Langven.com Forum

Giúp đỡ - Lục lọi - Dân l ng - Lịch
Full Version: Yanukovik, Kẻ Bất Tài được Việc., Tại sao Ukraina?
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
langtubachkhoa
Quên mát k nhắc, từ hồi tháng 3, tổng thống Mỹ đã kí sắc lệnh cho phép phong tỏa tài sản của bất kể cá nhân, thực thể nào trên đất Mỹ mà phản đối đường lối với Ukr của chính phủ.
Ở đây cái giới hạn về dân chủ đã đi đến cái trần tối đa của nó.
langtubachkhoa
TQ đa dạng về kinh tế nhưng chưa tự chủ hoàn toàn về công nghệ, Nga có sự tự chủ về mặt này nhưng kinh tế chưa đa dạng. Hai nước swap với nhau phải chăng quyết bổ sung cho nhau.

Kể từ khi Liên Xô sụp đổ, nhiều hệ thống công nghệ sản xuát quy mô lớn của Nga bị mất, hiện nay mới chỉ khoi phục lại 1 số ngành. Nước Nga hiện đang trong quá trình xây dựng lại cho mình nền sản xuất công nghệ quy mô lớn đó.
Lấy ví dụ, dây chuyền sản xuất máy bay chiến đấu và tên lửa, suốt 1 thơi gian sau khi LX sụp đổ, Nga vẫn phải dựa nhiều vào các nhà sản xuất linh kiện mà mình đã xây ở Ukr (hinh như chiếm đến 30% linh kiên lúc đầu). Mãi đến gần đây Nga mới thoát được gần hết sự phụ thuộc này. Theo dự kiến thì 2.5 năm nữa sẽ thoát được hết. ĐÓ là cả 1 quá trình dài đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất ở Nga. Cái tên lửa vũ trụ Angara vừa rồi phóng lên chính là dùng toàn bộ linh kiện của Nga. Tuy nhiên vẫn còn 1 số tồn tại, nhiều sản phẩm của Nga là do các nhà sản xuất trong nước làm, nhưng version xuất khẩu của nó vẫn dùng 1 số phụ thùng của Ukr, ví dụ tên lủa đối hạm Kh35, dùng cho quân đội Nga thì linh kiện hoàn toàn do Nga làm, 60%số lượng version xuất khẩu của tên lửa này bán cho bên ngoài thì vẫn dùng 1 số linh kiện Ukr.

Ở trên quan chức Nga dự kiến 2.5 năm nữa thì thoát hoàn toàn linh kiện Ukr, nhưng k hiểu đây là chỉ version cho quân dội Nga hay cả version xuất khẩu.


Muốn xây dựng lại toàn bộ hệ thống công nghệ sản xuát quy mô lớn, cần 3 yếu tố:
1) Vốn
2) Trình độ khoa học và công nghệ
3) Thị trường tiêu thụ

Cái số 2 Nga có, cái số 1 gặp khó khăn. Có lẽ chỉ khi giải quyết xong vấn đề tăng sản lượng cung cấp của các hãng sản xuát lương thực, nông nghiệp Nga thì mới có thể yên tâm dồn vốn vào cái này.
Cái số 3 thì có lẽ quân đội Nga là chính, sau đó là các hãng nội địa Nga. Còn xuất khảu thì trong hoàn cảnh hiện nay, Nga sẽ có cơ hội xuất khẩu sang TQ.

Thử xem các sản phẩm công nghệ Nga hiện nay:
đông cơ tên lửa vũ trụ, nhiên liệu hạt nhân tinh chế, công nghệ xử lý tái chế hạt nhân, gia công tinh chế titan-kim cương, xây nhà máy điện, vận chuyển hàng hóa, phóng vệ tinh, thiết kế máy bay, 1 số phần mềm cao cấp, luyện kim, hóa chất (phân bón, cao su tổng hợp), thiết bị hạng năng- thiết bị rèn dập và máy ép cỡ lớn, sản phẩm quang học, tàu-thuyền, Thiết bị, dụng cụ khoa học, Máy và thiết bị dụng cụ, diện tử, năng lượng, các sản phẩm giao thông (máy bay, truc thăng, đầu máy xe lửa, etc.), động cơ, etc.

Những sản phẩm này Nga vẫn bán khắp thế giới chứ k chỉ quân đội hay hãng của Nga. Nga có khách hàng lớn và những hợp đồng béo bở ở tất cả các nước phương Tây, kể cả Mỹ. Nhưng rõ ràng là phương Tây coi những ngành này của Nga là đối thủ của họ, nên họ chỉ mua của Nga khi không còn cách nào khác (khi họ k có mặt hàng đó hoặc hàng của Nga tốt hơn hẳn hoặc kinh tế hơn hẳn). Họ dĩ nhiên vẫn k để cho các ngành này của Nga có cơ hội cạnh tranh bình đẳng với ngành này của họ

Với việc swap với TQ, rõ ràng Nga đang tập trung mở rộng mạnh vào thị trường TQ, cũng như vào các nước có hiệp định swap với TQ. Với TQ và những nước swap với TQ thì đây là lợi thế cực lớn, khi họ có thể mua công nghệ cao của Nga mà k cần dollar, như vạy giúp TQ bịt đi 1 lỗ hổng cực lớn trong guồng quay tài chính, giúp cho TQ ít cần dollar hơn.
Đây thực sự là 1 đòn giáng bốp vào Mỹ, TQ đã hưởng lợi cực lớn từ xung đôt Nga-phương Tây cả về kinh tế lẫn chính trị, công nghệ và tài chính.

VN đã đàm phán với TQ về việc swap với đồng tiền TQ từ lâu mà k được. Quả thực, kinh tế VN quá bé nhỏ, cũng k có khả năng cung cấp cho TQ các mặt hàng thiết yếu, nên dĩ nhiên TQ thấy k có lợi gì để giữ VND. VN k thể sống mãi bằng vay nợ và xuất khẩu tài nguyên thô-sức lao động rẻ. Nếu k xây dưng được 1 nền công nghiệp cho mình thì sớm muộn sẽ như Argentina hay Hy Lap.

PS: quên mất, swap với TQ ngoài Malaysia, Singapore, Nhật, Hàn (cuối năm nay), còn có Anh, Indo và Argentina nữa

và Anh.

Năm 2013, đồng NDT đã vượt đồng euro về khối lượng "tiền tệ được trao đổi nhiều nhất trên thế giới.''

Theo bao chi, dồng NDT được sử dụng tích cực nhất trong các giao dịch tại Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Australia, Singapore và Đức
langtubachkhoa
Kết thúc phiên 7/8, chỉ số Dow Jones giảm 75,07 điểm (-0,46%), xuống 16.368,27 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,67 điểm (-0,56%), xuống 1.909,57 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 20,08 điểm (-0,46%), xuống 4.334,97 điểm

