên có quyền lợi tương đồng nhau. Về phía Mỹ, Mỹ có thể yên tâm rút khỏi VN mà không sợ phản ứng dây chuyền sụp đổ ở ĐNA, bởi vì ở các nước này, phong trào cách mạng mang mầu sắc mao ít, do TQ ủng hộ là chính. TQ thì có lợi là không bị Mỹ phong toả nữa, vì cho tới thời gian này, nhà nước TQ duy nhất được Mỹ công nhận là Đài loan, được coi là đại diện cho toàn TQ. Mỹ đã công nhận TQ, và hơn thế nữa không tiếp tục công nhận Đài loan, cũng không cản trở TQ trở thành thành viên có quyền phủ quyết trong LHQ như mình. Từ năm 1972 cho tới 1979, thì quan hệ kinh tế TQ-Mỹ không quan trọng, và tới tận năm 1975, TQ vẫn tiếp tục ủng hộ VN ở mức độ hạn chế, vì lý do an ninh của chính mình. Giống như TQ ủng hộ Bắc Triều tiên hiện tại. Tại sao lại thế vì nó có nhiều nguyên nhân. Vì Mao mất năm 1976, và cho đến lúc Mao mất thì ông luôn là trọng tài cho hai phái tả hữu. Sau đó là xung đột giữa hai xu hướng tả và hữu của chủ nghĩa Mao ở TQ, dẫn tới phe tả (Giang Thanh, “bè lũ bốn tên”,..) bị loại, đưa Đặng Tiểu Bình và phái hữu của chủ nghĩa Mao lên nắm quyền hoàn toàn. Như vậy phải tới khoảng năm 1979, khi Đặng đánh VN, thì mối quan hệ Trung – Mỹ mới thực sự thân mật. Nhưng Đặng cũng không phải là tay sai của Mỹ, mà chỉ nhân lợi ích của mình đánh VN cùng đồng thời thoả mãn được lợi ích của Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ, VN được TQ ủng hộ chủ yếu do ảnh hưởng của phe tả. Truyền thống cuả phe này là chống Mỹ đồng với chủ nghĩa dân tộc. Nó cũng đúng vào thời kỳ mà Mỹ cũng không chịu công nhận TQ. Nhưng khi TQ chơi với Mỹ, thì phe hữu (đại biểu là Đặng) thắng thế. Phe này muốn dựa vào quan hệ với Mỹ mà phát triển, nhưng không phải là theo Mỹ. Chính trong giai đoạn 1979-1989, là giai đoạn quan hệ kinh tế chính trị TQ – Mỹ đi vào chiều sâu, có lợi cho TQ và cũng có lợi cho Mỹ. Từ năm 1989, thì TQ đã hiểu mình sẽ là đối thủ tiềm năng của Mỹ. Lấy năm 1989 vì có sự kiện Thiên An môn, và đó cũng là thời điểm sau khi Liên Xô sụp đổ, thì Mỹ tưởng thắng thế sẽ quật luôn TQ. Liên minh chính trị chiến lược với Mỹ , trên cơ sở chống Liên Xô không còn nữa. Cũng trong tình hình ấy mà TQ mới chịu hoà với VN vào năm 1991, kết thúc cuộc chiến tranh 1979-1981 giữa VN và TQ. Và cũng từ đó VN mới thực sự có hoà bình. Thường ở VN, người ta hai coi năm 1975 là năm hoà bình lập lại. Trong thực tế, đất nước chỉ không có tiếng súng từ năm 1991. Vậy cái giai đoạn 1945-1975, thực tế là 1945-1991.
Cái khung chính trị của quan hệ Mỹ - Trung là hai bên cùng có lợi. Cái lợi này dựa trên đồng lợi ích chính trị trong quan hệ quốc tế, nhưng không khi nào TQ bán rẻ lợi ích thực tế, hay chính sách đối nội, hay thể chế kinh tế. Ngược lại Mỹ cũng như phương Tây nói chung, đều luôn coi cơ hội chung này là “đèn xanh” cho họ can thiệp vào nội chính, vào thể chế, ..Cách thức quan hệ này không khác thời kỳ các công ty đông Ấn thương mại với châu Á mà câu thêm truyền đạo. Đến bây giờ cái bài nó vẫn thế.
Trên cái khung chính trị ấy, quan hệ kinh tế Mỹ - Trung phát triển thế nào. (còn tiếp).
langtubachkhoa
http://vov.vn/thegioi/cac-bien-phap-trung-...2015-362514.vov

Ủy ban châu Âu (EC) cho biết những biện pháp trừng phạt đối với Nga có thể sẽ kết thúc trong năm 2015.

Ủy ban châu Âu (EC) hôm 4/11 cho biết, các biện pháp trừng phạt mà phương Tây áp dụng đối với Nga và các biện pháp đáp trả của phía Nga đã có những tác động về tài chính đối với nền kinh tế Liên minh châu Âu. Tuy nhiên, những biện pháp này chỉ có thời hạn và dự kiến sẽ kết thúc vào năm sau.

Trong bản dự báo kinh tế mùa thu vừa được đưa ra ngày 4/11, Ủy ban châu Âu cho biết: việc Liên minh châu Âu, Mỹ và Nhật Bản áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính và thương mại đối với Nga, cũng như nước này áp dụng các biện pháp đáp trả đã tác động thương mại trực tiếp đối với mỗi nước thành viên là khác nhau, nhưng chỉ là hạn chế đối với tổng thể cả khối.

Tuy nhiên, những bất ổn do căng thẳng gây đã có tác động đến niềm tin kinh doanh cũng như niềm tin của người tiêu dùng, làm nhu cầu nội địa trong năm 2014 giảm mạnh. Ủy ban châu Âu cho rằng, các biện pháp trừng phạt này có thể sẽ kết thúc vào năm 2015 và những tác động sẽ giảm dần.

Liên minh châu Âu, cùng với Mỹ đã áp dụng một số biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga với cáo buộc Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Các biện pháp nhằm vào vào lĩnh vực ngân hàng, quốc phòng và năng lượng của Nga cùng một số cá nhân. Hồi tháng 8, Nga cũng đã đáp trả bằng lệnh cấm nhập khẩu 1 năm đối với một số sản phẩm thực phẩm nhất định từ các nước liên minh châu Âu./.
langtubachkhoa
Xem ra Mistral co nhieu thanh phan cua Nga qua, k chi la duoi tau, một phần ba linh kiện ma con ca cap quang

http://www.anninhthudo.vn/quan-su/nga-tuye...iao/579517.antd

Trước việc Pháp nhùng nhằng trong chuyển giao tàu sân bay Mistral cho Nga do mâu thuẫn về vấn đề Ukraine, một quan chức Nga hôm 4-11 tuyên bố, nếu không bàn giao, Pháp sẽ phải dỡ bỏ con tàu này.

Hãng tin China News ngày 5-11 dẫn nguồn tin từ Đài tiếng nói nước Nga cho hay, một quan chức giấu tên của Ủy ban Hợp tác đối ngoại quân sự Nga hôm 4-11 tuyên bố, tàu sân bay Mistral mà Pháp đóng cho Nga sẽ không thể chuyển giao cho nước thứ ba, bởi trên con tàu này được lắp đặt các thiết bị của Nga.

Ông nói “tàu Mistral có một phần thuộc quyền sở hữu của Nga, nếu như không có sự đồng ý của Moscow, không ai có quyền được sử dụng”.

Vị quan chức này còn cho biết thêm, “tuyến cáp quang dùng trong hệ thống thông tin liên lạc trên tàu Mistral là của Nga sản xuất, chỉ khi nào Pháp tháo trả lại hệ thống này cho Nga thì họ mới có toàn quyền sử dụng. Tuy nhiên, nếu muốn tháo bỏ hệ thống cáp này, đồng nghĩa với việc phải dỡ bỏ toàn bộ con tàu”.

Theo Itar-Tass, hồi tháng 9 năm nay, Phó Thủ tướng Nga, ông Dmitry Rogozin cũng từng cảnh báo, nếu Pháp hủy hợp đồng không giao tàu cho Nga thì họ cũng không được bán cho ai hay đem vào sử dụng mà phải phá hủy chúng đi. Lý do là một phần ba linh kiện của tàu là do Nga chế tạo.

"Trước hết, phần đuôi của Mistral đã được thực hiện tại Nhà máy đóng tàu Baltic ở St Petersburg. Đó là lý do tại sao nếu họ muốn giữ con tàu, chúng ta sẽ buộc phải phá lấy đi phần đuôi của nó mang về Nga sử dụng cho các tàu khác ", ông Rogozin nói.

Được biết, Nga đã đặt Pháp đóng 2 chiếc tàu đổ bộ chở trực thăng lớp Mistral vào tháng 6-2011 trị giá 1,6 tỉ USD. Theo kế hoạch, chiếc đầu tiên mang tên Vladivostok sẽ được bàn giao cho hải quân Nga vào cuối năm 2014, trong khi chiếc thứ 2, mang tên Sevastopol, sẽ được bàn giao vào năm 2015.

Tuy nhiên, việc thực hiện hợp đồng này gặp nhiều rủi ro sau khi các nước phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga do nước này bị cáo buộc can dự vào cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Pháp đã nhùng nhằng nước đôi chưa chịu bàn giao chiếc tàu đầu tiên này cho Nga.

Trong khi đó, ngày 29-10, phía Nga cho biết, Pháp sẽ chuyển giao chiếc đầu tiên mang tên “Vladivostok” cho nước này vào trung tuần tháng 11 và Moscow đã sẵn sàng tiếp nhận con tàu này. Tuy nhiên, hãng chế tạo DCNS ngay lập tức đã bác bỏ việc đã lên kế hoạch bàn giao con tàu này.
langtubachkhoa
iPhone sẽ bị cấm sử dụng tại Nga từ ngày 1/1/2015
http://www.tienphong.vn/cong-nghe/iphone-s...2015-779723.tpo
Chính phủ Nga đã bất ngờ áp đặt một lệnh cấm đối với các sản phẩm của Apple bao gồm iPhone và iPad có hiệu lực bắt đầu từ tháng 1/2015 tới đây.

Chưa hết đau đầu với lệnh cấm từ Trung Quốc, cùng các vấn đề nảy sinh với sản phẩm iPhone 6, thì Apple đã tiếp tục đón thêm tin không vui, khi theo một báo cáo được công bố vào ngày 4/11 vừa qua, thì chính phủ Nga sẽ ban hành lệnh cấm đối với các sản phẩm iPhone và iPad của Apple trên toàn lãnh thổ kể từ ngày đầu tiên của năm 2015.

Khi đọc được bản báo cáo, nhiều người thậm chí rất bất ngờ, và nghĩ rằng nó chỉ cũng giống như một động thái trước đây, khi một nhóm doanh nghiệp đã công khai dỡ bỏ bức tượng đài tưởng niệm huyền thoại Steve Jobs tại trường Đại học Công nghệ St.Petersburg. Tuy nhiên, đây được coi như một lệnh cấm chính thức, và nguyên do được xác định đến từ các vướng mắc với hệ thống lưu trữ iCloud của Apple. CEO Tim Cook và các đồng nghiệp chắc chắn sẽ là những người đầu tiên tỏ ra phẫn nộ trước việc ban hành lệnh cấm bất ngờ mà không có thông báo trước này

Cụ thể, luật mới sẽ được thi hành vào 1/1/2015 sẽ cấm bất kỳ thiết bị nào có chứa phần mềm iCloud bên trong. Lý do được đưa ra là bởi các dữ liệu lưu trữ trên iCloud sẽ không được xử lý cục bộ tại địa phương, mà toàn bộ sẽ gửi về trụ sở của Apple tại Mỹ. Trên thực tế, đây không phải là một đạo luật đặt ra để nhắm tới một mình Apple, mà nó sẽ áp dụng cho tất cả các dịch vụ trực tuyến bao gồm cả mạng xã hội có liên quan tới nền tảng lưu trữ đám mây iCloud.

Để giải quyết vấn đề này, cách duy nhất mà nhà sản xuất iPhone có thể thực hiện đó là xây dựng các hệ thống máy chủ iCloud ngay tại các quốc gia mà nó hoạt động, tuy nhiên việc này sẽ tạo nên một tiền lệ xấu khiến Apple luôn muốn "càng tránh càng tốt".

Nếu không có gì thay đổi, thì kể từ 1/1/2015, người dân tại Nga nếu đang sở hữu một chiếc iPhone hay iPad có hỗ trợ iCloud, đều bị buộc phải thay đổi thiết bị di động của mình và gặp phải những khó khăn nhất định khi các cơ quan có thẩm quyền nỗ lực ban hành lệnh cấm.

langtubachkhoa
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_05/279633916/
Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu Maroš Šefčovič tuyên bố hài lòng về việc công ty "Naftogaz" của Ukraina thực hiện một phần trách nhiệm của mình trong khuôn khổ thỏa thuận ba bên với Moskva về khí đốt.

Như đã đưa tin, hôm thứ tư, "Naftogaz" đã thanh toán cho công ty "Gazprom" của Nga đợt trả nợ khí đốt đầu tiên 1,45 tỷ USD.
"Mùa đông đang đến gần, điều quan trọng là dòng chảy khí đốt từ Nga sang Ukraina có thể được khởi động. Đây là một bước quan trọng để đảm bảo cung cấp khí đốt cho người dân cũng như doanh nghiệp ở Ukraina và Liên minh châu Âu," - tuyên bố của ông Shefchovich cho biết.
Theo Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu, sự thành công của cuộc đàm phán chứng minh rằng "nếu Ủy ban châu Âu hợp tác rộng rãi với các đối tác ở Ukraina và Nga, cũng như với các cơ quan tài chính quốc tế, có thể tìm thấy giải pháp cho các vấn đề phức tạp nhất."