Kết thúc phiên 7/8, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 38,79 điểm (-0,58%), xuống 6.597,37 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 91,07 điểm (-1,00%), xuống 9.038,97 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 57,31 điểm (-1,36%), xuống 4.149,83 điểm.
Phó Thường Nhân
Trong Weekend, Bộ trưởng bộ ngoại giao Nga có đề nghị Mỹ để Nga can thiệp vì lý do nhân đạo, nhưng Mỹ không đồng ý. Điều đó không có nghĩa là Nga không thể làm, mà nếu làm thì căng thẳng với Mỹ và EU sẽ cao hơn, và phải trả một cái giá. Điều đó cũng nói lên rằng, medias tạo cớ, dù đó là cớ thật, mà các bên không có lợi ích ngấm ngầm ở bên trong, thì không thể làm được. Chính vì thế nếu áp dụng vào VN, thì phải hiểu rằng, chính nghĩa không không đủ. Nó chỉ là bản nhạc dạo đầu, sau đó phải có những quyền lợi tương đồng, khách quan cùng lợi ích thì mới có tác dụng. Nó là một lợi thế, nhưng cũng phải biết dùng cái lợi thế ấy.
Hiện tại Nga không thể thắng được ở UK, cũng bởi vì coi thường nước này, coi UK chỉ là một dạng con rối trong tay phương Tây. Trong khi sự thực không hoàn toàn thế. Mỹ và EU khi lôi kéo UK là để đưa nước này vào quỹ đạo của họ, nhằm vào mục đích của họ, và điểm đến cuối cùng của nó sẽ là một dạng thuộc địa của EU. Nhưng có đạt được việc đó không, nó còn phụ thuộc vào nội lực của nước này và điều kiện địa chính trị xung quanh. Nga có thể là một đối trọng để giúp việc đó, tạo một môi trường địa chính trị có lợi cho mình, nhưng không thể ép UK. Đáng tiếc là Nga đã không hành động như thế. Mà hành động không khác gì Mỹ và EU về bản chất, có nghĩa là muốn UK phụ thuộc vào Nga. Hành động như thế đã khiến Mỹ nhẹ gánh hơn. Vì tự nhiên Nga đưa mình vào thế đối đầu với UK, trong khi không thể đối đầu.
Đây cũng là con tính của TQ khi đưa dàn khoan vào biển VN, vì họ cũng có cái tư duy tương tự, có nghĩa là coi thường nội lực của một nước. Điều này cũng có nghĩa rằn, trong thâm sâu tư duy của họ, họ nghĩ rằng VN đánh thắng Pháp, rồi Mỹ là do họ giúp, không hiểu rằng không có nội lực thì mọi sự giúp đỡ là bằng không.
Ở vào thế UK hiện tại, chỉ có cách duy nhất bảo vệ chủ quyền của mình, là đánh sập ly khai, và qua đó thể hiện nội lực của mình. Với cái nội lực mới đó mà có thế hơn để « nói chuyện » với Mỹ và EU. Việc dẹp Maidan cũng là điều cần thiết. Maidan là cái chân tay của Mỹ và EU đưa vào nên phải dẹp. Ly khai là lực lượng Nga xúi dục nên phải dẹp.. Nếu không diệt Maidan, thì sẽ mất thế nói chuyện với Mỹ và EU về sau. Nhưng nếu dẹp nó sớm quá, thì lại bất lợi, vì Maidan là « đồng minh khách quan » của ly khai. Việc UK diệt Maidan, có thể là dấu hiệu ván cờ sắp đến hồi kết.
Việc kêu cứu của Ba lan với Mỹ phần nhiều sẽ chẳng dẫn tới cái gì. Nó có nhiều lý do.
Lý do thứ nhất là mọi đế quốc, khi can thiệp là muốn mang lợi cho nó. Không phải là giúp đỡ. Vì thế khi chơi với một đế quốc, thì phải xem quyền lợi khách quan của nó với mình đến đoạn nào mà hành động. Khi cái lý do khách quan hết, mà quan hệ hai bên không được đẩy tới « tầm cao mới » (nói theo ngôn ngữ chính trị VN hiện tại), do sức mạnh mình được nâng lên, thì nó lại quay ra hại mình.
Lý do thứ nhì là cấu trúc quyền lực kiểu Mỹ, không cho phép chính phủ Mỹ vượt qua mặt các thế lực khác ( lobbying, quốc hội, toà án. .) để áp đặt. Chính phủ Mỹ chỉ có thể làm những gì lợi cho Mỹ, chứ không thể làm điều ngược lại.
Vì thế việc đòi Mỹ mở cửa bán táo khó có thể là hiện thực. Khổ một nỗi, ở những nước kiểu như VN, Ba lan,.. là những nước mà cộng đồng « kiều » ở Mỹ nhiều, sự thu hút hấp dẫn của sức mạnh mềm Mỹ rất lớn, khiến họ quên rằng, Mỹ luôn là một đế quốc. một đế quốc không bao giờ hành động « giúp đỡ ». Nó chỉ hàng động có lợi cho mình khi là đồng minh khách quan mà thôi.
langtubachkhoa
Tôi không nghĩ Nga coi nhẹ nội lực Ukr đâu bác. Chính vì coi trọng Ukr nên Nga mới dùng đủ mọi cách câu kéo, dùng đủ mọi biện pháp mềm k đuoc mới cứng, mà sở dĩ phải cung vì phương Tây đã cứng trước, thông qua bạo lực lật đổ. Còn TQ ngay đầu đã cứng với VN luôn.

Thực ra Ukr có được ngày nay là nhờ Mỹ-EU giúp, Ukr đã phải thừa nhận là có rất rất nhiều lính đánh thuê nứoc ngoài. Hơn nữa, nếu k có vụ Mh171 thì Ukr đã bị 1 quả Stalingrad thu nhỏ khi toàn bộ các lữ đoàn chủ lực bị tiêu diệt ở biên giới rồi. Sau khi có vụ này, dân quân thất thế và sự chỉ huy rối loạn do rắc rối chính trị, nên Ukr thừa dịp nhảy vào Donesk thôi. Hiện giờ, Ukr đã phải nhờ Ba Lan và Hung cung cấp khí cho tháng 7 + MH171 mới cầm cự được đến bây giờ. Nga chưa phạt 2 nước kia vì lúc đó EU chưa phạt Nga, bây giờ thì chưa chắc nhé, vì việc cung cấp cho Ukr là phạm hợp đồng rồi. Và dù được 2 nước kia giúp thì vẫn bị mất nước nóng

Như vậy bài tính của Nga k sai, Ukr k thể kéo dài mãi vì đã cạn kiệt lương thực, tài chính và nhất là năng luong. Việc Mỹ đã phải dùng đến MH171 cũng chứng tỏ là thế của Ukr đã kiệt, và rõ ràng nếu không có vụ này Mỹ sẽ k thể ép được EU phạt Nga. Sau vụ đó, dân quân bối rối nên mất thế. Nếu bây giờ Ukr tận dụng đựoc cơ hội, hạ được dân quân trong tháng 8 hoặc cùng lắm đầu tháng 9 thì họ thắng. Nếu không hạ được dân quân, hoạc để dân quân đánh du kích đến tháng 10 là Ukr thua ngay. Đặc biệt nếu tháng 11 đén trời bắt đầu lạnh đến tận tháng 4 là Ukr thua đứt. Bác cứ nhìn tình cảnh vừa rồi lính Ukr đào ngũ hàng loạt và giao nộp lính đánh thuê cho dân quân là đủ thấy
Phó Thường Nhân
Những gì đang xẩy ra ở UK làm tôi thấy nó hơi giống như những gì xẩy ra ở Nam tư cũ, khi Croatia tách ra giành độc lập. Ở VN chắc không mấy ai biết, nhưng đã có một cuộc chiến tranh kéo dài 4 năm từ 1991 đến 1994, dưới dạng nội chiến sắc tộc. Serbia lúc đó cũng nhân danh Nam Tư cũ, sử dụng người Serbia ở Croatia nổi loạn, chiếm tới 30% lãnh thổ. Croatia lúc đó đã phải xây dựng quân đội từ đầu, và chỉ sau khi phản công thắng lợi các nhóm ly khai Serbia (trong khi Serbia không tham gia trực tiếp được do điều kiện quốc tế) mới giành được chiến thắng. Nếu UK thực sự là một dân tộc, thì câu chuyện như thế phải đến.
Thực sự tôi không hiểu việc so sánh Donnesk là một dạng Stalingrad thu nhỏ. Trận Stalingrad thật được nói tới bởi vì nó là bước ngoặt của cuộc chiến tranh thế giới thứ II. Sau đấy quân đội Hít le không bao giờ thắng được nữa, phải chuyển sang thế phòng thủ và rút lui. Có được như thế không phải chỉ là do người ta giữ được Stalingrad, đây chỉ là một phần nhỏ của trận đánh. Quân đức bị tiêu diệt ở đây, bởi vì có lực lượng hồng quân được đưa từ tuyến sau lên, từ hậu phương Liên Xô rộng lớn lên, để tiến hành một trận phản công đánh gọng kìm lớn tiêu diệt quân Đức. Nhưng điều như thế không thể xẩy ra với Donnesk, trừ trường hợp Nga can thiệp. Nga chỉ có thể can thiệp, nếu hịên tại tìm được cớ « nhân đạo ». Nhưng UK cũng chẳng dại gì để cho Nga mặc sức « nhân đạo » mà tung hoành, mà nhất định gọi thế giới vào. Kết quả, giỏi lắm thì « đóng băng » được thực trạng. Sự đóng băng thực trạng này về chiến lược cũng sẽ lợi cho UK, vì một cái mẩu đất như thế không thể là một nhà nước . Vì thế cái nhìn của tôi có lẽ ngược với cái nhìn của LTBK, có nghĩa là UK hiện tại không phải là bù nhìn của Mỹ. Sự ủng hộ của Mỹ với UK là có thật, nhưng trao cho nó tính quyết định thắng thua thì không phải. Ngược lại, bên ly khai, bất luận thế nào, nếu Nga không chống lưng thì chết. Sự khác nhau là ở đó.
Phó Thường Nhân
Ở trên, LTBK có nói tới Pakistan. Trong quá khứ, Pakistan có hai bạn hàng lớn đó là TQ và Mỹ. Ngược lại Ấn độ cũng có hai bạn hàng lớn là Liên Xô và Mỹ. TQ ủng hộ Pakistan, vì nước này là đối trọng với Ấn độ. Còn Liên Xô ủng hộ Ấn độ, vì nước này là đối trọng với TQ. Vì là nước đứng đầu phong trào không liên kết, Ấn độ đã mua vũ khí của Liên Xô (là chủ yếu) nhưng vẫn chơi với Mỹ. Vì Ấn độ mua vũ khí Liên Xô, nên Pakistan mua vũ khí Mỹ. Trước đây cả hai nước Ấn, Pak đều mua vũ khí của Anh vì họ đều ở trong khối thịnh vượng Anh. Mặc dù vậy, trong 3 cuộc chiến tranh lớn giữa Pakistan và Ấn, chưa bao giờ Pakistan được Mỹ ủng hộ một cách tuyệt đối. Khi Ấn rồi Pak tiến hành sản xuất tàng trữ vũ khí hạt nhân, thì cả hai đều bị Mỹ cấm vận, mặc dù trong thời gian 1979-1989, Mỹ là bạn đồng minh thân cận cuả Pakistan, vì thông qua Pakistan, Mỹ ủng hộ Taliban đánh Liên Xô ở Apganistan.
Hiện tại quan hệ Mỹ - Ấn nồng ấm từ thời ông Bush, vì Mỹ nhìn thấy Ấn là đối trọng của TQ, ngược lại Pakistan thì càng ngày càng bị Mỹ tẩy chay vì vai trò 2 mặt ở Apganistan, cũng như Mỹ không quên là Pakistan có vũ khí hạt nhân. Như vậy việc Nga chơi với Pakistan, là hệ quả của việc đóng băng quan hệ Mỹ - Pak, cũng như sự ấm lên của quan hệ Ấn-Mỹ. Kiểu kẻ thù của kẻ thù là bạn của mình.
Ở trên LTBK có phân tích thị trường súng đạn của Nga. Hiện tại Nga vẫn giữ được một kỹ thuật quân sự tương đương với Mỹ. Nhưng Nga cũng có những điểm yếu có tính chiến lược. Đó là :
- Thị trường lớn nhất của vũ khí Nga là quân đội Nga. Tiền quân đội Nga mua vũ khí, chủ yếu là tiền thu được từ kinh tế giầu mỏ, khí đốt.
- Các thị trường nước ngoài mua vũ khí Nga, những thị trường tiềm năng nhất (Ấn, TQ) đều ở những nước đều có khả năng và có chính sách sản xuất vũ khí. Với những nước này Nga không có khả năng khống chế chính trị, kiểu Mỹ với Ả rập Sa u đít.
Có thị trường tiềm năng như VN, thì Nga phải giải quyết bài toán « niềm tin ». Như vậy tương lai của ngành công nghệ quân sự Nga thế nào cũng là câu hỏi. Có thể nó sẽ là sự tác với các bạn hàng kiểu TQ Ấn độ. Và trong trường hợp như vậy, thì Nga cũng sẽ rơi vào phụ thuộc ngược.
Về việc những chỉ số chứng khoán phương Tây rơi rụng, cũng phải cẩn thận không nên vội cho nó là hệ quả của xung đột với Nga, vì hiện tại một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại lấp ló ở phương Tây (bất chấp quan hệ với Nga thế nào), nhưng về mặt medias nhiều khi nó hay lấy cớ vu vạ.
langtubachkhoa
bác k nhớ tôi post rồi.
Lúc đó dân quân biết Ukr muốn chiếm giữ biên giới nên đã dụ quân Ukr dàn trải ở đó, sau đó phối hợp cùng quân Nga ở biên giới để vây chặt quân Ukr ở đó, gần 1 nửa quân Ukr đã ra hàng hoặc bị tiêu diệt ở trong vòng vây dưới họng pháo. Quân Nga k đánh mà chỉ đón lỏng ở đó, quân Ukr chỉ còn đường thoát nếu chạy sang Nga. Nếu chiến dịch đó kết thúc thì toàn bộ lữ chủ lực của Ukr bị tiêu diệt, như thế k phải Stalingard là gì? Vây hãm và sau đó tạo nên bứoc ngoặt cuộc chiến.
Khi quân Ukr bị vây, Mỹ kêu lên k thể kiên nhẫn và đơn phưong phạt Nga, sau đó thì vụ MH171 xảy ra ngay sau đó, nội bộ dân quân xáo trộn, quân Ukr bên trong và bên ngoài thừa thế phối hợp thoát được vòng vây là vì thế.
Tuy vậy, đến bây giò thì lữ 72, 79 coi như tiêu hoàn toàn.