Máy bay mới Su-35 của Không quân Nga bay đến dự China Airshow-2014 ở Trung Quốc
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_05/279632745/

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_05/279632075/
Nga giới thiệu máy bay trực thăng dập tắt đám cháy trên các tòa nhà chọc trời
Tại triển lãm hàng không "Dubai Helishow-2014" diễn ra ở Dubai, Nga giới thiệu máy bay trực thăng chữa cháy độc đáo Ka-32A11VS.

Hôm thứ Tư, công ty "Trực thăng Nga" chế tạo máy bay này cho biết. Ka-32A11VS có thể đối phó hiệu quả với hỏa hoạn xảy ra ngay cả trên các tầng cao của tòa nhà chọc trời, như tòa nhà 163 tầng "Burj Khalifa" ở Dubai.
Ka-32A11VS được sử dụng tại hơn 30 quốc gia, các chuyên gia công nhận đây là một trong những máy bay trực thăng chữa cháy tốt nhất thế giới. Cơ quan An toàn Hàng không châu Âu cấp giấy chứng nhận cho Ka-32A11BC trong năm 2009, còn cơ quan quản lý hàng không Úc cấp giấy chứng nhận vào tháng Hai năm 2013.


Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_05/279617303/
Nga đóng góp to lớn vào việc đảm bảo an ninh lương thực cho CHDCND Triều Tiên. Đó là tuyên bố hôm thứ Tư của ông Dirk Stegen đại diện Chương trình Lương thực toàn thế giới (WFP) của LHQ tại Bình Nhưỡng.

Trả lời phỏng vấn của TASS, ông nhắc rằng hồi tháng Mười tại cảng Nampo miền tây CHDCND Triều Tiên đã tiếp nhận lô đầu tiên gồm 50.000 tấn lương thực do Nga cung cấp trên cơ sở miễn phí không hoàn lại.
Trước đó, hồi đầu năm nay, Nga đã phân bổ 3 triệu USD dành để thực thi các chương trình ở CHDCND Triều Tiên theo tuyến WFP của LHQ. Theo thông báo của ông Stegen, số tiền đó được dùng để giúp đỡ các trẻ em, phụ nữ mang thai và đang nuôi con nhỏ. Hiện nay, WFP của LHQ triển khai mua lúa mì trên thị trường Nga, và như đang chờ đợi, số ngũ cốc này sẽ được đưa tới Bắc Triều Tiên vào tháng Giêng năm tới, - đặc phái viên Stegen cho biết.
Ông Dirk Stegen cũng thông báo rằng khối lượng vụ thu hoạch ngũ cốc ở Bắc Triều Tiên


langtubachkhoa
QUan hệ TQ-Mỹ vụ ngoiaj giao bóng bàn, Mỹ chỉ đạt được 1 nửa mục đích là chia rẽ TQ-LX, nhưng ý đồ muốn lôi kéo TQ theo kinh tế thị trường rồi từ đó lợi dụng truyền bá dân chủ, làm cách mạng màu, gây rối loạn lợi dùng mâu thuẫn, đã thất bại, ít nhất là tính cho đến bây giờ. TQ đã phát triển nhưng k hề theo hướng phương Tây mong muốn và dự liệu. TQ lợi dụng mở cửa đã học (và cả ăn cắp) công nghệ, trình đọ quản lý để làm mạnh cho mình, lợi dụng quan hẹ với Nga để học được công nghệ cao trong các ngành chiến lược như hạt nhân, không gian, quân sự, máy bay, tàu, etc.

Bước tiep theo Mỹ sẽ làm thế nào đây?
Skywalker
QUOTE(langtubachkhoa @ Nov 4 2014, 09:21 PM)
http://infonet.vn/vi-sao-noi-phuong-tay-co...post148698.info
Vì sao nói Phương Tây có lợi ích ‘sống còn’ ở Ukraine?
Hôm 3/11, hãng tin CNN vừa có bài viết cho rằng, châu Âu và Bắc Mỹ có lợi ích "sống còn" ở Ukraine, do đó, phương Tây cần phải hành động nghiêm túc để ngăn Nga lấy đi các lợi ích đó.


Các đảng thân châu Âu của Ukraine đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội hôm 26/10. Tuy nhiên, trong khi châu Âu và Mỹ ca ngợi kết quả này như là một chiến thắng chiến lược của phương Tây thì theo các nhà phân tích, chiến thắng đó cũng không thay đổi được gì thực trạng ở Ukraine hiện nay.

Chính phủ Ukraine đã hứa hẹn rất nhiều nhưng dường như đều khiến phương Tây thất vọng.

Hy vọng không phải là chiến lược

Theo CNN, tất nhiên, phương Tây giờ có thể hy vọng tầng lớp chính trị Ukraine sẽ thực hiện lời hứa của mình, nhưng phải nhớ rằng, hy vọng không thôi không phải là một chiến lược.

Thật vậy, hy vọng của Kiev đã bắt đầu lung lay khi Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk tự xưng ở miền đông Ukraine tổ chức cuộc bầu cử cho riêng mình và đe dọa sẽ chiếm thêm nhiều lãnh thổ nữa ở đông nam Ukraine.

Do đó, để giành một chiến thắng có ý nghĩa ở Ukraine, phương Tây cần phải xác định rõ lợi ích của mình ở Ukraine nhằm phát triển một chiến lược để bảo vệ thúc đẩy các lợi ích này. Đồng thời, phương Tây cũng cần triển khai đầy đủ các nguồn lực tài chính, chính trị và quân sự để thực hiện chiến lược đó.

Đầu tiên, phương Tây cần phải xác định được lợi ích của mình ở Ukraine theo cách riêng của mình. Không thể chỉ đơn giản là phản đối với những gì Nga muốn, và trông chờ vào những hy vọng mà các nhà lãnh đạo Ukraine đã "vẽ" ra.

Phương Tây cần giúp Ukraine đảm bảo cuộc sống cho 45 triệu người dân và định hướng địa chính trị cho Ukraine, một trong những nước lớn nhất châu Âu.

Thịnh vượng - Uy tín - Vị thế

Tương lai của Ukraine có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với an ninh và sự thịnh vượng của phương Tây. Nó giúp duy trì uy tín của các mô hình chính trị và kinh tế, bảo tồn vị thế trung tâm trong nền kinh tế toàn cầu và củng cố các nền tảng quan trọng trong an ninh và hòa bình của châu Âu - Đại Tây Dương trong đó NATO là cốt lõi.

Để đảm bảo các lợi ích đó ở Ukraine, phương Tây cần một biện pháp chiến lược mà hiện nay các chính sách của Mỹ và châu Âu đều không có.