Dân quân dĩ nhiên phải dựa vào Nga, đó là đuơng nhiên, nhưng bác để ý, người miền Đông chạy tị nạn nhưng k mấy ai oán dân quân, lại toàn oán chính quyền Ukr, đó là điều khá lạ

Chính quyền Ukr hiện nay như chính quyền Sài Gòn ngày xưa, sống dựa hoàn toàn vào tiền của Tây, năng lượng bên ngoài, vì năng lượng dự trữ đã hết, và dựa vào tiền tài phiệt. Họ nợ lương công nhân đã lâu, và khai báo số lính chết ít để trốn tiền đền bù
langtubachkhoa
Bác Phó, tôi đã nói là quân đội Nga gần 91% là linh kiện nội dịa. Tiền tài nguyên để có ngoại tệ mua 10% còn lại.
Và việc Nga mua linh kiện ngoài mới chỉ đuợc phép từ 10 năm lại đây, lúc đó Putin bị phản đối rất dữ vì chuyện cho phép này.
Hiện phương Tây tạm đóng băng, Nga đã tuyên bố sẽ phải quay lại chính sách nội địa trước đây. Nhưng phải đợi 3 năm nữa, khi các cơ sỏ dây chuyền sản xuát mới mà Nga đang xây dưng đi vào hoạt động thì Nga mới tự túc 100% linh kiện được. Trong vòng 3 năm nữa, Nga dự định mua linh kiện của TQ, Hàn, Singapore thế vào. Với việc Nga vừa swap với TQ và Hàn cuối năm nay sẽ swap với TQ (Anh, Singapore, Indo, Argentina, Malaysia đã swap trước) thì Nga có thể mua đựoc qua nhân dân tệ và dollar Singapore mà Nga đã tích trữ lớn từ khi xảy ra khủng hoảng Ukr

QUOTE(Phó Thường Nhân @ Aug 11 2014, 02:21 PM)
Ở trên, LTBK có nói tới Pakistan. Trong quá khứ, Pakistan có hai bạn hàng lớn đó là TQ và Mỹ. Ngược lại Ấn độ cũng có hai bạn hàng lớn là Liên Xô và Mỹ. TQ ủng hộ Pakistan, vì nước này là đối trọng với Ấn độ. Còn Liên Xô ủng hộ Ấn độ, vì nước này là đối trọng với TQ. Vì là nước đứng đầu phong trào không liên kết, Ấn độ đã mua vũ khí của Liên Xô (là chủ yếu) nhưng vẫn chơi với Mỹ. Vì Ấn độ mua vũ khí Liên Xô, nên Pakistan mua vũ khí Mỹ. Trước đây cả hai nước Ấn, Pak đều mua vũ khí của Anh vì họ đều ở trong khối thịnh vượng Anh. Mặc dù vậy, trong 3 cuộc chiến tranh lớn giữa Pakistan và Ấn, chưa bao giờ Pakistan được Mỹ ủng hộ một cách tuyệt đối. Khi Ấn rồi Pak tiến hành sản xuất tàng trữ vũ khí hạt nhân, thì cả hai đều bị Mỹ cấm vận, mặc dù trong thời gian 1979-1989, Mỹ là bạn đồng minh thân cận cuả Pakistan, vì thông qua Pakistan, Mỹ ủng hộ Taliban đánh Liên Xô ở Apganistan.
Hiện tại quan hệ Mỹ - Ấn nồng ấm từ thời ông Bush, vì Mỹ nhìn thấy Ấn là đối trọng của TQ, ngược lại Pakistan thì càng ngày càng bị Mỹ tẩy chay vì vai trò 2 mặt ở Apganistan, cũng như Mỹ không quên là Pakistan có vũ khí hạt nhân.  Như vậy việc Nga chơi với Pakistan, là hệ quả của việc đóng băng quan hệ Mỹ - Pak, cũng như sự ấm lên của quan hệ Ấn-Mỹ. Kiểu kẻ thù của kẻ thù là bạn của mình.
Ở trên LTBK có phân tích thị trường súng đạn của Nga.  Hiện tại Nga vẫn giữ được một kỹ thuật quân sự tương đương với Mỹ. Nhưng Nga cũng có những điểm yếu có tính chiến lược. Đó là :
- Thị trường lớn nhất của vũ khí Nga là quân đội Nga. Tiền quân đội Nga mua vũ khí, chủ yếu là tiền thu được từ kinh tế giầu mỏ, khí đốt.
- Các thị trường nước ngoài mua vũ khí Nga, những thị trường tiềm năng nhất (Ấn, TQ) đều ở những nước đều có khả năng và có  chính sách sản xuất vũ khí. Với những nước này Nga không có khả năng khống chế chính trị, kiểu Mỹ với Ả rập Sa u đít.
Có thị trường tiềm năng như VN, thì Nga phải giải quyết bài toán « niềm tin ». Như vậy tương lai của ngành công nghệ quân sự Nga thế nào cũng là câu hỏi. Có thể nó sẽ là sự tác với các bạn hàng kiểu TQ Ấn độ.  Và trong trường hợp như vậy, thì Nga cũng sẽ rơi vào phụ thuộc ngược.
Về việc những chỉ số chứng khoán phương Tây rơi rụng, cũng phải cẩn thận không nên vội cho nó là hệ quả của xung đột với Nga, vì hiện tại một cuộc khủng hoảng kinh tế mới lại lấp ló ở phương Tây (bất chấp quan hệ với Nga thế nào), nhưng về mặt medias nhiều khi nó hay lấy cớ vu vạ.
*