Mô hình kinh tế - xã hội phương Tây hiện không chỉ thất thế trong không gian hậu Xô Viết mà còn ở chính châu Âu, nơi các bất ổn kinh tế và bất ổn xã hội đã trở thành một lợi thế cho các chính sách đối ngoại mạnh mẽ của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Để khôi phục và thiết lập lại độ tin cậy của mô hình này, Brussels và Washington nên bắt đầu bằng cách can thiệp dứt khoát vào cuộc khủng hoảng Ukraine.

Tình hình ở Ukraine hiện đang rất khó khăn. Nền kinh tế nước này đang có nguy cơ phá sản.

Ukraine đang cần khoảng hơn 18 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và chính phủ phương Tây để ngăn chặn thảm họa. Trong năm tới, nước này sẽ cần tới gần 50 tỷ USD để khôi phục lại nền kinh tế nhưng với điều kiện là cần loại bỏ được tình trạng tham nhũng.

Trong khi đó, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga cho đến nay có rất ít tác động đến nền kinh tế Nga. Chúng cũng đã, đang và sẽ khó có thể ngăn Nga can thiệp vào Ukraine vì điện Kremlin coi Ukraine có vai trò sống còn đối với tương lai của Nga.

Đồng thời, quyết định của phương Tây về việc khai thác vị trí đặc quyền trong nền kinh tế toàn cầu để trừng phạt Nga có thể khiến Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và nhiều quốc gia khác thận trọng hơn đối với các giao dịch bằng đồng USD và đồng euro.

Do vậy, phương Tây cần một chiến lược thông minh để vừa trừng phạt được điện Kremlin, vừa có được mối quan hệ chặt chẽ với những người dân Nga bình thường, các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Nga. Nó cũng cần khiến cho hệ thống tài chính và thương mại toàn cầu hiện tại hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latin.

An ninh, ổn định biên giới

Không chỉ có vậy, lợi ích thiết yếu của phương Tây về an toàn và ổn định biên giới trong khu vực châu Âu - Đại Tây Dương đang bị đe dọa không chỉ tại Ukraine mà còn ở các nước thành viên NATO như Ba Lan và các nước Baltic.

Hội nghị thượng đỉnh NATO hồi tháng Chín ở xứ Wales và chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama đến Estonia đã có những tuyên bố trấn an các đồng minh, nhưng những mầm mống có thể dẫn đến xung đột trong tương lai vẫn tồn tại do mối quan hệ phức tạp giữa Nga và các nước láng giềng hậu Xô Viết.

Để thực hiện cam kết bảo vệ an ninh của châu Âu - Đại Tây Dương, NATO không chỉ cần tăng cường các mối răn đe thông thường, mà còn phải tiến hành xem xét lại các lỗ hổng trong an ninh, chính trị và xã hội của các nước thành viên NATO.

Các nước láng giềng phía tây của Nga hiện nay đang rất lo ngại về các chính sách đối ngoại của Nga. Họ lo sợ rằng Moscow cũng sẽ dùng lý do bảo vệ người dân nói tiếng Nga để can thiệp như ở Ukraine.

Do vậy, NATO cần có những biện pháp tăng cường khả năng đối mặt với khủng hoảng và tính toàn diện trong chính trị nội bộ của các nước thành viên.

Việc Ukraine chuyển sang thân phương Tây là một diễn biến quan trọng và mang tính lịch sử. Châu Âu và Bắc Mỹ sẽ giành được nhiều lợi ích từ quyết định này, nhưng chỉ khi họ nhận ra được rằng lợi ích sống còn của họ hiện đang bị đe dọa ở Ukraine, và quyết định chấm dứt khủng hoảng ở Ukraine một cách nghiêm túc.

*



Tôi chú ý đến nhận định về mô hình kinh tế chính trị phương Tây tác động tới thịnh vượng, uy tín và vị thế của khối này tại Ukraina cũng như toàn thế giới. Một điều nổi lên trong bài viết trên đây chính là sự hiểu sai về bản chất của mô hình phương Tây, cụ thể là đặt cho nó cái tham vọng khống chế một đất nước (lợi ích sống còn?). Về cơ bản, chính trị phương tây là sự dao động liên tục giữa các đảng phái mà trục định hướng hành động là lợi ích trong nhận thức của dân cư. Vì dao động luôn xảy ra nên mỗi khi dư luận cảm thấy tổn hại vượt quá lợi ích (thường chỉ xác định trong tầm trung hạn và ngắn hạn) thì hành động sẽ chuyển hướng nên không đạt tới cực đoan. Ukraina không thể và không nên mong chờ sự trợ giúp lớn (50 tỷ đô) từ phương tây bởi lẽ đây là một cực đoan của can thiệp kinh tế - chính trị vượt quá sưc chịu đựng ngân sách cũng như kỳ vọng của dư luận. Có những viễn kiến và/hoặc nhóm lợi ích lên tiếng thúc đẩy sự dính líu sâu vào Ukraina nhưng quỹ đạo chính không phải vậy.

Nhìn ở tầm toàn cầu thì phương tây thừa hiểu rằng mô hình dân chủ tự nó không giúp họ làm bá chủ toàn diện được bởi lẽ thế giới luôn tồn tại những khu vực lợi ích xấp xỉ nhau. Người dân Nga, TQ có nhu cầu về không gian sống nên đương nhiên ủng hộ chính phủ của họ hành động chống lại những điều mà họ coi là xâm lấn từ khu vực khác. Nhân loại đã rút ra nhiều kinh nghiệm về giá trị và cách thức của quyền lực nên hầu như tránh đụng độ trực tiếp để thay bằng triển khai các quyền lực mềm. Ra đòn cấm vận tài chính, đầu tư ...vv là sở trường của phương tây và họ hy vọng bằng cách này sẽ 'bất chiến tự nhiên thành', người Nga sẽ xoay ra phản đối chính phủ vì những chi phí tốn kém nhằm duy trì ảnh hưởng 'cứng' tại Ukraina.

Về phía chính phủ Nga cũng chẳng ngồi yên mà không tấn công vào các lãnh địa yếu kém của phương tây. Bằng cách thúc đẩy các mâu thuẫn tự nhiên và công khai trong các nước EU, Nga sẽ làm giảm bớt áp lực cấm vận. Tổng hòa các xung đột thì có thể nhìn ra điểm cân bằng tạm thời trước khi đôi bên dốc hết vốn vào cuộc chơi. Điểm cân bằng đó có lẽ phải nhìn vào khả năng của chính người Ukraina lo cho số phận của họ!
langtubachkhoa
Bên Ukr tố cáo rằng, mỗi khi Nga cho chuyến xe nhân đạo vào thi khi trở về, Nga lại chở theo rất nhiều than từ Luhansk trở về, ngoài ra còn trở theo các nhà máy (chắc ý họ là các trang thiết bị của nhà máy) cơ khí chính xác, chế tạo máy, sản xuất rada, etc.

Tôi nghĩ cái này là thật, và có thể đã diễn ra từ lâu rồi, trong con mắt người Nga thì cái này vốn là họ xây nên rồi tặng cho Ukr, bây giờ họ đòi lại, hơn nữa tuy Nga đã xây xong 1 số cơ sở sản xuất đó, nhưng để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của quân đội thì vẫn cần thêm 1 số cơ sở nữa, mà xây 1 cái đó rất tốn kém, người Nga đã xây bao năm mới có cơ sở hạ tầng ở Donnesk, Lugansk. Bây giờ Ukr vào EU thì những nhà máy đó thất nghiệp, vậy thì tội gì mà không khuân về.

Tôi chắc sap tới Nga sẽ nhắm đến việc xây dựng Donnesk thành nơi chỉ chuyên khai thác tài nguyên và làm dịch vụ, còn các cơ sở sản xuất sẽ đem sạch về nước cùng với nhân công lành nghề từ Ukr

Đảng cộng hòa lên, chắc sẽ chuyển vũ khí cho Ukr. Đảng cộng hòa muốn đẩy mạnh căng thẳng ở EU để từ đó làm phân hóa quan hệ Nga-EU, kiểu này là chú Ukr lãnh đủ than phận làm chiến trường Nga-Mỹ.

Mỹ đang điều tra tội rửa tiền của tỷ phú Vimchenko, rằng hồi xưa hãng của ông có thể đã hối lộ gì đó, etc. Ông này là chủ tịch hội đồng quan hệ thương mại Nga-Trung, đồng minh thân cận của tổng thống Putin, như vậy có thể thấy là Mỹ đang muốn ngăn chặn quan hệ Nga-Trung rõ ràng
langtubachkhoa
Có lẽ ông Putin k muốn Úc tham gia vấn đề Ukr, còn Úc lại muốn chia phan chăng?
http://plo.vn/the-gioi/tong-thong-putin-kh...uoc-507511.html

(PLO) – Hàng AFP đưa tin Thủ tướng Úc Tony Abbott hôm thứ Năm (6-11) đã lên tiếng khẳng định “Tổng thống Nga Vladimir Putin không thể trốn tránh tôi mãi được”. Ông Putin phải “nói phải quấy” về những mất mát mà những nạn nhân xấu số quốc tịch Úc phải hánh chịu khi máy bay MH17 bị bắn rơi trên không phận Ukraine.
Tháng trước, ông Abbott đã tuyên bố sẽ tấn công trực diện, “húc ngã” Tổng thống Nga Putin tại Hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra ở Brisbane vào tuần tới, dù Moscow vẫn chưa có bất kỳ phản hồi nào khi Úc yêu cầu cả hai nước phải có cuộc gặp song phương.
Trước cảnh báo “húc ngã” – thuật ngữ trong làn thể thao Úc - từ Thủ tướng Abbott, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev “phản đòn” lại rằng “Tổng thống Putin đã đạt đẳng cấp đai đen môn võ Judo.” Medvedev nhắc nhở ông Abbott rằng “Các chính trị gia thực thụ nên hết sức cẩn trọng trong lời ăn tiếng nói của mình.
Tuy nhiên phát biểu trước báo chí, ông Abbott khẳng định lại “Ông Putin không thể nào tránh né nước Úc mãi được. Thế nên bằng mọi cách, tôi và ông Putin phải có một cuộc đối thoại song phương, bất chấp cuộc gặp diễn ra trong không khí trang trọng hay không”.
Dù vậy, ông Abbott cũng cho biết ông không muốn những căng thẳng giữa Úc và Nga sẽ khiến cho Hội nghị G20 trở nên lu mờ, nhất là khi cả hai có thể gặp nhau trước thềm Hội nghị APEC diễn ra tại Bắc Kinh vào thứ Hai tuần tới.

“Tôi sẽ không làm gián đoạn chương trình Hội nghị G20 vì những sự việc mang tính cá nhân giữa Úc và Nga. Nhưng tôi vẫn đang và sẽ tìm mọi cách để đối thoại song phương với ông Putin trong thời gian sớm nhất”, ông Abbott nhấn mạnh. Vị Thủ tướng Úc còn cho rằng cuộc gặp song phương Nga-Úc là cơ hội quan trọng để nhấn mạnh rằng Úc, Hà Lan, Malaysia cũng như tất cả các nước có người dân trên chiếc máy bay MH17 rất quan tâm đến việc phối hợp với các ngành chức năng để điều tra chân tướng sự việc.

Chiếc máy bay MH17 bị rơi trên không phận Ukraine vào tháng Bảy, làm 298 người thiệt mạng. Đa số hành khách là người Hà Lan, đồng thời 38 người Úc cũng chịu chung số phận. Dù không có bất kỳ chứng cứ thuyết phục nào, nhưng Úc và các nước phương Tây từ lâu đã lên tiếng cáo buộc Nga phải chịu trách nhiệm vì cho rằng kẻ bắn rơi máy bay là quân ly khai đòi liên bang hóa đã được Nga “chống lưng”. Tất nhiên, Nga bác bỏ cáo buộc thiếu thuyết phục của ông Abbott.



http://www.vietnamplus.vn/nong-dan-ca-nuoc...khau/289937.vnp

Ngày 5/11, nông dân cả nước Pháp đã xuống đường biểu tình phản đối sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu giá rẻ, đồng thời yêu cầu Chính phủ có đối sách trước hậu quả từ biện pháp đáp trả trừng phạt của Nga và các quy định quá ngặt nghèo từ Liên minh châu Âu (EU).

Ngay tại quảng trường Cộng hòa ở thủ đô Paris, khoảng 800 người biểu tình đã đổ ra đường 60 tấn khoai tây cùng 20 tấn hành, táo và đào trồng trong nước, đồng thời giương cao biểu ngữ "Tôi muốn ăn thực phẩm Pháp hôm nay và ngày mai."

Còn ở nhiều thành phố trên khắp nước Pháp, hàng chục nghìn nông dân và hàng trăm thợ lái máy kéo cũng đã mang các sản phẩm của mình xuống đường, phân phát miễn phí để yêu cầu Chính phủ hỗ trợ ngay ngành nông nghiệp khi giá cả mặt hàng này bị rối loạn do ảnh hưởng của việc Nga cấm nhập khẩu nông sản từ EU.

Ở một số thành phố xa đô thị lớn, người nông dân thậm chí tìm đến biện pháp cực đoan như đổ chất bẩn trước trụ sở chính quyền để phản đối các quy định ngặt nghèo trong lĩnh vực nông nghiệp.