Phó Thường Nhân
Nói chính quyền UK hiện tại giống như chính quyền Sài gòn ngày xưa thì tôi nghĩ là hơi quá tay. Lúc Maidan giành chính quyền bằng cách bạo động cướp các trụ sở hành chính, rồi lúc Yanutkovitch phải bỏ chạy, cũng khiến tôi nghĩ cái chính quyền này là bù nhìn. Nhưng hiện tại chính quyền UK vẫn là những người có từ thời trước. Nếu hiểu nó là bù nhìn, thì có nghĩa là toàn bộ chính quyền UK từ trước tới nay, từ lúc độc lập năm 1991 là bù nhìn. Và Yanutkovitch cũng là bù nhìn. Điều đó có lẽ không chính xác. Các nhân vật chính trị UK hiện tại tồn tại trừ trước thời Yanutkovitch, với tôi, mặc dù có bầu cử gì gì đi nữa, cái tầng lớp chop bu của UK hiện tại không thay đổi. Vào thời Maidan « nắm quyền », nhiều tài phiệt đã ủng hộ ly khai, bây giờ lại lộn về. Như vậy với tôi, sự yếu kém của UK hiện tại không phải vì nó là chính quyền bù nhìn, mà là cơ chế đa nguyên đa đảng nằm trên một nền kinh tế tư hữu toàn thể không thích hợp.
Một điều nữa đáng nói, là quân ly khai không được sự ủng hộ của dân, kể cả người gốc Nga. Nếu thực sự chính quyền UK là bù nhìn, thì cuộc chiến phải lan rộng, chứ không thể ngày càng thu hẹp.
Nếu so sánh với những gì xẩy ra ở miền Nam ngày trước, thì sự khác biệt cực rõ. Từ thời đồng khởi 1960, chính quyền Sài gòn đã mất quyền quản lý nông thôn. Đến năm 1963, khi anh em Diệm – Nhu bị lật đổ, thì vùng giải phóng đã chiếm tới 3 / 4 miền Nam. Chính quyền miền Nam chỉ giữ được đô thị là chính. Ở UK làm gì có chuyện đó.
Cuộc chiến hiện tại không được dân chúng ủng hộ quyết liệt, nhưng từ đó nói rằng họ ủng hộ một chính quyền của các nhóm ly khai thì không phải.
Chính quyền UK chỉ là một chính quyền yếu ốm, và sự yếu ốm này do bản chất cơ chế nó ra. Nhưng từ đó bảo nó là bù nhìn thì không phải.
langtubachkhoa
Bác Phó, chính quyền Kiev trước khi bạo động Maidan thì không bù nhìn. Bây giờ nói bù nhìn thì hơi quá, nhưng bị sự tự chủ bị thu hẹp nhiều và lệ thuộc nhiều hơn vào phương tây là chuẩn xác.
Họ kinh tế đã yếu kém, đến khi chiến tranh nổ ra, càng tiêu hao năng lượng và tài chính, lại bị phe Right S nắm quyền gây rối loạn nội bộ, thao túng quân đôi. CHính quyền mới lên trả thù các cán bộ an ninh cũ, tàn sát những ai họ cho là k cùng cánh với họ, càng làm cho nội bộ tan tành. Các chuyên gia phương tây đánh gia kinh tế Ukr đã kiệt quệ vì tranh chấp này, đến khi phải đánh nhau với dân quân thì nền kinh tế và năng lượng đã âm hoàn toàn.

Phải sống dựa bầu sữa kinh tế của nước ngoài, năng lượng của nước ngoài mà lại duy nhất 1 nguồn cung thì phụ thuộc đã rõ hoàn toàn. Trước đây họ còn lựa chọn giữa Nga và Tây, bây giờ còn dựa vào ai ngoài Tây, trong khi chính phương Tây cũng không muốn và cũng không thể bao họ?

Nếu không có vụ MH171 và sự hà hơi tài chính, năng lượng của Tây, họ còn sống đến giờ này được à? Mà vụ MH171 có thể do họ tiến hành gài bẫy, nhưng nếu k có sự hậu thuẫn của Tây thì đố họ dám làm
langtubachkhoa
Tin báo chí: Roscosmos đề nghị bắt đầu xây dựng các thành phần của căn cứ mặt trăng và robot trinh sát vào năm 2018
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_11/275778796/

Bắt đầu từ năm 2018, Nga sẽ tiến hành công việc chế tạo thành phần của căn cứ trên mặt trăng cũng như các thiết bị đặc biệt cần thiết cho việc xây dựng cơ sở này.

Tờ báo Nga “Izvestia” đưa tin kèm tham khảo dự án chương trình vũ trụ Liên bang (FCP) giai đoạn 2016-2025 do Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos phát triển.

Theo tài liệu, hướng “Chuyến bay có người lái” bao gồm các dự án phát triển nguyên mẫu phức hợp trên mặt đất của căn cứ mặt trăng giai đoạn 1 bao gồm bốn mô-đun (dân cư, thí nghiệm, năng lượng, nút nâng cấp) để thử nghiệm tích hợp các giải pháp kiến ​​trúc và kỹ thuật. Dự án trù định rằng để xây dựng căn cứ mặt trăng sẽ cần chế tạo và thử nghiệm các loại thiết bị như cần cẩu di động, máy ủi, máy xúc, máy đặt cáp và một robot di động phục vụ việc trinh sát nguyệt chất học tại địa phương.

Theo “Izvestia”, việc tài trợ một số đề án nghiên cứu khoa học và thiết kế-thử nghiệm căn cứ mặt trăng được dự kiến ​​bắt đầu từ năm 2018. Tổng cộng Roscosmos yêu cầu phân bổ đến năm 2025 10,37 tỷ rúp (tương đương 284,5 triệu dollar) cho việc thực hiện công trình này.


langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/nga-do-...nam-342182.html
Theo đó, bảy DN được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan sẽ bao gồm: năm DN chế biến sản phẩm cá tra, basa đông lạnh và hai DN chế biến sản phẩm tôm đông lạnh. Cụ thể: Công ty Hùng Vương - Vĩnh Long, Công ty CP Hùng Vương, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty CP Hải sản Minh Phú, Nhà máy chế biến thủy sản Ba Lai, Công ty CP Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Quý.
Nafiquad yêu cầu bảy DN nói trên tiếp tục thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, Nga trong chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các thị trường này. Đồng thời, các DN cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.



Nga dỡ bỏ cấm thủy sản với VN, nhưng vẫn yêu cầu VN phải đảm bảo đúng yêu cầu về an toàn thực phẩm của Nga thì mơi được vào, k thì cấm. Điều đó chứng tỏ trước đó, từ tháng 1 năm nay Nga cấm thủy sản VN k phải vì lý do bảo hộ như Mỹ, mà vì vấn đề vệ sinh an toàn thực sư

Theo lời của 1 bạn hay nhập hàng từ VN vào Nga thì
Nga là một trong những thị trường cực kỳ khó tính. Chục năm qua không ai qua khỏi tay kiểm duyệt thực phẩm của Nga: Úc, Ba Lan, Phần Lan, Hà Lan, v...v đều bị cấm vận toàn nghành hoặc hạn chế, bất kể đồng minh hay thù địch. Sức khỏe công dân Nga trên hết, mục đích giảm tối thiểu tỉ lệ già hóa đang tăng

Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ VN không phải như Mẽo, cấm toàn bộ nghành, cáo buộc bán phá giá vô căn cứ. Lệnh cấm vận của Nga có từ tháng 1 năm nay. Trước đó 1 năm, rất nhiều các cơ quan y tế của Nga được cử đến để thanh tra các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam. 8/8 nhà máy không đạt bất kỳ tiêu chuẩn nào về vệ sinh của Nga, việc kiểm tra dựa trên nguyên tắc nhượng bộ và lâu dài, nhưng tuyệt nhiên tiền có nhét đầy mồm thì cá tra VN cũng khó lòng vào được đất Nga nếu chất lượng ko đảm bảo. Nga kiểm tra rất kĩ càng cho nên khó lòng pass được


http://gafin.vn/2014012107591703p39c45/nga...nam-tu-31-1.htm
Theo Rosselkhoznadzor, quyết định đã được đưa ra dựa trên kết quả kiểm tra của bác sĩ thú y Nga tại Việt Nam hồi tháng Mười Hai năm 2013. Các chuyên gia Nga đã kiểm tra 8 nhà máy chế biến cá, hai trang trại nuôi cá tra và hai phòng thí nghiệm.

Có thể thấy rằng trong quá trình nuôi, cá tra không kiểm soát việc áp dụng kháng khuẩn . Nghiên cứu cho thấy một số trang trại đã sử dụng tác nhân kháng khuẩn, bao gồm cả thuốc kháng sinh, không tổ chức chương trình giám sát nhà nước hoặc chương trình kiểm soát của doanh nghiệp.


langtubachkhoa
http://bizlive.vn/thoi-su-the-gioi/nga-do-...nam-342182.html
Theo đó, bảy DN được phép xuất khẩu thủy sản vào thị trường Liên bang Nga và Liên minh Hải quan sẽ bao gồm: năm DN chế biến sản phẩm cá tra, basa đông lạnh và hai DN chế biến sản phẩm tôm đông lạnh. Cụ thể: Công ty Hùng Vương - Vĩnh Long, Công ty CP Hùng Vương, Công ty TNHH Hùng Cá, Công ty CP Hải sản Minh Phú, Nhà máy chế biến thủy sản Ba Lai, Công ty CP Chế biến Thủy sản Hiệp Thanh, Công ty TNHH Chế biến Thủy sản Minh Quý.
Nafiquad yêu cầu bảy DN nói trên tiếp tục thực hiện đúng các quy định về an toàn thực phẩm của Việt Nam, Nga trong chế biến và xuất khẩu các sản phẩm thủy sản vào các thị trường này. Đồng thời, các DN cần chủ động liên hệ với nhà nhập khẩu để tránh phát sinh vướng mắc khi xuất khẩu thủy sản vào Nga và Liên minh Hải quan. Trong đó đặc biệt lưu ý đến sản phẩm được phép xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, nhà nhập khẩu được VPSS công nhận.



Nga dỡ bỏ cấm thủy sản với VN, nhưng vẫn yêu cầu VN phải đảm bảo đúng yêu cầu về an toàn thực phẩm của Nga thì mơi được vào, k thì cấm. Điều đó chứng tỏ trước đó, từ tháng 1 năm nay Nga cấm thủy sản VN k phải vì lý do bảo hộ như Mỹ, mà vì vấn đề vệ sinh an toàn thực sư

Theo lời của 1 bạn hay nhập hàng từ VN vào Nga thì
Nga là một trong những thị trường cực kỳ khó tính. Chục năm qua không ai qua khỏi tay kiểm duyệt thực phẩm của Nga: Úc, Ba Lan, Phần Lan, Hà Lan, v...v đều bị cấm vận toàn nghành hoặc hạn chế, bất kể đồng minh hay thù địch. Sức khỏe công dân Nga trên hết, mục đích giảm tối thiểu tỉ lệ già hóa đang tăng

Lệnh cấm nhập khẩu thủy sản từ VN không phải như Mẽo, cấm toàn bộ nghành, cáo buộc bán phá giá vô căn cứ. Lệnh cấm vận của Nga có từ tháng 1 năm nay. Trước đó 1 năm, rất nhiều các cơ quan y tế của Nga được cử đến để thanh tra các nhà máy chế biến thủy sản Việt Nam. 8/8 nhà máy không đạt bất kỳ tiêu chuẩn nào về vệ sinh của Nga, việc kiểm tra dựa trên nguyên tắc nhượng bộ và lâu dài, nhưng tuyệt nhiên tiền có nhét đầy mồm thì cá tra VN cũng khó lòng vào được đất Nga nếu chất lượng ko đảm bảo. Nga kiểm tra rất kĩ càng cho nên khó lòng pass được


http://gafin.vn/2014012107591703p39c45/nga...nam-tu-31-1.htm
Theo Rosselkhoznadzor, quyết định đã được đưa ra dựa trên kết quả kiểm tra của bác sĩ thú y Nga tại Việt Nam hồi tháng Mười Hai năm 2013. Các chuyên gia Nga đã kiểm tra 8 nhà máy chế biến cá, hai trang trại nuôi cá tra và hai phòng thí nghiệm.

Có thể thấy rằng trong quá trình nuôi, cá tra không kiểm soát việc áp dụng kháng khuẩn . Nghiên cứu cho thấy một số trang trại đã sử dụng tác nhân kháng khuẩn, bao gồm cả thuốc kháng sinh, không tổ chức chương trình giám sát nhà nước hoặc chương trình kiểm soát của doanh nghiệp.
langtubachkhoa
BERLIN, August 11. /ITAR-TASS/. Germany has urged Ukraine not to block Russian gas and oil supplies to Europe.
“The federal government hopes that Ukraine is not going to implement a measure which Prime Minister (****niy) Yatsenyuk announced on Friday,” German government’s spokesperson Steffen Seibert said on Monday.
Yatsenyuk said that Ukraine may impose sanctions on 172 Russians and 65 firms, mostly Russian, as well as ban Russian transit, including the transit of gas, through the country. He also said that Ukraine had no choice but to put an end to Ukraine's gas dependence on Russia.

Thủ tướng Đức hy vọng Ukr sẽ k thực thi biện pháp khóa gaz từ Nga sang EU.
_________________________________
Xem ra ngoài North Stream và Yamal Europe, 2 đường ống để chuyển khí đến EU, Nga còn có các con đường khác để chuyển khí

http://en.itar-tass.com/economy/744149
Transneft’s oil supplies via Ukraine can be rechanneled into the northern stretch of the Druzhba oil pipeline and the port of Ust-Luga in northwest Russia, the company’s spokesman said.

The Transneft spokesman added that a change in the oil delivery route would increase the cost of oil supplies for European consumers.



Nga tính chuyện chuyển hướng cung cấp năng lượng cho Châu Âu, tránh xa Ukraine

Tập đoàn quản lý các đường ống dẫn nguồn năng lượng của Nga - Transneft đã sẵn sàng chuyển hướng cung cấp dầu khí cho Châu Âu theo hướng tránh các tuyến đường trung chuyển đi qua lãnh thổ Ukraine, phát ngôn viên của công ty Transneft - ông Igor Dyomin hôm qua cho biết.

Tuyên bố đầy cứng rắn trên được Transneft đưa ra sau khi Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk thông báo về việc Kiev đang cân nhắc khả năng tung ra một loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moscow, trong đó có lệnh cấm các tuyến đường trung chuyển trong lĩnh vực hàng không và cung cấp năng lượng từ Nga qua Ukraine đến các khách hàng Châu Âu.

Tuyến đường cung cấp dầu mỏ và khí đốt của Transneft qua Ukraine sẽ được chuyển hướng sang đường ống dẫn phía bắc của Druzhba và cảng Ust-Luga ở phía tây bắc Nga, phát ngôn viên Dyomin cho hay.

Năm nay, xuất khẩu dầu khí của Nga sang Slovakia, Hungary và Czech đi qua lãnh thổ Ukraine là 14 triệu tấn.

Transneft trước đó cũng từng tuyên bố, thay vì qua Ukraine, công ty này có thể thay đổi hướng cung cấp dầu khí di qua các cảng của Nga, chủ yếu là mạng lưới đường ống phía bắc của hệ thống Druzhba và cảng Ust-Luga dẫn đến các cảng Địa Trung Hải Trieste và Omisalj. Transneft cũng có thể tận dụng các thỏa thuận trao đổi dầu khí nhưng việc thay đổi các tuyến đường có thể sẽ nâng giá vận chuyển lên, công ty Transneft khi đó cho biết. Và điều này sẽ khiến chi phí cung cấp dầu khí cho các khách hàng Châu Âu tăng lên.
langtubachkhoa
Cái đường ống TANAP đó đi từ biển Caspian qua Azerbaijan, Gruzia, Thổ, rồi đến EU, đường ống BTC cũng vậy. Cái đường ống này đi qua ngay sát biên giới giữa Azerbaijan và Armenia. Nếu Armenia dã tham gia liên minh thuế quan và còn có thể tham gia liên minh Á Âu thì có nghĩa là cái đừong ống mà Mỹ - EU kỳ vọng để tránh phụ thuộc Nga đó, vẫn k thoát khỏi bàn tay của Nga.
Trên Armenia còn đầy căn cứ quân sự của Nga, dễ gì để lọt vào quỹ đạo của EU-Mỹ. Thế mà còn dám cô lập Nga à? Cuộc chiến này có phải đòn cảnh báo của Nga với phương Tây. Azerbaijan cũng đang là nguồn cung năng luợng cho cả TQ và cũng là thành viên khối SCO, dễ gì mà cả Nga-TQ để cho phưong Tây nhảy vào


http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-...11155327720.htm

Armenia và Azerbaijan bên bờ vực chiến tranh

Theo mạng tin "National Interest" ngày 8/8, hậu quả từ việc Liên Xô tan rã cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Sau những căng thẳng giữa Nga và Ukraine, nay đến lượt Armenia và Azerbaijan. Sự leo thang căng thẳng giữa hai nước này trong những ngày qua đã bị lu mờ bởi các sự kiện lớn hơn trên thế giới, song đây là một điểm nóng mới có thể bùng nổ trong thời gian tới.

Sau một cuộc chiến tranh đẫm máu thời kỳ 1988-1994, tiếp theo là sự "ly khai" của vùng Nagorno-Karabakh (nằm sâu trong lãnh thổ của Azerbaijan nhưng lại có đa số dân cư là người Armenia, vốn không được công nhận bởi tất cả các bên, trong đó có cả Armenia), việc Armenia chiếm đóng 7 huyện của Azerbaijan - được gọi là Hành lang Lachin - và một cuộc ngừng bắn không dễ dàng, mấy ngày gần đây, hai quốc gia láng giềng thuộc Liên Xô trước đây lại gây hấn với nhau.

Việc 15 binh sĩ Azerbaijan bị giết dọc theo "đường tiếp xúc" mới đây đã cho thấy một bước leo thang mới trong quan hệ thù địch giữa hai nước. Thiệt hại từ hành động trả đũa, việc Azerbaijan phóng nhiều tên lửa và điều máy bay tới khu vực này, cho thấy tình hình có thể sẽ xấu đi nhanh chóng.

Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) "bày tỏ quan ngại", thì Tổng thống Nga Vladimir Putin đã quyết định đóng vai trò hòa giải. Theo dự kiến, ông có cuộc gặp Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev và Tổng thống Armenia Serzh Sargsyan tại Sochi trong các ngày 8-9/ 8 để thảo luận riêng với từng người. Mặc dù đã có một cuộc gặp giữa ông Aliyev và ông Sargsyan tại Vienna hồi tháng 10/2013 song hai bên đã không đạt được tiến bộ nào nhằm tiến tới một giải pháp lâu dài.