Yêu cầu chính mà người biểu tình đưa ra với Chính phủ là nới lỏng các thủ tục hành chính và bãi bỏ tiêu chuẩn về tỷ lệ nitrate độc hại trong sản phẩm do EU quy định cho Pháp, mà theo họ là quá khắt khe, nhằm giảm bớt thiệt hại cho nông dân cũng như giải quyết tình hình khó khăn trong lĩnh vực nông nghiệp.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiện nền nông nghiệp Pháp đã không còn khả năng cạnh tranh với các nước láng giềng khi giá lao động nông nghiệp tại Pháp đang cao gấp hai lần giá tại Tây Ban Nha.


http://www.vietnamplus.vn/an-do-danh-gia-c...-nga/289929.vnp

Ngày 5/11, phát biểu tại cuộc gặp Phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin đang có chuyến thăm Ấn Độ và tham dự cuộc họp Ủy ban liên chính phủ Ấn-Nga lần thứ 20, Thủ tướng Narendra Modi cho biết Ấn Độ đánh giá rất cao mối quan hệ đã được “thử thách qua thời gian” và quan hệ Đối tác chiến lược đặc biệt với Nga.

Phóng viên TTXVN tại New Delhi dẫn Tuyên bố của Văn phòng Thủ tướng Ấn Độ cho biết, tại cuộc gặp trên, Thủ tướng Modi nói rằng ông chờ đợi chuyến thăm của Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Ấn Độ vào tháng 12 tới để tham dự cuộc gặp thượng đỉnh thường niên.

Ông Modi nhấn mạnh “Chuyến thăm của Tổng thống Putin sẽ tạo cơ hội để hai nước thúc đẩy quan hệ song phương lên một mức cao mới.”

Cùng ngày, Phó Thủ tướng Nga Rogozin và Ngoại trưởng Ấn Độ Sushma Swaraj đã đồng chủ trì cuộc họp Ủy ban liên chính phủ Ấn-Nga lần thứ 20 tại thủ đô New Delhi, trong đó hai bên tập trung thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng, quốc phòng và hạt nhân dân sự.

Người phát ngôn bộ Ngoại giao Ấn Độ Syed Akbaruddin cho biết cuộc họp này cũng nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp thượng đỉnh giữa Thủ tướng Modi và Tổng thống Putin vào đầu tháng 12.

Hai nước dự kiến sẽ hoàn tất chi tiết gói thỏa thuận “tầm nhìn kinh tế” chung và công bố trong chuyến thăm của ông Putin.

Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cũng dự kiến thăm Ấn Độ vào cuối tháng 11 này./.
langtubachkhoa
http://tinnhanhchungkhoan.vn/quoc-te/phot-...ine-106192.html
Phớt lờ EU, Hungary “kết thân” với Nga, “quay lưng” với Ukraine

(ĐTCK) Chính phủ Hungary đã phớt lờ cảnh báo từ Brussels về việc xây dựng một đường ống khí với sự hỗ trợ từ Kremlin khi thông qua một đạo luật mở đường cho dự án trên, đồng thời cắt nguồn khí phân phối lại cho Ukraine.
Budapest hôm thứ Hai đã thông qua một đạo luật, trong đó thay đổi các quy định về đấu thầu quốc gia đối với các đường ống khí. Nhưng các quan chức cũng thừa nhận rằng, sự thay đổi này là nhằm chặn trước sự phản đối của Brussels về việc xây dựng dự án “Dòng chảy phía Nam” – được mô tả bởi các nghị sỹ đảng đối lập như là một phần của “đế chế năng lượng” Nga.
Đáp lại cảnh báo của Ủy ban châu Âu hôm thứ Ba, rằng các tiêu chuẩn của hợp đồng xây dựng đường ống khí phải được công khai, Chính phủ Hungary cho biết, các điều khoản sẽ được công bố “vào một thời điểm thích hợp” và rằng, sự phản đối dự án là đáng thất vọng.
Brussels cũng vừa cáo buộc Chính phủ Bulgary đã vi phạm luật đấu thầu trong việc xây dựng dự án trên. Brussels nói rằng, dự án trên không thể hoạt động hợp pháp dưới những quy định về năng lượng của EU do Gazprom chiếm đến 50% giá trị đầu tư kết cấu hạ tầng và sự độc quyền về nguồn cung của công ty này.
Hungary là một trong 4 quốc gia thành viên của EU nằm trên “Dòng chảy phía Nam”, đi vòng qua Ukraine đến Biển Đen và ngăn Kiev “câu khí” từ đường ống cấp cho châu Âu.
Những người chỉ trích dự án, bao gồm các quan chức Mỹ, nói rằng, chính sách năng lượng của Hungary đang tiến gần hơn đến quỹ đạo của Nga. Budapest đã ký một thỏa thuận cung cấp dự trữ khí từ Gazprom hồi tháng 9 và cắt dòng khí phân phối lại cho Ukraine vài ngày sau đó. Đầu năm nay, Chính phủ Hungary cũng đã đồng ý một thỏa thuận vay 10 tỷ euro từ Kremlin để cải tạo một nhà máy điện hạt nhân ở Paks. Trong khi đó, chính phủ của Thủ tướng Viktor Orban tiếp tục đặt dấu hỏi về các biện pháp trừng phạt của EU đối với Nga.
Các nhà phân tích cho rằng, một số thay đổi trong chính sách năng lượng gần đây là quan trọng đối với Hungary, nhưng chắc chắn có vấn đề.
“Các nước nhỏ được lợi từ việc tham gia vào các đường ống quá cảnh và với nhiều trong số các nước này, việc này là miễn phí”, Andrej Nosko, một nhà phân tích năng lượng ở Budpest nói và nhấn mạnh rằng, các chính phủ trước đây cũng đã ủng hộ dự án này.
“Nhưng nếu bạn nhìn vào cách mà thỏa thuận dự trữ khí với Gazprom đang vận hành và quyết định liên quan đến nhà máy điện hạt nhân Paks – tất cả có vẻ là các chính sách thân Nga hơn dự đoán, đó là điều gây lo lắng”, ông này nói.
Các nghị sỹ đối lập đã công kích các thỏa thuận gần đây với Gazprom và Nga như là một “ưu đãi đặc biệt” đối với Moscow.
“Dòng chảy phía Nam sẽ là tốt cho Hungary nếu nó giúp đa dạng hóa nguồn cung khí của chúng tôi, nhưng tất cả chúng vẫn đến từ Nga, nên chẳng có lợi gì”, Bernadett Szel, một nghị sỹ đối lập nói.
“Đây không chỉ là về vấn đề khí và năng lượng – đó là một sự thay đổi trong chính sách ngoại giao. Chính sách năng lượng của ông Orban đang hướng đến một sự phụ thuộc nhiều hơn vào Nga và đây là điều cực kỳ nguy hiểm cho Hungary”.
Các quan chức Hungary nói rằng, sự phản đối của Ủy ban châu Âu đối với hoạt động đường ống khí nói trên là không mang tính xây dựng. Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Hungary cho biết, dự án “Dòng chảy phía Nam” sẽ cải thiện an ninh năng lượng cho khu vực Trung Âu và nên được coi là gói năng lượng thứ ba của EU.
“Chúng tôi hy vọng rằng, Ủy ban châu Âu sẽ tiếp tục thảo luận với các đối tác Nga và đi đến một giải pháp có lợi cho tất cả”.