Bất chấp các nghị quyết của Liên hợp quốc (LHQ), quan điểm của Armenia vẫn hết sức cứng rắn: không nhượng bộ lãnh thổ với Azerbaijan tại Karabakh. Yerevan cũng không có ý định trả lại 7 huyện không thuộc Karabakh cho Baku. Azerbaijan, với những khoản thu nhập lớn từ dầu khí, đã củng cố lực lượng quân sự của mình trong nhiều năm. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn cảm thấy bất an sau khi bị đánh bại cách đây 20 năm. Với một khoản đầu tư trị giá 40 tỷ USD vào lĩnh vực dầu khí trên đất liền và ở ngoài khơi, trong đó có đường ống dẫn dầu Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) chạy qua biển Caspi và Địa Trung Hải, cùng với đường ống dẫn khí xuyên Anatolia (TANAP), dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2018 và sẽ xuất khẩu trên 30 tỷ mét khối khí đốt sang châu Âu, Baku rõ ràng là không muốn tham gia một cuộc chiến tranh mới.

Tuy nhiên, sự thù địch giữa hai nước hiện nay có thể không phải chuyện ngẫu nhiên. Armenia là một đồng minh trung thành của Nga. Gần đây, Armenia đã từ chối một thỏa thuận liên kết với EU mà nước này đã đàm phán kỹ lưỡng với EU trong suốt 3 năm và đã đăng ký trở thành thành viên của Liên minh Thuế quan do Nga dẫn dắt. Trong tương lai, Armenia còn có thể sẽ gia nhập Liên minh Âu-Á. Các căn cứ quân sự của Nga vẫn còn hiện diện trên lãnh thổ Armenia cho tới năm 2043, và binh sĩ Nga hiện vẫn đang bảo vệ biên giới của Armenia với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hơn thế, Armenia đã bỏ phiếu ủng hộ của Nga tại Đại hội đồng LHQ liên quan đến vấn đề sáp nhập Crimea. Nước này còn có thể sử dụng hành động của Nga đối với bán đảo Crimea như một mô hình cho việc xâm chiếm và sáp nhập Karabakh. Armenia có thể lập luận rằng "nếu Moskva có thể sáp nhập các vùng lãnh thổ ly khai - như Transnistria, Abkhazia, Nam Ossetia và giờ đây là Crimea - thì tại sao Armenia lại không thể sáp nhập Karabakh?".

Về phần mình, Azerbaijan gần đây đã ngả mạnh sang phương Tây. Họ không chỉ cho phép hãng BP và các công ty năng lượng khác tiếp cận các nguồn dầu khí của mình mà còn có quan hệ kinh tế và quân sự chặt chẽ với Mỹ. Baku đã cho phép sử dụng sân bay của mình làm một điểm trung chuyển lớn trong Mạng lưới phân phối phía Bắc, qua đó cung cấp hậu cần cho Afghanistan. Quân đội Azerbaijan cũng đã được triển khai tới Iraq và đang kề vai sát cánh với quân đội NATO. Azerbaijan - một quốc gia có đa số người Hồi giáo Shi'ite thế tục và có mối quan hệ chặt chẽ với người Sunni ở Thổ Nhĩ Kỳ và với Israel - đang nhập khẩu hàng chục tỷ USD hàng hóa từ phương Tây, trong đó có máy bay Boeing.

Tuy nhiên, xuất khẩu năng lượng mới là yếu tố xác định tầm quan trọng về mặt địa chính trị của Azerbaijan. Các cuộc xung đột biên giới giữa Azerbaijan và Armenia có thể là một lời nhắc nhở phương Tây rằng các biện pháp trừng phạt Nga trong lĩnh vực dầu khí, được áp đặt do sự chiếm đóng Crimea và sự hỗ trợ lực lượng ly khai thân Nga ở miền Đông Ukraine, có thể gây "những hậu quả ngoài ý muốn". Xe tăng từ biên giới Armenia có thể áp sát đường ống BTC sau một hoặc hai ngày. Ngay cả tên lửa và lực lượng pháo binh của Armenia cũng có thể đe dọa BTC và TANAP.

Các công cụ ngoại giao để giải quyết xung đột giữa Armenia và Azerbaijan - được gọi là "Nhóm Minsk", gồm Mỹ, Nga và Pháp - hiện đã trở nên lỗi thời. Nhóm này được thiết lập trong thập kỷ 1990, khi hợp tác ngoại giao giữa Mỹ và Nga còn nằm trong chuẩn mực. Nhưng sự đối đầu giữa Nga với Mỹ và EU hiện nay đã làm thui chột mọi nỗ lực ngoại giao.

Trong khi tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề này, chính quyền Obama có thể sẽ quyết định theo đuổi một kịch bản ngoại giao phức tạp, trong đó Armenia sẽ trả lại cho Baku 7 huyện của Azerbaijan vẫn còn bị chiếm đóng. Điều này có thể được thực hiện để đổi lấy việc mở biên giới bị phong tỏa, cho phép họ giao thương với Thổ Nhĩ Kỳ và EU, đồng thời kết nối hạ tầng khu vực cho Yerevan, trong đó có việc kết nối mạng lưới giao thông và năng lượng của nước này với các mạng lưới đường sắt và đường ống của Azerbaijan, Gruzia, Thổ Nhĩ Kỳ.
langtubachkhoa
http://itar-tass.com/mezhdunarodnaya-panorama/1373577

Ngày 11/8/2014, tổng thống U Poroshenko tuyên bố sẵn sàng cho việc bàn thảo quốc tế về giải quyết tình hình tại Donbass. Người đứng đầu nhà nước bày tỏ mong muốn vấn đề U được đưa vào chương trình nghị sự và có được sự chú ý thỏa đáng trong phiên họp sắp tới của Uỷ ban châu Âu ngày 30/8 - Poroshenko tuyên bố trong cuộc điện đàm với Chủ tịchỦy ban José Manuel Barroso. Po mong muốn cụ thể hóa 1 kế hoạch hòa bình trên nguyên tắc ngừng bắn từ 2 phía với sự giám sát của OSCE, giải phóng con tin, kiểm soát biên giới U-Nga. Ngoài ra 2 bên còn đề cập đến vấn đề hợp tác năng lượng 3 bên U-EC-Nga và cứu trợ nhân đạo ở Lugansk.
_______________________________________________________________

Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko trong một cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jose Manuel Barroso tái khẳng định cam kết thực hiện kế hoạch hòa bình của mình.

"Tổng thống đảm bảo với Chủ tịch Ủy ban châu Âu cam kết về ý định thực hiện một kế hoạch hòa bình theo các nguyên tắc của một lệnh ngừng bắn giữa chính phủ và lực lưọng ly khai hai dưới sự giám sát và kiểm soát của OSCE, việc thả các con tin, việc kiểm soát biên giới Ukraina-Nga để ngăn chặn việc cung cấp vũ khí cho dân quân và đối thoại chính trị giữa các bên mà không có thêm điều kiện "- trang web chính thức của Pốhenko cho hay.

"Poroshenko công bố sự sẵn sàng để thảo luận đa phương để giải quyết quốc tế về tình hình trong Donbas ở Normandy hoặc Geneva. Các nguyên thủ quốc gia bày tỏ hy vọng rằng "câu hỏi về Ukraina" đã được đưa vào chương trình nghị sự và nhận được quan tâm đúng mức trong cuộc họp tiếp theo của Hội đồng châu Âu vào ngày 30 tháng Tám năm nay "- cho biết trong một tuyên bố.

Dịch vụ báo chí của Tổng thống Ukraine nhấn mạnh rằng người đứng đầu Ủy ban châu Âu ủng hộ đề nghị của tổng thống Poroshenko.

"Jose Manuel Barroso hỗ trợ các sáng kiến nhân đạo của Poroshenko và một vị trí rõ ràng của Ukraine, mà nó phải được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế. Ông cũng cho rằng Liên minh châu Âu đã sẵn sàng để phân bổ 2.500.000 € cho viện trợ nhân đạo tới Ukraina. Tuy nhiên, ông kêu gọi thành lập một cơ chế phối hợp đặc biệt cho viện trợ nhân đạo và di chuyển người di tản "- dịch vụ báo chí cho hay.