Quang Huy (Theo FT)
langtubachkhoa
Phương Tây sợ hãi phát rét nếu khả năng nhập khẩu hàng của Nga bị sụt hoặc k còn. Nga nó trao đổi với TQ, Iran và 1 số nước khác bây giờ bằng nội tệ, có dung USD và Euro đâu
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/nga-tang...1449408ca32.chn
Bài viết này của phương Tây toàn chơi trò tâm lý chiến bằng cách tổng hợp nhặt nhạnh, nhưng k che giấu được nỗi sợ của họ
langtubachkhoa
Xem trò bịp bợm của cái gọi là tổ chức nhân quyền HRW
https://scontent-a-lga.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/t31.0-8/1502281_1566519726904707_4161493405304539656_o.jpg
langtubachkhoa
Ukr làm cái khỉ gì ấy nhỉ, nã pháo vào trường học làm gì? Cho dù họ k có hệ thống định vị chính xác thì cũng không thể bắn sai lệch nhiều đến thế. Lực lượng quân đội của Ukr hiện nay toàn là các thành phần Right Sector, lính đánh thuê và cả tù phạm nữa, bọn này rất hay bắn bậy bạ, lính đánh thuê còn dược trả tiền cho cả số mạng giết được nên thường bắn bừa bãi không câu nệ

http://laodong.com.vn/the-gioi/phao-kich-g...vong-264910.bld
http://danviet.vn/the-gioi/nga-cao-buoc-ki...dao-500662.html

Nga cáo buộc Kiev vô nhân đạo

Ông Pavel Astakhov, thanh tra đặc biệt của Tổng thống Liên bang Nga về quyền trẻ em đã gọi những hành động của chính quyền Kiev ở đông Ukraine là vô nhân đạo, sau vụ việc sân chơi thể thao một trường phổ thông học ở Donetsk trúng đạn pháo làm chết hai thiếu niên.
"Quân đội cố tình pháo kích vào khu vực trường. Ít nhất 8 trái đạn đã rơi. Chính sách tàn nhẫn, vô nhân đạo của ông Poroshenko - Tổng thống Ukraine - đảm bảo cho ông ta một chỗ dưới hỏa ngục”, ông Astakhov viết trên trang Instagrame của mình đêm thứ Tư.

Tổ chức Ân xá Quốc tế, các nhà hoạt động nhân quyền kêu gọi lập tức thực hiện cuộc điều tra sự kiện bi thảm này.

Cái chết của hai thiếu niên và bốn người bị thương trong cuộc pháo kích sân thể dục trường phổ thông ở Donetsk là bằng chứng cho thấy các bên xung đột đã vi phạm nghĩa vụ bảo vệ dân thường. "Nếu có xác minh đây là một tội ác chiến tranh thì thủ phạm phải bị đưa ra trước công lý”, Tổ chức Ân xá Quốc tế cho biết.

Tương tự, Bộ Ngoại giao Nga kêu gọi điều tra làm rõ và trừng phạt thủ phạm.

Thành phố Donetsk là một trong những "điểm nóng" đối đầu giữa lực lượng an ninh Ukraine và dân quân Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng. Hoạt động pháo kích nhằm vào thành phố hiện do các đối thủ của chính quyền Ukraine chiếm giữ đã tiếp tục diễn ra bất chấp lệnh ngừng bắn.

Trước đó, chiều 5.11, đạn pháo rơi trúng sân trường phổ thông số 63 ở Donetsk, làm hai thiếu niên thiệt mạng và bốn người bị thương.
langtubachkhoa
Anh phong vien nay can dam that, k kheo ve bi bon Right S xu dep. Ukr cu lam kieu nay thi cang bat loi ve chinh tri

(@click here)

Phóng viên kênh 112 của Ukraine đến tận hiện trường để điều tra và phải công nhận là pháo kích xuất phát từ Avdeevka dưới sự kiểm soát của quân U gần sân bay Donestk. Đoạn cuối có một người dân phẫn nộ tuyên bố ông mong từng ngày TT Putin đưa quân vào bảo vệ nhân dân nơi đây.
langtubachkhoa
Tin cua 1 ban o Nga:
Dân chúng ở Kharkov, Odessa và Kiev nói các phần tử cực đoan phát xít liên tục biến mất!
Chúng tiếp tục biến mất bí ẩn và không ai rõ đã biến đi đâu? Ví dụ 1 kẻ... tên là Mykola Dotsenko, biệt danh “Odessa Cossack” thuộc phe dân tộc chủ nghĩa vừa mất tích. Tên Dotsenko này từng tham gia vụ đánh đập nghị sĩ Rada thuộc đảng Khu vực Nestor Shufrich.
Varvara Chernoivanenko, đại diện phát ngôn của bọn Right Sector ở Odessa khẳng định tin này, và cho biết những kẻ tham gia vụ đốt Nhà Công đoàn Odessa làm hơn 100 người chết cháy hồi tháng 5 cứ liên tục biến mất hết tên này đến tên khác.
Thi thể Sotnik Mykola , biệt danh Đại úy, kẻ cầm súng bắn vào đám đông trong nhà Công đoàn được tìm thấy vào một ngày nọ.
Mặt khác, chính bọn Right Sector, những kẻ tổ chức kéo đổ tượng Lê-nin ở quảng trường Kharkov cũng bị 1 nhóm lạ mặt đánh ngay trước mặt cảnh sát mà họ không hề can thiệp, thậm chí còn lẩn tránh khỏi hiện trường như không có gì xảy ra.
Olek Kalashnik, phó chỉ huy tiểu đoàn Donbas, cũng là 1 kẻ bạo loạn Maidan thì mất tích ngay tại Kiev. Lần cuối cùng người ta thấy hắn là khi hắn rời doanh trại đóng ở làng Novi Petrivtsi. Giới chức cảnh sát nói không có giả thiết nào về sự mất tích bí ẩn của tay này, mặc dù những kẻ hoạt động Maidan như hắn được ưu tiên trong danh sách theo dõi. Còn tổ chức gọi là Sáng kiến tìm kiếm Maidan thì đang có danh sách đến 57 người mất tích.
Điều gì đang xảy ra với những kẻ cực hữu phát xít?
Có một số giả thiết:
1. Hiện đã có tuyên bố thành lập lực lượng tự vệ ở Kharkov và Odessa, nhưng hoạt động bắt cóc thủ tiêu kiểu như vậy không quen thuộc với lực lượng tự vệ. Nếu họ có bắt ai đó để trừng trị, thì sẽ công bố danh tính và xét xử ở Donbass như tiểu đoàn Morovoi vẫn làm. Mặt khác, sẽ là đáng ngờ khi tự vệ hoạt động tận Kiev.
2. Tỷ phú Kolomoiski hiện đang tá túc ở Viên-Áo, việc hắn ta cưu mang một số thuộc hạ và phần tử phát xít Ukr mang căn cước giả đã bị giới chức tÁo phát hiện. Điều này là có thật, nhưng danh sách mất tích là quá dài so với lòng hảo tâm của 1 gã tỷ phú keo kiệt.
3. Sau những tuyên bố kéo quân về Kiev trị tội tổng thống Poroshenko và bộ trưởng Avakov, thậm chí lớn giọng lật đổ chính quyền Kiev! Liệu có phải đang tiếp diễn trò chơi thủ tiêu nhân chứng, xóa dấu vết và xóa luôn hiểm họa cực hữu phát xít – những kẻ đã bị lợi dụng cho các mưu đồ quyền lực và nay đã hết thời?
Có lẽ sẽ không bao giờ có câu trả lời!
Читать далее: http://en.ukraina.ru/news/20141009/1010774185.html
langtubachkhoa
George Soros thừa nhận bỏ vốn vào khủng hoảng Ukraina