Kế hoạch hòa bình được công bố bởi Poroshenko sau khi nhậm chức vào đầu tháng sáu đã không hiệu quả: cuộc chiến ở phía đông của Ukraine đã không dừng lại.
Phó Thường Nhân
Nga đang đưa một đoàn xe tải 280 chiếc để viện trợ nhân đạo cho vùng Luhansk. Chính phủ UK cũng chấp nhận việc này với điều kiện nó sẽ được chỉ đạo bởi hội chữ thập đỏ quốc tế. Dự kiến đoàn xe này sẽ tới đích trong 48 tiếng nữa. Việc này có thể thay đổi cán cân lực lượng được không. Theo phân tích của tôi thì không, ngay cả trong trường hợp, Nga có thể cung cấp vũ khí cho các lực lượng ly khai dưới vỏ bọc viện trợ nhân đạo. Tại sao lại thế ? vì trong một cuộc chiến tranh, vũ khí là một vấn đề. Một vấn đề quan trọng nữa là đền bù sự thiệt hại về nhân sự, bổ xung binh lính. Về điểm này thì ưu thế nằm trong tay chính phủ UK, vì đó là một nhà nước, dựa trên một dân số 46 triệu người. Tổng cộng số người ở Donnesk và Luhansk khoảng trên 1 triệu (Donnesk 1 triệu, Luhansk 200K). Toàn bộ vùng đất mà phe ly khai kiểm soát được, giỏi lắm có được 2 đến 3 triệu người là max, vì toàn bộ phần đông UK kể cả phần chính phủ UK kiểm soát, dân số nói tiếng Nga chỉ khoảng 7 triệu. Tất nhiên trong thành phần quân ly khai có cả nước ngoài, ví dụ người Nga từ Nga, người Chéc chen, ..Nhưng số lượng này cũng hạn chế, vì Nga không công khai tham chiến. Trong số những phần tử đánh thuê, thì có lẽ những người Chéc chen là thiện nghệ nhất, nhưng bản thân số dân của họ cũng nhỏ. Tóm lại nhân sự có thể huy động được là một vấn đề cực lớn của phe ly khai. Và đây là bài toán không giải quyết được. Để so sánh, ta có thể lấy ví dụ cuộc kháng chiến chống Pháp ở VN. Theo như hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, toàn bộ quân đội VN thời này khoảng 200K, đối lại, Pháp cũng chỉ có một số lượng quân tương tự kể cả quân ngụy, trong đó số lượng quân Pháp và các thuộc địa Pháp (Ma rốc, An giê ri, Sê nê gan,..) khoảng 100K. Phần còn lại là nguỵ quân, và cái phần này sau thành quân đội VNCH . Nguyễn Văn Thiệu khởi đầu cũng là một viên sĩ quan trong quân đội nguỵ do Pháp lập ra đã từng đi càn quét ở vùng đồng bằng bắc bộ. Ông Võ Nguyên Giáp cũng nhận định rằng, quân số không thể tăng, vì số dân vùng giải phóng chỉ có thể cung cấp được đến thế, vì thế khi cố vấn trung quốc đòi áp dụng chiến thuật nhân hải (biển người) thì VN không thể theo được, từ đó mà dẫn tới chiến thuật đào chiến hào bao vây ở Điện Biên Phủ. Mặc dù vậy tỉ lệ mất mát là 1 – 1. Đến thời chống Mỹ, thì tỉ lệ mất mát là 1-10, do Mỹ có hoả lực và phương tiện cơ động lớn hơn Pháp rất nhiều. Đến thời chống TQ (năm 1979) thì tỉ lệ trở lại là 1-1 (có thể là 2-1 do tư duy biển người của TQ), và thời này, VN đã phải duy trì một lực lượng quân đội gần 1 triệu người.
Cuộc chiến tranh hiện tại ở UK, quân đội Uk mất khoảng 4000. Vì hai bên trang bị vũ khí gần như nhau, nên quân ly khai cũng sẽ thiệt hại khoảng đó, có thể ít hơn. Nhưng sự thiệt hại này không thể bù đắp.
Việc Nga cấm nhập cá rồi lại cho nhập, dù một phần nào đó có vấn đề kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ, nói cho cùng thì cũng là chiêu bài bảo vệ mậu dịch và gây sức ép chính trị. Về mặt này thì Nga hay Mỹ hay TQ đều giống nhau. Nó chỉ khẳng định rằng về bản chất Nga, TQ, Mỹ là giống nhau. Sự khác nhau chỉ là do thế lực, cũng như lợi ích khách quan của từng bên với VN sai lệch trong cái bàn cờ thế trên thế giới mà thôi. Vì thế trong cái thế giới này, điều quan trọng là tự tin vào mình, lấy việc hợp tác để tăng sức mạnh của mình là chính, còn đừng mong sự giúp đỡ.
langtubachkhoa
Bác Phó, Mỹ lấy cớ kỹ thuật ở 1 vài con cá rồi cấm cả 1 ngành dọc là hải sản VN. Còn Nga cử cả chuyên gia về từng cơ sở VN, cơ sở nào k đáp ứng yêu câu thì bị cấm, và hen sau khi khắc phục thì OK được vào. Tôi k nói Nga tốt hơn Mỹ, nhưng Nga thực sự cần sản phẩm nông nghiêp nhiệt đới, nên họ cấm vì kỹ thuật là thật.
http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/17_28...am-he-nhau.html

Ngày càng có nhiều sự bất mãn trong nội bộ các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU) về những chính sách dẫn đến tình trạng giống như một “cuộc chiến tranh thương mại” thực sự với Nga. Trong khi đó, một số nước Châu Âu không bước vào “cuộc chiến này” đang được hưởng lợi, khiến những nước chạy theo trào lưu trừng phạt cảm thấy bị chọc tức.

Các thành viên Hy Lạp của Quốc hội Châu Âu hôm Chủ nhật (10/8) đã kêu gọi EU hủy bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga. Trong một bức thư gửi đến giới chức cấp cao của EU, nghị sĩ Quốc hội Châu Âu Kostantinos Papadakis và Sotiris Zarianopoulos đã nói rằng, lệnh cấm của Nga đối với các sản phẩm nhập khẩu thực phẩm từ EU đang gây ảnh hưởng lớn đến nền nông nghiệp của Hy Lạp. Việc cấm nhập khẩu thực phẩm, hoa quả từ Mỹ và Châu Âu là đòn trả đũa vừa được Nga tung ra sau khi phương Tây do Mỹ dẫn đầu liên tiếp áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Moscow vì cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình ở nước láng giềng Ukraine.



“Hàng ngàn nông trang sản xuất rau quả cỡ trung và nhỏ của Hy Lạp đang bị ảnh hưởng nặng nề bởi đòn trừng phạt của Nga bởi sản phẩm của họ chủ yếu được bán cho thị trường Nga. Hiện tại, những sản phẩm không được xuất khẩu của họ đang bị thối rữa tại các nhà kho”, bức thư của hai thành viên Hy Lạp trong Quốc hội Châu Âu cho biết.



Hai nghị sĩ trên đang đại diện cho Đảng Cộng sản Hy Lạp. Họ đổ lỗi cho giới lãnh đạo EU cũng như chính phủ Hy Lạp vì đã ủng hộ cho cái mà họ miêu tả là “một sự can thiệp kiểu đế quốc của Mỹ, EU và NATO” vào Ukraine bằng cách đánh đổi mối quan hệ tốt đẹp với Nga.



Hy Lạp là một trong những nước thành viên EU bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ đòn trừng phạt cấm nhập khẩu thực phẩm và rau quả của Nga, nhất là trong lúc nền kinh tế Hy Lạp vẫn đang còn trong tình trạng khủng hoảng. Những người nông dân Hy Lạp có khả năng phải thiệt hại mất 200 triệu euro vì tổn thất trực tiếp từ biện pháp trừng phạt của Nga. Không những thế, họ sẽ phải hứng chịu hậu quả lâu dài hơn nếu lệnh cấm một năm này tiếp tục được kéo dài. Các nhà sản xuất của Hy Lạp có thể sẽ gặp khó khăn rất lớn trong việc giành lại thị phần trên thị trường Nga mà họ đã từng có sau khi những nước không bị ảnh hưởng bởi lệnh cấm đã nhanh chân chen vào lấp chỗ trống.



Ngoài hai quan chức Hy Lạp trên, ông Heinz-Christian Strache – Chủ tịch Đảng tự Do cánh hữu của Áo cũng có cảm giác tương tự. Đảng Tự do cánh hữu chiếm 20% số ghế trong Hạ viện Áo và đạt kết quả rất tốt trong cuộc bầu cử Quốc hội Châu Âu trong năm nay



“Trong chỉ vài ngày sau khi lệnh trừng phạt của Nga có hiệu lực, nó đã làm tổn thương ngay đến nền nông nghiệp của chúng tôi. EU đang nghĩ cách làm thế nào để giảm nhẹ ảnh hưởng của đòn trừng phạt đó. Thay vì bắt Nga phải quy phục, họ đang lôi những người nông dân của chúng tôi đến chỗ phá sản vì chính sách trừng phạt vô cảm của họ”, ông Strache tức giận nói như vậy.



Ông Strache cũng chỉ trích gay gắt Kiev về việc nước này tuyên bố đang xem xét lệnh cấm Nga trung chuyển khí đốt qua lãnh thổ Ukraine đến cho khách hàng Châu Âu với mục đích là để trừng phạt Moscow. Theo Chủ tịch Đảng Tự do cánh hữu của Áo thì tuyên bố trên của Kiev giống như “một sự xúc phạm đến chính các đồng minh của họ” và là “một sự chế nhạo đối với EU” – liên minh đang phải tìm cách cứu Ukraine khỏi tình trạng phá sản. Ông Strache kêu gọi chính phủ Áo phải nói rõ về chính sách của họ trong tình hình này.

Ông Gregor Gysi – một thành viên của Quốc hội Đức đến từ Đảng Cánh Tả, hồi cuối tuần cũng lên án chính phủ của nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel về việc đã ủng hộ cho việc thực thi chính sách trừng phạt đối với Nga. Ông này miêu tả đó là một hành động “trẻ con”.