Trong cuộc phỏng vấn gần đây, George Soros nói với phóng viên Fareed Zakaria của CNN rằng, ông ta chịu trách nhiệm việc thiết lập quỹ ở Ukraina để cuối cùng góp phần vào việc lật đổ nhà lãnh đạo được bầu của đất nước và cái cắm một chính quyền quân sự được lựa chọn cẩn thận bởi Bộ Ngoại giao Mỹ.

Zakaria hỏi Soros: "Đầu tiên ở Ukraina, một trong các điều mà nhiều người công nhận về ông là ở chỗ ông đã làm cuộc cách mạng năm 1989 tài trợ nhiều hoạt động bất đồng chính kiến, các nhóm xã hội dân sự ở Đông Âu và Ba Lan, Cộng hòa Séc. Ông đang làm những điều tương tự ở Ukraina? "

Soros trả lời: "Vâng, tôi đã lập quỹ ở Ukraina trước khi Ukraina khi trở thành độc lập với Nga. Và quỹ đã hoạt động kể từ đó và đóng một vai trò quan trọng trong các sự kiện hiện nay ".

Người ta biết rõ, mặc dù truyền thông bị cấm đề cập đến, Soros đã làm việc chặt chẽ với USAID (Cơ quan Mỹ phát triển quốc tế), NAD (Quỹ Quốc gia bảo trợ Dân chủ, hiện đang làm công việc mà trước đây được giao cho CIA), IRI (Viện Cộng hòa quốc tế), NDIIA (Viện Dân chủ Quốc gia về các vấn đề quốc tế), Freedom House, và Viện Albert Einstein để kích hoạt một loạt các cuộc cách mạng màu ở Đông Âu và Trung Á sau sự sụp đổ của Liên Xô.


William F. Jasper viết: "Nhiều trong số những kẻ tham gia các cuộc biểu tình 'EuroMaidan' ở Kiev là thành viên của các tổ chức NGO Soros tài trợ và/hoặc được đào tạo bởi cùng các NGO đó trong nhiều cuộc hội thảo và hội nghị được tài trợ bởi Quỹ Phục hưng Quốc tế do Soros bảo trợ (International Renaissance Foundation - IRF), cùng các Viện Xã hội mở khác nhau, các quỹ IRF, được lập và tài trợ bởi Soros, Ông ta tự hào rằng nó đã được "cấp vốn nhiều hơn bất kỳ tổ chức tài trợ nào khác" để “chuyển đổi dân chủ” Ukraina".

Sự biến đổi này dẫn đến chủ nghĩa dân tộc cực đoan phát xít kiểm soát các tổ chức an ninh của Ukraina. Vào tháng 4, điều này đã được công bố bởi Andri Parubi và các thủ lĩnh đảo chính khác làm việc với FBI và CIA để đánh bại và giết hại những người ly khai phản đối chính phủ quân phiệt được dàn dựng bởi Victoria Nuland và Bộ Ngoại giao Mỹ. Parubi là kẻ sáng lập của đảng xã hội quốc gia ở Ukraina và hiện là ông chủ của Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia Ukraina.

Bây giờ thì Petro Poroshenko, "ông vua sô cô la" làm TT Ukraina, nỗ lực để quét sạch mọi đối lập ở miền đông Ukraina đang nở rộ. Poroshenko là một lựa chọn gần như hoàn hảo cho bộ máy EU và giới toàn cầu hóa. Hắn từng ngồi trong Hội đồng Ngân hàng Quốc gia Ukraina và hợp tác với IMF, Wall Street và Ủy ban châu Âu.

Poroshenko và đám thủ lĩnh đảo chính tháng 2 đang giết hại thường dân ở Donetsknhư nỗ lực tiếp tục trục xuất và nhổ tận gốc "chiến binh thân Nga" và "khủng bố", tức là, những người đấu tranh vũ trang đứng lên chống lại những kẻ thi hành Right Sector mà có lẽ đi cùng với lính đánh thuê Mỹ và sự giúp sức của CIA. Thường dân đồng thời cũng là nạn nhân "nổi loạn" bị cầm giữ ở Slovyansk và lân cận Kramatorsk khi trả đũa chống lại bạo lực của chính quyền quân sự Kiev.


Phản ứng quân sự với đặc trưng phát xít quá mức của nó, bao gồm cả đốt cháy một cách khủng bố tòa nhà Công đoàn ở Odessa bằng cách "nổi loạn ủng hộ chế độ" (nghĩa là Right Sector bán quân sự), có thể trực tiếp là bởi sự khuyến khích của George Soros và sự nhúng tay của Bộ Ngoại giao Mỹ, các NGO khác nhau (đó là, trên thực tế, chính phủ và mặt trận của Wall Street), cùng USAID, NED, và Freedom House, v v.

Sau khi giết người và trục xuất những ai phản đối Quí ông IMF trong chính phủ và nhân dân Ukraina, Nga có thể thấy nhiều khiêu khích hơn nữa, đặc biệt là bây giờ khi mà họ đã đi quá khỏi chỗ hỗ trợ lực lượng phản kháng. Giới tài phiệt bề trên và những kẻ cộng tác EU của chúng đã xác định làm giảm thiểu và cuối cùng loại bỏ bất kỳ thách thức nào của Nga và các nước BRICS khi những quốc gia này có bước tiến chống lại nghị sự tài chính tự do mới.


Wayne Madsen đã viết gần đây: "Xây dựng lực lượng không quân và bộ binh NATO dọc theo biên giới Nga ở Đông Âu và chuyến đi gây ảnh hưởng của Obama đến châu Á có một mục đích duy nhất: Đấng cai trị - kẻ ra lệnh cách xử sự để những con rối chính trị của nó ở Washington, London, Paris, Brussels, Berlin và các thủ đô chư hầu khác - đã quyết định đập vỡ BRICS - khối sức mạnh tài chính mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi."
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.