“Tổng thống Mỹ Barack Obama luôn nói về những biện pháp trừng phạt kinh tế nhưng cách làm đó lại đánh lại chính chúng ta chứ không phải Mỹ”, vị chính khách người Đức cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn đài truyền hình ARD.



“Nếu chúng ta cô lập Nga, chúng ta sẽ chẳng được lợi gì. Chúng ta phải học cách để nói chuyện lại với nhau”, ông Gysi nói thêm.



Phản ứng kích động trước những tổn thất gây ra từ chính sách đối đầu, trừng phạt của Châu Âu đối với Nga bùng lên trong bối cảnh đang có sự bùng nổ tức giận đối với những nước chọn cách không đối đầu với Nga và vì vậy họ không bị ảnh hưởng gì. Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves đã chỉ trích gay gắt Thụy Sỹ về việc áp dụng một lập trường trung lập trong cuộc xung đột và kết quả là các ngân hàng cũng như giới thương nhân của nước này đang được hưởng lợi trên thị trường Nga.



Thụy Sỹ không phải là một thành viên của EU nên nước này không có nghĩa vụ phải thực thi tất cả các biện pháp trừng phạt do liên minh Châu Âu đưa ra. Thụy Sỹ tuần trước đã áp dụng các biện pháp để đảm bảo rằng nước này không phải là nơi để Nga tránh các biện pháp trừng phạt của EU nhưng bản thân Thụy Sỹ không áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.



Thụy Sỹ nói rằng, họ cần giữ lập trường trung lập, đặc biệt khi nước này đang giữ chức Chủ tịch của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu – một nhà trung gian chính trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. “Quan niệm trung lập đối với tôi chưa bao giờ sáo rỗng như hiện tại”, Tổng thống Estonia Ilves tức giận nói.



Mỹ và các đồng minh Châu Âu đang áp dụng những biện pháp trừng phạt ngày một hà khắc lên Nga như một cách để gây áp lực buộc Moscow phải thay đổi lập trường trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Phương Tây cáo buộc Nga ủng hộ cho lực lượng ly khai miền đông Ukraine trong cuộc chiến chống lại chính quyền Kiev. Moscow cáo buộc các nước phương Tây đạo đức giả, nói rằng những nước này đang nhắm mắt làm ngơ trước những tội ác do chính quyền Kiev gây ra và rằng cũng chính phương Tây ngay từ đầu đã hậu thuẫn để đưa lực lượng này lên cầm quyền ở Ukraine.
langtubachkhoa
Cái này tiếng là chống Nga, thực chất là chống EU. Điều này chứng minh rằng Ukr cũng coi EU là đối thủ cần đề phòng và ngả về Mỹ. Nói chung sau việc này, EU thiệt nặng cả về kinh tế lẫn chính trị dù ký được với Ukr.
________________________________________________________________________________


Đại diện OSCE kêu gọi Ukraina bỏ lệnh cấm các phương tiện truyền thông trong gói biện pháp trừng phạt chống Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_12/275867707/

Đại diện OSCE về Tự do truyền thông Dunja Mijatovic yêu cầu Quốc hội Ukraina rút biện pháp hạn chế đối với các phương tiện truyền thông ra khỏi gói biện pháp trừng phạt chống Nga.

Hôm thứ Ba, tuyên bố đăng trên trang web của OSCE cho biết. Theo bà Mijatovic, các biện pháp này mâu thuẫn với các nghĩa vụ của Kiev đối với OSCE trong việc đảm bảo tự do ngôn luận và tự do cho các phương tiện truyền thông.

Bà Mijatovic nói thêm rằng dự luật được Quốc hội Ukraina thông qua hôm thứ ba trong lần đọc thứ nhất cho phép các cơ quan chức năng cấm hoặc hạn chế việc phát sóng của các đài truyền hình và đài phát thanh, các hoạt động của phương tiện truyền thông riêng biệt, bao gồm cả Internet, cũng như để hạn chế việc sử dụng các dịch vụ và mạng viễn thông. Bà lưu ý rằng các biện pháp được quy định trong dự luật rõ ràng vi phạm các tiêu chuẩn quốc tế và hạn chế việc phổ biến thông tin.

________________________________________________________________________________


Chỗ bôi đậm kia đúng là điều mà Putin-Medvedev mong muốn từ lâu

Thủ tướng Dmitry Medvedev: Nga không sợ trừng phạt, mọi cố gắng gây áp lực đối với quốc gia này sẽ không hiệu quả
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_12/275855346/
Nga không sợ bất kỳ biện pháp trừng phạt nào và mọi nỗ lực gây áp lực đối với quốc gia này sẽ không có tác dụng, Thủ tướng Dmitry Medvedev tuyên bố tại diễn đàn thanh niên "Mashuk - 2014" ở Bắc Kavkaz.

Theo ông Medvedev, do lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga cần phải phát triển nông nghiệp, đặc biệt là rau quả, và dành cho lĩnh vực này các khoản đầu tư đáng kể. Ông nói thêm rằng đối với Nga điều này quan trọng vì "dưới các áp lực đối với đất nước mà Liên bang Nga đã thông qua quyết định để thực sự chuyển sang tiêu dùng sản phẩm nội địa, từ chối nhập khẩu các loại sản phẩm nông nghiệp, chúng ta có thể đầu tư vào nghiên cứu phát triển nông nghiệp và phát triển các mẫu hiện đại của ngành nông nghiệp. "

________________________________________________________________________________

Đâu chỉ TQ, còn có Belarus, Kazastan, Uzebekistan, etc. Nói chung hàng hóa những nuớc này và cả TQ, Nga có thể mua được bằng rup, nên sức cạnh tranh sắp tới sẽ cao hơn EU nếu Nga tiếp tục duy trì đồng rup mất giá đối với đồng euro, dollar. Hàng hóa của Argentina, Chile, Brazil cũng có thể có sức cạnh tranh cao

http://gafin.vn/20140812054045807p0c63/hoa...-truong-nga.htm
Hoa quả Trung Quốc sắp ngập thị trường Nga
Doanh nghiệp Trung Quốc sẽ được bán trự tiếp rau quả vào Nga.
Trung Quốc sẽ bắt đầu bán trực tiếp rau quả cho Nga, và công ty Baorong dự định lập một trung tâm logistics ở Đông Ninh, giáp với Viễn Đông của Nga để thúc đẩy hoạt động này.

Hãng tin Itar-tass dẫn lời Chủ tịch Hiệp hội kinh tế ứng dụng tỉnh Hắc Long Giang, bà Zhang Chunjiao, cho biết, một siêu thị bán buôn rộng 70.000 m2 và nhà kho 30.000 m2 được trang bị máy làm lạnh và các thiết bị khác sẽ được lập ra tại khu vực cửa khẩu.

Bà Zhang Chunjiao nói: “Hoạt động xuất khẩu rau quả trực tiếp sang Nga sẽ được tổ chức tại đây”. Kinh phí xây dựng ước tính khoảng 9,7 triệu USD. Thời gian thông quan và kiểm tra lô hàng cũng sẽ được giảm thiểu do đã có hệ thống giám sát bằng video tại kho.

Dili, một công ty Trung Quốc khác, cũng đang có ý định lập một khu vực mậu dịch tương tự vào cuối 2014, bà Chunjiao cho biết thêm

Thông tin trên đưa ra sau khi Nga chính thức ban hành lệnh cấm nhập khẩu rau quả của hàng loạt quốc gia châu Âu nhằm đáp trả lệnh trừng phạt của Mỹ và EU. Lệnh cấm vận này ước tính khiến EU thiệt hại tới 16 tỷ USD.

______________________________________
Brazil dự định tăng xuất khẩu thịt và sản phẩm sữa sang Nga
Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_08_08/275654153/
Quyết định của Rosselkhoznadzor tiếp nhận vào thị trường Nga 89 nhà xuất khẩu nông sản Brazil sẽ tạo điều kiện để Brazil tăng đáng kể lượng xuất khẩu thịt và sản phẩm sữa cho các nước thuộc Liên minh Hải quan.

Nhận định này nêu trong báo cáo của Bộ trưởng Nông nghiệp Neri Geller.

"Kết quả là, Brazil sẽ tăng đáng kể lượng xuất khẩu thịt và các sản phẩm sữa đến các nước thuộc Liên minh Hải quan, qua đó củng cố sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thắt chặt quan hệ tin cậy và hữu nghị giữa hai nước Nga và Brazil", - hãng tin RIA Novosti trích lời Bộ trưởng Neri Geller.

Theo thông báo của cơ quan hữu trách Brazil, Nga là hướng quan trọng của nước này trong khâu xuất khẩu thịt bò và thịt lợn. Năm 2013, Brazil đã bán tại Nga 303.000 tấn thịt bò trị giá 1,2 tỉ USD, cùng với 134.000 tấn thịt lợn (412 triệu USD). Tổng cộng năm 2013 các sản phẩm nông nghiệp Brazil xuất khẩu sang Nga đạt mức 2,7 tỷ USD.



Pages: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46
Quán nước đầu làng Ven > Gặp Gỡ - Trao Đổi - Làm Quen > Thời Sự
Bạn đang xem phiên bản gọn nhẹ của diễn đ n dưới dạng text, để xem các b i viết với đầy đủ mầu sắc v hình ảnh hãy nhấn v o đây !
Invision Power Board © 2001-2024 Invision Power Services, Inc.